Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng than lớn, than cũng là nguồn năng lượng chủ yếu của đất nước.Hiện tại than đang chiếm khoảng 70% tỉ trọng tiêu thụ nguồn năng lượng không thể tái tạo và hữu hạn của nước ta và trong tương lai than vẫn là một trong những ngành sản xuất trụ cột của nền công nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật thế giới, cơ cấu nền kinh tế nước ta đã có những điều chỉnh và việc gia nhập WTO cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của ngành than Việt Nam.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta cũng phải hòa nhịp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, từ đó ngành công nghiệp than Việt Nam sẽ có thời kỳ phát triển mới, than sẽ trở thành tiêu điểm trong lĩnh vực năng lượng toàn
cầu.Trước tình hình đó, gia nhập WTO không chỉ mang đến cho ngành than Việt Nam cơ hội phát triển thuận lợi mà còn có không ít những thách thức, khó khăn.
a. Cơ hội:
Thứ 1, Sau khi gia nhập WTO, cùng với việc mở cửa toàn diện trong lĩnh vực đầu tư và giao dịch thương mại là việc thu hẹp dần thậm chí xóa bỏ hàng rào thuế quan. Mang đến cho ngành than nước ta những cơ hội, thuận lợi phát triển chưa bao giờ có.
Thứ 2, Các doanh nghiệp than Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để giao lưu, hợp tác toàn diện với các doanh nghiệp sản xuất than lớn của các nước trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta học tập, tiếp thu các kiến thức tiên tiến về kỹ thuật, công nghệ, thiết bị, những kinh nghiệm quản lý và khai thác than vv…
Thứ 3, Thuận lợi cho việc sử dụng và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Gia nhập WTO chúng ta có nhiều điều kiện để thu hút các doanh nghiệp than nước ngoài hợp tác, liên doanh, từ đó có thể trao đổi và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Có 4 nguyên nhân chủ yếu sau: Một là, sau khi gia nhập WTO, thị trường nước ta sẽ thêm một bước mở cửa và sẽ có một loạt những chính sách ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hai là, ngành công nghiệp than Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, than được mệnh danh là “lương thực của nền công nghiệp”, kết cấu năng lượng của Việt Nam với than là nguồn năng lượng chủ yếu sẽ còn duy trì trong thời gian dài, điều này tạo tâm lý yên tâm đối với thị trường trong nước cho các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành than. Ba là, các lĩnh vực đầu tư sẽ ngày càng được mở rộng, cơ hội lựa chọn các dự án đầu tư sẽ nhiều hơn, các lĩnh vực có thể đầu tư sẽ là: sản xuất, khai thác than, điện hầm lò, khống chế khí độc, vận tải, khí hóa than vv…. Bốn là, các cơ sở, các thiết bị sản
xuất sẽ được cải thiện, các thiết bị máy móc về đường sắt, cung cấp nước, cung cấp điện, thông tin liên lạc sẽ được hoàn thiện và đồng bộ.
Thứ 4, giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế thong qua các nguyên tắc của WTO.
Sau khi gia nhập WTO, cùng với việc thu hẹp hoặc xóa bỏ hàng rào mậu dịch giữa các nước thành viên, theo các điều lệ liên quan đến công nghiệp của WTO, chúng ta có thể tận dụng để hưởng các lợi ích từ việc tự do hóa thương mại và thông qua đàm phán kịp thời giành được những chính sách ưu đãi của bạn hàng, đồng thời yêu cầu sự giúp đỡ từ Tổ chức thương mại quốc tế nhằm giải quyết những tranh chấp giữa các doanh nghiệp, các quốc gia liên quan.
b. Thách thức
Chúng ta cũng phải tỉnh táo nhận thức rằng, không có quốc gia nào chủ động nhường thị phần thị trường cho mình, Hiệp định thương mại về than cũng sẽ không có sự thay đổi nhiều; thị trường than thế giới đang cạnh tranh kịch liệt trong khi các doanh nghiệp than của Việt Nam lại vẫn còn nhiều tồn tại. Điều này khiến ngành than Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức sau đây khi gia nhập WTO:
Thứ 1, Cơ chế chính sách quản lý Nhà nước về tài nguyên than của nước ta còn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng than còn chưa chặt chẽ.
Các chính sách thuế về tài nguyên than chưa hợp lý, chưa thực sự phù hợp với quy luật và sự biến động của thị trường. Thêm vào đó, một số doanh nghiệp cơ chế quản lý, phương thức sản xuất kinh doanh chưa hoàn thiện, quyền lợi sản xuất và
trách nhiệm không rõ ràng, chính sách doanh nghiệp chưa rạch ròi, trình độ quản lý chưa cao, hiệu suất thấp, chưa đáp ứng được các yêu cầu của hội nhập.
Thứ 2, Việt Nam mới bắt đầu xuất khẩu than trong những năm gần đây, vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu than chưa có nhiều kinh nghiệm trong giao dịch quốc tế.Bên cạnh đó, sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường xuất khẩu than với nhiều hình thức phức tạp.
Gia nhập WTO, thị trường năng lượng trong nước sẽ phải đối mặt với những kích thích mạnh mẽ từ thị trường năng lượng thế giới, cùng với việc giảm giá của thị trường tài nguyên thay thế than như dầu mỏ, khí đốt … Điều này cũng tạo nên những khó khăn, thách thức đối với ngành than nước ta trong tiến trình hội nhập.
Thứ 3, Sau khi gia nhập WTO, chúng ta phải tuân thủ theo các điều khoản của Hiệp định thư của Tổ chức thương mại thế giới liên quan đến vấn đề môi trường.
Thêm vào đó yêu cầu về vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay đang không ngừng được nâng cao, trong khi đó vấn đề tồn tại trong việc bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp than Việt Nam còn rất nhiều, các doanh nghiệp sẽ phải chú trọng nhiều hơn nữa đến công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến giá thành sản xuất than cũng vì thế mà tăng lên.
Thực trạng:
Hiện nay việc khai thác, xuất khẩu than tại VN hầu hết do TKV thực hiện. Là tập đoàn lo chuyện đảm bảo than cho phát triển ngành năng lượng,
Theo báo cáo giải trình của TKV gửi Thanh tra Chính phủ tính chung giai đoạn 2006 - 2010, TKV sản xuất và tiêu thụ bình quân mỗi năm 40 - 41 triệu tấn than sạch. Hiện TKV vẫn đang xuất khẩu khoảng 50% sản lượng và sẽ giảm dần. Theo TKV, năm 2009 tập đoàn này xuất khẩu 24,4 triệu tấn,Với tổng lượng than bán được
năm 2010 là 42 triệu tấn, TKV cho biết đã xuất khẩu gần 19 triệu tấn với giá trị xuất khẩu than khoáng sản lên đến con số ấn tượng: 1,4 tỉ USD! Tính bình quân năm 2010, mỗi tháng TKV xuất hơn 1,5 triệu tấn. Theo TKV, với nhu cầu than ngày một tăng cao khi một loạt các nhà máy nhiệt điện than trong nước sẽ đi vào hoạt động từ nay đến 2015 trong khi nguồn tài nguyên là có hạn, TKV sẽ phải giảm dần xuất khẩu để đảm bảo nhu cầu than cho các ngành sản xuất công nghiệp trong nước.
Vì vậy, trong chiến lược phát triển từ nay đến 2015, TKV khuyến khích các đối tác nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ khai thác than tiên tiến, đồng thời bảo vệ môi trường hiệu quả. Sản lượng than xuất khẩu sẽ giảm dần từ mức 14,3 triệu tấn năm 2012 xuống còn 9-10 triệu tấn/năm và chỉ còn từ 4-5 triệu tấn kể từ năm 2015 trở đi.
Tính đến hết tháng 02/2013, lượng xuất khẩu than đá của cả nước là 2,48 triệu tấn, trị giá là 169 triệu USD, tăng 34,7% về lượng và tăng 2,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012.
Trong 2 tháng/2013, Trung Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất nhập khẩu than đá của Việt Nam với 2,16 triệu tấn, tăng 62% và chiếm tới 87% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước, tiếp theo là thị trường Nhật Bản: gần 135 nghìn tấn, tăng 5% và Hàn Quốc: 102 nghìn tấn, giảm 63,7% so với cùng kỳ năm trước…