1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào tại nhà máy thaco mazda

78 22 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 10,88 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY THACO MAZDA (7)
    • 1.1 Lịch sử hình thành (7)
    • 1.2 Sơ lược về dây chuyển sản xuất của nhà máy (8)
    • 1.3 Các mẫu xe do nhà máy sản xuất (11)
  • CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ ĐẦU VÀO, SOẠN VÀ CẤP HÀNG MAZDA (18)
    • 2.1 Mục đích (18)
    • 2.2 Phạm vi áp dụng (18)
    • 2.3 Định nghĩa và từ viết tắt (18)
      • 2.3.1 Định nghĩa (18)
      • 2.3.2 Các từ viết tắt (19)
    • 2.4 Nội dung (19)
      • 2.4.1 Hoạch định kiểm tra đầu vào (19)
      • 2.4.2 Quy trình thực hiện kiểm tra đầu vào, soạn và cấp phát hàng CKD (21)
      • 2.4.3 Danh sách một số linh kiện của xe Mazda 6 (0)
      • 2.4.4 Danh sách một số linh kiện của xe Mazda CX-5 (34)
      • 2.4.5 Quy trình thực hiện kiểm tra đầu vào, soạn và cấp phát hàng không phải CKD (40)
    • 2.5 Hoạt động kiểm tra đầu vào đối với linh kiện nhựa sơn từ nhà máy linh kiện nhựa (44)
      • 2.5.1 Các lỗi thường gặp trong quá trình kiểm tra chất lượng (44)
      • 3.1.1 Mục đích (54)
      • 3.1.2 Phạm vi áp dụng (54)
      • 3.1.3 Các từ viết tắt (54)
      • 3.1.4 Nội dung (54)
    • 3.2 Quy định vận hành xe nâng (56)
      • 3.2.1 Mục đích (56)
      • 3.2.2 Phạm vi áp dụng (57)
      • 3.2.3 Các từ viết tắt (57)
      • 3.2.4 Nội dung (57)
  • CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH KIỂM SOÁT SẢN PHẨM KHÔNG PHÙ HỢP VÀ HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC-PHÒNG NGỪA (64)
    • 4.1 Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp (64)
      • 4.1.1 Mục đích (64)
      • 4.1.2 Phạm vi áp dụng (64)
      • 4.1.3 Định nghĩa (64)
      • 4.1.4 Nội dung (64)
    • 4.2 Quy trình hành động khắc phục và phòng ngừa (69)
      • 4.2.1 Mục đích (69)
      • 4.2.2 Định nghĩa và từ viết tắt (70)
    • 5.3 Nội dung (70)
      • 5.3.1 Trách nhiệm giải quyết đối với sự KPH (0)
      • 5.3.2 Lưu đồ thực hiện (71)
      • 5.3.3 Diễn giải lưu đồ (71)
  • KẾT LUẬN (77)

Nội dung

Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.

GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY THACO MAZDA

Lịch sử hình thành

Nhà máy Thaco Mazda được xây dựng và đưa vào hoạt động từ tháng 3/2018, là

1 trong 6 nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô chủ lực của THACO tại KCN THACO Chu Lai, được định vị là nhà máy sản xuất xe du lịch Mazda hiện đại nhất khu vực ASEAN.

Hình 1.1: Nhà máy Thaco Mazda

Nhà máy được chuyển giao công nghệ hoàn toàn mới từ Mazda Nhật Bản, đáp ứng yêu cầu sản xuất các sản phẩm thế hệ mới của Mazda theo hướng ít tiêu hao nhiên liệu, sử dụng năng lượng điện và thân thiện với môi trường.

Hình 1.2: Lễ khánh thành nhà máy Thaco Mazda

Cắt băng khánh thành gồm có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, các lãnh đạo bộ ngành Trung ương và các lãnh đạo của Trường Hải.

Sơ lược về dây chuyển sản xuất của nhà máy

Nhà máy Thaco Mazda có diện tích 30,3 ha, trong đó có 17,3 ha nhà xưởng; công suất 100.000 xe/năm Nhà máy áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ô tô theo tiêu chuẩn quốc tế IATF16949.

Dây chuyền hàn gồm 87 robot thế hệ mới nhất của Kawasaki (Nhật Bản), vận hành hoàn toàn tự động, sử dụng công nghệ hàn với hệ thống định vị hiện đại nhất trong công nghiệp ô tô hiện nay, đảm bảo tính ổn định và độ cứng vững của thân xe.

Hình 1.3: Dây chuyền hàn mảng sàn

Những con robot này còn xác định được 8 loại body khác nhau để hàn đúng điểm, ví dụ đang sản xuất dây chuyền CX-5, đưa vào thêm một chiếc Mazda6, dây chuyền sẽ tự xác định mà không cần can thiệp của con người Ở phía dưới dây chuyền là hệ thống vận chuyển tự động, dịch chuyển body qua các công đoạn.

Hình 1.4: Dây chuyền hàn thân vỏ trên thế giới, quay được tất cả các góc, đáp ứng yêu cầu công nghệ của từng vị trí điểm hàn, độ chính xác cao.

Xưởng sơn gồm hệ thống sơn tĩnh điện với công nghệ sơn nhúng liên tục và dòng chảy ngược đảm bảo bề mặt sơn không lỗi; dây chuyền sơn màu hoàn toàn tự động bằng robot với công nghệ sơn (wet on wet) giúp bề mặt sơn cứng cáp, tăng khả năng chống chịu các vết xước và đáp ứng yêu cầu khắt khe của các màu sơn cao cấp.

Hình 1.5: Dây chuyền sơn tĩnh điện

Bể ED có thời gian sơn 4 phút, cao hơn so với công nghệ hiện nay (3,3-3,5 phút), đảm bảo bám dính đồng đều trên toàn bộ bề mặt ED và chiều dày của lớp sơn cao hơn so với công nghệ hiện nay là 3 lần (12-15 micromet).

Hình 1.6: Dây chuyền sơn màu

Dây chuyền lắp ráp với hệ thống băng chuyền tự động, hệ thống kiểm soát lực

Hình 1.7: Dây chuyền lắp ráp nội thất

Quá trình vận chuyển body giữa các xưởng được vận chuyển bằng hệ thống nâng hạ tự động hoàn toàn, đảm bảo không biến dạng body so với việc vận chuyển bằng cầu trục.

Hình 1.8: Dây chuyền lắp ráp khung gầm (hình ảnh kết nối khung gầm vào body)

Dây chuyền kiểm định gồm đầy đủ các thiết bị chỉnh góc lái, chỉnh đèn, thử phanh, hệ thống kiểm tra chức năng, tốc độ, độ trượt ngang,… theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Cục Đăng kiểm Việt Nam và Mazda toàn cầu, được kết nối trực tiếp với hệ thống kiểm soát chất lượng (End Of Line) của Mazda Nhật Bản để đảm bảo mỗi chiếc xeMazda trước khi đến tay khách hàng đều trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt.

Hình 1.8: Kiểm tra góc đặt bánh xe

Toàn bộ xe xuất xưởng được kích hoạt và kiểm soát bằng hệ thống EOL (End

Of Line) kết nối trực tiếp với Mazda Nhật Bản, liên tục gửi thông tin 2 giờ một lần,nhằm xác nhận tình trạng chất lượng xe xuất xưởng tương đồng với mẫu tại nhà máyMazda Nhật Bản.

Các mẫu xe do nhà máy sản xuất

Nhà máy sản xuất và phân phối đầy đủ các phân khúc xe du lịch Mazda, gồm:Mazda2, Mazda3, Mazda6, Mazda CX-5, Mazda BT50 và Mazda CX-8 Bên cạnh đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, nhà máy hướng đến xuất khẩu theo sự phân chia thị trường từ Mazda Nhật Bản.

Hiện nay, Mazda là một trong những thương hiệu ô tô Nhật Bản chiếm doanh số lớn tại thị trường Việt Nam, trong đó Mazda3 và Mazda CX-5 là hai mẫu xe chủ lực liên tục dẫn đầu phân khúc và luôn nằm trong top 10 xe bán chạy nhất thị trường ô tô Việt Nam.

Trong đó, Mazda3 là mẫu xe bán chạy nhất của Mazda và liên tục lọt top 10 xe bán chạy nhất Việt Nam kể từ khi xuất hiện.

Hình 1.11: Xe All-New Mazda 3 Sedan

- Kế thừa ngôn ngữ thiết kế KODO - Linh hồn của sự chuyển động, bổ sung những giá trị tinh hoa của mỹ thuật truyền thống Nhật Bản và triết lý tinh giản “Less is more”, đội ngũ thiết kế Mazda đã nâng tầm sản phẩm thế hệ mới đạt đẳng cấp nghệ thuật – Car As Art.

- Thiết kế All-New Mazda3 được tinh giản theo phong cách hiện đại, tạo cảm giác phấn khích và sống động qua sự bóng sáng được thay đổi theo ánh nhìn trên các đường nét của chiếc xe, theo thời gian trong ngày và theo mùa trong năm.

- Bộ tính năng an toàn i-Activsense được nâng cấp với các cải tiến an toàn tinh vi sẽ cảnh báo bạn về những mối nguy hiểm để tránh va chạm Với các tính năng duy nhất có trong phân khúc C như: điều khiển hành trình tích hợp radar (MRCC), hệ thống cảnh báo điểm mù (BSM), kiểm soát và giữ làn đường (LDWS - LAS), cảnh báo phương tiện cắt ngang khi lùi (RCTA) và nhiều tính năng khác Những tính năng giúp bạn cải thiện tầm nhìn, hiểu rõ mặt đường và kiểm soát tình trạng giao thông xung quanh mình.

Mazda CX-5 và Mazda 6 là hai mẫu xe bán chạy hàng đầu trong từng phân khúc riêng lẻ.

Hình 1.13: Xe New Mazda CX-5

- Dù chỉ nhìn ngắm hay bước vào buồng lái trải nghiệm, New Mazda CX-5 luôn mang đến cảm giác tự hào cho người sở hữu Với các đường gân dập nổi chạy dọc thân xe, lưới tản nhiệt họa tiết đinh tán, đường viền mạ Chrome hình cánh chim sải cánh nối liền cụm đèn pha và mâm xe 19-inch, ngoại hình của New Mazda CX-5 đặc biệt mạnh mẽ và đậm chất thể thao Khi bước vào bên trong, New Mazda CX-5 mang đến không gian rộng rãi và thoải mái cho tất cả vị trí ngồi với các tiện nghi được chăm chút đến từng chi tiết nhỏ như cụm nút xoay điều khiển Mazda Connect, hệ thống nút bấm, vô lăng cùng ghế bọc da, màn hình trung tâm cảm ứng 7 inch cùng hệ thống 10 loa Bose cao cấp…

- Với bộ tính năng an toàn i-Activsense cao cấp, New Mazda CX-5 đã được các hạng 5 sao (mức tối đa) về mức độ an toàn Qua kiểm tra, New Mazda CX-5 hoạt động ấn tượng trong cả 4 hạng mục thử nghiệm tại Euro NCAP, bao gồm: khả năng bảo vệ an toàn cho hành khách người lớn (Adult Occupant Protection – AOP), bảo vệ an toàn cho trẻ em (COP), bảo vệ an toàn cho người đi đường (Pedestrian safety) và các công nghệ hỗ trợ an toàn (Safety Assist Technologies - SAT).

- Hệ thống an toàn tiên tiến sẽ đưa ra cảnh báo về mối nguy hiểm, giúp tránh va chạm hoặc giảm bớt tác động Đây chính là mục tiêu của i-Activsense - Hệ thống an toàn chủ động thông minh trên New Mazda6.

- New Mazda CX-8 được đánh giá là tuyệt tác sống động từ những đường nét thiết kế uyển chuyển, mượt mà hòa quyện của sự giao thoa ánh sáng và bóng tối ở mọi góc nhìn dựa trên triết lý thiết kế KODO thế hệ mới, đặc trưng riêng biệt của thương hiệu Mazda Sự hòa quyện giữa nghệ thuật và công nghệ dựa trên quan điểm mỹ thuật hiện đại Nhật Bản “Ít mà nhiều - Less is more” tất cả mang lại cho NewMazda CX-8 diện mạo sang trọng, lịch lãm và cuốn hút hơn.

- Với hệ thống hỗ trợ an toàn cao cấp, chủ động & thông minh hàng đầu phân khúc New Mazda CX-8 mang lại cảm giác an toàn trên mọi hành trình, giúp khách hàng an tâm hơn trong suốt quá trình sử dụng xe.

- Hệ thống an toàn, thông minh vượt trội i-Activsense với những công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất của Mazda nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho khách hàng Ngoài ra, với động cơ Skyactiv-G 2.5L thế hệ mới, kết hợp cùng trang bị công nghệ kiểm soát gia tốc nâng cao (GVC Plus), New Mazda CX-8 không chỉ mang lại khả năng vận hành êm ái, linh hoạt mà còn tạo ra sự nhịp nhàng khi chuyển hướng, giúp người dùng có trải nghiệm lái dễ dàng, thú vị.

Mazda2 trở thành lựa chọn hàng đầu phân khúc B với doanh số trung bình trên

- Xe Mazda 2 được cho là dễ dàng sử dụng và vừa túi tiền của người tiêu dùngViệt Nam nhất.

- Mazda PT50 được phát triển trên nền tảng công nghệ mới giúp tối ưu hóa công suất, trọng lượng cùng hệ dẫn động 4x4, mang đến khả năng vận hành mạnh mẽ và tiết kiệm nhiên liệu.

- Ngoài ra Mazda PT50 còn được trang bị hệ thống an toàn thông minh, mang đến sự an tâm trên hành trình cho hành khách Với khả năng lội nước lên tới 800mm dễ dàng chinh phục mọi cung đường.

Có thể nói, sự vươn lên mạnh mẽ về doanh số của Mazda trong những năm gần đây là nhờ vào dòng xe Mazda – Công nghệ vượt trội Với khả năng vận hành tuyệt vời trên nền tảng công nghệ SkyActiv không chỉ mang lại cảm giác lái phấn khích, mà còn tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả dù là trong thành phố hay trên xa lộ Đồng thời, chất thể thao thể hiện rõ nét với triết lý thiết kế KODO – LINH HỒN CỦA SỰ CHUYỂN ĐỘNG Đây chính là một trong những lợi thế về sản phẩm và cũng nhờ đó, Mazda tạo được một nhóm khách hàng riêng là những người trẻ thành đạt, đam mê công nghệ và thích trải nghiệm cảm giác lái thể thao Thương hiệu Mazda vinh dự nhận được nhiều giải thưởng danh giá về thiết kế và an toàn như Japanese Car of the Year -Những sản phẩm được đánh giá suất sắc tại thị trường Nhật; Japan’s Good Design Gold Award - Những sản phẩm có thiết kế ấn tượng và độc đáo; Red Dot design - Những mẫu xe có thiết kế đẹp); Top Safety Pick Plus - Những mẫu xe an toàn, ….đã góp phần giúp Mazda khẳng định giá trị thương hiệu xe Nhật chất lượng và an toàn.

Ngoài sự đa dạng hóa các dòng xe tại hầu hết các phân khúc trên thị trường, yếu tố quan trọng khác giúp Mazda tăng trưởng ổn định là đưa ra nhiều lựa chọn mẫu xe Cụ thể, tại Việt Nam, Mazda sở hữu 6 mẫu xe trải đều các phân khúc từ B,C,D,CUV, SUV, pick-up, mỗi mẫu xe có từ 2-3 lựa chọn phiên bản kiểu dáng, động cơ…Nhờ đó, phần lớn những mẫu xe Mazda đều có doanh số cao và luôn lọt vào danh sách xe bán chạy nhất tại Việt Nam.

Hình 1.18: Các dòng xe của Mazda

QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ ĐẦU VÀO, SOẠN VÀ CẤP HÀNG MAZDA

Mục đích

Quy trình kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào, soạn và cấp hàng viết nhằm:

- Hướng dẫn các thủ tục cần thiết trong việc kiểm tra đầu vào nhằm đảm bảo chất lượng của các sản phẩm mua vào đạt yêu cầu với các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra, hạn chế tối đa tình trạng vật tư lỗi cấp lên dây chuyền sản xuất.

- Quy định trách nhiệm thực hiện các công việc có thể từ lúc nhận vật tư về nhà máy đến khi bàn giao cho sản xuất.

Phạm vi áp dụng

- Quy trình này được áp dụng cho: Hoạt động nhận, soạn và cấp hàng tại bộ phận Vận chuyển nội bộ

- Áp dụng đối với tất cả các linh kiện nhập về từ nhà cung cấp Tập đoàn Mazda, hoặc nhà cung cấp nội địa.

- Áp dụng cho tất cả các kiểu loại xe Mazda sản xuất tại nhà máy Thaco Mazda.

- Áp dụng cho Nhân viên Kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào thuộc Phòng Quản lý chất lượng và công nhân kiểm hàng Bp VCNB trong việc kiểm tra đầu vào, soạn hàng và cấp phát lên dây chuyền sản xuất, công nhân quản lý kho hóa chất.

Định nghĩa và từ viết tắt

- Linh kiện CKD được hiểu trong quy trình này là các linh kiện, hoặc cụm linh kiện rời được nhập khẩu từ Tập đoàn Mazda.

- Linh kiện không phải CKD được hiểu là vật tư hóa chất, sơn, bình điện, PCM,…

- Claim là các hoạt động khiếu nại với nhà cung cấp trong các trường hợp thiếu hụt, kém chất lượng linh kiện cung cấp hoặc đối với các vấn đề nhà cung cấp đã cam kết thực hiện với công ty nhưng không được thực hiện.

- Cấp độ A: cấp độ chất lượng nghiêm trọng, lỗi xảy ra ảnh hưởng đến sự an toàn hoặc nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn cho con người, trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Cấp độ AR: cấp độ chất lượng khi lỗi xảy ra ảnh hưởng đến sự tuân thủ yêu cầu pháp luật nhà nước quy định.

- Cấp độ B: cấp độ chất lượng không có nguy cơ ảnh hưởng đến nguy hiểm tính mạng con người, không ảnh hưởng đến luật định nhưng tác động đến sự hài lòng của khách hàng, nguyên nhân dẫn đến khách hàng khiếu nại.

- Cấp độ C là cấp độ mà mức độ ảnh hưởng của lỗi ngoài cấp độ A, AR và B.

TT Nội dung Viết tắt

2 Phòng Quản lý chất lượng P QLCL

3 Bộ phận Vận Chuyển Nội Bộ Bp VCNB

4 Bộ phận Vật tư linh kiện Bp VTLK

5 Bộ phận Chiển lược Kế hoạch Bp CLKH

8 Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào Nhân viên IQC

Nội dung

2.4.1 Hoạch định kiểm tra đầu vào

 Cơ sở hoạch định kiểm tra đầu vào

Chuyên viên phụ trách chất lượng vật tư đầu vào của P QLCL cùng với sự hỗ trợ của nhân viên IQC phải hoạch định tần suất kiểm tra (kiểm tra lấy mẫu hoặc kiểm tra100% các vật tư nhập về) và lập ra“Danh mục các vật tư kiểm tra đầu vào” đối với tất cả các vật tư nhập về nhà máy, căn cứ của việc hoạch định này dựa trên các yếu tố sau:

- Tính chất quan trọng và khả năng xảy ra lỗi của các vật tư từ việc đóng kiện, soạn hàng từ nhà cung cấp.

- Báo cáo kiểm tra đầu vào của lần kiểm tra trước liền kề.

- Báo cáo về sự không phù hợp sản phẩm trên dây chuyền sản xuất có nguyên nhân do nhà cung cấp.

- Báo cáo phàn nàn khách hàng (nội bộ hoặc bên ngoài) liên quan đến vật tư nhà cung cấp.

- Tùy theo tỷ lệ phế phẩm trong mỗi đợt kiểm hàng mà quyết định việc cập nhật vào kiểm tra cho đợt kiểm hàng kế tiếp Cụ thể: nếu tỷ lệ phế phẩm của vật tư thuộc cấp độ A hoặc AR cao hơn hoặc bằng 5% (tương ứng 1 chi tiết lỗi/20 chi tiết nhập về), vật tư thuộc cấp độ B hoặc cấp độ C cao hơn hoặc bằng 10% (tương ứng 2 chi tiết lỗi/20 chi tiết nhập về) so với tổng số lượng các chi tiết này nhập về; thì phải được cập nhật vào“Danh mục các vật tư kiểm tra đầu vào”ở đợt kiểm hàng kế tiếp.

- Hoạt động kiểm tra đầu vào của nhân viên IQC không bao gồm việc kiểm tra các bu lông, đai ốc, nút nhận, lông đền, đệm lót…, ngoại trừ trường hợp đặc biệt bắt buộc phải kiểm tra Trong trường hợp này, phải có yêu cầu được phê duyệt từ BLĐ.

 Điều kiện để thay đổi “Danh mục các vật tư kiểm tra đầu vào”

- Đối với vật tư thuộc cấp độ A hoặc AR và các vật tư thuộc danh mục kiểm tra khí thải: không được phép gỡ bỏ khỏi list “Danh mục các vật tư kiểm tra đầu vào”. Nếu muốn gỡ bỏ, phải làm báo cáo thay đổi để trình Ban Lãnh Đạo phê duyệt.

- Đối với vật tư thuộc cấp độ B hoặc C:

 Kiểm tra xác suất: nếu trong 15 lot (điều kiện tối thiểu) liên tiếp kiểm tra không phát hiện lỗi, chúng có thể được đưa ra khỏi danh mục này và thay thế vào đó là việc cập nhật thêm các linh kiện khác chưa được hoạch định trong danh mục này, cho đến khi linh kiện đó bị phát hiện lỗi ở bộ phận sản xuất (lỗi có nguyên nhân từ CKD) chúng sẽ được cập nhật vào lại danh mục này.

 Kiểm tra với tần suất 100%: nếu 20 lot liên tiếp kiểm tra không phát hiện lỗi, chúng có thể sẽ được xóa khỏi “Danh mục các vật tư kiểm tra đầu vào” hoặc giảm tần suất kiểm suất kiểm tra (từ kiểm tra 100% giảm xuống kiểm tra 50%, 25%, 10%, 5%), tùy theo tính chất quan trọng của vật tư Việc này sẽ được quyết định bởi Trưởng P. QLCL.

- Các linh kiện chưa được hoạch định sẵn trong “Danh mục các vật tư kiểm tra đầu vào”, nếu trong quá trình sản xuất phát hiện lỗi do nhà cung cấp, chúng phải được cập nhật thêm vào danh mục này (việc cập nhật này còn phải xem xét trên cơ sở chúng có thể kiểm tra được ở điều kiện tại Bp VCNB).

- “Danh mục các vật tư kiểm tra đầu vào” được cập nhật liên tục bởi Nhân viên IQC hoặc chuyên viên phụ trách chất lượng vật tư đầu vào của P QLCL khi có các thông tin về sự KPH của các vật tư phát sinh trên dây chuyền sản xuất, các phàn nàn khách hàng, các báo cáo kiểm tra đầu vào lần trước.

- Nhân viên IQC thuộc P QLCL chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng các vật tư đầu vào các hạng mục trong “Danh mục các vật tư kiểm tra đầu vào”.

- Trong quá trình kiểm tra mẫu, nếu phát sinh lỗi, Nhân viên IQC phải thực hiện kiểm tra 100% các linh kiện cùng loại trong cùng một lô nhập về cùng đợt, và kiểm tra 100% các linh kiện trong lô nhập về kế tiếp Việc kiểm tra này chỉ dừng lại khi trong lô hàng kế tiếp không phát sinh lỗi Kết quả kiểm tra phải được ghi chép vào “Danh mục các vật tư kiểm tra đầu vào”.

- Bp VCNB chịu trách nhiệm kiểm tra vật tư đầu vào theo “Parking list” (đối với linh kiện CKD) của nhà cung cấp đã gửi về (kiểm tra số lượng các kiện hàng, các chi tiết, kiểm tra ngoại quan để phát hiện các hư hỏng dễ nhìn thấy của vật tư…) và ghi chép vào “phiếu kiểm tra hàng CKD nhập Kho”.

2.4.2 Quy trình thực hiện kiểm tra đầu vào, soạn và cấp phát hàng CKD

- Việc kiểm tra đầu vào vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như tiến độ của khâu lắp ráp Nhờ có quy trình thực hiện kiểm tra đầu vào mà công tác kiểm tra, soạn và cấp phát hàng CKD trở nên nhanh chóng, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo kế hoạch của công ty.

- Công tác kiểm tra đầu vào này đều do các QC thực hiện và chịu trách nhiệm chính Ngoài ra các công nhân cũng có trách nhiệm báo với QC nếu có linh kiện vật tư bị lỗi trong quá trình soạn và cấp phát hàng.

Lưu đồ thực hiện kiểm tra đầu vào, soạn và cấp phát hàng CKD

 Nhận hàng từ Kho Ngoại Quan(Chịu trách nhiệm: Bp VCNB)

- Công nhân rút hàng Bp VCNB tiến hành các thủ tục nhận hàng CKD từ Kho ngoại quan ký nhận vào biên bản bàn giao giữa Bp VCNB và KNQ.

Tháo dỡ kiểm tra hàng

OK Thực hiện cách ly và khiếu nại

Nhận kế hoạch sản xuất

Xem xét và update vào list kiểm tra

Kiểm tra trước khi nhập kho

Nhận hàng từ Kho Ngoại

Hình 2.1: Khu vực rút container

- Khu vực rút container phải có rào chắn và biển báo để đảm bảo an toàn cho công nhân, đồng thời phải tránh lối đi để thuận tiện cho việc sắp xếp kệ.

Hình 2.2: Tiến hành rút hàng

Hoạt động kiểm tra đầu vào đối với linh kiện nhựa sơn từ nhà máy linh kiện nhựa

- Đối với các linh kiện nhựa sơn và lắp ráp, khi nhận từ nhà máy Linh Kiện Nhựa,

QC sẽ thực hiện kiểm tra đầu vào cho các linh kiện sơn theo tiêu chuẩn và hình thức kiểm tra theo như “Danh mục các vật tư kiểm tra đầu vào CKD” đã được hoạch định sẵn Trong quá trình kiểm tra, QC phải thực hiện việc đánh dấu mực xanh để xác nhận trạng thái kiểm tra lên vật tư đã kiểm tra.

- Sử dụng biểu mẫu “Danh mục các vật tư kiểm tra đầu vào CKD” để ghi chép nội dung lỗi và ký hoặc đóng dấu chứng nhận vào ô “QC checked”.

Hình 2.33: QC tiến hành kiểm tra chất lượng của các linh kiện nhựa sơn

2.5.1 Các lỗi thường gặp trong quá trình kiểm tra chất lượng

1 Sọc đốm trên ốp kính chiếu hậu

- Nguyên nhân: do quá trình sơn bị lỗi sơn không đều dẫn tới bị sọc đốm, nhìn bằng mắt thường rất khó thấy.

=> Giải pháp: kiểm tra kĩ càng trong quá trình sơn đồng thời nâng cao tay nghề của các nhân sự trong bộ phận sơn Lập danh sách những lỗi sơn thường có để có biện pháp xử lý công nghệ sơn một cách kịp thời.

Hình 2.34: Lỗi sọc đốm trên ốp kính chiếu hậu

2 Lỗi dính sơn trên ốp

-Nguyên nhân: lỗi này do che không kĩ trong lúc sơn nên bị dính sơn ở trong.

=> Giải pháp: che chắn kĩ những chỗ không sơn để tránh bị dính sơn.

- Nguyên nhân: trong quá trình vận chuyển, nâng rút hàng bị va đập nên một số ốp đuôi xe bị tróc sơn.

=> Có giải pháp quấn bọc nhựa các cạnh của kệ để giảm tối đa vấn đề tróc sơn.Lập danh sách các lỗi sơn hay xảy ra và thường xuyên cập nhật tình trạng các kệ để tránh các thiệt hại lặp đi lặp lại.

Hình 2.36: Lỗi tróc sơn của ốp cản

- Nguyên nhân: do trong quá trình sơn có bụi bám vào.

=> Giải pháp: vệ sinh sạch sẽ và có thiết bị che chắn khu sơn Nâng cấp công nghệ sơn và tránh tình trạng nhân sự không liên quan ra vào thường xuyên khu vực sơn.

- Nguyên nhân: cản bị lỗi không đúng tiêu chuẩn như màu sơn, kích thước các khe hở không đủ tiêu chuẩn, nhập nhầm cản không trùng với dây chuyền sản xuất.

=> Giải pháp: đào tạo nhân lực có chuyên môn, nâng cao tay nghề và phối hợp với các bộ phận có liên quan.

Hình 2.38: Cản lỗi trả về

Hình 2.39: Lỗi trầy đèn hậu

- Nguyên nhân: do sự va đập trong quá trình vận chuyển.

=> Giải pháp: thiết kế những kệ dùng riêng cho các đèn tránh sự va đập Cập nhật những kệ bị lỗi để có hướng xử lý thích hợp.

- Nguyên nhân: do lỗi trong quá trình sơn.

=> Giải pháp: luôn kỹ lưỡng trong quá trình sơn, kiểm tra chất lượng sơn thật kỹ trước khi nhập lên dây chuyền lắp ráp.

Hình 2.40: Cản bị bạc màu

- Nguyên nhân: do rơi rớt và va đập trong quá trình vận chuyển.

=> Giải pháp: luôn cẩn thận và chú ý đến an toàn tránh việc rơi rớt xảy ra thường xuyên Tìm hiểu kĩ nguyên nhân xảy ra là do nhân sự hay do tình trạng kệ, từ đó có hướng giải quyết thích hợp.

- Nguyên nhân: lỗi bên bộ phận sơn.

=> Giải pháp: tuân thủ đúng quy trình sơn, tỉ mỹ và cẩn thận để tránh bị lỗi sơn.Thường xuyên kiểm tra máy móc và chất lượng sơn để tránh tình trạng trên tái diễn.

Hình 2.42: Lỗi chảy sơn trên ốp kính chiếu hậu

10 Lỗi khe hở trên cản

- Nguyên nhân: do quá trình lắp ráp cản không đúng, gây ra khe hở lớn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

=> Giải pháp: lắp ráp cản đúng quy trình, cẩn thận và kiểm tra kỹ trước khi soạn hàng đưa lên lắp ráp xe.

Hình 2.43: Lỗi khe hở trên cản

11 Lỗi chảy sơn trên ốp hông

- Nguyên nhân: do lỗi từ bộ phận sơn.

=> Giải pháp: giống như lỗi chảy sơn trên ốp kính chiếu hậu ta cần tuân thủ đúng quy trình, cẩn thận và tỉ mỹ trong khâu sơn và kiểm tra trước khi xuất xưởng.

Hình 2.44: Lỗi chảy sơn trên ốp hông

- Nguyên nhân: do quá trình sơn tích tụ nhiều lớp và sơn không đều nên hình thành cặn sơn.

=> Giải pháp: tuân thủ đúng quy trình sơn.

13 Lỗi tróc crom cản sau

- Nguyên nhân: do va chạm hoặc do rơi rớt trong quá trình vận chuyển.

=> Giải pháp: thiết kế kệ dành riêng cho từng dòng xe khác nhau, hạn chế thấp nhất việc va đập trong vận chuyển.

Hình 2.46: Lỗi tróc crom cản sau

14 Lỗi trầy crom đèn pha

- Nguyên nhân: va đập trong quá trình vận chuyển hoặc rớt.

=> Giải pháp: sử dụng đúng kệ dành riêng cho từng dòng xe, tránh sự va đập và rơi rớt do sự không phù hợp về kệ gây ra.

Hình 2.47: Lỗi trầy crom đèn pha

- Nguyên nhân: do sự va chạm hoặc rơi rớt trong quá trình vận chuyển gây ra.

=>Giải pháp: cẩn thận trong khâu vận chuyển và thiết kế kệ phù hợp Tìm hiểu kĩ nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết thích hợp, giảm tình trạng linh kiện vật tư xảy ra lỗi dẫn đến sản phẩm không phù hợp.

Hình 2.48: Lỗi trầy ốp cốp

- Nguyên nhân: do sự va đập hoặc rơi rớt trong quá trình vận chuyển.

=> Giải pháp: vận chuyển nhẹ nhàng tránh rơi rớt.

Hình 2.49: Lỗi kính góc bị xước

17 Lỗi tapi cửa bị móp

- Nguyên nhân: do sự rơi rớt của các thùng hàng khi vận chuyển, kệ tapi cửa không phù hợp.

=> Giải pháp: vận chuyển cẩn thận và các kệ để tapi cửa phải thường xuyên lau chùi và sửa chữa, tránh tapi cửa va chạm trực tiếp với sắt của kệ.

Hình 2.50: Lỗi tapi cửa bị móp

18 Lỗi bể ốp trục lái

- Nguyên nhân: do sự va đập trong lúc soạn hàng cũng như lúc vận chuyển các thùng hàng.

=> Giải pháp: chú ý cẩn thận trong lúc vận chuyển và thường xuyên bảo dưỡng kệ để tránh hư hỏng linh kiện số lượng nhiều.

Hình 2.51: Lỗi bể ốp trục lái

CHƯƠNG 3: QUY ĐỊNH LƯU KHO VÀ QUY ĐỊNH VẬN HÀNH

 Giúp cho việc sắp xếp vật tư tại Bp VCNB được hợp lý.

 Giảm thiểu số lượng vật tư bị hư hỏng trong quá trình lưu kho.

 Bảo quản vật tư, linh kiện được tốt hơn.

 Áp dụng cho toàn bộ nhân sự thuộc Bp Vận chuyển nội bộ thuộc CÔNG TY TNHH MTV SẢN XUẤT Ô TÔ THACO MAZDA

 Áp dụng cho tất cả các loại vật tư linh kiện được nhập tại Bp VCNB.

TT Nội dung Viết tắt

1 Vận chuyển nội bộ VCNB

 Quy định sắp xếp hàng hóa

- Trước khi nhập hàng, người được phân công có trách nhiệm sắp xếp mặt bằng sạch sẽ và ngăn nắp gọn gàng và phải phân chia diện tích cho phù hợp với từng loại linh kiện.

- Hàng hóa sau khi nhận phải được vận chuyển và sắp xếp vào đúng nơi đã qui định.

- Hàng hóa không được xếp cao quá 4.0 mét, các kiện hàng cùng kích thước mới được phép chồng lên nhau và kiện có trọng lượng nhẹ phải được chồng lên trên kiện có trọng lượng nặng nhưng trọng lương của kiện dưới không được nhỏ hơn tổng trọng lượng các kiện trên.

- Khi sắp xếp hàng hóa, phải xếp cách tường 0.8 mét để bố trí lối đi chữa cháy và mỗi hàng cách nhau 0.5 mét để có lối đi kiểm tra khi cần thiết.

Hình 3.1: Hàng hóa đã được sắp xếp

- Hàng hoá trong quá trình xếp dỡ, di chuyển phải nhẹ nhàng tránh va chạm, đổ vỡ làm hư hỏng kiện hàng và hư hỏng linh kiện, phụ tùng.

Hình 3.2: Lái xe nâng tiến hành xếp dỡ hàng hóa

- Không được xếp hàng hoá ở ngoài trời.

- Các khu vực dễ có nước mưa tạt vào khi mưa lớn thì hàng hóa phải được bao bọc cẩn thận để tránh hư hỏng vật tư linh kiện.

- Hàng hoá sau khi xuất xong phải được thu xếp gọn gàng, để sắp xếp các loại hàng hóa khác, các loại hàng hoá dư phải để vào khu vực riêng có phân chia khu vực

- Hàng hóa phải được sắp xếp theo thứ tự nhập trước, xuất trước.

Quy định vận hành xe nâng

3.2.1 Mục đích Đưa ra các nguyên tắc cần tuân thủ đúng đối với người vận hành các thiết bị nâng chuyển để đảm bảo an toàn cho người vận hành và người khác.

3.2.2 Phạm vi áp dụng Áp dụng cho tất cả toàn bộ nhân viên vận hành thiết bị nâng chuyển tại BP Vận chuyển nội bộ thuộc Công ty TNHH sản xuất & lắp ráp ô tô cao cấp Thaco.

TT Nội dung Viết tắt

1 Vận chuyển nội bộ VCNB

 Qui định vận hành xe nâng

 Đối tượng được phép vận hành:

- Phải hoàn thành lớp đào tạo vận hành xe nâng tại công ty hoặc có giấy phép vận hành xe nâng.

- Đối với đối tượng chưa qua đào tạo hoặc có giấy phép sử dụng phải được sự đồng ý của cấp quản lý trực tiếp.

- Phải nắm vững nguyên lý hoạt động và vận hành của xe nâng.

- Phải biết vị trí sắp xếp vật tư quy định.

- Nhận đúng xe thuộc sự quản lý của bộ phận mình.

- Trong trường hợp sử dụng xe không thuộc bộ phận sản xuất, cần phải có sự đồng ý của phụ trách bộ phận.

 Kiểm tra trước khi khởi động:

- Kiểm tra chướng ngại vật xung quanh: không có vật cản phía trước và phía sau của xe.

- Kiểm tra trạng thái các càng nâng và lốp xe: càng xe nâng không có vết nứt,cong vênh,…

- Kiểm tra trạng thái đèn chỉ thị trên đồng hồ: đèn báo kiểm tra trên đồng hồ phải hoạt động tốt.

- Kiểm tra tình trạng còi, đèn báo hiệu và các trang thiết bị an toàn khác: Tín hiệu còi, đèn phải đầy đủ và hoạt động chính xác.

- Lên xe đúng tư thế.

- Để điều chỉnh vị trí của ghế ngồi cho đến khi đạt được vị trí mong muốn.

- Bật chìa khóa sau đó để hệ thống sấy sẽ hoạt động trong 5 giây.

 Kiểm tra sau khi khởi động:

- Kiểm tra hoạt động của hệ thống phanh, nâng hạ càng nâng…

- Kiểm tra tình trạng đèn báo hiệu Acqui.

 Vận hành xe khi nâng hàng:

- Điều khiển xe với tốc độ không quá 5km/h.

- Không được rời khỏi xe khi động cơ vẫn đang chạy hoặc đã nhả phanh tay.

- Hạ thấp càng xuống khi không tải hoặc có tải trước khi rẽ hoặc di chuyển, chú ý các vật cản phía trên cabin.

- Khởi động, phanh và vận hành máy nhẹ nhàng hoặc hạ thấp tốc độ khi đi vào đường trơn trượt và đường gồ ghề.

- Chú ý quan sát các vật cản khi di chuyển xe.

- Trong những trường hợp xe chạy trên địa hình dốc, không được cua, rẽ.

- Không được nâng hàng quá tải và phải chú ý khi làm việc với những vật nâng quá khổ.

- Luôn giữ tầm nhìn tốt khi di chuyển.

- Giảm tốc độ khi đi vào cửa và các khu vực có thể bị hạn chế tầm nhìn.

 Kết thúc quá trình vận hành:

- Đỗ xe đúng vị trí qui định.

Hình 3.3: Đỗ xe đúng vị trí sau khi vận hành

- Hạ cần xuống đất và nghiêng cần cho đến khi cần chạm nhẹ xuống mặt đất.

- Dịch chuyển cần số về 0-NEUTRAL.

- Tắt và rút chìa khóa điện.

 Hành động bị nghiêm cấm khi vận hành xe nâng

 Không được lái xe đi vào đường cấm.

Hình 3.3: Không lái vào đường cấm

 Không đưa chân và tay ra ngoài buồng lái khi vận hành, đặc biệt là không được đưa tay vào khu vực giữa cần nâng và các cơ cấu phía trước.

Hình 3.4: Không đùa giỡn trên xe nâng

 Không được cho bất kỳ người nào đứng trên xe nâng vì xe nâng chỉ thiết kế để nâng hàng chứ không chở người.

=> Việc người đứng trên càng xe nâng là vô cùng nguy hiểm, đặc biệt khi xe hoạt động Có thể gây té ngã hoặc kẹt tay chân vào cơ cấu nâng hạ của xe có thể dẫn đến bị thương hoặc thiệt mạng.

Hình 3.5: Không được đứng trên càng nâng

 Không được nâng cũng như di chuyển tải không an toàn, không được bốc xếp hàng lệch tâm tải điều đó sẽ dẫn đến mất cân bằng và lật ngược xe nâng, không nâng tải bằng một càng nâng.

=> Phải cố định và đảm bảo tải không xê dịch trong quá trình xe nâng vận chuyển Trong quá trình xe nâng di chuyển vào khúc cua hoặc phanh gấp, hàng hóa có thể đổ bất ngờ gây nguy hiểm cho người đang làm việc và cho chính người lái xe.

Hình 3.6: Không di chuyển tải không an toàn

 Không nên lái xe trên bề mặt trơn trượt, cát, dốc băng tuyết hoặc bùn đất vì xe có thể dễ bị lật nhào, nếu không tránh khỏi việc hoạt động tại các điều kiện trên bạn hãy lái xe cẩn thận.

Hình 3.7: Không lái xe trên bề mặt trơn trượt

 Không cho phép ai được đứng và đi lại dưới càng nâng, vì tải hàng có thể rơi bất cứ lúc nào gây nguy hiểm chết người.

=> Việc đi lại và đứng trực tiếp dưới càng nâng là cực kì nguy hiểm, người lái xe có thể không thấy có người đứng phía trước và cho hạ càng nâng xuống có thể gây chấn thương nặng hoặc chết người.

=> Hàng hóa trên càng nâng cũng có thể rơi rớt xuống bất cứ lúc nào, vì vậy nhân sự tuyệt đối không được chủ quan khi đứng gần xe nâng.

Hình 3.8: Không đứng dưới càng nâng

 Không được di chuyển khi đang nâng hàng vì xe có thể bị mất cân bằng và lật gây ra tai nạn nguy hiểm chết người.

Hình 3.9: Không di chuyển khi nâng hàng

 Khi nâng tải không được nghiêng trụ nâng về phía trước vì có thể bị rơi hàng hoặc xe có thể lật nhào về phía trước.

Hình 3.10: Không nghiêng trụ nâng về phía trước khi nâng tải

Hình 3.11: Không cho xe cán qua vật liệu rời

 Luôn phải giữ an toàn so với các thiết bị khác, và phải đảm bảo khoảng cách đó đủ lớn để phanh dừng máy an toàn khi xảy ra sự cố.

Hình 3.12: Luôn giữ khoảng cách và chạy đúng tốc độ

 Không dùng xe nâng của mình để nâng kéo xe khác, và cũng không để xe khác kéo mình, khi xe nâng gặp sự cố không thể kéo được hãy thông báo cho cán bộ kỹ thuật có trách nhiệm để tìm biện pháp xử lý.

Hình 3.13: Không dùng xe nâng để nâng kéo nhau

QUY TRÌNH KIỂM SOÁT SẢN PHẨM KHÔNG PHÙ HỢP VÀ HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC-PHÒNG NGỪA

Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp

4.1.1 Mục đích Đây là thủ tục hướng dẫn thực hiện việc kiểm soát tất cả các vật tư, việc kiểm soát này nhằm mục đích:

- Kiểm soát và loại bỏ các vật tư, linh kiện hư hỏng không thể sử dụng.

- Nhằm tránh nguy cơ sử dụng nhầm lẫn các vật tư linh kiện không đảm bảo chất lượng.

- Giảm lượng tồn kho không cần thiết và không sử dụng được.

- Áp dụng cho tất cả các thiết bị, linh kiện, vật tư và công cụ dụng cụ sản xuất tại Công ty TNHH Sản Xuất và Lắp Ráp Ô Tô Cao Cấp Thaco.

- Áp dụng cho tất cả các phòng ban, phân xưởng trong Công ty TNHH Sản Xuất và Lắp Ráp Ô Tô Cao Cấp Thaco.

 Linh kiện không sử dụng

- Là những vật tư, linh kiện, thiết bị và công cụ dụng cụ hư hỏng lỗi trong quá trình sản xuất không thể sửa chữa được, không đúng chuẩn loại, thông số kỹ thuật sai quy cách do nhà cung cấp hoặc dư thừa trong quá trình sản xuất không sử dụng.

 Vật tư, công cụ, dụng cụ không sử dụng

- Là những thiết bị, công cụ hư hỏng không thể sửa chữa được.

Lưu đồ quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp

TT Lưu đồ thực hiện Trách nhiệm Biểu mẫu, tài liệu

Tất cả các phòng ban, phân xưởng

Phụ trách các phòng ban, phân xưởng,

Phụ trách các phòng ban, phân xưởng

Phiếu SPKPH TPAC.MP5/F01 Đề nghị thanh lý vật tư TPAC.SP2-05/F01

Biên bản họp thanh lý vật tư TPAC.SP2-05/F02

Kế toán, QLCL, VCNB. Đề nghị thanh lý vật tư TPAC.SP2-05/F01

Biên bản họp thanh lý vật tư TPAC.SP2-05/F02

5 BP VCNB Đề nghị thanh lý vật tư

6 BP VCNB Đề nghị thanh lý vật tư

7 BP VCNB Đề nghị thanh lý vật tư TPAC.SP2-05/F01

Sổ theo dõi thanh lý TPAC.SP2-05/F03

Linh kiện, vật tư có phiếu SPKPH

Linh kiện, vật tư không sử dụng

Cách ly và lập biên bản bàn giao

Vật tư không có phiếu SPKPH Đề nghị thanh lý linh kiện, vật tư Biên bản họp thanh lý vật tư

 Linh kiện, vật tư không sử dụng

Trong quá trình sản xuất những linh kiện, vật tư hư hỏng hoặc không sử dụng thì các bộ phận, phân xưởng phải cách ly và để lên kệ vật tư riêng biệt (kệ sơn màu đỏ hoặc có bảng phân biệt).

Hình 4.1: Kệ vật tư lỗi

-Đối với linh kiện hư hỏng không sử dụng:

Sau khi cách ly ở các bộ phận, phân xưởng thì các bộ phận chuyển những linh kiện không sử dụng này về Bp VCNB và bàn giao cho Bp VCNB Trong quá trình bàn giao thì tất cả các vật tư không sử dụng phải có tem cách ly của bộ phận QLCL hoặc biên bản bàn giao của các bộ phận liên quan thì mới nhận linh kiện Sau đó bộ phận tiếp nhận tập kết vào khu vực đã quy định.

-Đối với các vật tư, công cụ dụng cụ hư hỏng không sử dụng:

Các vật tư không còn hạn sử dụng, công cụ dụng cụ hư hỏng, sau khi được các bộ phận liên quan đánh giá không sử dụng được thì tiến hành cách ly tại bộ phận mình.Sau đó tiến hành làm biên bản họp thanh lý vật tư, công cụ dụng cụ.

 Linh kiện, vật tư có phiếu SPKPH

Những linh kiện hư hỏng trong quá trình sản xuất hoặc lỗi do nhà cung cấp thì bộ phận QLCL tiến hành lập phiếu SPKPH.

Hình 4.2: Cản lỗi được dán phiếu SPKPH

Sau đó Bp VCNB kiểm tra và phân loại những linh kiện nào thanh lý và linh kiện nào có thể sửa chữa được.

Hình 4.3: Bình xăng bị lỗi được dán phiếu SPKPH

Hình 4.4: Kệ vật tư đã sửa chữa lại

-Các nhân sự của Bp VCNB sẽ sửa chữa lại các vật tư lỗi có thể xử lý được Vật tư sau khi sửa chữa xong sẽ được sắp xếp lên kệ riêng biệt, sau đó được Trưởng QC của bộ phận QLCL đánh giá lại nếu đạt yêu cầu sẽ cấp lên sản xuất.

 Linh kiện, vật tư không có phiếu SPKPH:

- Đối với vật tư, linh kiện hư hỏng không sử dụng:

Những vật tư, linh kiện hư hỏng, lỗi không đúng thông số kỹ thuật hoặc dư thừa trong quá trình sản xuất mà không lập phiếu SPKPH thì các bộ phận liên quan làm biên bản bàn giao gởi về cho Bp VCNB.

-Đối với các công cụ dụng cụ hư hỏng không sử dụng:

Bộ phận chịu trách nhiệm phát sinh công cụ dụng cụ không sử dụng tiến hành lập biên bản họp thanh lý công cụ dụng cụ.

 Đề nghị thanh lý vật tư

Sau khi kiểm tra và sửa chữa trên phiếu SPKPH thì Bp VCNB làm đề nghị thanh lý đối với những vật tư loại bỏ hoặc không sửa được, gửi bộ phận QLCL kiểm tra xem xét và trình Ban lãnh đạo xét duyệt để thanh lý.

 Biên bản họp thanh lý vật tư

- Đối với vật tư, linh kiện hư hỏng không sử dụng:

Khi tập kết các vật tư không sử dụng và không có phiếu SPKPH tại Bp VCNB thì thông báo cho BLĐ và các phòng ban liên quan để mời họp.Sau khi thống nhất hướng xử lý và ký xác nhận vào biên bản họp thì các bộ phận liên quan thực hiện theo đúng yêu cầu của biên bản đã đề ra.

- Đối với các công cụ dụng cụ hư hỏng không sử dụng:

Sau khi được cách ly tại bộ phận, bộ phận chịu trách nhiệm thông báo cho BLĐ và các phòng ban liên quan để mời họp và đánh giá Sau khi thống nhất hướng xử lý và ký xác nhận vào biên bản họp thì các bộ phận liên quan thực hiện theo đúng yêu cầu của biên bản đã đề ra.

 Phê duyệt Được sự thống nhất và phê duyệt của BLĐ vào đề nghị thanh lý vật tư và biên bản họp thanh lý, thì bộ phận đề nghị tiến hành thanh lý.(Đối với công cụ dụng cụ không sử dụng: Được sự phê duyệt của BLĐ vào biên bản họp thanh lý, thì các bộ phận tiến hành bàn giao về Bp VCNB để tiến hành thanh lý).

Sau khi thống nhất của các bộ phận (BP QLCL, BP Kỹ thuật, BP Kế toán) và được sự phê duyệt của Ban lãnh đạo Công ty thì bộ phận tiếp nhận sẽ tiến hành thanh lý cho phá hủy (Cắt, đập bể, dập…) rồi sau đó mới chuyển ra bãi phế liệu thanh lý. Trong quá trình chuyển ra thanh lý phải đưa chứng từ thanh lý cho bảo vệ và quản lý bãi phế liệu.

Những vật tư không sử dụng sau khi thanh lý xong, bộ phận đề nghị thanh lý lưu lại để làm chứng từ đối chứng Sau đó thống kê vào sổ theo dõi thanh lý.

Quy trình hành động khắc phục và phòng ngừa

Hướng dẫn thủ tục thực hiện hoạt động khắc phục đối với sự không phù hợp đã nguy cơ xảy ra để đảm bảo ngăn ngừa kịp thời sự không phù hợp đã xảy ra có xu hướng lặp lại và ngăn chặn sự không phù hợp tiềm ẩn.

4.2.2 Định nghĩa và từ viết tắt

Sự không phù hợp: Là sự không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng đã được đặt ra hoặc các điểm không tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng của công ty và tiêu chuẩn IATF 16949:2016.

Hành động khắc phục: Hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân đã tạo ra sự không phù hợp đã xảy ra để ngăn ngừa tái diễn.

Hành động ngăn ngừa: Hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm ẩn để ngăn chặn sự xuất hiện của chúng.

Nội dung

Quản lý chất lượng QLCL

Khắc phục phòng ngừa KP/PN Đạt OK

- Bộ phận QA-QC (nhân viên chất lượng) chịu trách nhiệm chủ trì trong việc giải quyết sự KPH của sản phẩm được phát hiện trong lúc kiểm tra, lắp ráp hoặc từ các báo cáo phàn nàn khách hàng.

- Phòng QLCL chịu trách nhiệm chủ trì trong việc giải quyết sự KPH liên quan đến việc không tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng của công ty.

- Tất cả các bộ phận, phân xưởng sản xuất có trách nhiệm hỗ trợ trong việc giải quyết sự KPH.

Lưu đồ quy trình hành động khắc phục và phòng ngừa 5.3.3 Diễn giải lưu đồ

 Tiếp nhận thông tin sự KPH

- Bộ phận QA-QC có trách nhiệm tiếp nhận tất cả các thông tin về sự KPH hoặc

Phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin phản hồi về sự KPH/KPH tiềm ẩn.

Lập phiếu khắc phục/phòng ngừa.

Phân tích nguyên nhân gốc rễ và đưa ra hành động

Thực hiện khắc phục/phòng ngừa.

Cập nhật duy trì hồ sơ.

Bộ phận Dịch vụ sau bán hàng hoặc phàn nàn trực tiếp từ khách hàng.

Hình 4.5: Lỗi dán ngược tem năng lượng

- Phòng QLCL (nhân viên ISO) chịu trách nhiệm tiếp nhận các thông tin liên quan đến sự KPH của hệ thống quản lý chất lượng của công ty, sự KPH này được phát hiện trong các lần đánh giá nội bộ hoặc đánh giá của bên thứ ba hoặc được phát hiện bởi bất kỳ cá nhân nào.

Hình 4.6: Lỗi trầy mâm xe

Hình 4.7: Cận cảnh lỗi trầy mâm sau khi lắp ráp

- Quản đốc/ Phó quản đốc chịu trách nhiệm tiếp nhận các thông tin liên quan đến sự KPH được phát hiện tại xưởng mình quản lý.

 Lập “Phiếu yêu cầu khắc phục/phòng ngừa”

- Nhân viên được chỉ định của bộ phận QA-QC thực hiện lập “Phiếu yêu cầu khắc phục/phòng ngừa” đối với các trường hợp :

 Sự KPH của sản phẩm nổi trội có tính chất nghiêm trọng ảnh hưởng đến an toàn khách hàng (nội bộ và bên ngoài) và các quy định của pháp luật, hoặc ảnh hưởng lớn đến hiệu suất của quá trình sản xuất và làm trễ tiến độ giao hàng.

 Sự KPH có tính chất lặp đi lặp lại nhiều lần (2 lần lặp lại trên 200 xe).

 Các phàn nàn khách hàng hợp lệ (các báo cáo phản hồi từ dịch vụ, các nội dung mail, điện thoại …từ khách hàng).

 Các xu hướng của biểu đồ kiểm soát quá trình có nguy cơ mất ổn định.

 Các nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây bất kỳ sự KPH nào của sản phẩm.

- Thư ký Ban ISO sẽ tiến hành lập “Phiếu yêu cầu khắc phục/phòng ngừa” cho sựKPH hoặc có nguy cơ xảy ra sự KPH của hệ thống quản lý chất lượng hoặc bất cứ trường hợp không tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng của công ty.

- Tất cả các nhân viên đều có quyền lập “Phiếu yêu cầu khắc phục/phòng ngừa” cho sự KPH hoặc có nguy cơ xảy ra sự KPH tại xưởng mình, tuy nhiên phải quản lý và theo dõi, gửi phiếu cho bộ phận QA-QC để cập nhật và quản lý phiếu.

- Người lập phiếu cũng phải cập nhật các nội dung vào “Sổ theo dõi hành động khắc phục, phòng ngừa” để kiểm soát các “Phiếu yêu cầu khắc phục/phòng ngừa” đã được lập và theo dõi việc thực hiện hành động KP/PN Việc cập nhật này phải được thực hiện liên tục khi có các thông tin đã được điền vào “Phiếu yêu cầu khắc phục/phòng ngừa”.

Người lập phiếu tiến hành điền giải pháp tạm thời cho sự không phù hợp vào Mục II của phiếu sau khi thảo luận và thống nhất với Trưởng Bp - nơi chịu trách nhiệm thực hiện giải pháp tạm thời và các bên liên quan Giải pháp tạm thời phải được thực hiện ngay bởi bộ phận được phân công.

 Phân tích nguyên nhân gốc rễ và đưa giải pháp KP/PN

- Nhân sự được phân công (của Bp QA-QC hoặc người lập phiếu) phải kết hợp cùng các phòng ban liên quan hoặc người phát hiện sự không phù hợp để kết nối việc điều tra nguyên nhân Trong trường hợp cần thiết có thể tiến hành họp để phân tích tìm ra nguyên nhân.

- Các nhân sự được chỉ định của các bên liên quan tham gia quá trình điều tra có thể sử dụng phương pháp 5 Why (hỏi tại sao 5 lần), hoặc phân tích vấn đề theo "biểu đồ xương cá" để xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề đối với các trường hợp phức tạp cần phân tích trên cở sở ý kiến của nhiều cá nhân tham gia.

- Nhân sự được phân công tiến hành điền nguyên nhân và giải pháp thực hiện hành động khắc phục/phòng ngừa vào phiếu sau khi đã được sự đồng thuận về nguyên nhân gốc rễ và giải pháp KP/PN được đưa ra từ các bên tham gia giải quyết vấn đề.

- Biện pháp khắc phục - phòng ngừa đưa ra cần chú ý đến phương án thiết kế chống sai lỗi và có tính chất hệ thống, có sự xem xét ảnh hưởng các quá trình và sản phẩm tương tự.

- “Phiếu yêu cầu hành động khắc phục/phòng ngừa” được gửi đến BLĐ trong trường hợp vấn đề nghiêm trọng, các bên liên quan không thể tự giải quyết được, cần sự phê duyệt của BLĐ để triển khai thực hiện.

- Thực hiện hành động khắc phục/phòng ngừa : Bộ phận được chỉ định căn cứ vào các nội dung của “Phiếu yêu cầu khắc phục/phòng ngừa” tiến hành thực hiện hành động KP/PN.

- Cập nhật tài liệu, xem xét các quá trình liên quan Các bộ phận có sự không phù hợp cần xem xét và tiến hành cập nhật lại các tài liệu, các quá trình liên quan khi tiến hành hành động khắc phục phòng ngừa Cập nhật các rủi ro và cơ hội đã được xác định trong lúc hoạch định, nếu cần.

- Căn cứ trên ngày cam kết thực hiện hành động KP/PN, người lập phiếu hoặc người được phân công tiến hành kiểm chứng lại hành động KP/PN có được thực thi ở các bô phận được phân công hay không, kết quả mang lại sau khi thực hiện hành động KP/PN.

Ngày đăng: 05/03/2024, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN