1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài nghiên cứu marketing nghiên cứu ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên tại địa bàn thành phố hồ chí minh

51 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu Ý định Sử dụng Ví Điện Tử Của Sinh Viên Tại Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Thái Bảo, Nguyễn Tiến Khải, Đặng Phương Quỳnh, Nguyễn Thị Cẩm Tú, Phùng Bảo Trân
Trường học Trường Đại học Tài chính – Marketing
Chuyên ngành Marketing
Thể loại Báo cáo Đề Tài
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 1,22 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU (7)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (7)
    • 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu (7)
      • 1.2.1 Mục tiêu (7)
      • 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu (8)
    • 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (8)
    • 1.4 Phương pháp nghiên cứu (8)
      • 1.4.1 Nghiên cứu định tính (8)
      • 1.4.2 Nghiên cứu định lượng (9)
    • 1.5 Ý nghĩa và đóng góp mới của nghiên cứu (9)
    • 1.6 Kết cấu đề tài (9)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (10)
    • 2.1 Các khái niệm nghiên cứu (10)
      • 2.1.1 Khái niệm về ví điện tử và thanh toán điện tử (10)
      • 2.1.2 Khái niệm về ý định sử dụng dịch vụ (11)
    • 2.2 Các cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài (11)
      • 2.2.1 Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng (11)
      • 2.2.2 Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) (14)
      • 2.2.3 Mô hình thuyết hành vi hoạch định - Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB - (14)
      • 2.2.4 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – Mô hình TAM) (15)
    • 2.3 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài (15)
    • 2.4 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất (17)
      • 2.4.1 Các giả thuyết nghiên cứu (17)
      • 2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất (20)
    • 2.5 Thang đo các khái niệm nghiên cứu (20)
      • 2.5.1 Thang đo “Nhận thức dễ sử dụng” (20)
      • 2.5.2 Thang đo “Ảnh hưởng xã hội” (21)
      • 2.5.3 Thang đo “Nhận thức danh tiếng” (21)
      • 2.5.4 Thang đo “Nhận thức riêng tư/bảo mật” (22)
      • 2.5.5 Thang đo “Nhận thức sự hữu ích” (22)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (24)
    • 3.1 Mô tả quy trình nghiên cứu của đề tài (24)
    • 3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính (24)
      • 3.2.1 Mục đích sử dụng nghiên cứu định tính cho đề tài (24)
      • 3.2.2 Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính cho đề tài (24)
      • 3.2.3 Kỹ thuật phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu định tính (25)
    • 3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng (25)
      • 3.3.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ và kết quả (26)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC (27)
    • 4.1 Kết quả nghiên cứu thống kê mô tả (27)
      • 4.1.1 Khái niệm (27)
      • 4.1.2 Kết quả chạy thống kê mô tả theo nhân khẩu học (27)
      • 4.2.1 Phân tích độ tin cậy của thang đo (29)
      • 4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập (34)
      • 4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc “Ý định sử dụng” (37)
    • 4.3 Kiểm định mô hình và giả thiết nghiên cứu (38)
      • 4.3.1 Kiểm định các yếu tố của mô hình bằng phương pháp tương quan pearson (38)
      • 4.3.2 Kiểm định các yếu tố của mô hình bằng phương pháp hồi quy đa biến (39)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (42)
    • 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu (42)
    • 5.2 Hàm ý quản trị (42)
      • 5.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên tại TP.HCM (43)
      • 5.2.2 Đề xuất giải pháp (43)
    • 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (44)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (45)

Nội dung

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Tác động đa chiều của dịch COVID-19 đã khiến thanh toán số trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế và ưu tiên của người dùng, nhằm giúp giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt và tăng tính tiện lợi cho người dùng.

Tại Việt Nam, thanh toán không tiền mặt đang được khuyến khích và phát triển nhanh chóng Thanh toán bằng thẻ, chuyển khoản, ví điện tử, thanh toán trực tuyến, v.v là những hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến ở Việt Nam hiện nay.

Tuy vậy, thị trường ví điện tử ở nước ta vẫn trong giai đoạn đầu tư cho tương lai, chưa có ví nào thật sự chiếm lĩnh thị trường, phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ vẫn đang gặp khó khăn, khách hàng vẫn đang còn dè dặt, thăm dò vì sợ không an toàn, lạ lẫm Chính vì vậy, việc có được một cái nhìn đầy đủ về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử là điều rất cần thiết nhằm khám phá cũng như khẳng định được phần nào những nhân tố cơ bản TP.HCM với đặc điểm môi trường kinh doanh năng động, đây cũng là nơi mà các ví điện tử cạnh tranh với nhau khốc liệt để thu hút người dùng Đặc biệt thế hệ trẻ - các bạn sinh viên đang trong giai đoạn phát triển và đứng trước sự lựa chọn sử dụng nhiều loại ví điện tử đang có mặt hiện nay quả là một điều không dễ

Từ thực tế trên, kết hợp với việc tiếp thu các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, nhóm tác giả đi đến quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh”

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử để thanh toán của sinh viên trên địa bàn TP.HCM

- Từ đó gợi ý các giải pháp cho các doanh nghiệp cải thiện những tiện ích của ví điện tử và khắc phục những điểm chưa tốt của dịch vụ ví điện tử

- Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT của sinh viên trên địa bàn TP.HCM?

- Mức độ tác động của từng yếu tố đến ý định sử dụng VĐT của sinh viên trên địa bàn TP.HCM? Đâu là yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất?

- Những giải pháp nào để các doanh nghiệp cải tiến ví điện tử và khuyến khích người tiêu dùng sử dụng ví điện tử?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

+ Không gian: Địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

+ Thời gian: đề tài được thực hiện từ 2/2/2023 đến 20/3/2023

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đã sử dụng nhiều kỹ thuật nghiên cứu định tính nhằm góp phần làm rõ vấn đề nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu định lượng Các kỹ thuật nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu này gồm:

• Phương pháp duy vật biện chứng: làm cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận của đề tài nghiên cứu.

• Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin

• Phương pháp xây dựng bảng câu hỏi: bảng câu hỏi được xây dựng, thiết kế với nhiều item dựa trên thang đo Likert 5 cấp độ, từ “hoàn toàn không đồng ý” cho đến “hoàn toàn đồng ý”.

• Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để bổ sung, loại bỏ hay điều chỉnh các biến trong mô hình đã đưa ra để áp dụng phù hợp nhất vào thực trạng của TP.HCM.

Dựa trên bảng câu hỏi đã soạn, nhóm tiến hành thu thập dữ liệu bằng cách khảo sát qua Google Form và đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội Sau khi thu được 300 mẫu, nhóm tiến hành thống kê tỷ lệ trả lời của người tham gia khảo sát, từ đó thu thập, sắp xếp dữ liệu trên Excel Tiếp đó, dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS nhằm kiểm định thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy nhằm đánh giá mô hình đề xuất, khám phá và kiểm định các giả thuyết Từ đó, đưa ra kết luận và đánh giá, đề xuất phù hợp.

Ý nghĩa và đóng góp mới của nghiên cứu

Việc nghiên cứu sẽ tạo tiền đề cho các đề tài nghiên cứu, các công trình khoa học sau. Góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học phát triển theo hướng đa dạng và phong phú hơn.

Kết quả nghiên cứu giúp cho các rạp chiếu phim có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên tại TPHCM, đặt cơ sở,tiền đề cho việc nâng cao chất lượng, dịch vụ phù hợp hơn đối với người tiêu dùng.

Kết cấu đề tài

- Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

- Chương 4: Kết quả nghiên cứu chính thức

- Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Các khái niệm nghiên cứu

2.1.1 Khái niệm về ví điện tử và thanh toán điện tử:

2.1.1.1 Khái niệm về ví điện tử:

Ví điện tử hay còn được gọi là Ví tiền Online là một tài khoản thanh toán các giao dịch trực tuyến phổ biến nhất hiện nay như: Thanh toán tiền điện, nước, học phí, nạp tiền điện thoại (Topup), mua vé xem phim,

Chức năng hoạt động của Ví điện tử thực hiện bằng cách Liên kết Tài Khoản ngân hàng (Xem danh sách ngân hàng), nạp tiền vào Ví và thanh toán bất kỳ dịch vụ có liên kết một cách đơn giản, tiện lợi

Theo Thông tư hướng dẫn về dịch vụ thanh toán trung gian của Ngân hàng Nhà nước: “Dịch vụ Ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính ), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử theo tỷ lệ 1:1 và được sử dụng làm phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.”

2.1.1.2 Khái niệm về thanh toán điện tử:

Thanh toán điện tử: là mô hình giao dịch không dùng tiền mặt, đang trở thành xu hướng trong những năm gần đây Có thể hiểu, thanh toán điện tử là hình thức thanh toán được tiến hành trên mạng Internet, người dùng lựa chọn thao tác chuyển, nạp hay rút tiền tùy ý; thay vì sử dụng tiền mặt

Thanh toán điện tử gồm: thanh toán thẻ, thanh toán qua ví điện tử, thanh toán bằng smartphone, sử dụng cổng thanh toán điện tử, …

Theo Abrazhevich (2004), hệ thống thanh toán điện tử như một hình thức cam kết tài chính có liên quan đến người mua và người bán thông qua việc sử dụng các thông tin liên lạc điện tử O Adeoti và K Osotimehin (2012) lại cho rằng hệ thống thanh toán điện tử là một phương tiện điện tử thực hiện việc thanh toán hàng hóa và dịch vụ mua sắm trực tuyến tại các siêu thị và trung tâm mua sắm Ngoài ra, Kaur và cộng sự (2015) định nghĩa thanh toán điện tử là các khoản thanh toán trong môi trường thương mại điện tử với hình thức trao đổi tiền thông qua các phương tiện điện tử

2.1.2 Khái niệm về ý định sử dụng dịch vụ

Theo Ajzen (1991), ý định là một yếu tố dùng để đánh giá khả năng thực hiện hành vi trong tương lai, ý định là một yếu tố tạo động lực, nó thúc đẩy cá nhân sẵn sàng thực hiện hành vi và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi Ý định hành vi được giả định là tiền đề trung gian của hành vi, nghiên cứu về ý định sử dụng sẽ dự đoán tốt đối với hành vi sử dụng.

Các cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài

2.2.1 Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng

Người tiêu dùng (consumer) : được xem làm người mua sắm và tiêu dùng những sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu và ước muốn cá nhân Người tiêu dùng là người cuối cùng tiêu dùng sản phẩm do quá trình sản xuất tạo ra Có thể là một cá nhân, một hộ gia đình hoặc một nhóm người.

Thị trường người tiêu dùng (consumer market): là bao gồm cá nhân, các hộ gia đình và các nhóm người hiện có và tiềm ẩn mua sắm hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân.

Quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng

2 2.1.1 Hành vi người tiêu dùng phổ biến

2 2.1.2 Mô hình hành vi người tiêu dùng: Để đa dạng hóa hơn góc nhìn của người tiêu dùng, ngoài Mô hình lý thuyết hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler thì hành vi người tiêu dùng còn được thể hiện qua 2 mô hình:

- Mô hình hộp đen người tiêu dùng

- Mô hình tháp nhu cầu Maslow

2.2.1.3 Mô hình lý thuyết “hộp đen” người tiêu dùng

Có thể thấy các yếu tố kích thích đã xâm nhập vào hộp đen ý thức của người mua và tạo ra những phản ứng cho người mua Mô hình này thể hiện những kích thích bên ngoài của doanh nghiệp sẽ tác động vào tâm trí của khách hàng ra sao và cách họ sẽ xử lý những nguồn thông tin đó trong hộp đen của họ như thế nào trước khi đưa ra quyết định mua hàng cụ thể.

2.2.1.4 Mô hình tháp nhu cầu Maslow

Theo lý thuyết của Abraham Maslow thì nhu cầu con người được chia làm 5 tầng theo mô hình kim tự tháp với các nhu cầu bậc thấp và nhu cầu bậc cao.

- Tầng 1: Nhu cầu cơ bản/ Nhu cầu sinh lý:

- Tầng 2: Các nhu cầu về an toàn

- Tầng 3: Các nhu cầu về giao lưu tình cảm

- Tầng 4: Nhu cầu được quý trọng, kính mến

- Tầng 5: Nhu cầu thể hiện bản thân

2.2.2 Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action)

Mô hình thuyết hành động hợp lý cho rằng ý định hành vi dẫn đến hành vi và ý định được quyết định bởi thái độ cá nhân đối hành vi, cùng sự ảnh hưởng của chuẩn chủ quan xung quanh việc thực hiện các hành vi đó (Fishbein và Ajzen,1975) Trong đó, Thái độ và Chuẩn chủ quan có tầm quan trọng trong ý định hành vi.

2.2.3 Mô hình thuyết hành vi hoạch định - Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB - Theory of planned behaviour) Được phát triển từ lý thuyết hành vi hợp lý (TPA), Lý thuyết TPB (Ajzen, 1991) nói rằng nhân tố trung tâm trong lý thuyết hành vi có kế hoạch là ý định của cá nhân trong việc thực hiện một hành vi nhất định.

Mô hình TPB được phát triển từ mô hình TRA, nhưng TPB vẫn chưa khắc phục hết hoàn toàn những hạn chế của TRA Theo Krueger và cộng sự cho rằng TPB không xem xét những động cơ vô thức mà chủ yếu chỉ dựa trên niềm tin rằng mọi quyết định hành động của tất cả mọi người đều hợp lý và dựa trên những thông tin sẵn có Theo Ajzen (1991), không chỉ có các yếu tố về thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi là có ảnh hưởng đến ý định Bằng chứng là nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các biến quan sát chỉ giải thích được 40% ý định của hành vi thông qua mô hình TPB của Ajzen (1991).

2.2.4 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – Mô hình TAM)

Dựa trên lý thuyết về hành động hợp lý (TRA), Davis (1986) đã phát triển Mô hình chấp nhận công nghệ) liên quan cụ thể hơn đến dự đoán về khả năng chấp nhận của một hệ thống thông tin Mục đích của mô hình này là dự đoán khả năng chấp nhận (adoption) của một công cụ và xác định các sửa đổi phải được đưa vào hệ thống để làm cho nó được người dùng chấp nhận Mô hình này cho thấy khả năng chấp nhận của một hệ thống thông tin được xác định bởi hai yếu tố chính: nhận thức tính hữu ích (perceived usefulness) và nhận thức dễ sử dụng (perceived ease of use).

Các nghiên cứu liên quan đến đề tài

STT Tên nghiên cứu Tác giả Năm Các thang đo sử dụng Kết luận

Intention to Use the Mobile Wallet in Singapore

2017 Nhận thức về sự hữu ích, Nhận thức dễ sử dụng, Chấp nhận đổi mới, Nhận thức về bảo mật, Nhận thức niềm tin,

Chi phí giao dịch bằng ví điện tử ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức dễ sử dụng, nhận thức về sự hữu ích và nhận thức về bảo mật của người tiêu dùng

2018 Nhận thức về sự hữu ích, Nhận thức dễ sử dụng, Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức về sự bảo mật,

Sự phát triển của ví di động ở Kerala, Ấn Độ có tiềm năng lớn, vì hiện tại tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán ưa thích Hầu như tất cả các tài liệu/nghiên cứu về ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng sử dụng ví điện thoại di động để thanh toán đều sử dụng Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis (1989)

2020 Nhận thức về sự hài lòng, Khả năng tương thích, Nhận thức về giá trị, Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức niềm tin

Khách du lịch cho rằng M- wallet là phương thức thay thế tốt nhất cho phương thức thanh toán bằng tiền mặt.

Trong 5 yếu tố đề xuất, 4 yếu tố Khả năng tương thích, nhận thức về giá trị, ảnh hưởng xã hội và niềm tin có ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của du khách, còn yếu tố nhận thức về sự hài lòng không có tác động mạnh.

4 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân tại

Thơ: Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính PLS-

Nỗ lực kỳ vọng, Ảnh hưởng xã hội, Điều kiện thuận lợi, Nhận thức uy tín Ý định sử dụng ví điện tử chịu tác động bởi bốn nhân tố chính sau: Hiệu quả kỳ vọng, Ảnh hưởng xã hội, Điều kiện thuận lợi và Nhận thức uy tín.

Trong đó, Nhận thức uy tín là thành phần có ảnh hưởng mạnh nhất đến Ý định sử dụng ví điện tử.

5 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên -

Nghiên cứu thực nghiệm với ví điện tử Momo

Nguyễn Thị Song Hà - Đặng Ngọc Minh Quang (Trường Đại học Thương mại)

2022 Nỗ lực mong đợi, Ảnh hưởng xã hội, Tin cậy cảm nhận, Điều kiện thuận lợi,Hỗ trợ Chính Phủ,

Loại bỏ yếu tố “điều kiện thuận lợi” Theo kết quả nghiên cứu, “Ảnh hưởng xã hội” là yếu tố quan trọng nhất trong việc hình thành ý định sử dụng VĐT MoMo của sinh viên Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của

Nguyễn Văn Sơn và cộng sự (2021) Tuy nhiên mức độ tác động của yếu tố này (hệ số Beta) tới ý định sử dụng VĐT MoMo là khá nhỏ khi đứng cùng các yếu tố chính như

“Hữu ích mong đợi” và

“Niềm tin vào ví điện tử MoMo”.

6 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng ở Thành phố

Trần Thị Khánh Trâm 2018 Sự dễ sử dụng cảm nhận, Sự hữu ích cảm nhận, Rủi ro nhận thức,Thái độ, Ảnh hưởng xã hội, Ý định sử dụng

Cả 4 nhân tố đều ảnh hưởng trực tiếp đến Ý định sử dụng VĐT: Sự dễ sử dụng cảm nhận, Sự hữu ích cảm nhận, Rủi ro nhận thức,Thái độ, Ảnh hưởng xã hội Trong đó,

2 nhân tố Rủi ro nhận thức &

Sử dễ sử dụng cảm nhận tác động mạnh nhất đến Ý định sử dụng VĐT.

Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất

2.4.1 Các giả thuyết nghiên cứu a Giả thuyết “Nhận thức dễ sử dụng”

Theo Davis (1989), nhận thức dễ sử dụng là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể mà không tốn nhiều sức lực Một nghiên cứu của Venkatesh và cộng sự (2002) cho thấy rằng mối tương quan giữa tính dễ sử dụng được nhận thức và ý định hành vi sử dụng là cùng chiều và đáng kể Tính dễ sử dụng và thân thiện với người dùng của công nghệ dịch vụ web cũng có ảnh hưởng tích cực 8 đến tính hữu ích được nhận thức và ý định hành vi (Al-Maroof & Al-Emran, 2018) Thực tế hiện nay các ví điện tử đang ngày càng tối ưu hóa quy trình đăng ký và cách thức sử dụng thuận tiện nhất cho người dùng, nhằm thu hút người dùng sử dụng dịch vụ của công ty

Giả thuyết H1: Yếu tố “Nhận thức dễ sử dụng” có tác động cùng chiều đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử để thanh toán của sinh viên. b Giả thuyết “Ảnh hưởng xã hội” Ảnh hưởng xã hội là mức độ mà một cá nhân thấy rằng những người quan trọng đối với họ nghĩ rằng nên sử dụng hệ thống thông tin mới (Venkatesh và cộng sự, 2003). Các cá nhân có xu hướng bị ảnh hưởng bởi lời khuyên hoặc phản hồi từ mọi người trong giai đoạn đầu sử dụng công nghệ mà không có đủ kinh nghiệm và niềm tin (Vi và cộng sự, 2020) Ngày nay các công ty thường xuyên có những chương trình tri ân cho khách hàng, khuyến khích người dùng giới thiệu ví điện tử cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp và thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng để tác động tới ý định hành vi của cá nhân.

Giả thuyết H2: Yếu tố “Ảnh hưởng xã hội” có tác động cùng chiều đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử để thanh toán của sinh viên c Giả thuyết “Nhận thức danh tiếng”

Nhận thức danh tiếng được định nghĩa là sự đánh giá nhận thức của người tiêu dùng về sự tín nhiệm của công ty dựa trên các hành động trước đó (Hapsari và cộng sự, 2017), tác động tài chính, xã hội hoặc môi trường (Casaló và cộng sự, 2008) và sự thành công của doanh nghiệp nói chung (Lee và Back, 2010) Nó xuất hiện như một khía cạnh chính để người dùng đánh giá giữa các đối thủ trên thị trường (Hapsari và cộng sự, 2017).

Khi nghiên cứu về nhận thức niềm tin, Lee và Back (2010) đã chỉ ra mối tương quan giữa danh tiếng và sự tin tưởng của nhà bán lẻ Trong các nghiên cứu khác của Lai (2019), danh tiếng được chứng minh là yếu tố quyết định chính trong việc xây dựng lòng tin của người tiêu dùng đối với lĩnh vực khách sạn Có thể nói, dịch vụ và hàng hóa dựa trên niềm tin được mua trực tuyến dựa trên uy tín của thương hiệu doanh nghiệp Trong nghiên cứu này, ví điện tử là một loại hình dịch vụ mà người tiêu dùng không thể tiếp cận chất lượng dịch vụ nếu không sử dụng Danh tiếng được công nhận bởi các ngân hàng, doanh nghiệp có thể xây dựng trạng thái tình cảm tích cực để tin tưởng vào chất lượng và bảo mật của hệ thống ví điện tử theo hiệu ứng lan tỏa.

Tài liệu xuất bản đã chứng minh vai trò trung tâm của nhận thức danh tiếng không chỉ đối với nhân viên (Mensah, 2020) mà còn cả cam kết của người tiêu dùng (Bianchi và cộng sự, 2019) Riquelme và cộng sự (2019) đã lưu ý, danh tiếng thương hiệu cao có khả năng tạo ra ý định sử dụng, đặc biệt là ở châu Á, nơi người dùng có mức độ rủi ro cao Do đó, nếu nhà phát triển đã có uy tín và được đánh giá tích cực trên thị trường, sinh viên tại thị trường Việt Nam có thể nảy sinh ý định dùng thử ví điện tử.

Giả thuyết H3: Yếu tố “Nhận thức danh tiếng” có tác động cùng chiều đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử để thanh toán của sinh viên. d Giả thuyết “Nhận thức riêng tư/bảo mật”

Sự riêng tư/bảo mật của ví điện tử được định nghĩa là mức độ mà khách hàng tin rằng việc sử dụng một phương thức thanh toán cụ thể thông qua ứng dụng di động sẽ được giữ an toàn (Amoroso & Magnier-Watanabe, 2012; Vi và cộng sự, 2020) Người dùng sẽ có sự e ngại nhất định và tránh xa sản phẩm nếu không đáp ứng được về bảo mật/ riêng tư cho người dùng (Milberg và cộng sự, 2000) Hơn nữa, thanh toán qua ví điện tử không có tính năng bảo mật có thể dẫn đến việc truy cập trái phép thông tin cá nhân và cơ hội sinh lợi để tội phạm mạng vi phạm dữ liệu (Kaur và cộng sự, 2018) Ngày nay vấn đề bảo mật thông tin và riêng tư của người dùng rất được quan tâm, điều này sẽ gây ra sự lo ngại, tâm lý khi sử dụng ví điện tử của khách hàng Khi không cảm thấy an toàn thì khách hàng sẽ không sẵn sàng sử dụng dịch vụ Bởi vậy mà vấn đề bảo mật thông tin được xem là ưu tiên hàng đầu của các công ty.

Giả thuyết H4: Yếu tố “Nhận thức riêng tư/bảo mật” có tác động ngược chiều đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử để thanh toán của sinh viên. e Giả thuyết “Sự hữu ích”

Sự hữu ích là “mức độ để một người tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù sẽ nâng cao sự thực hiện công việc của chính họ” (Davis,1989; Davis & CS, 1989; Mathieson, 1991)

Theo Venkatesh & Davis (2000), ý định hành vi chủ yếu dựa vào những yếu tố liên quan đến việc thực hiện, hơn là thái độ của cá nhân đối với hành vi đó Trong trường hợp thanh toán ví điện tử, nó có thể được hiểu là mức độ hữu ích mà ví điện tử cung cấp nhiều hơn so với phương thức thanh toán truyền thống, có thể ảnh hưởng đến ý định chấp nhận

& sử dụng dịch vụ này Người sử dụng cảm thấy hệ thống hữu ích khi nó giúp họ thực hiện hiện giao dịch nhanh chóng, tiện lợi, an toàn và hiệu quả.

Giả thuyết H5: Yếu tố “Sự hữu ích” có tác động cùng chiều đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử để thanh toán của sinh viên.

2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Thang đo các khái niệm nghiên cứu

2.5.1 Thang đo “Nhận thức dễ sử dụng”

Thang đo “Nhận thức dễ sử dụng” trong nghiên cứu này được tham khảo từ thang đo trong nghiên cứu của Trần Thị Khánh Tâm (2018) và đề xuất của nhóm tác giả.

Thang đo này được xây dựng gồm 4 phát biểu theo thang đo Likert 5 điểm từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý), ký hiệu từ SD1 đến SD4, dùng để đo lường đánh giá của CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ VÍ ĐIỆN TỬ ĐỂ THANH TOÁN CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SD1 Tôi tin rằng sử dụng dịch vụ ví điện tử rất dễ dàng

SD2 Tôi tin rằng có thể nhanh chóng sử dụng thành thạo ví điện tử

SD3 Tôi tin rằng các thao tác trên ví điện tử là rõ ràng và dễ hiểu

SD4 Tôi cảm thấy có thể tải và cài đặt ví điện tử dễ dàng trên mọi loại điện thoại thông minh

2.5.2 Thang đo “Ảnh hưởng xã hội”

Thang đo “Ảnh hưởng xã hội” trong nghiên cứu này được tham khảo từ thang đo trong nghiên cứu của Trần Thị Khánh Tâm (2018) và đề xuất của nhóm tác giả

Thang đo này được xây dựng gồm 4 phát biểu theo thang đo Likert 5 điểm từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý), ký hiệu từ XH1 đến XH4, dùng để đo lường đánh giá của CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ

VÍ ĐIỆN TỬ ĐỂ THANH TOÁN CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

XH1 Gia đình khuyên tôi nên sử dụng ví điện tử

XH2 Bạn bè, đồng nghiệp khuyên tôi nên sử dụng ví điện tử

XH3 Tôi sẽ sử dụng ví điện tử nếu nhiều người xung quanh tôi sử dụng

XH4 Tôi được bạn bè giới thiệu sử dụng ví điện tử

2.5.3 Thang đo “Nhận thức danh tiếng”

Thang đo “Nhận thức danh tiếng” trong nghiên cứu này được tham khảo từ thang đo trong nghiên cứu của Huỳnh Thanh Hiếu (2022) và đề xuất của nhóm tác giả

Thang đo này được xây dựng gồm 4 phát biểu theo thang đo Likert 5 điểm từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý), ký hiệu từ DT1 đến DT4, dùng để đo lường đánh giá của CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ

VÍ ĐIỆN TỬ ĐỂ THANH TOÁN CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

DT1 Tôi quan tâm đến thương hiệu khi ra quyết định sử dụng ví điện tử

DT2 Tôi quan tâm đến những đánh giá tích cực về ví điện tử

DT3 Tôi sẽ ưu tiên sử dụng ví điện tử có đánh giá tốt hơn

DT4 Tôi bị ảnh hưởng bởi tần suất xuất hiện thương hiệu ví điện tử

2.5.4 Thang đo “Nhận thức riêng tư/bảo mật”

Thang đo “Nhận thức riêng tư/bảo mật” trong nghiên cứu này được tham khảo từ thang đo trong nghiên cứu của Trần Thị Khánh Tâm (2018) và đề xuất của nhóm tác giả

Thang đo này được xây dựng gồm 4 phát biểu theo thang đo Likert 5 điểm từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý), ký hiệu từ BM1 đến BM4, dùng để đo lường đánh giá của CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ

VÍ ĐIỆN TỬ ĐỂ THANH TOÁN CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

BM1 Hệ thống thanh toán ví điện tử sẽ đảm bảo xác minh thông tin giữa các bên tham gia

BM2 Tôi nghĩ rằng ví điện tử luôn có kế hoạch chuẩn bị để đối phó với rủi ro và đảm bảo an ninh dữ liệu

BM3 Tôi nghĩ rằng thông tin cá nhân của tôi sẽ không được sử dụng cho mục đích khác

BM4 Tôi nghĩ rằng các giao dịch cá nhân qua ví điện tử sẽ được bảo vệ

2.5.5 Thang đo “Nhận thức sự hữu ích”

Thang đo “Nhận thức sự hữu ích” trong nghiên cứu này được tham khảo từ thang đo trong nghiên cứu của Trần Thị Khánh Tâm (2018) và đề xuất của nhóm tác giả

Thang đo này được xây dựng gồm 6 phát biểu theo thang đo Likert 5 điểm từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý), ký hiệu từ HI1 đến HI4, dùng để đo lường đánh giá của CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ VÍ ĐIỆN TỬ ĐỂ THANH TOÁN CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

HI1 Tôi nghĩ sử dụng ví điện tử có thể giúp tôi tiết kiệm thời gian

HI2 Tôi nghĩ sử dụng ví điện tử có thể giúp tôi tiết kiệm chi phí

HI3 Tôi nghĩ sử dụng ví điện tử giúp tôi tận hưởng nhiều giá trị ưu đãi, khuyến mãi cộng thêm

HI4 Tôi nghĩ sử dụng ví điện tử giúp cho công việc của tôi thuận tiện hơn

HI5 Tôi nghĩ sử dụng ví điện tử giúp tôi quản lý và kiểm soát các giao dịch trực tuyến tốt hơn

HI6 Tôi cảm thấy sử dụng dịch vụ ví điện tử giúp tôi nâng cao hiệu quả công việc

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu định tính

3.2.1 Mục đích sử dụng nghiên cứu định tính cho đề tài

Mục đích nghiên cứu định tính là xem xét các thang đo tìm được trong các cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước đó có phù hợp với ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh hiện nay; đề xuất thêm một số thang đo từ các ý tưởng, các thông tin mới bổ xung, thu thập được từ đời sống để phù hợp với thời đại.

Ngoài ra, việc nghiên cứu định tính còn có thể đánh giá được cách sử dụng thuật ngữ trong bảng câu hỏi có phù hợp với việc nghiên cứu, từ đó làm rõ hơn ý nghĩa của từng câu hỏi trước khi bước vào nghiên cứu chính thức, điều chỉnh, xây dựng bản câu hỏi chính thức để tiến hành nghiên cứu định lượng.

3.2.2 Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính cho đề tài

Tác giả thực hiện thảo luận nhóm 38 thành viên tham gia là những sinh viên năm 2 đang sinh sống, học tập và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, đã và đang có ý định sử dụng ví điện tử để phục vụ nhu cầu thanh toán không tiền mặt với tần suất ổn định Trong lúc thực hiện thảo luận, người dẫn dắt sẽ dẫn dắt cuộc thảo luận đi theo bản thảo đã được nhóm tác giả đề xuất trước đó để giúp cho cuộc thảo luận tập trung vào đề tài mà nhóm muốn nghiên cứu Từ đó tối ưu được kết quả thu được của cuộc thảo luận.

3.2.3 Kỹ thuật phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu định tính

Sau khi thực hiện thảo luận nhóm, nhóm tác giả thu được kết quả như sau: Với đề cương thảo luận được đưa ra, hầu hết các anh/chị tham gia đều đồng ý rằng nội dung thảo luận dễ hiểu, rõ ràng Các gợi ý đưa ra để đo lường các thang đo hầu như khá đầy đủ Ngoài ra, nhóm thảo luận thống nhất, đưa ra một số mới thang đo phù hợp với nghiên cứu về ý định sử dụng ví điện tử tại TP.HCM Trên cơ sở các ý kiến được thảo luận, đóng góp trong buổi thảo luận nhóm, bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ được xây dựng Sau khi thử nghiệm để kiểm tra, kiểm định Cronbach, EFA, điều chỉnh cách trình bày ngôn ngữ, bảng câu hỏi chính thức được đề ra và sử dụng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo.

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện với mẫu nhằm mục đích đánh giá sơ bộ thang đo các khái niệm nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức Sau khi hoàn thiện thang đo, bước nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng với mẫu n00

Trình tự tiến hành phân tích dữ liệu được thực hiện như sau:

Bước 1: Kiểm tra sự phù hợp của các bảng câu hỏi thu thập được, mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu và tiến hành làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22.0

Bước 2: Phân tích thống kê mô tả: Tiến hành thống kê mô tả dữ liệu thu thập được;

Bước 3: Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng cách tính hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA

Bước 4: Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Bước 5: Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu

3.3.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ và kết quả

Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp khảo sát 38 bạn trẻ có ý định sử dụng ví điện tử thành phố Hồ Chí Minh Mục đích nhằm đánh giá nội dung và hinh thức các phát biểu trong thang đo nháp nhằm hoàn chỉnh thang đo chính thức được dùng trong nghiên cứu chính thức Trong đó nhiệm vụ quan trọng của bước này là đánh giá đáp viên có hiểu được các phát biểu hay không (Đánh giá về mặt hình thức là bước kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, ngữ pháp trong các phát biểu đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho các đáp viên) và đánh giá độ tin cậy của các biến quan sát với thang đo Likert 5 (1 - Hoàn toàn không đồng ý, 2 - Không đồng ý, 3 - Bình thường, 4 - Đồng ý, 5 - Hoàn toàn đồng ý) nhằm loại bỏ những biến không phù hợp và đưa ra bảng câu hỏi chính thức.

Nhận thức dễ sử dụng SD 4 0,729 Tin cậy Ảnh hưởng xã hội XH 4 0,630 Tin cậy

Nhận thức danh tiếng DT 4 0,682 Tin cậy

Nhận thức riêng tư/bảo mật BM 4 0,721 Tin cậy

Sự hữu ích HI 6 0,782 Tin cậy

3.3.2 Nghiên cứu định lượng chính thức

Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện bằng phương pháp khảo sát 250 sinh viên có ý định sử dụng ví điện tử tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh Khi có kết quả, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp thống kê dựa trên những thông tin thu được từ cuộc khảo sát.

Xử lý dữ liệu, kiểm tra độ tin cậy từng thành phần thang đo thông qua hệ số Cronbach’sAlpha, phân tích yếu tố khám phá (EFA), kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình hồi quy với phần mềm SPSS.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC

Kết quả nghiên cứu thống kê mô tả

Thống kê mô tả là kỹ thuật giúp người nghiên cứu mô tả tổng quát về đặc điểm của mẫu nghiên cứu và kết quả khảo sát có được Ví dụ: đáp viên thiên về nữ giới hay nam giới, chủ yếu là người già hay trẻ, nghề nghiệp là gì, sinh sống ở đâu,… Thống kê tần số trả về kết quả là bảng tần số cho biết số lượng, tỷ lệ cơ cấu phần trăm của giá trị Dựa trên kết quả thống kê tần số, chúng ta sẽ xem xét đối tượng nghiên cứu như vậy có phù hợp với mục đích và kế hoạch ban đầu hay không Giả sử nghiên cứu chúng ta đang điều tra hành vi mua hàng của nữ giới, nhưng kết quả thống kê từ dữ liệu lại trả về đại đa số là nam giới, điều này đi ngược với kế hoạch đề ra Hay nghiên cứu cần đánh giá mức độ quan tâm của giới trẻ đến việc sử dụng mạng xã hội nhưng kết quả thống kê lại cho thấy đáp viên có độ tuổi trên 45 chiếm tỷ trọng rất lớn, điều này là hoàn toàn không phù hợp với mục đích nghiên cứu.

4.1.2 Kết quả chạy thống kê mô tả theo nhân khẩu học

Sau khi thực hiện xử lý số liệu bằng SPSS thu được các bảng kết quả phân tích thống kê mô tả mẫu nghiên cứu bao gồm giới tính, học vấn, thu nhập và khu vực sinh sống về VĐT của đáp viên như sau: Đặc điểm Số lượng Tần suất

Từ 3 triệu đến 5 triệu đồng 82 32.8%

Từ 5 triệu đến 7 triệu đồng 36 14.4%

Khu vực sinh sống Nội thành 218 87.2%

Qua kết quả khảo sát ta thấy được:

- Về giới tính: Có 102 người giới tính Nam chiếm tỷ lệ 40,8%, 148 người giới tính

Nữ với tỉ lệ 59,2% Kết quả không quá chênh lệch nhưng cũng có thể cho ta thấy sinh viên nữ tại TP.HCM là đối tượng khách hàng có tìm hiểu và có hiểu biết về dịch vụ ví điện tử hơn so với các đối tượng khác Điều này hoàn toàn phù hợp vì nữ giới là nhóm khách hàng có nhu cầu cao với các hoạt động mua sắm và thanh toán trực tuyến

- Về học vấn: Kết quả phân tích dữ liệu cho ta thấy có 34 người là sinh viên năm 1 chiếm tỉ lệ 13,6%, 127 người là sinh viên năm 2 chiếm tỉ lệ cao nhất 50,8%, còn lại là sinh viên năm ba với 33 người, chiếm 13,2% và 56 người là sinh viên năm tư với tỷ lệ 22,4% Kết quả này phản ánh cho ta một thực tế khi mà đa số các sinh viên bắt đầu sinh sống, học tập và làm việc ở Tp Hồ Chí Minh khoảng 1 năm sẽ là những người có nhu cầu, ý định sử dụng ví điện tử nhiều nhất bởi họ đều là những người trẻ có hiểu biết về công nghệ, kỹ thuật số và phải tiếp xúc nhiều với việc thanh toán điện tử.

- Về thu nhập: Dựa trên kết quả thống kê mô tả mẫu đa số người khảo sát có thu nhập dưới 3 triệu/tháng chiếm tỷ lệ 47,6% với 119 người, từ 3 - 5 triệu/tháng có 82 người chiếm tỉ lệ 32,8%, từ 5 - 7 triệu/tháng có 36 người chiếm tỉ lệ 14,4% và có

13 người có thu nhập trên 7 triệu/tháng chiếm tỉ lệ 5,2% Kết quả này phản ánh thực tế rằng nhóm sinh viên có mức thu nhập cao hơn sẽ chi nhiều hơn cho việc mua sắm và thanh toán trực tuyến Những người có thu nhập thấp hơn họ cũng có nhu cầu tìm hiểu về VĐT để quản lý chi tiêu một cách tốt hơn

- Về khu vực sinh sống: Có 218 đáp viên sống ở nội thành chiếm tỉ lệ 87,2% và 32 người sống ở ngoại thành chiếm tỉ lệ 12,8% Kết quả này phản ánh được sinh viên sinh sống tại khu vực nội thành quan tâm đến việc sử dụng ví điện tử nhiều hơn sinh viên sống ở khu vực ngoại thành

4.2 Đánh giá mô hình đo lường (thang đo)

4.2.1 Phân tích độ tin cậy của thang đo

Trong nghiên cứu định lượng, việc đo lường các nhân tố lớn sẽ rất khó khăn và phức tạp, không thể chỉ sử dụng những thang đo đơn giản (chỉ dùng 1 câu hỏi quan sát đo lường) mà phải sử dụng các thang đo chi tiết hơn (dùng nhiều câu hỏi quan sát để đo lường nhân tố) để hiểu rõ được tính chất của nhân tố lớn.

Do vậy, khi lập bảng câu hỏi nghiên cứu, chúng ta thường tạo các biến quan sát x1, x2, x3, x4, x5 là biến con của nhân tố A nhằm mục đích thay vì đi đo lường cả một nhân tố

A tương đối trừu tượng và khó đưa ra kết quả chính xác thì chúng ta đi đo lường các biến quan sát nhỏ bên trong rồi suy ra tính chất của nhân tố.

- Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha:

+ Từ 0.6 trở lên: Thang đo đủ điều kiện đạt chuẩn.

+ Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: Thang đo sử dụng tốt.

+ Từ 0.8 đến gần bằng 1: Thang đo lường rất tốt Tuy nhiên cần xem xét nếu hệ số quá lớn (từ 0.95 trở lên), có thể xảy ra hiện tượng trùng lắp biến trong thang đo, không có khác biệt gì nhau.

4.2.1.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo “Nhận thức dễ sử dụng”

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu bị loại biến

Thang đo Nhận thức dễ sử dụng: Cronbach’s Alpha = 0,728

Hệ số Cronbach’s Alpha tổng của yếu tố “Nhận thức dễ sử dụng” lớn hơn 0.7 (cụ thể là0.728) và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (dao động từ0.505 đến 0.557), thỏa với tiêu chí kiểm định đề ra ban đầu Bên cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong các phân tích tiếp theo Vì vậy, thang đo cho khảo sát chính thức đảm bảo độ tin cậy và tất cả các biến quan sát cũng đạt yêu cầu để phân tích nhân tố khám phá EFA

4.2.1.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo “Ảnh hưởng xã hội”

Trung bình thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu bị loại biến

Thang đo Ảnh hưởng xã hội: Cronbach’s Alpha = 0,630

Hệ số Cronbach’s Alpha tổng của yếu tố “Ảnh hưởng xã hội” lớn hơn 0.6 (cụ thể là 0.630) và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (dao động từ 0.332 đến 0.475), thỏa với tiêu chí kiểm định đề ra ban đầu Bên cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong các phân tích tiếp theo Vì vậy, thang đo cho khảo sát chính thức đảm bảo độ tin cậy và tất cả các biến quan sát cũng đạt yêu cầu để phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.2.1.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo “Nhận thức danh tiếng”

Trung bình thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu bị loại biến

Thang đo Nhận thức danh tiếng: Cronbach’s Alpha = 0,686

Hệ số Cronbach’s Alpha tổng của yếu tố “Nhận thức danh tiếng” lớn hơn 0.6 (cụ thể là0.686) và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (dao động từ0.310 đến 0.564), thỏa với tiêu chí kiểm định đề ra ban đầu Bên cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong các phân tích tiếp theo Vì vậy, thang đo cho khảo sát chính thức đảm bảo độ tin cậy và tất cả các biến quan sát cũng đạt yêu cầu để phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.2.1.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo “Nhận thức riêng tư/bảo mật”

Trung bình thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu bị loại biến

Thang đo Nhận thức riêng tư/bảo mật: Cronbach’s Alpha = 0,721

Hệ số Cronbach’s Alpha tổng của yếu tố “Nhận thức riêng tư/bảo mật” lớn hơn 0.7 (cụ thể là 0.721) và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (dao động từ 0.473 đến 0.607), thỏa với tiêu chí kiểm định đề ra ban đầu Bên cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong các phân tích tiếp theo Vì vậy, thang đo cho khảo sát chính thức đảm bảo độ tin cậy và tất cả các biến quan sát cũng đạt yêu cầu để phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.2.1.5 Đánh giá độ tin cậy của thang đo “Sự hữu ích”

Trung bình thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu bị loại biến

Thang đo Sự hữu ích: Cronbach’s Alpha = 0,784

Kiểm định mô hình và giả thiết nghiên cứu

4.3.1 Kiểm định các yếu tố của mô hình bằng phương pháp tương quan pearson

Mục đích chạy tương quan Pearson nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập và sớm nhận diện vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập cũng có tương quan mạnh với nhau.

Trong phân tích tương quan pearson ta cần chú ý vào hệ số r và sig Nếu sig kiểm định nhỏ hơn 0.05, cặp biến có tương quan tuyến tính với nhau; nếu sig lớn hơn 0.05, cặp biến không có tương quan tuyến tính.

Khi đã xác định hai biến có mối tương quan tuyến tính (sig nhỏ hơn 0.05), chúng ta sẽ xét đến độ mạnh/yếu của mối tương quan này thông qua trị tuyệt đối của r:

• |r| < 0.1: mối tương quan rất yếu

• |r| < 0.5: mối tương quan trung bình

Cụ thể có 5 (SD, XH, DT, BM, HI) biến độc lập và 1 biến phụ thuộc (YD).

YD SD DT BM XHHI

4.3.2 Kiểm định các yếu tố của mô hình bằng phương pháp hồi quy đa biến

Căn cứ vào mô hình nghiên cứu lý thuyết, ta có phương trình hồi quy đa biến diễn tả các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán ví điện tử là:

YD = β0 + β1*SD + β2*DT + β3*BM + β4*XHHI

- Các biến độc lập (Xi): SD, DT, BM, XHHI

- Biến phụ thuộc ( YD): Ý định sử dụng ví điện tử để thanh toán của sinh viên trên địa bàn TP.HCM.

- βk là hệ số hồi quy riêng (k = 0, 1, 2, ).

Hệ số hồi quy riêng phần đó đến biến phụ thuộc càng cao, nếu cùng dấu thì mức độ tác động là thuận chiều và ngược lại Kết quả phân tích hồi quy thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng: Kết quả phân tích hồi quy

Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig.

Hệ số đa cộng tuyến

B Sai số chuẩn hóa β Tolerance VIF

Mức độ ý nghĩa (Sig của ANOVA) 0.000

Qua bảng phân tích kết quả hồi quy ở trên ta thấy được:

Về mức độ phù hợp của mô hình (Model summary): ta có hệ số R2 đã hiệu chỉnh bằng 0.700 có nghĩa là 70% sự biến thiên của YD (Ý định sử dụng ví điện tử để thanh toán của sinh viên) được giải thích bởi sự biến thiên của 5 biến độc lập SD, DT, BM, XH,

HI (70% giải thích sự biến thiên của biến phụ thuộc, còn lại 30% là do các biến ngoài mô hình và các sai số ngẫu nhiên).

Về mối quan hệ của biến phụ thuộc và biến độc lập: kiểm định F được sử dụng để xem xét biến phụ thuộc YD (Ý định sử dụng ví điện tử để thanh toán của sinh viên) có mối liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập biến hay không Kết quả kiểm định trị thống kê F từ bảng phân tích phương sai ANOVA với giá trị Sig = 0.000 (< 0.05), điều này cho thấy mô hình hồi quy đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu ở độ tin cậy 95% Hay nói cách khác các biến độc lập có mối tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc.

Về kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: việc kiểm tra được thông qua nhân tố phóng đại phương sai (VIF), theo quy tắc VIF < 2 là dấu hiệu cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến Kết quả cho thấy tất cả các VIF có giá trị nhỏ hơn mức giới hạn (1.609, 1.294, 1.472, 1.384) đều đạt yêu cầu Vậy mô hình hồi quy đa biến không có hiện tượng đa cộng tuyến, mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mô hình.

Căn cứ bào các kết quả trên có thể khẳng định rằng các giả định về hồi quy tuyến tính không bị vi phạm và mô hình xây dựng phù hợp với tổng thể.

Bên cạnh đó, kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy 2 nhân tố độc lập là DT (Nhận thức danh tiếng) và XHHI (Hữu ích xã hội) có giá trị Sig đều là 0.000 (< 0.05) nên có thể khẳng định các biến này có ý nghĩa trong mô hình Bên cạnh đó, có nhân tố độc lập SD (Nhận thức dễ sử dụng), BM (Nhận thức riêng tư/bảo mật), có giá trị Sig lần lượt là 0.250 và 0.933 (>0.05) nên có thể khẳng định các biến này không có ý nghĩa trong mô hình.

Qua kết quả phân tích hồi quy, chúng ta có phương trình hồi quy đa biến của mô hình diễn tả các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử để thanh toán của sinh viên trên địa bàn TP.HCM như sau:

Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, trong tất cả các hệ số hồi quy, biến độc lập nào có Beta lớn nhất thì biến đó ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thay đổi của biến phụ thuộc Nếu hệ số Beta âm nghĩa là biến đó tác động nghịch, hệ số Beta dương, biến đó tác động thuận Khi so sánh thứ tự độ lớn, ta xét giá trị tuyệt đối của hệ số Beta.Như vậy phương trình hồi quy chuẩn hóa sẽ là:

Ngày đăng: 23/07/2024, 20:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thông tư số: 39/2014/TT-NHNN: “Hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán”, Ngân hàng nhà nước Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán
2. Philip Kotler 2007, Marketing căn bản, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội 3. Trần Thị Khánh Trâm (2018), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sửdụng ví điện tử của người tiêu dùng ở Thành phố Huế Khác
4. Nguyễn Thị Song Hà - Đặng Ngọc Minh Quang (2022), Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên - Nghiên cứu thực nghiệm với ví điện tử Momo Khác
5. Hai Minh Tran-Nguyen, Ngoc Tung Vu, Nguyen Ngoc Bao Phuong, Ngo Thi Thu Anh, Nguyen Thu Trang (2022), Ảnh hưởng của ví điện tử đến thói quen tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh Khác
6. TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Vũ Thùy Dương, Tăng Yến Vi, Trần Nhật Trường, Lê Hồng Quyết (2021), Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử của người dùng Việt Nam Khác
7. Bùi Nhất Vương (2021), CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH PLS-SEMTài liệu nước ngoài Khác
3. Arif Hasan, S. K. Gupta (2020), Exploring Tourists’ Behavioural Intentions Towards Use of Select Mobile Wallets for Digital Payments Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình TAM) - đề tài nghiên cứu marketing nghiên cứu ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên tại địa bàn thành phố hồ chí minh
nh TAM) (Trang 15)
BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH - đề tài nghiên cứu marketing nghiên cứu ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên tại địa bàn thành phố hồ chí minh
BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH (Trang 47)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w