Cơ sở của việc đề xuất phương pháp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục mầm non: Phương pháp sử dụng truyện tranh không chữ nhằm phát huy kỹ năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi (Trang 54 - 61)

11. Cơsởlý luận

Phương pháp là công cụ dé tổ chức các hoạt động giáo dục, được quyết định bởi mục tiêu, nệi dung giáo dục trẻ ở trường mam non. Việc đề xuất

phương pháp cỏ cơ sở lý luận là:

1.1.1. Phương pháp dạy trẻ kể chuyện sáng tạo

Sự hiểu biết về đặc điểm hình thành sáng tạo nghệ thuật, ngôn ngữ sáng tạo và vai trò của giáo viên mằm non có vai trò quan trọng trong việc tìm

phương pháp dạy trẻ kể chuyện sáng tạo.

Sáng tạo nghệ thuật ở trẻ là quá trình tích lũy kinh nghiệm, xuất hiện ý tưởng cũng như tìm tòi phương tiện nghệ thuật dé thé hiện và cho ra đời tác phẩm mới.

Ngôn ngữ sáng tạo là một hình thức sáng tạo phức tạp của trẻ. Ngôn

ngữ sáng tạo theo Usacova “là kết quả xuất hiện dưới ảnh hưởng của nghệ thuật và cảm xúc từ cuộc sống, được thẻ hiện trong các tác phẩm văn học như: thơ, truyện, cổ tích,... " [1.10, tr.47]. Ngôn ngữ sáng tạo của trẻ thể hiện

ở nhiều hình thức khác nhau: sáng tạo câu chuyện, truyện cé tích, bai thơ, câu dé, sảng tạo những lời miêu tả, từ mới,... Ngôn ngữ sáng tạo của trẻ đôi khi xuất hiện sau một thời gian suy nghĩ hoặc cùng lúc xuất hiện một cảm xúc nào đó. Những hiểu biết về đặc điểm hình thành ngôn ngữ sáng tạo của trẻ

cho phép xác định những điều kiện sư phạm cần thiết để dạy trẻ kể chuyện

sáng tạo.

Sự hình thành ngôn ngữ sáng tạo nghệ thuật có thể xuất hiện ở trẻ khi giáo viên quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ trẻ. Giáo viên mầm non có thé giúp

50

đỡ trẻ bằng cách kể mẫu câu chuyện, cho trẻ làm quen nhân vật chính, tính

cách nhân vật, tạo điều kiện cho trẻ phát triển nội dung cốt truyện theo nhiều hướng khác nhau. Bên cạnh đó, hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên không những có thé chi cho trẻ cách miêu tả nhân vật, tính cách của nhân vật, cách kết thúc truyện mà còn có tác dụng đến sự mạch lạc và diễn cảm của ngôn

ngữ.

1.1.2. Truyện tranh không chữ

Truyện tranh không chữ là thé loại truyện “toan hình anh”, không có

chữ nào đẻ miêu tả nội dung truyện hay lời thoại của các nhân vật. Vì vậy, tùy

theo khả năng quan sát, tư duy, kinh nghiệm về các sự vật, hiện tượng cũng như trí tưởng tượng, vốn ngôn ngữ của mỗi cá nhân mà câu chuyện có sức

hap dẫn riêng.

12. Cơ sở thực tiễn

Qua kết quả bước đầu khảo sát thực trạng ở chương 2 trên 58 đối tượng

về việc phát triển kỹ năng kể chuyện sáng tạo trong hoạt động kê chuyện sáng

tao bằng truyện tranh không chữ của trẻ 5-6 tuổi cho thay:

© Truyện tranh không chữ là thể loại truyện mới trong hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen tác phẩm văn học.

© Việc hướng dẫn trẻ tự kể chuyện sáng tạo mà giáo viên mim non

đóng vai trò là người bạn đồng hành, giúp đỡ trẻ khi cần thiết bằng những câu hỏi định hướng mà không áp đặt ý kiến chủ quan vào câu chuyện của trẻ là phương pháp mà trường mam non chưa sử dụng.

Vì những lý do trên mà chúng tôi mạnh dạn tiến hành thử nghiệm bước đầu trên một nhóm trẻ nhỏ tại lớp Lá trường Mam Non Hoa Hồng, quận Gò Vấp (10 trẻ) phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể chuyện sáng tạo bằng truyện tranh không chữ nhằm đóng góp phương pháp, hình thức khá mới trong việc phát triển kỹ năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6

51

tuổi trong khuôn khổ của hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học tại trường mâm non.

2. Phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tudi kể chuyện sáng tạo

với truyện tranh không chữ

Hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ké chuyện sáng tạo với truyện tranh không chữ thực chất là quá trình mà giáo viên mdm non, tổ chức cho trẻ hoạt

động độc lập — tự hoạt động văn học nghệ thuật, trẻ tự thực hành, trải nghiệm

nghệ thuật. Giáo viên chỉ là người tổ chức và trợ giúp những khi cần thiết.

Đây là một phương pháp có ý nghĩa trong việc giúp trẻ cảm thụ văn học

tốt hơn, giúp trẻ khắc sâu những biểu tượng nghệ thuật, làm giàu vốn kinh

nghiệm, xúc cảm, tình cảm, làm phong phú trí tưởng tượng, kích thích khả

năng diễn đạt bằng ngôn ngữ. Với việc trẻ tự mình xây dựng câu chuyện trên nên tranh minh họa của truyện tranh không chữ sẽ giúp trẻ phát huy tính độc

lập, khả năng sáng tạo, tạo tiền đề tốt để trẻ tự tin đến với các cấp học cao

hơn.

Phương pháp dạy trẻ kể chuyện sáng tạo với truyện tranh không chữ phụ thuộc nhiều vào kỹ năng kể chuyện, khả năng quan sat, tư duy, trí tưởng

tượng, xúc cảm tích cực và khả năng diễn đạt ngôn ngữ bằng lời của trẻ. Bên

cạnh đó, việc cho trẻ làm quen với các quy tắc đọc sách, xem xét hình ảnh minh họa có trong truyện cũng là yếu tố quan trọng giúp hoạt động này diễn ra một cách tự nhiên nhất. Vi vậy, muốn tổ chức thành công hoạt động cho trẻ kể chuyện sáng tạo với truyện tranh không chữ, giáo viên cần lưu ý cung cấp

cho trẻ nền tảng cần thiết như: kỹ năng “đọc” sách, quan sát, khả năng ngôn

ngữ, khơi gợi xúc cảm và tưởng tượng của trẻ bằng hệ thống câu hỏi giúp trẻ tập trung chú ý đến trình tự và sự phát triển logic của câu chuyện.

Tổ chức cho trẻ kể chuyện sáng tạo với truyện tranh không lời chính là

tổ chức cho trẻ bước vào hoạt động thực tiễn nghệ thuật đa dạng bằng cách

s2

đưa trẻ vào tình huống và hành động văn học. Điều này có nghĩa, trẻ từ chỗ tự

nhận biết, đánh giá những điều phản ánh trong tác phẩm, đến chỗ tự trải nghiệm, nhập thân vào các nhân vật, tình huống trong tác phẩm. Có thé thấy ở đây phương châm “học mà chơi, chơi mà học” được thê hiện một cách sinh động. Nhân cách của trẻ sẽ phát triển khi trẻ chủ động miêu tả, kể chuyện

sáng tạo hay “sáng tác” câu chuyện theo tưởng tượng chủ quan của mình.

Giáo viên mằm non cần tập cho trẻ quan sát tranh ảnh như: xác định không gian, thời gian, địa điểm, nhân vật, tình tiết quan trọng có trong tranh bằng cách mô tả, miêu tả bức tranh. Khi trẻ đã biết cách “đọc” các bức tranh, giáo viên có thê gợi ý cho trẻ xâu chuỗi các tình tiết, sự kiện có trong truyện bằng hệ thống câu hỏi dưới dang dàn ý như: Diéu gì xảy ra khi câu chuyện bắt đầu? Điều gì xảy ra ở giữa câu chuyện? Diéu gì xảy ra ở phân cuối câu chuyện? Ngoài ra, giáo viên còn có thể khuyến khích trẻ phán đoán trước các tình huống có thé xảy ra trong truyện bằng với các câu hỏi như: Day là bức tranh cudi cùng của truyện. Nếu câu chuyện còn tiếp, con nghĩ câu chuyện sẽ dién ra điều gì?

Phương pháp cho trẻ kể chuyện sáng tạo với truyện tranh không chữ còn giúp trẻ có thể thoát ra khỏi đặc điểm tiếp nhận văn học gián tiếp đặc

trưng của lứa tuổi mầm non. Trẻ mẫu giáo chưa thể tự đọc một văn bản nghệ

thuật, vì thế, trẻ thường tiếp nhận các thể loại văn học nghệ thuật thông qua

trung gian là giáo viên. Phương pháp này có thé làm tăng tính chủ động, khả

năng tự cảm thụ thông qua việc tự tri giác sự vật, hiện tượng có trong tác

phẩm. Chính vì trẻ có thể tự “đọc”, không cần phải “nghe nhờ” nên năng lực ghi nhớ và tưởng tượng của trẻ tăng lên đáng kẻ.

Tóm lại, để phương pháp này đạt hiệu quả cao, giáo viên mầm non cần

biết kết hợp linh hoạt các phương pháp, biện pháp dạy học tích cực. Có như thế, hoạt động cho trẻ kể chuyện sáng tạo với truyện tranh không chữ mới

3

thực sự là hoạt động tích cực, phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, kích thích

khả năng ngôn ngữ, góp phan hình thành lòng ham mê đọc sách sau này của

trẻ.

3. Thiết kế bai day sử dụng truyện tranh không chữ phát triển khả năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ 5-6 tudi

1. Mục tiêu hoạt động:

Trẻ nhận biết cấu trúc của một quyển sách gồm: bìa sách, trang sách, gáy sách, tên sách, tên tác giả, số trang, tranh vẽ,...

Trẻ biết cách giở và đọc sách từ trái sang phải.

Trẻ biết quan sát tranh ảnh trong quyền sách và ghi nhớ: toàn cảnh, địa điểm, thời gian xây ra sự việc, số lượng và đặc điểm bên ngoài nhân vật, hành động, các tình tiết, sự kiện...

Trẻ biết xâu chuỗi các hình ảnh, tình tiết và kể lại được trình tự câu

chuyện theo ngôn ngữ cá nhân trẻ: thể hiện kinh nghiệm, trí tưởng tượng, sáng

tạo, kỹ năng kể chuyện sáng tạo.

Giáo dục trẻ quý trọng sách: không xé sách, biết lấy cất sách đúng quy

định.

2. Chuân bị:

Truyện tranh không chữ | Thời gian:

Bút chì đủ cho trẻ

3. Hoạt động với nhóm lớn:

Giáo viên giới thiệu cho trẻ quyền truyện tranh không chữ.

Giáo viên cho trẻ quan sát bìa truyện, cho trẻ đoán nội dung bên trong

quyền truyện.

Giáo viên cho trẻ nhận xét điểm giống và khác nhau giữa truyện tranh thông thường và truyện tranh không chữ (Giống nhau: cũng có bìa sách, gáy

54

sách, tên tác giả, tên truyện,.... Khác nhau: truyện tranh thông thường có chữ còn truyện tranh không chữ thì không có chữ).

Giáo viên cùng trẻ xem, quan sát và trò chuyện về trang truyện đầu tiên:

Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở trẻ tham gia trò chuyện, nêu lên nội dung về hình ảnh minh họa (Nhân vật, không gian, thời gian, địa điểm,

hành động của nhân vat,...)

Giáo viên tiếp tục cùng trẻ xem, quan sát và trò chuyện về những trang truyện tiếp theo,

Giáo viên dừng ở trang truyện cuối cùng và yêu cầu mỗi trẻ tự đoán điều gì sẽ diễn ra tiếp theo, nghĩ ra cách kết thúc và đặt tên truyện.

4. Hoạt động cá nhân:

5. Hoạt động kết thúc:

Giáo viên mời từng trẻ lên kể lại câu chuyện của mình, đặc biệt là cho

trẻ giới thiệu đoạn kết câu chuyện theo ý tưởng của trẻ. |

Giáo viên cho trẻ xem bức tranh cuối cùng trong cuốn truyện. Giáo viên và trẻ cùng nhau xem lại cuốn truyện.

Trẻ trang trí và hoàn thành cuốn truyện của cá nhân mình.

4. Bước đầu thử nghiệm phương pháp

4.1. Mục đích thử nghiệm

Đề xuất phương pháp tác động và kiểm nghiệm tính khả thi của phương

pháp nhằm hoàn thiện kỹ năng ké chuyện sáng tạo trong hoạt động ké chuyện sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tudi.

35

4.2. Phương pháp thử nghiệm

Phương pháp quan sát

Phương pháp đàm thoại

Phương pháp xử lý kết quả 4.3. Tiến trình thử nghiệm

Thời gian: 04/05/2011 — 06/05/2011

Đối tượng: Chúng tôi tiến hành thử nghiệm bước đầu trên 10 trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi.

Địa điểm: lớp Lá | trường Mầm Non Hoa Hồng, quận Gò Vắp.

4.4. Bước đầu tiến hành thử nghiệm

Thử nghiệm hoạt động day trẻ kể chuyện sáng tạo truyện tranh không chữ theo hướng tích hợp của Chương trình Giáo dục Mam non hiện nay.

Người thực hiện: Sinh viên Võ Thị Như Quỳnh

Ngày 1: Trẻ làm quen và ke với truyện tranh không chữ

se Hoạt động nhóm lớn: (giờ hoạt động có chủ đích)

Cô cho trẻ hát bài “Ta đi vào rừng xanh”

- Bạn nào còn nhớ và nói cho cô biết vào tháng trước trường

chúng ta đã được đi tham quan nơi nào vậy? (Nhà sách)

- Thế ở nhà sách có những gi?

- Trong nhà sách bày bán rất nhiều đồ dùng học tập, băng đĩa,...

và đặc biệt là rất nhiều loại sách.

- Các con thích nhất là loại sách nào?

- Hôm nay, cô sẽ giới thiệu cho các con một loại sách rất là đặc

biệt. Đó là truyện tranh không chữ.

- Các con nhìn bìa quyển truyện này và đoán thử xem nội dung

câu chuyện là gì vậy?

- Để biết bên trong truyện là gì thì chúng ta sẽ cùng nhau xem tiếp

nội dung bên trong truyện nhé!

- Trước hết, cô đố các con quyền truyện này giống và khác gì với quyển truyện tranh mà các con thường đọc? (Nếu trẻ không trả lời được thì cô đưa quyền truyện tranh thông thường ra cho trẻ so sánh, nhận xét)

Đầu tiên, cô mở trang truyện đầu tiên cho trẻ xem.

- Các con hãy cho cô biết bức tranh này nói lên điều gi? (Nếu trẻ chưa trả lời được thì sử dụng hệ thống câu hỏi gợi ý)

Sau đó, cô tiếp tục mở từng trang cho trẻ trả lời. Đến trang truyện

áp chót, cô dừng lại và hỏi:

- Đây là trang cuối cùng của truyện rồi, các con thử đoán xem câu chuyện kết thúc thế nào?

- Các con hãy thử đặt tên cho câu chuyện nay!

© Hoạt động cá nhân: (giờ hoạt động góc)

Cô cho từng trẻ ngồi vào bàn và kể lại câu chuyện chúng vừa

thảo luận.

Cô cho trẻ viết lại lời kể của trẻ vào truyện

© Hoạt động kết thúc: (giờ hoạt động chiều)

Cô mời từng trẻ lên kể lại câu chuyện của minh, đặc biệt là cho trẻ giới thiệu đoạn kết câu chuyện theo ý tưởng của trẻ.

Cô cho trẻ xem bức tranh cuối cùng trong cuốn truyện. Cô và

trẻ cùng nhau xem lại cuốn truyện.

Trẻ trang trí bìa và hoàn thành cuốn truyện.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục mầm non: Phương pháp sử dụng truyện tranh không chữ nhằm phát huy kỹ năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)