* Kết quả họp nhóm: Nhóm thống nhất được với nhau đề tài nghiên cứu Nghiên cứu cácyếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện đến trường của sinh viên trườngĐại học Thương Mại..
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Các khái niệm và vấn đề liên quan
Các khái niệm liên quan đến nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương tiện đến trường của sinh viên Trường Đại học Thương mại có thể bao gồm:
Quyết định sử dụng phương tiện: Là quá trình mà sinh viên lựa chọn một phương tiện di chuyển riêng hoặc phương tiện công cộng phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu để đi đến trường Quyết định lựa chọn bao gồm những bước sau:
Nhận biết nhu cầu: Sinh viên nhận ra nhu cầu hoặc mong muốn của mình về việc sử dụng phương tiện nào đó để di chuyển đến trường, có thể do các yếu tố nội tại( như an toàn, hoàn cảnh, ) hoặc yếu tố ngoại cảnh( như quảng cáo, đánh giá, khoảng cách địa lí…).
Tìm kiếm thông tin: Sinh viên tìm kiếm các thông tin liên quan đến phương tiện di chuyển thông mà họ cần, thông qua các nguồn chính thức( như website, ứng dụng, mạng xã hội…) hoặc từ các nguồn không chính thức ( như bạn bè, gia đình, nhóm tham chiếu…).
Đánh giá các lựa chọn: Sinh viên so sánh và đánh giá các lựa chọn khả dụng trên thị trường, dựa trên các tiêu chí như chất lượng, giá cả, đánh giá, chính sách bảo hành và hoàn tiền…
Quyết định sử dụng phương tiện đi lại: Sinh viên lựa chọn loại hình phương tiện mà họ thấy phù hợp như phương tiện công cộng, xe riêng hay đi bộ… Quyết định này có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như khoảng cách địa lí, hoàn cảnh gia đình, lịch học,…
Sau khi lựa chọn: Sinh viên bắt đầu việc đi học bằng phương tiện mà họ chọn và đánh giá sự phù hợp của nó đối với bản thân Sự phù hợp này có thể ảnh hưởng đến quyết định có nên sử dụng phương tiện đó để di chuyển tới trường trong thời gian tới hay không, hay khuyên người khác có nên sử dụng phương tiện đó hay không.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương tiện di chuyển là các nhân tố có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn phương tiện di chuyển của sinh viên, bao gồm các yếu tố nội tại (như thái độ, mức độ cần thiết,…) và các yếu tố ngoại cảnh( như khoảng cách, chi phí, lịch học, ) Ngoài ra, sinh viên đại học thường có công việc làm thêm ngoài giờ Đây cũng là một yếu tố quyết định đến sự lựa chọn của sinh viên đối với phương tiện di chuyển Nếu công việc yêu cầu thì phải chuẩn bị phương tiện di chuyển riêng như tài xế, shipper, Hay công việc có khoảng cách xa trường, giờ giấc không phù hợp với thời gian di chuyển của phương tiện công cộng thì sinh viên cũng cần cân nhắc đến việc lựa chọn phương tiện di chuyển.
Các vấn đề liên quan đến an toàn giao thông: Khi tham gia giao thông để di chuyển đến trường, sinh viên sẽ gặp phải một vài vấn đề như: ùn tắc giao thông, hỏng xe, lỡ chuyến xe,… Để tránh những vấn đề này, bạn nên có sự chuẩn bị, kiểm tra phương tiện của mình hoặc kiểm tra lịch trình của phương tiện công cộng và chủ động về giờ giấc từ trước.
Cơ sở lý thuyết
Một số cơ sở lý thuyết liên quan đến nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương tiện đến trường của sinh viên Trường Đại học Thương mại như:
Lý thuyết hành vi tiêu dùng: Lý thuyết này cho rằng ý định sử dụng một loại đồ dùng hay phương tiện đều dựa trên những nguyên tắc và cơ sở nhất định.
Lý thuyết hành động hợp lí: Lý thuyết này cho rằng ý định hành vi của cá nhân được xác định bởi hai yếu tố: (1) thái độ đối với hành vi, và (2) tiêu chuẩn xã hội hoặc áp lực xã hội.
Lý thuyết hành vi giao thông: Lý thuyết này đánh giá hành vi và quyết định của người tham gia giao thông dựa trên các yếu tố: (1) sự an toàn, (2) sự tiện ích và (3) chi phí.
Ngoài ra còn có lý thuyết tâm lý xã hội: Lý thuyết này giải thích sự ảnh hưởng của môi trường, xã hội và tâm lý cá nhân đến quyết định và hành vi Trong trường hợp này, nó có thể giải thích cách mà các yếu tố như áp lực từ bạn bè, gia đình hoặc văn hóa có thể ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương tiện đi lại đến trường của sinh viên.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiếp cận nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiếp cận bằng phương pháp kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng Cách tiếp cận này khắc phục được những hạn chế cũng như phát huy những điểm ưu việt của hai phương pháp trong việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện đến trường của sinh viên trường đại học Thương Mại Phương pháp nghiên cứu định tính đem lại những giá trị mang tính chủ quan đi sâu vào đối tượng nghiên cứu, giải thích, tìm ra ý nghĩa, mối quan hệ giữa các yếu tố, dữ liệu được xử lý trước đó và phát hiện ra những nhân tố, giả thuyết, lý thuyết mới Trong khi phương pháp nghiên cứu định lượng có tính khách quan, phù hợp với việc kiểm định các giả thuyết được đặt ra, kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao nên kết quả nghiên cứu có thể khái quát hóa lên cho tổng thể mẫu, khi phân tích sử dụng các phần mềm phân tích giúp việc xử lý lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác khi thời gian nghiên cứu có hạn.
Phương pháp chọn mẫu,thu thập và xử lý dữ liệu
Nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước: Nghiên cứu sơ bộ (định tính) và nghiên cứu chính thức (định lượng) Nghiên cứu sơ bộ nhằm điều chỉnh và bổ sung các thang đo về các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn phương tiện đến trường của sinh viên trường đại học Thương Mại Nghiên cứu chính thức nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát.
Xác định phương pháp chọn mẫu định lượng: Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất Cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện và phương pháp quả bóng tuyết Mẫu thuận tiện được chọn là bạn bè của các thành viên trong nhóm nghiên cứu Tiến hành gửi bảng khảo sát đến các đối tượng đó và thông qua họ gửi bảng khảo sát đến các đối tượng tiếp theo (phương pháp quả bóng tuyết).
Xác định phương pháp chọn mẫu định tính: Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu theo mục đích, tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn từng cá nhân để bổ sung cho những thông tin sẽ thu thập qua phương pháp khảo sát Nhóm nghiên cứu không tham gia vào phỏng vấn nên dữ liệu sẽ không bị lệch theo hướng chủ quan.
3.2.2 Thu thập và xử lý dữ liệu
- Phương pháp thu thập số liệu:
Với nghiên cứu định tính: Phương pháp phỏng vấn - phương pháp thu thập dữ liệu chủ yếu trong nghiên cứu định tính Phương pháp phỏng vấn được sử dụng là phỏng vấn sâu, công cụ thu thập dữ liệu là bảng hỏi có cấu trúc gồm các câu hỏi chuyên sâu và cụ thể về các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn phương tiện đến trường của sinh viên trường đại học Thương Mại Câu trả lời sẽ được nhóm nghiên cứu tổng hợp dưới dạng thống kê.
Với nghiên cứu định lượng: Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi được xây dựng bằng phần mềm Google Form và gửi qua Email, Facebook, Zalo của các mẫu khảo sát là sinh viên trường đại học Thương Mại Dữ liệu sau khi thu thập được làm sạch và phân tích, thống kê bằng công cụ trong Google Form để đánh giá chất lượng thang đo, sự phù hợp của mô hình và kiểm định giả thiết mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu
Sử dụng công cụ phân tích, xử lý, thống kê số liệu tích hợp trong Google Form.
Xử lý và phân tích dữ liệu
- Đối tượng phỏng vấn: sinh viên Trường Đại học Thương Mại
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với sinh viên Trường Đại học Thương Mại để thu thập dữ liệu, xác định, điều chỉnh thang đo lý thuyết phù hợp với nghiên cứu này.
- Số người được phỏng vấn: 16 người
- Phương pháp xử lý: Sử dụng phương pháp xử lý tại bàn với dữ liệu thu được từ các cuộc phỏng vấn, thực hiện tổng hợp và mã hoá dữ liệu theo các nhóm thông tin.
Mã hoá dữ liệu: Mục đích nhận dạng các dữ liệu, mô tả dữ liệu và tập hợp các dữ liệu để phục vụ xác định mối quan hệ giữa các dữ liệu sau này
Tạo nhóm thông tin: Nhằm phân tích mối quan hệ giữa các nhóm thông tin
Kết nối dữ liệu: Nhằm so sánh được kết quả quan sát với kết quả được mong đợi
- Sau khi thu thập thông tin qua phỏng vấn, nhóm nghiên cứu tiến hành bóc băng, nhập dữ liệu Từ bảng dữ liệu, nhóm tô đậm các thông tin quan trọng, đặt tên cho các biến qua các thông tin đó Sau đó xử lý dữ liệu thủ công kết hợp phân tích phần mềm đưa ra những đánh giá, kết luận, điều chỉnh thang đo định lượng cho phù hợp.
- Số người tham gia điền Google Form là 100 người, 100 phiếu đều hợp lệ.
- Sau khi thu thập thông tin qua phiếu điều tra, nhóm nghiên cứu bước đầu tổng hợp phiếu và xử lý sơ bộ để chọn lọc phiếu và ý kiến phù hợp với nghiên cứu Dữ liệu sau đó được phân tích và thống kê thông qua Google Form là các bảng, biểu đồ Từ những số liệu đó nhóm đưa ra diễn giải, nhận xét, đánh giá và kết luận.
- Thang đo sử dụng cho các biến quan sát do nhóm nghiên cứu tự đề xuất không kế thừa từ các nghiên cứu trước.
- Thang đo của các biến quan sát với 5 mức độ:
Mức 1: Hoàn toàn không đồng ý
Các yếu tố Biến quan sát
Tốn ít thời gian di chuyển đến trường Thời gian di chuyển đến trường kịp giờ học
Có thể linh hoạt về giờ giấc di chuyển
Phương tiện đến trường di chuyển an toàn trên đường Đoạn đường từ nhà đến trường không có yếu tố khác gây nguy hiểm
Người lái xe an toànPhương tiện mới/cũ đảm bảo an toàn
Chi phí bỏ ra mua phương tiện hợp lí
Chi phí trông giữ tại các trường/các điểm trông giữ phương tiện hợp lí
Chi phí đi lại (xăng dầu, vé xe, ) hợp lí Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa hợp lý
4 Khoảng cách Khoảng cách từ nơi ở đến trường hợp lý
Khoảng cách từ trường đến nơi làm thêm hợp lý
Có thể di chuyển đến nhiều nơi/linh hoạt theo lịch trình
Di chuyển trên trên đường không mất nhiều sức Ít gặp các trở ngại (kẹt xe, sự cố kỹ thuật, thời tiết ) Sinh viên cảm thấy tiện ích và thoải mái
Hầu hết mọi người đều lựa chọn phương tiện đó để đi đến trường
Hầu hết mọi người chọn đi phương tiện đó để bảo vệ môi trường
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân tích kết quả nghiên cứu định tính
Phỏng vấn 16 sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Thương mại
* Kết quả nhóm nghiên cứu thu được:
Trong số 16 sinh viên được phỏng vấn có 12 nữ và 4 nam.
Có 12/16 sinh viên là sinh viên năm nhất, 4/16 sinh viên là sinh viên năm 2.
Có 14/16 sinh viên sử dụng các phương tiện giao thông khác nhau để di chuyển đến trường và 2/16 sinh viên đi bộ đến trường.
2) Kết quả nghiên cứu chung
14/16 sinh viên sử dụng các phương tiện cá nhân như: xe máy, xe đạp, và các phương tiện công cộng như xe buýt để đến trường.
2/16 người cho biết lí do lựa chọn đến trường bằng cách đi bộ là do khoảng cách từ nơi ở đến trường khá gần, việc di chuyển bằng phương tiện giao thông là không thật sự cần thiết và đôi khi khiến họ mất nhiều thời gian hơn (tắc đường, ).
Đối với những sinh viên có sử dụng các phương tiện khác nhau để đến trường, họ giải thích rằng: o Việc di chuyển bằng xe máy hay xe đạp thay vì xe buýt khiến họ chủ động hơn trong việc đi lại. o Các sinh viên lựa chọn xe buýt thì giải thích rằng họ chọn xe buýt vì chi phí tiết kiệm, các tuyến xe rõ ràng nên họ có thể linh hoạt di chuyển đến nhiều nơi khác.
Tuy nhiên việc di chuyển bằng các phương tiện này vẫn còn một số bất cập và khó khăn: o Thi thoảng những sinh viên lái xe đến trường có thể gặp một vài sự cố trên đường như: hỏng xe, tắc nghẽn giao thông, o Sinh viên thường xuyên bị lỡ chuyến xe buýt và họ phải đợi khá lâu để bắt được chuyến tiếp theo.
3) Kết quả nghiên cứu cụ thể về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương tiện đến trường của sinh viên Trường Đại học Thương mại”:
Sự tiện lợi và linh hoạt
- Hầu hết những sinh viên được phỏng vấn đều cho rằng các phương tiện cá nhân sẽ thuận tiện hơn so với mình Vì khi di chuyển bằng xe buýt hay các phương tiện công cộng khác, việc di chuyển sẽ phải phụ thuộc vào lịch trình có sẵn; đặc biệt là xe buýt, khi mà họ rất dễ bị trễ chuyến và phải đợi chuyến tiếp theo khá lâu Điều này đôi khi khiến sinh viên bị muộn học.
- Khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân, sinh viên sẽ chủ động hơn về giờ giấc, tiết kiệm thời gian Tuy nhiên việc di chuyển bằng xe máy hay xe đạp, có khả năng gặp sự cố nhiều hơn là phương tiện công cộng (hỏng xe, hết xăng giữa đường, )
- Hầu hết các sinh viên di chuyển bằng phương tiện công cộng tới trường cho biết họ lựa chọn cách di chuyển đó vì chi phí rẻ, và nếu họ mua vé theo tháng thì cũng tiết kiệm được thêm một phần chi phí nữa.
- Một số sinh viên khác cho biết rằng, chi phí chi trả cho xăng dầu hoặc sửa chữa bảo dưỡng xe, chi phí trông giữ xe trong trường là hợp lý, phù hợp với họ và họ đủ khả năng chi trả cho các loại chi phí này.
Tất cả các sinh viên đều cho rằng các việc sử dụng các phương tiện giao thông khác nhau giúp họ tiết kiệm thời gian hơn Từ đó họ có thể đến trường kịp giờ học và có thể linh hoạt về giờ giấc di chuyển.
Sự an toàn của phương tiện công cộng so với phương tiện cá nhân
Hầu hết các sinh viên di chuyển bằng xe buýt đều cho rằng họ cảm thấy an toàn hơn là khi họ di chuyển bằng xe máy, vì họ có thể tránh được tai nạn giao thông.
Mức độ phổ biến của phương tiện giao thông ở khu vực sinh sống
- Các sinh viên trường Đại học Thương mại cho biết quanh khu vực họ sống cũng có nhiều các trường đại học khác Vậy nên xe buýt là phương tiện giao thông phổ biến nhất Ngoài ra còn có các loại xe ôm hay xe taxi công nghệ cũng đang trở nên phổ biến hơn.
- Vì quá nhiều sinh viên lựa chọn xe buýt để di chuyển nên đôi khi các sinh viên được phỏng vấn cũng gặp phải những bất tiện như xe buýt quá đông, khiến họ cảm thấy không thoải mái
Ảnh hưởng của các yếu tố xã hội
- Tất cả các sinh viên được phỏng vấn cho biết rằng họ được bạn bè và người thân khuyến khích sử dụng các phương tiện đó để đến trường.
- Họ còn cho biết rằng tất cả bạn bè, người thân của họ đều sử dụng những phương tiện đó để đi học, đi làm.
Ảnh hưởng của yếu tố môi trường và ý thức cộng đồng
- Tất cả những người được phỏng vấn đều khẳng định rằng sử dụng các phương tiện công cộng cũng góp một phần trong việc bảo vệ môi trường (giảm lượng khói bụi, giảm thiểu tắc nghẽn giao thông, )
- Những sinh viên sử dụng xe máy hay ô tô, để đến trường cũng khẳng định rằng khói bụi từ xe máy thải ra cũng góp phần khiến cho không khí trở nên ô nhiễm hơn
- Các sinh viên đi xe buýt cũng khuyến khích mọi người hãy đi xe buýt thay vì xe máy hoặc chuyển sang sử dụng các loại xe dùng điện như: xe đạp điện, xe máy điện,
Tác động của yếu tố tiện ích cá nhân
- Những sinh viên sử dụng phương tiện cá nhân đến trường cho rằng họ cảm thấy không thoải mái khi phải đi chung xe với người lạ trên các phương tiện công cộng
Phân tích kết quả nghiên cứu định lượng
4.2.1 Tổng quan về mẫu nghiên cứu
Bảng phân bố mẫu theo một số thuộc tính
Thuộc tính Số lượng Tỷ lệ
4.2.2 Mô tả thống kê khảo sát
Thang đo mức độ Likert
1 Mức độ ảnh hưởng của sự tiện lợi
Số câu trả lời được đưa ra nhiều nhất là ở mức 4-5 với việc có thể di chuyển nhiều nơi chiếm 62% Số câu trả lời ở mức 1-2 chiếm 21% và số câu trả lời mức 3 chiếm 17%.
Số câu trả lời được đưa ra nhiều nhất là ở mức 4-5 việc di chuyển trên đường không gây mất sức chiếm 59% số câu trả ở mức 1-2 chiếm 22% và số câu trả lời ở mức 3 chiếm 19%.
Số câu trả lời được đưa ra nhiều nhất là ở mức 4 ít gặp các trở ngại (kẹt xe, sự cố kĩ thuật, thời tiết ) chiếm 30% bên cạnh đó số câu trả lời ở mức 2 cũng chiếm tỷ lệ tương đương là 27% Số câu trả lời tở mức 3 chiếm 14% còn lại là số câu trả lời ở mức 5 chiếm 21% và mức 1 là 8%.
2 Mức độ ảnh hưởng của sự an toàn
Số câu trả lời được đưa ra nhiều nhất là ở mức 4 với ý kiến phương tiện di chuyển đến trường an toàn trên đường chiếm 37% Số câu trả lời chiếm tỷ lệ ít nhất ở mức 1 chiếm 4%, mức 2 chiếm 12% và câu trả ở mức 3 chiếm 29% Còn lại là mức 5 chiếm18%. Đối với việc đoạn đường từ nhà đến trường không có yếu tố gây nguy hiểm có 32% số câu trả lời đưa ra là ở mức 4, 18% số câu trả lời đưa ra ở mức 5, 28% số câu trả lời đưa ra ở mức 3 còn lại là 22% số câu trả lời đưa ra là ở mức 1-2.
Số câu trả lời được đưa ra nhiều nhất là mức 4-5 với việc phương tiện mới/cũ đảm bảo an toàn chiếm 56%, số câu trả lời ở mức 3 chiếm 22%, số câu trả lời ở mức 1-2 chiếm 22%.
3 Mức độ ảnh hưởng của chi phí
Số câu trả lời được đưa ra nhiều nhất là mức 4-5 với việc chi phí bỏ ra mua phương tiện hợp lý chiếm 56%, số câu trả lời ở mức 3 chiếm 25% còn lại là mức 1-2 chiếm 19%
Số câu trả lời được đưa ra nhiều nhất là mức 4-5 với việc chi phí giữ xe tại các điểm các trường hợp lý chiếm 52%, 28% câu trả lời ở mức 3 và 20% câu trả lời ở mức 1-2.
Về chi phí bảo dưỡng hợp lý có 30% số câu trả lời ở mức 4, 22% số câu trả lời ở mức
5, 26% số câu trả lời ở mức 3 còn lại là 3% số câu trả lời ở mức 1-2.
Số câu trả lời được đưa ra nhiều nhất ở mức 4-5 với việc người lái xe đảm bảo an toàn chiếm 55%, 25% câu trả lời ở mức 3 và 20% số câu trả lời ở mức 1-2.
4 Mức độ ảnh hưởng của xu hướng
Số câu trả lời được đưa ra nhiều nhất ở mức 4 chiếm 38% với việc đa số mọi người đều sử dụng phương tiện đó để đến trường, 29% số câu trả lời đưa ra ở mức 3, 13% số câu trả lời đưa ra ở mức 5 và 20% câu trả lời đưa ra ở mức 1-2.
Số câu trả lời được đưa ra nhiều nhất ở mức 4-5 chiếm 45% với việc hầu hết mọi người chọn sử dụng phương tiện đó để bảo vệ môi trường, mức 3 chiếm 33% còn lại là mức 1-2 chiếm 21%.
5 Mức độ ảnh hưởng của khoảng cách
Số câu trả lời được đưa ra nhiều nhất ở mức 4-5 chiếm 55% với việc khoảng cách từ nơi ở đến nơi đến trường là hợp lý, 23% số câu trả lời đưa ra ở mức 1-2 và 22% trả lời ở mức 3 trung lập. Đối với ý kiến khoảng cách từ trường đến nơi làm việc là hợp lý có 27% câu trả lời ở mức 3, 23% câu trả lời ở mức 4 và 23% câu trả lời ở mức 5 còn lại là 27% câu trả lời ở mức 1-2.
Số câu trả lời được đưa ra nhiều nhất ở mức 4-5 chiếm 60% với việc tốn ít thời gian di chuyển đến trường, 21% câu trả lời ở mức 1-2 và 19% câu trả lời ở mức 3. Đối với ý kiến thời gian di chuyển đến trường kịp giờ học có 31% câu trả lời ở mức
3, 30% câu trả lời ở mức 4 và 27% câu trả lời ở mức 5 còn lại 12% câu trả lời ở mức 1-2.
Số câu trả lời được đưa ra nhiều nhất ở mức 4-5 chiếm 63% với việc có thể linh hoạt về giờ giấc di chuyển, 21% số câu trả lờ ở mức 1-2 và 16% câu trả lời ở mức 3.
Hạn chế của đề tài
Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định sử dụng phương tiện đến trường của sinh viên trường đại học Thương Mại” kết quả phân tích nghiên cứu đã đáp ứng được tương đối những mục tiêu đề ra Tuy nhiên do thời gian ngắn và kỹ năng nghiên cứu còn hạn chế nên bài nghiên cứu vẫn còn một số những thiếu sót:
Nghiên cứu chỉ thực hiện phát phiếu khảo sát online 100 mẫu là sinh viên trường đại học Thương Mại, kích thước mẫu chưa cao nên còn thiếu những thông tin cần thiết để nghiên cứu Bên cạnh đó một số nhóm đối tượng trả lời khảo sát đưa ra các thông tin không đúng làm lệch kết quả khảo sát Vì vậy những nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng phạm vi nghiên cứu tăng quy mô mẫu khảo sát để có kết quả chính xác hơn.
Các kết quả phân tích mới chỉ là mô tả lại số liệu thông qua kết quả của bảng khảo sát online, thông qua các biểu đồ chứ không thông qua các phần mềm phân tích dữ liệu nên còn hạn chế về mặt phân tích kĩ thuật.
Nghiên cứu chỉ mới tập trung vào 6 yếu tố về thời gian, khoảng cách, xu hướng, giá cả, sự an toàn và sự tiện lợi ngoài ra còn nhiều yếu tố khác như môi trường, sức khỏe, sở thích cá nhân cũng đều ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương tiện của các sinh viên.