Ngành ô tô thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phát triển mạnh mẽ với việc ứng dụng ngày càng nhiều những thành tựu công nghệ thông tin vào sản xuất và lắp đặt các linh kiện ô tô. Hiện nay thì vấn đề “điện và điện tử” trang bị trên ô tô là tiêu chí chính để đánh giá một chiếc xe hơi cao cấp.
Trang 1VIỆN CƠ KHÍ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE Ô TÔ
TOYOTA LAND CRUISER THIẾT KẾ MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ HỆ
THỐNG ĐIỆN THÂN XE
Ngành: KỸ THUẬT CƠ KHÍ
Chuyên ngành: CƠ KHÍ Ô TÔ
Giảng viên hướng dẫn: Th.S DƯƠNG MINH THÁI
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HOÀNG THÂN
MSSV: 18L1080032 Lớp: CO18LT
TP Hồ Chí Minh, 2023
Trang 2Ngành ô tô thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phát triển mạnh mẽ với việc ứng dụng ngày càng nhiều những thành tựu công nghệ thông tin vào sản xuất và lắp đặt các linh kiện ô tô Hiện nay thì vấn đề “điện và điện tử” trang bị trên ô tô là tiêu chí chính để đánh giá một chiếc xe hơi cao cấp
Trải qua thời gian học tập tại trường, với những kiến thức đã được trang bị giúp em
có thêm nhiều tự tin và gắn bó hơn với ngành mình đang theo học Đồ án tốt nghiệp là môn học cuối cùng của mỗi sinh viên để hoàn thành khóa học, nhận thức được tầm quan trọng
đó nên em đã chọn đề tài “Khảo sát hệ thống điện thân xe Toyota Land Cruiser Thiết kế
mô hình hoạt động một số hệ thống thân điện xe” Đây là một đề tài rất gần với thực tế
sản xuất và sửa chữa các hệ thống điện trên xe
Với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy giáo trong bộ môn ôtô và các bạn sinh viên, em đã hoàn thành đề tài đúng tiến độ được giao Tuy nhiên, do kiến thức thực tế còn hạn chế và đây là lần đầu tiên làm quen với việc nghiên cứu khoa học nên đề tài không tránh khỏi sai sót Em rất mong nhận được sự quan tâm của các thầy và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn Với việc thực hiện đề tài này
đã giúp em có thêm nhiều kiến thức thực tế, đây chính là hành trang để em dễ dàng hơn trong công việc sau này
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Ths Dương Minh Thái và
các thầy giáo trong khoa Cơ khí ôtô đã giúp em hoàn thành đề tài một cách tốt nhất
Tp Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2023
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Hoàng Thân
Trang 3
Có thể nói hệ thống điện thân xe là bộ phận rất quan trọng góp phần trong việc điều khiển các hệ thống trên xe
Ngày nay, những chiếc xe đều được trang bị các hệ thống điện - điện tử rất hiện đại, phục vụ cho nhu cầu của con người như: Hệ thống âm thanh, giải trí, hệ thống phanh chống bó cứng trên xe ABS, hệ thống chống trộm, hệ thống túi khí SRS an toàn, hệ thống kiểm soát động cơ, hệ thống thông tin hiển thị, hệ thống lái tự động…Nhằm đem lại sự thoải mái những gì tốt nhất cho người sử dụng nhưng phải đảm bảo các yêu cầu khắt khe
về chất lượng sản phẩm cũng như về khí thải ô nhiễm môi trường và suất tiêu hao nhiên liệu thấp nhất
Vì vậy, việc tìm hiểu hệ thống điện thân xe giúp ta hiểu rõ hơn về tính năng kỹ thuật của hệ thống, cũng như để sử dụng hiệu quả hơn Và có thể chẩn đoán được một số bệnh khi hệ thống xảy ra hư hỏng Luận văn này tập trung tìm hiểu hệ thống điện thân xe ô tô Toyota Land Cruiser, thiết kế mô hình hoạt động một số hệ thống thân điện xe ô tô Bố cục luận văn gồm 6 Chương, bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan
Chương 2: Khảo sát hệ thống điện thân xe Toyota Land Cruiser
Chương 3: Bảo dưỡng hệ thống điện thân xe Toyota Land Cruiser
Chương 4: Chẩn đoán hư hỏng và khắc phục một số chi tiết hệ thống điện thân xe Chương 5: Thiết kế mô hình điện thân xe
Chương 6: Kết luận
Trang 4MỤC LỤC
Chương 1: Giới thiệu tổng quan 4
1.1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài 4
1.1.1 Mục đích 4
1.2.2 Ý nghĩa của đề tài 4
1.2 Giới thiệu tổng quan xe toyota land cruiser 4
1.2.1 Giới thiệu chung 4
1.2.2 Thông số kĩ thuật 8
Chương 2: Khảo sát hệ thống điện thân xe Toyota Land Cruiser 12
2.1 Hệ thống chiếu sáng – tín hiệu 12
2.1.1 Hệ thống chiếu sáng 12
2.1.2 Hệ thống tín hiệu 20
2.3 Hệ thống an toàn 27
2.3.1 Hệ thống túi khí 27
2.3.2 Cảnh báo thắt dây an toàn 29
2.3.3 Hệ thống chống trộm 30
2.4 Hệ thống gạt mưa và nâng hạ kính 31
2.4.1 Hệ thống gạt mưa trước 31
2.4.2 Hệ thống gạt mưa sau 33
2.4.3 Hệ thống nâng hạ kính 34
2.4.4 Cửa sổ trời 36
2.5 Hệ thống điều chỉnh ghế ngồi 38
2.5.1 Cấu tạo, hoạt động 38
2.5.2 Sơ đồ mạch điện 39
Chương 3: Bảo dưỡng hệ thống điện thân xe Toyota Land Cruiser 40
3.1 Các mục bảo dưỡng hệ thống điện 40
3.2 Kiểm tra, bảo dưỡng một số chi tiết 41
Trang 53.2.1 Kiểm tra accu 41
3.2.2 Kiểm tra hệ thống sạc 43
3.2.2 Thay thế pin cho chìa khóa thông minh 45
Chương 4: Chẩn đoán hư hỏng và khắc phục một số chi tiết hệ thống điện 47
4.1 Các hưu hỏng và cách khắc phục trong hệ thống cung cấp điện 47
4.1.1 Đèn báo nạp hoạt động không bình thường 47
4.1.2 Ắc quy yếu, hết điện 47
4.1.3 Ắc quy bị nạp quá mức 48
4.1.4 Tiếng ồn khác thường 48
4.2 Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống chiếu sáng 49
4.3 Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống tín hiệu 50
4.4 Quy trình kiểm tra, thay thế một số chi tiết 51
4.4.1 Kiểm tra và thay cầu chì 51
4.4.2 Vấn đề dây điện 52
4.4.3 Rơ le bị hỏng 53
4.4.4 Bóng đèn bị cháy 53
4.4.5 Kiểm tra công tắc điều khiển đèn 60
4.4.6 Kiểm tra hệ thống gạt mưa 63
4.4.7 Kiểm tra hệ thống nâng hạ kính 65
4.4.8 Kiểm tra còi 68
4.4.9 Kiểm tra hệ thống điều chỉnh gương 70
Chương 5 :Thiết kế mô hình 72
5.1 Mục tiêu thiết kế 72
5.1.1 Mô hình thiết kế 72
5.1.2 Dự toán vật liệu làm mô hình 73
5.2 Các bộ phận của hệ thống chiếu sang – tin hiệu 73
5.2.1 Hệ thống dãy led 73
Trang 65.2.3 Nguồn tổ ong 74
5.2.4 Các bộ phận khác 75
5.3 Lý thuyết liên quan đến đề tài 76
5.3.1 Các loại đèn của hệ thống chiếu sáng 76
5.3.2 Tính toán thiết kế: 78
5.4 Sơ đồ mạch điện 80
5.5 Quy trình thực hiện làm mô hình 81
Chương 6 Kết luận 86
6.1 Kết luận 86
6.2 Thuận lợi và khó khăn 86
6.3 Hướng phát triển của đề tài 87
Tài liệu tham khảo 88
Trang 71.1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài
1.1.1 Mục đích
Ngày nay, khi mà khoa học kỹ thuật đang phát triển từng ngày thì những ứng dụng công nghệ tiên tiến trên ô tô ngày càng nhiều Trong đó không thể thiếu những thiết bị để tính tiện nghi trên xe, nhu cầu sử dụng xe hơi ngày càng khắt khe hơn người
ta ngày càng quan tâm đến những chiếc xe được trang bị các hệ thống hiện đại, mà trên đó không thể thiếu được các thiết bị điện, điện tử Việc chuyển sang hệ thống điện 12V mang lại giúp các nhà sản xuất có thể sử dụng các dây điện nhỏ hơn và đồng thời kéo theo việc sinh ra nhiều tiện nghi dùng điện cho xe hơi
1.2.2 Ý nghĩa của đề tài
Trên những chiếc xe hiện đại ngày nay, ngoài các hệ thống điện chiếu sáng còn rất nhiều các hệ thống điện rất hiện đại phục vụ cho nhu cầu giải trí: Hệ thống âm thanh, CD, Radio…, hệ thống an toàn trên xe: hệ thống chống trộm, hệ thống túi an toàn, hệ thống kiểm soát động cơ,…Các hệ thống hiện đại này đã nâng giá trị của ô tô
và con người không chỉ dừng ở đó, các kỹ sư ô tô còn có những ước mơ lớn hơn là làm sao để những chiếc xe thật sự thân thiện với người sử dụng, đến lúc đó khi ngồi trên xe
ta sẽ có cảm giác thật sự thoải mái, giảm đến mức tối thiểu các thao tác của người lái
xe, mọi hoạt động của xe sẽ được kiểm soát và điều chỉnh một cách hợp lý nhất
Với những lý do trên nên em chọn đề tài “Khảo sát hệ thống điện thân xe Toyota Land Cruiser Thiết kế mô hình hoạt động một số hệ thống điện thân xe” làm
đề tài tốt nghiệp, em cũng mong với đề tài này sẽ là một cuốn tài liệu cho công việc sửa chữa các hệ thống điện thân xe, mô hình giảng dạy hữu ích
1.2 Giới thiệu tổng quan xe toyota land cruiser
1.2.1 Giới thiệu chung
Toyota Land Cruiser thế hệ mới cực kỳ hấp dẫn với sự “lột xác” toàn diện từ thiết kế, nội thất, công nghệ đến động cơ, khung gầm… Tuy nhiên theo đó giá xe cũng chạm ngưỡng các dòng SUV hạng sang như Mercedes GLE, Audi Q7, BMW X5,
Trang 8Hình 1.1: Xe Toyota Land Cruiser
Toyota Land Cruiser ban đầu được sản xuất chủ yếu để phục vụ trong quân đội
và là một mẫu xe quân dụng bền bỉ có thể di chuyển qua các vùng địa hình phức tạp nhờ vào khối động cơ siêu mạnh mẽ của mình Cùng với khả năng Off-road cực tốt, thế hệ mới hiện đại và tinh tế hơn nhưng giá xe Toyota Land Cruiser 2022 cũng ngang ngửa nhiều mẫu SUV sang cỡ E
Bảng 1.2 : Ưu nhược điểm
- Khả năng vận hành tốt trong điều kiện
địa hình phức tạp
- Cabin rộng rãi thoải mái và tiện nghi
- Ghế ngồi không quá thoải mái, hàng ghế sau không rộng rãi
- Chống ồn kém hơn so với các đối thủ khác
Trang 9Toyota Land Cruiser 2022 có khả năng vận hành off-road hoàn hảo, với khối động cơ 3.5L V6 Turbo (công suất 409 mã lực) giúp cho mức tiêu thụ nhiên liệu cũng như lượng khí thải của xe được giảm thiểu đáng kể Ở thế hệ mới, Land Cruiser đã đạt được tiêu chuẩn khí thải Euro 5
Hình 1.2 : Khoang động cơ
Động cơ hiệu suất “khủng” kết hợp cùng hộp số tự động 10 cấp đem đến cho Toyota Land Cruiser khả năng tăng tốc mượt mà, tự tin chinh phục mọi cung đường Mẫu SUV cỡ lớn này còn được trang bị hàng loạt chế độ lái (Eco/Normal/Sport), chế
độ lựa chọn đa địa định hình và tự động chọn địa hình hiện đại
Bên cạnh đó, hệ thống khung gầm của Toyota Land Cruiser mới cũng được phát triển dựa trên nền tảng TNGA Khung gầm sử dụng vật liệu mới giúp giảm tải trọng đồng thời tăng cường độ cứng Trọng tâm xe cũng hạ thấp hơn So với phiên bản tiền nhiệm, trọng lượng của Land Cruiser 2022 giảm chỉ còn 2.5t Cấu trúc mới này giúp người lái kiểm soát xe tốt hơn, nhất là trong các điều kiện vận hành khó Bên cạnh đó còn giúp hành khách giảm mệt mỏi trên các hành trình đường dài hay đường dằn xóc
Trang 10Xếp hạng an toàn của Toyota Land Cruise
Theo chương trình đánh giá xe mới NCAP, Toyota Land Cruiser 2022 đạt 5 sao
về an toàn sau khi vượt qua tất cả các bài thử nghiệm
Cảnh báo va chạm phía trước
Cảnh báo khi người lái có dấu hiệu mất tập trung
Đèn pha tự động thích ứng
Trang 11Ngoại thất
Trang 12Các ký hiệu và viết tắt
VVT-i (Variable Valve Timing with intelligence): Hệ thống điều khiển van nạp nhiên liệu biến thiên thông minh
TDC (Top Dead Center): Điểm chết trên trục cam nạp
ATDC (After Top Dead Center): Sau điểm chết trên trục cam nạp
BTDC (After Top Dead Center): Trước điểm chết trên trục cam nạp
BDC (Bottom Dead Center): Điểm chết dưới trục cam xả
ABDC (After Bottom Dead Center): Sau điểm chết dưới trục cam xả
BBDC (Bottom Dead Center): Trước điểm chết dưới trục cam xả
ECU (Electronic Control Unit): Bộ điều khiển điện tử
IC (Integrated Circuit): Mạch tích hợp
MPX (Multiplex Communication System): Hệ thống thông tin phức hợp
CAN (Controller Area Network): Chuẩn truyền dữ liệu nối tiếp
LIN (Local Interconnect Network): Chuẩn truyền dữ liệu nối tiếp
LED (Lighting Emision Diode): Phần tử cảm quang
IGT: Tín hiệu đánh lửa do ECU cấp đến IC của hãng TOYOTA
IGF: Tín hiệu phản hồi đánh lửa do IC cấp đến ECU của hãng TOYOTA
AFS (Adaptive Front_lighting System): Hệ thống đèn pha thông minh
A/T: Hộp số tự động
ABS (Antiblock Brake System): Hệ thống phanh chống bó cứng
SRS (Supplementary Restraint System): Hệ thống túi khí
A/C: (Air Conditioner ): Điều hòa không khí
Trang 13Bảng 1.4 Một số kí hiệu và thuật ngữ trên mạch điện
Ắc quy Lưu trữ năng lượng hóa học và chuyển đổi nó thành
năng lượng điện Cung cấp dòng điện một chiều cho các mạch điện khác nhau của ô tô
Tụ (Condenser) Một bộ phận giữ nhỏ để lưu trữ tạm thời điện áp Điện trở nhiệt Làm nóng điện trở
Ngắt mạch Về cơ bản, cầu chì có thể tái sử dụng, cầu dao sẽ nóng
lên và mở ra nếu có quá nhiều dòng điện chạy qua nó Một số thiết bị tự động đặt lại khi nguội, một số thiết
bị khác phải được đặt lại thủ công
DIODE Một chất bán dẫn cho phép dòng điện chạy theo một
hướng
Đi ốt, ZENER Một đi-ốt cho phép dòng điện chạy theo một hướng
nhưng chỉ chặn dòng ngược lại cho đến một điện áp
cụ thể Trên mức đó, nó vượt qua điện áp dư thừa Điều này hoạt động như một bộ điều chỉnh điện áp đơn giản
Cầu chì Một dải kim loại mỏng bị cháy khi có quá nhiều dòng
điện chạy qua nó, do đó ngăn dòng điện chạy qua và bảo vệ mạch điện khỏi bị hư hại
Đèn Dòng điện chạy qua dây tóc làm dây tóc nóng lên và
phát ra ánh sáng
LED
(Đi-ốt phát sáng)
Khi dòng điện chạy qua, các điốt này phát ra ánh sáng
mà không tạo ra nhiệt của ánh sáng tương đương
Động cơ Một đơn vị năng lượng chuyển đổi năng lượng điện
thành năng lượng cơ học, đặc biệt là chuyển động quay
Còi Một thiết bị điện phát ra tín hiệu âm thanh lớn
Trang 14Transistor Thường được sử dụng làm rơle điện tử dừng hoặc cho
dòng điện chạy qua tùy thuộc vào điện áp đặt vào Điện từ Một cuộn dây điện từ tạo thành từ trường khi dòng
điện chạy qua, để di chuyển pít tông, v.v
Điện trở Thành phần có điện trở cố định, được đặt trong mạch
để giảm điện áp đến một giá trị cụ thể
Dây điện Dây điện luôn được vẽ thành các đường thẳng trên sơ
Loa Một thiết bị cơ điện tạo ra sóng âm từ dòng điện
Photodiode Điốt quang là một chất bán dẫn điều khiển dòng điện
Mass Điểm mà hệ thống dây điện gắn vào thân máy, do đó
cung cấp đường dẫn trở lại cho mạch điện;
Trang 15Chương 2: Khảo sát hệ thống điện thân xe Toyota Land Cruiser
của phương tiện để đảm bảo rằng đèn pha
không gây trở ngại cho những người tham gia
giao thông khác
Hình 2.1: Nút điều chỉnh tầm chiếu
1 Nâng tầm đèn pha
2 Hạ thấp mức độ của đèn pha
Cảm biến điều khiển đèn pha (nếu trang bị)
*Chú ý: Cảm biến có thể không hoạt động bình
thường nếu đối tượng được đặt trên cảm biến, hoặc
bất cứ thứ gì chặn cảm biến được gắn vào Hình 2.2: Cảm biến
kính chắn gió Làm như vậy sẽ can thiệp vào cảm biến phát hiện mức độ ánh sáng xung quanh và có thể khiến hệ thống đèn pha tự động bị trục trặc
Trang 16Bật đèn pha chiếu xa:
1 Khi bật đèn pha, đẩy cần về phía trước để bật đèn pha Kéo cần trở lại vị trí trung tâm để tắt đèn pha
2 Kéo cần về phía bạn để bật đèn pha Nhả cần gạt để tắt chúng Bạn có thể nháy đèn với bật hoặc tắt đèn pha
b Cấu tạo
Ở mẫu xe mới, đèn chiếu gần, đèn chiếu xa và đèn đỗ xe được tích hợp vào một
vỏ Bóng đèn pha chiếu gần nằm ở phần trên của vỏ này và bóng đèn pha chiếu xa nằm ở phần dưới Đèn đỗ xe được bao bọc ở mặt ngoài của đèn pha
Hình 2.4 Cụm đèn trước
Đèn pha thông thường hoàn thành việc phân tán và phân phối ánh sáng phát ra
từ các bóng đèn thông qua mô hình cắt thấu kính Tuy nhiên, với loại đèn pha đa chóa, ánh sáng từ các bóng đèn được phân tán và phân phối qua nhiều chóa hình parabol Do
đó, kiểu cắt thấu kính không còn xuất hiện ở trung tâm thấu kính, do đó mang lại hình ảnh rõ nét
Hình 2.5 Thấu kính đèn
Trang 17c Sơ đồ mạch điện
Trang 18Hình 2.6 Mạch điện chiếu sáng
c Vận hành đèn pha
Khi động cơ được khởi động, một tín hiệu từ máy phát điện được đưa vào ĐẦU (A) 14 của ECU thân xe Lúc này, nếu cần phanh tay được kéo lên (Phanh tay SW ON), ECU thân xe không được kích hoạt và đèn chạy ban ngày hệ thống không hoạt động Khi nhả cần phanh tay (Phanh tay SW OFF), một tín hiệu được đưa vào đầu (B)
2 của ECU thân xe Thao tác này sẽ kích hoạt ECU thân xe và bật đèn pha
Trang 191 Đèn pha 2 Đèn sương mù 3 Đèn tín hiệu trước
4 cụm đèn trước 5 Đèn tín hiệu bên hông
Hình 2.8 Vị trí đèn sương mù
Trang 20b Vận hành đèn sương mù
Hình 2.9 Sơ đồ mạch điện
C16 Kết hợp SW
13-16 : Đóng với SW điều khiển đèn ở vị trí HEAD
8-16 : Đóng với SW điều chỉnh độ sáng ở vị trí FLASH
7-16 : Đóng với SW điều chỉnh độ sáng ở vị trí CAO hoặc FLASH
Trang 212.1.1.3 Chức năng đèn tự động chiếu xa/gần
Hình 2.10 Sơ đồ mạch điện tự động
Hệ thống điều khiển đèn tự động hoạt động khi SW điều khiển đèn được chuyển sang AUTO Cảm biến điều khiển ánh sáng tự động phát hiện độ sáng xung quanh xe Bằng chức năng này, hệ thống sẽ tự động bật đèn hậu và đèn pha nếu độ sáng dưới mức thông thường và tắt đèn hậu và đèn pha khi môi trường xung quanh
Trang 22ECU thân xe điều khiển
11, 12 : Luôn xấp xỉ 12 vôn
22- Mass: Xấp xỉ 12 volt với đánh lửa SW ở vị trí ACC hoặc ON
10 - Mass: Xấp xỉ 12 volt với đánh lửa SW ở vị trí BẬT hoặc ST
4, 16 - Ground : Luôn liên tục
Chức năng đèn tự động bật/tắt
Hình 2.11 Sơ đồ mạch điện chiếu sáng tự động
Hệ thống tự động tắt đèn sẽ tự động tắt đèn hậu hoặc đèn pha theo cửa mở hoặc đóng trên phía người lái xe, và ngăn không tắt đèn
Nếu công tắc xe được chuyển từ BẬT sang TẮT với đèn pha hoặc đèn hậu đang bật, tín hiệu được đưa vào trong ECU thân xe Nếu cửa bên phía người lái được mở vào thời điểm đó, tín hiệu từ cửa phía trước SW sẽ được gửi đến ECU thân xe Tín hiệu tắt đèn pha hoặc đèn hậu
Trang 23Trì hoãn tắt
Trong trường hợp một số cửa được mở, đèn pha hoặc đèn hậu sẽ sáng trong khoảng 30 giây sau khi tất cả các cửa được mở đóng cửa Tuy nhiên, nếu khóa cửa bằng khóa cửa không dây, đèn pha hoặc đèn hậu sẽ tắt ngay lập tức
2.1.2 Hệ thống tín hiệu
2.1.2.1 Đèn báo rẽ và đèn khẩn cấp
a Chức năng
Chức năng báo hiệu khi xe chuẩn bị chuyển
hướng Sử dụng đèn nháy khẩn cấp nếu xe bị
trục trặc hoặc liên quan đến tai nạn
1 rẽ phải
2 rẽ trái
3 Di chuyển và giữ cần giữa chừng để
báo hiệu chuyển làn đường Tín hiệu bên tay
phải sẽ nhấp nháy cho đến khi bạn nhả cần gạt
4 Di chuyển và giữ cần giữa chừng để
báo hiệu chuyển làn đường Tín hiệu bên tay
trái sẽ nhấp nháy cho đến khi bạn nhả cần gạt
Hình 2.12 Công tắc điều khiển
Hình 2.13 Công tắc đèn Hazzad
Nhấn công tắc để nháy tất cả các đèn xi nhan Để tắt chúng, nhấn công tắc một lần nữa
Trang 24b Sơ đồ mạch điện
Hình 2.14 Sơ đồ mạch điện
11 Đèn báo rẽ
4-Mặt đất: Luôn xấp xỉ 12 vôn
1-Mặt đất: Xấp xỉ 12 volt với đánh lửa SW ở vị trí BẬT hoặc ST
7-Ground : Luôn liên tục
Trang 25Hình 2.15 Sơ đồ mạch điện
C16 Kết hợp SW
14-16 : Đóng với SW điều khiển đèn ở vị trí ĐUÔI hoặc ĐẦU
Trang 262.1.2.2 Đèn cảnh báo mở cửa
a Chức năng
Chiếu sáng khi mở của
Cảnh báo mọi người tránh va chạm khi mở cửa xuống xe
b Hoạt động
Khi cửa trước LH hoặc RH được mở, đèn chiếu sáng cửa trước LH, RH và đèn cảnh báo cửa mở sẽ bật Khi cửa trước LH và RH đóng, đèn báo trước cửa LH, RH sẽ tắt
Khi cửa sau LH, RH hoặc cửa sau được mở, đèn chiếu sáng cửa sau LH, RH, đèn nội thất phía sau và đèn cảnh báo mở cửa sẽ bật Khi cửa sau LH, RH và cửa sau đóng, cửa sẽ sáng đèn sau LH, RH bị tắt
Khi tất cả các cửa đều đóng, đèn cảnh báo cửa mở sẽ tắt
Khi tất cả các cửa đều đóng và cửa người lái hoặc hành khách phía trước bị khóa bằng chìa khóa hoặc điều khiển, rơle sẽ tắt, sau 80 giây
Hình 2.16 Sơ đồ mạch điện báo rẽ
Trang 292.1.2.4 Còi
Hình 2.23 Sơ đồ mạch điện còi
Khi đóng công tắc còi Dòng điện đi qua đóng relay còi→ đến vị trí còi và tạo
ra âm thanh cảnh báo
Trang 30an toàn để giúp giảm nguy cơ tử vong hoặc thương tích nghiêm trọng
Túi khí SRS được cung cấp cho người lái và hành khách phía trước Các túi khí SRS đã được thiết kế để giúp giảm những cú sốc vào đầu và ngực của người lái xe và hành khách phía trước trong trường hợp va chạm trực diện nghiêm trọng như bổ sung cho dây an toàn
Hình 2.19 Sơ đồ bố trí túi khí
1 Túi khí trước phía trên 3 Túi khí bên
2 Túi khí trước bên dưới 4 Túi khí lá chắn rèm
Hệ thống này là hệ thống túi khí loại 3 cảm biến để phát hiện tác động khi va chạm phía trước, sử dụng cảm biến túi khí trung tâm và cảm biến túi khí phía trước
LH, RH Để cho hệ thống túi khí và bộ căng trước hoạt động tốt Ở hệ thống này, va chạm phía trước được cảm biến túi khí phía trước LH, RH phát hiện để triển khai đồng thời túi khí bên và tấm chắn rèm Va chạm phía sau được phát hiện bởi cảm biến túi khí bên phía sau LH, RH để chỉ bung túi khí tấm chắn rèm
Cảm biến cuộn của điều khiển túi khí tấm chắn rèm đã được áp dụng để triển khai túi khí tấm chắn rèm và bộ căng trước cho người lái và hành khách phía trước, trong trường hợp xe bị lật
Trang 31b Sơ đồ mạch điện
Hình 2.20 Sơ đồ mạch điện túi khí
Cảm biến cuộn của điểm cắt túi khí tấm chắn rèm SW được cung cấp ở phía người lái của bảng điều khiển để cho phép người lái để vô hiệu hóa hệ thống này
Hệ thống túi khí SRS hai giai đoạn, điều khiển công suất bơm túi khí tối ưu bằng cách đánh giá mức độ va chạm và chỗ ngồi vị trí (Ghế người lái), đã được sử dụng túi khí cho người lái và hành khách phía trước
Để phù hợp với việc áp dụng hệ thống túi khí SRS hai giai đoạn, một cảm biến
vị trí ghế đã được thiết lập cho ghế tài xế
Hệ thống này đã áp dụng điều khiển cắt nhiên liệu để dừng bơm nhiên liệu khi túi khí được triển khai
Trang 322.3.2 Cảnh báo thắt dây an toàn
Hình 2.21 Sơ đồ mạch điện cảnh báo thắt dây an toàn
Khi dây an toàn không được thắt chặt, dây an toàn đèn cảnh báo dây an toàn trong đồng hồ kết hợp nhấp nháy và phát ra âm thanh cảnh báo.Ngoài ra, hành khách phía trước được nhận dạng bởi một cảm biến (Seat belt warning behavior detect sensor) được lắp trong ghế hành khách phía trước và xác định xem dây an toàn đã được thắt chặt chưa Khi không thắt chặt, các tín hiệu từ dây an toàn cảnh báo cảm biến phát hiện hành khách nào và đèn cảnh báo thắt dây an toàn cho hành khách nhấp nháy để cảnh báo hành khách
Cảnh báo thắt dây an toàn S8 Cảm biến phát hiện người ngồi
1-2 : Đóng với hành khách ngồi trên ghế hành khách phía trước
Trang 342.4 Hệ thống gạt mưa và nâng hạ kính
2.4.1 Hệ thống gạt mưa trước
2.4.1.1 Chức năng
Hệ thống nhằm đảm bảo tầm nhìn cho lái xe trong điều xấu
Hình 2.24 Sơ đồ mạch điện gạt mưa trước
Trang 354 Rửa kính
Khi công tắc SW rửa kính bật, dòng điện chạy từ 2 →1 đến cần gạt trước và 11
→2 → vận động mô tơ → phun ra nước
Đồng thời dòng điện chạy đến mạch liên tục đang hoạt động ở cần gạt trước 11
→ 7 → 1 mô gạt nước phía trước → 5 → moto và vận hành cần gạt
Trang 362.4.2 Hệ thống gạt mưa sau
2.4.2.1 Sơ đồ mạch điện
Hình 2.25 Sơ đồ mạch điện gạt mưa sau
Trang 372.4.2.2 Hoạt động
Khi bật công tắc, dòng điện chạy từ yêu cầu dẫn đến moto rửa kính và dòng điện chạy từ yêu cầu gạt nước đến rơ le gạt nước phía sau
1 Cần gạt nước phía sau hoạt động bình thường
Khi bật công tắc: Dòng điện sẽ chạy từ rơle cần gạt nước phía sau 3→6 đến cần gạt nước phía sau và moto rửa kính 10→2→mass→ và bật rơle gạt nước phía sau Dòng điện chạy từ rơ-le gạt nước phía sau 3→4 đến mô-tơ gạt nước phía sau 3→2 →mass
và công trình vận tải cần gạt nước phía sau
2 Hoạt động ngắt quãng của cần gạt nước phía sau
Khi bật công tắc chuyển sang vị trí INT: Dòng điện sẽ chạy từ rơ-le gạt nước phía sau 3→2 đến rơ-le gạt nước phía sau 13→2 đến mass và đoạn gián đoạn trong rơ-le gạt nước phía sau được điều khiển để vận hành cần gạt nước không liên tục
Nhấn công tắc theo hướng
ngược lại sẽ dừng hành trình cửa sổ
giữa chừng công tắc khóa
Nhấn công tắc xuống để khóa
công tắc cửa sổ hành khách.Sử dụng
công tắc này để ngăn trẻ em vô tình mở
hoặc đóng cửa sổ hành khách
Trang 38Ngoài chức năng tự động hạ xuống một chạm trước đó, chức năng tự động nâng lên một chạm đã được thêm vào, do đó cho phép cửa sổ phía người lái đóng hoàn toàn khi chạm vào công tắc Cùng với chức năng này, chức năng chống kẹt cũng được thêm vào Nếu có vật thể lạ kẹt giữa kính và khung cửa sổ trong quá trình vận hành tự động một chạm, chức năng này sẽ tự động dừng chuyển động đi lên của cửa sổ điện và di chuyển nó xuống dưới
Trang 392.4.4 Cửa sổ trời
2.4.4.1 Chức năng
Cửa sổ trời trợ lực kiểu nghiêng và trượt với các chức năng “vận hành một chạm” và “chống kẹt”
Hình 2.29 Công tắc điều chỉnh cửa sổ trời
Chức năng “vận hành một chạm” cho phép mái che mặt trăng thực hiện thao tác nghiêng và trượt mở hoặc đóng hoàn toàn
Chức năng “bảo vệ chống kẹt” phát hiện xem có vật thể lạ nào bị kẹt trong khi cửa sổ trời đang đóng (ở chế độ đóng trượt)
Bộ xử lý mái trượt và động cơ mái trượt đã được tích hợp để giảm số lượng các
bộ phận
2.4.4.2 Cấu tạo
Trang 40Sliding Roof Glass: Kính Cửa sổ trời
Sliding Roof Control Computer: Bộ điều khiển mái trượt
Sliding Roof Motor: Động cơ mái trượt
Drive Cable: ổ cáp
Rail : Đường rãnh sắt
Tilt Switch: Công tắc nghiêng
Slide Swich: Công tắc trượt
2.4.4.3 Sơ đồ mạch điện
Hình 2.31 Sơ đồ mạch điện cửa sổ trời
Cửa sổ trời có thể hoạt động khi công tắc “ENGINE START STOP” ở chế độ IGNITION ON
Cửa sổ trời có thể hoạt động trong khoảng 45 giây ngay cả sau khi công tắc
“ENGINE START STOP” được chuyển sang chế độ ACC hoặc TẮT Tuy nhiên, nó không thể hoạt động khi cửa của người lái hoặc hành khách phía trước được mở Âm thanh và thông báo được hiển thị trên màn hình hiển thị đa thông tin trong bảng điều khiển khi TẮT công tắc “ENGINE START STOP” và cửa người lái được mở cùng với cửa sổ trời mở