1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình kiểm định an toàn xe nâng hàng bằng động cơ có tải trọng từ 1 000kg tới 10 000kg tại công ty cổ phần kiểm định 6

81 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy trình kiểm định an toàn xe nâng hàng bằng động cơ có tải trọng từ 1.000kg tới 10.000kg tại Công ty Cổ phần Kiểm định 6
Tác giả Kiều Văn Nhật
Người hướng dẫn Ths. Trần Minh Phúc
Trường học Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ thuật Ô tô
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 5,51 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (14)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (14)
    • 1.2 Mục tiêu đề tài (14)
    • 1.3 Phạm vi nghiên cứu (15)
    • 1.4 Giới thiệu Công Ty Cổ Phần Kiểm Định 6 (15)
      • 1.4.1 Sơ lược về công ty (15)
      • 1.4.2 Lĩnh vực hoạt động và sử mệnh tầm nhìn (16)
      • 1.4.3 Năng lực người điều hành (18)
    • 1.5 Khái niệm kiểm định và phân loại kiểm định (18)
      • 1.5.1 Khái niệm (18)
      • 1.5.2 Phân loại (19)
    • 1.6 Mục tiêu kiểm định (20)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ XE NÂNG HÀNG (21)
    • 2.1 Công dụng (21)
    • 2.2 Cấu tạo xe nâng sử dung động cơ xăng, diesel (22)
      • 2.2.1 Bộ phận nâng hạ của xe nâng – Các bộ phận của xe nâng (22)
      • 2.2.2 Bộ phận di chuyển trên xe nâng (25)
      • 2.2.3 Hệ thống chứa nhiên liệu trên xe (26)
      • 2.2.4 Bộ phận điều khiển trên xe nâng (27)
      • 2.2.5 Bộ phận đối trọng của xe nâng (28)
      • 2.2.6 Động cơ trên xe nâng (28)
    • 2.3 Phân loại (29)
      • 2.3.1 Xe nâng động cơ đốt trong (loại lốp đặc) (29)
      • 2.3.2 Xe nâng động cơ đốt trong (loại lốp hơi) (30)
      • 2.3.3 Xe nâng động cơ sử dụng ga (31)
      • 2.3.4 Xe nâng địa hình gồ ghề (31)
    • 2.4 Cấu tạo xe nâng sử dụng động cơ điện (32)
      • 2.4.1 Bình ắc quy (33)
      • 2.4.2 Động cơ điện (33)
    • 2.5 Phân loại (34)
      • 2.5.1 Xe nâng điện (34)
      • 2.5.2 Xe nâng điện tầm cao (35)
      • 2.5.3 Xe nâng tay chạy điện (35)
    • 2.6 Nguyên lý hoạt động (36)
      • 2.6.1 Chế độ chờ (38)
      • 2.6.2 Chế độ nâng tải (38)
      • 2.6.3 Chế độ hạ tải (38)
      • 2.6.4 Chế độ giữ tải (39)
      • 2.6.5 Chế độ quá tải (39)
    • 2.7 Lợi ích của xe nâng (39)
      • 2.7.1 Xe nâng giúp tiết kiệm sức lao động (39)
      • 2.7.2 Đảm bảo an toàn lao động (40)
      • 2.7.3 Nâng cao hiệu suất, và thời gian làm việc (40)
      • 2.7.4 Tiết kiệm chi phí bỏ ra cho doanh nghiệp (40)
    • 2.8 Ứng dụng của xe nâng (41)
      • 2.8.1 Ứng dụng của xe nâng tại các công trường xây dựng (41)
      • 2.8.2 Ứng dụng xe nâng tại các nhà kho (42)
      • 2.8.3 Ứng dụng của xe nâng trong ủi tuyết (42)
      • 2.8.4 Đưa người lên cao (43)
      • 2.8.5 Ứng dụng của xe nâng trong bốc dỡ hàng container (44)
  • CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN XE NÂNG HÀNG BẰNG ĐỘNG CƠ TỪ 1.000KG TỚI 10.000KG (45)
    • 3.1 Phạm vi và đối tượng áp dụng (45)
    • 3.2 Bộ máy kiểm định tại công ty cổ phần kiểm định 6 (45)
      • 3.2.1 Tiêu chuẩn chung (47)
      • 3.2.2 Tiêu chuẩn con người (48)
    • 3.4 Thiết bị và dụng cụ kiểm định (49)
    • 3.5 Điều kiện kiểm định (50)
    • 3.6 Tiến hành kiểm định (51)
      • 3.6.1 Kiểm tra hồ sơ, lí lịch thiết bị (51)
      • 3.6.2 Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài (53)
      • 3.6.2 Kiểm tra kỹ thuật thử không tải (55)
      • 3.6.3 Chế độ thử tải phương pháp thử (66)
      • 3.6.4 Đối với xe nâng sử dụng động cơ điện (69)
    • 3.7 Xử lí kết quả (69)
    • 3.8 Thời hạn kiểm định (70)
  • CHƯƠNG 4: BẢO DƯỠNG XE NÂNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI (72)
    • 4.1 Bảo dưỡng xe nâng (72)
      • 4.1.1 Bảo dưỡng hằng này (72)
      • 4.2.2 Bảo dưỡng định kì (73)
      • 4.2.3 Bảo dưỡng ắc quy (74)
      • 4.2.4 Các loại dầu thay thế (76)
    • 4.3 Ưu điểm và nhược điểm (77)
    • 4.4 Phương hướng phát triển (78)
  • KẾT LUẬN (80)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (81)

Nội dung

Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Lý do chọn đề tài

Với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay xã hội ngày càng phát triển và sự phát triển này điều hướng tới việc gia tăng các nhu cầu cơ bản của con người Trong những nhu cầu này, giao thông và vận chuyển hàng hóa đóng một vai trò cực kỳ quan trọng Trong thời đại hiện nay, ngành giao thông và vận tải trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế quốc gia Yêu cầu cơ bản là cần phải có các phương tiện vận chuyển hàng hóa hiệu quả, nhanh chóng, an toàn và giúp tiết kiệm sức lao động của con người, nhằm đóng góp vào việc tăng năng suất làm việc Để đảm bảo an toàn cho việc vận hành liên tục của các phương tiện, việc đặt ra các quy định là hết sức cần thiết.Hiện nay có rất nhiều các loại nâng chưa qua kiểm định hoặc chưa kiểm định đúng định kì theo quy định nhà nước mà vẫn được sử dụng tràn lan không đảm bảo an toàn

Bắt đầu từ những yêu cầu này, quá trình kiểm định an toàn trở nên cực kỳ quan trọng Sự can thiệp của nhà nước trong việc kiểm định xe là điều không thể thiếu, nhằm đảm bảo rằng các xe đang hoạt động ở trạng thái tốt nhất Qua việc phân loại chất lượng của các phương tiện cơ giới và loại bỏ những chiếc xe không đáp ứng tiêu chuẩn, chúng ta đóng góp vào việc duy trì trật tự an toàn giao thông Điều này không chỉ giúp giảm số lượng tai nạn đáng tiếc mà còn giảm thiểu thương vong và mất mát cho cả xã hội Chính vì vậy em xin lựa chọn đề tài: “Quy trình kiểm định an toàn xe nâng hàng từ 1.000kg tới 10.000kg tại Công Ty Cổ Phần Kiểm Định 6” để làm đề tài viết luận văn của mình.

Mục tiêu đề tài

Để các đơn vị sử dụng nhiều xe nâng hàng hiểu rõ hơn tầm quan trọng của kiểm định an toàn Phân tích được quy trình kiểm định xe nâng hàng tại Công Ty Cổ Phần Kiểm Định 6 Đề xuất được giải pháp hoàn thiện công ty Đây cũng là một đề tài rất hay nhưng hiện vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi Trên cơ sở đó, em thực hiện đồ án này nhằm cung cấp thêm một lượng kiến thức nhất định về kiểm định giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về các quy trình Bên cạnh đó hy vọng đề tài của em cũng góp phần hỗ trợ các bạn sinh viên của trường Đại học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh trong quá trình học tập và có cái nhìn thực tế hơn về quy trình kiểm định.

Phạm vi nghiên cứu

Kiểm định xe nâng hàng tại Công Ty Cổ Phần Kiểm Định 6

Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tổng quan về xe nâng hàng, nội dung kiểm định, bộ máy kiểm định, hình thức và công cụ kiểm định, quy trình kiểm định

Về không gian: Kiểm định tại các nhà máy, công ty, xí nghiệp sử dụng nhiều loại xe nâng hàng.

Giới thiệu Công Ty Cổ Phần Kiểm Định 6

1.4.1 Sơ lược về công ty

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH 6

151/19 Lũy Bán Bích, Phường Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh Văn phòng tại TP HCM:

56A Lê Khôi, Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh

Văn phòng tại Đồng Nai:

Hình 1 1 Sơ lược công ty

Tổ 11, Ấp Tân Cang, Xã Phước Tân, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

Vǎn phòng tại Hà Nội

Lầu 26, Tòa nhà Sông Ðà, Ðường Phạm Hùng, Phường Mỹ Ðình 1, Quận Nam

Email: info@kiemdinh6.vn – kd6@kiemdinh6.vn Hotline : 0935 468666

Công ty Cổ Phần Kiểm Định 6 ra đời vào năm 2003, là một trong những đơn vị tiên phong được cấp phép trong lĩnh vực an toàn và vệ sinh lao động Vào ngày nay, Kiểm Định 6 đã phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu đồng hành cùng sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, mang lại sự an toàn và thịnh vượng

Chúng tôi tự hào về đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm và năng lực thực hành cao, bên cạnh đó còn có đội ngũ trẻ trung, đam mê và tràn đầy nhiệt huyết Đội ngũ này đang cùng nhau xây dựng môi trường làm việc an toàn để góp phần vào sự phát triển của đất nước và mang lại niềm hạnh phúc cho mỗi gia đình

Với vị thế không ngừng được nâng cao, hiện nay Kiểm Định 6 cung cấp các dịch vụ về an toàn và vệ sinh lao động trên phạm vi cả nước Chúng tôi hợp tác với nhiều đối tác lớn và luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu để xây dựng môi trường làm việc an toàn và hiệu quả

1.4.2 Lĩnh vực hoạt động và sử mệnh tầm nhìn

Kiểm định 6 cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp về an toàn lao động gồm: Kiểm định an toàn lao động, Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, Tư vấn giám sát an toàn, kiểm tra nghiệm thử, Đánh giá hợp quy Với đội ngũ chuyên gia kiểm định và huấn luyện dày dạn kinh nghiệm, trang thiết bị được đầu tư hiện đại, cùng với quy trình quản lý theo ISO 9001:2008 đã giúp kiểm định 6 giảm rất nhiều chi phí phát sinh, mang lại lợi ích và tiết kiệm nhiều chi phí cho khách hàng

• Sứ mệnh và tầm nhìn

Tập trung vào khách hàng: An toàn của người lao động luôn đứng đầu, đảm bảo cung cấp các giải pháp và dịch vụ phù hợp với từng khách hàng, tận tâm và nhanh chóng xử lý mọi phản hồi và thắc mắc của khách hàng

Tôn trọng và công bằng: Đánh giá kết quả công việc một cách công bằng và hợp lý, khen ngợi và thưởng thức đúng mức, tôn trọng sự đa dạng và quý trọng sự khác biệt

Hòa nhã và đoàn kết: Xây dựng môi trường làm việc thân thiện và hòa nhã Thúc đẩy tinh thần đoàn kết và sự hỗ trợ đồng nghiệp trong công việc, khuyến khích mọi người tự do thể hiện quan điểm và ý kiến cá nhân, với sự tôn trọng lẫn nhau

Trung thực và trách nhiệm: Ý thức và tự giác về vai trò và trách nhiệm của mình Tuân thủ sự thật trong mọi hoạt động thực hiện công việc theo tiêu chuẩn cao cấp của ngành nghề

Mục tiêu là sự hoàn thiện: Liên tục học hỏi và phát triển, sẵn sàng thay đổi để trở nên tốt hơn, chú trọng đến sự chuyên nghiệp và sự hoàn thiện trong công việc

Hình 1 2 Lĩnh vực hoạt động của công ty

1.4.3 Năng lực người điều hành

Giám đốc Hoàng Bá Giang là một chuyên gia huấn luyện trong lĩnh vực an toàn lao động và kiểm định kỹ thuật Ông là một kỹ sư cơ khí chuyên ngành chế tạo máy, và đã tích luỹ một lượng kinh nghiệm đáng kể trong suốt sự nghiệp của mình

Từ năm 1978 đến nay, ông đã không ngừng đóng góp cho lĩnh vực an toàn lao động và kiểm định kỹ thuật an toàn Ông đã làm công tác thanh tra kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động cùng với việc huấn luyện an toàn lao động tại Sở Lao động Thương binh Xã hội Đặc biệt, ông đã đảm nhận nhiều vị trí quan trọng như chánh thanh tra tại Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh Hà Bắc, và phó giám đốc tại Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật An toàn khu vực 2 thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Ông cũng đã làm Trưởng phòng kiểm định và kiểm định viên chính

Không chỉ có kinh nghiệm vững vàng trong công tác kiểm định và huấn luyện kỹ thuật an toàn, ông còn có khả năng quản lý nhân sự và quản lý bộ máy vận hành trong ngành kiểm định Ông cũng đã đóng góp xây dựng các quy trình và quy chế về kiểm định kỹ thuật an toàn và soạn thảo tài liệu, giáo án huấn luyện về kỹ thuật an toàn lao động

Thành tích của ông cũng được thể hiện qua các huy chương và giải thưởng như Huy chương Chiến sỹ Giải phóng, Huy chương Kháng chiến, và Huy chương Vì Sự nghiệp Lao động Thương binh và Xã hội Ông còn nhận được nhiều bằng khen và giấy khen từ tỉnh và bộ cấp, thể hiện sự đóng góp xuất sắc của mình trong việc nâng cao an toàn lao động và kiểm định kỹ thuật an toàn.

Khái niệm kiểm định và phân loại kiểm định

1.5.1 Khái niệm Để hiểu một cách đơn giản, kiểm định an toàn, hay kiểm định kỹ thuật an toàn, là một hoạt động kỹ thuật tiến hành theo một quy trình kiểm định nhằm đánh giá và xác nhận tính an toàn kỹ thuật của đối tượng kiểm định, đúng theo các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với đối tượng kiểm định Đây là một công việc vô cùng quan trọng, không thể bỏ qua, hoặc xem nhẹ trong bất kỳ công việc nào, bởi nếu không có sự giám sát và kiểm tra kỹ lưỡng từ người quản lý, có thể dẫn đến những hậu quả mà không ai mong muốn

Chẳng hạn, trong lĩnh vực xây dựng, việc kiểm định an toàn cho các loại thiết bị và máy móc như cần trục, sàn treo nâng người, máy khoan, máy ép cọc nếu không được tiến hành một cách chi tiết và cẩn thận, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng của con người

Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu đúng về kiểm định an toàn và thấu hiểu tầm quan trọng của nó Chỉ khi nắm vững kiến thức về kiểm định an toàn, chúng ta mới có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả và đảm bảo chất lượng

Tóm lại, kiểm định an toàn là quá trình kiểm tra từng bước của công việc, thử độ bền, an toàn, và chất lượng của các chi tiết để đánh giá tính an toàn theo tiêu chuẩn kỹ thuật

Theo Thông tư 05 và 06/2014/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và

Xã hội, việc kiểm định an toàn đối với các máy móc, thiết bị có khả năng gây mất an toàn cho người lao động là bắt buộc Thông tư này cũng quy định rõ danh mục máy móc thiết bị nào phải kiểm định mới được phép đưa vào vận hành

Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu: là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trước khi đưa vào sử dụng

Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước

Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi: Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị

Kiểm định viên: là người thuộc một tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và được Cơ quan đầu mối cấp Chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động (sau đây gọi tắt là Chứng chỉ kiểm định viên), chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện hoặc chỉ đạo, giám sát thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

Kỹ thuật viên kiểm định: là người thuộc một tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, có nhiệm vụ thực hiện một số công việc cụ thể trong quy trình kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động dưới sự chỉ đạo, giám sát của kiểm định viên.

Mục tiêu kiểm định

Đối với các phương tiện không đáp ứng tiêu chuẩn, chủ sở hữu và người lái sẽ có kiến thức về hệ thống, cấu trúc, và chi tiết để khắc phục, sửa chữa, và bảo dưỡng phương tiện đến mức đáp ứng tiêu chuẩn Thậm chí, ngay cả đối với những phương tiện đáp ứng tiêu chuẩn, người lái và chủ sở hữu cũng cần nhận biết những hạn chế của phương tiện để có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa, hoặc thay thế cần thiết Có một số hình phạt không đáng kể được áp dụng cho những lỗi nhắc nhở chủ sở hữu của phương tiện (những lỗi không nghiêm trọng) Ở một số quốc gia, việc kiểm định phương tiện cơ giới cũng hỗ trợ cơ quan chức năng trong việc đánh giá tai nạn giao thông, định giá phương tiện cơ giới đường bộ hàng năm Hầu hết các quốc gia đều đặt ra quy định về niên hạn sử dụng cho phương tiện Việc kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ giúp loại bỏ các phương tiện đã vượt quá niên hạn sử dụng hoặc đang trong tình trạng tổn thương và lỗi thời

Thực hiện kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ cũng góp phần nâng cao chất lượng của chúng, giảm nguy cơ tai nạn giao thông do lỗi kỹ thuật gây ra, cải thiện tiêu chuẩn về ô nhiễm tiếng ồn và khí thải, và bảo vệ môi trường Điều này cũng giúp người dân sống trong một môi trường sạch hơn và lành mạnh hơn Kiểm định còn có tư tưởng tuyên truyền an toàn giao thông với các chủ phương tiện khi tham gia giao thông.

TỔNG QUAN VỀ XE NÂNG HÀNG

Công dụng

Xe nâng hàng là các phương tiện có khả năng thực hiện nhiệm vụ nâng, hạ và chuyển các loại hàng hóa từ một vị trí đến vị trí khác Các xe nâng này được trang bị với động cơ khí đốt bằng điện, dầu hoặc khí đốt, kèm theo hệ thống cơ khí giữ và các xi lanh thủy lực để có thể nâng cấp các loại hàng hóa hóa có khối lượng từ 1 tấn đến

50 tấn Khả năng nâng hạ có thể thay đổi, với phạm vi từ 20 cm đến 15 mét, tùy thuộc vào loại xe Xe nâng được thiết kế với đa dạng về kích thước và loại hình, để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu liên quan đến nhiệm vụ nâng cấp và vận chuyển hàng hóa và vật liệu

Bảng 2 1 Thông số kĩ thuật xe nâng sử dụng nhiên liệu diesel

STT Hạng mục Thông số

1 Khối lượng bản thân 4270 kg

2 Kích thước tổng thể bên ngoài (D x R x C) 3752mmx1225mmx2090m m

Hình 2 1 Hình ảnh xe nâng

3 Công suất lớn nhất của động cơ/ tốc độ quay 40/2650 Kw/rpm

4 Vận tốc di chuyển lớn nhất 19,0 km/h

5 Sức nâng lớn nhất theo thiết kế 2850 kg

6 Chiều cao nâng lớn nhất 3,0 m

7 Vân tốc nâng lớn nhất khi có tải 26,4 m/phút

10 Ký hiệu, loại động cơ C490BPG, 4 kỳ, 4 xy lanh thẳng hàng

Cấu tạo xe nâng sử dung động cơ xăng, diesel

2.2.1 Bộ phận nâng hạ của xe nâng – Các bộ phận của xe nâng

Khi nói về cấu tạo của xe nâng, điều quan trọng đầu tiên cần xem xét là khả năng nâng hạ hàng hóa Vì vậy, bộ phận nâng hạ trở thành một yếu tố không thể thiếu trong mọi thiết kế của xe nâng hàng Tùy vào nhu cầu sử dụng xe nâng của từng người, bộ phận nâng hạ trên xe nâng hàng có thể bao gồm sau:

• Khung nâng trên xe nâng

Hình 2 2 Khung nâng trên xe nâng

Khung nâng của xe nâng được cấu tạo từ 2 hoặc 3 khung thép thẳng đứng, được thiết kế để làm nhiệm vụ nối liền giữa thân xe và giá nâng Đây là một phần quan trọng trong hệ thống nâng hạ của xe nâng Hệ thống này cùng với piston ròng rọc giúp điều khiển quá trình nâng càng từ mặt đất lên và ngược lại một cách hiệu quả Chiều cao của khung nâng thường được thiết kế linh hoạt dựa trên sự lựa chọn của khách hàng Nhờ vào cấu tạo này, xe nâng có khả năng nâng hàng hóa lên đến độ cao tới 12 mét, đáp ứng được các nhu cầu vận chuyển và lưu trữ hàng hóa trong các không gian khác nhau

• Giá nâng trên xe nâng

Bộ phận không thể thiếu thứ hai là giá nâng, có thiết kế hình chữ nhật, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống nâng hạ của xe nâng Chúng có chức năng kết nối càng nâng và khung nâng với nhau Ngoài việc đóng vai trò là điểm gắn càng nâng, giá nâng còn được sử dụng để đính kèm các phụ kiện khác như gầu xúc, kẹp và nhiều loại công cụ khác để thực hiện các tác vụ đa dạng trong quá trình vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa

• Càng nâng và bộ công tác

Bộ phận thứ ba trong hệ thống nâng hạ là càng nâng hoặc các bộ công tác khác, cùng đóng góp vào khả năng vận hành của xe nâng Càng nâng là thành phần quan

Hình 2 3 Giá nâng và càng nâng trọng và có chức năng chính trong quá trình nâng hạ hàng hóa Chúng được thiết kế dưới dạng hai thanh thép hình chữ L, với độ dài dao động từ 1 mét đến 2 mét tùy theo loại xe nâng Chúng được sử dụng để chống và nâng các mặt hàng cần vận chuyển Bộ công tác bao gồm các phụ kiện và thiết bị có thể thay thế cho càng nâng khi cần Việc lựa chọn bộ công tác phụ thuộc vào mục đích sử dụng của xe nâng Các tùy chọn khác nhau của bộ công tác giúp xe nâng thực hiện các tác vụ đặc biệt, biến nó thành một công cụ đa năng và phù hợp với các ứng dụng khác nhau Điều này cho phép xe nâng không chỉ hoạt động như một phương tiện vận chuyển hàng hóa thông thường, mà còn trở thành một phương tiện chuyên dụng cho các nhiệm vụ đặc biệt

• Xi lanh nâng Để đảm bảo hoạt động hiệu quả của hệ thống nâng hạ, xe nâng cần được trang bị các xi lanh thủy lực Các xi lanh này có vai trò quan trọng trong quá trình nâng hạ hàng hóa và đảm bảo khả năng vận hành của xe nâng Có hai loại chính của xi lanh được sử dụng trong bộ phận nâng hạ: xi lanh nâng và xi lanh nghiêng Xi lanh nâng là thiết bị được lắp thẳng đứng theo chiều dọc của khung nâng Chúng hoạt động cùng với hệ thống dây xích để nâng hàng hóa lên trên Xi lanh nâng có chức năng truyền lực từ hệ thống thủy lực để đẩy càng nâng lên, đồng thời giữ cho hàng hóa cố định ở vị trí được nâng

Hình 2 4 Xi lanh nâng hạ

• Xi lanh nghiêng Đây là loại xi lanh được lắp nghiêng với một góc so với trục thẳng đứng Một đầu của xi lanh nghiêng gắn vào thân xe, còn đầu kia gắn vào khung nâng Khi xi lanh nghiêng hoạt động, nó tạo ra một lực đẩy đẩy khung nâng nghiêng về phía sau hoặc phía trước với góc độ được điều chỉnh (thường là 6 độ hoặc 12 độ) Chức năng của xi lanh nghiêng là giúp càng nâng dễ dàng tiếp cận và lấy hàng hóa, đồng thời duy trì sự ổn định của hàng hóa trong quá trình vận hành

2.2.2 Bộ phận di chuyển trên xe nâng

Phần di chuyển của xe nâng được thiết kế và hoạt động tương tự như các phương tiện khác Nó bao gồm hệ thống bánh độc lập để đảm bảo khả năng di chuyển linh hoạt Mỗi loại xe nâng có thiết kế riêng cho phần di chuyển của mình, có thể là xe nâng 3 bánh hoặc xe nâng 4 bánh Tuy nhiên, có các đặc điểm chung liên quan đến việc di chuyển, bao gồm hệ thống bánh lái và hệ thống bánh chịu tải

Hệ thống di chuyển phía sau của xe nâng chủ yếu bao gồm bánh lái và có các thành phần như lốp, cầu, và xi lanh lái Hoạt động của bánh lái được điều khiển trực tiếp thông qua vô lăng của xe Bánh phía sau thường có kích thước nhỏ hơn so với bánh phía trước Chúng có thể được trang bị lốp hơi hoặc lốp đặc tùy thuộc vào mục đích sử dụng

Hệ thống di chuyển phía trước của xe nâng bao gồm các bánh chịu tải, và hệ thống này thường có kích thước lớn hơn Bánh chịu tải không chỉ hoạt động như đòn bẩy giữa trọng lượng chính và hàng hóa, mà còn phải chịu trọng lượng của toàn bộ hàng hóa được đặt lên xe

Tóm lại, phần di chuyển của xe nâng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo khả năng di chuyển và vận hành hiệu quả của xe nâng, với hệ thống bánh lái và hệ thống bánh chịu tải là hai yếu tố cơ bản để đảm bảo sự ổn định và an toàn trong quá trình vận hành.

2.2.3 Hệ thống chứa nhiên liệu trên xe

Trong quá trình nghiên cứu về cấu tạo của xe nâng hàng, chúng ta thường ít gặp tài liệu đề cập đến hệ thống chứa nhiên liệu Tuy nhiên, nếu coi động cơ là trái tim của chiếc xe nâng, thì hệ thống nhiên liệu và dây dẫn có thể được coi như mạch máu của nó Hệ thống này bao gồm bình chứa, máy bơm và các dây dẫn được kết nối với nhau

Trong trường hợp của xe nâng sử dụng động cơ đốt trong, bình chứa dầu thủy lực, xăng hoặc dầu diesel được sử dụng để lưu trữ nhiên liệu Bình chứa này cung cấp nhiên liệu cho quá trình đốt cháy trong động cơ, và dung tích của bình chứa này thường dao động từ 60 đến 200 lít Hơn nữa, các ống dẫn là các ống trống rỗng được sử dụng để dẫn nhiên liệu từ bình chứa đến động cơ và các phần khác của xe

Hình 2 6 Hệ thống di chuyển

Trong trường hợp xe nâng sử dụng động cơ điện, bình chứa nhiên liệu thường là một khoang trống, được sử dụng để chứa ắc quy hoặc pin nguồn Các dây dẫn cho nhiên liệu điện thường là các dây điện Ngoài ra, trên một số xe nâng điện, cũng có thể có bình chứa dầu thủy lực để cung cấp dầu cho xi lanh thủy lực, tùy thuộc vào thiết kế cụ thể của xe

Chúng ta có thể thấy rằng hệ thống nhiên liệu và dây dẫn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của xe nâng hàng, giúp nó duy trì sự hoạt động ổn định và hiệu quả 2.2.4 Bộ phận điều khiển trên xe nâng

Trong cấu tạo của xe nâng, bộ phận điều khiển được chia thành hai loại chính:

Phân loại

2.3.1 Xe nâng động cơ đốt trong (loại lốp đặc) Đây là các loại xe nâng hàng tải được thiết kế để hoạt động trong môi trường bên trong các nhà kho và thường được trang bị lốp xe đặc chắc chắn Chúng sử dụng động

Hình 2 10 Xe nâng động cơ loại lốp đặc Hình 2 9 Động cơ xe nâng cơ đốt trong (IC) chạy bằng nhiên liệu diesel hoặc khí LP, và chủ yếu được sử dụng để di chuyển pallet từ ngăn hàng ở độ cao xuống để lưu trữ và ngược lại

Việc lựa chọn một xe nâng dầu lốp đặc để sử dụng trong môi trường bên trong có thể được giải thích bởi những lý do sau đây:

Giá mua thấp hơn so với các loại xe nâng khác

Tiết kiệm thời gian nạp nhiên liệu

Không ảnh hưởng đến không gian trong nhà kho (không cần trạm sạc pin)

Tải trọng của các loại xe nâng này thường dao động từ 1.000 Kg đến 7.000 Kg, nhưng cũng có sẵn các loại xe nâng đặc biệt mạnh mẽ hơn với công suất lên đến 35.000 Kg

2.3.2 Xe nâng động cơ đốt trong (loại lốp hơi)

Sản xuất chủ yếu để hoạt động ngoài trời, nhưng cũng thích hợp cho việc sử dụng trong các kho lớn, loại xe nâng này có nhiều điểm tương đồng về thiết kế khung và khả năng làm việc với xe nâng loại lốp đặc Chúng thường sử dụng lốp hơi, tuy nhiên, cũng có khả năng trang bị lốp "rắn khí nén" cho các môi trường làm việc đặc thù như vườn gỗ, xưởng kim loại, sản xuất gạch, và nơi nguy cơ đâm thủng có thể cao hơn

Loại xe nâng này thường sử dụng bánh xe đơn hoặc cấu hình bánh xe kép và động cơ đốt trong có thể hoạt động bằng nhiên liệu khí LP hoặc CNG, diesel hoặc

Hình 2 11 Xe nâng động cơ loại lốp hơi xăng Trọng lượng công suất của chúng thường nằm trong khoảng từ 1.000 Kg đến 25.000 Kg, cho phép chúng linh hoạt xử lý cả pallet đơn đến cả container có trọng lượng lên đến 40 tấn

2.3.3 Xe nâng động cơ sử dụng ga

Xe nâng chạy bằng gas hay còn gọi là xe nâng khí hóa lỏng LPG, đây là loại xe nâng động cơ đốt trong, nhưng lại khác với các loại xe nâng dầu bởi xe nâng gas sử dụng loại nhiên liệu gas hoặc LPG hóa lỏng thay vì dầu diesel Với những doanh nghiệp vận hành nhiều xe nâng trong khu vực nhà kho và trong môi trường kín sử dụng loại xe nâng gas là một trong những quyết định hợp lý nhất bởi chúng xả ra khá ít thải, đảm bảo an toàn và sạch sẽ hơn so với loại xe nâng dầu

Hiện nay, dòng xe nâng chạy bằng gas được sử dụng khá phổ biến bởi chúng có giá thành cạnh tranh, có tính đa dụng chạy được cả trong nhà kho và ngoài trời Không những thế loại xe nâng chạy bằng gas không hề bị giới hạn về thời gian làm việc về vấn đề sạc pin như loại xe nâng điện, chúng có thể làm việc liên tục cả ngày và đêm

2.3.4 Xe nâng địa hình gồ ghề

Với lốp xe có nhiều gai, mang lại khả năng kéo vượt trội để vận chuyển ngay cả trên những địa hình ngoài trời khắc nghiệt, những chiếc xe nâng địa hình khắc nghiệt này thường được trang bị động cơ diesel và thường hoạt động ngoài trời Thường được thiết kế với hai hoặc bốn bánh lái, chúng có thể được trang bị cột nâng truyền thống hoặc cột nâng lồng ba tầng để cung cấp khả năng nâng cao hơn rất nhiều

Hình 2 12 Xe nâng động cơ sử dụng ga

Những loại xe nâng này thường được sử dụng tại các khu vực như xưởng xẻ gỗ hay các công trường xây dựng, nơi mà việc nâng các vật liệu xây dựng lên các khu vực làm việc ở độ cao cần thiết Việc điều khiển chúng yêu cầu lái xe phải được đào tạo thêm, vì tải trọng có thể được nâng lên cao và đẩy ra ngoài thay vì chỉ được nâng thẳng lên và hạ thẳng xuống Trọng lượng nâng của loại xe này thường nằm trong khoảng từ 2.500 kg đến 7.000 kg hoặc có thể cao hơn

Cấu tạo xe nâng sử dụng động cơ điện

Các cấu tạo cũng tương tự như động cơ diesel tuy nhiên thùng nhiên liệu đổi thành bình ắc quy và bộ phân di chuyển phía trước đổi thành động cơ điện

Bảng 2 2 Thông số xe nâng sử dụng động cơ điện

STT Hạng mục Thông số

1 Khối lượng bản thân 119 kg

2 Kích thước tổng thể bên ngoài (D x R x C) 1530mmx540mmx1160mm

3 Công suất lớn nhất của động cơ/ tốc độ quay 0,7 kW

4 Vận tốc di chuyển lớn nhất 4,8 km/h

5 Sức nâng lớn nhất theo thiết kế 1500 kg

Hình 2 13 Xe nâng địa hình gồ ghề

6 Chiều cao nâng lớn nhất 0,115 m

7 Vân tốc nâng lớn nhất khi có tải 1,2 m/phút

9 Loại ắc quy/ điện áp- dung lượng Lithium/24-50 V-Ah

12 Ký hiệu, loại động cơ LC044, điện 1 chiều

Hệ thống điện của xe nâng thường có công suất 48V và dung lượng Ah thay đổi tùy chọn vào mẫu xe, tải trọng và công việc có thể từ 200Ah đến hơn 1500Ah Đa phần các xe nâng cấp sử dụng ắc quy có cấu trúc bên ngoài là vỏ bình bằng thép, bên trong chứa các ngăn riêng biệt, mỗi ngăn có cấu trúc giống một ắc quy nhỏ Các ngăn này có thể kết nối theo dạng nối tiếp theo song song để tạo thành bộ ắc quy đủ công suất Vỏ ngoài của các ngăn thường được làm từ các loại nhựa Ebonit để tăng cường độ bền và khả năng chịu axit Bên trong từng ngăn còn có một lớp lót chịu axit dày khoảng 0,6mm để bảo vệ khỏi sự ăn mòn của axit

2.4.2 Động cơ điện Động cơ điện: đây là một hệ thống motor khép kín được tích hợp phía bên trong của xe Bộ phận này có thể được sử dụng chung hoặc chia làm 2 phần (tùy theo dòng sản phẩm) bao gồm: Motor dùng cho nâng hạ , motor dùng để di chuyển

Hình 2 14 Cấu tạo động cơ điện

Phân loại

Những loại xe nâng hoạt động bằng điện thường được thiết kế với tùy chọn ghế ngồi cho người lái, tuy nhiên, cũng có sẵn các mẫu xe đứng lái Một điểm đáng chú ý của dòng xe nâng này là việc chúng được trang bị đối trọng để tạo sự cân bằng, và điều này thường được thực hiện thông qua hệ thống ắc quy Với việc sử dụng nhiều ắc quy, khả năng cân bằng tải trọng trải dọc theo chiều cao của xe được đảm bảo Dựa trên nguồn cung cấp điện từ ắc quy, những loại xe nâng này hoạt động êm ái hơn và không tạo ra khí thải độc hại, điều này làm cho chúng trở thành lựa chọn lý tưởng cho các nhiệm vụ trong các môi trường làm việc trong nhà Xe nâng điện ba bánh là một thiết kế phổ biến là một loạt các mẫu xe nâng điện từ 1 đến 16 tấn, với khả năng cơ động cao.

Một trong những đặc điểm đáng chú ý của chúng là khả năng cuộn thẳng vào phía sau của xe kéo để kéo pallet và di chuyển chúng đến vị trí tiếp theo hoặc vào trong kho Một nhà sản xuất xe nâng điện hàng đầu tại Trung Quốc, cung cấp các giải pháp lý tưởng cho các tình huống có không gian hạn chế và các ứng dụng đặc biệt yêu cầu đi qua cửa hẹp, thang máy, hoặc trong các môi trường làm việc nhạy cảm với trọng lượng như các nhà máy cũ Mặc dù giá thành của xe nâng điện có thể cao hơn đôi chút, nhưng sự tiết kiệm về nhiên liệu và chi phí bảo trì sẽ giúp bạn thực sự tiết kiệm chi phí Công suất nâng của chúng thường nằm trong khoảng từ 1 đến 3.5 tấn,

Hình 2 15 Xe nâng điện tuy nhiên, các mẫu xe nâng điện với tải trọng cao cũng có sẵn

2.5.2 Xe nâng điện tầm cao

Kích thước và tính linh hoạt của những chiếc xe nâng này cho phép hoạt động hiệu quả trên các con đường hẹp, điều này có nghĩa rằng chúng là một giải pháp tuyệt vời khi bạn cần tối ưu hóa không gian mà không cần mở rộng kho hàng hiện có Nguyên tắc hoạt động của xe nâng điện loại tầm cao hoạt động như sau: người lái xe điều khiển việc di chuyển và nâng hạ pallet, trong khi hệ thống chọn đặt hàng cho phép nền tảng hoạt động có thể được nâng lên và hạ xuống để lấy từng vật phẩm riêng lẻ trong cùng một đơn đặt hàng Nói chung, chúng được thiết kế để tập trung nhiều hơn vào việc lựa chọn và bốc dỡ hàng tồn kho Tải trọng của xe nâng loại 2 thường dao động từ 1000 Kg đến 2.500 Kg

2.5.3 Xe nâng tay chạy điện

Những chiếc xe nâng điện nâng pallet này có khả năng nâng tải lên chỉ vài chục centimet khỏi mặt đất Với tính linh hoạt cực cao và kích thước nhỏ gọn nhất trong các loại xe nâng, chúng rất lý tưởng cho việc nhanh chóng bốc dỡ hàng từ các rơ moóc, xe kéo và chuyển chúng đến khu vực xếp dựng, nơi chúng có thể được xử lý bởi các thiết bị khác Đây là những chiếc xe nâng được vận hành thủ công, trong đó người điều khiển sử dụng tay lái trên xe kéo điều khiển máy Đây được coi là loại thiết bị nâng hạ tốt nhất cho các quãng đường ngắn và kho nhỏ Chúng có khả năng nâng tải lên đến tối

Hình 2 16 Xe nâng điện tầm cao đa khoảng 3.000 Kg.

Nguyên lý hoạt động

Xe nâng có 2 nguyên lý làm việc bao gồm di chuyển và nâng hạ Với nguyên lý di chuyển, xe nâng thực hiện như tất cả các dòng xe sử dụng động cơ khác Sự khác

Hình 2 17 Xe nâng tay chạy điện

Hình 2 18 Sơ đồ thủy lực nguyên lí hoạt động của hệ thống nâng hạ biệt duy nhất là việc điều hướng bằng bánh sau của xe mà thôi Vì vậy trong phần này chúng ta chỉ tập chung vào nguyên lý nâng hạ hàng hóa

Các thành phần thủy lực trong sơ đồ thủy lực của xe nâng bao gồm:

1 Bể dầu: Bể dầu chứa lượng dầu cần thiết để đảm bảo hoạt động của hệ thống

2 Van an toàn: Van an toàn đảm bảo rằng áp suất trong hệ thống không vượt quá giới hạn an toàn, từ đó bảo vệ các thiết bị khỏi tổn hại

3 Bơm nguồn: Bơm nguồn cung cấp dòng dầu thủy lực với lưu lượng và áp suất cần thiết cho toàn bộ hệ thống

4 Đồng hồ đo áp suất: Đồng hồ đo áp suất được sử dụng để theo dõi áp suất tại đầu ra của bơm nguồn

5 Van phân phối 2B2: Van này ở vị trí thường mở để xả dầu và giảm tải cho bơm nguồn khi hệ thống chưa hoạt động

6 Cụm van tiết lưu và van một chiều: Cụm này đảm bảo quá trình nâng và hạ tải diễn ra một cách kiểm soát Van một chiều đảm bảo dòng dầu chỉ di chuyển theo một hướng nhất định

7 Xi lanh thủy lực: Xi lanh thủy lực tạo lực để thực hiện quá trình nâng và hạ tải ở độ cao mong muốn

8 Van một chiều có điều kiện: Van này được lắp sát đầu dưới của xi lanh và sử dụng dòng dầu từ đường cao áp để mở van

9 Van phân phối 4/3: Van này điều khiển hoạt động của xi lanh, cho phép quá trình nâng hạ tải diễn ra một cách thuận tiện

10 Cụm thiết bị làm mát: Thiết bị làm mát được kết nối song song với khóa, chức năng của nó là làm mát dầu thủy lực để ngăn dầu quá nóng gây sự cố

11 Cụm lọc dầu: Cụm lọc dầu được lắp ở đường xả của hệ thống thủy lực, đảm bảo loại bỏ cặn bẩn từ dầu và thiết bị trong hệ thống để bảo vệ các thành phần khỏi hỏng hóc

Nguyên lý làm việc của sơ đồ thuỷ lực

Sơ đồ thủy lực của xe nâng hàng có nguyên lý làm việc trong các chế độ như sau:

2.6.1 Chế độ chờ Đây là chế trong quá trình hoạt động của bơm khi chưa có tải nâng Trong trạng thái này, van số 5 được mở để xả dầu và giảm tải cho bơm Van phân phối 4/3 ở vị trí trung gian, trong khi các van khác vẫn chưa được kích hoạt

Trong chế độ này, van số 5 sẽ được đóng, cho phép dầu từ bơm được cấp vào hệ thống Van phân phối số (9) sẽ hoạt động ở vị trí bên trái Cụm van số (6) sẽ hoạt động ở chế độ van một chiều, và van một chiều có điều khiển số (8) sẽ hoạt động như một van một chiều bình thường Trong hệ thống, sẽ có hai dòng dầu hoạt động liên tục như sau:

Dòng dầu 1: Dầu sẽ bắt đầu từ bể dầu số (1) -> Bơm dầu số (3) -> Van phân phối số (9) -> Cụm van số (6) -> Van một chiều có điều khiển số (8) -> Đầu dưới của xi lanh thủy lực số (7)

Dòng dầu 2: Dầu sẽ bắt đầu từ đầu trên của xi lanh thủy lực số (7) -> Van phân phối số (9) -> Cụm làm mát số (10) -> Cụm lọc dầu số (11) -> Bể dầu số (1) Kết quả của chế độ này là xi lanh thủy lực sẽ được nâng lên, đồng thời tải trọng cũng sẽ được nâng lên theo

Trong chế độ này, van số (5) sẽ đóng, cho phép dầu từ bơm được cấp vào hệ

Hình 2 19 Chế độ nâng tải thống Van phân phối số (9) sẽ làm việc ở vị trí bên phải Cụm van số (6) sẽ làm việc ở chế độ van tiết lưu Van một chiều có điều khiển số (8) sẽ làm việc ở chế độ ngược, và cả hai van này sẽ được mở nhờ dòng dầu ở đường cao áp

Sẽ có hai dòng dầu hoạt động song song: Dòng dầu 1: Bắt đầu từ bể dầu số (1) -

> Bơm dầu số (3) -> Van phân phối số (9) -> Đầu trên của xi lanh thủy lực số (7) Dòng dầu 2: Bắt đầu từ đầu dưới của xi lanh thủy lực số (7) -> Van một chiều có điều khiển số (8) -> Cụm van số (6) -> Van phân phối số (9) -> Cụm làm mát số (10) -> Cụm lọc dầu số (11) -> Bể dầu số (1) Kết quả là xi lanh thủy lực sẽ được hạ xuống và tải trọng cũng sẽ được hạ xuống theo

Trong chế độ này, tải trọng được duy trì ở một độ cao nhất định Trong trạng thái này, van số (5) sẽ mở để xả dầu và giảm tải cho bơm Van phân phối số (9) sẽ ở vị trí trung gian Van một chiều có điều khiển số (8) sẽ hoạt động ở chế độ khóa, do dòng dầu cao áp lúc này được nối khỏi bể dầu Dầu sẽ di chuyển từ bể dầu số (1) -> van số

(5) và quay trở lại bể dầu số (1) Do tính năng khóa của van một chiều có điều khiển số

8, dầu không thể chảy từ đầu dưới của xi lanh về bể dầu Kết quả là xi lanh sẽ được duy trì ở độ cao nhất định, đồng nghĩa với việc tải trọng cũng được giữ ở vị trí đó

2.6.5 Chế độ quá tải Đây là trạng thái xảy ra khi hệ thống đã hoạt động nhưng gặp sự cố Kết quả của sự cố này là áp suất làm việc trong hệ thống vượt quá giá trị được tính toán cho phép Lúc này, van an toàn số (2) sẽ mở để xả dầu và giảm tải cho bơm, từ đó bảo vệ bơm và các thiết bị thủy lực khác Trong trạng thái này, dòng dầu chạy từ bể dầu số (1) đến bơm dầu số (3), sau đó qua van an toàn số (2) và quay trở lại bể dầu số (1).

Lợi ích của xe nâng

2.7.1 Xe nâng giúp tiết kiệm sức lao động

Lợi ích hàng đầu và rõ ràng nhất của việc sử dụng xe nâng là khả năng tiết kiệm sức lao động Thay vì cần phải tập trung một lượng lớn nhân công để thực hiện công việc nâng hạ và di chuyển hàng hóa, bạn chỉ cần trang bị một chiếc xe nâng chuyên dụng Điều này đồng nghĩa với việc rút ngắn đáng kể thời gian thực hiện nhiệm vụ nâng hạ và di chuyển hàng hóa Trong nhiều trường hợp, xe nâng có khả năng thực hiện những công việc mà công nhân thông thường không thể thực hiện được

Bằng cách giải phóng nguồn lao động và rút ngắn thời gian làm việc, xe nâng giúp doanh nghiệp giảm thiểu một khoản chi phí đáng kể Đồng thời, những nguồn lực lao động được giải phóng có thể tập trung vào các nhiệm vụ khác, làm tăng hiệu suất làm việc lên nhiều lần

2.7.2 Đảm bảo an toàn lao động

Kể từ khi chế độ chiếm hữu nô lệ bị loại bỏ và quyền của con người được đề cao, an toàn lao động đã trở thành một trong những yếu tố cần thiết để thu hút lực lượng lao động đến làm việc tại doanh nghiệp Vấn đề bảo đảm an toàn lao động cũng là mối quan tâm liên tục của nhiều chủ doanh nghiệp, đặc biệt là trong các ngành có tồn tại các loại hàng hóa nặng, có kích thước lớn và làm trở ngại tầm nhìn

Việc áp dụng xe nâng thay thế cho lao động con người giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra tai nạn trong quá trình sản xuất Hạn chế số lượng người tham gia cùng một công việc đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ rủi ro Sự thay thế bằng máy móc giúp bảo vệ con người khỏi những tai nạn tiềm ẩn

2.7.3 Nâng cao hiệu suất, và thời gian làm việc

Lúc trước, việc xử lý hàng hóa có kích thước lớn đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức Tuy nhiên, sự xuất hiện của xe nâng đã giúp rút ngắn đáng kể thời gian và công việc liên quan đến di chuyển và nâng hạ các món hàng nặng và cồng kềnh Việc này dẫn đến tăng cường hiệu suất làm việc, khi mà một chiếc xe nâng, so với nỗ lực lao động của con người, có thể tiết kiệm thời gian từ 5 đến 10 lần so với các phương pháp truyền thống

Trước đây, để di chuyển hàng hóa có trọng lượng lớn, cần phải tốn rất nhiều nhân công và thời gian chờ đợi Tuy nhiên, hiện nay, xe nâng có khả năng đáp ứng nhu cầu di chuyển hàng hóa mọi lúc mà không cần chờ đợi Chỉ cần một người điều khiển duy nhất, xe nâng có thể sẵn sàng thực hiện công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả

2.7.4 Tiết kiệm chi phí bỏ ra cho doanh nghiệp

Không cần phải lý giải thêm, việc xe nâng có khả năng tiết kiệm thời gian và nhân lực trong việc thực hiện công việc đã thể hiện rõ ý nghĩa của nó Điều này đồng nghĩa với việc xe nâng đang có tác động tích cực vào việc giảm chi phí sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong các doanh nghiệp Hơn nữa, với sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ, chi phí để sở hữu một chiếc xe nâng phù hợp đang ngày càng giảm, đồng thời độ bền và chi phí bảo trì cũng giảm đi một cách đáng kể.

Ứng dụng của xe nâng

Xe nâng là một công cụ vô cùng linh hoạt và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong quá trình sản xuất và kinh doanh Chúng xuất hiện phổ biến tại các môi trường đa dạng như công trường xây dựng, bến bãi, cảng, nhà kho và thậm chí các gian hàng nhỏ Sự đa dạng trong ứng dụng của xe nâng chứng tỏ sự độc đáo và hiệu quả của chúng trong việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của các ngành công nghiệp

2.8.1 Ứng dụng của xe nâng tại các công trường xây dựng

Thường khi nhắc đến xe nâng, ta thường liên tưởng đến những thiết bị di chuyển chậm và phổ biến trong các môi trường đặc thù như các công trường xây dựng Tại những môi trường làm việc như vậy, xe nâng thường được sử dụng chủ yếu để vận chuyển các vật liệu xây dựng như xi măng, gỗ, sắt thép, khối bê tông, và pallet, đặc biệt là khi hàng hóa có khối lượng lớn.

Thêm vào đó, xe nâng có thể trở thành những "quái vật" thực sự khi được trang bị với các phụ kiện tùy chỉnh Khả năng xúc đổ hàng hóa có hình dạng đặc thù như cát, sỏi, thùng phi trở nên dễ dàng

Hình 2 20 Ứng dụng xe nâng tại công trường

Trong môi trường công trường xây dựng, xe nâng thường thực hiện nhiệm vụ bốc dỡ hàng hóa từ xe tải xuống mặt đất và ngược lại Chúng cũng được ứng dụng để xúc và đổ vật liệu từ vị trí này sang vị trí khác Sự khả năng đưa vật liệu lên cao cũng giúp xe nâng thay thế hiệu quả các phương tiện truyền thống như ròng rọc

2.8.2 Ứng dụng xe nâng tại các nhà kho

Nhà kho là một môi trường làm việc có diện tích hạn chế, với các lối đi hẹp và phức tạp Vì vậy, các xe nâng hoạt động trong môi trường này thường có kích thước nhỏ gọn và tính linh hoạt cao Tại các nhà kho, bạn có thể thấy nhiều loại xe nâng với kích thước và tính năng đa dạng, từ xe nâng cơ bản cho đến xe nâng hoàn toàn tự động Các xe nâng trong nhà kho có khả năng di chuyển hàng hóa từ một địa điểm này sang địa điểm khác hoặc nâng hàng hóa lên độ cao một vài chục mét

Các xe nâng hàng tại các nhà kho có khả năng nâng và hạ hàng hóa có trọng lượng lớn, thậm chí lên đến vài tấn Với kích thước nhỏ gọn và sự linh hoạt, chúng giúp giảm công sức lao động và tối ưu hóa chi phí quản lý kho bãi

2.8.3 Ứng dụng của xe nâng trong ủi tuyết

Tại các quốc gia có khí hậu lạnh, việc ủy và dọn dẹp tuyết là một nhiệm vụ quan trọng Thay vì sử dụng các máy ủi tuyết chuyên dụng, mọi người có thể tận dụng sức đẩy và kéo của xe nâng để làm công việc này Lý do cho việc sử dụng xe nâng thay vì

Hình 2 21 Ứng dụng xe nâng tại các nhà kho máy ủi tuyết nằm ở chi phí thấp hơn và sự tiện lợi trong việc sử dụng Với kích thước nhỏ gọn và khả năng di chuyển linh hoạt, xe nâng cũng được chọn làm phương tiện hữu ích trong việc làm sạch tuyết trên các con đường

Xe nâng hàng không chỉ thực hiện việc nâng hạ và di chuyển hàng hóa, mà còn có khả năng vận chuyển người lên cao Được tận dụng những ưu điểm này, xe nâng trở thành một giải pháp quan trọng trong việc vận chuyển người đến những vị trí cao hàng chục mét Đặc biệt, khả năng nâng hạ những vật nặng từ mặt đất lên độ cao đã giúp xe

Hình 2 23 Ứng dụng xe nâng người lên xe Hình 2 22 Ứng dụng xe nâng trong ủi tuyết nâng trở thành công cụ hữu ích trong việc nâng hạ người Người ta có thể thực hiện sự cải tiến cho các loại xe nâng thông thường, biến chúng thành những chiếc xe nâng người chuyên dụng Điều này mang lại khả năng vận chuyển người đến các vị trí cao một cách an toàn và hiệu quả Chẳng hạn, xe nâng kéo cắt có thể được tối ưu hóa để thực hiện công việc này một cách hiệu quả và đáng tin cậy

2.8.5 Ứng dụng của xe nâng trong bốc dỡ hàng container

Container là một trong những phương tiện quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa hiện nay Do đó, việc bốc dỡ hàng hóa từ container xuống mặt đất và ngược lại đang trở thành một nhu cầu thiết yếu Các loại xe nâng truyền thống đã được cải tiến để đáp ứng yêu cầu này một cách tốt nhất Chúng kết hợp khả năng di chuyển và nâng hạ hàng hóa một cách hiệu quả, đồng thời còn có khả năng vượt qua các địa hình dốc một cách thuận lợi

Những chiếc xe nâng được tối ưu hóa cho việc làm việc với container không chỉ có khả năng vận chuyển và nâng hạ hàng hóa mà còn có khả năng vượt qua địa hình khó khăn Với kích thước nhỏ gọn và tính linh hoạt cao, các loại xe nâng này thường xuất hiện tại các bến cảng, bến tàu và các khu công nghiệp

Hình 2 24 Ứng dụng xe nâng bốc dỡ hàng container

QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN XE NÂNG HÀNG BẰNG ĐỘNG CƠ TỪ 1.000KG TỚI 10.000KG

Phạm vi và đối tượng áp dụng

Theo QTKĐ:17/2016/BLĐTBXH Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng cho việc kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định định kỳ và kiểm định đặc biệt đối với các xe nâng hàng có khả năng nâng tải từ 1.000kg trở lên, được trang bị bánh lốp và được sử dụng để nâng hạ tải theo khung dẫn hướng, và nằm trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của nhà nước

Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

Các kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Bộ máy kiểm định tại công ty cổ phần kiểm định 6

Trước ngày 01/8/1945, việc kiểm định an toàn kỹ thuật cho xe cơ giới tại Việt Nam được thực hiện bởi ngành công an Các phòng Cảnh sát giao thông thuộc Công an các tỉnh được giao nhiệm vụ này Giai đoạn này chủ yếu áp dụng cho những chiếc xe lạc hậu, có ít tính năng hiện đại

Sau ngày 01/8/1945, cùng với việc ban hành Nghị định số 36/CP, Chính phủ đã quyết định chuyển trách nhiệm kiểm định an toàn kỹ thuật cho phương tiện cơ giới đường bộ từ ngành Công an sang Bộ Giao thông vận tải Bộ Giao thông vận tải sau đó giao nhiệm vụ này cho Cục Đăng kiểm Việt Nam

Luật Giao thông đường bộ cũng đã rõ ràng xác định trách nhiệm của Bộ trưởng

Bộ Giao thông vận tải trong việc quy định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện cơ giới tham gia giao thông Điều này không bao gồm các phương tiện cơ giới thuộc quân đội và công an, những phương tiện này được sử dụng cho mục đích quốc phòng và an ninh

Cục Đăng kiểm Việt Nam, tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, hiện nay chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về việc đăng kiểm đối với các phương tiện và thiết bị giao thông vận tải, bao gồm cả phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và hàng hải trên toàn lãnh thổ quốc gia Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng đảm bảo thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng và an toàn kỹ thuật đối với các loại phương tiện và thiết bị giao thông vận tải, cũng như phương tiện và thiết bị liên quan đến việc thăm dò và khai thác dầu khí trên biển, tuân thủ theo quy định của pháp luật

Cục ĐKVN tư cách pháp nhân, có con dấu hành chính và có con dấu chuyên vụ, được mở tài khoản tại Ngân hàng, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội

Dưới Cục là các phòng ban, các trung tâm, công ty kiểm định Trong đó có Công Ty Kiểm Định

Ngoài việc soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Cục Đăng kiểm Việt Nam (Cục ĐKVN) đã chặt chẽ phối hợp với các Sở Giao thông vận tải và Giao thông công chính để đề xuất và thiết lập Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Điều này làm cơ sở cho việc kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ Ban đầu, chỉ có 62 Trung tâm Đăng kiểm, kiểm định tại 53 tỉnh và thành phố, thực hiện nhiệm vụ kiểm định với dây chuyền kiểm định phương tiện cơ giới

Với mục tiêu nâng cao chất lượng kiểm định, việc cơ giới hóa đã được ưu tiên

CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH 6

KĨ THUẬT VIÊN,KIỂM ĐỊNH

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

Hình 3 1 Sơ đồ tổ chức của công ty triển khai sớm bởi Cục ĐKVN Đến tháng 6 năm 2002, toàn bộ Trung tâm Đăng kiểm đã hoàn thành quá trình cơ giới hóa và thực hiện kiểm định bằng dây chuyền cơ giới Hiện tại, trên toàn quốc đã có hơn 210 Trung tâm Đăng kiểm, kiểm định trong đó có

16 Trung tâm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, bao gồm Công Ty Cổ Phần Kiểm Định 6

Bộ máy kiểm định xe cơ giới công ty được xây dựng trên cơ sở đảm bảo kiểm tra đúng, đầy đủ, nhanh chóng, chi phí thấp về an toàn kỹ thuật của phương tiện, lấy Đăng kiểm viên (cán bộ kỹ thuật làm gốc) Bên cạnh đó là phòng ban hỗ trợ ( Nhân viên nghiệp vụ )

Là một tổ chức hoặc doanh nghiệp, được thành lập theo quy định của pháp luật, với chức năng cung cấp dịch vụ kiểm định

• Cơ sở vật chất và kỹ thuật: Được trang bị đầy đủ các thiết bị và công cụ phục vụ cho quá trình kiểm định của các đối tượng thuộc phạm vi kiểm định theo yêu cầu tại quy trình kiểm định

Thiết bị và công cụ sử dụng trong kiểm định phải tuân thủ quy định của pháp luật về việc định kỳ kiểm định và hiệu chuẩn, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong thời gian sử dụng

Sở hữu thiết bị và cơ sở để nhập, lưu trữ và truyền dữ liệu điện tử liên quan đến kết quả kiểm định đến cơ quan có thẩm quyền

Có quy trình kiểm định cụ thể cho từng đối tượng thuộc phạm vi kiểm định,tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn liên quan đến kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

• Tổ chức và quản lý hoạt động kiểm định:

Tổ chức phải có người đứng đầu chịu trách nhiệm chung về mặt kỹ thuật Nếu tổ chức có các phòng ban phụ trách các phạm vi khác nhau, mỗi phòng, ban cần có một người đứng đầu chịu trách nhiệm kỹ thuật trong lĩnh vực của mình

Phải có quy trình và quy chế giám sát chất lượng đối với hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động Điều này bao gồm: đảm bảo rằng kiểm định chỉ được thực hiện trong phạm vi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện, thực hiện kiểm định theo quy trình và báo cáo kết quả kiểm định theo quy định, phòng ngừa việc giả mạo hồ sơ và tài liệu khi thực hiện kiểm định, ngăn chặn các hành vi gian lận trong hoạt động kiểm định, đảm bảo tính độc lập và khách quan trong hoạt động kiểm định, không kiểm định các đối tượng mà tổ chức đang trực tiếp sử dụng hoặc kinh doanh

Kiểm định viên: Phải được cơ quan nhà nước cấp chứng chỉ kiểm định viên

Kĩ thuật viên: Có trình độ đại học trở lên, thuộc chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với đối tượng kiểm định, có đủ sức khỏe đáp ứng nhu cầu công việc Ngoài ra nếu có ít nhất 02 (hai) năm công tác làm kỹ thuật viên kiểm định tại công ty ,có hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên đối với công ty kiểm định và được tổ chức kiểm định giới thiệu sẽ được đi học chứng chỉ kiểm định viên chi phí do công ty hỗ trợ

Thiết bị và dụng cụ kiểm định

Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải phù hợp với đối tượng kiểm định và phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định, bao gồm:

• Máy kinh vĩ (nếu cần)

Máy kinh vĩ là một dụng cụ quang học chính xác để đo góc giữa các điểm nhìn thấy được chỉ định trong mặt phẳng ngang và dọc Việc sử dụng truyền thống là khảo sát đất đai nhưng nó cũng được sử dụng rộng rãi trong xây dựng cơ sở hạ tầng và một số ứng dụng chuyên biệt như phục vụ các quy trình kiểm định.

• Thiết bị đo khoảng cách

Thước dây: dùng để đo khoảng cách ở gần

Máy đo khoảng cách: Máy LASER SNDWAY SW-M100 phạm vi 100m dùng để đo khoảng cách ở trên cao mà thước dây không đo tới được

• Thiết bị dụng cụ kiểm tra kích thước hình học

Thước kẹp: Thước kẹp (hay còn gọi là thước cặp) là một dụng cụ đo đa năng dùng để đo khoảng cách, kích thước bên trong, kích thước bên ngoài, độ sâu của các vật dụng, thiết bị vật có hình hộp, hình trụ, hình trụ rỗng Thước kẹp có tính đa dụng, phạm vi đo rộng, tính chính xác cao, dễ sử dụng, giá thành lại rẻ nên nó được ứng dụng trong nhiều ngành khác nhau như cơ khí, xây dựng, chế tạo máy

Dụng cụ kiểm tra áp suất lốp: Đo áp suất lốp của bánh xe

• Thiết bị đo cường độ ánh sáng

Máy đo cường độ ánh sáng Tenmars TM-201L là dòng cải tiến từ model TM-

201 Với nhiều tính năng và tiện ích hơn Dụng cụ đo ánh sáng này của Tenmars rất được người dùng ưa chuộng Tenmars 201L đạt các tiêu chuẩn đo quốc tế Hỗ trợ đo nhiều nguồn ánh sáng với cường độ khác nhau.TM-201 có cảm biến ánh sáng riêng, ứng dụng tấm Silicon photodiode lọc ánh sáng hiệu quả

• Thiết bị đo điện vạn năng Đồng hồ vạn năng được ứng dụng rộng rãi, thiết bị được sử dụng để đo lường và kiểm tra chỉ số của các linh kiện, sản phẩm điện và điện tử hay hệ thống điện… Đồng hồ có khả năng tìm ra các vị trí bị hỏng hóc một cách chính xác để kịp thời sửa chữa, thay thế

• Thiết bị đo độ ồn

Là thiết bị kiểm tra độ ồn được cung cấp bởi nhà sản xuất Quest Technologies,

• Thiết bị kiểm tra khí thải

Máy Bridge Analyzers Model 900303 là máy phân tích hai loại khí (CO & HC) đầy đủ tính năng được điều khiển bằng hồng ngoại và vi xử lý hiện đại, mang đến cho bạn sự tiện lợi tuyệt vời của một thiết bị cầm tay cùng với độ tin cậy và đơn giản của máy phân tích khí kỹ thuật số hiện đại Kích thước và công suất của thiết bị này khiến nó trở thành thiết bị phân tích khí điều chỉnh hiệu suất đơn giản và dễ sử dụng nhất.

Điều kiện kiểm định

• Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

Trước khi tiến hành kiểm định thiết bị, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến kiểm định

Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định

Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định

Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.

Tiến hành kiểm định

- Kiểm tra hồ sơ lí lịch thiết bị

- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

- Kiểm tra kỹ thuật- thử không tải

- Các chế độ thử tải- phương pháp thử

- Xử lý kết quả kiểm định

Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu qui định

3.6.1 Kiểm tra hồ sơ, lí lịch thiết bị

Kiểm tra hồ sơ căn cứ vào các chế độ kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ sau:

• Đối với thiết bị kiểm định lần đầu:

- Lý lịch thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị

Hình 3 2 Trang bị bảo hộ khi kiểm định

- Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định

• Đối với thiết bị kiểm định định kỳ:

- Lý lịch thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị

- Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước

• Đối với thiết bị kiểm định bất thường:

- Lý lịch thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị (đối với thiết bị cải tạo, sửa chữa có thêm hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa và các biên bản nghiệm thu kỹ thuật)

- Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước

Hình 3 3 Hồ sơ lí lịch thiết bị

- Biên bản kiểm tra của cơ quan chức năng Đánh giá kết quả kiểm tra hồ sơ: Kết quả đạt yêu cầu khi đầy đủ và đáp ứng các quy định tại mục trên Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung

3.6.2 Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

Trong quá trình kiểm tra, vị trí kiểm định phải đảm bảo: mặt bằng thông thoáng, đủ ánh sáng, nền móng cứng vững, phải có biện pháp cảnh báo an toàn, hướng dẫn và bảo đảm an toàn trong suốt quá trình kiểm định

• Kiểm tra việc ghi nhãn:

Mã hiệu chủng loại, hình dáng, kích thước bao, chiều cao nâng lớn nhất

Số động cơ, số khung, số xuất xưởng phù hợp với quy định của nhà sản xuất

• Khung, sàn, thân vỏ, đối trọng:

Khung xe không được thay đổi kết cấu so với hồ sơ kỹ thuật, không cong vênh, nứt gãy

Sàn, bệ phải được định vị chắc chắn với khung

Hình 3 4 Đo chiều cao nâng lớn nhất

Thân vỏ: Không vỡ, rách và định vị chắc chắn Đối trọng: theo đúng hồ sơ nhà chế tạo, không bị biến dạng, cong vênh, nứt vỡ, được cố định chắc chắn

Buồng lái: mái che và khung bảo vệ chắc chắn

Ghế ngồi đảm bảo chắc chắn không thủng rách, có dai đây an toàn

Bàn đạp ga, phanh, côn: không bị biến dạng và đầy đủ theo đúng hồ sơ kỹ thuật Chắn bùn đảm bảo chắn chắn không thủng rách

Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của khung nâng, khung đỡ, khung tựa theo đúng hồ sơ kỹ thuật, không bị biến dạng, cong vênh, rạn nứt, được cố định chắc chắn

Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cơ cấu mang tải: không bị biến dạng, cong vênh, rạn nứt, được cố định chắc chắn

Kiểm tra tình trạng kỹ thuật xích nâng hạ: theo quy định của nhà chế tạo

Kiểm tra tình trạng kỹ thuật puly,trục cố định: theo quy định nhà chế tạo.

Hình 3 5 Kiểm tra kích thước khung xe

3.6.2 Kiểm tra kỹ thuật thử không tải

Cho xe hoạt động không tải và kiểm tra hoạt động của các hệ thống, cơ cấu: a) Hệ thống thủy lực:

Kiểm tra và đánh giá theo TCVN 5179:1990

Trước khi tiến hành thử nghiệm thiết bị thủy lực phải kiểm tra sự phù hợp của các số liệu kỹ thuật của các phần tử trong thiết bị thủy lực, cũng như các mối nối của ống dẫn và phụ tùng nối ống theo tài liệu được kèm theo lý lịch của máy nâng hạ Đối với các ống thép hệ số an toàn được xác định theo quan hệ với giới hạn chảy, còn đối với ống mềm – tương ứng với giới hạn bền kéo

Thử nghiệm thiết bị thủy lực phải được tiến hành với chất lỏng công tác theo chỉ dẫn trong lý lịch máy Nhiệt độ chất lỏng công tác phải phù hợp với nhiệt độ cho phép khi sử dụng và nó được đo tại chỗ rót chất lỏng công tác vào thùng chứa hoặc tại chỗ khác được chỉ dẫn trong tài liệu hướng dẫn sử dụng máy Phải kiểm tra trạng thái và lượng chất lỏng trong thùng chứa

Hình 3 6 Kiểm tra khung nâng

Trước khi thử thiết bị thủy lực phải kiểm tra chỗ nối các phần tử (van, mũ ốc, phụ tùng nối ống, ống dẫn, ống mềm…), thậm chí cả tình trạng và sự xiết chặt các phần tử kẹp chặt (bu lông, đai ốc…)

• Yêu cầu thử độ kín:

Thử độ kín thiết bị thủy lực của máy nâng hạ phải được tiến hành khi không tải và khi có tải

Thử độ kín thiết bị thủy lực của máy nâng hạ được tiến hành khi không tải bằng cách thực hiện các chuyển động làm việc của các cơ cấu của máy và bằng cách nhìn bên ngoài thiết bị thủy lực Kết quả được coi là đạt yêu cầu nếu không xảy ra hiện tượng tạo thành giọt chất lỏng trên bề mặt ngoài các phần tử của thiết bị thủy lực, cũng như tại các chỗ nối và bịt kín

Thử độ kín thiết bị thủy lực của máy nâng hạ được tiến hành khi có tải thử nghiệm trong khoảng thời gian không ít hơn 10 phút

Kết quả được coi là đạt yêu cầu, nếu: Trị số khoảng hạ xuống của bộ phận mang tải, bệ và các phần tử khác không được vượt quá giá trị số cho phép được chỉ dẫn trong tài liệu hướng dẫn sử dụng máy

Không xảy ra hiện tượng tạo thành giọt chất lỏng trên bề mặt ngoài các phần tử

Hình 3 7 Kiểm tra độ kín của thiết bị thủy lực, cũng như tại các chỗ nối và bịt kín

• Yêu cầu thử an toàn đối với hoạt động của thiết bị thủy lực

Khi thử an toàn hoạt động của thiết bị thủy lực đặc biệt phải kiểm tra:

- Sự làm việc của bộ phận điều khiển

- Sự làm việc của tất cả van an toàn

- Thiết bị đề phòng rơi hàng trong trường hợp hỏng ống dẫn

- Sự làm việc của các thiết bị báo hiệu và dụng cụ kiểm tra

- Sự điều chỉnh các thiết bị hạn chế áp lực

- Tác dụng của bộ phận điều khiển đối với việc truyền năng lượng để loại trừ khả năng tự động khởi động hoặc khởi động không chú ý của các cơ cấu dẫn động khi nối lại việc truyền năng lượng

- Khả năng nạp đầy và xả chất lỏng công tác thuận tiện và an toàn của thiết bị thủy lực và tác dụng của thiết bị khử không khí trong trường hợp sử dụng nó

- Việc bảo vệ ống dẫn khỏi bị hỏng cơ học

- Khả năng tiếp cận thuận tiện và an toàn tới các vị trí đo áp lực trong thiết bị thủy lực

- Khả năng tiếp cận thuận tiện và an toàn tới các phần tử được điều chỉnh hoặc thay thế

- Việc bảo vệ các phần tử điều chỉnh áp lực của thiết bị thủy lực để tránh sự can thiệp của những người sử dụng thông thạo (chẳng hạn như kẹp chì) b) Hệ thống tín hiệu

Kiểm tra và đánh giá theo 2.1.8 QCVN 13: 2011/ BGTVT

Phải có đủ số lượng, định vị đúng vị trí, không nứt, vỡ

Cường độ chiếu sáng phải đảm bảo theo hồ sơ kỹ thuật

Phải có đủ số lượng, lắp đặt đúng vi trí theo hồ sơ kỹ thuật và được định vị chắc chắn Đèn xin đường có tần số nháy từ 60 đến 120 lần/phút (Từ 1 đến 2Hz)

Xử lí kết quả

Tạo biên bản kiểm định hoàn chỉnh theo mẫu được quy định trong quy trình này Thông qua biên bản kiểm định phải bao gồm ít nhất các thành viên sau:

- Đại diện của cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền

- Người được chỉ định tham gia và chứng kiến kiểm định

- Kiểm định viên thực hiện quá trình kiểm định

Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, đại diện của cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu cần) trên biên bản Biên bản kiểm định sẽ được tạo thành hai (02) bản, mỗi bên chịu trách nhiệm lưu giữ 01 bản

Kết quả kiểm định sẽ được tóm tắt và ghi vào lý lịch của thiết bị, bao gồm tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định

Nếu thiết bị đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật an toàn, kiểm định viên sẽ dán tem kiểm định lên thiết bị Tem kiểm định sẽ được đặt ở vị trí dễ quan sát

Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định:

Khi thiết bị đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, tổ chức kiểm định sẽ cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị trong thời hạn 05 ngày làm việc tính từ ngày biên bản kiểm định tại cơ sở

Khi thiết bị có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ thực hiện các bước trên tạo và chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do thiết bị không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó, đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lí nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng thiết bị.

Thời hạn kiểm định

Thời hạn kiểm định định kỳ của xe nâng hàng được xác định là 02 năm Tuy nhiên, đối với các xe nâng hàng đã sử dụng hơn 10 năm, thời hạn kiểm định định kỳ sẽ

Hình 3 18 Dán tem kiểm định được rút ngắn xuống còn 01 năm

Trong trường hợp nhà sản xuất hoặc cơ sở yêu cầu một thời hạn kiểm định ngắn hơn thì tuân theo đề nghị từ nhà sản xuất hoặc cơ sở đó Khi thực hiện việc rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên sẽ phải giải trình rõ ràng lý do tại biên bản kiểm định

Trong trường hợp thời hạn kiểm định đã được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, chúng tôi sẽ tuân thủ theo các quy định của quy chuẩn đó.

BẢO DƯỠNG XE NÂNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

Bảo dưỡng xe nâng

Thời gian bảo dưỡng cần thiết sẽ phụ thuộc vào số giờ hoạt động ghi trên đồng hồ đo Cụ thể:

A: Nếu hoạt động từ 8 đến 10 giờ, thì cần bảo dưỡng hàng ngày B: Nếu hoạt động từ 50 đến 250 giờ, thì cần bảo dưỡng hàng tháng C: Nếu hoạt động từ 450 đến

500 giờ, thì cần bảo dưỡng hàng 3 tháng D: Nếu hoạt động từ 900 đến 1000 giờ, thì cần bảo dưỡng hàng 6 tháng E: Nếu hoạt động đạt 2000 giờ, thì cần bảo dưỡng hàng năm

Bảng 4 1 Bảo dưỡng hằng ngày

Kiểm tra bảo dưỡng hàng ngày A B C D E

Kiểm tra về hư hại và rò rỉ x

Kiểm tra và làm sạch ắc qui x

Kiểm tra mức điện phân x

Kiểm tra các biển báo đề can x

Kiểm tra các bánh xe làm sạch các vật vướng vào bánh x

Kiểm tra bu lông bánh xe x

Kiểm tra kiểm tra mức dầu trong bình chứa x

Kiểm tra màn hình hiển thị x

Kiểm tra kiểm tra đèn báo và đồng hồ đo x

Kiểm tra bảo vệ nóc và bu lông bắt x

Kiểm tra còi và các hệ thống báo động x

Kiểm tra sự vận hành của vô lăng x

Kiểm tra hoạt động của cơ cấu phanh x

Kiểm tra hoạt động của phanh dừng x

Kiểm tra hoạt động điều khiển hướng tốc x độ

Kiểm tra hoạt động của cần nâng nghiêng và các bộ phận phụ trợ x

Kiểm tra trục xích nâng và các bu lông điều chỉnh x

Kiểm tra giá các bộ phận bổ sung và càng nâng x

Kiểm tra vị trí ghế lái x

Kiểm tra các thiết bị an toàn ( đèn lái…) x

Bảng 4 2 Bảo dưỡng định kì

Kiểm tra định kì và kế hoạch bảo dưỡng

Kiểm tra bằng trực quan và thiết bị

Kiểm tra tay lái/kiểm tra các chức năng của xe x

Kiểm tra mô men xoắn trên các ốc vít quan trọng x

Bôi trơn chiếc xe.(Quan sát các bộ phận) x

Làm sạch/ Kiểm tra ắc quy, độ điện phân x

Kiểm tra các cáp nối ắc quy/chỗ để ắc quy trên xe x

Thử khả năng sạc của ắc quy x

Làm sạch trục quạt thông gió x

Kiểm tra mức dầu của cầu chủ động x

Xả và thay dầu trục chủ động x x

Kiểm tra các ổ trục cầu chủ động và các vít bắt x Kiểm tra điều kiện phanh và mức độ mài x mòn

Bôi trơn liên kết trục lái x

Kiểm tra/ bôi trơn vòng bi bánh xe trục lái x

Thay dầu và lọc dầu thủy lực x

Thay lọc dầu thủy lực x

Thay màn cân bằng áp suất thủy lực x

Bôi trơn xi lanh nghiêng x

Bôi trơn các đoạn nối trục x

Kiểm tra độ mài mòn và điều chỉnh của xích x

Kiểm tra/ bôi trơn xích nâng x

Bôi trơn con lăn trục nâng x

Kiểm tra các giắc nối ( Thay dầu đầu nối nếu cần thiết) x

Bộ sạc ắc quy cần được đặt trong một khu vực riêng biệt, an toàn và được cách ly xa khỏi các vật liệu dễ cháy Khu vực này cần trang bị đầy đủ các công cụ và thiết bị an toàn như:

- Thiết bị để đổ chất điện ly

- Thiết bị phòng cháy và chữa cháy

- Hệ thống thông gió và thoát khí để loại bỏ các khí độc hại từ ắc quy a) Sạc ắc quy

Khi bạn cắm và kết nối giắc của ắc quy, các đèn báo điện và đèn báo kết nối ắc quy sẽ sáng lên và quá trình sạc sẽ bắt đầu chỉ sau vài giây Điện sạc sẽ tự động ngắt khi ắc quy đã sạc đầy

Chức năng của đèn hướng dẫn và công tắc Đèn báo điện vào: chỉ sáng trong suốt quá trình sạc Kiểm tra giắc nối và nguồn điện vào nếu đèn không sáng Đèn báo nối ắc quy: Đèn sáng và bộ sạc ắc quy được kết nối Kiểm tra giắc nối nếu đèn không sáng Đèn báo sạc 75%: Đèn sáng từ lúc 75% quá trình sạc hoàn thành Đèn báo sạc đầy: Đèn sáng khi quá trình sạc hoàn thành Đèn báo kết nối đầu vào: Đèn sáng khi dòng điện cung cấp vào bị mất Lúc này hãy kiểm tra nguồn điện vào Đèn báo quá điện áp: Đèn sáng khi bạn ấn nút stop hoặc khi điện áp của bộ sạc vượt quá 66 vol Trong tình huống này, hãy ngắt tất cả kết nối và ngừng quá trình sạc Đèn báo quá dòng: Đèn sáng khi dòng điện tải vượt quá giới hạn cho phép Lúc này, hãy ngắt nguồn điện, mở cửa bộ sạc, và nhấn nút chuyển tiếp nhiệt trên công tắc Sau đó, chờ khoảng 5 phút Nếu đèn vẫn sáng sau khoảng thời gian này, hãy dừng quá trình sạc và liên hệ với dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật (A/S)

Công tắc chuyển đổi sạc bình thường và sạc cân bằng: Đặt công tắc vào vị trí

"sạc bình thường" bằng cách đẩy sang trái và "sạc cân bằng" bằng cách đẩy sang phải Nút dừng bằng tay: Trong quá trình sạc, bạn có thể ngừng sạc bằng cách nhấn nút này

Nút phục hồi sạc: Sau khi đã ngừng sạc và do người sử dụng, nếu bạn muốn tiếp tục sạc, hãy ấn nút phục hồi sạc

Nút hiển thị điện áp dòng: Bảng chỉ số luôn hiển thị điện áp của ắc quy, và khi bạn nhấn nút này, dòng điện sẽ được hiển thị trên bảng số b) Làm sạch và bảo quản ắc quy:

• Tránh sử dụng ắc quy đến cạn điện

Hãy tránh việc sử dụng ắc quy đến khi xe hoàn toàn không thể chạy nữa, vì điều này có thể làm giảm tuổi thọ của ắc quy Nếu bạn thấy đèn báo chỉ số dung lượng ắc quy bật sáng mà bạn đang nâng hàng hoặc thực hiện công việc khác, hãy ngừng hoạt động ngay lập tức và tiến hành sạc ắc quy

Lưu ý rằng ắc quy chứa một loại khí dễ cháy Trong mọi tình huống, hãy giữ lửa cách xa ắc quy để tránh tai nạn cháy nổ

Trước khi bắt đầu quá trình sạc ắc quy, hãy đảm bảo rằng mức nước cất trong ắc quy đủ đạt độ điện phân được qui định Điều này quan trọng vì điện tích có thể bị mất trong quá trình phân ly và trong quá trình hoạt động bình thường của ắc quy Không cần thiết phải thêm dung dịch acid sulfuric loãng trừ khi nguyên nhân gây mất điện tích là do ắc quy hoàn toàn cạn kiệt

Hãy giữ bề mặt của ắc quy luôn sạch sẽ, khô ráo và đảm bảo rằng các nắp bình ắc quy được kín đáo

4.2.4 Các loại dầu thay thế

Bảng 4 3 Bảng các loại dầu thay thế

HYDRAULIC OIL ISO VG10 (AZOLLA ZS10)

Ưu điểm và nhược điểm

Công ty cổ phần kiểm định 6 hiện nay có nhiều ưu điểm nổi trội trong toàn ngành mà có thể kể đến như sau:

Lãnh đạo đơn vị có tâm huyết với ngành, nhân viên trong đơn vị cùng chung sức chung lòng để hướng tới ngành kiểm định và trung tâm phát triển, bền vững

Năm 2023 công ty mới mở thêm chi nhánh ở tỉnh Bình Định, Quận 12 nằm gần trung tâm thành phố nên rất tiện di chuyển đến các nơi kiểm đinh, công ty có cơ sở vật chất mới khang trang, lịch sự, có đội ngũ nhân viên đầy đủ kiến thức sẵn sàng phục vụ

Công ty có đội ngũ cán bộ nhân viên nối tiếp qua các thời kì nên có nhiều kinh nghiệm có thể trao đổi học hỏi lẫn nhau cùng nhau nâng cao trình độ Với mục tiêu đánh giá kiểm định xe được chính xác, chắc chắn

Trình độ đầu vào của khối kĩ thuật viên đều có bằng đại học khi trúng tuyển, nhận thức mọi vấn đề rất nhanh nhẹn

Là trung tâm trực thuộc cục Đăng kiểm nên các khóa học, đào tạo hàng năm trung tâm đều được triển khai, nắm bắt kịp thời các văn bản, nghị định thông tư…

Hiện nay tại Công Ty Cổ Phần Kiểm Định 6 có khoảng 7 chi nhánh công ty phân phố từ Bắc vào Nam nên rất thuận tiện cho việc đi lại và kiểm định

Vẫn còn đâu đó một số tình trạng kiểm định viên nhận tiền riêng của khách để kiểm định dễ dàng cho qua không đúng với quy trình

Việc xã hội hóa đăng kiểm có ưu điểm tuy nhiên cũng có hạn chế Các trung tâm cạnh tranh dẫn đến việc đánh giá chất lượng xe đôi khi còn thiếu xót

Theo nghị định 139/2018/NĐ-CP không hạn chế đăng kiểm nên sẽ dẫn đến vì lợi ích kinh tế mà các doanh nghiệp có thể sẽ có những chiêu trò nhất định để qua được cơ quan giám sát đó là cục đăng kiểm để đưa ra kết quả sai lệch so với thực tế

Kiểm định viên mặc dù đã kiểm định đúng với các quy trình, quy định đúng với yêu cầu văn bản của cơ quan chức năng tuy nhiên khí thải và tiếng ồn được đo trong nhà xưởng cũng gây nên nhiều khói bụi, ảnh hưởng đến sức khỏe của kiểm định, của khách hàng…

Về thời gian kiểm định, có trường hợp kéo dài, nhất là những thiết bị phức tạp khách hàng không hài lòng Cũng có trường hợp bỏ sót nhiều công đoạn kiểm định dẫn đến thời gian kiểm định một phương tiện quá ngắn, có trường hợp thời gian kiểm định chưa đến 10 phút, không chỉ ra được các khuyết điểm cần khắc phục của phương tiện

Trong quy trình kiểm định vẫn còn nhiều công đoạn kiểm định bằng thủ công phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ đăng kiểm Những hành vi tiêu cực của cán bộ đăng kiểm đã làm ảnh hưởng đến chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới tham gia giao thông, làm giảm uy tín hoạt động kiểm định xe cơ giới

Một số đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ có những ứng xử không tốt với khách hàng bị khách hàng phản ánh lên lãnh đạo công ty.

Phương hướng phát triển

Mở rộng phạm vi kiểm định: Hiện tại trong danh mục xe cơ giới thì công ty chỉ có kiểm định xe nâng hàng vì vậy cần mở rộng kiểm định các phương tiện xe cơ giới khác nếu đủ điều kiện

Tạo cơ sở dữ liệu : Phát triển cơ sở dữ liệu điện tử để lưu trữ thông tin về quá trình kiểm tra toàn bộ các xe nâng Điều này giúp theo dõi lịch sử kiểm tra, tạo lịch nhắc nhở cho việc sắp xếp kiểm tra và cải thiện sơ đồ hồ sơ được quản lý tốt hơn Đào tạo và phát triển năng lực nhân sự : Tư vấn đào tạo và phát triển nhân sự để họ nắm vững quy trình kiểm tra mới, cũng như các kiến thức và kỹ năng mới liên quan đến an toàn và bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cho các kiểm định viên, giúp họ có khả năng tự khắc phục sự cố khi thiết bị gặp vấn đề Điều này giúp đảm bảo rằng quy trình kiểm định không phải gián đoạn hoạt động kiểm định do sự cố thiết bị

Tích hợp kỹ thuật điện thuật tử : Sử dụng các thiết bị và phần mềm kiểm tra hiện đại để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong quá trình kiểm tra

Xây dựng mối quan hệ hệ hợp tác : Hợp tác với các công ty sản xuất xe nâng để nắm bắt thông tin về cải tiến mới trong thiết kế và an toàn

Nghiên cứu và tuân thủ quy định : Luôn theo dõi các quy định và luật pháp mới liên quan đến an toàn xe nâng và đảm bảo thủ mọi quy định mới

Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục để chủ phương tiện, lái xe và người dân tự giác, nghiêm chỉnh chấp các quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới có xe nâng tới hạn kiểm định thì phải liên hệ công ty kiểm định không che dấu sử dụng gây nguy hiểm Giáo dục về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên trong hoạt động kiểm định xe cơ giới, thực hiện mục tiêu chất lượng chung của toàn ngành Đăng kiểm Việt Nam là “ Góp phần đảm bảo an toàn sinh mạng con người, tài sản và môi trường thiên nhiên”

Nghiên cứu thị trường : Xem xét các nghiên cứu thị trường tiềm năng mà công ty có thể mở rộng hoạt động kiểm tra toàn diện

Chứng nhận và đánh giá : Xem xét việc tham gia vào các chương trình chứng nhận và đánh giá quốc tế để tăng cường uy tín và tiếp cận thị trường quốc tế.

Ngày đăng: 05/03/2024, 14:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w