Trang 1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGƠ THỊ HÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN LỚP MẦM NON ĐỘC LẬP TẠI THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH D
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
NGÔ THỊ HÀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN LỚP MẦM NON ĐỘC LẬP
TẠI THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ
BÌNH DƯƠNG – 2023
Trang 2ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
NGÔ THỊ HÀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN
CHO GIÁO VIÊN LỚP MẦM NON ĐỘC LẬP TẠI THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Trang 3i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Mọi cơ sở lý luận, số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập từ thực tế
và hoàn toàn trung thực Các công trình nghiên cứu, luận án, tài liệu của các tác giả khác được sử dụng trong luận văn được trích dẫn đầy đủ và đúng quy định
TÁC GIẢ
Ngô Thị Hà
Trang 4ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Vũ Thị Nhân, người
đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Lời cảm ơn thứ hai, tôi xin gửi đến quý Thầy/ Cô đã giảng dạy chương trình cao học từ những ngày đầu ôn luyện cho đến xuyên suốt quá trình học trong 02 năm vừa qua tại trường Đại học Thủ Dầu Một Thầy/ Cô đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và quan tâm, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy/ Cô đang công tác tại Viện Đào tạo Sau đại học đã hết lòng quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn đúng thời hạn
Bên cạnh đó tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thuận An, chủ cơ sở và các giáo viên lớp mầm non độc lập thành phố Thuận
An, tỉnh Bình Dương đã cộng tác, động viên, giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn
Cuối cùng là lời biết ơn sâu sắc đến tất cả đồng nghiệp đã trực tiếp và gián tiếp hỗ trợ, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Bản thân đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, song không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được ý kiến đóng góp chỉ dẫn từ quý Thầy/ Cô để luận văn được hoàn thiện
Trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ
Ngô Thị Hà
Trang 5iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT x
DANH MỤC BIỂU BẢNG……… xi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và Đối tượng nghiên cứu 3
3.1 Khách thể nghiên cứu: 3
3.2 Đối tượng nghiên cứu: 3
4 Phạm vi nghiên cứu 3
4.1 Về nội dung: 3
4.2 Về địa bàn nghiên cứu: 3
4.3 Về thời gian nghiên cứu: 3
5 Giả thuyết khoa học 3
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 4
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 4
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn 5
7.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động 5
7.3 Nhóm phương pháp xử lý dữ liệu 5
8 Đóng góp của luận văn 6
8.1 Về lý luận 6
8.2 Về thực tiễn 6
9 Cấu trúc luận văn 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN LỚP MẦM NON 7
Trang 6iv
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới 7
1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam 7
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 8
1.2.1 Giáo viên mầm non 8
1.2.2 Lớp mầm non độc lập 9
1.2.3 Quản lý 10
1.2.4 Quản lý giáo dục 100
1.2.5 Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non 111
1.2.6 Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non 111
1.3 Lý luận về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 122
1.3.1 Đặc điểm chung giáo viên mầm non 122
1.3.2 Tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 13
1.3.3 Mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 13
1.3.4 Nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 14
1.3.5 Phương pháp, biện pháp và hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 17
1.3.6 Hình thức kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 19
1.3.7 Điều kiện bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 21
1.4 Lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 23
1.4.1 Tầm quan trọng của quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 23
1.4.2 Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 24
1.4.3 Tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 25
Trang 7v
1.4.4 Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc
lập 26
1.4.5 Kiểm tra hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 27
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 28
1.5.1 Các yếu tố khách quan 28
1.5.1.1 Chính sách và quy định của Nhà nước 28
1.5.1.2 Cơ sở vật chất và trang thiết bị 29
1.5.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội địa phương 29
1.5.2 Các yếu tố chủ quan 30
1.5.2.1 Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý và chủ cơ sở ………30
1.5.2.2 Năng lực của giáo viên ……… 30
1.5.2.3 Thái độ của giáo viên ……… 31
1.5.2.4 Tình hình tài chính của cơ sở giáo dục mầm non độc lập 31
Kết luận Chương 1 32
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN LỚP MẦM NON ĐỘC LẬP TẠI THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG 33
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, văn hóa và giáo dục của thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương 33
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa của thành phố Thuận An 33
2.1.2 Tình hình giáo dục mầm non tại lớp mầm non độc lập trên địa bàn thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương 34
2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương 35
2.2.1 Mục đích khảo sát 35
2.2.2 Nội dung khảo sát 35
2.2.3 Phương pháp khảo sát 35
2.2.3.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 35
Trang 8vi
2.2.3.2 Phương pháp phỏng vấn 37 2.2.3.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm 38 2.2.4 Mẫu khảo sát 38 2.3 Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương 40 2.3.1 Thực trạng nhận thức của CBQL trường MN công lập, chủ cơ sở và giáo viên lớp mầm non độc lập về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 40 2.3.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập tại thành phố Thuận An 42 2.3.3 Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập tại thành phố Thuận An 45 2.3.4 Thực trạng sử dụng phương pháp, biện pháp và hình thức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập tại thành phố Thuận An 50 2.3.5 Thực trạng đánh giá kết quả bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập tại thành phố Thuận An 53 2.3.6 Thực trạng điều kiện bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập tại thành phố Thuận An 55 2.4 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập tại thành phố Thuận An 56 2.4.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý trường MN công lập, chủ cở sở và giáo viên lớp mầm non độc lập về tầm quan trọng của quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 56 2.4.2 Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập tại thành phố Thuận An 58 2.4.3 Thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập tại thành phố Thuận An 60 2.4.4 Thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập tại thành phố Thuận An 62
Trang 9vii
2.4.5 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên lớp mầm non độc lập tại thành phố Thuận An 65
2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập tại thành phố Thuận An…… 67
2.5.1 Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan 67
2.5.2 Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan 68
2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập tại thành phố Thuận An 69
2.6.1 Những ưu điểm 69
2.6.2 Những hạn chế 70
2.6.3 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên 70
2.6.3.1 Nguyên nhân khách quan 70
2.6.3.2 Nguyên nhân chủ quan 71
Kết luận chương 2 72
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN LỚP MẦM NON ĐỘC LẬP TẠI THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG 73
3.1 Cơ sở đề xuất biện pháp 73
3.1.1 Cơ sở khoa học 73
3.1.2 Cơ sở thực tiễn 73
3.1.3 Cơ sở pháp lý 73
3.2 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 74
3.2.1 Đảm bảo tính pháp lí 74
3.2.2 Đảm bảo tính hệ thống – cấu trúc 74
3.2.3 Đảm bảo tính thực tiễn 74
3.2.4 Đảm bảo tính khả thi 75
3.2.5 Đảm bảo tính đồng bộ 75
3.3 Hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập tại thành phố Thuận An 76
Trang 10viii
3.3.1 Biện pháp 1- Nâng cao nhận thức về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý trường mầm non công lập, chủ cơ sở và giáo viên lớp mầm non
độc lập 76
3.3.1.1 Mục đích biện pháp 76
3.3.1.2 Nội dung biện pháp 76
3.3.1.3 Cách thức tiến hành 76
3.3.1.4 Điều kiện thực hiện 77
3.3.2 Biện pháp 2- Chỉ đạo đổi mới quản lý chương trình, nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 77
3.3.2.1 Mục đích biện pháp 77
3.3.2.2 Nội dung biện pháp 78
3.3.2.3 Cách thức tiến hành 78
3.3.2.4 Điều kiện thực hiện 79
3.3.3 Biện pháp 3 - Chỉ đạo nâng cao chất lượng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 79
3.3.3.1 Mục đích biện pháp 79
3.3.3.2 Nội dung biện pháp 80
3.3.3.3 Cách thức tiến hành 80
3.3.3.4 Điều kiện thực hiện 81
3.3.4 Biện pháp 4 - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết cho quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 81
3.3.4.1 Mục đích biện pháp 81
3.3.4.2 Nội dung biện pháp 82
3.3.4.3 Cách thức tiến hành 82
3.3.4.4 Điều kiện thực hiện 83
3.3.5 Biện pháp 5 - Đổi mới kiểm tra, giám sát các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập; động viên khen thưởng tập thể, cá nhân tham gia vào hoạt động bồi dưỡng 83
3.3.5.1 Mục đích biện pháp 83
Trang 11ix
3.3.5.2 Nội dung biện pháp 84
3.3.5.3 Cách thức tiến hành 84
3.3.5.4 Điều kiện thực hiện 85
3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 86
3.5 Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 87
3.5.1 Mục đích khảo sát 87
3.5.2 Nội dung khảo sát 87
3.5.3 Phương pháp khảo sát 88
3.5.4 Mẫu khảo sát 88
3.5.5 Quy ước thang đo 89
3.5.6 Kết quả khảo sát 89
3.5.6.1 Tính cần thiết 90
3.5.6.2 Tính khả thi 91
Kết luận chương 3 93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 94
1 Kết luận 94
2 Khuyến nghị 95
2.1 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương 95
2.2 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thuận An 96
2.3 Đối với các cơ sở giáo dục mầm non độc lập 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 1
Trang 12x
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 13xi
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 2.1 Quy ước cách xử lý thông tin bảng hỏi 36 Bảng 2.2 Đặc điểm cán bộ quản lý trường mầm non công lập, chủ cơ sở và giáo viên lớp mầm non độc lập được khảo sát 39 Bảng 2.3 Ý kiến của CBQL trường MN công lập, chủ cở sở và giáo viên lớp mầm non độc lập về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 40 Bảng 2.4 Ý kiến của CBQL trường MN công lập, chủ cơ sở và giáo viên lớp mầm non độc lập về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 42 Bảng 2.5 Ý kiến của cán bộ quản lý trường MN công lập, chủ cơ sở và giáo viên lớp mầm non độc lập về mức độ cần thiết và kết quả thực hiện nội dung hoạt động BDCM cho giáo viên lớp mầm non độc lập 45 Bảng 2.6 Ý kiến của CBQL trường MN công lập, chủ cơ sở và giáo viên lớp mầm non độc lập về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện phương pháp, biện pháp và hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 50 Bảng 2.7 Ý kiến của CBQL trường MN công lập, chủ cơ sở và giáo viên lớp mầm non độc lập về mức độ phù hợp và kết quả thực hiện đánh giá kết quả bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 53 Bảng 2.8 Ý kiến của CBQL trường MN công lập, chủ cơ sở và giáo viên lớp mầm non độc lập về mức độ phù hợp và kết quả thực hiện các điều kiện bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 55 Bảng 2.9 Ý kiến của CBQL trường MN công lập, chủ cơ sở và giáo viên lớp mầm non độc lập về tầm quan trọng của quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 57 Bảng 2.10 Ý kiến của cán bộ quản lý trường MN công lập, chủ cơ sở và giáo viên lớp mầm non độc lập về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện việc lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 58
Trang 14xii
Bảng 2.11 Ý kiến của CBQL trường MN công lập, chủ cơ sở và giáo viên lớp mầm non độc lập về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện tổ chức hoạt động bồi
dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 60
Bảng 2.12 Ý kiến của cán bộ quản lý trường MN công lập, chủ cơ sở và giáo viên lớp mầm non độc lập về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 63
Bảng 2.13 Ý kiến của cán bộ quản lý trường MN công lập, chủ cơ sở và giáo viên lớp mầm non độc lập về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 65 Bảng 2.14 Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 67
Bảng 2.15 Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập 68
Bảng 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp………87
Bảng 3.2 Mô tả mẫu khảo sát 88
Bảng 3.3 Quy ước thang đo kết quả khảo sát 89
Bảng 3.4 Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp đề xuất 90
Bảng 3.5 Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất ……….91
Trang 15Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 quy định về chính sách phát triển giáo dục mầm non Nghị định này áp dụng đối với nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập; trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập, trường mầm non, lớp mầm non độc lập (gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non) (Nghị định - chính phủ, 2020) Để triển khai đến các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện tốt nghị định 105/2020/NĐ-
CP đòi hỏi các ban ngành liên quan phải phối hợp chặt chẽ với nhau, đặc biệt là những cán bộ quản lý mầm non ( CBQL MN ) cần phải nghiên cứu thật kỹ các nội dung trong nghị định để có các biện pháp giải thích, chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời các cơ sở giáo dục mầm non nhằm thực hiện đúng với tinh thần nghị định đưa ra.(Nghị định - chính phủ, 2020)
Thông tư 49/2021/ TT-BGDĐT ngày 31/12/2021-Thông tư ban hành quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục Điều 13 ghi rõ quyền lợi của giáo viên
“Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể, được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định; Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của quản lý chuyên môn và cơ sở giáo dục mầm non độc lập; được bảo đảm các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Được đồng thời làm quản lý chuyên môn nếu đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định; Được hưởng chế độ tiền công, tiền lương, đóng bảo hiểm
xã hội và các chế độ khác theo quy định của pháp luật; Được tạo điều kiện học
Trang 162
tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Được khen thưởng, tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu khác theo quy định; Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”( Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, 2021) Điều 22 Chương V thông tư 49/2021/ TT- BGDĐT có nội dung nêu rõ trách nhiệm của Phòng giáo dục và đào tạo “Hướng dẫn, tổ chức thực hiện chuyên môn đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập; chỉ đạo trường mầm non công lập hỗ trợ chuyên môn, giám sát các cơ sở giáo dục mầm non độc lập trên địa bàn” Căn cứ vào điều 22 Chương V thông tư 49/2021 TT-BGDĐT, Phòng giáo dục đào tạo thành phố Thuận An( PGDĐT TP TA) ra quyết định thành lập Hội đồng chuyên môn nghiệp vụ cấp Thành phố để thực hiện công việc hướng dẫn hoạt động chăm sóc giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập Thành viên hội đồng chuyên môn nghiệp vụ xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho giáo viên tại các lớp mầm non độc lập
Thành phố Thuận An là địa bàn có nhiều khu công nghiệp phát triển mạnh
mẽ, là nơi tập trung người dân cư khá đông đúc Hệ thống trường mầm non công lập và trường mầm non ngoài công lập cũng không đủ sức phục vụ nhu cầu đến trường của trẻ mầm non Chính vì vậy các lớp mầm non độc lập ( LMNĐL) ra đời để đáp ứng được nhu cầu gửi con của một số bộ phận phụ huynh đi làm theo
ca giờ giấc không ổn định đưa con đi học Căn cứ vào khoản a -Điều 72 Mục 3 - Luật số 43/2019/QH14 – quy định trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non: (1) a Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non ( Quốc Hội 14, 2019) Tuy nhiên, trong thời gian qua, trình độ chuẩn được đào tạo của GV các LMNĐL chưa đảm bảo theo quy định của Luật Giáo dục 2019, chính vì vậy đã diễn ra tình trạng hoạt động dạy học chưa phù hợp dẫn đến những bất cập về việc truyền đạt kiến thức chưa chính xác và chưa truyền tải được mục tiêu của giáo dục mầm non đối với từng độ tuổi trẻ (Báo cáo tổng kết năm 2022 - 2023 của Phòng Giáo Dục và Đào tạo Thành phố Thuận An)
Thông tư số 12/2019/TT-BGDĐT ngày 26/8/2019 - Thông tư ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non.(Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2019) Quyết định 2000/QĐ-BGDĐT ngày 11/07/2023- Chương trình bồi
Trang 173
dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non (Bộ Giáo Dục
và Đào tạo, 2023) Hiện nay vấn đề bồi dưỡng chuyên môn( BDCM) cho giáo viên tại các LMNĐL trên địa bàn TP TA, tỉnh Bình Dương chưa được quan tâm đúng mức Chính vì vậy việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại các lớp mầm non độc lập là vấn đề rất cần thiết Xuất phát từ thực tiễn tại địa phương tác
giả lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
lớp mầm non độc lập tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động BDCM cho
GV LMNĐL; khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động BDCM cho GV LMNĐL tại TP TA, tỉnh Bình Dương; đồng thời đề xuất một số biện pháp quản
lý hoạt động BDCM cho GV LMNĐL tại TP TA , tỉnh Bình Dương
3 Khách thể và Đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động BDCM cho GV LMNĐL
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động BDCM cho GV
LMNĐL tại TP TA , tỉnh Bình Dương
4 Phạm vi nghiên cứu
4.1 Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về quản lý hoạt động
BDCM cho GV LMNĐL tại TP TA, tỉnh Bình Dương dưới sự lãnh đạo điều hành của CBQL được phân công quản lý ngoài công lập
4.2 Về địa bàn nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, điều tra,
khảo sát thực trạng quản lý hoạt động BDCM cho GV tại 133 LMNĐL trên địa bàn TP TA, tỉnh Bình Dương
4.3 Về thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu trong năm học 2022
– 2023 Số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập trong năm 2022 – 2023
5 Giả thuyết khoa học
Nếu xác định rõ những nguyên nhân hạn chế từ thực trạng hoạt động BDCM cho GV LMNĐL tại TP TA, tỉnh Bình Dương thì sẽ đề xuất được những biện pháp quản lý hoạt động BDCM cho GV LMNĐL, đảm bảo khắc phục
Trang 184
những hạn chế trong thực trạng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tại
TP TA, tỉnh Bình Dương
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động BDCM cho GV LMNĐL; Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động BDCM cho GV LMNĐL tại TP
TA, tỉnh Bình Dương; Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động BDCM cho
GV LMNĐL tại TP TA, tỉnh Bình Dương; Tổ chức khảo nghiệm đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động BDCM cho GV LMNĐL tại TP TA, tỉnh Bình Dương
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: Tìm hiểu các vấn đề lý luận có liên quan đến hoạt động BDCM cho GV LMNĐL để xây dựng lý luận của đề tài, thu thập thông tin khoa học về lịch sử nghiên cứu quản lý hoạt động BDCM cho GV LMNĐL tại TP TA, tỉnh Bình Dương
Cách thức thực hiện: Nghiên cứu, tổng hợp các văn bản, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Luật Giáo dục, thông tư, nghị định; các sách, báo, giáo trình, tài liệu, các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài Phân tích, tổng hợp,
hệ thống hóa, khái quát hóa những thông tin khoa học thu thập được từ các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các quan điểm, lý luận về giáo dục quản lý hoạt động BDCM cho GV LMNĐL Từ đó rút ra các kết luận liên quan đến vấn
đề nghiên cứu
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Thu thập số liệu về thực trạng hoạt động BDCM cho GV LMNĐL và quản lý hoạt động BDCM cho GV LMNĐL tại TP TA, tỉnh Bình Dương
Cách thức thực hiện: Tác giả sử dụng công thức tính mẫu khảo sát của Slovin Khách thể khảo sát gồm: CBQL trường MN công lập, chủ cơ sở, GV LMNĐL tại TP TA, tỉnh Bình Dương
Trang 195
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu, làm rõ thêm
về thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động BDCM cho GV LMNĐL trên địa bàn Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động BDCM cho
GV LMNĐL tại TP TA, tỉnh Bình Dương phù hợp thực tế
Cách thức thực hiện: Tác giả xây dựng hệ thống câu hỏi phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn một số CBQL trường MN công lập, chủ cơ sở và GV LMNĐL tại TP TA, tỉnh Bình Dương
7.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Mục đích: Thu thập các sản phẩm về hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động BDCM cho GV LMNĐL nhằm hỗ trợ thêm các phương pháp để làm rõ vấn
đề hơn
Cách thức tiến hành: Tiến hành thu thập, xem xét và phân tích các hồ sơ
và kết quả đánh giá GV LMNĐL được khảo sát Từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá
7.3 Nhóm phương pháp xử lý dữ liệu
Mục đích: Tác giả xử lý dữ liệu sau khi thu thập được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và các phương pháp khác làm cơ sở phân tích, đánh giá Sau khi có kết quả phân tích dữ liệu về thực trạng, tác giả xác định các biện pháp quản lý hoạt động BDCM cho GV LMNĐL khả thi và phù hợp với tình hình thực
+ Phân tích thống kê mô tả: Các chỉ số sau được sử dụng trong phân tích thống kê mô tả tần số, tính giá trị bình cộng(Mean), độ lệch chuẩn(Stđ Deviation), tính % để mô tả kết quả hoạt động, vẽ biểu mẫu…
Trang 208 Đóng góp của luận văn
8.1 Về lý luận: Đề tài góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về quản lý hoạt
động BDCM cho GV LMNĐL, làm cơ sở cho việc xây dựng bộ công cụ nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động BDCM cho GV LMNĐL tại TP TA, tỉnh Bình Dương
8.2 Về thực tiễn: Đánh giá đúng thực trạng BDCM cho GV LMNĐL và
thực trạng quản lý hoạt động BDCM cho GV LMNĐL tại TP TA, tỉnh Bình Dương Các biện pháp quản lý hoạt động BDCM cho GV LMNĐL do tác giả đề xuất có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho CBQL trường MN công lập thực hiện công tác quản lý ngoài công lập tại TP TA, tỉnh Bình Dương góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có
Trang 217
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN MẦM NON
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới
Hoạt động BDCM cho GV là vấn đề cơ bản trong sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo của quốc gia đó Phương châm hành động của các cấp quản lý giáo dục( QLGD) đều cho rằng tất cả con người đều có cơ hội học tập, bồi dưỡng kiến thức, đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia
Ahmed Alshehri et al (2020), trong "Professional Development Programs
for Early Childhood Teachers in Saudi Arabia" Tác giả đánh giá hiệu quả của
các chương trình đào tạo chuyên môn cho giáo viên mầm non tại Ả Rập Xê Út Kết quả cho thấy rằng các chương trình đào tạo chuyên môn có tác động tích cực đến sự phát triển chuyên môn của giáo viên mầm non tại đây
Heng Du et al (2020), trong "Professional Development of Early
Childhood Teachers in China: A Review of Literature" Nghiên cứu này tập trung
vào việc xem xét các chương trình đào tạo chuyên môn cho giáo viên mầm non tại Trung Quốc Tác giả đã phân tích các chương trình đào tạo chuyên môn hiện
có và đưa ra những đề xuất để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non tại Trung Quốc
Nhìn chung nhiều nước trên thế giới quan tâm đến hoạt động bồi dưỡng giáo viên và có hệ thống bồi dưỡng giáo viên từ trung ương đến địa phương Hình thức bồi dưỡng giáo viên tùy thuộc vào điều kiện của từng quốc gia, xây dựng quy trình phù hợp, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam
Trong lĩnh vực quản lý giáo dục có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề BDCM cho giáo viên mầm non
Nguyễn Thị Thu Hương (2020), "Nghiên cứu một số giải pháp quản lý
hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ở Hà Nội" Công trình
tập trung vào việc đánh giá thực trạng hoạt động BDCM cho giáo viên mầm non
Trang 228
(GVMN) ở Hà Nội và đề xuất các giải pháp quản lý để cải thiện hiệu quả đào tạo chuyên môn cho GVMN
Nguyễn Thị Tường Vi (2021), "Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non tại Việt Nam" Tác giả tập trung vào việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động BDCM cho GVMN tại Việt Nam, bao gồm cả yếu tố cá nhân của giáo viên và yếu tố tổ chức
Nguyễn Thị Bích Thủy (2022), "Đánh giá chất lượng hoạt động bồi
dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ở các trường công lập tại TP Hồ Chí Minh" Nghiên cứu này đánh giá chất lượng hoạt động BDCM cho GVMN ở các
trường công lập tại TP Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp để cải thiện chất lượng hoạt động này
Trên đây là một số ý kiến của tác giả đã nghiên cứu về BDCM đội ngũ GVMN đáp ứng với công cuộc đổi mới và phát triển giáo dục trong tình hình đất nước Hiện nay các công trình nghiên cứu đó áp dụng rất có hiệu quả, tuy nhiên những nghiên cứu về quản lý hoạt động BDCM cho GV LMNĐL tại TP TA, tỉnh Bình Dương chưa có công trình nào nghiên cứu Chính vì vậy tác giả chọn vấn
đề này làm đề tài nghiên cứu với mong muốn góp một công sức vào luận văn để giải quyết vấn đề còn thiếu sót trên của thực tế địa phương
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Giáo viên mầm non
Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 Thông tư ban hành điều
lệ trường mầm non - Điều 26 xác định: " Giáo viên thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. "(Bộ Giáo Dục và Đào tạo, 2020)
Nhiệm vụ của giáo viên MN được quy định trong điều 27, Điều lệ Trường mầm non 2020 như sau gồm: (1) Bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường (2) Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non (3) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn
Trang 239
kết, giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của giáo viên, các quy định
về đạo đức nhà giáo theo quy định (4) Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ của trẻ em để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ
em (5) Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em (6) Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.( Bộ Giáo Dục và Đào tạo, 2020)
Quyền của giáo viên MN được quy định trong điều 29 Điều lệ Trường mầm non 2020 như sau: (1) Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể, được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định (2) Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường; được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em (3) Được hưởng tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.(4) Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng (5) Được khen thưởng, tặng danh hiệu thi đua
và các danh hiệu cao quý khác theo quy định (6) Các quyền khác theo quy định của pháp luật (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2020)
1.2.2 Lớp mầm non độc lập
Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ Giáo Dục Đào Tạo – Thông tư ban hành Quy chế hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập dân lập và tư thục
Điều 1- Nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập là
loại hình dân lập và tư thục - được gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non độc lập;
tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
Điều 2 - Cơ sở giáo dục mầm non độc lập là cơ sở giáo dục mầm non
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do nhà đầu tư hoặc cộng đồng dân cư đầu tư
cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động
Điều 3- Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục mầm non độc lập (1)
Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục
Trang 2410
và Đào tạo ban hành, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, góp phần cùng nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu của xã hội (2) Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi theo Chương trình giáo dục mầm non(3) Bảo đảm việc thực hiện quyền và nhiệm vụ của trẻ em(4) Quản lý, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên, người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, đảm bảo chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ em(5) Quản lý trẻ em, tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em khuyết tật(nếu có).(6) Báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định và yêu cầu của các cơ quan quản lý.(7).Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.(Bộ Giáo Dục và Đào tạo, 2021)
Điều 14- Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT chỉ rõ: Lớp mầm non độc lập bao gồm trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi thành nhóm trẻ và lớp mẫu giáo Tổng số trẻ em trong lớp mầm non độc lập không quá 70 trẻ em.(Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, 2021)
1.2.3 Quản lý
Tác giả trong và ngoài nước đưa ra khái niệm về quản lý như sau:
Haroldkoontz, Cyril Qdonnell and Heiznz Weihrich(1994), cho rằng: Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp cho con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định
Tác giả Trần Kiểm (2004), “Quản lý là những tác động có tính định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt được mục đích nhất định”
Với những khái niệm về quản lý nêu trên, theo tác giả :‘‘Quản lý là sự tác động có chủ định, có kế hoạch của người quản lý lên người bị quản lý một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch ban đầu đặt ra’’
1.2.4 Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một lĩnh vực mà có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu với nhiều cách tiếp cận khác nhau và đã đưa ra những khái niệm quản lý giáo dục như sau :
Trang 2511
Theo tác giả Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lâm và Nghiêm Đình Vỹ(2002), “Quản lý giáo dục là quản lý trường học, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào đạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh’’
Tác giả Đặng Quốc Bảo (2008), lại cho rằng: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội”
Qua các định nghĩa trên theo tác giả hiểu về quản lý giáo dục như sau: Quản lý giáo dục là sự tác động có chủ đích, có kế hoạch, có mục tiêu của nhà quản lý giáo dục lên tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục trong
và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng phối hợp, tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường để đạt được mục tiêu đã đề ra ban đầu
1.2.5 Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
Theo từ điển tiếng Việt (2003): Chuyên môn là lĩnh vực được đào tạo chuyên nghiệp về một ngành khoa học, kĩ thuật
BDCM cho GV chính là hoạt động cập nhật, nâng cao kiến thức và năng lực nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao đó là giáo dục và dạy học học sinh nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của cấp học, bậc học và của xã hội
Hoạt động BDCM cho GV là việc làm thường xuyên và liên tục Do tính chất của nghề nghiệp mà hoạt động BDCM cho GV có nhiều nội dung phong phú bao gồm: bồi dưỡng sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu nội dung bài học, nghiên cứu khoa học giáo dục các nội dung hoạt động BDCM cho GV có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất Trong đó, chăm sóc và giáo dục trẻ là hai nội dung bồi dưỡng cơ bản củaGVMN Những nội dung khác phải phục vụ, hỗ trợ để GVMN thực hiện tốt hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
1.2.6 Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
Quản lý hoạt động BDCM cho GVMN là những tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến hoạt động BDCM cho GVMN nhằm định hướng, tổ chức,
Trang 2612
điều khiển và kiểm tra quá trình BDCM cho GVMN trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục ở các cơ sở GDMN Đó là việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá, huy động tối đa đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn lực giáo dục trong BDCM cho GVMN
1.3 Lý luận về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập
1.3.1 Đặc điểm chung giáo viên mầm non
- Mục đích của lao động sư phạm: Lao động sư phạm của GVMN là loại hình lao động tạo dựng nên con người đáp ứng yêu cầu của thời đại mới Lao động sư phạm của GVMN có một sắc thái rất riêng, khác hẳn so với GV của các bậc học khác đó chính là tạo bước khởi đầu quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách lâu dài sau này của con người mới
- Đối tượng hoạt động sư phạm của GVMN: Hoạt động sư phạm của GVMN có đối tượng rất đặc biệt - là trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi Sự phát triển toàn diện của đứa trẻ phụ thuộc nhiều vào đạo đức, trí tuệ, trình độ nghiệp vụ sư phạm, năng lực giao tiếp của người giáo viên
- Công cụ lao động sư phạm: Công cụ lao động sư phạm của GVMN là trí tuệ và phẩm chất của mình Nhân cách của GV là công cụ lao động thực sự, nó sẽ phát huy tác dụng mạnh mẽ khi GV có sức thuyết phục lớn đối với trẻ và những người xung quanh
- Sản phẩm lao động sư phạm: Văn bản hợp nhất 01/VBHN/BGDĐT ngày 13/04/2021 –Thông tư ban hành chương trình giáo dục mầm non đã chỉ ra rằng:
“Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh
lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời” ( Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, 2021)
Trang 2713
Những nền tảng ban đầu về nhân cách của trẻ là sản phẩm lao động sư phạm của GVMN, trước hết được thể hiện ở mục tiêu giáo dục mầm non ở cuối tuổi mẫu giáo (6 tuổi) trong văn bản hợp nhất 01/VBHN/BGDĐT ngày 13/04/2021–Thông tư ban hành chương trình giáo dục mầm non
1.3.2 Tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập
Hoạt động BDCM cho GV LMNĐL rất quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục, cải thiện phương pháp giảng dạy, nắm bắt được những xu hướng mới trong giáo dục, nâng cao kỹ năng quản lý và tổ chức lớp học, tạo ra một môi trường học tập chuyên nghiệp và thân thiện giữa các GV LMNĐL
- Hoạt động BDCM giúp GVLMNĐL cập nhật kiến thức mới nhất về các phương pháp giảng dạy, kỹ năng giáo dục, kỹ năng chăm sóc trẻ và tình hình giáo dục mới nhất
- Hoạt động BDCM cũng giúp GV LMNĐL nâng cao kỹ năng quản lý và
tổ chức lớp học, cải thiện chất lượng giáo dục và tăng cường sự đồng thuận và hợp tác giữa GV và phụ huynh
- Hoạt động BDCM giúp GV LMNĐL cập nhật những kiến thức mới nhất
về chăm sóc, giáo dục và phát triển trẻ em
- Hoạt động BDCM cũng giúp GV LMNĐL tăng cường sự tự tin và năng lực trong công việc
- Hoạt động BDCM còn giúp tạo ra một môi trường học tập chuyên nghiệp và thân thiện giữa các GV LMNĐL
Tóm lại, hoạt động BDCM là một công việc cần thiết để GV LMNĐL nâng cao trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy, đồng thời tăng cường
sự tự tin và năng lực trong công việc Hoạt động BDCM cũng giúp tạo ra một môi trường học tập chuyên nghiệp và thân thiện giữa các GV LMNĐL
1.3.3 Mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập
Mục tiêu BDCM cho GVMN là kết quả, sản phẩm mong đợi của hoạt động bồi dưỡng Để đáp ứng yêu cầu phát triển GDMN, GVMN cần được học
Trang 28-GVMN nắm vững chuyên môn nghiệp vụ sư phạm mầm non; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em theo Chương trình GDMN
-GVMN có kiến thức, kỹ năng xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ trong nhà trường
-GVMN có kiến thức có kiến thức tham gia tổ chức, thực hiện việc xây dựng, phát triển mối quan hệ hợp tác với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và bảo
vệ quyền trẻ em
- GVMN có khả năng sử dụng một ngoại ngữ(ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số, ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ .(
Bộ Giáo Dục và Đào tạo, 2018)
Mục tiêu BDCM cho GVMN là nhằm hướng tới hoàn thiện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ choGVMN Đồng thời BDCM cho GVMN được xem là việc đào tạo lại, đổi mới, cập nhật kiến thức kỹ năng nghề nghiệp theo chuẩn, từ đó nhằm giúp GV thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn trước yêu cầu đổi mới của GDMN
1.3.4 Nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập
Xuất phát từ mục tiêu BDCM cho GVMN đã trình bày ở trên cùng với các văn bản ban hành của BGDĐT như: Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 – Thông tư ban hành quy định chuẩn giáo viên mầm non; Thông tư
số 12/2019/TT-BGDĐT ngày 26/8/2019 –Thông tư ban hành chương trình bồi
Trang 2915
dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non; Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 - Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên Các nội dung bồi dưỡng GVMN bao gồm 05 tiêu chuẩn: Phẩm chất nhà giáo; Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; Xây dựng môi trường giáo dục; Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng; Sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin
Căn cứ thông tư 12/2019/TT-BGDĐT ngày 26/8/2019 – Thông tư ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non CBQL cơ sở GDMN tự chọn các module bồi dưỡng cho GV nhằm nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ Các module bồi dưỡng cụ thể như sau:
1 Module 1: Đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên mầm non
2 Module: Quản lý cảm xúc bản thân người giáo viên mầm non trong hoạt động nghề nghiệp
3 Module 3: Rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người giáo viên mầm non
4 Module 4: Sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN
5 Module 5: Hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên mầm non
6 Module 6: Giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
7 Module 7: Phát triển chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương
8 Module 8: Lập kế hoạch giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp trong các cơ
sở GDMN
9 Module 9: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong nhóm, lớp
10 Module 10: Đảm bảo an toàn cho trẻ trong cơ sở GDMN
11 Module 11: Kỹ năng sơ cứu- phòng tránh và xử lí một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp ở trẻ em
Trang 3017 Module 17: Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ em lứa tuổi mầm non
18 Module 18: Tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp ghép nhiều độ tuổi tại cơ sở GDMN
19 Module 19: Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em lứa tuổi mầm non
20 Module 20: Tổ chức quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em lứa tuổi mầm non
21 Module 21: Phát hiện, sàng lọc và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục đáp ứng trẻ em có nhu cầu đặc biệt
22 Module 22: Làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ nguyên vật liệu địa phương
23 Module 23: Quản lí nhóm, lớp học ở cơ sở GDMN
24 Module 24: Xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em lứa tuổi mầm non
25 Module 25: Giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ em lứa tuổi mầm non
26 Module 26: Kĩ năng giao tiếp ứng xử của giáo viên mầm non với trẻ
27 Module 27: Quyền dân chủ của người giáo viên mầm non trong cơ sở GDMN
28 Module 28: Phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em
Trang 3117
29 Module 29: Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non dựa vào cộng đồng
30 Module 30: Vấn đề lồng ghép giới trong GDMN
31 Module 31: Quyền trẻ em, phòng, chống bạo hành và xử lý vi phạm về quyền trẻ em trong cơ sở GDMN
32 Module 32: Tự học ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc cho giáo viên mầm non
33 Module 33: Ứng dụng công nghệ thông tin(CNTT) để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em trong cơ sở GDMN
34 Module 34: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm, lớp ở
1.3.5 Phương pháp, biện pháp và hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập
Phương pháp và hình thức bồi dưỡng GV được quy định tại Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 -Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên
- Về phương pháp, biện pháp bồi dưỡng:
Khi tổ chức hoạt động bồi dưỡng, chủ thể tiến hành có thể sử dụng phối hợp các phương pháp thuộc các nhóm dưới đây:
- Phương pháp trực quan: Là phương pháp sử dụng hình ảnh, đồ họa, biểu đồ… để truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu và dễ tưởng tượng Phương pháp này có các biện pháp cụ thể sau:
Trang 3218
+ Quan sát: GVMN có thể thực hiện quan sát trực tiếp các hoạt động giảng dạy và trò chơi của các GV có kinh nghiệm hoặc những người đồng nghiệp giỏi khác
+ Xem tranh: Sử dụng tranh minh họa, hình ảnh về các hoạt động GDMN
để GV thấy được các tình huống thực tế trong quá trình giảng dạy và học tập
+ Xem phim: Sử dụng phim ngắn hoặc video ghi lại các hoạt động giảng dạy MN để GV có thể thấy được các tình huống thực tế và cách GV khác áp dụng phương pháp giảng dạy
- Phương pháp dùng lời: Là phương pháp truyền đạt thông tin sử dụng hệ thống từ ngữ và câu chữ Phương pháp này có các biện pháp cụ thể sau:
+ Giảng giải: Qua việc sử dụng lời, GV có thể diễn đạt các khái niệm, quy trình và kỹ thuật giảng dạy một cách rõ ràng và logic Việc giảng giải có thể được thực hiện thông qua các buổi thảo luận, bài giảng hoặc các khóa đào tạo chuyên môn
+ Đàm thoại: Sử dụng biện pháp đàm thoại là cách để GVMN truyền đạt kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn với nhau
+ Kể chuyện: Là một biện pháp truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn một cách hấp dẫn và sinh động
+ Tạo ra các nhóm thảo luận: Tổ chức các nhóm thảo luận trong cơ sở giáo dục để các GV có thể trao đổi ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ nhau
- Phương pháp thực hành: Là một phương pháp sử dụng việc thực hiện, áp dụng, luyện tập… để học và hoàn thiện kỹ năng Phương pháp này có các biện pháp cụ thể sau:
+ Luyện tập: Tổ chức các buổi luyện tập cho GVMN để rèn kỹ năng giảng dạy và thực hiện các phương pháp chuyên môn
+ Trò chơi: Sử dụng trò chơi là một biện pháp thú vị và hiệu quả để BDCM cho GVMN Các trò chơi có thể được thiết kế để thử nghiệm và áp dụng kiến thức chuyên môn, khám phá các phương pháp giảng dạy mới, và rèn kỹ năng tương tác với trẻ
Trang 3319
+ Thử nghiệm: GVMN có thể thực hiện các thử nghiệm để khám phá và nghiên cứu về các khía cạnh chuyên môn Các thử nghiệm có thể liên quan đến phát triển trí tuệ, khám phá khoa học, nghệ thuật và sáng tạo
+ Học hỏi qua thực tế: GVMN có thể học hỏi qua thực tế bằng cách đi thực tế, tham quan các trường mầm non hoặc các tổ chức giáo dục có liên quan
Mỗi phương pháp, biện pháp bồi dưỡng có những ưu điểm và hạn chế riêng trong quá trình thực hiện các mục tiêu và nội dung bồi dưỡng, vì vậy để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng, một điều cần lưu ý đối với chủ thể và đối tượng bồi dưỡng đó là cần sử dụng phối kết hợp hệ thống các phương pháp với nhau
Hình thức bồi dưỡng: Thông tư 19/2019/TTBGDĐT ngày 12/11/2019 Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên
-a) Thực hiện bồi dưỡng tập trung: hướng dẫn GV tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu của GV trong học tập; tạo điều kiện cho GV có cơ hội được trao đổi, chia sẻ, thảo luận về chuyên môn, nghiệp vụ và rèn luyện kỹ năng thực hành
b) Thực hiện bồi dưỡng từ xa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng internet cho GV bảo đảm các yêu cầu về mục đích, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡng được quy định trong chương trình bồi dưỡng GVMN
c) Bán tập trung: Kết hợp loại hình tổ chức bồi dưỡng tập trung và từ xa đảm bảo hiệu quả và yêu cầu bồi dưỡng GV (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2019)
1.3.6 Hình thức kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập
Thông tư 17/2022/TT-BGDĐT ngày 05/12/2022 Thông tư, bổ sung một
số điều của Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 –Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở
Trang 34(2) Các bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch được chấm theo thang điểm 10(mười) và được xếp loại đạt yêu cầu nếu đạt điểm 5(năm) trở lên (
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, 2022)
(3) Xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên :
(a) Hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên: Giáo viên, cán bộ quản
lý được xếp loại hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên khi thực hiện đầy
đủ quy định của các khóa bồi dưỡng trong năm học ; hoàn thành đầy đủ các bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch với kết quả đạt yêu cầu theo quy định tại khoản 02 điều này.( Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, 2022)
(b) Không hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên : Giáo viên, cán
bộ quản lý không đáp ứng được các yêu cầu theo quy định tại điểm a khoản 3 điều này.( Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, 2022)
(4) Kết quả đánh giá, xếp loại bồi dưỡng thường xuyên được lưu vào hồ
sơ và là căn cứ thực hiện chế độ, chính sách bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp và
sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý ( Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, 2022)
( 5) Công nhận hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên: Giáo viên, cán bộ quản lý hoàn thành các khóa bồi dưỡng trong năm học theo quy định điểm
Trang 35-Chương trình BDTX: Thực hiện theo chương trình Bồi dưỡng thường
xuyên (BDTX) do Bộ trưởng BGDĐT ban hành Bao gồm: Chương trình BDTX giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non ( Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, 2019)
-Tài liệu BDTX: Tài liệu BDTX được biên soạn phù hợp với yêu cầu bồi
dưỡng GV, CBQL, vị trí việc làm, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục phù hợp với kế hoạch bồi dưỡng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của cơ sở GDMN; Tài liệu được biên soạn phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận
và thực tiễn, kiến thức và kinh nghiệm với kỹ năng thực hành; Tài liệu biên soạn phải phù hợp với Chương trình BDTX; Tài liệu được tổ chức biên soạn phù hợp với loại hình tổ chức BDTX( Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, 2019)
+ Tài liệu tập trung: Được tổ chức biên soạn và phát hành dưới dạng ấn phẩm, băng tiếng, băng hình và các thiết bị lưu trữ thông tin khác đảm bảo theo quy định của Chương trình BDTX ( Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, 2019)
+ Tài liệu từ xa: Được biên soạn dưới dạng học liệu (băng đĩa ghi hình ảnh, âm thanh, đoạn phim ngắn; chương trình phát thanh, chương trình truyền hình; sách in, tài liệu hướng dẫn dạy và học với sự trợ giúp của máy tính; bài tập trên internet và các buổi trao đổi thảo luận, truyền hình hội nghị từ xa; bài thực tập ảo, bài thực tập mô phỏng và thực tập thực tế hoặc các học liệu khác phù hợp) bảo đảm cung cấp và chuyển tải đầy đủ nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình để người học có thể tự học, tự bồi dưỡng ( Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, 2019)
Trang 3622
+ Tài liệu bán tập trung: Kết hợp tài liệu tập trung và tài liệu từ xa Cán bộ quản lý sử dụng tài liệu bồi dưỡng do các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng biên soạn hoặc có thể khai thác, sử dụng các tài liệu phù hợp khác ( Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, 2019)
- Kế hoạch: Kế hoạch bồi dưỡng được xây dựng theo năm học, bao gồm:
Kế hoạch của GV , CBQL, của cơ sở GDMN, PGDĐT và SGDĐT ( Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, 2019)
Kế hoạch bồi dưỡng phải nêu rõ mục tiêu, nội dung, loại hình tổ chức bồi dưỡng và kết quả đầu ra đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục cho GV ( Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, 2019)
- Báo cáo viên: Là nhà giáo thuộc các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ
BDTX, chuyên gia, CBQL giáo dục, GV và CBQL cơ sở GDMN cốt cán đáp ứng tiêu chuẩn được quy định ( Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, 2019)
Tiêu chuẩn của báo cáo viên:
a) Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên và phẩm chất, năng lực nghề nghiệp tốt;
b) Nắm vững Chương trình BDTX, có khả năng truyền đạt nội dung tài liệu BDTX phù hợp với đối tượng bồi dưỡng;
c) Có kinh nghiệm trong công tác BDTX giáo viên, CBQL (từ 03 năm trở lên); có tinh thần trách nhiệm, khả năng cộng tác với đồng nghiệp; có khả năng hướng dẫn, tư vấn GV, CBQL tự học; nắm vững quy trình tổ chức, nội dung, kỹ thuật, phương pháp, hình thức đánh giá kết quả BDTX theo quy định;
d) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm
2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; có khả năng xây dựng và phát triển học liệu số để bồi dưỡng giáo viên ( Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, 2019)
Trách nhiệm của báo cáo viên BDTX: Thực hiện nhiệm vụ theo phân công của cơ quan chủ quản, cơ sở thực hiện nhiệm vụ BDTX, theo chế độ thỉnh giảng hoặc hợp đồng lao động (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2019)
Trang 3723
- Cơ sở vật chất: Để tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên mầm non, cần có cơ sở vật chất đủ tiện nghi và phù hợp Đây có thể là các phòng học, phòng thực hành, phòng nghiên cứu, phòng họp… Các phòng học cần được trang bị các thiết bị giảng dạy, trình chiếu, máy tính, bảng và bút Ngoài ra, cần cung cấp đủ chỗ ngồi, bàn ghế, ánh sáng và không gian thoáng đãng để giúp giáo viên tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất
1.4 Lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập
1.4.1 Tầm quan trọng của quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập
Quản lý hoạt động BDCM cho GV LMNĐL là tác động có mục đích của chủ thể quản lý (CBQL trường mầm non công lập, chủ cơ sở mầm non độc lập) đối với quá trình bổ sung, cập nhật, nâng cao, kiến thức, kỹ năng cho GV thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để hoạt động BDCM cho GV LMNĐL đạt được mục tiêu đề ra
Dưới đây là những tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động BDCM cho
Trang 3824
- Nâng cao năng lực quản lý: Quản lý hoạt động BDCM cho GV LMNĐL giúp các CBQL trường MN công lập và chủ cơ sở nâng cao năng lực quản lý và điều hành các hoạt động giáo dục
- Tạo động lực cho giáo viên: Quản lý hoạt động BDCM cho GV LMNĐL giúp tạo động lực cho GV trong việc học tập và nâng cao năng lực của mình
- Đáp ứng nhu cầu đa dạng của giáo viên: Quản lý hoạt động BDCM cho
GV LMNĐL giúp đáp ứng nhu cầu đa dạng của GVMN
- Tăng tính hiệu quả của chương trình bồi dưỡng: Quản lý hoạt động BDCM cho GV LMNĐL giúp tăng tính hiệu quả của chương trình bồi dưỡng
Tóm lại, quản lý hoạt động BDCM cho GV LMNĐL là vô cùng quan trọng Điều này giúp tăng cường chất lượng bồi dưỡng, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực quản lý, tạo động lực cho GV, đáp ứng nhu cầu đa dạng của GV và tăng tính hiệu quả của chương trình bồi dưỡng Các CBQL trường MN công lập, chủ cơ sở GDMN độc lập cần có một chiến lược quản lý hoạt động BDCM cho
GV LMNĐL để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra
1.4.2 Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập
Lập kế hoạch BDCM cho GVMN là việc thực hiện các nguyên tắc quản lý mang tính thiết thực để đáp ứng cao với yêu cầu của công tác bồi dưỡng Lập kế hoạch BDCM cho GVMN một cách khoa học, hợp lý, có tính khả thi, đáp ứng với việc đổi mới chương trình GDMN và nhu cầu bồi dưỡng nâng cao chuyên môn của đội ngũ GVMN
Lập kế hoạch BDCM cho GV LMNĐL bao gồm các nội dung công việc sau:
- Khảo sát, phân tích thực trạng về hoạt động BDCM cho GV LMNĐL
Từ đó xác định khó khăn, thuận lợi và dự báo được kết quả sau khi bồi dưỡng;
- Xác định nhu cầu bồi dưỡng của GV LMNĐL;
- Xác định mục tiêu của quản lý hoạt động BDCM cho GV LMNĐL nhằm nâng cao: phẩm chất nhà giáo, phát triển chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng môi trường giáo dục …
Trang 39tế, nhu cầu của từng chủ thể;
- Xác định các nguồn lực hoạt động BDCM cho GV LMNĐL: nhân lực, tài lực, vật lực
- Xác định tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá hoạt động BDCM cho GV LMNĐL giúp đánh giá hiệu quả hoạt động và điều chỉnh cần thiết trong quá trình triển khai
1.4.3 Tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên lớp mầm non độc lập
Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 về Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên.(Bộ Giáo dục và Đào
tạo, 2019) Thông tư 17/2022 /TT-BGDĐT ngày 05/12/2022 Thông tư bổ sung
một số điều Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên( Bộ Giáo Dục và Đào tạo, 2022)
Tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng là khâu then chốt của quá trình quản lý, do đó nhà quản lý cần tập trung phân công, sắp xếp, giao trách nhiệm cho các bộ phận liên quan Chỉ đạo, hướng dẫn việc cụ thể hóa chương trình, nội dung, phương pháp bồi dưỡng Nhằm thực hiện phương hướng cơ bản của việc đổi mới quản lý chương trình, nội dung bồi dưỡng GVMN phải đảm bảo “chuẩn hóa, hiện đại hóa” gắn với thực tiễn hoạt động sư phạm của các cơ sở giáo dục mầm non
Do đó, việc tổ chức hoạt động BDCM cho GVMN cần tập trung vào các nội dung như sau:
Trang 4026
+ Xây dựng ban chỉ đạo thực hiện công tác BDCM cho GV LMNĐL (Ban chỉ đạo gồm cán bộ mầm non PGDĐT, BGH các trường MN công lập, chủ cơ sở
và GV nồng cốt.)
+ Triển khai kế hoạch BDCM cho GV LMNĐL
+ Phân công, sắp xếp GV LMNĐL tham gia lớp BDCM theo kế hoạch + Tổ chức cho GV LMNĐL giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong công tác giảng dạy
+Tổ chức cho GV LMNĐL tự học, tự bồi dưỡng theo tiến độ trong kế hoạch bồi dưỡng của ban chỉ đạo
+ Tạo điều kiện về thời gian cũng như các điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, cung cấp tài liệu chuyên môn ; cơ chế đãi ngộ và môi trường sư phạm để kích thích GV LMNĐL tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình
tạo, 2019) Thông tư 17/2022 /TT-BGDĐT ngày 05/12/2022 Thông tư bổ sung
một số điều Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên( Bộ Giáo Dục và Đào tạo, 2022)
Chỉ đạo hoạt động BDCM cho GV LMNĐL là sự tác động của chủ thể quản lý (CBQL cấp phòng, CBQL trường MN công lập, chủ cơ sở) vào đối tượng quản lý (GV LMNĐL ) trong suốt quá trình quản lý để đảm bảo việc thực hiện hoạt động BDCM được diễn ra theo đúng hướng, đồng thời tập hợp và phối hợp các lực lượng tham gia bồi dưỡng sao cho đạt được hiệu quả cao nhất