1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên trường đại học công nghiệp tp hcm 2

25 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
Tác giả Hứa Quang Cường, Phạm Thành Đạt, Nguyễn Thanh Đông, Bùi Duy Tùng, Ngô Nguyễn Anh Thư, Nguyễn Thị Hà
Người hướng dẫn Lê Thị Bích Nguyệt
Trường học Đại học Công nghiệp tp. Hồ Chí Minh
Thể loại đề cương nghiên cứu
Năm xuất bản 2023
Thành phố tp.hcm
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN --------MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề cương Nghiên cứu Đề tài: Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sin

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

 MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề cương Nghiên cứu

Đề tài: Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Bích Nguyệt Nhóm thức hiện : Nhóm 9

Lớp :DHKHMT17ATT- 422000362354

TP.HCM, ngày 15 tháng 04 năm 2023

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

 MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề cương Nghiên cứu

Đề tài: Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn

nơi làm việc của sinh viên IUH

Trang 3

2 Mục tiêu nghiên cứu: 5

2.1 Mục tiêu chính 5

2.2 Mục tiêu nghiên cứu 5

3 Câu hỏi nghiên cứu: 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4.1 Đối tượng nghiên cứu 6

4.2 Phạm vi nghiên cứu 6

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6

5.1 Ý nghĩa khoa học 6

5.2 Ý nghĩa thực tiễn: 6

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7

1 Khái niệm 7

1.1 Sinh viên: 7

1.2 Các khái niệm liên quan 7

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 8

3 Các khía cạnh chưa được đề cập trước đó 8

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

1 Thiết kế nghiên cứu 11

2 Phương pháp nghiên cứu 11

2.1 Phương pháp lịch sử 11

2.2 Phương pháp hệ thống lí thuyết 11

2.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: 12

2.4 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: 12

3 Chiến lược chọn mẫu: 12

4 Mô hình Nghiên cứu 14

5 Quy trình xử lí và phân tích số liệu 15

CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI 17

Chương 1 17

Chương 2 17

Chương 3: Kết luận và giải pháp 17

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 18

PHỤ LỤC 19

BẢNG KHẢO SÁT 19

CÁC TÀI LIỆU KHAM THẢO 25

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

Đa số sinh viên Đại học Công nghiệp TP.HCM, đặc biệt là sinh viên năm cuối đang đứng trước một bước ngoặt mới đầy cơ hội và thách thức sau khi ra trường Khác với các lứa tuổi khác, sinh viên đã có sự chuẩn bị kỹ càng cho hành trình 4 năm đại học, giờ đây các em phải sẵn sàng suy nghĩ và đắn đo khi quyết định chọn cho mình một công việc tốt cả đời Tuy nhiên, để chọn cho học sinh một nghề phù

Trang 5

hợp không phải là điều dễ dàng, bởi các nghề trong xã hội ngày nay rất đa dạng và phong phú, mỗi nghề lại có một đặc thù và yêu cầu riêng Vì vậy, khi chúng em nghiên cứu đề tài này và có những câu hỏi cho sinh viên, họ đều bối rối và không biết phải làm gì sau khi tốt nghiệp.

Hàng trăm sinh viên ra trường mỗi năm nhưng không phải ai cũng có việc làm

ổn định, tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp hiện nay khá cao Điều này cho thấy, tìm việc tốt đối với sinh viên không phải nằm ở việc chọn trường tốt, mà còn có những yếu tố tốt khác Theo báo cáo điều tra lao động, việc làm năm 2019 của Tổng cục Thống kê, thanh niên (15-24 tuổi) thất nghiệp vẫn chiếm gần một nửa (42,1%) tổng số lao động thất nghiệp của cả nước Nhóm có trình độ cao đẳng trở lên có tỷ lệ thất nghiệp khá cao là 14,9% Chưa kể, một số trường có hơn 50% sinh viên không quan tâm đến chuyên ngành bản thân đã chọn.

Vì vậy, việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh trên lớp là rất quan trọng, muốn tìm được một nghề phù hợp trước hết phải hiểu được những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của học sinh Từ thực trạng trên, nhóm 9 chúng em quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu:” Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp

TPHCM”

2 Mục tiêu nghiên cứu:

2.1 Mục tiêu chính: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TPHCM

2.2 Mục tiêu nghiên cứu:

Để có thể thực hiện mục tiêu chính nói trên, nhóm đã có những mục tiêu cụ thể như sau:

Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn nơi làm việc của các sinh viên đang học tập tại trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM khi ra trường

Phân tích những ảnh hưởng về việc quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên tạitrường Đại học Công Nghiệp TPHCM khi ra trường

Đưa ra những giải pháp để hỗ trợ sinh viên trong việc có những định hướng tốt hơn trong việc quyết định nơi làm việc

3 Câu hỏi nghiên cứu:

Từ những mục tiêu cụ thể nói trên, nhóm có các câu hỏi nghiên cứu như sau:

Những yếu tố nào gây ảnh hưởng đến việc quyết định nơi làm việc của sinh viên sắp

ra trường tại Đại học Công Nghiệp TPHCM?

Những giải pháp về việc làm cho sinh viên đại học và sau đại học?

Những cách định hướng nghề nghiệp để phù hợp với sinh viên đang học tập tại

trường Đại học Công Nghiệp TPHCM?

Những giải pháp để sinh viên Đại học Công Nghiệp TPHCM tốt nghiệp đúng thời hạn để có thời gian tìm kiếm việc làm?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Trang 6

Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài, nhóm có những phạm vi nghiên cứu như sau:

Không gian nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu tại trường Đai học Công Nghiệp TPHCM toạ lạc tại quận Gò Vấp

Thời gian nghiên cứu: đề tài được khảo sát từ 10/4/2023 đến 19/4/2023

Đối tượng thu thập: đề tài được khảo sát từ các bạn sinh viên đang học tại Đại học Công Nghiệp TPHCM

Nội dung nghiên cứu: những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nơi làm việc và các giải pháp đề xuất từ các sinh viên của trường Đại học Công Nghiệp TPHCM

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

5.1 Ý nghĩa khoa học:

Nghiên cứu tổng hợp các lý thuyết liên quan đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp, nơi làm, tốt nghiệp cho các sinh viên tại trường Đại học Công Nghiệp TPHCM Có cái nhìn, hướng đi đúng đắn về khả năng thực lực của bản thân trong việc lựa chọn nghề nghiệp nói riêng và tương lai nói chung

5.2Ý nghĩa thực tiễn:

Nghiên cứu về thực trang hiện nay của sinh viên khó khăn trong việc về chọn nơi làm việc và việc làm sau khi tốt nghiệp Đưa ra những vấn đề như nguyên nhân dẫn đến việc chọn nơi làm và việc làm của sinh viên và từ đó có những phương án phù hợp để có thể giải quyết triệt để vấn đề về nơi làm và việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp và ra trường tại trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1 Khái niệm

1.1 Sinh viên:

Theo luathoangphi.vn, Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học

Trang 7

1.2 Các khái niệm liên quan

Chức danh công ty là vị trí được trao cho những quan chức của công ty hoặc tổ chức để chỉ ra nhiệm vụ và trách nhiệm của họ Các chức vụ tương tự được sử dụng trong các tổ chức tư nhân và công Các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức giáo dục, công ty hợp danh và cá nhân kinh doanh cũng có thể trao chức danh công ty.

Các vị trí trong công ty phổ biến:

 Giám đốc điều hành (CEO): Là người đứng đầu công ty và chịu trách nhiệm về hoạtđộng và quản lý toàn bộ công ty

 Giám đốc điều hành phó (COO): Là người hỗ trợ và giúp đỡ CEO trong việc quản

lý hoạt động của công ty

 Giám đốc tài chính (CFO): Là người quản lý và giám sát các hoạt động tài chính của công ty

 Giám đốc kinh doanh (CRO): Là người phụ trách các hoạt động kinh doanh của công ty và đảm bảo doanh số bán hàng

 Trưởng phòng kế toán: Là người quản lý và giám sát các hoạt động kế toán của công ty

 Trưởng phòng nhân sự: Là người phụ trách các hoạt động liên quan đến nhân sự của công ty, bao gồm tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên

 Trưởng phòng marketing: Là người đứng đầu các hoạt động marketing của công ty, bao gồm quảng cáo, PR, và bán hàng

 Trưởng phòng sản xuất: Là người quản lý và giám sát quá trình sản xuất của công ty

 Nhân viên kinh doanh: Là người thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty, bao gồm tìm kiếm khách hàng, tư vấn sản phẩm, và đàm phán hợp đồng

 Nhân viên kế toán: Là người thực hiện các hoạt động kế toán của công ty, bao gồm quản lý sổ sách, lập báo cáo tài chính, và nộp thuế

Tiềm năng phát triển: Sinh viên thường mong muốn tìm kiếm công việc có tiềm năng phát triển, bao gồm cơ hội thăng tiến, khả năng học hỏi và phát triển kỹ năng:

 Cơ hội thăng tiến là khi nhân sự được đề bạt lên cấp bậc cao hơn trong công ty, từ

đó có thể nhận được lương thưởng, trách nhiệm và lợi ích cao hơn Việc thăng tiến được coi là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực và tận tâm của nhân sự đối với tổ chức Không chỉ mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn, thăng tiến còn đồng nghĩa với cơ hội để nâng cao kiến thức và kinh nghiệm

 Khả năng học hỏi là quá trình tích lũy kinh nghiệm và kiến thức, dẫn đến sự thay đổi tương đối bền vững về nhận thức và hành vi của cá nhân

 Phát triển kỹ năng là quá trình tiếp cận các cơ hội học tập để lĩnh hội hoặc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và cách thức ứng xử cần có như là điều kiện tiêu chuẩn cần thiết của một công việc hoặc một loạt công việc trong một lĩnh vực ngành nghề,theo Đạo luật TESDA 1994 của Phippines

Môi trường làm việc: là các điều kiện xung quanh mà nhân viên thường phải đối mặt, bao gồm các điều kiện vật chất như không gian làm việc, thiết kế văn phòng, các thiết bị

hỗ trợ cho công việc và các điều kiện tinh thần như tương tác xã hội tại nơi làm việc và văn hóa công ty Một môi trường làm việc lý tưởng cần đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất và

Trang 8

trang thiết bị phục vụ tốt cho công việc và cũng cần mang đến cho nhân viên năng lượng tích cực, động lực và sự hứng khởi để đóng góp hết mình cho doanh nghiệp.

Mức lương: Mức lương là một yếu tố quan trọng khi sinh viên đánh giá các cơ hội làm việc Sinh viên muốn tìm kiếm công việc với mức lương tương xứng với năng lực vàkinh nghiệm của mình

Lĩnh vực: Lĩnh vực hoạt động của công ty là yếu tố quan trọng khi sinh viên tìm kiếmcông việc Sinh viên thường muốn tìm kiếm công việc trong lĩnh vực mà mình đam mê hoặc có kiến thức về nó

Chính sách là hệ thống nguyên tắc hướng dẫn quyết định và đạt được kết quả hợp lý Chính sách có thể hỗ trợ cả quyết định chủ quan và khách quan

Phúc lợi là các chương trình cung cấp tài chính hoặc hỗ trợ khác để giúp cá nhân hoặcnhóm không thể tự nuôi mình Các chương trình phúc lợi thường được tài trợ bởi người đóng thuế và giúp mọi người đối phó với căng thẳng tài chính trong giai đoạn khó khăn của cuộc sống của họ

Chế độ bảo hiểm là chương trình hoặc hợp đồng được cung cấp bởi các tổ chức, công

ty bảo hiểm hoặc chính phủ để bảo vệ tài chính trong trường hợp xảy ra sự cố như tai nạn, bệnh tật, tử vong hoặc mất khả năng lao động Các loại bảo hiểm có thể bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm thất nghiệp và nhiều hình thức bảo hiểm khác nhau

Chính sách nghỉ phép là quyền lợi cơ bản của người lao động trong một năm Những ngày phép chưa nghỉ hằng năm sẽ được tính vào tiền lương khi người lao động nghỉ việc tại công ty

- Tiền thưởng: Theo luatduonggia.vn, tiền thưởng là khoản thù lao bổ sung cho tiền lương để trả cho những yếu tố mới phát sinh trong quá trình lao động, chẳng hạn như tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu hoặc đưa ra sáng kiến Điều 103 của Bộ luật lao động quy định rằng tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước của việc quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên trường Đại học Công nghiệp

TP.HCM

Tình hình nghiên cứu về quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM được đưa ra trong một số nghiên cứu trong và ngoài nước.Các nghiên cứu về quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên đã được thực hiện

ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam và nước ngoài

Ở Việt Nam, nghiên cứu của Trần Thị Phương Linh, Nguyễn Thị Hoàng Thùy và Đỗ Ngọc Tùng tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên Các nghiên cứu này đều cho thấy rằng các yếu tố như mức lương, chế độ bảo hiểm, cơ hội thăng tiến và môi trường làm việc đóng vai trò quan trọng trong quyết định của sinh viên

Tuy nhiên, ở nước ngoài, các nghiên cứu khác tập trung vào các yếu tố khác Nghiên cứu của Chen et al tại Trung Quốc cho thấy rằng các yếu tố văn hóa và giá trị cá nhân,

Trang 9

chẳng hạn như chính sách thưởng nóng, phát triển nghề nghiệp và tương tác với đồng nghiệp cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên.

Nghiên cứu của Nguyen et al tại Úc và Chan et al tại Hồng Kông đều cho thấy rằngcác yếu tố về môi trường làm việc và sự phù hợp với chuyên ngành cũng đóng vai trò quan trọng trong quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên Nghiên cứu của Nguyen

et al cho thấy các giá trị cá nhân của sinh viên, chẳng hạn như sự đóng góp cho xã hội vàcông việc có ý nghĩa, cũng ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên

Tình hình nghiên cứu về quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên đại học hiện nay đang được quan tâm rất nhiều trên toàn thế giới Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện

để tìm hiểu về những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên đại học

Một số nghiên cứu tập trung vào các yếu tố như mức lương, chế độ bảo hiểm, cơ hội thăng tiến và môi trường làm việc Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu tập trung vào các giá trị cá nhân của sinh viên như sự đóng góp cho xã hội và công việc có ý nghĩa Một số nghiên cứu khác tập trung vào các yếu tố tâm lý như giá trị định giá và sự phù hợp với hình ảnh bản thân

Ví dụ, một nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc tập trung vào việc khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên đại học Nghiên cứu này sử dụng phương pháp khảo sát bằng câu hỏi và thu thập dữ liệu từ 475 sinh viên đại học Kết quả cho thấy các yếu tố quan trọng nhất là chính sách thưởng nóng, phát triển nghề nghiệp và tương tác với đồng nghiệp

Một nghiên cứu khác được thực hiện tại Việt Nam tập trung vào việc khảo sát các yếu

tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên đại học Nghiên cứu này sử dụng phương pháp khảo sát bằng câu hỏi và thu thập dữ liệu từ 405 sinh viên đại học ở miền Bắc Việt Nam Kết quả cho thấy các giá trị cá nhân của sinh viên, chẳng hạn như sự đóng góp cho xã hội và công việc có ý nghĩa, cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên

Đồng thời, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng giá trị cá nhân và những yếu tố văn hóa cũng có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên Ví dụ, nghiên cứu của Nguyen, Nguyen, Phan và Nguyen (2019) ở Việt Nam chỉ ra rằng sự đóng góp cho xã hội và công việc có ý nghĩa cũng là những yếu tố quan trọng mà sinh viên đánh giá khi lựa chọn nơi làm việc Nghiên cứu của Kim, Park và Kim (2017) ở Hàn Quốc cũng cho thấy giá trị định giá và sự phù hợp với hình ảnh bản thân cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng tập trung vào việc khảo sát các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên Ví dụ, nghiên cứu của Chen, Sun, Zhang và Wang (2019) tại Trung Quốc cho thấy chính sách thưởng nóng, phát triển nghề nghiệp và tương tác với đồng nghiệp là những yếu tố quan trọng mà sinh viên đánh giá khi lựa chọn nghề nghiệp

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng quyết định lựa chọn nghề nghiệp là một quá trình phức tạp

và ảnh hưởng đến nó là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau Ngoài các yếu tố đã được

đề cập ở trên, còn có những yếu tố khác như kiến thức và kỹ năng cá nhân, lĩnh vực quantâm, cơ hội thực tập và việc học tập, sự ảnh hưởng của gia đình, bạn bè và cộng đồng, và

cả những yếu tố tình cảm và tâm lý

Vì vậy, để hiểu rõ hơn về quyết định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên, các nghiên cứu cần tập trung vào việc khảo sát các yếu tố này và tìm hiểu mối quan hệ giữa chúng

Trang 10

Điều này sẽ giúp các nhà nguyên cứu hiểu rõ hơn với các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựachọn nơi làm việc của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM.

Tổng thể, tình hình nghiên cứu về quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM và ở các nước khác đang có sự tập trung vào các yếu tố như mức lương, chế độ bảo hiểm, cơ hội thăng tiến và môi trường làm việc

3 Các khía cạnh chưa được đề cập trước đó

Các tác giả đã tiến hành nhiều nghiên cứu với nhiều giả thuyết và biến số để xác định những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên Tuy nhiên, các nghiên cứu đó chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể và chuyên sâu vào từng thế mạnh của sinh viên để giúp họ định hướng tốt hơn cho công việc của mình

Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM và đưa ra các giải pháp cụ thể Đồng thời, chúng tôi sẽ thực hiện một cuộc khảo sát để tìm hiểu mong muốn của sinh viên sau khi ra trường Bằng cách này, chúng tôi sẽ xác định những yếu tố mới gây ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên và đưa ra các đề xuất cũng như giải pháp để giúp sinh viên định hướng rõ ràng hơn về mong muốn

và thế mạnh của mình để có thể đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng hiện nay

và tìm được công việc phù hợp với bản thân

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu này là một sự kết hợp giữa phân tích dữ liệu định lượng Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp được sử dụng bao gồm việc phân tích và đọc các tài liệu như đề

Trang 11

tài nghiên cứu, luận văn, luận án và tài liệu nước ngoài Sau đó, nhóm nghiên cứu chọn lọc các tài liệu phù hợp và liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách đọc tài liệu để khảo sát và ghi chép thông tin tường thuật và mô tả Trong khi đó, nghiên cứu định tính bao gồm khảo sát và phân tích các số liệu thống kê trong tài liệu và bảng khảo sát nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bao gồm việc sử dụng bảng hỏi trực tuyến và phát bảng hỏi trên các nền tảng mạng xã hội, kết hợp với việc sử dụng bảng hỏi giấy cho sinh viên trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh

Về phân tích dữ liệu định lượng, nhóm nghiên cứu đã chia làm 3 mục tiêu để đưa vào bảng hỏi: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp Mục tiêu 1 tập trung vào việc lượng hóa các biến số về thực trạng và các chỉ số về mức độ, sau đó đưa ra các biến số để phân tích tần suất và các mức độ của chúng Mục tiêu 2 tập trung vào việc lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng khách quan và chủ quan và đưa ra các biến số về môi trường, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, định hướng tương lai của giảng viên và các yếu tố liên quan như nhận thức, động cơ, sự đam mê hứng thú của sinh viên đối với nơi làm việc tương lai của họ Mục tiêu 3 tập trung vào việc lượng hóa các biến số về giải pháp, môi trường khách quan và chủ quan, để chỉ ra các biến số có tác động đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên

2 Phương pháp nghiên cứu

2.1 Phương pháp lịch sử

Trong nghiên cứu này, đã sử dụng phương pháp lịch sử để khai thác nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của nhân cách, hệ thống tư tưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên Mục tiêu của phương pháp này là tìmhiểu bản chất của vấn đề và các quy luật liên quan đến nó

2.2 Phương pháp hệ thống lí thuyết

Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên IUH có thể sử dụng phương pháp hệ thống lí thuyết để xây dựng một hệ thống các giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên khi lựa chọn nơi làm việc

Cụ thể, nghiên cứu có thể bắt đầu bằng việc tìm hiểu về các lý thuyết liên quan đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên, bao gồm các lý thuyết về quyết định, lý thuyết về tâm lý học và lý thuyết về nhân sự Sau đó, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên có thể được phân tích và đưa vào hệ thống giả thuyết

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên có thể bao gồm các yếu tố cá nhân như ước mơ nghề nghiệp, kỹ năng và sở thích, và các yếu tố liên quan đến công ty như văn hoá doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm và môi trường làm việc

Sau khi xây dựng hệ thống giả thuyết, nghiên cứu có thể sử dụng các phương pháp phân tích để kiểm tra tính khả thi và tính xác thực của các giả thuyết này Các phương pháp phân tích có thể bao gồm phân tích nhân quả, phân tích đường hồi quy và phân tích hồi quy tuyến tính

Phương pháp hệ thống lí thuyết giúp cho nghiên cứu trở nên có hệ thống, logic và khoa học hơn Đồng thời, phương pháp này cũng giúp cho nghiên cứu có thể đưa ra các khuyến nghị và giải pháp hợp lý dựa trên các giả thuyết được xây dựng

2.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết:

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết của nghiên cứu này bao gồm việc tìm kiếm, thu thập và đánh giá các thông tin và tài liệu nghiên cứu uy tín từ nhiều nguồn để xây dựng lại một hệ thống lý thuyết chặt chẽ và hoàn chỉnh hơn về những nhân tố tác

Trang 12

động đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên Sau đó, thông tin và dữ liệu thuđược được phân tích và tổng hợp để đưa ra các kết luận và đề xuất về những ưu điểm và hạn chế của các nhân tố ảnh hưởng đó Các phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết này giúp nghiên cứu xác định rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên và đưa ra những giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo

để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động hiện nay

2.4 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là một trong những phương pháp phổ biến để thuthập dữ liệu trong nghiên cứu khoa học Trường hợp của nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên IUH, phương pháp này có thể được áp dụng để thu thập ý kiến và thông tin từ một mẫu người dùng đại diện cho sinh viên của trường

Việc thiết kế bảng hỏi phải được chú ý và cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của dữ liệu thu thập được Các câu hỏi trong bảng hỏi nên được thiết kếsao cho rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu Đồng thời, các câu hỏi cần được đảm bảo tính đa dạng và phong phú để thu thập được đầy đủ thông tin cần thiết

Sau khi bảng hỏi được thiết kế, nghiên cứu có thể triển khai việc phân phát và thu thập dữ liệu từ mẫu người dùng được lựa chọn Sau đó, dữ liệu được thu thập sẽ được phân tích và đưa ra các kết quả và nhận xét liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên IUH

Tuy nhiên, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cũng có những hạn chế Đó là khả năng bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như sự chủ quan của người tham gia, việc trả lời câu hỏi không chính xác hoặc khó hiểu, và sự thiếu chính xác của dữ liệu do việc tự báo cáo của người tham gia Để giảm thiểu những hạn chế này, nghiên cứu có thể kết hợp phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với các phương pháp khác để tăng tính đa dạng và

độ tin cậy của dữ liệu thu thập được

3 Chiến lược chọn mẫu:

Dân số nghiên cứu: bao gồm sinh viên năm nhất và năm tư tại trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh

Lí do cho việc chọn hai đối tượng này là vì đây là hai thời điểm quan trọng trong cuộcđời sinh viên Năm nhất là lúc sinh viên bắt đầu học tại trường và tìm hiểu về các ngành học và môi trường học tập của mình Đây là thời gian đầu tiên để các sinh viên suy nghĩ

về tương lai nghề nghiệp của mình Năm tư là khoảng thời gian cuối cùng của quá trình học Đại học, khi các sinh viên đã có thể xác định rõ hơn về mong muốn nghề nghiệp và nơi làm việc trong tương lai của mình Hai đối tượng này có sự khác biệt lớn về định hướng, suy nghĩ về ngành nghề và dự định trong tương lai giữa thời điểm bắt đầu chọn ngành học và thời điểm đã hoàn thành quá trình đào tạo Vì vậy, việc khảo sát hai đối tượng này sẽ cho phép thu thập được những thông tin hữu ích để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu

Kích cỡ mẫu: được xác định theo công thức Cochran (1977):

+ n là kích thước mẫu

Ngày đăng: 20/04/2024, 14:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w