1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nêu khái niệm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trình bày cấu trúc báo cáo của một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

14 27 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Tác giả NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
Trường học TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Chuyên ngành Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Thể loại Tiểu luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 364,26 KB

Nội dung

Hay nói mộtcách khác, NCKH là một hoạt động nhận thức đặc biệt tìm kiếm, phát hiện những trithức bản chất về sự vật hiện tượng, nhằm đạt đến sự hiểu biết được kiểm chứng bởitư duy khoa h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TIỂU LUẬN Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Ngày tháng năm sinh : 11/12/1984

THPT K02.2024 NEC

Trang 2

ĐỀ TIỂU LUẬN Học phần: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Câu 1 (4 điểm) Nêu khái niệm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Trình bày cấu trúc báo cáo của một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Câu 2 (6 điểm) Nêu rõ yêu cầu Tên của một đề tài và cách viết Tóm tắt của đề tài đó Lấy ví dụ minh họa

Trang 3

Câu 1: Nêu khái niệm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Trình bày cấu trúc báo cáo của một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

I Khái niệm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Trước khi khái quát khái niệm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, chúng ta tìm hiểu về khái niệm nghiên cứu khoa học

- Nghiên cứu khoa học (NCKH) là tìm ra đặc tính, bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng dựa trên những dữ liệu, số liệu, tài liệu đã thu thập được thông qua các hoạt động tìm hiểu, quan sát, làm thí nghiệm, Nghiên cứu khoa học hướng đến việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa lý giải được, hoặc là sáng tạo ra những phương pháp, phương tiện kỹ thuật mới để thế giới ngày một phát triển Hay nói một cách khác, NCKH là một hoạt động nhận thức đặc biệt tìm kiếm, phát hiện những tri thức bản chất về sự vật hiện tượng, nhằm đạt đến sự hiểu biết được kiểm chứng bởi

tư duy khoa học

- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là một loại hình nghiên cứu trong giáo dục nhằm thực hiện một tác động hoặc can thiệp sư phạm và đánh giá ảnh hưởng của nó Tác động hoặc can thiệp đó có thể là việc sử dụng phương pháp dạy học, sách giáo khoa, phương pháp quản lý, chính sách mới… của giáo viên, cán bộ quản

lý giáo dục Người nghiên cứu sẽ đánh giá ảnh hưởng của tác động một cách có hệ thống bằng phương pháp nghiên cứu phù hợp Mục đích là để nhằm phát hiện các quy luật giáo dục, các tri thức mới trong lĩnh vực giáo dục và tìm cách ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng gắn với một tác động hoặc can thiệp Trong rất nhiều tình huống, người thực hiện Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng sẽ đánh giá hiệu quả của một hành động hoặc can thiệp được thực hiện trong lớp học hoặc trường học Khi giáo viên, cán bộ quản lý tiến hành nghiên cứu hệ thống để đánh giá và đưa ra các kết luận chính xác về kết quả của các hoạt động này, nó được gọi là Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng

Trang 4

dụng là việc thực hiện các nghiên cứu nhỏ, dễ thực hiện, dễ kiểm chứng và có thể thực hiện liên tiếp trong một khoảng thời gian ngắn, nhiều kết quả nhỏ sẽ đưa đến hiệu quả lớn Các nghiên cứu tác động quy mô nhỏ này đang dần chiếm ưu thế trong các trường học để tăng cường hiệu quả của việc dạy học và quản lý Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, dạy học và giáo dục của mình luôn đứng trước những tình huống, những vấn đề cần phải giải quyết

- Hai yếu tố quan trọng của Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là tác động và nghiên cứu:

+ Thực hiện những giải pháp thay thế nhằm cải thiện hiện trạng trong phương pháp dạy học, chương trình, sách giáo khoa hoặc quản lí Người nghiên cứu phải vận dụng tư duy sáng tạo

+ So sánh kết quả của hiện trạng với kết quả sau khi thực hiện giải pháp thay thế bằng việc tuân theo quy trình nghiên cứu thích hợp Yếu tố này cần vận dụng tư duy phê phán

Nói tóm lại, hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là một phần trong quá trình phát triển chuyên môn của giáo viên – cán bộ quản lý giáo dục trong thế kỷ

21 Bởi lẽ trong thời đại ngày nay, các hoạt động giáo dục và việc nâng cao chất lượng giáo dục không thể chỉ dựa trên kinh nghiệm, mà nhất thiết phải dựa trên các

cơ sở khoa học và nghiên cứu khoa học Với nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, giáo viên – cán bộ quản lý giáo dục sẽ lĩnh hội các kỹ năng mới về tìm hiểu thông tin, giải quyết vấn đề, nhìn lại quá trình, giao tiếp và hợp tác “Trong quá trình nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nhà giáo dục nghiên cứu khả năng học tập của học sinh trong mối liên hệ với phương pháp dạy học Quá trình này cho phép những người làm giáo dục hiểu rõ hơn về phương pháp sư phạm của mình và tiếp tục giám sát quá trình tiến bộ của học sinh” (Rawlinson, D., & Little, M (2004) Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong lớp học Tallahassee, FL: Sở Giáo dục bang Florida) “Ý tưởng về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là cách tốt nhất

để xác định và điều tra những vấn đề giáo dục tại chính nơi vấn đề đó xuất hiện: tại lớp học và trường học Thông qua việc thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào các bối cảnh này và để những người đang hoạt động trong môi trường đó

Trang 5

tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, các phát hiện sẽ được ứng dụng ngay lập tức

và vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn” (Guskey, T R (2000) Đánh giá phát triển chuyên môn Thousand Oaks, CA: NXB Corwin)

II Cấu trúc báo cáo của một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

- Viết báo cáo của một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là một trong những bước tiến hành của nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Sau khi xác định

đề tài nghiên cứu, lựa chọn thiết kế nghiên cứu, thu thập dữ liệu nghiên cứu, phân tích dữ liệu, kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày và có thể viết dưới dạng một báo cáo theo quy định quốc tế

- Cấu trúc của một báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng thường bao gồm những nội dung sau:

Trang 7

1 Tên đề tài

- Nên viết tên đề tài ngắn gọn, có thể viết tên đề tài trong phạm vi 20 từ

- Tên đề tài cần thể hiện rõ ràng về nội dung nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và tác động được thực hiện

- Tên đề tài nghiên cứu có thể viết dưới dạng câu hỏi hoặc câu khẳng định, nhưng thường nên viết dưới dạng câu khẳng định

- Tên đề tài có thể được chỉnh sửa nhiều lần trong quá trình nghiên cứu

2 Tên tác giả và tổ chức (đơn vị công tác)

- Tên tác giả và tổ chức được trình bày theo mẫu sau:

+ Mẫu quốc tế:

+ Vận dụng vào Việt Nam:

- Trong trường hợp có hai tác giả trở lên, báo cáo sẽ liệt kê tên trưởng nhóm trước

- Nếu các tác giả thuộc nhiều trường, tên các tác giả cùng trường được đặt cạnh nhau

3 Tóm tắt

- Đây là phần tóm tắt cô đọng về bối cảnh, mục đích, quá trình và các kết quả nghiên cứu Giáo viên - người nghiên cứu có thể viết từ một đến ba câu (150-200 từ) để tóm tắt cho mỗi nội dung sao cho người đọc có thể hình dung khái quát về nghiên cứu, bao gồm mỗi phần sau:

 Mục đích

Trang 8

 Quy trình nghiên cứu

 Kết quả

4 Giới thiệu

Trong phần này, giáo viên - người nghiên cứu cung cấp thông tin cơ sở và lý do thực hiện nghiên cứu Có thể trích dẫn một số công trình nghiên cứu gần nhất giúp người đọc biết được các giáo viên, nhà nghiên cứu khác đã nghiên cứu những gì có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Việc trích dẫn tài liệu tham khảo nhằm thuyết phục độc giả về giải pháp thay thế đưa ra Trong phần cuối của mục giới thiệu, người nghiên cứu cần trình bày rõ các vấn đề nghiên cứu sẽ được trả lời thông qua nghiên cứu và nêu rõ giả thuyết nghiên cứu

5 Phương pháp

Mô tả về khách thể nghiên cứu, thiết kế, các phép đo, quy trình và các kỹ thuật phân tích được thực hiện trong nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

a) Khách thể nghiên cứu

Trong phần này, giáo viên - người nghiên cứu mô tả thông tin cơ sở về các đối tượng tham gia (hoặc học sinh) trong nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng về: giới tính, thành tích hoặc trình độ, thái độ và các hành vi có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

b) Thiết kế nghiên cứu

Người nghiên cứu cần mô tả:

- Chọn dạng thiết kế nào trong bốn dạng thiết kế nghiên cứu hoặc thiết kế cơ

sở AB;

- Nghiên cứu đã sử dụng kết quả của bài kiểm tra trước tác động hay kết quả bài kiểm tra thông thường có liên quan để xác định sự tương đương giữa các nhóm;

- Nghiên cứu sử dụng phép kiểm chứng T-test hay phép kiểm chứng khi bình phương

Giáo viên - người nghiên cứu có thể sử dụng khung dưới đây để mô tả thiết kế nghiên cứu: Thiết kế chỉ sử dụng bài kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên (TK 4)

Trang 9

(Các ký hiệu N1 (nhóm 1), X (tác động), O3 (bài kiểm tra sau tác động) được chấp nhận rộng rãi và dễ hiểu)

c) Quy trình nghiên cứu

Mô tả chi tiết tác động được thực hiện trong nghiên cứu, trả lời các câu hỏi như:

 Tác động như thế nào?

 Tác động kéo dài bao lâu?

 Tác động được thực hiện ở đâu và khi nào?

 Có những tài liệu/thiết bị nào được sử dụng trong quá trình thực hiện tác động?

Người nghiên cứu cần tập hợp các tài liệu đã nêu trong báo cáo (gồm công cụ khảo sát/các bài kiểm tra, kế hoạch bài học, đường link trang web có chứa video

…) trong phần phụ lục Trong phần quy trình nghiên cứu, giáo viên - người nghiên cứu cần chú thích rõ phần mối liên quan giữa hoạt động nghiên cứu với các phụ lục này

d) Đo lường và thu thập dữ liệu

Trong phần này, người nghiên cứu mô tả công cụ đo/bài kiểm tra trước tác động

và sau tác động về: mục tiêu, nội dung, dạng câu hỏi, số lượng câu hỏi, đáp án và biểu điểm Có thể bổ sung phần mô tả quy trình chấm điểm, độ tin cậy và độ giá trị (nếu có) của dữ liệu

6 Phân tích dữ liệu và kết quả

Trong phần này, giáo viên - người nghiên cứu tóm tắt các dữ liệu thu thập được, báo cáo các kỹ thuật thống kê được sử dụng để phân tích dữ liệu, và chỉ ra kết quả của quá trình phân tích đó Cách phổ biến là dùng bảng và biểu đồ

- Kết quả bao gồm:

 Giá trị TB

 Độ lệch chuẩn

 Giá trị p của phép kiểm chứng T-test/Khi bình phương…

Trang 10

 Mức độ ảnh hưởng

 Hệ số tương quan

- Ghi chú: không đưa dữ liệu thô

7 Bàn luận

Để bàn luận kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu trả lời các vấn đề nghiên cứu được đề cập trong phần “Giới thiệu” Với sự liên hệ rõ ràng cho mỗi vấn đề nghiên cứu, người nghiên cứu bàn luận về các kết quả thu được và các hàm ý của mình, chẳng hạn:

 Nghiên cứu có đạt được mục tiêu đề ra không?

 Các kết quả có thống nhất với nghiên cứu trong dạy học, quản lý giáo dục trước đó hay không?

Bằng cách trả lời vấn đề nghiên cứu thông qua các kết quả phân tích dữ liệu, người nghiên cứu có thể cho người đọc biết các mục tiêu của nghiên cứu đã đạt được đến mức độ nào Đôi khi, có thể nêu ra các hạn chế của nghiên cứu nhằm giúp người khác lưu ý về điều kiện thực hiện nghiên cứu Các hạn chế phổ biến

có thể do quy mô nhóm quá nhỏ, nội dung kiểm tra hạn chế, thời gian tác động chưa đủ dài và một số yếu tố không kiểm soát được

8 Kết luận và khuyến cáo

Kết luận:

- Sử dụng từ 1 đến 2 câu để tóm tắt câu trả lời cho mỗi vấn đề nghiên cứu

- Nhấn mạnh lại các điểm chính của nghiên cứu

Khuyến cáo:

- Gợi ý cách điều chỉnh tác động, đối tượng tham gia nghiên cứu, cách thu thập

dữ liệu, hoặc cách áp dụng nghiên cứu trong các lĩnh vực khác…

9 Tài liệu tham khảo

Đây là phần trích dẫn theo thứ tự bảng chữ cái về các tác giả, công trình nghiên cứu và tài liệu được sử dụng trong các phần trước, đặc biệt là các tài liệu được nhắc đến trong phần “Giới thiệu” của báo cáo Các nhà nghiên cứu giáo dục có thể sử dụng cách trích dẫn của Hiệp hội Tâm lý học Mỹ (APA) Có thể tham khảo rất nhiều thông tin về cách trích dẫn này trên mạng internet

Trang 11

10 Phụ lục

Cung cấp các minh chứng cho kết quả NC trong quá trình thực hiện đề tài, ví dụ: phiếu hỏi, câu hỏi kiểm tra, kế hoạch bài học, tư liệu dạy học, bài tập mẫu và các

số liệu thống kê chi tiết

Câu 2: Nêu rõ yêu cầu Tên của một đề tài và cách viết Tóm tắt của đề tài đó Lấy ví

dụ minh họa.

Như đã nêu ở câu 1, yêu cầu về Tên của một đề tài và cách viết Tóm tắt của đề tài

đó như sau:

1 Tên đề tài

- Nên viết tên đề tài ngắn gọn, có thể viết tên đề tài trong phạm vi 20 từ

- Tên đề tài cần thể hiện rõ ràng về nội dung nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và tác động được thực hiện

- Tên đề tài nghiên cứu có thể viết dưới dạng câu hỏi hoặc câu khẳng định, nhưng thường nên viết dưới dạng câu khẳng định

- Tên đề tài có thể được chỉnh sửa nhiều lần trong quá trình nghiên cứu

Một số ví dụ của tên đề tài:

a Tên một số đề tài của GV Việt Nam

- “Nâng cao kĩ năng kể chuyện cho học sinh thông qua việc sử dụng phương pháp sắm vai trong dạy học phân môn kể chuyện lớp 3”; (trường Tiểu học Ngọc Xuân -Cao Bằng)

- “Nâng cao kết quả giải bài tập toán cho học sinh lớp 5 thông qua việc tổ chức học theo nhóm ở nhà” (trường tiểu học Chiềng Mung, Mai Sơn, Sơn La)

- “Sử dụng phương pháp sắm vai có làm tăng khả năng nghe và nói tiếng Anh của học sinh lớp 7 không? (trường DTNT huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang)

- “Tác động của việc kết hợp sử dụng ngôn ngữ cơ thể với lời nói, tranh ảnh để giải nghĩa từ ngữ trừu tượng trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 3 (trường Tiểu học Nậm Loỏng, Lai Châu)

Trang 12

- “Nâng cao khả năng đánh giá và khả năng giải toán cho học sinh thông qua việc

tổ chức cho học sinh đánh giá chéo bài kiểm tra môn Toán” (HS lớp 8 trường thực hành sư phạm Quảng Ninh)

b Tên một số đề tài của giáo viên ở các nước trong khu vực:

- “Sử dụng các bài hát về phép nhân để giúp các học sinh học thuộc bảng nhân 3

và 4” (Amme Peh Ai Ling, Trường Tiểu học CHIJ – Our Lady of Good Counsel);

- “Tác động của việc học sinh hỗ trợ lẫn nhau đối với hành vi thực hiện nhiệm vụ của học sinh THCS trong học tập môn Toán” (Koh Puay Koon, Lee Li Li, Siti Nawal, Tan Candy & Tan Jing Yang, Trường THCS Dunman);

- “Ảnh hưởng của trò chơi sử dụng các tấm thẻ đối với thái độ và việc tiếp thu phép cộng phân số không cùng mẫu số của học sinh lớp 5” (Serena Tay Hwee Khim, Trường Tiểu học Wellington);

- “Tăng tỉ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập (cho 2 học sinh lớp 3 David và Jeff) bằng việc sử dụng thẻ báo cáo hàng ngày” (B.M.Drew và các cộng sự, 1982)

2 Tóm tắt

- Đây là phần tóm tắt cô đọng về bối cảnh, mục đích, quá trình và các kết quả nghiên cứu Giáo viên - người nghiên cứu có thể viết từ một đến ba câu (150-200 từ) để tóm tắt cho mỗi nội dung sao cho người đọc có thể hình dung khái quát về nghiên cứu, bao gồm mỗi phần sau:

 Mục đích

 Quy trình nghiên cứu

 Kết quả

Ví dụ minh họa của một đề tài và phần tóm tắt của đề tài đó:

Đề tài 1:

Đề tài Nâng cao kết quả học tập các bài học về không khí thuộc chủ đề “Vật chất

và năng lượng” thông qua việc sử dụng một số tệp có định dạng FLASH và VIDEO CLIP trong dạy học (học sinh lớp 4 trường tiểu học Sông Đà)

Nhóm nghiên cứu:

Đinh Thị Thảo, Vũ Thị Thê, Nguyễn Thị Thìn, trường CĐSP Hoà Bình

Trang 13

Bùi Văn Ngụi, Sở GD&ĐT Hòa Bình.

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Ứng dụng CNTT là một yêu cầu quan trọng của đổi mới PPDH Trường tiểu học Sông

Đà cũng như các trường học khác cần quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tất cả các bộ môn trong đó có môn Khoa học Vì các nội dung dạy học môn Khoa học ở tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng có rất nhiều vấn đề trừu tượng

ví dụ: các bài về nước, không khí, ánh sáng, âm thanh Để hỗ trợ việc dạy học các nội dung này, SGK cũng có khá nhiều hình ảnh minh họa Nhiều giáo viên tâm huyết cũng đã sưu tầm và sử dụng thêm các phương tiện bổ trợ như tranh, ảnh, sơ đồ Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, kèm theo lời mô tả, giải thích, với mục đích giúp cho học sinh hiểu bài hơn Tuy nhiên, đối với những nội dung khó, ví dụ khi mô tả các thí nghiệm về đặc điểm, bản chất của không khí mà GV chỉ dùng lời nói và các hình ảnh tĩnh để minh họa thì học sinh vẫn rất khó hình dung, việc tiếp thu bài của các em vẫn hạn chế Nhiều học sinh rất thuộc bài mà không hiểu được bản chất của các sự vật, hiện tượng, kĩ năng vận dụng thực tế chưa tốt

Giải pháp của chúng tôi là sử dụng một số tệp có định dạng FLASH và VIDEO CLIP

có nội dung phù hợp vào một số bài thuộc chủ đề không khí thay vì chỉ sử dụng các hình ảnh tĩnh trong SGK và coi đó là nguồn cung cấp thông tin giúp các em tìm hiểu tính chất, đặc điểm của không khí

Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 4 trường tiểu học Sông Đà Lớp 4A1 là thực nghiệm và 4A2 là lớp đối chứng Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài từ 35 – 40 (Khoa học 4, nội dung không khí chủ đề “Vật chất và năng lượng”) Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn

so với lớp đối chứng Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,09; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 7,21 Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Điều đó chứng minh rằng sử dụng tệp có định dạng FLASH và VIDEO CLIP trong dạy học làm nâng cao kết quả học tập các bài học về

Ngày đăng: 18/08/2024, 20:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w