1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài tư tưởng hồ chí minh về con người vận dụng vào quá trình học tập tu dưỡng rèn luyện của sinh viên trường đại học thương mại hiện nay

32 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người. Vận dụng vào quá trình học tập tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên trường Đại học Thương mại hiện nay?
Tác giả Lê Thị Thương, Trần Thị Thương, Hoàng Kiều Trang, Nguyễn Thị Ánh Trà, Nguyễn Thu Trà, Nguyễn Thị Vui, Hoàng Thị Yến
Người hướng dẫn Th.s Ngô Thị Huyền Trang
Trường học Đại học Thương mại
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 354,37 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI (6)
    • 1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người (7)
    • 2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người (8)
      • 2.1. Con người là mục tiêu của cách mạng (8)
      • 2.2. Con người là động lực của cách mạng (9)
    • 3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người (10)
      • 3.1. Ý nghĩa của việc xây dựng con người (10)
      • 3.2. Nội dung xây dựng con người (10)
      • 3.3. Phương pháp xây dựng con người (11)
  • CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG VÀO QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HIỆN NAY (12)
    • 1. Thực trạng học tập, tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên trường Đại học Thương mại hiện nay (12)
      • 1.1. Thành tựu (13)
      • 1.2. Hạn chế (15)
      • 1.3. Nguyên nhân (16)
    • 2. Giải pháp (17)
      • 2.1. Đối với hệ thống tổ chức Đảng, các cấp ủy, lãnh đạo và Nhà trường (17)
      • 2.2. Đối với bản thân sinh viên (20)
  • KẾT LUẬN (26)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (27)

Nội dung

Quan niệm của Hồ Chí Minh về con ngườiMặc dù Hồ Chí Minh không có tác phẩm nào bàn riêng về con người, nhưng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề con người có một vị trí đặc biệt,

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI

Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người

Mặc dù Hồ Chí Minh không có tác phẩm nào bàn riêng về con người, nhưng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề con người có một vị trí đặc biệt, được coi trọng như mục tiêu thiêng liêng, cao cả của sự nghiệp cách mạng, thấm đượm và thường trực trong toàn bộ cuộc đời hoạt động của Người, tỏa sáng trong từng việc làm, cử chỉ, hành vi, ân cần, tôn trọng, quan tâm đến từng người và mọi người.

Thứ nhất: Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể

Theo Hồ Chí Minh, con người là một chỉnh thể, thống nhất về trí lực,tâm lực, thể lực, đa dạng bởi mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội (quan hệ gia đình, dòng tộc, làng xã, quan hệ giai cấp, dân tộc ) và các mối quan hệ xã hội (quan hệ chính trị, văn hóa, đạo đức, tôn giáo ).

Hồ Chí Minh có cách nhìn nhận, xem xét con người trong tính đa dạng của nó: đa dạng trong quan hệ xã hội (quan hệ dân tộc, giai cấp, tầng lớp, đồng chí, đồng bào…): đa dạng trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, khả năng cũng như năm ngón tay dài, ngắn khác nhau, nhưng đều hợp nhau lại nơi bàn tay: mấy mươi triệu người Việt Nam, có người thế này, thế khác, nhưng đều cùng là nòi giống Lạc Hồng: đa dạng trong hoàn cảnh xuất thân, điều kiện sống, làm việc

Hồ Chí Minh xem xét con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập: thiện và ác hay và dở, tốt và xấu, hiền và dữ,… bao gồm cả tính người – mặt xã hội và tính bản năng – mặt sinh học của con người Theo Hồ Chí Minh, con người có tốt có xấu, nhưng “dù là xấu, tốt, văn minh hay dã man đều có tình”.

Thứ hai: Bản chất con người mang tính xã hội Để sinh tồn, con người phải lao động sản xuất Trong quá trình lao động, sản xuất, con người dần nhận thức được các hiện tượng, quy luật của tự nhiên, của xã hội: hiểu về mình và hiểu biết lẫn nhau…, xác lập các mối quan hệ giữa người với người.

Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của lịch sử.Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, con người là sự tổng hợp các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng, Nghĩa hẹp: con người trong phạm vi gia đình: anh em, họ hàng, bè bạn Nghĩa rộng: đồng bào cả nước Mở rộng tối đa: con người trên phạm vi thế giới, là cả loài người.

Thứ ba: Con người cụ thể, lịch sử

Hồ Chí Minh nhìn nhận đặc điểm con người VN với những điều kiện lịch sử cụ thể, với những cấu trúc kinh tế, xã hội cụ thể Người xem xét con người trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp, theo giới tính (thanh niên, phụ nữ), theo lứa tuổi (phụ lão, nhi đồng), nghề nghiệp (công nhân, nông dân, trí thức…), trong khối thống nhất của cộng đồng dân tộc (sĩ, nông, công, thương) và quan hệ quốc tế (bầu bạn năm châu, các dân tộc bị áp bức, bốn phương vô sản ) Đó là con người hiện thực, cụ thể, khách quan.

Trong thực tiễn, con người có nhiều chiều quan hệ: quan hệ với cộng đồng xã hội (là một thành viên); quan hệ với một chế độ xã hội (làm chủ hay bị áp bức); quan hệ với tự nhiên (một bộ phận không tách rời).

=> Nét đặc sắc trong quan niệm của Hồ Chí Minh về con người là nhìn nhận đặc điểm con người Việt Nam với những điều kiện lịch sử cụ thể, với những cấu trúc kinh tế, xã hội cụ thể.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người

2.1 Con người là mục tiêu của cách mạng

Con người là chiến lược số một trong tư tưởng và hành động của Hồ Chí Minh Mục tiêu này được cụ thể hóa trong ba giai đoạn cách mạng:

Giải phóng dân tộc là xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, giành lại độc lập cho dân tộc Con người trong giải phóng dân tộc là cả cộng đồng dân tộc Việt Nam. Phạm vi thế giới là giải phóng các dân tộc thuộc địa.

Giải phóng xã hội là đưa xã hội phát triển thành một xã hội không có chế độ người bóc lột người, một xã hội có nền sản xuất phát triển cao và bền vững, văn hóa tiên tiến, mọi người là chủ và làm chủ xã hội.

Giải phóng giai cấp là xóa bỏ sự áp bức, bóc lột của giai cấp này đối với giai cấp khác; xóa bỏ sự bất công; dần dần thủ tiêu sự khác biệt giai cấp và xác lập một xã hội không có giai cấp.

Giải phóng con người là xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột, nô dịch con người, làm cho mọi người được hưởng tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện theo đúng bản chất tốt đẹp của con người.

Vì vậy con người là mục tiêu của cách mạng nên mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người Có thể là lợi ích lâu dài, lợi ích trước mắt: lợi ích cả dân tộc và lợi ích của bộ phận, giai cấp, tầng lớp và cá nhân Với hoạt động thực tiễn thì việc gì lợi cho dân, dù nhỏ mấy – ta phải hết sức làm Việc gì hại cho dân, dù nhỏ mấy – ta phải hết sức tránh Hồ Chí Minh có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo của quần chúng Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh đã nhận rõ: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”,

“có dân thì có tất cả”…

2.2 Con người là động lực của cách mạng

Hồ Chí Minh đã từng nói, “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” Vì vậy, ‘Vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả” Người cho rằng “việc dễ mấy không có nhân dân cũng chịu, việc khó mấy có dân liệu cũng xong” Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần Hồ Chí Minh tổng kết ngắn gọn: dân ta tốt lắm Người phân tích phẩm chất tốt đẹp của dân từ lòng trung thành và tin tưởng vào cách mạng, vào Đảng, không sợ gian khổ, tù đày, hy sinh đến việc dân nhường cơm sẻ áo, chở che, đùm bọc, bảo vệ, nuôi nấng bộ đội và cán bộ cách mạng.

Dân ta là tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết “giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”. Đặc biệt là lòng sốt sắng, hăng hái của dân để thực hiện con đường cách mạng.

Nhân dân là yếu tố quyết định thành công của cách mạng “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi.

Vì vậy theo Hồ Chí Minh, con người là vốn quý nhất, động lực, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng Phải biết coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người. Nhân dân là những người sáng tạo chân chính ra lịch sử thông qua các hoạt động thực tiễn cơ bản nhất như lao động sản xuất,đấu tranh chính trị - xã hội, sáng tạo ra các giá trị văn hóa

=> Giữa con người – mục tiêu và con người – động lực có mối quan hệ biện chứng với nhau Càng chăm lo cho con người – mục tiêu tốt bao nhiêu thì sẽ tạo thành con người - động lực tốt bấy nhiêu Ngược lại, tăng cường được sức mạnh của con người – động lực thì sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu cách mạng.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người

3.1 Ý nghĩa của việc xây dựng con người

Trồng người là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng,vừa cấp bách, vừa lâu dài, có ý nghĩa chiến lược Xây dựng con người mới là một trọng tâm, bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển đất nước, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiệm vụ xây dựng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Hồ Chí Minh nêu 2 qua điểm nổi bật làm sáng tỏ sự cần thiết xây dựng con người:

Vì lợi ích trăm năm thì phải “trồng người” Sự nghiệp trồng người phải tập trung đào tạo những con người có đạo đức cách mạng, đó là người trung thành, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, có lòng yêu thương con người, con người có ý chí, cầu tiến bộ, không ngừng vươn lên làm chủ những kiến thức khoa học, những hiểu biết về thời đại, tạo nên những con người có tinh thần tìm tòi sáng tạo, phải có quyết tâm, nhạy bén với cái mới, biết vận dụng nó vào thực tiễn cuộc sống để nâng cao chất lượng, hiệu quả, đồng thời đó là những con người có chí khí, ham học hỏi, ham làm việc chứ không phải ham địa vị, tiền tài Trong sự nghiệp trồng người, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đề cao vai trò của giáo dục – đào tạo, Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp trồng người là một hệ thống quan điểm chặt chẽ, logic vừa thể hiện tính khoa học, tính cách mạng và là một nội dung quan trọng trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.

“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa” Chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa, con người xã hội chủ nghĩa là động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội Trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa” cần được hiểu trước hết cần có những con người với những nét tiêu biểu của xã hội xã hội chủ nghĩa như lý tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong xã hội chủ nghĩa Đó là những con người đi trước, làm gương lôi cuốn người khác theo con đường xã hội chủ nghĩa.

3.2 Nội dung xây dựng con người

Có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa và tư tưởng“mình vì mọi người, mọi người vì mình”, Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.

Cần kiệm xây dựng đất nước, hăng hái bảo vệ Tổ quốc.

Có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng tự cường dân tộc, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

Có phương pháp làm việc khoa học, phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương. Để thực hiện chiến lược "trồng người", cần có nhiều biện pháp, nhưng giáo dục và đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất Bởi vì giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tương lai tươi sáng cho thanh niên Ngược lại, giáo dục tồi sẽ ảnh hưởng xấu đến thanh niên.

3.3 Phương pháp xây dựng con người

Mỗi người tự rèn luyện, tu dưỡng ý thức Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện về cả đức, trí, thể, mỹ, phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu.

Việc nêu gương, nhất là người đứng đầu, có ý nghĩa rất quan trọng.

Biện pháp giáo dục có vị trí quan trọng Người đặc biệt coi trọng việc giáo dục đạo đức cách mạng cho con người, nhất là đối với cán bộ, đảng viên Hồ Chí Minh đề cao vai trò của giáo dục, coi giáo dục là biện pháp cơ bản trong sự nghiệp “trồng người”.

Chú trọng vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng Thông qua các phong trào cách mạng như “Thi đua yêu nước”,“Người tốt việc tốt” Đặc biệt phải dựa vào quần chúng theo quan điểm: dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta.

Chiến lược “Trồng người” là một trong những di sản có giá trị to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc ta Tư tưởng, quan điểm “Trồng người” xuyên suốt, nhất quán trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, mang đậm nét nhân văn và có giá trị to lớn đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Chiến lược trồng người là trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

Tư tưởng về con người của Người thông qua thực tiễn cách mạng của Người đã trở thành một sức mạnh vật chất to lớn và là nhân tố quyết định thắng lợi của chính sự nghiệp cách mạng ấy.

VẬN DỤNG VÀO QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HIỆN NAY

Thực trạng học tập, tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên trường Đại học Thương mại hiện nay

Lời Bác dạy năm xưa: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người” Cùng với “trồng cây”, với tầm nhìn xa trông rộng của một vĩ nhân, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm chiến lược “trồng người” Người từng nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” Xây dựng con người là một trọng tâm, bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển đất nước, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiệm vụ xây dựng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

Trong đó, đặc biệt quan tâm tới thế hệ trẻ, những học sinh, sinh viên là chủ nhân tương lai của đất nước Không phải ngẫu nhiên, tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, ngày 19-1-1955, Người lại nói: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà?” Theo Người, thanh niên cần phải chống tâm lý tự tư, tự lợi, chỉ lo lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của mình; chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc, chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay; chống lười biếng, xa xỉ; chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang, vì đó là những thói xấu kìm hãm chí tiến thủ của thanh niên

Và Người dạy thanh niên phải luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn và giản dị, chống kiêu căng, tự mãn, lãng phí, xa hoa, phải thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Khẳng định vị thế của thanh niên một cách toàn diện, thấy rõ thanh niên “là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”, Hồ Chí Minh yêu cầu, đòi hỏi thanh niên phải tự giác rèn luyện, không ngừng học tập, gương mẫu xung phong trong mọi công việc

Cũng theo Người, thanh niên chỉ có thể là những người thừa kế sự nghiệp cách mạng của cha anh một cách vững vàng, nếu họ là những người có tài và có đức, được rèn luyện và trưởng thành trong thực tiễn Vì thế, đức và tài, phẩm chất và năng lực phải được kết hợp hài hòa, cân đối và toàn diện, để mỗi thanh niên có thể tự phấn đấu hoàn thiện mình, hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang mà Tổ quốc và nhân dân giao phó.

Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc lịch sử, Người căn dặn: “Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.

1.1 Thành tựu Đã nhiều năm kể từ ngày Bác đi xa, những lời dạy của Người trong Di chúc vẫn còn nguyên giá trị, là động lực to lớn để thế hệ trẻ Việt Nam, đặc biệt là những sinh viên, lớp trẻ nói chung, sinh viên Trường Đại học Thương mại nói riêng, vẫn đang từng ngày tiếp tục cố gắng trau dồi phẩm chất, năng lực bản thân, phấn đấu góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ

 Có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa và tư tưởng “mình vì mọi người, mọi người vì mình”

Sinh viên Trường Đại học Thương mại tích cực học tập, rèn luyện, phát huy tinh thần làm chủ tập thể, luôn đặt công việc, lợi ích của tập thể lên trên, lên trước lợi ích của cá nhân

- Thể hiện thông qua quá trình phối hợp làm việc, thảo luận nhóm trên lớp trong các học phần xuyên suốt thời gian theo học tại trường Nhiều sinh viên có tinh thần trách nhiệm, tham gia đầy đủ, hoàn thiện tốt các công việc được giao khi hợp tác làm bài thảo luận nhóm.

- Trong các giờ học, các sinh viên có ý thức tốt, trật tự lắng nghe bài giảng, tôn trọng giảng viên và các thành viên trong lớp, nhiệt tình đóng góp phát biểu xây dựng bài, góp phần tạo nên một tiết học sôi nổi, thành công Gác lại việc riêng cá nhân, tránh làm ảnh hưởng tới tập thể.

- Nhiều sinh viên có ý thức cao trong việc kỷ luật bản thân tốt, tự học, rèn luyện, nâng cao năng lực bản thân, chủ động trong công việc học tập và đạt được học bổng, hay đạt thành tích sinh viên giỏi, sinh viên xuất sắc qua các kỳ học

- Việc đăng ký tín chỉ các học kỳ hay nộp chứng chỉ liên quan phục vụ xét tốt nghiệp,các bạn sinh viên chủ động nắm bắt thông tin, theo dõi, đọc kĩ văn bản hướng dẫn từNhà trường và nắm bắt kịp thời đầy đủ ngày đăng kí tín chỉ, hay quy trình, hạn nộp các chỉ chỉ liên quan phục vụ xét tốt nghiệp, thay vì ỷ lại, phụ thuộc vào bạn bè, thầy cô nhắc nhở.

- Tinh thần đoàn kết, tương trợ khi đợt dịch Covid-19 bùng phát nghiêm trọng trong khoảng thời gian dài, việc giãn cách xã hội gây nhiều khó khăn, trở ngại về sức khỏe, khả năng kinh tế của các sinh viên Thương mại Nhà trường có hỗ trợ nhu yếu phẩm cần thiết giúp sinh viên an tâm học tập tại kí túc xá Bên cạnh đó, các bạn sinh viên ở trọ gần khu vực nhau cũng hỗ trợ, giúp đỡ nhau mua nhu yếu phẩm, thuốc, dụng cụ y tế xét nghiệm nhanh Covid-19.

 Cần kiệm xây dựng đất nước, hăng hái bảo vệ Tổ quốc

- Cần cù, siêng năng, làm việc có kế hoạch, sáng tạo được thể hiện qua số lượng sinh viên Thương Mại dành được học bổng, danh hiệu sinh viên năm tốt cấp trường, cấp thành phố trong nhiều năm học vừa qua

Giải pháp

2.1 Đối với hệ thống tổ chức Đảng, các cấp ủy, lãnh đạo và Nhà trường

Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, giáo dục là con đường ngắn nhất để đào tạo những con người phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của xã hội, mục đích và sứ mệnh của nền giáo dục mới là “đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em” Do đó, trách nhiệm của các cấp lãnh đạo Trường Đại Học Thương Mại đối với quá trình rèn luyện của sinh viên là vô cùng quan trọng Việc giáo dục, rèn luyện toàn diện này sẽ giúp sinh viên có thế giới quan khoa học, trí tuệ, đạo đức, sức khỏe, tài năng, nhạy bén nắm bắt thời cuộc, tích cực chủ động, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn, biết trân trọng và vươn tới cái hay, cái đẹp, cái cao cả để trở thành những người chủ tương lai của đất nước Một số những giải pháp nhóm đưa ra đối với hệ thống tổ chức Đảng, các cấp ủy, lãnh đạo và Nhà trường như sau:

 Thực hiện mục tiêu xây dựng một nền giáo dục toàn diện, giáo dục theo hướng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, khơi gợi cho sinh viên niềm hứng thú khi tìm hiểu về Đảng, về Bác Hồ

- Hiện nay tồn tại một bộ phận không nhỏ sinh viên không thích học các môn Lý luận chính trị, vì cho rằng nó khó hiểu, khó nhớ, điều này cũng do cách tiếp cận đến sinh viên hiện vẫn còn mang tính hình thức, văn bản nhiều Cho nên một số sinh viên chưa có hiểu biết đúng về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước Vì vậy, chưa thấy được niềm vinh hạnh, tự hào là “con Lạc, cháu Hồng”, chưa có lòng tự tôn dân tộc, chưa biết ơn đối với thế hệ cha anh đi trước Hệ quả là nhiều sinh viên còn bàng quan với thời cuộc, chưa có ý thức trách nhiệm đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Đây là một thiếu hụt đáng tiếc

- Để khắc phục thiếu hụt này tổ chức Đảng, các cấp ủy, lãnh đạo và Nhà trường cần chú trọng việc giáo dục truyền thống đất nước cho sinh viên, giáo dục ý thức về niềm tự tôn dân tộc, về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với tương lai của đất nước Xây dựng lý tưởng sống, nhân sinh quan đúng đắn về đất nước, về con người Các biện pháp cụ thể như tổ chức trường như: thi tìm hiểu về các môn học Lý luận chính trị, thi hùng biện về lịch sử; tổ chức các buổi xem phim tài liệu về lịch sử…

- Thực tế, thì cách tiếp cận Lý luận chính trị thông qua các cuộc thi, hay mời diễn giả thường được sinh viên hưởng ứng rất nhiều Điển hình như việc Giáo Sư Hoàng Chí Bảo kể chuyện về Bác, khiến cho các bạn sinh viên cảm thấy rất hứng thú, muốn tìm hiểu hơn Do đó, tùy vào hoàn cảnh cụ thể, mà lãnh đạo Đảng, nhà trường ĐH Thương Mại nên thường xuyên tổ chức những sự kiện như vậy.

 Nâng cao nhận thức, chất lượng giảng viên về học tập, làm theo tấm gương Hồ Chí Minh

Không chỉ là với sinh viên, Nhà trường cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ giảng viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục Tư Tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống hàng ngày Mỗi giảng viên phải thực sự là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo và làm theo. Biểu dương những sinh viên có thành tích học tập, rèn luyện tốt, như tại Trường ĐH Thương Mại, công tác này đang được triển khai tốt thông qua việc trao học bổng, vinh danh sinh viên ̀ tốt, đoàn viên xuất sắc,…

 Các cấp lãnh đạo cần tăng cường giáo dục toàn diện, đổi mới tư duy quản lý giáo dục, lấy sinh viên làm trọng tâm.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ giảng viên, tạo sự thống nhất cao, tạo ra sức mạnh tổng hợp, đảm bảo cho quá trình xây dựng, rèn luyện về mọi mặt của sinh viên được tiến hành một cách tích cực, chủ động, khắc phục được những hạn chế, thiếu sót

- Trên cơ sở đó, xác định các cách thức, biện pháp giáo dục để chuyển hệ giá trị, chuẩn mực trở thành những yêu cầu từ bên trong của mỗi sinh viên Đồng thời, công tác lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của Trường cũng phải thực sự khoa học, cụ thể, sát thực, bám sát các tiêu chí đã xác định; thường xuyên kiểm tra, uốn nắn, đảm bảo cho quá trình xây dựng lối sống văn hóa của sinh viên diễn ra đúng định hướng Bên cạnh đó, cần kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong xây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên Mỗi cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên cần học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức không ngừng, xây dựng cho mình lối sống trong sạch, lành mạnh, thực sự là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo.

- Gắn việc xây dựng tu dưỡng, rèn luyện sinh viên với toàn bộ quy trình giáo dục đào tạo của nhà trường

- Để làm được điều đó, nội dung, chương trình giáo dục, đào tạo phải bảo đảm tính cân đối, toàn diện, kết hợp giữa hệ giá trị mới với kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống Khối kiến thức trang bị cho sinh viên cần được cân nhắc phù hợp với mục tiêu, yêu cầu giáo dục, đào tạo của từng trường về: quan điểm, lý tưởng sống; hệ giá trị, hành vi lối sống văn hóa; kỹ năng ứng xử, giải quyết các mối quan hệ xã hội… Bên cạnh đó, cần tích cực đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học Ngoài ra, trong quá trình thực hành giảng bài, giảng viên cần căn cứ vào nội dung để xây dựng những tình huống sư phạm đa dạng, sát thực.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chú ý tới phương pháp nêu gương, thống nhất giữa lời nói với việc làm, giữa lý luận với thực tiễn Do đó , để có được những sinh viên ưu tú, thì bản thân giảng viên Trường ĐH Thương Mại cũng không ngững tu dưỡng để trở thành những con người ưu tú Là tấm gương để các thế hệ sinh viên học tập theo.

 Các cấp lãnh đạo nhà trường cần xây dựng cơ chế, chính sách, khuyến khích sinh viên phát huy được thế mạnh của bản thân

- Sinh viên là những con người có giá trị , tiềm năng, là chủ nhân tương lai của đất nước Do đó, trong quá trình học tập , rèn luyện, các cấ lãnh đạo Nhà trường cần chú trọng đến việc phát triển toàn diện cho sinh viên không chỉ là về kiến thức mà còn cả về các khía cạnh khác như năng lực, đạo đức, thể chất hay tình cảm.

- Tiếp đến là phải tôn trọng và phát huy tiềm năng của sinh viên, tổ chức, khuyến khích sinh viên tham gia những hoạt động, những cuộc thi sáng tạo, để sinh viên có thể thể hiện, tỏa sáng theo một cách riêng Thực tế cho thấy, hiện nay, việc tổ chức các cuộc thi như vậy tại Trường Đại Học Thương Mại vẫn còn khá hạn chế đặc biệt là các cuộc thi về Học Thuật, Hùng Biện,

2.2 Đối với bản thân sinh viên

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, lớp người xây dựng chủ nghĩa xã hội phải vừa “hồng”, vừa

“chuyên”, chính là vừa phải có đạo đức, vừa phải có trình độ chuyên môn Nói cụ thể là phải có đức và tài Sinh viên là tầng lớp đặc biệt của xã hội Muốn có sự phát triển lâu dài, bền vững thì sinh viên - thế hệ trí thức tương lai của đất nước cần được quan tâm số một

Trường Đại học Thương Mại với trên 15.000 sinh viên chính là nơi ươm mầm cho những tài năng trẻ cống hiện cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

Chính vì vậy, để có thể phát triển đất nước một cách lâu dài, bền vững, toàn diện theo quan điểm của Hồ Chí Minh về con người thì sinh viên cần rèn luyện đạo đức, tài năng, bản lĩnh chính trị vững vàng theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh

 Tích cực thi đua học tập tư tưởng, tấm gương, phong cách, lối sống của Hồ Chí Minh.

Ngày đăng: 19/04/2024, 23:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w