Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.
GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN THACO
THACO Group
Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO Group) tiền thân là Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO) được thành lập vào ngày 29/04/1997, tại Đồng Nai Người sáng lập là ông Trần Bá Dương, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị
Văn phòng trụ sở Thành phồ Hồ Chí Minh, đặt tại tòa nhà Sofic số 10 đường Mai Chí Thọ, phường Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh Tổng số nhân sự hiện nay khoảng 60.000 người (bao gồm trong nước: 30.000 người, nước ngoài: 30.000 người)
Hình 1 1 Trụ sở công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, từ một công ty chuyên nhập khẩu xe cũ cung cấp vật tư phụ tùng sửa chữa ô tô THACO đã phát triển vượt bậc đưa doanh nghiệp trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành gồm: THACO AUTO (Ô tô), THACO AGRI (Nông Lâm nghiệp); THACO INDUSTRIES (Cơ khí và Công nghiệp hỗ trợ), THADICO (Đầu tư xây dựng), THILOGI (Logistics) và THISO (Thương mại dịch vụ), trong đó các ngành bổ trợ cho nhau và có tính tích hợp cao
Là một trong những doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp và phân phối ô tô tại Việt Nam Với tầm nhìn là tập đoàn công nghiệp đa ngành hàng đầu khu vực ASEAN, phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới Cũng như sứ mệnh là mang lại cho khách hàng, đối tác, xã hội và phát triển kinh tế đất nước với tinh thần tận tâm phục vụ
Chiến lược của THACO là tập đoàn công nghiệp đa ngành có các tập đoàn thành viên hoạt động trong lĩnh vực: ô tô, nông nghiệp; cơ khí & công nghiệp hỗ trợ; đầu tư
& xây dựng; thương mại & dịch vụ và logistics có tính bổ trợ và tích hợp cao trong từng
2 tập đoàn & giữa các tập đoàn thành viên và THACO Hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn thành viên với quy mô lớn, được tổ chức xuyên suốt giá trị theo phương pháp quản trị công nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu & chuyển đổi số với lộ trình nhanh và phù hợp
Hình 1 2 Lĩnh vực hoạt động của THACO
Với mục tiêu trở thành Tập đoàn trong lĩnh vực công nghiệp đa ngành hàng đầu, mang lại giá trị cho khách hàng xã hội và có sự đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam THACO không ngừng đầu tư để cải thiện sức mạnh nội bộ, thúc đẩy sự đổi mới trong tư duy và hành động, cũng như tăng cường chất lượng và nâng cao tầm quan trọng của đội ngũ nhân sự Trong quá trình thực hiện điều này, một yếu tố quan trọng cần được nhấn mạnh là văn hóa tổ chức của THACO
Luôn lấy cán bộ và nhân viên là tài nguyên quan trọng góp phần vào sự thành công và bền vững của THACO Văn hóa tổ chức của THACO đặt mục tiêu xây dựng một đội ngũ nhân sự mang trong mình ý chí mạnh mẽ, tác phong tích cực, sáng tạo, và không ngừng trau dồi năng lực chuyên môn trong một môi trường công việc kỷ luật Chúng tôi cam kết đóng góp vào sự phát triển của công ty, đồng thời hướng đến việc trở thành công dân có ích cho xã hội và đất nước
Với những đặc điểm đặc thù của ngành công nghiệp sản xuất, nơi yêu cầu chất lượng cao và tập trung vào phát triển bền vững THACO đã xây dựng nền tảng của văn hóa tổ chức dựa trên kỷ luật Công ty đặt mục tiêu tăng cường ý thức kỷ luật, thực hiện hành động kỷ luật và nuôi dưỡng tinh thần kỷ luật trong tất cả các thành viên của đội ngũ nhân sự THACO Để phát triển tài nguyên nhân lực và thúc đẩy tác phong công
3 nghiệp, THACO đã thiết lập các tiêu chuẩn ứng xử, trong đó thể hiện rõ những giá trị văn hóa quan trọng như: Tôn trọng - Trung thực - Trách nhiệm - Tận Tâm -Thân thiện Việc định hướng các hành vi và ứng xử tại THACO dựa trên tính kỷ luật được hướng dẫn một cách cụ thể thông qua nguyên tắc 8T: Tận tâm – Trung thực - Trí tuệ -
Tự tin – Tôn trọng – Trung tín – Tận tình – Thuận tiện Các yếu tố này được kết hợp và áp dụng linh hoạt vào mọi hành vi và hoạt động tại THACO
Hình 1 3 Văn hóa Tập đoàn THACO
Ngoài yếu tố kỷ luật, văn hóa tổ chức tại THACO cũng tôn vinh tính nhân văn và tầm nhìn "đóng góp và hỗ trợ xã hội" thông qua sản phẩm và dịch vụ, luôn thể hiện "sự trách nhiệm đối với cộng đồng" Trong thời gian qua, "Tiêu chí 8 chữ T" đã trở thành trụ cột của văn hóa tổ chức THACO, là mục tiêu mà tất cả cán bộ và nhân viên hướng đến, góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu đặc biệt của THACO và trở thành biểu tượng tiêu biểu cho ngành công nghiệp của đất nước Đồng thời, công ty tạo ra một môi trường làm việc đặc thù và ưu vi để phát triển nhân sự một cách toàn diện, nhằm đáp ứng các yêu cầu về hội nhập và góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của quốc gia Văn hóa tổ chức THACO thể hiện khía cạnh đại diện của doanh nghiệp không chỉ qua sản phẩm hoặc thương hiệu, mà còn thông qua hành vi và tư duy hàng ngày của từng thành viên trong đội ngũ, tuân thủ phương châm "mỗi cá nhân là một đại sứ đại diện cho thương hiệu của chúng tôi".
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải tiền thân là Công ty TNHH Ô tô Trường Hải (THACO) được thành lập vào ngày 29/04/1997 tại Đồng Nai, với số vốn đầu tư ban đầu 800 triệu đồng và có 120 cán bộ, công nhân viên
Năm 1998: thành lập văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 1999: thành lập chi nhánh đầu tiên đặt tại Hà Nội, địa chỉ số 2A Ngô Gia Tự- Gia Lâm (nay là Long Biên)
Năm 2001: thực hiện chính sách khuyến khích lắp xe ô tô trong nước do chính phủ ban hành, công ty đã đầu tư một nhà máy lắp ráp ô tô theo hình thức dạng CKD1 (CKD1: Completely Knocked Down, các chi tiết được cung cấp ở dạng tháo rời nhưng ở điều kiện không cần phải lắp ráp thêm trước khi lắp ráp hoàn chỉnh) trên diện tích 4 hecta tại Khu Công Nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai với công suất 5.000 xe/năm
Hình 1 4 Trụ sở THACO tại Đồng Nai
Dây chuyền sản xuất và công nghệ đã được chuyển giao từ tập đoàn KIA Motor, với tổng vốn đầu tư 70 tỷ đồng Các sản phẩm mà chúng tôi sản xuất và lắp ráp bao gồm các loại xe tải nhẹ và xe Bus dưới thương hiệu KIA
Hình 1 5 THACO Trường Hải – Quảng Nam
Năm 2003, Công ty TNHH Sản xuất và Lắp ráp ô tô Chu Lai – Trường Hải ra đời tại khu kinh tế Chu Lai, nằm ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam Dự án này đã đầu tư tổng cộng 600 tỷ đồng để xây dựng một nhà máy sản xuất - lắp ráp ô tô trên diện tích rộng 36,8 ha, với khả năng sản xuất lên đến 25.000 xe/năm
Năm 2004: khánh thành nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô tại khu công nghiệp Chu Lai – Trường Hải
Năm 2007: Công ty TNHH Ô tô Trường Hải chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải, vốn điều lệ 680 tỷ đồng
Trụ sở chính của công ty nằm tại Khu công nghiệp Biên Hòa II, tỉnh Đồng Nai Cùng trong năm đó, Trường Hải thiết lập hợp tác chính thức với KIA Motor và xây dựng nhà máy lắp ráp xe du lịch Trường Hải – KIA tại khu kinh tế mở Chu Lai
Trong khoảng thời gian này, để cung cấp xe nhanh chóng và hiệu quả đến khách hàng, Công ty đã tiến hành đầu tư vào việc nâng cấp các đại lý xe và mở thêm nhiều Showroom trên toàn quốc Hiện tại, mạng lưới đại lý và Showroom đã tăng lên trên 50 đại lý, trong đó bao gồm phòng trưng bày xe, cửa hàng phụ tùng và xưởng sửa chữa xe với quy mô lớn Điều này giúp chúng tôi cung cấp các dịch vụ sửa chữa, bảo trì, bảo hành và cung cấp phụ tùng một cách thuận tiện cho khách hàng
Hình 1 6 Nhà máy lắp ráp THACO KIA
Năm 2008: Công ty TNHH Sản xuất phụ tùng ô tô (AUTOCOM) được thành lập Nhà máy sản xuất phụ tùng của AUTOCOM đã được khởi công vào năm 2008 với nhiệm vụ sản xuất và cung cấp các sản phẩm bao gồm linh kiện phụ tùng ô tô như ghế cho xe tải, xe du lịch, xe du lịch chuyên dụng cao cấp, xe bus; phụ kiện ô tô và các linh kiện ghế ô tô Ngoài ra, nhà máy còn sản xuất các sản phẩm không thuộc ngành ô tô như ghế cho tàu thủy, yên xe mô tô và ghế cho máy kéo nông nghiệp Diện tích tổng của nhà máy là 12.000 m2 với tổng vốn đầu tư là 200 tỷ đồng, công suất sản xuất là 110.000 bộ ghế và giường/năm, 250.000 bộ áo ghế xuất khẩu/năm, 1.5 triệu bộ bọc cần số xuất khẩu/năm và hơn 300.000 sản phẩm phụ kiện/năm
Năm 2009: Tập đoàn thành lập một loạt các công ty và nhà máy tại Khu Công nghiệp Cơ khí Ô tô Chu Lai – Trường Hải, bao gồm Công ty đầu tư xây dựng Nhà máy Gia công Thép và Công ty TNHH MTV Cơ khí Chu Lai – Trường Hải
Hình 1 8 Nhà máy gia công Thép
Nhà máy Gia công Thép ra đời vào năm 2009 với mục tiêu sản xuất các sản phẩm vật liệu thép và kim loại màu để cung cấp cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu Diện tích của nhà máy rộng lớn, đạt 5 hecta, và tổng vốn đầu tư cho dự án này là 201 tỷ đồng Nhà máy có khả năng sản xuất lên đến 255.000 tấn thép mỗi năm và đã được trang bị bằng hệ thống máy móc và thiết bị hiện đại, áp dụng các công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, và Thụy Sĩ
Nhằm cải thiện khả năng sản xuất và kinh doanh, nhà máy đã tiến hành nghiên cứu để cải tiến quy trình sản xuất và phát triển sản phẩm và công nghệ mới Chúng tôi từng
7 bước tiến hành chuẩn hóa các quy trình công nghệ nhằm tối ưu hóa dây chuyền sản xuất, giúp giảm chi phí và tăng hiệu suất Để đảm bảo quá trình sản xuất được quản lý một cách hiệu quả, chúng tôi đã áp dụng các công cụ quản lý tiên tiến như Kaizen, 5S, và nhiều công cụ khác trong suốt quá trình sản xuất
Năm 2010: Nhằm giải quyết bài toán nguồn nhân lực cho THACO và các doanh nghiệp tại khu vực miền Trung Năm 2010, THACO quyết định thành lập Trường Cao đẳng Chu Lai – Trường Hải, nay là Trường Cao đẳng THACO Ngày 12/5/2010, Trường Cao đẳng THACO chính thức đi vào hoạt động và khai giảng khóa học đầu tiên năm
2010 – 2011 với 408 học viên Đến ngày 15/01/2018, Trường được đổi tên thành Trường Cao đẳng THACO
Hình 1 9 Trường Cao đẳng THACO 1.2.1 Thaco Auto (Lĩnh vực ô tô)
THACO AUTO đã đóng vai trò chính yếu và là ngành chủ lực của THACO trong hơn hai thập kỷ qua Sau quá trình tái cấu trúc vào năm 2021, THACO AUTO hoạt động dưới mô hình tập đoàn (Sub-Holding), đảm nhiệm các hoạt động liên quan đến nhập khẩu, sản xuất lắp ráp, phân phối, bán lẻ, và dịch vụ sửa chữa ô tô và xe máy Mô hình kinh doanh này đã được xây dựng dựa trên chuỗi giá trị, bao gồm quá trình từ Sản xuất (tại Chu Lai) đến Kinh doanh (Phân phối và Bán lẻ), và bao gồm các loại xe như xe du lịch, xe bus, xe tải, và xe chuyên dụng, thuộc các thương hiệu ô tô quốc tế như KIA, Mazda, Peugeot, BMW, Foton, Mitsubishi Fuso, cùng với thương hiệu nội địa THACO (Thaco Bus) THACO AUTO cũng có hệ thống bán lẻ với hơn 392 showroom và xưởng dịch vụ ủy quyền chính hãng trải dài khắp cả nước
THACO AUTO đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp ô tô, đáp ứng cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu Tổ hợp sản xuất lắp ráp ô tô này được đặt tại khu công nghiệp THACO Chu Lai và bao gồm 7 nhà máy Những nhà máy này đã nhận công nghệ từ các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, và sử dụng hệ thống máy móc tự động cùng với công nghệ số hóa trong quản trị sản xuất
Hình 1 10 Một số dòng xe THACO lắp ráp
1.2.2 Thagrico (Lĩnh vực nông nghiệp)
Vào năm 2017, THACO bắt đầu dự án nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực như lúa, gạo và hợp tác sản xuất máy móc và thiết bị cơ giới nông nghiệp Sau đó vào năm 2018, thông qua hợp tác chiến lược với HAGL về đầu tư sản xuất nông nghiệp và thông qua việc thành lập tập đoàn THACO AGRI, THACO thực hiện chiến lược đầu tư phát triển trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp, bao gồm các hoạt động như trồng trọt, chăn nuôi, và kinh doanh vật tư nông nghiệp
Hình 1 11 Khu trồng trọt và chăn nuôi Agri
Trung tâm nghiên cứu và phát triển
R&D (Research and Development) là quá trình nghiên cứu và phát triển liên quan đến sự đổi mới trong các dịch vụ, sản phẩm, hoặc quy trình hiện có và khám phá các cải tiến mới để tạo ra sản phẩm mới Nó đơn giản là quá trình tạo ra cải tiến và sự đổi mới tích cực trong doanh nghiệp Hầu hết các công ty hiện nay đầu tư nguồn lực và ngân sách cho hoạt động R&D nhằm phát triển sản phẩm mới hoặc cải thiện các sản phẩm và quy trình hiện có
Trung tâm R&D được đầu tư các phần mềm thiết kế hiện đại để nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm như bộ phần mềm thiết kế tổng thể Catia V6, phần mềm mô phỏng khí động học HyperWorks, phần mềm Teamcenter, phần mềm mô phỏng dòng chảy nhựa Moldflow…; đồng thời đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị tiên tiến như máy scan 3D, máy in mẫu 3D, thiết bị đo độ rung, độ ồn, cầu nâng cân bằng (Nhà máy Bus THACO); máy đo gia tốc phanh, đo tốc độ, lưu lượng gió và nhiệt độ, súng bắn nhiệt độ, thiết bị đo lực căng dây đai, camera hồng ngoại
Hình 1 16 Nhân viên làm việc tại trung tâm R&D
THACO AUTO xác định đầu tư vào lĩnh vực R&D là chìa khóa để tăng giá trị, nâng cao khả năng cạnh tranh và đưa các sản phẩm dưới thương hiệu THACO ra thị trường quốc tế Trong những năm qua, Trung tâm R&D của THACO AUTO đã không ngừng tiến hành nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới, vật liệu mới và hệ thống thông minh trên các dòng xe Đồng thời tập trung vào việc đào tạo và nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhân sự về thiết kế Điều này nhằm phát triển và đa dạng hóa các loại xe tải, xe bus và xe chuyên dụng cao cấp theo chiến lược phục vụ thị trường cả trong nước và ngoài nước Các dự án nổi bật của Trung tâm R&D THACO AUTO:
- Thiết kế xe bus với ghế ngồi và xe giường nằm chất lượng cao mang thương hiệu của THACO
- Đảm nhiệm việc thiết kế và phát triển các sản phẩm xe phục vụ trong lĩnh vực y tế cùng với các loại xe chuyên dụng phục vụ các ngành nghề kinh doanh khác nhau
- Phát triển xe bus chất lượng cao trên nền khung gầm Mercedes-Benz
- Tạo ra các mẫu xe chuyên dùng hàng đầu về chất lượng
1.3.1 Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận R&D
Bộ phận R&D rất cần thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất trong giai đoạn hiện nay Chức năng và nhiệm vụ chính của bộ phận này gồm:
Phân tích tổng hợp là một nhiệm vụ thường xuyên trong lĩnh vực R&D Các nhân viên của bộ phận phải duy trì sự cập nhật liên tục về thông tin liên quan đến các dự án mới và thị trường mà họ cần tiếp cận Sau đó, họ phải xác định xem nguồn thông tin đó có đáng tin cậy không và thực hiện quá trình phân tích, lọc thông tin để đảm bảo rằng nó dễ hiểu nhất và tiết kiệm thời gian tối đa cho tất cả các bên liên quan
Phân tích dữ liệu: Trong các dự án có lượng dữ liệu lớn, đặc biệt là những dự án có tính quan trọng và sự tương tác của hàng triệu khách hàng cùng lúc, bộ phận R&D phải thực hiện nhiệm vụ ghi chép và tổng hợp dữ liệu một cách chi tiết Mục tiêu là để tiến hành phân tích chuyên sâu và cung cấp góc nhìn khách quan, từ đó hỗ trợ các bộ phận khác trong việc hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn
Nghiên cứu khách hàng: Bộ phận R&D chịu trách nhiệm thực hiện nghiên cứu về các khía cạnh của khách hàng như độ tuổi, hành vi, tính cách, sở thích, thu nhập, nơi ở Nếu công việc này được thực hiện một cách đầy đủ và chính xác, quy trình chăm sóc khách hàng sẽ diễn ra một cách hiệu quả hơn
Chia sẻ thông tin: Dựa trên thông tin thu thập từ nhiều nguồn cả trong và ngoài nước, bộ phận R&D sẽ thực hiện việc tạo ra các báo cáo chuyên sâu về sản phẩm và dịch vụ Điều này có thể giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về ngành công nghiệp tổng quan
1.3.2 Phân loại – Công việc của R&D
- Product R&D (Nghiên cứu – phát triển sản phẩm)
Hoạt động Nghiên cứu và Phát triển (R&D) trong lĩnh vực công nghiệp ô tô đóng một vai trò quan trọng trong việc ra mắt các sản phẩm mới, cải thiện những sản phẩm hiện có, và đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ thị trường và khách hàng R&D trong ngành ô tô đem lại sự sáng tạo và ý tưởng mới, giúp phát triển các loại xe mới, cải thiện thiết kế, công nghệ, và tích hợp các tính năng tiên tiến
Hình 1 17 Nghiên cứu và phát triển ô tô
- Technology R&D (Nghiên cứu – phát triển công nghệ)
Mục tiêu của Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ (Technology R&D) là tạo ra công nghệ mới để cải thiện cả sản phẩm hiện tại và áp dụng vào sản phẩm mới,
14 giúp cải thiện chất lượng và giảm chi phí sản xuất Nhiệm vụ này cũng bao gồm việc nghiên cứu các bí quyết công nghệ được sử dụng bởi các đối thủ cạnh tranh
- Process R&D (Nghiên cứu – phát triển quy trình)
Nhiệm vụ của bộ phận R&D có thể được coi là việc nghiên cứu và phát triển "phần mềm" để cải thiện các quy trình vận hành, sản xuất, hoặc dịch vụ Một quy trình thành công sẽ mang lại năng suất cao hơn cho doanh nghiệp Đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ, hoạt động Process R&D có vai trò quyết định đến sự thành công hoặc thất bại của loại hình dịch vụ đó
TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ XE ĐƯỢC CẢI TẠO NÂNG CẤP TẠI NHÀ MÁY LẮP RÁP THACO
Giới thiệu về xe cải tạo nâng cấp
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có quy định về khái niệm cải tạo xe cơ giới như sau:
Cải tạo xe cơ giới là việc thay đổi kết cấu, hình dáng, bố trí, nguyên lý làm việc, thông số, đặc tính kỹ thuật của một phần hoặc toàn bộ hệ thống, tổng thành của xe cơ giới Trường hợp thay thế hệ thống, tổng thành bằng hệ thống, tổng thành khác cùng kiểu loại, của cùng nhà sản xuất (cùng mã phụ tùng) thì không phải là cải tạo
Xe đã được cải tạo nâng cấp là một loại xe mà đã trải qua quá trình cải tiến và nâng cấp để cải thiện hiệu suất, tính năng và sự tiện ích của nó Những cải tiến này có thể bao gồm các cải tiến công nghệ, tính năng an toàn, hiệu quả năng lượng, thiết kế, và các tính năng tiện ích mới, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng và thị trường Các điểm nổi bật của xe đã được cải tạo nâng cấp bao gồm:
- Công nghệ tiên tiến: Xe đã được trang bị các hệ thống công nghệ mới nhất như hỗ trợ lái tự động, hệ thống giải trí thông minh, kết nối Internet, điều khiển giọng nói và cảm biến hiện đại Các tính năng này tăng cường trải nghiệm lái xe và đảm bảo sự tiện nghi cho hành khách
- An toàn và bảo vệ: Xe cải tiến được trang bị các tính năng an toàn tiên tiến như hệ thống phanh tự động, hỗ trợ đỗ xe, cảnh báo điểm mù, cảnh báo va chạm, và túi khí đa chiều Điều này giúp giảm nguy cơ tai nạn và bảo vệ người sử dụng
- Hiệu quả năng lượng: Xe đã được cải tạo để sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn, giảm tiêu thụ nhiên liệu và phát thải khí nhà kính, hướng tới bảo vệ môi trường
- Thiết kế và vật liệu mới: Các cải tiến về thiết kế và sử dụng vật liệu nhằm giảm trọng lượng và tăng tính bền cho xe Thiết kế hiện đại và thẩm mỹ hơn cùng với các chất liệu chất lượng cao mang đến vẻ ngoài hấp dẫn và sang trọng cho xe
- Tính năng tiện ích mới: Xe đã được cải tạo để cung cấp nhiều tính năng tiện ích mới như không gian chứa đồ rộng rãi, hệ thống giải trí cao cấp, kết nối điện thoại di động và các cổng sạc USB, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng trong suốt hành trình
Nhờ những cải tiến và nâng cấp này, xe đã được cải tạo nâng cấp mang đến cho người sử dụng một trải nghiệm lái xe tốt hơn, an toàn hơn và tiện nghi hơn, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu ngày càng cao của thị trường và khách hàng.
Một số dòng xe đã được cải tạo nâng cấp tại nhà máy lắp ráp THACO
2.2.1 Xe xét nghiệm Covid-19 lưu động
Sản phẩm được vận hành trên dây chuyền công nghệ hiện đại, được chuyển giao từ tập đoàn Mitsubishi Fuso Trucks & Bus Đó là xe xét nghiệm Covid-19 lưu động có tên là Mitsubishi Fuso Canter TF8.5L, được sản xuất tại nhà máy Tải THACO Với thiết kế và khả năng sử dụng vượt trội, xe xét nghiệm Covid-19 lưu động này sẽ đóng góp vào việc tăng cường quy trình xét nghiệm trong cộng đồng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các địa phương, đặc biệt là tại các điểm có tình hình dịch bệnh căng thẳng
Hình 2 1 Xe xét nghiệm Covid-19 lưu động
Thùng xe xét nghiệm được sản xuất tại nhà máy tổ hợp cơ khí với thiết kế kích thước hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động, cung cấp đầy đủ thiết bị lấy mẫu, lưu trữ, và phân tích kết quả Tất cả các hệ thống nâng hạ được vận hành bằng cơ cấu thủy lực và được điều khiển thông qua remote thông minh
Phòng nhận mẫu và tách chiết được trang bị các thiết bị bao gồm tủ an toàn sinh học (BSC), hệ thống đèn chiếu sáng, đèn UV (khử khuẩn), máy tách chiết, tủ thao tác PCR, tủ lạnh, hệ thống điều hòa không khí, đèn và còi cảnh báo, camera và màn hình LCD quan sát trong phòng, bộ áp âm, cùng với cảm biến nhiệt độ và các thiết bị khác Bên trong có các thiết bị như: Đèn chiếu sáng, đèn UV (khử khuẩn), bộ áp âm, tủ đồ bảo hộ, chậu rửa mắt khẩn cấp giúp cho các y bác sỹ dễ dàng thuận tiện trong quá trình làm việc
Hình 2 2 Tổng thể bên ngoài xe xét nghiệm Covid 19
Phòng Real-time PCR được trang bị các thiết bị như máy Real-time PCR, hệ thống đèn chiếu sáng, đèn UV (khử khuẩn), camera và màn hình LCD quan sát, đồng hồ đo chênh áp, bàn làm việc, điều hòa không khí, cùng với cảm biến nhiệt độ Ngoài ra, xe còn được trang bị hệ thống bộ đàm để liên lạc giữa các nhân viên y tế, lái xe và nhân viên điều hành ngoài xe
Hình 2 3 Tổng quan bên trong xe xét nghiệm Covid 19 2.2.2 Xe chuyên dụng phục vụ tiêm chủng vắc xin lưu động
Mẫu xe được sử dụng là xe Mitsubishi Fuso Canter được sản xuất trên dây chuyền công nghệ chuyển giao từ tập đoàn Mitsubishi Fuso Trucks & Bus Đây là sản phẩm được sản xuất tại Chu Lai - Quảng Nam, với tỷ lệ nội địa hóa trên 50%, được tiêu thụ trong nước và đang xuất khẩu sang các nước Asean (Thái Lan, Philipine, ), mang
18 thương hiệu Mitsubishi Fuso (Nhật Bản) sở hữu bởi Tập đoàn Daimler - Mercedes (Đức)
Hình 2 4 Xe tiêm chủng dựa trên nền xe Mitsubishi Fuso Canter
Chiếc xe chuyên dụng sản xuất bởi THACO, dù nhìn từ bên ngoài khi ở trạng thái chờ hoặc đang di chuyển, không có sự khác biệt lớn so với những chiếc xe tải thông thường Điều đặc biệt nổi bật là tông màu xanh/trắng và các thông báo được in lớn trên thân xe
Tuy nhiên, khi xe chuyển sang trạng thái "tiêm chủng", hệ thống tự động sẽ thực hiện nâng hạ các bộ phận để tạo thành phòng tiêm lưu động Ban đầu, cánh cửa phía sau của thùng xe sẽ hạ xuống gần mặt đất, tạo nên một chiếc cầu thang thuận tiện cho việc lên xuống Đồng thời, cánh cửa phía trong sẽ được nâng lên để mở ra và tạo không gian bên trong phòng tiêm
Hình 2 5 Không gian bên trong xe tiêm chủng
19 Độc đáo hơn cả, chúng ta không thể bỏ qua tính năng đặc biệt của xe, đó là khả năng tự động nâng cánh của thùng xe để mở ra toàn bộ không gian bên trong Kiểu thiết kế "cánh chim" này có sự tương đồng với một số mẫu xe con cao cấp như Tesla Model
X và Mercedes SLS Đồng thời, từ bên hông của xe, các tấm ván kim loại có thể hạ xuống để mở rộng diện tích sàn lên gần gấp ba so với thùng xe ban đầu
2.2.3 Xe chuyên dụng y tế chụp X-quang và siêu âm
Xe chuyên dụng dành cho việc chụp X-quang và siêu âm di động được THACO phát triển và sản xuất trên cơ sở của xe Mitsubishi Fuso Canter TF8.5L, một sản phẩm cao cấp của Nhật Bản Thùng xe được thiết kế để chứa các phòng chức năng cần thiết để thực hiện công việc chụp X-quang và siêu âm y tế, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn y tế tại Việt Nam
Hình 2 6 Xe chụp X-Quang và siêu âm lưu động
Xe được thiết kế đặc biệt với 3 phòng chức năng khác nhau bao gồm: phòng siêu âm, phòng kỹ thuật viên và phòng chụp X-quang Các phòng này được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết như điều hòa không khí, tủ lạnh nhỏ, 2 giường bệnh dành cho chụp X-quang và siêu âm, 1 băng di chuyển bệnh nhân, 1 bàn làm việc cho kỹ thuật viên, giá đỡ cho máy chụp X-quang, và giá để đặt máy siêu âm
Cầu thang để lên xuống và nhiều chi tiết khác như mái che và sàn đứng được thiết kế để có thể gấp gọn khi xe di chuyển Phòng kỹ thuật được trang bị đầy đủ kết nối internet Khi quá trình chụp X-quang hoàn thành, hình ảnh sẽ ngay lập tức được truyền từ máy chụp lên hệ thống PACS Từ đó, bệnh viện có thể truy cập hình ảnh X-quang và cung cấp kết quả cho bệnh nhân một cách nhanh chóng
Hình 2 7 Bên trong xe chụp X-Quang và siêu âm lưu động
2.2.4 Xe cứu thương được sản xuất trên nền xe cơ sở IVECO Daily
Phiên bản xe cứu thương được THACO điều chỉnh từ xe thương mại hạng nhẹ Iveco Daily Với hai phiên bản là Iveco Daily 16 chỗ và Iveco Daily Plus 19 chỗ, được thiết kế để đáp ứng nhu cầu vận tải các tuyến cố định, dịch vụ du lịch và đưa đón học sinh Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay, THACO đã quyết định sản xuất các phiên bản xe cứu thương này trong nước thay vì phải nhập khẩu từ nước ngoài
Hình 2 8 Ngoại thất Xe cứu thương IVECO Daily
Phiên bản xe cứu thương được thiết kế lại khoang phía sau với các thiết bị y tế chuyên dụng, ghế ngồi cho bác sĩ, y tá và người thân của bệnh nhân Xe cũng được trang bị vách ngăn để tách biệt hoàn toàn khoang lái, từ đó giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh cho tài xế Phần cáng vận chuyển bệnh nhân có khả năng tự gập chân bánh xe, làm cho quá trình di chuyển trở nên thuận tiện
Hình 2 9 Nội thất Xe cứu thương IVECO Daily
Mẫu SUV đô thị hạng sang Kia Carnival với dòng chữ “Thacoroyal” trên thân xe được THACO giới thiệu trong thời gian gần đây Khách hàng sẽ có hai lựa chọn cấu hình trên Kia Carnival Royal gồm loại 4 và 7 chỗ ngồi Mẫu xe này do chính Thaco lắp ráp và được thay đổi một số chi tiết cho phù hợp với thị trường Việt Nam
Các thông số kỹ thuật cơ bản
3.1.1 Kích thước giới hạn cho phép của xe a) Chiều dài: Xe cơ giới không được phép vượt quá chiều dài xe theo quy định tại Bảng 3.1 dưới đây
Bảng 3 1 Quy định chiều dài toàn bộ đối với xe ô tô
TT Loại phương tiện Chiều dài lớn nhất (m)
Khối lượng toàn bộ không vượt quá 5 tấn
Khối lượng toàn bộ từ 5 tấn trở lên nhưng không vượt quá 10 tấn
Khối lượng toàn bộ từ 10 tấn trở lên
Có tổng số trục bằng 3 7,8
Có tổng số trục bằng 4 9,3
Có tổng số trục bằng 5 10,2
3 Các loại xe khác 12,2 b) Chiều rộng: Xe cơ giới không được phép lớn hơn 2,5 m c) Chiều cao:
- Đối với xe khách hai tầng, chiều cao không được vượt quá 4,2 m
- Đối với các loại xe khác, chiều cao không được vượt quá 4,0 m
Ngoài ra, đối với các loại xe có khối lượng toàn bộ thiết kế tối đa không vượt quá 5,0 tấn, chiều cao của xe, trừ phần nhô ra do việc lắp đặt ăng ten, cột thu phát sóng hoặc các thiết bị tương tự nhưng không ảnh hưởng đến tính ổn định của xe ô tô chuyên dùng phải tuân theo quy định sau đây:
Hmax : Chiều cao lớn nhất cho phép của xe cơ giới(Hình 3.1);
WT : Khoảng cách giữa tâm vết tiếp xúc của hai bánh xe sau với mặt đường, trường hợp trục sau lắp bánh đơn (Hình 3.1a) hoặc Khoảng cách giữa tâm vết tiếp xúc của hai bánh xe sau phía ngoài với mặt đường, trường hợp trục sau lắp bánh kép (Hình 3.1b) d) Chiều dài của phần đuôi xe được tính bằng cách đo khoảng cách từ mặt phẳng thẳng đứng đi qua trục đơn hoặc cụm trục (đường ROH) đến điểm sau cùng của xe Để tính chiều dài đuôi xe, các xe ô tô sát xi và xe chuyên dùng phải tuân theo các quy định sau đây:
- Không vượt quá 65% của chiều dài cơ sở tính toán (LCS) đối với xe khách (chiều dài cơ sở của xe khách nối toa được tính cho toa xe đầu tiên)
- Không vượt quá 60% của chiều dài cơ sở tính toán (LCS) đối với xe tải
Trong đó: Chiều dài cơ sở tính toán (LCS) được định nghĩa là khoảng cách từ điểm đường ROH đến tâm trục bánh xe trước nhất về phía trước Quy trình xác định đường ROH được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
- Đối với trục sau là trục đơn, đường ROH đi qua tâm của trục đó
- Đối với xe có hai trục sau hoặc cụm trục kép, nếu cả hai trục này được lắp với số lượng lốp bằng nhau, thì đường ROH đi qua điểm giữa của hai trục Trong trường hợp một trục lắp gấp đôi số lượng lốp so với trục còn lại, thì đường ROH đi qua điểm nằm
2 phần 3 khoảng cách từ tâm của trục có ít lốp đến tâm của trục có nhiều lốp hơn
- Đối với xe có cụm trục 3, đường ROH đi qua điểm giữa của hai tâm trục ở phía sau cùng của xe
- Trong trường hợp cụm trục sau bao gồm trục dẫn hướng, trục tự lựa, trục nâng hạ kết hợp với trục khác (trục không dẫn hướng), chỉ có các trục không dẫn hướng được xem xét trong quá trình xác định đường ROH
Việc xác định chiều dài cơ sở tính toán (LCS), đường ROH của một số trường hợp cụ thể được tham khảo trong Bảng 3.2 và Hình 3.2 dưới đây
Hình 3.1a Hình 3.1b Hình 3 1 Chiều cao lớn nhất cho phép của xe e) Khoảng sáng dưới gầm xe phải đạt tối thiểu 120 mm (không áp dụng cho xe chuyên dùng) Đối với các xe có khả năng điều chỉnh độ cao của gầm, khoảng sáng dưới gầm xe được đo tại vị trí có độ cao lớn nhất
Hình 3 2 Chiều dài lớn nhất cho phép của xe
Trong đó: Cụm trục ba phụ sử dụng hệ thống treo có thể điều chỉnh và tự lựa (trục này có thể bố trí phía trước hoặc phía sau so với trục khác)
Dưới đây là Bảng 3.2 trình bày về một số trường hợp xác định đường ROH trong đó có nguyên tắc xác định và mô tả hình vẽ
Bảng 3 2 Một số trường hợp xác định đường ROH
TT Nguyên tắc xác định đường ROH Mô tả hình vẽ
1 Trường hợp xe chỉ có 01 trục sau thì đường
ROH là đường đi qua tâm trục đó
2 Trường hợp xe có cụm trục kép ở phía sau không phải là trục dẫn hướng và mỗi trục lắp lốp có số lượng bằng nhau thì đường ROH đi qua điểm giữa 2 tâm trục đó
3 Trường hợp xe có cụm trục kép ở phía sau, không phải là trục dẫn hướng và có một trục lắp lốp với số lượng lốp gấp 2 lần so với trục còn lại thì đường ROH đi qua điểm bằng 2 phần 3 khoảng cách từ tâm trục có số lốp ít hơn đến tâm trục có số lốp nhiều hơn
4 Trường hợp xe có cụm trục ba ở phía sau, không phải là trục dẫn hướng và tất cả các trục đều lắp lốp có số lượng bằng nhau thì đường ROH đi qua tâm trục ở giữa
5 Trường hợp xe có một trục dẫn hướng đặt ở phía sau cùng với một trục không phải là trục dẫn hướng thì đường ROH đi qua tâm của trục không phải là trục dẫn hướng
6 Trường hợp xe có một hoặc 2 trục dẫn hướng đặt ở phía sau, cùng với 2 trục không phải là trục
29 dẫn hướng thì đường ROH đi qua điểm giữa 2 tâm trục không phải là trục dẫn hướng
7 Trường hợp xe có một hoặc 2 trục có thể nâng lên hạ xuống (trục nâng hạ) ở phía sau, cùng với một hoặc nhiều trục không phải là trục có thể nâng hạ thì đường ROH đi qua điểm giữa của tâm các trục không phải là trục nâng hạ
Trục có thể nâng hạ
8 Trường hợp xe có 4 trục và đều lắp lốp có số lượng bằng nhau
Nếu không có trục dẫn hướng
Có lắp trục dẫn hướng
3.1.2 Khối lượng cho phép lớn nhất trên trục xe
- Cụm trục kép phụ thuộc vào khoảng cách hai tâm trục d: d < 1,0 m: 11 tấn;
- Cụm trục ba phụ thuộc vào khoảng cách hai tâm trục liền kề nhỏ nhất d: d ≤ 1,3 m: 21 tấn; d > 1,3 m: 24 tấn
3.1.3 Khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất
Khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất của các loại xe phải thỏa mãn quy định tại Bảng 3.3 dưới đây
Bảng 3 3 Khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất
TT Loại phương tiện Khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất (tấn)
1 Xe có tổng số trục bằng 2 16
2 Xe có tổng số trục bằng 3 24
3 Xe có tổng số trục bằng 4 30
4 Xe có tổng số trục bằng 5 hoặc lớn hơn
4.1 Xe có khoảng cách tính từ tâm trục đầu tiên đến tâm trục cuối cùng ≤ 7m 32
4.2 Xe có khoảng cách tính từ tâm trục đầu tiên đến tâm trục cuối cùng > 7m 34
Một số yêu cầu khác
3.2.1 Động cơ và hệ thống truyền lực
Công suất động cơ cho mỗi tấn khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất của xe phải đạt ít nhất 7,35 kW, ngoại trừ xe ô tô sát xi, ô tô chuyên dùng, xe điện và các xe có khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất từ 30 tấn trở lên
Trong quá trình thử nghiệm ở điều kiện đầy tải trên đường khô và bằng phẳng, các loại xe (trừ xe tải chuyên dùng và ô tô chuyên dùng) cần tuân thủ các yêu cầu sau: Thời gian tăng tốc, tính từ khi bắt đầu khởi hành cho đến khi đi hết quãng đường 200m, phải đáp ứng các điều kiện sau: t ≤ 20 + 0,4G
Trong đó: t - Thời gian tăng tốc tính từ lúc khởi hành đến khi đi hết quãng đường 200m (tính bằng giây);
G - Khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất của xe (tính bằng tấn)
Vận tốc lớn nhất không nhỏ hơn 60 km/h
Trong điều kiện đầy tải và đường khô, khi di chuyển theo hướng tiến, xe phải có khả năng vượt qua độ dốc có góc dốc 20% (12% đối với xe khách nối toa) Trong quá trình thử nghiệm vượt dốc, động cơ và hệ thống truyền lực phải hoạt động một cách bình thường.
Hình 3 3 Động cơ và hệ thống truyền lực
Bánh xe có kết cấu chắc chắn, lắp đặt đúng quy cách
Các lốp trên cùng một trục của xe, khi được sử dụng trong điều kiện hoạt động bình thường, phải cùng loại và chất lượng Các lốp phải được trang bị đầy đủ theo số lượng, áp suất, và phải tuân thủ các thông số kỹ thuật quy định (bao gồm cỡ lốp, tốc độ tối đa hoặc vận tốc, chỉ số tải trọng hoặc khả năng chịu tải trọng của lốp) sao cho phù hợp với tài liệu kỹ thuật và thiết kế của xe
Lốp sử dụng cho từng loại xe phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong QCVN 34:2011/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lốp hơi dùng cho ô tô” hoặc quy định UNECE No.30 “Quy định thống nhất về việc phê duyệt lốp hơi sử dụng cho xe cơ giới và rơ moóc kéo theo ”
Xe phải có các tấm che bánh xe được lắp đặt tại các bánh xe hoặc nhóm trục bánh xe Các tấm che bánh xe có thể được tạo thành từ các bộ phận lắp đặt trên xe như một phần của thân xe, chắn bùn, hoặc các bộ phận tương tự khác Đồng thời, chúng phải tuân theo các yêu cầu sau đây:
- Chiều rộng của tấm che bánh xe phải đảm bảo che phủ đủ toàn bộ bánh xe
- Đối với xe chở người loại M1, khoảng cách từ điểm thấp nhất của phần cuối cùng của tấm che bánh xe trục sau cùng không được vượt quá 150 mm so với phẳng nằm ngang đi qua tâm trục bánh xe sau Đối với các loại xe khác, khoảng cách từ mặt đường lên đến phần thấp nhất của các tấm che bánh xe trục sau cùng, bao gồm cả tấm chắn bùn (nếu có) phải nhỏ hơn 230 mm
Hình 3 4 Bánh xe và tấm chắn bùn Đối với các xe có bánh xe dự phòng thì cơ cấu nâng hạ (nếu có) không được bố trí ở bên trái theo chiều tiến của xe
Vành hợp kim nhẹ lắp đặt trên xe con, xe tải có khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất không quá 3,5 tấn phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong QCVN78 :2014/ BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vành hợp kim nhẹ dùng cho xe ô tô”
3.2.3 Hệ thống lái Đảm bảo rằng xe có khả năng chuyển hướng một cách chính xác và điều khiển một cách nhẹ nhàng và an toàn ở mọi vận tốc và tải trọng trong phạm vi cho phép bởi tính năng kỹ thuật của xe
Các bánh xe dẫn hướng cần đảm bảo rằng xe có khả năng duy trì hướng chuyển động thẳng khi đang di chuyển thẳng và tự động quay về hướng chuyển động thẳng khi lực tác động lên vành lái bị ngừng (khi hết lực xoay)
Trong quá trình hoạt động của các cơ cấu chuyển động trong hệ thống lái, không được xảy ra va chạm với bất kỳ phần nào của xe như khung xe hoặc bánh xe
Vành lái không được bị cản trở bởi quần áo hoặc trang bị của người lái khi lái xe Khi xoay vành lái sang phải và trái, không nên có sự chênh lệch đáng kể về lực tác động lên vành lái
Hình 3 5 Kết cấu hệ thống lái Độ rơ góc của vành tay lái:
- Xe con, xe khách đến 12 chỗ, kể cả người lái, xe tải có tải trọng đến 1500 kg: không lớn hơn 100
- Các loại xe khác: không lớn hơn 150 Độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng không lớn hơn 5 mm/m
Bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước phía ngoài của xe không lớn hơn 12 m
Xe phải trang bị cả hệ thống phanh chính và hệ thống phanh đỗ xe
Hệ thống phanh chính và hệ thống phanh đỗ xe phải hoạt động độc lập với nhau
Hệ thống phanh chính cần phải có ít nhất 2 dòng dẫn động và phải được lắp đặt trên tất cả bánh xe
Không được phép có rò rỉ dầu phanh hoặc khí nén từ hệ thống phanh Các ống dẫn dầu hoặc khí nén phải được cố định một cách chắc chắn và không được có vết nứt
Cơ cấu dẫn động cơ khí của hệ thống phanh chính và hệ thống phanh đỗ xe phải linh hoạt, nhẹ nhàng và đáng tin cậy Hành trình tự do phải tuân theo quy định của nhà sản xuất
QUY TRÌNH KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT TRÊN NỀN XE CƠ SỞ
Hồ sơ thiết kế
4.1.1 Hồ sơ thiết kế xe cơ giới
Cơ sở lắp ráp sản xuất cần chuẩn bị những giấy tờ dưới đây để làm hồ sơ:
- Bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật xe cơ giới (bản chính) theo quy định
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật xe cơ giới phải thể hiện được các nội dung cơ bản sau đây:
• Lời nói đầu: Trong phần này, chúng ta sẽ trình bày mục tiêu của quá trình thiết kế sản phẩm cùng với các tiêu chí và yêu cầu mà thiết kế phải tuân theo
• Bố trí tổng quan của xe trong quá trình thiết kế, tính toán về trọng lượng và phân bố trọng lượng, xem xét việc chọn lựa trang thiết bị đặc thù để lắp đặt trên xe (nếu có), và giới thiệu các đặc điểm kỹ thuật cơ bản của sản phẩm mới và xe cơ sở (nếu có) sẽ được trình bày trong phần này
• Tính toán các đặc tính động học, động lực học và kiểm nghiệm bền các chi tiết, tổng thành, hệ thống
- Bản vẽ kỹ thuật (bản chính) phải cung cấp theo các yêu cầu sau đây:
• Bản vẽ bố trí chung của xe cơ giới;
• Bản vẽ lắp đặt của các tổng thành, hệ thống lên xe (Riêng đối với các xe được thiết kế từ xe cơ sở thì chỉ là các bản vẽ lắp đặt của các tổng thành, hệ thống lên xe cơ sở);
Hình 4 1 Bản vẽ bố trí chung của xe
• Bản vẽ kết cấu và các thông số kỹ thuật của các tổng thành, hệ thống sản xuất trong nước
Lưu ý các bản vẽ kỹ thuật nói trên phải được trình bày theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành
- Bản thông số, tính năng kỹ thuật của các tổng thành, hệ thống nhập khẩu liên quan tới nội dung tính toán thiết kế
Bảng 4 1 Thông số kỹ thuật cơ bản của xe Mazda 3
Thông số kỹ thuật Tên dòng xe
Kích thước – Trọng lượng Mazda 3
Bán kính quay vòng tối thiểu 5.3
Dung tích thùng nhiên liệu 51 Động cơ – Hộp số Skyactiv-G1.5L
Công suất tối đa (Hp/rpm) 110/6.000
Mô men xoắn cực đại (Nm/rpm) 146/3.500
4.1.2 Miễn lập hồ sơ thiết kế
Trường hợp miễn lập hồ sơ thiết kế đối với xe cơ giới được sản xuất và lắp ráp theo thiết kế và mang nhãn hiệu hàng hóa của nước ngoài Cơ sở sản xuất lắp ráp được miễn lập hồ sơ thiết kế nếu cung cấp được các tài liệu thay thế sau đây:
- Bản vẽ bố trí chung của xe được lắp ráp;
- Bản sao chụp có xác nhận của Cơ sở sản xuất giấy chứng nhận được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài cấp cho dòng xe được lắp ráp tại cơ sở sản xuất;
- Văn bản của bên chuyển giao công nghệ xác nhận sản phẩm được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam có chất lượng phù hợp với sản phẩm nguyên bản được sản xuất
Thẩm định thiết kế
Thẩm định thiết kế là quá trình đối chiếu, kiểm tra, và xem xét nội dung của hồ sơ thiết kế sản phẩm với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, và quy định hiện hành của Bộ Giao thông vận tải áp dụng cho các loại xe cơ giới Mục tiêu của quá trình này là đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất và lắp ráp đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn kỹ thuật, và bảo vệ môi trường
- Cơ sở sản xuất lắp ráp lập 1 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế theo quy định và nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt Nam;
- Tiếp sau đó Cục đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ: + Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn cơ sở hoàn thiện lại; + Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì viết giấy hẹn thời gian trả kết quả thẩm định thiết kế;
- Cuối cùng Cục đăng kiểm Việt Nam tiến hành thẩm định hồ sơ thiết kế:
+ Nếu hồ sơ thiết kế chưa đạt yêu cầu thì tiến hành thông báo bổ sung, sửa đổi; + Nếu hồ sơ thiết kế đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế
4.2.2 Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế
- 01 văn bản đề nghị thẩm định thiết kế (bản chính);
- 03 hồ sơ thiết kế theo quy định tại mục hồ sơ thiết kế ở trên;
- 01 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Cơ sở thiết kế.
Thử nghiệm mẫu hiển hình
Cơ sở thử nghiệm tiến hành thử nghiệm mẫu điển hình theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành của Bộ Giao thông vận tải đối với xe cơ giới; lập báo cáo kết quả thử nghiệm và chịu trách nhiệm về các kết quả thử nghiệm của mình Trường hợp cần thiết, Cơ quan QLCL có thể trực tiếp giám sát việc thử nghiệm
Cơ sở sản xuất lắp ráp phải cung cấp các linh kiện và đối tượng phải kiểm tra, thử nghiệm được quy định kiểm tra tại bảng sau:
Bảng 4 2 Hạng mục và đối tượng phải kiểm tra, thử nghiệm
STT Hạng mục kiểm tra Đối tượng kiểm tra Ô tô Sơ mi và rơ moóc Ô tô sát xi
2 Yêu cầu an toàn chung X X X -
3 Khối lượng và kích thước X X X -
5 Đèn chiếu sáng phía trước X - - X
7 Đồng hồ đo tốc độ X - - -
11 Kính chắn gió và kính cửa X - - X
Hồ sơ kiểm tra sản phẩm
4.4.1 Hồ sơ kiểm tra linh kiện
- Báo cáo kết quả thử nghiệm linh kiện được xác nhận từ cơ quan QLCL;
- Bản vẽ kỹ thuật kèm các thông số của sản phẩm; Bản đăng ký thông số kỹ thuật theo quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng;
- Ảnh chụp sản phẩm; Bản thuyết minh các ký hiệu, số đóng trên sản phẩm (nếu có);
- Bản mô tả quy trình công nghệ sản xuất và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm
Dưới đây là một số linh kiện được kiểm tra tại cục đăng kiểm:
- Văn bản đăng ký thử nghiệm động cơ
- Thông số kỹ thuật cơ bản động cơ
- Các tài liệu kỹ thuật
Hình 4 2 Kiểm tra thử nghiệm động cơ
- Đo công suất động cơ và tiêu hao nhiên liệu
- Đo lượng không khí nạp vào động cơ
- Đo chất lượng khí thải ( phải đạt chuẩn Euro5 )
- Kiểm tra hệ thống làm mát
- Kiểm tra hệ thống đánh lửa
- Kiểm tra hệ thống truyền động
- Văn bản đăng ký thử nghiệm lốp
- Bản vẽ kỹ thuật của sản phẩm
- Bản đăng ký thông số kỹ thuật sản phẩm
Hình 4 3 Kiểm tra thử nghiệm lốp xe
- Kiểm tra áp suất lốp
- Kiểm tra độ bền, độ dãn nở lốp
- Kiểm tra khả năng chịu tải
- Kiểm tra độ sâu rảnh lốp
- Yêu cầu: Số mẫu thử là 03 mẫu cho mỗi kiểu loại lốp cần thử nghiệm (đã được lắp đầy đủ cả vành, săm - nếu có)
- Văn bản đăng ký thử nghiệm kính ô tô
- Bản vẽ kỹ thuật của sản phẩm
- Bản đăng ký thông số kỹ thuật của sản phẩm
Hình 4 4 Kiểm tra thử nghiệm kính
- Kiểm tra độ dày của kính
- Kiểm tra độ trong suốt của kính
- Kiểm tra độ trong suốt của kính
- Kiểm tra tính năng chống tia UV của kính
- Kiểm tra cường độ ánh sáng thấp nhất của kính
- Kiểm tra tính năng chống nóng của kính
- Văn bản đăng ký thử nghiệm gương
- Bản vẽ kỹ thuật của sản phẩm
- Bản đăng ký thông số kỹ thuật sản phẩm
Hình 4 5 Kiểm tra thử nghiệm gương
- Kiểm tra tính năng chiếu hậu của gương
- Kiểm tra độ bền của gương
- Kiểm tra tính năng cảnh báo điểm mù
- Kiểm tra độ phản chiếu của gương
- Kiểm tra độ rõ nét của hình ảnh phản chiếu
- Văn bản đăng ký thử nghiệm thùng nhiên liệu
- Bản vẽ kỹ thuật của sản phẩm
- Bản đăng ký thông số kỹ thuật sản phẩm
Hình 4 6 Kiểm tra thử nghiệm thùng nhiên liệu
- Kiểm tra thẩm thấu của thùng nhiên liệu
- Kiểm tra khả năng chống va đập của thùng nhiên liệu
- Kiểm tra độ bền của thùng nhiên liệu
- Kiểm tra hệ thống xả khí
- Kiểm tra hệ thống lọc nhiên liệu
- Văn bản đăng ký thử nghiệm vật liệu
- Bản vẽ kỹ thuật của sản phẩm
- Bản đăng ký thông số kỹ thuật sản phẩm
Hình 4 7 Kiểm tra thử nghiệm nội thất
- Đánh giá khả năng chống cháy
- Đánh giá tính năng chống thấm
- Đánh giá tính năng cách âm cách nhiệt
- Đánh giá tính thân thiện với môi trường
4.4.2 Hồ sơ kiểm tra xe cơ giới
- Báo cáo kết quả thử nghiệm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành của Bộ Giao thông vận tải đối với xe cơ giới;
- Hồ sơ thiết kế đã được Cơ quan QLCL thẩm định hoặc các tài liệu thay thế quy định;
- Ảnh chụp kiểu dáng, Bản đăng ký thông số kỹ thuật;
- Bản thống kê các tổng thành, hệ thống sản xuất trong nước và nhập khẩu dùng để sản xuất, lắp ráp sản phẩm theo mẫu quy định ban hành kèm theo thông tư này;
- Đối với linh kiện nhập khẩu thuộc danh mục phải kiểm tra quy định thì Cơ sở sản xuất, lắp ráp xe cơ giới phải cung cấp bản sao chụp có xác nhận của Cơ sở sản xuất một trong các tài liệu sau:
+ Văn bản của Tổ chức nước ngoài, trong nước xác nhận linh kiện nhập khẩu đã được kiểm tra theo hiệp định hoặc thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau mà Việt Nam tham gia ký kết;
+ Giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận kiểu loại linh kiện thỏa mãn quy định ECE tương ứng của Liên Hiệp quốc;
+ Báo cáo kết quả thử nghiệm của Cơ sở thử nghiệm trong đó xác nhận linh kiện thỏa mãn tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành của Việt Nam
- Bản mô tả quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm;
- Bản thuyết minh phương pháp và vị trí đóng số khung, số động cơ;
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng và bảo hành sản phẩm
4.4.3 Kiểm tra chất lượng tại cơ sở sản xuất
Hồ sơ kiểm tra cơ sở sản xuất lắp ráp:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh của cơ sở lắp ráp
- Giấy phép lắp ráp ô tô do cơ quan quản lý nhà nước cấp
- Chứng chỉ đào tạo nghề của công nhân lắp ráp ô tô
- Các giấy tờ về đăng ký và kiểm định chất lượng của dụng cụ thiết bị, máy móc sử dụng trong quá trình lắp ráp ô tô
- Quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra chất lượng cho từng kiểu loại sản phẩm Đánh giá điều kiện cơ sở sản xuất lắp ráp
Quá trình này được tiến hành khi đã cấp giấy chứng nhận theo quy định Việc đánh giá bao gồm một loạt nội dung như sau: quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm; quy định về lưu trữ và kiểm soát hồ sơ chất lượng; tình hình nhân lực tham gia vào quá trình sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng; trang thiết bị sử dụng để kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng; cũng như hoạt động của hệ thống kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, lắp ráp, kiểm tra chất lượng sản phẩm và đưa sản phẩm ra thị trường
Chu kỳ đánh giá được thực hiện để xác định việc duy trì và đảm bảo chất lượng tại cơ sở sản xuất đối với các sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại và thực hiện mỗi 24 tháng
Thực hiện khi có yêu cầu bằng văn bản từ các cơ quan chức năng hoặc dựa trên phản ánh và khiếu nại có căn cứ về chất lượng sản phẩm trên thị trường Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra đột xuất đối với cơ sở sản xuất để kiểm tra tuân thủ các quy định được đề cập trong Thông tư này Cấp giấy chứng nhận C.O.P
Chứng nhận COP (Confomity of Production) là một tài liệu xác nhận rằng các sản phẩm đã được kiểm định và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được quy định bởi tổ chức, cơ quan hoặc quy định pháp luật tương ứng
Là quá trình xem xét, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng, quá trình sản xuất, lắp ráp sản phẩm, hoạt động của hệ thống kiểm tra chất lượng tại cơ sở sản xuất trong quá trình sản xuất, lắp ráp nhằm đảm bảo chất lượng ATKT & BVMT đối với kiểu loại xe đăng ký chứng nhận chất lượng, đáp ứng các các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định đối với kiểu loại sản phẩm
Cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
Cơ quan Quản lý chất lượng căn cứ vào hồ sơ kiểm tra sản phẩm theo quy định và báo cáo kết quả đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Cơ sở sản xuất để cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (gọi tắt là giấy chứng nhận) cho kiểu loại sản phẩm theo mẫu tương ứng được quy định ban hành kèm theo Thông tư này
- Cơ sở sản xuất lập hồ sơ kiểm tra sản phẩm theo quy định và nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt Nam;
- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ kiểm tra sản phẩm:
+ Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn Cơ sở sản xuất hoàn thiện lại;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì thống nhất về thời gian và địa điểm thực hiện đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Cơ sở sản xuất;
- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra nội dung hồ sơ và thực hiện đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Cơ sở sản xuất theo quy định:
+ Nếu chưa đạt yêu cầu thì thông báo để Cơ sở sản xuất hoàn thiện lại;
+ Nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận
01 bộ hồ sơ kiểm tra sản phẩm bao gồm:
- Hồ sơ kiểm tra của linh kiện
- Hồ sơ kiểm tra của xe cơ giới
- Hồ sơ kiểm tra cơ sở sản xuất
NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ QUY ĐỊNH CẢI TẠO NÂNG CẤP
Đăng kiểm dạng ô tô chassi và nâng cấp xe chuyên dụng
Ô tô sát xi là ô tô ở dạng bán thành phẩm, có thể tự di chuyển, có buồng lái hoặc không có buồng lái, không có thùng chở hàng, không có khoang chở khách, không gắn thiết bị chuyên dùng
Hình 5 1 Sát xi xe tải KIA
Việc đăng kiểm ô tô sát xi trước khi nâng cấp trên nền sát xi sẽ giúp cho nhà sản xuất đơn giản được thủ tục đăng kiểm Nâng cấp xe chuyên dụng trên nền xe sát xi là quá trình cải tiến và thay đổi các thành phần và hệ thống trên xe sát xi để phục vụ cho mục đích chuyên dụng cụ thể
Hình 5 2 Xe tải KIA nâng cấp thành xe chuyên dụng
5.1.1 Ưu điểm và nhược điểm của việc nâng cấp xe chuyên dụng trên nền sát xi ô tô
- Giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí về thủ tục hồ sơ vì chỉ cần chứng nhận chất lượng trên 1 sát xi xe thì có thể làm được nhiều loại xe trên nền sát xi đã được chứng nhận
- Tiết kiệm về thời gian: Việc sử dụng nền sát-xi ô tô cho xe chuyên dụng có thể giảm thiểu thời gian và chi phí phát triển Thay vì phải thiết kế một nền tảng hoàn toàn mới, nhà sản xuất có thể tận dụng thiết kế sẵn có của sát-xi ô tô và chỉ tập trung vào việc cải tiến phần chuyên dụng
- Tiết kiệm chi phí: Thay vì mua một chiếc xe chuyên dụng mới, việc nâng cấp trên nền sát xi của chiếc xe cũ có thể giúp tiết kiệm được chi phí đáng kể
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng: Việc nâng cấp xe chuyên dụng trên nền sát xi ô tô giúp đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng một cách tốt hơn, đặc biệt là khi người dùng muốn thực hiện các công việc đặc thù như vận chuyển hàng hóa, xây dựng, …
- Chỉ phù hợp nâng cấp cho xe tải, khó ứng dụng trên xe ô tô con và xe bus
- Hạn chế tính chuyên dụng: Xe được nâng cấp từ xe sát xi không thể có tính chuyên dụng cao như một chiếc xe chuyên dùng mới, do các thiết bị và linh kiện không được thiết kế đặc biệt cho mục đích chuyên dùng
- Chi phí bảo trì và sửa chữa cao hơn: Vì các thiết bị và linh kiện được sử dụng trong quá trình nâng cấp thường có giá cao hơn, việc bảo trì và sửa chữa xe chuyên dùng nâng cấp từ xe sát xi cũng có thể tốn kém hơn so với xe chuyên dùng mới
- Khả năng chịu tải: Sát-xi ô tô đã được thiết kế để chịu tải trọng từ động cơ và hệ thống truyền động Tuy nhiên, khi nâng cấp cho mục đích chuyên dụng, sự thay đổi trong tải trọng và áp lực có thể yêu cầu việc tăng cường hoặc tùy chỉnh thêm để đảm bảo tính an toàn và độ bền
5.1.2 Quy định về việc nâng cấp thành xe chuyên dùng trên nền sát xi ô tô
Dưới đây là một số quy định cơ bản cần tuân thủ về an toàn, bảo vệ môi trường và đăng ký xe theo quy định của pháp luật:
- Đăng ký và đăng kiểm xe: Việc nâng cấp xe chuyên dụng trên nền sát xi ô tô phải được đăng ký và đăng kiểm xe theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ Để đăng ký và đăng kiểm xe, chủ xe phải cung cấp các giấy tờ liên quan đến xe và các bộ phận đã thay đổi
- Quy định về an toàn: Việc nâng cấp xe chuyên dụng trên nền sát xi ô tô cần tuân thủ các quy định về an toàn giao thông Các bộ phận thay đổi trên xe phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và được lắp đặt đúng cách Ngoài ra, các bộ phận phải được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo tính an toàn cho người lái và người tham gia giao thông
- Quy định về bảo vệ môi trường: Việc nâng cấp xe chuyên dụng trên nền sát xi ô tô cần tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường Các bộ phận thay đổi trên xe không được gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, ví dụ như tăng khí thải độc hại
- Quy định về trọng tải: Việc nâng cấp xe chuyên dụng trên nền sát xi ô tô cần tuân thủ các quy định về trọng tải, phải đảm bảo trọng tải của xe không vượt quá giới hạn được quy định
- Chế độ bảo hành: Các linh kiện mới được nâng cấp thêm vào xe phải có chế độ bảo hành, giúp đảm bảo quyền lợi của người sử dụng
Cải tạo ô tô đã qua sử dụng
Việc nâng cấp cải tạo ô tô đã qua sử dụng đang trở thành một xu hướng phổ biến trong ngành công nghiệp ô tô hiện nay Điều này đặc biệt phù hợp với người tiêu dùng có ngân sách hạn chế nhưng muốn sở hữu một chiếc xe đáp ứng nhu cầu của mình Một khía cạnh quan trọng khác của việc nâng cấp cải tạo ô tô đã qua sử dụng là cải thiện tính năng an toàn Việc thêm hệ thống camera quan sát, hệ thống cảnh báo va chạm và hệ thống hỗ trợ đỗ xe có thể giúp tăng cường tính an toàn khi sử dụng xe Tuy nhiên, khi thực hiện nâng cấp cải tạo ô tô đã qua sử dụng, người dùng cần phải lựa chọn những bộ phận chính hãng và đảm bảo chất lượng để đảm bảo an toàn khi sử dụng Điều này cũng có thể đòi hỏi một số khoản chi phí đáng kể
Tóm lại, việc nâng cấp cải tạo ô tô đã qua sử dụng đang trở thành một xu hướng phổ biến và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng có ngân sách hạn chế Tuy nhiên, việc thực hiện nâng cấp cần được thực hiện bởi các chuyên gia đảm bảo tính an toàn và chất lượng của xe
Hình 5 3 Xe du lịch đã được cải tạo thành xe mobihome lưu động 5.2.1 Ưu điểm và nhược điểm của việc cải tạo ô tô
- Tiết kiệm chi phí: Nâng cấp cải tạo ô tô đã qua sử dụng thường có chi phí thấp hơn so với việc mua một chiếc ô tô mới, đặc biệt là với người tiêu dùng có ngân sách hạn chế
- Tăng cường tính an toàn: Việc nâng cấp hệ thống an toàn như hệ thống camera quan sát, cảnh báo va chạm, hỗ trợ đỗ xe có thể giúp tăng cường tính an toàn khi sử dụng xe
- Tùy chỉnh cá nhân hóa: Cải tạo ô tô cho phép chủ sở hữu thể hiện cá tính và phong cách của mình thông qua thiết kế và các yếu tố thẩm mỹ của xe Không chỉ là phương tiện di chuyển, một chiếc ô tô cải tạo còn là biểu tượng cá nhân của chủ nhân
- Tích hợp công nghệ mới: Cải tạo ô tô cung cấp cơ hội tích hợp các công nghệ mới như hệ thống giải trí, hệ thống thông tin và giám sát xe từ xa Điều này cải thiện tính năng và tiện ích của xe
- Không đảm bảo tính an toàn: Việc nâng cấp cải tạo ô tô đã qua sử dụng có thể dẫn đến các vấn đề an toàn nếu việc lắp đặt không đúng cách hoặc sử dụng các bộ phận không đảm bảo chất lượng
- Khó bảo trì: Việc nâng cấp cải tạo ô tô có thể làm cho việc bảo trì và sửa chữa xe trở nên khó khăn, đặc biệt là nếu các bộ phận được thay đổi không phải là bộ phận chính hãng
- Khó khăn trong việc tìm kiếm linh kiện thay thế: Một số linh kiện của xe có thể không còn được sản xuất hoặc khó khăn trong việc tìm kiếm linh kiện thay thế, đặc biệt là đối với các dòng xe cũ và hiếm
- Tiêu hao nhiên liệu tăng: Cải tạo ô tô thường liên quan đến việc nâng cấp động cơ và hiệu suất, nhưng đôi khi điều này có thể dẫn đến tăng tiêu hao nhiên liệu Điều này có thể ảnh hưởng đến tính kinh tế và bền vững của việc sử dụng xe
- Mất giá trị kinh tế khi bán: Trong một số trường hợp, việc cải tạo ô tô có thể làm giảm giá trị xe Một số người mua xe có thể không quan tâm đến các cải tiến chuyên dụng và việc thay đổi quá mức có thể làm mất đi sự hấp dẫn của xe trên thị trường cũ
5.2.2 Các quy định về cải tạo ô tô đã qua sử dụng
Căn cứ theo Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT Quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Việc cải tạo xe cơ giới và xe cơ giới sau khi cải tạo phải phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới khi tham gia giao thông và phải tuân thủ các quy định sau đây:
- Không được cải tạo mục đích sử dụng (công dụng) của xe cơ giới đã có hơn 15 năm kể từ năm sản xuất ban đầu đến thời điểm thẩm định thiết kế
- Không được chuyển đổi xe cơ giới chuyên dùng nhập khẩu thành loại xe cơ giới khác trong vòng 05 năm, hoặc xe đông lạnh nhập khẩu thành loại xe khác trong vòng
03 năm, tính từ ngày cấp biển số đăng ký lần đầu
- Không được cải tạo thùng xe của xe tải nhập khẩu, sản xuất mới, hoặc lắp ráp, nếu chưa qua sử dụng trong vòng 06 tháng, kể từ ngày kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường lần đầu đến thời điểm thẩm định thiết kế (ngoại trừ trường hợp cải tạo thành xe tập lái hoặc sát hạch, cải tạo lắp đặt thêm mui phủ cho xe tải thùng hở)
Nâng cấp sản phẩm cùng kiểu loại
Nâng cấp sản phẩm ô tô cùng kiểu loại nhằm tăng tính tiện nghi và thẩm mỹ là quá trình thêm hoặc thay đổi các linh kiện và phụ kiện trên các chiếc xe cùng kiểu loại để cải thiện tính năng, tính tiện nghi và thẩm mỹ
Hình 5 4 Xe giường nằm THACO phiên bản thường
Sau khi nâng cấp có thể cung cấp các tính năng tiện nghi mới, như hệ thống giải trí nâng cao, hệ thống định vị GPS, hệ thống âm thanh, hệ thống điều khiển thông minh và các tính năng khác để cải thiện trải nghiệm lái xe và sự thoải mái cho khách hàng
Hình 5 5 Xe giường nằm THACO đã được nâng cấp 5.3.1 Ưu điểm và nhược điểm của việc nâng cấp sản phẩm cùng kiểu loại
- Cải thiện hiệu suất: Nâng cấp các thành phần như động cơ, hệ thống treo, hộp số và hệ thống phanh có thể cải thiện hiệu suất lái xe Điều này có thể dẫn đến tốc độ cao hơn, khả năng tăng tốc tốt hơn và khả năng vượt xe an toàn hơn
- Tạo ra sự khác biệt và sáng tạo: Việc thêm các linh kiện và phụ kiện trên xe giúp tạo ra sự khác biệt và sáng tạo trong phong cách của chiếc xe
- Cải thiện tính năng và tính năng của xe: Việc nâng cấp các linh kiện như hệ thống giải trí, hệ thống âm thanh, đèn pha LED có thể giúp nâng cao trải nghiệm lái xe và cải thiện tính năng của chiếc xe
- Tùy chỉnh và cá nhân hóa: Khách hàng có thể tùy chỉnh và cá nhân hóa chiếc xe theo sở thích và nhu cầu của mình, giúp nó trở thành một sản phẩm duy nhất và thể hiện cá tính của chủ xe
- Không được thay đổi về kích thước, kiểu dáng, động cơ …
- Chỉ được thay đổi về vị trí ghế nhưng không được thay đổi số lượng ghế
- Khó tổ chức sản xuất hàng loạt
- Mất giá trị khi bán lại: Một số nâng cấp có thể làm giảm giá trị tái bán của xe
Mọi người thường có xu hướng tin rằng những chiếc xe nguyên bản là có giá trị hơn trong mắt người mua so với những chiếc xe đã được nâng cấp
5.3.2 Quy định về việc nâng cấp xe cùng kiểu loại
Sản phẩm cùng kiểu loại là những sản phẩm thuộc sở hữu công nghiệp của cùng một chủ sở hữu, chia sẻ cùng một nhãn hiệu, thiết kế và các thông số kỹ thuật, và được sản xuất thông qua cùng một quy trình công nghệ
Với những xe có các cải tiến nhằm cải thiện tiện nghi và thẩm mỹ, chúng vẫn có thể được xem xét là sản phẩm cùng kiểu loại nếu chúng duy trì tuân theo tất cả các tiêu chuẩn và quy định hiện hành và không thay đổi các thông số kỹ thuật dưới đây:
- Kích thước và khối lượng cơ bản của ô tô (không vượt quá giới hạn sai số cho phép được quy định tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành);
- Số người cho phép chở, bao gồm cả người lái;
- Thiết kế, cấu trúc của cabin, khung hoặc thân vỏ ô tô;
- Kiểu và loại động cơ, hộp số, cầu chủ động;
- Loại nhiên liệu sử dụng;
- Hệ thống phanh: loại cơ cấu phanh và kiểu dẫn động;
- Hệ thống lái: kiểu cơ cấu lái;
- Hệ thống treo: kiểu hệ thống treo và cấu trúc của bộ phận đàn hồi;
- Hệ thống chuyển động: kiểu loại cầu bị động;
- Thiết bị đặc trưng (nếu có): thiết bị chuyên dùng và cơ cấu chuyên dùng
Trường hợp ô tô có các thay đổi như bố trí chỗ ngồi, cỡ lốp, cấu trúc thùng chở hàng, cửa lên xuống khoang hành khách, kiểu đèn và vị trí lắp đặt đèn, hệ thống xử lý khí thải và các thay đổi khác, nhưng vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành và không làm thay đổi các thông số kỹ thuật nêu ở trên, thì sản phẩm vẫn có thể được xem xét là cùng kiểu loại để chứng nhận mở rộng, bổ sung dựa trên kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận.
Xe mua mới từ nhà sản xuất và nâng cấp thêm tiện nghi trên xe
Đối với những chiếc xe đã được chứng nhận chất lượng thì việc nhà máy muốn nâng cấp xe để đáp ứng nhu cầu khách hàng chỉ cần cung cấp giấy chứng nhận chứng lượng của xe đã được xuất xưởng trước đó Còn một số linh kiện nâng cấp thêm trên xe thì cần có giấy chứng nhận đăng kiểm linh kiện của nơi sản xuất Việc làm này sẽ giảm
66 bớt thời gian và chi phí đáng kể cho việc lập hồ sơ và kiểm nghiệm một chiếc xe mới để đi vào sử dụng
Việc nâng cấp thêm vài linh kiện trên chiếc xe mới xuất xưởng từ nhà máy có thể giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mang lại một số lợi ích nhất định cho khách hàng có nhu cầu cá nhân hóa tính năng sử dụng cho mình
Hình 5 6 Xe Bus cao cấp Mercedes-Benz 5.4.1 Ưu điểm và nhược điểm của việc xe mua mới từ nhà sản xuất và nâng cấp thêm tiện nghi trên xe
- Đa dạng về mẫu mã và chủng loại: Nhà máy sản xuất lắp ráp sẽ có sẵn nhiều loại xe khác nhau từ các hãng sản xuất khác nhau, giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn khi mua xe mới Đồng thời, khi nâng cấp thêm vài linh kiện khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy linh kiện phù hợp và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mình
- Giá cả hợp lý: Việc mua xe mới từ nhà sản xuất và nâng cấp thêm vài linh kiện khi đưa vào nhà máy lắp ráp có thể giúp nhà máy tiết kiệm được chi phí so với việc mua một chiếc xe mới hoàn toàn đã được nâng cấp từ nhà sản xuất
- Đảm bảo chất lượng: Nhà máy lắp ráp thường có các tiêu chuẩn chất lượng rất nghiêm ngặt, giúp đảm bảo rằng xe mà khách hàng mua là đúng chất lượng và đạt các tiêu chuẩn an toàn cần thiết
- Thời gian giao xe nhanh chóng: Nhà máy lắp ráp thường có sẵn các xe và linh kiện trong kho, giúp bạn nhận được xe nhanh chóng hơn so với việc mua xe mới từ nhà sản xuất và chờ đợi để được sản xuất và vận chuyển
- Bảo hành: Nhà máy lắp ráp thường cung cấp chế độ bảo hành cho việc lắp ráp và nâng cấp xe, giúp bạn yên tâm hơn khi sử dụng xe
- Tùy chỉnh và cá nhân hóa: Khách hàng có thể tùy chỉnh và cá nhân hóa chiếc xe theo sở thích và nhu cầu của mình, ví dụ như thay đổi màu sơn nâng cấp ghế thương gia, toilet…
- Hạn chế về tùy chỉnh: Nhà máy lắp ráp thường không cho phép tùy chỉnh nhiều về thiết kế bố trí chung
- Đây chỉ là giải pháp trung gian của Thông tư 85 về cải tạo xe cơ giới và nó chỉ hướng đến nhóm ít đối tượng
- Không đảm bảo sự hoàn hảo: Dù bạn có cẩn thận đến đâu trong việc thay đổi và nâng cấp, không phải lúc nào cũng đạt được mức độ hoàn hảo mà bạn mong đợi Có thể xuất hiện các vấn đề không mong muốn hoặc không phù hợp với mong đợi
- Thất thoát giá trị: Việc nâng cấp tiện nghi sau khi mua xe mới có thể làm giảm giá trị của xe khi bạn quyết định bán nó trong tương lai Không phải tất cả các nâng cấp đều được công nhận trong việc định giá xe cũ
5.4.2 Quy định về việc xe mua mới từ nhà sản xuất và nâng cấp thêm vài linh kiện
Việc nâng cấp ô tô trên nền chiếc xe mới xuất xưởng cũng phải tuân thủ các quy định về an toàn và tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan Cụ thể, khi nâng cấp ô tô trên nền chiếc xe mới xuất xưởng, cần tuân thủ các quy định sau đây:
- Tuân thủ theo TT 85/BGTVT về cải tạo xe cơ giới
- Đảm bảo chất lượng: Nhà máy lắp ráp phải đảm bảo chất lượng của xe mới mua từ nhà sản xuất và các linh kiện được nâng cấp thêm phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng được quy định
- Sử dụng linh kiện chính hãng: Tất cả các linh kiện được sử dụng để nâng cấp ô tô trên nền chiếc xe mới xuất xưởng phải được chọn lựa từ các nhà sản xuất uy tín và chính hãng Điều này đảm bảo tính an toàn và chất lượng của ô tô được nâng cấp
- Tuân thủ các quy định về khí thải và môi trường: Việc nâng cấp ô tô trên nền chiếc xe mới xuất xưởng phải tuân thủ các quy định về khí thải và môi trường Các linh kiện được lựa chọn cần đáp ứng tiêu chuẩn về khí thải và không gây ô nhiễm môi trường
- Không làm thay đổi cấu trúc và đặc tính kỹ thuật của xe: Việc nâng cấp ô tô trên nền chiếc xe mới xuất xưởng không được làm thay đổi cấu trúc và đặc tính kỹ thuật của
68 xe, như khối lượng, kích thước, chiều cao của xe Điều này đảm bảo tính an toàn và khả năng vận hành của ô tô được nâng cấp