1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu quy trình bảo dưỡng, sửa chữa trên xe ô tô. Ứng dụng kiến thức trong công tác giám định bồi thường cho xe ô tô . Thiết kế mô hình dẫn động động cơ với hệ thống truyền lực ô tô con

96 13 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Quy Trình Bảo Dưỡng, Sửa Chữa Trên Xe Ô Tô. Ứng Dụng Kiến Thức Trong Công Tác Giám Định Bồi Thường Cho Xe Ô Tô. Thiết Kế Mô Hình Dẫn Động Động Cơ Với Hệ Thống Truyền Lực Ô Tô Con
Tác giả Cáp Văn Tuấn
Người hướng dẫn Nguyễn Văn Thắng
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Kỹ Thuật Cơ Khí
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 3,69 MB

Cấu trúc

  • 1.1 Cấu Tạo Nguyên Lý Làm Việc Của Động cơ (10)
    • 1.1.1 Nguyên lý làm việc của động cơ xăng (10)
    • 1.1.2 Nguyên lí làm việc của động cơ diesel (11)
    • 1.1.3 Hệ thống bôi trơn động cơ (11)
    • 1.1.4 Hệ thống làm mát (12)
    • 1.1.5 Hệ thống cung cấp nhiên liệu (13)
    • 1.1.6 Hệ thống đánh lửa (16)
    • 1.1.7 Hệ thống phân phối khí (17)
  • 1.2 Cấu tạo , nguyên lý làm việc của Gầm xe ô tô (18)
    • 1.2.1 Hệ thống truyền lực (18)
    • 1.2.2 Thân vỏ xe (25)
    • 1.2.3 Hệ thống treo (26)
    • 1.2.4 Hệ thống lái (27)
    • 1.2.5 Hệ thống phanh (28)
    • 1.2.6 Bánh xe và lốp (36)
  • 1.3 Cấu tạo nguyên lí làm việc của hệ thống điện (38)
    • 1.3.1 Máy phát điện (38)
    • 1.2.3 Ắc Quy (39)
    • 1.3.3 Máy khởi động (39)
  • CHƯƠNG II: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG , SỬA CHỮA TRÊN XE Ô TÔ (41)
    • 2.1 Quy trình bảo dưỡng và sữa chữa (41)
      • 2.1.1 Khái niệm bảo dưỡng và sửa chữa (41)
      • 2.1.2 Mục đích bảo dưỡng và sửa chữa (41)
      • 2.1.3 Chế độ bảo dưỡng và sữa chữa ô tô (41)
      • 2.1.3 Quy trình bảo dưỡng , sửa chữa (42)
    • 2.2 Nội dung bảo dưỡng (42)
      • 2.2.1 Nội dung bảo dưỡng (42)
    • 2.3 Nội dụng sửa chữa (49)
      • 2.3.1 Sửa chữa động cơ ô tô (49)
      • 2.3.2 Sửa chữa hệ thống Gầm (56)
      • 2.3.3 Sửa chữa hệ thống điện (66)
    • 3.1 Tiếp nhận thông tin tổn thất (70)
    • 3.2 Xử lí thông tin ban đầu (70)
      • 3.2.1 Kiểm tra và xử lí thông tin (70)
      • 3.2.2 Tạo lập hồ sơ và dự phòng bồi thường (72)
      • 3.2.3 Xem xét phân cấp và tái bảo hiếm (72)
    • 3.3 Lựa chọn phương án giám định (73)
      • 3.3.1 Nguyên tắc chung (73)
      • 3.3.2 Lựa chọn phương thức giám định (75)
    • 3.4 Lập và duyệt Phương án khắc phục - Giám sát quá trình khắc phục (80)
      • 3.4.1 Lựa chọn đơn vị sửa chữa (80)
      • 3.4.2 Đề xuất và phê duyệt phương án sửa chữa (81)
    • 3.5 Xét duyệt hồ sơ - Tính toán và phê duyệt bồi thường (83)
      • 3.5.1 Kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ (83)
      • 3.5.2 Tính toán bồi thường (84)
      • 3.5.3 Nguyên tắc tạm ứng và bảo lãnh (84)
    • 3.6 Thông báo - Từ chối bồi thường (86)
      • 3.6.1 Ký duyệt hồ sơ (86)
      • 3.6.2 Thông báo và thanh toán tiền bồi thường (87)
    • 3.7 Xử lý sau bồi thường (88)
      • 3.7.1 Thu đòi tái bảo hiểm (88)
      • 3.7.2 Thu đòi Đồng bảo hiểm (89)
      • 3.7.3 Xử lý tài sản thu hồi sau bồi thường (89)
      • 3.7.4 Thu đòi người thứ ba (89)
    • 3.8 Đóng hồ sơ và lưu hồ sơ giải quyết bồi thường (89)
      • 3.8.1 Vào sổ thống kê, lưu trữ hồ sơ bồi thường (90)
      • 3.8.2 Kiến nghị (90)
  • CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ MÔ HÌNH DẪN ĐỘNG ĐỘNG CƠ VỚI HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Ô TÔ CON (91)
    • 4.1 Mục đích (91)
    • 4.2 Chuẩn bị vật tư (91)
    • 4.3 Phương pháp cắt (91)
    • 4.4 Các bước tiến hành hoàn thiện mô hình dẫn động động cơ với hệ thống truyền lực ô tô con (91)

Nội dung

Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.

Cấu Tạo Nguyên Lý Làm Việc Của Động cơ

Nguyên lý làm việc của động cơ xăng

Động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu xăng, loại hình thành hòa khí bên ngoài hoặc “ vùng chế hòa khí” hoặc hình thành hòa khí bên trong “ phun xăng trực tiếp” có chu trình làm việc gồm 4 quá trình:

- Kì hút: Khi piston chuyển động từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới , xupap hút mở , xupap xả đóng, khí “hỗn hợp xăng hòa trộn với không khí ở dạng sương” tại bộ chế hòa khí hút vào trong xilanh của động cơ

- Kì nén: Khi piston chuyển động từ điểm chết dưới lên điển chết trên lúc này cả

2 xupap đều đóng , khí hỗn hợp trong xilanh bị nén lại

- Kì nổ (cháy-giãn nở-sinh công): ở cuối kì nén , khí hỗn hợp ở nhiệt độ và áp suất cao gặp tia lửa điện sẽ bốc cháy và sinh công sẽ đẩy piston chuyển động từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới (2 xupap đều đóng) Ở kỳ nổ nhiệt năng biến thành cơ năng làm quay trục khuỷu của động cơ

- Kì xả: Khi piston chuyển động từ điểm chết dưới lên điểm chết trên (xupap hút đóng, xupap xả mở) Hòa khí đã cháy trong xilanh bị đẩy qua cửa xả ra ngoài.

Nguyên lí làm việc của động cơ diesel

- Nguyên lý làm việc của động cơ diesel: Cũng giống như động cơ xăng chỉ khác ở kỳ nạp không khí được hút vào xilanh và ở cuối quá trình nén dầu diesel được phun vào hòa trộn với không khí ngay trong buồng đốt, ở nhiệt độ cao và áp suất lớn khí hỗn hợp tự bốc cháy và sinh công.

Hệ thống bôi trơn động cơ

- Hệ thống bôi trơn dùng để :

• Đưa dầu đến các bề mặt chi tiết ma sát để bôi trơn

• Lọc sạch các tạp chất có trong dầu nhớt dầu tẩy rữa các bề mặt chi tiết ma sát

• Làm mát các bề mặt chi tiết ma sát

Hình 1.2 Hệ thống bôi trơn động cơ

1-Cacte chứa dầu, 2-Bạc đầu trục khuỷu, 3-Bạc bánh răng trung gian, 4-Bạc trục cam, 5-Nắp đổ dầu, 6-Cò cam, 7-Đũa đẩy, 8-Xilanh , 9-Con đội, 10-Cam, 11-Bạc biên, 12-

Bạc trục khuỷu, 13-Bơm dầu, 14-Lọc dầu, 15-Ống dẫn dầu chính, 16-Phao hút dầu, 17- Đồng hồ báo áp suất dầu

- Nguyên lý làm việc : Khi động cơ hoạt động, dầu bôi trơn ở từ đấy cacte sẽ được bơm dầu hút đẩy lên lọc dầu Từ bộ lọc, dầu sẽ được dẫn tới bề mặt các chi tiết cần được bôi trơn như: piston, xilanh, trục cam - bạc trục cam, trục khuỷu - bạc trục khuỷu nắp máy, con đội,… Ngoài ra dầu cũng được cung cấp tới các hệ thống sử dụng áp suất dầu để hoạt động bên trong động cơ như hệ thống điều khiển phân phối khí, Sau đó dầu được hồi về đấy cacte để tái sử dụng đảm bảo cho các chi tiết của động cơ được bôi trơn và hoạt động ổn định.

Hệ thống làm mát

- Quá trình của động cơ làm việc nhiệt độ sinh ra ở kì nổ là rất lớn Các chi tiết khi tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao sẽ bị ảnh hưởng xấu đến độ bền, độ cứng, độ giãn nở và tuổi thọ của các chi tiết khi tiếp xúc

- Do nhiệt độ cao, độ nhớt của dầu bôi trơn giảm, làm độ ma sát tăng gây ra hiện tượng bó kẹt piston trong xilanh, hệ số nạp giảm dẫn tới công suất động cơ giảm đối với động cơ xăng dễ gây ra hiện tượng cháy kích nổ Để tránh những hiện tưởng trên cần có hệ thống làm mát động cơ

Hình 1.3 Hệ thống làm mát động cơ

1-Két nước làm mát, 2-Quạt làm mát, 3-Van xả nước trên két làm mát, 4-Két sưởi, 5- Van hệ thống sưởi, 6-Đường ống, 7-Bơm, 8-Van hằng nhiệt, 9-Bình nước dự phòng, 10- Nắp đổ nước, 12-Cảm biến nhiệt độ nước

- Nguyên lý làm việc : Khi động cơ làm việc, bơm nước hút nước từ két nước vào đường dẫn nước trong thân máy để làm mát các xilanh, buồng cháy và phần nắp máy Sau khi làm mát thân máy và nắp máy, nếu nhiệt độ nước dưới 80℃ thì nước làm mát không qua két nước mà lại qua bơm nước rồi tuần hoàn trong động cơ khi nhiệt độ nước làm mát tăng lên đến nhiệt độ trên 80℃ thì van hằng nhiệt sẽ mở để nước qua két nước làm mát, nước sau khi được làm mát lại tiếp tục theo đường ống lên bơm nước để đi làm mát động cơ Ngoài ra hệ thống làm mát còn cung cấp nhiệt lượng cho hệ thống sưởi trên ô tô thông qua van đóng mở hệ thống sưởi nước nóng chảy qua két sấy để cung cấp nhiệt lượng sưởi cho hệ thống

- Để tăng hiệu quả và làm mát động cơ, phía trước động cơ có bố trí quạt gió, quạt gió làm việc khi nhiệt độ động cơ đạt ngưỡng 80℃ thì “cảm biến nhiệt độ động cơ cấp tín hiệu về cho rơle điều khiển quạt gió hoạt động”, khi nhiệt độ giảm xuống dưới 80℃ thì “cảm biến nhiệt độ cấp tín hiệu về cho rơle điều khiển tắt quạt gió”.

Hệ thống cung cấp nhiên liệu

1.1.5.1 Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng

- Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng: Hòa trộn xăng với không khí sạch theo một tỉ lệ nhất định tạo thành hỗn hợp khí cung cấp cho các xilanh của động cơ theo thứ tự làm việc của nó a, Hệ thống cung cấp nhiên liệu bằng chế hòa khí:

- Nguyên lí làm việc: Khi động cơ làm việc, bơm xăng hút từ thùng chứa theo ống dẫn qua bầu lọc đến buồng phao của bộ chế hòa khí Ở kì hút, piston đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới áp suất trong xilanh giảm, hút không khí qua bầu lọc không khí vào bộ chế hòa khí và hút xăng hòa trộn đều với không khí tạo thành khí hỗn hợp Khí hỗn hợp theo đường ống nạp, nạp vào các xilanh theo thứ tự làm việc của động cơ, Ở cuối kì nén bugi bật tia lửa điện đốt cháy khí hỗn hợp

5 trong buồng cháy của động cơ Sau quá trình cháy, khí đã cháy trong xilanh được thải ra ngoài theo đường ổng thải và qua ống giảm âm ra ngoài

Hình 1.4 Hệ thống cung cấp nhiên liệu bằng chế hòa khí

1-Thùng xăng, 2-Ống dẫn xăng, 3-Bình lọc xăng, 4-Bơm chuyển, 5-Bộ chế hòa khí, 6-Bình lọc không khí, 7-Ống hút, 8-Ống thải, 9-Ống giảm thanh b, Hệ thống cung cấp nhiên liệu bằng vòi phun điện tử( hệ thống EFI):

- Cấu tạo: các cảm biến, bộ điều khiển điện tử, bộ phận phun nhiên liệu

- Nguyên lý hoạt động: Khi xe khởi động, hệ thống điều khiển điện tử trung tâm sẽ quét từng cảm biến có trong động cơ

- Khi các cảm biến hoạt động, các thông số về nhiệt độ, mật độ không khí, áp suất không khí, áp suất nhiên liệu, thời gian, tốc độ động cơ, sẽ liên tục được thu thập Những dữ liệu này sẽ được bộ ECU tiếp nhận và xử lý ECU trong hệ thống phun xăng điện tử sẽ tính toán và phát tín hiệu đến cơ cấu chấp hành khi đó vòi phun sẽ phun vào buồng đốt động cơ Nhờ đó, lượng nhiên liệu sẽ được phun với thời gian và lưu lượng hợp lý nhất đảm bảo cho động cơ hoạt động ổn định và tiết kiệm nguồn nhiên liệu hiệu quả

1.1.5.2 Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel

- Hệ thống cung cấp nhiên liệu diesel dùng để hút dầu diesel từ thùng chứa sau đó bầu lọc, lọc sạch và tạo ra áp lực cao phun vào buồng đốt của động cơ dưới dạng sương để hòa trộn với không khí tạo thành hỗn hợp khí a, Hệ thống cung cấp nhiên liệu điều khiển bằng cơ khí:

- Khi động cơ làm việc, dầu diesel được bơm dầu hút từ thùng chứa qua bầu lọc thô tới bơm nhiên liệu qua bầu lọc tinh tới bơm cao áp, nhiên liệu được nén đến áp suất cao rồi qua vòi phun, phun vào buồng cháy hòa trộn với không khí tạo thành khí hỗn hợp ở cuối kỳ nén Do tác dụng của áp suất và nhiệt độ cao khí hỗn hợp tự bốc cháy Khí đã cháy theo ống xả và ống giảm âm thải ra ngoài Dầu thừa ở vòi phun trở về bầu lọc tinh và thùng chứa b, Hệ thống cung cấp nhiên liệu điều khiển bằng điện tử:

- Khi động cơ làm việc, dầu diesel được bơm dầu hút từ thùng chứa qua bầu lọc thô tới bơm nhiên liệu qua bầu lọc tinh tới bơm cao áp.Ở đây nhiên liệu được nén đến áp suất cao rồi qua ray cung cấp nhiên liệu, ở cuối chu trình nén hệ thống điều khiển điện tử cấp tín hiệu cho vòi phun, phun dầu áp suất cao vào buồng cháy hòa trộn với không khí tạo thành khí hỗn hợp ở cuối kỳ nén Do tác dụng của áp suất và nhiệt độ cao khí hỗn hợp tự bốc cháy.Khí đã cháy theo ống xả và ống giảm âm thải ra ngoài Dầu thừa ở vòi phun trở về bầu lọc tinh và thùng chứa

Hệ thống đánh lửa

- Cấu tạo: nguồn điện pin (sử dụng dòng điện 1 chiều 12-14.2V) , cuộn dây đánh lửa, công tắc đánh lửa, mo-đun đánh lửa hoặc bộ điều khiển, cảm biến, phần ứng, bugi, nhóm tiếp điểm

Hình 1.6 Sơ đồ hệ thống đánh lửa

- Khi xe được khởi động, hệ thống đánh lửa bằng tia lửa điện được kích hoạt Dòng điện bắt đầu chạy từ ắc quy qua công tắc đánh lửa đến cuộn dây sơ cấp Lúc này, cuộn dây cấp phần ứng sẽ được kích hoạt, nhận tín hiệu điện áp từ phần ứng và đưa đến mô đun đánh lửa

- Bánh răng của điện trở tiếp xúc với cuộn dây nguồn nạp và khi đó tín hiệu điện áp của cuộn dây nguồn nạp sẽ được gửi đến mô đun điện tử Sau khi nhận được thông tin, nguồn điện cấp cho cuộn sơ cấp bị ngắt và dừng đột ngột

- Sau đó, khi bánh răng điện trở không còn tiếp xúc với cuộn dây nạp nữa dòng điện tiếp tục được đưa đến các bộ phận của hệ thống đánh lửa điện tử

- Việc tạo ra dòng điện liên tục và gián đoạn này gây ra hiện tượng cảm ứng điện từ, lúc này có thể xuất hiện tới vài nghìn vôn trong cuộn thứ cấp

- Nguồn điện áp cao này được gửi đến các phân phối khác của chuyển động quay rotor và các tiếp điểm, từ cuộn dây đến bugi Khi có sự chênh lệch điện áp, đầu bugi tạo ra tia lửa điện bắt đầu quá trình đốt cháy nhiên liệu.

Hệ thống phân phối khí

- Cơ cấu phân phối khí kiểu xupap treo có trục cam đặt trong thân máy gồm có các chi tiết sau:

• Trục cam, con đội, đũa đẩy, trục cò mổ,cò mổ, xupap, lò xo xupap, gối đỡ trục cò mổ, ống dẫn hướng xupap, bệ đỡ xupap, phớt vít điều chỉnh khe hở nhiệt,…

• Đối với cơ cấu phân phối khí kiểu xupap treo có trục cam đặt trên nắp máy cũng có cấu tạo tương tự như cơ cấu phân phối khí kiểu xupap treo có trục cam đặt trong thân máy chỉ khác là không có đũa đẩy

• Một số động cơ điều chỉnh khe hở nhiệt bằng căn đệm không có vít điều chỉnh khe hở nhiệt, hoặc một số động cơ có hai trục cam điều khiển các xupap hút - xả có thể không có cò mổ mà cam tác động vào xupap thông qua con đội

Hình 1.7 Hệ thống phân phối khí

Nguyên lý làm việc: Khi động cơ làm việc, trục khuỷu dẫn động trục cam quay, khi trục cam quay làm vấu cam tác động vào con đội làm con đội, đũa đẩy đi lên tác động vào cò mổ quay đẩy xupap đi xuống “xupap mở” quá trình nạp và thải khí được thực

9 hiện, lúc này lò xo xupap bị nén lại Khi trục cam tiếp tục quay qua vị trí bị tác động thì lò xo xupap làm cho xupap đóng kín vào bệ đỡ, cò mổ, đũa đẩy, con đội trở về vị trí ban đầu, xupap đóng.

Cấu tạo , nguyên lý làm việc của Gầm xe ô tô

Hệ thống truyền lực

- Hệ thống truyền lực dùng để truyền momem xoắn từ động cơ tới các bánh xe chủ động của ô tô

Hình 1.8 Hệ thống truyền lực ô tô cầu sau chủ động

1-Động cơ, 2-Ly hợp , 3-Hộp số, 4-Cầu chủ động , 5- Các đăng

- Ô tô bố trí động cơ phí trước, cầu sau chủ động: Quá trình truyền lực

- Động cơ → Ly hợp → Hộp số → Các đăng → Cầu chủ động → Bánh xe chủ động

Hình 1.9 Hệ thống truyền lực cầu trước chủ động

1-Động cơ, 2-Ly hợp, 3- Hộp số, 4-Các đăng, 5-Bánh xe chủ động

- Ô tô bố trí động cơ phía trước , cầu trước chủ động: quá trình truyền lực

- Động cơ → ly hợp → hộp số → cầu chủ động → bánh xe chủ động

- Ô tô có cầu trước và cầu sau chủ động (4WD,AWD) : kiểu truyền lực này thường được sử dụng cho các loại xe đa dụng vượt địa hình ( SUV), khi chạy đường bình thường thì dùng 1 cầu chủ động, khi đường xấu thì dùng 2 cầu chủ động

Hình 1.10 Hệ thống truyền lực có 2 cầu chủ động

• Phần chủ động: Bánh đà, vỏ ly hợp, đĩa ép và giá đỡ lên vỏ ly hợp

• Phần bị động: Đĩa ma sát và trục bị động

• Cơ cấu điều khiển dùng để ngắt ly hợp khi cần bao gồm: Bàn đạp, thanh nối, khớp trượt, các cần bẩy và các lò ép

Hình 1.11 Cấu tạo bộ ly hợp

- Nguyên lý hoạt động: để đóng ly hợp , người lái nhả chân khỏi bàn đạp ly hợp hay còn gọi là chân côn

- Lúc này bánh đà quay , đĩa ma sát bị lò xo đẩy áp chặt lên bánh đà thông qua đĩa ép và then hoa đến trục sơ cấp của hộp số, các chi tiết trên tạo thành một khối cùng quay theo bánh đà

- Khi ngắt hay cắt ly hợp, tức là lúc không truyền moment thì sẽ đạp côn để thông qua đòn bẩy và khớp nối, trượt chuyển động sang trái ép vào đầu cần bẩy để chúng quay trên giá đỡ và đầu kia của cần bẩy kéo đĩa ép thẳng lực ép lò xo dịch chuyển sang phải và tách đĩa ma sát khỏi mặt bánh đà

- Lúc này đĩa ma sát ở trạng thái tự do, các bề mặt bị hở và moment động cơ không thể truyền qua đĩa tới trục sơ cấp hộp số,

- Để ngắt ly hợp đối với một số loại ly hợp cần phải ép khớp trượt vào đầu cần bẩy hoặc lò xo màng nhưng đối với một số bộ ly hợp khắc lại cần phải kéo khớp trượt đầu cần bẩy hoặc đầu lò xo màng ra

- Hộp số dùng để: Truyền và thay đổi momem từ động cơ đến bánh xe chủ động

- Cắt truyền động từ động cơ đến bánh xe chủ động

- Đảm bảo cho ô tô chuyển động lùi a, Hộp số cơ khí 5 cấp tiến, 1 số lùi điều khiển bằng cơ khí:

Hình 1.12 Sơ đồ hộp số 5 cấp số tiến,1 cấp số lùi

- Hộp số này thường gồm 3 trục: sơ cấp , thứ cấp , trung gian và các cặp bánh răng ăn khớp

Hình 1.13 Cơ cấu gài số

1-Vành răng gài, 2-Ống đồng tốc, 3,9-Khóa hãm, 4-Vòng khóa, 5-Bề mặt ma sát, 6,10- Bánh răng thay đổi tỷ số truyền, 7-Vòng đồng tốc, 8-Ống răng gài b, Hộp số tự động

- Cấu tạo gồm có : các bộ bánh răng hành tinh, các bộ ly hợp thủy lực, biến mô thủy lực, bộ điều khiển điện tử

Hình 1.14 Sơ đồ hộp số tự động

- Nguyên lý hoạt động: moment xoắn từ trục khuỷu của động cơ truyền qua biến mô và từ biến mô truyền vào trục vào của hộp số Bộ điều khiển điện tử sẽ thông qua tín hiệu từ cảm biến sẽ tiến hành cho đóng mở đường dầu dẫn đến các ly hợp Để momen xoắn truyền đến trục ra của hộp số thì phải có 2 ly hợp đóng lại

• Nếu xe di chuyển về phía trước: Ly hợp tiến và ly hợp số (số 1 và số 2, ) tương ứng với tốc độ xe sẽ được đóng

• Nếu xe ở số N trung gian : Chỉ có 1 ly hợp số 2 đóng lại, ly hợp tiến không được đóng lại Đây chính là lý do moment xoắn không thể truyền đến trục ra của hộp số

• Nếu xe di chuyển lùi: Ly hợp số 2 và ly hợp số 5 được đóng lại (với loại hộp số tự động có 5 số tiến và 1 số lùi)

- Số 1: Quá trình vào số 1 được thực hiện bằng cách đóng ly hợp số tiến và ly hợp số 1 Ly hợp số tiến cho phép moment xoắn truyền từ biến mô đến trục vào hộp số Đây được xem là “cửa ngõ” đầu vào của hộp số Ly hợp số 1 được đóng, moment xoắn truyền qua bộ bánh răng hành tinh số 1 và 2,… Rồi chuyển đến trục ra của hộp số

- Số 2: Quá trình sang số 2 cũng tương tự, ly hợp tiến đóng cho phép momen xoắn truyền từ trục biến mô vào hộp số Ly hợp số 2 đóng giúp truyền động cho bộ bánh răng hành tinh số 2 và 3 rồi chuyển đến trục ra của hộp sô

- Truyền động các đăng dùng để truyền môment xoắn giữa các trục không cùng nằm trên một đường thẳng và góc lệch trục luôn thay đổi trong quá trình chuyển động

- Truyền động các đăng gồm hai thành phần chính: Trục truyền và khớp các đăng Nếu trục truyền quá dài thường thì chia làm 2 đoạn, phần giữa trục được lắp thêm một ổ đỡ trung gian với mục đích làm tăng độ cứng của trục

Hình 1.15 Cơ cấu truyền động các đăng

- Hiện nay, khớp các đăng sử dụng trên ô tô phần lớn là khớp các đăng chữ thập cứng và khớp các đăng đồng tốc Khớp các đăng chữ thập thường được lắp đặt giữa hộp số và cầu dẫn động của loại ô tô FR (động cơ đặt trước, bánh xe dẫn động phía sau) Khớp các đăng đồng tốc thường được lắp đặt làm bán trục trong và bán trục ngoài của loại ô tô FF (động cơ đặt trước, bánh xe dẫn động phía trước)

- Cụm cầu chủ động bao gồm : vỏ cầu chủ động, truyền lực chính , vi sai và bán trục

- Truyền lực chính dùng để tăng và truyền mô men xoắn giữa các trục vuông góc nhau

Hình 1.17 Cấu tạo cầu chủ động

1-Trục dẫn động, 2-Bán trục , 3-Bánh răng bị động, 4-Bánh răng chủ động, 5-Bánh răng hành tinh, 6-Vỏ vi sai, 7- Bánh răng bán trục

- Vi sai dùng để đảm bảo cho các bánh xe chủ động quay với vận tốc khác nhau khi sức cản chuyển đọng ở bánh xe hai bên không bằng nhau( khi quay vòng, khi đường không bằng phẳng, khi bán kính các bánh xe khác nhau).

Thân vỏ xe

- Thân vỏ xe là phần đặt trên khung xe và tạo ra tuyến hình chính của xe Với ô tô con và ô tô khách thì buồng lái và thùng xe không tách rời

- Có 2 loại cấu tạo thân vỏ xe ô tô : thân khung rời và thân khung liền:

➢ Với cấu trúc thân khung rời : Thân xe và khung gầm tách biệt hoàn toàn và chỉ được gắn kết lại với nhau khi lắp rắp

➢ Với cấu trúc thân khung liền: Thân xe và khung gầm bên dưới tạo liền nhau tạo thành một khối thống nhất

Hệ thống treo

- Hệ thống treo dùng để nối đàn hồi khung vỏ với các cầu , gồm 3 bộ phận cơ bản:

• Bộ phận đàn hồi dùng để đảm bảo độ êm dịu cân thiết khi chuyển động( lò xo trụ, nhíp lá , thanh xoắn)

• Bộ phận dẫn hướng để truyền các lực tác dụng( đòn dẫn hướng , nhíp lá)

• Bộ phậ giảm chấn dùng để dập tắt giao động( giảm chấn thủy lực)

Hình 1.20 Hệ thống treo phụ thuộc

1-Nhíp, 2-Ống giảm sốc, 3-Cầu, 4-Mõ nhíp trước, 5-Đầu giảm sóc lắp lên khung xe, 6-

Hình 1.21 Hệ thống treo độc lập

1-Rô tuyn, 2-Vỏ bọc rô tuyn, 3-Ốc côn, 4-Thanh giăng đứng, 5- Càng chữ A, 6-Lò xo, 7-Giảm xóc, 8-Thanh cân bằng, 9-Bạc thanh cân bằng, 10- Càng chữ I, 12- Rô tuyn đứng, 13- Thanh giắng dọc

Hình 1.22 Hệ thống treo độc lập MC pherson

1-Càng chữ A, 2- Thanh cân bằng, 3-Thân giảm xóc, 4-Bích giảm xóc, 5-Lò xo.

Hệ thống lái

- Hệ thống lái dùng để thay đổi hướng chuyển động hoặc giữ cho ô to chuyển động ổn định theo hướng xác định của người lái

- Hệ thống lái bao gồm cơ cấu lái và dẫn động lái Cơ cấu lái là một hộp giảm tốc dùng để quay bánh xe dẫn hướng với tỉ số truyền cần thiết, dẫn động lái để truyền chuyển động từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn hướng

Hình 1.23 Cấu tạo hệ thống lái trên xe con

1-Bánh xe dẫn hướng, 2-Bình dầu trợ lực, 3-Vô lăng lái, 4- Trụ lái, 5- Trục lái, 6-Bơm trợ lực lái, 7-Thước lái, 8-Dàn tản nhiệt dầu trợ lực lái, 9-Thanh răng, 10-Trục lái, 11- Bánh răng, 12- Chụp chắn bụi

- Nguyên lý làm việc: Khi muốn thay đổi hướng chuyển động của ô tô sang phái hoặc sang trái , người lái tác dụng lực vào vô lăng lái qua trục lái làm quay bánh răng làm dịch chuyển thanh răng thông qua đòn kéo và đòn đẩy làm quay bánh xe dẫn hướng để thay đổi hướng chuyển động của xe, để giảm lực lái ô tô được lắp thêm bộ trợ lực lái ( có thể trợ lực lái thủy lực hoặc trợ lực lái điện).

Hệ thống phanh

- Hệ thống phanh để làm giảm tốc độ , dừng chuyển động của xe ô tô và giữ cho xe ô tô đứng yến trên dốc

- Hệ thống phanh bao gồm:

• Phanh chân dùng để giảm tốc độ hoặc làm dừng hẳn sự chuyển động của ô tô và được điều khiển bằng chân

• Phanh đỗ dùng để giữ cho ô tô đứng yên trên đường có độ dốc nhất định hoặc hỗ trợ cho phanh chân trong những trường hợp cần thiết

1.2.5.1 Hệ thống phanh chân a, Hệ thống phanh dẫn động bằng dầu

Hình 1.24 Hệ thống phanh chính dẫn động bằng dầu

1-Bàn đạp, 2-Piston phanh chính, 3-Xylanh phanh chính, 4,5-Piston phanh bánh xe, 6,9- Cụm xylanh piston phanh bánh xe,7-Dầu phanh, 8-Đường ống dẫn dầu, 10-Công tắc đèn phanh, 11-Sàn xe, 12-Vách ngăn động cơ, 13-Ty đẩy xylanh phanh chính

- Nguyên lý hoạt động: khi người lái đạp lên bàn đạp phanh thông qua cơ cấu truyền lực , lực phanh tác động lên piston phanh chính thắng lực căng lò xo hồi vị làm tăng áp suất dầu trong xylanh phanh chính , dầu có áp suất cao được dẫn đến các xylanh phanh trên bánh xe làm các piston phanh trên bánh xe dịch chuyển tạo lực ép má phanh lên đĩa phanh ( hoặc tang trống phanh) tạo nên lực hãm chuyển động của xe Khi thôi tác dụng lực vào bàn đạp phanh, lò xo hồi vị kéo hai má phanh trở về vị trí cũ, piston trở về vị trí ban đầu ép dầu từ xylanh bánh xe theo ống dẫn trở về bơm phanh , bánh xe lại quay được bình thường

- Với hệ thống phanh sử dụng cơ cấu phanh đĩa thì tang trống được thay bằng đĩa phanh gắn chắt vào moay ơ bánh xe Khi đạp phanh hai má phanh ở hai bên ép chạt vào đĩa làm bánh xe dừng lại loại cơ cấu phanh này tỏa nhiệt nhanh và đảm bảo an toàn khi phanh ở tốc độ cao b, Hệ thống phanh khí nén

- Đây là loại hệ thống phanh sử dụng áp lực của khí nén , lực đạp của người lái nhỏ vì chỉ để mở van phân phối, loại hệ thống phanh này được sử dụng nhiều trên xe tải , xe khách

Hình 1.25 Hệ thống phanh khí nén

- Nguyên lý hoạt động: trước khi cho xe chuyển động cần nổ máy tại chổ cho đến khi áp suất trong bình chứa khí nén đạt giá trị cho phép Khí người đạp lên bàn đạp phanh, van phân phối khí mở dòng khí có áp suất cao đi qua các ống dẫn khí đến bầu phanh trên các bánh xe , thông qua cơ cấu phanh trên các bánh xe lực nén của khí được chuyển thành lực ép của má phanh lên tang trống tạo ra lực ma sát hãm các bánh xe quay chậm

1.2.5.2 Hệ thống phanh đỗ ( phanh tay) a, Hệ thống phanh đỗ cơ khí tác dụng lên bánh xe

Hình 1.26 Sơ đồ dẫn động phanh đỗ cơ khí tác động lên bánh xe

1-Cần kéo phanh tay, 2-Dây cáp phanh bánh xe, 3-Cầu chia cáp, 4-Ốc điều chỉnh tăng cáp

- Nguyên lý hoạt động: khi người lái xe kéo cần kéo phanh tay , cơ cấu kéo và giữ dây cáp ở cần phanh tay kéo dây cáp trong ống dẫn tạo ra lực kéo và thông qua cơ cấu phanh để tạo lực ép má phanh lên tang trống ( tạo ra lực hãm trên bánh xe) giữ cho xe không chuyển động b, Hệ thống phanh đỗ dẫn động bằng khí nén:

Hình 1.27 Hệ thống phanh đỗ dẫn động bằng khí nén

1,9-Bầu phanh bánh xe sau, 2-Van một chiều, 3-Van đảo, 4-Bình chứa khí phanh đỗ, 5- Van đảo, 6-Công tắc phanh đỗ, 7-Van phanh chân, 8-Bình chứa khí sơ cấp, 10-Cần đẩu cơ cấu phanh, 11-Bộ điều áp khí nén, 12-Thùng chứa khí thứ cấp

1.2.5.3 Cơ cấu phanh a, Cơ cấu phanh đĩa

Hình 1.28 Cơ cấu phanh đĩa

1-Vỏ chắn bụi, 2-Ống dầu, 3-Đĩa phanh, 4-Bulong lắp bánh xe, 5-Xylanh phanh, 6-Bích lắp bánh xe, 7-Má phanh

- Nguyên lý hoạt động: khi người lái đạp bàn đạp phanh dầu áp suất cao từ đường ống dầu đi vào xylanh phanh trên bánh xe, ép piston xylanh phanh dịch chuyển tác động lên má phanh ép má phanh tiếp xúc với đĩa phanh tạp lực ma sát hãm bánh xe

- Khi người lái nhả phanh, áp suất dầu trên đường ống dầu giảm( dầu chảy từ xylanh phanh bánh xe theo đường ống trở về xylanh phanh chính), làm giảm lực tác dụng lên piston phanh bánh xe , lúc này má phanh tách khỏi đĩa phanh làm bánh xe tiếp tục quay b, Cơ cấu phanh tang trống

Hình 1.29 Cơ cấu phanh tang trống

1-Trống phanh, 2-Má phanh, 3-Lò xo hồi vị, 4-Xylanh phanh bánh xe, 5-Nút xả gió, 6-

Tự guốc phanh, 7-Chốt hãm, 8,10-Guốc phanh, 9- Lò xo, 11-Đường dầu phanh

- Nguyên lý hoạt động: khi đạp phanh dầu phanh được truyền từ bình xilanh chính đến xilanh bánh xe khi đã truyền đầy dầu trong xilanh bánh xe, áp suất tác động lên piston đẩy guốc phanh sang hai bên Sau đó phần guốc phanh sẽ ép má phanh vào trống phanh( trống phanh gắn liền với bánh xe) tạo ra ma sát giúp bánh xe quay chậm cho đến lúc dừng lại

- Khi nhả phanh , không có sự xuất hiện của áp suất đến xilanh, lực của lò xo phản hồi đẩy guốc phanh trở về vị trí ban đầu và xe di chuyển bình thường

1.2.5.4 Hệ thống phanh trên các xe hiện đại a, Hệ thống ABS:

- Hệ thống chống bó cứng phanh là hệ thống đảm bảo cho hiệu quả phanh cao nhất trong khi không làm mất tính dẫn hướng trên các bánh xe dẫn hướng ( khi các bánh xe bị trượt thì làm mất tính dẫn hướng )

- Nguyên lý hoạt động: Xe đăng chuyển động khi người lái đạp gấp hệ thống ABS được kích hoạt dầu phanh được bơm đến các xylanh phanh bánh xe để tăng lực phanh , đồng thời các cảm biến tốc độ trên các bánh xe gửi tín hiệu về bộ xử lý trung tâm để so sánh tốc độ trên các bánh xe Khi tốc độ bánh xe giảm đến một giá trị tới hạn ( bánh xe sắp bị trượt) thì bộ xử lý trung tâm sẽ ra tín hiệu để giảm áp suất dầu phanh để loại bỏ nguyên cơ bánh xe bị bó cứng trong quá trình phanh Nhưng ngay sau khi loại bỏ được nguy cơ trượt bánh xe thì bộ xử lý trung tâm tiếp tục ra tín hiệu để tăng áp suất phanh để tăng hiệu quả phanh đến khi bánh xe sắp bị trượt thì lại ra lệnh giảm áp suất quá trình này lặp lại đến khi xe dừng hẳn hoặc người lái thôi tác dụng lên bàn đạp phanh

Hình 1.30 Hệ thống chống bó cứng phanh

1-Cảm biến tốc độ bánh xe, 2-Mo đun điều khiển, 3-Bộ điều chỉnh áp suất dầu phanh, 4-Vành răng, 5-Đĩa phanh b, Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA

- Hệ thống BA (brake assist) là một tính năng hỗ trợ lực phanh trong tình huống khẩn cấp Tính năng này sẽ được kích hoạt trong các tình huống cần phanh gấp nhưng người lái đạp phanh không đủ lực

Hình 1.31 So sánh quãng đường phanh khẩn cấp khi có BA

- Thông thường khi lái xe dựa vào kinh nghiệm người lái có thể tính toán và chủ động được lực tác động vừa đủ lên bàn đạp phanh Tuy nhiên đôi khi sẽ có nhiều trường hợp nhất là các tình huống bất ngờ người lái không tính toán chính xác dẫn đến đạp phanh thiếu lực khiến quãng đường phanh dài hơn tăng nguy cơ va chạm lúc này hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA sẽ hỗ trợ cung cấp thêm lực phanh vừa đủ để đảm bảo dừng xe an toàn với quãng đường phanh ngắn nhất

Hình 1.32 Cấu tạo hệ tống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA

1-Cảm biến bàn đạp phanh, 2-Cảm biến lực phanh, 3-Cơ cấu truyền lực phanh, 4-Bộ điều khiển trung tâm(ECU)

Bánh xe và lốp

- Bánh xe để biến chuyển động quay của động cơ thành chuyển động tịnh tiến của ô tô đồng thời góp phần làm tăng độ êm dịu khi ô tô chuyển động

- Bánh xe ô tô gồm hai phần: phần trong cứng ( đĩa , vành moay ơ bánh xe ), phần ngoài đàn hồi gọi là lốp Lốp có săm và lốp liền săm a, Cấu tạo của lốp xe :

- Gồm Gai lốp, hông lốp, tanh lốp, lớp bố nilong, lớp bố thép, lớp bố, lớp lót trong

Hình 1.34 Cấu tạo của lốp

- Gai lốp: giúp xe bám đường ở những điều kiện và địa hình khác nhau tùy theo thiết kế của khối gai Gai lốp tiêu chuẩn phải đảm bảo chống mài mòn và chịu nhiệt tốt do đây là thành phần chịu ma sát rất lớn trong quá trình xe vận hành

- Hông lốp (Thành lốp): là nơi thể hiện các loại thông số của lốp, có vai trò bảo vệ lốp tránh khỏi các tác động va đập của đá, cát, đất trong quá trình xe di chuyển

- Tanh lốp: giúp lốp ô tô gắn vào vành xe được chắc chắn và đảm bảo an toàn

- Lớp bố nylon: là lớp hỗ trợ và bảo vệ lớp đệm cao su , giúp chống thấm cũng như chống mài mòn lốp xe

- Lớp bố thép: được chế tạo từ thép dạng sợi mảnh , dệt bên trong cao su Đây là thành phần tạo nên sức bền cho lốp xe

- Lớp bố ( vỏ): là thành phần hỗ trợ, tạo độ ổn định cho lốp xe , đồng thời còn hạn chế lượng nhiên liệu tiêu hao và giúp lốp có đủ độ uốn cong cần thiết

- Lớp lót trong: được cấu tạo bằng cao su hoàn toàn không thấm nước khi bơm lốp , sức nén bên trong lốp là cực kỳ lớn để lốp có dduur sức nâng chiếc xe Lớp này rất bền và có tác dụng ngăn ngừa sự khuếch tán của không khí và độ ẩm

* Ý nghĩa các thông số ghi trên lốp xe:

Hình 1.35 các thông số của lốp

- Loại xe có thể sử dụng lốp kí hiệu:

• P :kích cở này dùng cho các loại xe khách

• LT: xe tải nhẹ , xe bán tải

• T: lốp ô tô thay thế tạm thời b, Vành bánh xe:

- Là chi tiết lắp giữa trục bánh xe và lốp xe để biến chuyển động quay của trục thành chuyển động tịnh tiến của xe

Hình 1.36 Cấu tạo vành bánh xe

1-Gân tăng cứng, 2-Lỗ van, 3-Tâm vành xe, 4-Lỗ bu long tắc kê, 5-Gờ định vị lốp, 6- Đường kính bánh xe, 7- Đường trục đối xứng bánh xe, 8-Đường tâm bu lông lắp bánh xe, 9- Mặt bích, 10-Chiều rộng vành xe.

Cấu tạo nguyên lí làm việc của hệ thống điện

Máy phát điện

- Máy phát điện trên ô tô gồm 3 chức năng chính là phát điện, điều chỉnh dòng điện xoay chiều thành dòng điện 1 chiều , chỉnh điện áp đầu ra

Hình 1.37 Cấu tạo các bộ phận chính của máy phát điện

- Nguyên lí làm việc: Khi động cơ ô tô làm việc , qua bộ truyền đai làm trục roto quay từ trường trong các cuộn dây của roto quét qua các cuộn dây phần ứng ( stato) làm từ thông biến thiên qua các cuộn dây sinh ra sức điện động cảm ứng và phát ra dòng điện có chiều và trị số thay đổi theo thời gian( dòng điện xoay

30 chiều) Dòng điện xoay chiều theo các đầu dây qua bộ phận chỉnh lưu thành dòng điện một chiều cung cấp cho phụ tải và nạp điện cho ắc quy.

Ắc Quy

- Cấu tạo ắc quy gồm 5 thành phần chính: bản cực dương, bản cực âm, dung dịch điện ly, màn chắn và vỏ bình

Hình 1.38 Cấu tạo ắc quy

- Nguyên lý hoạt động sẽ diễn ra 2 quá trình :

• Quán trình nạp điện xảy ra do bình được nạp điện

• Quá trình phóng điện do bình được nói một thiết bị tiêu thụ điện.

Máy khởi động

Hình 1.39 Cấu tạo máy khỏi động

• Kéo: khi bật khóa điện lên vị trí start dòng điện từ ắc quy sẽ đi vào cuộn giữ và cuộn hút Sau đó đi từ cuộn hút tới phần ứng qua cuộn cảm xuống mass Việc tạo ra lực điện từ trong các cuộn giữ và cuộn hút sẽ làm từ hóa các lõi cực và do vậy piston của công tắc từ bị hút vào lõi cực của nam châm điện Nhờ sự hút này mà bánh răng bị đẩy ta và ăn khớp với bánh răng bánh đà đồng thời đĩa tiếp xúc sẽ bật công tác chính lên

• Giữ : khi công tắc chính được bật lên , thì không có dòng chạy qua cuộn hút vì hai đầu cuộn hút bị đẳng áp , cuộn cảm và cuộn ứng nhận trực tiếp dòng điện từ ắc quy Cuộn dây phần ứng sau đó bắt đầu quay với vận tốc cao và động cơ được khởi động ở thời điểm này piston được giữ nguyên tại vị trí chỉ nhờ lực điện từ của cuộn giữ vì không có dòng điện chạy qua cuộn hút

• Nhả( hồi về): khi khóa điện được xoay từ vị trí start sang vị trí on tai thời điểm này tiếp điểm chính vẫn còn đóng, dòng điện đi từ phía công tắc chính tới cuộn hút rồi qua cuộn giữ Đặc điểm cấu tạo của cuộn hút và cuộn giữ là có cùng số vòng dây quấn và quấn cùng chiều ở thời điểm này , dòng điện qua cuộn hút bị đổi chiều, lực điện từ được tạo bởi cuộn hút và cuộn giữ triệt tiêu lẫn nhau nên không giữ được piston, do đó piston bị đẩy trở lại nhờ lò xo hồi về và công tắc chính bị ngắt làm cho máy khởi động dừng lại

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG , SỬA CHỮA TRÊN XE Ô TÔ

Quy trình bảo dưỡng và sữa chữa

2.1.1 Khái niệm bảo dưỡng và sửa chữa

- Bảo dưỡng là hàng loạt các công việc nhất định , bắt buộc phải thực hiện với các loại xe sau một thời gian làm việc hay một quãng đường quy định

- Sửa chữa ô tô là công việc khôi phục khả năng hoạt động của ô tô bằng cách phục hồi hoặc thay thế các chi tiết , cụm , tổng thành, hệ thống đã bị hư hỏng

2.1.2 Mục đích bảo dưỡng và sửa chữa a, Mục đích bảo dưỡng:

- Đảm bảo an toàn:Việc bảo dưỡng định kỳ giúp cho xe ở trạng thái tốt nhất đảm bảo an toàn cho tài xe và các hành khách trên xe giúp người lái yên tâm và tập trung lái xe hơn

- Đảm bảo trạng thái hoạt động tốt nhất của các bộ phân nào ô tô: Hỏng hóc hay ăn mòn tự nhiên qua quá trình sử dụng có thể xảy ra với bất kỳ bộ phận nào và với bất kỳ chiếc xe nào Bảo dưỡng định kì giúp đảm bảo các bộ phận và chi tiết của ô tô luôn ở trong trạng thái tốt nhất, làm chậm quá trình hỏng hóc hay ăn mòn

- Giảm thiểu các tình huống khẩn cấp: Nổ lốp, mất phanh, dẫn đến những nguy hiểm đột ngột trên đường có thể gặp phải khi điều khiển xe Bảo dưỡng xe thường xuyên có thể giúp ngăn chặn hay hạn chế các tình huống nguy hiểm xảy ra

- Tiết kiệm chi phí sửa chữa: Bảo dưỡng ô tô định kỳ giúp khách hàng ngăn chặn được nhưng hư hỏng nghiêm trọng đối với ô tô , từ đó tiết kiệm chi phí b,Mục đích sửa chữa:

- Hồi phục lại khả năng làm việc của các chi tiết tổng thành ô tô đã hư hỏng

2.1.3 Chế độ bảo dưỡng và sữa chữa ô tô a, Bảo dưỡng :

- Gồm các công việc : làm sạch , kiểm tra , xiết chặt, thay dầu mỡ, bổ sung nước làm mát, dung dịch

- Bảo dưỡng hàng ngày và bảo dưỡng định kì

- Chu kì bảo dưỡng : xác định theo quãng đương hoặc thời gian của ô tô

- Chu kì bảo dưỡng theo hưỡng dẫn của nhà sản xuất b, Sửa chữa:

Gồm các công việc: kiểm tra , chấn đoán , tháo lắp điều chỉnh và phục hồi chi tiết, thay thế cụm chi tiết

2.1.3 Quy trình bảo dưỡng , sửa chữa

Bước 1: Tiếp nhận xe – hồ sơ của khách hàng

Bước 2: Kiểm tra, nhận định tình trạng xe dựa trên yêu cầu của khách hàng

Bước 3: Tư vấn dịch vụ: bảng báo giá

Bước 4: Phân bổ công việc lập lệnh bảo dưỡng , sửa chữa

Bước 5: Thực hiện công tác bảo dưỡng và sửa chữa

Bước 6: Kiểm tra xe sau khi bảo dưỡng sửa chữa nếu không đạt tiến hành bảo dưỡng sửa chữa lại

Bước 7: Vệ sinh xe sau khi bảo dưỡng sửa chữa

Bước 8: Kiểm tra xe trước khi bàn giao xe

Nội dung bảo dưỡng

2.2.1.1 Các hạng mục bảo dưỡng:

- Thay dầu động cơ: thay thế định kì sau mỗi 5.000km hoặc 6 tháng ,dầu động cơ có tác dụng bôi trơn , làm mát , làm sạch , chống rỉ ,… cho động cơ , nếu dầu động cơ không được thay thế định kỳ sẽ khiến động cơ nhanh hao mòn, dễ bị hư hại , xe bị nóng máy,

- Thay lọc dầu động cơ: thay thế định kì sau mỗi 10.000km,lọc dầu động cơ có tác dụng loại bỏ cặn bẩn trước khi dầu tham gia vào chu trình bôi trơn mới , nếu lọc dầu không được thay thế định kỳ thì chất lượng dầu nhớt sẽ bị ảnh hưởng

- Thay lọc gió động cơ: Vệ sinh định kỳ sau mỗi 10.000 km, thay thế định kỳ sau mỗi 20.000 – 30.000 km Lọc gió động cơ có tác dụng loại bỏ bụi bẩn trong không khí trước khi không khí đi vào buồng đốt Nếu lọc gió không được thay thế định kỳ thì lọc có thể bị tắc nghẹt do bám nhiều bụi bẩn Điều này gây cản trở không khí đi vào buồng đốt, ảnh hưởng đến tỉ lệ hoà khí

Hình 2.1 Các hạng mục bảo dưỡng

- Thay lọc nhiên liệu: Thay thế định kỳ sau mỗi 40.000 km hoặc 2 năm Lọc nhiên liệu có tác dụng loại bỏ các tạp chất trước khi nhiên liệu đi vào buồng đốt Nếu lọc nhiên liệu không được thay thế định kỳ, nhiên liệu có thể bị nhiễm bẩn làm giảm hiệu quả đốt cháy, ảnh hưởng đến công suất động cơ

- Thay bugi: Vệ sinh định kỳ sau mỗi 20.000 km, thay thế định kỳ sau mỗi 40.000 km với bugi thường, sau mỗi 100.000 km với bugi Iridi.Bugi có nhiệm vụ tạo ra tia lửa đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí để động cơ sinh công Sau thời gian dài làm việc bugi dễ bị bẩn, mòn, chảy… dẫn đến đánh lửa yếu, đánh lửa chậm, không đánh lửa… do đó cần vệ sinh và thay thế định kỳ

- Vệ sinh kim phun: Vệ sinh định kỳ sau mỗi 20.000 km Kim phun có nhiệm vụ phun nhiên liệu để tạo ra sự cháy bên trong buồng đốt Sau thời gian dài làm việc, kim phun thường bị bám nhiều muội than, cặn bẩn do đó cần vệ sinh

- Thay nước làm mát động cơ: Kiểm tra, bổ sung định kỳ sau mỗi 10.000 km, thay thế định kỳ sau mỗi 40.000 – 60.000 km Nước làm mát có tác dụng làm

35 mát cho động cơ ô tô Sau thời gian dài làm việc, nước làm mát ô tô dễ bị bẩn, biến chất… nên cần kiểm tra và thay thế định kỳ

- Kiểm tra điều chỉnh khe hở xu páp: Kiểm tra định kỳ sau mỗi 40.000 km Khi động cơ làm việc, do xu páp tiếp xúc với khí cháy nhiệt độ cao nên dễ bị giãn nở

Do đó cần có khe hở để khi bị giãn nở vẫn có thể đóng kín vào cuối kỳ nén Tuy nhiên nếu khe hở quá lớn thì lại khiến thời điểm đóng/mở của xu páp bị sai lệch

Do đó cần thường xuyên kiểm tra điều chỉnh khe hở xu páp về đúng chuẩn

- Thay đai truyền động trục cam: Thay thế định kỳ sau mỗi 100.000 km Dây curoa cam giúp kết nối bánh đà trục cam và trục khuỷu để tạo nên sự chuyển động đồng bộ và ăn khớp với nhau Sau thời gian dài làm việc, dây đai cam thường bị mòn, nứt… do đó cần thay thế định kỳ

- Kiểm tra các dây đai trên động cơ: Kiểm tra định kỳ sau mỗi 100.000 km (thay thế nếu cần) Dây đai động cơ giúp động cơ dẫn động cho hệ thống điều hoà, bơm két nước, bơm trợ lực lái, máy phát điện… Sau thời gian dài làm việc, dây đai dễ bị mòn, nứt… do đó cần kiểm tra định kỳ để thay thế kịp thời khi bị xuống cấp

- Kiểm tra điều chỉnh tốc độ không tải: Kiểm tra định kỳ sau mỗi 100.000 –

120.000 km.Van điều khiển không tải giúp điều khiển tốc độ động cơ ở chế độ không tải Sau thời gian dài làm việc, đôi khi van sẽ bị sai lệch nên cần kiểm tra và điều chỉnh lại

- Thay dầu hộp số: Thay thế định kỳ sau mỗi 40.000 – 60.000 km Dầu hộp số có tác dụng bôi trơn, làm sạch, chống gỉ sét cho các chi tiết bên trong hộp số Sau thời gian dài làm việc, dầu hộp số sẽ bị bẩn, biến chất, độ nhớt không đảm bảo… nên cần thay thế định kỳ

- Thay dầu cầu (dầu truyền động): Thay thế định kỳ sau mỗi 40.000 km Dầu cầu có tác dụng bôi trơn, giảm lực ma sát cho hệ thống truyền động

- Kiểm tra, bảo dưỡng phanh trước/sau: Kiểm tra định kỳ sau mỗi 10.000 km hoặc 6 tháng Hệ thống phanh ô tô phải làm việc với tần suất cao trong điều kiện

36 khắc nghiệt do lực ma sát lớn Vì thế cần kiểm tra thường xuyên Các hạng mục kiểm tra phanh bao gồm kiểm tra má phanh, xi lanh phanh, bầu trợ lực phanh, chân phanh, phanh ABS…

- Kiểm tra, điều chỉnh phanh đỗ: Kiểm tra định kỳ sau mỗi 20.000 – 40.000 km

Hệ thống phanh đỗ giúp cố định khi xe đỗ Phanh đỗ tuy chịu tải ít hơn phanh chân nhưng hoạt động nhiều hơn nên cũng cần kiểm tra, điều chỉnh định kỳ

- Thay dầu phanh: Kiểm tra định kỳ sau mỗi 10.000 km, thay thế định kỳ sau mỗi

Nội dụng sửa chữa

2.3.1 Sửa chữa động cơ ô tô a, Hiện tượng hư hỏng: động cơ không nổ

• Tắc bầu lọc xăng, ống dẫn xăng

• Hệ thống phun xăng bị nhiễm nước , không khí

• Bơm xăng xăng không hoạt động

• Má vít bộ chia điện gặp vấn đề

• Rơle của bộ chế hòa khí không hoạt động

• Khe hở của bugi hoặc má bạch kim bộ chia điện hoạt động sai

• Bình ắc quy hết điện , phóng điện

• Tụ điện không hoạt động

• Quy lát siết không chăt,… b, Hiện tượng hư hỏng: Công suất động cơ giảm, chở tải yếu, tăng tốc chậm ,khó khởi động , xả nhiều khói và tiêu hao nhiên liệu, dầu nhờn

• Giảm độ kín của buồng cháy và xilanh piston: Mòn xéc măng ,piston, xilanh, mòn hở xupap hoặc hở đệm , vênh nắp máy, hở vòn phun

• Thời điểm đánh lửa không hợp lý: quá muộn , quá sớm, tia lửa yếu

• Hòa khí không hợp lý: đường ống nạp hở hòa khí quá loãng, quá đậm,… c, Hiện tượng hư hỏng: xuất hiện tiếng gõ, ồn , rung của động cơ tăng

• Dùng sai bugi hoặc bugi bị hỏng

• Khe hở xupap quá lớn

• Buồng cháy có tình trạng bị kết muội than

• Piston, chốt piston ,xilanh, ổ trục chính, thanh truyền , bánh răng trục cam, bạc lót và mặt bích trục cam quá mòn d, Hiện tượng hư hỏng: động cơ vẫn khỏi động được nhưng dễ tắt máy

• Do bơm xăng không bơm đủ lượng xăng vào chế hòa khí

• Vị trí bướm ga không được điều chỉnh

• Mức xăng trong phao bị tăng đột ngột e, Hiện tượng hư hỏng: động cơ với hiện tượng nóng bất thường , quá nóng

- Nguyên nhân: Khi động cơ quá nóng, bạn cần kiểm tra nước làm mát, nếu hết cần thêm nước, nếu bị rò rỉ nước cần khắc phục kịp thời Khi kiểm tra vẫn đáp ứng được thì kiểm tra các nguyên nhân sau:

• Bộ phối khí có thể lắp không đúng

• Đai truyền truyền động của phần quạt gió đang bị trượt

• Thiết bị đánh lứa bị hỏng

• Van hằng nhiệt trên két nước không làm việc

• Tay gạt điều chỉnh của mức sấy nóng hòa khí đặt không đúng f, Hiện tượng hư hỏng: động cơ bị chết máy đột ngột

• Hệ thống nhiên liệu bị tắc

• Bánh răng trục cam sứt mẻ

• Bugi không đánh lửa được

• Đường dẫn nhiên liệu xuất hiện tình trạng rò rỉ

• Mức nhiên liệu của buồng phao bộ chế hòa khí không chuẩn

• Lỏng dây cao thế của mobin

• Áp suất trong xylanh giảm sút

• Mất cân bằng áp suất trong bộ chế hòa khí

• Đánh lửa quá muộn hoặc quá sớm

2.3.1.1 Các hư hỏng trên hệ thống bôi trơn

- Dầu không đủ , mức dầu thấp: nguyên nhân của hiện tượng này là do rót thêm dầu không đủ, bị rò rỉ dầu hoặc động cơ làm việc có dầu bôi trơn từ cacte sục lên buồng cháy do khe hở giữa xéc măng và xylanh lớn

Hình 2.3 Hệ thống bôi trơn gặp vấn đề

- Dầu quá nhiều , mức dầu quá cao: Động cơ quay yếu , ống giảm thanh xả ra khói màu xám Nguyên nhân do dầu trong cacte quá nhiều hoặc màng bơm xăng bị rách , xăng chảy xuống cacte

- Dầu quá loãng: Nguyên nhân do sử dụng dầu không đúng, màng bơm xăng rách, xăng chảy vào các te

- Dầu bị bẩn ,biến màu đen, trong dầu có vụn kim loại: Nguyên nhân do dùng dầu không sạch, chi tiết bị mòn, bụi hơi nước lọt qua hệ thống thông gió

2.3.1.2 Các hư hỏng trên hệ thống làm mát

- Két nước bị gỉ: Khi nhận thấy nước lợt màu, chứa nhiều cặn bẩn hoặc có hiện tượng sệt lại với các cặn gỉ, đó chính là dấu hiệu két nước bị gỉ bên trong và các gỉ sét trong thành két nước làm biến chất nước giải nhiệt gây nên hiện tượng trên

Hình 2.4 Két nước bị gỉ, nghẹt

- Két nước bị nghẹt: Két nước được cấu tạo từ những đường ống nhỏ hẹp và qua quá trình sử dụng lâu ngày các cặn gỉ sẽ tích lũy làm nghẹt dòng Khi đó dòng nước sẽ không được thông suất trong két làm mát khiến nước không giải nhiệt được tốt, tăng áp lực trên các dòng và dễ gây rò rỉ

Hình 2.5 Hàn epoxy két nước

- Các mối hàn epoxy của két nước bị vỡ: Sau thời gian làm việc lâu dài dưới áp lực, với hóa chất và nhiệt độ cao, các mối hàn epoxy của két nước có thể bị mòn, vỡ gây rò rỉ ở két nước

- Ống dẫn nước rò rỉ

2.3.1.3 Các hư hỏng trên hệ thống cung cấp nhiên liệu

- Không có nhiên liệu vào xilanh: Không có nhiên liệu trong thùng, khóa nhiên liệu đóng Van thoát cao áp hoặc piston bơm cao áp bị kẹt, gãy lò xo hoặc bị mòn.Các van của bơm cung cấp nhiên liệu không kín sát, bình lọc nhiên liệu bị bẩn, không khí lọt vào hệ thống Kẹt thanh răng bơm cao áp, sai lệch điều chỉnh bơm cao áp

- Nhiên liệu phun kém: kim phun đóng mội than, kẹt kim phun, bụi bẩn rơi vào ô kim phun, Gãy lò xo vòi phun, kim đóng không kín Điều chỉnh áp suất bắt đầu phun sai, trong ống dẫn có không khí, nhiên liệu rò rỉ chổ nối và ống dẫn

- Dùng nhiên liệu không đúng loại, chất lượng kém, trong nhiên liệu lẫn nước

- Nhiên liệu vào xi lanh sớm hay quá muộn: Cân bơm lên động cơ sai, mòn cơ cấu truyền động của bơm

- Nhiên liệu vào xilanh không đủ: ít nhiên liệu trong thùng, bầu lọc nhiên liệu bẩn trong hệ thống có không khí Bơm cung cấp nhiên liệu bị hỏng, các ống dẫn nhiên liệu bị bẩn, cung cấp nhiên liệu không đều vào xilanh

- Nhiên liệu cháy không hoàn toàn:

• không đủ không khí: Có lực cản lớn trên đường không khí chuyển động khi hút, do bình lọc không khí bị bẩn, ống dẫn bẩn, khe hở xu páp bị sai lệch

• Thừa nhiên liệu: Cung cấp nhiên liệu không đều vào các xy lanh, nhiên liệu phun trễ

• Chất lượng phun nhiên liệu kém: Vòi phun kém, áp suất phun nhiên liệu thấp, gãy lò xo vòi phun, kẹt kim phun, ổ kim phun đóng muội than, rò rỉ nhiên liệu Nhiên liệu không đúng loại, chất lượng kém

• Thời gian phun không bình thường: Điều chỉnh sai lệch con đội, mòn trục cam bơm

• Lực cản trên đường hút tăng lên và có đối áp trên đường xả: Bầu lọc không khí bị bẩn, bộ tiêu âm ống xả bị bẩn hoặc hỏng, ống dẫn bẩn

2.3.1.4 Các hư hỏng trên hệ thống đánh lửa

- Hỏng bugi và dây cao áp

- Bộ cảm biến bị hỏng

2.3.1.5 Các hư hỏng trên hệ thống phân phối khí

Tiếp nhận thông tin tổn thất

- Khi sự cố xảy ra, người lái xe (chủ xe) sẽ gọi điện trực tiếp vào hotline của các công ty bảo hiểm Mọi thông tin đều phải cho bộ phận giám định bồi thường hoặc cán bộ có trách nhiệm giám định

- Người nhận thông báo phải yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin sau :

• Tên chủ xe bị tai nạn, biển số, hiệu, loại xe,

• Nơi cấp GCNBH , số GCNBH

• Loại hình tham gia bảo hiểm , thời hạn bảo hiểm

• Người điều khiển phương tiện , địa chỉ , điện thoại

• Thời gian địa điểm xảy ra tai nạn

• Đối tượng bị tổn thất và đánh giá sơ bộ về nguyên nhân tổn thất

• Sơ bộ thiệt hại: về người , tài sản, vật chất xe , hàng hóa , bên thứ ba,…

• Các biện pháp giảm thiểu tổn thất đã thực hiện

• Cơ quan chức năng đăng xử lí tai nạn

• Địa chỉ , số điện thoại của người lái, chủ xe hoặc người được bảo hiểm ghi trên hợp đồng trực tiếp giải quyết tai nạn.

Xử lí thông tin ban đầu

3.2.1 Kiểm tra và xử lí thông tin:

➢ Sau khi nhân được thông báo tổn thất, cán bộ giám định bồi thường chịu trách nhiệm giải quyết thực hiện xử lí ban đầu như sau:

- Hướng dẫn , yêu cầu người được bảo hiểm ghi trên hợp đồng thực hiện ngay các công việc :

• Nhanh chóng cứu hộ đưa người bị nạn đi cấp cứu nếu có

• Bảo vệ hiện trường ( trừ trường hợp phải giải phóng hiện trường theo lệnh của csgt hoặc cơ quan chức năng) để gián định viên bảo hiểm thực hiện giám định hiện trường

• Thông báo cho cơ quan công an giao thông nơi gần nhất về tai nạn để lập hồ sơ tai nạn, chụp ảnh hiện tường

• Bảo vệ tài sản, hạn chế các phát sinh thêm sau tai nạn

• Thống nhất với chủ xe hoặc đại diện hợp pháp của chủ xe về thời gian, địa điểm giám định chi tiết phương tiện

• Hướng dẫn chủ xe hoặc lái xe hoặc người ủy quyền hợp pháp kê khai bằng văn bản vào mẫu thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường

• Nhận thông báo tai nạ từ chủ xe/ lái xe và các giấy tờ ban đầu , cán bộ giám định bồi thường hướng dẫn chủ xe bổ sung các giáy tờ cần thiết cho việc giải quyết khiếu nại

➢ Trên cơ sở “tiếp nhận thông tin tổn thất”, đơn bảo hiểm, sửa đổi bổ sung, thông báo tổn thất và các tài liệu liên quan, cán bộ giám định bồi thường kiểm tra các thông tin về:

• Kiểm tra toàn bộ hồ sơ khai thác gốc( quy trình cấp đơn, thời hạn bảo hiểm , phạm vi bảo hiểm , các điểm loại trừ áp dụng,…)

• Tình hình thanh toán phí bảo hiểm: cán bộ giám định bồi thường đề nghị bộ phận kế toán xác nhận tình hình nộp phí

• Trường hợp tổn thất đã xảy ra mà khách hàng chưa đóng phí bảo hiểm thì đơn vị cấp bảo hiểm tuyết đối không được nhận phí bảo hiểm và báo ngay về tổng công ty bảo hiểm Đơn vị cá nhân nào tự ý nhận phí bảo hiểm sau tổn thất đã xảy ra thì phải chịu trách nhiệm và phát sinh liện quan khác

• Đánh giá sơ bộ về tổn thất: thời điểm xảy ra tổn thất, nơi xảy ra tổn thất , đối tượng xảy ra tổn thất, đối tượng bị tổn thất, trách nhiệm và mức độ thiệt hại

3.2.2 Tạo lập hồ sơ và dự phòng bồi thường:

- Trường hợp tổn thất khoogn được bảo hiểm hoặc không thuộc phạm vi bảo hiểm có thể khẳng định ngay và trả lời cho người ghi tên trên hợp đồng để người ghi tên trên hợp đồng có biện pháp xử lí thích hợp với tài sản của mình tránh tổn thất phát sinh thêm (nếu khách hàng vẫn khiếu nại bồi thường thì cán bộ giám định bồi thường trình cấp có thẩm quyền ký gửi công văn từ chối bồi thường)

- Trường hợp sau khi xem xét tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm , cán bộ giám định bồi thường lấy hồ sơ bồi thường và ước dự phòng bồi thường trong hệ thống phần mềm Lưu trữ hồ sơ bồi thường theo quy trịnh của công ty bảo hiểm

- Tường hợp một vụ tai nạn phát sinh nhiều loại hình nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới thì nguyên tắc giải quyết chung theo một hồ sơ mà không tách ra mỗi loại hình bảo hiểm là một hồ sơ riêng biệt Tuy nhiên khi thống kê và tính toán bồi thường phải được tách riêng biệt số tiền bồi thường của mỗi loại hình bảo hiểm này Tổng chi phí khắc phục toàn bộ tổn thất của các nghiệp vụ xe cơ giới được tính cho một vụ tai nạn

3.2.3 Xem xét phân cấp và tái bảo hiếm:

- Trường hợp tổn thất thuộc phân cấp của bộ phận giám định bồi thường hoặc đơn vị cấp bảo hiểm thực hiện tiếp công tác giảm định

- Kể khi nhận thông tin tổn thất hoặc ước trên phân cấp, cán bộ giám định bồi thường lập báo cáo trên phân cấp gửi ban giám định bồi thường toàn bộ thông tin tài liệu liên quan đến vụ tổn thất

- Ban giám định bồi thường nhân thông tin trên phân cấp hoặc tái bảo hiểm sẽ gửi hướng dẫn xử lý vụ việc Tuy nhiên cán bộ giám định bồi thường hoặc đơn vị cấp bảo hiểm vẫn là người chịu trách nhiệm đầu mối làm việc với người ghi trên hợp đồng và các cơ quan chức năng để tổ chức giám định hiện trường, giám định đối tượng bị tổn thất và thu thập tài liệu để hoàn thiện hồ sơ cùng ban giám định bồi thường tiếp tục xử lý

- Trường hợp tổn thất liên quan tới tái bảo hiểm:

• Khi có tổn thất được thông báo phải kiểm tra ngay hồ sơ khai thác gốc liên quan tới đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm thì cơ quan giám định bồi thường của đơn vị cấp bảo hiểm và cán bộ ban giám định bồi thường phải thông báo các bên xác nhận thông tin và phối hợp theo quy định đồng bảo hiểm , tái bảo hiểm

• Trường hợp trong hợp đồng bảo hiểm đã ký có điều khoản lựa chọn giám định độc lập thì khi lựa chọn giám định phải tuân thủ theo điều khoản đã kí.

Lựa chọn phương án giám định

- Việc giám định hiện trường phải được thực hiện trong thời gian sớm nhất có thể sau khi nhận được thông báo tai nạn và không quá 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo Trường hợp chậm trễ phải có lý do hợp lý và lý do đó phải được thể hiện trong báo cáo giảm định; Biên bản giám định phải ghi nhận được rõ ràng

65 tình trạng tổn thất ban đầu của tài sản và sơ đồ hiện trường Đính kèm biên bản giám định là các bản ảnh minh họa thực tế, phía sau bản ảnh phải ghi chú đầy đủ ngày tháng, tên gọi các hạng mục, chi tiết bị tổn thất ban đầu

- Quá trình giám định phải có mặt đại diện các bên liên quan (người được bảo hiểm ghi trên hợp đồng hoặc chủ tài sản bị thiệt hại) cùng ký vào biên bản giám định Nếu người được bảo hiểm ghi trên hợp đồng hoặc chủ tài sản không thống nhất với biên bản giám định của giám định viên của công ty bảo hiểm thì giám định viên phải giải thích rõ cho các bên liên quan về đánh giá của mình Nếu vẫn không thống nhất được thì các bên có quyền bảo lưu ý kiến để mời đơn vị giám định độc lập,… Nếu kết quả giám định của giám định độc lập trùng hợp với kết quả giám định của công ty bảo hiểm thì người được bảo hiểm ghi trên hợp đồng phải thanh toán phí giám định, nếu ngược lại, công ty bảo hiểm sẽ thanh toán phi giám định

- Nếu nguyên nhân tổn thất đơn giản, rõ ràng có thể đánh giá mức độ thiệt hại bằng quan sát bên ngoài thì chỉ cần giám định một lần Trong những cụm tổng thành và không thể đánh giá mức độ tổn thất một lần thị ngoài giám định sơ bộ phải tiến hành các lần giám định bổ sung khác trong quá trình giám sát sửa chữa Để tiện theo dõi, biên bản giám định nên ghi theo thứ tự thời gian và hệ thống cấu tạo của xe Nếu tổn thất gây thiệt hại cho nhiều bộ phận, nhiều chi tiết, nội tỳ, các chi tiết nằm Trường hợp tổn thất phức tạp, tổn thất do cháy, tổn thất toàn bộ, tổn thất khó xác định nguyên nhân chính xác thì phải trưng cầu giám định độc lập

- Giám định viên phải lập hồ sơ hiện trường, chụp ảnh hiện trường và giám định tổn thất trong vụ tai nạn, đồng thời lấy lời khai của lái xe và các bên liên quan trọng vụ tai nạn Trong trường hợp khai báo tai nạn muộn, giám định viên không đến được hiện trường tai nạn, cần lấy lời khai nhân chứng tại nơi xảy ra tai nạn

- Giám định viên phải nêu rõ nhận định về nguyên nhân, lỗi của các bên liên quan trọng vụ tai nạn Đính kèm biên bản giám định phải có sơ đồ hiện trường, hình ảnh minh họa, lời khai của lái xe và nhân chứng liên quan

- Trường hợp xe tham gia bảo hiểm vật chất có tổn thất nhỏ và hư hỏng một số trang thiết bị như kính, gương, đèn, xây xước thân xe , Sau khi xem xét tính hợp

66 lý của lời kê khai thông báo tổn thất, giám định viên có thể hướng dẫn chủ xe có thể đến khai bảo và giám định tại trụ sở đơn vị hoặc nơi sửa chữa mà không cần giám định hiện trường

3.3.2 Lựa chọn phương thức giám định

- Lãnh đạo cấp có thẩm quyền xem xét, căn cứ vào khả năng của giám định viên và tính chất phức tạp của tổn thất để quyết định việc tự giám định hoặc trình Ban giám định bồi thường của công ty bảo hiểm để lựa chọn phương thức giám định và chịu trách nhiệm về quyết định tự giảm định của mình

3.3.2.1 Tự giám định (giám định nội bộ) a) Thu thập hồ sơ và xử lý vụ tổn thất:

- Ghi nhận tình huống tai nạn, giám định sơ bộ mức độ tổn thất, mức độ thiệt hại về người và tài sản, chụp ảnh hiện trường và các tổn thất, ghi lại địa chỉ nơi các nạn nhân được đưa đến cấp cứu

- Ngay tại hiện trường, giám định viên có trách nhiệm kiểm tra số khung, số máy và chụp ảnh ghi lại số khung, số máy và các giấy tờ liên quan tới xe và người điều khiển (Đăng ký, đăng kiểm, bằng lái, Nếu cơ quan chức năng chưa thu giữ) nhằm mục đích đảm bảo chiếc xe bị tai nạn là chiếc xe đã tham gia bảo hiểm tại công ty bảo hiểm và xác định đúng người điều khiển phương tiện

- Trong trường hợp khai báo tai nạn muộn hoặc giám định viên không đến được hiện trường tai nạn, giám định viên cần lấy lời khai nhân chứng tại nơi xảy ra tai nạn và xác minh tai nạn (nguyên nhân, mức độ tổn thất ) hoặc căn cứ vào mức độ tổn thất, lời khai Chủ xe hoặc người lái xe, để xác định nguyên nhân tai nạn (giám định viên chịu trách nhiệm về việc hướng dẫn chủ xe, lái xe khai báo tai nạn)

- Đối với bảo hiểm tai nạn dân sự, phải chụp ảnh các xe trong trạng thái đâm va trong vụ tai nạn (trường hợp không chụp được tại hiện trường, có thể chụp vị trí đâm và giữa các xe) Đối với những thiệt hại không phải là xe cơ giới (cây cối,

67 nhà cửa, cầu đường, ) cần có ảnh chụp thiệt hại chi tiết và tiến hành đánh giá thiệt hại thực tế

- Trường hợp xe tham gia bảo hiểm vật chất có tổn thất nhỏ và hư hỏng một số trang thiết bị như kính, gương, đèn, xây xước thân xe, Các thiệt hại nhỏ dưới 10.000.000 VNĐ hoặc trường hợp không có điều kiện tiến hành giám định hiện trường và/hoặc không có biên bản của cơ quan chức năng thì cần yêu cầu chủ xe cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về nguyên nhân, diễn biến vụ tai nạn, mức độ thiệt hại cùng các chứng từ để làm cơ sở xác định bồi thường giám định viên phải lập Báo cáo về việc không giám định và nêu rõ lý do

- Tất cả các ảnh chụp mức độ tổn thất phải được chụp dưới các góc độ sau: Chụp tổng thể nhằm phác họa tổng quát thiệt hại đối với tài sản

Lập và duyệt Phương án khắc phục - Giám sát quá trình khắc phục

3.4.1 Lựa chọn đơn vị sửa chữa:

- Đơn vị sửa chữa phải thuộc danh sách đã được công ty bảo hiểm phê duyệt Trường hợp không thuộc danh sách của công ty bảo hiểm thi phải có lý do chính đáng được công ty bảo hiểm chấp nhận và đưa lý do vào bản “Đề xuất phương án sửa chữa” Trước khi tiến hành sửa chữa phải ký kết hợp đồng sửa chữa ba bên (người được bảo hiểm ghi trên hợp đồng, đơn vị sửa chữa và công ty bảo hiểm) nếu các cơ sở sửa chữa không thuộc danh sách niêm yết của công ty bảo hiểm và không có hợp đồng nguyên tắc

- Thiệt hại về vật chất trên 20.000.000 VNĐ, việc lựa chọn đơn vị sửa chữa phải dựa trên ít nhất 3 bảng báo giá cạnh tranh (có thể báo giá của các gara trong và ngoài hệ thống gara liên kết với công ty bảo hiểm), Trường hợp không thể lấy đủ

3 bảng báo giả phải có giải trình cụ thể trong hồ sơ giải quyết

- Thiệt hại về vật chất trên 10.000.000 VNĐ và dưới 20.000.000VNĐ, việc lựa chọn đơn vị sửa chữa phải dựa trên ít nhất 2 bảng báo giá cạnh tranh Trường hợp đặc biệt không thể lấy đủ 2 bảng báo giá phải có giải trình cụ thể trong hồ sơ giải

72 quyết Các thiệt hại về vật chất dưới 10.000.000VNĐ nếu xét thấy giá cả hợp lý thì chỉ cẩn đàm phán để đạt được chi phí sửa chữa khắc phục thiệt hại tốt nhất

• Trong mọi trường hợp (nếu xe không phải sửa chữa tại chính hãng) giá sửa chữa và giá phụ tùng không cao hơn giả tham khảo bình quân của thị trường và bảng giá tham khảo của công ty bảo hiểm

3.4.2 Đề xuất và phê duyệt phương án sửa chữa:

3.4.2.1 Lập phương án sửa chữa:

- Xác định phương án và lập dự toán sửa chữa: căn cứ vào các biên bản giám định hiện trường, giảm định chi tiết các hạng mục thiệt hại thực tế, quyết định lựa chọn cơ sở sửa chữa và tham khảo giá thị trường và chất lượng dịch vụ của đơn vị sửa chữa, giám định viên xây dựng phương án khắc phục thiệt hại hợp lý trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án

- Lập hợp đồng sửa chữa ba bên (công ty bảo hiểm , người được bảo hiểm ghi trên hợp đồng và cơ sở sửa chữa) nếu đơn vị sửa chữa và công ty bảo hiểm chưa có hợp đồng nguyên tắc và tổng giá trị sửa chữa trên 20.000.000VNĐ

- Giám định viên có trách nhiệm:

• Phối hợp với người được bảo hiểm ghi trên hợp đồng tiến hành lấy báo giá

• Lập bản “Đề xuất phương án sửa chữa"

• Trường hợp có từ 2 phương án giá sửa chữa trở lên, giám định viên phải lập bảng so sánh phương án giá và đưa ra đề xuất của công ty bảo hiểm về phương án giá tốt nhất

• Nếu trong quá trình thảo dỡ các hạng mục bị tổn thất nếu phát hiện các tổn thất khác chưa được phát hiện trong quá trình giám định trước đô thị giám định viên làm biên bản giám định bổ sung và bản “Đề xuất bổ sung phương án sửa chữa

73 trình lãnh đạo đơn vị phê duyệt theo quy định về phân cấp thẩm quyền bồi thường của công ty bảo hiểm

- Cán bộ giám định bồi thường trình lãnh đạo đơn vị phê duyệt theo quy định về phân cấp thẩm quyền bồi thường của công ty bảo hiểm và chịu trách nhiệm về báo cáo đề xuất của mình

• Đối với các trường hợp khách hàng tự ý đưa xe vào sửa chữa hoặc đưa xe ra ngoài các xưởng sửa chữa mà chưa có sự đồng ý của công ty bảo hiểm thì công ty bảo hiểm sẽ duyệt giá theo mức giá sửa chữa hợp lý dựa trên biên bản giám định hoặc bản tổng hợp kết quả giám định và các báo giả để khắc phục tổn thất đó mà công ty bảo hiểm thu thập được và theo quy tắc bảo hiểm xe cơ giới của công ty bảo hiểm

3.4.2.2 Duyệt phương án và Thông báo giá sửa chữa a, Theo phân cấp thẩm quyền bồi thường của công ty bảo hiểm, người được phân cấp có trách nhiệm xem xét, phê duyệt phương án sửa chữa do giám định viên đã đề xuất

- Trường hợp trong phân cấp của đơn vị thì trình lãnh đạo đơn vị có thẩm quyền chịu trách nhiệm duyệt giá sửa chữa

- Trường hợp trên phân cấp của đơn vị thì lãnh đạo đơn vị ký trình đề xuất duyệt phương án rồi chuyển hồ sơ cho ban giám định bồi thường của công ty bảo hiểm theo hướng dẫn về bồi thường trên phân cấp b, Sau khi Lãnh đạo phê duyệt phương án sửa chữa theo quy định về phân cấp bồi thường của công ty bảo hiểm, cán bộ giám định bồi thường gửi thông báo giá sửa chữa tới người được bảo hiểm ghi trên hợp đồng và đơn vị sửa chữa thống nhất chấp thuận trước khi tiến hành sửa chữa Việc thông báo phải bằng văn bản có đầy đủ dấu và chữ ký của cấp có thẩm quyền

- Lưu ý: Giá sửa chữa và thay thế phụ tùng của xe được duyệt không phải là số tiền công ty bảo hiểm chấp nhận bồi thường, số tiền duyệt giá chỉ là căn cứ xác nhận số tiền khắc phục hợp lý cho thiệt hại và là cơ sở để xét bồi thường Số tiền

74 công ty bảo hiểm bồi thường phải căn cứ vào hồ sơ tai nạn và hợp đồng bảo hiểm mà người được bảo hiểm ghi trên hợp đồng tham gia

3.4.2.3 Thực hiện và giám sát quá trình sửa chữa, nghiệm thu:

Xét duyệt hồ sơ - Tính toán và phê duyệt bồi thường

3.5.1 Kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ:

- Cán bộ phụ trách bồi thường có trách nhiệm:

• Thu thập đầy đủ tài liệu cần thiết và sắp xếp theo thứ tự khoa học và hướng dẫn chi tiết bồi thường theo từng nghiệp vụ của bảo hiểm xe cơ giới

• Kiểm tra lại toàn bộ các tài liệu của hồ sơ, nếu thấy hồ sơ chưa đảm bảo đủ căn cứ để xét bồi thường thì phải yêu cầu các cán bộ hoặc bộ phận liên quan bổ sung tài liệu hoặc làm rõ các căn cứ Kiểm tra đối chiếu tính xác thực và ký xác nhận các bản sao trong hồ sơ bồi thường đảm bảo pháp lý

• Trưng cầu kết luận điều tra tai nạn giao thông (nếu cần): Chi trưng cầu khi có những vấn đề chưa rõ, hay nghi vấn trong vụ tai nạn giao thông, trong bản trưng cầu phải ghi rõ nội dung về việc trưng cầu

• Đề xuất tạm ứng, theo dõi đối trừ tạm ứng (nếu thấy đủ căn cứ pháp lý và phạm vi bảo hiểm cũng như số tiền dự phỏng bồi thường)

- Việc xem xét giải quyết bồi thường phải tuân thủ theo đúng quy trình bảo hiểm, các điều kiện bảo hiểm ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm và các sửa đổi bổ sung

- Trường hợp trong một vụ tai nạn cần phải giải quyết đồng thời nhiều loại hình bảo hiểm thì các loại hình này được giải quyết bồi thường độc lập nhau Loại hình nào có đầy đủ hồ sơ theo quy định phải được xem xét trước

- Trong mọi trường hợp, số tiền bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm, số tiền được ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm, số tiền khiếu nại của nạn nhân hay số tiền chủ xe bồi thường theo hoà giải dân sự, phán quyết của Toà án

- Xem xét các yếu tố liên quan để áp dụng chế tài, giảm trừ số tiền bồi thường (nếu có), khấu hao, bảo hiểm dưới giá trị theo quy trình bảo hiểm của công ty bảo hiểm hiện hành

- Việc tính toán bồi thường phải thực hiện qua những bước sau:

• Xem xét lại toàn diện hồ sơ khai thác (quy trình cấp đơn, thu phí ) xác định loại hình bảo hiểm khách hàng tham gia

• Xem xét nguyên nhân tai nạn có thuộc trách nhiệm bảo hiểm hay không?

• Xác định những loại tổn thất, căn cứ vào biên bản giám định và các chi phí liên quan được xem xét bồi thường Tính toán giá trị tổn thất và đối chiếu tỷ lệ tham gia bảo hiểm, mức trách nhiệm, số tiền bảo hiểm

• Tính toán số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm của công ty bảo hiểm

• Thực hiện đòi bồi thưởng từ người thứ ba, đồng bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm

- Lập bản Đề xuất bồi thường trình cấp có thẩm quyền ký duyệt

3.5.3 Nguyên tắc tạm ứng và bảo lãnh:

3.5.3.1 Trường hợp thực hiện tạm ứng, bảo lãnh :

- Hồ sơ bồi thường đã được thẩm định đầy đủ về pháp lý

- Đã xác định chính xác phạm vi bảo hiểm, trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm đối với tổn thất

- Đã tính toán được chi phí khắc phục tổn thất Người được bảo hiểm ghi trên hợp đồng có văn bản đề nghị tạm ứng bảo lãnh và hợp đồng bảo hiểm có điều khoản tạm ứng

- Việc tạm ứng hoặc bảo lãnh phải thực hiện bằng văn bản có đóng dấu và chữ ký của cấp có thẩm quyền được tạm ứng bảo lãnh Chỉ tạm ứng hoặc bảo lãnh phần thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm Người ký tạm ứng hoặc bảo lãnh phải đúng thẩm quyền và hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với phần tạm ứng bảo lãnh mà minh thực hiện

- Việc tạm ứng hoặc bảo lãnh không làm ảnh hưởng đến việc bổ sung tài liệu, chứng từ liên quan (nếu có) và không ảnh hưởng tới việc xác định trách nhiệm bảo hiểm, tính toán điều chỉnh số tiền bồi thường sau đó,

- Đối với tạm ứng bảo lãnh hộ thì phải có ý kiến đồng ý của đơn vị cấp bảo hiểm và chỉ tạm ứng hoặc bảo lãnh trong phạm vi được đơn vị cấp bảo kiểm đồng ý bằng văn bản

- Ưu tiên giải quyết tạm ứng bồi thường về người, chi phi dọn dẹp hiện trường, bảo vệ tài sản

- Chỉ tạm ứng bồi thường đối với trường hợp thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm và không vượt quá 50% số tiền bồi thường ước tính

3.5.3.2 Hình thức bảo lãnh a/ Bảo lãnh cho khách hàng:

- Công ty bảo hiểm chỉ bảo lãnh đối với phần thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm Trường hợp thiệt hại thuộc trách nhiệm bồi thường bảo hiểm ít hơn phần thiệt hại thực tế, thì công ty bảo hiểm phối hợp với khách hàng để cùng bảo lãnh xe ra xưởng Trường hợp này nên hết sức thận trọng và cân nhắc khi thực hiện (Phải có cam kết riêng của chủ xe trả phần chênh lệch không thuộc trách nhiệm bảo hiểm trực tiếp với đơn vị sửa chữa và được đơn vị sửa chữa chấp thuận)

- Về hồ sơ và các chứng từ liên quan, chủ xe phải có trách nhiệm hoàn thiện đầy đủ trước khi thực hiện bảo lãnh hoặc ít nhất phải đầy đủ các tài liệu mà phía chủ xe phải có trách nhiệm cung cấp b/ Bảo lãnh hộ các đơn vị công ty bảo hiểm khác:

- Đơn vị đứng ra bảo lãnh phải:

• Có ý kiến đồng ý của đơn vị cấp bảo hiểm gốc bằng văn bản

• Chỉ bảo lãnh trong phạm vi được đơn vị cấp bảo hiểm gốc đồng ý

Thông báo - Từ chối bồi thường

- Chuyển hồ sơ bồi thường từ chối bồi thường để lãnh đạo đơn vị ký duyệt: giám định viên lập tờ trình bởi bồi thường hoặc từ chối bồi thường

- Trường hợp trong phân cấp bồi thường của đơn vị: chuyển hồ sơ bồi thường tử chối bồi thường để đơn vị lãnh đạo hoặc cấp có thẩm quyền ký duyệt Trường hợp trên phân cấp bồi thưởng của đơn vị đơn vị lãnh đạo ký đề xuất và chuyển toàn bộ hồ sơ gốc cho công ty bảo hiểm phê duyệt (theo Hướng dẫn giám định bồi thưởng trên phân cấp) và ký duyệt theo quyết định của cấp có thẩm quyền Tổng công ty

- Trường hợp từ chối bồi thường:

• Việc từ chối bồi thường cũng phải theo quy định về phân cấp bồi thường (nếu ước được số tiền tổn thất)

• Trong quá trình giải quyết, cán bộ giám định bồi thường có thể thông báo cho đại diện người được bảo hiểm ghi trên hợp đồng biết việc từ chối bồi thường ngay khi có đầy đủ căn cứ để khẳng định tổn thất không thuộc phạm vi được bảo hiểm Việc thông báo phải được thực hiện bằng văn bản do lãnh đạo đơn vị ký, trong đó nêu rõ lý do từ chối bồi thường

• Trường hợp nghi ngờ tổn thất không thuộc phạm vi bảo hiểm nhưng chưa có căn cứ chắc chắn thì vẫn phải tiến hành giám định, phối hợp với người được bảo hiểm ghi trên hợp đồng thu thập tài liệu cho đến khi có kết quả chính xác trước khi ký duyệt bồi thường hoặc từ chối bồi thường

• Trường hợp việc từ chối có thể dẫn đến tranh chấp pháp lý đều phải xin ý kiến công ty bảo hiểm trước khi từ chối bồi thường

3.6.2 Thông báo và thanh toán tiền bồi thường

- Sau khi lãnh đạo phê duyệt tờ trình, bộ phận giám định bồi thường gửi công văn thông báo việc giải quyết bồi thưởng hoặc từ chối bồi thưởng cho người được bảo hiểm ghi trên hợp đồng và các bên liên quan (đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm), Thông báo phải nêu rõ căn cứ từ chối bồi thường hoặc chi tiết cách tính số tiền bồi thường kèm theo mẫu Thư bãi nại và chuyển quyền khiếu nại để khách hàng ký, đóng dấu

• Trường hợp không thống nhất được với khách hàng về số tiền bồi thưởng, yêu cầu đơn vị tiếp xúc trực tiếp với khách hàng xem xét lại toàn bộ quá trình xử lý bởi thưởng để kiểm tra lại tính toán và thu thập bổ sung hồ sơ (nếu cần)

• Đối với khách hàng là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có tài khoản: việc trả tiền bồi thường cần thực hiện bằng hình thức chuyển khoản

• Sau khi nhận được văn bản xác nhận đồng ý việc giải quyết bồi thường và bản gốc “Thư bãi nại và chuyển quyền khiếu nại”, bộ phận giám định bồi thường sao chuyển hồ sơ đề nghị bộ phận kế toán thanh toán bồi thưởng cho khách hàng theo quy định

3.6.2.2 Thanh toán tiền bồi thường:

- Hồ sơ chuyển Kế toán thanh toán bao gồm:

• Đề nghị thanh toán (bản gốc)

• Tờ trình bồi thường (bản gốc)

• Thông báo bồi thường kèm bãi nại (bản gốc)

Hóa đơn (bản gốc nếu có)

• Các hồ sơ khác theo yêu cầu riêng của kế toán a, Trường hợp đơn vị cấp bảo hiểm trực tiếp giám định:

- Cán bộ giám định bồi thường chuyển hồ sơ thanh toán cho bộ phận kế toán làm thủ tục thanh toán bồi thường cho khách hàng

- Sau khi thanh toán cho khách hàng, cán bộ giám định bồi thường sao lưu chứng từ thanh toán kèm theo hồ sơ bồi thường để lưu theo quy định b, Trường hợp thuê giám định độc lập (GĐĐL):

- Giám định viên chuyển đề nghị thanh toán phí giám định đã được cấp có thẩm quyền công ty bảo hiểm phê duyệt và hồ sơ bồi thường cho bộ phận kế toán đơn vị làm thủ tục thanh toán chi phí giám định

- Hồ sơ thanh toán phí giám định phải được lưu đính kèm trong hồ sơ bồi thường (Trường hợp có tái bảo hiểm phải được chuyển cho tái bảo hiểm để thu đòi)

Xử lý sau bồi thường

3.7.1 Thu đòi tái bảo hiểm:

- Trường hợp dịch vụ có tái bảo hiểm, bộ phận giám định bồi thường sao chuyển hồ sơ tới ban giám định bồi thường để phối hợp với ban tái bảo hiểm thực hiện thu đòi tái bảo hiểm

- Hồ sơ bồi thường chuyển ban giám định bồi thường để thu đòi tái bảo hiểm bao gồm:

• Hồ sơ cấp đơn của đơn vị

• Biên bản giám định (báo cáo giám định)

• Thông báo bồi thường và chấp thuận bãi nại của người được bảo hiểm ghi trên hợp đồng

• Các hóa đơn chứng từ chi trả cho người được bảo hiểm ghi trên hợp đồng

• Các hồ sơ khác theo yêu cầu riêng của ban tái bảo hiểm

3.7.2 Thu đòi Đồng bảo hiểm:

- Trường hợp có đồng bảo hiểm, đơn vị cấp đơn gốc phải có trách nhiệm thực hiện thu đòi đồng bảo hiểm, hồ sơ bồi thường thu đòi đồng bảo hiểm sẽ bao gồm:

• Hồ sơ cấp đơn của quán lý

Các biên bản giám định, kết luận nguyên nhân (Báo cáo giám định nếu có, )

• Thông báo bồi thường và chấp thuận bãi nại của người được bảo hiểm ghi trên hợp đồng;

• Các hóa đơn chứng từ chỉ trả cho người được bảo hiểm ghi trên hợp đồng;

• Các hồ sơ khác theo yêu cầu của nhà đồng bảo hiểm

➢ Lưu ý Thời điểm thực hiện thu đòi đồng bảo hiểm phụ thuộc vào hợp đồng bảo hiểm với người được bảo hiểm ghi trên hợp đồng hoặc hợp đồng bảo hiểm ký kết giữa các công ty bảo hiểm Việc thu đòi đồng bảo hiểm phải được thực hiện đồng thời với việc thanh toán tiền bồi thường của công ty bảo hiểm cho người được bảo hiểm ghi trên hợp đồng

3.7.3 Xử lý tài sản thu hồi sau bồi thường:

- Tài sản có giá trị phải được thu hồi, tiêu hủy và thanh lý theo đúng quy định xử lý tài sản sau bồi thường của công ty bảo hiểm (trừ khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền)

- Trường hợp tài sản có giá trị được thanh lý sẽ được đổi trừ ngay vào số tiền bồi thường

- Trường hợp thu hồi tài sản nhưng chưa thanh lý được sẽ được tổ chức đấu giá theo quy định “xử lý tài sản sau bồi thường" của công ty bảo hiểm

3.7.4 Thu đòi người thứ ba:

- Nếu xác định có trách nhiệm của bên thứ ba đối với tổn thất: đơn vị cấp đơn gốc làm đầu mối tiến hành truy đòi trách nhiệm bên thứ ba trên cơ sở đã có chuyển quyền thu đổi người thứ ba của người được bảo hiểm ghi trên hợp đồng.

Đóng hồ sơ và lưu hồ sơ giải quyết bồi thường

3.8.1 Vào sổ thống kê, lưu trữ hồ sơ bồi thường:

- Hồ sơ trong phân cấp: bản gốc hồ sơ bồi thường được lưu tại bộ phận giám định bồi thường của của đơn vị cấp bảo hiểm

- Hồ sơ trên phân cấp: bản gốc được lưu tại ban giám định bồi thường trừ các loại chứng từ gốc mà bộ phận kế toán cần lưu giữ để thanh toán bồi thường (chỉ cần lưu bản sao)

- Hồ sơ giải quyết bồi thường hộ: bản sao lưu tại đơn vị giải quyết bồi thường hộ; bản gốc lưu tại bộ phận giám định bồi thường của đơn vị cấp bảo hiểm Hồ sơ bồi thường được thực hiện thống kê theo đơn vị khách hàng, từng tháng, quý, năm, theo quy định của tổng công ty

- Hồ sơ bồi thường được lưu giữ, theo quy định của từng đơn vị, trong thời gian 3 năm Các hồ sơ đã hoàn tất bồi thường quá 3 năm được chuyển về lưu trữ tại kho lưu trữ của đơn vị

- Toàn bộ các tài liệu liên quan (các công văn trao đổi, các bản ảnh, dự toán ) có số lượng lớn phải được lưu giữ vào các file dữ liệu phần mềm theo trình tự thời gian đảm bảo dễ tìm kiếm khi thực hiện các công tác thanh, kiểm tra sau này

- Trên cơ sở từng vụ việc, với quan điểm của giám định bồi thường sẽ có kiến nghị tới cấp có thẩm quyền những ý kiến liên quan tới công tác khai thác, tài chính kế toán, pháp chế, để các cấp có thẩm quyền điều chỉnh cập nhật và sửa đổi nhằm tăng cường công tác quản lý và tổ chức kinh doanh có hiệu quả và chăm sóc tốt khách hàng

THIẾT KẾ MÔ HÌNH DẪN ĐỘNG ĐỘNG CƠ VỚI HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Ô TÔ CON

Mục đích

Cắt bổ hệ thống trong động cơ và hệ thống truyền lực ( ly hợp, hộp số , cầu xe) để thấy cấu tạo, nguyên lý hoạt động bên trong Từ đó hiểu rõ hơn về việc truyền mô men, bảo dưỡng sửa chữa động cơ và các hệ thống trên.

Chuẩn bị vật tư

Mua và tháo cụm động cơ, hệ thống truyền lực còn nguyên, chuẩn bị dụng cụ cắt, dụng cụ hàn, các thanh sắt để làm khung mô hình, các bánh xe để di chuyển mô hình khung tên ghi nhóm sinh viên thực hiện.

Phương pháp cắt

- Để thấy rõ cấu tạo của động cơ và hệ thống truyền lực:

• Động cơ : gồm nhiều hệ thống:

➢ Piston, trục khuỷa, thanh truyền, thân máy, nắp máy

➢ Hệ thống phân phối khí

➢ Hệ thống điện động cơ

• Hệ thống truyền lực gồm:

➢ Cầu xe : truyền lực chính, vi sai.

Các bước tiến hành hoàn thiện mô hình dẫn động động cơ với hệ thống truyền lực ô tô con

Bước 1: Tiến hành tháo rã các chi tiết từ xe ô tô con

Bước 2: Vệ sinh tất cả các chi tiết

Bước 3: Tiến cắt các chi tiết đợt 1

Bước 4: Lắp ráp các chi tiết thành cụm, tiến hành cắt các chi tiết đợt 2, để lộ kết cấu bên trong hệ thống

Bước 5: Tiến hành phun sơn các chi tiết thành màu đen

Bước 6: Xác định kích thước khung giá đỡ, bảng tên mô hình, gia công phần khung sàn, hàn 4 bánh xe di chuyển mô hình

Hình 4.1 Mô hình dẫn động động cơ với hệ thống truyền lực ô tô con

4.5 Qua mô hình thực tế thấy được rõ hơn cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ với hệ thống truyền lực ô tô con

• Động cơ đốt trong hoạt động theo nguyên lý đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt trong buồng đốt động cơ, từ nhiệt năng biến đổi thành công cơ học ở dạng mô men quay Truyền mô men từ piston tới trục khuỷa, bánh đà, ly hợp, hộp số, truyền lực chính, tới visai, bán trục, cuối cùng là bánh xe

• Động cơ có nhiều hệ thống phối hợp với nhau nhịp nhàng để đảm bảo động cơ hoạt động bình thường

- Ly hợp: Cắt và truyền mô men từ bánh đà qua đĩa ma sát, trục ly hợp ( trục sơ cấp hộp số)

- Hộp số: Thay đổi tỷ số truyền các cặp bánh răng ăn khớp của hộp số, từ đó thay đổi mô men từ trục sơ cấp ra trục thứ cấp hộp số

- Truyền lực chính , visai : Thay đổi hướng truyền động của mô men và thay đổi tốc độ quay vòng giữa 2 bánh xe

Hình 4.4 Hộp số với vi sai

Trong lần làm bài Luận văn tốt nghiệp này giúp bản thân hiểu rõ hơn về các bộ phận trong xe cũng như nguyên lý hoạt động của nó, biết được quy trình bảo dưỡng và sửa chữa trên xe ô tô và quy trình giám định bồi thường trên xe ô tô khi xảy ra tai nạn Qua bài luận văn này cũng giúp bản thân em củng cố thêm kiến thức mà bản thân còn thiếu sót qua đó tạo hành trang để tiếp bước cho công việc sau này

Ngày đăng: 02/03/2024, 19:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN