BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠDƯƠNG CẨM NHUNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
DƯƠNG CẨM NHUNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ 8140114
NĂM 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Trang 2DƯƠNG CẨM NHUNG
MÃ SỐ HV: M4822022
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ 8140114
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
TS THÁI CÔNG DÂN
NĂM 2024 CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với đề tựa “Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
Trang 3viên ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long” do học viên
Dương Cẩm Nhung thực hiện theo sự hướng dẫn của TS Thái Công Dân Luận văn đãbáo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày 27 tháng 8 năm 2024 Luậnvăn đã được chỉnh sửa theo góp ý và được Hội đồng chấm luận văn xem lại
Chủ tịch Hội đồng Thư ký (ký tên) (ký tên)
PGS TS Phạm Phương Tâm TS Nguyễn Thị Bích Phượng
Trang 4TS Thái Công Dân – Giảng viên hướng dẫn khoa học, người luôn nhiệt tình chỉdẫn, giải đáp thắc mắc, hỗ trợ vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài
để tôi có thể hoàn thành đúng nội dung và tiến độ
Quý Thầy Cô khoa Sau đại học – Trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình, tận tâmtruyền đạt kiến thức, kĩ năng bổ ích trong từng môn học, từng tiết dạy Đó là những trảinghiệm vô cùng quý báu cho hoạt động nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống
Cán bộ quản lý và giáo viên các trường khảo sát đã nhiệt tình tham gia khảo sát vàcung cấp những thông tin giá trị phục vụ cho đề tài nghiên cứu
Đồng thời tôi xin cám ơn bạn bè, người thân đã bên cạnh động viên, khích lệtrong suốt quá trình thực hiện đề tài
Do những hạn chế về nhận thức và thời gian nghiên cứu, luận văn chắc chắn sẽkhông tránh khỏi thiếu sót Tôi mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý từ quý Thầy Cô đểbài luận văn được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cám ơn!
Trang 5quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên nhằm đảm bảo đội ngũ giáoviên có đủ năng lực và phẩm chất để triển khai và thực hiện tốt chương trình giáo dụcphổ thông 2018, đảm bảo mục tiêu giáo dục của trường, của ngành và nâng cao chấtlượng giáo dục học sinh phù hợp xu thế của thời đại.
Luận văn đã hệ thống hóa các nghiên cứu trong và ngoài nước, xác định được cáckhái niệm công cụ làm cơ sở cho nghiên cứu lý luận, chỉ ra được nội dung lý luận liênquan đến hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyênmôn cho giáo viên tại các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
Đề tài đã chọn phương pháp nghiên cứu và thiết lập các công cụ khảo sát phù hợp
để tìm hiểu về thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và quản lý hoạt động bồidưỡng chuyên môn tại 03 trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, với sựtham gia của 132 khách thể khảo sát gồm 8 cán bộ quản lý, 128 giáo viên Trên cơ sởkhảo sát thực trạng, đề tài đã đánh giá những mặt mạnh, mặt hạn chế của hoạt động bồidưỡng chuyên môn và quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tạo cơ sở để đề xuấtcác biện pháp cụ thể
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, đề tài đã đề xuất các biệnpháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tại các trường tiểu học thành phố VĩnhLong, tỉnh Vĩnh Long Mỗi biện pháp có mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng riêngnhưng tất cả đều có sự liên kết, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau Kết quả thăm dò tính cấpthiết và khả thi của các biện pháp đề xuất khá cao, có thể vận dụng vào thực tiễn quảnlý
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể áp dụng trong quản lý hoạt động bồidưỡng chuyên môn tại các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long; đồngthời theo dõi kết quả phản hồi để đánh giá thêm tính ứng dụng của luận văn làm cơ sởcho việc nghiên cứu, áp dụng rộng hơn của đề tài vào thực tiễn cho các trường tiểu họctrên toàn quốc có cùng điều kiện
Từ khóa: quản lý, hoạt động, bồi dưỡng chuyên môn, trường tiểu học, thành phố
Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
iii
ABSTRACT
Trang 6Managing teaching and learning activities for teachers at primary schools duringthe current period of educational reform is an extremely urgent job The management ofteaching and learning activities for teachers is to ensure that the teaching staff hasenough capacity and quality to deploy and well implement the 2018 Education andTraining Program, ensuring the educational goals of the school and the industry andimproving the appropriate quality of student education in accordance with the trend ofthe times.
The thesis has systematized domestic and foreign research, identified toolconcepts as a basis for theoretical research, and pointed out theoretical content related
to activities and management of professional training for teachers at primary schools inVinh Long city, Vinh Long province
The project has chosen a research method and established appropriate survey tools
to learn about the current status of activities and management of professional training at
3 primary schools in Vinh Long city, Vinh Long Province, with the participation of 132survey subjects including 8 managers, 128 teachers Based on the survey of the currentsituation, the project has evaluated the strengths and limitations of activities andmanagement of professional training, creating a basis to propose specific measures.Based on theoretical research and practical surveys, the project has proposedmeasures to manage professional training activities at primary schools in Vinh LongCity, Vinh Long Province Each measure has its own purpose, meaning and importance,but all are interconnected and mutually influence each other The results of theexploration of the urgency and feasibility of the proposed measures are quite high andcan be applied to practical management
The research results of the thesis can be applied in the management ofprofessional training activities at primary schools in Vinh Long city, Vinh Longprovince; At the same time, monitor the feedback results to further evaluate theapplicability of the thesis as a basis for research and wider application of the topic intopractice for primary schools nationwide with the same conditions
Keywords: management, operations, professional training, primary school, Vinh
Long City, Vinh Long Province
iv
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Dương Cẩm Nhung, là học viên ngành Quản lý giáo dục - Khóa 29.
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học thực sự của bản thântôi được sự hướng dẫn của TS Thái Công Dân
Các thông tin được sử dụng tham khảo trong đề tài luận văn được thu thập từ cácnguồn đáng tin cậy, đã được kiểm chứng, được công bố rộng rãi và được tôi trích dẫnnguồn gốc rõ ràng ở phần Danh mục Tài liệu tham khảo Các số liệu, kết quả nghiêncứu, khảo sát thực trạng trình bày trong luận văn do chính tôi thực hiện một cáchnghiêm túc, trung thực và không trùng lắp với các đề tài khác đã được công bố trướcđây
Tôi xin lấy danh dự và uy tín của bản thân để đảm bảo cho lời cam đoan này
Cần Thơ, ngày 29 tháng 7 năm 2024
Người hướng dẫn Tác giả thực hiện
TS Thái Công Dân Dương Cẩm Nhung
v
Trang 8xi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xiii MỞ ĐẦU 1 1
TÀI 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2 2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 3
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN
CỨU 3 3.1 Đối tượng nghiên
cứu 3
3.2 Khách thể nghiên cứu 3
4 PHẠM VI NGHIÊN
CỨU 3 4.1 Phạm vi nộidung 3
3 4.3 Phạm vi thờigian 3 5 CÂU HỎINGHIÊN CỨU 3
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 4 6.1 Phương pháp tiếpcận 4
6.1.1 Tiếp cận hệ thống 46.1.2 Tiếp cận chức năng 4
4 6.2.1 Phương pháp nghiên
Trang 9cứu lý luận 4 6.2.2 Phương phápnghiên cứu thực tiễn 4 6.2.3 Phương phápthống kê toán học 4 7 KẾT CẤULUẬN VĂN 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 6
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 61.1.1 Nghiên cứu ngoài nước
6 1.1.2 Nghiên cứu trongnước 7
vi
11 1.2.1 Quản lý 11 1.2.2 Bồidưỡng 15 1.2.3Chuyên môn 151.2.4 Giáo viên tiểu học 161.2.5 Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường tiểu học 171.2.6 Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường tiểu học 17 1.3 Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường tiểu học 18
1.3.1 Tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trườngtiểu học 181.3.2 Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường tiểu học 181.3.3 Nội dung của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường tiểu học 191.3.4 Phương pháp, hình thức của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ởtrường tiểu học 201.3.5 Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường tiểuhọc 221.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường tiểu học 231.4.1 Sự cần thiết của việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ởtrường tiểu học 231.4.2 Xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường tiểuhọc 231.4.3 Tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường tiểu học 241.4.4 Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường tiểu học
Trang 101.4.5 Kiểm tra, đánh giá quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường tiểu học 26
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường tiểu học 26
1.5.1 Yếu tố khách quan .26 1.5.2 Yếu tố chủ quan 27 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 29
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG 30
2.1 Tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo 30
2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 30
2.1.2 Tình hình giáo dục - đào tạo thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 31
2.2 Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng 33
vii 2.2.1 Mục đích khảo sát 33
2.2.2 Nội dung khảo sát 33
2.2.3 Đối tượng khảo sát 33
2.2.4 Phương pháp khảo sát 34
2.2.5 Tiêu chí đánh giá và chuẩn đánh giá 35
2.3 Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long .36
2.3.1 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 36
2.3.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 37
2.3.3 Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 38
2.3.4 Thực trạng thực hiện phương pháp, hình thức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 39
2.3.5 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 41
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 41 2.4.1 Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của việc quản lý hoạt động bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
Trang 11422.4.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ởcác trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 432.4.3 Thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trườngtiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 442.4.4 Thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trườngtiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 462.4.5 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ởcác trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 482.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyênmôn cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 53
53 2.5.2 Yếu tố chủquan 54 2.6 Đánh giáchung thực trạng 55 2.6.1 Mặtmạnh 55 2.6.2 Mặthạn chế 55 2.6.3Nguyên nhân hạn chế 56
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 58
viii
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG 59
3.1 Nguyên tắc đề xuất 59
59 3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thựctiễn 59 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khảthi 59 3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tínhkhoa học 60
3.2 Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở cáctrường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 603.2.1 Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về bồi dưỡng chuyên môn ở các trường tiểuhọc ở thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 603.2.2 Tăng cường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn ở các trường tiểu học
ở thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
62
3.2.3 Cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng chuyên môn ở các trườngtiểu học ở thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 64
Trang 123.2.4 Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn ở các trườngtiểu học ở thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 663.2.5 Tăng cường hoạt động tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên ở cáctrường tiểu học ở thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 683.2.6 Đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng chính sách và huy động các nguồn lực cho hoạtđộng bồi dưỡng chuyên môn ở các trường tiểu học ở thành phố Vĩnh Long, tỉnh VĩnhLong 703.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn chogiáo viên ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 723.4 Khảo nghiệm các biện pháp 72
72 3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 72 3.4.3 Đối tượng khảonghiệm 73 3.4.4 Phương phápkhảo nghiệm 73 3.4.5 Kết quả khảonghiệm 74 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 77 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78 1
Kết
luận 78
2 Khuyến nghị
78 2.1 Đốivới Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 78
2.2 Đối với cán bộ quản lý các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 792.3 Đối với đội ngũ giáo viên các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh VĩnhLong 79
ix
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 84 PHỤ LỤC 85
Trang 13DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.Quy mô lớp, học sinh tiểu học năm học 2022-2023 31Bảng 2.2.Số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tiểu học năm học 2022-2023 31
Trang 14Bảng 2.3 Bảng thống kê số lượng mẫu khảo sát 33Bảng 2.4 Quy ước thang đo các tiêu chí đánh giá theo 5 mức của Likert 35Bảng 2.5.Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng chuyênmôn cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 36Bảng 2.6: Thực trạng thực hiện mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáoviên ở các trường tiểu học Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 37Bảng 2.7 Thực trạng thực hiện nội dung của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn chogiáo viên ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
38
Bảng 2.8 Thực trạng thực hiện phương pháp của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn chogiáo viên ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 39Bảng 2.9 Thực trạng thực hiện hình thức của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn chogiáo viên ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
40
Bảng 2.10 Thực trạng thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môncho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 41Bảng 2.11 Tầm quan trọng của quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 42Bảng 2.12 Thực trạng xây dựng kế hoạch của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tại cáctrường Tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 43Bảng 2.13 Hiệu quả xây dựng kế hoạch của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáoviên ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 44Bảng 2.14 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 44Bảng 2.15 Hiệu quả tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 45Bảng 2.16 Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 46Bảng 2.17 Hiệu quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
ở các trường Tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh
Long 47Bảng 2.18 Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn chogiáo viên ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 48Bảng 2.19 Hiệu quả quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn chogiáo viên ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 49Bảng 2.20 Thực trạng quản lý việc tham gia tập huấn bồi dưỡng theo quy định tại cáctrường Tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 50Bảng 2.21 Hiệu quả quản lý việc tham gia tập huấn bồi dưỡng theo quy định tại cáctrường Tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 50
Trang 15xiBảng 2.22 Thực trạng quản lý sinh hoạt chuyên môn ở các trường tiểu học thành phốVĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 51Bảng 2.23 Hiệu quả quản lý sinh hoạt chuyên môn ở các trường tiểu học thành phốVĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 51Bảng 2.24 Thực trạng quản lý việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ của giáo viên ở cáctrường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 52Bảng 2.25 Hiệu quả quản lý việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ của giáo viên ở cáctrường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 52Bảng 2.26 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyênmôn cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 53Bảng 2.27 Các yếu chủ khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 54
Bảng 3.1 Tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môncho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 74Bảng 3.2 Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn chogiáo viên ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 75Bảng 3.3 Hệ số tương quan tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồidưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh VĩnhLong 76
Trang 16DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 17GV Giáo viên
nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math(toán học)
STEAM Science (khoa học), Technology (công nghệ),
Engineering (kỹ thuật), Art (nghệ thuật) vàMath (toán học)
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổimới căn bản, toàn diện GD&ĐT đã đưa ra quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục và đàotạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Nghị quyết nêu ra nhiệm
vụ cho toàn ngành cần thực hiện chính là phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý,đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinhtế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế Thực hiện chuẩn hóa độingũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo Điều này cho thấy việc học tập bồidưỡng của giáo viên (GV) là một quá trình đòi hỏi cần có tầm nhìn, chiến lược
Năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư 20/2018/TTBGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông với 5 tiêu chuẩn và
Trang 1815 tiêu chí Trong đó, tiêu chuẩn thứ hai thông tư đưa ra để đánh giá GV thuộc về Pháttriển chuyên môn, nghiệp vụ Thông tư 20/2018 ban hành là cơ sở để cán bộ quản lý và
GV ở các nhà trường phổ thông đánh giá và tự đánh giá phẩm chất, năng lực, từ đó xâydựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Đồng thời, thông tư 20/2018 còn là căn
cứ để cơ sở giáo dục phổ thông, cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
GV xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng, phát triển năng lực nghề nghiệp của
GV đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, địa phương và ngành giáo dục
Trong giai đoạn hiện nay, toàn ngành GD đang thực hiện đổi mới chương trìnhgiáo dục phổ thông (CTGDPT) được ban hành kèm theo TT32/2018/TT-BGDĐT ngày26/12/2018 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng trên nền tảng kếthừa cái cũ nhưng có nhiều đổi mới rõ rệt Thứ nhất, chương trình là xây dựng theođịnh hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh (HS) Thứ hai, nội dungsách giáo khoa đóng vai trò là tài liệu học tập; mỗi môn học có nhiều sách giáo khoa.Các đổi mới này đặt ra yêu cầu đối với lực lượng GV Họ cần được chuẩn bị tốt kiếnthức, kĩ năng và thái độ để thực hiện tốt hoạt động dạy học vì họ là lực lượng có vai tròthen chốt quyết định việc thực hiện thành công CTGDPT mới Lức này, hoạt động đàotạo, bồi
1dưỡng chuyên môn cho GV do đó có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp đổi mới GD Người
GV phải có đầy đủ năng lực, đặc biệt là năng lực chuyên môn để đạt yêu cầu màchương trình đã đặt ra
Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2022-2023 và triển khai năm học mới
2023-2024 do Bộ GD&ĐT tổ chức vào ngày 18/8/2023 đã nêu ra một số vấn đề quan trọng.Hội nghị đã đưa ra một số định hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học mới là cần nângcao chất lượng đào tạo GV sư phạm và các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ GV vàCBQL giáo dục phổ thông Nội dung cần nâng cao tập trung vào nội dung đổi mớiphương pháp giáo dục, phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục theo CTGDPT 2018.Đồng thời, hội nghị đã trình bày Quyết định 2457/QĐ-BGDĐT về kế hoạch nhiệm vụ,giải pháp trọng tâm năm học 2023 - 2024 của ngành là chú trọng nâng cao chất lượng,chuẩn hóa đội ngũ GV; Chú trọng triển khai bồi dưỡng thường xuyên (BDTX), bồidưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩnnghề nghiệp GV
Trước yêu cầu tất yếu của xã hội và trong giai đoạn cải cách, GV là lực lượngquyết định chất lượng của đổi mới giáo dục Nhiệm vụ của GV hiện nay là những conngười cũ làm những việc hoàn toàn mới Để thực hiện tốt điều đó, công tác bồi dưỡng,phát triển chuyên môn chính là công cụ hữu hiệu giúp GV trang bị kỹ năng, kiến thứccần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới
Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn (BDCM) của GV ở
Trang 19các trường tiểu học trong thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long còn nhiều bất cập, chưathực sự sát sao và còn mang tính hình thức, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượngcủa hoạt động BDCM cho GV Theo báo cáo tổng kết năm học 2022-2023 của SởGD&ĐT tỉnh Vĩnh Long, công tác GD của tỉnh còn tồn tại một số hạn chế cần khắcphục như một số giáo viên chưa hiểu sâu về dạy học phát triển phẩm chất, năng lực họcsinh Do đó, kế hoạch bài dạy còn nhiều bài chưa thể hiện mục tiêu phát triển phẩmchất, năng lực đặc thù môn học Bên cạnh đó, công tác kiểm tra của Phòng GD&ĐT,
Sở GD&ĐT về thực hiện Chương trình GDPT 2018; việc dự giờ thăm lớp đối với giáoviên dạy lớp chưa kịp thời; chưa tổ chức đa dạng các hoạt động chuyên sâu cấp tỉnh vềđổi mới công tác quản lý nhà trường; đổi mới sinh hoạt chuyên môn; đổi mới phươngpháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá
Tổng quan nghiên cứu và thực tiễn quản lý hoạt động BDCM cho thấy nhữnghạn chế trong công tác quản lý hoạt động BDCM cho GV
Từ những lý do trên, vấn đề “Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáoviên ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long” được chọn làm đề tàinghiên cứu
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
2Nghiên cứu quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở cáctrường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long nhằm góp phần nâng cao nănglực chuyên môn của đội ngũ giáo viên
2.2 Mục tiêu cụ thể
2.2.1 Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồidưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học
2.2.2 Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
2.2.3 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ởcác trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trườngtiểu học trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
3.2 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường tiểu học
Trang 20GV ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long nào để việc quản lý đạthiệu quả cao hơn?
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp tiếp cận
6.1.1 Tiếp cận hệ thống
Phương pháp tiếp cận hệ thống được vận dụng để nghiên cứu hoạt động bồidưỡng chuyên môn cho GV Bồi dưỡng cho GV là một hoạt động thường xuyên và liêntục, phụ thuộc tình hình thực tiễn tại cơ sở giáo dục Vì vậy đề tài xem xét tất cả cácyếu tố tác động đến hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của GV từ đó có cái nhìn tổngquan và đưa ra các biện pháp đúng đắn
6.1.2 Tiếp cận chức năng
Phương pháp tiếp cận chức năng quản lý được vận dụng để nghiên cứu quản lýhoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV Hoạt động quản lý gồm có 4 chức năng cơbản: xây - tổ - đạo - kiểm Để quản lý hoạt động bồi dưỡng đạt kết quả tốt cần vận dụngcác chức năng của quản lý khi đề xuất các biện pháp
Trang 216.2 Phương pháp nghiên cứu
6.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các tri thức trong cáccông trình nghiên cứu, các bài báo khoa học trong và ngoài nước, văn kiện của Đảng vàNhà nước, các văn bản liên quan đến đề tài để xây dựng tổng quan nghiên cứu và cơ sở
lý luận cho luận văn
6.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi sẽ được sử dụng để thu thập các thông tin
về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của các trường tiểu học ở thànhphố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long Phương pháp này còn được sử dụng để khảo sát sự cầnthiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất Khách thể của 03 trường tiểu học: ChuVăn An, Nguyễn Huệ và Lê Lợi tham gia điều tra bằng phiếu hỏi sẽ bao gồm: Hiệutrưởng: 03, Hiệu phó: 05, Tổ trưởng: 15, Tổ phó: 15, giáo viên: 94 Tổng cộng 132
- Phương pháp khảo nghiệm dùng để khảo sát mức độ cần thiết và mức độ khả thi
về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
6.2.3 Phương pháp thống kê toán học
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS để xử lý các số liệu và sử dụng phương pháp phântích định tính để xử lý các dữ liệu Ngoài ra, nghiên cứu luận văn sẽ sử dụng phối hợpvới một số phương pháp khác như phương pháp quan sát, phương pháp tổng kết kinhnghiệm
4
7 KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụlục, luận văn gồm ba chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáoviên ở trường tiểu học
Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ởcác trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ởcác trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
Trang 22CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước
Học tập bồi dưỡng, phát triển chuyên môn cho lực lượng GV là hoạt động toàncầu chứ không riêng một quốc gia nào Điều này đã trở thành một nhiệm vụ đầy tháchthức đối với các thế hệ GV Trong thời đại ngày nay, GV không chỉ được coi là ngườitruyền đạt kiến thức cho HS mà còn có trách nhiệm hun đúc và định hình một thế hệ kế
Trang 23thừa tốt hơn.
Beck & Kosnik (2006) trong quyển “Innovations in teacher education - A socialconstructivist approach” (Đổi mới trong đào tạo giáo viên - Cách tiếp cận kiến tạo xãhội) có nêu rằng phát triển chuyên môn cho GV là điều cần thiết để nỗ lực cải thiện cáctrường học Các tác giả đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về các chương trình pháttriển nghề nghiệp hiệu quả và tác động của chúng đối với việc học của GV Sau đó, tácgiả gợi ý một số định hướng và chiến lược quan trọng để mở rộng kiến thức và câu hỏichưa được khám phá
Barber M & Mourshed M (2007) trong bài viết “How the world’s bestperforming school systems come out on top” (Làm thế nào để các hệ thống trường họchoạt động tốt nhất thế giới vươn lên dẫn đầu) đã nghiên cứu sự khác biệt về chất lượng
GD của các trường học khi tiến hành cải cách Nghiên cứu được thực hiện trên 25 hệthống trường học trên thế giới, trong đó có 10 trường có thành tích hàng đầu Kinhnghiệm của hệ thống trường học hàng đầu này cho thấy ba điều quan trọng nhất đểcông cuộc cải cách GD đạt chất lượng là: thứ nhất, tuyển đúng người để trở thành GV;thứ hai, phát triển họ thành những người hướng dẫn hiệu quả và thứ ba, đảm bảo rằng
hệ thống có thể cung cấp sự giảng dạy tốt nhất có thể cho mọi HS
Hazri Jamil et al (2011) trong bài viết “Teacher Professional Development in
Malaysia: Issues and Challenges” (Phát triển chuyên môn giáo viên ở Malaysia: Cácvấn đề và thách thức) đã chỉ ra rằng bước vào thiên niên kỷ mới, nhiều quốc gia trên thếgiới đang tham gia vào các hoạt động cải cách GD đầy triển vọng Giáo viên là nhữngtác nhân quan trọng nhất trong cuộc cải cách này Điều cực kỳ cần thiết là GV phảichuẩn bị tốt khi bắt đầu giảng dạy và tiếp tục nâng cao kiến thức, kỹ năng trong suốt sựnghiệp của mình Bài viết cũng đưa ra các khái niệm về phát triển nghề nghiệp GV, triết
lí giáo dục GV của quốc gia Malaysia Đồng thời, bài viết đã khẳng định tầm quantrọng của hoạt động BDCM cho GV Phát triển chuyên môn của GV được công nhận làmột phương tiện để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy Ngoài ra, bài viết cũng đưa ra cácbiện pháp mà chính phủ thực hiện để khắc phục các vấn đề trong phát triển chuyênmôn đó là cải thiện chương trình dịch vụ GV về thù lao và cơ hội thăng tiến
6EACEA (2015) trong báo cáo “The Teaching Profession in Europe: Practices,Perceptions, and Policies” (Nghề giảng dạy ở Châu Âu: Thực tiễn, Nhận thức và Chínhsách) đã phân tích các thông tin định tính được thu thập qua Mạng Eurydice với dữ liệuđịnh lượng sâu rộng Báo cáo gồm 5 chương, trong đó chương 3 tập trung phân tích vềnội dung phát triển chuyên môn của GV Báo cáo đã phân tích về nhu cầu, sự tham gia,yếu tố hỗ trợ và rào cản đối với phát triển chuyên môn Tài liệu đi sâu vào việc khámphá các khía cạnh cụ thể ảnh hưởng đến phát triển chuyên môn cho GV Thông qua sốliệu điều tra cho thấy phần lớn GV có nhu cầu cao về phát triển các kỹ năng liên quan
Trang 24dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), công nghệ mới, dạy ngoại khóa Ngoài
ra, một số GV cũng thể hiện nhu cầu ở mức độ trung bình hoặc cao về phát triển kiếnthức, hiểu biết về lĩnh vực môn học và kiến thức về chương trình giảng dạy
Các tác giả Darling - Hanmond, McLaughlin và Barnett (dẫn theo Trần Thị TuyếtMai, 2019) cho rằng là đa phần các cuộc cải cách GD đều phải trông chờ vào sự thayđổi từ phía GV trong việc tiến hành giảng dạy, định vị lại vị trí của họ trong việc lênlớp, dạy theo cách mới Các cuộc cải cách GD cũng mang tới sức ép cho người thầy,buộc họ phải thay đổi để thích ứng với hoàn mới: họ phải dạy học theo bộ giáo trìnhmới hay dạy học dựa trên phương tiện hỗ trợ mới
Richards & Farrell (dẫn theo Trần Thị Tuyết Mai, 2019) cho rằng, tất cả những sựthay đổi đều dẫn tới nhu cầu của việc bồi dưỡng cần được tiến hành thường xuyên đốivới đội ngũ GV Đó chính là một cách hữu hiệu để giúp người thầy thay đổi, trưởngthành và thích nghi với những đòi hỏi của thời kì mới
Webster-Wright (dẫn theo Hoàng Anh Đức và ctv, 2020) những hoạt động pháttriển chuyên môn cho GV được đánh giá cao, có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến chấtlượng nguồn nhân lực, kết quả học tập của HS Thế nhưng xét về cách tổ chức, nhiều
GV nhận thấy chúng chưa thực sự có hiệu quả
Theo Kennedy (dẫn theo Hoàng Anh Đức và ctv, 2020) thì tài liệu chuẩn bị chonhững hoạt động phát triển chuyên môn chưa gắn liền với thực tiễn, chưa giải quyếtđược những vấn đề mà GV đang gặp phải
Còn theo Lessing & De Witt (dẫn theo Hoàng Anh Đức và ctv, 2020) thì thời giancho những hoạt động này tương đối ngắn và thường không đủ để GV kịp chiêm nghiệmlại những gì mình đã làm, bàn luận những gì đang làm và chia sẻ những mong muốn sẽlàm được trong tương lai
Theo Forte & Flores (dẫn theo Hoàng Anh Đức và ctv, 2020) thì nhiều trường họccũng chưa thực sự dành nhiều tâm huyết cho việc phát triển GV nên văn hóa học tập vàtrau dồi thường xuyên còn yếu kém
1.1.2 Nghiên cứu trong nước
Trong quyển “Bàn về vấn đề nguồn nhân lực”, tác giả Đoàn Văn Khái (2005)
đã phân tích rõ vai trò quan trọng của nguồn lực con người, thực trạng nguồn lực
7con người ở Việt Nam, những giải pháp để khai thác và phát triển nguồn lực conngười trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Theo tác giả, trongquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người được coi là nguồn lực nội tạiquyết định sự phát triển của đất nước
Lê Thị Hồng Diệp (2012) trong quyển “Phát triển nguồn nhân lực chất lượngcao đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam (Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn” đã chỉ ra xu hướng phát triển nền kinh tế chủ yếu của thời đại ngày nay
Trang 25là phát triển kinh tế tri thức Tri thức và trí tuệ là nguồn gốc quyết định trình độ pháttriển của một đất nước Từ đó tác giả đã nghiên cứu về những vấn đề lý luận và kinhnghiệm thực tiễn phát triển nguồn nhân lực, thực trạng phát triển nguồn nhân lực,quan điểm và đưa ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực.
Nguyễn Ngọc Khương (2016) trong bài viết “Thực trạng và giải pháp quản lýnâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên các cấp tỉnh VĩnhLong” đăng trên Tạp chí GD số 397 đã nghiên cứu, phân tích tính cấp thiết của côngtác bồi dưỡng thường xuyên, thực trạng và giải pháp quản lý nhằm nâng cao chấtlượng công tác bồi dưỡng thường xuyên GV các cấp tỉnh Vĩnh Long
Hoàng Thanh Tú và Ninh Thị Hạnh (2017) đã thực hiện bài nghiên cứu “Pháttriển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổthông Việt Nam” Tác giả đã phân tích sự ảnh hưởng của bối cảnh nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đặt đến các cơ sở đào tạo GV trong cả nước hình thành hai nhiệm vụquan trọng Thứ nhất, tìm ra biện pháp để đào tạo được những thế hệ GV tương lai đủnăng lực giảng dạy chương trình giáo dục phổ mới Thứ hai, tìm ra biện pháp để bồidưỡng và đào tạo lại các GV đang trực tiếp giảng dạy ở phổ thông Trên cơ sở khảo sát,nghiên cứu tổng quan về hai mô hình đào tạo GV bài viết đưa ra những đề xuất pháttriển chương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông ViệtNam
Phạm Văn Khang (2018) trong bài viết “Một số vấn đề lí luận về hoạt động bồidưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển chươngtrình nhà trường” đã khẳng định rằng BDCM cho GV là hoạt động rất quan trọng trong
cơ sở giáo dục; giúp cơ sở giáo dục hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao theo từngnăm học và phát triển theo chiến lược lâu dài Bồi dưỡng chuyên môn cần được xem làhoạt động có tính chất liên tục, thường xuyên; là trách nhiệm của hiệu trưởng và cấpquản lý giáo dục
Bài nghiên cứu của Đại học Sư phạm Hà Nội (2019) về “Hoạt động phát triển bồidưỡng giáo viên trên thế giới” đã tìm hiểu thực trạng và cách thức bồi dưỡng, phát triểnchuyên môn của GV ở các quốc gia Singapore, Malaysia, Thái Lan, Hà Lan, Mĩ Bàiviết đã kết luận rằng các quốc gia hiện nay đều coi trọng hoạt động bồi dưỡng, pháttriển chuyên môn cho GV và gắn hoạt động này với công cuộc đổi mới GD đangkhông ngừng diễn ra Phát triển chuyên môn (PTCM) cho GV cần là các hoạt động cótính thực tiễn cao, gắn liền với các hoạt động nhà trường dựa trên cách tiếp cận nghiêncứu khoa học
8Trong các hoạt động bồi dưỡng, GV được làm việc trực tiếp với các chuyên gia, cácnhà nghiên cứu giáo dục và những người đào tạo giáo viên Trong quá trình này, GVvừa là người học tích cực, vừa là người hợp tác, đồng thiết kế, vừa là người thực hiện,triển khai các ý tưởng áp dụng vào lớp học Họ có cơ hội tham gia vào một cộng đồng
Trang 26học tập chuyên nghiệp giúp họ có những tiến triển sâu sắc trong nhận thức và hoạtđộng thực hành dạy học, từ đó dần PTCM và hình thành năng lực nghề nghiệp củachính mình.
Hồ Thị Ngọc Diễm (2019) với bài nghiên cứu “Thực trạng quản lý hoạt động bồidưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở các trường tiểu học quận 12, thành phố
Hồ Chí Minh” đã khảo sát và chỉ ra các thực trạng về quản lý hoạt động BDCM Kếtquả cho thấy việc quản lí hoạt động BDCM, nghiệp vụ cho GV ở các trường tiểu học làrất cần thiết Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động còn tồn tại một vài bất cậpcần giải quyết như: CBQL ít thường xuyên định hướng cho các tổ chuyên môn tự xâydựng kế hoạch BDCM, nghiệp vụ cho GV của tổ mình; đa số CBQL còn làm thay, chưamạnh dạn trong công tác giao quyền xây dựng kế hoạch cho các tổ chuyên môn; hoạtđộng hỗ trợ, đôn đốc, giám sát GV để kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quátrình thực hiện BDCM, nghiệp vụ cho GV chưa được đánh giá cao; chưa có cơ chếthuận lợi thu hút các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia Nghiên cứu khẳngđịnh để xây dựng đội GV có chuyên môn giỏi yêu cầu CBQL phải có những biện phápđổi mới hoạt động quản lý BDCM, nghiệp vụ cho GV một cách có kế hoạch, có hệthống, cụ thể, thiết thực và hiệu quả
Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị Bích Phượng (2019) trong nghiên cứu “Thựctrạng hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học thị xã Quảng Trị,
tỉnh Quảng Trị” đã tìm hiểu thực trạng hoạt động đổi mới phương pháp dạy học
(PPDH) ở các trường tiểu học, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động đổi mới PPDH Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu cho thấy tồn tại thựctrạng hiểu biết về đổi mới trong các nhà trường vẫn còn mơ hồ Nhiều CBQL chỉ chútrọng hình thức hoặc bắt buộc thay thế phương pháp thuyết trình truyền thống bằngcách sử dụng các phương pháp mới thì mới là đổi mới Một số bộ phận GV chưa chủđộng trong việc đổi mới phương pháp Đặc biệt, đối với GV lớn tuổi gặp khó khăntrong tiếp cận mới PPDH mới Học sinh trong lớp còn quá đông nên khi GV vận dụngphương pháp mới khó mang lại chất lượng và hiệu quả Bài viết chỉ ra các nguyênnhân dẫn đến thực trạng trên bao gồm: Công tác tuyên truyền, tập huấn bồi dưỡng chưađược thực hiện thường xuyên liên tục; chưa có được các chế tài trong việc kiểm soáthoạt động đổi mới; chưa có các chính sách, cơ chế để khuyến khích đội ngũ GV; khảnăng vận dụng CNTT của đội ngũ còn hạn chế; đặc biệt là các điều kiện về cơ sở vậtchất (CSVC), trang thiết bị còn bất cập
Nguyễn Anh Ngọc (2019) trong bài nghiên cứu “Biện pháp quản lý hoạt động đổimới phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường tiểu họcquận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh” đã nêu ra mục đích quan trọng của việc đổimới là để HS thực sự tích cực, chủ động, tự giác, luôn trăn trở tìm tòi, suy nghĩ và sángtạo
9
Trang 27trong quá trình lĩnh hội tri thức và cách thức để có được tri thức ấy nhằm phát triển vàhoàn thiện nhân cách của mình Kết quả khảo sát cho thấy, vẫn còn tồn tại một số nộidung quản lý hoạt động đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực của học sinh thực hiệnchưa tốt như việc lập kế hoạch, tổ chức bộ máy, lãnh đạo và kiểm tra hoạt động đổi mớivẫn còn chung chung; việc BDCM, nghiệp vụ GV đã được các cấp lãnh đạo quan tâm,nhưng nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng vẫn chưa phát huy hiệuquả; chưa có nhiều chuyên đề bồi dưỡng GV thực hiện dạy học theo định hướng pháttriển năng lực của học sinh Đồng thời, vẫn còn tồn tại một số GV thiếu năng động,chậm thích ứng, hạn chế trong ứng dụng CNTT và vận dụng các PPDH hiện đại; thựchiện đổi mới PPDH vẫn còn mang tính hình thức, đối phó với; kiểm tra, đánh giá kếtquả học tập của HS vẫn còn tập trung vào đánh giá định kì, điểm số, chưa quan tâmđúng mức đến đánh giá quá trình học tập của HS Qua đó, nghiên cứu cũng đưa ramột số biện pháp quản lý hoạt động đổi mới theo tiếp cận năng lực của HS ở cáctrường tiểu học: Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV; tăng cường tính kế hoạch hóa;cải tiến công tác tổ chức; tăng cường lãnh đạo; chú trọng việc kiểm tra, đánh giá.
Phạm Thị Thùy Trang (2019) trong nghiên cứu “Biện pháp quản lý hoạt động đổimới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trườngtiểu học quận 2, thành phố Hồ Chí Minh” đã nêu ra những căn cứ và đề xuất một sốbiện pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH như: nâng cao nhận thức cho CBQL vàGV; đổi mới xây dựng kế hoạch dạy học; chỉ đạo đổi mới hoạt động của tổ chuyênmôn phù hợp; tổ chức bồi dưỡng đổi mới PPDH; chỉ đạo GV bồi dưỡng cách thức họctập cho học sinh; tăng cường chỉ đạo kiểm tra, đánh giá; tăng cường kiểm tra, đánh giáviệc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) Các biện pháp được đề xuất
có mối liên quan chặt chẽ với nhau, có tác động qua lại, tạo thành hệ thống biện phápgiúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động đổi mới PPDH theo định hướngphát triển năng lực HS
Theo Hoàng Anh Đức và ctv (2020) nghiên cứu về “Thói quen phát triển chuyênmôn của giáo viên ở các trường phổ thông Việt Nam” đã chỉ ra sự khác biệt về thóiquen PTCM của GV trường công lập và các loại hình trường tư thục tại Việt Namthông qua tổng số giờ tham gia các hoạt động BDCM trực tuyến và trực tiếp Bằngcách phân tích dữ liệu về số giờ tham gia hoạt động phát triển chuyên môn của GV ởtừng loại hình trường, nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt về thói quen học tập của GV cáccấp phổ thông với từng loại hình nhà trường Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hoạt độngPTCM của GV của trường tư thục tốt hơn trường công lập Kết quả của nghiên cứu làgợi ý cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý GD tại các cơ sở GDPT,không kể công hay tư dùng để tham chiếu và điều chỉnh các kế hoạch, chương trìnhPTCM cho GV
Phan Thị Thanh Thảo và Đinh Thị Thanh Huyền (2022) với nghiên cứu “Mối liên
hệ giữa kinh nghiệm và năng lực của giáo viên với thói quen tham gia các hoạt độngphát triển chuyên môn” nhằm tìm hiểu về thói quen tham gia của GV vào quá trình
Trang 2810PTCM thông qua việc điều tra vai trò của số năm kinh nghiệm giảng dạy và năng lựccủa họ Bài viết được nghiên cứu dựa trên số lượng khảo sát của GV tại các trường phổthông tại Việt Nam Kết quả cho thấy, sự tham gia vào BDCM của GV có sự khác nhaugiữa số năm công tác và năng lực tiếng Anh của GV đó Từ đó, kết quả nghiên cứunhằm hỗ trợ cho việc khuyến khích GV tham gia vào các hoạt động cũng như cho côngtác tổ chức các hoạt động PTCM hiệu quả.
Đào Ngọc Hằng (2023) trong bài nghiên cứu về “Quản lý hoạt động bồi dưỡngchuyên môn cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ ChíMinh” đã chỉ ra rằng việc tập huấn, BDCM cho GV để họ có đầy đủ kiến thức và nănglực sư phạm triển khai thành công CTGDPT mới là điều hết sức cần thiết trong giaiđoạn hiện nay Bài nghiên cứu đã trình bày các cơ sở lí luận về BDCM cho GV gồmcác nội dung về mục tiêu BDCM, nội dung BDCM, phương pháp, hình thức BDCMcho GV Bài nghiên cứu cũng đã phân tích các số liệu qua khảo sát thu thập thông tin
về thực trạng BDCM Từ quá trình khảo sát, nghiên cứu nhận xét ưu điểm, hạn chế củathực trạng BDCM tại thành phố Thủ Đức Phần cuối bài nghiên cứu, tác giả đã đề xuấtcác giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác BDCM ở các trường tiểu học thành phố ThủĐức như đẩy mạnh bồi dưỡng, nâng cao tư tưởng, nhận thức; Tăng cường bồi dưỡngnghiệp vụ; Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ứng dụng CNTT trongdạy học; Đa dạng hóa các loại hình, nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ; Tăng cường kiểmtra GV và quản lý chặt chẽ; Bản thân tự học hỏi
Các công trình nghiên cứu đã bám sát các xu thế của thời đại, thực tiễn đổi mới
GD của quốc gia, chuẩn nghề nghiệp GV để phân tích thực trạng và đề xuất các biệnpháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng GV trong nhà trường phổthông Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào bàn về biện pháp đổi mới côngtác quản lý hoạt động BDCM cho GV ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, tỉnhVĩnh Long
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý
1.2.1.1 Khái niệm
Frederick Winslow Taylor đã cho ra đời lý thuyết “Quản lý theo khoa học” vào
những năm 1880 Theo lý thuyết của Taylor, quản lý là hoàn thành công việc của
mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành côngviệc bằng cách tốt nhất và rẻ nhất Có thể thấy Taylor đã đưa ra khái niệm quản lý vớiquan điểm tiếp cận dưới góc độ kinh tế, kĩ thuật Lý thuyết của ông tập trung xem xétmối quan hệ giữa người quản lý và nhân viên, thiên về chủ thể quản lý, chưa chú trọngđến nhu cầu tinh thần của con người
Henri Fayol (1916) qua tác phẩm “Quản lý hành chính chung và trong công
Trang 29nghiệp” đã tiếp cận vấn đề quản lý rộng hơn dưới góc độ tổ chức hành chính Fayol xây
11dựng khái niệm quản lý theo cách tiếp cận quy trình Ông cho rằng quản lý hành chính
là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra Có thể thấy lý
thuyết của Fayol xem xét vấn đề quản lý ở cả tổng thể tổ chức, các chức năng cơ bảncủa nhà quản lý được cơ cấu rõ ràng nhưng lý thuyết vẫn nhấn mạnh trọng tâm là nhàquản lý và chưa đề cập đến tác động của môi trường
Các tác giả Harold Koontz et al (1998, tr.33) trong cuốn “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” thì cho rằng "Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm (tổ chức) Mục đích của mọi nhà quản lý là hình thành môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của mình với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất" Có
thể thấy các tác giả cho rằng mục tiêu của nhà quản lý là nhằm tạo một môi trường màtrong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc và sựmâu thuẫn ít nhất Về mặt thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tổchức về quản lý là một khoa học
Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (2003, tr.800), quản là trông coi điềukhiển, còn lý là điều được coi là hợp lẽ phải Quản lý là một động từ gồm có hainghĩa phân chia theo cấp độ từ đơn giản đến phức tạp Nghĩa thứ nhất là trông coi vàgiữ gìn theo những yêu cầu nhất định; nghĩa thứ hai là tổ chức và điều khiển theonhững yêu cầu nhất định
Các tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ (1998, tr.29) trong quyển “Giáo dục
học” cho rằng “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định” Theo các tác giả, quản lý
không chỉ là hoạt động mà là cả quá trình có định hướng để đạt được mục tiêu
Tác giả Trần Kiểm (2002) trong quyển “Khoa học quản lý nhà trường phổ thông”cho rằng quản lý là những hoạch định của chủ thể quản lý trong việc huy động, kết hợp,
sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực trong và ngoài tổ chức một cách tối ưunhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất
Tác giả Bùi Minh Hiền và ctv (2009, tr.12) trong quyển “Quản lý giáo dục” cho
rằng “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” Theo các tác giả quản lý là hoạt động có mục
đích, phù hợp giữa chủ thể và đối tượng, phù hợp quy luật khách quan
Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc trong quyển “Đại cương
Khoa học quản lý” (2010, tr.9) lại cho rằng “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người
bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.”
Trang 30Như vậy, các tác giả đã đưa ra những khái niệm về quản lý trên những lĩnh vực vàcách tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung lại có thể thấy bản chất của hoạt động quản
12
lý là sự tác động có định hướng bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thựchiện, kiểm tra, đánh giá của một chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý xác định trongmột tổ chức giúp cho tổ chức này hoạt động theo định hướng nhất định nhằm đạt mụctiêu đã đề ra Điểm chung giữa các nhà quản lý là đều nhấn mạnh vai trò của phươngpháp và nguyên tắc khoa học trong quản lý
1.2.1.2 Các chức năng cơ bản của quản lý
Thứ nhất, quản lý có chức năng lập kế hoạch
Theo tác giả Nguyễn Kim Châu và ctv (2017) thì lập kế hoạch là đưa ra các mụctiêu, chỉ tiêu, hoạt động, nguồn kinh phí để thực hiện các hoạt động đó và các giải pháp
tổ chức thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu đề ra dựa trên tình hình thực tế
Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong quá trình quản lý, có vai trò quan trọng.Lập kế hoạch giúp định hướng rõ ràng cho toàn bộ các hoạt động, xây dựng các chiếnlược hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực có sẵn, chủ động về thời gian và thích nghitrước sự thay đổi Lập kế hoạch còn là căn cứ để kiểm tra đánh giá quá trình thực hiệnmục tiêu của đơn vị, bộ phận, cá nhân CBQL nếu lập kế hoạch tốt sẽ biết cách tổ chức,huy động nguồn lực của đơn vị có hiệu quả theo mục tiêu đã đề ra
Để lập kế hoạch cần thực hiện theo quy trình lập gồm các bước sau: Nghiên cứu
và dự báo; Xác định các mục tiêu; Phát triển các tiền đề; Xây dựng các phương án;Đánh giá các phương án; Lựa chọn phương án và ra quyết định
Nội dung chủ yếu của kế hoạch gồm: mục tiêu của tổ chức; các nguồn lực; hoạtđộng và biện pháp; các giai đoạn và dự kiến thời gian thực hiện kế hoạch Nội dung kếhoạch phải rõ ràng, cụ thể, khoa học, khả thi, vừa giải quyết những vấn đề chủ yếu vừaphải phù hợp với thực tế
Căn cứ lập kế hoạch là mục tiêu, chức năng nhiệm vụ của tổ chức; quyền hạn vàtrách nhiệm trong tổ chức; quy luật khách quan; các chỉ tiêu, định mức, hướng dẫn củacấp trên; thực tiễn khách quan bên trong và bên ngoài, …
Thứ hai, quản lý có chức năng tổ chức
Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (2003, tr 1007) tổ chức là làm cho thànhmột chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng chung nhất định
Chức năng này đặc biệt quan trọng Khâu tổ chức được tiến hành sau khi kếhoạch đã được xây dựng nhằm thực hiện kế hoạch đã đề ra Tổ chức tạo ra cơ chế đểthực hiện kế hoạch Tổ chức phân công nhiệm vụ cho các cá nhân, nhóm thực hiện kếhoạch Để quản lý tốt một tổ chức nhà quản lý cần có năng lực phân phối và sắp xếp
Trang 31một cách khoa học các yếu tố, nguồn lực từ đó đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã
đề ra Trong điều kiện giống nhau, nhà quản lý nào có năng lực tổ chức tốt sẽ gặt háinhiều thành công hơn
13Bản chất của nội dung tổ chức là việc thực hiện phân công lao động một cáchkhoa học, là cơ sở để tạo ra năng suất lao động cao Nội dung tổ chức bao gồm: - Xácđịnh các hoạt động cần thiết
- Xây dựng cơ cấu tổ chức
- Bố trí, sắp xếp đội ngũ, xác định vị trí, nhiệm vụ quyền hạn
- Quản lý nhân sự
- Đảm bảo các nguồn lực
Thứ ba, quản lý có chức năng chỉ đạo
Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (2003) chỉ đạo là hướng dẫn cụ thể theomột đường lối, chủ trương nhất định
Đây là bước quan trọng giúp tạo dẫn đến sự thành công của kế hoạch Chứcnăng chỉ đạo là cơ sở tạo nên chất lượng và hiệu quả của các hoạt động Chức năng chỉđạo có vai trò hiện thực hoá các mục tiêu của kế hoạch Chỉ đạo còn gồm các tác độngtới hành vi, thái độ của các thành viên trong tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu đã đềra
Trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện đòi hỏi người quản lý phải vận dụngkhéo léo các phương pháp và nghệ thuật quản lý Người quản lý cần tạo sự hăng say;khuyến khích, động viên; truyền bá tầm nhìn bằng các biện pháp khác nhau Ngoài ra,người quản lý cần nắm được quyền lực thực tế, có ý chí tác động đối tượng quản lý,nắm khối lượng thông tin lớn, quản lý đội ngũ nhân viên nhất định, ban hành cácquyết định, chịu trách nhiệm trước tập thể, cấp trên, là cầu nối cấp trên với tập thể.Nội dung của hoạt động chỉ đạo bao gồm các hoạt động chủ yếu: Chỉ huy và
hướng dẫn; Đôn đốc, khen thưởng động viên; Giám sát, uốn nắn; Thúc đẩy các hoạtđộng
Thứ tư, quản lý có chức năng kiểm tra
Theo Harold Koontz et al (1998) cho rằng kiểm tra là đo lường và chấn chỉnh
việc thực hiện để đảm bảo rằng các mục tiêu và các kế hoạch vạch ra đã và đang đượchoàn thành đúng theo kế hoạch
Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng trong quá trình quản lý Đây là chức năng cơbản và quan trọng của quản lý Kiểm tra nhằm đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảocho các hoạt động đạt đến mục tiêu của tổ chức Thông qua đó, chủ thể quản lý biếtđược mức thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân và cũng biết được những quyết định
Trang 32quản lý có phù hợp với thực tế hay không, từ đó tạo cơ sở để điều chỉnh các hoạt động.Với vai trò đó, chức năng kiểm tra đánh giá còn có thể tạo tiền đề cho một quá trìnhquản lý mới tiếp theo.
Nguyên tắc kiểm tra cần đảm bảo tính khách quan, dựa vào chuẩn mực nhất định,chính xác, đa dạng, có trọng tâm, trọng điểm
14Nội dung kiểm tra bao gồm sau:
- Kiểm tra quy chế hoạt động của tổ chức
- Kiểm tra nghĩa vụ đã được giao
- Kiểm tra quan điểm, chiến lược, mục tiêu hoạt động của tổ chức
- Kiểm tra kết quả hoạt động của tổ chức
- Kiểm tra các điển hình tích cực và tiêu cực
Quy trình kiểm tra bao gồm các bước:
Xác định chuẩn kiểm tra, thu thập thông tin, so sánh với chuẩn, điều chỉnh Kiểm tra các mức độ thực hiện của các đối tượng quản lý với các quyết định quản lý đãlựa chọn
Điều chỉnh, sửa chữa, phát huy, xử lý
Trong quá trình quản lý, các chức năng cơ bản của quản lý gắn kết với nhau, chiphối lẫn nhau tạo thành một thể thống nhất của hoạt động quản lý
1.2.2 Bồi dưỡng
Theo Từ điển Giáo dục học (2001, tr.30) bồi dưỡng là trang bị thêm các kiến thức,
kỹ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực
Theo quy định tại Điều 3 của Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức
Bộ Tư pháp 2018 thì bồi dưỡng được định nghĩa là hoạt động nhằm trang bị, cập nhật,nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc
Tựu chung lại, bồi dưỡng là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nhiềulĩnh vực và nó được định nghĩa là làm cho ai đó giỏi hơn và tốt hơn, là tái đào tạo hayđào tạo lại Bồi dưỡng nhằm bổ sung, bồi đắp thêm kiến thức, kĩ năng Bồi dưỡngdiễn ra trong thời gian ngắn, có thể có giấy chứng nhận
Trang 33số 74/2014/QH13 Luật Giáo dục nghề nghiệp, hiện nay, trình độ chuyên môn sau khiđược đào tạo tại các cơ sở GD được chia thành các cấp bậc như sau: Sơ cấp, Trung cấp,Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ Theo Luật Giáo dục 2019, đối với GV tiểu học cần
có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên, tức là đạt trình độ Đại học trởlên
Kỹ năng chuyên môn là những kiến thức và kỹ năng mà mỗi người cần để pháttriển trong ngành nghề cụ thể Mỗi lĩnh vực đều có những kỹ năng chuyên môn riêngbiệt mà người làm việc trong ngành đó cần phải bồi dưỡng, phát triển để trở thànhchuyên gia và tạo ra hiệu suất lao động cao Kỹ năng chuyên môn bao gồm hai nhóm cơbản là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm Kỹ năng cứng là những kỹ năng đo lường được
và học được Kỹ năng cứng hình thành thông qua quá trình giảng dạy, đào tạo hoặc tíchlũy kinh nghiệm Đó là những kỹ năng thuộc về kỹ thuật, kiến thức chuyên môn, sửdụng công cụ, phần mềm, thiết bị Kỹ năng mềm thì lại liên quan đến các kỹ năng giaotiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề Đây là những kỹnăng khó đo lường và hình thành qua kinh nghiệm sống, làm việc Kỹ năng mềm ảnhhưởng lớn tới chất lượng công việc và mở rộng cơ hội thăng tiến của mỗi người
1.2.4 Giáo viên tiểu học
Điều 66 Luật số 43/2019/QH14Luật giáo dục quy định về Vị trí, vai trò của nhàgiáo có nêu rằng nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáodục; Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thếquan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh
Điều 26 của Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT Thông tư ban hành điều lệ trường tiểuhọc quy định về Giáo viên, nhân viên có nêu rằng giáo viên tiểu học là người làmnhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khácthực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
Trang 34Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT Thông tư ban hành điều lệ trường tiểu học còn quyđịnh một số vấn đề liên quan đến GV bao gồm: Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học đượcquy định tại Điều 27; Quyền của giáo viên tiểu học được quy định tại Điều 29; Trình độchuẩn được đào tạo, chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học được quy định tại Điều
30 của thông tư
Theo điều 30 của Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, chuẩn trình độ đào tạo của GVtiểu học là có bằng cử nhân ngành GD tiểu học hoặc cử nhân chuyên ngành phù hợp và
có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm Hằng năm, dựa vào kết quả đánh giá theo
16chuẩn nghề nghiệp, GV xây dựng kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghềnghiệp
1.2.5 Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường tiểu học
Theo tác giả Trần Bá Hoành (2006, tr.139) thì “Bồi dưỡng giáo viên chỉ việc nâng cao, hoàn thiện trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho các giáo viên đang dạy học Bồi dưỡng giáo viên được xem là việc đào tạo lại, đổi mới, cập nhật kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp”.
Bồi dưỡng, phát triển chuyên môn cho GV theo tác giả Darling và McLaughlin(dẫn theo Hoàng Anh Đức và ctv, 2020) là quá trình thúc đẩy sự hiểu biết của họ đốivới việc dạy và học cũng như tạo điều kiện để họ có cơ hội hiểu rõ HS của mình Còntheo Day (dẫn theo Hoàng Anh Đức và ctv, 2020) phát triển chuyên môn cho GV là cáchoạt động được thiết kế để GV có thể tham gia trải nghiệm, thêm hiểu biết về cách nhìnnhận, đổi mới và mở rộng kiến thức và kỹ năng Qua đó, việc bồi dưỡng, PTCM của
GV được định nghĩa từ những góc nhìn khác nhau, song vẫn cùng nhiệm vụ chung:không ngừng cập nhật, sửa đổi và tiến bộ song song với tốc độ thay đổi nhanh chóngcủa thời cuộc
Từ đó, có thể hiểu bồi dưỡng chuyên môn cho GV trường tiểu học là các hoạtđộng nhằm củng cố, bổ sung, cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho GV tạicác trường tiểu học Mục tiêu bồi dưỡng nhằm đáp ứng mục tiêu GD cụ thể củatrường, mục tiêu chung của ngành Hoạt động BDCM được tổ chức bởi nhà trường,ngành, các tổ chức liên quan khác trong khoảng thời gian nhất định Sau khi kết thúchoạt động bồi dưỡng người GV sẽ nhận được giấy chứng nhận hoặc được xác nhận
đã tham gia, đã hoàn thành nội dung bồi dưỡng
1.2.6 Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường tiểu học
Quản lý hoạt động BDCM cho GV trường tiểu học là một hoạt động có mụcđích của chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý Hoạt động quản lý bao gồm
Trang 35những hoạt động như lập kế hoạch BDCM, tổ chức thực hiện kế hoạch BDCM, chỉđạo thực hiện kế hoạch BDCM và kiểm tra, đánh giá các kế hoạch BDCM cho GV
ở các trường tiểu học
Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của quản lý hoạt động BDCM được đề rachủ yếu nhằm đảm bảo đội ngũ CBQL cũng như GV tại các trường tiểu học có đầy
đủ nhận thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ để triển khai và thực hiện tốt CTGDPT
2018, đảm bảo mục tiêu GD chung của toàn ngành
Chủ thể quản lý hoạt động BDCM cho GV tại các trường tiểu học là Sở
GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng, Tổ phó chuyênmôn Mỗi chủ thể được phân cấp quản lý cụ thể
17
Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch BDCM, tổ chức thực hiện kếhoạch BDCM, hướng dẫn các cơ sở GD thực hiện BDCM, kiểm tra, đánh giá hoạtđộng BDCM của các cơ sở giáo dục, đội ngũ GV
Cán bộ quản lý của cơ sở GD tức Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng xây dựng kếhoạch BDCM của nhà trường, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá hoạtđộng BDCM chung của nhà trường
Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn xây dựng kế hoạch BDCM cho tổ khối, tổ chứcthực hiện theo kế hoạch, hướng dẫn GV, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện BDCMcho GV trong tổ khối phụ trách
1.3 Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường tiểu học
1.3.1 Tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
- Xây dựng đội ngũ GV đảm bảo đủ số lượng và đạt về chất lượng phục vụchiến lược phát triển lâu dài của nhà trường
- Giúp nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học trong từng năm, những chỉđạo quan trọng mang tính định hướng của ngành
- Đẩy mạnh sự củng cố và phát triển chuyên môn, hỗ trợ cho các hoạt độngnghiệp vụ của giáo viên
- Nâng cao chất lượng dạy và học
- Giúp giáo viên tự tin, có thái độ tích cực, thích ứng nhanh với thay đổi, thách
Trang 36thức của xu thế thời đại.
Nâng cao ý thức, phương pháp, kỹ năng và thói quen tự học cho giáo viên Xây dựng và phát triển tinh thần hợp tác, hoạt động theo tổ, nhóm
-1.3.2 Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở
trường tiểu học
Mục tiêu BDCM trong nhà trường nhằm nâng cao và duy trì chất lượng đội ngũ
GV, giúp nhà trường tồn tại và phát triển Bồi dưỡng chuyên môn còn tạo ra sự thayđổi đi lên trong nghề nghiệp, nâng cao nhận thức và năng lực của GV
Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT Thông tư ban hành Quy chế bồi dưỡng thườngxuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông vàgiáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên có nêu ra một số mục đích của hoạt độngbồi dưỡng GV ở các trường tiểu học như sau:
18
- Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm
- Căn cứ để quản lý, chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng
- Nâng cao mức độ đáp ứng của GV, CBQL theo yêu cầu vị trí việc làm
- Đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục phổ thông
- Đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp
- Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá
- Phát triển năng lực tổ chức, quản lý hoạt động
1.3.3 Nội dung của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở
là những nội dung liên quan đến bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu vị trí, việclàm nhằm giúp GV cập nhật, nâng cao kiến thức, kĩ năng để hoàn thành tốt công việcđược giao
Với vai trò là giáo viên, theo tác giả Trần Bá Hoành (2006) nội dung bồi dưỡngcho GV ở trường học được gồm các nội dung bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡngthường xuyên theo chu kì và bồi dưỡng để dạy theo chương trình và sách giáo khoamới (hay còn gọi là bồi dưỡng thay sách)
Như vậy, có thể thấy ở nhà trường tiểu học nội dung hoạt động BDCM cho GVđược thể hiện trong các nội dung liên quan về chuyên môn trong kế hoạch hoạt động
Trang 37BDTX hằng năm và các hoạt động bồi dưỡng để dạy theo chương trình mới tùy vàotừng giai đoạn cải cách giáo dục Chương trình BDTX áp dụng cho tất cả các giáo viên
vì mục đích bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năngchuyên ngành bắt buộc hàng năm
Nội dung BDTX theo chu kì cho GV tiểu học thực hiện theo các văn bản gồmThông tư số 17/2019/TT-BGDĐT, Thông tư 19/2019/TT- BGDĐT và Thông tư17/2022/TT-BGDĐT Nội dung chương trình BDTX hàng năm bao gồm:
- Chương trình bồi dưỡng 01: Chương trình do Bộ GD&ĐT quy định cụ thể theotừng năm học Nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục phổthông, chương trình giáo dục phổ thông, nội dung các môn học, hoạt động giáo dụcthuộc chương trình giáo dục phổ thông
- Chương trình bồi dưỡng 02: Chương trình do Sở GD&ĐT quy định cụ thể theotừng năm học Nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục phổ thông của địa phương,
19thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục địa phương; phối hợpthực hiện các dự án bồi dưỡng thường xuyên
- Chương trình bồi dưỡng 03: Chương trình do GV cơ sở GDPT tự chọn các môđun bồi dưỡng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị tríviệc làm Tổng cộng gồm có 15 Module, trong đó các Modul bồi dưỡng liên quan đếnchuyên môn gồm:
Module 3: Phát triển chuyên môn của bản thân
Module 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và GD theo hướng phát triển phẩm chất,năng lực HS
Module 5: Sử dụng PPDH và GD phát triển phẩm chất, năng lực HS Module 6:Kiểm tra, đánh giá HS trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng phát triển phẩmchất năng lực HS
Module 7: Tư vấn và hỗ trợ HS trong hoạt động dạy học và giáo dục
Đối với nội dung bồi dưỡng để dạy theo chương trình và sách giáo khoa mớiđược thực hiện theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT từngđịa phương theo lộ trình cụ thể từng năm đối với các khối lớp tiến hành thay sách.Thực tế, trong giai đoạn hiện nay thì hoạt động bồi dưỡng để dạy theo chươngtrình và sách giáo khoa mới đóng vai trò chủ yếu, nội dung BDTX cũng phải kết hợpvới bồi dưỡng thay sách Theo định hướng căn bản, chủ đạo của Bộ GD&ĐT trongcông tác bồi dưỡng CBQL và GV cơ sở giáo dục hiện nay thì hoạt động BDCM cho
GV tập trung vào các nội dung liên quan CTGDPT 2018 như:
- Triển khai, thực hiện chương trình
- Chọn lựa, sử dụng sách giáo khoa
- Vận dụng phương pháp, hình thức dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá theo
Trang 38hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS
- Xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS
- Ứng dụng công nghệ thông tin
- Dạy học tích hợp, lồng ghép
- Tư vấn và hỗ trợ HS
- Giáo dục địa phương, tổ chức tham quan, học tập trải nghiệm,…
1.3.4 Phương pháp, hình thức của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường tiểu học
1.3.4.1 Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường tiểu học
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (2003, tr 793) thì phương pháp là hệthống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó
Tại các trường tiểu học, phương pháp BDCM chủ yếu thường sử dụng gồmthuyết trình; thực hành; thảo luận, trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh
20nghiệm giữa báo cáo viên với GV và CBQL, GV với GV, CBQL với CBQL; tự học,
tự nghiên cứu của GV
Đối với hoạt động BDTX theo chu kì thực hiện theo quy trình sau: - Cơ sở giáodục chọn cử giáo viên tham gia các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng, sinh hoạt chuyênmôn do Sở GD&ĐT,Phòng GD&ĐT tổ chức và triển khai lại cho GV nhà trường
- Cơ sở giáo dục tổ chức chọn và cử GV cốt cán tham gia hội nghị tập huấn, sinhhoạt chuyên của các cấp
- Giáo viên tham gia thực hiện bồi dưỡng thông qua các buổi triển khai, tập huấn,
tổ chức sinh hoạt chuyên môn trong đơn vị, cụm trường
- Bồi dưỡng thông qua tự học của giáo viên
- Thời gian thực hiện bồi dưỡng là trong hè và trong năm học
- Tự đọc tài liệu trên trang http://taphuan.vn
- Giáo viên thực hành áp dụng vào giảng dạy trên lớp
1.3.4.2 Hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường tiểu học
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (2003, tr.442) thì hình thức được hiểu
là cách thể hiện, cách tiến hành một hoạt động
Tại các trường tiểu học thực hiện một số hình thức BDCM gồm có tập trung, từ
xa, bán tập trung, tại chỗ, tự học Tùy vào tình hình thực tiễn đơn vị mà có thể chọnlựa, kết hợp linh hoạt các hình thức bồi dưỡng đảm bảo theo mục tiêu đã đề ra Hiệnnay, hình thức bồi dưỡng từ xa, tại chỗ và tự học đóng vai trò ngày càng quan trọng
vì mang đến nhiều lợi ích thiết thực
Theo thông tư 19/2019/TT- BGDĐT ban hành quy chế BDTX cho GV, CBQL
Trang 39cơ sở GD mầm non, cơ sở GD phổ thông và thông tư 17/2022/TT-BGDĐT sửa đổi
bổ sung một số điều của TT19/2019 quy định một số hình thức bồi dưỡng sau:
- Tự bồi dưỡng: GV tự bồi dưỡng trên cơ sở thông qua việc tham gia các buổi tậphuấn do Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức, qua sinh hoạt chuyên môn tại tổ chuyên môn củanhà trường
- Bồi dưỡng tập trung: Do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức và sinh hoạt tậptrung tại trường
- Bồi dưỡng từ xa: Ứng dụng công nghệ thông tin trong cổng thông tin điện tử của
Bộ GD&ĐT và các module cần đạt về nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡngđược quy định trong chương trình
Các hoạt động BDCM được thực hiện thông qua các đợt BDTX theo chu kỳ;các buổi tập huấn do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức; sinh hoạtcủa tổ chuyên môn cụm, trường; Giáo viên tự học hỏi, nghiên cứu
21
Về các buổi tập huấn, Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch tậphuấn để BDCM hoàn chỉnh gởi đến cơ sở GD Kế hoạch gồm thời gian, thành phầntham dự, nội dung, chương trình tập huấn, tổ chức thực hiện Sau đó, Sở và PhòngGD&ĐT gởi thông báo hoặc triệu tập về nhà trường gồm kế hoạch bồi dưỡng và danhsách các thành viên tham gia Cuối đợt tập huấn Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT kiểmtra, đánh giá kết quả tham gia tập huấn, thông báo kết quả đến cơ sở GD
Về sinh hoạt chuyên môn, hiện nay tại các trường tiểu học tổ chức sinh hoạtchuyên môn trường, cụm trường thực hiện theo công văn 1315/BGDĐT-GDTH năm
2020 gồm có 4 bước:
- Bước 1: Xây dựng bài học minh họa
Dựa vào mục đích cụ thể của buổi sinh hoạt chuyên môn, các GV trong tổ khốithảo luận, thống nhất lựa chọn bài học minh họa Các GV trong tổ khối sẽ thảo luận,trao đổi để xây dựng bài học minh họa
- Bước 2: Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ
GV dạy tiết minh hoạt, tổ khối dự giờ, quan sát, phân tích bài học, tiết dạy - Bước3: Phân tích bài học: cả trường hoặc tổ khối tổ chức trao đổi, chia sẻ tập trung vào biểuhiện của HS và phân tích nguyên nhân
- Bước 4: Vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày Dựa vàokết quả phân tích, trao đổi bài học qua dự giờ, GV tự chủ động, sáng tạo áp dụng vàocác bài học tại lớp mình
Hình thức tự học, tự nghiên cứu được thực hiện phổ biến Giáo viên tự nghiên cứutài liệu các bồi dưỡng, kế hoạch bài dạy, thông tin liên quan chuyên môn qua nguồn tàiliệu được cung cấp hoặc tự học trên hệ thống tập huấn BDTX
Trang 401.3.5 Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường tiểu học
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (2003, tr.523) thì kiểm tra là xem xéttình hình thực tế để đánh giá, nhận xét, còn đánh giá là nhận định giá trị (Hoàng Phê,
2003, tr.287)
Quá trình đánh giá kết quả BDCM tập trung vào các tiêu chí mục tiêu bồidưỡng, kết quả bồi dưỡng bao gồm nhận thức của GV, sự hài lòng của người thamgia bồi dưỡng, khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng có hiệu quả vào dạy học, tinhthần hợp tác trong công việc
Tại các trường tiểu học, một số hình thức đánh giá kết quả BDCM được sửdụng là việc vận dụng vào thực tiễn dạy học, giáo dục; bài kiểm tra bằng câu hỏi trắcnghiệm, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch, …
Cụ thể đối với BDTX thì kết quả hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học được đánh giátheo Điều 11 của TT19/2019TT-BGDĐT gồm các nội dung sau:
22
- Đánh giá việc vận dụng kiến thức BDTX vào thực tiễn dạy học, giáo dục HS;thực tiễn quản lý Nội dung này thường được thực hiện kết hợp với các hoạt động dựgiờ, sinh hoạt chuyên môn tổ, khối, trường; kết quả học tập và rèn luyện của HS
- Đánh giá thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, bài tập nghiên cứu, thu hoạch.Nội dung này thường được thực hiện sau mỗi đợt tập huấn của Bộ GD&ĐT, Sở
GD&ĐT, Phòng GD&ĐT
Giáo viên, cán bộ quản lý được xếp loại hoàn thành kế hoạch BDTX thì được cấpchứng chỉ hoàn thành kế hoạch BDTX Kết quả đánh giá BDTX này được lưu và dùnglàm căn cứ thực hiện chế độ, chính sách bồi dưỡng và sử dụng GV và CBQL
1.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường tiểu học
1.4.1 Sự cần thiết của việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường tiểu học
Bồi dưỡng chuyên môn cho GV tiểu học là hoạt động tác động có mục đích đốivới GV nhằm nâng cao tay nghề cho GV trong lĩnh vực chuyên môn Muốn hoạt độngbồi dưỡng đạt kết quả cao cần thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động ấy
Quản lý hoạt động BDCM cho GV ở trường tiểu học có vai trò quan trọng giúpCBQL cũng như nhà trường Xây dựng mục tiêu BDCM rõ ràng, khả thi; Xây dựng kếhoạch bồi dưỡng khoa học, phù hợp thực tiễn; Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡngđúng quy định; Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đúng định hướng của