Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.
Trang 1VIỆN CƠ KHÍ
- -
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN
XE HYUNDAI TUCSON THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA
KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ
CHUYÊN NGÀNH : CƠ KHÍ Ô TÔ
Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thành Sa Sinh viên thực hiện : Võ Phúc Khang
TP Hồ Chí Minh, năm 2023
Trang 2Bộ môn: Cơ Khí Ô Tô
BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1 Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm…):
(1) Võ Phúc Khang; MSSV: 1851080171; Lớp: CO18B;
Ngành : Kỹ thuật cơ khí;
Chuyên ngành : Cơ khí ô tô
2 Tên đề tài: Nghiên cứu hệ thống điều hòa trên xe Hyundai Tucson Thiết kế chế tạo
mô hình hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
3 Tổng quát về TLTN:
Số trang: Số chương:
Số bảng số liệu: Số hình vẽ:
Số tài liệu tham khảo: Phần mềm tính toán:
Số bản vẽ kèm theo: Hình thức bản vẽ:
Hiện vật (sản phẩm) kèm theo:
4 Nhận xét: a) Về tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên:
b) Những kết quả đạt được của LVTN:
c) Những hạn chế của LVTN
5 Đề nghị: Được bảo vệ (hoặc nộp LVTN để chấm) Không được bảo vệ 6 Điểm thi (nếu có): /10
TP HCM, ngày tháng năm 2023
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
TS Nguyễn Thành Sa
Trang 3Viện: Cơ khí
Bộ môn: Cơ khí ô tô
BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1 Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm……):
(1) Võ Phúc Khang MSSV: 1851080171 Lớp: CO18B (2) MSSV: ……… Lớp:
(3) MSSV: ……… Lớp:
2 Tên đề tài: Nghiên cứu hệ thống điều hòa trên xe Hyundai Tucson Thiết kế chế tạo mô hình hệ thống điều hòa không khí trên ô tô a) Những kết quả đạt được của TLTN: - Thuyết minh trình bày đạt khối lượng yêu cầu - Nội dung chi tiết, có thể làm tài liệu tham khảo b) Những hạn chế của TLTN:
3 Đề nghị: Được bảo vệ Bổ sung thêm để bảo vệ Không được bảo vệ 4 Các câu hỏi sinh viên cần trả lời trước Hội đồng: (1)
(2)
(3)
5 Điểm:
TP HCM, ngày 03 tháng 03 năm 2023
Giảng viên phản biện
(Ký và ghi rõ họ tên)
Dương Minh Thái
Ghi chú: Đính kèm Phiếu chấm điểm TLTN
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến viện Cơ Khí, trường Đại học Giao Thông
Vân Tải thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập và hoàn thành
đề tài nghiên cứu này Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS Nguyễn
Thành Sa đã dày công truyền đạt kiến thức và hướng dẫn tận tình cho em trong quá trình
làm khóa luận này
Em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được trong học kỳ qua để hoàn
thành bài luận văn tốt nghiệp Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế và kinh nghiệm thực
tế còn ít nên trong quá trình nghiên cứu và trình bày chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót Rất kính mong sự góp ý của quý thầy cô để bài luận văn tốt nghiệp của em
được hoàn thiện hơn
Một lần nữa, em xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô đã
giúp đỡ em trong quá trình thực hiện bài luận văn tốt nghiệp này
Xin trân trọng cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Võ Phúc Khang
Trang 5TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hệ thống điều hòa không khí được xem là một nhu cầu cơ bản không thể thiếu đối với một chiếc xe ô tô Do đó việc tìm hiểu khái quát về hệ thống điều hòa không khí trên
ô tô (cấu tạo, nguyên lý hoạt động, vị trí lắp đặt…) rồi sau đó sử dụng nó một cách có
hiệu quả là rất cần thiết Luận văn với đề tài “Nghiên cứu hệ thống điều hòa trên xe Hyundai Tucson Thiết kế chế tạo mô hình hệ thống điều hòa không khí trên ô tô”
tập trung vào việc bảo dưỡng, kiểm tra sửa chữa hệ thống điều hòa và xây dựng mô hình
hệ thống điều hòa không khí trên ô tô Luận văn có bố cục là 4 chương:
Chương 1 Khái quát về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
Chương này nói về chức năng, phân loại, yêu cầu, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô và hệ thống điều hòa không khí tự động trên
ô tô
Chương 2 Kết cấu hệ thống điều hòa không khí trên xe Hyundai Tucson
Chương này thông số kỹ thuật, bố trí và các thành phần trong hệ thống điều hòa của xe Hyundai Tucson
Chương 3 Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên Hyundai Tucson
Chương này nói về phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa hệ thống điều hòa Các hư hỏng thường gặp và cách xử lý hư hỏng
Chương 4 Thiết kế mô hình điều hòa không khí trên ô tô
Chương này nói về mục đích của mô hình, cách bố trí, vận hành và khai thác
mô hình nhằm phục vụ cho việc học tập giúp sinh viên hiểu rõ hơn về hệ thống điều hòa
không khí trên ô tô
Trang 6MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Tóm tắt luận văn ii
Mục lục iii
Danh mục hình ảnh v
Danh mục bảng ix
Chương 1 Khái quát về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 1
1.1.Giới thiệu về lịch sử hình thành hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 1
1.2.Chức năng và phân loại của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 2
1.2.1.Chức năng của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 2
1.2.2.Phân loại và yêu cầu 7
1.3.Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và vị trí lắp đặt của hệ thống điều hòa ô tô 10
1.3.1.Hệ thống sưởi 10
1.3.2.Hệ thống lạnh 12
1.3.3.Môi chất làm lạnh 15
1.4.Hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô 16
1.4.1.Khái quát hệ thống điều hòa không khí tự động 16
1.4.2.Chức năng của hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô 18
1.4.3.Các bộ phận của hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô 18
1.4.4.Hệ thống điều hòa không khí tự động đa vùng độc lập 22
Chương 2 Kết cấu hệ thống điều hòa không khí trên xe hyundai tucson 24
2.1.Giới thiệu xe Hyundai Tucson 24
2.2.Cấu tạo hệ thống điều hòa trên xe Hyundai Tucson 26
2.2.1.Bố trí hệ thống điều hòa trên xe 26
2.2.2.Các thành phần của hệ thống điều hòa không khí trên xe 26
Chương 3 Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống điều hòa trên xe hyundai tucson 38
Trang 73.1.Dụng cụ kiểm tra sửa chữa, bảo dưỡng và an toàn kỹ thuật 38
3.1.1.Dụng cụ kiểm tra sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 38
3.1.2.An toàn kỹ thuật, lưu ý trong kiểm tra sửa chữa 41
3.2.Bảo dưỡng hệ thống điều hòa trên xe Hyundai Tucson 43
3.2.1.Quy trình bảo dưỡng 43
3.2.2.Bảo dưỡng hệ thống 43
3.3.Kiểm tra, sửa chữa hệ thống điều hòa trên xe Hyundai Tucson 46
3.3.1.Chuẩn đoán hư hỏng theo triệu chứng 46
3.3.2.Kiểm tra áp suất bằng đồng hồ đo áp suất hệ thống điều hòa 49
3.3.3.Hư hỏng và sửa chữa 54
Chương 4 Thiết kế chế tạo mô hình hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 57
4.1.Mục đích và yêu cầu của việc thiết kế mô hình 57
4.1.1 Mục đích của việc thiết kế mô hình 57
4.1.2.Yêu cầu của việc thiết kế mô hình 57
4.2.Lựa chọn phương án thiết kế, phần mềm thiết kế 57
4.2.1.Phương án thiết kế 57
4.2.2.Phần mềm thiết kế 60
4.3.Thiết kế chế tạo mô hình 61
4.3.1.Tính toán, thiết kế mô hình cơ khí 61
4.3.2.Thiết kế sơ đồ mạch điện điều khiển mô hình 65
4.4.Thi công sản phẩm và chạy thử nghiệm mô hình 66
4.4.1.Thi công sản phẩm 66
4.4.2.Thử nghiệm mô hình 72
4.5.Kết luận và đánh giá 75
Kết luận 76
Tài liệu tham khảo 77
Trang 8DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Nguyên lý sưởi ấm 2
Hình 1.2 Nguyên lý làm mát 3
Hình 1.3 Nguyên lý hút ẩm 3
Hình 1.4 Nguyên lý kiểm soát nhiệt độ 4
Hình 1.5 Thông gió tự nhiên 5
Hình 1.6 Thông gió cưỡng bức 5
Hình 1.7 Chế độ lấy gió 6
Hình 1.8 Cấu tạo bộ lọc không khí 7
Hình 1.9 Kiểu giàn lạnh phía trước 7
Hình 1.10 Hệ thống điều hòa giàn lạnh đặt sau 8
Hình 1.11 Hệ thống điều hòa kiểu kép 8
Hình 1.12 Hệ thống điều hòa kiểu kép treo trần 9
Hình 1.13 Kiểu điều khiển bằng tay 9
Hình 1.14 Kiểu điều khiển tự động 10
Hình 1.15 Cấu tạo hệ thống sưởi 10
Hình 1.16 Kiểu sưởi trộn khí 11
Hình 1.17 Kiểu điều khiển lưu lượng nước 11
Hình 1.18 Nước bay hơi lấy đi nhiệt độ cơ thể 12
Hình 1.19 Thí nghiệm về lý thuyết làm lạnh cơ bản 12
Hình 1.20 Sơ đồ cấu tạo chung hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 13
Hình 1.21 Biểu đồ áp suất và điểm sôi của môi chất lạnh R-134a 15
Hình 1.22 Môi chất lạnh R-12 và R-134a 15
Hình 1.23 Hệ thống điều khiển bằng điện tử 16
Hình 1.24 Sơ đồ điều khiển điều hòa không khí tự động trên ô tô 17
Hình 1.25 Vị trí các bộ phận trong hệ thống điều hòa tự động 18
Hình 1.26 Cảm biến nhiệt độ trong xe 19
Trang 9Hình 1.27 Các loại cảm biến nhiệt độ không khí trong xe 19
Hình 1.28 Cảm biến nhiệt độ ngoài xe 20
Hình 1.29 Cảm biến bức xạ mặt trời 20
Hình 1.30 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh 21
Hình 1.31 Cảm biến nhiệt độ nước làm mát 21
Hình 1.32 Cảm biến ống dẫn gió và cảm biến khói ngoài xe 22
Hình 1.33 Hệ thống điều hòa 2 vùng độc lập 22
Hình 1.34 Hệ thống điều hòa không khí tự động 4 vùng độc lập 23
Hình 2.1 Hình dáng xe Huyndai Tucson 24
Hình 2.2 Sơ đồ bố trí hệ thống điều hòa trên xe Hyundai Tucson 26
Hình 2.3 Máy nén của Hyundai Tucson 27
Hình 2.4 Cấu tạo máy nén 27
Hình 2.5 Vị trí lắp đặt của máy nén 28
Hình 2.6 Hình minh họa về cấu tạo ly hợp từ 29
Hình 2.7 Giàn nóng xe Hyundai Tucson 29
Hình 2.8 Hình minh họa cho cấu tạo giàn lạnh 30
Hình 2.9 Vị trí lắp đặt của giàn nóng 30
Hình 2.10.Lọc gas (lọc ẩm) trên xe Hyundai Tucson 31
Hình 2.11 Cấu tạo bình lọc ẩm 31
Hình 2.12 Van giãn nở xe Hyundai Tucson 32
Hình 2.13 Nguyên lý van tiết lưu kiểu hộp (khi tải cao) 32
Hình 2.14 Nguyên lý van tiết lưu kiểu hộp (khi tải thấp) 33
Hình 2.15 Vị trí của hệ thống sưởi và giàn lạnh 33
Hình 2.16 Cấu tạo giàn lạnh và két sưởi 34
Hình 2.17 Hệ thống quạt giàn lạnh 35
Hình 2.18 Cấu tạo hệ thống quạt 36
Hình 3.1 Bộ đồng hồ đo áp suất 39
Trang 10Hình 3.2 Máy sạc, nén gas và hút chân không 39
Hình 3.3 Những vị trí có nguy cơ bị xì ga trên hệ thống điều hòa ô tô 40
Hình 3.4 Thiết bị dò tìm xì hở môi chất lạnh 41
Hình 3.5 Hệ thống làm việc bình thường 49
Hình 3.6 Hệ thống làm việc trong tình trạng thiếu môi chất 50
Hình 3.7 Hiện tượng thừa ga hay giải nhiệt giàn nóng không tốt 50
Hình 3.8 Có hơi ẩm trong hệ thống 51
Hình 3.9 Máy nén bị yếu 52
Hình 3.10 Tắc nghẽn trong hệ thống 52
Hình 3.11 Khí lọt vào hệ thống 53
Hình 3.12 Van tiết lưu mở quá lớn 54
Hình 4.1 Thiết kế mô hình theo phương án 1 58
Hình 4.2 Thiết kế mô hình theo phương án 2 59
Hình 4.3 Giao diện phần mềm Catia V5 60
Hình 4.4 Giao diện phần mềm AutoCad 61
Hình 4.5 Thiết kế khung mô hình trên Catia V5 62
Hình 4.6 Mô hình nhìn từ phía trước 63
Hình 4.7 Bảng điện điều khiển hệ thống nhìn từ trên xuống 63
Hình 4.8 Hình ảnh mô phỏng mô hình sau khi hoàn thành 64
Hình 4.9 Hình chiếu đứng của mô hình 64
Hình 4.10 Hình chiếu bằng của mô hình 65
Hình 4.11 Hình chiếu cạnh của mô hình 65
Hình 4.12 Sơ đồ mạch điện tổng quan của hệ thống 66
Hình 4.13 Máy nén Sanden 508 68
Hình 4.14 Mô tơ điện 220V – 2HP 69
Hình 4.15 Nguồn tổ ong 12V 69
Hình 4.16 Bộ công tắc điều khiển A/C 69
Trang 11Hình 4.17 Bộ điều khiển nhiệt độ W3230 70
Hình 4.18 Hàn khung mô hình 70
Hình 4.19 Lắp các thiết bị lên khung mô hình 71
Hình 4.20 Lắp dây cu roa, lọc ga và ống dẫn ga 71
Hình 4.21 Mô hình sau khi hoàn thiện 71
Hình 4.22 Bố trí linh kiện mạch điện trên mô hình 72
Hình 4.23 Bố trí mạch điện mô hình mặt phía dưới 72
Hình 4.24 Hút chân không hệ thống 73
Hình 4.25 Quy trình nạp ga hệ thống 73
Hình 4.26 Chạy thử nghiệm mô hình 74
Trang 12DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Trạng thái môi chất trước và sau khi qua giàn nóng 14
Bảng 1.2 Trạng thái môi chất trước và sau van tiết lưu 14
Bảng 1.3 Trạng thái môi chất trước và sau khi qua giàn lạnh 14
Bảng 1.4 Trạng thái môi chất sau khi qua máy nén 15
Bảng 2.1 Thông số kỹ thuật chung của xe Huyndai Tucson 24
Bảng 3.1 Bộ dụng cụ bảo dưỡng sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 38
Bảng 3.2 Chuẩn đoán hư hỏng theo triệu chứng 46
Bảng 3.3 Nguyên nhân và cách sửa chữa điều hòa mất lạnh 54
Bảng 3.4 Nguyên nhân và cách sửa chữa việc lạnh từng đợt, lúc lạnh, lúc nóng 55
Bảng 3.5 Nguyên nhân và sửa chữa hệ thống có tiếng ồn lúc hoạt động 56
Bảng 4.1 Các dụng cụ và thiết bị cần thiết cần chuẩn bị 67
Trang 13CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA
KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ 1.1 Giới thiệu về lịch sử hình thành hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
Những chiếc xe ô tô thời kỳ đầu không thật sự đem lại cảm giác thoải mái Vào mùa đông, hành khách phải đắp vài lớp chăn và vào mùa hè, điều hòa nhiệt độ chính là một làn gió từ việc lái xe với tốc độ tối đa là 15 dặm / giờ Năm 1908 khi nhà sản xuất
xe hơi đã bắt đầu nghiên cứu sản xuất xe có cabin, nhiệt độ nhanh chóng trở thành một vần đề Lỗ thông hơi được đặt ở các sàn xe hơi, nhưng việc này mang lại nhiều bụi bẳn hơn là việc làm mát Một xô nước gần lỗ thông hơi sàn là hệ thống điều hòa không khí đầu tiên Hiệu ứng giảm nhiệt độ của không khí đi qua nước đã được gọi là Con mắt cho mọi thời tiết
Trên thực tế, hệ thống như vậy vẫn tồn tại trong xe tải và xe RV ngày nay Hệ thống này được phát minh bởi Nash vào năm 1938 và cung cấp làm mát vào mùa hè và sưởi ấm vào mùa đông với một nút duy nhất Chiếc xe đầu tiên với một hệ thống làm mát thực thụ là Packard năm 1940 Cuộn làm mát, một thiết bị bay hơi lớn, được đặt phía sau ghế, và chỉ có một thao tác điều khiển duy nhất đó công tắc bật tắt quạt gió Tùy chọn này cho phép Packard quảng cáo, "Hãy quên đi cái nóng mùa hè này với chiếc
xe hơi có hệ thống máy lạnh độc nhất vô nhị trên thế gi: lệ thống này được quảng cáo như là một "Bộ điều hòa thời tiết" và cũng như có thể lọc bụi phần, bụi từ không khí
Bộ điều hòa thời tiết cũng có thể biến thành một hệ thống sưởi ấm bằng cách điều chỉnh các điều khiển van điều tiết nằm trong cốp xe
Trong khoảng từ năm 1940 đến 1942, 1.500 xe ô tô Packard đã được trang bị máy lạnh Đến năm 1954, khoảng 36.000 xe đã có hệ thống điều hòa không khí được lắp đặt
từ nhà máy Trong năm 1966, Hiệp hội Ô tô Mỹ tuyên bố đã có 3.560.000 bộ điều hòa không khí được sử dụng tại Hoa Kỳ Doanh số bán ra của những chiếc xe hơi trang bị điều hòa không khí đã tăng vọt Vào năm 1987, con số của hệ thống điều hòa lên tới 19.571.000 đơn vị Người ta ước tính rằng hiện nay có trên 80% số xe hơi và xe tải nhẹ hoạt động có điều hòa nhiệt độ Công nghệ đã không ngừng đổi mới để đáp ứng những thiết kế hiện đại chiếc xe mới, giải quyết, các vấn đề môi trường, mang đến sự thoải mái
và an toàn cho hành khách Trong thời đại ngày nay, chẳng máy ai mua xe hơi mới mà không có điều hòa nhiệt độ Ngày nay, hệ thống sưởi và hệ thống điều hòa không khí
Trang 14hoạt động rất hữu hiệu Chế độ cài đặt kiểm soát tự động hiện đại hoạt động đáng tin cậy hơn cả những máy chân không lỗi thời Bên cạnh đó sự trợ giúp của máy tính cũng giúp đảm bảo rằng cả hành khách và lái xe đều cảm thấy dễ chịu và thoải mái
1.2 Chức năng và phân loại của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
1.2.1 Chức năng của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
1.2.1.1 Điều khiển nhiệt độ
Trang 15động cơ, tuy nhiên việc làm mát không khí hoàn toàn không phụ thuộc vào nhiệt độ của nước làm mát động cơ
Không khí được làm mát khi nó đi qua giàn lạnh Hơi nước trong không khí ngưng
tụ và bám vào cánh tản nhiệt của giàn lạnh Nhờ đó, độ ẩm bên trong xe giảm đi Nước bám vào cánh tản nhiệt ngưng tụ thành sương được lưu trữ trong khay xả nước Cuối cùng, nước này được rút ra khỏi khay xe bằng một vòi nhỏ
Trang 16d Kiểm soát nhiệt độ:
Điều hòa không khí ô tô kiểm soát nhiệt độ bằng cách sử dụng bộ sưởi và giàn lạnh
và bằng cách điều chỉnh vị trí của các cánh trộn không khí và van nước Cánh trộn khí
và van nước phối hợp với nhau để chọn nhiệt độ thích hợp thông qua núm chọn nhiệt độ trên bảng điều khiển
Hình 1.4 Nguyên lý kiểm soát nhiệt độ
Khi cần điều khiển nhiệt độ được đặt ở vị trí nhiệt độ thấp nhất hoặc cao nhất, cánh trộn không khí sẽ chặn két sưởi hoặc giàn lạnh để không khí được thổi qua bộ phận còn lại tới các cửa gió Khi cần điều khiển nhiệt độ được đặt ở vị trí giữa, độ mở của cánh trộn không khí thay đổi làm thay đổi tỷ lệ pha trộn của khí ấm và khí lạnh tạo ra nhiệt
độ mong muốn
1.2.1.2 Điều khiển dòng không khí trong xe
a Thông gió
Thông gió tự nhiên là việc đưa không khí bên ngoài vào trong xe nhờ chênh lệch
áp suất do chuyển động của xe Hình 1.6 cho thấy sự phân bố áp suất không khí trên bề mặt của một phương tiện đang chuyển động Có nơi áp cao, có nơi áp thấp Như vậy cửa hút được bố trí ở những nơi có áp suất dương (1) và cửa xả được bố trí ở những nơi có
áp suất âm (2)
Trang 17Khi xe di chuyển, không khí bên ngoài sẽ đi vào xe từ các cửa hút gió phía trước kính chắn gió, đi qua cổng hút khí bên ngoài của hệ thống và vào trong khoang xe một cách tự nhiên
Hình 1.5 Thông gió tự nhiên
Hệ thống thông gió cưỡng bức sử dụng quạt để hút không khí vào trong xe Các cửa hút gió và thoát gió ở cùng một vị trí với hệ thống thông gió tự nhiên Hệ thống thông gió này thường được sử dụng kết hợp với một hệ thống thông gió khác (điều hòa không khí và hệ thống sưởi)
Hình 1.6 Thông gió cưỡng bức
Trang 18b Chế độ lấy gió
Lấy gió ngoài hệ thống điều hòa sẽ lấy nguồn gió từ môi trường bên ngoài Bụi bẩn sẽ được màng lọc giữ lại, chỉ để phần không khí đã lọc được thổi vào bên trong nội thất xe Ưu điểm chính của chế độ này là tạo được sự lưu thông không khí giữa bên ngoài xe và bên trong cabin, giúp tất cả mọi người trong xe không bị mệt mỏi do thiếu oxy khi di chuyển trên những hành trình dài Nhược điểm tốc độ làm lạnh chậm do nhiệt
độ chênh lệch giữa ngoài và trong xe, ảnh hưởng mùi bởi ngoài môi trường
Lấy gió trong chế độ lấy gió trong sẽ tái sử dụng lại chính không khí đang có trong cabin để lọc và thổi qua các cửa gió, làm mát trở lại hành khách Nhờ vậy, chế độ này tránh được các mùi khó chịu và không khí ô nhiễm bị hút vào khoang lái Đồng thời, chế độ lấy gió trong cho khả năng làm mát nhanh hơn, từ đó giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn khi động cơ không cần chia nhiều sức để kéo máy lạnh như chế độ lấy gió ngoài Đổi lại, nếu duy trì lấy gió trong trong thời gian dài thì lượng oxy trong cabin sẽ giảm dần, khiến cho hành khách bên trong xe mệt mỏi, uể oải
Trang 19Hình 1.8 Cấu tạo bộ lọc không khí
Nguyên lý hoạt động: Lọc gió hút không khí trong xe bằng mô tơ quạt, than hoạt tính trong lọc sẽ làm sạch không khí và khử mùi Một số xe còn được trang bị cảm biến khói giúp cảm nhận khói và tự động khởi động động cơ quạt gió ở vị trí "HI"
1.2.2 Phân loại và yêu cầu
Dựa vào những đặc điểm khác nhau (vị trí lắp đặt, theo kiểu điều khiển) người ta
có thể chia thống điều hòa không khí trên ô tô thành nhiều loại khác nhau
1.2.2.1 Theo vị trí lắp đặt
a Kiểu giàn lạnh phía trước
Hình 1.9 Kiểu giàn lạnh phía trước
Điều hòa ô tô phân theo vị trí lắp đặt ở phía trước có giàn lạnh gắn sau bảng đồng
hồ và được nối với giàn sưởi Quạt của giàn lạnh được dẫn động bằng mô tơ quạt Gió
từ bên ngoài hoặc không khí tuần hoàn được đưa vào làm lạnh không khí bên trong
Trang 20b Kiểu giàn lạnh phía sau
Ở kiểu này cụm điều hòa không khí đặt ở cốp sau xe Cửa hút gió và cửa thoát gió được bố trí phía sau hàng ghế sau
Do cụm điều hòa được lắp đặt trong cốp xe rộng rãi nên có ưu điểm là công suất giàn lạnh lớn, khả năng làm lạnh dồi dào
Hình 1.10 Hệ thống điều hòa giàn lạnh đặt sau
c Kiểu kép
Kiểu kép là kiểu kết hợp giữa kiểu phía trước với giàn lạnh phía sau được đặt trong khoang hành lý Cấu trúc này không cho phép không khí thổi ra từ phía trước hoặc phía sau Chế độ kép cho phép khả năng làm mát cao hơn và nhiệt độ đồng đều khắp xe
Hình 1.11 Hệ thống điều hòa kiểu kép
d Kiểu kép treo trần
Loại kép treo trân sử dụng hệ thống điều hòa không khí kết hợp giàn lạnh phía trước và giàn lạnh âm trần Thiết kế này giúp tăng không gian cabin nên phù hợp với xe
du lịch
Kiểu kép treo trần là kiểu điều hòa này được sử dụng chủ yếu cho khách ngồi với
hệ thống làm lạnh được đặt ở phía trước có sự kết hợp của giàn lạnh treo ở trên trần giúp cho việc làm mát không khí được đồng đều và hiệu quả
Trang 21Hình 1.12 Hệ thống điều hòa kiểu kép treo trần
1.2.2.2 Theo kiểu điều khiển
a Điều khiển bằng tay
Kiểu trang bị điều hòa chỉnh tay trên ô tô (điều hòa cơ) cho phép điều chỉnh nhiệt
độ bằng tay từ công tắc và cần gạt Thiết kế của hệ thống điều hòa chỉnh tay thường có
3 núm xoay: nhiệt độ, gió và hướng gió Tài xế tự điều chỉnh nhiệt độ, mức gió phụ thuộc vào cảm giác nóng/lạnh của cơ thể
Hình 1.13 Kiểu điều khiển bằng tay
b Điều khiển tự động
Đối với hệ thống điều hòa không khí trên ô tô hoạt động theo phương thức tự động, nhiệt độ sẽ tự động được điều chỉnh phù hợp với không khí bên ngoài Hệ thống còn được trang bị bộ điều khiển điều hòa và ECU động cơ Điều hòa sẽ tự động điều khiển tạo ra tốc độ động cơ một cách tự động dựa trên nhiệt độ bên trong, bên ngoài xe và bức
xạ mặt trời truyền đến hộp điều khiển qua hệ thống cảm ứng được lắp đặt
Trang 22Hình 1.14 Kiểu điều khiển tự động
Hệ thống điều hòa tự động trên ô tô có một màn hình nhỏ hiển thị nhiệt độ, tốc độ
và hướng gió Ngoài ra, điều hòa tự động còn trang bị nút Auto Chế độ Auto của điều hòa ô tô giúp tự động giảm nhiệt độ và tốc độ gió xuống mức thấp nhất hoặc tự động chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với thời tiết mà tài xế không cần can thiệp
1.2.2.3 Yêu cầu
- Không khí trong cabin phải lạnh
- Không khí phải sạch
- Không khí lạnh phải được lan truyền khắp cabin
- Không khí lạnh khô (không có độ ẩm)
1.3 Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và vị trí lắp đặt của hệ thống điều hòa ô tô
Trang 23Cách sử dụng hệ thống sưởi ấm trên ô tô, đầu tiên người lái xe cần nhấn nút làm tan sương kính chắn gió, để máy tính kiểm soát được hệ thống sưởi hoạt động làm tan sương mù bám trên kính chắn gió, kính cửa sổ hai bên hàng ghế trước trong những tháng ngày trời lạnh, nhiều sương mù Có hai loại bộ sưởi sử dụng nước làm mát phụ thuộc vào hệ thống sử dụng điều khiển nhiệt độ là: loại trộn khí và loại điều khiển lưu lượng nước
1.3.1.1 Kiểu trộn khí
Kiểu này có một cánh chọn gió thay đổi nhiệt độ khí bằng cách thay đổi tỉ lệ lạnh
đi qua két sưởi và tỉ lệ khí lạnh không qua két sưởi Kiểu này được sử dụng phổ biến trong hiện tại
Hình 1.16 Kiểu sưởi trộn khí
1.3.1.2 Kiểu điều khiển lưu lượng nước
Kiểu này điều khiển nhiệt độ bằng cách điều chỉnh lưu lượng nước làm mát động
cơ (nhiệt độ cao) qua két sưởi nhờ một van nước, vì vậy thay đổi nhiệt độ của chính két sưởi và điều chỉnh được nhiệt độ của không khí lạnh thổi qua két sưởi
Hình 1.17 Kiểu điều khiển lưu lượng nước
Trang 241.3.2 Hệ thống lạnh
1.3.2.1 Lý thuyết làm lạnh cơ bản
Chúng ta cảm thấy hơi lạnh thậm chí sau khi bơi trong một ngày nóng Bởi vì khi nước bay hơi, nó sẽ lấy nhiệt ra khỏi cơ thể chúng ta Do đó chúng ta cũng sẽ cảm thấy lạnh khi thoa cồn lên tay Cồn hấp thụ nhiệt bằng cách bay hơi, việc sử dụng hiện tượng
tự nhiên này cũng có thể làm lạnh các vật thể Ví dụ, một chất lỏng bay hơi có thể lấy nhiệt từ một chất
Hình 1.18 Nước bay hơi lấy đi nhiệt độ cơ thể
Một bình có vòi được đặt trong một hộp cách điện tốt Chất lỏng trong bình sẽ nhanh chóng bay hơi ở nhiệt độ phòng Khi vòi mở ra, chất lỏng trong bình bay hơi và không khí giữa bình có thể truyền nhiệt cần thiết cho sự bay hơi sang hơi chất lỏng và bay ra bên ngoài Tại thời điểm này, nhiệt độ không khí bên trong hộp thấp hơn so với trước khi mở vòi
Hình 1.19 Thí nghiệm về lý thuyết làm lạnh cơ bản
Trang 25bộ phận của điều hòa ô tô
Hình 1.20 Sơ đồ cấu tạo chung hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
A Máy nén (lốc lạnh) F Van tiết lưu (van giãn nở)
B Bộ ngưng tụ (Giàn nóng) G Bộ bốc hơi (giàn lạnh)
C Bộ lọc hay bình hút ẩm H Van xả phía thấp áp
E Van xả phía cao áp
1.3.2.3 Nguyên lý hoạt động làm lạnh của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
Hệ thống làm mát của ô tô hoạt động theo các bước cơ bản sau:
+ Môi chất lạnh được bơm ở dạng hơi từ máy nén (A) dưới áp suất cao và nhiệt độ bay hơi cao đến giàn ngưng tụ (B) hay còn gọi là giàn ngưng tụ
Trang 26+ Ở giàn ngưng (B) nhiệt độ môi chất lạnh rất cao, quạt làm mát dàn nóng, hơi được làm lạnh và ngưng tụ thành lỏng dưới áp suất cao và nhiệt độ thấp
Bảng 1.1 Trạng thái môi chất trước và sau khi qua giàn nóng
Nhiệt độ Áp suất Trạng thái
Trước khi qua giàn nóng Xấp xỉ 800C Xấp xỉ 1.7MPa Hơi
Sau khi qua giàn nóng Xấp xỉ 600C Xấp xỉ 1.7MPa Lỏng
+ Môi chất lạnh lỏng tiếp tục tuần hoàn qua bộ lọc hoặc thiết bị hút ẩm (C), tại đây
nó hút toàn bộ hơi ẩm và tạp chất làm cho môi chất lạnh trở nên tinh khiết hơn
+ Van giãn nở hay còn gọi là van tiết lưu (F) điều khiển lưu lượng môi chất đến giàn bay hơi (giàn lạnh) (G) và giảm áp suất của môi chất lạnh Sự sụt giảm áp suất làm cho chất lỏng trong giàn bay hơi chuyển từ thể lỏng sang thể hơi
Bảng 1.2 Trạng thái môi chất trước và sau van tiết lưu
Nhiệt độ Áp suất Trạng thái
Trước khi qua van tiết lưu Xấp xỉ 600C Xấp xỉ 1.7MPa Lỏng
Sau khi qua van tiết lưu Xấp xỉ 00C Xấp xỉ 0.2 Mpa Hơi sương
+ Trong quá trình bốc hơi, môi chất lạnh hấp thụ nhiệt trong cabin ô tô, có nghĩa
là làm mát khối không khí trong cabin
Không khí lấy từ bên ngoài vào đi qua giàn lạnh (Bộ bốc hơi) Tại đây, rất nhiều năng lượng được thiết bị bay hơi lấy đi từ không khí qua các cánh tản nhiệt, do đó nhiệt
độ của không khí giảm xuống rất nhanh và hơi ẩm trong không khí cũng bị ngưng tụ lại
và thải ra ngoài Chất lỏng ở nhiệt độ cao và áp suất cao trong thiết bị bay hơi, nó sẽ trở thành hơi ở nhiệt độ thấp và áp suất thấp
Bảng 1.3 Trạng thái môi chất trước và sau khi qua giàn lạnh
Nhiệt độ Áp suất Trạng thái
Trước khi qua giàn lạnh Xấp xỉ 00C Xấp xỉ 0.2 Mpa Hơi sương
Sau khi qua giàn lạnh 30C đến 40C Xấp xỉ 0.2 Mpa Hơi
Quá trình này diễn ra môi chất lạnh cần nhiều năng lượng nên nó lấy năng lượng
từ không khí xung quanh dàn bay hơi (năng lượng không bị mất đi mà được chuyển hóa
từ dạng này sang dạng khác) Không khí mất năng lượng, nhiệt độ giảm xuống và không khí lạnh được hình thành Hơi môi chất lạnh được đưa trở lại máy nén ở nhiệt độ cao và
áp suất thấp
Trang 27Bảng 1.4 Trạng thái môi chất sau khi qua máy nén
Nhiệt độ Áp suất Trạng thái
Trước khi qua máy nén 30C đến 40C Xấp xỉ 0.2 Mpa Hơi
Sau khi qua máy nén Xấp xỉ 800C Xấp xỉ 1.7MPa Hơi
1.3.3 Môi chất làm lạnh
Môi chất lạnh (ga điều hòa) sử dụng trong hệ thống A/C của xe phải có các tính chất như bốc hơi và hóa lỏng dễ dàng, mức độ an toàn cao và ổn định về mặt hóa học
để nó không bị biến chất
Hình 1.21 Biểu đồ áp suất và điểm sôi của môi chất lạnh R-134a
Các ô tô đời cũ sử dụng môi chất R-12 (Freon 12) Môi chất lạnh R12 gây ảnh hưởng đến tầng ozôn bao xung quanh trái đất Các ô tô ngày nay sử dụng môi chất R-134a (HFC134a) Đây là môi chất dạng khí, không màu, mùi ête nhẹ, nhiệt độ sôi là 26.5oC và ít gây hại cho tần ozôn
Theo đó, khi áp suất thấp, ga sẽ bay hơi ở nhiệt độ thấp, nhưng khi áp suất cao, ga
sẽ ở trạng thái lỏng mà không bị sôi ngay cả khi ở nhiệt độ cao
Hình 1.22 Môi chất lạnh R-12 và R-134a
Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa không được dùng lẫn môi chất này với môi chất kia Nếu không sẽ gây hư hỏng cho hệ thống lạnh Đồng thời, không nên dùng dầu
Trang 28bôi trơn của máy nén cho hệ thống R12 cho hệ thống R134a vì đặc tính hai môi chất này hoàn toàn khác nhau
1.4 Hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô
1.4.1 Khái quát hệ thống điều hòa không khí tự động
Các hệ thống điều hòa không khí thông thường luôn hoạt động ở nhiệt độ không khí trong xe và tốc độ gió do người lái xác định Các yếu tố như nhiệt mặt trời, nhiệt độ động cơ, nhiệt khí thải, nhiệt người ngồi trong xe tỏa ra… sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ trong xe theo thời gian
Vì vậy, với hệ thống điều hòa loại này cần phải điều chỉnh lại nhiệt độ, tốc độ thổi khí, hay cả hai khi cần thiết Hệ thống điều hòa không khí tự động đã được phát triển để loại bỏ các thao tác điều chỉnh không thuận tiện này
Hệ thống điều hòa không khí tự động phát hiện nhiệt độ bên trong xe và nhiệt độ môi trường, bức xạ mặt trời Từ đó điều chỉnh nhiệt độ khí thổi cũng như tốc độ quạt một cách tự động theo nhiệt độ đặt trước bởi người lái, do vậy duy trì nhiệt độ trong xe tại nhiệt độ đặt trước
Hình 1.23 Hệ thống điều khiển bằng điện tử
Trang 292 Van xả áp suất cao của máy nén 7 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh
4 Công tắc ngắt áp suất của điều hòa 9 Bộ điều khiển
Cài đặt nhiệt độ mong muốn bằng núm điều chỉnh nhiệt độ và nhấn công tắc AUTO
để kích hoạt điều hòa tự động Với chức năng điều khiển tự động của ECU, hệ thống sẽ ngay lập tức điều chỉnh nhiệt độ và giữ ở nhiệt độ cài đặt
Hình 1.24 Sơ đồ điều khiển điều hòa không khí tự động trên ô tô
Hệ thống EATC kiểm soát nhiệt độ tự động nhận thông tin đầu vào từ sáu nguồn khác nhau, xử lý thông tin và cuối cùng gửi lệnh để điều khiển các bộ truyền động cổng chức năng Sáu nguồn thông tin bao gồm:
+ Cảm biến năng lượng mặt trời, cảm biến này là tấm pin năng lượng mặt trời được gắn trên bảng điều khiển có chức năng đo ghi lại sức nóng của mặt trời
+ Cảm biến nhiệt độ bên trong xe được lắp phía sau táp-lô có khả năng theo dõi và
đo lường nhiệt độ của không khí bên trong xe
+ Cảm biến môi trường ghi nhận nhiệt độ bên ngoài xe
+ Cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ
+ Công tắc áp suất điều khiển ly hợp điện từ theo chu kỳ trên bu ly máy nén
Trang 30+ Tín hiệu từ bảng điều khiển cho nhiệt độ và tốc độ gió mong muốn
Sau khi nhận được thông tin tín hiệu đầu vào, cụm điều khiển điện tử EATC (ECU)
sẽ phân tích, xử lý thông tin và xuất tín hiệu điều khiển đến các cơ cấu chấp hành để cài đặt tốc độ quạt, chế độ quạt gió và lưu lượng gió cho giàn nóng, giàn lạnh và quạt tản nhiệt động cơ với nhiệt độ thích hợp
1.4.2 Chức năng của hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô
Hệ thống điều hòa không khí tự động là hệ thống điều hòa thường nhưng có lắp thêm các bộ phận chức năng như:
- Cảm biến phát hiện sự thay đổi nhiệt độ và bức xạ mặt trời
- Bộ điều khiển cài đặt các chế độ hoạt động dựa trên tín hiệu cảm biến
- Các bộ truyền động được điều khiển bởi bộ điều khiển di chuyển các cánh gió và các thành phần khác
1.4.3 Các bộ phận của hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô
Hình 1.25 Vị trí các bộ phận trong hệ thống điều hòa tự động
Cấu tạo của hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô ngoài những bộ phận cần thiết của một hệ thống điều hòa không khí bình thường thì còn có các cảm biến bên ngoài xe và trong xe để nhận các thông tin
Trang 31Nguồn thông tin gửi tín hiệu đến bộ điều khiển A/C là cảm biến
1.4.3.1 Cảm biến nhiệt độ trong xe
Cảm biến nhiệt độ trong xe là nhiệt điện trở lắp trong bảng táp lô có một đầu hút
Hình 1.26 Cảm biến nhiệt độ trong xe
Đầu hút này hút không khí vào trong xe bằng cách sử dụng không khí do quạt thổi
ra để xác định nhiệt độ trung bình bên trong xe
Một cảm biến nhiệt độ xe đóng vai trò là cơ sở để kiểm soát nhiệt độ
Hình 1.27 Các loại cảm biến nhiệt độ không khí trong xe
Có hai loại cửa hút gió: chạy bằng điện và hút gió (sử dụng luồng khí nóng)
Trang 321.4.3.2 Cảm biến nhiệt độ ngoài xe
Cảm biến nhiệt độ bên ngoài là một nhiệt điện trở, được gắn phía trước gàn nóng
để nhận biết nhiệt độ bên ngoài của xe
Cảm biến này phát hiện nhiệt độ bên ngoài xe và triệt tiêu sự thay đổi nhiệt độ bên trong xe do nhiệt độ bên ngoài gây ra
Hình 1.28 Cảm biến nhiệt độ ngoài xe
1.4.3.3 Cảm biến bức xạ mặt trời
Cảm biến bức xạ nắng mặt trời là một đi ốt quang và được lắp ở phía trên của bảng táp lô để gửi về bộ điều khiển những thay đổi về sự tỏa nhiệt của mặt trời dưới dạng những thay đổi về điện dòng điện
Hình 1.29 Cảm biến bức xạ mặt trời
Cảm biến này dùng để phát hiện cường độ ánh nắng và kiểm soát sự thay đổi nhiệt
độ bên trong xe do ảnh hưởng của ánh nắng
Trang 331.4.3.4 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh
Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh sử dụng một nhiệt điện trở và được gắn vào giàn bay hơi để phát hiện nhiệt độ của không khí chảy qua giàn bay hơi (nhiệt độ bề mặt giàn bay hơi)
Được sử dụng để ngăn chặn sự đóng băng của bề mặt thiết bị bay hơi, kiểm soát nhiệt độ và kiểm soát luồng không khí trong thời gian quá độ
Hình 1.30 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh
1.4.3.5 Cảm biến nhiệt độ nước làm mát
Cảm biến nhiệt độ nước là một nhiệt điện trở Nhiệt độ nước được phát hiện bởi cảm biến nhiệt độ nước động cơ Tín hiệu này được truyền từ ECU động cơ Một số kiểu
ô tô có cảm biến nhiệt độ nước gắn trên bộ tản nhiệt Được sử dụng để kiểm soát nhiệt
độ và kiểm soát sự nóng lên của không khí
Hình 1.31 Cảm biến nhiệt độ nước làm mát
Trang 341.4.3.6 Một số loại cảm biến khác
Cảm biến ống dẫn gió là một nhiệt điện trở và được lắp trong bộ cửa gió bên Cảm biến này phát hiện nhiệt độ của luồng khí đi vào các cánh tản nhiệt bên và điều chỉnh chính xác nhiệt độ của từng luồng khí
Cảm biến khói ngoài xe được lắp ở phía trước của xe để xác định nồng độ CO (cácbonmônôxít), HC (hydro cacbon) và NOX (các ôxit nitơ), để bật tắt giữa các chế độ FRESH (lấy gió trong) và RECIRC (lấy gió ngoài)
Hình 1.32 Cảm biến ống dẫn gió và cảm biến khói ngoài xe
1.4.4 Hệ thống điều hòa không khí tự động đa vùng độc lập
Điều hòa tự động 2 vùng độc lập là phần bên trái/phải của hàng ghế trước của xe được trang bị hệ thống điều hòa mà 2 bên có thể độc lập điều chỉnh nhiệt độ, tốc độ gió, hướng gió thổi mà không bị phụ thuộc hay ảnh hưởng đến phía còn lại
Hình 1.33 Hệ thống điều hòa 2 vùng độc lập
Trang 35Còn 3 vùng có nghĩa là ngoài 2 vùng trái phải ở phía trước ra, ở hàng ghế phía sau được trang bị 1 hệ thống máy lạnh có thể điều chỉnh các thông số độc lập với phía trước Tương tự, 4 vùng độc lập thì sẽ có 2 phía trước, 2 phía sau Nhưng đây là trang bị mà
có thể sẽ ít thấy ở trên xe ô tô phổ thông, thông thường hay gặp ngày nay đó là 2 vùng độc lập phía trước + cửa gió ở hàng ghế sau
Hình 1.34 Hệ thống điều hòa không khí tự động 4 vùng độc lập
Bởi còn một số hạn chế, nên không hẳn những chiếc xe được trang bị 2-3 hay 4 vùng độc lập là sẽ giống nhau hoàn toàn, đôi khi ở vùng từ thứ 2 trở đi sẽ không thể điều khiển tốc độ quạt riêng biệt hoàn toàn được
Nút SYNC là nút để đồng bộ 2 hệ thống điều hòa với nhau, ví dụ bên trái và phải của xe sau khi kích hoạt nút SYNC, bạn chỉ cần chỉnh 1 bên thì bên còn lại sẽ được đồng
bộ với thông số tương tự
Trang 36CHƯƠNG 2 KẾT CẤU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
TRÊN XE HYUNDAI TUCSON 2.1 Giới thiệu xe Hyundai Tucson
Hình 2.1 Hình dáng xe Huyndai Tucson Bảng 2.1 Thông số kỹ thuật của xe Huyndai Tucson
Kích thước tổng thể (DxRxC) 4475 x 1850 x 1660 mm
Khoảng cách hai vệt bánh xe 1.615 / 1.620 (trước /sau)
Trang 37Với phân loại là dòng xe SUV nên xe Hyundai Tucson mang các đặc điểm nổi bật sau đây:
- Kích thước lớn, vẻ ngoài vuông vắn, năng động
- Khung gầm cao, khoảng sáng gầm, kết cấu thân trên khung tương tự xe tải
- Kết cấu khung gầm và thân xe rời nhau
- Khoang hành lý rộng rãi, khoang khách nối liền khoang hành lý
- Khó khăn trong việc di chuyển trong đô thị đông đúc, dừng đỗ xe
- Xe kém linh hoạt, độ bốc hơn so với một chiếc crossover sử dụng chung động
cơ
- Điểm mù phía sau xe cũng khá lớn gây khó khăn cho quá trình lùi xe
Hệ thống treo sau Độc lập, liên kết đa điểm
Cửa sổ điện 4 kính chỉnh điện, khóa cửa trung tâm
Đồng hồ hiển thị hành trình Trip – reset
Trang 382.2 Cấu tạo hệ thống điều hòa trên xe Hyundai Tucson
2.2.1 Bố trí hệ thống điều hòa trên xe
Hình 2.2 Sơ đồ bố trí hệ thống điều hòa trên xe Hyundai Tucson
Hệ thống điều hòa không khí trên Huyndai Tucson gồm các thành phần: máy nén, giàn nóng, giàn lạnh, quạt lồng sóc, quạt làm mát, bét phun, cảm biến áp suất cao, bầu giảm áp, ống dẫn môi chất, công tắc ổn nhiệt, bộ sưởi ấm
2.2.2 Các thành phần của hệ thống điều hòa không khí trên xe
2.2.2.1 Máy nén
a Chức năng
Máy nén trong hệ thống điều hòa không khí là loại máy nén đặc biệt dùng trong
kỹ thuật lạnh, hoạt động như một cái bơm để hút môi chất ở áp suất thấp nhiệt độ thấp sinh ra ở giàn bay hơi rồi nén lên áp suất cao (100psi; 7÷17.5 kg/cm2) và nhiệt độ cao
để đẩy vào giàn ngưng tụ, đảm bảo sự tuần hoàn của môi chất lạnh một cách hợp lý và tăng mức độ trao đổi nhiệt của môi chất lạnh trong hệ thống
Máy nén là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống lạnh, công suất, chất lượng, tuổi thọ và độ tin cậy của hệ thống lạnh chủ yếu do máy nén quyết định Tỷ số nén trong quá trình làm việc khoảng 5÷8,1 Tỷ lệ này phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh
và loại chất làm lạnh
Trang 39Hình 2.3 Máy nén của Hyundai Tucson
Máy nén được gọi là trái tim của hệ thống AC, nó cung cấp áp suất tăng cho chất làm lạnh để chuyển chất làm lạnh dạng hơi thành chất làm lạnh dạng lỏng, từ đó cho phép dòng chất làm lạnh tiếp tục chảy qua bình ngưng
b Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén
Máy nén của Hyundai Tucson có cấu tạo bao gồm: bu lông, bộ phận định tâm, phe chắn puly máy nén, cuộn nam châm điện và cụm máy nén
Hình 2.4 Cấu tạo máy nén
Máy nén của hệ thống điều hòa ô tô được dẫn động nhờ trục khuỷu của động cơ thông qua bộ truyền động dây cu-roa
Trang 40c Vị trí lắp đặt
Hình 2.5 Vị trí lắp đặt của máy nén
Do máy nén dẫn động bởi trục khuỷu của động cơ thông qua truyền động của dây
cu roa nên máy nén được đặt trước gần động cơ xe để tối ưu hơn
b Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của ly hợp từ
Bộ ly hợp từ trên xe Hyundai Tucson có cấu tạo bao gồm: Ly hợp từ có cấu tạo từ một Stator (nam châm điện), puly, bộ phận định tâm và các bộ phận khác Bộ phận định tâm được gắn với trục máy nén và Stator được gắn ở thân trước của máy nén
Cuộn dây stato được cấp điện khi ly hợp từ hoạt động Stator trở thành một nam châm
điện, kéo vòng đệm đẩy vào và quay máy nén cùng với puly