1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xu hướng tất yếu của toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế trong thời đại ngày nay cơ hội và thách thức đối với VN

10 3,6K 88

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 20,59 KB

Nội dung

Các nhân tố dẫn đến tiến trình toàn cầu hoá kinh tế: Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất; quá trình chuyên môn hóa, hợp tác hóa sản xuất và phân công lao động đã vượt khỏi tầm

Trang 1

Đề: Xu hướng tất yếu của toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế trong thời đại ngày nay? Cơ hội và thách thức đối với VN

I XU HƯỚNG TẤT YẾU CỦA TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP

KINH TẾ QUỐC TẾ

Xu hướng toàn cầu hóa

Toàn cầu hoá là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tố chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá kinh tế v.v trên quy mô toàn cầu Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hoá thương mại hay “tự do thương mại” nói riêng Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại kĩ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá

Các nhân tố dẫn đến tiến trình toàn cầu hoá kinh tế:

Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất; quá trình chuyên môn hóa, hợp tác hóa sản xuất và phân công lao động đã vượt khỏi tầm tay của từng nước

Hai là, sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, nhất là sự phát triển nhảy vọt về thông tin liên lạc, giao thông, đặc biệt là sự ra đời của công nghệ thông tin

Ba là, nhu cầu mở mang thị trường, xuất khẩu tư bản, sự di cư 0 ạt về lao động Bốn là, sự hòa hợp và tham gia rộng rãi vào các hoạt động quốc tế của các quốc gia, đặc biệt là các nước thứ ba

Năm là, sự phát triến và phố cập của kinh tế thị trường và cơ chế thị trường

Sáu là, Sự xuất hiện của các công ty xuyên quốc gia, các tổ chức quốc tế về thương mại và tài chính, sự hình thành các hệ thống tài chính, ngân hàng quốc tế, tạo ra

Trang 2

khối lượng giao dịch tiền tệ, hàng hóa khổng lồ.

Quá trình diễn ra toàn cầu hoá kinh tế: Toàn cầu hóa kinh tế nảy sinh rất sớm và

dần dần phát triển, để rồi tạo ra những bước phát triển nhảy vọt như hôm nay Ngay từ đầu thế kỷ XVI - XVII - XVIII với sự giao thương giữa các quốc gia, đã hình thành dần các nhân tố quốc tế hóa kinh tế Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã khẳng định: “Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tụ’ cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc”

Toàn cầu hóa kinh tế khởi nguồn từ trao đổi thương mại, dần dần phát triển sang nhiều lĩnh vực khác như sản xuất, dịch vụ, đầu tư, môi trường, xã hội Nó thu hút tất cả các nền kinh tế của các quốc gia, không phân biệt giàu, nghèo, phát triển hay chưa phát triển, quốc gia lớn và cả quốc gia bé, các nước có chế độ chính trị khác nhau

Toàn cầu hóa kinh tế làm cho các mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia gắn bó với nhau, phụ thuộc vào nhau, tác động lẫn nhau Thông qua toàn cầu hóa mà nền kinh

tế các nước tạo ra những lợi thế mới đế thúc đấy lực lượng sản xuất, kỹ thuật công nghệ phát triển từ đó làm cho nền kinh tế của từng nước có thể vượt qua các thế yếu của mình mà tạo ra lợi thế mới và thế mạnh mới Nhưng ngược lại toàn cầu hóa cũng có thể làm cho nền kinh tế của từng nước, từ chỗ có lợi thế so sánh, từ chồ có thế mạnh lại trở thành nền kinh tế yếu kcm, không có lợi the, nếu bỏ lỡ thời cơ

Toàn cầu hóa kinh tế cũng dẫn đến xu thế khu vực hóa kinh tế Khu vực hóa kinh

tế thực chất là sự tập hợp lực lượng của các nền kinh tế khu vực

để hỗ trợ nhau tạo ra sức mạnh của từng khu vực kinh tế thích ứng với toàn cầu hóa

Trang 3

kinh tế Hiện tượng này chính là sự thế hiện sinh động, đa dạng mà thống nhất của toàn cầu hóa Chúng ta có thể kể ra đây rất nhiều khu vực kinh tế như : ASEAN, Đại Tây Dương, EU, Bắc Phi, APEC, FTAA, Ấn Độ Dương

Xu thế toàn cầu hóa kinh tế được thể chế hóa thành nhiều văn bản mang tính quốc

tế như các công ước, hiệp định quốc tế và được tổ chức thành các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính - tiền tệ Đây là một quá trình đấu tranh gay gắt kéo dài của các nền kinh tế của các quốc gia, giữa nước nghèo và nước giàu nhằm vừa bảo vệ lợi ích kinh tế của quốc gia mình vừa hòa thuận để cùng phát triển, cạnh tranh và sinh tồn

Xu hướng hội nhập Kinh Tế quốc tế

Phép biện chứng đã khẳng định: các sự vật, các hiện tượng, các quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, và cũng đồng thời khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của các mối liên

hệ đó

Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất - thế giới vật chất Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau theo những quan hệ xác định Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới Do đó mọi mối liên hệ đều mang tính khách quan, là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng

Mối liên hệ không chỉ mang tính khách quan, mà còn mang tính phổ biến Bởi lẽ,

Trang 4

bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật hiện tượng khác Không có sự vật hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ Trong thời đại ngày nay không một quốc gia nào không có quan hệ, không có liên hệ với các quốc gia khác về mọi mặt của đời sống xã hội Chính vì thế mà hiện nay trên thế giới đã và đang xuất hiện xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá mọi mặt của đời sống xã hội Nhiều vấn đề đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu như : đói nghèo, bệnh hiểm nghèo, môi trường sinh thái, dân số và kế hoạch hoá gia đình, chiến tranh và hoà bình Ngoài ra, mối liên

hệ được biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt, cụ thể theo điều kiện nhất định Song, dù dưới hình thức nào, chúng cũng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất

Mặt khác, mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt của

sự vật hiện tượng, mà sự vật hiện tượng luôn tồn tại và vận động không ngừng theo nhiều cách thức khác nhau Do đó mà mối liên hệ còn mang tính đa dạng Và trong mỗi sự vật hiện tượng có thể bao gồm rất nhiều loại mối liên hệ, chứ không phải chỉ có một cặp mối liên hệ xác định

“Toàn cầu hoá” là một xu hướng phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại, mà trước hết là tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi động Cách đây hơn 150 năm, Các Mác đã dự báo xu hướng này và ngày nay đã trở thành hiện thực Theo ông, toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế mới của quá trình phát triển kinh tế thị trường, phản ánh trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội mà ở đó, phân công lao động quốc tế và quốc tế hoá sản xuất trở thành phổ biến

Trong lịch sử, trước khi phương thức sản xuất TBCN ra đời, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, giao thông chưa phát triển, việc sản xuất và trao đổi hàng hoá còn bị giới hạn trong các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, năng suất thấp nên chưa có

Trang 5

thị trường thế giới theo nghĩa hiện đại Từ khi phương thức sản xuất TBCN ra đời, đặc biệt là từ khi diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp, đời sống kinh tế các nước

có sự thay đổi căn bản Tình trạng tự cấp, tự túc và bế quan toả cảng của các địa phương, các dân tộc trước kia được thay thế bằng sự sản xuất và tiêu dùng mang tính quốc tế Tuy nhiên, cho đến trước Thế chiến thứ 2, hình thức quốc tế hóa chủ yếu vẫn là phân công áp đặt trực tiếp, tức là các nước phát triển áp dụng chiến tranh xâm lược và bạo lực để thống trị các nước lạc hậu, bóc lột, vơ vét tài nguyên

và tiêu thụ hàng hoá Trong đó, mỗi nước đế quốc có một hệ thống thuộc địa riêng, phân công lao động và quốc tế hoá còn mang tính chất cát cứ, làm cho các nước lạc hậu không thoát khỏi tình trạng khó khăn trì trệ

Từ sau Thế chiến 2, do tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học - kỹ thuật, lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hết sức nhanh chóng Thêm vào đó là thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, làm cho hệ thống phân công lao động quốc tế theo lối áp đặt trực tiếp phải sụp đổ và thay thế bằng hệ thống phân công mới gọi là toàn cầu hoá kinh tế Toàn cầu hoá kinh tế là quá trình phát triển mới của phân công lao động và hợp tác sản xuất vượt ra khỏi biên giới một quốc gia vươn tới qui mô toàn thế giới, đạt trình độ chất lượng mới

Như vậy, toàn cầu hóa kinh tế là kết quả tất yếu của quá trình xã hội hoá sản xuất, của tốc độ phát triển nhanh của lực lượng sản xuất, bắt nguồn từ sự thúc đẩy của khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại, nó là kết quả tất yếu của sự phát triển sâu rộng nền kinh tế thị trường trên phạm vi toàn thế giới, sự gia tăng phân công lao động quốc tế, sự mở rộng hơn nữa trong không gian và thời gian các mối quan

hệ giao lưu phổ biến của loài người và sự hiện diện nóng bỏng của những vấn đề toàn cầu cấp bách Nói cách khác, nó là kết quả của các quá trình tích luỹ về số lượng đã tạo ra một khối lượng tới hạn để số lượng biến thành chất mới; xu hướng

Trang 6

quốc tế hóa, khu vực hoá đã chuyển thành xu hướng toàn cầu hoá trong thời đại ngày nay Nó là một trong những xu thế lịch sử tất yếu do quy luật phát triển của lực lượng sản xuất chi phối

Và trong đó đặc trưng nổi bật của toàn cầu hoá kinh tế là nền kinh tế thế giới tồn tại và phát triển như một chỉnh thế, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận, có quan

hệ tương tác lẫn nhau, phát triển với nhiều hình thức phong phú Tham gia toàn cầu hoá kinh tế, các quốc gia vẫn hoàn toàn độc lập về chính trị, xã hội, vẫn là các chủ thế tự quyết định ý thức hệ, vận mệnh và con đường phát triển của mình Toàn cầu hoá kinh tế làm cho các quốc gia ngày càng phụ thuộc vào nhau về vốn, kỹ thuật, công nghệ, nguyên liệu và thị trường Đến nay toàn cầu hoá kinh tế đã cuốn hút nhiều quốc gia ở khắp các châu lục, đã có 27 tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu

ra đời và hoạt động [ Thẩm Kỳ Như - Trung Quốc không làm bất tiên sinh Viện TTKH, Học viện CTQG HCM, H1999, tr358-359 ] Đây là sự phát triển mới chưa từng có Lịch sử đã chứng tỏ không một quốc gia nào, dù lớn và giàu đến đâu, cũng không thể sản xuất được tất cả các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế Chúng ta không quên 100 năm về trước Trung Quốc đóng cửa nền kinh tế để rồi phải chịu sự thụt lùi về mọi mặt Thành tựu có được như ngày nay là nhờ vào mở cửa kinh tế.Như vậy rõ ràng xu thế này là xu thế phát triển tất yếu của thời đại không thể khác được Chỉ có những quốc gia nào nắm bắt nhịp xu thế này, biết tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức mới đứng vững và phát triển Cự tuyệt hay khước từ toàn cầu hoá kinh tế tức là tự gạt mình ra ngoài lề của sự phát triển

II NHẬN ĐỊNH VỀ NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Những cơ hội mà Việt Nam có được khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình “mở cửa” nền kinh tế, đưa các doanh nghiệp

Trang 7

trong nước tham gia tích cực vào cạnh tranh, quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta có cơ hội tích luỹ được những tiền đề, những điều kiện cho một trình độ phát triển mới Trước hết chúng ta có cơ hội thu hút vốn, khoa học, kỹ thuật công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý kinh tế từ bên ngoài và mở rộng thị trường để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển Tiếp đó hội nhập kinh tế tạo khả năng mở rộng thị trường ra nước ngoài trên cơ sở các hiệp định thương mại đã ký kết với các nước, trong khu vực và toàn cầu Tạo cơ hội giao lưu các nguồn lực của nước ta với các nước, bởi chúng ta

có nguồn nhân lực dồi dào, nhưng nếu không hội nhập thì việc sử dụng trong nước

sẽ bị lãng phí, kém hiệu quả Thông qua hội nhập ta có thể xuất khẩu lao động qua hợp đồng gia công hàng xuất khẩu Đồng thời tạo cơ hội để nhập khẩu lao động kỹ thuật cao, các công nghệ mới, các phát minh sáng chế mà ta chưa có Mặt khác, mở cửa và hội nhập quốc tế sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh hơn nữa quá trình cải cách, đổi mới xã hội, nhất là những cải cách về phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, điều chỉnh cơ cấu sản xuất trong nước, tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế để tham gia ngày càng nhiều hơn vào phân công lao động quốc tế và mở rộng quá trình dân chủ hoá xã hội Với một nền kinh tế yếu kém, nếu không tranh thủ được những cơ hội do toàn cầu hoá mang lại - dù là toàn cầu hoá đang do chủ nghĩa tư bản chi phối - thì chúng

ta không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội được Chỉ riêng vấn đề “học hỏi” chủ nghĩa

tư bản chứ chưa nói đến tranh thủ những nguồn lực, phương tiện vật chất cần thiết,

đã là một tất yếu khách quan, một yêu cầu bắt buộc đối với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước chậm phát triển và đang phát triển nói chung và ở nước ta nói riêng Bởi vì như Lênin đã nói : “chúng ta không hình dung một thứ chủ nghĩa

xã hội nào khác hơn là chủ nghĩa xã hội dựa trên cơ sở những bài học mà nền văn minh lớn của chủ nghĩa tư bản thu được” ( V.I Lênin, Toàn tập, NXB Tiến bộ, M,

Trang 8

1977, tr334).

Những thách thức mà chúng ta gặp phải trên con đường hội nhập

Tuy nhiên, toàn cầu hoá là một quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh vô cùng phức tạp Nó không chỉ đem đến cho chúng ta những cơ hội thuận lợi mà còn có cả những thách thức và khó khăn mới nảy sinh

Thách thức lớn nhất với nước ta là tình trạng thấp kém của nền kinh tế, khoảng cách về trình độ phát triển giữa ta với các nước trong khu vực và trên thế giới còn rất xa Học thuyết tự do mới về toàn cầu hóa đòi hỏi các quốc gia phải mở toang cửa nền kinh tế đất nước, phải thực hiện triệt để tự do hoá thị trường bên trong và bên ngoài, phải thả nổi tiền tệ, phải tư nhân hoá, phải giảm mạnh vai trò kiểm soát của Nhà nước theo hướng: “Nhà nước tối thiểu, thị trường tối đa” Vì vậy các doanh nghiệp trong nước phải chấp nhận tư cách thành viên cạnh tranh ngang bằng các nước khác Mà xu hướng tự do hoá thương mại quốc tế càng phát triển thì cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt Điểm đặc biệt là ta phải cạnh tranh ngay từ đầu, trên tất cả các mặt trận, với những thế lực mạnh hơn nhiều về thực lực và trình độ Tại diễn đàn Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XI, Thủ tướng Phan Văn Khải cũng nhiều lần nhấn mạnh : “Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam và nền kinh tế thua kém nhiều nước xung quanh là điều bất lợi lớn nhất khi hội nhập kinh

tế quốc tế” Hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đứng trước yêu cầu phải chuyển đổi

cơ cấu kinh tế, đầu tư theo chiều sâu để nền kinh tế đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế Bên cạnh đó, chúng ta đứng trước khó khăn rất lớn trong việc điều chỉnh hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách làm sao vừa bảo đảm cho đổi mới thành công, nền kinh tế phát triển bền vững; vừa phù hợp với cam kết quốc tế; lại

có khả năng khắc phục những tiêu cực, rủi ro do hội nhập đem lại Nhìn chung, nếu không vượt qua được những thách thức này, chúng ta không thể có chủ nghĩa xã

Trang 9

hội trong thực tế Mặt khác, toàn cầu hoá đang bị chủ nghĩa tư bản chi phối trên các lĩnh vực : thị trường, khoa học - công nghệ và vốn Các nước tư bản đang mưu toan ding những lợi thế này để gây sức ép đối với chúng ta Thực tế này đe doạ tấn công vào chủ quyền quốc gia, là xói mòn các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, đe doạ sự ổn định về kinh tế và xã hội của đất nước Hơn bao giờ hết, chúng ta cần tỉnh táo trong từng bước hội nhập, cần phân tích tính hai mặt của toàn cầu hoá để nhận thức được những mặt, những xu hướng, những tác động, những quy luật vận động của nó Trên cơ sở đó chủ động tìm ra con đường, cách thức biện pháp phù hợp trong từng bước hội nhập để tiếp tục con đường phát triển theo định

Ngày đăng: 18/06/2015, 02:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w