2.2. Các phương pháp phát triển trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo
2.2.2. Hoạt động kể chuyện sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuỗi
Kể chuyện là hình thức thông tin nhanh gọn, truyền cảm bằng ngôn ngữ. Kể chuyện khởi đầu cho sự tích lũy tri thức khoa học, kinh nghiệm sống.
Ngôn ngữ ngày càng phát triển, số lượng từ cơ bản tăng thêm, đời sống vật chất và tinh than trở nên phong phú thì kể chuyện không chỉ dừng lại ở mức
độ thông tin mà còn mang chức năng giải trí hay chức năng nghệ thuật.
TS. Hé Lam Hồng nhận định trong Luận án “Đặc điểm tâm lý trong hoạt động ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”: “Kể chuyện là sự trình bày bằng miệng cặn kẽ, liên kết về một hiện tượng nào đó". Ké chuyện là hình
thức ngôn ngữ độc thoại, thuật lại bằng lời nói có logic, có tình cảm về một sự
kiện theo trình tự phát triển của nó. Hình thức cơ bản của thông tin theo lối ké
chuyện là câu tường thuật.
Trong Giáo dục Mam non, kể chuyện hay ké lại chuyện là hoạt động thường xuyên của trẻ. Tuy nhiên, trong “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu
giáo qua thơ — truyện” tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã phân biệt rõ khái niệm
“kể lại chuyện” và “kể chuyện” ở trẻ. Ké lại chuyện là “thudt lại một cấu
chuyện đã nghe. Trẻ diễn đạt lại nội dung của chuyện, sử dụng những hình thức ngôn ngữ sẵn có. Sự diễn cảm của tiếng nói trong lúc kẻ lại chuyện chủ yếu mang tính bắt chước ". Trong khi đó, ké chuyện là “thuật lại về một sự
kiện, miêu tả một đối tượng hay sáng tạo một câu chuyện nào dé”. Để kẻ
chuyện trẻ phải tự chọn nội dung và hình thức ngôn ngữ. Qua sự phân biệt rõ
hai khái niệm này, tác giả muốn nhắn mạnh đến vai trò của tưởng tượng trong
quá trình kể chuyện. Yêu cầu trẻ kể một câu chuyện mà đơn thuần là sự lặp
lại thuộc lòng, dựa vào trí nhớ thì chỉ là ké lại chuyện. Kẻ chuyện đòi hỏi phải
có yếu tố sáng tạo, mới mẻ riêng của trẻ.
17
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có thể kế lại những chuyện đã được học trên lớp
khá đầy đủ, đồng thời sáng tạo thêm nhiều yếu tố mới về mặt từ ngữ, tình tiết,
nhân vật... Để phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức, trí tưởng tượng trong
quá trình tiếp nhận cảm thụ văn học, giáo viên mầm non không chỉ dạy trẻ kê lại chuyện mà còn phải day trẻ kể chuyện ma đặc biệt là kể chuyện sáng tạo.
Giáo viên cần hướng trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ đi đúng hướng, ủng hộ và động viên tinh sáng tạo của trẻ khi sáng tạo truyện đồng thời phải theo dõi, hướng dẫn trẻ chú ý đến tính logic và giá trị của câu chuyện.
Kể chuyện sáng tạo chính là những câu chuyện mà trẻ tự nghĩ ra dựa
trên kinh nghiệm và vén sống đã có, nhào nặn chúng thành các mối liên hệ với nhau. Trẻ phải biết cách mở đầu và kết thúc câu chuyện sao cho hợp
logic, xuyên suốt với chủ đề câu chuyện. Việc trẻ biết thể hiện chính xác, diễn cảm ý tưởng của mình cũng không kém phần quan trọng.
Có rất nhiều hình thức kể chuyện sáng tạo ở trường mẫu giáo hiện nay
như:
e Kế chuyện sáng tạo nối tiếp
Giáo viên chọn một câu chuyện mới dé ké cho trẻ nghe. Giáo viên
kể phần đầu, bỏ trống phần kết thúc và yêu cầu trẻ tự nghĩ phần kết.
© Kế chuyện sáng tạo thay đổi lời kết
Giáo viên chọn một câu chuyện cũ, đã kế cho trẻ nghe nhưng chỉ ké phần đầu, yêu cầu trẻ kể phần kết thúc khác với truyện mẫu đã được nghe.
e Kế chuyện sáng tạo với đồ dùng, đồ vật
Giáo viên chọn những đồ dùng, 46 vật quen thuộc với trẻ, yêu cầu trẻ xây dựng một câu chuyện nhỏ về chúng.
e Kế chuyện sáng tạo từ họa báo
Giáo viên cùng trẻ sưu tầm một số tờ báo cũ. Đầu tiên, cho trẻ chọn
và cắt ra những tranh ảnh mà trẻ thấy thích. Sau. câu2 *
THY VIEN
18 !/¡tðng Đạt-Học Su-Pham
TP. HỒ.CHI-MINH
chuyện từ những bức tranh mà trẻ sưu tầm được. Số lượng tranh được tùy
chọn theo ý thích và khả năng từng cá nhân.
© Kể chuyện sáng tạo lắp ghép tranh
Giáo viên chuẩn bị một bộ tranh chứa đựng nội dung một câu chuyện. Trước hết, yêu cầu trẻ xếp thứ tự các bức tranh theo ý thích của trẻ. Sau đó, yêu cầu trẻ kê thành một câu chuyện theo trình tự các bức
tranh đó.
ô Kế chuyện sỏng tạo theo chủ đề
Dua cho trẻ một chủ dé gần gũi với cuộc sống hàng ngảy của trẻ, yêu cầu trẻ kể một câu chuyện về chủ đề đó.
2.2.3. Tác dụng của hoạt động kể chuyện sáng tạo đối với sự phát
triển trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo 5-6 tudi
L.X. Vưgốtxki đã nói “Hoạt động sáng tạo phụ thuộc trực tiếp vào sự
phong phú và đa dạng kinh nghiệm cũ của con người, bởi vì, kinh nghiệm đó
sẽ là chất liệu dé tạo nên cấu trúc tưởng tượng ” [L10, tr.53]. Thật vậy, tưởng tượng là một quá trình tâm lý phức tạp có quan hệ mật thiết với kinh nghiệm
sống của trẻ. Tưởng tượng sang tạo của trẻ mầm non có tinh chất mềm dẻo va dễ được tác động bởi các hoạt động giáo dục. Kẻ chuyện sang tạo của trẻ được coi là một hoạt động mà trong đó nhân cách của trẻ được thể hiện trọn vẹn. Nó đòi hỏi phải có trí tưởng tượng tích cực, tư duy, ngôn ngữ phát triên,
khả năng quan sát, tính chủ định và sự tham gia của các xúc cảm tích cực.
Vì vậy, kể chuyện sáng tạo là một trong những phương pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phát triển trí tưởng tượng. Đó là phương pháp được giáo
viên sử dụng với mục đích hình thành ở trẻ những kiến thức về các nhân vật, các tình tiết, sự kiện va sự vật được miêu tả trong nội dung các câu chuyện kẻ,
đồng thời phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, năng lực nhận thức, khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. Kẻ chuyện sáng tạo không chỉ được áp dụng trong hoạt
19
động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học mà còn là phương pháp hỗ trợ tốt
trong các hoạt động cho trẻ khám phá môi trường xung quanh, làm quen chữ
viết, âm nhạc,....
Nhìn chung, kể chuyện sáng tạo là hoạt động ngôn ngữ có thé tác động đến toàn bộ sự phát triển tâm lý của trẻ. Để kể sáng tạo được truyện rất cần có
ý tưởng. Ý tưởng có khi xuất phát từ nội dung bức tranh, có khi từ vật trẻ
quan sát hay từ một câu chuyện đã nghe, một chủ đề được gợi ý,... Từ ý
tưởng của truyện, trẻ tự xây dựng nội dung truyện theo một trình tự hợp lý,
sao cho người nghe hiểu được. Khả năng này có phần hoàn chỉnh ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, trẻ đã biết gợi nhớ lại những biểu tượng quen thuộc, có liên quan đến câu chuyện sẽ kể và liên kết chủng thành một sự kiện có trình tự hợp lý, chọn lọc từ ngữ thích hợp và sắp xếp chúng thành những cấu trúc câu
liên kết, liền mạch, thể hiện ý tưởng. Quá trình trên cho thấy kể chuyện sáng
tạo đòi hỏi sự tham gia của các quá trình tri giác, tưởng tượng, trí nhớ, tư duy,
ngôn ngữ. Vì vậy, các quá trình tâm lý trên sẽ được phát huy tốt hơn trong
hoạt động ké chuyện sáng tạo.
Trong số các yếu tổ ảnh hưởng đến khả năng kể chuyện sáng tạo thì
_ tưởng tượng chi phối mạnh nhất. Những bài thơ, đồng dao, những câu chuyện
cỗ tích,... đã từng bước, từng bước boi dưỡng khả năng tưởng tượng cho trẻ.
Trong “Bông hồng vàng”, nha văn Nga Pautốpxki đã viết “7rước hết và
mạnh hơn hết, tưởng tượng gan bó với văn học nghệ thuật”, có thé nói trí
tưởng tượng của trẻ mẫu giáo đã phát triển mạnh mẽ, gặp tưởng tượng trong
các loại hình văn học nghệ thuật nó lại bùng sáng thêm vì theo Gorki M. thì
“Ban chất của tâm hẳn trẻ em là ưa cái lộng lay, phi thường ".
Ban thân những câu chuyện kẻ cho trẻ đã kích thích trí tưởng tượng của chúng. Khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo, giáo viên còn áp dụng hệ thống các phương pháp rèn luyện các kỹ năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ khiến khả
20
năng này càng tăng lên. Cô dạy trẻ cach phát hiện các chi tiết, tình tiết, tính cách, đặc điểm các nhân vật trong truyện,... rồi gợi ý trẻ thử thay đổi những chỉ tiết đó một cách hợp lý dé tạo thành một câu chuyện hay hơn, hấp dẫn hơn. Thực chất, những điều trẻ thay đổi không nằm ngoài những gì trẻ được nghe, được nhìn thấy, được trải nghiệm,... Tuy nhiên, nó vẫn chứa đựng sự sáng tạo qua việc chắp ghép, sắp xếp những kinh nghiệm cũ vào các tình huống mới.
Như vậy, kể chuyện sáng tạo là một hoạt động không thẻ thiếu đối với
trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi. Kể chuyện sáng tạo ảnh hưởng đến toàn bộ các đặc điểm tâm lý của trẻ, đặc biệt là tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo.
Tuy nhiên, nếu không có sự đầu tư nghiêm túc trong hoạt động kể chuyện sáng tạo, giáo viên mầm non có thể làm suy giảm trí tưởng tượng, sáng tạo vốn có của trẻ. Vì vậy, việc nghiên cứu và vận dụng các hình thức kể chuyện
sáng tạo là việc làm cần thiết của giáo viên mầm non, đặc biệt là giáo viên dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi.
243. Truyện tranh không chữ 2.3.1. Định nghĩa
Theo Wikipedia
Truyện tranh là một cuốn sách hình ảnh kết hợp tường thuật trực
quan và lời nói và thường dành cho trẻ em. Các hình ảnh trong truyện
tranh sử dụng một loạt các phương tiện truyện thông như sơn dau, màu
nước, bút chì,...
Vì truyện tranh thường dành cho trẻ nhỏ nên từ ngữ trong truyện rất cụ
thé, dễ hiểu và đặc biệt chú trọng giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc.
GS Lee Chou Hee định nghĩa như sau:
Truyện tranh không chữ là những câu chuyện được xây dựng chỉ
dựa trên hình ảnh minh họa, miêu ta một cách sống động những hành
21
động. tình cảm, sự di chuyển, vận động của các nhân vật. Thông qua
tranh minh họa người đọc có thé nhận biết ngay mục tiêu và vấn dé nảy sinh trong câu chuyện là gi. Những quyền truyện tranh không chữ có
chất lượng, hắp dẫn độc giả phải là những câu chuyện truyền đạt một cách phong phú nội dung của câu chuyện đến độc giả bằng những hình
ảnh sống động [IL4, tr.357]
Theo Katharyn Tuten-Puckett và Virginia H, Richey, truyện tranh
không chữ là “một hình thức độc đáo của văn học, trong đó ý nghĩa và nội
dung của tác phẩm được chuyển tải hoàn toàn trong hình ảnh minh hoa”.
{II.3, tr. XIX]
Khi nói về truyện tranh không chữ, Luken kết luận “hình ảnh nói lên tat cả” (11.6, tr.167]. Jalongo Et Al thì cho rằng truyện tranh không chữ “đựa hoàn toàn vào hình minh họa dé ké một câu chuyện " [IL8, tr.1 1]. Còn với Hill Man thì truyện tranh không chữ hoặc gần như là không có chữ được coi là
“những cuỗn truyện tranh “thuân túy”, có một hay rất ít từ ngữ” [IL6, 167],
nếu có thì chúng chỉ là những từ đại điện âm thanh hay chỉ là ghi chú của hình
ảnh. Những hình ảnh thường rất chi tiết và câu chuyện của cuốn sách được phát hiện sau mỗi bức tranh. Câu chuyện được chuyến tải hoàn toàn thông
qua một chuỗi các hình ảnh minh họa. Người đọc phân tích các hình ảnh dựa
trên vốn từ, nhận thức va kỹ năng thé hiện ngôn ngữ.
Truyện tranh không chữ hiểu một cách đơn giản nhất đó là chuỗi các sự
kiện chỉ được thể hiện bởi các hình ảnh minh họa mà không có văn bản kèm
theo. Người đọc có thể thỏa sức tưởng tượng câu chuyện theo cảm nhận cá
nhân. Điều đặc biệt là người đọc có thể “sáng tạo” nhiều câu chuyện khác
nhau chỉ với một quyển truyện tranh không chữ. Đó chính là lý do vì sao
truyện tranh không chữ lại được khuyến khích sử dụng để phát triển kỹ năng
kể chuyện sáng tạo.
22
2.3.2. Đặc trưng của truyện tranh không chữ
Truyện tranh không chữ trước hết vẫn là một cuốn truyện tranh thông thường. Các câu chuyện trong truyện tranh chính thống không chỉ phụ thuộc
vào hình ảnh minh họa mà còn chịu ảnh hưởng của văn phong có sẵn của tác giả nhưng câu chuyện trong truyện tranh không chữ chỉ phụ thuộc vào chuỗi
các hình ảnh mà không cần đến sự hỗ trợ của từ ngữ. Truyện tranh không chữ là minh chứng đúng đắn cho châm ngôn của người Trung Quốc “Một bức tranh đáng gia hàng nghìn từ ngữ”, vì đề đọc được một quyên truyện tranh
không chữ, người đọc sử dụng các tín hiệu hình ảnh từ các tranh minh họa
theo ý của bản thân dé sáng tạo ra câu chuyện va thu hút người nghe.
Truyện tranh không chữ vì không có chữ nên buộc người đọc phải quan
sát, xem xét kỹ các hình ảnh minh họa, tình tiết các sự kiện xảy ra trong
truyện hơn là khi đọc truyện tranh chính thống. Vì vậy, không có từ ngữ, mọi
sự giải thích đều phụ thuộc vào người đọc mà không phải là chính tác giả của
câu chuyện.
Truyện tranh không chữ la một trải nghiệm độc đáo, đầy thách thức và bỏ ich cho cả người sáng tác lẫn người đọc. Truyện tranh không chữ cho phép
nhiều cách để ké những câu chuyện và thường khác nhau dựa trên sắc tộc hay
nền văn hóa của người đọc. Việc “đọc” truyện tranh không chữ đòi hỏi phải
sử dụng tối đa các kỹ năng ké chuyện trực quan và cách diễn đạt của cá nhân.
Trong truyện tranh không chữ, tình tiết câu chuyện phụ thuộc vào người đọc. Một người có thể đọc câu chuyện theo cách nảy nhưng người kia
lại có thể tạo nên một phiên bản khác. Có thể nói câu chuyện được tạo ra phụ
thuộc nhiều vào khả năng quan sát, tư duy, nhận thức, xúc cảm tích cực, năng lực tưởng tượng và khả năng điễn đạt bằng ngôn ngữ cá nhân người đọc.
23
Xét về hình thức, truyện tranh không chữ được chia làm hai loại:
© Truyện có rất ít chữ, thường là một từ hoặc một câu đơn giản
on wheels!
Xét về phong cách va mức độ phức tạp
e© Truyện nhiều màu sắc, hình ảnh sinh động, nội dung đơn giản, dé hiểu, không quá nhiều chỉ tiết