1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của vấn đề kẹt xe đối với người dân trên địa bàn thành phố hồ chí minh

32 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Vấn Đề Kẹt Xe Đối Với Người Dân Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Trần Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Thanh Trúc, Cao Nguyễn Khánh Duy, Trần Thị Kim Huyền, Nguyễn Thị Ngọc Hân, Nguyễn Thị Thái Huyền
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 349,28 KB

Cấu trúc

  • 1. Lí do chọn đề tài/tính cấp thiết của đề tài (8)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (9)
    • 2.1. Mục tiêu chính (9)
    • 2.2. Mục tiêu cụ thể (9)
  • 3. Câu hỏi nghiên cứu (10)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
    • 4.1. Đối tượng (10)
    • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (10)
  • 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (10)
    • 5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài (10)
    • 5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài (10)
  • 1. Các khái niệm (11)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước theo khung khái niệm (11)
  • 3. Những vấn đề/ khía cạnh còn chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó (13)
  • 1. Thiết kế nghiên cứu (15)
  • 2. Chọn mẫu (15)
  • 3. Thiết kế câu hỏi khảo sát (17)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (19)
    • 4.1. Quy trình thu thập dữ liệu (19)
    • 4.2. Xử lý số liệu (20)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (4)
  • PHỤ LỤC (24)

Nội dung

TỔ GIÁO DỤC HỌCBẢN CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨUHọc kỳ 2 năm học 2022 - 2023Đề tài: Nghiên cứu nguyên nhân, thực trạng giải pháp giảm tải tình trạng kẹt xe trên địa

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính

- Tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố Hồ ChíMinh, phân tích và đề xuất các biện pháp khắc phục.

Mục tiêu cụ thể

- Khảo sát tình trạng kẹt xe trên các tuyến đường của thành phố Hồ Chí Minh

- Tìm ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng kẹt xe của người dân thành phố Hồ Chí Minh

- Tìm hiểu sự ảnh hưởng của việc kẹt xe đối với người dân thành phố Hồ ChíMinh

- Đưa ra các đề xuất và biện pháp để giải quyết tình trạng kẹt xe của người dân thành phố Hồ Chí Minh

Câu hỏi nghiên cứu

- Tình trạng kẹt xe đã gây ra ảnh hưởng gì đối với người dân thành phố Hồ Chí

- Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?

- Làm sao để có thể hạn chế tình trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?

- Đề xuất những biện pháp để có thể hạn chế tình trạng kẹt xe ở Thành phố HồChí Minh?

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học của đề tài

Khảo sát về khó khăn trong việc “kẹt xe” của người dân thành phố Hồ ChíMinh, cho thấy thực trạng chung về những cản trở của việc kẹt xe Bên cạnh đó là cách giải quyết những khó khăn của việc kẹt xe Kết quả của nghiên cứu này sẽ đóng góp vào hệ thống kiến thức hiện có ở Việt Nam và tài liệu quốc tế về tình trạng kẹt xe của người dân, tạo nền tảngg cho việc nghiên cứu và triển khai các dự án trong những thời gian sắp tới.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Hiểu đuợc những khó khăn trong vấn đề kẹt xe của người dân thành phố HồChí Minh Giúp chúng ta nhận thấy sâu hơn về những tác động tiêu cực của việc kẹt xe Từ đó, đưa ra một số biện pháp giúp hạn chế những khó khăn và hỗ trợ người dân như: quy hoạch đô thị thông minh, phát triển cơ sở hạ tầng, đưa ra chính sách hỗ trợ giảm kẹt xe, đổi mới công nghê và tối ưu hoá tài nguyên,

Các khái niệm

Dưới đây là một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài "Ảnh hưởng của vấn đề kẹt xe đối với người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ":

1.1 Kẹt xe: là một tình trạng xảy ra trong mạng lưới giao thông khi lưu lượng phương tiện gia tăng, thường được đặc trưng bởi các yếu tố như tốc độ tham gia giao thông chậm hơn, thời gian thực hiện chuyến đi dài hơn và xe cộ nối đuôi nhau ngày một đông Khi nhu cầu tham gia giao thông đủ lớn, sự tương tác giữa các phương tiện sẽ làm chậm tốc độ của dòng lưu thông, gây ra tắc nghẽn.[ CITATION MIn17 \l

1.2 Lưu lượng giao thông: Số lượng phương tiện giao thông đi qua một đoạn đường trong một khoảng thời gian nhất định.[ CITATION Wik \l 1066 ]

1.3 Tuyến đường giao thông: Một lộ trình có thể phân biệt giữa các địa điểm. Con đường có thể được láng nhựa, trải bê tông hay làm theo cách nào đó để giúp việc di chuyển được dễ dàng.[ CITATION Khá18 \l 1066 ]

1.4 Điểm nút giao thông: Nơi giao nhau giữa các tuyến đường.[ CITATION Hoà19 \l 1066 ]

1.5 Mật độ giao thông: Số lượng phương tiện giao thông trên một đoạn đường trong một khoảng thời gian nhất định.

1.6 Độ phân cấp đô thị: Cấp độ quản lý đô thị của một khu vực, được xác định dựa trên số lượng và tính chất các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực đó. [ CITATION Luậ22 \l 1066 ]

1.7 Giải pháp giảm kẹt xe: Các biện pháp và hành động để giảm thiểu tình trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố HCM, có thể bao gồm tăng cường giao thông công cộng, xây dựng hạ tầng giao thông, giải pháp quản lý và phân luồng giao thông

Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước theo khung khái niệm

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

- Đại diện Sở GTVT thông tin tại hội nghị[ CITATION Trầ22 \l 1066 ], các chỉ số về giao thông tại TP.HCM nằm trong khoảng 25-30% của cả nước Ví dụ, lượng hàng hóa thông qua cảng biển khoảng 170 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 26% cả nước.

Lưu lượng hành khách qua sân bay Tân Sơn Nhất là 41,1 triệu lượt/năm, đạt khoảng 25% cả nước Lượng đăng ký phương tiện giao thông khoảng 8,7 triệu tương đương 26% cả nước… Các chỉ số chiếm tới 1/4 của cả nước nên áp lực đối với lĩnh vực giao thông tại địa phương rất lớn.

- Ước tính, với tình trạng ùn tắc giao thông như hiện nay, TP.HCM thiệt hại khoảng 6 tỷ USD/năm (hơn 138.000 tỷ đồng) [ CITATION Trầ22 \l 1066 ] Dẫu vậy,

Sở GTVT cũng cho biết, qua rà soát trong 400 thành phố ùn tắc lớn trên thế giới thì không có TP.HCM và Hà Nội Hạ tầng giao thông tuy phát triển không theo mong muốn, quy hoạch nhưng các giải pháp của TP đã cơ bản giải quyết được tình trạng ùn tắc.

- Theo TS Nguyễn Hữu Nguyên [ CITATION HàM22 \l 1066 ], những giải pháp mới đều tham gia vào việc làm dịu đi tình trạng quá tải giao thông của TP.HCM nhưng mức độ tác động nhỏ, chưa đủ để thay đổi căn bản tình hình giao thông đô thị.

Cụ thể, tỷ lệ đường giành cho giao thông vẫn đang ở mức rất thấp so với nhu cầu. Mạng lưới xe buýt hiện ngay cả khi khôi phục hoàn toàn cũng chưa thể đáp ứng thêm nhu cầu đi lại của người dân, giống như khi trước dịch Các hình thức GTCC mới chỉ đang dừng ở bước đầu tiên, giai đoạn để người dân tiếp cận, làm quen Việc làm sao để họ từ làm quen chuyển thành lựa chọn, thay đổi dần thói quen đi lại, là cả một bài toán khó

2.2 Thực trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

- Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn nhất Việt Nam với mật độ dân cư đông đúc và lưu lượng phương tiện giao thông lớn Do đó, tình trạng kẹt xe trên địa bàn thành phố là vấn đề đang gặp phải trong thời gian gần đây.

- Tình trạng kẹt xe diễn ra rất thường xuyên và trở nên nghiêm trọng trong giờ cao điểm Nhiều tuyến đường trung tâm như đại lộ Đông Tây, đường Nguyễn Văn Linh, đường Cộng Hòa và các cửa ngõ vào thành phố thường xuyên bị ùn tắc giao thông Khiến cho việc di chuyển của người dân trở nên khó khăn, mất thời gian và cảm giác khó chịu Đi kèm với tình trạng kẹt xe là ô nhiễm môi trường và tiếng ồn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

- Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kẹt xe là do lưu lượng phương tiện tăng cao không đồng bộ với việc mở rộng hạ tầng giao thông và sự phát triển đô thị. Các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy chiếm đa số, cộng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ gọi xe, giao hàng đến cửa, điện tử thương mại, dẫn đến sự tăng lượng xe trên đường Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng giao thông như đường, cầu, bến xe chưa đáp ứng được sự tăng lượng này.

2.3 Các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

- Để giảm thiểu tình trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, có một số giải pháp có thể được thực hiện:

+ Xây dựng thêm hạ tầng giao thông: Điều này bao gồm việc mở rộng đường, xây dựng cầu, bến xe, đường cao tốc và hệ thống đường sắt để giảm thiểu tình trạng kẹt xe Việc đầu tư hạ tầng giao thông này sẽ giúp tăng sức chứa cho lưu lượng xe và giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông.

+ Đẩy mạnh phát triển phương tiện công cộng: Thành phố Hồ Chí Minh cần tăng cường đầu tư vào các phương tiện công cộng như tàu điện ngầm, tàu cao tốc, xe buýt, tàu hỏa, taxi công nghệ để giảm sự phụ thuộc vào xe cá nhân Điều này sẽ giúp giảm lượng xe trên đường và giúp người dân di chuyển dễ dàng hơn.

+ Tăng cường quản lý và kiểm soát phương tiện giao thông: Thành phố cần tăng cường quản lý và kiểm soát việc đăng ký, cấp giấy phép lái xe và các biện pháp xử lý vi phạm giao thông để giảm tình trạng xe không đảm bảo an toàn, hạn chế xe lạng lách, tạt đầu xe khác, đỗ xe trái phép.

+ Khuyến khích sử dụng xe đạp: Sử dụng xe đạp là một giải pháp giảm thiểu lượng xe trên đường và cũng là cách để khích lệ người dân tập thể dục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường Thành phố có thể đầu tư vào các dự án xây dựng các đường xe đạp, đóng góp vào các chương trình khuyến khích sử dụng xe đạp cho cả người dân và du khách.

+ Hỗ trợ và khuyến khích điều chỉnh thời gian làm việc linh hoạt: Thành phố có thể hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện hình thức làm việc linh hoạt, giảm thiểu lượng người đi lại vào giờ cao điểm, tăng khả năng phân tán lưu lượng xe trên đường.

Những vấn đề/ khía cạnh còn chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó

- Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng kẹt xe ở thành phố HCM, tuy nhiên, vẫn còn một số khía cạnh chưa được nghiên cứu đầy đủ hoặc chưa được tập trung chú ý Dưới đây là một số khía cạnh mà có thể cần nghiên cứu thêm về tình trạng kẹt xe ở thành phố HCM:

+ Tác động của kẹt xe đến các khu vực ngoại ô: Nhiều nghiên cứu về kẹt xe tập trung vào các khu vực trung tâm thành phố, trong khi các khu vực ngoại ô cũng đang gặp phải vấn đề kẹt xe ngày càng tăng Nghiên cứu về tình trạng kẹt xe ở các khu vực ngoại ô của HCM có thể cung cấp cái nhìn chi tiết hơn về đặc thù và nguyên nhân gây ra kẹt xe ở các khu vực này, đồng thời đề xuất các giải pháp phù hợp để giảm bớt tình trạng kẹt xe và cải thiện hoạt động giao thông tại các khu vực này.

+ Tác động của công nghệ và đổi mới trong giải quyết vấn đề kẹt xe: Công nghệ và đổi mới có thể đóng vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề kẹt xe Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về tác động của công nghệ và đổi mới trong giải quyết vấn đề kẹt xe ở thành phố HCM Nghiên cứu về việc áp dụng công nghệ, hệ thống quản lý thông minh, hệ thống giao thông thông minh, hoặc các ứng dụng di chuyển thông minh trong giải quyết vấn đề kẹt xe ở thành phố HCM có thể đưa ra các giải pháp hiệu quả để giảm bớt tình trạng kẹt xe và cải thiện hoạt động giao thông trong thành phố.

+ Tác động của thay đổi dân số và phát triển kinh tế: Tình trạng kẹt xe ở thành phố HCM cũng có thể liên quan đến thay đổi dân số và phát triển kinh tế trong khu vực Nghiên cứu về sự phát triển dân số, tăng trưởng kinh tế, thay đổi cơ cấu kinh tế, và đô thị hóa có thể cung cấp thông tin quan trọng để hiểu rõ hơn về tác động của những yếu tố này đến tình trạng kẹt xe, đồng thời đề xuất các chính sách phù hợp để giảm bớt tình trạng kẹt xe trong tương lai.

+ Tác động của văn hóa và xã hội: Nghiên cứu về văn hóa và xã hội địa phương, như thói quen di chuyển, định kiến về việc sử dụng phương tiện công cộng, ý thức xử lý rác thải giao thông, và sự hiểu biết về tình trạng kẹt xe cũng là một khía cạnh quan trọng Nếu những thay đổi văn hóa và xã hội có thể được đưa vào tác động, chẳng hạn thông qua các hoạt động giáo dục, truyền thông, và tuyên truyền, có thể giúp thay đổi thái độ và hành vi của cộng đồng địa phương đối với tình trạng kẹt xe.

+ Tác động của biến đổi khí hậu đối với tình trạng kẹt xe, chẳng hạn như tác động của biến đổi khí hậu lên môi trường và hệ thống giao thông, sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan, đường ngập nước, ảnh hưởng đến hệ thống giao thông và gây ra tình trạng kẹt xe tạm thời hoặc lâu dài Nghiên cứu này có thể đưa ra các giải pháp phòng ngừa hoặc ứng phó với tình trạng kẹt xe liên quan đến biến đổi khí hậu.

+ Tác động của kinh tế: Tình trạng kẹt xe có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế địa phương và quốc gia Nghiên cứu về tác động của kẹt xe đối với năng suất kinh tế,thương mại, đầu tư, và hoạt động sản xuất, cũng như ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp, dịch vụ và doanh nghiệp, có thể cung cấp thông tin quan trọng để đánh giá tác động kinh tế của tình trạng kẹt xe và đề xuất các giải pháp kinh tế để giảm bớt tình trạng này.

Thiết kế nghiên cứu

- Nghiên cứu này sử dụng thiết kế nghiên cứu hỗn hợp bao gồm thiết.kế nghiên cứu định lượng và định.tính.

- Về thiết.kế nghiên cứu định lượng, nhóm đã áp dụng phương pháp khảo sát / phỏng vấn bằng bảng câu hỏi Lý do sử dụng phương pháp này là: Các nhà nghiên cứu có thể thu thập một lượng lớn thông tin mà không tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu được thực hiện trên một số lượng lớn người nên có thể khái quát cho đối tượng nghiên cứu cách chính xác nhất đối với vấn đề kẹt xe trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Về thiết kế của nghiên cứu định tính, nhóm đã dùng phương pháp phỏng vấn / thảo luận nhóm Sở dĩ nhóm áp dụng phương pháp này vì nó giúp phát hiện ý kiến, thái độ và suy nghĩ của người tham gia nghiên cứu về chủ đề tình trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cung cấp chi tiết, đa dạng, và nhiều thông tin.

- Với việc đưa ra chủ đề nghiên cứu đó là khó khăn của tình trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Dùng dạng thang đo quãng, thang đo thứ tự, thang đo định danh để đo lường các biến số.

Chọn mẫu

- Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Các cư dân hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.

❖ Cách tiếp cận dân số

- Nhóm nghiên cứu sẽ tạo ra cuộc khảo sát online nhằm mục đích tìm hiểu, thu thập được các thông tin cần thiết và đưa ra các giải pháp hiểu quả trong việc giảm tình trạng kẹt xe ở thành phố Hồ Chí Minh.

- Dựa trên hệ số z và sai số cho phép

+ z: là giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn

+ p: tỷ lệ mẫu dự kiến được chọn

-Vận dụng công thức trên ta có:

2∗0,5∗(1−0,5) 0,05 2 84,16 -Như vậy nhóm chọn cỡ mẫu là 385 cư dân để tiến hành khảo sát nghiên cứu

- Cỡ mẫu: 385 cư dân hiện đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Thành phố

- Nhóm nghiên cứu chọn chiến lược chọn mẫu ngẫu nhiên theo mẫu Vì: + Phương pháp này có thể cho ta chọn mẫu có khả năng đại diện cho tổng thể một cách tốt nhất Các cụm có thể được tạo ra dựa trên các cơ sở gần gũi về mặt địa lí hay có các đặc tính chung có tương quan với các biến số chính của nghiên cứu Và ta có thể tính được các sai số khi chọn mẫu, nhờ đó ta áp dụng các phương pháp ước lượng thống kê, kiểm định giả thuyết thống kê trong xử lý dữ liệu để cho ra các kết quả trên mẫu cho tổng thể chung

+ Ngoài ra, với việc chọn mẫu ngẫu nhiên sẽ giúp cho việc tìm hiểu, thu thập thông tin được diễn ra một cách nhanh chóng, dễ dàng vì các đối tượng nghiên cứu đã được nhóm lại Tiết kiệm được các chi phí phát sinh và thời gian và đảm bảo chất lượng thông tin và số liệu cần cho quá trình nghiên cứu.

Thiết kế câu hỏi khảo sát

- Chủ đề này có 3 mục đích nghiên cứu cụ thể Để đáp ứng các mục tiêu dưới đây, các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu với từng mục đích và được thể hiện trong bảng dưới đây:

Mục tiêu Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp xử lý số liệu

Khảo sát thực trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố

- Phương pháp thu thập thông tin, phân tích và tổng hợp lý thuyết

- Thảo luận và phỏng vấn nhóm trên số dân cư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Khảo sát bằng câu hỏi.

- Phân tích và suy luận logic

Tìm hiểu những khó khăn của người dân mà tình trạng kẹt xe gây ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí

- Khảo sát bằng bảng câu hỏi trên số dân cư đã gặp tình trạng kẹt xe.

- Phương pháp thu thập thông tin, phân tích và tổng hợp lý thuyết.

- Phương pháp thảo luận/ phỏng vấn nhóm.

- Phân tích và suy luận logic Đề xuất những giải pháp để khắc phục những khó khăn của tình trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố

- Phương pháp thu thập thông tin, phân tích và tổng hợp lý thuyết.

- Kết quả bảng khảo sát.

- Phân tích và suy luận logic

3.1 Khảo sát bằng bảng câu hỏi

- Khảo sát online bằng bảng câu hỏi được tạo trên Google Form với đối tượng là 385 người dân đang làm việc và sinh sống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Khi đã thu được kết quả sẽ đưa ra thông tin xử lí dữ liệu phù hợp với đề tài và đánh giá, nhận xét.

- Thu thập thông tin phong phú, đa dạng.

- Không tốn kém nguồn nhân lực, chi phí và thời gian.

- Kết quả có thể khái quát hóa cho dân số.

- Một số câu trả lời thiếu trung thực hoặc người tham gia khảo sát không nghiêm túc, từ đó làm giảm độ tin cậy.

- Vì thông tin quá nhiều và quá lớn nên cần có một khoảng thời gian dài để xử lý, lọc lại thông tin chính xác và yêu cầu nhà nghiên cứu cần phải có những kỹ năng như phân tích, diễn giải số liệu.

Bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng nhằm khai thác thông tin về thực trạng kẹt xe và những khó khăn mà nó đem lại cho người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Phần A: Thông tin cá nhân.

Trong nội dung sẽ bao gồm:

Phần I: Khai thác thông tin về thực trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Phần II: Khai thác thông tin về những khó khăn mà thực trạng kẹt xe gây ra cho người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Phần III: Khai thác thông tin về những giải pháp làm giảm tình trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tiết kiệm ngân sách và thời gian.

- Dữ liệu thứ cấp đến từ nhiều nguồn khác nhau, phong phú, đa dạng.

- Dữ liệu thứ cấp có độ tin cậy không cao và khó đánh giá độ chuẩn xác của dữ liệu.

- Dữ liệu thứ cấp được thu thập cho các mục đích điều tra khác ngoài ra mục tiêu đó có thể không liên quan đến câu hỏi nghiên cứu.

- Khó phân loại dữ liệu thứ cấp Ngoài ra, các biến và đơn vị đo lường có thể khác nhau.

- Thông tin có thể theo ý kiến cá nhân của tác giả, điều này làm giảm tính khách quan và chính xác của thông tin.

3.2 Phương pháp phỏng vấn/ thảo luận nhóm.

- Phương pháp thảo luận nhóm hoặc phỏng vấn nhóm là một trong những phương pháp nghiên cứu chính để khảo sát về tình trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố

Hồ Chí Minh Phương pháp này cho phép nghiên cứu viên thu thập thông tin từ nhiều người cùng một lúc, giúp hiểu rõ hơn về quan điểm và cảm nhận của người dân về vấn đề kẹt xe.

- Các bước thực hiện phương pháp này bao gồm:

+ Xác định mục đích và nội dung của thảo luận nhóm hoặc phỏng vấn nhóm. + Lựa chọn nhóm tham gia thảo luận hoặc phỏng vấn, đảm bảo số lượng người tham gia đủ để đại diện cho các đối tượng khác nhau (ví dụ: người đi bộ, người đi xe đạp, người lái ô tô, người đi xe buýt).

+ Chuẩn bị kịch bản, câu hỏi hoặc chủ đề để thảo luận hoặc phỏng vấn.

+ Thực hiện thảo luận hoặc phỏng vấn nhóm, ghi nhận lại các câu trả lời và ý kiến của từng người tham gia.

+ Phân tích dữ liệu thu thập được từ thảo luận hoặc phỏng vấn, đưa ra kết luận và giải pháp giảm thiểu tình trạng kẹt xe.

- Phương pháp thảo luận nhóm hoặc phỏng vấn nhóm là một phương pháp nghiên cứu định tính, cho phép thu thập thông tin chi tiết về các ý kiến và quan điểm của người dân về vấn đề kẹt xe trên thành phố Hồ Chí Minh.

- Hiểu rõ hơn về quan điểm và cảm nhận của người dân về vấn đề kẹt xe.

- Thu thập dữ liệu chi tiết và đa dạng.

- Thực hiện định tính và định lượng.

- Mất nhiều thời gian và tài nguyên.

- Khó khăn trong việc tìm kiếm mẫu ngẫu nhiên.

- Có thể bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác.

- Khó khăn tỏng việc phân tích dữ liệu.

Phương pháp nghiên cứu

Quy trình thu thập dữ liệu

- Nhóm nghiên cứu sẽ xác định mục tiêu và phạm vi nghiên cứu và thiết kế bảng câu hỏi khảo sát.

- Hình thức: khảo sát online bằng câu hỏi được tạo trên GoogleForm

- Nhóm sẽ đưa phiếu khảo sát online trên các nền tảng mạng xã hội để mọi người có thể khảo sát.

- Khi thu thập đủ dữ liệu mà nhóm cần, bảng khảo sát sẽ được đóng lại.

- Nhóm sẽ lựa chọn những phương pháp nghiên cứu phù hợp để thu thập thông tin đã nghiên cứu.

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w