1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình kiểm định xuất xưởng xe kia frontier k200 tại nhà máy lắp ráp ô tô thaco – chu lai

88 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy trình kiểm định xuất xưởng xe KIA Frontier K200 tại nhà máy lắp ráp ô tô THACO – Chu Lai
Tác giả Hồ Tân Tình
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thành Sa
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 5,02 MB

Nội dung

Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HỒ CHÍ MINH

VIỆN CƠ KHÍ



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH XUẤT XƯỞNG XE KIA FRONTIER K200 TẠI NHÀ MÁY LẮP RÁP Ô TÔ

THACO – CHU LAI

Nghành: KỸ THUẬT CƠ KHÍ

Chuyên nghành: CƠ KHÍ Ô TÔ

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thành Sa

Sinh viên thực hiện : Hồ Tân Tình

MSSV: 1851080050 : Lớp: CO18A

TP Hồ Chí Minh, 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN iv

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRƯỜNG HẢI VÀ NHÀ MÁY TẢI THACO 1

1.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải 1

1.1.1 Thông tin chung 1

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 2

1.1.3 Mô hình kinh doanh của của công ty 3

1.1.4 Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty 4

1.1.5 Tổng quan về Tập đoàn THACO AUTO 4

1.2 Giới thiệu về nhà máy Tải THACO 5

1.2.1 Tổng quan về nhà máy 5

1.2.2 Sơ đồ tổ chức nhà máy 7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ XE KIA FRONTIER K200 VÀ MỘT SỐ QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI XE TẢI NHẸ 10

2.1 Giới thiệu tổng quan về xe KIA Frontier K200 10

2.1.1 Giới thiệu chung 10

2.1.2 Ưu điểm 10

2.1.3 Ngoại thất 11

2.1.4 Nội thất 12

2.1.5 Động cơ xe 13

2.1.6 Hệ thống phanh, treo, chassis của xe 15

2.1.7 Thông số cơ bản của xe tải KIA Frontier K200 16

2.2 Một số quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật đối với xe tải nhẹ 17

2.2.1 Các thông số kỹ thuật cơ bản 17

2.2.2 Động cơ và hệ thống truyền lực 18

2.2.3 Hệ thống nhiên liệu 19

2.2.4 Hệ thống lái, phanh, treo 20

2.2.5 Bánh xe 23

2.2.6 Hệ thống điện 24

Trang 3

2.2.7 Khung và thân vỏ 24

2.2.8 Khoang lái 25

2.2.9 Ghế người lái (ghế lái) 26

2.2.10 Ống xả 26

2.2.11 Đèn chiếu sáng và tín hiệu 26

2.2.12 Gương chiếu hậu 28

2.2.13 Hệ thống gạt nước 29

2.2.14 Còi, đồng hồ tốc độ 29

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH XUẤT XƯỞNG XE TẢI KIA FRONTIER K200 30

3.1 Giới thiệu 30

3.2 Máy móc, vật tư, thiết bị và nhân lực của xưởng kiểm định 30

3.3 Quy trình kiểm định xuất xưởng xe ô tô KIA Frontier K200 34

3.3.1 Quy trình kiểm định xuất xưởng ô tô sát xi tải lắp ráp từ linh kiện rời: 35

3.3.1.1 Lưu đồ 35

3.3.1.2 Diễn giải lưu đồ 36

3.3.2 Quy trình kiểm định xuất xưởng xe ô tô tải (gác thùng) lắp ráp từ ô tô sát xi tải hoặc ô tô hoàn chỉnh 40

3.3.2.1 Lưu đồ 40

3.3.2.2 Diễn giải lưu đồ 41

3.3.3 Trình tự kiểm tra tại các trạm của xưởng kiểm định 45

3.3.3.1 Trạm nhận xe lắp ráp hoàn chỉnh (hoặc xe gác thùng) 45

3.3.3.2 Trạm kiểm tra cân khối lượng bản thân, đo thông số kỹ thuật 46

3.3.3.3 Các trạm kiểm tra xe trên thiết bị 50

3.3.3.4 Kiểm tra trên đường thử 63

3.3.3.5 Trạm kiểm tra độ kín nước cabin 67

3.3.3.6 Trạm kiểm tra khung gầm – nội thất (thùng xe) 68

3.3.2.7 Trạm kiểm tra PDI 72

3.3.3.8 Trạm giao xe 75

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Lý thuyết và thực tế là hai phạm trù có sự tương quan nhưng có sự khác nhau ở nhiều mặt, do đó việc học các kiến thức qua các nền tảng khác nhau cần đi đôi với tìm hiểu và áp dụng thực tế Vì lý do nói trên, học phần Thực tập tốt nghiệp là móc nối quan trọng gắn kết các kiến thức của giảng đường đại học cho sinh viên trước khi bước vào môi trường làm việc

Qua thời gian thực tập 15 tuần tại Công ty TNHH MTV SX&LR xe Tải THACO,

em đã rút ra rất nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường em chưa được biết Để có kiến thức và kết quả thực tế như ngày hôm nay, trước hết em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong Viện Cơ khí thuộc trường đại học Giao Thông Vận Tải thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản, đồng thời tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập

Bên cạnh đó, em xin cảm ơn chân thành đến ban Giám đốc công ty đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt trong quá trình thực tập này Trong quá trình thực tập và làm báo cáo do thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những sai sót Em mong Thầy Cô, các anh chị kỹ sư trong công ty chỉ bảo thêm giúp em hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn Em xin chân thành cảm ơn

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023

Người thực hiện

Hồ Tân Tình

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trong những thập niên vừa qua ngành công nghiệp ô tô thế giới nói chung và ngành công nghiệp ô tô nước ta nói riêng đã không ngừng nâng cao và phát triển tạo ra được những dòng xe mỹ mãn, nhưng cũng biến động thất thường của các hãng xe nổi tiếng Tuy nhiên trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, ngành công nghiệp ô tô là ngành giữ vị trí rất quan trọng và không thể thiếu với bất kỳ một doanh nghiệp hay cá nhân nào Đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải góp phần phát triển to lớn trên mọi phương diện…

Trải qua thời gian học tại Trường ĐH GTVT TPHCM, một khoảng thời gian với

em không phải là đủ để trang bị vốn kiến thức làm quen với công việc mang tính chuyên môn, thực tế khá cao Qua đợt thực tập tại công ty CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & LẮP RÁP XE TẢI THACO với mục đích làm quen với thực tế sản suất, tích lũy kinh nghiệm, tìm hiểu cách thức tổ chức quản lý sản suất của doanh nghiệp để cái nhìn về ngành học được đầy đủ hơn, cùng với sự hướng dẫn tận tâm của các cán bộ, đội ngũ kỹ

sư cũng như các công nhân làm việc tại xưởng kiểm định trong công ty em đã hoàn thành yêu cầu được giao

Bố cục bài luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần tập đoàn Trường Hải và nhà máy Tải THACO

Chương 2: Tổng quan về xe KIA Frontier K200 và một số quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật đối với xe tải nhẹ

Chương 3: Quy trình kiểm định xuất xưởng xe tải KIA Frontier K200

Sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện, em đã hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp Bên cạnh đó, do sự thiếu sót về kinh nghiệm cũng như là thời gian thực hiện còn hạn chế, nên khó tránh khỏi những sai sót có trong luận văn Em rất mong nhận được sự đóng góp từ quý thầy, cô để đề tài của em có thể được hoàn thiện hơn

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1:Văn phòng chính của tập đoàn Trường Hải tại Tp Hồ Chí Minh 1

Hình 1.2: Mô hình kinh doanh của công ty 3

Hình 1.3: Cấu trúc tập đoàn Trường Hải 3

Hình 1.4: Logo THACO AUTO 4

Hình 1.5: Nhà máy Tải THACO 5

Hình 1.6: Sơ đồ tổ chức nhà máy Tải THACO 7

Hình 1.7: Lưu đồ quy trình sản xuất tổng thể 9

Hình 2.1: Xe KIA Frontier K200 10

Hình 2.2: Mặt trước cabin xe KIA Frontier K200 11

Hình 2.3: Cụm đèn đầu halogen và gương chiếu hậu xe KIA Frontier K200 12

Hình 2.4: Khoang lái của xe 12

Hình 2.5: Hệ thống trên taplo và ghế ngồi của xe 13

Hình 2.6: Ổ cắm sạc và bộ audio trên xe 13

Hình 2.7: Động cơ xe KIA Frontier K200 14

Hình 2.8: Hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử CRDi (Common Rail Direct Injection), Turbo tăng áp và Hệ thống hồi lưu khí xả EGR 14

Hình 2.9: Cơ cấu phanh trước, phanh sau của xe KIA Frontier K200 15

Hình 2.10: Hệ thống treo của xe 15

Hình 2.11: Khung chassis 15

Hình 2.12: Chiều cao lớn nhất cho phép của xe có khối lƣợng toàn bộ không lớn hơn 5,0 tấn 18

Hình 2.13: Động cơ xe 19

Hình 2.14: Hệ thống lái trên xe tải 20

Hình 2.15: Hệ thống phanh xe 21

Hình 2.16: Hệ thống treo sau treo trên xe tải 23

Hình 2.17: Hệ thống điện xe tải 24

Hình 2.18: Khoang lái trên xe tải 25

Hình 2.19: Ghế lái xe tải 26

Hình 2.20: Gương chiếu hậu xe tải 28

Hình 2.21: Cần gạt nước xe tải 29

Hình 3.1: Sơ đồ bố trí nhân sự tại các trạm xưởng Kiểm định 34

Hình 3.2: Lưu đồ kiểm định ô tô sát xi lắp ráp từ linh kiện rời 35

Trang 7

Hình 3.3: Công nhân đang kiểm tra tổng thể cho xe 36

Hình 3.4: Xe đang vào thử nước 37

Hình 3.5: Công nhân đang kiểm tra lại các bộ phận 38

Hình 3.6: Công nhân nhập dữ liệu xe trước khi bàn giao 39

Hình 3.7: Lưu đồ kiểm định ô tô tải hoàn chỉnh (gác thùng) 40

Hình 3.8: Công nhân cân khối lượng xe 41

Hình 3.9: Xe kiểm tra trên thiết bị 42

Hình 3.10: Công nhân kiểm tra sau gác thùng 43

Hình 3.11: Công nhân sửa chữa lại 43

Hình 3.12: Xe được kiểm tra xác nhận 44

Hình 3.13: Xe kiểm tra trước khi giao 45

Hình 3.14: Công nhân đang kiểm tra bảng cà số khung, số máy 45

Hình 3.15: Công nhân đang kiểm tra các chi tiết bên trong và bên ngoài 46

Hình 3.16: Công nhân đang dán tem kiểm định và nhập số liệu 46

Hình 3.17: Công nhân chuẩn bị đặt cân và diều chỉnh cân 47

Hình 3.18: Công nhân cho xe di chuyển lên cân và ghi kết quả 47

Hình 3.19: Công nhân tiếp tục cho xe di chuyển lên để cân trục 2 47

Hình 3.20: Ghi kết quả trục 2 và cho ra kết quả 2 trục 48

Hình 3.21: Công nhân lấy dấy các vị trí và đo vệt bánh trước 48

Hình 3.22: Đo vết bánh sau và khoảng sáng gầm xe 49

Hình 3.23: Đo chiều dài đầu xe 49

Hình 3.24: Đo chiều dài cơ sở, chiều dài duôi xe 49

Hình 3.25: Công nhân cho xe vào vị trí và điều chỉnh bàn xoay 50

Hình 3.26: Công nhân tháo chôt cố định trên bàn xoay 50

Hình 3.27: Công nhân cho xe đánh lái sang hai bên và ghi kết quả 51

Hình 3.28: Xe vào vị trí kiểm tra và bật nguồn thiết bị để bắt đầu kiểm tra 52

Hình 3.29: Lắp các đầu cảm biến vào cơ cấu kẹp chặt bánh xe 52

Hình 3.30: Tiến hành đánh lái về trái, phải và về chính tâm để máy kiểm tra 53

Hình 3.31: Kiểm tra kết quả, nếu đạt thì in kết quả còn nếu không đạt thì điều chỉnh các góc không đạt 53

Hình 3.32: Khởi động thiết bị kiểm tra 54

Hình 3.33: Điều chỉnh trên Remote để kết nối với máy tính 54

Hình 3.34: Giăc báo hiệu số vòng quay động cơ được cắm vào thiết bị kiểm tra 55

Trang 8

Hình 3.35: Đầu đo được kẹp trong đuôi ống xả 55

Hình 3.36: Kết quả đo sẽ được máy tính in ra 56

Hình 3.37: Máy tính được khởi động và xe được đưa vào line kiểm tra tốc độ 56

Hình 3.38: Xe được di chuyển vào bản trượt và máy tính cho kết quả 57

Hình 3.39: Công nhân cho xe vào Rulo kiểm tra lực phanh truc 1 57

Hình 3.40: Xe di chuyển vào Rulo kiểm tra phanh trục 2 58

Hình 3.41: Màn hình kết quả đo lực phanh tay và tốc độ 58

Hình 3.42: Xe rời khỏi khu vực kiểm tra 59

Hình 3.43: Công nhân ghi kết quả vào phiếu kiểm tra 59

Hình 3.44: Xe dừng ngay trước vạch để kiểm tra 60

Hình 3.45: Thiết bị kiểm tra âm lượng còi và cho kết quả 60

Hình 3.46: Công nhân tiến hành đo độ ồn 61

Hình 3.47: Di chuyển xe vào vị trí và chuẩn bị thiết bị trước khi kiểm tra đèn pha 62

Hình 3.48: Công nhân dùng vít điều chỉnh độ lệch đèn pha về cân bằng 62

Hình 3.49: Chỉnh đèn chiếu sáng gần, xa về vị trí cân bằng và ghi lại kết quả 62

Hình 3.50: Công nhân kiểm tra tổng quát xe trước khi chạy thử 64

Hình 3.51: Kiểm tra trên đường gồ ghề 64

Hình 3.52: Kiểm tra trên đường gợn sóng 64

Hình 3.53: Kiểm tra trên đường vòng 65

Hình 3.54: Kiểm tra trên đường thử tổng hợp 66

Hình 3.55: Kiểm tra xe trên đường dốc 66

Hình 3.56: Kiểm tra trên đường sỏi đá 67

Hình 3.57: Xe vào phòng thử nước 67

Hình 3.58: Xe được kiểm tra rò rỉ nước 68

Hình 3.59: Công nhân kiểm tra lại và và ghi vào phiếu kết quả 68

Hình 3.60: Công nhân kiểm tra động cơ và hệ thống làm mát 69

Hình 3.61: Công nhân kiểm tra đường ống nhớt, dầu động cơ 69

Hình 3.62: Công nhân kiểm tra các hệ thống nạp, hệ thống nhiên liệu và cầu sau 70

Hình 3.63: Công nhân kiểm tra cầu sau, hệ thống treo sau, trục các đăng 70

Hình 3.64: Công nhân kiểm tra cụm động cơ và hệ thống treo trước 70

Hình 3.65: Kiểm tra hệ thống thước lái 71

Hình 3.66: Kiểm tra số khung, cabin, chassis 72

Hình 3.67: Kiểm tra khung cửa, tappi sàn, la phông trần 72

Trang 9

Hình 3.68: Kiểm tra lốp, kính chắn gió 72

Hình 3.69 Kiểm tra roan kính gió, kính cửa, ghế 73

Hình 3.70: Kiểm tra bình chữa cháy và vô lăng 73

Hình 3.71: Kiểm tra đồng hồ taplô, đèn tín hiệu 73

Hình 3.72: Kiểm tra hoạt động Audio, còi xe 74

Hình 3.73: Kiểm tra bàn đạp, cần số, khóa thùng nhiên liệu 74

Hình 3.74: Kiểm tra sơn, trầy xướt, móp méo 74

Hình 3.75: Công nhân đối chiếu số khung, số máy từ phòng kế hoạch 75

Hình 3.76: Công nhân kiểm tra tổng thể xe lần cuối 76

Hình 3.77: Công nhân lưu file trên máy tính 76

Hình 3.78: Đồ nghề cấp theo xe 76

Hình 3.79: Xe chạy ra bãi thành phẩm 77

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thông số của xe KIA Frontier K200 16

Bảng 2.2 Hiệu quả phanh chính khi thử không tải 22

Bảng 2.3: Hiệu quả phanh chính khi thử đầy tải 22

Bảng 2.4: Màu, số lượng tối thiểu, cường độ chính xác và chỉ tiêu kiểm tra bằng quan sát của các loại đèn 27

Bảng 3.1: Máy móc, thiết bị, dụng cụ tại nhà máy 30

Bảng 3.2: Linh kiện đồ nghề theo xe 77

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRƯỜNG HẢI VÀ NHÀ MÁY TẢI THACO

1.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải

1.1.1 Thông tin chung

1.1.1.1 Công ty

Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải (Truong Hai Group) tiền thân là Công ty

CP Ô tô Trường Hải (THACO) được thành lập vào ngày 29/04/1997, tại Đồng Nai Người sáng lập là ông Trần Bá Dương, hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị

Sau 25 năm hình thành và phát triển, THACO đã trở thành Tập đoàn công nghiệp

đa ngành, trong đó Cơ khí và Ô tô là chủ lực, đồng thời phát triển các lĩnh vực sản xuất kinh doanh bổ trợ cho nhau, tạo ra giá trị cộng hưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh, bao gồm: Nông nghiệp; Đầu tư xây dựng; Logistics và Thương mại & Dịch vụ

THACO là doanh nghiệp hàng đầu và có quy mô lớn nhất tại Việt Nam về lĩnh vực sản xuất lắp ráp ô tô, với chuỗi giá trị từ nghiên cứu phát triển sản phẩm (R&D), sản xuất linh kiện phụ tùng, lắp ráp ô tô, đến giao nhận vận chuyển và phân phối, bán lẻ Sản phẩm có đầy đủ các chủng loại: xe tải, xe bus, xe du lịch, xe chuyên dụng và đầy

đủ phân khúc từ trung cấp đến cao cấp với doanh số và thị phần luôn dẫn đầu thị trường

Hình 1.1:Văn phòng chính của tập đoàn Trường Hải tại Tp Hồ Chí Minh

Trang 11

• Năm 1997: thành lập Công ty TNHH ô tô Trường Hải tại tỉnh Đồng Nai

• Năm 2001: bắt đầu lắp ráp dòng xe tải nhẹ tại Khu Công Nghiệp Biên Hòa 2, Tỉnh Đồng Nai

• Năm 2003: khởi công xây dựng KPH Chu Lai - Trường Hải tại Khu KTM Chu Lai, Quảng Nam

• Năm 2004: nhà máy SX&LR xe tải, xe bus bắt đầu hoạt động

• Năm 2007: đưa vào hoạt động Nhà máy SX&LR xe du lịch Thaco Kia

• Năm 2009: đầu tư các nhà máy CNHT: Cơ khí, Gia công Thép & Điện lạnh

• Năm 2010: nâng cấp Trung tâm đào tạo thành Trường Cao đẳng Nghề CL-TH

• Năm 2011: đưa vào hoạt động NM xe Bus và xe du lịch Vina Mazda

• Năm 2012: khánh thành Cảng CL-TH Đầu tư Công ty sản xuất xe chuyên dụng SMT (Hàn Quốc)

• Năm 2013: đưa vào hoạt động NM Kính, NM Dây điện & Lắp ráp xe du lịch Peugeot

• Năm 2014: đưa NM sản xuất Linh kiện Nhựa đi vào hoạt động

• Năm 2015: đầu tư NM Nhíp ô tô, NM Sản xuất ô tô chuyên dụng, xưởng chế biến suất ăn công nghiệp, mở rộng NM Cơ khí và NM gia công Thép

• Năm 2016 đến nay: bắt đầu chu kỳ đầu tư mới tại Khu phức hợp, thực hiện chiến lược hội nhập Mở rộng KCN Cơ khí ô tô CL-TH; Xây dựng Khu Đô thị Tam Hiệp (khu dịch vụ và nhà ở cho chuyên gia, công nhân) Xây dựng nhà máy xe Bus mới (12–45 chỗ, 20.000xe/năm), nhà máy xe Tải mới (100.000xe/năm); NM xe du lịch (100.000 xe/năm) và nâng cấp toàn diện các NM CN hỗ trợ

Trang 12

1.1.3 Mô hình kinh doanh của của công ty

Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, từ một công ty chuyên nhập khẩu xe cũ, cung cấp vật tư phụ tùng sửa chữa ô tô, THACO đã phát triển vượt bậc, đưa doanh nghiệp trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành gồm:

- 2 Tập đoàn: THACO AUTO (Ôtô), THAGRICO (Nông Lâm nghiệp)

- 4 Tổng công ty: THACO INDUSTRIES (Cơ khí và Công nghiệp hỗ trợ), THADICO (Đầu tư xây dựng), THILOGI (Logistics) và THISO (Thương mại dịch vụ)

Trong đó các ngành bổ trợ cho nhau và có tính tích hợp cao

Với hơn 20 năm phát triển, Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải (THACO) hiện đang

là tên tuổi lớn trên bản đồ sản xuất, lắp ráp ôtô trên thế giới, với tỷ lệ nội địa hóa cao nhất Việt Nam, doanh số và thị phần của THACO luôn dẫn đầu thị trường trong nước

Hình 1.3: Cấu trúc tập đoàn Trường Hải

Hình 1.2: Mô hình kinh doanh của công ty

Trang 13

THACO là Tập đoàn công nghiệp đa ngành bao gồm: Ô tô, Nông nghiệp, Cơ khí

& Công nghiệp hỗ trợ, Logistics, Đầu tư – Xây dựng và Thương mại – Dịch vụ có tính

bổ trợ và tích hợp cao theo xu thế hội nhập Quốc tế và số hóa

1.1.5 Tổng quan về Tập đoàn THACO AUTO

Hình 1.4: Logo THACO AUTO THACO AUTO là doanh nghiệp sản xuất, phân phối đầy đủ các chủng loại ôtô gồm: xe du lịch, xe bus, xe tải, xe chuyên dụng với đầy đủ các phân khúc từ trung cấp đến cao cấp Hiện nay THACO AUTO đang thực hiện chiến lược tham gia chuỗi giá trị toàn cầu với các thương hiệu ôtô quốc tế sản xuất tại Chu Lai và liên kết với các nhà sản xuất, phân phối ôtô khác, nhận chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp hỗ trợ, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa

THACO AUTO hiện có 7 nhà máy sản xuất lắp ráp ôtô, gồm: nhà máy THACO KIA, nhà máy THACO Mazda, nhà máy sản xuất xe du lịch cao cấp THACO, nhà máy

xe du lịch chuyên dụng, nhà máy Tải THACO, nhà máy Bus THACO, nhà máy sản xuất

xe chuyên dụng Các nhà máy này sản xuất đầy đủ các chủng loại sản phẩm: xe du lịch (Kia, Mazda, Peugeot), xe bus, xe tải, xe chuyên dụng với các thương hiệu ôtô quốc tế

và thương hiệu THACO

Là doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp và phân phối ô tô tại Việt Nam, THACO AUTO xác định mục tiêu là giữ vững vị trí này đồng thời mở rộng

Trang 14

thị trường trong khu vực ASEAN, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm lựa chọn công nghệ phù hợp, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, tạo nền tảng để phát triển thành tập đoàn công nghiệp đa ngành, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm vươn tới vị trí hàng đầu khu vực

1.2 Giới thiệu về nhà máy Tải THACO

1.2.1 Tổng quan về nhà máy

Hình 1.5: Nhà máy Tải THACO Ngay từ những ngày đầu đầu tư vào Khu kinh tế mở chu Lai, THACO đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô hiện đại mang tên Công ty TNHH SX&LR ôtô Chu Lai - Trường Hải – tiền thân của nhà máy Tải THACO - với diện tích 36.8 ha, vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng, công suất ban đầu 25.000 xe/năm Nhà máy được trang bị các dây chuyền công nghệ hiện đại gồm: dây chuyền hàn cabin xe tải, dây chuyền hàn thân xe bus, dây chuyền lắp ráp xe tải, dây chuyền lắp ráp xe bus, dây chuyền nhúng

ED, dây chuyền sơn; cùng với hệ thống nhà xưởng: xưởng chế tạo, xưởng đóng thùng, xưởng hóa chất, xưởng kiểm định và các khu vực chức năng khác như đường thử xe, khu vực xử lý nước thải

Tại Nhà máy Tải THACO, cùng với hệ thống dây chuyền sản xuất, lắp ráp công nghệ cao, đồng bộ là hệ thống các phân xưởng như: xưởng hàn, xưởng sơn, xưởng lắp ráp, xưởng kiểm định, kho vật tư, Xe được sảm xuất tại nhà máy với những ưu điểm vượt trội về công năng và hiệu quả kinh tế, phù hợp với và điều kiện sử dụng tại Việt

Trang 15

Nam, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng khách hàng ở từng địa bàn khác nhau, được khách hàng tin tưởng lựa chọn

Với định hướng chiến lược luôn dẫn đầu thị trường xe thương mại, Thaco luôn tiên phong, sáng tạo ra những sản phẩm ưu việt và định vị sản phẩm theo từng phân khúc, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng khách hàng ở từng địa bàn Hiện tại, sản phẩm xe tải/ben được Thaco sản xuất, lắp ráp và phân phối ra thị trường đa dạng về phân khúc, chủng loại và tải trọng, bao gồm xe tải, xe ben, xe đầu kéo, mang các thương hiệu Thaco Towner, KIA Frontier, Thaco Forland, Thaco Ollin, Foton Auman, Mitsubishi FUSO - tải trọng từ 750 kg đến 40 tấn, được định vị theo các phân khúc:

- Phân khúc tải nhẹ máy xăng: sản phẩm Thaco Towner tải trọng dưới 1 tấn

- Phân khúc tải nhẹ máy dầu: sản phẩm KIA Frontier tải trọng từ 1.25 – 2.49 tấn

- Phân khúc tải trung tải trọng từ 1.98 – 9.5 tấn gồm:

+ Thaco Forland tải trọng từ 3,45 – 7 tấn (xe 2 cầu và xe có hộp số phụ)

+ Thaco Ollin: tải trọng từ 1.98 – 9.5 tấn

+ Xe tải Mitsubishi FUSO: tải trọng từ 1,9 - 7,1 tấn

- Phân khúc tải nặng tải trọng từ 8 – 18 tấn và xe đầu kéo gồm:

+ Xe tải nặng Foton Auman: tải trọng từ 8.5 – 20.5 tấn

+ Xe đầu kéo Foton Auman: tải trọng kéo theo đến 40 tấn

- Phân khúc xe ben gồm:

+ Xe ben nhẹ, ben trung Thaco Forland tải trọng 0.99 – 8.3 tấn

+ Xe ben nặng Foton Auman tải trọng 13 – 18 tấn

- Phân khúc xe chuyên dụng gồm: Xe tải đông lạnh: Mitsubishi Fuso & KIA New Frontier, xe tải cẩu Thaco Ollin, xe bồn nhiên liệu Foton Auman

- Xe sơ mi rơ moóc gồm 3 loại: xương, sàn, ben

Trang 16

+ Phòng kế toán: có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc công ty về phương hướng, biện pháp, quy chế quản lý tài chính sao cho hiệu quả, đúng quy định, hiện hành + Phòng kỹ thuật: là một trong những bộ phận cốt lõi phụ trách các vấn đề liên quan đến hoạt động của máy móc, trang thiết bị, đảm bảo dây chuyền nhà máy vận hành

ổn định, hiệu quả

+ Phòng quản lý chất lượng: là bộ phận phụ trách việc quản lý chất lượng xe do nhà máy sản xuất ra

Trang 17

- PGĐ Sản xuất: thiết lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp,nghiên cứu, đề xuất

ý kiến cho giám đốc cho các hoạt động sản xuất Phối hợp cùng các phòng ban khác trong doanh nghiệp để triển khai sản xuất các sản phẩm theo quy trình và dây chuyền sản xuất

+ Phòng vật tư: có trách nhiệm lập danh sách các vật tư cần thiết cho hoạt động sản xuất của nhà máy, tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp và kiểm soát số lượng cũng như chất lượng của vật tư

+ Xưởng hàn: hàn các mảng bộ phận tạo thành thân, vỏ, cabin của xe

+ Xưởng hàn: có nhiệm vụ sơn các bề mặt thân, vỏ, cabin của xe

+ Xưởng lắp ráp: lắp ráp bộ phận tạo thành xe tải hoàn chỉnh

2.3 Quy trình sản xuất tại nhà máy Tải THACO

Nhà máy được chuyển giao công nghệ sản xuất từ các hãng ô tô lớn trên thế giới như Kia Motors, Mitsubishi Fuso Trucks & Bus và Foton Motor, với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất mới nhất Các dây chuyền được kết nối tự động và áp dụng hệ thống điều hành sản xuất trên nền tảng số, hướng đến hình thành nhà máy thông minh:

Các dây chuyền của nhà máy gồm:

- Dây chuyền hàn chuyên biệt cho từng mẫu xe (Kia Frontier, Mitsubishi Fuso, Auman, Ollin, Forland, Towner) với hệ thống vận chuyển tự động, được tích hợp dùng chung cho tất cả các loại cabin để tối ưu công suất và kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm

- Dây chuyền sơn: Được đầu tư công nghệ hiện đại, điều khiển hoàn toàn tự động, gồm dây chuyền nhúng tĩnh điện (ED) vận hành tự động với hệ thống kiểm soát thông số kỹ thuật hiện đại, dây chuyền sơn màu sử dụng công nghệ sơn mới (wet

on wet) với hệ thống cấp sơn tự động dùng hệ sơn 1K giúp cho chất lượng bề mặt sơn bền và đẹp hơn, đáp ứng yêu cầu đa dạng về các màu sơn theo yêu cầu của khách hàng

- Dây chuyền lắp ráp: Gồm 3 dây chuyền: Dây chuyền lắp ráp xe tải nhẹ dưới 5 tấn (Kia Frontier, Mitsubishi Fuso, Ollin), Dây chuyền lắp ráp xe tải nặng trên 5 tấn (Fuso Daimler, Forland, Auman, Ollin) và Dây chuyền lắp ráp xe tải nhẹ dưới

1 tấn (Towner, Van) Các dây chuyền được đầu tư các máy móc, thiết bị hiện đại

Trang 18

như băng chuyền tự động và xe tự hành (AGV) cấp phát linh kiện một cách chính xác theo kết hoạch sản xuất

Hình 1.7: Lưu đồ quy trình sản xuất tổng thể Tổng quan quy trình sản xuất và lắp ráp xe tải như sau: Linh kiện đầu vào bao gồm các linh kiện, vật tư được nhập từ nhà cung cấp nước ngoài, linh kiện mua trong nước

và linh kiện trong khu phức hợp do THACO tự sản xuất Các linh kiện được kiểm tra trước khi đưa vào kho vật tư của nhà máy Các linh kiện sau khi được kiểm tra tại kho vật tư của nhà máy sẽ được bộ phận vận chuyển nội bộ cấp vào từng dây chuyền sản xuất của từng xưởng

Nhà máy thực hiện việc sản xuất xe thông qua từng công đoạn Đầu tiên là công đoạn hàn bấm cabin xe, sau đó kiểm tra chất lượng cabin, nếu không đạt thì sẽ được công nhân sửa chữa khắc phục lại Nếu đạt, cabin sẽ được đưa qua xưởng sơn cabin, sau

đó sẽ kiểm tra lại chất lượng của màu sơn trên cabin, nếu không đạt công nhân sẽ thực hiện việc sửa chữa lại Nếu đạt, cabin sẽ được đưa xuống xưởng lắp ráp nội thất Tại đây công nhân sẽ thực hiện việc lắp ráp nội thất lên cabin xe Sau khi lắp ráp nội thất xong cabin sẽ được đưa đến lắp ráp hoàn thiện Sau khi lắp ráp khung gầm xong cabin sẽ được

hạ xuống khung gầm trước khi thực hiện việc lắp ráp hoàn chỉnh Kết thúc công việc ở chuyền lắp ráp hoàn thiện, nếu không đạt xe sẽ được công nhân kiểm tra, sửa chữa lại Nếu đạt, xe sẽ được chuyển sang xưởng kiểm định để cho ra sản phẩm hoàn thiện

Trang 19

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ XE KIA FRONTIER K200 VÀ MỘT SỐ QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI XE TẢI NHẸ

2.1 Giới thiệu tổng quan về xe KIA Frontier K200

2.1.1 Giới thiệu chung

Hình 2.1: Xe KIA Frontier K200 KIA Frontier K200 được trang bị động cơ Hyundai D4CB tiêu chuẩn khí thải Euro

4, vận hành mạnh mẽ, thân thiện với môi trường Cabin kiểu mới, thiết kế hiện đại được sơn nhúng tĩnh điện nguyên khối và sơn màu với công nghệ Metalic, các tiện ích được trang bị sang trọng như đối với ô tô du lịch Hộp số gồm 06 số tiến + 01 số lùi, có 2 tỉ

số truyền nhanh giúp xe vận hành mạnh mẽ và linh hoạt

2.1.2 Ưu điểm

Có thể nói KIA Frontier K200 là dòng xe đang khá nổi bật hiện nay trên thị trường Với doanh số bán ra rất nhiều, và dòng xe Tải THACO được khách hàng quan tâm ưa chuộng Qua những thông tin bên trên, chúng ta cũng thấy được một số ưu điểm mà dòng xe này mang lại:

- Xe tải KIA Frontier K200 được trang bị động cơ mạnh mẽ, tiết kiệm nhiên liệu

và đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4

Trang 20

- Ngoại thất chỉnh chu, bắt mắt với những bố trị hợp lý cho vẻ bề ngoài chắc chắn nhưng đạt được vẻ đẹp riêng của nó

- Nội thất sang trọng với nhiều tiện ích kèm theo Không gian rộng rãi, thoải mái

- Với nhiều phiên bản đóng thùng, phù hợp với từng loại hàng hóa để có thể vận chuyển được cách tối ưu nhất

- Khung xe K200 chắc chắn, có thể chịu tải tốt ngay cả trường hợp chở quá tải

2.1.3 Ngoại thất

KIA Frontier K200 cho cái nhìn tổng quan ban đầu cân đối và thật sự bắt mắt Với kiểu đầu cabin bo tròn cùng lớp sơn tĩnh điện sáng bóng, bền bỉ với mưa gió Cabin được thiết kế theo tiêu chuẩn khí động học, giảm tối đa lực cản không khí, giúp xe tiết kiệm nhiên liệu đáng kể

Hình 2.2: Mặt trước cabin xe KIA Frontier K200 Kính chắn gió xe tải KIA Frontier K200 cong, chắc chắn cho góc nhìn rộng Kết hợp cùng hệ thống gương chiếu hậu bản lớn, đầy đủ, giúp cho tài xế quan sát được phía sau 1 cách rõ ràng, hạn chế tối đa điểm mù Điều này góp phần tham gia giao thông an toàn cho chính tài xế và người đi đường

Bên cạnh đó, hệ thống đèn chiếu sáng halogen cho ánh sáng vượt trội và độ bền bỉ cao Ánh sáng bám đường, giúp các tài xế quan sát được rõ lúc lưu thông ban đêm hoặc đoạn đường có sương mù, khói trắng

Trang 21

Hình 2.4: Khoang lái của xe

Hệ thống trên taplo đầy đủ thông tin hiển thị sắc nét, rõ ràng: đồng hồ báo dầu, đồng hồ hiển thị số vòng quay động cơ, số km, … cùng với những chi tiết nút điều chỉnh máy lạnh, đèn cảnh báo, quạt gió, … Ghế nỉ cao cấp, điều chỉnh tùy theo tư thế người ngồi

Hình 2.3: Cụm đèn đầu halogen và gương chiếu hậu xe KIA Frontier K200

Trang 22

Ngoài ra, nhằm gia tăng tính tiện ích cho sản phẩm và đáp ứng nhu cầu giải trí của khách hàng, xe còn được trang bị bộ Audio nghe nhạc MP3 – Radio tiêu chuẩn và có trang bị ổ cắm sạc điện thoại thuận tiện

Hình 2.6: Ổ cắm sạc và bộ audio trên xe

2.1.5 Động cơ xe

Trang bị cho xe tải KIA Frontier K200 là động cơ HYUNDAI D4CB-CRDi phun

dầu điện tử với sử dụng bơm cao áp mang đến khả năng tiết kiệm nhiên liệu tối ưu nhất cho dòng Xe tải KIA hiện nay Động cơ KIA Frontier K200 1.9 tấn có công suất động

cơ 130Ps và dung tích xi lanh lên đến 2497cc tạo công suất và momen xoắn cực đại giúp tăng tốc trên mọi nẻo địa hình dù là nông thôn hay thành phố Với ưu điểm mạnh mẽ, tiết kiệm nhiên liệu và đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4 theo tiêu chuẩn của Bộ Giao Thông Vận Tải, Xe tải K200 xứng đáng là dòng xe được lựa chọn hàng đầu

Hình 2.5: Hệ thống trên taplo và ghế ngồi của xe

Trang 23

Hình 2.7: Động cơ xe KIA Frontier K200 Động cơ Hyndai D4CB

- Loại: Turbo Charger Inter – Cooler

- Dung tích xi lanh: 2,497 cc

- Công suất cực đại: 96 Kw/3,800 rpm (130 Ps/ 3.800 rpm)

- Momen xoắn cực đại: 255 N.m/ 1.500~2.500 rpm

- Tiêu chuẩn khí thải: Euro 4 Sử dụng công nghệ hồi lưu khí xả EGR (Exhaust Gas Recirulation)

Động cơ Diesel tiêu chuẩn khí thải Euro 4 thân thiện với môi trường, tiết kiệm nhiên liệu với hệ thống phun nhiên liệu CRDi (Common Rail Direct Injection) được điều khiển bằng điện tử (ECU)

Hình 2.8: Hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử CRDi (Common Rail Direct Injection), Turbo tăng áp và Hệ thống hồi lưu khí xả EGR

Trang 24

2.1.6 Hệ thống phanh, treo, chassis của xe

- Hệ thống phanh: Phanh dầu (thủy lực) trợ lực chân không Phanh trước: phanh đĩa; Phanh sau: phanh tang trống

Hình 2.9: Cơ cấu phanh trước, phanh sau của xe KIA Frontier K200

- Hệ thống treo: treo sau sử dụng nhíp lá, treo trước dùng giảm chấn thủy lực và thanh cân bằng

Hình 2.10: Hệ thống treo của xe

- Chassis xe tải nhẹ Thaco Kia K200 dạng sắt hộp cứng vững Thông số sắt hộp

là 1400x400x30 mm

Hình 2.11: Khung chassis

Trang 25

2.1.7 Thông số cơ bản của xe tải KIA Frontier K200

Bảng 2.1: Thông số của xe KIA Frontier K200

Mô men xoắn/tốc độ

Nm/(vòng/phút)

Trang 26

Hệ thống lái Bánh răng – Thanh răng, trợ lực thủy lực

Hệ thống phanh Đĩa/Tang trống, dẫn động thủy lực, trợ lực

chân không

HỆ THỐNG TREO

2.2.1 Các thông số kỹ thuật cơ bản

- Kích thước giới hạn cho phép của xe:

+ Về chiều dài: đối với xe có 2 trục và khối lượng toàn bộ không quá 5 tấn thì chiều dài lớn nhất là 5 m;

Trang 27

+ Về chiều rộng: không lớn hơn 2,5 m;

+ Về chiều cao : không lớn hơn 4 m

- Khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất với xe có tổng số trục bằng 2 là 16 tấn Ngoài ra, đối với các loại xe có khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất không lớn hơn 5,0 tấn thì chiều cao của xe, trừ phần nhô do lắp ăng ten, cột thu phát sóng hoặc các thiết bị có kết cấu tương tự nhưng không ảnh hưởng đến tính ổn định của

xe phải đáp ứng quy định sau:

Hmax ≤ 1,75 WT

Trong đó:

Hmax : Chiều cao lớn nhất cho phép của xe;

WT : Khoảng cách giữa tâm vết tiếp xúc của hai bánh xe sau với mặt đường, trường hợp trục sau lắp bánh đơn hoặc khoảng cách giữa tâm vết tiếp xúc của hai bánh xe sau phía ngoài với mặt đường, trường hợp trục sau lắp bánh kép

Hình 2.12: Chiều cao lớn nhất cho phép của xe có khối lƣợng toàn bộ

không lớn hơn 5,0 tấn

2.2.2 Động cơ và hệ thống truyền lực

Công suất động cơ cho 01 tấn khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất của xe không nhỏ hơn 7,35 kW

Trang 28

Khi thử ở điều kiện đầy tải trên đường khô và bằng phẳng, xe phải đáp ứng yêu cầu sau đây: thời gian tăng tốc tính từ lúc khởi hành đến khi đi hết quãng đường

200 m đáp ứng điều kiện sau:

t ≤ 20 + 0,4G Trong đó:

t - Thời gian tăng tốc tính từ lúc khởi hành đến khi đi hết quãng đường 200

m (tính bằng giây);

G - Khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất của xe (tính bằng tấn)

- Vận tốc lớn nhất không nhỏ hơn 60 km/h

Hình 2.13: Động cơ xe Trong điều kiện đầy tải và đường khô, khi chuyển động theo chiều tiến, xe phải vượt được dốc có độ dốc 20% Khi thử vượt dốc, động cơ và hệ thống truyền lực phải hoạt động bình thường

2.2.3 Hệ thống nhiên liệu

Yêu cầu đối với hệ thống nhiên liệu xăng hoặc diesel:

- Bộ phận lọc và thông khí của thùng nhiên liệu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Không bị rò rỉ nhiên liệu;

- Vị trí lắp đặt cách miệng thoát khí thải của ống xả ít nhất là 300 mm và cách các công tắc điện, các giắc nối hở ít nhất là 200 mm;

- Không được đặt bên trong khoang chở người và khoang chở hàng hóa

Trang 29

- Vật liệu làm ống dẫn nhiên liệu phải chịu được loại nhiên liệu xe đang sử dụng

- Ống dẫn (trừ các loại ống mềm) phải được kẹp chặt, khoảng cách giữa hai kẹp liền kề nhau không quá 1000 mm

2.2.4 Hệ thống lái, phanh, treo

- Khi hoạt động các cơ cấu chuyển động của hệ thống lái không được va quệt với bất kỳ bộ phận nào của xe như khung, vỏ

- Vành tay lái khi quay không bị vướng vào quần áo và trang bị của người lái khi lái xe

- Khi quay vành tay lái về bên phải và bên trái thì không được có sự khác biệt đáng kể về lực tác động lên vành tay lái

- Độ rơ góc của vành tay lái: không lớn hơn 150

- Độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng không lớn hơn 5 mm/m

- Bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước phía ngoài của xe không lớn hơn 12 m

Hình 2.14: Hệ thống lái trên xe tải

Trang 30

❖ Hệ thống phanh

- Xe phải được trang bị hệ thống phanh chính và phanh đỗ xe

- Hệ thống phanh chính và phanh đỗ xe phải dẫn động độc lập với nhau Dẫn động

của hệ thống phanh chính phải là loại từ 2 dòng trở lên Hệ thống phanh chính phải được trang bị trên tất cả các bánh xe

- Dầu phanh hoặc khí nén trong hệ thống phanh không được rò rỉ Các ống dẫn dầu hoặc khí phải được định vị chắc chắn và không được rạn nứt

- Dẫn động cơ khí của phanh chính và phanh đỗ xe phải linh hoạt, nhẹ nhàng

và chắc chắn Hành trình tự do phải phù hợp với quy định của nhà sản xuất

- Hệ thống phanh chính phải có kết cấu và lắp đặt bảo đảm cho người lái điều khiển được phanh khi ngồi trên ghế lái mà không rời hai tay khỏi vành tay lái

- Khi sử dụng hệ thống phanh đỗ phải có khả năng duy trì được hoạt động mà không cần có lực tác động liên tục của người lái

- Hệ thống phanh chính dẫn động khí nén phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Các van phải hoạt động bình thường;

+ Sau 8 lần tác động toàn bộ hành trình bàn đạp phanh của hệ thống phanh chính,

độ giảm áp suất trong bình chứa khí nén không được quá 392 kPa Việc thử phải được thực hiện theo các yêu cầu sau:

+ Mức năng lượng (áp suất khí nén) ban đầu trong bình chứa khí nén được quy định bởi nhà sản xuất Nó phải đạt mức để đạt được hiệu quả phanh đã quy định của hệ thống phanh chính;

+ Không nạp thêm cho bình chứa khí nén trong quá trình thử Ngoài ra phải cách ly bình chứa khí nén cho phanh chính với bình chứa khí nén cho các thiết bị phụ trợ

Hình 2.15: Hệ thống phanh xe

Trang 31

- Hiệu quả phanh chính khi thử trên đường: Khi thử không tải:

+ Thử trên mặt đường phủ nhựa hoặc đường bê tông bằng phẳng và khô, hệ

số bám 𝜑 không nhỏ hơn 0,6;

+ Hiệu quả phanh (được đánh giá bằng một trong hai chỉ tiêu quãng đường phanh SP hoặc gia tốc phanh lớn nhất JPmax) khi thử không tải được quy định trong Bảng 2.1;

+ Khi phanh, xe không được lệch ra ngoài hành lang phanh được quy định tại Bảng 2.2 Hiệu quả phanh chính khi thử không tải

khi phanh (km/h)

Quãng đường phanh (m)

Gia tốc phanh lớn nhất (m/s2)

Hành lang phanh (m)

- Khi thử đầy tải:

+ Thử trên mặt đường phủ nhựa hoặc đường bê tông bằng phẳng và khô, hệ

số bám 𝜑 không nhỏ hơn 0,6;

+ Hiệu quả phanh (được đánh giá bằng một trong hai chỉ tiêu quãng

đường phanh SP hoặc gia tốc phanh lớn nhất JPmax) khi thử đầy tải quy

Quãng đường phanh (m)

Gia tốc phanh lớn nhất (m/s2)

Hành lang phanh (m)

Xe tải có khối lượng

toàn bộ thiết kế lớn nhất

không quá 3,5 tấn

Trang 32

- Hiệu quả của phanh đỗ xe: Chế độ thử: xe không tải;

+ Hiệu quả của phanh đỗ xe được đánh giá bằng một trong hai chỉ tiêu: + Tổng lực phanh đỗ không nhỏ hơn 16% trọng lượng xe không tải khi thử trên băng thử;

+ Xe phải dừng được trên đường dốc có độ dốc 20% (theo cả hai chiều dốc lên và dốc xuống), trên mặt đường phủ nhựa hoặc đường bê tông bằng phẳng và khô, hệ số bám 𝜑 không nhỏ hơn 0,6

- Tần số dao động riêng của phần được treo của xe khách ở trạng thái đầy tải không lớn hơn 2,5 Hz

Hình 2.16: Hệ thống treo sau treo trên xe tải

2.2.5 Bánh xe

- Lốp trên cùng một trục của xe sử dụng trong điều kiện hoạt động bình thường phải cùng kiểu loại Lốp phải đủ số lượng, đủ áp suất, thông số kỹ thuật của lốp (cỡ lốp, cấp tốc độ hoặc vận tốc, chỉ số về tải trọng hoặc khả năng chịu tải trọng của lốp) phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật, thiết kế của xe

Trang 33

- Có kết cấu chắc chắn, lắp đặt đúng quy cách

- Xe phải được trang bị các tấm che bánh xe tại các bánh xe hoặc nhóm trục bánh

xe Các tấm che bánh xe có thể được tạo thành từ các bộ phận lắp đặt trên xe như một phần thân xe, chắn bùn hoặc các bộ phận tương tự khác và phải đáp ứng yêu cầu sau: Chiều rộng của tấm che bánh xe phải có che phủ được các bánh xe

- Đối với các xe có bánh xe dự phòng thì cơ cấu nâng hạ (nếu có) không được

bố trí ở bên trái theo chiều tiến của xe

- Vành hợp kim nhẹ lắp đặt trên xe tải có khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất không quá 3,5 tấn phải đáp ứng các yêu cầu quy định

2.2.6 Hệ thống điện

- Dây điện phải được bọc cách điện Dây điện phải chịu được nhiệt độ và độ

ẩm, đặc biệt là dây điện nằm trong khoang động cơ Dây điện phải được bảo vệ và kẹp giữ chắc chắn ở các vị trí trên thân xe tránh được các hư hỏng do bị cắt, mài hay cọ xát

- Các giắc nối, đầu nối và công tắc điện phải được cách điện

- Ắc quy phải được lắp đặt chắc chắn Ngăn đựng ắc quy không được thông với khoang hành khách, khoang người lái và phải được thông với không khí bên ngoài

Hình 2.17: Hệ thống điện xe tải

2.2.7 Khung và thân vỏ

- Khung và thân vỏ phải được lắp đặt chắc chắn;

Trang 34

- Thân xe không được có gờ sắc cạnh hoặc phần lồi ra gây nguy hiểm cho người cùng tham gia giao thông

2.2.8 Khoang lái

- Các cơ cấu điều khiển động cơ và hệ thống truyền lực (trừ công tắc khởi động

động cơ; bàn đạp ga; thiết bị điều khiển hệ thống truyền lực), các cơ cấu điều khiển liên quan đến hệ thống đèn như hệ thống đèn chiếu sáng, còi, phun nước, gạt nước và sưởi kính phải có biểu tượng nhận biết được bố trí ở gần các cơ cấu điều khiển để người lái

xe có thể dễ dàng nhận ra các cơ cấu điều khiển liên quan Các cơ cấu điều khiển của đèn báo rẽ phải có biểu tượng nhận biết sao cho lái xe có thể dễ dàng nhận ra vị trí hoạt động theo mỗi hướng của đèn báo rẽ

- Đồng hồ tốc độ, các đèn chỉ báo, báo hiệu tình trạng hoạt động của các đèn báo rẽ, đèn pha, hệ thống nhiên liệu, nước làm mát động cơ, dầu bôi trơn, hệ thống phanh và hệ thống nạp ắc quy hoặc đèn chỉ báo, báo hiệu của các hệ thống khác phải được bố trí ở vị trí sao cho người lái xe có thể dễ dàng nhận biết và nhìn thấy được trong điều kiện ban ngày và trong điều kiện thiếu ánh sáng

- Cơ cấu lò xo hồi vị của bàn đạp ga, phanh, ly hợp (nếu có) phải đảm bảo tự đưa các bàn đạp này trở về được vị trí ban đầu khi người lái thôi tác dụng lực

- Phải có ký hiệu để nhận biết được dễ dàng vị trí các tay số

Hình 2.18: Khoang lái trên xe tải

Trang 35

2.2.9 Ghế người lái (ghế lái)

- Ghế lái phải được lắp đặt sao cho đảm bảo tầm nhìn của người lái để điều

- Ghế lái phải có đủ không gian để người lái vận hành các thiết bị điều khiển

một cách dễ dàng Độ lệch tâm giữa ghế lái và trục lái không được ảnh hưởng đến khả năng điều khiển xe của người lái và không được lớn hơn 40 mm Kích thước chiều rộng và chiều sâu đệm ngồi không nhỏ hơn 400 mm

- Ghế lái của xe chở người phải điều chỉnh được theo chiều dọc của xe, đệm tựa lưng phải điều chỉnh được độ nghiêng

Trang 36

- Các đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu phải được lắp đặt chắc chắn, bảo đảm duy trì các đặc tính quang học của chúng khi xe vận hành

Bảng 2.4: Màu, số lượng tối thiểu, cường độ chính xác và chỉ tiêu kiểm tra bằng quan sát của các loại đèn

Số lượng tối thiểu

Cường độ sáng hoặc chỉ tiêu kiểm tra bằng

quan sát Cường

độ sáng (cd)

Chỉ tiêu kiểm tra bằng quan sát

Trong điều kiện ánh sáng ban ngày phải bảo đảm nhận biết được tín hiệu ở khoảng cách 20 m

2

2 ÷ 60

Trong điều kiện ánh sáng ban ngày phải bảo đảm nhận biết được tín hiệu ở khoảng cách 10 m

Trang 37

- Không được lắp đèn màu đỏ và các tấm phản quang ở phía trước xe Không được lắp đèn có ánh sáng trắng hướng về phía sau (ngoại trừ đèn lùi)

- Đối với đèn chiếu sáng phía trước:

+ Khi bật công tắc đèn chiếu gần thì tất cả các đèn chiếu xa phải tắt;

+ Phải có báo hiệu làm việc khi sử dụng đèn chiếu xa

- Đèn lùi phải bật sáng khi cần số ở vị trí số lùi và công tắc khởi động động cơ đang ở vị trí mà động cơ có thể hoạt động được Đèn lùi phải tắt khi một trong hai điều kiện trên không thỏa mãn

- Đối với đèn phanh:

+ Đèn phanh phải bật sáng khi người lái tác động vào hệ thống phanh chính; + Trong trường hợp dùng kết hợp với đèn hậu, đèn phanh phải có cường độ sáng rõ rệt hơn so với đèn hậu

- Đối với đèn báo rẽ:

+ Tất cả các đèn báo rẽ ở cùng một bên của xe phải nhấp nháy cùng pha Tần

số nhấp nháy từ 60 - 120 lần/phút;

+ Thời gian từ khi bật công tắc đến khi đèn phát tín hiệu báo rẽ không quá 1,5 giây

2.2.12 Gương chiếu hậu

- Xe phải được trang bị gương chiếu hậu cho phép người lái có thể nhận biết

rõ ràng điều kiện giao thông về phía sau và hai bên xe

- Gương chiếu hậu lắp ngoài phải có vị trí sao cho người lái dễ dàng nhìn thấy được qua cửa sổ bên hoặc qua phần diện tích được quét của gạt nước trên kính chắn gió

Hình 2.20: Gương chiếu hậu xe tải

Trang 38

2.2.13 Hệ thống gạt nước

Xe phải được trang bị hệ thống gạt nước để đảm bảo tầm nhìn của người lái qua kính chắn gió phía trước và phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Phải có từ hai tần số gạt trở lên;

+ Một tần số gạt có giá trị không nhỏ hơn 45 lần/phút;

+ Một tần số gạt có giá trị nằm trong khoảng từ 10 đến 55 lần/phút;

+ Chênh lệch giữa tần số gạt cao nhất với một trong những tần số gạt thấp hơn phải không nhỏ hơn 15 lần/phút

Hình 2.21: Cần gạt nước xe tải

2.2.14 Còi, đồng hồ tốc độ

- Còi bao gồm nhiều thiết bị riêng, mỗi thiết bị phát ra một tín hiệu âm thanh

và hoạt động độc lập với nhau bởi một công tắc điều khiển riêng biệt thì được xem như một hệ thống còi Còi (hoặc hệ thống còi) phải có âm thanh liên tục với âm lượng ổn định

- Âm lượng còi (khi đo ở khoảng cách 7 m tính từ đầu xe, micro của thiết bị

đo được đặt gần với mặt phẳng trung tuyến dọc của xe với chiều cao nằm trong khoảng

từ 0,5 m đến 1,5 m) không nhỏ hơn 93 dB (A), không lớn hơn 112 dB (A)

- Xe phải được trang bị đồng hồ tốc độ

- Đơn vị đo tốc độ trên đồng hồ là km/h

- Sai số cho phép của đồng hồ tốc độ phải nằm trong giới hạn từ -10% đến +20%

ở tốc độ 40 km/h

Trang 39

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH XUẤT XƯỞNG XE TẢI

+ Ô tô tải: là ô tô có kết cấu và trang bị chủ yếu dùng để chở hàng, có thể kéo theo một rơ mooc và có thể bố trí tối đa hai hàng ghế trong cabin Ở đây được hiểu là tất cả các xe mà Công ty sản xuất & lắp ráp bao gồm: xe tải, xe tải tự đổ, xe tải chuyên dụng, …

+ Áp dụng cho tất cả các dòng xe sản xuất và lắp ráp tại Công ty TNHH MTV SX

và LR xe Tải THACO Áp dụng cho tất cả công nhân kiểm soát chất lượng tại xưởng Kiểm định

+ Áp dụng cho các loại hình sản xuất:

• Lắp ráp từ linh kiện rời: ô tô sát xi tải, ô tô đầu kéo, ô tô tải, …

• Lắp ráp từ ô tô hoàn chỉnh hoặc ô tô sát xi: ô tô thùng kín, ô tô thùng mui bạt, …

3.2 Máy móc, vật tư, thiết bị và nhân lực của xưởng kiểm định

Bảng 3.1: Máy móc, thiết bị, dụng cụ tại nhà máy

Ngày đăng: 05/03/2024, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN