1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu, thiết kế xe cứu thương trên nền xe van changan

92 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu, thiết kế xe cứu thương trên nền xe van changan
Tác giả Phan Văn Tài
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thành Sa
Trường học Đại học Giao thông Vận tải
Chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 4,49 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TRƯỜNG HẢI (6)
    • 1.1. Giới thiệu chung (16)
      • 1.1.1. Giới thiệu về Tập đoàn Trường Hải (16)
      • 1.1.2. Giới thiệu về Thaco Auto (18)
    • 1.2. Tìm hiểu về văn hóa Thaco và an toàn lao động (19)
      • 1.2.1. Văn hóa thaco (19)
      • 1.2.2. Triết lí kinh doanh (0)
      • 1.2.3. Văn hóa 5S (20)
      • 1.2.4. An toàn lao động (22)
    • 1.3. Nhà máy Thaco Bus và Trung tâm R&D ô tô (23)
      • 1.3.1. Tổng quan về nhà máy Thaco Bus (23)
      • 1.3.2. Dây chuyền sản xuất của nhà máy Thaco Bus (24)
      • 1.3.3. Tìm hiểu về quy định và nội quy của trung tâm R&D ô tô (26)
  • CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ XE Ô TÔ CỨU THƯƠNG TRÊN NỀN XE VAN CHANGAN (6)
    • 2.1. Khái niệm về xe ô tô và xe ô tô cứu thương (29)
      • 2.1.1. Khái niệm về xe ô tô (29)
      • 2.1.2. Khái niệm về xe ô tô cứu thương (29)
      • 2.1.3. Lịch sử phát triển xe ô tô cứu thương (30)
    • 2.2. Tìm hiểu các thông tư, tiêu chuẩn liên quan đến thiết kế xe cứu thương (31)
      • 2.2.1. Sử dụng xe ô tô cứu thương (31)
      • 2.2.2. Tiêu chuẩn của xe ô tô cứu thương (32)
      • 2.2.3. Định mức về sử dụng và trang bị xe ô tô cứu thuong (0)
      • 2.2.4. Thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô cứu thương (38)
    • 2.3. Khái niệm và một số đặc điểm của quá trình thiết kế sơ bộ (39)
      • 2.3.1. Khái niệm thiết kế sơ bộ (39)
      • 2.3.2. Một số đặc điểm của công việc thiết kế sơ bộ (40)
      • 2.3.3. Yêu cầu đầu vào của thiết kế sơ bộ (40)
      • 2.3.4. Yêu cầu kết quả của thiết kế sơ bộ (41)
      • 2.3.5. Chọn thông số cơ bản và lựa chọn linh kiện chính (0)
      • 2.3.6. Thiết kế khối chuẩn (42)
    • 2.4. Khái niệm xe Van và những đặc điểm của xe Van Changan (0)
      • 2.4.1. Khái niệm xe Van (43)
      • 2.4.2. Những đặc trưng cơ bản của xe Van (44)
      • 2.4.3. Phân loại xe Van (44)
      • 2.4.4. Những quy định về việc di chuyển xe Van (45)
      • 2.4.5. Những đặc trưng cơ bản của xe Van Changan (45)
  • CHƯƠNG 3 TRIỂN KHAI THIẾT KẾ SƠ BỘ (6)
    • 3.1. Tìm hiểu các sản phẩm cùng phân khúc (47)
      • 3.1.1. Phân tích những dòng xe cùng phân khúc (47)
      • 3.1.2. Phân tích cơ sở lựa chọn xe Van Changan (51)
    • 3.2. Thông số kỹ thuật xe Van Changan (0)
    • 3.3. Trang bị trên xe Van Changan (53)
    • 3.4. Quá trình thiết kế sơ bộ xe ô tô cứu thương (54)
      • 3.4.1. Quá trình thiết kế sơ bộ (0)
      • 3.4.2. Quá trình thiết kế khoang nội thất (56)
    • 3.5. Những điểm cần lưu ý trong bố trí khoang nội thất (57)
    • 3.6. Phân tích bố trí chung trên xe ô tô cứu thương (58)
      • 3.6.1. Không gian khoang cứu thương (58)
      • 3.6.2. Không gian khoang lái (59)
      • 3.6.3. Không gian lưu trữ trên xe (59)
      • 3.6.4. Ghế dành cho nhân viên y tế (60)
      • 3.6.5. Cán cứu thương (61)
      • 3.6.6. Các trang bị khác trong khoang nội thất của xe ô tô cứu thương (0)
      • 3.6.7. Thiết bị hỗ trợ y tế khác (62)
  • CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ KHOANG NỘI THẤT XE Ô TÔ CỨU THƯƠNG TRÊN NỀN XE VAN CHANGAN (6)
    • 4.1. Tổng hợp trang bị trên xe ô tô cứu thương (67)
    • 4.2. Tổng quan về phần mềm Catia (69)
      • 4.2.1. Giới thiệu về phần mềm Catia (69)
      • 4.2.2. Một số đặc điểm nổi bật của phần mềm Catia (71)
      • 4.2.3. Các Module chức năng của Catia (71)
      • 4.2.4. Khái quát trình tự thiết kế trong Catia (72)
    • 4.3. Triển khai thiết kế khoang cứu thương (74)
      • 4.3.1. Sơ đồ bố trí chung khoang nội thất (0)
      • 4.3.2. Lựa chọn thông số của các thiết bị trong khoang cứu thương (77)
        • 4.3.2.1. Khoang nội thất xe cứu thương (77)
        • 4.3.2.2. Cán cứu thương (78)
        • 4.3.2.3. Ghế dành cho nhân viên y tế (79)
        • 4.3.2.4. Ghế dành cho Bác sĩ chính (80)
        • 4.3.2.5. Không gian lưu trữ bên trong khoang cứu thương (81)
        • 4.3.2.6. Cửa sau của khoang cứu thương (81)
    • 4.4. Bản dựng 3D tổng thể xe ô tô cứu thương (82)
    • 4.5. Thiết kế các vật gá dụng cụ được sử dụng trong xe cứu thương (83)
  • CHƯƠNG 5: QUY ĐỊNH VỀ BẢO DƯỠNG, SỮA CHỮA XE Ô TÔ CỨU THƯƠNG (6)
    • 5.1. Quản lý, sử dụng xe ô tô cứu thương (87)
    • 5.2. Bảo dưỡng xe ô tô cứu thương (0)
      • 5.2.1. Mục đích bảo dưỡng (88)
      • 5.2.2. Một số hạng mục bảo dưỡng và thay thế định kỳ tính theo số Km (0)
  • KẾT LUẬN (91)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (92)

Nội dung

Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.

TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TRƯỜNG HẢI

Giới thiệu chung

1.1.1 Giới thiệu về tập đoàn Trường Hải

Hình 1.1: Các thương hiệu của tập đoàn Trường Hải

Công ty cổ phần tập đoàn Trường Hải (Trường Hải Group), tiền thân là công ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO) được thành lập vào ngày 29/04/1997 tại Đồng Nai Người sáng lập là ông Trần Bá Dương, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Văn phòng tổng quản tại TP Hồ Chí Minh đặt tại tòa nhà IIA, số 10 đường Mai Chí Thọ, phường Thủ Thiêm, quận 2 Với tầm nhìn trở thành tập đoàn công nghiệp hàng đầu khu vực Asean

Thaco là doanh nghiệp hàng đầu và có quy mô lớn nhất Việt Nam Sau tái cấu trúc vào năm 2021, Thaco Auto hoạt động theo mô hình tập đoàn (Sub-Hoding) phụ trách lĩnh vực nhập khẩu, sản xuất lắp ráp, phân phối bán, bán lẻ và dịch vụ sữa chữa ô tô, xe máy

✓ Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn công nghiệp đa ngành hàng đầu khu vực Asian, phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới

✓ Sứ mệnh: Mang lại giá trị cho khách hàng, xã hội và góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển của nền kinh tế đất nước

✓ Chiến lược: Thaco là tập đoàn công nghiệp đa ngành bao gồm: Ô tô, nông nghiệp, cơ khí & công nghiệp hỗ trợ, logistics, đầu tư – xây dựng và thương mại – dịch vụ có tính bổ trợ và tích hợp cao theo xu thế hội nhập Quốc tế và số hóa

Qua 26 năm hình thành và phát triển, Thaco đã phát triển vượt bậc trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành lớn nhất cả nước với các ngành có tính bổ trợ cho nhau bao gồm:

✓ Thaco Auto (ô tô): Là ngành nghề chính và chủ lực của Thaco kể từ ngày thành lập Thaco Auto hoạt động theo mô hình tập đoàn phụ trách lĩnh vực nhập khẩu, lắp ráp sản xuất, phân phối và bán lẻ các dịch vụ liên quan đến ô tô, xe máy

✓ Thaco Agri (Nông - Lâm nghiệp): Là lĩnh vực nông nghiệp của Thaco, Thaco Agri được thành lập vào năm 2018, mang trong mình sứ mệnh “ Nâng tầm nông nghiệp Việt Nam”, kế thừa nền tảng quản trị nông nghiệp, mô hình sản xuất kinh doanh được tích hợp và tiềm lực của Thaco Đến nay Agri đã sở hữu hớn 48 000 ha đất tại Việt Nam, Campuchia, Lào và điều hành toàn bộ bất động sản của công ty HAGL Agrico tại Lào và Campuchia

✓ Thadico (bất động sản): Hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng các dự án KCN, khu đô thị, bất động sản và giao thông,… Hình thành nên hệ sinh thái bền vững theo chiến lược đa ngành của Thaco Những dự án tiêu biểu của Thadico:

• Nút giao thông vòng xuyến 2 tầng Chu Lai

• Cầu Ba Son (Thủ Thiêm 2)

• Các khu công nghiệp thuộc Thaco (KCN cơ khí ô tô Thaco Chu Lai, KCN chuyên nông nghiệp Thaco Thái Bình,…)

✓ Thilogi ( Logistics): là tổng công ty tổ chức và cung ứng dịch vụ giao nhận - vận chuyển trọn gói cung ứng các giải pháp logistics tối ưu phục vụ khách hàng và đối tác

Mô hình kinh doanh của Thilogi là sự tích hợp tổng thể các dịch vụ riêng lẻ như vận tải đường bộ, vận tải biển, vận tải nông sản, dịch vụ cảng, hệ thống kho hàng, kho lạnh,…

✓ Thiso (Thương mại – Dịch vụ): Năm 2020, thành lập công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Quốc tế Thiso để đầu tư phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh thương mại dich vụ thông qua hợp tác chuyển nhượng, liên doanh với các đối tác thương hiệu cũng như tự đầu tư phát triển

✓ Thaco Industries (Cơ khí): Hoạt động trong lĩnh vực cơ khí và công nghiệp hỗ trợ Với khởi điểm là mua bán, sữa chữa xe đã qua sử dụng, nhập linh kiện xe để lắp ráp Từ nguồn lực và kinh nghiệm đã tích lũy, thaco tái cấu trúc và thành lập Tổng

3 công ty cơ khí và công nghiệp hỗ trợ - Thaco Industries gồm 19 nhà máy sản xuất cơ khí và linh kiện phụ tùng, trung tâm R&D ô tô và trung tâm thử nghiệm tại thaco cung cấp những sản phẩm dịch vụ trong và ngoài nước

1.1.2 Giới thiệu về Thaco Auto

Hình 1.2: Công ty TNHH Thaco Auto

Công ty TNHH Thaco Auto được thành lập vào ngày 17/12/2020, là tập đoàn thuộc Thaco Hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp, phân phối bán lẻ, nhập khẩu dịch vụ sữa chữa ô tô, xe máy

Tổ hợp các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô và xe máy được đặt tại KCN Thaco Chu Lai gồm: Nhà máy Thaco Kia, Thaco Mazda, Luxury Car, nhà máy xe du lịch chuyên dùng cao cấp, nhà máy sản xuất xe mô tô, Thaco Bus và Thaco Tải Đặc biệt Thaco Auto còn phát triển các sản phẩm ô tô chuyên dùng theo từng nhóm ngành nghề lĩnh vực liên quân đến ô tô, xe máy Mô hình kinh doanh được thiết lập theo chuỗi giá trị từ sản xuất (tại Chu Lai) đến kinh doanh (phân phối và bán lẻ) bao gồm các chủng loại xe từ du lich, xe bus, xe tải, xe chuyên dùng thuộc thương hiệu ô tô quốc tế (KIA, Mazda, Peugeot, BMW, Foton, Misubishi Fuso,…) Thương hiệu Thaco và hệ thống bán lẻ với hơn 400 showrom, xưởng dịch vụ ủy quyền chính hãng, các thương hiệu trải dài khắp các tỉnh thành từ Bắc đến Nam

Về hoạt động sản xuất Thaco Auto sản xuất và lắp rắp ô tô, xe máy đặt tại KCN Thaco Chu Lai (Quảng Nam) gồm 6 nhà máy được chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp,…Với hệ thống máy móc tự động, đáp ứng số hóa trong quản trị sản xuất:

✓ Nhà máy xe du lịch chuyên dùng cao cấp

Tìm hiểu về văn hóa Thaco và an toàn lao động

Lấy con người làm nguồn lực, làm trung tâm cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh Khách hàng là người quyết định sự tồn tại Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng cho sự phát triển bền vững Từ đó, mọi tổ chức hoạt động của công ty đều xoay quanh 3 vấn đề trụ cột cơ bản là con người – khách hàng – văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa về sự đổi mới: Từ ban lãnh đạo đến đội ngũ nhân viên luôn đổi mới để phát triền sáng tạo liên tục nhằm xây dựng đội ngũ đầy tâm huyết, bền bỉ và có sự khát khao vươn xa Với những doanh nghiệp như Thaco, muốn thành công phải đi đôi với sáng tạo để tạo ra những mẫu sản phẩm độc đáo đòi hỏi tất cả nhân viên phải nâng cao tư duy độc lập và khả năng phản biện

Văn hóa luôn cởi mở, biết và muốn lắng nghe: Ban lãnh đạo sẵn sàng lắng nghe đóng góp của cá nhân Ngoài ra, công ty còn coi trọng ứng xử của cá nhân nhằm hướng đến sự tốt đẹp trong mối quan hệ, thái độ giữa các cá nhân, từ đó tạo nên sự khác biệt, nét độc đáo và sự gắn kết cho toàn công ty

Nền tảng tạo nên thành công và phát triển bền vững, hướng đến việc xây dựng đội ngũ nhân viên có ý trí và thái độ tích cực trong công việc, luôn học hỏi phát triển đển hoàn thiện bản thân Thaco đề ra các chuẩn mực ứng xử thể hiện đặc trưng văn hóa và định hướng cách ứng xử theo tính kĩ luật của nguyên tắc 8T: Tận tâm - Trung thực - Trí tuệ - Tự tin - Tôn trọng - Trung tín - Tận tình - Thuận tiện

Bên cạnh kỹ luật, văn hóa Thaco còn đề cao tính nhân văn “đóng góp , cống hiến cho xã hội” thông qua các sản phẩm và dịch vụ, luôn thể hiện trách nhiệm với xã hội Trong những năm qua “ tiêu chí 8T” đóng vai trò cốt lõi trong văn hóa Thaco mà

5 mỗi cán bộ nhân viên đều hướng đến, góp phần tạo nên hình ảnh thương hiệu và tiêu biểu cho nền công nghiệp nhà nước

Công ty luôn tạo môi trường làm việc đặc thù và ưu việt để nhân sự được phát triển toàn diện nhằm đáp ứng được nhu cầu hội nhập, đóng góp cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của quốc gia Văn hóa Thaco được thể hiện qua mỗi nhân sự, cách ứng xử của mình trong công việc hằng ngày, với phương châm “ mỗi nhân sự là một đại sứ thương hiệu”

Triết lý “tận tâm phục vụ” luôn được Thaco Auto đặt lên hàng đầu, thể hiện qua ứng sử trong công việc Đối với khách hàng: Chú trọng việc mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ Lịch sự, nhiệt tình, thân thiện, giữ chữ tín và đảm bảo sự chuyên nghiệp trong các giao dịch Đối với cộng đồng: Ứng sử phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, đề cao đạo đức kinh doanh và nổ lực đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng Đối với bản thân: Luôn rèn luyện học tập nâng cao kiến thức và kỹ năng, có ý thức đóng góp cống hiến, thái độ sống và làm việc tích cực, tâm thế chủ động, phong cách chuyên nghiệp, ứng sử chuẩn mực

Quy trình 5s là một công cụ sản xuất tinh gọn nhằm cải thiện hiệu quả nơi làm việc và giảm bớt nguồn lực lãng phí Bằng cách cung cấp một khuôn khổ có hệ thống cho tổ chức và sự sạch sẽ, 5s giúp các doanh nghiệp phòng tránh tình trạng suy giảm năng suất do công việc bị trì hoãn hoặc những khoảng thời gian ngững hoạt động ngoài dự tính

Phương pháp 5s ra đời tại Nhật Bản với mục đích tăng cường hiệu quả công việc, với trọng tâm là cải thiện môi trường làm việc 5s thể hiện rõ tính cẩn thận, tỷ mỹ trong công việc, tính ngăn nắp cũng như hòa đồng giữa đồng nghiệp với nhau Phương pháp 5s là không thể thiếu trong môi trường doanh nghiệp, năng động Điều này có thể đạt được bằng cách tổ chức sắp xếp logic các công cụ và vật liệu đặt ở các vị trí thuận tiện cho các đối tượng dùng đến và phù hợp với tần suất sử dụng

✓ Sàng lọc: Tách biệt những thứ cần thiết khỏi những thứ không cần thiết, sắp xếp các hoạt động nhằm loại bỏ những vật dụng không cần thiết khỏi khu vực làm việc và thực hiện vệ sinh ban đầu

✓ Sắp xếp: Tổ chức và sắp xếp không gian lưu trữ

✓ Sạch sẽ: Làm sạch và kiểm tra khu vực làm việc thường xuyên

✓ Săn sóc: Áp dụng 5s vào quy trình làm việc tiêu chuẩn

✓ Sẵn sàng: Giao trách nhiệm, theo dõi tiến độ và tiếp tục quy trình

Tiêu chuẩn 5s đem lại lợi ích toàn diện cho doanh nghiệp

✓ Trong việc cải thiện nơi làm việc, quy tắc 5S tạo ra môi trường tích cực, sạch sẽ Tích cực vì điều đó sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm, kỷ luật, sáng tạo của nhân viên Nhân viên từ đó có thêm động lực và thêm yêu mếm nơi làm việc Còn sạch sẽ bởi mọi thứ đã được sắp sếp một cách khóa học, chuyên nghiệp

✓ Trong kinh doanh, một doanh nghiệp có văn hóa tốt sẽ tạo được độ tin cậy nhất định Thực hiện tốt quy trình 5s giúp đảm bảo chất lượng hàng hóa, tiết kiệm thời gian sản xuất, luân chuyển và chi phí phải đền bù

Triển khai quy trình 5s trong doanh nghiệp trên thực tế là rất khó khăn, doanh nghiệp cần bắt đầu từng bước thực tế Quyết đinh bộ phận và cá nhân nào sẽ tham gia,

7 đào tạo như thế nào, sử dụng và áp dụng linh hoạt 5s trong công việc Vào mô hình tại các bộ phận, các phòng ban cần phải thực hiện

An toàn lao động là biện pháp, phương thức giúp ngăn ngừa cũng như phòng tránh tai nạn, sự cố khi làm việc cho người lao động Điều này giúp giảm thiểu , hạn chế tối đa thương tích, thiết hại về tính mạng của người lao động và tài sản của doanh nghiệp

An toàn lao động là tổng thể các biện pháp được quy định trong nội quy của đơn vị (doanh nghiệp, nhà máy, xưởng cơ khí,…) Trong các quy định này phản ánh rõ các điều kiện, phương tiện, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết giúp cho người lao động đảm bảo sức khỏe, tính mạng khi làm việc An toàn lao động trong sản xuất được hiểu là các biện pháp, kiến thức được trang bị, hướng dẫn cho người lao động trong quá trình lao động sản xuất Tránh được các rủi ro có thể xảy ra, có được các phương án phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn xảy ra

Hình 1.4: Trang bị bảo hộ an toàn lao động

THIẾT KẾ XE Ô TÔ CỨU THƯƠNG TRÊN NỀN XE VAN CHANGAN

Khái niệm về xe ô tô và xe ô tô cứu thương

2.1.1 Khái niệm về xe ô tô Ô tô là một loại phương tiện đường bộ chạy bằng động cơ, di chuyển thông qua hệ thống truyền động tới bánh xe Benz Patent Motorwagen là chiếc xe đầu tiên được công nhận là xe ô tô (automobile) vào ngày 29/01/1886 tại Mannheim Người sáng chế ra chiếc xe này vào năm 1886 là Karl Benz, sử dụng động cơ đốt trong, chiếc xe có 3 bánh và nó được thiết kế là 1 chiếc xe ô tô Cho đến nay xe ô tô đã được cải tiến để có nhiều mẫu và chủng loại dựa trên nhu cầu khách hàng và thị trường, chẳng hạn như hatchback, sedan, SUV,…

Hình 2.1 Chiếc xe đầu tiên có gắn động cơ 2.1.2 Khái niệm về xe ô tô cứu thương

Xe ô tô cứu thương hay tiếng anh gọi là Ambulance là phương tiện chuyên dùng để vận chuyển bệnh nhân đến điều trị và trong một số trường hợp cũng sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho bệnh nhân Xe ô tô cứu thương dùng để sử dụng đáp ứng các trường hợp khẩn cấp y tế bằng các dịch vụ y tế khẩn cấp Xe ô tô cứu thương được trang bị đèn cảnh báo nhấp nháy và còi báo động

Mục đích chính của xe ô tô cứu thương là cung cấp chăm sóc y tế tại hiện trường và chuyển bệnh nhân bệnh nhân đến nơi khám chữa bệnh một cách nhanh chóng Các xe ô tô cứu thương có thể có nhiều kích cỡ và kiểu dáng khác nhau, từ xe cứu thương thông thường đến xe cứu thương đặc biệt như xe cứu thương di động, xe cứu thương hàng không và xe cứu thương nhanh Sự đa dạng này cho phép xe ô tô cứu thương đa dạng với nhiều địa hình khác nhau cũng như nhiều tình huống khẩn cấp

Hình 2.2: Xe chuyên dùng phục vụ y tế 2.1.3 Lịch sử phát triển xe ô tô cứu thương

Xe ô tô cứu thương đã đi một chặng đường dài , từ xe ngựa kéo cũ kĩ đến những chiếc xe ô tô hiện đại như ngày nay Xe cứu thương là một trong những phương tiện độc đáo dễ nhận biết nhất trên đường, loại xe này đã có lịch sử phát triển lâu dài

Hình 2.3: Xe cứu thương dùng sức ngựa

Tên gọi xe cứu thương trong tiếng Anh là (Ambulance), có nguồn gốc từ tiếng Pháp (Ambulant) Nó cũng có nghĩa là bệnh viện di động được sử dụng cho lần đầu

16 vào năm 1809 Kể từ đó đến nay, xe cứu thương đã trải qua nhiều sự thay đổi lớn Không giống như trước xe được cải tạo nhằm đem đến sự thoải mái và khả năng đạp ứng nhu cầu của hiện tại

Với sự phát triển của ngành ô tô, xe cứu thương cũng có những bước tiến nhất định, xe có khoang cứu thương to hơn, tiện ích hơn Không chỉ dùng sức ngựa, xe bắt đầu dùng hơi nước, điện và cuối cùng là xăng Động cơ xăng thể hiện vượt trội khi vận hành, mang được nhiều thiết bị phục vụ y tế hơn, số lượng nhân viên cùng bác sĩ trên xe cao hơn

Bên trong khoang xe cứu thương ngày nay đáp ứng được mọi nhu cầu như dụng cụ y tế , thuốc men và trang bị sơ cấp cứu tiện nghi hơn Đa số xe cứu thương ngày nay được sử dụng khung gầm xe bán tải, không gian khoang cabin và khoang cứu thương lơn hơn so với trước Nhiều xe cứu thương còn được chế tạo riêng các trang bị theo nhu cầu của khách hàng như bệ đỡ sàn xe, tủ, tời điện, ánh sáng, thiết bị liên lạc phục vụ cho việc cấp cứu,…

Tìm hiểu các thông tư, tiêu chuẩn liên quan đến thiết kế xe cứu thương

Xe ô tô cứu thương phổ biến nhất là phát triển trên cơ sở xe Minibus, xe Van và xe du lịch Nhằm mục đích phục vụ y tế và các công tác liên quan đến y tế Ngoài ra, còn có các loại xe motor cứu thương, xe đạp cứu thương với ưu điểm là có tính cơ động cao trong khu dân cư trật hẹp a) Xe ô tô cứu thương chỉ được sử dụng cho các mục đích sau:

✓ Chở người bệnh cấp cứu hoặc đi đón người bệnh cấp cứu

✓ Chở Bác sĩ, nhân viên y tế, trang bị y tế phục vụ cấp cứu thảm họa, cấp cứu tai nạn giao thông và các nhu cầu liên quan đến chuyên môn khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh b) Xe ô tô cứu thương chỉ được sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên khi có giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực và khi đang thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ c) Không được sử dụng xe cứu thương với các mục đích khác d) Xe ô tô cứu thương sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên khi có giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực Khi đang vận chuyển người bệnh ra vào cơ sở khám chữa bệnh phải tuân theo quy định và hướng dẫn tại cơ sở khám, chữa bệnh

2.2.2 Tiêu chuẩn của xe ô tô cứu thương

Xe cứu thương được xếp vào loại ô tô chuyên dùng, ô tô chở người chuyên dùng, ô tô chở hàng chuyên dùng theo định nghĩa tại TCVN 6211: Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ định nghĩa

Xe ô tô cứu thương phải là xe ô tô đáp ứng yêu cầu tại mục 3.1.2 của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7271:2003 về phương tiện giao thông đường bộ - ô tô Phân loại theo mục đích sử dụng và chỉ được sử dụng khi đáp ứng các yêu cầu sau: a) Tiêu chuẩn đối với trang bị bên ngoài xe ô tô cứu thương được gắn cố định bao gồm:

✓ Có thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, gồm đèn quay và đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe, còi phát tín hiệu ưu tiên Việc cấp phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, theo nghị định 109/2009/NĐ-CP và 27/2017/TT_BYT

Hình 2.5: Đèn tín hiệu ưu tiên

✓ Có thông tin về đơn vị sử dụng được thể hiện ở 2 bên cửa lái chính và cửa lái phụ với kích thước tối thiểu (chiều cao 45cm, chiều rộng 50cm), phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu như:

- Logo đơn vị sử dụng xe (nếu có): Kích thước tối thiểu (chiều cao: 18cm, chiều rộng: 18cm)

- Tên, địa chỉ và số điện thoại liên hệ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 2 điều 2 Thông tư số 27/2017/TT-BYT

- Số giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp

Hình 2.6: Logo đơn vị sử dụng xe, số điện thoại và địa chỉ b) Tiêu chuẩn đối với các trang bị bên trong xe ô tô cứu thương

✓ Cán chính: Loại trượt có dây đai an toàn, có bánh xe (bắt buộc theo 27/2017/TT- BYT)

Hình 2.7: Cán cứu thương chính

✓ Cán phụ (không bắt buộc)

Hình 2.8: Cán cứu thương phụ

✓ Ghế cho nhân viên y tế, số lượng ghế từ 3 ghế trở lên (bắt buộc theo 27/2017/TT- BYT)

Hình 2.9: Ghế dành cho nhân viên y tế

✓ Tấm nhựa lót sàn: Chống trơn trượt, dễ vệ sinh, tẩy rửa, khử trùng và sát khuẩn

✓ Móc treo dịch truyền và đèn chiếu sáng, bố trí đèn trần (bắt buộc theo 27/2017/TT-BYT)

Hình 2.10: Móc treo dịch truyền

✓ Đèn chiếu sáng trong xe sử dụng cho việc cấp cứu người bệnh

Hình 2.11: Đèn chiếu sáng trong xe cứu thương

✓ Vách ngăn giữa khoang lại và khoang cứu thương (không bắt buộc)

Hình 2.13: Vách ngăn giữa khoang lái và khoang cứu thương

✓ Hốc, giá, tủ đựng chuyên dùng để lắp đặt thiết bị y tế kèm theo hệ thống cung cấp khí ô xi, dụng cụ cấp cứu đảm bảo thuận tiện khi thao tác, sử dụng và dễ dàng vệ sinh, khử trùng, tẩy rửa Trang bị ổ cắm điện 12V

✓ Điều hòa riêng cho hai khoang (không bắt buộc, thường áp dụng đối với xe có vách ngăn)

Hình 2.14: Điều hòa cho khoang cứu thương

✓ Trang bị 1 kíp cấp cứu ngoài viện thì trên xe ô tô cứu thương phải đảm bảo số thuốc và trang thiết bị y tế theo quy định tại Quyết đinh số 3385/QĐ-BYT ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ y tế ban hành danh mục vali thuốc cấp cứu, dụng cụ cấp cứu, thuốc thiết yếu và trang thiết bị thiết yếu cho một kíp cấp cứu ngoại viện trên xe ô tô cứu thương

✓ Tùy theo điều kiện thực tế cần trang bị y tế chuyên môn, dụng cụ cấp cứu, để đảm bảo phục vụ việc cứu chữa bệnh nhân một cách kịp thời

22 c) Ngoài ra trên xe cứu thương còn được trang bị thêm 1 số các thiết bị y tế kèm theo khác nhằm mục đích hỗ trợ cho nhân viên y tế, gồm các thiết bị cần thiết cho việc cấp cứu và trang thiết bị y tế kèm theo:

✓ Micro và loa cho tài xế nhằm phục vu tuyên truyền và trao đồi với nhân viên y tế trong khoang cứu thương

✓ Hệ thống tay vị bám trên trần xe

✓ Túi cứu thương (26 chi tiết)

2.2.3 Định mức về sử dụng và trang bị trên xe ô tô cứu thương

Căn cứ vảo Điều 1 Khoản 4 Thông tư 7/2020/TT-BYT thì tiêu chuẩn về mức sử dụng xe ô tô cứu thương được quy định như sau: a) Đối với cơ quan, đơn vị có chức năng khám, chữa bệnh

✓ Dưới 50 giường bệnh được định mức 1 xe

✓ Từ 50 giường bệnh đến 100 giường bệnh được định mức 2 xe

✓ Từ 100 giường bệnh đến dưới 200 giường bệnh được định mức 3 xe

✓ Từ 200 giường bệnh đến dưới 300 giường bệnh được quy định 4 xe

✓ Từ 300 giường bệnh trở lên, nếu tăng thêm 150 giường bệnh thì định mức được tăng thêm 1 xe b) Trường hợp các cơ sở khám chữa, bệnh có nhu cầu trang bị xe ô tô cứu thương có kết cấu đặc biệt thì việc xác định tiêu chuẩn, đinh mức về xe ô tô cứu thương căn cứ vao tiêu chí quy định tại Điều 4 thông tư 04/2019/NĐ-CP c) Đối với cơ quan, đơn vị có chức năng cung cấp dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bênh:

✓ Việc xác định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô cứu thương căn cứ vào nhu cầu, quy mô dân số, vị trí địa lý và thống kê số lượt cấp cứu, vận chuyển người bệnh trong 3 năm gần nhất để làm cơ sở đề suất định mức báo cáo cấp có thẩm quyền xem

23 xét, thẩm định trên nguyên tắc bảo đảm số lượng phù hợp gắn với việc đầu tư, sử dụng hiệu quả xe ô tô cứu thương

✓ Quy định về định mức xe ô tô cứu thương khác nhau ở mỗi cơ quan, đơn vị sao cho phù hợp với số lượng giường bệnh của mỗi cơ quan, quy mô dân số, vị trí địa lý và số lượt cấp cứu được cập nhật gần nhất d) Việc xác định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng có kết cấu đặc biệt và xe ô tô chuyên dùng có gắn hoặc sử dụng thiết bị chuyên dùng phục vụ công tác chuyên môn y tế căn cứ vào các tiêu chí sau đây:

✓ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt

✓ Cơ cấu tổ chức, quy mô hoạt động được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại Điều lệ tổ chức, hoạt động; Quy hoạch phát triển (nếu có) và tính chất đặc thù của cơ quan, đơn vị y tế

✓ Phạm vi, địa bàn hoạt động, quy mô dân số

Khái niệm và một số đặc điểm của quá trình thiết kế sơ bộ

2.3.1 Khái niệm thiết kế sơ bộ

Thiết kế sơ bộ là quá trình đi từ việc tính toán động lực học để chọn cấu hình khung gầm, bố trí chung tổng thể khung gầm, nội thất, ngoại thất, tính toán khối lượng, giá thành sơ bộ đáp ứng các yêu cầu đầu vào Là quá trình đầu tiên trong quá trình thiết kế một sản phầm hoặc một hệ thống, trong đó các yếu tố chính được xác định và tạo ra một bản mô phỏng ban đầu hoặc bản vẽ sơ bộ

Trong thiết kế sơ bộ, các yếu tố cơ bản của sản phẩm được xác định bao gồm chức năng, hình dạng, kích thước, vật liệu và các yếu tố kỹ thuật khác

Quá trình thiết kế sơ bộ thường bao gồm các bước như sau:

✓ Thu thập thông tin: Xác định thông tin về các yêu cầu đầu vào, các yêu cầu kỹ thuật và thông tin về thị trường, tính khả thi áp dụng khi thực hiện thiết kế, cũng như nhiều yếu tố liên quan khác

✓ Nghiên cứu và phân tích: Nghiên cứu và phân tích các yếu tố liên quan như công nghệ, tiêu chuẩn, quy định, khả năng sản xuất, tính kỹ thuật của thiết kế, khả năng áp dụng

✓ Định hình yếu tố chính: Xác định các yếu tố cơ bản như chức năng, hình dnagj, kích thước, vật liệu và các yêu cầu khác liên quan đến sản phẩm thiết kế

✓ Tạo ra các tùy chọn thiết kế: Tạo ra các bản tùy chọn của thiết kế dựa trên yếu tố chính đã xác định Các tùy chọn này thường được mô phỏng hoặc vẽ sơ bộ để trực quan hóa ý tưởng

✓ Đánh giá và lựa chọn: Đánh giá và so sánh các tùy chọn thiết kế dựa trên các tiêu chí như khả năng thực hiện, hiệu suất, chi phí, tính năng và các yêu cầu khác Sau đó, lựa chọn một tùy chọn thiết kế để tiến tới giai đoạn thiết kế chi tiết

Quá trình thiết kế sơ bộ là một phần quan trọng trong quá trình phát triển sản phẩm hoặc hệ thống, vì nó giúp xác định hướngphát triển và định hình ý tưởng ban đầu Nó cho phép nhà thiết kế và các bên liên quan đánh giá tính khả thi và khả năng thành công của sản phẩm, đồng thời tạo ra một cơ sở để tiếp tục phát triển và hoàn thiện thiết kế trong các giai đoạn tiếp theo

Thiết kế xe ô tô cứu thương dựa trên tổng thể khung gầm 3D cuả xe Van Changan đã có sẵn Dựa vào đó tính toán thiết kế mức độ khả thi khi áp dụng thành xe ô tô cứu thương Thiết kế bố trí nội thất khoang cứu thương cảu xe để có thể chứa các thiết bị y tế và cung cấp không gian thoải mái cho nhân viên y tế và bệnh nhân Đảm bảo khoang có đủ không gian cho việc di chuyển và làm việc, các thiết bị y tế được lắp đặt gọn gàng, tiện lợi trong sử dụng và an toàn

2.3.2 Một số đặc điểm của công việc thiết kế sơ bộ

Yêu cầu đầu vào là những yêu cầu mở hoặc nằm trong khoảng cho phép để người thiết kế có thể lựa chọn và đưa ra phương án phù hợp

Dữ liệu đầu vào dựa trên những bản phác thảo, bản thiết kế xe đã có từ trước Dựa vào dữ liêu đầu vào chưa rõ (vd: thiếu bản vẽ 3D của linh kiện), buộc người thiết kế phải phán đoán và vẽ các phác thảo hình khối

Một trong những ưu tiên của thiết kế sơ bộ là dùng lại các linh kiện đã có Do đó, người thiết kế cần phải am hiểu rộng rãi về các dòng xe đã phát triển trước đó

Mỗi dòng xe mới cần phát triển các linh kiện mới (ghế, máng gió, lối đi, ghế lái,…), người thiết kế không cần vẽ chi tiết mà chỉ cần vẽ khối

Thiết kế sơ bộ không cần phải quá chi tiết, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tính khả thi Do đó, người thiết kế cần phải có kinh nghiệm Thiết kế sơ bộ cần đảm bảo phù hợp với khả năng công nghệ, tính chính xác cũng như độ khả thi Đồng thời để nâng cao tính sáng tạo người thiết kế cần phải đề xuất công nghệ mới

Ngoài ra, người thiết kế cần phải am hiểu về các QCVN và các tiêu chuẩn khác có liên quan đến thiết kê, lắp ráp, tính toán ô tô và các tiêu chuẩn khác của thế giới Để đảm bảo khách quan, người thiết kế cần đưa ra nhiều phương án để hội đồng lựa chọn, hoặc đôi khi cần phải đi khảo sát ý kiến của khách hàng

2.3.3 Yêu cầu đầu vào của thiết kế sơ bộ

TRIỂN KHAI THIẾT KẾ SƠ BỘ

Thông số kỹ thuật xe Van Changan

Xe cứu thương là loại xe ô tô chuyên dụng phục vụ y tế, dùng để đưa đón, vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất Xe cứu thương chỉ được ưu tiên khi đang thực hiện nhiệm vụ chở bệnh nhân cấp cứu hoặc đi đón bệnh nhân cấp cứu Với tình hình giao thông hiện tại ở Việt Nam, cùng với cơ sở vật chất việc cần một phương tiện phù hợp cho việc cấp cứu là rất cần thiết Do đó, tôi đã thực hiện bài luận văn với đề tài “Nghiên cứu, thiết kế xe cứu thương trên nền xe Van Changan” Đề tài là quá trình nghiên cứu về thiết kế, quá trình thiết kế, các tiêu chuẩn, quy định liên quan đến thiết kế xe cứu thương và triển khai bố trí khoang nội thất của xe ô tô cứu thương Bài luận văn được chia làm 5 chương theo trình tự như sau:

Chương 1: Tổng quan về Tập đoàn Trường Hải

Trong chương 1 là phần giới thiệu tổng quan về Tập đoàn Trường Hải, về văn hóa tại Thaco Auto, văn hóa doang nghiệp và các quy định liên quan đến trung tâm R&D ô tô

Chương 2: Thiết kế xe ô tô cứu thương trên nền xe Van Changan

Trình bày các khái niệm liên quan đến ô tô, xe chuyên dùng phục vụ y tế Các thông tư và quy chuẩn liên quan đến thiết kế ô tô

Chương 3: Triển khai thiết kế sơ bộ

Phân tích lý do lựa chọn xe Van Changan, thông số kỹ thuật của xe và các trang bị trên xe Van Changan Trình bày khái niệm thiết kế sơ bộ, quá trình thiết kế sơ bộ xe ô tô cứu thương Phân tích và lựa chọn phương án bố trí khoang nội thất của xe ô tô cứu thương Các trnag bị được bố trí trong khoang nội thất của xe

Chương 4: Thiết kế khoang nội thất xe ô tô cứu thương trên nền xe Van Changan

Triển khai thiết kế khoang nội thất, trình bày phương án bố trí dựa trên sơ đồ đã chọn Lựa chọn thông số của các dụng cụ y tế cần bố trí trong khoang nội thất Vẽ mô hình khối của các dụng cụ y tế được bố trí trong khoang nội thất sử dụng phần mềm Catia

Chương 5: Quy định về bảo dưỡng, sữa chữa xe ô tô cứu thương

Quy định về sử dụng, bảo dưỡng và sữa chữa xe ô tô cứu thương

MỤC LỤC PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI I PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GVHD II PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GVPB III LỜI CẢM ƠN IV TÓM TẮT LUẬN VĂN V MỤC LỤC VI DANH MỤC HÌNH VẼ X DANH MỤC BẢNG BIỂU XIII DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT XIV

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TRƯỜNG HẢI 1

1.1.1 Giới thiệu về Tập đoàn Trường Hải 1

1.1.2 Giới thiệu về Thaco Auto 3

1.2 Tìm hiểu về văn hóa Thaco và an toàn lao động 4

1.3 Nhà máy Thaco Bus và Trung tâm R&D ô tô 8

1.3.1 Tổng quan về nhà máy Thaco Bus 8

1.3.2 Dây chuyền sản xuất của nhà máy Thaco Bus 9

1.3.3 Tìm hiểu về quy định và nội quy của trung tâm R&D ô tô 11

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ XE Ô TÔ CỨU THƯƠNG TRÊN NỀN XE VAN CHANGAN 14

2.1 Khái niệm về xe ô tô và xe ô tô cứu thương 14

2.1.1 Khái niệm về xe ô tô 14

2.1.2 Khái niệm về xe ô tô cứu thương 14

2.1.3 Lịch sử phát triển xe ô tô cứu thương 15

2.2 Tìm hiểu các thông tư, tiêu chuẩn liên quan đến thiết kế xe cứu thương 16

2.2.1 Sử dụng xe ô tô cứu thương 16

2.2.2 Tiêu chuẩn của xe ô tô cứu thương 17

2.2.3 Định mức về sử dụng và trang bị xe ô tô cứu thuong 22

2.2.4 Thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô cứu thương 23

2.3 Khái niệm và một số đặc điểm của quá trình thiết kế sơ bộ 24

2.3.1 Khái niệm thiết kế sơ bộ 24

2.3.2 Một số đặc điểm của công việc thiết kế sơ bộ 25

2.3.3 Yêu cầu đầu vào của thiết kế sơ bộ 25

2.3.4 Yêu cầu kết quả của thiết kế sơ bộ 26

2.3.5 Chọn thông số cơ bản và lựa chọn linh kiện chính 26

2.4 Khái niệm xe Van và những đặc điểm của xe Van Changan 28

2.4.2 Những đặc trưng cơ bản của xe Van 29

2.4.4 Những quy định về việc di chuyển xe Van 30

2.4.5 Những đặc trưng cơ bản của xe Van Changan 30

CHƯƠNG 3 : TRIỂN KHAI THIẾT KẾ SƠ BỘ 32

3.1 Tìm hiểu các sản phẩm cùng phân khúc 32

3.1.1 Phân tích những dòng xe cùng phân khúc 32

3.1.2 Phân tích cơ sở lựa chọn xe Van Changan 36

3.2 Thông số kỹ thuật xe Van Changan 37

3.3 Trang bị trên xe Van Changan 38

3.4 Quá trình thiết kế sơ bộ xe ô tô cứu thương 39

3.4.1 Quá trình thiết kế sơ bộ 39

3.4.2 Quá trình thiết kế khoang nội thất 41

3.5 Những điểm cần lưu ý trong bố trí khoang nội thất 42

3.6 Phân tích bố trí chung trên xe ô tô cứu thương 43

3.6.1 Không gian khoang cứu thương 43

3.6.3 Không gian lưu trữ trên xe 44

3.6.4 Ghế dành cho nhân viên y tế 45

3.6.6 Các trang bị khác trong khoang nội thất của xe ô tô cứu thương 47

3.6.7 Thiết bị hỗ trợ y tế khác 47

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ KHOANG NỘI THẤT XE Ô TÔ CỨU THƯƠNG TRÊN NỀN XE VAN CHANGAN 52

4.1 Tổng hợp trang bị trên xe ô tô cứu thương 52

4.2 Tổng quan về phần mềm Catia 54

4.2.1 Giới thiệu về phần mềm Catia 54

4.2.2 Một số đặc điểm nổi bật của phần mềm Catia 56

4.2.3 Các Module chức năng của Catia 56

4.2.4 Khái quát trình tự thiết kế trong Catia 57

4.3 Triển khai thiết kế khoang cứu thương 59

4.3.1 Sơ đồ bố trí chung khoang nội thất 59

4.3.2 Lựa chọn thông số của các thiết bị trong khoang cứu thương 62

4.3.2.1 Khoang nội thất xe cứu thương 62

4.3.2.3 Ghế dành cho nhân viên y tế 64

4.3.2.4 Ghế dành cho Bác sĩ chính 65

4.3.2.5 Không gian lưu trữ bên trong khoang cứu thương 66

4.3.2.6 Cửa sau của khoang cứu thương 66

4.4 Bản dựng 3D tổng thể xe ô tô cứu thương 67

4.5 Thiết kế các vật gá dụng cụ được sử dụng trong xe cứu thương 68

CHƯƠNG 5: : QUY ĐỊNH VỀ BẢO DƯỠNG, SỮA CHỮA XE Ô TÔ CỨU THƯƠNG 72

5.1 Quản lý, sử dụng xe ô tô cứu thương 72

5.2 Bảo dưỡng xe ô tô cứu thương 73

5.2.2 Một số hạng mục bảo dưỡng và thay thế định kỳ tính theo số Km 73

Hình 1.1: Các thương hiệu của tập đoàn Trường Hải 1

Hình 1.2: Công ty TNHH Thaco Auto 3

Hình 1.4: Trang bị bảo hộ an toàn lao động 7

Hình 1.5: Nhà máy Thaco Bus 8

Hình 1.6: Dây chuyền hàn Thaco Bus 9

Hình 1.8: Dây chuyền lắp ráp Thaco Bus 10

Hình 1.9: Dây chuyền kiểm định Thaco Bus 11

Hình 2.1: Chiếc xe đầu tiên có gắn động cơ 14

Hình 2.2: Xe chuyên dùng phục vụ y tế 15

Hình 2.3: Xe cứu thương dùng sức ngựa 15

Hình 2.4: Không gian bên trong khoang cứu thương hiện đại 16

Hình 2.5: Đèn tín hiệu ưu tiên 17

Hình 2.6: Logo đơn vị sử dụng xe, số điện thoại và địa chỉ 18

Hình 2.7: Cán cứu thương chính 18

Hình 2.8: Cán cứu thương phụ 19

Hình 2.9: Ghế dành cho nhân viên y tế 19

Hình 2.10: Móc treo dịch truyền 20

Hình 2.11: Đèn chiếu sáng trong xe cứu thương 20

Hình 2.13: Vách ngăn giữa khoang lái và khoang cứu thương 21

Hình 2.14: Điều hòa cho khoang cứu thương 21

Hình 2.15: Khối chuẩn sử dụng cho xe ô tô cứu thương 27

Hình 3.2: Xe van Kenbo 2 chỗ 33

Hình 3.4: Bản vẽ kích thước xe cơ sở 39

Hình 3.5 Không gian phía trong xe cứu thương 44

Hình 3.6: Không gian khoang lái 44

Hình 3.7: Không gian lưu trữ thiết bị y tế trên xe 45

Hình 3.8: Ghế dành cho nhân viên y tế 46

Hình 3.10: Đèn chiếu sáng trong khoang cứu thương 47

Hình 4.1: Vùng làm việc Part Design 58

Hình 4.2: Vùng đồ họa Assembly Design 58

Hình 4.3: Vùng làm việc Drafting 59

Hình 4.4: Sơ đồ bố trí trong khoang cứu thương 61

Hình 4.5: Mặt sàn khoang cứu thương 62

Hình 4.6: Mặt sàn cán cứu thương 63

Hình 4.7: Khung để cán cứu thương 64

Hình 4.9: Ghế dành cho nhân viên y tế 65

Hình 4.10: Ghế dành cho Bác sĩ chính 65

Hình 4.11: Tủ đựng trang bị cứu thương 66

Hình 4.12: Cửa sau khoang cứu thương 67

Hình 4.13: Bản dựng 3D tổng thể xe cứu thương 68

Bảng 3.1 Liệt kê một số dòng xe cùng phân khúc 34

Bảng 3.2 Thống kê trang bị trên xe cùng phân khúc 35

Bảng 3.3 Thông số kỹ thuật xe Van Changan 37

Bảng 3.4 Trang bị trên xe Van Changan 38

Bảng 3.5 Các thiết bị hỗ trợ y tế 48

Bảng 4.1 Tổng hợp trang bị trên xe cứu thương 52

Bảng 4.2: Tổng hợp vật gá sử dụng trong khoang cứu thương 69

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

1 ABS Anti-Lock Brake System

(Hệ thống chống bó cứng phanh)

2 EBD Electronic Brake-force Distribution

(Hệ thống phân phối lực phanh điện tử)

3 HAGL Hoàng anh Gia Lai

6 NĐ - CP Nghị đinh – Chính phủ

7 QĐ - BYT Quyết định – Bộ y tế

8 R&D Nghiên cứu và phát triển (Research &

11 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

12 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

13 TT - BYT Thông tư - Bộ y tế

14 TSKT Thông số kỹ thuật

15 TKSB Thiết kế sơ bộ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TRƯỜNG HẢI

1.1.1 Giới thiệu về tập đoàn Trường Hải

Hình 1.1: Các thương hiệu của tập đoàn Trường Hải

Công ty cổ phần tập đoàn Trường Hải (Trường Hải Group), tiền thân là công ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO) được thành lập vào ngày 29/04/1997 tại Đồng Nai Người sáng lập là ông Trần Bá Dương, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Văn phòng tổng quản tại TP Hồ Chí Minh đặt tại tòa nhà IIA, số 10 đường Mai Chí Thọ, phường Thủ Thiêm, quận 2 Với tầm nhìn trở thành tập đoàn công nghiệp hàng đầu khu vực Asean

Thaco là doanh nghiệp hàng đầu và có quy mô lớn nhất Việt Nam Sau tái cấu trúc vào năm 2021, Thaco Auto hoạt động theo mô hình tập đoàn (Sub-Hoding) phụ trách lĩnh vực nhập khẩu, sản xuất lắp ráp, phân phối bán, bán lẻ và dịch vụ sữa chữa ô tô, xe máy

✓ Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn công nghiệp đa ngành hàng đầu khu vực Asian, phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới

✓ Sứ mệnh: Mang lại giá trị cho khách hàng, xã hội và góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển của nền kinh tế đất nước

✓ Chiến lược: Thaco là tập đoàn công nghiệp đa ngành bao gồm: Ô tô, nông nghiệp, cơ khí & công nghiệp hỗ trợ, logistics, đầu tư – xây dựng và thương mại – dịch vụ có tính bổ trợ và tích hợp cao theo xu thế hội nhập Quốc tế và số hóa

Qua 26 năm hình thành và phát triển, Thaco đã phát triển vượt bậc trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành lớn nhất cả nước với các ngành có tính bổ trợ cho nhau bao gồm:

✓ Thaco Auto (ô tô): Là ngành nghề chính và chủ lực của Thaco kể từ ngày thành lập Thaco Auto hoạt động theo mô hình tập đoàn phụ trách lĩnh vực nhập khẩu, lắp ráp sản xuất, phân phối và bán lẻ các dịch vụ liên quan đến ô tô, xe máy

✓ Thaco Agri (Nông - Lâm nghiệp): Là lĩnh vực nông nghiệp của Thaco, Thaco Agri được thành lập vào năm 2018, mang trong mình sứ mệnh “ Nâng tầm nông nghiệp Việt Nam”, kế thừa nền tảng quản trị nông nghiệp, mô hình sản xuất kinh doanh được tích hợp và tiềm lực của Thaco Đến nay Agri đã sở hữu hớn 48 000 ha đất tại Việt Nam, Campuchia, Lào và điều hành toàn bộ bất động sản của công ty HAGL Agrico tại Lào và Campuchia

✓ Thadico (bất động sản): Hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng các dự án KCN, khu đô thị, bất động sản và giao thông,… Hình thành nên hệ sinh thái bền vững theo chiến lược đa ngành của Thaco Những dự án tiêu biểu của Thadico:

• Nút giao thông vòng xuyến 2 tầng Chu Lai

• Cầu Ba Son (Thủ Thiêm 2)

• Các khu công nghiệp thuộc Thaco (KCN cơ khí ô tô Thaco Chu Lai, KCN chuyên nông nghiệp Thaco Thái Bình,…)

✓ Thilogi ( Logistics): là tổng công ty tổ chức và cung ứng dịch vụ giao nhận - vận chuyển trọn gói cung ứng các giải pháp logistics tối ưu phục vụ khách hàng và đối tác

Mô hình kinh doanh của Thilogi là sự tích hợp tổng thể các dịch vụ riêng lẻ như vận tải đường bộ, vận tải biển, vận tải nông sản, dịch vụ cảng, hệ thống kho hàng, kho lạnh,…

✓ Thiso (Thương mại – Dịch vụ): Năm 2020, thành lập công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Quốc tế Thiso để đầu tư phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh thương mại dich vụ thông qua hợp tác chuyển nhượng, liên doanh với các đối tác thương hiệu cũng như tự đầu tư phát triển

Trang bị trên xe Van Changan

Bảng 3.4: Trang bị trên xe Van Changan

Trang bị Xe Van Changan

Kiểu loại – dẫn động Bánh răng – thanh răng có trợ lực điện

Kiểu loại Thủy lực kiểu H có ABS và EBD, phanh trước đĩa, phanh sau tang chống

Dẫn động Thủy lực có trợ lực chân không

Khả năng chịu tải, (kg) 1300

Phanh đỗ xe Kiểu cơ, tác dụng vào bánh sau

ABS Kiểu 4 kênh điện tử

Trước Hệ thống treo Macpheson, kiểu độc lập

Sau Hệ thống treo lá nhíp, kiểu phụ thuộc

Trang bị khác Điều hòa ca bin Đơn

Audio + USB Radio và USB

Kính cửa chỉnh điện Cửa trước

Chụp mâm Không có chụp mâm nhỏ

Option MP5 và Reversing visual

Quá trình thiết kế sơ bộ xe ô tô cứu thương

3.4.1 Quá trình thiết kế sơ bộ

Thiết kế xe ô tô cứu thương là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự hiểu biết, kiến thức chuyên ngành, tính kỹ thuật của người thiết kế Kiến thức đặc biệt về y tế, dịch vụ

40 cứu chữa cùng các thông tư, quy định liên quan đến thiết kế, y tế và các chính sách liên quan

Quá trình thiết kế sơ bộ xe ô tô cứu thương trải qua các hạng mục như:

✓ Nghiên cứu và hiểu yêu cầu: Tìm hiểu và nắm rõ các yêu cầu cụ thể liên quan đến thiết kế và xe ô tô cứu thương Bao gồm việc nghiên cứu các quy định, tiêu chuẩn và yêu cầu của tổ chức y tế và cấp cứu tại khu vực, địa phương áp dụng Hiểu rõ về yêu cầu sẽ giúp định hình được các thiết kế và hoàn thiện được các chức năng trên xe ô tô cứu thương

✓ Xác định các chức năng cần thiết: Xác định các chức năng cần có trên xe cứu thương, bao gồm các thiết bị y tế như cán cứu thương, thiết bị hô hấp, máy trợ tim, máy tạo màng bơm và các dịch vụ y tế khác Xác đinh số lượng người bệnh và nhân viên y tế cần phục vụ để định hình kích thước và sức chứa của xe

✓ Thiết kế khoang nội thất: Thiết kế khoang nội thất của xe để chứa các thiết bị y tế và cung cấp không nhân thoải mái cho bệnh nhân và nhân viên y tế Đảm bảo rằng khoang có đủ không gian cho việc di chuyển và làm việc , các thiết bị y tế được sắp xếp một cách gọn gàng và an toàn trong quá trình sử dụng

✓ Xác định hệ thống treo và lốp xe: Vì xe phải vận chuyển bệnh nhân ở tốc độ cao, hệ thống treo và lốp xe cần được thiết kế để đảm bảo ổn đinh và an toàn Chọn hệ thống treo phù hợp để giảm sốc và rung động trong quá trình di chuyển

✓ Hệ thống an toàn: Thiết kế hệ thống an toàn bao gồm túi khí, hệ thống phanh ABS, hệ thống cảnh báo va chạm và các biện pháp khác để đảm bảo bệnh nhân và nhân viên y tế trong trường hợp tai nạn

✓ Hệ thống thông tin và giải trí: Xem xét các yếu tố thông tin và giải trí cần có trên xe cứu thương, bao gồm hệ thống điều khiển, điều hòa không khí, hệ thống âm thanh, màn hình hiển thị thông tin và các công nghệ kết nối thông minh để hỗ trợ quá trình làm việc của nhân viên y tế

✓ Kiểm tra và thử nghiệm: Sau khi hoàn thành thiết kế sơ bộ, kiểm tra và kiểm nghiệm xe ô tô cứu thương để đảm bảo nó đáp ứng các yêu cầu an toàn và chức năng Kiểm tra chạy thử trên hệ thống nhằm khắc phục những sai sót trong quá trình thiết kế Thử nghiệm bao gồm kiểm tra hệ thống y tế, hệ thống lái, hệ thống phanh, hệ thống treo và các thiết bị khác trên xe

✓ Tương tác với các chuyên gia: Trong quá trình thiết kế, tương tác với các chuyên gia y tế, kỹ sư thiết kế và nhà sản xuất giúp người thiết kế có cái nhìn toàn diện và đảm bảo rằng xe ô tô cứu thương được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn và yêu cầu đã đề ra

✓ Tuân theo quy định và tiêu chuẩn: Đảm bảo rằng thiết kế xe ô tô cứu thương tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến ngành y tế và lĩnh vực cấp cứu Điều này đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của xe ô tô cứu thương trong việc cung cấp chăm sóc y tế và vận chuyển bệnh nhân

3.4.2 Quá trình thiết kế khoang nội thất

Thiết kế khoang nội thất của xe ô tô cứu thương là một phần quan trọng để đảm bảo cung cấp không gian thoải mái và an toàn cho bệnh nhân và nhân viên y tế di chuyển và thực hiện công việc của mình Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét trong quá trình thiết kế khoang nội thất xe ô tô cứu thương:

✓ Kích thước và sắp xếp: Xác định kích thước tổng thể của khoang nội thất bao gồm chiều dài, chiều rộng, chiều cao Xác định khu vực bố trí các thành phần trong khoang nội thất Hạn chế sự chồng chéo giữa các thiết bị y tế với nhau Tính toán khối lượng, kích thước của các thành phần bên trong để tối ưu không gian và tạo ra điều kiện thuận lợi trong quá trình sử dụng Cần thiết kế nhỏ gọn để bố trí dựa trên nền khoang nội thất xe Van Changan

✓ Cán cứu thương: Cán cứu thương là một thành phần không thể thiếu trong khoang nội thất Vị trí cán cứu thương ưu tiên được đặt ở vị trí trung tâm của khoang nội thất Trong quá trình thiết kế cần đảm bảo được kích thước phù hợp với kích thước cho sẵn của khoang nội thất Cán cần được thiết kế chắc chắn và đảm bảo được các tiêu chuẩn về thiết kế, cũng như liên quan đến y tế Phải đầy đủ các chi tiết cần thiết của cán cứu thương, đầy đủ tính năng cấp cứu, linh động trong không gian hẹp, khả năng nâng hạ, điều chỉnh góc nghiêng,…

✓ Hệ thống lưu trữ: Trong thiết kế khoang nội thất cần cung cấp không gian lưu trữ đủ lớn cho các thiết bị cấp cứu, lưu trữ thuốc, vật tư y tế Các thiết bị này cần phải đặt gần cán cứu thương, dễ tìm và luôn nằm trong tầm với của nhân viên y tế Hệ thống lưu trữ được thiết kế, bố trí trên vách khoang cứu thương Thiế kế dảm bảo tính chắc chắn, nhỏ gọn phù hợp với tính chất của công việc cứu thương

✓ Hệ thống ánh sáng: Đảm bảo rằng khoang nội thất có đủ ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo để có được một môi trường làm việc tốt nhất Ánh sáng phải không

Những điểm cần lưu ý trong bố trí khoang nội thất

Yêu cầu về chức năng: Đầu tiên, xác định rõ các yêu cầu chức năng và mục tiêu sử dụng của khoang cứu thương Bao gồm xác định rõ chức năng cụ thể của khoang, số lượng và loại trang bị cứu thương cần có, không gian cần thiết cho quá trình cấp cứu, cho nhân viên y tế và bệnh nhân,… Giúp tạo ra được một thiết kế sơ bộ phù hợp với mục đích sử dụng

Khả năng tương thích giữa trang thiết bị: Cần xem xét các thiết bị bố trí trong khoang cứu thương và vị trí muốn đặt các thiết bị Đảm bảo rằng kích thước của các

43 thiết bị được thiết kế phù hợp dựa trên kích thước của khoang nội thất Cân nhắc về vị trí, kích thước và cách bố trí các thiết bị đảm bảo sự tương thích và thuận tiện trong quá trình sử dụng

An toàn và tiện nghi: Việc lắp đặt bố trí các thiết bị nhắm đến yếu tố an toàn và tiện nghi và là yếu tố quan trọng trong quá trình thiết kế Đảm bảo rằng khoang cứu thương có các giải pháp an toàn như khóa và hệ thống cố định để giữ chặt các vật dụng bố trí trong khoang nội thất không bị dịch chuyển

Sự di chuyển và tiết kiệm không gian: Do Van Changan sở hữu không gian khoang hàng tầm trung, không quá lớn nên cần xem xét về di chuyển phía bên trong khoang cứu thương và tiết kiệm không gian của khoang Cân nhắc về giải pháp thiết kế như trượt, bàn gấp, giường gấp, cán có bánh xe chân gập được, tủ gắn liền với vách,… để tối ưu hóa không gian và tạo điều kiện thuận lợi cho di chuyển và sử dụng trong môi trường hạn chế không gian

Tuân thủ các quy định và yêu cầu pháp lý: Luôn đảm bảo rằng thiết kế sơ bộ tuân thủ các quy định và yêu cầu pháp lý liên quan đến thiết kế, lắp ráp, cấu trúc, an toàn, quy đinh về các vấn đề liên quan đến y tế, cấp cứu người bệnh,…Thực hiện nghiên cứu và tìm hiểu các quy định và yêu cầu trong lĩnh vực cứu thương, thực hiện phối hợp với các chuyên gia, các công ty chuyên về cải tạo xe cứu thương, các kỹ sư thiết kế ô tô để phối hợp thực hiện và đáp ứng được các yêu cầu đề tài đề ra.

THIẾT KẾ KHOANG NỘI THẤT XE Ô TÔ CỨU THƯƠNG TRÊN NỀN XE VAN CHANGAN

Tổng hợp trang bị trên xe ô tô cứu thương

Bảng 4.1 Tổng hợp trang bị trên xe cứu thương

STT Tên trang bị Hình ảnh Số lượng

Không gian khoang cứu thương 1

Tủ đựng trang bị cứu thương 3

Ghê dành cho nhân viên y tế 1

Tổng quan về phần mềm Catia

4.2.1 Giới thiệu về phần mềm Catia

Trong những năm gần đây, máy tính là một trong những công cụ không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, trong công việc và trong việc phục vụ giải trí Đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế sự hỗ trợ của công nghệ, của máy tính là cực kì quan trọng giúp chúng ta giải quyết được các công việc hàng ngày và đơn giản hóa công việc

Trước đây công việc của nhà thiết kế là thể hiện ý tưởng bằng mô hình trên giấy, thể hiện các thông số kỹ thuật, các bản vẽ, các số liệu ban đầu (thiết kế sơ bộ), sau đó tiến hành thực hiện thiết kế thực sự trên bản vẽ kỹ thuật, bổ sung hiệu chỉnh bản vẽ thực hiện cùng các chuyên gia, kỹ sư có liên quan,… Nhìn chung đây là một quá trình đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và sự kiên trì với công việc vì sự phức tạp, rắc rối

55 trong qua trình chỉnh sữa, điều chỉnh,… Sản phẩm thiết kế bằng phương pháp thủ công độ chính xác không cao, không thực hiện đủ các tiêu chí bền, tiêu chí mà đề tài yêu cầù, tính chủ động trong công việc thiết kế còn hạn chế

Với sự phát triển của công nghệ hiện nay công việc thiết kế trở nên đơn giản hơn, độ chính xác được cải thiện, tính linh hoạt của công việc thiết kế được cải thiện Trên thị trường có rất nhiều các phần mềm thiết kế như: AutoCAD, SolidWorks, Autodesk Inventor, TinkerCAD, Catia,… là những phần mềm phổ biến mà người dùng thường sử dụng để thiết kế sản phầm

Catia (Computer-Aided Three-dimensional Interactive Application) là phần mềm CAD/CAM/ CAE/CNC hàng đầu của Dassault Systemes, một công ty công nghệ thông tin đa quốc gia có trụ sở tại Pháp Do IBM chịu trách nhiêm phân phối, cho phép người dùng xây dụng mô hình 3D các chi tiết, lắp ghép chúng thành sản phẩm hoàn chỉnh, kiểm tra động học, chạy mô phỏng, cung cấp thông tin, áp vật liệu,… Ngoài ra, tính mở và tích hợp của Catia cho phép cung cấp dữ liệu cũng như trích xuất thông tin lần nhau Catia cũng xuất ra các file dữ liệu định dạng chuẩn để người sử dụng khai thác mô hình trong các môi trường khác, ví dụ như phần mềm phân tích ANSYS, MSC,… có thể kiểm tra mô hình bằng phương diện ứng suất, bến dạng, nhiệt, xác định với tần số dao động riêng, mô phỏng tương tác các dòng chảy khí ( hay chất lỏng) với mô hình

Phần mềm Catia được phát triển qua nhiều phiên bản khác nhau Catia là hệ thống phần mềm CAD/ CAM bao gồm nhiều modun hỗ trợ thiết kế, chế tạo sản phẩm nhiều nhất hiện nay, khoảng gần 170 modun

Catia chia làm 3 cấp độ:

✓ P1 (Platform 1): Bao gồm những modun hỗ trợ thiết kế

✓ P2 (Platform 2): Bao gồm những modun hỗ trợ thiết kế, phân tích và mô phỏng

✓ P3 (Platform 3): Bao gồm những modun trong P2 và những modun phân tích chính xác trong công nghiệp nặng như hàng không, ô tô,…

Trong thời đại công nghệ số (Digital Age) các công ty không áp dụng công nghệ số sẽ không thể cạnh tranh với các đối thủ trong cùng lĩnh vực Điểm mạnh lớn nhất của Catia so với các phần mềm CAD đang được sử dụng trên thị trường là khả năng tạo ra các khối 3D một cách nhanh chóng và chính xác Ngoài ra, Catia còn có khả

56 năng tạo ra các vật thể, các chi tiết với hình dạnh rất phức tạp mà các phần mềm hiện hành không thể làm được

4.2.2 Một số đặc điểm nổi bật của phần mềm Catia

✓ Tính năng đa dạng: Catia cung cấp một loạt chức năng như CAD (Computer Aided Designing), CAM (Computer Aided manufacturing), CAE(Computer Aided Engineering) và CNC (Computer Numerical Control) Người thiết kế có thể thực hiện các công việc như thiết kế sản phẩm, phân tích cơ học, mô phỏng, tính toán, điều khiển quá trình gia công và nhiều công việc khác trên một phần mềm duy nhất

✓ Môi trường làm việc tích hợp: Catia là môi trường làm việc tích hợp, cho phép người dùng tạo, chỉnh sữa và quản lí mô hình 3D, bản vẽ 2D và dữ liệu liên quan trong một không gian thiết kế nhất định

✓ Hỗ trợ nhiều dạng tệp tin: Catia hỗ trợ định dạng nhều tệp tin CAD phổ biến, cho phép người dùng tương tác và trao đổi dữ liệu với các phần mềm CAD khác

✓ Mô phỏng và phân tích: Catia cung cấp các công cụ mô phỏng và phân tích mạnh mẽ để thử nghiệm và đánh giá hiệu suẩt và tính năng của sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất thực tế

✓ Thiết kế sản phẩm phức tạp: Catia được sử dụng rộng rãi để thiết kế các sản phẩm phức tạp như máy bay, ô tô, tàu vũ trụ, thiết bị y tế, đúc khuân, cơ khí chính xác, năng lượng tái tạo,…

✓ Quản lý dữ liệu: Cung cấp các chức năng quản lý tích hợp dữ liệu (PLM – Product Lifecycle Management) để giúp người dùng theo dõi và quản lý các phiên bản, thay đổi, lich sử của sản phẩm

✓ Cộng tác đa người dùng: Catia hỗ trợ cộng tác đa người dùng trực tuyến và ngoại tuyến, cho phép người dùng làm việc nhóm từ xa, cùng tham gia vào quy trình thiết kế và phát triển sản phẩm

✓ Khả năng tùy chỉnh: Cho phép người dùng tùy chỉnh giao diện và các chức năng để đáp ứng nhu cầu, quy trình làm việc của họ

4.2.3 Các Module chức năng của Catia

✓ Part Design (thiết kế bộ phận): Cho phép tạo và chỉnh sữa các mô hình 3D của các bộ phận riêng lẻ trong sản phẩm Người thiết kế có thể sử dụng các tính năng như tạo hình, cắt, gọt, bo tròn, dựng 3D, tạo khối cho sản phẩm… để tạo ra các mô hình với hình dạng phức tạp

Triển khai thiết kế khoang cứu thương

4.3.1 Sơ đồ bố trí chung khoang cứu thương

Bố trí nội thất trong khoang cứu thương cần xem xét và lưu ý nhiều yếu tố khác nhau, cần đảm bảo tính hiệu quả và tiện nghi của việc bố trí các thiết bị bên trong khoang cứu thương Trước tiên cần phải tính toán kích thước, số lượng thiết bị bố trí và tính cần thiết của các thiết bị Cần phải tuân theo các quy tắc và nội quy về việc bố trí nội thất khoang cứu thương a) Ngăn chia và không gian

✓ Xác định khu vực riêng biệt trong khoang cho các hoạt động khác nhau như chăm sóc người bệnh, lưu trữ thiết bị y tế và không gian làm việc cho nhân viên y tế

✓ Sắp xếp các khu vực sao cho đủ không gian hoạt động, lưu ý số lượng của ác thiết bị y tế trên xe, phân chia khu vực hoạt động sao cho hợp lý b) Ghế cứu thương và cán cứu thương

✓ Đặt ghế cứu thương hoặc giường cứu thương ở vị trí dễ tiếp cận và được trang bị cố định trên sàn của khoang cứu thương Vị trí đặt cán sẽ là trung tâm của khoang cứu thương

✓ Đảm bảo bệnh nhân được đặt ở vị trí an toàn và thoải mái trong suất quá trình di chuyển c) Thiết bị y tế và kệ lưu trữ

✓ Sắp xếp thiết bị y tế trên các tủ hoặc kệ để dễ dàng truy cập và sử dụng khi cần

✓ Đảm bảo được độ gắn kết của các thiết bị, tính chắc chắn, độ bền của thiết bị để trong quá trình di chuyển không bị đổ vỡ, dịch chuyển d) Trang bị can thiệp liên quan đến y tế

✓ Đặt trang thiết bị can thiệp y tế như ống thông khí, bơm tay và ống truyền dịch ở vị trí dễ dàng tìm, nằm trong tầm với đối với bác sĩ chính e) Hệ thống ánh sáng và thông gió

✓ Đảm bảo đủ ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo để làm việc trong khoang cứu thương

✓ Cân nhắc lắp đặt các hệ thống thông gió để đảm bảo không gian thoáng đãng và lưu thông không khí f) Khu vực làm việc cho nhân viên y tế

✓ Đặt một khu vực làm việc cho nhân viên y tế ở gần vị trí cửa nhằm dễ dàng tiếp cận thiết bị hỗ trợ y tế và thông tin cần thiết g) Hệ thống giữ bệnh nhân cố định

✓ Đảm bảo rằng khoang cứu thương có hệ thống giữ bệnh nhân cố định an toàn để ngăn bệnh nhân di chuyển không kiểm soát trong quá trình vận chuyển i) Trang bị bảo vệ cá nhân

✓ Đặt các trang bị bảo vệ cá nhân như khẩu trang, găng tay và kính bảo hộ ở vị trí tiếp cận của nhân viên y tế và bác sĩ k) Thiết bị giám sát và điều khiển y tế

✓ Đặt các thiết bị giám sát dấu hiệu sốc và tình trạng bệnh nhân gần vị trí làm việc của nhân viên y tế

Hình 4.4: Sơ đồ bố trí chung trong khoang cứu thương

Việc bố trí khoang nội thất của xe ô tô cứu thương như trên, ta đã xem xét đến tính an toàn, tính tiện ích, an toàn và hiệu suất trong quá trình bố trí nội thất và rút ra được ưu và nhược điểm của cách bố trí trên

✓ Tối ưu hóa không gian: Bố trí nội thất cẩn thận có thể tối ưu hóa không gian trong khoang cứu thương để đảm bảo đủ chỗ cho bệnh nhân, nhân viên và thiết bị y tế

✓ Tiện ích: Việc đặt các thiết bị và vật dụng y tế ở vị trí dễ tiếp cận giúp nhân viên y tế nhanh chóng truy cập và sử dụng chúng khi cần thiết, cải thiện thời gian phản ứng trong các tình huống khẩn cấp

✓ An toàn bệnh nhân: Khoang cứu thương được thiết kế để đảm bảo bệnh nhân được đặt và cố định an toàn trong quá trình vận chuyển, giảm nguy cơ chấn thương thêm

✓ Hiệu suất làm việc: Bố trí nội thất như trên cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên y tế bằng cách tạo ra môi trường làm việc thoải mái và tiện nghi

✓ Sự sắp xếp hợp lý: Sắp xếp, bố trí các dụng cụ một cách thông minh và loại bỏ những vật dụng không cần thiết tạo ra một không gian làm việc sạch sẽ và gọn gàng

Bản dựng 3D tổng thể xe ô tô cứu thương

Qua quá trình nghiên cứu và thiết kế các bộ phận cơ bản để bố trí trong khoang cứu thương Phục vụ nhu cầu làm việc và việc dựng bản vẽ 3D cho phép người thiết kế và người liên quan hiểu rõ hơn về cấu trúc, hình dạng và chi tiết của sản phẩm hoặc thiết kế, giúp cải thiện quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm Khi dựng bản vẽ 3D sản phẩm người thiết kế có thể kiểm tra tính khả thi của thiết kế trong sản xuất hoặc trong quá trình lắp ráp có phù hợp không Việc này giúp tiết kiệm được thời gian và nguồn lực trong khâu sản xuất sản phẩm

Việc dựng 3D giúp ta khái quát được mô hình sản phẩm, phác thảo được rõ nét, thực tế sản phẩm sau khi hoàn thiện Giúp ta kiểm tra được tính khả thi khi bố trí nội thất có phù hợp với thực trạng của xe hay không, mô hình 3D được sử dụng để mô phỏng các tình huống khác nhau, các phương án bố trí nội thất, các phương án thiết kế khoang nội thất, khoang cabin xe có phù hợp không

Việc kiểm tra và sữa lỗi trên bản dựng 3D trước khi đưa vào lắp ráp và sản xuất giúp tiết kiệm được chi phí và tránh những sai sót không đáng có Mô hình 3D còn giúp người thiết kế chia sẽ ý tưởng với nhau, với đồng ngiệp và thể hiện rõ hình ảnh thực tế của bản thiết kế

QUY ĐỊNH VỀ BẢO DƯỠNG, SỮA CHỮA XE Ô TÔ CỨU THƯƠNG

Quản lý, sử dụng xe ô tô cứu thương

Xe ô tô cứu thương được quản lý, bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên theo quy định để đảm bảo xe luôn trong tình trạng tốt, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ

Việc sử dụng ô tô cứu thương phải đảm cảo các quy định:

1 Xe ô tô cứu thương chỉ được sử dụng cho các mục đích sau đây:

✓ Chở người bệnh cấp cứu hoặc đi đón người bệnh cấp cứu;

✓ Chở thầy thuốc, nhân viên y tế, thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ cấp cứu thảm họa, cấp cứu tai nạn giao thông và các nhu cầu cấp thiết khác của hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh

2 Không được sử dụng xe ô tô cứu thương ngoài mục đích quy định tại Khoản 1 Điều này

3 Xe ô tô cứu thương chỉ được sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên khi có giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực và khi đang thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ

4 Xe ô tô cứu thương khi vận chuyển người bệnh ra, vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tuân thủ các nội quy, hướng dẫn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Điều 3 Thông tư số 27/2017/TT-BYT)

Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 và Khoản 2 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008, có quy định:

Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới Theo đó, khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông

Như vậy, có thể khẳng định khi di chuyển, xe cứu thương được ưu tiên khi đang chở bệnh nhân cấp cứu; Đi đón bệnh nhân cấp cứu; Sử dụng trong trường hợp khẩn cấp phòng và dập tắt các dịch bệnh ở xa bệnh viện, các thảm họa, các tai nạn giao thông.

Bảo dưỡng xe ô tô cứu thương

Các hành vi không được thực hiện

1 Sử dụng xe ô tô cứu thương chuyên chở hàng hóa, hành khách và dịch vụ linh doanh khác

2 Tự thực hiện việc cải tạo, thay đổi kết cấu, nội dung của xe để phục vụ cho mục đích khác

3 Sử dụng xe ô tô cứu thương không đúng theo mục đích, yêu cầu và quy định của pháp luật

5.2 Bảo dưỡng ô tô cứu thương

5.2.1 Mục đích bảo dưỡng Đối với ô tô, quá trình làm việc của chúng diễn ra liên tục và khắc nghiệt nên cần đảm bảo sự an toàn, chất lượng trong quá trình hoạt động Vì thế sau một thời gian hoạt động, xe cần được kiểm tra và bảo dưỡng nhằm đảm bảo độ an toàn, ổn định của chi tiết máy và giảm sự cố hỏng hóc đồng thời tăng tuổi thọ của các chi tiết máy và động cơ xe

Ngoài ra việc bảo dưỡng đúng cách và đúng định kỳ còn mang tới một số lợi ích như sau:

✓ Ngăn chặn những vấn đề lớn có thể sảy ra

✓ Kéo dài tuổi thọ của xe

✓ Tiết kiệm chi phí và lái xe an toàn

✓ Yên tâm khi lái xe Điều này là rất cần thiết đối với ô tô cứu thương, phải đảm bảo luôn trong tình trạng sẵn sàng hoạt động để phục vụ việc đưa đón bệnh nhân kịp thời

5.2.2 Một số hạng mục bảo dưỡng và thay thế định kỳ tình theo số Km

Các hạng mục bảo dưỡng xe được chia theo mốc kilomet đã chạy 5.000 km – 10.000 km – 20.000 km – 40.000 km, các mốc kilomet tăng dần theo chu kỳ, vòng lặp bảo dưỡng cứ 40.000 km kiểm tra bảo dưỡng lớn một lần, đối với xe đã cải tạo đã qua sử dụng thì cứ qua 40.00 km thì kiểm tra bảo dưỡng tổng thể một lần

✓ Thay lọc dầu động cơ

✓ Thay lọc gió động cơ

✓ Thay dầu phanh, dầu côn, dầu trợ lực lái

✓ Thay nước làm mát, súc rửa két nước nếu cần thay thế

✓ Thay dầu hộp số (sàn/tự động)

✓ Thay dầu cầu, visai cầu sau với xe sử dụng cầu sau hoặc xe 4WD

✓ Bảo dưỡng hệ thống phanh 4 bánh xe (thay má phanh nếu mòn hết)

✓ Bảo dưỡng kim phun, họng phun

✓ Xúc rửa các te bằng hóa chất chuyên dụng

✓ Kiểm tra xiết lại gầm, kiểm tra hệ thống treo, Rotuyn, thanh cân bằng, cao su giảm chấn, … thay thế nếu cần thiết

✓ Đảo lốp xe, cần chỉnh độ chụm, cân bằng động bánh xe

✓ Vệ sinh lọc gió điều hòa, kiểm tra ga điều hòa, bổ sung ga lạnh nếu thiếu

✓ Ở mức từ 70.000 km – 80.000 km thì với những xe sử dụng cu-roa (đai) cam nếu thay đai cam , tăng bi, bi tì

✓ Thay thế toàn bộ nước làm mát định kì sau mỗi 100.00 km

✓ Thay các bộ phận như bugi, má phanh,…

Những bộ phận, phụ tùng trên ô tô nên kiểm tra định kỳ thường xuyên: Ngoài những hạng mục cần kiểm tra thường xuyên hoặc kiểm tra mỗi khi sử dụng xe để đảm bảo chiếc xe luôn trong tình trạng tốt nhất Các bộ phận cần kiểm tra thường xuyên bao gồm:

✓ Hệ thống phanh: Kiểm tra tình trạng đạp phanh ổn định, độ mòn má phanh, guốc phanh, tiếng kêu khi phanh, ống dầu phanh

✓ Kiểm tra hệ thống lái Kiểm tra tình trạng đánh lái nhẹ nhàng, ổn định khi lái xe

✓ Kiểm tra dầu trợ lực và độ nhạy, độ êm dịu của tay lái thường xuyên.Kiểm tra hệ thống chiếu sáng: Kiểm tra bằng cách bật công tắc điều khiển đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu trên xe và kiểm tra bằng mắt xem tất cả các đèn đều hoạt động bình thường hay không

✓ Kiểm tra các đèn cảnh báo trên đồng hồ táp lô: Khi bật công tắc máy, tất cả các đèn báo phải sáng hết sau đó 30-60 giây, các đèn sẽ tắt từ từ tùy theo đèn của hệ thống nào và khi nổ máy thì tất cả các đèn cảnh báo này phải tắt hết Nếu còn đèn báo của hệ thống nào sáng , chứng tỏ hệ thống đó trên xe gặp trục trặc

✓ Cần kiểm tra độ mòn của lốp xe bằng cách nhìn dấu hiệu báo mòn trên lốp, áp

75 suất lốp, độ mòn của lốp,… Nên kiểm tra áp suất lốp tiêu chuẩn đinh kỳ mỗi tháng một lần

✓ Bình ắc quy: Cần kiểm tra ắc quy thường xuyên mỗi tháng một lần hoặc trước mỗi lần sử dụng xe Đảm bảo các cọc bình luôn sạch sẽ và được xiết chặt Đối với ắc quy có dung dịch cần đảm bảo mức dung dịch đúng tiêu chuẩn

✓ Ngoài ra cẩn kiểm tra thường xuyên nước làm mát, nước rửa kính và châm thêm nếu thiếu

Các hạng mục kiểm tra nêu trên là để đảm bảo cho xe hoạt động ổn định luôn đạt tình trạng tốt nhất và luôn sẵn sàng hoạt độn g khi cần thiết đảm bảo an toàn cho tài xế và người ngồi trên xe Đối với xe cứu thương ngoài kiểm tra về mặt kỹ thuật còn cần phải vệ sinh thường xuyên, khử trùng, khử mùi bên trong lòng khoang cứu thương, tấm nhựa lót sàn đảm bảo không bị nhiểm khuẩn , đảm bảo sạch tránh lây nhiễm, phải đảm bảo khử trùng sau mỗi ca cấp cứu Đối với thiết bị y tế trên xe phải thường xuyên kiểm tra như:

✓ Đảm bảo có nguồn 12V tại ổ cắm điện cấp nguồn cho các thiết bị y tế, cấp cứu

✓ Thường xuyên kiểm tra và nạp đầy oxy vào bình chứa

✓ Đảm bảo có đủ các bình dịch truyền

✓ Kiểm tra tủ đựng chuyên dùng phải đảm bảo có đủ các loại thuốc thiết yếu để sử dụng cho các trường hợp cấp bách

✓ Kiểm tra hoạt động của cán cứu thương và định vị cán cứu thương

Ngày đăng: 02/03/2024, 20:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN