1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khai thác hệ thống phanh trên xe Hyundai Accent 2018. Thiết kế mô hình dẫn động động cơ với hệ thống truyền lực ô tô con

80 60 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khai Thác Hệ Thống Phanh Trên Xe Hyundai Accent 2018. Thiết Kế Mô Hình Dẫn Động Động Cơ Với Hệ Thống Truyền Lực Ô Tô Con
Tác giả Nguyễn Việt Hùng
Người hướng dẫn ThS. Thái Văn Nông
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ Thuật Cơ Khí
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 4,61 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH Ô TÔ HYUNDAI (12)
    • 1.1. Công dụng và yêu cầu của hệ thống phanh (12)
      • 1.1.1. Công dụng (12)
      • 1.1.2. Yêu cầu (12)
    • 1.2. Sơ đồ động học (13)
    • 1.3. Phân tích đặc điểm kết cấu hệ thống phanh ô tô Hyundai Accent 2018 (14)
      • 1.3.1. Cơ cấu phanh (14)
      • 1.3.2. Dẫn động phanh (15)
      • 1.3.3. Xi lanh phanh chính (15)
      • 1.3.4. Bộ trợ lực chân không (17)
      • 1.3.5. Xi lanh công tác (19)
      • 1.3.6. Cơ cấu phanh tay (20)
    • 1.4. Các hệ thống an toàn hỗ trợ phanh tích hợp trên Hyundai Accent 2018 (21)
      • 1.4.1. Hệ thống chóng bó cứng phanh (ABS) (0)
      • 1.4.2. Hệ thống hỗ trợ khi phanh (Brake Assistance -BA) (35)
      • 1.4.3. Hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD) (36)
      • 1.4.4. Hệ thống điều khiển lực kéo ( TRC) (39)
      • 1.4.5. Hệ thống ổn định thân xe (VSC) (41)
      • 1.4.6. Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc (HAC) (42)
  • CHƯƠNG 2: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH (44)
    • 2.1. Các hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng và biện pháp khắc phục của hệ thống phanh (44)
    • 2.2. Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh (47)
      • 2.2.1. Bảo dưỡng hàng ngày (48)
      • 2.2.2. Bảo dưỡng định kỳ (48)
      • 2.2.3. Quy trình bảo dưỡng dẫn động phanh (50)
      • 2.2.4. Quy trình bảo dưỡng cơ cấu phanh (55)
      • 2.2.5. Quy trình tháo lắp cơ cấu phanh đĩa (57)
    • 2.3. Quy trình kiểm tra các chi tiết của hệ thống phanh (61)
      • 2.3.1. Kiểm tra xilanh phanh chính (61)
      • 2.3.2. Kiểm tra đường ống dầu phanh (63)
      • 2.3.3. Kiểm tra bàn đạp phanh (64)
      • 2.3.4. Kiểm tra bộ trợ lực phanh (67)
      • 2.3.5. Kiểm tra điều chỉnh phanh dừng (71)
  • CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ MÔ HÌNH DẪN ĐỘNG ĐỘNG CƠ VỚI HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Ô TÔ CON (75)
    • 3.1. Mục đích (75)
    • 3.2. Chuẩn bị vật tư (75)
    • 3.3. Phương pháp cắt (75)
    • 3.4. Ca ́ c bước tiến hành hoàn thiê ̣n mô hình (76)
    • 3.5. Nguyên ly ́ làm viê ̣c của đô ̣ng cơ với hê ̣ thống truyền lực ô tô con (77)
  • KẾT LUẬN (79)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (80)

Nội dung

Hệ thống phanh là hệ thống an toàn chủ động, rất quan trọng của ôtô và cũng là một trong những thiết bị có tần số hoạt động vào loại cao nhất trên xe. Chức năng của nó là giảm tốc, dừng đỗ và giúp xe đứng yên trên các mặt đường dốc. Do vậy việc hiểu và khai thác hệ thống phanh đúng cách là yêu cầu không thể thiếu của người khai thác, sử dụng xe. Hệ thống phanh phải bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên để duy trì trạng thái kỹ thuật đảm bảo cho xe hoạt động tốt và an toàn.

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH Ô TÔ HYUNDAI

Công dụng và yêu cầu của hệ thống phanh

- “Hệ thống phanh có nhiệm vụ làm giảm tốc độ của ô tô cho đến một mức độ nào đó hoặc đến khi dừng hẳn Ngoài ra còn để giữ cho ô tô đứng được trên đường có độ dốc nhất định.”

- Trong hệ thống của xe ô tô, hệ thống phanh là một phần quan trọng, đảm bảo an toàn khi di chuyển ở tốc độ cao và tăng cường hiệu suất vận chuyển

- Hệ thống phanh bao gồm các thiết bị giúp kiểm soát tốc độ góc của từng bánh xe

- “Chỉ tiêu quan trọng hàng đầu: đảm bảo an toàn chuyển động;”

- “Có khả năng phanh với cường độ phanh lớn nhất.”

- “Thời gian chậm tác dụng là nhỏ nhất;”

- “Điều khiển thuận tiện, nhẹ nhàng;”

- “Phân phối hợp lý lực phanh ra các cầu, đồng đều giữa các bánh xe; cơ cấu phanh không có hiện tượng tự hãm;”

- “Các chi tiết, các cụm của hệ thống phanh có trọng lượng riêng nhỏ nhưng đủ bền và có độ tin cậy làm việc;”

- “Có khả năng chống được bụi bẩn, bùn lầy bám vào cơ cấu;”

- “Có khả năng thoát nhiệt tốt;”

- “Có khả năng chống mài mòn cao ở các bề mặt làm việc của chi tiết;”

- “Kết cấu đơn giản, thuận tiện trong bảo dưỡng kỹ thuật;”

- “Hệ thống phanh tay phải làm việc tin cậy và có khả năng giữ cho xe (khi đầy tải) đứng được trên dốc với độ dốc 16%, không phụ thuộc thời gian.”

Sơ đồ động học

Hình 1.1: Sơ đồ động học hệ thống phanh

Hệ thống phanh chính của xe Huyndai Accent sử dụng dẫn động bằng thủy lực, trợ lực chân không, hai dòng độc lập

Hệ thống phanh xe Huyndai Accent gồm có hai phần chính : dẫn động phanh và cơ cấu phanh

Cơ cấu phanh xe Hyundai Accent sử dụng cả 4 phanh đĩa cho cả bánh trước và bánh sau

Hệ thống phanh được lắp đặt trên khung xe bao gồm: Xi lanh chính, các ống dẫn dầu đến các cơ cấu phanh và trợ lực phanh sử dụng trợ lực chân không gồm: Bầu trợ lực, thanh đẩy, lò xo, màng ngăn, piston, thanh nối và phần thân van…

Hệ thống phanh được kết hợp hệ thống chống bó cứng phanh ABS Hệ thống phanh ABS được cấu tạo bởi các bộ phận gồm: Cảm biến tốc độ, hệ thống thủy lực và van thủy lực, bơm thủy lực và hệ thống điều khiển

Nguyên lý hoạt động: Khi ta áp dụng lực lên bàn đạp phanh, lực này sẽ được chuyển tới bầu trợ lực, làm tăng cường lực phanh Từ lực bàn đạp phanh, xy lanh chính sau đó sẽ sinh ra áp suất dầu phanh, áp suất này tiếp tục được chuyển qua van điều chỉnh và đến các xy lanh phụ ở hệ thống phanh của từng bánh xe Kết quả là, phanh ở mỗi bánh xe sẽ hoạt động để giảm tốc độ quay của bánh.

Phân tích đặc điểm kết cấu hệ thống phanh ô tô Hyundai Accent 2018

Hình 1.2: Cấu tạo phanh đĩa ô tô

1 Bu lông 4 Giá đỡ càng phanh 6 Má phanh

2 Ốc xả gió 5 Miếng đệm chống ồn 7 Đệm giữ má phanh

* Cấu tạo phanh đĩa ô tô gồm có: càng phanh, má phanh, đĩa phanh, piston, chốt trượt, xilanh,…

* “Nguyên lý hoạt động phanh đĩa: Khi người lái đạp phanh, áp suất dầu sẽ truyền từ xy lanh chính xuống piston ở phanh làm cho má phanh ở 2 bên mặt đĩa kẹp chặt vào mặt đĩa khiến lốp xe ô tô dừng quay Khi người lái nhả chân phanh, má phanh sẽ nhả ra, không còn kẹp chặt mặt đĩa giúp bánh xe có thể quay bình thường.”

* Phanh đĩa có một số ưu điểm sau:

- “Kết cấu nhỏ gọn, trọng lượng nhỏ.”

- “Khe hở giữa má phanh và trống phanh nhỏ (0,05 – 0,1mm), nhờ đó cho phép tăng khá nhiều tỷ số truyền dẫn động phanh.”

- Thoát nhiệt, thoát nước các bề mặt ma sát tốt

- Lực tác dụng lên cơ cấu phanh cân bằng, không gây tải trọng trên moay ơ

- Áp suất phân bố đều trên các bề mặt ma sát

* Phanh đĩa có một số nhược điểm:

- “Do đĩa phanh hở nên khó giữ sạch các bề mặt ma sát Trong quá trình sử dụng, bụi, đất bẩn gây xước bề mặt đĩa và má phanh làm chúng nhanh mòn.”

- “Áp suất lên các bề mặt ma sát lớn (tới 5MPa), nên tốc độ mài mòn lớn, đòi hỏi phải sử dụng vật liệu tốt.”

Hệ thống phanh chính ô tô Hyundai Accent 2018 sử dụng dẫn động phanh bằng thuỷ lực có trợ lực chân không

“Cấu tạo chung gồm có các bộ phận chính: Bàn đạp phanh, bầu trợ lực chân không, xy lanh chính, đường ống dẫn dầu ,các xy lanh công tác.”

“Dẫn động phanh thuỷ lực có ưu điểm: Phanh êm dịu, kết cấu gọn, dễ bố trí, độ nhạy cao nên đảm bảo độ linh hoạt.”

“Dẫn động phanh thuỷ lực có nhược điểm: Khi bị hư hỏng, rò rỉ vỡ đường ống dẫn thì hầu như toàn bộ hệ thống phanh không thể hoạt động Khi ở nhiệt độ thấp phanh cho hiệu suất giảm.”

Xy lanh phanh chính kép bao gồm hai piston, gọi là piston số 1 và piston số 2, và chúng hoạt động trong cùng một xy lanh Piston số 1 được kích hoạt bằng cách tác động trực tiếp từ một thanh đẩy, trong khi piston số 2 hoạt động bằng áp suất thủy lực tạo ra bởi piston số 1 Thường thì, áp suất phía trước và phía sau piston có giá trị tương đương nhau Tại mỗi đầu của piston, có một van để điều khiển dầu phanh và đưa nó đến các xy lanh trên bánh xe thông qua các ống dẫn dầu

Hình 1.3: Cấu tạo xylanh phanh chính

1 Thanh đẩy; 4.Buồng áp suất số1; 8.Cửa dầu buồng số1;

2 Piston số 1; 5 Piston 9 Cửa dầu buồng số 2; 3,6 Lò xo hồi vị; 7 Buồng áp suất số 2; 10 Bình dầu phanh

Cấu tạo xylanh phanh chính gồm những bộ phận chính sau:

- Bình chứa dầu phanh: Bình chứa dầu phanh là nơi chứa dầu phanh Khi bạn đạp xuống bàn đạp phanh, lực được tạo ra và dầu phanh được đẩy đi từ bình chứa đến các bộ phận khác trong hệ thống phanh

- Xylanh chính: Xylanh chính là một bộ phận quan trọng trong hệ thống phanh, nằm trong khoang động cơ, trên trục thủy lực Khi bạn đạp bàn đạp phanh, lực được truyền từ bàn đạp phanh đến xylanh chính, tạo ra áp lực dầu phanh để kích hoạt các bộ phận khác trong hệ thống phanh

- Van chống tràn: Lắp đặt trên bình dầu phanh, nhiệm vụ của nó là giữ cho áp lực trong hệ thống phanh ổn định và tránh quá mức

- Thiết bị giảm áp: Thiết kế để giảm áp lực dầu phanh phát sinh từ xy lanh chính, giúp bảo vệ các thành phần trong hệ thống phanh

- Bộ van trung gian: Bộ van trung gian có chức năng giảm áp lực dầu phanh và chuyển hướng dòng dầu phanh từ xylanh chính đến các bộ phận khác trong hệ thống phanh

- Bộ van khóa: Khi bàn đạp phanh được giảm lực, van này giữ cho áp suất dầu trong hệ thống không bị mất

Khi đạp bàn đạp phanh: thanh đẩy của bàn đạp sẽ tác động trực tiếp lên piston số

1 Với áp suất dầu cân bằng ở cả hai bên buồng, áp suất dầu phía trước của piston số 1 tạo ra lực đẩy, đẩy piston số 2 di chuyển Khi các cửa bù trên các cúp pen của piston số

1 và số 2 bắt đầu đóng lại, áp suất phía trước tăng lên dần trong khi áp suất phía sau giảm dần Phía trước của hệ thống dầu được nén, trong khi phía sau được nạp dầu thông qua cửa nạp Khi đạt đến một áp suất nhất định, áp suất dầu sẽ vượt qua lực của lò xo van ở hai đầu ra và được đưa đến các xy lanh phanh trên bánh xe thông qua đường ống dẫn dầu để thực hiện quá trình phanh

Khi nhả phanh: lò xo trên piston sẽ đẩy chúng ngược trở lại Khi đó, áp suất dầu phía trước của hai piston giảm nhanh chóng, các cúp pen của hai piston cúp xuống và dầu từ phía sau cúp pen sẽ chuyển tới phía trước của hai piston Khi các cúp pen trên piston mở cửa bù, dầu từ bình chứa sẽ trôi qua cửa bù để điền đầy vào hai khoang phía trước của hai piston để cân bằng áp suất giữa các buồng trong xy lanh Tại thời điểm này, hệ thống phanh đã trở lại trạng thái ban đầu

1.3.4 Bộ trợ lực chân không

Bộ trợ lực chân không hoạt động bằng cách tận dụng sự chênh lệch áp suất giữa chân không trong động cơ và áp suất khí quyển, tạo ra một lực mạnh (gọi là tăng lực) tỷ lệ thuận với lực đặt lên bàn đạp phanh để điều khiển hệ thống phanh Nó sử dụng chân không được tạo ra từ đường ống nạp trong động cơ

Cấu tạo của bộ trợ lực chân không bao gồm các bộ phận chính sau:

- Bơm chân không: Là một thành phần tạo áp âm thấp bằng cách loại bỏ không khí khỏi hộp chân không Bơm chân không có thể được hoạt động bằng cách sử dụng động cơ xe hoặc bằng một bộ phận điện tử

- Bình chứa chân không: Được sử dụng để lưu trữ không khí hút chân không, cung cấp khí để tạo áp suất âm cho hệ thống

- Van chân không: Là một van liên kết với bơm chân không và bình chứa chân không Van này được điều khiển bởi một thành phần điện tử, cho phép tạo áp suất âm trong hệ thống khi cần thiết

Hình 1.4: Cấu tạo bộ trợ lực chân không

1 Thanh đẩy xilanh 4 Pít tông trợ lực 7 Thanh đẩy bàn đạp

2 Van chân không 5 Van điều khiển 8 Buồng chân không

3 Mà ng ngăn 6 Lọc khí nạp

- Bộ điều chỉnh trợ lực chân không: Là một bộ phận được gắn trên bàn đạp phanh của xe, giúp điều chỉnh áp suất chân không tại các xi-lanh phanh của bánh xe Khi người lái đạp vào bàn đạp phanh, điều khiển trợ lực chân không sẽ giảm áp suất chân không tại các xi-lanh phanh, tạo ra lực phanh mạnh hơn so với phanh thường

- Van điều áp phanh: Là một van kết nối giữa điều khiển trợ lực chân không và các xi- lanh phanh của bánh xe Van này được điều khiển bởi bộ điều khiển ABS, giúp kiểm soát lực phanh tại từng bánh xe

Các hệ thống an toàn hỗ trợ phanh tích hợp trên Hyundai Accent 2018

1.4.1 Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS)

Hệ thống phanh ABS (tên đầy đủ là Anti-Lock Brake System) là một tiện ích an toàn trên các phương tiện ô tô ABS là hệ thống phanh điều khiển điện tử có tính năng ngăn ngừa bó cứng bánh xe trong những tình huống khẩn cấp cần giảm tốc Điều này sẽ tránh được hiện tượng văng trượt đồng thời giúp người lái kiểm soát hướng lái dễ dàng hơn Hệ thống này cung cấp sự ổn định cho xe trong quá trình vận hành

1.4.1.1 Sơ đồ cấu tạo của hệ thống ABS

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS hoạt động dựa trên cảm biến tốc độ của các bánh xe sau đó gửi về cho ECU (Tên đầy đủ là Electronic Control Unit) tức bộ xử lý và điều khiển điện tử trung tâm

Trong hệ thống phanh tích hợp ABS, ngoài các thành phần thông thường của hệ thống phanh, còn bổ sung thêm các phần như: Cảm biến tốc độ bánh xe, cụm van điện từ điều khiển, các van điều chỉnh áp suất bộ điều khiển trung tâm ECU và bộ trữ năng giảm áp

Hình 1.7: Sơ đồ hệ thống phanh có ABS 1.4.1.2 Nguyên lý hoạt động hệ thống phanh ABS

* Khi phanh bình thường (ABS không hoạt động)

Hình 1.8: Chế độ phanh bình thường (ABS không hoạt động)

“Khi phanh xe ở tốc độ chậm hay rà phanh, trong trường hợp này ABS không hoạt động và ECU không gửi dòng điện đến cuộn dây của van địên từ Do đó, van 3 vị trí bị nhấn xuống bởi lò xo hồi vị và cửa A vẫn mở trong khi cửa B vẫn đóng (hình 1.8) Dầu phanh từ xy lanh chính qua cửa A đến cửa C trong van điện 3 vị trí rồi tới xy lanh bánh xe Dầu phanh không vào được bơm bởi van một chiều số 1 gắn trong mạch bơm Khi nhả phanh, dầu phanh hồi từ xy lanh chính về xy lanh bánh xe qua cửa C đến cửa

A và van một chiều số 3 trong van điện 3 vị trí.”

Hình 1.9: Chế độ tăng áp

“Khi muốn gia tăng áp suất dầu trong xi-lanh của bánh xe để gia cường lực phanh, ECU sẽ ngắt nguồn điện, không cung cấp cho cuộn dây của van điện từ Do đó, cửa A mở trong khi cửa B đóng lại Điều này cho phép dầu từ xi-lanh phanh chính lưu chuyển qua cửa C của van điện 3 vị trí và tiếp tục đến xi-lanh bánh xe Sự gia tăng áp suất dầu được kiểm soát thông qua việc lặp đi lặp lại các bước tăng và duy trì áp suất.”

“Khi áp suất trong xi-lanh bánh xe biến đổi, cảm biến tốc độ bánh xe truyền tín hiệu cho ECU biết rằng bánh xe đã đạt tốc độ mong muốn ECU sau đó gửi dòng điện mạnh 2A tới cuộn dây của van điện, giữ cho áp suất trong bánh xe ổn định.”

“Khi dòng điện vào cuộn dây van điện giảm từ 5A xuống 2A, lực từ tạo ra cũng giảm, và van điện 3 vị trí chuyển vào vị trí trung tâm do lực của lò xo, khiến cho cả cửa

A và cửa B đóng lại Máy bơm dầu tiếp tục hoạt động.”

“Trong quá trình hoạt động của hệ thống ABS, bánh xe sẽ trải qua những cảm giác giật mạnh khi phanh và xe có thể rung nhẹ Bàn đạp phanh cũng sẽ rung do dầu phanh được bơm trở lại, điều này là hiện tượng bình thường khi ABS hoạt động.”

Hình 1.10: Chế độ giữ áp

“Trước đây, van điện 3 chế độ được ưa chuộng Tuy nhiên, hiện nay, kiểu van điện hai chế độ trở nên phổ biến hơn, bao gồm 4 van điều chỉnh áp suất và 4 van giảm áp suất Bộ phận này hoạt động dựa vào tín hiệu điện từ ECU Bộ chấp hành phanh ABS hiện đại cũng đã được nâng cấp và cải tiến nhiều so với trước đây.”

“Khi một bánh xe có nguy cơ bị hãm cứng, ECU truyền dòng điện 5A đến cuộn dây của van điện từ, tạo ra một lực từ đáng kể Van ba vị trí di chuyển lên trên, làm đóng cửa A và mở cửa B.”

“Kết quả là, dầu phanh từ xy-lanh bánh xe chảy qua cửa C, đi tiếp đến cửa B của van ba chế độ và sau đó hồi về bình chứa dầu Cùng lúc đó môtor bơm hoạt động nhờ tín hiệu điện áp 12V từ ECU, dầu phanh được hồi trả về xy lanh phanh chính từ bình chứa Mặt khác cửa A đóng ngăn không cho dầu phanh từ xy lanh chính vào van điện 3 vị trí và van một chiều số 1 và số 3, kết quả là áp suất dầu trong xy lanh bánh xe giảm ngăn không cho bánh xe bị bó cứng Quá trình giảm và duy trì áp suất dầu được điều chỉnh thông qua việc lặp lại hai chế độ "giảm áp" và "giữ áp".”

Hình 1.11: Chế độ giảm áp 1.4.1.3 Cấu tạo các bộ phận của ABS

* Cảm biến tốc độ bánh xe

- “Nhiệm vụ: Trong hệ thống ABS, nhiệm vụ chính của các cảm biến tốc độ bánh xe là nhận biết tốc độ góc của các bánh xe và truyền tín hiệu về cho ABS ECU dưới dạng các xung điện áp xoay chiều.”

+ “Tùy theo cách điều khiển khác nhau, các cảm biến tốc độ bánh xe thường được gắn ở mỗi bánh xe để đo riêng rẽ từng bánh hoặc được gắn ở vỏ bọc của cầu chủ động Đo tốc độ trung bình của hai bánh xe dựa vào tốc độ của bánh răng vành chậu Ở bánh xe, cảm biến tốc độ được gắn cố định trên các bán trục của các bánh xe, vành răng cảm biến được gắn trên đầu ngoài của bán trục, hay trên cụm moayơ bánh xe, đối diện và cách cảm biến tốc độ một khe hở nhỏ, gọi là khe hở từ.”

+ “Cấu trúc của cảm biến tốc độ bánh xe điện từ bao gồm một nam châm vĩnh cửu, một cuộn dây và lõi từ Vị trí lắp cảm biến tốc độ và số lượng răng của rôto cảm biến thay đổi tùy theo kiểu xe.”

Hình 1.12: Vị trí cảm biến tốc độ bánh xe

1 Đầu nối cảm biến tốc độ bánh xe; 2 Cảm biến tốc độ bánh xe

Hình 1.13: Cấu tạo cảm biến tốc độ bánh xe

1 Dây dẫn điện 3 Vỏ 5 Trục cảm biến

2 Nam châm vĩnh cữu 4 Cuộn dây 6 Niềng răng tạo xung

“Khi bánh xe quay, vành răng cũng sẽ quay theo, dẫn đến thay đổi khe hở A giữa đầu lõi từ và vành răng Khi có sự thay đổi khe hở, từ trong cuộn dây sẽ tạo ra một sức điện động xoay chiều được biểu diễn dưới dạng hình sin, với biên độ và tần số thay đổi tỉ lệ theo tốc độ góc của bánh xe Tín hiệu này được liên tục gửi về ECU Tùy thuộc vào cấu trúc của cảm biến, vành răng và khe hở giữa chúng, các xung điện áp được tạo ra có thể nhỏ hơn 100 mV ở tốc độ rất thấp của xe hoặc cao hơn 100 V ở tốc độ cao.”

BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH

Các hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng và biện pháp khắc phục của hệ thống phanh

Bảng 2.1: Các hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng và biện pháp khắc phục của hệ thống phanh ô tô

Nguyên nhân Biện pháp khắc phục

- Hành trình bàn đạp phanh không đủ;

- Má phanh bị nứt hoặc bị biến dạng;

Hình 2.1: Má phanh bị nứt

- Pistton trong xylanh bị kẹt;

- Rò rỉ chân không trong hệ thống trợ lực;

- Cụm xylanh phanh chính bị hở;

- Điều chỉnh lại bàn đạp;

- Thay thế má phanh bị hư hỏng;

- Thay thế piston bị hư hỏng;

- Sửa chữa hoặc thay thế trợ lực chân không;

Bàn đạp phanh thấp hoặc bị hẫng

- Bị rò rỉ dầu phanh hoặc thiếu dầu phanh;

- Có khí trong hệ thống phanh;

- Sửa chữa hoặc thay thế đường ống;

Hình 2.2: Thay đường ống dầu

- Phớt dầu trong xy lanh bị mòn hoặc bị hỏng;

- Cụm xylanh phanh chính bị hỏng;

- Xả khí trong hệ thống phanh;

- Thay thế phớt dầu hư hỏng trong xylanh bánh xe;

Hình 2.3: Phớt chắn dầu

- Thay thế xylanh phanh chính;

Tiếng ồn từ hệ thống phanh

- Má phanh bị nứt hoặc bị biến dạng;

- Bu lông lắp xylanh bị lỏng;

- Bu lông đỡ càng phanh bị lỏng

Hình 2.4: Dĩa phanh bị xước

- Thay thế má phanh bị hỏng;

- Xiết chặt hoặc thay thế bu lông, xiết chặt hoặc thay thế đĩa phanh;

4 Đạp phanh mạnh nhưng không

- Rò rỉ dầu trong hệ thống phanh;

- Có khí trong dầu phanh;

- Sửa chữa thay thế đường ống;

- Xả khí trong hệ thống; hiệu quả

Hình 2.5: Dầu phanh bị rò rỉ

- Má phanh bị mòn, hỏng;

Hình 2.6: Má phanh bị mòn

- Rò rỉ chân không trong hệ thống trợ lực;

- Thay thế má phanh bị hỏng;

- Sửa chữa thay thế bộ trợ lực;

- Má phanh bị dính dầu mỡ;

- Má phanh bị nứt biến dạng;

Hình 2.7: Má phanh mới

- Đĩa phanh hở hoặc méo;

- Đĩa phanh mòn không đều;

- Lò xo hồi vị gãy;

- Thay lò xo hồi vị;

Phanh không nhả sau khi nhả bàn đạp phanh

- Bộ trợ lực phanh hỏng;

- Cần đẩy xylanh chính điều chỉnh không đúng;

- Kiểm tra sửa chữa bầu trợ lực phanh hoặc thay mới;

Hình 2.9; Bầu trợ lực phanh

- Điều chỉnh lại cần đẩy xylanh chính;

Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh

“Duy trì hệ thống phanh xe trong tình trạng kỹ thuật tốt là quá trình bảo dưỡng cần thiết để phát hiện và giảm thiểu hao mòn của các bộ phận, cũng như xác định các vấn đề kỹ thuật trong hệ thống phanh Công việc bảo dưỡng kỹ thuật bao gồm: kiểm tra, chẩn đoán, xiết chặt, bôi trơn và điều chỉnh các thành phần của hệ thống.”

* Các hạng mục bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô:

- Kiểm tra hành trình tự do bàn đạp phanh

- Kiểm tra hoạt động của hệ thống phanh

- Kiểm tra má phanh: độ dày má phanh, tình trạng má phanh

- Kiểm tra cao su chụp bụi

- Kiểm tra đường ống phanh

- Kiểm tra tình trạng các ắc phanh

- Kiểm tra piston cuppen phanh

- Tra mỡ silicon và mỡ đồng vào các vị trí làm việc của phanh

- Kiểm tra đèn báo phanh trên taplo

“Bảo dưỡng hàng ngày được tiến hành sau mỗi lần đưa xe ra sử dụng, nó không phụ thuộc vào hành trình làm việc của xe, nội dung chủ yếu của bảo dưỡng kỹ thuật hàng ngày của hệ thống phanh là: Kiểm tra chẩn đoán đèn phanh; hành trình tự do bàn đạp phanh; các đường dẫn hơi; dẫn dầu; trạng thái làm việc và độ kín của trống phanh; hiệu lực của hệ thống phanh; sự làm việc của phanh chính và phanh đỗ.”

Hình 2.10: Kiểm tra và thay thế dầu phanh

“Bảo dưỡng định kỳ là trách nhiệm của các công nhân trong trạm bảo dưỡng và thường được thực hiện sau mỗi chu kỳ hoạt động của xe, dựa trên số dặm đã đi hoặc thời gian đã sử dụng Trong quá trình kiểm tra thường xuyên, các công việc này thường sử dụng thiết bị chuyên dụng và có thể bao gồm việc sửa chữa nhỏ và thay thế một số bộ phận.”

- Kiểm tra tình trạng làm việc và độ kín của các đường ống dẫn trong hệ thống phanh;

- Kiểm tra hành trình tự do và hành trình làm việc của bàn đạp phanh, nếu cần phải điều chỉnh lại;

- Kiểm tra độ bắt chặt của cụm đĩa phanh, phanh;

- Kiểm tra mức dầu trong bình chứa dầu phanh nếu thiếu thì bổ xung thêm;

- Kiểm tra tình trạng và độ kín của đường ống và chỗ nối Nếu rò rỉ dầu phải khắc phục ngay lập tức;

Hình 2.11: Thay dầu phanh

- Kiểm tra sự làm việc của xi lanh chính;

- Tháo moay ơ và kiểm tra cụm phanh Nếu má phanh mòn thì thay thế má phanh mới;

- Xiết chặt các bulông giữ đĩa phanh;

- Xiết chặt càng phanh vào giá đỡ;

- Kiểm tra hành trình tự do và hành trình làm việc của bàn đap phanh;

- “Kiểm tra mức dầu ở bình chứa ở xi lanh chính và bổ xung thêm nếu thiếu Khi có dấu hiệu không khí lọt vào hệ thống dẫn động thì phải xả hết không khí trong hệ thống và tiến hành cho cả từng xi lanh bánh xe;”

- “Khi thay dầu phanh phải tháo rời, rửa sạch và thổi sạch các xi lanh chính và các xi lanh bánh xe và các đường ống dẫn dầu;”

- “Đổ dầu mới vào hệ thống xong phải tiến hành xả khí theo trình tự Bánh xe sau bên phải rồi đến bánh xe trước bên phải Rồi đến bánh trước bên trái và cuối cùng là bánh sau bên trái;”

Hình 2.12: Xả khí đường ống phanh

- Nếu dầu lọt vào má phanh hay trống phanh thì phải vệ sinh má phanh bằng xăng;

- “Để kiểm tra hiệu suất phanh, bạn có thể sử dụng một giá thử đặc biệt hoặc, nếu không có giá thử, bạn cần sử dụng một kích cầu để đưa bánh xe sau lên đặt lên một giá đỡ Sau đó, hãy khởi động động cơ và gài số, đưa tốc độ động cơ lên mức tương đương với tốc độ của xe ở khoảng 25 đến 30 km/h Tiếp theo, hãy đạp bàn đạp phanh một cách đều và êm Nếu hệ thống phanh được điều chỉnh đúng, thì tất cả các bánh xe sẽ dừng lại cùng một lúc.Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra hiệu suất phanh trong quá trình xe đang di chuyển Hãy tăng tốc độ động cơ lên 30 km/h, sau đó đạp phanh và tiến hành kiểm tra.” 2.2.3 Quy trình bảo dưỡng dẫn động phanh

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc:

- Bộ dụng cụ tay tháo lắp dẫn động phanh;

- Mỡ bôi trơn, dầu phanh, bình chứa dầu và dung dịch rửa;

Bước 2: Tháo rời và làm sạch các chi tiết:

- Tháo các bộ phận của dẫn động phanh trên ô tô;

- Tháo rời xi lanh phanh, bộ điều hoà và bộ trợ lực;

Hình 2.14: Các chi tiết xilanh phanh chính

Bước 3: Kiểm tra bên ngoài chi tiết:

- Kiểm tra bên ngoài các chi tiết: piston, cuppen và xy lanh;

- Bằng kính phóng đại và mắt thường;

Hình 2.15: Kiểm tra các chi tiết xilanh chính

Bước 4: Lắp và bôi trơn các chi tiết:

- Bôi mỡ bôi trơn chốt bàn đạp, đai ốc điều chỉnh;

- Lắp lại các chi tiết;

Hình 2.16: Bôi trơn chốt bàn đạp

Bước 5: Điều chỉnh dẫn động phanh:

- Điều chỉnh hành trình bàn đạp phanh;

- Điều chỉnh bộ trợ lực phanh;

Hình 2.17: Bầu trợ lực phanh

Bước 6: Xả không khí trong đường ống:

- Đổ đủ mức dầu phanh;

- Xả hết bọt khí trong xi lanh và đường ống;

Hình 2.18: Xả bọt khí trong đường ống

 Xả khí trong hệ thống phanh:

+ Đạp bàn đạp phanh từ từ và giữ;

+ Bịt đường ra của tổng phanh bằng ngón tay và nhả bàn đạp phanh;

+ Lặp lại động tác khoảng 3 đến 4 lần;

- Xả khí đường ống phanh:

+ Kiểm tra làm sạch bên ngoài các bộ phận dẫn động phanh;

+ Đổ đủ mức dầu phanh;

+ Xả hết bọt khí trong xilanh và đường ống;

Hình 2.19: Các bước thực hiện xả khí đường ống phanh a Đổ dầu phanh; b Đạp phanh liên tục; c Giữ bàn đạp phanh và xả không khí

+ Đạp phanh nhiều lần sau đó giữ nguyên vị trí bàn đạp phanh;

+ “Tiến hành nới lỏng vít xả gió ở xilanh chính và xả hết không khí sau đó vặn chặt;”

+ “Thực hiện đạp bàn đạp phanh và xả không khí trong xilanh chính nhiều lần cho đến khi hết bọt không khí;”

+ “Tiếp tục thực hiện đạp bàn đạp phanh và xả không khí trong xilanh bánh xe nhiều lần cho đến khi hết bọt khí;”

+ Kiểm tra và đổ dầu phanh đầy bình chứa;

+ Kiểm tra và thử hoạt động hệ thống phanh;

Bước 7: Kiểm tra tổng hợp và vệ sinh công nghiệp:

- “Vệ sinh dụng cụ và nơi bảo dưỡng sạch sẽ, gọn gàng.”

2.2.4 Quy trình bảo dưỡng cơ cấu phanh

- Nội dung công việc bảo dưỡng:

+ Làm sạch bên ngoài cơ cấu phanh

+ Tháo rời các chi tiết, bộ phận và làm sạch

+ Kiểm tra hư hỏng chi tiết

+ Thay thế chi tiết theo định kỳ

+ Tra mỡ và các chi tiết và bộ phận

+ Lắp các chi tiết của cơ cấu phanh

+ “Kiểm tra, điều chỉnh bàn đạp và khe hở má phanh.”

Bước 1 Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc:

Hình 2.20: Bộ dụng cụ

- “Bộ dụng cụ tay tháo lắp cơ cấu phanh và dụng cụ chuyên dùng tháo lò xo, chốt lệch tâm;”

- “Mỡ bôi trơn, dầu phanh và dung dịch rửa;”

Bước 2 Tháo rời và làm sạch các chi tiết cơ cấu phanh:

- Tháo cơ cấu phanh trên ô tô;

- Tháo rời cơ cấu phanh( má phanh, ắc phanh, càng phanh, xilanh phanh, đĩa phanh…);

- “Dùng dung dịch rửa, bơm hơi, khăn sạch để làm sạch, khô bên ngoài các chi tiết;”

Bước 3: Kiểm tra bên ngoài chi tiết:

- “Kiểm tra bên ngoài các chi tiết đĩa phanh, má phanh;”

- Kính phóng đại và mắt thường;

Bước 4: Lắp và bôi trơn các chi tiết:

- Lắp lại các chi tiết;

Hình 2.23: Bôi trơn ắc phanh

Bước 5: Kiểm tra tổng hợp:

- Vệ sinh dụng cụ và nơi bảo dưỡng sạch sẽ, gọn gàng

2.2.5 Quy trình tháo lắp cơ cấu phanh đĩa

- Bước 2: “Giữ chốt trượt xi lanh phanh đĩa, tháo 2 bu lông và cụm xi lanh phanh đĩa.”

Hình 2.24: Tháo cụm phanh đĩa

- Bước 3: Tháo 2 má phanh đĩa ra khỏi giá bắt xy lanh phanh đĩa

Hình 2.25: Tháo 2 má phanh đĩa

- Bước 4: Tháo bộ đệm chống ồn má phanh

Hình 2.26: Tháo bộ đệm chống ồn má phanh

- Bước 5: Tháo tấm đỡ má phanh đĩa phía trước:

Hình 2.27: Tháo tấm đỡ má phanh

+ “Tháo 2 tấm đỡ má phanh đĩa (Số 1) và 2 tấm đỡ má phanh đĩa (Số 2) ra khỏi giá bắt xy lanh phanh đĩa.”

+ “Chú ý: Mỗi tấm đỡ má phanh đĩa có một hình dạng khác nhau Hãy đánh dấu lên các tấm đỡ má phanh để có thể lắp chúng lại đúng vị trí ban đầu.”

- Bước 6: Tháo chốt trượt xi lanh phanh đĩa phía trước

“Tháo chốt trượt xy lanh phanh đĩa (Số 1) và tháo chốt trượt xy lanh phanh đĩa (Số 2) khỏi cụm giá bắt xy lanh phanh đĩa.”

Hình 2.28: Tháo chốt trượt xilanh phanh đĩa

- Bước 7: Tháo bạc trượt xi lanh phanh đĩa

+ “Dùng một tô vít, tháo bạc trượt xy lanh phanh đĩa ra khỏi chốt trượt xy lanh số 2.”

- “Chú ý: Không được làm hỏng chốt trượt xy lanh phanh đĩa phía số 2.”

Hình 2.29: Tháo bạc trượt

- Bước 8: Tháo cao su chắn bụi bạc phanh

“Tháo 2 cao su chắn bụi bạc phanh đĩa ra khỏi giá bắt xy lanh phanh đĩa.”

Hình 2.30: Tháo cao su chắn bụi bạc phanh đĩa

- Bước 9: Tháo giắ bắt xi lanh phanh đĩa

Hình 2.31: Tháo giá bắt xilanh phanh đĩa

Hình 2.32: Tháo đĩa phanh

- Quy trình lắp được thực hiện theo trình tự ngược lại

Quy trình kiểm tra các chi tiết của hệ thống phanh

2.3.1 Kiểm tra xilanh phanh chính

Bước 1 Tắt công tắc đánh lửa

Bước 2 Tháo đầu nối công tắc mức dầu phanh (A) khỏi bình chứa

Hình 2.33: Tháo công tắc mức dầu phanh

Bước 3 Hút dầu phanh ra khỏi bình chứa xi lanh chính bằng ống tiêm

- Đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các chất lạ xung quanh bình chứa dầu phanh và nắp trước khi mở nắp bình chứa Nếu không, nó có thể gây ô nhiễm dầu phanh và làm giảm hiệu suất phanh

- Không đổ dầu phanh lên xe, có thể làm hỏng lớp sơn; nếu dầu phanh tiếp xúc với sơn, hãy rửa sạch ngay bằng nước

Bước 4 Tháo ống phanh khỏi xi lanh chính bằng cách nới lỏng đai ốc

Mô-men xoắn siết chặt:

ABS: 12,7 ~ 16,7 Nm (1,3 ~ 1,7 kgf.m, 9,4 ~ 12,3 lb-ft)

ESP: 18,6 ~ 22,6 Nm (1,9 ~ 2,3 kgf.m, 13,7 ~ 16,6 lb-ft)

Hình 2.34: Tháo ống phanh khỏi xilanh

Bước 5 Tháo ống ly hợp (B) [Chỉ MT]

Bước 6 Tháo xi lanh chính (B) ra khỏi bộ trợ lực phanh sau khi nới lỏng các đai ốc lắp (C)

Mô-men xoắn siết chặt:

Hình 2.35: Tháo ốc kết nối xilanh chính với bộ trợ lực

Bước 7 Việc cài đặt ngược lại với việc gỡ bỏ

Bước 8 Sau khi lắp đặt, xả khí hệ thống phanh

2.3.2 Kiểm tra đường ống dầu phanh

Bước 1 Tháo đầu nối công tắc mức dầu phanh và tháo nắp bình chứa

Bước 2 Hút dầu phanh ra khỏi bình chứa xi lanh chính bằng ống tiêm

Bước 3 Tháo bánh xe & lốp

Bước 4 Nới lỏng đai ốc ống (B)

Mô-men xoắn siết chặt:

Hình 2.36: Nới lỏng đai ốc

Bước 5 Tháo kẹp ống phanh (A)

Bước 6 Tháo ống phanh khỏi kẹp phanh bằng cách nới lỏng bu-lông (A)

Mô-men xoắn siết chặt:

Bước 1 Kiểm tra ống phanh xem có vết nứt, nếp gấp và ăn mòn không

Bước 2 Kiểm tra ống phanh xem có vết nứt, hư hỏng và rò rỉ chất lỏng không

Bước 3 Kiểm tra đai ốc loe ống phanh xem có bị hư hỏng và rò rỉ chất lỏng không

Bước 4 Kiểm tra giá đỡ ống phanh xem có bị nứt hoặc biến dạng không

Bước 1 Việc cài đặt ngược lại với việc gỡ bỏ

Hình 2.37: Sử dụng vòng đệm mới khi lắp đặt

Bước 2 Sau khi lắp đặt, xả khí hệ thống phanh

Bước 3 Kiểm tra dầu phanh bị đổ

2.3.3 Kiểm tra bàn đạp phanh

Bước 1 TẮT công tắc đánh lửa

Bước 2 Tháo tấm đệm chống va chạm bên dưới

Bước 3 Ngắt kết nối đầu nối công tắc đèn phanh (A)

Bước 4 Tháo cáp khóa chuyển số (B) sau khi tháo chốt khóa và kẹp

Bước 6 Tháo các bu lông giá đỡ (B)

Mô-men xoắn siết chặt:

Hình 2.38: Tháo bu lông giá đỡ

Bước 7 Tháo chốt khóa (A) và chốt khoan (B)

Hình 2.39: Tháo chốt khoá

Bước 8 Tháo đai ốc lắp bộ phận bàn đạp phanh (A) rồi tháo cụm bàn đạp phanh Mô-men xoắn siết chặt:

Hình 2.40: Tháo đai ốc

Bước 1 Kiểm tra ống lót xem có bị mòn không

Bước 2 Kiểm tra bàn đạp phanh xem có bị cong hoặc xoắn không

Bước 3 Kiểm tra lò xo hồi bàn đạp phanh xem có bị hỏng không

Bước 4 Kiểm tra công tắc đèn phanh

- Kết nối thiết bị kiểm tra mạch với đầu nối của công tắc đèn phanh và kiểm tra xem có thông mạch hay không khi đẩy piston của công tắc đèn phanh vào và khi nó được nhả ra

- Công tắc đèn phanh ở tình trạng tốt nếu không có sự liên tục khi nhấn pít tông (A)

Hình 2.41: Kiểm tra công tắc đèn phanh

Bước 1 Việc cài đặt ngược lại với việc gỡ bỏ

- Trước khi lắp chốt, bôi mỡ vào chốt khoan

- Sử dụng một chốt khóa mới bất cứ khi nào cài đặt

Bước 2 Kiểm tra hoạt động của bàn đạp phanh

* Điều chỉnh chiều cao bàn đạp phanh và hành trình tự do

Bước 1 Ngắt kết nối đầu nối công tắc đèn phanh (A)

Hình 2.42: Ngắt kết nối đầu nối công tắc đèn phánh (A)

Bước 2 Điều chỉnh độ cao bàn đạp phanh (A) như hình minh họa bên dưới

- Chiều cao bàn đạp (A): 173 mm (6,81 in)

- Hành trình tự do (C): 108 mm (4,25 in)

Hình 2.43: Điều chỉnh bàn đạp phanh

Bước 3 Điều chỉnh khoảng hở của công tắc đèn phanh (B) và hành trình tự do của bàn đạp phanh

- Khoảng hở đèn phanh (B): 1,5 ~ 2,0 mm (0,06 ~ 0,08 in)

- Khoảng dự trữ của bàn đạp: 3,0 ~ 8,0 mm (0,12 ~ 0,31 in)

Bước 4 Kết nối đầu nối công tắc đèn dừng

2.3.4 Kiểm tra bộ trợ lực phanh

* Kiểm tra hoạt động bộ trợ lực phanh

- Chạy động cơ trong một hoặc hai phút rồi dừng lại Nếu bàn đạp nhấn hoàn toàn trong lần đầu tiên nhưng tăng dần ở những lần nhấn tiếp theo thì bộ trợ lực đang hoạt động bình thường, nếu chiều cao bàn đạp không đổi thì bộ trợ lực không hoạt động

- Khi động cơ đã dừng, hãy đạp bàn đạp phanh vài lần Sau đó đạp bàn đạp phanh và khởi động động cơ Nếu bàn đạp di chuyển xuống một chút thì bộ trợ lực đang ở tình trạng tốt Nếu không có thay đổi thì bộ tăng áp không hoạt động

- Khi động cơ đang chạy, đạp bàn đạp phanh rồi dừng động cơ

+ Nhấn giữ bàn đạp trong 30 giây Nếu chiều cao bàn đạp không thay đổi thì bộ trợ lực đang ở tình trạng tốt, nếu bàn đạp tăng lên thì bộ trợ lực không hoạt động

+ Nếu ba bài kiểm tra trên đều ổn thì hiệu suất tăng cường có thể được xác định là tốt

+ Ngay cả khi một trong ba thử nghiệm trên không ổn, hãy kiểm tra van một chiều, ống chân không và bộ trợ lực xem có trục trặc không

Bước 1 TẮT công tắc đánh lửa

Bước 2 Tháo kết nối ắc quy

Bước 3 Ngắt kết nối đầu nối bộ lọc nhiên liệu (A, B)

Hình 2.44: Ngắt kết nối đầu nối bộ lọc nhiên liệu (A,B)

Bước 4 Nới lỏng các đai ốc lắp bộ lọc nhiên liệu (A) và xoay bộ lọc nhiên liệu (B) xuống

Hình 2.45: Nới lỏng các đai ốc

Bước 5 Tháo xi lanh chính

Bước 6 Tháo ống chân không (A) khỏi bộ trợ lực phanh

Hình 2.46: Tháo ống chân không

Bước 7 Tháo chốt khóa (A) và chốt khoan (B)

Hình 2.47: Tháo chốt khoá

Bước 8 Tháo đai ốc lắp bộ trợ lực phanh (A)

Mô-men xoắn siết chặt:

Bước 9 Tháo các ống dầu phanh (A) khỏi HECU bằng cách mở khóa các đai ốc ngược chiều kim đồng hồ bằng cờ lê

Mô-men xoắn siết chặt:

ABS: 12,7 ~ 16,7 Nm (1,3 ~ 1,7 kgf.m, 9,4 ~ 12,3 lb-ft)

ESP: 18,6 ~ 22,6 Nm (1,9 ~ 2,3 kgf.m, 13,7 ~ 16,6 lb-ft)

Hình 2.48: Tháo các ống dàu phanh (A) khỏi HECU

Bước 10 Xoay ống dầu phanh (A) sang một bên

Hình 2.49: Xoay ống dầu phanh (A) sang một bên

Bước 11 Tháo bộ trợ lực phanh (B)

- Kiểm tra van một chiều trong ống chân không

( chú ý: không tháo van ra khỏi ống chân không)

- Kiểm tra khởi động xem có bị hư hỏng không

Bước 1 Việc cài đặt ngược lại với việc gỡ bỏ

- Trước khi lắp chốt, bôi mỡ vào chốt nối

- Sử dụng một chốt khóa mới bất cứ khi nào cài đặt

Bước 2 Sau khi lắp, xả khí hệ thống phanh

Bước 3 Điều chỉnh độ cao bàn đạp phanh và hành trình tự do

2.3.5 Kiểm tra điều chỉnh phanh dừng

Bước 1 Tháo hộp cạnh phanh tay

Bước 2 Ngắt kết nối đầu nối (A) của công tắc phanh tay

Hình 2.50: Ngắt kết nối đầu nối(A) của công tắc phanh tay

Bước 3 Nới lỏng đai ốc điều chỉnh (A) và dây cáp phanh đỗ

( Chú ý: Cần phanh tay phải ở trạng thái lỏng hoàn toàn)

Hình 2.51: Nới lỏng đai ốc điều chỉnh (A) và dây cáp phanh đỗ

Bước 4 Tháo cần phanh đỗ sau khi tháo các bu lông

Hình 2.52: Tháo các bu lông

Bước 5 Nâng lên xe và đảm bảo xe được đỡ chắc chắn

Bước 7 Tháo cáp phanh đỗ ra khỏi guốc phanh

Bước 8 Tháo cáp phanh đỗ (A), sau khi tháo kẹp (B)

Bước 9 Nới lỏng các bu lông giá đỡ cáp phanh đỗ và tháo cáp phanh đỗ

Bước 1 Lắp cáp phanh đỗ

Bước 2 Lắp cáp phanh đỗ (A), sau đó lắp kẹp (B)

Hình 2.53: Lắp cáp phanh đỗ (A), lắp kẹp (B)

Bước 4 Lắp cụm cần phanh tay

Bước 5 Bôi một lớp mỡ quy định lên từng bộ phận trượt (A) của tấm bánh cóc

Mỡ đa dụng SAE J310, NLGI No.2

Hình 2.54: Bôi mỡ lên tấm cóc (A)

Bước 6 Lắp bộ điều chỉnh cáp phanh đỗ, sau đó điều chỉnh hành trình cần phanh đỗ bằng cách xoay đai ốc điều chỉnh (A)

Hành trình đòn bẩy phanh đỗ:

5 ~ 7 lần nhấp (Kéo cần với lực 196N (20 kgf, 44 lbf))

Sau khi sửa chữa guốc phanh đỗ, hãy điều chỉnh độ hở của guốc phanh, sau đó đièu chỉnh hành trình cần phanh đỗ

Bước 7 Nhả cần phanh đỗ hoàn toàn và kiểm tra để đảm bảo phanh đỗ không bị kéo khi bánh sau quay Điều chỉnh lại nếu cần thiết

Bước 8 Đảm bảo phanh đỗ được gài hết cỡ khi cần phanh đỗ được kéo lên hoàn toàn Bước 9 Kết nối lại đầu nối (A) của công tắc phanh tay

Kiểm tra tính liên tục của công tắc phanh đỗ

- Khi kéo cần phanh: liên tục

- Khi nhả cần phanh: không liên tục

Bước 10 Lắp hộp cạnh phanh tay

THIẾT KẾ MÔ HÌNH DẪN ĐỘNG ĐỘNG CƠ VỚI HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Ô TÔ CON

Mục đích

Cắt bổ hệ thống trong động cơ và hê ̣ thống truyền lực ( ly hợp, hô ̣p số , cầu xe) để thấy cấu tạo, nguyên lý hoạt động bên trong Từ đó hiểu rõ hơn về việc truyền mô men, bảo dưỡng sửa chữa đô ̣ng cơ và các hệ thống trên.

Chuẩn bị vật tư

- Mua và tháo cụm động cơ, hê ̣ thống truyền lực còn nguyên

- Chuẩn bị dụng cụ cắt, dụng cụ hàn, các thanh sắt để làm khung mô hình, các bánh xe để di chuyển mô hình

- Khung tên ghi nhó m sinh viên thực hiê ̣n.

Phương pháp cắt

- Để thấy rõ cấu tạo của động cơ và hệ thống truyền lực:

 Động cơ: gồm nhiều hê ̣ thống:

- Piston, trục khuỷa, thanh truyền, thân máy, nắp máy

- Hệ thống làm mát

- Hệ thống bôi trơn

- Hệ thống phân phối khí

- Hệ thống nhiên liê ̣u

- Hệ thống khởi đô ̣ng

- Hệ thống điê ̣n đô ̣ng cơ

 Hệ thống truyền lực gồm:

- Cầu xe: truyền lực chính, vi sai

Ca ́ c bước tiến hành hoàn thiê ̣n mô hình

 Bước 1: Tiến hành tháo rã các chi tiết từ xe ô tô con

 Bước 2: Vệ sinh tất cả các chi tiết

 Bước 3: Tiến hành cắt các chi tiết đợt 1

 Bước 4: Lắp ráp các chi tiết thành cu ̣m, tiến hành cắt các chi tiết đợt 2, để lộ kết cấu bên trong hệ thống

 Bước 5: Tiến hành phun sơn các chi tiết thành màu đen

 Bước 6: Xác định kích thước khung giá đỡ, bảng tên mô hình, gia công phần khung sàn, hàn 4 bánh xe di chuyển mô hình

Hình 3.3: Lắp đặt mô hình lên khung

Nguyên ly ́ làm viê ̣c của đô ̣ng cơ với hê ̣ thống truyền lực ô tô con

 Động cơ đốt trong hoạt động theo nguyên lý đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt trong buồng đốt động cơ, từ nhiệt năng biến đổi thành công cơ học ở dạng mô men quay Truyền mô men từ piston tới tru ̣c khuỷa, bánh đà, ly hợp, hộp số, truyền lực chính, tới visai, bán tru ̣c, cuối cùng là bánh xe

 Đô ̣ng cơ có nhiều hê ̣ thống phối hợp với nhau nhi ̣p nhàng để đảm bảo đô ̣ng cơ hoa ̣t đô ̣ng bình thường

* Ly hợp: Cắ t và truyền mô men từ bánh đà qua đĩa ma sát, tru ̣c ly hợp ( tru ̣c sơ cấp hộp số)

* Hộp số: Thay đổi tỷ số truyền các că ̣p bánh răng ăn khớp của hô ̣p số, từ đó thay đổi mô men từ tru ̣c sơ cấp ra tru ̣c thứ cấp hô ̣p số

* Truyền lực chính, vi sai: Thay đổi hướng truyền đô ̣ng của mô men và thay đổi tốc đô ̣ quay vò ng giữa 2 bánh xe.

Ngày đăng: 10/02/2024, 11:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w