1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài nghiên cứu các nhân tố Ảnh hưởng Đến quan niệm về tổng hạnh phúc gia Đình của sinh viên trường Đại học thương mại

57 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quan niệm về Tổng hạnh phúc gia đình của sinh viên trường Đại học Thương Mại
Tác giả Nhóm Nghiên Cứu 4
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Nguyệt Nga
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 467,39 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU (6)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu (6)
    • 1.2. Tuyên bố đề tài nghiên cứu (6)
    • 1.3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu (6)
    • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu (7)
    • 1.5. Giả thuyết nghiên cứu (7)
    • 1.6. Thiết kế nghiên cứu (8)
    • 1.7. Phương pháp nghiên cứu (8)
    • 1.8. Ý nghĩa nghiên cứu (8)
  • CHƯƠNG II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (9)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (9)
    • 2.2. Các tài liệu nghiên cứu có liên quan (12)
  • CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (20)
    • 3.1. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu (20)
    • 3.2. Thiết kế nghiên cứu (21)
    • 3.3. Thiết kế bảng hỏi khảo sát và xây dựng các thang đo (23)
  • CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (28)
    • 4.1. Kết quả khảo sát (28)
    • 4.2: Mô tả thống kê (31)
    • 4.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha (33)
    • 4.4. Phân tích nhân tố EFA (36)
    • 4.5. Kiểm định tương quan pearson (40)
    • 4.6. Mô hình hồi quy tuyến tính (41)
  • CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN (48)
    • 5.1. Thảo luận (48)
    • 5.2. Kết luận (48)
    • 5.3. Những hạn chế trong quá trình nghiên cứu (49)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH ------BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quan niệm về Tổng hạnh ph

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận

2.1.1 Các khái niệm liên quan a Gia đình

- Theo Từ điển Tiếng Việt: “Gia đình là tập hợp người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái.”

- C.Mac và Ph.Ăng-ghen (1995, [3] tr.57), Morgan nói: “ Gia đình là một yếu tố năng động, nó không bao giờ đứng nguyên một chỗ mà chuyển từ hình thức thấp lên hình thức cao, khi xã hội chuyển từ một giai đoạn thấp sang giai đoạn cao”.

- Ngô Công Hoàn (2006, [4] tr.8) , ông cho rằng : “Gia đình có thể hiểu là một nhóm nhỏ xã hội, các thành viên trong nhóm có quan hệ gắn bó với nhau thông qua hôn nhân , huyết thống, tâm - sinh lý, có chung các giá trị vật chất, tinh thần tương đối ổn định trong các giai đoạn phát triển lịch sử xã hội.” b Hạnh phúc

- Theo Richard Layard, “Hạnh phúc là cảm thấy điều tốt đẹp và đau khổ là cảm thấy điều xấu xa, tội tệ” (Richard Layard (2008), [6], tr.16) “Hạnh phúc là cảm thấy điều tốt lành, vui hưởng cuộc sống và mong muốn cảm giác này còn lại mãi và bất hạnh là cảm thấy điều tội tệ và cầu mong sự việc sẽ đổi khác.” (Richard Layard, 2008, [6], tr.24, tr.25) “Hạnh phúc là một cảm giác và cảm giác này diễn ra liên tục trong suốt thời gian chúng ta thức Các cảm giác tại những thời điểm nhất định chịu ảnh hưởng của những ký ức về những trải nghiệm trong quá khứ và sự đón trước dự tương lai.”(Richard Layard, 2008,

- “Hạnh phúc không phải là leo đến đỉnh núi, cũng không phải là leo không mục đích quanh ngọn núi Hạnh phúc là trải nghiệm chuyến hành trình leo tới đỉnh núi” (“Học thuyết Hạnh phúc của Tal Ben”, (2009, [8], tr.50)

- Theo Phật giáo, “Hạnh phúc là nếp sống an lạc ngay trong hiện tại, ngay trong chính cuộc đời này theo tinh thần Phật dạy Hạnh phúc vốn dĩ là tính rất tự nhiên có sẵn trong mỗi người chúng ta, vốn sáng suốt trong sáng và rất chân thật, do vô minh, tham, sân, si, chấp ngã nên chúng ta không thấy được và sống trong tính ấy”.

- Nhà tâm lý học Martin Seligman (2002, [9]) – cha đẻ của Tâm lý học tích cực định nghĩa: “Hạnh phúc là sự kết hợp của một cuộc sống với niềm vui, một cuộc sống có sự tham gia và một cuộc sống có ý nghĩa” Theo M Seligman (2012,

[10], tr.24) có 5 yếu tố cần thiết để sống tích cực, năm yếu tố này hoàn toàn độc lập với nhau, mỗi yếu tố có một mục đích, mục tiêu riêng, lợi ích riêng của nó. Yếu tố này không là hệ quả của các yếu tố khác và không phải luôn luôn ảnh hưởng lên yếu tố khác Năm yếu tố này là:

 Những cảm xúc tích cực ( P – Positive Emotions )

 Sự gắn kết, sự tham gia ( E – Engagement )

 Những mối quan hệ tích cực ( R – Positive Relationships )

 Thành tích ( A – Accomplishments/Achievement ) c Tổng hạnh phúc gia đình

“Gia đình là đơn vị quan trọng nhất trong xã hội Đây là bối cảnh có ảnh hưởng mạnh nhất đến mỗi chúng ta, vì mối quan hệ với cha mẹ và anh chị em là nền tảng tạo nên tất cả những mối quan hệ sau này với mọi người xung quanh Gia đình có thể là tổ ấm tràn đầy thương yêu, tin tưởng và cảm giác an toàn, nhưng đáng tiếc nó cũng có thể là nơi khởi nguồn của rất nhiều bất hạnh và tổn thương Do đó, đem hạnh phúc vào từng gia đình là tạo dựng nền tảng vững chắc nhất cho hạnh phúc của mỗi cá nhân và của toàn xã hội” (Hà Vĩnh Thọ, 2021, [11], tr.191) d Tổng hạnh phúc gia đình đối với sinh viên

Theo Himalaya Happy Mandala ta có “When it comes to GNH, we must start by looking at ourselves We need to look at the outer conditions of our lives and how they can be improved or transformed We also need to investigate our inner dimension. This will help us discover not only the sources of our suffering and how they can be transformed or healed, but also how to strengthen the positive qualities we have, as well as any additional competencies we can develop intentionally” Tạm dịch: Tổng

Hạnh phúc gia đình của sinh viên: Phải bắt đầu bằng cách nhìn lại bản thân Chúng ta cần nhìn vào các điều kiện bên ngoài của cuộc sống của chúng ta và làm thế nào chúng có thể được cải thiện hoặc biến đổi Chúng ta cũng cần nhìn nhận thế giới ở sâu bên trong chúng ta Điều này sẽ giúp chúng ta không chỉ khám phá ra nguồn gốc của đau khổ và cách chúng có thể được biến đổi hoặc chữa lành, mà còn là cách củng cố những phẩm chất tích cực mà chúng ta có, cũng như bất kỳ năng lực bổ sung nào mà chúng ta có thể phát triển một cách có chủ đích.

2.1.2 Các lý thuyết liên quan

Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB) của Ajzen [1] được phát triển và cải tiến từ Lý thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action – TRA) của Ajzen & Fishbein [2] TPB được xem là một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội để dự đoán hành vi con người [5] Theo TPB, 3 yếu tố có ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi là:

(1) “Thái độ đối với hành vi” là mức độ đánh giá tích cực hay tiêu cực của một cá nhân đối với việc thực hiện một hành vi Thái độ thường được hình thành bởi niềm tin của cá nhân về hậu quả của việc tham gia thực hiện một hành vi cũng như kết quả của hành vi đó.

(2) “Chuẩn mực chủ quan” là áp lực xã hội lên cá nhân dẫn đến thực hiện hành vi.Chuẩn mực chủ quan đến từ kỳ vọng của những người xung quanh (người thân, đồng nghiệp, bạn bè…) đối với một cá nhân trong việc tuân thủ một số các chuẩn mực cũng như động cơ của cá nhân trong việc tuân thủ các chuẩn mực đó để đáp ứng mong đợi của những người xung quanh.

(3) “Nhận thức kiểm soát hành vi” là nhận thức của một cá nhân về sự dễ dàng hoặc khó khăn trong việc thực hiện hành vi cụ thể; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi.

Hình 1: Mô hình của thuyết hành vi dự tính

Các tài liệu nghiên cứu có liên quan

2.2.1 Tài liệu trong nước a Theo nghiên cứu “Quan niệm của các thế hệ Việt Nam về hạnh phúc gia đình và giải pháp xây dựng” của Lê Thi- GS.Viện KHXH Việt Nam nghiên cứu Con người số

1 (46) 2010 tiến hành khảo sát ở 4 điểm thuộc đồng bằng sông Hồng: xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội; ở thị trấn Văn Giang, tỉnh Hưng Yên; ở phường Bùi Thị Xuân quận Hai Bà Trưng, Hà Nội về vấn đề quan điểm của mọi người về hạnh phúc gia đình và giải pháp xây dựng bằng cách khảo sát một số bảng hỏi, 10 bảng phỏng vấn sâu và 3 cuộc thảo luận nhóm.

 Phương pháp phỏng vấn sâu

 Phương pháp điều tra bảng hỏi

Hành vi Ý định hành vi

Nhận thức kiểm soát đối với hành vi

Thái độ đối với hành vi

Nhìn chung, số đông các gia đình (75%) cho rằng gia đình đủ ăn đủ tiêu là có hạnh phúc rồi Quan hệ vợ chồng bình đẳng được tuyệt đối đa số người trả lời như một yêu cầu số một để có hạnh phúc gia đình (88.5%) điều này thể hiện một sự tiến bộ rõ rệt của các thế hệ về quan niệm coi trọng sự bình đẳng nam nữ trong đời sống gia đình. Tiêu chí con cái ngoan ngoãn chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn trong quan niệm về gia đình hạnh phúc (87%) Chuẩn mực hai bên nội ngoại yên ấm chiếm tỷ lệ (47%), chuẩn mực gia đình nội ngoại đoàn kết thương yêu nhau xếp thứ hai (37,8%)

Bên cạnh đó, tác giả nghiên cứu cho thấy yếu tố quan trọng nhất để có một gia đình hạnh phúc từ chuẩn mực nêu trên đó là yếu tố tôn trọng lẫn nhau, cử xử bình đẳng với nhau được coi là yếu tố số một, quan trọng nhất để có một gia đình hạnh phúc, có 71.5% người trả lời Gia đình đoàn kết, thương yêu nhau là yếu tố thứ hai tạo nên hạnh phúc gia đình với 13.5 người trả lời.

Yêú tố để quyết định hạnh phúc gia đình

Con ngoan ngoãn, thành đạt

Mối quan hệ nội- ngoại đoàn kết, yêu thương nhau

Vợ chồng tôn trọng, bình đẳng

Số liệu điều tra phiếu hỏi cũng phù hợp với những cuộc trao đổi của họ qua các cuộc phỏng vấn sâu Với đa số người được hỏi cái quan trọng nhất là vợ chồng bình đẳng (cùng làm kinh tế, cùng chia sẻ mọi công việc) Chính sự đồng thuận và quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình, sự không phân biệt đối xử với con trai, con gái , vợ chồng cùng chăm sóc con cái thường là yếu tố cần thiết để gia đình êm ấm, hạnh phúc. b Theo nghiên cứu “Định hướng giá trị về gia đình hạnh phúc gia đình về sinh viên đã tốt nghiệp ra trường” (2010) của Đào Thị Lan Hương tiến hành trên 120 sinh viên đã ra trường hiện đang sống và làm việc tại thành phố Hà Nội Cụ thể là 60 nam (30 nam đã lập gia đình, 30 nam chưa lập gia đình) và 60 nữ (30 nữ đã lập gia đình, 30 nữ chưa lập gia đình).

 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

 Phương pháp điều tra bảng hỏi

 Phương pháp phỏng vấn sâu

 Phương pháp thống kê toán học

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Một gia đình hạnh phúc là phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiện vật chất, sinh hoạt của mỗi thành viên và của cả gia đình chiếm 30%; Tình yêu chân thành, thủy chung chiếm 28%; công việc ổn định của các thành viên chiếm 20%; con cái ngoan ngoãn, yêu thương nhau chiếm 12%; sức khỏe, thu nhập và trình độ học vấn chiếm 10%; các thành viên trong gia đình tôn trọng, trách nhiệm chiếm 6% Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu 10 sinh viên đã tốt nghiệp. K.T nam giảng viên, đã lập gia đình cho rằng: “ Trong một gia đình yếu tố kinh tế là quan trọng nhất, nhưng yếu tố tình yêu, sự chung thủy mới là trên hết, nếu thiếu đi tình yêu thương của gia đình có kinh tế cũng chẳng để làm gì khi luôn gặp phải bất hạnh trong cuộc sống gia đình ” hay M.T, nữ nhân viên ngân hàng, đã lập gia đình cho rằng: “ Hôn nhân bắt đầu từ tình yêu, mà tình yêu muốn bền chặt thì yếu tố quan trọng nhất là sự chân thành, chân thật và ngược lại với nó là sự không gian đối Nếu một trong hai người gian dối tức là đã không tôn trọng bạn đời điều đó là trái nước hắn niềm tin yêu, lòng chân thành Vì vậy yếu tố đầu tiền là chung thủy, không gian dối, đó là yếu tố cần và đủ cho một gia đình chưa nói đến hạnh phúc hay không” Như vậy, trái lại một gia đình đầy đủ kinh tế nhưng ở đó thiếu vắng đi tình yêu thương của các thành viên trong gia đình với nhau, vợ chồng thiếu sự quan tâm, tin tưởng lẫn nhau

Những yếu tố đảm bảo gia đình hạnh phúc

Mối quan hệ vợ chồng

Yếu tố sức khỏe Điều kiện vật chất, môi trường sống

Mối quan hệ của các thành viên trong gia đình đang là một vấn đề gây nhiều sóng gió trong các gia đình Việt Nam, và có tác động tiêu cực đến xã hội Từ đó mà yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần, tình cảm hòa với nhau, chúng tác động qua lại với nhau trong thể thống nhất gia đình Mọi thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh, bầu không khí tâm lý trong gia đình hài hòa, đầm ấm, là điều kiện tất yếu để tạo nên một gia đình hạnh phúc. c Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2020) “Quan niệm về hạnh phúc gia đình Việt Nam hiện nay” qua nghiên cứu tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội Luận văn thạc sĩ Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội “Để điều tra quan niệm về hạnh phúc trong gia đình ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, tác giả đã tiến hành điều tra 60 mẫu (với mỗi nhóm nghề nghiệp là 30 mẫu) Tác giả tiến hành chọn mẫu nghiên cứu là các cá nhân đã kết hôn 5 năm trở lên (nằm trong độ tuổi từ 23 trở lên với nữ và 25 trở lên đối với nam) Các đối tượng được phỏng vấn là người dân đang sinh sống và làm việc trong 2 nhóm nghề nghiệp: viên chức hoặc công nhân trên địa bàn huyện Gia Lâm (cụ thể tại địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, khu công nghiệp Dương Xá (thuộc xã Dương Xá) và khu công nghiệp Phú Thị (trên địa bàn xã Phú Thị), thành phố Hà Nội”.

Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu định lượng, phỏng vấn sâu.

Khi được khảo sát về nhóm yếu tố tác động lớn tới việc xây dựng và gìn giữ hạnh phúc trong gia đình trong 3 nhóm tác động chính:

Nhóm các yếu tố vật chất – kinh tế, môi trường: công việc ổn định, công việc có thu nhập cao, có tài sản để dành, môi trường sống an lành,sạch sẽ; có đầy đủ tiện nghi phục vụ cuộc sống

Nhóm yếu tố các quan hệ gia đình – xã hội:Quan hệ tốt nơi làm việc, quan hệ tốt với hộ hàng,hàng xóm, tôn trọng bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình, quan hệ tốt với gia đình nội ngoại, con cái chăm ngoan,vâng lời; vợ chồng hòa thuận, quan tâm, chia sẻ.

Nhóm yếu tố đời sống cá nhân: có địa vị, trình độ; có thời gian dành cho con cái; có sức khỏe tốt; có trách nhiệm với gia đình; có lòng bao dung tha thứ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ.

Kết quả thu được cho thấy có sự khác biệt trong quan niệm giữa 2 nhóm nghề nghiệp, cụ thể: Nếu như nhóm nghề nghiệp viên chức cho rằng, yếu tố tác động mạnh mẽ nhất tới hạnh phúc trong gia đình của họ là nhóm yếu tố đời sống cá nhân (chiếm 50%), thứ hai là nhóm các quan hệ gia đình – xã hội (chiếm 26.7 %) và cuối cùng là nhóm các

Y u t tác ế ố đ ng gia ộ đình h nh ạ phúc Đi u ki n ề ệ kinh t - ế v t ch t, ậ ấ môi trường

Các quan h gia ệ đình – xã h iộ Đ i s ng ờ ố cá nhân điều kiện kinh tế - vật chất, môi trường (chiếm 23.3 %) thì nhóm nghề nghiệp công nhân lại cho rằng nhóm yếu tố tác động nhiều nhất tới hạnh phúc trong gia đình của họ là nhóm yếu tố điều kiện kinh tế - vật chất, môi trường (chiếm 70%) và nhóm yếu tố thứ hai các quan hệ gia đình – xã hội (chiếm 30 %) và không có sự tác động của đời sống cá nhân trong việc xây dựng và gìn giữ hạnh phúc trong gia đình của nhóm nghề nghiệp này.

Nghiên cứu về gia đình hạnh phúc ở cộng đồng Bangkok – thủ đô Thái Lan

Nghiên cứu được thực hiện tại nhà của cư dân hoặc ở những nơi mà những người tham gia lựa chọn là thoải mái, chẳng hạn như nhà riêng hoặc nơi làm việc.

Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu được thu thập từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 8 năm

Mô hình nghiên cứu: bao gồm sự liên kết chặt chẽ, quan tâm đến nhau và an ninh tài chính, hoạt động trong điều kiện ngữ cảnh và mỗi loại liên quan đến các hành động mà các gia đình thực hiện để theo đuổi hạnh phúc của họ.

Phương pháp nghiên cứu: định tính

Sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau Đảm bảo tài chính

Sự kết nối Phương pháp đối phó

Gia đình có thể đạt được hạnh phúc

Theo nghiên cứu khảo sát 13 người tham gia đã được tuyển dụng cho dự án nghiên cứu Tất cả những người tham gia đều là những người có thu nhập thấp, với các nghề sau: bán hàng ăn (5), thợ may (2), quản gia (2), trợ lý nha khoa (1), tài xế xe ôm (1), nhân viên bảo vệ (1) , và một chủ cửa hàng tạp hóa (1) Những người tham gia sống trong gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

 Giả thuyết H1: Tài chính có ảnh hưởng đến quan niệm Tổng hạnh phúc Gia đình của sinh viên ĐHTM.

 Giả thuyết H2: Tư tưởng văn hóa, truyền thống của gia đình có ảnh hưởng đến quan niệm Tổng hạnh phúc gia đình của sinh viên ĐHTM.

 Giả thuyết H3: Tình yêu thương, chia sẻ, tôn trọng của các thành viên có ảnh hưởng đến quan niệm Tổng hạnh phúc Gia đình của sinh viên ĐHTM.

 Giả thuyết H4: Sự bình đẳng, trách nhiệm có ảnh hưởng đến quan niệm Tổng hạnh phúc gia đình của sinh viên ĐHTM.

 Giả thuyết H5: Thời gian các thành viên trong gia đình dành cho nhau có ảnh hưởng đến Tổng hạnh phúc gia đình của sinh viên ĐHTM. b Mô hình nghiên cứu

Quan niệm về tổng hạnh phúc gia đình của sinh viên TMU Tài chính (H1)

Tư tưởng văn hóa, truyền thống của gia đình (H2)

Tình yêu thương, chia sẻ, tôn trọng (H3) Sự bình đẳng, trách nhiệm (H4)

Thời gian dành cho nhau (H5)

Hình 2 :Mô hình nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến quan niệm về Tổng Hạnh

Phúc Gia Đình của sinh viên Đại học Thương Mại

- Biến độc lập là: Tài chính; Tư tưởng văn hóa, truyền thống của gia đình; Tình yêu thương, chia sẻ, tôn trọng; Sự bình đẳng, trách nhiệm; Thời gian dành cho nhau.

- Biến phụ thuộc là: Quan niệm về tổng hạnh phúc gia đình của sinh viên trường ĐHTM.

Thiết kế nghiên cứu

- Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng: phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phương pháp quả cầu tuyết.

- Nguyên nhân sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng vì:

 Tổng thể nghiên cứu lớn mà thời gian nghiên cứu có hạn.

 Phù hợp với đề tài nghiên cứu để xác định các yếu tố ảnh hưởng.

- Xác định tổng thể nghiên cứu: toàn bộ sinh viên đang theo học tại trường đại học Thương Mại

- Xác định kích thước mẫu tối thiểu là 150 sinh viên

- Năm học: từ năm nhất đến năm tư

- Gồm tất cả các khoa trong trường

- Đối với mẫu điều tra bảng hỏi: lấy mẫu trực tuyến gửi qua các nhóm của trường đại học Thương Mại, qua messager, qua zalo,

3.2.3 Điều tra và thu thập bảng hỏi

- Sau khi thống nhất được bảng hỏi, cả nhóm chính thức đi vào điều tra

- Điều tra nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp phát hành bảng câu hỏi trực tiếp và gửi trực tuyến qua đường link.

- Sau khi số lượng mẫu đạt đến mức nhóm mong muốn, nhóm tiến hành tổng hợp lại bảng hỏi, khóa link khảo sát và tiến hành thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu.

3.2.4 Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu a Thu thập dữ liệu

- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

 Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thiết kế câu hỏi qua google form và tiến hành khảo sát điều tra thông qua việc gửi mess, zalo cho sinh viên đang học Đại học Thương Mại mà các thành viên trong nhóm có sự quen biết, và mở rộng ra số lượng khảo sát bằng cách nhờ họ gửi bảng đến các sinh viên và họ biết hiện đang học tại trường ĐHTM.

 Nội dung câu hỏi khảo sát nằm trong các yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm về tổng hạnh phúc của sinh viên.

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

 Cơ sở lý thuyết là một số cuốn sách đã được xuất bản như "Hạnh phúc là con đường", “ 7 thói quen tạo hạnh phúc gia đình”, “How not to be a perfect family" tham khảo một số bài nghiên cứu khoa học về hạnh phúc, và một số bài viết liên quan đến hạnh phúc gia đình bằng tiếng Anh… b Phân tích và xử lí dữ liệu

Nhóm nghiên cứu thực hiện xử lý số liệu sau khi đã nhận được dữ liệu từ phiếu điều tra online google form và xuất ra file Excel Sau đó nhập các dữ liệu đã được mã hóa và tiến hành gọi biến trên ứng dụng SPSS Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm Excel và SPSS Tiếp đó lần lượt làm các bước:

- Lập các thống kê mô tả

- Phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha

- Phân tích nhân tố EFA

- Phân tích hồi quy : Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tài chính; tư tưởng văn hóa, truyền thống; tình yêu thương; sự bình đẳng, trách nhiệm; thời gian đến quan niệm về tổng hạnh phúc gia đình của sinh viên Đại học Thương mại.

Thiết kế bảng hỏi khảo sát và xây dựng các thang đo

3.3.1 Thiết kế bảng hỏi khảo sát

(Xem chi tiết ở phụ lục)

3.3.2 Xây dựng thang đo a Sơ đồ cây

Hình 3: Sơ đồ cây về các yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm về Tổng hạnh phúc gia đình b.Xây dựng thang đo o Bảng khảo sát sử dụng thang đo Likert bao gồm 5 thang đo:

5: Rất đồng ý o Các bước xây dựng thang đo

- Khảo sát và phân tích dữ liệu sơ bộ:

Nhóm xây dựng thang đo, phát phiếu trực tuyến bằng Google Form Nhằm kiểm tra về chất lượng thang đo nhóm đã làm.

- Khảo sát và phân tích dữ liệu chính thức:

Qua kết quả thu về sau bước điều tra thử nhóm đã thiết kế bảng hỏi chính thức, nhóm đã thực hiện điều tra bằng việc khảo sát trực tuyến bằng Google Form.

Làm sạch dữ liệu và nhập dữ liệu: Nhóm tiến hành sàng lọc nhằm phát hiện những phiếu lỗi, thiếu, nhầm giá trị, sau đó phân tích dữ liệu bằng phần mền SPSS. o Nội dung bảng khảo sát

- Thang đo “Yếu tố về tình thương yêu, sự tôn trọng giữa các thành viên trong gia đình”

Bảng 1.1: Bảng thang đo “Yếu tố về tình thương yêu, sự tôn trọng giữa các thành viên trong gia đình”

Tôi được chăm sóc, quan tâm từ các thành viên trong gia đình

TY2 Tôi chia sẻ câu chuyện của mình với các thành viên trong gia đình

Bố mẹ hỏi hoặc lắng nghe tôi khi tôi đưa ra quyết

TY4 Mọi thành viên trong gia đình tôi tôn trọng không gian riêng, sở thích riêng của nhau

- Thang đo “Yếu tố về tư tưởng văn hóa, truyền thống của gia đình”

Bảng 1.2: Bảng thang đo “Yếu tố về tư tưởng văn hóa, truyền thống của gia đình”

TT1 Gia đình tôi đề cao các mối quan hệ và hỗ trợ chặt chẽ giữa các thế hệ trong gia TT2 Mọi thành viên gia đình tôi tuân thủ theo quy tắc, phép tắc chung TT3 Tôi được tham gia các quyết định trong gia đình

TT4 Gia đình tôi hướng tới tiêu chuẩn của gia đình văn hóa

- Thang đo “Yếu tố tài chính của gia đình”

Bảng 1.3: Bảng thang đo “Yếu tố tài chính của gia đình”

TC1 Gia đình tôi lập kế hoạch chi tiêu trong tháng

TC2 Gia đình tôi thống nhất các quy tắc tài chính chung

TC3 Gia đình tôi có chung quỹ tiết kiệm

TC4 Tôi được gia đình giáo dục về chi tiêu và quản lý tài chính

- Thang đo “Yếu tố thời gian mỗi thành viên dành cho gia đình

Bảng 1.4: Bảng thang đo “Yếu tố thời gian mỗi thành viên dành cho gia đình”

TG1 Gia đình tôi dành thời gian chia sẻ, quan tâm, tâm sự với nhau

TG2 Gia đình tôi hạn chế sử dụng thiết bị công nghệ khi ở cạnh nhau

TG3 Gia đình tôi thường xuyên cùng dọn dẹp, nấu ăn, ăn uống với nhau trong các bữa ăn TG4 Gia đình tôi có những chuyến du lịch cùng nhau

- Thang đo “Bình đẳng, trách nhiệm với gia đình của các thành viên trong gia đình”

Bảng 1.5: Bảng thang đo “Bình đẳng, trách nhiệm với gia đình của các thành viên trong gia đình”

BĐ1 Gia đình tôi không phân biệt đối xử giữa các thành viên

BĐ2 Gia đình tôi không có sự phân biệt đối sử giữa các thành viên

BĐ3 Tôi luôn kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ tôi

BĐ4 Các thành viên đều được đưa ra ý kiến và quyết định trong gia đình

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả khảo sát

4.1.1 Đặc điểm của mẫu khảo sát

Mẫu được thu thập theo phương pháp điền Google Form, tạo những câu hỏi về đề tài gây kích thích người đọc trả lời khảo sát Số lượng câu hỏi được phát trên Google Form là 150, thu về 150 kết quả, đem vào phân tích định lượng.

4.1.2.Thông tin về đối tượng nghiên cứu a.Tỷ lệ giới tính của mẫu quan sát

Bảng 1: Tỷ lệ giới tính sinh viên

Giới tính Số lượng Tỷ lệ

Nguồn: Xử lý số liệu SPSS 22.0

Hình 4: Tỷ lệ giới tính sinh viên

Qua thống kê với 150 mẫu khảo sát, đối tượng khảo sát là sinh viên trường Đại học Thương Mại Trong đó, số sinh viên nam là 63 người đạt 42% và chiếm 42% quan sát hợp lệ; số học sinh nữ là 87 người đạt 58% trên tổng số phiếu khảo sát và chiếm 58% quan sát hợp lệ Thống kê cho thấy tỷ lệ nữ sinh nhiều hơn tỷ lệ nam sinh tham gia khảo sát. b Năm học của các mẫu quan sát

Bảng 2: Tỷ lệ sinh viên các khóa

Sinh viên Số lượng Tỷ lệ

Nguồn: Xử lý số liệu SPSS 22.0

Tỷ lệ sinh viên các khóa

Hình 5:Tỷ lệ sinh viên các khóa

Theo thống kê trong quá trình tiến hành khảo sát sinh viên Đại học Thương Mại qua các khóa, nhóm nghiên cứu thu được kết quả như sau:

- Sinh viên khóa 58 có 20 phiếu, đạt 13,3% trên tổng số phiếu khảo sát và đạt 13,3% khảo sát hợp lệ.

- Sinh viên khóa 57 có 66 phiếu, đạt 44% trên tổng số phiếu khảo sát và chiếm 44% khảo sát hợp lệ.

- Sinh viên khóa 56 có 38 phiếu, đạt 25,3% trên tổng số phiếu khảo sát và đạt 25,3% khảo sát hợp lệ.

- Sinh viên khóa 55 có 26 phiếu, đạt 17,3% trên tổng số phiếu khảo sát và đạt 17,3% khảo sát hợp lệ.

- Lượng sinh viên khóa 57 trả lời câu hỏi khảo sát chiếm phần lớn trong khảo sát, chứng tỏ đối tượng quan sát chính là các bạn sinh viên khóa 57 cụ thể chiếm 44%, các khóa còn lại xếp theo thứ tự giảm dần từ khóa 56 với 25,3% đến khóa 55 với 17,3% , khóa 58 thấp nhất với 13,3% c.Ngành học của các mẫu quan sát

Chuyên ngành Số lượng Tỷ lệ (%)

Kinh tế và kinh doanh quốc tế

Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử

Viện đào tạo quốc tế 2 1,3

Nguồn: Xử lý số liệu SPSS 22.0

Quản trị kinh doanh Khách sạn - Du lịch Marketing

Kế toán - Kiểm toán Kinh tế và kinh doanh quốc tế Kinh tế - Luật

Tài chính - Ngân hàng Ngôn ngữ Anh

Hệ thống thông tin quản lý và Thương mại điện tử

Quản trị nhân lực Viện quốc tế

Hình 6: Các chuyên ngành trong mẫu quan sát

Kết quả điều tra cho thấy, số lượng sinh viên tham gia khảo sát của trường Đại họcThương Mại có sự chênh lệch lớn Đối tượng chủ yếu của bài khảo sát là sinh viên khoa Khách sạn – Du lịch với 50 phiếu khảo sát, chiếm 33,3% tổng khảo sát và 33,3% khảo sát hợp lệ Viện quốc tế có số phiếu khải sát ít nhất là 2 phiếu, chiếm 1,3% tổng khảo sát và 1,3% khảo sát hợp lệ.

Mô tả thống kê

Bảng 4: Bảng mô tả thống kê

Tên biến Giá trị nhỏ nhất

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Tổng hạnh phúc gia đình của anh chị

Nguồn: Xử lý số liệu SPSS 22.0

Dựa vào bảng trên ta có thể thấy tất cả biến quan sát của 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc đều nhận được đánh giá cao nhất là 5 Có 20 biến quan sát nhận được đánh giá thấp nhất là giá trị ở cột Mean dao động trong khoảng 3,2 đến 4,3 cho thấy người trả lời có ý kiến trung lập hoặc đồng ý đối với các biến quan sát, các biến quan sát của nhóm BT (Sự bất tiện) đều có giá trị nhỏ hơn 3. Độ lệch chuẩn của các biến quan sát lớn hơn 1 cho thấy các sinh viên được khảo sát tại trường đại học Thương Mại có các gia đình hạnh phúc và còn tồn tại 1 số gia đình không hạnh phúc.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha

Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha được thực hiện đầu tiên để loại bỏ các biến không liên quan trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA Phép kiểm định này phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng 1 nhân tố, cho biết biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố, biến nào không.

Giá trị Cronbach’s Alpha biến thiên trong đoạn [0;1] Về lý thuyết, hệ số này càng cao thì thang đo có độ tin cậy càng lớn.

Có hai yêu cầu cơ bản để đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha của một thang đo: Thứ nhất, hệ số Cronbach’s Alpha tổng lớn hơn 0,6.

Thứ hai, hệ số tương quan biến – tổng (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0,3 Nếu biến quan sát không đáp ứng được yêu cầu này sẽ bị loại và không đưa vào bước phân tích tiếp theo.

Cụ thể hơn, ta có các mức đánh giá sau (Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008 – Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 2):

 Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8: thang đo lường tốt.

 Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8: sử dụng được.

 Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 đến 0,7: có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm mới hoặc bối cảnh nghiên cứu mới đối với người trả lời. Trên thực tế khi chạy SPSS, ta cũng cần chú ý đến các giá trị của cột

Cronbach's Alpha if Item Deleted Cột này cho biết giá trị Cronbach’s Alpha tổng nếu loại biến đang xem xét Nếu giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted lớn hơn hệ số

Cronbach Alpha của nhóm thì chúng ta nên cân nhắc biến quan sát này tùy vào từng trường hợp cụ thể. Đối với đề tài này, kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8 (0,976 > 0,8) cho thấy độ tin cậy lớn.

Bảng 4.3.1: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha.

Kí hiệu Biến quan sát Tương quan biến – Tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến YẾU TỐ TÀi CHÍNH

TC1 Gia đình tôi lập kế hoạch chi tiêu trong tháng ,736 ,803

TC2 Gia đình tôi thống nhất các quy tắc tài chính chung ,741 ,801

TC3 Gia đình tôi có chung quỹ tiết kiệm ,658 ,836

TC4 Tôi được gia đình giáo dục về chi tiêu và quản lý tài chính ,669 ,831

YẾU TỐ TƯ TƯỞNG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

TT1 Gia đình tôi đề cao các mối quan hệ và hỗ trợ chặt chẽ giữa các thế hệ trong gia đình ,747 ,791

TT2 Mọi thành viên gia đình tôi tuân thủ theo quy tắc, phép tắc chung ,660 ,826

TT3 Tôi được tham gia các quyết định trong gia đình ,582 ,856

TT4 Gia đình tôi hướng tới tiêu chuẩn của gia đình văn hóa ,805 ,763

YẾU TỐ TÌNH YÊU THƯƠNG, SỰ TÔN TRỌNG

TY1 Tôi được chăm sóc, quan tâm từ các thành viên trong gia đình ,731 ,877

TY2 Tôi chia sẻ câu chuyện củamình với các thành viên trong gia đình ,735 ,876

TY3 Bố mẹ hỏi hoặc lắng nghe tôi khi tôi đưa ra quyết định ,830 ,840

TY4 Mọi thành viên trong gia đình tôi tôn trọng không gian riêng, sở thích riêng của nha ,771 ,862

YẾU TỐ TRÁCH NHIỆM BÌNH ĐẲNG

TN1 Gia đình tôi không phân biệt đối xử giữa các thành viên ,773 ,796

TN2 Bố mẹ cùng nuôi dưỡng, giáo dục anh chị em tôi ,737 ,812

TN3 Tôi luôn kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ tôi ,694 ,833

TN4 Các thành viên đều được đưa ra ý kiến và quyết định trong gia đình ,645 ,851

TG1 Gia đình tôi dành thời gian chia sẻ, quan tâm, tâm sự với nhau ,732 ,844

TG2 Gia đình tôi dành thời gian chia sẻ, quan tâm, tâm sự với nhau ,750 ,834

TG3 Gia đình tôi thường xuyên cùng dọn dẹp, nấu ăn, ăn uống với nhau trong các bữa ăn ,706 ,851

TG4 Gia đình tôi có những chuyến du lịch cùng nhau ,758 ,832

TỔNG HẠNH PHÚC TRONG GIA ĐÌNH BẠN

HP1 Tôi luôn cảm thấy hạnh phúc khi giới thiệu về gia đình mình ,821 ,901

HP2 Tôi hài lòng với hạnh phúc gia đình mình hiện tại ,812 ,904

HP3 Tôi sẽ tiếp tục duy trì hạnh phúc của gia đình mình ,835 ,896

HP4 Tôi cảm thấy hạnh phúc khi ở bên gia đình mình ,823 ,900

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS

Phân tích nhân tố EFA

Các biến đạt tiêu chuẩn về độ tin cậy ở bước kiểm định Cronbach’s Alpha được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis).

Mục đích của phân tích EFA là để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập

F (F < k) các nhân tố có ý nghĩa hơn dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát (Theo Nguyễn Đình Thọ, 2013 – Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh)

Theo các nghiên cứu trước, những tiêu chí cần xem xét khi phân tích nhân tố EFA:

Factor loading (hệ số tải nhân tố): Chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA.

Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu;

Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng;

Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): Chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Trị số KMO lớn (0,5

Ngày đăng: 20/10/2024, 09:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w