Mục đích và mục tiêu nghiên cứu *Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu điều tra những yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu hàng tháng của sinh viên trường Đại học Thương Mại *Mục tiêu nghiên cứu
Trang 1CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, mức sống của con người cũng ngày càng tăng lên Dẫnđến việc chi tiêu trong cuộc sống cũng trở thành một bài toán không hề đơn giản Conngười dần cuốn theo vòng xoáy của đồng tiền, thi nhau chạy theo phong cách sốnghiện đại Vậy liệu rằng câu nói “Tiền không mua được hạnh phúc” có thật sự đúngtrong thế giới hiện tại hay không? Đối với những người dư giả thì tiền chỉ là phươngtiện dẫn tới hạnh phúc, nhưng đối với những người hằng ngày phải miệt mài kiếm tiền
để trang trải cho cuộc sống, tiền chỉ đủ để chi không đủ để dư thì đối với họ làm saochi tiêu cho hợp lý lại là một bài toán phức tạp
Xách vali, bước chân lên thành phố để bắt đầu học tập tại một ngôi trường đại học màmình hằng mơ ước Cái tâm thế hào hứng của một người sinh viên dần lắng xuốngsau khi trải qua vài tháng sống ở nơi đất khách quê người Không phải là tâm thế hàohứng khi mới vào trường nữa, mà lúc này là nghĩ xem ngày mai ăn gì, chi gì? Trongkhi những đồng tiền ấy vẫn phần lớn dựa vào chu cấp của bố mẹ, hoặc cũng chỉ làmột số tiền nhỏ mà mình tự kiếm được Sinh sống và học tập tại thành phố đắt đỏ việcphải có kế hoạch chi tiêu sao cho hợp lý lại là một việc quan trọng hơn bao giờ hết Ởthế kỉ 21, các bạn sinh viên hiện nay đều thuộc thế hệ gen Z, thế hệ được tiếp cận vớicông nghệ hiện đại từ sớm, tư duy phóng thoáng hơn, có hiểu biết và nhận thức sớm
về tài chính Do đó, việc sinh viên cần xác định rõ mình cần chi bao nhiêu tiền để cóthể trang trải cho nơi ở, ăn uống, học tập và hoạt động vui chơi, giải trí,…là một vấn
đề quan trọng
Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề trên, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Nghiên cứucác yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu của sinh viên trường Đại học Thương mại” Để từ
Trang 2đó đưa ra các kết luận, giải pháp thích hợp nhằm giúp sinh viên trường đại họcThương mại có cho mình một kế hoạch chi tiêu hợp lý nhất
2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
*Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu điều tra những yếu tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu hàng tháng của sinh viên trường Đại học Thương Mại
*Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên trường Đạihọc Thương mại
- Đánh giá các mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về mặt khách quan và chủ quan
- Đưa ra giải pháp định hướng cho sinh viên Đại học Thương mại về chi tiêu hàngtháng
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Trường đại học Thương mại
- Phạm vi thời gian: 08/03/2024 – 10/03/2024
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường đại học Thương mại
* Đối tượng nghiên cứu
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên trường Đại họcThương mại
4 Câu hỏi nghiên cứu
Trang 3- Câu hỏi tổng quát: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinhviên đại học Thương mại?
5 Giả thuyết nghiên cứu
- Yếu tố chi phí học tập ảnh hưởng đến chi tiêu của sinh viên trường Đại học Thươngmại
- Yếu tố nhu yếu phẩm, nơi ở ảnh hưởng đến chi tiêu của sinh viên trường Đại họcThương mại
- Yếu tố sức khỏe ảnh hưởng đến chi tiêu của sinh viên trường Đại học Thương mại
- Yếu tố giải trí cá nhân ảnh hưởng đến chi tiêu của sinh viên trường Đại học Thươngmại
- Yếu tố chi phí đi lại ảnh hưởng đến chi tiêu của sinh viên trường Đại học Thươngmại
Trang 46 Ý nghĩa nghiên cứu
- Từ kết quả nghiên cứu về những tổng quan chi tiêu của sinh viên, chúng em đưa ranhận xét, đánh giá về tình hình hiện tại và từ đó đề xuất một số biện pháp, những lờikhuyên để sinh viên quản lý tài chính của họ tốt hơn
- Hơn nữa từ bài nghiên cứu này còn giúp chúng em áp dụng những lý thuyết đã họccủa bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học vào thực tế Chúng em biết được thứ
tự của một cuộc khảo sát, các phương pháp nghiên cứu, cách xử lý những dữ liệu,phân tích và đánh giá chúng,… sau khi hoàn thành bài báo cáo này
7 Phương pháp nghiên cứu
* Nghiên cứu định tính
Với nghiên cứu định tính được sử dụng để xác định cơ sở lý luận về nhu cầu chi tiêuhớp lý và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu của sinh viên trường Đại họcThương mại
Bước 1: Lập bảng câu hỏi thô về các thông tin để đáp ứng nhu cầu dựa trên mô hình
có sẵn về lý thuyết, các nghiên cứu trước đó có liên quan
Bước 2: Lập bảng câu hỏi chính thức sử dụng cho việc khảo sát gồm các câu hỏi liên
quan việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu, mức độ ảnh hưởngcủa từng nhân tố và giải pháp để chi tiêu hợp lý Nhóm đưa ra 20 câu hỏi và chọn ra 5mẫu trả lời đưa vào bản thu hoạch, phân tích kết quả và đưa ra kết luận
* Nghiên cứu định lượng
Bước 1: Nhóm thu thập thông tin bằng cách gửi phiếu khảo sát dưới dạng google
form đến các bạn sinh viên Dựa trên những kết quả thu thập được, nhómd đưa rathang đo để đánh giá mức độ đồng ý của các đối tượng nghiên cứu về các nhân tố ảnhhưởng đến quyết định chi tiêu và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đó.Thang đo được sử dụng để đánh giá mức độ đồng ý trong nghiên cứu là thang đo
Trang 5Likert 5 mức độ như sau: Rất không đồng ý, Không đồng ý, Trung lập, Đồng ý, Rất
đồng ý
Bước 2: Thống kê, phân tích kết quả khảo sát và đưa ra giải pháp
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1 Cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu
1.1 Các khái niệm liên quan
a Chi tiêu (expenditure, động từ là spend hay disburse): là một khoản chi phí phát
sinh của một cá nhân hoặc tổ chức được sử dụng nhằm phục vụ nhu cầu chi tiêu hoặccác chi phí phát sinh các sản phẩm hàng hóa, dịch phụ trong đời sống hàng ngày từnhu cầu vật chất cho đến nhu cầu về tinh thần thông qua nguồn thu nhập
Trong kinh tế học chi tiêu được định nghĩa là sự giảm đi thuần túy các loại vật tư, tàisản, tiền vốn của chủ thể (cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp) bất kể nó dùng vào mụcđích gì
b Chi tiêu phù hợp: là việc chi tiêu tiết kiệm, các chi phí chi ra để phục vụ các mục
đích nằm trong khả năng tài chính của cá nhân, gia đình, tổ chức Không chi tiêu vượtquá thu nhập hay số tiền có cho một mục đích nào đó
1.2 Các lý thuyết có liên quan
1.2.1.Kinh tế học Keynes
a Khuynh hướng tiêu dùng
Khuynh hướng tiêu dùng phản ánh mối tương quan giữa thu nhập và số chỉ cho tiêudùng được rút ra tử thu nhập đó Những nhân tố ảnh hưởng: thu nhập của dân cư;
Trang 6những nhân tố khách quan ảnh hưởng tới thu nhập (thuế suất, giá cả, thay đổi của mứctiền công danh nghĩa); nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới tiêu dùng (hầu hết là các nhân
tố chi phối hành vi tiết kiệm, nhu cầu mua đồ thiết yếu cho hàng ngày)
b Khuynh hướng tiết kiệm
Phản ánh mối tương quan giữa thu nhập và tiết kiệm Tiết kiệm cá nhân (phụ thuộc 8nhân tố): thận trọng, nhìn xa, tính toán, kinh doanh, tự lập, tham vọng, kiêu hãnh, hàtiện Khi việc làm tăng thi tổng thu nhập thực tế tăng Tâm lý chung của dân chúng làkhi thu nhập tăng tiêu dùng sẽ tăng, nhưng mức tăng của tiêu dùng chậm hơn mứctăng của thu nhập và khuynh hướng gia tăng tiết kiệm một phần thu nhập
1.2.2 Lý thuyết về thái độ ứng xử của người tiêu dùng và thu nhập của M.Friedman
Trước hết, về thái độ ứng xử của người tiêu dùng, theo M.Friedman trong điều kiện
ổn định sẽ có hai nguyên nhân làm cho tiêu dùng cao hơn thu nhập là: Sự ổn định chỉ
và các khoản thu nhập tăng lên Sự tiêu dùng thông thường phụ thuộc vào thu nhập,lãi suất và thu nhập từ tài sản vật chất
Thứ hai, về thu nhập, theo M Friedman, thu nhập trong một thời kỳ nhất định baogồm: thu nhập thường xuyên, và thu nhập tức thời Giữa tiêu dùng thường xuyên vàthu nhập thường xuyên có mối quan hệ với nhau MFriedman cho rằng tiêu dùngthường xuyên phụ thuộc vào lãi suất, tương quan giữa tài sản vật chất với thu nhậpthường xuyên và sự phân chia thu nhập cho tiêu dùng và tiết kiệm là chính chủ khôngphải là thu nhập thường xuyên
1.2.3 Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng
Có thể nói hiện nay, tâm lý về hành vi tiêu dùng của người Việt là rất phức tạp và nóbiến đổi không ngừng qua từng giai đoạn Đời sống tiêu dùng của người Việt Namcũng ngày càng cao
Trang 7Hiện nay, hành vi tiêu dùng của người Việt có xu hướng ưa chuộng những dòng sảnphẩm cao cấp Điều này không chỉ diễn ra ở khu vực thành thị mà còn xuất hiện nhiều
ở khu vực nông thôn Các dòng thương hiệu cao cấp đại diện cho sản phẩm có chấtlượng cao và cả mẫu mã, bao bì đẹp mắt Tâm lý mua hàng của người Việt sẽ cảmthấy mình tự tin hơn khi sử dụng các sản phẩm này
An toàn sức khỏe là một yếu tố để người Việt quyết định mua hãng Chính vì thế, khicác sản phẩm đã "dính scandal" về chất lượng kém, không an toàn cho sức khỏe, nhất
là các sản phẩm về lương thực, thực phẩm đồ uống, chăm sóc nội tiết sẽ khiếnngười dùng Việt mất lòng tin và tẩy chay sản phẩm
Tâm lý mua hàng của người Việt bị ảnh hưởng rất nhiều từ mạng internet Bởi hầu hếtinternet đã len lỏi vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống của con người Bắt đầu từ năm
2019, mua sắm online đã dần trở thành một thói quen với hầu hết người dân Việt nam
Họ chỉ cần ngồi tại nhà, thông qua mạng để tìm hiểu giá cả hàng tiêu dùng, đặc tínhsản phẩm là gì, hàng hóa cấp thấp, hàng hóa cấp cao hay các yếu tố ảnh hưởng đếnmôi trường kinh doanh Chính vì thế, điều này trở thành một điều kiện thuận lợi đểcác doanh nghiệp thực hiện các chiến lược quảng bá thương hiệu, sản phẩm quaInternet Xu hướng mua hàng online cũng trở nên phổ biến và dân thay thế so với xuhướng mua hàng truyền thống
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu của sinh viên
a Học tập
Việc học tập có thể ảnh hưởng đến vấn đề chi tiêu của sinh viên theo nhiều cách
- Chi tiêu cho giáo dục và thu nhập: Nếu một sinh viên quyết định theo đuổi một
chương trình giáo dục đắt tiền với hy vọng rằng nó sẽ dẫn đến một công việc có thunhập cao hơn sau này, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến chi tiêu hiện tại của họ.Điều đó có nghĩa là họ có thể đóng nhiều tiền học hơn, đi kèm với đó là đồ dung họctập phù hợp với môi trường học tập có giá trị cao hơn so với sinh viên bình thường
Trang 8chỉ học trong hệ chính quy Các nghiên cứu cho thấy rằng việc tăng cường chi tiêucho giáo dục có thể dẫn đến những cải thiện đáng kể về kết quả học tập Một nghiêncứu cho thấy rằng việc tăng 10% chi tiêu cho mỗi học sinh hàng năm trong suốt 12năm học công lập dẫn đến 0.31 năm học hoàn thành thêm, mức lương cao hơn khoảng7%, và giảm 3.2% tỷ lệ người nghèo hàng năm.
- Học bổng và hỗ trợ tài chính: Học bổng và các loại hỗ trợ tài chính khác có thể
giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho sinh viên, cho phép họ tập trung nhiều hơn vàoviệc học tập
- Chi tiêu cá nhân: Sinh viên cũng có thể phải điều chỉnh chi tiêu cá nhân của mình
để đáp ứng nhu cầu học tập, bao gồm mua sách giáo trình, thiết bị học tập, và chi phíliên quan khác
Tuy nhiên, mỗi sinh viên sẽ có những trải nghiệm và hoàn cảnh riêng, vì vậy cách màhọc tập ảnh hưởng đến chi tiêu của họ cũng sẽ khác nhau Điều quan trọng là sinhviên cần phải quản lý tài chính của mình một cách thông minh và có trách nhiệm
b Nhu yếu phẩm,nơi ở
Nhu yếu phẩm và nơi ở đều có ảnh hưởng lớn đến chi tiêu của sinh viên:
- Nhu yếu phẩm: Chi phí cho nhu yếu phẩm như thực phẩm, quần áo, và các mặt
hàng cá nhân khác chiếm một phần lớn ngân sách của sinh viên Sự tăng giá của cácmặt hàng này có thể làm tăng gánh nặng tài chính cho sinh viên
- Nơi ở: Chi phí nơi ở thường là khoản chi tiêu lớn nhất của sinh viên Điều này bao
gồm tiền thuê nhà, tiền điện, nước, và internet Ngoài ra, các tiện ích và dịch vụ đikèm với nơi ở cũng có thể ảnh hưởng đến chi tiêu của sinh viên Ví dụ, một nghiêncứu đã chỉ ra rằng sinh viên ưu tiên việc có kết nối giao thông công cộng tốt (41%),theo sau là chi phí nơi ở (30%) khi lựa chọn trường đại học
c Sức khỏe
Trang 9Sức khỏe có thể ảnh hưởng đến chi tiêu của sinh viên theo nhiều cách:
- Sức khỏe tinh thần: Sức khỏe tinh thần của sinh viên có thể ảnh hưởng đến quyết
định chi tiêu của họ Nếu sinh viên đang trải qua stress hoặc các vấn đề sức khỏe tinhthần khác, họ có thể quyết định tiết kiệm hoặc chi tiêu nhiều hơn Ngoài ra, nghiêncứu cho thấy rằng 51% sinh viên cho biết chi phí sinh hoạt đang ảnh hưởng đến sứckhỏe tinh thần của họ
- Sức khỏe cơ thể: Sức khỏe cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến chi tiêu của sinh viên.
Hầu như sinh viên rất ít khi quan tâm đến sức khỏe của chính bản than mình, chỉ một
số ít hiểu về sự nghiêm trong của việc không chăm sóc tốt sức khỏe Vì vậy, khi sứckhỏe đi xuống, nhiều sinh viên mới bắt đầu chú trọng đến sức khỏe của mình, và họphải tốn rất nhiều tiền cho việc đi thăm khám, thuốc uống, các dịch vụ y tế khác, điềunày chiếm phần trăm rất lớn trong chi tiêu của sinh viên Ví dụ, nếu sinh viên mắcbệnh mãn tính, họ có thể phải chi tiêu nhiều hơn cho việc chăm sóc sức khỏe; Hoặckhi đi khám bệnh ở bệnh viện, sinh viên phải tiêu tốn 1-3 triệu phục vụ cho khám,chữa bệnh;…
Kiến thức về sức khỏe và quản lý sức khỏe cũng có thể ảnh hưởng đến chi tiêu củasinh viên Sinh viên có kiến thức về sức khỏe tốt hơn có thể quyết định chi tiêu tiềncủa mình một cách thông minh hơn khi mua hàng hóa và dịch vụ liên quan đến sứckhỏe
d Chi phí đi lại
- Chi phí đi lại: Trung bình, một sinh viên đại học cộng đồng toàn thời gian chi
khoảng 30 triệu đồng/năm cho việc đi lại Điều này gần như bằng một nửa học phítrung bình quốc gia cho một sinh viên như vậy¹ Một phân tích riêng biệt về chi phísinh hoạt trên cả các trường công lập và tư nhân đã phát hiện ra rằng sinh viên có thểchi tiêu đến 17% ngân sách đại học toàn bộ của họ cho việc đi lại Điều này vượt quachi phí cho sách và vật tư giáo dục và gần như bằng với chi phí cho thực phẩm
Trang 10-Tác động đến thành công học tập: Chi phí đi lại có thể ảnh hưởng đến khả năng
hoàn thành học vụ của sinh viên Nếu sinh viên không có phương tiện đi lại đáng tincậy, họ có thể gặp khó khăn trong việc đến trường một cách đều đặn, điều này có thểảnh hưởng đến thành công học thuật của họ Giống như việc sinh viên lựa chọn đi xebus, họ phải chờ từ 30 phút đến 1 tiếng cho những chuyến xe tiếp theo chưa kể đườngtắc hay thông thoáng, hoặc các sinh viên lựa chọn bắt xe bằng các ứng dụng như grab,
be, xanh sm cũng gặp khó khăn nếu tài xê không di chuyển kịp và trung bình tiền đilại bằng việc đặt xe như vậy tốn từ 200 nghìn đến 400 nghìn hàng tháng,…
- Giải pháp tiết kiệm chi phí: Một số sinh viên có thể tìm cách tiết kiệm chi phí đi
lại bằng cách sử dụng giao thông công cộng hoặc chia sẻ xe Một số trường đại họccũng cung cấp các chương trình giúp sinh viên tiết kiệm chi phí đi lại, như cung cấp
vé xe bus miễn phí hoặc giảm giá Nhưng cũng không giúp ích được nhiều cho tàichính sinh viên vì mức độ sinh hoạt nhiều trên trường đồng nghĩa với việc ngày nàocũng di chuyển nhiều lượt
e Giải trí
- Chi phí giải trí: Trong một số trường hợp, chi phí giải trí có thể chiếm đến 5.3%
ngân sách của một hộ gia đình Đối với sinh viên, việc này có thể bao gồm chi phí chocác hoạt động như xem phim, tham gia các sự kiện, hoặc mua sắm
- Giải trí trực tuyến: Một số sinh viên có thể chi tiêu tiền cho các trò chơi trực tuyến,
bao gồm việc mua các mặt hàng ảo trong trò chơi Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ rarằng việc mua hàng trong trò chơi không ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính và tưduy về tài chính của sinh viên Mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến quyết định chi tiêucủa sinh viên Ví dụ, một báo cáo đã chỉ ra rằng nữ giới sinh viên có xu hướng chitiêu nhiều hơn cho việc chọn nhà hàng, quán cà phê và quán bar (61%), các lễ hội và
sự kiện (55%) và điểm đến du lịch (35%) khi bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội
Trang 11Giải trí cũng có thể giúp sinh viên giảm stress và lo lắng, giúp họ có nhiều năng lượnghơn để học tập và làm tốt hơn trong các bài kiểm tra và kỳ thi Vì vậy họ có thể dànhmột chút chi tiêu cho việc này nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến tài chính cánhân.
2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.1.Các tài liệu nghiên cứu nước ngoài
a Khảo sát thói quen tiêu dùng - PwC - Tháng 12/2021
Trong Khảo sát Thói quen Tiêu dùng - tháng 12/2021, PwC đã khảo sát 9,370 đápviên hiện đang sinh sống tại 26 vùng lãnh thổ và quốc gia 76% đáp viên đã được tiêmphòng ít nhất một lần có kế hoạch mua sắm nhiều hơn và họ cho biết lối sống của họđược cải thiện khi người sử dụng lao động áp dụng phương pháp làm việc mới Khảosát còn chỉ ra rằng một số hành vi tiêu dùng sẽ không thay đổi: Giá cả và sự tiện lợivẫn là những yếu tố quan trọng khi đưa ra quyết định mua sắm
Những yếu tố khác như giá trị bền vững ngày càng được người tiêu dùng quan tâm.Dưới đây là sáu phát hiện chính của khảo sát:
*Tình hình tiêm chủng và phương pháp làm việc linh hoạt ảnh hưởng đến thái
độ lạc quan của người tiêu dùng
- Nhìn chung, 61% đáp viên có cái nhìn lạc quan về tương lai, và chỉ 18% là bị quan.
- Tình hình tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 là động lực chính cho thái độ lạc
quan 66% đáp viên được tiêm chủng thể hiện thái độ lạc quan về tương lai, so với43% chưa tiêm chủng
- Thái độ lạc quan được thể hiện qua phong cách chi tiêu Các đáp viên cho biết họ có
kế hoạch chi tiêu nhiều hơn cho nhiều hạng mục hàng hoá trong sáu tháng tới, với41% dự đoàn gia tăng chi tiêu cho nhu yếu phẩm, 33% cho thời trang và 30% cho sứckhỏe và sắc dep
Trang 12- Phương pháp làm việc linh hoạt cũng góp phần tạo ra xu hướng lạc quan trọng hành
vi của người tiêu dùng Các đáp viên làm việc tại nhà lục quan hơn 10 điểm phần trăm
so với những đáp viên không làm việc tại nhà Những đáp viên làm việc theo phươngpháp kết hợp (tytrid) lạc quan hơn 9 điểm phần trăm so với những đáp viên bắt buộclàm việc ở nhà hoặc ở văn phòng
* Mua sắm qua điện thoại thông minh (smartphone) đang ở mức cao kỷ lục
- 41% đáp viên cho biết họ mua sắm hàng ngày hoặc hàng tuần qua điện thoại di độnghoặc điện thoại thông minh, so với 39% cách đây sáu tháng và 12% năm năm trước
Hơn nữa, các hoạt động mua sắm tại cửa hàng đã trở lại mức trước đại dịch: 47% cho
biết họ mua sắm tại cửa hàng hàng ngày hoặc hàng tuần, so với 45% cách đây sáu
tháng và 41% ngay sau khi đại dịch xảy ra
- Hơn một nửa không bao giờ sử dụng trợ lý ảo bằng giọng nói tại nhà hoặc thiết bị có
thể đeo trên người để mua sâm (tương ứng là 56% và 62%)
* Bảo mật dữ liệu là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng nhằm tin với người tiêu dùng
- 59% đáp viên cho biết họ quan tâm đến bảo vệ dữ liệu cá nhân hơn trong sáu thángqua Vì vậy ta có thể thấy: bảo mật dữ liệu có tác động đến xây dựng niềm tin lớn hơncác yếu tố khác
- Các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) không phải là động lực lớn nhấttrong xây dựng niềm tin với người tiêu dùng
- Khoảng 3/4 số đáp viên tin rằng doanh nghiệp đang “thực hiện nghĩa vụ một cáchđúng đắn" nhưng chỉ 1/4 có niềm tin lớn vào doanh nghiệp trong lĩnh vực này
* Người tiêu dùng quan tâm đến giá trị bền vững hơn bao giờ hết
- 52% đáp viên nói rằng họ thân thiện với môi trường hơn so với 6 tháng trước Sốliệu này đã tăng thêm 2 điểm phần trăm kể từ khảo sát tháng 6/2021 Khoảng một nửa
Trang 13số đáp viên chủ động cân nhắc các yếu tố liên quan đến giá trị bền vững khi đưa raquyết định mua hàng.
- Các đáp viên làm việc tại nhà có khả năng xem xét các yếu tố liên quan đến giá trịbền vững nhiều hơn các đáp viên làm việc xa nhà 10 điểm phần trăm
* Tuy nhiên, giá cả và sự thuận tiện vẫn là những yếu tố quan trọng nhất
- Gần 70% đáp viên ưu tiên nhận được ưu đãi tốt nhất khi mua sắm tại cửa hàng hoặc
trực tuyến
- Hơn một nửa cho rằng dịch vụ giao nhận hàng hiệu quả "luôn luôn" hoặc "vô cùng
quan trọng
- Các yếu tố ESG là ưu tiên thử yếu so với giá cả và sự thuận tiện.
*Người tiêu dùng đi lại nhiều hơn do công việc và giải trí
- Có ít đáp viên làm việc tại nhà hơn so với khảo sát tháng 6/2021 (42% so với 46%).
Và trong số những đáp viên làm việc tại nhà, một nửa có thể làm việc theo phươngpháp hybrid
- Đáp viên có xu hướng đi du lịch hơn so với 6 tháng trước Ví dụ, 47% nói rằng họ
có khả năng lưu trú tại khách sạn trong vòng 6 tháng tới
- Tỷ lệ đáp viên nói rằng họ sẽ gia tăng chi tiêu tại các nhà hàng trong sáu tháng tới đã
tăng từ 26% trong khảo sát tháng 6/2021 lên 30% - Hơn một nửa số đáp viên (53%)nói rằng họ mua sắm tại các cửa hàng bán là tại địa phương đáp ứng nhu cầu của họkhi mua sắm tại cửa hàng
2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam
* Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại
Đại dịch Covid-19 với những diễn biến phức tạp, khó kiểm soát đã ảnh hưởng nặng
nề đến tất cả các nền kinh tế toàn cầu Kịch bản kinh tế vĩ mô suy yếu, việc làmkhông ổn định và thu nhập hộ gia đình giảm sẽ khiến người tiêu dùng buộc phải đánh
Trang 14giá lại các giá trị và ưu tiên của họ cũng như nắm bắt thói quen tiêu dùng mới Niềmtin của người tiêu dùng giảm đi cùng với tài chính không đầy đủ, dẫn đến việc phảitiết kiệm để chi tiêu cẩn thận hơn, dành riêng một khoản dự trù phát sinh cho nhữngđiều không lường trước được.
Có thể thấy, đại dịch đã thúc đẩy việc mua sắm có kế hoạch, có chủ đích và chuyểnsang tiêu dùng bền vững, hợp lý
* Xu hướng chi tiêu và sở thích mua sắm
- Mặt hàng được lựa chọn hàng đầu: thực phẩm và sản phẩm y tế Người tiêu dùng
quan tâm nhiều hơn đến thực phẩm sản phẩm y tế vì những mặt hàng này chính là yếu
tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và duy trì sự sống trước thực trạng dịch bệnhđang ngày càng lan rộng với những biến thể nguy hiểm hơn
- Theo báo cáo về chỉ số giá thực phẩm trên thế giới của Tổ chức Lương thực vàNông nghiệp Liên hiệp quốc - FAO, chỉ số giá các mặt hàng thực phẩm trong tháng5/2021 cao hơn 4,8% so với tháng 4/2021 và 39,7% so với cùng kỳ năm ngoái do giádầu, đường và ngũ cốc cùng với giá thịt và sữa tiếp tục tăng cao
- Tiện lợi: Các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh như giãn cách, hạn chế tiếp xúc
khiến việc đặt hàng trên thiết bị di động, công nghệ và giao hàng tại nơi người tiêudùng thuận tiện nhận hàng giúp người tiêu dùng mua sản phẩm họ cần vào thời điểm
họ muốn trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết Các hoạt động như làm việc, mua sắm,giải trí… vẫn được thực hiện mà không cần di chuyển đến nhiều vị trí, địa điểm
- Người tiêu dùng có thể tối đa hóa thời gian, tăng tính linh hoạt, sử dụng các sảnphẩm và dịch vụ thông qua truy cập từ nhà Do đó, “tiện” đã trở thành một trongnhững tiêu chí tiêu dùng trong xã hội trong bối cảnh “bình thường mới” hiện nay
- Tiêu dùng xanh, tiêu dùng có trách nhiệm: Khủng hoảng sức khỏe ảnh hưởng sâu
sắc đến nhu cầu và thói quen mua sắm của mọi người Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi
Trang 15trường nặng nề dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như suy thoái đa dạng sinh học,suy thoái tài nguyên nước, ảnh hưởng môi trường sống của các loài thủy hải sản haysản xuất nông nghiệp tác động không nhỏ đến nguồn cung thực phẩm hàng ngày củacon người và còn ảnh hưởng cả đến giá cả hàng hóa.
- Vì vậy, người tiêu dùng quan tâm hơn về môi trường với tư duy khôi phục hệ sinhthái vừa góp phần giảm giá hàng hóa vừa làm cho mọi người sống khỏe hơn, sống lâuhơn
- Mua sắm online: Do tính chất lây nhiễm cao của vi rút Covid-19 và tính tiện lợi từ
việc giao-đặt hàng online, các dịch vụ mua bán hàng hóa không tiếp xúc gia tăngmạnh Xét ở nhiều góc độ, không chỉ ảnh hưởng bởi dịch bệnh, số người tiêu dùngtrực tuyến ngày càng tăng còn do thế hệ Z – thế hệ được sinh ra sau khi internet trởnên phổ biến rộng rãi, được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ - đang dần trởthành lực lượng dân số chính hiện nay Vì vậy, ứng dụng công nghệ số trong chi tiêu,mua sắm là xu hướng tất yếu của những người tiêu dùng trẻ hiện đại
Trang 16CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Quy trình nghiên cứu.
Nghiên cứu các lýthuyết liên quan đếnviệc chi tiêu của sinhviên DHTM và môhình đánh giá
Xác định vàlàm rõ vấn đềnghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu
của sinh viên trường ĐHTM
Thiết kế câu hỏi điều tra
Kiểm định mẫu, điều tra và phân
tích dữ liệu
Hiệu chỉnh phương trình hàm hồi quy
Kết quả nghiên cứu và diễn giải
Trao đổi và bàn luận
Kết luận về các nhân tố ảnh hưởng đến