1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hoat động và một số giải pháp nâng cao dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu nguyên Container bằng đường biển tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Vận Tải Con Ong

106 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Lời đầu tiên, cho phép em xin gửi lời cảm ơn đến Nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho sinh viên chúng em được học tập thật tốt, giúp đỡ chúng em trong từng môn học, trau dồi kiến thức chuyên ngành cho con đường sự nghiệp sau này. Lời cảm ơn tiếp theo em xin gửi đến thầy đã dành cả tâm huyết để chỉ dạy em và hỗ trợ em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Thầy luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của em cũng như ân cần chỉ dạy, sửa chữa từng lỗi sai trong suốt quá trình làm Luận văn tốt nghiệp để đảm bảo em có được nền tảng kiến thức ổn định nhất và có thành quả tốt nhất

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯƠNG ĐAI HOC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCMKHOA KINH TẾ VẬN TẢI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐÊ TAI: ĐÁNH GIÁ HOAT ĐỘNGVA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAODỊCH VỤ GIAO NHẬN HANG HÓAXUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINERBẰNG ĐƯƠNG BIỂN TAI CÔNG TY CỔPHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI CON ONGNGANH: KHAI THÁC VẬN TẢI

CHUYÊN NGANH: QUẢN TRỊ LOGISTICS VA VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨCGiảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thành Luân

Sinh viên thực hiện: Trần Hữu TạoMSSV: 1854030145

Lớp: QL18BKhóa: 2018

Trang 2

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯƠNG ĐAI HOC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCMKHOA KINH TẾ VẬN TẢI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐÊ TAI: ĐÁNH GIÁ HOAT ĐỘNGVA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAODỊCH VỤ GIAO NHẬN HANG HÓAXUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINERBẰNG ĐƯƠNG BIỂN TAI CÔNG TY CỔPHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI CON ONGNGANH: KHAI THÁC VẬN TẢI

CHUYÊN NGANH: QUẢN TRỊ LOGISTICS VA VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨCGiảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thành Luân

Sinh viên thực hiện: Trần Hữu TạoMSSV: 1854030145

Lớp: QL18BKhóa: 2018

Trang 3

Khoa: KINH TẾ VẬN TẢIBộ môn: KINH TẾ - TAI CHÍNH

PHIẾU GIAO ĐÊ TAI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm……):

(1) …TRẦN HỮU TAO……….MSSV: …1854030145………… Lớp: QL18BNgành: KHAI THÁC VẬN TẢIChuyên ngành: Quản trị Logistics và vận tải đa phương thức2 Tên đề tài:ĐÁNH GIÁ HOAT ĐỘNG VA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAODỊCH VỤ GIAO NHẬN HANG HÓA XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINERBẰNG ĐƯƠNG BIỂN TAI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI CONONG.3 Các yêu cầu chủ yếu

Trang 4

Khoa: KINH TẾ VẬN TẢIBộ môn: KINH TẾ - TAI CHÍNH

BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪNLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

1 Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm……):

TRẦN HỮU TAO……….MSSV: …1854030145………… Lớp: QL18BNgành: KHAI THÁC VẬN TẢIChuyên ngành: Quản trị Logistics và vận tải đa phương thức2 Tên đề tài:ĐÁNH GIÁ HOAT ĐỘNG VA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAODỊCH VỤ GIAO NHẬN HANG HÓA XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINERBẰNG ĐƯƠNG BIỂN TAI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI CONONG.3 Tổng quát về LVTN:Số trang: Số chương:

5 Đề nghị:Được bảo vệ (hoặc nộp LVTN để chấm) Không được bảo vệ 6 Điểm thi (nếu có):TP HCM, ngày tháng năm 20

Giảng viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 5

Khoa: KINH TẾ VẬN TẢIBộ môn: KINH TẾ - TAI CHÍNH

BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆNLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

1 Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm……):

TRẦN HỮU TAO……….MSSV: …1854030145………… Lớp: QL18BNgành: KHAI THÁC VẬN TẢIChuyên ngành: Quản trị Logistics và vận tải đa phương thứcTên đề tài:ĐÁNH GIÁ HOAT ĐỘNG VA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAODỊCH VỤ GIAO NHẬN HANG HÓA XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINERBẰNG ĐƯƠNG BIỂN TAI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI CONONG.2 Nhận xét:a) Những kết quả đạt được của LVTN:

b) Những hạn chế của LVTN:

3 Đề nghị:Được bảo vệ Bổ sung thêm để bảo vệ Không được bảo vệ 4 Các câu hỏi sinh viên cần trả lời trước Hội đồng:(1)

Giảng viên phản biện

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 6

LƠI CẢM ƠN

Quá trình học tập tại trường là giai đoạn khá quan trọng trong khoảng thời gian còn làsinh viên, bởi nó là nơi sinh viên học hỏi được nhiều kiến thức cũng như mở mang trithức thực tiễn Vì thế, với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi đến các Thầy Cô ở trường nóichung cũng như Khoa Kinh Tế Vận Tải nói riêng đã truyền dạy những kiến thức quý báucho chúng em Đây không những là tiền đề cho em hoàn thành bài luận mà còn hỗ trợ embước vào công việc tương lai trong ngành.

Trong quá trình hoàn thành bài Luận Văn Tốt Nghiệp, lời đầu tiên em xin gửi lờicảm ơn chân thành nhất đến thầy Ths Nguyễn Thành Luân, ngườiđã trực tiếp hướng dẫnvà giải đáp thắc mắc, hỗ trợ rất nhiều trong quá trình xây dựng nội dung cho đến khi hoànthành bài.

Tiếp đến, em xin cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo, các phòng ban của Công tyCổ Phần Giao Nhận Vận Tải Con Ong, đã tạo điều kiện cho em được cơ hội thực tập.Đặc biệt, em xin cảm ơn các anh chị ở bộ phận giao nhận đã hướng dẫn thực tiễn côngviệc cũng như kiến thức về chuyên môn trong ngành.

Do thời gian tiếp xúc với doanh nghiệp là không nhiều nên sự hiểu biết về tổng thểdoanh nghiệp là không toàn vẹn Đồng thời, kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quátrình thực tập, hoàn thiện bài luận này em không tránh khỏi những sai sót, kính mongnhận được những ý kiến đóng góp từ cá quý thầy cô.

Cuối cùng, em xin chúc sức khỏe đến ban lãnh đạo, các quý thầy, cô giáo trong khoaKinh Tế Vận Tải trường Đại Học Giao Thông Vận Tải TP HCM, các anh chị trong Côngty Cổ Phần Giao Nhận Vận Tải Con Ong dồi dào sức khỏe và thành công trong công viêc.

Em xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, tháng 4, năm 2022

Sinh viên thực hiện

Trần Hữu Tạo

Trang 7

LƠI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài luận văn tốt nghiệp này là do kết quả nghiên cứu, tìm hiểu trongquá trình thực tập tại công ty, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS Nguyễn ThànhLuân Các số liệu trong bài được công ty cung cấp chính xác, đảm bảo tính trung thực.

Sinh viên thực hiện

Trần Hữu Tạo

Trang 8

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG IDANH MỤC CÁC HÌNH IIIDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT IVLƠI MỞ ĐẦU VCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÊ HOAT ĐỘNG GIAO NHẬN HANG HÓA XUẤT KHẨU

1.2.4 Các phương pháp giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển 9

1.2.5 Các cở sở pháp lý giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển 10

1.2.6 Các chứng từ liên quan 11

1.3 Khái quát chung về người giao nhận 13

1.3.1 Khái niệm và vai trò 13

1.3.2 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm 14

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển 16

Trang 9

1.5.2.2 Phương pháp chi tiết 21

1.5.2.3 Phương pháp cân đối 22

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VÊ CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢICON ONG 24

2.4 Cơ cấu và tổ chức công ty 32

2.4.1 Cơ cấu tổ chức chức công ty 32

2.4.2 Nhiệm vụ chức năng của các phòng ban 33

2.5 Tình hình nhân lực của công ty 35

2.6 Khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh 36

2.6.1 Khách hàng 36

2.6.2 Thị trường 36

2.6.3 Đối thủ cạnh tranh. 36

2.7 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2021 - 2022 37

3.1.Sơ đồ tổng quan về quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu nguyên container bằngđường biển tại Công ty Cổ Phần Giao Nhận Vận Tải Con Ong 40

3.1.1 Sơ đồ quy trình giao nhận 40

3.2.3 Đánh giá theo chi phí 58

3.2.3.1 Theo chi phí phát sinh 58

3.2.3.2 Theo quý 60

3.2.3.3 Theo phân khúc khách hàng 61

Trang 10

3.2.2 Đánh giá theo chất lượng giao nhận 68

3.2.2.1 Tiêu chí thời gian 68

3.3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự 75

3.3.2.3 Giải pháp cải tiến, giảm sự sai sót trong quy trình giao nhận 76

KẾT LUẬN 78

TAI LIỆU THAM KHẢO 79

PHỤ LỤC 81

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

1 Bảng 2.1 Tình hình nhân lực của Công ty Cổ Phần Giao NhậnVận Tải Con Ong. 352 Bảng 2.2: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ PhầnGiao Nhận Vận Tải Con Ong năm 2021 – 2022 373 Bảng 3.1: Sản lượng giao nhận hàng nguyên container xuất khẩubằng đường biển của công ty Bee Logistics theo quý năm 2021 và

Trang 12

12 Bảng 3.10: Chi phí giao nhận hàng nguyên container xuất khẩubằng đường biển của công ty Bee Logistics theo quý năm 2021 vànăm 2022.

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH

1 Hình 2.1: Logo Công ty Cổ Phần Ciao Nhận Vận Tải Con Ong 242 Hình 2.2: Website của Công ty Cổ Phần Ciao Nhận Vận Tải ConOng 263 Hình 2.3: Quá trình hình thành và phát triển của công ty 264 Hình 2.4: Xe tải vận chuyển đường bộ xuyên biên giới của BeeLogistics 325 Hình 2.5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Bee Logistics 336 Hình 2.6: Bộ máy phòng ban của văn phòng chi nhánh của công tyBee Logistics 337 Hình 3.1: Sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu nguyêncontainer bằng đường biển của công ty Bee Logistics. 40

Trang 14

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóaCommercial Invoice Hóa đơn thương mại

P/L Packing List Phiếu đóng gói hàng hóa

Pre - alert Bộ chứng từ đầy đủ gửi qua emailMBL Master Bill of Lading Vận đơn chủ

FCL Full Container Load Hàng nguyên containerLCL Less Container Load Hàng lẻ

SI Shipping Instruction Mẫu hướng dẫn giao hàng

VGM Verified Gross Mass Phiếu xác nhận khối lượng toàn bộDebit Note Verified Gross Mass Giấy báo nợ

CY Container Yard Bãi container

CFS Container Freight Station Nơi đóng tách hàng lẻ

Trang 15

LƠI MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Có thể nói, kinh tế ngày càng phát triển thì yêu cầu lưu trữ hàng hóa giữacácmiền, quốc gia hay giữa các khu vực trên thế giới ngày càng tăng cao Nó chothấy vai tròquan trọng của logistics trong việc thực hiện liên quan đến dịch vụchuỗi đến sản xuất,lưu kho, phân phối sản phẩm Và giao nhận hàng hóa là mộtyếu tố then chốt trong việc vận chuyển hàng hóa từ các nơi trên thế giới Khi hoạtđộng giao nhận phát triển kéo theo nền kinh tế toàn cầu phát triền, góp phần giúpgiảm chi phí và tăng khả năng sản xuất của các doanh nghiệp.

Ngày nay, với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và giao lưu quốc tế góp phần đặcbiệt quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, giữa các nước và tăng lượnghàng hóa lưu thông trong nước Cùng với sự phát triển về các phương thức vậnchuyển nhất là vận tải bằng đường biển và các chính sách giao thương giữa cácquốc gia đã góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, góp phần gia tăng sản lượngxuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài Do đó, hoạt động giao nhận xuất khẩu bằngđường biển hiện nay đang cực kì phổ biến và cũng là sự lựa chọn hàng đầu trongviệc vận chuyển hàng hóa quốc tế Để đáp ứng nhu cầu đó ngày càng có nhiềucông ty cung cấp dịch vụ giao nhận xuất nhập khẩu lớn nhỏ thực hiện cung cấpcác dịch vụ vận tải quốc tế.

Nắm được tầm quan trọng của hoạt động giao nhận hàng hóa trong ngành vậntải và logistics, Công ty Cổ Phần Giao Nhận Vận Tải Con Ong được sáng lậpcung cấp các dịch vụ giao nhận hàng hóa Trong khoảng thời gian tìm hiểu vàhọc hỏi tại công ty, em đã quyết định chọn đề tài “ĐÁNH GIÁ HOAT ĐỘNGVA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO DỊCH VỤ GIAO NHẬN HANGHÓA XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯƠNG BIỂN TAI

hiểu rõ hơn về hoạt động xuất khẩu hàng hóa container bằng đường biển của côngty nói riêng cũng như tầm quan trọng của dịch vụ xuất khẩu của nền kinh tế nướcnhà nói chung.

Trang 16

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài tập hợp cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận, giới thiệu tổng quan về côngty, đánh giá kết quả hoạt động thực hiện dịch vụ vận tải nội địa tại Công ty TNHHDịch Vụ Vận Tải Trọng Tấn trong hai năm gần đây và kiến nghị một số giải phápnâng cao hoạt động cũng như chất lượng dịch vụ của công ty.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu nguyên containerbằng đường biển tại Công ty Cổ Phần Giao Nhận Vận Tải Con Ong.

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp như: phương pháp thống kê, tổng hợp phân tích,đồng thời quan sát, tham gia vào quá trình hoạt động của công ty để có cái nhìnchínhxác, sâu sắc.

5 Kết cấu đề tài

Đề tài bao gồm: Phần mở đầu, Kết luận và 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển.

Ở chương này giúp giới thiệu cái nhìn tổng quát về hoạt động giao nhận hàng hóaquốc tế bằng đường biển.

Chương 2: Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ Phần Giao Nhận Vận Tải Con

Giúp giới thiệu tổng quan lịch sử hình thành, lĩnh vực kinh doanh cũng như tìnhhình kinh doanh công ty những năm gần đây.

Trang 17

Chương 3: Đánh giá hoạt động và một số giải pháp nâng cao dịch vụ giao nhận

hàng hóa xuất khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhậnvận tải Con Ong.

Chương này thể hiện rõ chi tiết toàn bộ nội dung của đề tài Đánh giá về kết quảhoạt động giao nhận xuất khẩu bằng đường biển của công ty Từ đó đưa ra các giảipháp nâng cao, cải thiện hoạt động dịch vụ của công ty

Trang 18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÊ HOAT ĐỘNG GIAO NHẬN HANGHÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯƠNG BIỂN

1.1 Tổng quan về dịch vụ giao nhận hàng hóa

1.1.1 Khái niệm

Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận: “Dịch vụ giao nhận được địnhnghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốcxếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn có liên quan đến cácdịch vụ trên, kể cả các vấn đề về hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thậpchứng từ liên quan đến hàng hóa”.

Theo luật Thương mại Việt Nam năm 2005 “ Giao nhận hàng hoá là hành vi thươngmại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vậnchuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giaohàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của ngườigiao nhận khác”.

Như vậy, giao nhận hàng hóa là sự kết hợp giữa nhiều dịch vụ để vận chuyển hànghóa từ điểm này đến điểm khác, từ nhà cung cấp nguyên vật liệu đến nhà sản xuất, từ nhàsản xuất đến nơi tiêu thụ, từ nhà phân phối đến khách hàng,….bao gồm các dịch vụ liênquan như vận chuyển, bốc xếp, lưu kho, đóng gói và phân phối hàng hóa.

Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa, dịch vụ giao nhận ngày càng phát triển vàmở rộng theo nhu cầu của thị trường bằng nhiều hình thức, phương thức khác nhau.Trong đó dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu không chỉ thực hiện các nghiệp vụtruyền thống mà còn mở rộng các dịch vụ tư vấn như đặt tàu, xác định tuyến đường vậntải, tư vấn luật hải quan,…

1.1.2 Phân loại

Hiện nay, do sự phát triển kinh tế thế giới ngày càng cao, các hoạt động giao thươngbuôn bán ngày càng rầm rộ với quy mô cực kì lớn Trước kia, việc giao nhận hàng hóachỉ do người gửi hàng và người nhận hàng đứng ra tổ chức, thực hiện tiến hành việc giao

Trang 19

nhận vận tải và thuê người chuyên chở để vận chuyển hàng hóa đến điểm đích Tuy nhiên,với xu thế toàn cầu hóa, việc buôn bán giao thương hàng hóa ngày càng nhiều trong nướclẫn quốc tế Do đó, dịch vụ giao nhận ra đời với mức độ chuyên môn hóa cao, riêng biệttừng loại hình dịch vụ đảm bảo nhu cầu đa dạng của từng khách hàng khác nhau.

Về việc phân loại giao nhận, có nhiều cách phân loại dựa vào các tiêu thức, tiêu chíđể phân biệt các hình thức giao nhận.

Căn cứ theo nghiệp vụ giao nhận

Giao nhận chuyên nghiệp: là hình thức của một tổ chức, công ty đứng ra chuyên kinh

doanh hoạt động giao nhận, là bên trung gian tiếp nhận hàng hoá của chủ hàng, đảm bảoquá trình giao nhận hàng hóa diễn ra an toàn đúng yêu cầu của khách hàng.

Giao nhận riêng: là hình thức giao nhận do người xuất khẩu hay nhập khẩu đứng ra

tự tổ chức đảm bảo hàng hóa của mình đến nơi an toàn.

Căn cứ theo phạm vi hoạt động

Giao nhận vận tải nội địa: là phương thức giao nhận hàng hóa ở phạm vi trong vùng

lãnh thổ của một quốc gia Là nhu cầu vận chuyển cơ bản của các đơn vị kinh doanh củamột nước Tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng, tính chất hàng hóa mà có thể sử dụngnhiều phương thức vận tải khác nhau như đường bộ, đường biển, đường sắt, đường sông,đường hàng không,… Trong đó, việc giao nhận nội địa sử dụng phương thức đường bộ làchủ yếu, sử dụng các phương tiện như xe tải, xe đầu kéo, xe máy, xe bồn Với thời gianvận chuyển nhanh, cực kì linh hoạt, mật độ giao nhận cực kì cao giúp đảm bảo nhu cầuvận chuyển buôn bán trong nước.

Giao nhận vận tải quốc tế: là dịch vụ giao nhận hàng hóa xuyên các quốc gia, từ

quốc gia này sang quốc gia khác, từ cảng biển / cảng hàng không nước này sang cảngbiển / cảng hàng không nước khác và có thể quá cảnh trong quá trình giao nhận hàng hóa.Với sự phát triển kinh tế thế giới, nhu cầu giao nhận vận tải quốc tế diễn ra cực kì nhiều,cùng với đó là sự phát triển khoa học kĩ thuật giúp việc giao nhận hàng hóa giữa các quốcgia với nhau dễ dàng hơn, đảm bảo an toàn, sức vận chuyển cực kì lớn và ít chi phí hơn.Cũng giống như vận tải đường bộ, giao nhận hàng hóa quốc tế cũng sử dụng đa dạng cácphương thức từ đường bộ, đường biển, đường hàng không,… Tuy nhiên, trong hình thức

Trang 20

giao nhận này chỉ tập trung sử dụng đường biển và hàng không là chủ yếu còn cácphương thức khác chỉ kết hợp và hỗ trợ hai phương thức trên.

Căn cứ theo phương thức vận tải

Giao nhận vận tải bằng đường bộ: là hình thức ra đời sớm nhất và cơ bản nhất hiện

nay giúp việc vận chuyển hàng hóa diễn ra nhanh chóng và cực kì thuận tiện Với ưuđiểm cực kì linh hoạt về thời gian, đa dạng về tuyến vận chuyển, có thể đi đến nơi nàomiễn xe có thể đến được, đảm bảo hàng hóa có thể đến tận tay khách hàng Tuy nhiên,phương thức này chỉ phù hợp với khối lượng hàng hóa nhỏ và chủ yếu phục vụ trong thịtrường nội địa và hỗ trợ vận chuyển cho các phương thức khác.

Giao nhận vận tải bằng đường biển: được ra đời vào thế kỷ thứ V trước công nguyên,

con người trong thời kì này đã tận dụng để giao lưu, buôn bán hàng hóa giữa các khu vựctrong nước lẫn quốc tế Cho đến nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, con ngườiđã chế tạo ra những con tàu với kích thước lớn có thể chống chọi với thời tiết và sứcchuyên chở cực kì cao Vì thế, việc giao nhận hàng hóa bằng đường biển được sử dụngvô cùng rộng rãi và được coi là phổ biến nhất trong giao thương quốc tế Với mức chuyênchở cực kì lớn, các tuyến vận chuyển đa dạng trên khắp thế giới, không bị giới hạn về sốlượng cũng như các loại mặt hàng đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đa dạng của kháchhàng.

Giao nhận vận tải bằng đường sông: là hình thức giao nhận hàng hóa phục vụ chủ

yếu nhu cầu ở trong nước bằng các phương tiện như tàu thuyền, sà lan, phà,… Một sốcác loại hàng hóa sử dụng các phương thức này là hàng rời, hàng bao như xi măng, tráicây, than, tro bay,…

Giao nhận vận tải bằng đường sắt: được vận hành bởi các đầu máy và các toa xe để

vận chuyển hàng hóa Từ đó đến nay, dù ra đời từ rất lâu và không còn là sự lựa chọn tốiưu nhất so với các phương thức vận tải khác Nhưng phương thức này dường như khôngthể thiếu trong hoạt động giao nhận hàng hóa Với mức độ an toàn và ổn định về thờigian cực kì cao, chi phí thấp và hầu như không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về thời tiếtcũng như các phương thức vận tải khác khi di chuyển Tuy nhiên, phương thức này chỉ sửdụng vận chuyển trên một tuyến đường cố định và ít sự linh hoạt về thời gian, khó có thểđáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Trang 21

Giao nhận vận tải bằng đường ống: là quá trình vận chuyển hàng hóa liên tục đi từ

điểm xuất phát đến nhiều điểm đích khác nhau bằng cách sử dụng hệ thống đường ống vàcó thể đi qua các loại địa hình khác nhau Mặc dù, với chi phí đầu tư ban đầu và chi phícố định rất cao Tuy nhiên, chi phí biến đổi rất thấp và chi phí vận hành không đáng kể,dường như không có sự hao hụt trong quá trình vận chuyển và cực kì an toàn trừ khi cóvỡ hay nứt ống Các loại hàng hóa sử dụng phương thức này như khí gas, dầu, hóa chất.

Giao nhận vận tải bằng đường hàng không: là phương thức ra đời trễ nhất so với các

phương thức khác, được ra đời vào thế kỉ XIX nhờ sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật nhânloại Trước đó, vận tải hàng không chỉ phục vụ chủ yếu cho nhu cầu chuyên chở hànhkhách Cho đến nay, ngành hàng không đã phát triển rộng rãi và hỗ trợ vận chuyển hànghóa trong phạm vi nội địa cũng như giữa các quốc gia với nhau Với thời gian giao nhậncực kì nhanh, đảm bảo an toàn đối với hàng hóa, tuyến vận tải đa đa dạng trên toàn thếgiới Vì thế, hình thức này cực kì phù hợp với các loại hàng hóa có giá trị cao, các mặthàng có chu kì sống ngắn, yêu cầu vận chuyển nhanh.

Giao nhận vận tải đa phương thức: là hình thức sử dụng 2 hay nhiều phương thức

vận tải kết hợp với nhau đảm bảo hàng hóa đến nơi nhanh nhất và ít chi phí nhất Chẳnghạn như, một kiện hàng được vận chuyển đường bộ ra sân bay, kiện hàng đó được vậnchuyển từ sân bay nước nay đi đến sân bay của một nước khác và sau đó lại sử dụng xetải để vận chuyển kiện hàng đó đến kho của người nhận Với sự phát triển buôn bán giaothương quốc tế, hàng hóa thường trải qua nhiều công đoạn để đến điểm đến Vì thế, vậntải đa phương thức cực kì phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Căn cứ theo nghiệp vụ kinh doanh

Giao nhận thuần túy: là hình thức hoạt động giao nhận cơ bản chỉ gồm việc gửi hàng

đi đến tay người nhận thông qua các phương tiện vận tải khác nhau, đảm bảo hàng hóađược vận chuyển an toàn, nhanh chóng

Giao nhận tổng hợp: bên cạnh việc giao nhận hàng hóa thuần túy, giao nhận tổng

hợp bao gồm thêm các hoạt động bổ trợ như việc lưu kho, xếp dỡ, bảo quản, làm các thủtục liên quan,… để đảm bảo vận chuyển hàng hóa đa dạng tùy thuộc theo nhu cầu kháchhàng đưa ra.

Trang 22

1.1.3 Vai trò

Ngày nay, việc giao thương, buôn bán hàng hóa trong nước lẫn quốc tế ngày càngnhiều , nhu cầu ngày càng đa dạng từ mặt hàng lẫn hình thức, dịch vụ vận tải Vì thế, cáccông ty kinh doanh hoạt động giao nhận hàng hóa mọc lên rất nhanh, đầu tư lớn để đápứng nhu cầu khách hàng và giảm chi phí vận chuyển cho lô hàng Do đó, công tác giaonhận hàng hóa có vai trò cực kì quan trọng trong việc lưu thông hàng hóa, tăng trưởngkinh tế của một công ty, quốc gia.

Đối với doanh nghiệp:

− Giúp giảm giá thành sản phẩm thông qua hoạt động vận chuyển với khối lượng hànghóa lớn giúp giảm thời gian, chi phí không cần thiết thông qua các tuyến vận tải đadạng, kết hợp nhiều phương thức vận tải với nhau.

− Giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ cần thuê một công ty đứngra hỗ trợ dịch vụ giao nhận Từ đó, doanh nghiệp có thể tập trung vào sản xuất, pháttriển hoạt động nâng cao chất lượng hàng hóa của mình.

− Giúp giảm thiểu rủi ro đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển

− Giúp tăng năng suất hoạt động của doanh nghiệp do hoạt động giao nhận phát triểntạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an toàn đáp ứng được nhu cầucủa doanh nghiệp

Đối với quốc gia:

− Đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước, GDP hằng năm

− Đảm bảo việc giao thương, trao đổi buôn bán hàng hóa giữa các doanh nghiệp trongvà ngoài nước đảm bảo việc lưu thông hàng hóa trên thế giới

− Giúp tạo điều kiện, áp lực để phát triển kĩ thuật hạ tầng, phương tiện giao thông đểđáp ứng nhu cầu giao nhận vận tải như cảng biển, sân bay, cơ sở hạ tầng, thiết bị máymóc,…

− Giúp giải quyết vấn đề việc làm trong nước qua sự phát triển đa dạng các phươngthức cũng như nhu cầu ngày càng cao Từ đó, tạo ra các dịch vụ mới và các công ty

Trang 23

lao động dư thừa trong xã hội

− Khuyến khích việc tiêu dùng hàng hóa trong nước, kích thích nền kinh tế phát triển.

1.1.4 Đặc điểm

So với các ngành sản xuất, giao nhận hàng hóa là một loại hình dịch vụ nên giaonhận vận tải cũng mang những đặc tính đặc trưng của một ngành dịch vụ điển hình Vớinhững đặc điểm đặc trưng của ngành dịch vụ như không có tiêu chuẩn đánh giá chấtlượng đồng nhất sản phẩm như ngành sản xuất, không thể bảo quản cũng như không thểlưu trữ.

Tính vô hình: dịch vụ giao nhận vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất, nó chỉ làm

thay đổi vị trí về mặt không gian của đối tượng theo nhu cầu khách hàng chứ không có sựthay đổi về kích thước, tính chất kĩ thuật của đối tượng đó.

Tính không tách rời: phù thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng và các bên liên

quan như luật pháp của các nước, các quy định yêu cầu vận chuyển hàng hóa của mỗiquốc gia.

Tính không ổn định: thường hỗ trợ dịch vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

và nhu cầu khách hàng theo từng năm cũng như từng mùa Vì thế, dịch vụ giao nhậnthường không ổn định và ảnh hưởng theo mùa vụ cũng như theo xu hướng thị trường.Ngoài ra, chất lượng dịch vụ thường không ổn định, phù thuộc bởi các yếu tố như điềukiện thời tiết, tai nạn trong quá trình vận chuyển, chất lượng của các phương tiện, cơ sởhạ tầng như cảng biển, sân bay,…

Tính không lưu trữ: dịch vụ giao nhận chỉ tồn tại vào thời gian mà nó được cung cấp.

Do đó, giao nhận vận tải không giống như các ngành sản xuất khác có thể lưu trữ, bảoquản khi có nhu cầu để mang đi bán.

1.1.5 Yêu cầu

Mặc dù, dịch vụ giao nhận vận tải không có các chỉ tiêu định tính để đánh giá chấtlượng nhưng phải đáp ứng được yêu cầu gắt gao từ khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầukhách hàng tối đa Một số yêu cầu trong hoạt động giao nhận vận tải như:

Thời gian giao nhận tối ưu: thể hiện ở thời gian hàng hóa từ nơi nhận đến nơi đến

Trang 24

một cách nhanh chóng, các hoạt động như nghiệp vụ chứng từ, bốc xếp, vận chuyển,kiểm đếm phải thực hiện trơn tru, giảm thời gian giao nhận hàng hóa Do đó, việc này đòihỏi người đứng ra tổ chức giao nhận phải nắm bắt các quy trình nghiệp vụ thật chính xác,nắm bắt kĩ về luật cũng như là chính sách của từng mặt hàng, thông thạo các tuyến vậntải bằng nhiều phương thức khác nhau,…

Giảm thiểu chi phí giao nhận tối ưu: việc giảm thiểu chi phí giao nhận giúp doanh

nghiệp sản xuất giảm thiểu chi phí hoạt động, bán hàng, giúp giảm giá thành sản phẩm,tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác Vì vậy, hoạt động giao nhận phảiđầu tư cơ sở vật chất, xây dựng hoàn thiện đội ngũ công nhân viên chất lượng, mở rộngmối quan hệ với các bên liên quan Từ đó, giúp giảm chi phí giao nhận của một lô hàng,đáp ứng nhu cầu khách hàng, giúp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận có thểcạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Đảm bảo độ chính xác, an toàn hàng hóa: là yếu tố quan trọng hàng đầu để việc

giao nhận hàng hóa diễn ra thành công, đảm bảo quyền lợi của chủ hàng và người nhậnhàng Việc giao nhận vận tải phải diễn ra chính xác về thời gian cũng như địa điểm giaonhận, đúng số lượng, chất lượng của hàng hóa ban đầu Từ đó, giúp doanh nghiệp hạnchế sự thất thoát, hư hỏng về hàng hóa, đảm bảo hàng hóa đến đúng thời gian và địa điểmđể tiến hành sản xuất, buôn bán.

1.2 Khái quát dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển

1.2.1 Khái niệm

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại, việc buôn bán hàng hóagiao thương hàng hóa giữa các quốc gia với nhau ngày càng thuận lợi Vì thế, nhu cầuvận chuyển hàng hóa quốc tế ngày càng tăng mạnh không ngừng trong vài năm gần đây.Đặc biệt là, giao nhận hàng hóa bằng đường biển đường sử dụng nhiều hơn cả nhờ sựphát triển của ngành công nghiệp đóng tàu Quy trình giao nhận vận tải quốc tế bằngđường biển khá phức tạp từ việc vận chuyển nội địa đến cảng, đóng cont, hoàn tất thủ tục,chứng từ cũng như làm việc với hải quan,… làm rất mất nhiều thời gian và chi phí thựchiện nếu không có trình độ chuyên môn cao Vì thế, để đáp ứng nhu cầu của các doanhnghiệp kinh doanh, sản xuất thì các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đường biển ra đời.

Như vậy, dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển là dịch vụ vận chuyển

Trang 25

hàng hóa từ cảng biển nước này đến cảng biển nước khác, là quá trình trung chuyểnchính của hàng hóa giữa các quốc gia với nhau Dịch vụ này do các công ty chuyên cungcấp dịch vụ giao nhận cung cấp giúp kết nối chủ hàng và người nhận hàng Trong đó, chủhàng hay người nhận hàng ủy thác cho bên cung cấp dịch vụ đứng ra đại diện để đảm bảohàng hóa đến tận tay người nhận được an toàn.

1.2.2 Vai trò

Là phương thức giao nhận vận tải quốc tế chiểm tỉ trọng khoảng 80% về tổng khốilượng giao nhận hàng hóa trên thế giới Với khối lượng vận chuyển cực kì lớn, không bịtrở ngại bởi khoảng cách địa lý, hàng hóa được đảm bảo an toàn trong quá trình vậnchuyển phù hợp để các doanh nghiệp buôn bán, kinh doanh hàng hóa giữa các nước vớinhau Từ đó, giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước dễ dàng tiếp cận các nguồnnguyên vật liệu, hàng hóa đa dạng để đảm bảo quá trình kinh doanh, sản xuất Ngoài ra,giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận các mặt hàng từ nước ngoài cũng nhưxuất khẩu các mặt hàng lẻ nhờ các công ty cung cấp dịch vụ đóng ghép hàng lẻ.

Bên cạnh đó, đối với nền kinh tế thế giới, dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế bằngđường biển giúp tăng khối lượng trao đổi lưu thông hàng hóa để các nước cùng phát triển,kích thích nhu cầu tiêu dùng của thế giới cũng như về phát triển khoa học kĩ thuật để đảmbảo việc vận chuyển diễn ra nhanh chóng Đối với trong nước, đem lại nguồn ngoại tệ lớncho ngân sách của nhà nước, nâng cao hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trongnước , giải quyết các nhu cầu việc làm,…

1.2.3 Đặc điểm

Phụ thuộc trực tiếp vào thị trường xuất nhập khẩu: do là quá trình giao nhận vận tải

quốc tế cho nên nó phụ thuộc vào thị trường buôn bán, giao thương giữa các quốc gia vớinhau Tùy vào các yêu tố như theo mùa, theo thị hiếu, thời giá của các mặt hàng làm chodịch vụ giao nhận vận tải có thời điểm diễn ra sôi nổi song cũng có thời điểm không mấykhả quan.

Phụ thuộc vào cở sở pháp lý của các quốc gia: giao nhận vận tải quốc tế bằng đường

biển là quá trình đưa sản phẩm của một nước này sang sản phẩm của một nước khác Do

Trang 26

đó, việc này diễn ra trong một quy trình nghiêm ngặt, dựa theo pháp luật về các mặt hàngcho phép xuất nhập khẩu, yêu cầu của mỗi quốc gia Chẳng hạn như, muốn xuất khẩuhàng đi Mỹ phải khai hải quan tự động AMS và khai an ninh dành cho nhà nhập khẩuISF.

Phụ thuộc vào chất lượng của người giao nhận: các hãng tàu, các công ty cung cấp

dịch vụ giao nhận phải là người đứng ra tổ chức giao nhận hàng hóa Do đó, họ phải đảmbảo quá trình này diễn ra ít chi phí và trơn tru nhất Để làm được điều đó, các bên thamgia giao nhận phải có nghiệp vụ tốt, hiểu rõ các luật ban hành, cơ sở vật chất kĩ thuật phảiđảm bảo trong quá trình trao đổi thông tin, dữ liệu Đồng thời, họ phải hỗ trợ chủ hàng vàngười nhận hàng khi cần thiết khi có sự cố phát sinh.

1.2.4 Các phương pháp giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển

Phương pháp nhận nguyên, giao nguyên (FCL/FCL)

Định nghĩa: Hàng nguyên (Full Container Load) là hình thức gửi hàng có đủ khối

lượng, thể tích để chất hàng đầy một hay nhiều container để vận chuyển giao nguyêncontainer cho người nhận hàng.

Quy trình: Chủ hàng phải đóng hàng trong container và giao nguyên container đã

đóng hàng và đóng seal niêm phong cho người chuyên chở tại bãi container (CY) củacảng xuất khẩu Tiếp đến, người chuyên chở đảm bảo xếp container lên tàu và vậnchuyển đến cảng nhập khẩu Sau đó, tại cảng của người nhận tiến hành dỡ container khỏitàu và đưa vào bãi container của cảng nhập khẩu Cuối cùng, người chuyên chở giao hàngnguyên container trong tình trạng ban đầu khi gửi hàng cho người nhận tại bãi của cảngnhập khẩu.

Phương pháp nhận lẻ, giao lẻ (LCL/LCL)

Định nghĩa: Hàng lẻ ( Less Container Load) là hình thức gửi lô hàng của người gửi

hàng có khối lượng, dung tích không đủ để đóng một container Sau đó, người chuyênchở hay người giao nhận chịu trách nhiệm đóng nhiều lô hàng lẻ của khách hàng khácnhau thành một container để vận chuyển và tách chúng ra giao cho từng khách hàng khitới cảng đích.

Quy trình: Chủ hàng giao lô hàng của mình cho người chịu trách nhiệm giao tại kho

Trang 27

đóng ghép hàng lẻ tại cảng xuất khẩu ( kho CFS) Bên cạnh đó, người chuyên chở chịutrách nhiệm đóng ghép các lô hàng lẻ khác nhau thành một container và đóng seal niêmphong Tiếp đến, chịu trách nhiệm xếp container đã đóng lên tàu và vận chuyển đến cảngđích Tại cảng đích, tiến hành dỡ hàng ra khỏi tàu và đưa vào kho CFS để tiến hành rúttừng lô hàng lẻ để giao từng khách hàng.

Phương pháp nhận nguyên, giao lẻ (FCL/LCL)

Định nghĩa: là hình thức gửi hàng khi chủ hàng có một hay nhiều container và giao

cho nhiều khách hàng khác nhau.

Quy trình: Chủ hàng phải đóng hàng trong container và giao nguyên container đã

đóng hàng và đóng seal niêm phong cho người chuyên chở tại bãi container (CY) củacảng xuất khẩu Khi đó, người chuyên chở đảm bảo xếp container lên tàu và vận chuyểnđến cảng đích Tiếp đến, tại cảng của người nhận tiến hành dỡ container khỏi tàu và đưavào kho CFS để tiến hành rút hàng Cuối cùng, người chuyên chở dỡ hàng của containervà giao từng kiện hàng cho từng người nhận hàng

Phương pháp nhận lẻ, giao nguyên (LCL/FCL)

Định nghĩa: là hình thức gửi hàng khi có nhiều chủ hàng cần gửi hàng cho nhiều

người nhận tải điểm đến

Quy trình: Đầu tiên, các chủ hàng phải giao lô hàng lẻ của mình cho người chịu trách

nhiệm đóng hàng tại kho CFS Sau đó, người chuyên chở chịu trách nhiệm đóng ghép cáclô hàng lẻ khác nhau thành một container và đóng seal niêm phong Tiếp đến, chịu tráchnhiệm xếp container đã đóng lên tàu và vận chuyển đến cảng đích Để kết thúc quy trình,người chuyên chở giao hàng nguyên container trong tình trạng ban đầu khi gửi hàng chongười nhận tại bãi container của cảng nhập khẩu.

1.2.5 Các cở sở pháp lý giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển

Hiện nay, bất kì các hoạt động kinh doanh, thương mại nào để phải dựa theo phápluật, cơ sở pháp lý của quốc tế cũng như trong nước để qui trình diễn ra được thuận lợi,tránh các tranh chấp giữa các bên cũng như tránh tình trạng phạm pháp, xử lí khi saiphạm Vì thế, việc giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển cũng phải dựa trên cácnguyên tắc quốc tế, pháp luật, cơ sở pháp lý ban hành của mỗi quôc gia để phân chia

Trang 28

trách nhiệm và bảo đảm lợi ích của các bên tham gia quá trình giao nhận.

Một số điều ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển: công ước quốc tế

để thống nhất một số quy tắc vé vận đơn, ký tại Brussels ngày 25/8/1924 ( Quy tắcHague ); Nghị định thư Visby 1968 ( Quy tắc Hague-Visby ) là nghị định sửa đổi quy tắcHague được thông qua tại hội nghị quốc tế được tổ chức tại Bỉ; Công ước của Liên hợpquốc về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, 1978 (Quy tắc Hamburg); công ước Viên1980 ( Công ước của liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế) được kí tại Áo; côngước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá bằng vận tải đa phương thức quốc tế1980 được thông qua ngày 24/5/1980 tại hội nghị của Liên hợp quốc ở Gevena ( ThụySĩ ),…

Một số văn bản pháp luật của Việt Nam về giao nhận vận tải quốc tế bằng đườngbiển: Luật số 42/LCT/HĐNN8 của Quốc hội (Luật Hàng Hải 1990) được áp dụng đối với

những hoạt động liên quan về sử dụng tàu biển vào các mục đích kinh tế, khoa học kĩthuật, văn hóa,… ; Luật Thương Mại 2005 số 36/2005/QH11 được áp dụng các hoạt độngthương mại tại Việt Nam cũng như các thương nhân hoạt động tại nước ngoài; Nghị định187/2013/NĐ-CP về XNK mua bán hàng hóa theo Luật 36/2005/QH11 về thương mại.Nghị định này quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt độngđại lý mua, bán, gia công và quá cảng hàng hóa với nước ngoài; Thông tư 38/2015/TT -BTC do bộ tài chính ban hành qui định vè thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan,thuế xuất khẩu và nhập khẩu,…; Thông tư 04/2014/TT-BCT chi tiết NĐ 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP về hoạtđộng xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và quá cảnh hàng hóa.

1.2.6 Các chứng từ liên quan

Hợp đồng mua bán quốc tế (Sale Contract): là hợp đồng buôn bán hàng hóa giữa chủ

hàng và người nhận hàng hay còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu Theo đó, bên bán cónghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của bên mua một loại tài sản gọi là hàng hóa và bênmua có nghĩa vụ trả tiền hàng Do đó các bên cần lưu ý, kiểm tra chính xác nội dungtrong hợp đồng để tránh tình trạng sai sót như: số hợp đồng, thông tin bên bán, bên mua,tên hàng hóa, số lượng, quy cách đóng gói, xuất xứ, địa điểm giao nhận hàng và phươngthức thanh toán.

Trang 29

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): là chứng từ được phát hành bởi người

bán cho người mua với chức năng quan trọng là xác lập việc thanh toán cho chủ hàngcũng như để xác định giá trị của lô hàng để tính thuế nhập khẩu Những nội dung cần cócủa chứng từ như: số và ngày hóa đơn, thông tin bên mua và bên bán, phương thức thanhtoán, số lượng, tổng số tiền của lô hàng.

Phiếu đóng gói ( Packing List ): là bảng kê danh mục hàng hóa thể hiện rõ tên của

từng loại mặt hàng, số lượng, quy cách đóng gói, trọng lượng và kích thước Khi lậpchứng từ này cần lưu ý: số và ngày lập, thông tin người mua và người bán, tên hàng vàmã hàng, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng, quy cách đóng gói và kích thước.

Vận đơn đường biển ( Bill of Lading): là chứng từ chuyên chở hàng hóa do người

chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành thường là hãng tàu, ký phátcho người gửi hàng xác nhận việc nhận hàng để vận chuyển hàng từ cảng đi đến cảngđich Vận đơn là loại chứng từ vô cùng quan trọng trong giao nhận vận tải đường biển,thể hiện việc là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển giữa người vận chuyển và ngườigửi hàng Đồng thời, là chứng từ sở hữu đối với hàng hóa ghi trên chứng từ sở hữu đốivới hàng hóa Những nội dung cần lưu ý trên chứng từ này như: tên của hãng vận tải, sốvận đơn, ngày phát hành, số lượng bản gốc, thông tin của bên mua và bên bán, tên tàu vàsố chuyến, cảng xếp, cảng dỡ, số container, số chì, mô tả hàng hóa, trọng lượng, cước vàphí.

Tờ khai hải quan ( Customs Declaration ): là văn bản mà ở đó, chủ hàng hóa (người

xuất khẩu hoặc người nhập khẩu) hoặc chủ phương tiện phải kê khai đầy đủ thông tin chitiết về lô hàng khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu ra vào lãnh thổ Việt Nam Việc khaihải quan là điều bắt buộc của mỗi quốc gia, giúp nhà nước quản lý hàng hóa xuất nhậpkhẩu ra vào lãnh thổ nước ta được dễ dàng và chính xác, tránh các loại hàng hóa vàodanh mục hàng cấm Tại Việt Nam, phần mềm khai báo hải quan được sử dụng phổ biếnnhất là phần mềm ECUS5VNACCS của công ty Thái Sơn và Phần mềm hải quan điện tửFPT.TQDT của FPT.

Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): là chứng từ thể hiện xuất xứ của

hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, quốc gia nào Chức năng chính của C/O là giúpgiảm thuế đối với hàng hóa được hưởng sự ưu đãi dựa vào các thỏa thuận thương mạigiữa các quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau Ngoài ra, giấy chứng nhận xuất xứ còn giúp

Trang 30

chống phá giá và trợ giá khi hàng hóa của nước này nhập vào nước khác với mức giá thấphơn giá thị trường Một số loại C/O hiện nay như: C/O form A (Mẫu C/O ưu đãi dùngcho hàng xuất khẩu của Việt Nam), CO form B (Mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàngxuất khẩu của Việt Nam) ,C/O form D (các nước trong khối ASEAN), C/O form E(ASEAN - Trung Quốc) C/O form EAV (Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á – Âu), C/Omẫu VJ (Việt nam - Nhật Bản),…

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate): Chứng nhận kiểm

dịch thực vật là giấy chứng nhận do cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực phẩm cấp cho chủhàng Với chức năng được dùng để xác nhận hàng hóa là thực vật hoặc sản phẩm thực vậtkhông có nấm độc, sâu bọ,… có thể gây bệnh cho cây cối trên đường đi hoặc địa điểmđến của hàng hóa.

Ngoài ra còn số các loại chứng từ khác tùy vào các loại mặt hàng như: chứng nhậnhun trùng ( Fumigation Certificate ), chứng nhận chất lượng ( Certificate of Quality ),chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ( Sanitary Certificate ), Chứng nhận kiểm dịchđộng vật (Veterinary Certificate),….

1.3 Khái quát chung về người giao nhận

1.3.1 Khái niệm và vai trò

Theo FIATA nhận định: “Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyênchở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác Người giao nhậncũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản,lưu kho, trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa”.

Theo Điều 3 của Nghị định số 140/2007/NĐ-CP có giải thích rằng: “Thương nhânkinh doanh dịch vụ logistics là thương nhân tổ chức thực hiện dịch vụ logistics cho kháchhàng bằng cách tự mình thực hiện hoặc thuê lại thương nhân khác thực hiện một hoặcnhiều công đoạn của dịch vụ đó”.

Tóm lại, người giao nhận cũng có thể là chủ của lô hàng đứng ra đảm nhiệm côngviệc giao nhận đưa đến điểm đích cho khách hàng của mình, chủ của đơn vị vận chuyểnnhư chủ tàu, chủ xe hoặc các công ty chuyên cung cấp các dịch vụ giao nhận đứng rathay mặt chủ hàng trách nhiêm cho hàng hóa đến tay người nhận.

Trang 31

Trước đây, người giao nhận thường chỉ làm đại lý thực hiện một số công việc do cácnhà xuất nhập khẩu ủy thác như: Xếp dỡ hàng hóa, lưu kho, chuẩn bị giấy tờ, thông quanxuất nhập khẩu,… Nhưng hiện tại với sự phát triển của dịch vụ giao nhận, người giaonhận đã cung cấp những dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hànghóa Vì vậy, hiện nay, người giao nhận không chỉ còn được biết đến như là đại lý nhưtrước kia mà còn như người gom hàng, người chuyên chở, môi giới hải quan,…

1.3.2 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm

Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận

Ðiều 167 Luật thương mại quy định, người giao nhận có những quyền và nghĩa vụsau đây:

− Nguời giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.− Thực hiện đầy đủ nghiã vụ của mình theo hợp đồng

− Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của kháchhàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báongay cho khách hàng.

− Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàngthì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm.

− Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng khôngthoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng.

Trách nhiệm của người giao nhận

Đại diện cho chủ hàng, bên xuất khẩu: phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của

mình theo hợp đồng đã kí kết và phải chịu trách nhiệm thực hiện quá trình giao nhận lôhàng đến điểm đích như: Chọn tuyến đường, phương thức vận tải, bên chuyên chở phùhợp, nhận hàng và kiểm tra thông tin, làm các chứng từ liên quan để lô hàng được vậnchuyển hợp pháp theo pháp luật của nước xuất khẩu và nhập khẩu Ngoài ra, người giaonhận có thể thực hiện các công việc đóng gói, kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa,mua bảo hiểm cho lô hàng nếu chủ hàng ủy thác Đồng thời, vận chuyển hàng tới cảng,làm các thủ tục thông quan, giao hàng cho bên vận chuyển và thanh toán các cước phí.

Trang 32

Bên cạnh đó, tiếp nhận vận đơn từ người chuyên chở, giám sát chặt chẽ quá trình vậnchuyển hàng hóa quốc tế để hàng hóa đến điểm đích được an toàn.

Đại diện cho người nhận hàng, bên nhập khẩu: tương tự như bên xuất khẩu, thì

người giao nhận cho bên nhập khẩu phải thực hiện các công việc để hàng hóa từ cảngnhập khẩu có thể đến tay người nhận hàng như: thay mặt cho người nhận hàng làm thủtục và giám sát quá trình vận chuyển hàng hóa Tiếp đến, nhận hàng từ người chuyên chở,thanh toán cước phí (nếu có), làm các thủ tục hải quan và thông quan hàng hóa Đồngthời, chịu trách nhiệm làm thủ tục gửi hàng vào kho và vận chuyển hàng hóa đến khongười nhận hàng.

Người chuyên chở: là người đóng vai trò độc lập, chịu trách nhiệm chính trong việc

bốc dỡ hàng lên xuống tàu , sắp xếp hàng khoang tàu, vận chuyển hàng hóa đến nơi antoàn Sau khi hàng được bốc lên tàu, người chuyên chở phải cấp cho người gửi hàng mộtbộ vận đơn đường biển Bên cạnh đó, khi có sự cố phát sinh như hư hỏng, mất mát thìphải chịu trách nhiệm dựa trên các công ước, quy tắc quốc tế Chẳng hạn như: Căn cứkhoản 1 Điều 5 Công ước về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, 1978 quy định về cơsở trách nhiệm như sau: “ Người chuyên chở chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hànghóa bị mất mát hoặc hư hỏng cũng như do việc chậm giao hàng; nếu sự cố gây ra mất mát,hư hỏng hoặc chậm giao hàng xảy ra trong khi hàng hóa đang thuộc trách nhiệm củangười chuyên chở theo quy định của Điều 4, trừ khi người chuyên chở chứng minh đượcrằng bản thân mình, những người làm công hoặc người đại lý của mình đã áp dụng mọibiện pháp hợp lý, cần thiết để tránh sự cố đó và hậu quả của nó”.

Các dịch vụ khác như:

Môi giới hải quan: chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan cho người nhập khẩu hay

người xuất khẩu

Đại lý: chịu trách nhiệm các hợp đồng ủy thác từ khách hàng như: lập chứng từ, làm

thủ tục hải quan, thuê các bên vận chuyển giao hàng và nhận hàng,…

Người gom hàng: đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc gom hàng lẻ thành lô

hàng lớn để đóng thành một hay nhiều container Nhờ vậy, chủ hàng có thể giảm chi phívận tải nhờ tận dụng được sức chứa của container và khả năng chuyên chở của phương

Trang 33

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế bằng đườngbiển

1.4.1 Nhân tố chủ quan

Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của doanh nghiệp: ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng

dịch vụ hoạt động giao nhận vận tải quốc tế Trong trường hợp, doanh nghiệp có đầu tưnhiều cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc tốt, phần mềm hiện đại sẽ giúp khả năng quảnlý, theo dõi quy trình giao nhận hàng hóa được chính xác và tối ưu về thời gian hơn Từđó, giúp giảm chi phí hoạt động, nâng cao chất lượng, uy tín dịch vụ, tăng khả năng cạnhtranh Ngược lại, nếu cơ sở vật chất thiếu thốn, trang thiết bị lạc hậu, phần mềm hãy xảyra lỗi sẽ ảnh hưởng đến công việc kéo theo không theo sát được quy trình giao nhận hànghóa, dễ bị sai sót dẫn đến tăng chi phí, giảm uy tín dịch vụ.

Quy mô của doanh nghiệp: thể hiện lượng vốn dồi dào cũng như uy tín của mỗi

doanh nghiệp trên thị trường Quy mô càng lớn, số lượng và chất lượng công nhân viêncàng nhiều, trang thiết bị phần mềm hiện đại, nhiều phương tiện vận chuyển hỗ trợ, phânchia nhỏ bộ phận theo từng quy trình, nghiệp vụ chi tiết để dễ dàng quản lý, kiểm soát tốiưu về thời gian Từ đó, việc giao nhận hàng hóa được diễn ra chính xác, nhanh chóng hơnít xảy ra sai sót, nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận Đồng thời, tránh các tình trạngthiếu các nguồn lực về vốn, trang thiết bị, nhân lực phải tính toán thuê các bên vậnchuyển thiếu uy tín dẫn đến khó kiểm soát chính xác dẫn đến sai sót, làm ảnh hưởng đếnquá trình giao nhận hàng hóa.

Nguồn nhân lực: đội ngũ nhân lực là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động

giao nhận hàng hóa quốc tế, đảm bảo hàng hóa đến tay người nhận một cách trơn tru, antoàn, đúng thời gian Vì vậy, chất lượng, trình độ của nguồn nhân lực ảnh hưởng khônghề nhỏ đến dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế Nếu công ty có nguồn nhân lực chất lượng,nắm rõ về quy trình, nghiệp vụ, am hiểu luật pháp và làm việc tỉ mỉ, cẩn thận sẽ giúp choquá trình giao nhận tối ưu về thời gian cũng như về chi phí Vì thế, trình độ của ngườitham gia quy trình bao giờ cũng được quan tâm hàng đầu, là một trong những yếu tốnâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận, tăng khả năng cạnh tranh.

1.4.2 Nhân tố khách quan

Môi trường pháp lý: bao gồm các quy ước quốc tế, luật pháp của mỗi quốc gia qui

định về việc buôn bán, giao nhận hàng hóa Việc giao nhận vận tải quốc tế bằng đường

Trang 34

biển phải dựa trên các công ước, luật pháp để phân chia quyền và nghĩa vụ giữa đôi bên.Bên cạnh đó, việc cho phép loại hàng nào được phép xuất nhập khẩu, cách xác định trịgiá, quy trình chứng từ, thông quan hải quan, đóng và miễn giảm thuế,… phải dựa trên cơsở pháp lý của mỗi gia Vì thế, bất kì sự thay đổi nào trong môi trường pháp lý như sửađổi luật pháp, phê duyệt thông tư nghị định của Chính phủ ở một trong những quốc gia kểtrên hay sự phê chuẩn, thông qua một Công ước quốc tế cũng sẽ làm thay đổi về việctăng trưởng hoặc hạn chế hoạt động xuất nhập khẩu.

Môi trường chính trị, xã hội: những sự thay đổi, xung đột về chính trị giữa các quốc

gia ảnh hưởng rất lớn về nền kinh tế của quốc gia đó cũng như gây ảnh hưởng không nhỏđến các nước liên quan Khi đó, hoạt động giao nhận vận tải quốc tế cũng bị kéo théo,làm trị trề về thời gian cũng như không thể đưa hàng hóa đến điểm đich, ảnh hưởng đếnchuỗi cung ứng toàn cầu Do đó, sự ổn định chính trị, xã hội của mỗi quốc gia không chỉtạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia đó phát triển mà còn là một trong những yếu tố đểcác quốc gia khác và các công ty trên toàn thế giới giao dịch và hợp tác với quốc gia đó.

Môi trường kinh tế: hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng

trực tiếp hoặc gián từ nền kinh tế giới Khi kinh tế phát triển, dẫn đến nhu cầu của ngườitiêu dùng tăng cao, hoạt động buôn bán quốc tế diễn ra sôi nổi kéo theo khối lượng hànghóa xuất nhập khẩu sẽ gia tăng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận sẽ ngàycàng nhiều với chất lượng và giá cả hợp lí hơn.

Môi trường kĩ thuật, công nghệ: ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giao nhận hiện nay.

Nhờ có sự phát triển của khoa học kĩ thuật mà việc trao đổi thông tin giữa các bên cũngnhư việc bốc xếp vận chuyển hàng hóa diễn ra nhanh, an toàn và chính xác hơn Từ đó,giúp việc giao nhận, buôn bán quốc tế trở nên dễ dàng, nhanh chóng, ít tốn chi phí.

Môi trường tự nhiên: các yếu tố về địa hình tự nhiên, thời tiết, thiên tai gây ảnh

hưởng rất lớn đến hoạt động giao nhận hàng hóa Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến khảnăng, năng suất thiết bị, làm chậm tốc độ bốc dỡ hàng và việc giao nhận hàng hóa sẽ diễnra chậm trễ Bên cạnh đó, dưới sự tác động của thiên tai có thể gây ra thiệt hại về hànghóa, khiến việc giao nhận không được hoàn thành Do đó, điều này là tiền đề để xây dựngvề việc phân chia trách nhiệm, chịu thiệt hại giữa các biên liên quan trong trường hợp bấtkhả kháng và khả năng miễn trách cho người giao nhận.

Trang 35

Đặc điểm tính chất của hàng hóa: Tùy vào tính chất, kích thước của mỗi hàng hóa

mà có cách đóng gói, bảo quản, phương thức xếp dỡ riêng cho phù hợp với từng loạihàng Từ đó, việc giao nhận sẽ diễn ra an toàn, phù hợp với từng loại hàng, tránh xảy ratình trạng hư hỏng, thất thoát về hàng hóa cũng như về chi phí Bên cạnh đó, mỗi loạihàng hoá khác nhau với những đặc điểm riêng biệt sẽ đòi hỏi những loại chứng từ khácnhau để chứng nhận về vệ sinh, chất lượng, quy chuẩn kĩ thuật của chúng Do đó, cơquan hải quan của mỗi quốc gia sẽ yêu cầu chủ hàng cung cấp các chứng từ trên để hànghóa được thông quan nhập khẩu.

1.5 Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá

1.5.1.2 Chỉ tiêu về doanh thu

Doanh thu là phần giá trị mà công ty thu được trong quá trình hoạt động kinh doanhbằng việc bán sản phẩm hàng hóa của mình Ngoài ra, doanh thu là một trong những chỉtiêu quan trọng phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị ở một thời điểm cầnphân tích.

Theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14: “Doanh thu là tổng giá trị các lợiích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinhdoanh, sản xuất thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sởhữu”.

Ta có thể hiểu đơn giản là, doanh thu là toàn bộ số tiền mà công ty, doanh nghiệp

Trang 36

nhận lại được trong quá trình hoạt động kinh doanh Đánh giá doanh thu cần chi tiết vàchính xác theo từng thời điểm Bởi vì, doanh thu của một doanh nghiệp phản ánh quy môvà quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp đó Đây là cơ sở bù đắp chi phí đã tiêu haotrong quá trình sản xuất và tiến hành nộp thuế cho Nhà nước Bên cạnh đó, doanh thu làgiai đoạn cuối cùng trong quá trình luân chuyển vốn và nó tạo tiền đề cho quá trình táisản xuất tiếp theo.

1.5.1.3 Chỉ tiêu về chi phí

Chi phí là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp và được nhìn nhận theo nhiều góc độ khác nhau Chi phíđược hiểu một cách trừu tượng là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động sống vàlao động vật hoá phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được tính trongmột thời kì nhất định.

Ngoài ra, chi phí còn được hiểu là giá trị của nguồn lực được sử dụng trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh để đạt được mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận Bản chất củachi phí là sự đánh đổi để lấy một kết quả khác, kết quả này thể hiện dưới dạng vật chấtnhư sản phẩm, nhà xưởng, tiền… hoặc không phải dạng vật chất như kiến thức, dịch vụ.Như vậy, chi phí của doanh nghiệp là toàn bộ chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm,quản lý doanh nghiệp và các khoản tiền thuế gián thu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thựchiện hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.

Trong hoạt động kinh doanh, việc hiểu rõ và tính toán các loại chi phí trong doanhnghiệp là việc vô cùng quan trọng với các nhà lãnh đạo, đứng đầu doanh nghiệp Biết rõ,giám sát chính xác được các chi phí giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể đưa ra cácchiến lược kinh doanh phù hợp, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên của công ty, giúptối thiểu hóa chi phí các hoạt động và tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh.

Idt = doanh thu năm 2022 / doanh thu năm 2021

Bội chi (tiết kiệm) tuyệt đối = yếu tố chi phí năm 2022 – yếu tố chi phí năm 2021Bội chi ( tiết kiệm) tương đối = yếu tố chi phí năm 2022 – (yếu tố chi phí năm 2021× Idt)

Mức độ ảnh hưởng = Bội chi tiết kiệm tuyệt đối / Tổng chi phí năm 2021

Trang 37

1.5.1.4 Chỉ tiêu về lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùngcủa hoạt động sản xuất kinh doanh, là điều kiện cần và đủ cho nền kinh tế nói chung vàdoanh nghiệp nói riêng có thể tồn tại và phát triển Bên cạnh đó, nó là chỉ số thể hiện sựchênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp và các chi phí đầu tư, phát sinh của các hoạtđộng sản xuất kinh doanh.

Dựa vào đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp, đó cũng chính là cơ sở để các nhàlãnh đạo đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp cũng như tiềmnăng phát triển trong tương lai để họ đưa ra những quyết định đúng đắn để tiến hành đầutư, phát triển mở rộng quy mô doanh nghiệp.

 Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh

Tiêu chuẩn so sánh được hiểu là chỉ tiêu được chọn để làm nền tảng so sánh, thuậtngữ chuyên môn gọi là kỳ gốc so sánh Dựa trên mục đích thực hiện nghiên cứu màngười ta sẽ cân nhắc chọn kỳ gốc thích hợp nhất Thông thường, để đánh giá xu hướngphát triển ta thường lấy tài liệu của các chỉ tiêu so sánh ở năm trước để tiến hành so sánh,đánh giá sự biến động, xu hướng phát triển của doanh nghiệp

 Điều kiện so sánh

Trên tiêu chí thể hiện đúng ý nghĩa, đồng nhất về các chỉ tiêu để có thể so sánh đầyđủ, chính xác nhất Vì thế, người thực hiện cần lưu ý về yếu tố thời gian lẫn không giancủa các chỉ tiêu so sánh như: đồng nhất về nội dung, cùng phương pháp tính toán, thốngnhất đơn vị và phải tương ứng về mặt thơi gian.

Trang 38

 Kỹ thuật so sánh

Dựa vào số tuyệt đối

So sánh bằng trị số tuyệt đối: là cách biểu thị quy mô, khối lượng của một chỉ tiêuđược so sánh nào đó Khi thực hiện so sánh bằng số tuyệt đối có nghĩa là so sánh giữa trịsố nêu trên của chỉ tiêu kinh tế của kỳ đang phân tích so với kỳ gốc.

∆� = ��(Kì nghiên cứu) - �� (�ì �ố�)

Dựa vào số tương đối

Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khác nhaunhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đóqua thời gian, hoặc đánh giá mức độ hoàn thành kế họach của một doanh nghiệp hay cácnhà quản trị muốn đánh giá một vấn đề nào đó ở hai thị trường khác nhau Tùy theo yêucầu phân tích mà người thực hiện sẽ lựa chọn loại số tương đối thích hợp nhất.

�� ∗ ��� (%)��Hoặc

∆� ∗ ��� (%)��

1.5.2.2 Phương pháp chi tiết

Phương pháp chi tiết là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạtđộng kinh doanh Để đánh giá doanh nghiệp cần phải đánh giá chi tiết về nội dung cũngnhư chi tiết theo các hướng khác nhau Thông thường, phương pháp này cần đánh giá cácchỉ tiêu theo ba hình thức chi tiết như: không gian, thời gian và các bộ phận cấu thành chỉtiêu.

Theo thời gian: thực tế là một số các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh

hưởng bởi yếu tố thời gian, thời vụ tùy theo nhu cầu của thị trường Dịch vụ giao nhậncũng có tính không ổn định, chịu ảnh hưởng bởi mùa vụ, thời tiết, quan hệ cung cầu củatừng thời điểm trong năm Phân tích chi tiết theo thời gian cũng giúp nhà lãnh đạo doanhnghiệp nghiên cứu nhịp điệu của các chỉ tiêu có liên quan với nhau Từ đó, phát hiện

Trang 39

những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện các chỉ tiêu trong quá trình sảnxuất kinh doanh Vì thế, phương pháp chi tiết các chỉ tiêu đánh giá theo thời gian để phântích ra những những nhân tố có bị tác động hay không? Mang tính quy luật hay không?

Theo không gian: các chỉ tiêu phân tích cần được đánh giá ở những không gian, địa

điểm khác nhau trong cùng một khoảng thời gian Từ đó, giúp các nhà lãnh đạo có thểtìm ra nguyên nhân, giải pháp, đưa ra hướng phát triển của doanh nghiệp ở các khônggian địa điểm của dịch vụ mà công ty cung cấp.

Theo bộ phận cấu thành: các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức

đều do nhiều bộ phận cấu thành nên Khi tham gia vào hoạt động kinh doanh thì từng bộphận lại biểu hiện chi tiết về một khía cạnh nhất định của kết quả kinh doanh Trong quátrình thực hiện đánh hoạt động của các chủ thể trong hoạt động kinh doanh thì việc phântích, đánh giá chi tiết từng bộ phận cấu thành chỉ tiêu cho phép đánh giá một cách chínhxác, cụ thể, nhờ đó mà tìm ra nguyên nhân làm thay đổi chỉ tiêu đó Đây là phương phápđược sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi kết quả hoạt động kinh doanh

1.5.2.3 Phương pháp cân đối

Là phương pháp được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đếnchỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu nếu chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu cóquan hệ với nhân tố ảnh hưởng dưới dạng tổng hoặc hiệu Xác định mức độ ảnh hưởngnhân tố nào đó đến chỉ tiêu phân tích, bằng phương pháp cân đối người ta xác định chênhlệch giữa thực tế với kỳ gốc của nhân tố ấy.

Phương pháp tính:

��� = ∆��∗100 %

�0 = (a1−a0) ∗100 %�0

��� =∆��∗100 %

�0 = (b1−b0) ∗100 %�0

��� = ∆��∗100 %

�0 = (c1−c0) ∗100 %�0

Trang 40

�1 ∗ 100 %

�0 c1 − c0 �Ac

�0 A1 − A0

Ngày đăng: 23/06/2024, 11:03

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN