2.2. Các phương pháp phát triển trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo
2.3.5. Tác dụng của truyện tranh không chữ đối với sự phát huy trí
tưởng tượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tudi
Như chúng ta đã biết, việc phát huy trí tưởng tượng cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi không thể tách rời phát triển ngôn ngữ vì hai yếu tố này luôn song hành
cùng nhau. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ mới có thể bộc lộ được suy nghĩ, tình cảm, ý tưởng của mình đến với mọi người.
Thể loại truyện tranh không chữ bao gồm những hình ảnh minh họa cho phép người đọc sử dụng trí tưởng tượng và ngôn ngữ cá nhân dé giải
29
thích, tường thuật lại những gì họ thấy và nghĩ. Chính vì vậy, truyện tranh không chữ là cách thức tuyệt vời dé phát huy trí tưởng tượng cho trẻ.
Truyện tranh không chữ còn thúc đây độc giả thẻ hiện trí tưởng tượng
bằng cách riêng mà những quyển sách khác không làm được. Một quyên sách
với “đầy những chữ” cho phép người đọc hài lòng với những điều mà tác giả
nói rằng sẽ xảy ra trong câu chuyện. Nhưng với truyện tranh không chữ,
người đọc tự tạo ra một câu chuyện với sự giúp đỡ của chính tác giả - người
vẽ tranh của truyện tranh không chữ. Để xây dựng câu chuyện của cá nhân, trẻ cần vận dụng các kinh nghiệm đã được tích lũy từ các câu chuyện được
nghe trước đó kết hợp trí tưởng tượng. Trẻ dựa vào hình ảnh minh họa để
tường thuật lại, giải thích các tình huống và xâu chuỗi các sự kiện trong truyện một cách có hệ thống bằng ngôn ngữ cá nhân.
Với bức tranh đưới đây, bé Nguyễn Đắc Hoàng Khang - trẻ lớp Lá | trường mam non Hoa Hồng quận Gò Vap đã kể:
“Các bạn mới dòm lại là một chú voi, chú voi to. Ếch rất là sợ.
Rồi xong, Voi hỏi:
- Các bạn là ai?
Các bạn nói:
- Minh là Ech, mình là Rùa, mình là Khi
Voi hỏi:
- Các bạn đang làm gì dé?
- Các bạn đang chơi du dây.Các bạn nhớ là du dây rất nguy
hiểm, lỡ các bạn không thấy sẽ đụng vào đuôi của người
30
Có thể nói thông qua những câu chuyện trong truyện tranh không chữ có thể phát triển khả năng quan sát, tư duy cùng trí tưởng tượng, sáng tạo cho
trẻ. Truyện tranh không chữ là một công cụ tuyệt vời để thúc đẩy sự sáng tạo,
nâng cao vốn từ và hoàn thiện các kỹ năng đọc. Với truyện tranh không chữ,
trẻ sẽ học cách "đọc" những hình ảnh minh họa trong truyện.
Truyện tranh không chữ không bị ràng buộc bởi bat cứ một tir ngữ nào.
Do đó, trẻ có thể hóa thân vào nhân vật mà trẻ thích. Từ đó, trẻ có thể “vẽ”
thêm nhiều ý tưởng mới lạ, những câu nói, hành động ma bản thân muốn nói
và làm trong thời điểm ấy. Trí tưởng tượng của trẻ sẽ được kéo dài mãi khi trẻ
31
thả mình vào câu chuyện vì truyện tranh không chữ thường có một kết thúc mở, trẻ có thể tự “viết” một kết thúc “có hậu” theo ý thích.
Với hình ảnh minh họa đưới đây, trẻ đã cho được nhiều cái kết như:
e Voi chở các bạn vào tham quan khu rừng.
e Voi mời các bạn về nhà chơi.
© Sau khi chơi xong, voi chở các bạn về nhà.
e Từ đó, voi, khi, rùa và ếch trở thành bạn thân.
© Cac bạn lại tiếp tục lên đường.
Những hình ảnh minh họa trong truyện tranh không chữ như là sự gợi ý
cho trẻ. Trẻ sử dụng vốn kinh nghiệm của ban thân cùng trí tưởng tượng dé xâu chuỗi các hình ảnh minh họa. Cuối cùng, trẻ dùng ngôn ngữ để bộc lộ ra
bên ngoài sản phẩm của trí tưởng tượng là câu chuyện của trẻ sáng tạo.
Có rất nhiều hình thức kể chuyện sáng tạo nhằm phát triển trí tưởng
tượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non như: kể tiếp và kết thúc
32
câu chuyện của cô giáo, kể chuyện theo tranh có sự trợ giúp của yếu tố trực
quan, kể chuyện tự do theo chủ dé hay tình huống, kể chuyện theo sách, kẻ chuyện theo một số nhân vật do cô giáo nêu ra,... Dù với hình thức kể chuyện sáng tao nao thì câu chuyện của trẻ kể phải bảo đảm:
© Truyện kẻ trình bày một nội dung, ý tưởng cụ thé, phan ánh được
hiện thực khách quan
© Ngôn ngữ kể chuyện phải liên kết, rõ ràng, dé hiểu đối với người
nghe
© Truyện kể phải ngắn gọn, nội dung thông tin đầy đủ và đặc trưng nhất, loại bỏ những điều vụn vặt, từ thừa, ý thừa trong lời nói
© Truyện phải do trẻ tự kể, tức là thể hiện hoàn toàn bằng ngôn
ngữ độc thoại
e Truyện kể phải có cấu trúc nhất định: mở đầu, diễn tiến và kết thúc mặc dù không cần thiết chặt chẽ như truyện kể của người
lớn
© Truyện kể của trẻ thể hiện thai độ, cảm xúc tinh cảm của cá nhân đối với sự vật, hiện tượng.
Thực tế cho thấy việc đáp ứng đầy đủ các yếu tế trên trong việc “hoàn thành” sản phẩm truyện ké sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi tại các trường
mam non là rat ít. Các giáo viên mầm non thường gợi ý cho trẻ quá chỉ tiết,
vụn vặt, can thiệp quả sâu vào ý tưởng cũng như cách thể hiện câu chuyện của trẻ. Điều này vô hình trung là sự gò ép trẻ theo một khuôn khổ, chuẩn mực, ý
tưởng của cô. Cuối cùng, trẻ chỉ là người “sao chép” lại, chưa kích thích được hứng thú của trẻ cũng như phát triển tư duy, ngôn ngữ, trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo tiềm tàng nơi trẻ. Quan điểm giáo dục hiện đại đặc biệt chú ý đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, xem trẻ là trung tâm của
quá trình giáo dục. Vì vậy, cần tìm kiếm hình thức, phương pháp kế thừa và
33
phát triển các phương pháp kế chuyện sáng tạo “truyền thong” nhằm kích
thích trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo ở trẻ.
Truyện tranh không chữ tuy không có lời dẫn nhưng thứ tự các hình ảnh minh họa đã thể hiện bố cục câu chuyện: mở đầu, diễn tiến và kết thúc.
Chính những đường nét, màu sắc, sắc thái của nhân vật và bố cục của các hình ảnh minh họa đã có thể gợi cho trẻ những liên tưởng, tưởng tượng thú vị
về câu chuyện. Trong khi kể, trẻ có thể thoải mái nói lên suy nghĩ, sự tưởng tượng của mình về hình ảnh minh họa cũng như câu chuyện tùy thuộc vào kinh nghiệm sống và nhận thức của bản thân. Vì vậy, có thể nói hướng dẫn trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi sử dụng truyện tranh không chữ là phương pháp giúp cho
trẻ có thé chủ động, tích cực hơn trong hoạt động ké chuyện sáng tạo và đặc
biệt là khơi gợi trí tưởng tượng sáng tạo nơi trẻ.
34