1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO

40 799 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 81,69 KB

Nội dung

Để gia nhập WTO, các nước xin gia nhập phải cam kết đưa ra những nghĩa vụ (cam kết mở cửa thị trường, cam kết tuân thủ các hiệp định của WTO) mà mình sẽ chấp thuận khi trở thành thành viên của WTO để đổi lấy những quyền (những ưu đãi do các nước thành viên của WTO dành cho, được hưởng lợi từ hệ thống thương mại đa biên với các luật chơi của WTO, được sử dụng các quy tắc giải quyết tranh chấp của WTO...) mà WTO đem lại. Minh bạch hóa chính sách:81996 Việt Nam gửi bản Bị vong lục về cơ chế ngoại thương của Việt Nam (trình bày về hệ thống chính sách thương mại kinh tế của Việt Nam) tới Nhóm công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO. Việt Nam đã trả lời khoảng 2.600 nhóm câu hỏi do các thành viên WTO đưa ra và đã thông báo hàng chục ngàn trang văn bản cho các thành viên WTO về hệ thống chính sách, pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực thuế, đầu tư, nông nghiệp, thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ... Đàm phán mở cửa thị trường: Ðàm phán đa phương: Các cuộc họp này được tiến hành ở Geneva, trụ sở của WTO. Tính đến 122005, Việt Nam đã tiến hành 10 phiên đàm phán đa phương. Ðàm phán song phương: là đàm phán giữa Việt Nam (nước xin gia nhập) với từng thành viên khác nhau của WTO bởi vì mỗi nước thành viên có những lợi ích thương mại và yêu cầu, toan tính khác nhau. Mặc khác, Việt Nam cũng phải đưa ra mức thuế suất thấp và loại bỏ các hàng rào

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU:

Cách đây 5 năm, ngày 11/1/2007 Việt Nam trở thành thành thành viên thứ 150của tổ chức Thương mại thế giới (WTO).Đó là một thành công lớn sau hơn 11 nămkiên trì trên hành trình này, dấu mốc quan trọng nhất trong lộ trình hội nhâp quốc tế

5 năm qua dù tình hình biến động phức tạp, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tàichính và suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế vĩ mô Việt Nam cơ bản ổn định, duy trìtốc độ tăng trưởng, tiềm lực và qui mô kinh tế tăng lên:tốc độ tăng trưởng kinh tếbình quân 5 năm 7%/năm, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu liên tụctăng, FDI tăng qua các năm

Nhưng bên cạnh đó, Việt Nam cũng gặp phải nhiều thách thức lớn: năng lựccanh tranh thấp, chưa chủ động phát huy nguồn lực trong nước, trình độ nguồn lạođộng thấp…

Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên côngnghiệp đang được coi là ngành chủ chốt, tạo đà phát triển cho đất nước Khi gianhập WTO, các sản phẩm công nghiệp có chỗ đứng, cạnh tranh được với các sảnphẩm khác của nước khác, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày càng gia tăng.Nhưng bên cạnh đó, nó cũng có nhiều thách thức: mẫu mã, chất lượng sản phẩm cònthấp so với các nước khác,…

Tiến trình hội nhập và sự tham gia chính thức của Việt Namvào WTO mang lạinhững cơ hội và những thách thức mà công nghiệp phải vượt qua Cần phải

có những chiến lược phù hợp để thích nghi với môi trường kinhdoanh mới, đáp ứng

những đòi hỏi của cạnh tranh

Việc hội nhập WTO có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động XNK của quốc gia

Sẽ có những cơ hội lớn hơn cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập và mở rộng thịtrường ở nước ngoài Việc cắt giảm hàng rào thuế quan theo WTO và thực thi cácthủ tục theo WTO, nhập khẩu (NK) của Việt Nam sẽ gia tăng

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU: 1

Phần I: TÌM HIỂU CHUNG VỀ WTO 2

I Lịch sử hình thành WTO 2

II Cơ cấu tổ chức của WTO: 4

1 Hội nghị bộ trưởng 4

2 Ðại hội đồng 4

3 Các hội đồng; các uỷ ban; các nhóm công tác 4

4 Ban thư ký của WTO 4

III Nhiệm vụ của WTO 4

IV Nguyên tắc chỉ đạo của WTO 5

V Tiến trình gia nhập WTO: 8

Phần II: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO 10

I Cơ hội 11

II Thách thức 13

III Một số ngành tiêu biểu: 16

1 Dệt may 16

2 Da giày 24

3 Ngành than 31

4 Ngành công nghiệp điện tử 35

Trang 3

Phần I: TÌM HIỂU CHUNG VỀ WTO

I Lịch sử hình thành WTO

WTO (World Trade Organization) được thành lập ngày 1/1/1995, kế tục và mởrộng phạm vi điều chỉnh thương mại quốc tế của khung khổ tiền thân là GATT -Hiệp định chung về Thuế quan Thương mại GATT ra đời sau Chiến tranh Thế giớilần thứ II, khi mà trào lưu hình thành hàng loạt cơ chế đa biên điều tiết các hoạtđộng hợp tác kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi nổi, điển hình là Ngân hàng Quốc tếTái thiết và Phát triển, thường được biết đến như là Ngân hàng Thế giới (WorldBank) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày nay

Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thương mại quốc

tế nhằm điều chỉnh các lĩnh vực về công ăn việc làm, thương mại hàng hóa, khắcphục tình trạng hạn chế, ràng buộc các hoạt động này phát triển, 23 nước sáng lậpGATT đã cùng một số nước khác tham gia Hội nghị về thương mại và việc làm và

dự thảo Hiến chương La Havana để thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO)với tư cách là một tổ chức chuyên môn về thương mại quốc tế của Liên Hiệp Quốc.Đồng thời, các nước này đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan và

xử lý những biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng tràn lan trong thương mạiquốc tế từ đầu thập niên 30, nhằm thực hiện mục tiêu tự do hóa thương mại, mởđường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập

và đời sống của nhân dân các nước thành viên

Hiến chương thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) nói trên đã được thỏathuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và việc làm ở Havana từ 11/1947đến 23/4/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn, nên việchình thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) đã không thực hiện được

Trang 4

Mặc dù vậy, kiên trì mục tiêu đã định, và với kết quả đáng khích lệ đã đạt được

ở vòng đàm phán thuế quan đầu tiên là 45.000 ưu đãi về thuế áp dụng giữa các bêntham gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng thương mại thế giới, 23 nước sánglập đã cùng nhau ký hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), chínhthức có hiệu lực vào 1/1948

Từ đó tới 1995, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan Tuynhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ sau vòng Uruguay(1986-1994) do thương mạiquốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phánkhông chỉ về thuế quan mà còn tập trung xây dựng các hiệp định hình thành cácchuẩn mực, luật chơi điều tiết các hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ,quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại, về thươngmại hàng nông sản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp Với phạm vi của

hệ thống thương mại đa biên được mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan vàThương mại (GATT) vốn chỉ là một thỏa thuận có nội dung hạn chế và tập trung ởthương mại hàng hóa đã tỏ ra không còn thích hợp Do đó, ngày 15/4/1994, tạiMarrkesh (Maroc), các bên đã kết thúc hiệp định thành lập Tổ chức thương mại Thếgiới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp GATT WTO chính thức đượcthành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ 1/1/1995

II Cơ cấu tổ chức của WTO:

1 Hội nghị bộ trưởng

2 Ðại hội đồng

3 Các hội đồng; các uỷ ban; các nhóm công tác

4 Ban thư ký của WTO

Trang 5

III Nhiệm vụ của WTO

WTO tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi, quản lý và điều hành và nhữngmục tiêu khác của Hiệp định thành lập WTO, các hiệp định đa biên của WTO,cũng như cung cấp một khuôn khổ để thực thi, quản lý và điều hành việc thựchiện các hiệp định nhiều bên;

WTO là một diễn đàn cho các cuộc đàm phán giữa các nước thành viên vềnhững quan hệ thương mại đa biên trong khuôn khổ những quy định của WTO.WTO cũng là diễn đàn cho các cuộc đàm phán tiếp theo giữa các thành viên vềnhững quan hệ thương mại đa biên; đồng thời WTO là một thiết chế để thực thicác kết quả từ việc đàm phán đó hoặc thực thi các quyết định do Hội nghị Bộtrưởng đưa ra;

WTO sẽ thi hành Thoả thuận về những quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giảiquyết tranh chấp giữa các thành viên (''Thoả thuận'' này được quy định trong Phụlục 2 của Hiệp định thành lập WTO);

WTO sẽ thi hành Cơ chế rà soát chính sách thương mại (của các nước thànhviên), ''Cơ chế'' này được quy định tại Phụ lục 3 của Hiệp định thành lập WTO;

Ðể đạt tới sự thống nhất cao hơn về quan điểm trong việc tạo lập các chính sáchkinh tế toàn cầu, khi cần thiết, WTO sẽ hợp tác với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),Ngân hàng thế giới và các cơ quan trực thuộc của nó

IV Nguyên tắc chỉ đạo của WTO

(i) Nguyên tắc không phân biệt đối xử: bao gồm hai cấu phần chính: nguyên tắc

Tối huệ quốc (MFN) và chính sách Đối xử Quốc gia (NT) Hai cấu phần chính nàyđược đưa vào các quy định chính của WTO về thương mại hàng hóa và dịch vụ, và

sở hữu trí tuệ, tuy nhiên có quy mô và bản chất cụ thể khác nhau theo từng lĩnh vực

(ii) Nguyên tắc thương mại tự do hơn thông qua đàm phán: Tự do hóa thương

mại có nhiều cấp độ khác nhau Trong suốt lịch sử GATT có hiệu lực và trong quá

Trang 6

trình đàm phán quy định sáng lập nên WTO, nguyên tắc thương mại tự do hơn đượccoi là nền tảng cơ bản của thương mại đa phương Nguyên tắc này có thể so sánhvới nguyên tắc tự do hóa thương mại trong cách tiếp cận của các hiệp định songphương hoặc khu vực về khu vực thương mại tự do (FTA) Cụ thể hơn, nguyên tắcnày được biểu hiện qua cách hiểu chung về mục tiêu đàm phán thương mại trongWTO là hướng tới cắt giảm và từng bước xóa bỏ các rào cản thương mại WTOcũng nhận thấy mở cửa thị trường đem lại lợi ích dài hạn, song cũng cần có lộ trìnhphù hợp để thực hiện điều chỉnh Do vậy các hiệp định WTO đều cho phép các nướcthành viên, đặc biệt là các đang phát triển, đưa ra các thay đổi từng bước trong mộtthời gian nhất định.

(iii) Nguyên tắc có thể dự đoán được: của thương mại quốc tế thông qua ràng

buộc cam kết và minh bạch chính sách: Để đảm bảo tính ổn định và có thể dự đoánđược của hệ thống thương mại đa phương, WTO yêu cầu các nước thành viên, mộtkhi đã cam kết mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, phải thực hiện ràng buộc cáccam kết này Chẳng hạn như đối với thương mại hàng hóa, cam kết ràng buộcthường liên quan đến mức thuế suất hải quan cao nhất (mức thuế suất trần) và cácnước thành viên, một khi đã cam kết, thường sẽ không bao giờ áp dụng mức thuếsuất hải quan đối với hàng nhập khẩu cao hơn mức thuế suất trần này Trong một sốtrường hợp nhất định, các nước thành viên có thể thay đổi các cam kết ràng buộc củamình, tuy nhiên chỉ sau khi đã đàm phán với các đối tác thương mại và thực hiệnđền bù tổn thất thương mại cho các nước này Để nhằm đảm bảo tính ổn định và dựđoán được của thương mại quốc tế, bên cạnh các cam kết ràng buộc, các nước thànhviên WTO còn thực thi minh bạch hóa chính sách, công khai hóa thông tin về chínhsách thương mại và các chính sách có liên quan WTO cũng thực hiện cơ chế giámsát thường xuyên và định kỳ các chính sách thương mại quốc gia của các nước thànhviên thông qua Cơ chế Rà soát Chính sách Thương mại (Trade Policy ReviewMechanism) để đảm bảo minh bạch hóa chính sách và tuân thủ

Trang 7

(iv) Nguyên tắc thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng lành mạnh: Mặc dù WTO cho

phép các nước thành viên áp dụng thuế quan, và trong một số trường hợp nhất định,các biện pháp bảo hộ khác Nhưng WTO yêu cầu đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh

mở, bình đẳng, và lành mạnh giữa các nước thành viên trên nền tảng các khungchính sách thương mại được WTO chấp nhận Đây chính là nguyên tắc cơ sở để ghinhận sự cần thiết của các nhóm biện pháp ngăn cản cạnh tranh không lành mạnh nhưchống phá giá, chống trợ cấp …

(v) Nguyên tắc khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế :75% thành viên của

WTO là các nước đang phát triển hoặc đang chuyển đổi nền kinh tế Các nước nàyngày càng tham gia tích cực hơn và có tầm ảnh hưởng hơn trong các vòng đàm phángần đây Do đó, WTO có nguyên tắc là đóng góp cho sự phát triển và cải cách kinh

tế đặc biệt ở các nước thành viên này Nói một cách cụ thể, WTO khuyến khích cáctrợ giúp đặc biệt cũng như các thương mại đặc biệt của các nước đã phát triển dànhcho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi

*** Mục tiêu thành lập của WTO được ghi nhận tại Lời mở đầu của Hiệp địnhthành lập WTO như sau:

"Các bên ký kết Hiệp định này thừa nhận rằng: Tất cả những mối quan hệ của họ(tức các bên ký kết thành lập ra WTO) trong lĩnh vực kinh tế và thương mại phảiđược thực hiện với mục tiêu nâng cao mức sống, bảo đảm đầy đủ việc làm và mộtkhối lượng thu nhập và nhu cầu thực tế lớn và phát triển ổn định; mở rộng sản xuất,thương mại hàng hoá và dịch vụ, trong khi đó vẫn đảm bảo việc sử dụng tối ưunguồn lực của thế giới theo đúng mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ và duy trì môitrường và nâng cao các biện pháp để thực hiện điều đó theo cách thức phù hợp vớinhững nhu cầu và mối quan tâm riêng rẽ của mỗi bên ở các cấp độ phát triển kinh tếkhác nhau

(Các bên ký kết Hiệp định) thừa nhận thêm rằng: cần phải có nỗ lực tích cực đểbảo đảm rằng các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là những quốc gia kém phát

Trang 8

triển nhất, duy trì được tỷ phần tăng trưởng trong thương mại quốc tế tương xứngvới nhu cầu phát triển kinh tế của quốc gia đó;

(Các bên ký kết Hiệp định) mong muốn đóng góp vào những mục tiêu này bằngcách tham gia vào những thoả thuân tương hỗ và cùng có lợi theo hướng giảm đáng

kể thuế và các hàng rào cản trở thương mại khác và theo hướng loại bỏ sự phân biệnđối xử trong các mối quan hệ thương mại quốc tế;

Do đó, (Các bên ký kết Hiệp định), quyết tâm xây dựng một cơ chế thương mại

đa biên chặt chẽ, ổn định và khả thi hơn; quyết tâm duy trì những nguyên tắc cơ bản

và tiếp tục theo đuổi những mục tiêu đang đặt ra cho cơ chế thương mại đa biênnày

Bối cảnh gia nhập WTO:

Trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế

mở đã thực sự trở thành những xu hướng có tính khách quan Nền kinh tế của mỗinước trở thành một bộ phận của nền kinh tế tòan cầu và chịu ảnh hưởng trực tiếp củanhững động thái kinh tế tòan cầu Nhận thức rõ bối cảnh đó, Đại hội làn thứ IXĐảng Cộng sản Việt Nam đã xác định chủ trương: “Phát huy cao độ nội lực, đồngthời tranh thủ nguồn lực từ bên ngòai và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để pháttriển nhanh, có hiệu quả và bền vững

Xác định được tầm quan trọng của việc hội nhập, tháng 12/1994 Việt Nam đãchính thức nộp đơn xin gia nhập WTO và theo Kinh tế Việt Nam năm 2006 xuấtbản tại Hà Nội, đến nay Việt Nam đã ký kết 87 Hiệp định thương mại song phương,

48 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 42 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.Hàng Việt Nam đã thâm nhập vào nhiều thị trường nước ngòai, trong đó lớn nhất làcác thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc

V Tiến trình gia nhập WTO:

Thủ tục gia nhập WTO bao gồm các bước (hoặc các giai đoạn):

Trang 9

1 Đơn xin gia nhập:

 1-1-1995, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO WTO tiếp nhận đơn xingia nhập của WTO của Việt Nam và Việt Nam trở thành quan sát viên của tổ chứcnày

 31-1-1995, Nhóm công tác (của WTO) về việc Việt Nam gia nhập WTOđược thành lập

 Ðồng thời với việc tham gia Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vàotháng 7-1995; là thành viên đồng sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) vàotháng 3-1996; tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương(APEC) vào tháng 11-1998; Việt Nam đã sớm nhận thức tầm quan trọng của việctham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

2 Ðàm phán gia nhập:

Để gia nhập WTO, các nước xin gia nhập phải cam kết đưa ra những nghĩa vụ(cam kết mở cửa thị trường, cam kết tuân thủ các hiệp định của WTO) mà mình sẽchấp thuận khi trở thành thành viên của WTO để đổi lấy những quyền (những ưu đãi

do các nước thành viên của WTO dành cho, được hưởng lợi từ hệ thống thương mại

đa biên với các luật chơi của WTO, được sử dụng các quy tắc giải quyết tranh chấpcủa WTO ) mà WTO đem lại

 Minh bạch hóa chính sách:8/1996 Việt Nam gửi bản Bị vong lục về cơ chếngoại thương của Việt Nam (trình bày về hệ thống chính sách thương mại - kinh tếcủa Việt Nam) tới Nhóm công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO

Việt Nam đã trả lời khoảng 2.600 nhóm câu hỏi do các thành viên WTO đưa ra

và đã thông báo hàng chục ngàn trang văn bản cho các thành viên WTO về hệ thốngchính sách, pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực thuế, đầu tư, nông nghiệp,thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ

 Đàm phán mở cửa thị trường:

Trang 10

Ðàm phán đa phương: Các cuộc họp này được tiến hành ở Geneva, trụ sởcủa WTO Tính đến 12-2005, Việt Nam đã tiến hành 10 phiên đàm phán đa phương.

Ðàm phán song phương: là đàm phán giữa Việt Nam (nước xin gia nhập) vớitừng thành viên khác nhau của WTO bởi vì mỗi nước thành viên có những lợi íchthương mại và yêu cầu, toan tính khác nhau

Mặc khác, Việt Nam cũng phải đưa ra mức thuế suất thấp và loại bỏ các hàng ràophi thuế để các thành viên khác tiếp cận được thị trường Việt Nam Ðồng thời, ViệtNam phải cam kết tuân thủ các quy định trong các hiệp định của WTO liên quan đếnviệc mở cửa thị trường cho các đối tác thương mại

 1998 - 2000: Tiến hành 4 phiên họp đa phương với Ban Công tác về Minhbạch hóa các chính sách thương mại vào tháng 7-1998, 12-1998, 7-1999, và 11-

2000 Kết thúc 4 phiên họp, Ban công tác của WTO đã công nhận Việt Nam cơ bảnkết thúc quá trình minh bạch hóa chính sách và chuyển sang giai đoạn đàm phán mởcửa thị trường

7-2000: ký kết chính thức BTA với Hoa Kỳ

12-2001: BTA có hiệu lực

 4-2002: Tiến hành phiên họp đa phương thứ 5 với Ban Công tác Việt Namđưa ra Bản chào đầu tiên về hàng hóa và dịch vụ Bắt đầu tiến hành đàm phán songphương

 2002 – 2006: Đàm phán song phương với một số thành viên có yêu cầu đàmphán, với 2 mốc quan trọng:

 10-2004: Kết thúc đàm phán song phương với EU - đối tác lớn nhất

 5-2006: Kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ - đối tác cuối cùngtrong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương

 26-10-2006: Kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng, Ban Công tácchính thức thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam Tổng cộng đã có

14 phiên họp đa phương từ tháng 7-1998 đến tháng 10-2006

Trang 11

3 Kết nạp:

 7-11-2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva đểchính thức kết nạp Việt Nam vào WTO Ngày 7/11/2006, Bộ trưởng Thương mạiTrương Đình Tuyển và Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) PascalLamy đã ký vào Nghị định thư gia nhập của Việt Nam kết thúc 11 năm tiến hànhhàng loạt các cuộc đàm phán song phương, đa phương và tham vấn kể từ khi đệ đơngia nhập vào năm 1995

11-1-2007 WTO nhận được được quyết định phê chuẩn chính thức của Quốc

hội nước CHXHCN Việt Nam Kể từ đây, Việt Nam trở thành thành viên đầy

đủ của WTO

Phần II:CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO

Việc Việt Nam gia nhập WTO và thực thi các cam kết trong khuôn khổ WTO

đã tạo đà cho sự phát triển của Việt Nam Khi tham gia vào tổ chức này, Việt Nam

đã tiến hành mở rộng quyền kinh doanh cho cả các doanh nghiệp trong nước vàdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cắt giảm thuế quan trong công nghiệp vànông nghiệp, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế, thay đổi cơ chế kiểm soát ngoại hối, xóa

bỏ một số trợ cấp công nghiệp và đầu tư, thu hút FDI thông qua việc thực thi LuậtĐầu tư, Luật Doanh nghiệp năm 2005 và nhiều công cụ chính sách khác, thúc đẩykhu vực tư nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa, điều chỉnh hệ thống luật pháp vàchính sách, cải cách hành chính,…Sau hơn một năm gia nhập WTO, những thay đổinày đã mang lại ít nhiều những tác động tích cực và cơ hội cho sự phát triển củatoàn nền kinh tế nói chung, và ngành công nghiệp nói riêng

I Cơ hội

Trang 12

Thứ nhất, những thay đổi về chính sách và pháp luật theo hướng minh bạch

hơn, ít phân biệt đối xử giữa các khu vực kinh tế, môi trường kinh doanh thuận lợi hơn đã khuyến khích sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ trong tăng trưởng GDP.

Năm 2007, đóng góp của công nghiệp và xây dựng vào GDP đạt 51,22%, tăng

so với mức 50,99% năm 2006; trong đó riêng lĩnh vực công nghiệp đóng góp40,6% Số lượng các doanh nghiệp và cơ sở công nghiệp cũng tăng mạnh, đặc biệttrong năm 2006 và 2007 Theo đó, năm 2006, tổng số doanh nghiệp và cơ sở côngnghiệp đã tăng từ 596.000 năm 1996 lên 782.000 năm 2006 và 805.000 năm 2007.Mức tăng trưởng sản lượng công nghiệp hàng năm: khá cao, đặc biệt trong 3 năm2005-2007

Thứ hai, tư cách là thành viên WTO đã tạo động lực cho các khu vực kinh tế

và doanh nghiệp xây dựng và áp dụng chiến lược kinh doanh mới để nâng cao năng lực cạnh tranh Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp ngày càng giảm, tạo ra nhiều cơ hội hơn cho khu vực tư nhân và doanh nghiệp FDI.

Tỷ trọng của các doanh nghiệp nhà nước trong tổng sản lượng công nghiệp đãgiảm gần 1/2 từ 50,3% năm 1996 xuống chỉ còn 29,7% năm 2007, và tỷ trọng củakhu vực tư nhân và FDI cũng đều tăng lần lượt 7,1% và 13,4% trong cùng thời kỳnày Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) cũng chiếm 91% tổng số doanh nghiệpcông nghiệp năm 2007 Năm 2007, tỷ trọng sản phẩm công nghiệp trong tổng xuấtkhẩu hàng hóa đạt 51,5% so với mức chỉ 46,8% năm 2000 và 38,7% năm 1995

Thứ ba, Việt Nam đã trở thành địa điểm hấp dẫn đầu tư nước ngoài, đặc biệt

những ngành công nghiệp và công nghệ cao

Tỷ trọng của ngành chế tạo trong tổng GDP cũng tăng cao, đạt 21,38% năm

2007 so với 15,18% năm 1996 Lao động trong ngành công nghiệp chế tạo cũngtăng lên 3,4 triệu người năm 2007, gấp 2,1 lần so với năm 2001 Đồng thời, vốn chongành công nghiệp chế tạo năm 2007 cũng tăng gấp 3 lần so với năm 2001, đạt

Trang 13

769.078 tỉ đồng, đặc biệt trong các lĩnh vực xuất khẩu (may mặc, đồ gỗ, máy vănphòng và máy tính, thiết bị điện, thiết bị nghe và̀ thông tin).

Khu vực công nghiệp chế tạo chuyển dịch dần từ các ngành có hàm lượng laođộng cao sang các hoạt động phức tạp hơn và có giá trị gia tăng cao hơn Trong giaiđoạn 2006-1995, trong khi tỷ trọng các ngành sử dụng nhiều máy móc và công nghệtrong cơ cấu sản lượng công nghiệp chế tạo tăng mạnh (6,86%) thì đóng góp của cácngành sử dụng nhiều lao động chỉ tăng 0,12%

Tỷ trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao cũng đạt mức tăng 6,86% từ năm

1995 đến 2006 (từ 9,7% lên 16,56%), thì tỷ trọng của các ngành công nghiệp côngnghệ thấp lại giảm mạnh tới 11,3% (từ 63,08% xuống 52,05%)

II Thách thức

Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập đã và đang là một xu hướng không thể đảongược, việc Việt Nam tham gia tổ chức Thương mại lớn nhất toàn cầu WTO là mộtđòi hỏi tất yếu Tuy nhiên, khi nền kinh tế Việt Nam còn yếu kém về nhiều mặt, nộilực nền kinh tế chưa đủ mạnh để “chống chọi” với những đòi hỏi khắt khe của cáccam kết hội nhập, các định chế kinh tế quốc tế, thì ngành công nghiệp Việt Namcũng sẽ không thể đứng ngoài tầm ảnh hưởng của những tác động tiêu cực và tháchthức mà hội nhập đặt ra cho nền kinh tế

Thứ nhất, gia nhập WTO đã tạo ra áp lực lớn hơn đối với Việt Nam trong

việc duy trì năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực công nghiệp.

Từ đó gây nhiều khó khăn hơn cho các ngành công nghiệp được bảo hộ cao, cácdoanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn luôn yếu thế hơn vềvốn, công nghệ Kết quả là tại Việt Nam đã hình thành nên cấu trúc lưỡng thể trongcông nghiệp chế tạo: Phát triển khu vực xuất khẩu (có khả năng cạnh tranh toàncầu ) song hành với những ngành công nghiệp yếu và được bảo hộ (thay thế nhậpkhẩu), bao gồm cả một số doanh nghiệp FDI

Trang 14

Thứ hai, việc mở cửa nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói

chung và gia nhập WTO nói riêng được thực hiện cả từ phía Việt Nam và các đối tác thương mại Điều này có nghĩa là đi kèm với cơ hội tiếp cận các thị trường xuất khẩu tốt hơn thì Việt Nam cũng phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường nội địa

Việc mở cửa thị trường Việt Nam được cụ thể hoá bằng hàng loạt các chính sáchliên quan đến cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế (hạn ngạch, trợ cấp,giấy phép, thủ tục hải quan,…) cũng như xoá bỏ phân biệt đối xử trong thương mại

và đầu tư, mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào nhiều ngành Các chính sách đó sẽ cótác động trực tiếp thể hiện qua sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn với hàng ngoại nhậphoặc với các nhà đầu tư mới tham gia thị trường, các cơ hội xuất khẩu mới; hoặc tácđộng gián tiếp thông qua thay đổi giá cả đối với các nguyên nhiên vật liệu, vật tư sảnxuất Đó có thể là tác động đồng thuận, cũng như không thuận đối với từng ngànhsản xuất cụ thể trong nền kinh tế Tuy nhiên, tác động của việc gia nhập WTO tớimỗi ngành sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào cam kết và lộ trình thực hiện Các nghiêncứu cũng cho thấy mức độ tác động lên các ngành không những phụ thuộc vào chínhsách thuế quan mà còn phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất, cơ cấu đầu vào sản xuấtcủa bản thân ngành đó Và tác động thực sự đến ngành được thể hiện trong sự thayđổi của tỷ lệ Bảo hộ thực tế( BHTT)

Đối với hàng rào bảo hộ thương mại trong giai đoạn từ 2005 – 2020 cho thấy

do thuế suất của thành phẩm có mức giảm lớn hơn mức giảm của sản phẩm trunggian (nguyên vật liệu và linh kiện đầu vào), nhìn chung các cam kết trong khuôn khổWTO đã làm thu hẹp mức BHTT trong nhiều ngành Tỷ lệ BHTT sẽ giảm 2,1 lần từ21,4% năm 2005 xuống 10,3% năm 2020 Trong khi đó, hàng rào bảo hộ danh nghĩacủa toàn bộ các mặt hàng có thể xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ giảm 2,0 lần từ11,1% năm 2005 xuống 5,4% năm 2020 Ngành công nghiệp vẫn giữ được mức bảo

hộ khá cao so với những ngành khác với tỷ lệ BHTT 20,8% năm 2020, cao hơn mức

Trang 15

bảo hộ danh nghĩa và gần gấp 6 lần so với ngành nông nghiệp Bắt đầu từ năm 2015,ngành khai khoáng và khí đốt sẽ không được hàng rào thuế quan bảo hộ, và thậm chícòn yếu thế hơn so với hàng nhập khẩu do chính sách thuế quan lúc đó dẫn đến tìnhtrạng thuế nhập khẩu bình quân đánh vào đầu vào của các ngành này hơi cao hơnthuế nhập khẩu đánh vào sản phẩm đầu ra (tỷ lệ BHTT nhỏ hơn 0).

Có thể thấy mức độ bảo hộ hiện đang tiếp tục chiều hướng suy giảm Mức

BHTT đã giảm từ 72,2% năm 1997 xuống còn 20,4% năm 2006 và tới năm 2020 chỉcòn 10,3% Ngành công nghiệp chế biến là ngành có tỷ lệ BHTT giảm nhiều nhất, từmức 121,5% năm 1997 xuống còn 31,21% năm 2007 và sẽ còn xuống tới 20,8%năm 2020, tức là giảm tới gần 2 lần so với năm 2006 Tuy nhiên, mức BHTT vàonăm 2020 của ngành này vẫn cao hơn rất nhiều so với nông nghiệp và khai khoáng

Tỷ lệ BHTT và danh nghĩa của hai ngành này từ trước đến nay là tương đối thấp vàmức độ sụt giảm bảo hộ cũng diễn ra tương đối chậm chạp hơn Điều này có nghĩa

là cần có sự chuẩn bị cho ngành công nghiệp chế biến để chịu được áp lực cạnhtranh cao trong thời gian tới

Các ngành quần áo, sản phẩm da, gốm, thảm, thêu ren là các ngành định hướngxuất khẩu nên việc sụt giảm mạnh mức BHTT không phải là điều đáng lo lắm Cácngành dệt, xe máy và phụ tùng, nhựa, chế biến rau quả với khả năng cạnh kém hơn

sẽ có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bất lợi trong thời gian tới Các ngành nói trên cóthể sẽ bị giảm sút lợi nhuận, thua lỗ, thu hẹp sản xuất hoặc thậm chí phá sản

Thứ ba, tác động từ việc giảm mức thuế nhập khẩu, tức giảm mức độ bảo hộ

đối với nhiều ngành công nghiệp khiến áp lực cạnh tranh đối với các ngành sản xuất công nghiệp của Việt Nam ngày càng tăng, từ đó thu hẹp mức lãi và thị phần của một số ngành hoặc doanh nghiệp.

Trong giai đoạn 2001 - 2007, có sự giãn rộng khoảng cách chênh lệch giữa tăngtrưởng sản lượng công nghiệp và mức tăng giá trị gia tăng trong ngành này Nếunăm 2001, sự khác biệt giữa hai chỉ tiêu này tại Việt Nam chỉ là 4,24% thì đã tăng

Trang 16

đến 6,85% năm 2006, và 7% năm 2007, và xu hướng này dự báo vẫn sẽ còn tiếp tụcxảy ra trong tương lai Ngoài ra, mức lợi nhuận trong các ngành thay thế nhập khẩu(bảo hộ cao) luôn cao hơn mức lợi nhuận thấp, thậm chí có thể thua lỗ, trong ngành

có định hướng xuất khẩu hoặc có hàm lượng lao động cao (bảo hộ thấp) Thực tếnày sẽ khiến tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, các ngànhnày càng trở nên trầm trọng hơn

Thứ tư, việc Việt Nam bị coi là nền kinh tế “phi thị trường” khi gia nhập

WTO cũng đặt xuất khẩu của Việt Nam ở thế bất lợi hơn so với các quốc gia khác.

Ngoài ra, sự hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế quốc tế cũng đặt ra cho ViệtNam nhiều rủi ro trong xuất khẩu bởi những cú sốc từ bên ngoài, biến động của giáthể giới, rào cản thương mại và sự thay đổi chính sách của các nước nhập khẩu

III. Một số ngành tiêu biểu:

1.Dệt may

a Cơ hội:

Thứ nhất, mở rộng thị trường, tăng quy mô sản xuất và tăng xuất khẩu từ đó

hưởng tính lợi ích kinh tế nhờ quy mô

Việt nam gia nhập WTO, các thành viên WTO sẽ phải bãi bỏ hạn ngạch đối vớihàng dệt may Việt Nam (đây là một yêu cầu của WTO), doanh nghiệp dệt may cóthể tự do xuất khẩu theo nhu cầu thị trường

Hoa Kỳ hiện đang là một thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam về mặthàng này (chiếm hơn 50%) thị phần nhưng lại đang áp đặt hạn ngạch với ta Khi tagia nhập, thị trường lớn nhất này sẽ buộc phải bãi bỏ hạn ngạch, do đó, ta có nhiều

cơ hội đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này Thêm vào đó, các thịtrường khác như EU sẽ không có cơ hội áp đặt hạn ngạch như đã làm trước đây, từ

đó đảm bảo tính ổn định hơn cho thị trường dệt may Việt Nam Tuy nhiên, việc tăngnày cũng có khả năng đi kèm với nguy cơ bị kiện bán phá giá và viện dẫn áp đặt tựvệ

Trang 17

Thứ 2, khi đã thâm nhập được vào thị trường một nước thành viên của WTO,

hàng dệt may của Việt Nam sẽ không còn bị phân biệt với sản phẩm nội địa nữa mà thay vào đó sẽ được đối xử bình đẳng về thuế, phí, lệ phí, các qui định liên quan đến việc bán hàng, cạnh tranh,….

Thứ 3, Giảm chi phí xuất khẩu gắn với việc phân bổ hạn ngạch, từ đó làm tăng

khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu

Theo tính toán, việc phân bổ hạn ngạch dệt may theo Hiệp định ATC đã làm tăngchi phí xuất khẩu cho doanh nghiệp Chi phí này chiếm một tỷ trọng đáng kể trongtổng chi phí xuất khẩu và đối với Việt nam, chi phí do hạn ngạch sinh ra đối với mặthàng dệt xuất khẩu sang US/Canada chiếm 6.9% tổng chi phí, đối với mặt hàng maymặc vào 2 thị trường này là 7.1% và chi phí do hạn ngạch sinh ra khi xuất khẩu sang

EU đã là 7.5% đối với mặt hàng dệt và 7.2% đối với mặt hàng may mặc Như vậy,khi gia nhập WTO, với việc các thành viên WTO phải bỏ hạn ngạch đối với ViệtNam, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ có điều kiện giảm giá xuất khẩu dokhông phải mất chi phí do việc cấp hạn ngạch gây ra

Thứ 4, Các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi hơn trong thủ tục xuất khẩu, từ đó

tăng kim ngạch xuất khẩu.

Cơ chế hạn ngạch làm nảy sinh những vấn đề xã hội như nạn tham nhũng, tiêucực và sách nhiễu doanh nghiệp Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp có nănglực sản xuất và chất lượng hàng hóa tốt lại không có cơ hội xuất khẩu do không cóhạn ngạch Việc xóa bỏ hạn ngạch của các nước đối với Việt Nam khi Việt Nam gianhập WTO sẽ góp phần giải quyết dứt điểm tình trạng này, tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trong việc xuất khẩu hàng dệt may và góp phầnnâng cao uy tín về chất lượng hàng dệt may trên thị trường thế giới

Thứ 5, Hệ thống luật pháp trở nên thuận lợi hơn đối với các hoạt động kinh

doanh và doanh nghiệp dệt may được bảo vệ bởi các công cụ giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.

Trang 18

Theo nguyên tắc minh bạch hóa chính sách, trong quá trình gia nhập WTO, ViệtNam phải minh bạch hoá toàn bộ các chính sách liên quan đến thương mại của mình

và thông báo các kế hoạch hành động để tuân thủ dần dần các nguyên tắc của WTO.Thông qua quá trình này, khuôn khổ pháp lý của Việt Nam về ngành dệt may sẽminh bạch hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế tạo môi trường kinh doanh thuận lợi,cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích thương mại, đầu tư cũng như hợp tác về cácvấn đề khác với cộng đồng quốc tế

Khi Việt nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp có khả năng phải đối mặt nhiềuhơn với các vụ kiện chống bán phá giá Tuy nhiên, việc gia nhập sẽ giúp các doanhnghiệp được giải quyết thỏa đảng hơn theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO,hạn chế tình trạng áp đặt đơn phương như hiện nay

Thứ 6, Tạo điều kiện thuận lợi hơn để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đi

kèm với trình độ quản lí và kĩ thuật công nghệ mới.

Tư cách thành viên WTO là bằng chứng của một môi trường kinh doanh thuậnlợi, và nhờ đó, sẽ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực xuất khẩu

và khu vực sản xuất cho thị trường nội địa Tuy nhiên, xác định mức độ mà tư cáchthành viên WTO tác động đến FDI là một việc khó khăn, bởi có quá nhiều nhân tốảnh hưởng đến các quyết định đầu tư Năm 2002, Trung Quốc được kết nạp vàoWTO, Trung Quốc thu hút được 52,7 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài và TrungQuốc trở thành nước đứng đầu thế giới về FDI

Việt Nam cũng đã thành công trong việc thu hút đầu tư Đến năm 2004, tổng FDIvào Việt Nam là 4,1 tỷ USD, trong đó số FDI vào ngành dệt may là 3.215 triệu USD(vốn đăng ký) với tổng số dự án là 534 từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ

Thứ 7, việc trở thành thành viên WTO cho thấy những nỗ lực cải cách và phát

triển kinh tế của Việt Nam đã được quốc tế công nhận, và đây là cơ sở để Việt Namtham gia đàm phán và thực thi các cam kết tự do hóa thương mại ngày một sâu rộnghơn

Trang 19

b Thách thức

Thứ 1, hàng rào bảo hộ dệt may trong nước không còn.

Nếu như hiện nay, thuế nhập khẩu hàng may mặc vào Việt Nam là 50%, thuếnhập khẩu vải là 40%, thuế nhập khẩu sợi là 20% thì khi vào WTO, Việt Nam sẽphải thực hiện đúng cam kết theo Hiệp định Dệt may (với mức giảm thuế lớn) Ví dụnhư thuế suất đối với vải giảm từ 40% xuống 12%, quần áo may sẵn giảm từ 50%xuống 20% và sợi giảm từ 20% xuống còn 5%, do vậy vải Trung Quốc sẽ tràn vàonước ta, và lúc đó hàng nội nước ta sẽ phải cạnh tranh với vải Trung Quốc nhậpkhẩu

Thứ 2, Hàng dệt may sản xuất trong nước có thể bị cạnh tranh mạnh hơn.

Hiện nay hầu hết hàng dệt may nước ngoài có mặt tại Việt Nam là hàng TrungQuốc giá rẻ nhập lậu Vì vậy, việc giảm thuế theo lộ trình cam kết với WTO có khảnăng cũng sẽ không làm tăng mạnh lượng hàng nhập khẩu vào Việt Nam, đặc biệt là

từ thị trường Trung Quốc, mà chỉ có tác động làm tăng một số lượng nhất định hàngdệt may, đặc biệt là hàng may sẵn vào thị trường trong nước Do vậy, đây có thểđược coi là một thách thức không đáng kể

Thứ 3, nguồn lao động chắc chắn sẽ bị chia sẻ, giá lao động sẽ tăng lên, cạnh

tranh trong việc thu hút lao động cũng sẽ gay gắt hơn.

Thứ 4, Ngành dệt may chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng do các hình thức trợ cấp hiện

tại bị bãi bỏ hoặc cắt giảm

Như đã trình bày ở trên, Việt Nam sẽ phải cam kết bãi bỏ ngay từ thời điểm gianhập hình thức trợ cấp dưới dạng cấp phát tiền trực tiếp cho doanh nghiệp theodoanh số xuất khẩu khi tham gia các chương trình xúc tiến thương mại và trên thực

tế Việt Nam đã bỏ hình thức trợ cấp này từ tháng 7/2005 Như vậy, tác động đối vớingành dệt may đến từ việc Việt Nam sẽ phải cắt giảm 3 hình thức ưu đãi còn lại -

Ưu đãi về tín dụng; Ưu đãi về đầu tư; Bảo lãnh tín dụng đầu tư thuộc Như vậy,ngành dệt may sẽ nhận được ít hỗ trợ hơn từ phía Chính phủ, do đó sẽ bị ảnh hưởng

Trang 20

sau khi Việt Nam gia nhập Ngành dệt may không còn được hưởng một số loại hỗtrợ như trước đây như các hình thức hỗ trợ XK và thưởng XK từ Quỹ hỗ trợ XK; cácbiện pháp miễn giảm thuế hoặc tiền thuê đất gắn với điều kiện XK; các ưu đãi tíndụng đầu tư phát triển Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng cụ thể còn tùy thuộc vào khảnăng chủ động, lường trước khó khăn và chủ động điều chỉnh chính sách sản xuất vàxuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

Thứ 5, Hàng dệt may sản xuất trong nước có thể bị cạnh tranh mạnh hơn

sẽ có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này, do vậy, sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng lên.

Mặc dù, một số ưu đãi đầu tư nhằm khuyến khích xuất khẩu dù vẫn được duy trìnhưng sẽ phải chấm dứt trước ngày 11/1/2012 (chỉ áp dụng đối với các ưu đãi đầu tư

đã dành cho các dự án đã được cho phép và đi vào hoạt động trước ngày 11/1/2007).Hiện nay hầu hết hàng dệt may nước ngoài có mặt tại Việt Nam là hàng TrungQuốc giá rẻ nhập lậu Vì vậy, việc giảm thuế theo lộ trình cam kết với WTO có khảnăng cũng sẽ không làm tăng mạnh lượng hàng nhập khẩu vào Việt Nam, đặc biệt là

từ thị trường Trung Quốc, mà chỉ có tác động làm tăng một số lượng nhất định hàngdệt may, đặc biệt là hàng may sẵn vào thị trường trong nước Do vậy, đây có thểđược coi là một thách thức không đáng kể

Thứ 6, Nguy cơ bị áp dụng các biện pháp tự vệ

Việc gia nhập WTO một mặt làm tăng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt làsang các thị trường đang áp dụng hạn ngạch đối với Việt Nam, nhưng một mặt cũngkèm theo nguy cơ bị các thành viên, đặc biệt là các thành viên lớn như Hoa Kỳ, EU

áp dụng biện pháp tự vệ

Trung Quốc là một bài học về vấn đề này Hiện nay, xuất khẩu hàng dệt mayTrung Quốc – nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới – đang bị ảnh hưởngmạnh do Hoa Kỳ và EU đã và sẽ áp đặt hạn ngạch hoặc tái áp đặt hạn ngạch đối vớinhiều mã hàng theo điều khoản tự vệ Trung Quốc đã nhân nhượng khi gia nhập

Ngày đăng: 30/06/2014, 19:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w