1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên trường đại học thương mại

24 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 135,75 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI---o0o---BÀI THẢO LUẬNPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCĐề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thamgia hoạt động ngoại khóa của sinh viên trường Đạ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

-o0o -BÀI THẢO LUẬN

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thamgia hoạt động ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Thương

Trang 3

4 Câu hỏi nghiên cứu 5

5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 6

6 Ý nghĩa của nghiên cứu 6

II.Tổng quan nghiên cứu và mô hình nghiên cứu 7

1 Tổng quan nghiên cứu đã thực hiện 7

2 Cơ sở lý thuyết 11

III.Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 12

1 Mô hình nghiên cứu 13

2 Giả thuyết nghiên cứu 13

Trang 4

I.Phần mở đầu

1 Ý tưởng nghiên cứu:

“Quyết định tham gia hoạt động ngoại khoá” Giải thích:

Dựa trên cơ chế tiếp cận thực tiễn: nghiên cứu sẽ xem xét và phân tích dữ liệu thực tế để hiểu rõ các yếu tố và quá trình thực sự đằng sau quyết định này Dựa trên việc thu thập thông tin thực tế từ sinh viên, nghiên cứu sẽ thúc đẩy sự hiểu biết về tại sao một số sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa trong khi các sinh viên khác không tham gia hoặc tham gia ít.

2 Vấn đề nghiên cứu:

“Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khoá”

Lý thuyết: Những năm gần đây các các hoạt động ngoại khóa của trường đang phát triển với quy mô lớn với sự tham gia với rất nhiều loại hình tổ chức khác nhau như: kế hoạch tổ chức chương trình “Hiến máu nhân đạo"; chương trình tình nguyện “màu nắng tình yêu"; tổ chức hoạt động các câu lạc bộ… Mỗi hoạt động đều đem lại những lợi ích khác nhau song đều có điểm chung là rèn luyện một số kĩ năng như: năng động, nhanh nhẹn, sáng tạo, giảm áp lực, tạo niềm hứng thú, có các mối quan hệ giữa các khóa học và đặc biệt có sự sát thực tế Sự tham gia đầy đủ của tất cả các sinh viên trong trường Đại học Thương Mại là mục tiêu mà trường đang hướng tới Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia các hoạt động ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Thương Mại Vì vậy chúng tôi đã chọn vấn đề này để nghiên cứu để hiểu rõ hơn về tại sao sinh viên quyết định tham gia hoạt động ngoại khoá.

Thực tế: Sinh viên thường đối mặt với nhiều sự lựa chọn trong cuộc sống đại học Quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa thường đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng, bởi vì có nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến quyết định của họ Điều

Trang 5

này có thể bao gồm sự ảnh hưởng từ bạn bè, sự kiện đang diễn ra, và những lợi ích cá nhân mà họ hy vọng thu được.

3 Mục đích, mục tiêu

Mục đích: nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Thương Mại

Mục tiêu:

- Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định tham gia ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Thương Mại

- Nghiên cứu những tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa

- Nghiên cứu sự khác biệt trong quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa theo các đặc điểm cá nhân.

- Đề xuất hàm ý giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác ngoại khóa trong nhà trường.

4 Câu hỏi nghiên cứu

Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Thương Mại?

Các nhân tố đó tác động như thế nào đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Thương Mại?

Các hoạt động ngoại khóa đó ảnh hưởng như thế nào đến sinh viên trường Đại học Thương Mại?

Các yếu tố khách quan ( tương tác với giảng viên, tổ chức hoạt động thể thao, ảnh hưởng từ bạn bè, và các vận động viên nổi tiếng, ) có ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên?

Các yếu tố chủ quan (như nhu cầu, thái độ, và động cơ cá nhân, ) có ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên?

Trang 6

5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: “Các nhân tố ảnh hưởng”; “Quyết định tham gia hoạt động ngoại khoá”

Khách thể: “Sinh viên trường Đại học Thương Mại” Phạm vi:

- Phạm vi không gian: trường Đại học Thương Mại

- Phạm vi thời gian: số liệu nghiên cứu được khảo sát từ 9/2023

6 Ý nghĩa của nghiên cứu

Về mặt lí luận:

- Hệ thống hóa và đề cập đến các cơ sở lí thuyết liên quan đến hành vi và hành vi quyết định của sinh viên.

- Mở rộng và hoàn thiện khung nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khoá của sinh viên tại Đại học Thương mại.

Về mặt thực tiễn:

- Xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khoá của sinh viên Đại học Thương mại.

- Cung cấp các căn cứ khoa học để ban lãnh đạo của trường Đại học Thương mại nhận diện các vấn đề và hạn chế trong công tác hoạt động ngoại khoá và đề xuất giải pháp khắc phục.

- Hỗ trợ trong việc tuyên truyền và thu hút sự tham gia của sinh viên Đại học Thương mại vào các hoạt động ngoại khoá.

- Đề xuất các giải pháp để nâng cao sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động ngoại khoá.

- Kết quả nghiên cứu sẽ giúp câu lạc bộ sinh viên, các tổ chức truyền thông của hội sinh viên và đoàn thanh niên hiểu rõ hơn vai trò của các yếu tố tác

Trang 7

động, từ đó phát triển các hoạt động ngoại khoá phù hợp với sinh viên và tạo điều kiện để họ tham gia tích cực.

- Nghiên cứu này cũng cung cấp kiến thức cơ bản cho nhóm nghiên cứu về các cơ sở lý luận liên quan đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khoá của sinh viên, bao gồm các yếu tố xã hội, tâm lý và cá nhân Nó sẽ giúp nhóm nghiên cứu tích luỹ kiến thức và áp dụng khi cần thiết.

- Đồng thời, nghiên cứu cũng có giá trị làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và các nghiên cứu sau này.

II.Tổng quan nghiên cứu và mô hình nghiên cứu1 Tổng quan nghiên cứu đã thực hiện

1.1.Nghiên cứu trong nước

Trong nước có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như:

(1) Nghiên cứu của Trần Thị Lan Anh (2017) thực hiện khảo sát thực trạng và giải

pháp nâng cao các hoạt động ngoại khoá của sinh viên tại trường Đại học Tài chính-Quản trị kinh doanh [8] Dựa trên kết quả khảo sát bảng câu hỏi và phỏng vấn khoảng 200 sinh viên của các khoá đại học K1,K2,K3 và K4 trường Đại học, tác giả đã nhận thấy được thực trạng phần lớn sinh viên ra trường thiếu kĩ năng mềm nên cần tham gia hoạt động ngoại khoá để bù đắp lỗ hổng kỹ năng đó Nghiên cứu sử dụng bảng khảo sát cho thấy mức độ sinh viên tham gia hoạt động ngoại khoá là chưa cao, trong đó những sinh viên chưa bao giờ tham gia hoạt động ngoại khoá chiếm 15,5% Bên cạnh đó, cho thấy các hoạt động ngoại khoá như câu lạc bộ và nghiên cứu khoa học (1,7%) chưa thu hút được nhiều sinh viên Nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân là do sự đặc thù của từng hoạt động và khi tham gia các cuộc thi phong trào hay các hoạt động văn hoá thể thao cần phải đầu tư về thời gian Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hường đồng thời đưa ra giải pháp, Yếu tố chính quyết định việc sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa một cách tích cực xuất phát từ bản thân họ Để tham gia một cách tích cực, sinh viên cần nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động này, đồng thời cần sắp xếp thời

Trang 8

gian hợp lý Đối với việc tham gia hiệu quả, các hoạt động ngoại khóa cần phải phong phú, đa dạng và hấp dẫn, khuyến khích sự tham gia của sinh viên và giúp họ vượt qua các khó khăn.

(2) Bài nghiên cứu của PGS.TS Hà Nam Khánh Giao và Đào Thị Kim Phượng

(2021) thực hiện nhằm xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định

tham gia các hoạt động tình nguyện (HĐTN) của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) [3] Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện và thu thập 327 bảng trả lời để tiến hành phân tích và xử lý dữ liệu Sau khi đánh giá độ tin cậy bằng chỉ số Cronbach's alpha và thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA), nghiên cứu đã xác định được 08 nhân tố Kết quả cho thấy rằng tất cả các biến độc lập đều có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc, và độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với ý định tham gia hoạt động tự nguyện của sinh viên có sự giảm dần theo thứ tự là: liên hệ giữa các cá nhân, cải tiến, nghề nghiệp, giá trị, xã hội, hiệu quả truyền thông, hiểu biết, và bảo vệ.

(3) Năm 2021, PGS.TS Trần Hiếu và ThS Lê Việt Dũng đã giới thiệu nghiên cứu “Thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến thể thao ngoại khóa của sinh viên trường đại học Tây Bắc” [9] Nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy, nhà nghiên cứu chỉ ra thực trạng về tính chuyên cần tập luyện thể thao ngoại khoá của sinh viên là rất thấp, thực trạng về hình thức tập luyện thể dục thể thao thì mức độ tập luyện thường xuyên chiếm rất ít Bên cạnh đó, tác giả đã chỉ ra 14 yếu tố nằm trong 03 nhóm nhân tố chính tác động đến động cơ tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh viên, bao gồm: “Vì sức khỏe”; “Hình thành lối sống lành mạnh” và “Hợp tác cộng đồng” Kết quả cho thấy nhìn chung các sinh viên đều có xu hướng tham gia các hoạt động thể thao khá tích cực, dù xét ở bất cứ góc độ nào về tổng thể hay giới tính, thì đều có đại đa số sinh viên nhận thức đúng đắn về vai trò tích cực các nhân tố ảnh hưởng đến phong trào thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Tây Bắc Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra những nhân tố khó khăn trở ngại khi tham gia hoạt động thể thao ngoại

Trang 9

khoá của sinh viên trường Đại học Tây Bắc gồm có 15 biến số nằm trong 03 nhóm nhân tố “Chủ quan” , “Khách quan” và “ Điều kiện xã hội”

(4) ThS Hoàng Đức Giang (2016) tìm hiểu các thực trạng hoạt động ngoại khoá để

đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ngoại khoá cho sinh viên tại Trung tâm giáo dục Quốc phòng - An ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội [4] Tác giả chỉ ra thực trạng hoạt động ngoại khóa tại Trung tâm chưa đánh giá đúng về vai trò, chưa có kế hoạch cụ thể, rõ ràng đối với từng đối tượng, và mới chỉ thực hiện hẹp trong phạm vi Trung tâm mà chưa có kế hoạch phối hợp mở rộng trong phạm vi địa bàn, chưa có các hoạt động giao lưu, kết nghĩa với các đơn vị địa phương trong khu vực, chưa có kế hoạch tổ chức những chuyến tham quan, học tập cho sinh viên Những thực trạng đó do một số nguyên nhân Ban Giám đốc, các Phòng, Khoa và cán bộ giảng viên còn chưa chú trọng đến việc tổ chức hoạt động ngoại khóam, và trang thiết bị kỹ thuật còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu Từ thưch trạng đó tác gỉa đã đưa ra các giải pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, giảng viên, sinh viên hiểu được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và kinh phí tổ chức cho hoạt động ngoại khóa, … và một số giải pháp khác.

1.2.Nghiên cứu ngoài nước

Trên thế giới có một số tài liệu có liên quan tới đề tài:

(5) Jennifer C Anderson, Jeanne B Funk, Robert Elliott, Peg Hull Smith (2003)

nghiên cứu khảo sát nhận thức của trẻ em về sự tham gia của cha mẹ trong các hoạt động ngoại khóa và sử dụng Thang đo sự tham gia của cha mẹ vào các hoạt động (PIAS) để đo lường [5] PIAS bao gồm 16 mục và 2 yếu tố chính là "hỗ trợ" và "áp lực" Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hỗ trợ và áp lực từ cha mẹ ảnh hưởng đến mức độ tham gia tích cực của trẻ trong các hoạt động ngoại khóa Điều này làm nổi bật vai trò quan trọng của cha mẹ trong việc tạo điều kiện tối ưu cho trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa và đề xuất cách phụ huynh có thể điều chỉnh hành

Trang 10

vi tham gia của họ để mang lại trải nghiệm tích cực cho con cái và tránh các trải nghiệm tiêu cực.

(6) Luận án của Maha M El Tantawi, Asim Al-Ansari, Fahad Al-Harbi, và Wafaa

AbdelAziz (2016) nhằm đánh giá mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa (ECA)

của sinh viên nha khoa tại Đại học Alexandria, Ai Cập và Trường Cao đẳng Nha khoa, Đại học Dammam, Ả Rập Saudi, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của họ [1] Nghiên cứu bao gồm việc thu thập thông tin từ 199 sinh viên ở Alexandria và 146 sinh viên ở Dammam Kết quả cho thấy tỷ lệ sinh viên tham gia ECA ở cả hai trường là thấp, với tỷ lệ phần trăm tham gia lần lượt là 27,1% và 43,8%, chủ yếu trong các hoạt động cộng đồng, thể thao và xã hội Nguyên nhân chủ yếu khiến sinh viên tham gia ECA là để giao lưu và kết bạn, tuy nhiên, đa số không hài lòng với cách tổ chức ECA tại trường Kết quả cũng cho thấy sự ảnh hưởng của giới tính và nhận thức về mối quan hệ giữa ECA và nghiên cứu học thuật đến mức độ tham gia vào ECA Nghiên cứu đề xuất rằng cần phát triển kế hoạch và quản lý ECA một cách tốt hơn, cân nhắc sở thích và lý do tham gia của sinh viên, và giải quyết các vấn đề liên quan đến giới và mối quan hệ giữa ECA và kết quả học tập, đặc biệt là dưới sự tác động của đặc điểm của từng trường học và xã hội

(7) Bài nghiên cứu của Matthew Palm, Steven Farber (2020) tìm hiểu tác động của

nguồn lực giao thông gia đình đối với việc tham gia hoạt động sau giờ học và việc học tại các trường trung học ngoài địa phương [6] Nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy probit và biprobit để đánh giá mối quan hệ giữa giao thông công cộng và các kết quả giáo dục của học sinh Kết quả cho thấy sự quan trọng của giao thông vận tải trong việc tiếp cận các hoạt động sau giờ học và sự lựa chọn trường học Mặc dù không phải là yếu tố duy nhất, nguồn lực giao thông đóng một vai trò quan trọng đối với sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách giáo dục.

(8) Trong nghiên cứu của M.Goshin, Dmitrii Dubrov, Sergey Kosaretsky, DmitryGrigoryev (2021) đã xem xét tác động của các chiến lược giáo dục của cha mẹ đối

với sự tham gia của thanh thiếu niên vào các hoạt động ngoại khóa [7] Việc phụ

Trang 11

huynh tham gia giáo dục đến nay chưa được nghiên cứu một cách cụ thể, và nghiên cứu này nhằm mục đích lấp đầy khoảng trống này nghiên cứu này được thu thập từ các bậc cha mẹ có con theo học tại các cơ sở giáo dục phổ thông Kết quả nghiên cứu đã xác định ba loại sự tham gia của phụ huynh vào giáo dục, bao gồm "Xâm nhập," "Giám sát," và "Tách rời." Mỗi loại sự tham gia này đã thể hiện mô hình khác nhau từ tiểu học đến trung học, được phân biệt bằng loại hình tham gia ngoại khóa mà cha mẹ khuyến khích Ở trường tiểu học, con cái của các bậc cha mẹ "xâm phạm" tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa nhất Tuy nhiên, ở trường cấp hai, các em tham gia ít hoạt động hơn so với con của cha mẹ "giám sát." Các con của cha mẹ "giám sát" thường tự lựa chọn và tiếp tục tham gia các hoạt động đã chọn hoặc tự mình thay đổi hoạt động Trong khi đó, con cái của cha mẹ "tách rời" ít tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học, nhưng có thể tự lựa chọn các hoạt động khi trưởng thành Các kết quả này cho thấy rằng chiến lược của cha mẹ nên được xem xét là một công cụ linh hoạt, có thể điều chỉnh tùy thuộc vào tình huống cụ thể và độ tuổi của con em, để hỗ trợ phát triển năng lực, tư vấn và giáo dục gia đình của phụ huynh.

(9) Bài viết của Duong Thach Quyen, Truong Minh Đuc và Pham Thi Tuan Linh

(2021) tìm hiểu việc tham gia các hoạt động ngoại khóa có thể thỏa mãn một số

nhu cầu của sinh viên và đem lại những tác động tích cực đối với cuộc sống sinh viên, bao gồm việc tăng cường sự gắn kết với trường học [2] Sinh viên quốc tế là một phần quan trọng của Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên, tuy nhiên, các hoạt động ngoại khóa dành cho sinh viên quốc tế vẫn còn hạn chế Dựa theo lý thuyết Tự quyết, nghiên cứu này áp dụng phương pháp tiếp cận khám phá nhằm tìm hiểu mối quan hệ của hoạt động ngoại khóa, nhu cầu của sinh viên quốc tế và sự gắn kết của sinh viên quốc tế với nhà trường Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sinh viên quốc tế nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động ngoại khóa trong việc đáp ứng nhu cầu của họ và khiến họ gắn kết hơn

2 Cơ sở lý thuyết

Khái niệm của “Hoạt động ngoại khóa”

Trang 12

- Theo Mary Elizabeth, “Hoạt động ngoại khóa là cơ hội để tham gia mở

rộng các hoạt động học thuật và/hoặc hoạt động phi học thuật dưới sự bảo trợ của nhà trường.”

- Theo Wikipedia, “Hoạt động ngoại khóa (ECA) hoặc hoạt động học thuật

ngoại khóa ( EAA ) hoặc hoạt động ngoại khoá là một hoạt động do học sinh thực hiện nằm ngoài phạm vi chương trình giảng dạy thông thường của giáo dục phổ thông, cao đẳng hoặc đại học.”

- Từ các quan điểm trên, có thể rút ra hoạt động ngoại khóa là các hoạt động, sự kiện hoặc chương trình diễn ra bên ngoài khung giờ học chính thức hoặc nơi làm việc, nhằm mục đích giáo dục, giải trí, phát triển kỹ năng, xã hội hóa, hoặc tham gia vào các hoạt động cộng đồng Hoạt động ngoại khóa thường cung cấp cơ hội cho cá nhân tham gia vào các trải nghiệm thực tế, khám phá, và phát triển kiến thức và kỹ năng ngoài lớp học Chúng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cá nhân, xây dựng mối quan hệ, và thúc đẩy sự phát triển xã hội và văn hóa.

Hình thức thực hiện hoạt động ngoại khóa

- Tham quan, dã ngoại, trải nghiệm thực tế: Đây là hình thức thông dụng, giúp mở rộng kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế.

- Thành lập câu lạc bộ và tổ chức gameshow: Dễ thực hiện, giúp rèn luyện teamwork, lãnh đạo và kỹ năng quản lý tổ chức.

- Hoạt động công tác xã hội: Được ủng hộ, giúp rèn luyện kỹ năng và đóng góp vào xã hội.

- Đa dạng dạng và tổ chức: Hoạt động ngoại khóa có thể tổ chức theo nhiều dạng như tập thể, nhóm, định kỳ hoặc đột xuất nhân các dịp đặc biệt.

- Phạm vi tổ chức: Có thể do tổ bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc học sinh tự thực hiện.

Nguyên tắc hoạt động ngoại khóa

Ngày đăng: 27/04/2024, 05:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w