Quản trị vận tải nâng cao hoạt Động giao nhận hàng hóa tại bưu cục viettel post sóng thầnQuản trị vận tải nâng cao hoạt Động giao nhận hàng hóa tại bưu cục viettel post sóng thầnQuản trị vận tải nâng cao hoạt Động giao nhận hàng hóa tại bưu cục viettel post sóng thầnQuản trị vận tải nâng cao hoạt Động giao nhận hàng hóa tại bưu cục viettel post sóng thần
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
QUẢN TRỊ VẬN TẢI
NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA TẠI BƯU CỤC VIETTEL POST SÓNG
THẦN
Bình Dương, tháng 10 năm 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
QUẢN TRỊ VẬN TẢI
NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA TẠI BƯU CỤC VIETTEL POST SÓNG THẦN
Bình Dương, tháng 10 năm 2023
Trang 3PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN
Tên học phần: QUẢN TRỊ VẬN TẢI
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)
tối đa
Điểm đánh giá Cán bộ
chấm 1
Cán bộ chấm 2
Điểm thống nhất
2 B Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý thuyết/ Nêu vấn đề 2.0
Chương 2: Tổng quan về lịch sử phát triển
của công ty, những thành tựu nổi bậc, các
2.0
dòng sản phẩm hiện tại của công ty, tình hình
kinh doanh của công ty
Chương 3: Thực trạng, quy trình, giải pháp
và kết luận
3.0
Trang 43 C Tài liệu tham khảo 1.0
Điểm tổng cộng 10.0
Bình Dương, ngày 5 tháng 10 năm 2023
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Nhóm tác giả xin cam đoan đề tài: “Nâng cao hoạt động giao nhận hàng hóatại Bưu cục Viettel Post Sóng Thần” là một công trình nghiên cứu độc lập, đượcviết dưới sự hướng dẫn, giảng dạy của giảng viên hướng dẫn – Ngoài sự thamkhảo, trích dẫn các nghiên cứu trước, đề tài không có sự sao chép nào khác Các nộidung được trình bày trong đề tài là sản phẩm từ sự nỗ lực nghiên cứu, tham khảotrong quá trình học tập tại trường của nhóm nghiên cứu Các số liệu, dữ liệu trong
đề tài là của nhóm thu thập được, hoàn toàn mang tính trung thực và khách quan.Các lý thuyết, thông tin cũng như những tài liệu trích dẫn và kham khảo đều đượcđược ghi rõ nguồn gốc
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trước hết chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đến tất cảthầy cô trường Đại Học Thủ Dầu Một đã tận tình truyền đạt cho chúng em nhữngkiến thức vô cùng quý báu trong suốt thời gian vừa qua Chúng em xin cảm ơnđãhết lòng hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian học tập
Tuy nhiên vì kiến thức của chúng em còn nhiều hạn chế và sự tìm hiểu chưasâu sắc nên không tránh khỏi những thiếu sót Thật sự rất mong nhận được những ýkiến đóng góp của quý thầy cô Đó là hành trang quý báo để nhóm hoàn thành tốtnhững bài tiểu luận sắp tới
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iv
LỜI CẢM ƠN v
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa đề tài 3
6 Kết cấu đề tài 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
1.1 Các khái niệm về vận tải 4
1.2 Phân loại dịch vụ vận tải 5
1.3 Đối tượng của dịch vụ vận tải 9
1.4 Chuỗi cung ứng 10
1.5 Chuỗi giá trị 11
1.6 Dịch vụ giao nhận vận tải 11
Trang 8CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 15
2.1 Giới thiệu tổng công ty cổ phần Bưu chính viettel chi nhánh Bình Dương15 2.2 Nhiệm vụ và chức năng của doanh nghiệp 18
2.3 Hệ thống tổ chức của doanh nghiệp 19
2.4 Tổng quan về tình hình nhân sự của doanh nghiệp 21
2.5 Tình hình kinh doanh 23
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA TẠI BƯU CỤC VIETTEL SÓNG THẦN VÀ GIẢI PHÁP 26
3.1 Thực trạng về quy trình nhận hàng 26
3.2 Thực trạng về quy trình giao hàng 32
3.3 Ưu điểm và nhược điểm 35
3.4 Giải pháp 37
KẾT LUẬN 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, để một doanh nghiệp đạt được hiệu quả hoạt động cao, cần phải xemxét nhiều yếu tố quan trọng Để thành công trong kinh doanh, doanh nghiệp cầnphải hoàn thiện mọi khía cạnh trong quá trình hoạt động của mình Với sự phát triểnmạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu và xu hướng hội nhập kinh tế tại Việt Nam,doanh nghiệp đang được đối mặt với những cơ hội và cả những thách thức to lớn.Doanh nghiệp Việt Nam hiện đang hoạt động trong một môi trường cạnh tranh khốcliệt, không chỉ ở trong nước mà còn trên trường quốc tế Để gia tăng sức cạnh tranh,việc sáng tạo và tối ưu hóa mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh trở nên cực kỳquan trọng
Logistics đóng vai trò vô cùng lớn trong nền kinh tế thế giới nói chung và ViệtNam nói riêng do Logistic là một trong những khoản chi phí lớn cho kinh doanhnên nó tác động tới và chịu tác động bởi các hoạt động kinh tế khác Hoạt động giaonhận cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh hiện nay.Quá trình vận chuyển hàng hóa từ nguồn cung đến điểm tiêu thụ đòi hỏi sự chínhxác, đáng tin cậy và hiệu quả Đối với doanh nghiệp, việc quản lý giao nhận hànghóa một cách tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích quan trọng Một trong những lợi ích củahoạt động giao nhận là tối ưu hóa quy trình vận chuyển Bằng cách tối ưu hóa các
Trang 10tuyến đường, phương tiện vận chuyển và thời gian giao nhận, doanh nghiệp có thểgiảm thiểu chi phí vận chuyển và tiết kiệm thời gian, đồng thời nâng cao khả năngđáp ứng nhu cầu của khách hàng Ngoài ra, hoạt động giao nhận còn giúp doanhnghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ Khi có khả năng vận chuyển hàng hóa đến cácđịa điểm xa, doanh nghiệp có thể tiếp cận và phục vụ khách hàng ở nhiều khu vựckhác nhau Điều này mở rộng khả năng tiếp cận thị trường, tăng doanh số bán hàng
và mở rộng quy mô kinh doanh
Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel là Công ty kinh doanh dịch vụ Bưu chínhchuyển phát, đã gặt hái được nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh dịch vụBưu chính chuyển phát tại Việt nam Tuy nhiên dưới áp lực của cạnh tranh, để duytrì và phát triển vị thế của mình trên thị trường, Tổng công ty luôn luôn phải tìm racác giải pháp, chiến lược kinh doanh hoạt động giao nhận hiệu quả và độc đáonhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển doanh thu nhằm đạt được mục tiêuđến năm 2024 phải đạt doanh thu trên 10.000 tỷ đồng và là Doanh nghiệp Bưuchính đầu tiên tại Việt Nam cung cấp được cho khách hàng khi tham gia vào mạngBưu chính
Viettel Post luôn coi hoạt động giao nhận là một trong những yếu tố quan trọng
để đảm bảo năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty trên thị trường Trong nhữngnăm gần đây, Viettel Post đã đẩy mạnh nỗ lực và áp dụng nhiều biện pháp nhằm cải
Trang 11thiện hoạt động giao nhận hàng hóa, tuy nhiên vẫn còn đối mặt với một số tháchthức cần được giải quyết Một trong những thách thức đáng chú ý là việc đảm bảo
sự hiệu quả trong việc giao nhận hàng hóa Từ yêu cầu bức thiết trên, học viên lựa
chọn đề tài “Nâng cao hoạt động giao nhận hàng hóa tại Bưu cục Viettel Post
Sóng Thần” để làm bài báo cáo của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu những vấn đề chủ yếu của quy trình và thực trạng của hoạt độnggiao nhận hàng hóa, nhằm nắm rõ hơn nghiệp vụ giao nhận vận chuyển hàng hóaquốc tế và nội địa Qua đó, hoàn thiện hoạt động giao nhận của Bưu cục ViettelSóng Thần, tăng cường hiệu quả và hiệu suất trong việc quản lý và vận hành quytrình giao nhận hàng hóa, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơnnữa hoạt động giao nhận của công ty trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy sự pháttriển của công ty
Mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hoạt động giao nhận hàng hóa tại Bưucục
Thứ hai: Phân tích quy trình giao nhận tại Bưu cục Viettel Sóng Thần
Thứ ba: Đánh giá thực trạng giao nhận hàng hóa tại Bưu cục
Trang 12Thứ tư: Đề xuất một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận tạiBưu cục Viettel Sóng Thần.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động giao nhận tại Bưu cục Viettel Post Sóng ThầnPhạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 21/08/2023 đến03/10/2023
Phạm vi không gian : Bưu cục Viettel Post Sóng Thần
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính, các lý luận và thực tiễnđược tổng hợp, thu thập và phân tích từ các công trình nghiên cứu từ trước liên quanđến quy trình xuất hàng của một doanh nghiệp
Phương pháp tổng hợp và so sánh: đối chiếu nội dung bài báo cáo tốt nghiệpđang thực hiện với các bài báo cáo, nghiên cứu khoa học có liên quan về quy trìnhquản lý hàng tồn kho để đánh giá chính xác nội dụng cần thực hiện
Phương pháp tiếp cận thực tiễn: Tiếp cận và phỏng vấn nhằm thu thập thôngtin từ các chuyên gia, quản lý hoặc nhân viên có kinh nghiệm về hoạt động giaonhận Bằng cách hỏi và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia, bạn có thể thu thậpthông tin sâu hơn về quy trình, thực trạng và các vấn đề giao nhận
Nguồn dữ liệu:
Trang 13Dữ liệu thứ cấp: Bảng báo cáo số liệu về kết quả kinh doanh qua các năm vàhình ảnh có liên quan của công ty cung cấp Các thông tin từ website của công ty.Giáo trình và tài liệu từ các luận văn chuyên đề về giao nhận hàng hóa hàng hóa vàcác bài viết có liên quan được đăng trên tạp chí.
Dữ liệu sơ cấp: Tham vấn và ghi chép ý kiến từ chuyên gia và các đối tượngliên quan tại công ty trong quá trình thực tập Từ số liệu thứ cấp thu thập được, tácgiả tiến hành phân tích và đánh giá chung về thực trạng
5 Ý nghĩa đề tài
Những phân tích và đánh giá đã cho thấy thực trạng hiện tại của hoạt động giaonhận hàng hóa trong Bưu cục ViettelPost Sóng Thần và đề xuất các giải pháp nhằmcải thiện và nâng cao hoạt động giao nhận hàng hóa Báo cáo cung cấp các giảipháp cụ thể nhằm tối hoạt động giao nhận tại Bưu cục Viettel Sóng Thần
6 Kết cấu đề tài
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Giới thiệu tổng quan về công ty Cổ phần Bưu chính Viettel
Chương 3: Thực trạng về hoạt động giao nhận tại Bưu cục Viettel Sóng Thần vàgiải pháp
Trang 14CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Các khái niệm về vận tải
1.1.1 Khái niệm về vận tải
Theo Trần Nguyễn Hợp Châu (2021), đã cho rằng: “Vận tải là sự thay đổi vịtrí của hành khách và hàng hóa nhằm mục đích kinh tế (lợi nhuận)”
Theo Darke Nguyễn (2021), định nghĩa về vận tải rằng: “Vận tải là một lĩnhvực vật chất đặc biệt luôn song hành cùng với sự phát triển của nền văn minh nhânloại nhằm mục đích trao đổi vị trí của hàng hóa và con người từ địa điểm này tớimột địa điểm khác an toàn Vận tải còn được hiểu đơn giản là quá trình tác động lựctới các vật thể để di chuyển vật thể đó từ vị trí này sang vị trí khác”
Theo Jean-Paul Rodrigue (2016), ông đã cho rằng: “Vận tải là việc di chuyển người,hàng hóa và thông tin từ một địa điểm đến một địa điểm khác bằng sự sử dụng củamạng lưới hạ tầng vận tải, bao gồm đường bộ, đường sắt, hàng không, và đườngthủy”
1.1.2 Đặc điểm của vận tải
Vận tải hàng hóa là nghành dịch vụ nên khác với những sản phẩm sản xuấtnên vận chuyển hàng hóa có những đặc điểm cơ bản sau:
Vận tải hàng hóa là sản phẩm dịch vụ nên không thể nhìn thấy, nghe thấy, cầm
….trước khi mua Người mua không thể biết trước hàng hóa có được vận chuyển
Trang 15đúng lịch trình hay có đảm bảo an toàn không…cho đến khi họ nhận được hànghóa.
Chất lượng của dịch vụ vận tải hàng hóa thường không ổn định do nhiều yếu
tố khách quan (như điều kiện thời tiết, hạ tầng giao thông…) và cả những yếu tốchủ quan ( chất lượng của phương tiện vận chuyển, bến bãi, tai nạn, …….) làm tácđộng không nhỏ đến tính ổn định của vận chuyển hàng hóa
Nhu cầu về vận chuyên không ổn định và thường dao động do nhu cầu thời
kỳ cao điểm (cao điểm mua sắm, tết… ) Các công ty logistics thường bị quá tải vàphải huy động một đội vận chuyển lớn để đáp ứng nhu cầu khách hàng Đến thời kỳthấp điểm nhu cầu vận chuyển thấp làm cho chi phí vận hành, bảo dưỡng, khấu haotài sản lớn vì vậy để đảm bảo tính ổn định của của dịch vụ vận chuyển chúng ta nênchọn dịch vụ uy tín – chất lượng và được nhiều đánh giá tốt từ các khách hàng sửdụng trước đó
1.1.3 Vai trò và tầm quan trọng của vận tải
Vận tải có vai trò quan trọng trong việc di chuyển hàng hóa, người và tàinguyên từ một địa điểm đến địa điểm khác Nó đóng góp vào phát triển kinh tế và
xã hội của một quốc gia bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, du lịch
và giao thông
Vận tải đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực sau:
Trang 16Về Kinh tế, Vận tải là một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa,đảm bảo rằng hàng hóa được chuyển đến đúng địa điểm và đúng thời gian Nó chophép các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng cường xuất khẩu và nhập khẩu, tạo
ra nhiều cơ hội kinh doanh mới
Đối với Xã hội, Vận tải cung cấp sự kết nối giữa các khu vực và người dân
Nó cho phép con người di chuyển đến nơi làm việc, trường học, bệnh viện và cáchoạt động giải trí khác Nó cũng cung cấp dịch vụ vận chuyển công cộng cho nhữngngười không có phương tiện cá nhân và làm giảm tắc nghẽn giao thông
Về Môi trường, Vận tải có thể góp phần giảm ô nhiễm môi trường bằng cách
sử dụng các phương tiện giao thông sạch hơn như xe điện hoặc tàu điện Nó cũnggiúp giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn bằng cách giảm số lượng phương tiện cánhân trên đường
Ngoài ra không thể thiếu vai trò về An ninh, Vận tải đóng vai trò quan trọngtrong việc duy trì an ninh quốc gia Nó cung cấp phương tiện di chuyển cho quânđội, cứu trợ trong trường hợp khẩn cấp và quản lý biên giới
1.2 Phân loại dịch vụ vận tải
1.2.1 Vận tải bằng đường bộ
Khái niệm vận tải đường bộ
Theo C Jotin Khisty và B Kent Lall (2003), nhóm tác giả đã đưa ra định
Trang 17nghĩa: “Vận tải đường bộ là một hình thức quan trọng của hệ thống vận tải, trong đóhàng hóa và hành khách được di chuyển bằng các phương tiện chạy trên đường bộ,bao gồm ô tô, xe tải, xe buýt và xe máy Hệ thống vận tải đường bộ bao gồm cácyếu tố như mạng lưới đường bộ, tuyến đường, giao thông, và hạ tầng liên quan Vậntải đường bộ đóng vai trò quan trọng trong kết nối các khu vực, cung cấp dịch vụvận chuyển hàng hóa và hành khách trong đô thị và nông thôn, cũng như đóng gópvào phát triển kinh tế và xã hội”.
Các loại hình vận tải đường bộ
Có 5 loại hình vận tải đường bộ chính:
Vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu
Vận tải hàng hóa đường dài
Vận tải hàng quá khổ, quá tải
Vận tải con người
Vận tải hàng lẻ
Đặc điểm vận tải đường bộ
Linh hoạt trong quá trình vận chuyển hàng, linh hoạt vào giờ giấc, không phụthuộc vào bên thứ 3 do quy định về thời gian là 2 bên mua bán quy định
Vận chuyển hàng hóa với số lượng vừa và nhỏ, tiết kiệm chi phí, đưa đến tậnnơi nhận hàng không cần qua phương tiện khác
Trang 18 Có thể kết hợp với các phương thức vận tải khác như : Thủy, sắt, hàngkhông,
1.2.2 Vận tải bằng đường sắt
Vận tải đường sắt cũng là phương thức vận tải đường bộ nhanh nhất, giảm ùntắc giao thông và giảm ô nhiễm môi trường Hệ thống đường sắt kết nối các khuvực, thúc đẩy kinh tế, giao thương và du lịch
Các loại hình vận tải đường sắt
Đường sắt bao gồm : đường tàu điện ngầm, đường tàu điện đi trên mặt đất,đường tàu điện trên cao, đường sắt một ray tự động dẫn hướng và đường xe điệnbánh sắt
Đặc điểm của vận tải bằng đường sắt
Trang 19Vận tải đường sắt có những đặc điểm cơ bản sau :
Ổn định và an toàn: Vận tải đường sắt thường được xem là một phương tiện
an toàn và ổn định Hệ thống đường ray cố định và chắc chắn, giúp giảmthiểu nguy cơ tai nạn
Tính liên tục: Hình thức vận tải này không bị ảnh hưởng bởi tắc nghẽn giaothông đường bộ hay điều kiện thời tiết xấu
Tính chuyên dùng: Hệ thống đường sắt được xây dựng và thiết kế đặc biệtcho mục đích vận chuyển hàng hóa và hành khách Các phương tiện xe kháckhông thể hoạt động trên hệ thống đường này
1.2.3 Vận tải bằng đường thủy
Khái niệm
Theo Mark Rowbotham (2000), tác giả cho rằng: “Vận tải đường thủy làmột phần quan trọng của hệ thống vận tải toàn cầu, trong đó hàng hóa hoặc hànhkhách được chuyển động bằng cách sử dụng các phương tiện thủy như tàu biển,thuyền, và các phương tiện khác trên mặt nước Nó cung cấp khả năng vận chuyểnhàng hóa lớn trên các con sông, hồ, và biển khắp thế giới Vận tải đường thủy có vaitrò quan trọng trong thương mại quốc tế, góp phần đáng kể vào việc đảm bảo cungcấp hàng hóa đến các thị trường và cảng biển khác nhau”
Các loại hình vận tải đường thủy
Trang 20Các loại hình phương tiện vận tải bằng đường thủy phổ biến hiện nay như :Tàu, tàu Container, tàu chở hàng rời, phà, sà lan,…
Đặc điểm của vận tải đường thủy
Phương thức vận tải đường thủy được chia làm loại vận chuyển hàng hóa vàvận chuyển người
Tùy vào mỗi loại hàng sẽ có những phương thức vận chuyển riêng
Một số loại hàng container sẽ được các loại tàu chuyên chở container đảmnhận và thường có kích thước lớn chịu được tải trọng lớn
1.2.4 Vận tải bằng đường hàng không
Khái niệm
Theo Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006, sửa đổi bởi Khoản 39 Điều
1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2014:
Khoản 1 Điều 109: “Vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách,hành lý, hàng hóa, bưu gửi, thư bằng đường hàng không Vận chuyển hàng khôngbao gồm vận chuyển hàng không thường lệ và vận chuyển hàng không khôngthường lệ
Các loại hình vận tải đường hàng không
Có 3 loại phương tiện vận tải đường hàng không chính :
Máy bay vừa chở khách vừa chở hàng
Trang 21 Máy bay chuyên chở hàng hóa
Chuyến bay được thuê theo trọn gói hành trình của bên thuê
Đặc điểm của vận tải đường hàng không
Các tuyến đường vận tải hàng không hầu hết là những đường thẳng nối haiđiểm vận tải với nhau
Tốc độ của vận tải hàng không cao, tốc độ khai thác lớn, thời gian vậnchuyển nhanh
Vận tải hàng không an toàn hơn những phương tiện vận tải khác
Vận tải hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao
Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn các phương tiệnvận tải khác Vận tải hàng không đơn giản hóa về chứng từ thủ tục so với cácphương thức vận tải khá
1.2.5 Vận tải bằng đường ống
Khái niệm
Theo E Shashi Menon (2011), tác giả cho rằng: “Vận tải đường ống là mộthình thức vận tải hàng hóa, chất lỏng hoặc khí qua một hệ thống đường ống dẫn Hệthống đường ống này bao gồm các ống dẫn và các thiết bị liên quan như máy nén,bơm, và các cơ cấu điều khiển Vận tải đường ống thường được sử dụng để chuyểnchất lỏng như dầu, khí đốt, nước, hoặc các sản phẩm hóa học từ nơi sản xuất đến
Trang 22nơi sử dụng hoặc lưu trữ Điều quan trọng là duy trì an toàn và hiệu suất của hệthống đường ống để đảm bảo vận chuyển được thực hiện một cách hiệu quả”.
Các loại hình vận tải đường ống
Đặc điểm của vận tải đường ống
Một số đặc điểm quan trọng của vận tải đường ống:
Tính liên tục: Loại hình vận tải này có thể hoạt động 24/7 mà không gặpnhững hạn chế về thời gian hay tải lượng như những phương thức vận tảikhác
Hiệu quả và an toàn: Vận tải đường ống thường được coi là một trong nhữnghình thức vận tải khí đốt, dầu mỏ hay hóa chất an toàn và hiệu quả nhất, vì
nó giảm thiểu được nguy cơ rò rỉ ngoại vi và tai nạn giao thông
Cố định: Đường ống được cố định và không thể di chuyển như các phươngthức vận tải khác Vì vậy, nó thường phù hợp với việc vận chuyển hàng hóa
Trang 23từ điểm này đến điểm khác một cách liên tục.
Tốc độ: Dù có xu hướng kém linh hoạt hơn các phương thức vận tải khác,nhưng đối với việc vận chuyển một lượng lớn hàng hóa trên các khoảng cách
xa, vận tải đường ống có thể nhanh hơn nhiều
Yêu cầu vốn ban đầu cao: Mặc dù chi phí vận hành hàng ngày có thể thấp,nhưng việc xây dựng hạ tầng đường ống đòi hỏi một lượng vốn đầu tư banđầu rất lớn
Khả năng vận chuyển hàng loạt: Đường ống cho phép vận chuyển hàng loạthàng hóa, vì chúng sử dụng nén khí hoặc áp suất chất lỏng để đẩy hàng hóaqua ống
1.3 Đối tượng của dịch vụ vận tải
1.3.1 Người mua hàng (Buyer)
Buyer (Người mua hàng): là người trực tiếp đứng tên trong hợp đồng thương mại vàchịu trách nhiệm trả tiền mua hàng
1.3.2 Người bán hàng (Seller)
Seller (Người bán hàng): Trong hợp đồng thương mại đóng vai trò là người bánhàng
1.3.3 Người gửi hàng (Consignor)
Consignor (Người gửi hàng): Là người thực hiện việc gửi hàng, làm việc và ký hợp
Trang 24đồng dịch vụ vận tải với forwarder (người giao nhận vận tải) Đa phần thì cácConsignor sẽ là người thanh toán các khoản tiền vận chuyển.
1.3.4 Người nhận hàng (Consignee)
Consignee (Người nhận hàng): là người có quyền hoặc được ủy quyền nhận hànghóa
1.3.5 Người gửi hàng (Shipper)
Shipper (Người gửi hàng): Là người gửi hàng và ký hợp đồng với đơn vị vận tải
1.3.6 Người vận tải/chuyên chở (Carrier)
Carrier (Người chuyên chở hay người vận chuyển): Là người thực hiện nhiệm vụchuyển hàng từ điểm đi tới điểm nhận, căn cứ vào hợp đồng vận chuyển
1.3.7 Người giao nhận vận tải
Forwarder (người giao nhận vận tải): Là người/đơn vị đứng ra để thu xếp cho việcvận chuyển hàng Họ sẽ đứng tên Shipper (Người gửi hàng) trong hợp đồng ký vớingười vận tải
1.4 Chuỗi cung ứng
Theo Lạc Việt (2020) định nghĩa thì chuỗi cung ứng: “Chuỗi cung ứng(Supply Chain) là một hệ thống những tổ chức, hoạt động, thông tin, con người vàcác nguồn lực liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến vận chuyển hàng hóa hay dịch
vụ từ nhà sản xuất, nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng”
Trang 25Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quanđến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng Chuỗi cung ứng của mộtcông ty là bao gồm những phòng ban trong công ty (phòng marketing, phòng kinhdoanh, phòng hậu cần, phòng dịch vụ khách hàng,…) Các phòng ban này sẽ đượcliên kết chặt chẽ với nhau, để cùng đi đến mục đích là đáp ứng những nhu cầu củakhách hàng.
Theo Sunil Chopra và Peter Meindl ( 2015) đã định nghĩa: “Chuỗi cung ứng làmột hệ thống liên kết các tổ chức và các hoạt động liên quan để cung cấp sản phẩm
và dịch vụ từ nguồn cung cấp đến khách hàng cuối cùng Nó bao gồm quá trìnhthiết kế, quản lý và kiểm soát các hoạt động liên quan đến tất cả các giai đoạn củaviệc tạo ra và phân phối sản phẩm, từ nguồn cung cấp nguyên liệu đến khách hàngcuối cùng Chuỗi cung ứng có thể gồm nhiều bên tham gia, bao gồm nhà sản xuất,nhà cung cấp, nhà vận chuyển, và các đối tác kinh doanh khác”
Theo Hiệp hội các chuyên gia về quản trị chuỗi cung ứng thì chuỗi cung ứnghay supply chain được định nghĩa như sau: “Chuỗi cung ứng là một hệ thống baogồm các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan đếnviệc vận chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất đếnngười tiêu dùng” “Chuỗi cung ứng là một hệ thống bao gồm các tổ chức, conngười, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan đến việc vận chuyển sản
Trang 26phẩm hoặc dịch vụ từ nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất đến người tiêu dùng”.
1.5 Chuỗi giá trị
Theo ALS Logicstics (2023) định nghĩa: “Chuỗi giá trị được hiểu là một tậphợp các hoạt động gắn liền với quy trình taọ ra sản phẩm/dịch vụ của tổ chức bắtđầu từ việc thu thập, tiếp nhận nguyên liệu đầu vào cho tới trở thành thành phẩm,phân phối vào trong thị trường cùng các hoạt động có liên quan khác”
Theo Michael Porter (2020) đã cho rằng: “Chuỗi giá trị (Value chain) là để mô
tả quá trình tạo ra giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp Chuỗigiá trị bao gồm tất cả các hoạt động từ giai đoạn nhập liệu, sản xuất, tiếp thị, phânphối cho đến dịch vụ hậu mãi Mỗi hoạt động trong chuỗi giá trị đóng góp vào việctạo ra giá trị cuối cùng cho khách hàng”
1.6 Dịch vụ giao nhận vận tải
1.6.1 Khái niệm về dịch vụ giao nhận vận tải
Theo “Quy tắc mẫu của Hiệp Hội Giao Nhận Quốc Tế - FIATA” về dịch vụgiao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đếnvận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũngnhư các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hảiquan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hànghóa
Trang 27Theo Lê Thùy Hương (2003) đã định nghĩa giao nhận như sau: “Giao nhậnvận tải là một trong những hoạt động nằm trong khâu lưu thông phân phối, mộtkhâu quan trọng nối liền sản xút với tiêu thụ, là hai khâu chủ yếu của quá trình táisản xuất xã hội Giao nhận vận tải thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ nơi sảnxuất đến nơi tiêu thụ, hoàn thành mặt thứ hai của lưu thông phân phối là phân phốivật chất, khi mặt thứ nhất là thủ tục thương mại đã hoàn thành.”
Giao nhận gắn liền với vận tải, nhưng nó không phải là vận tải Hoạt độnggiao nhận lo liệu cho hàng hoá được vận tải đến nơi tiêu thụ, nhưng không phải chỉ
lo riêng vận tải mà còn làm những việc khác để di chuyển hàng hoá như bốc xếp,lưu kho, chuyển tải, đóng gói, thủ tục, chứng từ
Theo điều 163 luật thương mại 2005 thì “Dịch vụ giao nhận hàng hóa làhành vi Thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từngười gửi, tổ chức vận chuyển lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch
vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng,của người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là kháchhàng)”
1.6.2 Khái niệm về người giao nhận
Theo “Hiệp Hội Giao Nhận Quốc Tế - FIATA” thì “Người giao nhận làngười lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì
Trang 28lợi ích của người ủy thác mà bản thân người giao nhận không phải là người vận tải,người giao nhận cũng đảm bảo thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồnggiao nhận như bảo quản, lưu kho, trung chuyển, làm thủ tục hải quan,.v.v.”
Theo “Luật Thương mại Việt Nam 2005” người làm dịch vụ giao nhận là thươngnhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa
1.6.3 Đặc điểm của dịch cụ giao nhận vận tải
Theo PGS TS Đinh Ngọc Viện (2002) đã định nghĩa: “Giao nhận là một loạihình dịch vụ mang những đặc điểm chung của dịch vụ, dịch vụ là hàng hóa vô hìnhnên không có tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đồng nhất, không thể cất giữ trongkho, sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, chất lượng của dịch vụ phụ thuộc vàocảm nhận của người được phục vụ” Bao gồm:
- Vận chuyển hàng hóa: Dịch vụ giao nhận đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển hànghóa từ một địa điểm đến một địa điểm khác Điều này có thể bao gồm vận chuyểnbằng đường bộ, đường hàng không, đường biển hoặc kết hợp các phương tiện vậnchuyển khác nhau tùy thuộc vào tính chất và yêu cầu của hàng hóa
- Quản lý chuỗi cung ứng: Dịch vụ giao nhận đóng vai trò quan trọng trong quản lýchuỗi cung ứng Quá trình giao nhận phải được phối hợp chặt chẽ với các bướckhác trong chuỗi cung ứng, bao gồm lập kế hoạch, mua hàng, lưu trữ và phân phối
- Quản lý đơn hàng và kho hàng: Dịch vụ giao nhận giúp quản lý đơn hàng và kho
Trang 29hàng một cách chính xác và hiệu quả Điều này bao gồm việc kiểm tra và theo dõithông tin về đơn hàng, lập lịch giao hàng, quản lý kho và xử lý đơn hàng trả lại nếucần thiết.
- Đảm bảo an toàn hàng hóa: Dịch vụ giao nhận cần đảm bảo an toàn cho hàng hóatrong quá trình vận chuyển Điều này có thể bao gồm việc sử dụng đúng phươngtiện vận chuyển, đóng gói hàng hóa một cách an toàn, và tuân thủ các quy định vềvận chuyển hàng hóa
- Dịch vụ khách hàng: Dịch vụ giao nhận cung cấp dịch vụ hỗ trợ và chăm sóckhách hàng Điều này bao gồm việc cung cấp thông tin về tình trạng giao hàng, giảiđáp thắc mắc của khách hàng, xử lý khiếu nại và cung cấp các dịch vụ bổ sung nhưbảo hiểm hàng hóa
1.6.4 Vai trò của hoạt động giao nhận
Theo như tham khảo dịch vụ giao nhận tại bưu cục nhóm tác giả đã tổng hợpđược những vai trò quan trọng trong việc chuyển phát hàng hóa, bưu kiện và thư từ
từ nguồn gốc đến đích một cách an toàn và hiệu quả bao gồm:
Thu và phân loại hàng hóa: Bưu cục nhận hàng từ khách hàng và tiến hànhphân loại theo địa điểm đích, loại hàng hoá, kích cỡ và trọng lượng Quátrình này giúp tăng tính chính xác và hiệu quả của quá trình giao nhận
Đóng gói và bảo vệ hàng hóa: Dịch vụ giao nhận tại bưu cục có trách nhiệm
Trang 30kiểm tra và đóng gói hàng hóa một cách an toàn và chống va đập Điều nàygiúp đảm bảo rằng hàng hóa sẽ không bị hư hại trong quá trình vận chuyển.
Xác định phương tiện vận chuyển: Bưu cục quyết định phương tiện vậnchuyển phù hợp như xe bán tải, xe tải, máy bay hoặc tàu biển dựa trên loạihàng hóa, khoảng cách và thời gian giao hàng yêu cầu
Vận chuyển hàng hóa: Dịch vụ giao nhận tại bưu cục sẽ tổ chức và thực hiệnquá trình vận chuyển hàng hóa từ bưu cục nguồn đến địa chỉ đích Điều nàybao gồm sắp xếp và quản lý lộ trình vận chuyển, theo dõi quá trình giao nhận
và đảm bảo thời gian giao hàng đúng hẹn
Quản lý thông tin và theo dõi: Bưu cục sử dụng các hệ thống thông tin đểquản lý và theo dõi quá trình giao nhận hàng hóa Điều này giúp khách hàng
và bưu cục có thể tra cứu thông tin về vị trí và tình trạng của hàng hóa trongquá trình vận chuyển
Xử lý và giải quyết sự cố: Trong trường hợp có sự cố xảy ra trong quá trìnhgiao nhận, dịch vụ giao nhận tại bưu cục có trách nhiệm xử lý và giải quyếtvấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả Điều này đảm bảo rằng hàng hóađược giao đúng thời gian và trong tình trạng tốt nhất có thể
Trang 31CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 2.1 Giới thiệu tổng công ty cổ phần Bưu chính viettel chi nhánh Bình Dương
Giới thiệu về doanh nghiệp và lịch sử hình thành
Tên chi nhánh: Chi nhánh Bưu chính Viettel Bình Dương
Mã số thuế-048 được cấp vào ngày 21/10/2009, cơ quan Thuế đang quản lý: CụcThuế Tỉnh Bình Dương
Tổng Công ty cổ phần bưu chính Viettel (gọi tắt là: Viettel Post), tiền thân từTrung tâm phát hành báo chí được thành lập ngày 01/07/1997 Với nhiệm vụ banđầu là phục vụ các cơ quan Quân đội trong Bộ Quốc phòng Năm 2006, Bưu chínhViettel chuyển đổi từ mô hình hạch toán phụ thuộc sang hạch toán độc lập thànhCông ty TNHH NN 1 TV Bưu chính Viettel Năm 2009 Bưu chính Viettel chínhthức hoạt động với tư cách Công ty Cổ phần sau khi thực hiện thành công kế hoạch
cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
Ngày 13/04/2012, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội đã cấp giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel, mã sốdoanh nghiệp 0104093672 Với việc cấp phép này Bưu chính Viettel chính thức làTổng Công ty đầu tiên trong mô hình Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Sau 20 năm hình thành và phát triển, Viettel Post đã trở thành doanh nghiệpdẫn đầu về dịch vụ chuyển phát Bên cạnh việc phát triển dịch vụ chuyển phát
Trang 32nhanh trong nước và quốc tế, Viettel Post tiếp tục khẳng định thương hiệu khi đẩymạnh các dịch vụ logistics, thương mại dịch vụ, vé máy bay, văn phòng phẩm vàsàn đặc sản Viettel Post cũng là doanh nghiệp đầu tiên cam kết cung cấp thời gianthực của bưu gửi, cam kết bồi thường 100% giá trị hàng hóa cho khách hàng nếuxảy ra mất mát hư hỏng.
2.1.1 Lĩnh vực kinh doanh
Viettel Post có 04 công ty thành viên ( Công ty TNHH 1TV Bưu chính Viettel
Tp Hồ Chí Minh, Công ty TNHH 1TV Bưu chính Viettel Thành phố Hà nội, Công
ty TNHH 1TV Bưu chính Liên tỉnh, Công ty TNHH Bưu chính Viettel Cambodia)
và 61 chi nhánh trên toàn quốc với gần 3000 cán bộ công nhân viên Ngành nghềkinh doanh của Viettel Post bao gồm:
• Kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh bưu phẩm, bưu kiện hàng hóa;
• Kinh doanh thương mại trên mạng bưu chính, thương mại điện tử;
• Kinh doanh dịch vụ viễn thông: bán các thiết bị viễn thông đầu cuối; các loạithẻ viễn thông, điện thoại, Internet card;
• Cung cấp dịch vụ quảng cáo trên bao bì chuyển phát nhanh của Công ty;
• Bảo dưỡng, sửa chữa ôtô và xe có động cơ khác;
• Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ vào xe có động cơ khác;
• Đại lý bảo hiểm;
Trang 33• Dịch vụ vận tải liên vận quốc tế bằng đường bộ, đường thủy;
• Đại lý kinh doanh thẻ các loại;
• Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh;
• Sản xuất các sản phâm từ giấy và bìa;
• In ấn, các dịch vụ liên quan đến in;
• Dịch vụ logistic (dịch vụ bốc xếp hàng hóa, dịch vụ kho bãi và lưu giữ hànghóa, dịch vụ đại lý hải quan, lập kế hoach bốc dỡ hàng hóa, tiếp nhận, lưu kho vàquản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗiLogistic; hoạt động xử lý hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng tồn kho, hàng hóaquá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê container
và các dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải)…
2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn
Viettel Post định hướng phát triển dựa trên việc áp dụng công nghệ thông tin
và ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa quy trình vận chuyển và nâng cao chấtlượng dịch vụ Công ty xây dựng và phát triển một hệ thống logistics thông minh vàlinh hoạt, đáp ứng nhanh chóng và chính xác yêu cầu của khách hàng Ngoài ra,Viettel Post cũng tập trung vào việc phát triển các dịch vụ mới, như dịch vụ giaohàng nhanh, giao hàng từ cửa hàng trực tuyến, giao hàng trong ngày và dịch vụ