Ngành công nghiệp điện tử

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO (Trang 32 - 37)

a. Cơ hội

Thứ 1, Có nguồn nhân lực trẻ và dồi dào:

Hiện nay thị trường Trung Quốc được xem là thị trường có nguồn nhân công giá rẻ và rất dồi dào nhưng do sự phát triển kinh tế của nước này quá nóng ( nền kinh tế bong bóng ) tạo ra sự dịch chuyển đầu tư của các tập đoàn điện tử lớn nhất thế giới

sang Việt Nam.Ông Ngô Trường Trinh, giám đốc Kiểm soát chất lượng của nhà máy XP Power - nhà sản xuất linh kiện điện tử Anh quốc - chi nhánh Bình Dương cho rằng: "Nhiều nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam vì giá lao động Việt Nam rẻ và có chất lượng tương đối tốt."

Những người tiên phong như hãng sản xuất chip Intel và Samsung đã xây dựng các nhà máy tại Việt Nam và đang đẩy mạnh sản xuất. Năm ngoái, hãng điện thoại di động Phần Lan nổi tiếng Nokia cũng cho biết hãng này đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại di động tại miền Bắc Việt Nam.

Theo ông S. Kesavan, Giám đốc chi nhánh Việt Nam của hãng Jabil Circuit chuyên sản xuất thiết bị điện tử của Mỹ: "Năng suất lao động của công nhân Việt Nam vẫn thấp hơn so với Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây, chi phí lao động ở Trung Quốc tăng quá cao".Ví dụ: Canon, Intel, Samsung, Sanyo, Panasonic….

Thứ 2, Vị trí địa lí thuận lợi :Với vị trí trung tâm châu Á và bờ biển dài, Việt Nam điều kiện tiếp cận khoa học công nghệ từ bên ngoài.

Đặc biệt là vị trí trung tâm Đông Dương và cầu nối giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.

Thứ 3, Tình hình chính trị xã hội ổn định

Thứ 4, Chi phí sản xuất thấp cùng vơi môi trường đầu tư thông thoáng và minh bạch đang thu hút nhiều nhà đầu tư FDI vào Việt Nam và dịch chuyển cơ cấu sản xuất từ một số nước trong khu vực sang Việt Nam là lợi thế lớn nhất:

Thứ 5, Được đầu tư công nghệ hiện đại, phương thức quản lí và sản xuất kinh doanh tiên tiến

Điển hình là nhà máy tổ hợp của Công ty điện tử Samsung Việt Nam tại khu công nghiệp Yên Phong 1 ( Bắc Ninh ) được đầu tư dây chuyển sản xuất điện thoại di động rất hiện đại. 90% sản phẩm do công ty sản xuất được xuất khẩu đến 52 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Thứ 1, Hàng rào thuế quan :không còn được hưởng các biện pháp bảo hộ của nhà nước

Thứ 2, Cạnh tranh gay gắt với các đối thủ nước ngoài mạnh hơn

Thứ 3, Cơ cấu sản phẩm không phù hợp.

Sản phẩm điện tử tiêu dùng chiếm tới 80% nhưng sản phẩm chuyên dụng chỉ chiếm 20%

Thứ 4, Công nghệ và trang thiết bị sản xuất lạc hậu.

Từ 10 – 15 năm so với khu vực và thế giới (doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu lắp ráp sản phẩm trên các dây chuyền có từ những năm của thập niên 90)

Thứ 5, Hoạt động sản xuất chủ yếu là gia công, lắp ráp :

Hoạt động sản xuất chủ yếu theo các đơn đặt hàng mà không có sự linh hoạt trong sản xuất.

Tỷ lệ nội địa hóa và giá trị gia tăng của sản phẩm điện tử do Việt Nam sản xuất ra thấp ( bình quân 5- 10 %giá trị sản phẩm)

Thứ 6, Công nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện và công nghệ phụ trợ phát triển chậm

Hiện nay các sản phẩm phụ tùng, linh kiện và công nghệ phụ trợ chủ yếu là nhập khẩu.

Doanh nghiệp FDI phải nhập khẩu phầm lớn (90 – 100%) linh kiện, phụ kiện từ các doanh nghiệp của Nhật, Đài Loan, Hàn quốc, Malaysia hay Trung Quốc

Năm 2007 các doanh nghiệp điện tử xuất khẩu khoảng 2,15 tỷ USD nhưng cũng đã nhập khẩu một khối lượng linh kiện, phụ tùng và sản phẩm điện tử hoàn chỉnh với kim ngạch khoảng 2,96 tỷ USD.

Đối với một đất nước chủ yếu là lắp ráp mà các sản phẩm phụ tùng, linh kiện chủ yếu được nhập khẩu từ các nước khác thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm là không cao.

Thứ 7, Quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ thấp

Thứ 8, Năng lực tài chính và trình độ quản lí hạn chế, Thiếu nhân lực bậc cao.

Thứ 9, Các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính, điện thoại... ngày càng đóng vai trò không thế thiếu trong cuộc sống hiện đại.

Nhưng sau một thời gian hữu ích, các thiết bị này bị bỏ đi, trở thành rác thải. Ngày nay, rác thải điện tử (e-waste) đang được coi là một thảm họa mới đối với nhân loại.

• Dẫn chứng cụ thể: Có tới 60-80% nguyên liệu dùng trong sản xuất như đồng, nhôm, kẽm, thép kỹ thuật, dầu cách điện... đều phải nhập khẩu do trong nước chưa sản xuất được. Nhiều linh kiện phụ trợ như điều chỉnh điện áp cho máy biến thế, các thiết bị đóng ngắt, thiết bị đổi nối tiếp điểm đều phải đặt hàng từ nước ngoài. Sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu đã khiến các doanh nghiệp lúng túng, bị động trong lập kế hoạch kinh doanh, ký hợp đồng hay đấu thầu thiết bị công trình do giá thành phụ thuộc vào biến động giá cả nguyên liệu, tỷ giá hối đoái. Sự hội nhập kinh tế đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng khiến không ít doanh nghiệp lao đao vì phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu, trong khi đa số các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện trong nước còn hạn chế cả về quy mô, năng lực vốn đầu tư và nguồn nhân lực, trình độ quản lý chưa bắt kịp xu thế cạnh tranh hiện đại. Công nghiệp phụ trợ về lĩnh vực này gần như nhường hẳn cho nước ngoài. Sự mất cân đối trong tổ chức sản xuất, dẫn đến sự chồng chéo nhưng lại thiếu đa dạng của sản phẩm khiến tính cạnh tranh của sản phẩm chưa cao. Các doanh nghiệp lại thường có xu hướng sản xuất khép kín, tự thực hiện từ A đến Z các công đoạn gia công cơ khí từ khâu pha, cắt nguyên liệu, làm vỏ máy, lồng bối dây, kể cả sơn vỏ, đóng gói nên chưa tạo được sự phối kết hợp, phân công giữa các doanh nghiệp để phát huy thế mạnh của nhau nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, tiết kiệm chi phí quản lý, mặt bằng sản xuất.

Thứ 10, Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn lúng túng, khó khăn trong việc giải quyết lao động dôi dư khi cổ phần hóa cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đặc biệt, đến nay Nhà nước vẫn chưa có quy hoạch phát triển ngành thiết bị điện quốc gia, chưa có hành lang pháp lý cụ thể về hệ thống tiêu chuẩn chất lượng.

Những quy định về năng lực đầu tư, thời gian kinh nghiệm, vốn đầu tư trong Luật Đấu thầu của Việt Nam cũng gây khó khăn cho không ít doanh nghiệp. Thời gian kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm thường bị kéo dài khiến doanh nghiệp rất khó chủ động kế hoạch đấu thầu

Dù đã rất cố gắng nhưng hầu hết các sản phẩm thiết bị điện đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với sản phẩm có xuất xứ nước ngoài như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan... ngay trên “sân nhà”. Các công ty cơ khí điện lực trong nước gần như chịu lép vế hoàn toàn trước Trung Quốc mỗi khi đấu thầu thiết bị cho các công trình điện

 Các nhà doanh nghiệp VN cần nâng cao sức cạnh tranh, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tổ chức phân phối hợp lí, tăng thị phần.

Thực trạng

Từ năm 2007 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử Việt Nam năm sau cao hơn năm trước. Năm 2010 ngành điện tử Việt Nam xuất khẩu 3,4 tỉ đôla Mỹ, tăng 39,4% so với năm 2009. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam từ đầu năm đến ngày 15/4/2012 đạt trên 3 tỷ USD, tăng 161,5% so với cùng kỳ năm ngoái, xếp thứ hai sau dệt may trong 10 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Hiện cả nước có gần 500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, trong đó, khoảng 1/3 là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng khoảng 250.000 lao động, đáp ứng được nhu cầu trong nước với các loại sản phẩm điện tử, điện lạnh, công nghệ thông tin - viễn thông thông dụng với tốc độ tăng trưởng bình quân 20 - 25%/năm.

Kết luận:Ngành điện tử của Việt Nam đang trên quá trình hội nhập kinh tế thế

giới có những thuận lợi cũng như những khó khăn.Các doanh nghiệp cần cập nhật, nắm bắt những cơ hội tốt nhằm phát triển ngành.Bên cạnh đó, việc tìm hiểu những

khó khăn hiện thời, đưa ra những giải pháp cũng giúp phần nào hạn chế những bất trắc mà ngành đang gặp phải.

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w