1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng quy trình thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường trung học

17 35 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Một số vấn đề được giáo viên đưa ra là: Vì sao nội dung này không thu hút học sinh tham gia? Vì sao kết quả học tập của học sinh sụt giảm khi học nội dung này? Phương pháp này có nâng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

Trang 2

Mục lục

I Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là gì? 1

II Quy trình thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường trung học 1

1 Xác định đề tài nghiên cứu 1

1.1 Tìm hiểu hiện trạng 1

1.2 Đưa ra các giải pháp thay thế 2

1.3 Xác định vấn đề nghiên cứu 2

1.4 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu 2

2 Lựa chọn thiết kế nghiên cứu 2

3 Đo lường – thu thập dữ liệu 3

4 Phân tích dữ liệu 3

5 Báo cáo NCKHSPUD 3

III Đề cương nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng “Cải thiện việc học từ vựng tiếng Anh cho học sinh Trường Tiểu học Edison Ecopark” 4

1 Tóm tắt 4

2 Giới thiệu đề tài 4

2.1 Hiện trạng 4

2.2 Vấn đề nghiên cứu 5

2.3 Giả thuyết nghiên cứu 5

3 Phương pháp nghiên cứu 6

Trang 3

6.1 Kết luận 76.2 Khuyến nghị 7

Trang 4

I Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là gì?

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (NCKHSPƯD) là một loại hình nghiêncứu trong giáo dục nhằm thực hiện một tác động hoặc can thiệp sư phạm và đánhgiá ảnh hưởng của nó Tác động hoặc can thiệp đó có thể là việc sử dụng phươngpháp dạy học, sách giáo khoa, phương pháp quản lý, chính sách mới… của giáoviên, cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục Người nghiên cứu (GV, CBQL) đánh giáảnh hưởng của tác động một cách có hệ thống bằng phương pháp nghiên cứu phùhợp.

Hai yếu tố quan trọng của NCKHSP ƯD là tác động và nghiên cứu:

- Thực hiện những giải pháp thay thế nhằm cải thiện hiện trạng trong phươngpháp dạy học, chương trình, sách giáo khoa hoặc quản lí.

- So sánh kết quả của hiện trạng với kết quả sau khi thực hiện giải pháp thay thếbằng việc tuân theo quy trình nghiên cứu thích hợp.

Vai trò của việc NCKHSPƯD có thể kể đến như sau:

- Phát triển tư duy của giáo viên một cách hệ thống theo hướng giải quyết vấnđề mang tính nghề nghiệp để hướng tới sự phát triển của trường học.

- Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định về chuyênmôn một cách chính xác

- Khuyến khích giáo viên nhìn lại quá trình và tự đánh giá.

Trang 5

- Tác động trực tiếp đến việc dạy học và công tác quản lý giáo dục (lớp học,trường học).

- Tăng cường khả năng phát triển chuyên môn của giáo viên Giáo viên tiếnhành NCKHSP ƯD sẽ tiếp nhận chương trình, phương pháp dạy học mới một cáchsáng tạo có sự phê phán một cách tích cực (Soh, K C & Tan, C (2008) Hội thảovề NCKHSP ƯD Hong Kong: EL21).

II Quy trình thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ởtrường trung học

1 Xác định đề tài nghiên cứu1.1 Tìm hiểu hiện trạng

Khi xác định đề tài nghiên cứu, tìm hiểu hiện trạng được thực hiện bằng cách suyngẫm về tình hình hiện tại Giáo viên cần nhìn lại các vấn đề trong việc dạy họctrên lớp Một số vấn đề được giáo viên đưa ra là:

 Vì sao nội dung này không thu hút học sinh tham gia?

 Vì sao kết quả học tập của học sinh sụt giảm khi học nội dung này? Phương pháp này có nâng cao kết quả học tập của học sinh hay không?

 Có phương pháp nào giúp cha mẹ thay đổi nhận thức về giáo dục trong nhàtrường không?

 Vì sao giáo viên không thực hiện đổi mời phương pháp dạy học

Trang 6

Từ những câu hỏi này, giáo viên bắt đầu tập trung vào vấn đề cụ thể để tiến hànhNCKHSPƯD

1.2 Đưa ra các giải pháp thay thế

Với một vấn đề nghiên cứu cụ thể, giáo viên suy nghĩ và tìm các giải pháp thay thếcho giải pháp đang sử dụng Giáo viên cần lưu ý tính khả thi của giải pháp cũngnhư tần suất xuất hiện của giải pháp

1.3 Xác định vấn đề nghiên cứu

Việc liên hệ với thực tế dạy học và đưa ra giải pháp thay thể cho tình huống hiện tạisẽ giúp giáo viên hình thành các vấn đề nghiên cứu Một đề tài NCKHSPƯDthường có từ 1 đến 3 vấn đề nghiên cứu được viết dưới dạng câu hỏi.

1.4 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu là một câu trả lời giả định cho vấn đề nghiên cứu và sẽ đượckiểm chứng bằng dữ liệu Có hai dạng giả thuyết nghiên cứu chính:

- Giả thuyết không có nghĩa: Dự đoán hoạt động thực nghiệm sẽ không mang lạikết quả.

- Giả thuyết có nghĩa: Dự đoán hoặc hoạt động thực nghiệm sẽ mang lại hiệu quảcó hoặc không có định hướng.

Giả thuyết có định hướng sẽ dự đoán định hướng của kết quả nghiên cứu

Trang 7

Giả thuyết không có định hướng chỉ dự đoán sự thay đổi.

Ví dụ giả thuyết có định hướng: Nếu bồi dưỡng quy trình nghiên cứu KHSPƯD thìsẽ làm tăng số lượng sáng kiến kinh nghiệm của GVMN trường A.

2 Lựa chọn thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu sẽ cho phép người nghiên cứu thu thập dữ liệu liên quan mộtcách chính xác đề chứng minh giả thuyết nghiên cứu Trong NCKHSPƯD, có 4dạng thiết kế phổ biến được sử dụng:

- Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với nhóm duy nhất- Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động với các nhóm tương đương- Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm ngẫu nhiên- Thiết kế kiểm tra sau tác động đối với các nhóm ngẫu nhiên

3 Đo lường – thu thập dữ liệu

Loại dữ liệu thu thập phải được chọn dựa trên câu hỏi nghiên cứu Người nghiêncứu thu thập dữ liệu đáng tin cậy và có giá trị để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu.Có 3 dạng dữ liệu cần thu thập là: kiến thức, kỹ năng, thái độ Tùy theo việc thuthập dữ liệu như nào thì sẽ có thang đo tương tự Về mặt kiến thức, giáo viên có thểđo bằng việc kiểm tra các kiến thức đã học, có thể dùng phiếu hỏi, làm bài kiểm tra

Trang 8

hoặc hỏi trực tiếp Về kĩ năng, xem xét học sinh làm được cái gì Về thái độ, xemxét học sinh có tích cực, hứng thú, quan tâm, đưa ra ý kiến hay không.

4 Phân tích dữ liệu

Phương pháp toán học thống kê được áp dụng trong việc phân tích dữ liệu Thốngkê được sử dụng để phân tích các dữ liệu đã thu thập nhằm đưa ra kết quả nghiêncứu đúng đắn

Thống kê cho phép những người nghiên cứu đưa ra các kết luận có giá trị TrongNCKHSPƯD, vai trò của thống kê thể hiện qua: mô tả, so sánh và liên hệ dữ liệu

5 Báo cáo NCKHSPUD

Báo cáo NCKHSPUD nhằm mục đích trình bày với các nhà chức trách, các nhà tàitrợ và những người làm nghiên cứu khác và chứng minh bằng tài liệu về qui trìnhvà các kết quả nghiên cứu.

Các nôi dung cơ bản của báo cáo gồm:

- Vấn đề nghiên cứu nảy sinh như thế nào; vì sao vấn đề lại quan trọng?- Giải pháp cụ thể là gì? Các kết quả dự kiến là gì?

- Tác động nào đã được thực hiện? Trên đối tượng nào? và bằng cách nào?- Đo các kết quả bằng cách nào? Độ tin cậy của phép đo ra sao?

Trang 9

- Kết quả nghiên cứu cho thấy điều gì? Vấn đề nghiên cứu đã được giải quyếtchưa?

Trong thực tế, học sinh các lớp học ở Trường Tiểu học Edison Ecopark bao gồm đủcác học sinh khá, giỏi, đến yếu kém Học sinh được học các tiết học từ vựng vớigiáo viên nước ngoài Song, không chỉ những học sinh có học lực trung bình mà cảnhững học sinh tốt cũng nhớ và hiểu được một số ít từ vựng Trong đề tài này, tôi

Trang 10

tập trung nghiên cứu phương pháp cải thiện việc học từ vựng của học sinh TrườngTiểu học Edison Ecopark.

Giải pháp tôi đưa ra là bổ sung thêm tiết học với giáo viên người Việt, trong tiếthọc có áp dụng trò chơi giúp học sinh có hứng thú học tập và ghi nhớ lâu hơn.Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp 4A2 và 4A3 Kết quả cho thấy những thayđổi tích cực với phần lớn học sinh, thậm chí cả những học sinh có học lực trungbình Điều này chứng tỏ việc áp dụng những phương pháp trong quá trình nghiêncứu là có hiệu quả.

2 Giới thiệu đề tài2.1 Hiện trạng

Trường Tiểu học Edison Ecopark là trường cấp tiểu học thuộc Trường EdisonEcopark - Trường liên cấp đạt chuẩn quốc tế Khác với các trường công lập, họcsinh trường Edison được học đầy đủ 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và được học vớigiáo viên nước ngoài Các tiết học từ vựng sẽ được giảng dạy trực tiếp bởi giáoviên nước ngoài Có thể thấy trường rất chú trọng về chất lượng giảng dạy tiếngAnh

Về mặt tích cực, học sinh được tiếp xúc với giáo viên phát âm chuẩn, vì thế khảnăng nhận biết từ, phát âm, kĩ năng nghe, nói tiếng Anh sẽ là ưu thế của học sinh.

Trang 11

Tuy nhiên, trong các tiết học đọc (reading) và từ vựng (vocabulary) học sinh họcvới giáo viên nước ngoài sẽ gặp phải một số hạn chế.

- Từ mới chỉ hiểu sơ qua và dự đoán nghĩa nên không hiểu cặn kẽ từ vựng,thậm chí còn hiểu sai nghĩa của từ

- Học sinh không được củng cố lại từ vựng nên hiểu mơ màng và nhanh quên- Các bài đọc và trả lời câu hỏi chỉ làm sơ sài, học sinh thậm chí còn không

hiểu nội dung câu hỏi.

- Mức độ tiếp thu của học sinh không đồng đều, những bạn học kém thậm chíkhông học, không nghe giảng những tiết với giáo viên nước ngoài vì khônghiểu gì

Tôi nhận thấy, để giúp học sinh học thực sự hiểu, nhớ từ mới và có hứng thú vớinhững tiết học tiếng Anh, cần bổ sung, thay đổi một số cách dạy những từ mới chohọc sinh Ngoài việc học với giáo viên người việt những tiết học về ngữ pháp, viết,cần có thêm tiết giáo viên người Việt dạy từ vựng cho học sinh để giải thích chi tiếtcũng như củng cố lại các từ mới của tiếng Anh Có thể thấy dạy gần như là hai lầnsẽ giúp học sinh ghi nhớ từ vựng hơn Ngoài cách truyền đạt thông thường, giáoviên có thể tạo những trò chơi, học từ bằng thẻ flashcard để học sinh hào hứng hơntrong học tập và vô hình chung, học sinh ghi nhớ từ mới theo cách tự nhiên mà vẫnnhớ lâu.

Trang 12

Việc có thêm tiết học đọc và từ vựng với giáo viên người Việt có giải quyết đượcviệc học nhớ từ vựng cho học sinh không?

Việc áp dụng trò chơi, học từ bằng thẻ flashcard có tạo được hứng thú cho họcsinh, từ đó kết quả học tập, ghi nhớ từ có được nâng cao không?

II.3 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết tôi đưa ra là: Việc bổ sung tiết học đọc và từ vựng với giáo viên ngườiViệt và áp dụng trò chơi trong học tập có đem lại hiệu quả học từ vựng tiếng Anhcho học sinh không, từ đó việc ghi nhớ từ của học sinh có được khắc sâu hơnkhông?

3 Phương pháp nghiên cứu3.1 Khách thể nghiên cứu

Đối tượng của đề tài nghiên cứu này là học sinh Trường Tiểu học Edison Ecopark,huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

Trang 13

Sau đó tôi thiết kế bài học từ vựng và bổ sung một số trò chơi, sưu tầm thông tinqua một số website

Tên bài dạy: Unit 4: Last Weekend

Một số từ mới tiêu biểu: buy candy, see a movie, take a picture, go shopping, havea milkshake, read a book, write a poem, sing a song, build a tree house, draw apicture

 Kiểm tra kiến thức học sinh đã học được từ tiết với giáo viên nước ngoài Sử dụng flashcard để đưa ra định nghĩa, bản dịch của từ vựng

 Áp dụng trò chơi để củng cố bài họcCó 3 dạng trò chơi

Dạng thứ nhất: Chọn từ và nối từ trên QuizletDạng thứ hai: đoán từ và cụm từ thông qua điệu bộ

Trang 14

Dạng thứ ba: Tìm vế thích hợp3.4 Đo lường

4 Phân tích dữ liệu và kết quả5 Bàn luận

6 Kết luận và khuyến nghị6.1 Kết luận

Theo kết quả khảo sát các lớp áp dụng tiết học từ mới bổ sung, tôi nhận thấy kếtquả hiểu bài của học sinh được nâng lên rõ rệt so với những lớp chỉ học với giáoviên nước ngoài thông thường

Các học sinh trung bình kém cũng tỏ ra phấn khởi, tích cực phát biểu xây dựng bàitrong khi học với giáo viên nước ngoài chỉ có các bạn khá giỏi hiểu bài song vẫnchưa chắc kiến thức Mặc dù mức độ tiếp thu của các học sinh lớp 4A3 chưa đồngđều, sau phần trò chơi củng cố bài tập, hầu hết các em đều tăng phản xạ và ghi nhớtừ rất nhanh

Có thể thấy việc học một ngôn ngữ mới song song với nhiều môn học kiến thứcmới khác là rào cản lớn với các em học sinh lứa tuổi tiểu học Các buổi học chấtlượng giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn sẽ giúp các em rất nhiều trong học tập, tạo tiềnđề cho việc nắm vững và sử dụng đúng tiếng Anh sau này Với lứa tuổi nhỏ các em

Trang 15

còn ham chơi và có thể gặp khó khăn trong học tập, giáo viên cần áp dụng phươngpháp dạy phù hợp, kích thích khả năng ghi nhớ tự nhiên, tạo hứng thú trong họctập, tránh việc học nhồi nhét, học vẹt gây áp lực cho học sinh.

 Đối với giáo viên

- Không ngừng tự bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng, khả năng khai thác thông tin,áp dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị dạy học tiên tiến

- Cần soạn giáo án, chuẩn bị bài kĩ càng, phù hợp trong một tiết học

- Khuyến khích tinh thần tự học, chuẩn bị bài trước khi đến lớp cho học sinh- Giáo viên cần có những động thái tuyên dương, khen ngợi đối với các học

sinh, nhất là những học sinh có học lực kém

- Giáo viên thúc đẩy các hoạt động thi đua giữa các học sinh, thi đua theo độinhóm để kích thích tinh thần học tập, song tránh những hành vi thi đua

Trang 16

- Khi tổ chức các hoạt động, trò chơi, giáo viên cần biết cách quản lý lớp họccho phù hợp, tránh gây ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp học bên cạnh

- Với tiết học có lượng từ quá nhiều, có thể chia nhỏ hơn sắp xếp sao cho phùhợp, tránh việc học nhồi nhét đủ số lượng gây áp lực đến học sinh nhưnggiảm hiệu quả học tập Tuy nhiên, giáo viên cũng có thể đưa thêm một số từvựng hay, khó dành cho những bạn học tốt hơn

- Kết thúc mỗi unit, giáo viên có thể bổ sung bài kiểm tra để củng cố lại kiếnthức đã học và nắm được tình hình học tập của các học sinh

Sau khi nghiên cứu đề tài này, tôi mong các bạn đồng nghiệp quan tâm, góp ý,chia sẻ giúp học sinh hứng thú và đạt được những thành tích tốt trong học tập.

Trang 17

https://www.studocu.com/vn/document/phuong-dong-university/english/de-cuong-khoa-hoc-su-pham-ung-dung.html

Ngày đăng: 06/05/2024, 21:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w