1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thảo luận học phần phương pháp nghiên cứu khoa học chủ Đề yếu tố tác Động Đến quyết Định sử dụng dịch vụ kinh tế Đêm của sinh viên trường Đại học thương mại

61 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 707,25 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA TIẾNG ANH BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Chủ đề: Yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ kinh tế đêm của sinh viên Trường Đạ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA TIẾNG ANH

BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Chủ đề: Yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ kinh tế đêm của sinh viên

Trường Đại học Thương mại.

Trang 2

8 Nguyễn Thị Quỳnh Anh 23D170170

9 Nguyễn Việt Thảo Anh 23D170171

Trang 3

16 Vương Bảo Châu 23D170229

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU………

8 LỜI CẢM ƠN

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

1.1 Tuyên bố về đề tài nghiên cứu

2 Mục đích của nghiên cứu

3 Mục tiêu nghiên cứu

4 Câu hỏi nghiên cứu

5 Đối tượng nghiên cứu

6 Phạm vi nghiên cứu

7 Phương pháp nghiên cứu

8 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1 Tổng quan nghiên cứu

2 Các khái niệm và vấn đề liên quan đến đề tài

2.1 Khái niệm “quyết định tiêu dùng”

2.2 Khái niệm “dịch vụ”

2.3 Khái niệm “kinh tế đêm” ( Night-time economy )

3 Ý nghĩa của dịch vụ kinh tế đêm:

4 Giả thuyết nghiên cứu

5 Mô hình nghiên cứu

5.1 Mô hình nghiên cứu lý thuyết

5.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Tiếp cận nghiên cứu

2 Thiết kế nghiên cứu

2.1 Phương pháp chọn mẫu

2.2 Thu thập dữ liệu

2.3 Nhập và làm sạch dữ liệu

3 Xử lý và phân tích dữ liệu

3.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phương pháp Cronbach’s Alpha

3.2 Đánh giá giá trị thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA

3.3 Phân tích hồi quy

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

1.Đặc điểm mẫu khảo sát:

2 Phân tích thống kê mô tả

Trang 5

2.1 Giới tính

2.2 Niên khóa

2.3 Chuyên ngành

Bảng 4: Thống kê người tham gia khảo sát theo chuyên ngành

- Theo bảng thống kê cho thấy, đa số sinh viên Ngành NNA trả lời bảng hỏi, cụ thể với 47,9% trong tổng số lượng sinh viên tham gia bảng khảo sát

2.4 Tần suất

2.5 Khu vực

2.6 Loại hình

3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Bảng 3.8 Tổng hợp lại kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo

4 Phân tích nhân tố khám phá

5 Phân tích hồi quy tuyến tính

Hình 1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

a, Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram

b, Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot

c, Biểu đồ Scatter Plot kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính

6 Test khuyết tật

7 Đánh giá chung và kết luận rút ra từ nghiên cứu

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (NGẮN GỌN)

1 Các phát hiện chính

2 Khuyến nghị và giải pháp Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu về quyết định sử dụng dịch vụ kinh tế đêm của sinh viên Đại học Thương Mại, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giúp phát triển dịch vụ kinh tế ban đêm:

3 Hạn chế của nghiên cứu

Phụ lục 1: Phiếu hỏi khảo sát

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Hình thức thu thập dữ liệu……….…… 28

Bảng 2: Thống kê người tham gia khảo sát theo giới tính……… 28

Bảng 3: Thống kê người tham gia khảo sát theo niên khoá……… 29

Bảng 4: Thống kê người tham gia khảo sát theo chuyên ngành……… …………29

Bảng 5: Thống kê người tham gia khảo sát theo tần suất……….…… 30

Bảng 6: Thống kê người tham gia khảo sát theo khu vực……….….30

Bảng 7: Thống kê người tham gia khảo sát theo loại hình……… ….30

Bảng 8: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Địa điểm” 32

Bảng 9: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Cơ sở vật chất” 32

Bảng 10: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Truyền thông” ………… ……

33 Bảng 11: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Chất lượng dịch vụ” 33

Bảng 12: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Giá cả” 34

Bảng 13: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “An toàn xã hội” 34

Bảng 14: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Quyết định” ……….

…… 35

Bảng 15: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett’s Test……….

… 36

Bảng 16: Phương sai trích……… …37

Bảng 17: Ma trận xoay nhân tố ……… ……… 37

Trang 7

Bảng 18: KMO and Bartlett's

Test……… 38

Bảng 19: Phương sai trích……… …38

Bảng 20: Ma trận xoay nhân tố……… 39

Bảng 21: Kết quả phân tích EFA……… ………40

Bảng 22: Kết quả phân tích hồi quy……… 42

Bảng 23: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ANOVA……….42

Bảng 24: Kết quả phân tích hồi quy đa biến Coefficients……….43

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Nghiên cứu khoa học là quá trình hệ thống hóa, phân tích, và khám phá các vấn

đề, hiện tượng, hoặc câu hỏi bằng cách sử dụng phương pháp khoa học Quá trình nàybao gồm việc thu thập thông tin, dữ liệu, thực hiện thí nghiệm (nếu cần), phân tích dữliệu, và rút ra các kết luận có tính khách quan dựa trên bằng chứng, kết quả thu thập.Mục tiêu của nghiên cứu khoa học là tạo ra kiến thức mới, giải quyết vấn đề, hoặccung cấp thông tin hữu ích cho cộng đồng Từ đó nghiên cứu khoa học đã được ứngdụng thành môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong các trường đại học để sinhviên có thể tiếp cận và rèn luyện, đặc biệt là có thể phục vụ cho các đề tài hay cuộc thinghiên cứu khoa học sau này

Tham gia nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Các yếu tố tácđộng đến quyết định sử dụng dịch vụ kinh tế đêm của sinh viên trường Đại họcThương mại” Xuất phát từ nhu cầu thực tế như giải trí, chất lượng dịch vụ, hay chiphí và nhiều yếu tố khác nữa, chúng đều đóng vai trò quan trọng trong việc quyết địnhtiêu dùng kinh tế đêm của sinh viên Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về những yếu tố này

và cách chúng ảnh hưởng đến sự lựa chọn của sinh viên trường Đại học Thương mạitrong việc chi tiêu sử dụng dịch vụ kinh tế đêm thông qua việc thiết lập bảng hỏi vàkhảo sát, từ đó nhận xét, đánh giá nhằm đưa ra giải pháp thúc đẩy nền kinh tế đêm,phát triển các dịch vụ đêm và cải thiện những yếu tố chưa hợp lý trên địa bàn thànhphố Hà Nội

Trang 9

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Các yếu tố tác động đến quyết địnhtiêu dùng dịch vụ kinh tế đêm của sinh viên trường Đại học Thương mại”, nhóm đãnhận được sự giúp đỡ, chỉ dạy của T.S Phạm Thị Minh Uyên để hoàn thành bàinghiên cứu này, nhóm xin chân thành cảm ơn cô Đồng thời, nhóm cũng xin gửi lờicảm ơn tới tập thể sinh viên trường Đại học Thương mại đã dành thời giúp đỡ nhómthu thập dữ liệu và khảo sát phục vụ cho quá trình nghiên cứu Qua học tập và nghiêncứu đề tài, chúng tôi phần nào đã có thêm cho mình những kiến thức bổ ích và quýgiá, là hành trang để chúng tôi phát triển trên chặng đường sắp tới

Dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, nhưng vẫn còntồn tại một số thiếu sót và hạn chế do còn thiếu kinh nghiệm, nhóm rất mong nhậnđược ý kiến đóng góp và bổ sung ý kiến của các thầy cô và các bạn học

Trang 10

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Ngày nay, mô hình kinh tế đêm được coi là dịch vụ phổ biến rộng rãi Sử dụngdịch vụ kinh tế đêm không phải là điều hoàn toàn mới mẻ, mà đã trải qua khoảng thờigian rất lâu trước đây; hơn nữa, mô hình này còn ngày càng khẳng định vị thế, tầmquan trọng trong nền kinh tế toàn cầu Khi tham gia du lịch tại một quốc gia bất kì,các trung tâm hoạt động vào buổi tối mới là nơi thu hút nhiều du khách nước ngoài -góp phần không nhỏ vào sự nổi tiếng của địa điểm đó Trong khi đối với các quốc giaphương Tây như: Vương quốc Anh, Đức, Pháp,…, khái niệm kinh tế ban đêm khôngcòn xa lạ đối với họ, tuy nhiên, điều này lại khá mới mẻ với Việt Nam và đang dầnnhận được sự chú trọng trong thời gian gần đây Nhờ có sự hoà nhập ngày một tốthơn, kinh tế ban đêm hiện được tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để có thể phát triển.Nguyên do là nó đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúpcho nền kinh tế được phong phú hoá, thoát khỏi những bó buộc, ràng buộc về khuônmẫu các loại hình kinh tế truyền thống Không chỉ vậy, nó còn củng cố tích cực vềmặt tinh thần cho những vị khách du lịch, cho những người dân địa phương khi thamgia sử dụng dịch vụ kinh tế ban đêm Nếu mô hình này được áp dụng rộng rãi ở nước

ta, nó sẽ mang lại rất nhiều giá trị cả vật thể và phi vật thể Điều đó cũng đồng nghĩavới việc các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ được hấp dẫn bởi tiềm năng lớn của sựphát triển mô hình dịch vụ này

Các hoạt động kinh tế ban đêm vốn đã đòi hỏi cao về chất lượng cơ sở vật chất,

cơ sở hạ tầng để có thể đáp ứng nhu cầu của những cá nhân tham gia sử dụng dịch vụ.Vậy nên, thành phố lớn, sầm uất, hiện đại - Thủ đô Hà Nội đã kiến tạo mô hình dịch

vụ thông qua các hoạt động như tổ chức sự kiện “đếm ngược” chào năm mới hàngnăm, mở các cung đường phố đi bộ, kinh doanh ẩm thực, vui chơi giải trí, Thếnhưng, chúng chưa thực sự mang lại lợi nhuận lớn hay “cú bùng nổ” phát triển kinh tếtăng vọt

Bên cạnh đó, kinh tế ban đêm vẫn là “con dao hai lưỡi” khi tiếp cận tới giới trẻnói chung và sinh viên trường Đại học Thương mại nói riêng bởi những ảnh hưởngtích cực lẫn tiêu cực đều có khả năng tác động vào thành phần người sử dụng dịch vụnày Vậy nên, việc quyết định sử dụng mô hình dịch vụ kinh tế đêm của sinh viêntrường Đại học Thương mại rất dễ bị lay động

Trang 11

1.1 Tuyên bố về đề tài nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khám phá những yếu tố tác động tới việcquyết định sử dụng dịch vụ kinh tế ban đêm của toàn thể sinh viên trường Đại họcThương mại Phạm vi của nghiên cứu được thực hiện là những bạn, anh/chị K59, K58,K57, K56 đến từ tất cả các khoa/viện trong trường Đại học Thương mại Kết quả màcuộc nghiên cứu mang lại cho thấy việc quyết định sử dụng mô hình dịch vụ kinh tếđêm bị tác động mạnh mẽ bởi các yếu tố: lợi ích tiêu dùng, cảm nhận và quy chuẩnchủ quan Đồng thời, kết quả này góp phần giúp cho Nhà nước và các doanh nghiệpkhởi xướng mô hình dịch vụ có cái nhìn tổng thể, giúp họ đề ra những quyết định,chính sách hợp lý để mô hình này có cơ hội bộc lộ tiềm năng vốn có

2 Mục đích của nghiên cứu

Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụngdịch vụ kinh tế đêm của giới trẻ, từ đó rút ra một số giải pháp cải thiện chất lượng dịch

vụ cho Nhà nước và doanh nghiệp, làm nên động lực đưa nền kinh tế về đêm ngàycàng tiến bộ hơn

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêudùng dịch vụ kinh tế đêm của người tiêu dùng

4 Câu hỏi nghiên cứu

a Câu hỏi tổng quát

- Những nhân tố nào có tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ kinh tế đêm của sinh viên Đại học Thương mại ?

Trang 12

- Yếu tố chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng dịch vụ kinh

tế đêm của sinh viên trường Đại học Thương Mại không?

- Yếu tố giá cả có ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng dịch vụ kinh tế đêm của sinh viên trường Đại học Thương Mại không?

- Yếu tố an toàn xã hội có ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng dịch vụ kinh tế đêm của sinh viên trường Đại học Thương Mại không?

5 Đối tượng nghiên cứu

● Đối tượng phân tích: là các yếu tố tác động đến tiêu dùng dịch vụ kinh tế đêm

● Đối tượng khảo sát: sinh viên trường Đại học Thương mại đã từng sử dụng dịch vụ kinh tế đêm

6 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Trường Đại học Thương mại

- Thời gian: 03/03/2024 - 09/03/2024

- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên Trường Đại học Thương mại

7 Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng: Thông qua việc gửi link khảo sátqua nền tảng trực tuyến nhằm hướng đến sinh viên đại học Thương mại, thựchiện hoàn thành bảng hỏi khảo sát để đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo củacác biến

- Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu:

● Thu thập dữ liệu thứ cấp: giáo trình, các bài báo, tạp chí,

● Thu thập dữ liệu sơ cấp: Khảo sát để thu thập thông tin

Trang 13

- Sử dụng phương pháp xử lý thông tin: xử lý các thông tin thu được từ 2phương pháp định tính và định lượng nhằm đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, chỉ ranhững sai lệch đã mắc phải trong quan sát, thực nghiệm, đồng thời đánh giáảnh hưởng của những sai lệch ấy, mức độ có thể chấp nhận trong kết quảnghiên cứu.

8 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Từ việc nghiên cứu những yếu tố tác động đến quyết định chi tiêu và sử dụngdịch vụ kinh tế đêm của người tiêu dùng, đại diện cụ thể là sinh viên trường Đại họcThương mại, ta thu thập được nguồn dữ liệu đáng quý, đánh giá được các yếu tố tácđộng mạnh và yếu nhất tới tâm lý người tiêu dùng, từ đó đưa ra giải pháp nhằm thúcđẩy nền kinh tế đêm, phát triển các dịch vụ đêm và cải thiện những yếu tố chưa hợp lýtrên địa bàn thành phố Hà Nội

Tài liệu tham khảo:

1 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ kinh tế đêm của giới trẻ

2 Giải pháp phát triển kinh tế tại TP.HCM

Trang 14

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1 Tổng quan nghiên cứu

Bảng tổng quan nghiên cứu, tổng hợp các bài nghiên cứu cùng đề tài mà chúngtôi đã thu thập được:

STT

Bài nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu Kết quả

Kết quả nghiên cứu cho thấy 6 yếu tố ảnhhưởng đến việc phát triển kinh tế đêm tạithành phố Hồ Chí Minh theo thứ tự giảmdần

của khách hàng khi lựa

chọn địa điểm mua sắm

ngành hàng FMCG tại

Nghiên cứuđịnh tính vànghiên cứu

Vị trí, cơ sở vật chất, chính sách khuyếnmại, nhân viên và chăm sóc khách hàngđược xác định là các yếu tố ảnh hưởng đến

sự hài lòng của khách hàng khi lựa chọnnơi mua sắm hàng FMCG “Cơ sở hạ tầng

và tiện ích” và “Vị trí” là thuộc nhóm khíacạnh tác động đến sự hài lòng của kháchhàng Khách hàng càng hài lòng khi chấtlượng cơ sở hạ tầng và tiện ích được cảithiện Ngoài ra nghiên cứu còn chỉ ra được

Trang 15

2

Hải Phòng (Đoàn Ngọc

Quỳnh Anh, Vũ Đức

Phước, Phạm Minh Thư,

Chu Phan Quang Tiến,

Nguyễn Thị Lê Hằng)

định lượng thêm 3 yếu tố để cải thiện trải nghiệm mua

sắm của khách hàng đó là yếu tố: chínhsách khuyến mại, nhân viên và cơ sở hạtầng và tiện ích

3

Thực trạng phát triển

kinh tế ban đêm ở Việt

Nam 2022(TS.Trần Thị Nguyệt

Cầm, ThS.Đỗ Thị Thanh

Lan, ThS Lê Thị Khánh

Như)

Nghiên cứuđịnh tính

Động cơ nội tại (các kiến thức điểm đến vàsản phẩm du lịch; thái độ và nhận thức;kinh nghiệm các chuyến đi trong quá khứ,điều kiện gia đình và công việc; sở thích

và lối sống của họ), Hình ảnh điểm đến,Truyền thông(thông tin tiếp cận), Nguồntham khảo, Giá tour, Kinh nghiệm của dukhách Giá cả và quyết định lựa chọn cóảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọnđiểm đến của du khách nội địa đến PhúQuốc có mối quan hệ nghịch Nếu giá tourcàng cao thì khách cảng phải cân nhắctrong việc đưa ra quyết định lựa chọn đi dulịch đối với điểm đến này

Trên cơ sở nghiên cứu và thực hiệnnghiên cứu từ kết quả thu được, nhómnghiên cứu rút ra một số kết luận như sau:(1) Để phát triển kinh tế đô thị nói chung

và ngành du lịch đêm nói riêng phải hội tụnhiều yếu tố: nguồn lực, cơ sở hạ tầng, cơ

sở vật chất, an ninh chính trị, an toàn xãhội, nhận thức của người dân và chínhsách hỗ trợ phát triển trình độ kỹ thuật.(2) Cần đánh giá tiềm năng và thực trạngphát triển kinh tế đô thị ở thành phố HàNội

Trang 16

4

Các yếu tố quyết định sự

phát triển bền vững của

nền kinh tế ban đêm tại

Hà Nội, Thủ đô của Việt

Nam 2023(Nguyễn Ngọc Sơn,

Nguyễn Thị Phương Thu,

Ngô Quốc Dũng, Bùi Thị

Thanh Huyền, Vũ Ngọc

Xuân)

Nghiên cứuđịnh tính vànghiên cứuđịnh lượng

(3) Nghiên cứu đưa ra định hướng ưu tiênphát triển các loại hình dịch vụ về đêm nhưdịch vụ vui chơi giải trí (khu vui chơi giảitrí, ngắm cảnh sông nước) bằng thuyền, xeđiện, xích lô, xe đạp…) siêu thị, cửa hàng,chợ đêm; nhà hàng, quán ăn đường phố;dịch vụ cà phê và nước giải khát; quán bar

và vũ trường; dịch vụ massage và làm đẹp,v.v

(4) Nhìn chung, nền kinh tế ban đêm nêntập trung vào các khu vực trung tâm thànhphố có thể thúc đẩy sự phát triển của nềnkinh tế địa phương

(5) Nhóm nghiên cứu đề xuất 6 nhóm giảipháp về bản đồ địa lý kinh tế ở Hà Nội.Thành phố Hà Nội:

+ Giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sáchphát triển địa kinh tế trên địa bàn Thànhphố Hà Nội

+ Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lýphục vụ phát triển kinh tế tiền thị trường(phân cấp )

+ Giải pháp nâng cao nhận thức về pháttriển kinh tế tiền thị trường

+ Giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn xã hộicho phát triển kinh tế tiền thị trường ởThành phố Hà Nội

+ Giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụphát triển kinh tế đô thị trên địa bàn thànhphố Hà Nội

+ Các giải pháp khác liên quan đến pháttriển địa kinh tế trên địa bàn thành phố Hà

Trang 17

5

Yếu tố ảnh hưởng kinh tế

đêm phát triển: nghiên

cứu trường hợp tại thành

phố Đà Nẵng, Việt Nam

(Tuấn Anh Lê, Vũ Phan

Gia Anh, Trầm Nguyễn

Thị Huyền, Nguyễn

Minh Quân)

Nghiên cứuđịnh tính vànghiên cứuđịnh lượng

- Việc quản lý và xây dựng bảng định giádịch vụ trên địa bàn khá tốt, không có nơinào

du khách đánh giá cao mức độ công khaigiá dịch vụ như ở Đà Nẵng Đây gần như

là yếu tố kéo khách du lịch quay trở lạiđây nữa

- Hai yếu tố tài nguyên thiên nhiên và sựphát huy, chia sẻ không ảnh hưởng đến sựphát triển của

kinh tế ban đêm trong bối cảnh thành phố

Đà Nẵng

6

Phân tích các yếu tố ảnh

hưởng đến việc lựa chọn

điểm đến phú quốc của

khách du lịch nội địa

(Nguyễn Thị Bình)

Nghiên cứuđịnh tính

- Thuận lợi:

1 Góp phần tái cấu trúc ngành côngnghiệp, tái thiết và phát triển khu vực đôthị

2 Có nhiều tài nguyên du lịch đang ngàycàng trở thành điểm đến ưa thích và thuhút các du khách quốc tế, => Nuôidưỡng ngành du lịch

3 Tạo công ăn việc làm mới cho người laođộng Việt Nam => duy trì ổn định xã hội

4 Việt Nam có nền chính trị ổn định làtiềm năng cho phát triển kinh tế ban đêm

5 Cả nước có khoảng 20 chợ đêm phục vụ

du lịch và khoảng 1000 trong tổng số 2300cửa hàng tiện lợi hoạt động 24/24 giờ

Trang 18

Thi Phuong Nga, Hoang

Van Hao 2023)

Phươngpháp tổnghợp, phântích số liệuthứ cấp vàkhảo sátbằng bảngcâu hỏi

Có 5 yếu tố ảnh hưởng:

(1) môi trường(2) văn hóa và dịch vụ(3) cơ sở hạ tầng (4) an ninh(5) chính sách phát triển du lịch Mỗi nhóm yếu tố có tác động khác nhauđến sự phát triển du lịch đêm dựa vào cộngđồng ở Sa Pa Trong đó, có 2 nhóm yếu tốảnh hưởng là “an ninh” và “cơ sở hạ tầng”của điểm đến có tác động mạnh mẽ đến sựphát triển du lịch đêm dựa vào cộng đồng.Nhóm yếu tố môi trường có tác động nhỏnhất

NTEVI là một công cụ mạnh mẽ để theodõi sự phát triển của Nền kinh tế ban đêm(NTE) ở nhiều cấp độ khác nhau, cung cấpnhững hiểu biết sâu sắc có giá trị cho việcxây dựng chính sách, phân bổ nguồn lực

Trang 19

8

Chỉ số hoạt động kinh tế

đêm: Khung mẫu và dẫn

chứng ( Vera Shanshan Lin,

Yuan Qin, Tianyu Ying,

Shujie Shen,Guangming

Lyu)

Nghiên cứuđịnh lượng

và đánh giá chính sách ở tỉnh Chiết Giang

Nó cũng mô tả các mô hình phục hồi sauđại dịch Chỉ số này cho thấy sự phát triểnNTE khu vực mất cân bằng ở tỉnh ChiếtGiang, với các phân tích tiếp theo nêu bậtcác vấn đề cơ bản Các nhà chức trách cóthể sử dụng những kết quả này để soạnthảo các chính sách phát triển hiệu quả.Các phân tích theo ngành, thời gian và khuvực của NTEVI có thể nâng cao hiểu biết

về hiệu quả hoạt động và khả năng cạnhtranh của NTE trong khu vực Những lĩnhvực hoạt động kém có thể được xác định

để cải thiện, trong khi những lĩnh vực hoạtđộng hiệu quả cao có thể được tăng cường

để tăng cường khả năng cạnh tranh.NTEVI, kết hợp dữ liệu lớn và số liệuthống kê truyền thống, cung cấp mộtkhuôn khổ đáng tin cậy để đo lường sứcsống của NTE ở cấp khu vực và có thểđược sử dụng làm đại diện cho các chỉ sốkinh tế

Một số giải pháp phát

triển cho ngành kinh tế

đêm ở Việt Nam 2022

- Việt Nam đã có các khu chợ đêm hoặcphố ăn đêm, một số chuỗi cửa hàng tiện lợi

mở cửa 24/24, những tuyến phố mang nétđặc trưng như Tạ Hiện (Hà Nội), hay BùiViện (TP Hồ Chí Minh) Việt Nam còn có

Bà Nà Hills ở Đà Nẵng có thể đón kháchlúc nửa đêm và Vòng quay Mặt trời ở

Trang 20

9 (TS.Lê Chí Phương,

CN.Lê Thị Trúc Phương,

TS.Nguyễn Danh Nam)

định lượng thành phố này có thể quay suốt đêm, cùng

một số công viên giải trí; chợ nổi Cái Răng

- nét văn hóa đặc trưng miền Tây sôngnước; chợ đêm Đà Lạt - nét văn hóa vùngđất cao nguyên sẵn sàng phục vụ mọi dukhách chưa ngủ

10

Phát triển: nghiên cứu

trường hợp tại thành phố

Bắc Giang, Việt Nam

(Do Anh Tai, Dr

Nguyen Thi Thu

Thuong , Hoang Mai

Phuong)

Nghiên cứuđịnh lượng

Các yếu tố có tác động sâu sắc đến tăngtrưởng kinh tế ban đêm phát triển dịch vụ

ở Bắc Giang là “An toàn cho người laođộng” và “Cơ sở hạ tầng và dịch vụ tiệních công cộng” Theo đó, các vấn đề đượcđặt ra mà chính quyền địa phương vàngười dân tỉnh Bắc Giang cần quan tâm đểphát triển với tốc độ và tính bền vững củanền kinh tế dịch vụ ban đêm ở đây baogồm: Cơ sở hạ tầng như hệ thống giaothông, chiếu sáng, hệ thống vệ sinh, thôngtin hệ thống công nghệ, hệ thống giải trí,chuỗi ẩm thực và khu mua sắm; an toàncho cộng đồng như giảm tiếng ồn, quyđịnh sử dụng rượu bia, an ninh trật tự, chấtlượng không khí, cảnh báo nguy cơ tộiphạm, bảo tồn và nâng cao đời sống tinhthần cho người dân mọi người Nghiên cứunày cũng là cơ sở quan trọng để tỉnh BắcGiang triển khai các chính sách mới nhằm

hỗ trợ và thúc đẩy phát triển nhanh chóng

và phát triển dịch vụ kinh tế ban đêm bềnvững

2 Các khái niệm và vấn đề liên quan đến đề tài

2.1 Khái niệm “quyết định tiêu dùng”

Quyết định tiêu dùng là quá trình chọn lựa và đưa ra quyết định về việc muahoặc sử dụng hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu và mong muốn cá nhân hoặc

Trang 21

gia đình Người tiêu dùng được coi là người mua hoặc sử dụng hàng hóa và dịch vụcho mục đích tiêu dùng, không phải cho mục đích kinh doanh

Quyết định mua sản phẩm chính là một dạng ý định, nó là việc mà một cá nhân

sẽ có những dự tính, kế hoạch để thực hiện mua sắm, sử dụng một dịch vụ của một tổchức nào đó trong một khoản thời gian nhất định, ý định mua sản phẩm là dự báo chohành vi mà một cá nhân sẽ thực hiện mua sản phẩm, ý định mua có được từ việc nhậnthức những tính năng, đặc điểm nổi bật của sản phẩm

2.2 Khái niệm “dịch vụ”

Dịch vụ là một quá trình giao dịch, mà trong đó hàng hóa là sản phẩm vô hình,được chuyển từ người bán sang người mua một cách đồng thời, để đáp ứng nhu cầu và

sự kỳ vọng của người tiêu dùng

Dịch vụ liên quan chặt chẽ đến các nhu cầu, sự kỳ vọng cá nhân và mỗi kháchhàng đều có tiêu chuẩn riêng để đánh giá chất lượng dịch vụ Do đó, chất lượng dịch

vụ không thể đồng nhất, chính là một trong những đặc điểm tiêu biểu của dịch vụ.Dịch vụ là sợi dây liên kết, giúp cho người cung cấp và người tiêu dùng, các ngành

kinh tế, các vùng miền trong nước và cả ở nước ngoài được kết nối lại gần nhau hơn

2.3 Khái niệm “kinh tế đêm” ( Night-time economy )

"Dịch vụ kinh tế đêm" (night-time economy) là tất cả những hoạt động dịch

vụ diễn ra sau 18 giờ tối hôm trước cho đến 6 giờ sáng hôm sau, bao gồm: mua sắmtại các chợ đêm, cửa hàng tiện lợi 24/24, ẩm thực, nghệ thuật, âm nhạc, các chươngtrình giải trí, lễ hội, sự kiện, cho tới các điểm du lịch chỉ mở cửa vào ban đêm

Dịch vụ kinh tế đêm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thu nhập và việclàm cho nhiều người Nó cung cấp sự linh hoạt cho người tiêu dùng và tạo điều kiệnthuận lợi cho các hoạt động kinh doanh diễn ra ngoài giờ làm việc thông thường

3 Ý nghĩa của dịch vụ kinh tế đêm:

Kinh tế đêm không những là một nguồn thu nhập chủ yếu mà còn có nhiều tácđộng tích cực đến cộng đồng và nền kinh tế

Sự phát triển của kinh tế đêm còn góp phần tích cực vào ngành du lịch và giáodục Các hoạt động ẩm thực và giải trí buổi tối không chỉ mang lại những trải nghiệmđặc biệt cho cộng đồng nơi đây mà còn thu hút khách du lịch từ xa, thúc đẩy ngành dulịch và tăng thu nhập cho doanh nghiệp nơi đây Điều này không những mở ra cơ hội

Trang 22

kinh doanh mới mà còn tạo ra điểm đến mới, làm phong phú văn hóa và tạo dựng uytín cho nơi đây.

Với sự phát triển của các dịch vụ kinh tế buổi tối, chất lượng sống của cộngđồng cũng được nâng cao đáng kể Việc có nhiều sự lựa chọn ẩm thực và giải trí buổitối không chỉ mang lại niềm vui và giải trí cho cư dân mà còn tạo ra nơi gặp gỡ xã hội,thúc đẩy sự kết nối giữa các thành viên cộng đồng

Mở rộng thời gian kinh doanh là một ưu thế lớn của kinh tế đêm Doanh nghiệp

có thể tận dụng thêm giờ buổi tối để cung cấp dịch vụ linh hoạt cho khách hàng, từnhà hàng, quán bar đến các cửa hàng mua sắm Điều này không chỉ tăng cơ hội kiếmtiền mà còn tạo ra sự linh hoạt cho người tiêu dùng

Kinh tế ban đêm không những mở ra những cơ hội việc làm mới cho người laođộng Việt Nam mà còn đóng góp quan trọng vào sự ổn định của xã hội Đặc biệt, sự

đa dạng và phong phú của các dịch vụ kinh tế ban đêm yêu cầu một lực lượng laođộng lớn, tạo nên một chu trình phát triển liên tục và không ngừng nghỉ, đóng góp vàoviệc duy trì hoạt động của nền kinh tế ở mức tối đa

Không những là một nguồn thu nhập lớn, kinh tế ban đêm còn đang định hình

và thúc đẩy sự phát triển của các ngành dịch vụ và du lịch trong nước Không chỉ vậy,kinh tế đêm còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới trong cách hoạt động kinhdoanh và dịch vụ Kết quả là, môi trường “thành phố 24h” được hình thành, hấp dẫnđầu tư và thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp và nhà đầu tư

4 Giả thuyết nghiên cứu

H1: Có sự tương quan giữa địa điểm và quyết định sử dụng dịch vụ kinh tế đêm của

sinh viên Trường Đại học Thương mại

H2: Có sự tương quan giữa cơ sở vật chất và quyết định sử dụng dịch vụ kinh tế đêm

của sinh viên Trường Đại học Thương mại

H3: Có sự tương quan giữa truyền thông và quyết định sử dụng dịch vụ kinh tế đêm

của sinh viên Trường Đại học Thương mại

H4: Có sự tương quan giữa chất lượng dịch vụ và quyết định sử dụng dịch vụ kinh tế

đêm của sinh viên Trường Đại học Thương mại

Trang 23

H5: Có sự tương quan giữa giá cả và quyết định sử dụng dịch vụ kinh tế đêm của sinh

viên Trường Đại học Thương mại

H6: Có sự tương quan giữa an toàn xã hội và quyết định sử dụng dịch vụ kinh tế đêm

của sinh viên Trường Đại học Thương mại

5 Mô hình nghiên cứu

5.1 Mô hình nghiên cứu lý thuyết.

Dựa trên lý thuyết và các mô hình trước đó, chúng tôi đề xuất mô hình nghiên cứu,trong đó: Quyết định tiêu dùng dịch vụ kinh tế đêm là biến phụ thuộc và có 6 biến độclập trong mô hình này: (1) Địa điểm; (2) Cơ sở vật chất; (3) Truyền thông; (4) Chấtlượng dịch vụ; (5) Giá cả; (6) An toàn xã hội

Hình 1 Mô hình nghiên cứu lý thuyết

Trang 24

5.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm

Thu thập dữ liệu thực nghiệm liên quan đến yếu tố tác động tiêu dùng dịch vụ kinh tế đêm từ tài liệu

Trang 25

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Tiếp cận nghiên cứu

Sử dụng phương pháp tiếp cận định lượng

Nhóm nghiên cứu bằng phương pháp khảo sát sẽ đưa ra thống kê nhằm phảnánh số lượng, đo lường và diễn giải mối quan hệ giữa các nhân tố thông qua các quytrình: xác định mô hình nghiên cứu, tạo bảng hỏi, thu thập và xử lý dữ liệu và nhữngphát hiện trong nghiên cứu được trình bày theo ngôn ngữ thống kê Người nghiên cứu

sẽ đứng bên ngoài hiện tượng nghiên cứu nên dữ liệu sẽ không bị lệch theo hướng chủquan

Nhóm nghiên cứu xây dựng hệ thống các bảng hỏi tự quản lý được xây dựngtrên phần mềm Google Form và gửi qua Email, Facebook, Zalo tới các mẫu thamkhảo là sinh viên trường Đại học Thương Mại Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được sànglọc, làm sạch và đánh giá bằng phân phối chuẩn sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS

để đánh giá thang đo, sự phù hợp của mô hình, kiểm định giả thuyết mối liên hệ giữacác biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình đang nghiên cứu

Tuy nhiên, do số lượng tổng thể sinh viên trường Đại học Thương Mại tươngđối lớn nên mẫu được chọn phân bố không tập trung, vì vậy việc thu thập dữ liệu khátốn kém và mất thời gian Để hạn chế ảnh hưởng của việc lấy mẫu, nhóm tác giả đãthu thập mẫu bằng cách đăng link câu hỏi tại các trang, nhóm mạng xã hội tập trung

số lượng lớn sinh viên TMU để bảng câu hỏi tiếp cận tới nhiều đối tượng hơn, rútngắn thời gian khảo sát cũng như giúp mẫu thu được mang tính đa dạng hơn Nghiêncứu sử dụng thang đo 5 mức độ do Likert đề xuất để đo lường sự đánh giá của các đốitượng trong mẫu nghiên cứu:

1=Hoàn toàn không đồng ý,

2=Không đồng ý,

3=Trung lập,

4=Đồng ý,

5=Hoàn toàn đồng ý

Trang 26

2 Thiết kế nghiên cứu

2.1 Phương pháp chọn mẫu

Về đối tượng khảo sát, bằng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên nhóm tácgiả chọn mẫu là sinh viên trường Đại học Thương mại, những sinh viên đang theo họccác ngành kinh tế tại trường Đại học Thương mại Với phương pháp lấy mẫu thuậntiện Bằng sử dụng công thức chọn kích thước mẫu dựa vào phương pháp phân tíchnhân tố khám phá EFA, nhóm nghiên cứu đã phát ra 140 phiếu khảo sát đảm bảo sựchính xác của nghiên cứu

2.2 Thu thập dữ liệu

Khảo sát được tiến hành theo hai bước chính:

1 Nghiên cứu sơ bộ: 135 phiếu

Trong giai đoạn này, nhóm nghiên cứu đã phát triển và phân phát phiếu khảosát ban đầu cho một số mẫu đại diện trong đối tượng khảo sát Phiếu khảo sátnày nhằm mục đích tiền xác định các yếu tố quan trọng cần được nghiên cứusâu hơn trong giai đoạn nghiên cứu chính thức

2 Nghiên cứu chính thức thu thập dữ liệu sơ cấp: Trong quá trình xử lý số liệuthống kê, tổng số phiếu thực tế thu được là 140 Sau khi hoàn thành giai đoạn

sơ bộ và điều chỉnh phiếu khảo sát theo phản hồi, nhóm nghiên cứu tiến hànhthu thập dữ liệu sơ cấp từ một mẫu rộng hơn của đối tượng khảo sát Quá trìnhnày đảm bảo tính đại diện và độ tin cậy của dữ liệu

2.3 Nhập và làm sạch dữ liệu.

Bằng việc xử lý sơ bộ bảng hỏi, bài nghiên cứu được giảm thiểu các sai sót và nâng cao chất lượng dữ liệu Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phần mềm xử lý dữ liệu SPSS để nhập dữ liệu sau khi mã hóa bảng hỏi Quá trình này bao gồm:

● Nhập dữ liệu: Dữ liệu từ các phiếu khảo sát được nhập vào phần mềm SPSStheo đúng cấu trúc của biểu mẫu

● Làm sạch dữ liệu: Sau khi dữ liệu được nhập, nhóm nghiên cứu đã tiến hànhkiểm tra và loại bỏ các giá trị bị thiếu, các dữ liệu ngoại lai hoặc không hợp lệ

để đảm bảo tính toàn vẹn và chính xác của dữ liệu trước khi tiến hành phân tíchthống kê

Trang 27

3 Xử lý và phân tích dữ liệu.

Nhóm đã làm sạch và giữ lại 126 phiếu khảo sát hợp lý Số liệu được xử

lý và phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS Các phương pháp nghiên cứuđịnh lượng được nhóm nghiên cứu thực hiện bao gồm:

3.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phương pháp Cronbach’s Alpha.

Phương pháp có công dụng giúp nhóm loại bỏ, tránh được các biến rác vàcác biến chưa hợp lý trong quá trình nghiên cứu Những biến quan sát không tácđộng nhiều đến tiêu chí đánh giá sẽ tương quan yếu với kết quả tổng số điểm

3.2 Đánh giá giá trị thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.

Việc này giúp xem xét số lượng các nhân tố và mối tương quan giữa cácbiến nhằm mục đích nhận ra các biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc phânsai nhân tố từ ban đầu

3.3 Phân tích hồi quy

Phân tích này nhằm xác định quan hệ phụ thuộc của biến phụ thuộc vàocác biến độc lập, đồng thời ước lượng giá trị kỳ vọng của biến phụ thuộc khi đãbiết giá trị của biến độc lập

Trang 28

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

1.Đặc điểm mẫu khảo sát:

- Mẫu được thu thập dưới hình thức bảng hỏi khảo sát, lấy ý kiến của nhiều cánhân Số lượng phát hành trên Google form được phát hành ra là 146, trong đó

số phiếu không hợp lệ là 6 và đã được loại bỏ Vì vậy số phiếu hợp lệ còn lại là

140 và được đưa vào phân tích định lượng

Bảng 1: Hình thức thu thập dữ liệu

Hình thức thu thập

dữ liệu

Số lượng pháthành

Bảng 2: Thống kê người tham gia khảo sát theo giới tính

- Trong 140 người được khảo sát thì ta thu được 38 người là giới tính nam chiếm27,1% và thu được 102 người mang giới tính nữ chiếm 72,9% Điều này cho ta thấy số lượng nữ giới tham gia cao hơn số lượng nam giới

Trang 29

2.2 Niên khóa

Bảng 3: Thống kê người tham gia khảo sát theo niên khoá

- Trong 140 người mô tả, nhận thấy kết quả sinh viên năm nhất có 96 người, chiếm 68,6% nhiều hơn cả so với sinh viên năm 2 (14,3%), năm 3 (14,3%), năm 4 (2,9%)

2.3 Chuyên ngành

Bảng 4: Thống kê người tham gia khảo sát theo chuyên ngành

- Theo bảng thống kê cho thấy, đa số sinh viên Ngành NNA trả lời bảng hỏi, cụ thể với 47,9% trong tổng số lượng sinh viên tham gia bảng khảo sát

2.4 Tần suất

Trang 30

Bảng 5: Thống kê người tham gia khảo sát theo tần suất

- Theo bảng thống kê, đa số sinh viên sử dụng dịch vụ kinh tế đêm 1 lần/tuần (45%) và 2-3 lần/ tuần (35,7%)

2.5 Khu vực

Bảng 6: Thống kê người tham gia khảo sát theo khu vực

Theo bảng thống kê,đa số sinh viên đến khu vực Cầu Giấy để sử dụng dịch vụ kinh tế đêm (65%), trong khi khu vực còn lại kém hấp dẫn hơn

2.6 Loại hình

Ngày đăng: 04/01/2025, 00:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w