QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG---81.Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức---82.Xây đi đôi với chống---9CHƯƠNG III.. XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT N
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NHÓM 8 MÃ LỚP: L10907
MÔN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài.2 Chương 6 TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI VÀ SỰ VẬN
DỤNG CỦA ĐẢNG TA
HK 2 (2023-2024)
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG I QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ SỨC MẠNH CỦA
ĐẠO ĐỨC VÀ NHỮNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG -1
1.Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng -1
2.Quan niệm của HCM về những chuẩn mực đạo đức cách mạng -2
CHƯƠNG II QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG -8
1.Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức -8
2.Xây đi đôi với chống -9
CHƯƠNG III XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH -12
1.Sự cần thiết phải xây dựng đạo đức cách mạng (2 lí do, nêu và phân tích) -12
2.Thực trạng vấn đề đạo đức hiện nay -13
3 Nội dung học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh -16
CHƯƠNG IV TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI, VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI -18
1.Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người -18
2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người -18
3.Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người -19
CHƯƠNG V XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH -21
1.Thực trạng vấn đề con người Việt Nam -21
2.Những quan điểm của Đảng ta về xây dựng đạo đức cách mạng qua các Hội nghị trung ương -21
Trang 3CHƯƠNG 6: ĐỀ TÀI 2 TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI VÀ SỰ
VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA
CHƯƠNG I QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ SỨC MẠNH CỦA
ĐẠO ĐỨC VÀ NHỮNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
1 Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng
Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một từ Hán Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một thành tố trong tính cách
và giá trị của một con người Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạonên Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răndạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn
Vai trò của đạo đức trong xã hội
Mỗi xã hội hình thành và phát triển đều dựa trên một nền tảng nhất định cả về vật chất
và tinh thần, kinh tế và chính trị, văn hóa và xã hội Sự phát triển của xã hội Việt Namcũng vậy, nó đòi hỏi phải có nền tảng vật chất và tinh thần cho sự phát triển lâu dài, bềnvững, trong đó không thể thiếu lĩnh vực đạo đức Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội,được hình thành thông qua vai trò chủ động, tự giác của con người Do đó, việc hình thànhmột nền đạo đức nền tảng tinh thần cho sự phát triển bền vững của xã hội Việt Namtrong hiện tại và tương lai, phải có định hướng, phù hợp với thực tiễn phát triển của dântộc
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trị đạo đức truyền thống tốtđẹp của dân tộc, chứa đựng những hạt nhân hợp lý, chắt lọc từ tinh hoa giá trị đạo đứcnhân loại, phù hợp với những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của Việt Nam, hướng tớinhững giá trị mang tầm thời đại Vì vậy, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức cách mạng theoChủ tịch Hồ Chí Minh chính là nhiệm vụ cấp bách, trước mắt, cũng như lâu dài trongtương lai của đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, như Văn kiện Đại hội
Trang 4XII của Đảng đã chỉ rõ: “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lốisống Tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng.
Đạo đức là gốc, là nền tảng của tinh thần xã hội
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc, là nền tảng của con người và xã hội Đốivới mỗi người, Bác nêu ra 5 điểm lớn của đạo đức mà người đảng viên phải giữ gìn chođúng: Tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân; Ra sức phấn đấu để thực hiện mụctiêu của Đảng; Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng quyết tâm chống mọi kẻ địch, luôn cảnhgiác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu; Vô luận tronghoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết; Hòa mình vào quần chúngthành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng
Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của người cách mạng
Người từng nói: “Đạo đức cách mạng là ở bất cứ cương vị nào, bất kỳ làm công việc gì,đều không sợ khó, không sợ khổ, đều một lòng, một dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp,của nhân dân đều nhằm mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội Đạo đức cách mạng là đạođức tập thể Nó phải đánh thắng và tiêu diệt đạo đức cá nhân”
Đặt lợi ích của tập thể, đất nước lên trên lợi ích cá nhân là chuẩn mực cao nhất mà HồChí Minh yêu cầu ở mỗi đảng viên Đây là thước đo, là tiêu chí để đánh giá phẩm chấtcách mạng của cán bộ, đảng viên trong các giai đoạn cách mạng, nhất là trong sự nghiệpđổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay
2 Quan niệm của HCM về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
a Trung với nước, hiếu với dân
Quan niệm của Hồ Chí Minh về trung với nước
Theo Người, trung là trung với nước, là trung thành với lợi ích của quốc gia, dân tộc,với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Ðảng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vữngchắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Nước ở đây với ý nghĩa "Dân là con nước,nước là mẹ chung", là nước của dân, của toàn dân tộc chứ không phải của riêng ai, vàchính mỗi người dân là những "chủ nhân ông" của đất nước Mối quan hệ nước dân, dân
Trang 5nước mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hòa quyện với nhau trong một thể thống nhất vềtrách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi công dân với cộng đồng, quốc gia, dân tộc.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về hiếu với dân
Theo người, Hiếu với dân không phải chỉ là hiếu với cha mẹ mình như người xưa vẫnnói, mà là hiếu với nhân dân, với toàn dân tộc, vì "nước lấy dân làm gốc", dân là "gốc"của nước Bác Hồ từng chỉ rõ: "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân Trong xã hộikhông có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân"(1); "Nhân dân ta từlâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế Từ khi có Ðảng ta lãnh đạo và giáo dục,tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa nămchâu bốn biển một nhà đạo đức ngày nay cao rộng hơn: không phải chỉ có hiếu với bố
mẹ, mà trung với nước, hiếu với dân", "Người kiên quyết cách mạng nhất lại là người đatình, chí hiếu nhất Vì sao? Nếu không làm cách mạng thì chẳng những bố mẹ mình màhàng chục triệu bố mẹ người khác cũng bị đế quốc phong kiến giày vò
Mình không những cứu bố mẹ mình mà còn cứu bố mẹ người khác, bố mẹ của cả nướcnữa
Chữ tình, chữ hiếu, cũng phải hiểu một cách rộng và hiểu như thế mới là đúng"
Quan niệm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa trung với nước và hiếu với dân
Trung với nước, hiếu với dân theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện trongmọi công việc cách mạng của Ðảng, trong từng suy nghĩ, việc làm cụ thể của mỗi cán bộ,đảng viên và mỗi người dân Dù mục tiêu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng khácnhau, nhưng yêu cầu về trung, hiếu luôn nhất quán và là tiêu chí chung cho cán bộ, đảngviên và các tầng lớp nhân dân học tập và rèn luyện Ðó là, lòng yêu nước thương nòi, tựhào với truyền thống vẻ vang của dân tộc; là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người dânvới cộng đồng, với sự nghiệp của Ðảng và dân tộc, với sự hưng vong của đất nước; là ýchí và nghị lực vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách, sẵn sàng hy sinh vì mục tiêuchung của sự nghiệp cách mạng; là sự tin yêu, kính trọng nhân dân Vì vậy, trong suốt quátrình xây dựng Ðảng, lãnh đạo cách mạng, Bác thường xuyên quan tâm tới việc nâng caotinh thần trung, hiếu ở mỗi người dân Việt Nam yêu nước nói chung, cán bộ, đảng
Trang 6viên nói riêng, và đòi hỏi họ phải luôn ghi sâu trong lòng những chữ "trung với nước, hiếuvới dân".
b Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Quan niệm của Hồ Chí Minh về cần kiệm liêm chính chí công vô tư
“Cần”, là siêng năng chăm chỉ cố gắng dẻo dai Lao động có kế hoạch sáng tạo có năng
suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh không lười biếng
“Kiệm” là tiết kiệm, không xa sỉ, không hoang phí, không bừa bãi.
“Liêm” là trong sạch, không tham lam; là liêm khiết, luôn luôn tôn trọng giữ gìn của
công của dân, liêm là không tham địa vị, không tham tiền tài Không tham sung sướng.Không ham người tân bốc mình
“Chính” là việc phải dù nhỏ cũng phải làm, việc trái dù nhỏ cũng phải tránh “Chính”
đòi hỏi người cán bộ phải có tính thẳng thắn, trung thực, làm theo lẽ phải, đấu tranh chống
sự giả dối, không trung thực, cơ hội, làm việc bất chính “Chính” cũng có nghĩa gần vớichân lý, là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân Cái gì trái với lợi ích, Tổ quốc, củanhân dân không phải là “chính”, không phải là chân lý Người ra sức phụng sự Tổ quốc,nhân dân, tức là phục tùng chính nghĩa và chân lý “Chính” là một trong những phẩm chất,
tư cách của người cán bộ, đảng viên Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, giai đoạn mà Việt Nam ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới, người cán bộcách mạng nhất thiết phải có những phẩm chất đó
“Chí công vô tư” là hoàn toàn vì lợi ích chung không vì tư lợi; là hết sức công bằng
không chút thiên vị, công tâm luôn đặt lợi ích chung của Đảng, của nhân dân, của dân tộclên trên hết Chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, chống chủ nghĩa cá nhân Ngườinói “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người với việc”, “Khi làm tới việc gì cũng đừngnghĩ tới mình trước, khi hưởng thụ mình nên đi sau”
“Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư” là những phẩm chất đạo đức căn bản phải cócủa người cách mạng, người cán bộ lãnh đạo, quản lý
Quan niệm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ cần kiệm, liêm chính, chí công
Trang 7Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau TheoBác: “Cần và Kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người Cần mà không kiệmlàm chừng nào xào chừng ấy… Kiệm mà không cần thì không tăng thêm, không phát triểnđược” Chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Liêm cũng như chữ Liêm phải đi đôi với chữ Cần.
Có kiệm mới có liêm được, “vì xa xỉ mà sinh ra tham lam” “Cần, kiệm, liêm là gốc rễ củaChính như một cây có gốc, rễ lại cần có cành lá, hoa, quả mới hoàn toàn Một người cócần, kiệm, liêm, chính nữa mới hoàn toàn” Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Một dântộc biết cần, kiệm, liêm, chính là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là mộtdân tộc văn minh tiến bộ” Cần, kiệm, liêm, chính là đạo đức của một xã hội hưng thịnh:Nếu không có những phẩm chất đó thì xã hội suy vong Do đó, thực hiện cần, kiệm, liêm,chính sẽ dẫn đến chí công vô tư Ngược lại, chí công, vô tư, một lòng, một dạ vì Đảng vìdân thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính và được nhiều đức tính tốtkhác
c Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa
Quan niệm Hồ Chí Minh về con người
Hồ Chí Minh có cách nhìn nhận, xem xét con người trong tính đa dạng của nó, thể hiện
sự đa dạng trong quan hệ xã hội (dân tộc, giai cấp, tầng lớp, đồng chí, đồng bào); đa dạngtrong tính cách, khát vọng, phẩm chất, khả năng Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con ngườiđược nhìn nhận như một chỉnh thể thống nhất cả về tâm lực, thể lực, luôn vươn tới Chân –Thiện – Mỹ Bằng phương pháp luận khoa học, Hồ Chí Minh nhìn nhận con người mộtcách cụ thể, khoa học, Người phân loại rõ về giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp trong khốithống nhất cộng đồng dân tộc (Sĩ, Nông, Công, Thương); trong quan hệ quốc tế (bầu bạnnăm châu, các dân tộc bị áp bức, bốn phương vô sản), Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng nhìnnhận con nguời qua bản chất con người mang tính xã hội (Để sinh tồn, con người phải laođộng sản xuất; con người là sản phẩm của xã hội) Từ đó, có cách nhìn con người thôngqua các quan hệ anh em, họ hàng, bầu bạn; đồng bào, loài người
Quan niệm Hồ Chí Minh về thương yêu con người
Tư tưởng yêu thương con người của Hồ Chí Minh rất rõ ràng, cụ thể, không trừu tượngchung chung Đó là yêu người lao động, cần lao, cùng khổ, người bị bóc lột, những người
Trang 8bị đàn áp Chống ai? Chống kẻ đàn áp người lao động, kẻ bóc lột người lao động, ngườiđộc ác, bọn xấu, kẻ sâu mọt dân, đè đầu cưỡi cổ nhân dân.
Yêu thương con người của Bác rất đúng mực, thể hiện rõ quan điểm yêu và chống,nhằm vun đắp bồi bổ cho tình yêu thương con người Điều này, được Bác Hồ kết luận:
"Chỉ có một mối tình hữu ái thật mà thôi, đó là tình hữu ái vô sản", tình yêu con người caođẹp đó được thể hiện rõ trong câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Tôi chỉ có một hammuốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta đượchoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành"
Quan niệm của Hồ Chí Minh về sống có tình có nghĩa
Đoạn văn trích lời Bác Hồ nói, tháng 6 1968, chúng ta thấy, trước hết Bác khẳng định:
“Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa” cũng tức là “Sống với nhau có tình
có nghĩa” đã trở thành giá trị truyền thống, đạo lý làm người tốt đẹp của nhân dân ta LờiBác nói cũng chính là ngôn ngữ thường ngày của mỗi người dân Việt, truyền đời, tiếp nốiqua bao thế hệ “Sống với nhau có tình có nghĩa” từ trong suy tư được thể hiện ra thành lờinói, việc làm, hướng nội và hướng ngoại, tự nhủ và khuyên bảo nhau, là mệnh lệnh củalương tâm, trái tim cá nhân và là sức mạnh của dư luận xã hội mang ý nghĩa bình phẩm,đánh giá, phê phán điều chỉnh ý nghĩa, thái độ, hành vi ứng xử của mỗi người
Khẳng định rằng “Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa”, Hồ Chí Minhđồng thời cũng khẳng định rằng: “Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục tình nghĩa ấycàng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào – đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biểnmột nhà” Luận điểm này của Hồ Chí Minh thể hiện sự thấu triệt cái giá trị cốt lõi dân tộc– nhân văn trong sứ mạng lãnh đạo và giáo dục quần chúng của Đảng ta, Đảng Cộng sảnViệt Nam Không xa rời cái căn cốt nhân văn và dân tộc, để giữ gìn, tiếp nối, nâng cao,hoàn thiện hệ giá trị truyền thống theo chủ nghĩa Mác Lênin, hệ tư tưởng của thời đại
d Có tinh thần quốc tế trong sáng
Nêu khái niệm tinh thần quốc tế trong sáng
Tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất, là yêu cầu đạo đức của người Việt Nam nóichung và các cán bộ nói riêng trong mối quan hệ rộng lớn của một quốc gia, dân tộc Chủnghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ
Trang 9nghĩa Nó bắt nguồn từ bản chất giai cấp công nhân, nhằm vào mối quan hệ rộng lớn vượt
ra khỏi quốc gia dân tộc
Quan niệm của Hồ Chí Minh về tinh thần quốc tế trong sáng
Nội dung chủ nghĩa quốc tế cộng sản trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn và sâusắc Đó là sự tôn trọng, hiểu biết thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới,với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên toàn cầu, chốnglại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc; chống lại chủ nghĩa dântộc hẹp hòi, sôvanh, biệt lập và chủ nghĩa bành trướng bá quyền Hồ Chí Minh chủtrương giúp bạn là tự giúp mình Đoàn kết quốc tế là nhằm thực hiện những mục tiêu lớncủa thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác và hữu nghịtheo tinh thần: bốn phương vô sản, bốn bể đều là anh em Trong suốt cuộc đời hoạt độngcách mạng, Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân ViệtNam và nhân dân thế giới, đã tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay cho đốiđầu, nhằm kiến tạo một nền văn hóa hòa bình cho nhân loại
Trang 10CHƯƠNG II QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG NGUYÊN TẮC
XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
1 Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức
Quan niệm của Hồ Chí Minh về “nói đi đôi với làm”
Nói đi đôi với làm, Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xâydựng một nền đạo đức mới Điều này được Hồ Chí Minh khẳng định từ giữa những năm
20 của thế kỷ XX trong tác phẩm Đường cách mệnh Bản thân Hồ Chí Minh là tấm gươngsáng tuyệt vời về lời nói đi đôi với việc làm Nói đi đôi với làm là đặc trưng bản chất của
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh – đạo đức cách mạng Nói đi đôi với làm đối lập hoàn toànvới thói đạo đức giả của giai cấp bóc lột, nói một đằng làm một nẻo, thậm chí nói màkhông làm Ngay sau cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những biểu hiện củathói đạo đức giả ở một số cán bộ, “vác mặt làm quan cách mạng’, nói mà không làm Saunày, Người đã nhiều lần bàn đến việc tẩy sạch căn bệnh quan liêu, coi thường quần chúngcủa một số cán bộ, đảng viên “miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “quanchủ” Miệng thì nói “phụng sự quần chúng”, nhưng họ làm trái ngược với lợi ích quầnchúng, trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và chính phủ”, làm tổn hại uytín của Đảng và chính phủ trước nhân dân
Quan niệm của Hồ Chí Minh về “nêu gương đạo đức”
Nêu gương đạo đức là một nét đẹp của truyền thống văn hoá Phương Đông Hồ ChíMinh cho rằng, hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, trong việc xây dựng một nền đạo đứcmới, đạo đức cách mạng phải đặc biệt chú trọng “đạo làm gương” Người nói: “Lấy gươngngười tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xâydụng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”
Để làm được như thế, phải chú ý phát hiện, xây dựng những điển hình người tốt, việc tốtrất gần gũi trong đời thường, trong các lĩnh vực lao động sản xuất, trong chiến đấu, tronghọc tập Bởi theo người, từng giọt nước chảy về một hướng mới thành suối, thành sông,thành biển cả Không nhận thức được điều này là “chỉ thấy ngọn mà quên mất gốc”
Trang 11Người nói: “Người tốt, việc tốt nhiều lắm Ở đâu cũng có Ngành, giới, địa phương nào,lứa tuổi nào cũng có”
Quan niệm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa “nói đi đôi với làm” và “nêu gương về đạo đức”
Nói đi đôi với làm phải gắn liền với nêu gương về đạo đức Hồ Chí Minh đã có lần chỉrõ: “nói chung thì các dân tộc Phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ, một tấmgương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” Với ý nghĩa đó, HồChí Minh đã đào tạo các thế hệ cán bộ Việt Nam không chỉ bằng lý luận cách mạng tiênphong, mà còn bằng chính tấm gương đạo đức cao cả của mình
Như vậy, một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên một cái nền rộng lớn,vững chắc, khi những chuẩn mực đạo đức trở thành hành vi đạo đức hàng ngày của toàn
xã hội
2 Xây đi đôi với chống
Quan niệm của Hồ Chí Minh về "xây"
Xây là các giá trị, chuẩn mực về đạo đức mới
Theo Hồ Chí Minh để xây dựng đạo đức mới cần phải:
Giáo dục những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức mới
Phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, lứa tuổi, ngành nghề, giai cấp, tầng lớp, vàmôi trường khác nhau
Khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi người
Hồ Chí Minh viết: … “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng Ta phải biết làmcho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi,
đó là thái độ của người cách mạng”
Quan niệm của Hồ Chí Minh về "chống"
Chống là chống các biểu hiện, hành vi thiếu đạo đức
Theo Hồ Chí Minh, tự giác là phẩm chất cao quý ở mỗi người, mỗi tổ chức Đạo đứcmới chỉ có thể xây dựng thành công trên cơ sở kiên trì mục tiêu:
Chống chủ nghĩa đế quốc,
Chống những thói quen và tập tục lạc hậu,
Trang 121 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của xây và chống
Xây là cơ bản, chống là thường xuyên
Xây là nhiệm vụ chính, lâu dài, mang tính chiến lược Chống là nhiệm vụ cấp bách,nhằm bảo vệ thành quả của xây
Xây và chống gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau
Không thể xây mà không chống và ngược lại
Theo HCM:
"Muốn xây dựng đạo đức mới, phải chống cho được chủ nghĩa cá nhân"
"Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng
tư tưởng tập thế, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật"
2 Mối quan hệ "xây" và "chống":
Xây dựng và chống là hai mặt thống nhất, không thể tách rời
Xây dựng là mục đích chính, chống là biện pháp để bảo vệ và phát triển cái đã xâydựng
❖ Cần phải kết hợp chặt chẽ giữ xây và chống
Trong đời sống hằng ngày, tốt xấu, đúng – sai, đạo đức vô đạo đức đan xen, đối chọinhau thông qua hành vi của những người khác nhau, thậm chí trong mỗi con người
HCM nói: “Không có ai, cái gì cũng tốt, cái gì cũng hay” Vì vậy, xây phải đi đôi vớichống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây, xây là chính
3 Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Giải thích khái niệm tu dưỡng đạo đức
Tu dưỡng đạo đức là quá trình rèn luyện, hoàn thiện những phẩm chất đạo đức tốt đẹpcủa con người Đây là một quá trình tự giác, chủ động, lâu dài và suốt đời, nhằm hướngcon người đến những giá trị đạo đức cao đẹp, phù hợp với chuẩn mực xã hội