Chúng em những sinh viên năm cuối, những người sắp phải rời xa mái trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh thân yêu, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến quý thầy cô trong trường nói chung và thầy cô trong Viện cơ khí nói riêng.
TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ
Giới thiệu chung hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
Hệ thống điều hòa là một hệ thống quan trọng của xe Hệ thống này không chỉ điều hòa nhiệt độ và lưu thông không khí bên trong xe nhằm mang đến khí mát dễ chịu cho hành khách trong những ngày nắng nóng mà còn giúp giữ ẩm và thanh lọc không khí Ngày nay, nhờ các cảm biến và bộ điều khiển, ngay cả hệ thống điều hòa ô tô cũng hoạt động tự động Điều hòa không khí cũng giúp loại bỏ sương mù, băng và các vật cản khác từ bên trong kính chắn gió Để làm ấm luồng không khí, hệ thống điều hòa sử dụng ngay két nước để làm két sưởi Bộ tản nhiệt lấy nước làm mát động cơ đã được làm nóng và sử dụng nhiệt này thông qua quạt thổi bên trong xe để làm ấm không khí Vì vậy, két sưởi sẽ có nhiệt độ thấp hơn cho đến khi nước làm mát nóng lên Do đó, bộ sưởi không hoạt động ngay sau khi động cơ khởi động Để làm mát không khí bên trong xe, hệ thống làm mát của xe hoạt động theo kiểu khép kín Máy nén đẩy khí ở áp suất và nhiệt độ cao vào giàn ngưng Trong giàn ngưng tụ, môi chất lạnh chuyển từ thể khí sang thể lỏng Môi chất lỏng này chảy vào bình chứa (bình chứa khô) Bình này chứa và lọc chất làm lạnh Chất lỏng được lọc đi qua van giãn nở, chuyển đổi chất lỏng thành hỗn hợp khí-lỏng ở áp suất và nhiệt độ thấp Chất làm lạnh khí-lỏng ở nhiệt độ thấp này chảy đến thiết bị bay hơi Quá trình làm bay hơi chất lỏng trong thiết bị bay hơi lấy nhiệt từ không khí chảy qua thiết bị bay hơi Tất cả chất lỏng được chuyển thành hơi trong thiết bị bay hơi, chỉ hơi nóng đi vào máy nén và quá trình lặp lại như trước
Vì vậy, để kiểm soát nhiệt độ bên trong xe, điều hòa kết hợp cả két sưởi và giàn lạnh, đồng thời điều chỉnh vị trí cánh trộn và van nước Để kiểm soát thông gió bên trong xe, hệ thống điều hòa không khí hút không khí bên ngoài vào trong xe thông qua chênh lệch áp suất do chuyển động của xe tạo ra, được gọi là thông gió tự nhiên
Các cửa hút và thoát khí được đặt ở vị trí giống như hệ thống thông gió tự nhiên
Hệ thống thông gió này thường được sử dụng kết hợp với các hệ thống thông gió khác (điều hòa không khí, sưởi ấm).
Chức năng, yêu cầu, phân loại hệ thống điều hòa không khí
1.2.1 Chức năng của điều hòa không khí
- Điều hòa không khí điều khiển nhiệt độ trong xe Hút ẩm có chức năng kiểm soát nhiệt độ trên và dưới Điều hòa không khí cũng giúp loại bỏ sương mù, băng và các vật cản khác từ bên trong kính chắn gió
- Điều hòa không khí là bộ phận để:
+ Điều khiển nhiệt độ và thay đổi độ ẩm trong xe
+ Điều khiển luồng không khí trong xe
+ Lọc và làm sạch không khí
Hình 1.1 Điều hòa không khí
1.2.1.1 Điều khiển nhiệt độ a Sưởi ấm
Két sưởi hoạt động như một thiết bị trao đổi nhiệt để làm nóng không khí Bộ sưởi lấy chất làm mát động cơ mà động cơ đã làm nóng lên và sử dụng quạt thổi vào trong xe để làm nóng không khí, do đó nhiệt độ của két sưởi là thấp cho đến khi nước làm mát nóng lên
Do nguồn nhiệt là nước làm mát động cơ nên bộ tản nhiệt sẽ không nóng lên khi động cơ nguội nên không đủ nhiệt để làm nóng động cơ ngay sau khi khởi động
Hình 1.2 Nguyên lý hoạt động của bộ sưởi ấm b Hệ thống làm mát không khí
Giàn bay hơi hoạt động như một bộ trao đổi nhiệt để làm mát không khí trước khi đưa vào trong xe Khi bạn bật điều hòa, máy nén bắt đầu hoạt động và nén chất làm lạnh (gas điều hòa) đến thiết bị bay hơi Giàn bay hơi được làm mát bằng chất làm lạnh, làm mát không khí và được quạt thổi vào xe Việc sưởi ấm không khí phụ thuộc vào nhiệt độ nước làm mát động cơ, trong khi làm mát không khí hoàn toàn không phụ thuộc vào nhiệt độ nước làm mát động cơ
Hình 1.3 Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát không khí c Máy hút ẩm
Lượng hơi nước trong không khí tăng khi nhiệt độ tăng và giảm khi nhiệt độ giảm Không khí được làm mát khi nó đi qua giàn lạnh Hơi nước trong không khí ngưng tụ và bám vào các cánh tản nhiệt của thiết bị bay hơi Điều này làm giảm độ ẩm bên trong xe Nước bám vào cánh tản nhiệt trở thành sương và đọng lại trong khay thoát nước Cuối cùng, nước này được rút ra khỏi khay xe bằng một vòi nhỏ
Hình 1.4 Nguyên lý hút ẩm d Điều khiển nhiệt độ Điều hòa không khí trong ô tô được điều khiển nhiệt độ bằng cách sử dụng cả két sưởi và giàn lạnh, bằng cách điều chỉnh vị trí cánh hòa trộn không khí cũng như van nước Cánh hòa trộn không khí và van nước phối hợp với để đưa ra nhiệt độ thích hợp từ các núm chọn nhiệt độ trên bảng điều khiển
Hình 1.5 Các chế độ điều khiển nhiệt độ
Trên hệ thống A/C, luồng không khí được điều khiển bằng cách chuyển các cửa hút gió và cửa thổi gió cũng như thay đổi tốc độ thổi gió a Cửa hút gió
Hệ thống A/C sẽ chuyển giữa chế độ lấy gió ngoài và tuần hoàn gió bên trong xe, tùy thuộc vào việc cửa lấy gió bên ngoài hay cửa lấy gió trong đang mở Khi công tắc (lẫy điều khiển) lấy gió trong/gió ngoài trên bảng điều khiển được bật sang chế độ lấy gió ngoài, cánh điều khiển lấy gió trong/gió ngoài trong cụm quạt giósẽ chặn cửa lấy gió ngoài ra Khi nó được bật sang chế độ tuần hoàn gió bên trong xe thì điều ngược lại sẽ xảy ra
Hình 1.6 Lấy gió trong/gió ngoài b Cửa thổi gió
Sử dụng công tắc (cần điều khiển) chọn cửa gió trên bảng điều khiển để thay đổi cửa thổi gió ra
Thông thường có thể chuyển giữa 5 chế độ thổi gió khác nhau được điều khiển công tắc chọn cửa gió: Chế độ FACE, BI-LEVEL, FOOT, DEF, FOOT-DEF Khi gạt công tắc điều khiển chọn cửa gió thì lúc này các cánh chọn luồng khí sẽ di chuyển và đóng mở phù hợp với nhu cầu của người điều khiển
Hình 1.8 Các cánh trộn và điều tiết không khí
1.2.1.3 Bộ lọc không khí a Chức năng
Bộ lọc gió là thiết bị làm sạch không khí vào trong xe bằng cách loại bỏ khói thuốc lá và bụi bẩn bám vào cửa hút gió của điều hòa b Cấu tạo
Hình 1.9 Cấu tạo bộ lọc c Nguyên lý hoạt động
Bộ lọc không khí sử dụng mô tơ quạt để hút không khí bên trong xe và than hoạt tính bên trong bộ lọc sẽ làm sạch và khử mùi không khí
Một số xe còn được trang bị cảm biến khói giúp nhận biết khói thuốc lá và tự động khởi động mô tơ quạt gió ở vị trí "HI"
- Không khí trong cabin xe phải lạnh
- Không khí phải sạch, thoáng mát
- Không khí lạnh phải được lan tỏa khắp cabin
- Không khí phải lạnh khô (không có độ ẩm)
1.2.3.1 Phân loại theo vị trí lắp đặt a Kiểu phía trước
Giàn lạnh của kiểu phía trước được gắn phía sau bảng điều khiển và được nối với giàn sưởi Quạt giàn lạnh được dẫn động bằng mô tơ quạt Gió từ bên ngoài hoặc không khí tuần hoàn bên trong được hút vào Không khí lạnh (hoặc khô) được đưa vào bên trong
Hình 1.11 Kiểu điều hòa phía trước b Kiểu phía sau Ở kiểu này, cụm điều hòa không khí được đặt ở trong cốp sau xe Cửa hút gió và cửa gió mát được bố trí phía sau hàng ghế sau
Do cụm điều hòa được gắn ở cốp sau xe nơi có khoảng trống lớn nên loại điều hòa kiểu này có ưu điểm của một bộ điều hòa có công suất giàn lạnh lớn và có công suất làm lạnh dự trữ được
Hình 1.12 Kiểu điều hòa phía sau c Kiểu kép Ở kiểu này là kiểu kết hợp giữa kiểu phía trước và giàn lạnh phía sau, được đặt trong khoang hành lý xe Kết cấu này không cho luồng không khí thổi ra từ phía trước hoặc từ phía sau Kiểu này cho năng suất lạnh cao hơn và nhiệt độ khá đồng đều ở mọi nơi trong xe
Hình 1.13 Kiểu điều hòa kép d Kiểu kép treo trần
HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA VIOS 2010
Giới thiệu xe Toyota Vios 2010
Bảng 2.1 Thông số kỹ thuật của xe Toyota Vios 2010
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA XE TOYOTA VIOS 2010
Hộp số truyền động Hộp số: 5 số sàn
Hãng sản xuất : TOYOTA Động cơ
Loại động cơ: 1.5 lít Kiểu động cơ: 4 xy lanh, thẳng hàng, 16 van, DOHC-VVT-i Dung tích xi lanh (cc): 1497 cc
Nhiên liệu Loại nhiên liệu: Xăng không chì
Dài (mm): 4300 mm Rộng (mm): 1700 mm Cao (mm): 1460 mm Chiều dài cơ sở (mm): 2550 mm Chiều rộng cơ sở trước/sau: 1480/1470 mm Trọng lượng không tải (kg): 1075 kg
Dung tích bình nhiên liệu (lít): 42 lít
Cửa, chỗ ngồi Số cửa: 4 cửa
Hệ thống điều hòa không khí Điều chỉnh bằng tay
BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ TOYOTA VIOS 2010
Các dụng cụ thường dùng để kiểm tra sửa chữa hệ thống điều hòa không khí 36 3.2 Phân tích các hư hỏng của hệ thống điều hòa không khí
Tên dụng cụ Hình dáng và công dụng
Vam tháo ly hợp Vam tháo đĩa của bộ ly hợp từ puly máy nén
Chìa khoá tháo đĩa bộ ly hợp
Tháo đai ốc trục máy nén và đĩa ly hợp puly máy nén
Chìa khoá tháo ốc chặn Tháo ốc khoá
Nhiệt kế Đo kiểm nhiệt độ
Thiết bị dò tìm vị trí rò ga
Tìm kiếm xì ga Ống nối đồng hồ Xả ga, rút chân không và kiểm tra môi chất lạnh
Bộ đồng hồ đo áp suất
Kiểm tra áp suất của hệ thống
Xả và nạp môi chất lạnh
3.1.1.1 Bộ đồng hồ đo kiểm tra áp suất hệ thống điều hòa ô tô
Bộ đồng hồ đo áp suất hệ thống điều hòa không khí được thường xuyên sử dụng trong các công tác: Xả ga, rút chân không, nạp ga và phân tích chẩn đoán hỏng hóc của hệ thống điều hòa ô tô
Hình 3.1 Đồng hồ đo áp suất Đồng hồ bên trái màu xanh là đồng hồ áp suất thấp Đồng hồ này dùng để kiểm tra áp suất phía áp thấp của hệ thống ddieffu hòa Mặt đồng hồ được chia nấc theo đơn vị PSI và kg/cm2 Thông thường được chia từ 0 đến 8 kg/cm2 và từ 0 đến 120 PSI để đo áp suất Ngược với chiều xoay của kim đồng hồ, về phía dưới vạch số 0 là vùng đo chân không màu xanh, nấc chia từ 0 xuống 30 inchs chân không Đồng hồ màu đỏ bên phải là đồng hồ cao áp đo áp suất bên phía áp cao của hệ thống lạnh Trên mặt đồng hồ hiển thị từ 0 đến 35 kg/cm2 và từ 0 đến 500 PSI Ống màu vàng nằm ở giữa bộ đồng hồ dùng cho cả 2 đồng hồ thấp áp và cao áp khi thực hiện rút chân không hoặc nạp môi chất lạnh vào hệ thống điều hòa Ống màu xanh biển, ống màu đỏ dùng để nối liên lạc đồng hồ thấp áp và cao áp vào hệ thống điều hòa
Hình 3.2 Bơm hút chân không loại van quay
Trong trường hợp hệ thống bị xì làm thất thoát nhiều môi chất lạnh, hoặc xả hết môi chất lạnh để thay thế và sửa chữa, người kỹ sư phải thực hiện rút chân không đúng yêu cầu kỹ thuật trước khi nạp lại môi chất lạnh vào hệ thống lạnh
Sau khi rút chân không, nếu còn sót lại một lượng rất ít không khí hay chất ẩm ướt, vẫn gây ra ảnh hưởng xấu cho hệ thống điều hòa Điều này làm giảm hiệu suất làm lạnh và có thể dẫn đến nhiều hư hỏng quan trọng khác, nhất là làm hỏng máy nén
3.1.1.3 Thiết bị phát hiện xì ga
Các yếu tố sau giúp chúng ta phát hiện được vị trí xì ga: Ga thường bị xì nơi đầu ống nối ở máy nén, tại các khớp nối, nối ống và tại các gioăng đệm Môi chất lạnh có thể thẩm thấu xuyên qua ống dẫn A xít tạo được nên do sự hòa lẫn giữa nước và môi chất lạnh, làm thủng ống dẫn của giàn lạnh, làm xì đi ga điều hòa Tại nơi nào có vết dầu bôi trơn là nơi đó đang bị xì ga, bởi ga xì ra sẽ đem theo chất dầu bôi trơn của lốc lạnh
Hình 3.3 Những nơi có nguy cơ bị xì ga trên hệ thống điều hòa ô tô
1 Van nối giàn lạnh; 2 Công tắc ngắt mạch khi áp suất giảm thấp;
3 Rắc co máy nén; 4 Phốt trục máy nén; 5 Van cửa áp suất cao;
6 Rắc co bình lọc hút ẩm; 7 Giàn nóng; 8 Giàn lạnh a Dùng dung dịch lỏng sủi bọt
Dùng cọ sơn phết lớp nước xà phòng lên vị trí nghi ngờ xì ga, nếu sủi bọt lên là có hiện tượng xì ga Lưu ý sau khi thử nghiệm xong phải rửa sạch nước xà phòng để chống sét rỉ Chúng ta cũng có thể dùng kem cạo râu để kiểm tra b Phương pháp dùng ngọn lửa
Loại thiết bị này là ngọn đèn ga propan, có khả năng phát hiện chỗ xì hở ở bất cứ vị trí nào trên hệ thống điều hòa Cấu tạo của thiết bị gồm 2 bộ phận chính: Bộ phận phát hiện xì ga và bình chứa ga propan Bình chứa khoảng 0.5 kg ga propan Bộ phận phát hiện rò rỉ ga gồm một van giãn nở cho ga propan đi đến buồng đốt và một ống dò tìm Ống dò tìm này dẫn ga môi chất bị rò rỉ đem đến để đốt chung với ngọn lửa khí propan, màu sắc của ngọn lửa sẽ thay đổi tùy theo lượng ga môi chất xì ra Các màu sắc sau đây của ngọn lửa sẽ cho biết mức độ xì ga:
- Xanh biển nhạt : không có hiện tượng xì ga
- Vàng nhạt : lượng ga xì ít
- Xanh tía nhạt : ga xì nhiều
- Ngọn lửa màu tím : rất nhiều ga bị xì thất thoát
Hình 3.4 Thiết bị dò tìm xì hở môi chất lạnh
1 Đĩa đốt ngọn lửa; 2 Chụp thủy tinh; 3 Ống dò ga môi chất rò rỉ; 4 Van;
5 Bình ga propan; 6,7 Màu sắc ngọn lửa thay đổi theo mức độ xì ga nhiều hay ít
Ngoài ra chúng ta còn có các cách khác để thực hiện việc kiểm tra phát hiện xì ga như:
- Cách dùng đèn tia cực tím để phát hiện điểm xì ga
- Dùng thiết bị điện tử phát hiện xì ga
- Nhuộm màu môi chất lạnh
3.2 Phân tích các hư hỏng của hệ thống điều hòa không khí
Bảng 3.2 Các hư hỏng thường gặp trong hệ thống điều hòa không khí ô tô
STT Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Hệ thống làm việc trong tình trạng thiếu môi chất
+ Thiếu môi chất + Rò rỉ ga
+ Kiểm tra rò rỉ và sửa chữa
+ Nạp thêm môi chất lạnh
Hệ thống bị thừa ga, giải nhiệt giàn nóng kém
+ Thừa môi chất + Giải nhiệt giàn nóng kém
+ Điều chỉnh đúng lượng môi chất
+ Kiểm tra hệ thống làm mát của xe (quạt điện…)
3 Có hơi ẩm trong hệ thống lạnh
+ Hơi ẩm lọt vào hệ thống làm lạnh
+ Thay phin lọc, bình chứa
+ Hút chân không triệt để trước khi nạp ga
4 Sụt áp trong máy nén
+ Sụt áp ở phía máy nén
+ Kiểm tra sửa chữa máy nén
5 Tắc nghẽn trong chu trình làm lạnh
+ Bụi bám hay hơi ẩm làm tắc nghẽn, đóng băng lổ van tiết lưu, van EPR + Rò rỉ ga ở thanh cảm nhận nhiệt
+ Xác định nguyên nhân làm tắc và thay thế các chi tiết, bộ phận gây ra tắc nghẽn
+ Hút chân không hệ thống
6 Khí lọt vào hệ thống
+ Hút chân không không triệt để + Rò rỉ trên các đường ống dẫn
+ Kiểm tra các đường ống dẫn
+ Hút chân không triệt để trước khi nạp ga
7 Van tiết lưu mở quá lớn
+ Hỏng van tiết lưu hoặc điều chỉnh không đúng
+Kiểm tra và sửa chữa tình trạng lắp đặt của ống cảm nhận nhiệt
Xây dựng quy trình công nghệ chuẩn đoán hệ thống điều hòa không khí trên xe
Hình 3.5 Sơ đồ quy trình chuẩn đoán
3.3.1 Xác định triệu chứng Để xác định hỏng hóc và kiểm tra các triệu chứng người kỹ sư cần kiểm tra cẩn thận các triệu chứng và tình trạng môi chất lạnh Nếu triệu chứng xảy ra không thường xuyên, cần tìm hiểu về các điều kiện khi nó xảy ra
3.3.2.1 Kiểm tra bảng điều khiển
Mở tất cả các cần gạt và công tắc trên bảng điều khiển Kiểm tra sự hoạt động nhẹ nhàng của các cửa Kiểm tra tính năng các bộ phận cảu điều hòa không khí ô tô về độ tin cậy Đặc biệt kiểm tra tốc độ khi không tải và so sánh với các giá trị tiêu chuẩn
Hình 3.6 Phương pháp kiểm tra bảng điều khiển
3.3.2.2 Kiểm tra sức căng dây curoa (dây đai)
Cần kiểm tra tuổi thọ, các vết nứt, độ bền và mức độ hư hỏng của dây curoa, kiểm tra độ căng dây Sử dụng thiết bị đo sức căng của dây curoa để kiểm tra chắc chắn
Hình 3.7 Phương pháp kiểm tra dây curoa
3.3.2.3 Kiểm tra chất lượng lãnh chất bằng cách qua sát trên mắt ga
Lượng lãnh chất nạp vào có thể kiểm tra dễ dàng bằng cách sử dụng mắt ga Sự quan sát trên mắt ga bị ảnh hưởng nhỏ bởi nhiệt độ môi trường Lượng môi chất chuẩn là khi không quan sát thấy bọt khí trong khi tốc độ động cơ tăng lên
Hình 3.8 Kiểm tra chất lượng lãnh chất bằng cách quan sát trên mắt ga Điều kiện kiểm tra:
• Công tắc điều khiển tốc độ quạt tại vị trí HI
• Cần điều khiển nhiệt độ ở vị trí MAX COLD
• Mở hết cỡ tất cả các cửa a Phương pháp kiểm tra lãnh chất:
Hình 3.9 Trạng thái lãnh chất quan sát qua mắt gas
Bảng 3.3 Triệu chứng và cách kiểm tra lãnh chất
Hạng mục Triệu chứng Lượng ga điều hoà Kiểm tra
1 Nhìn thấy bọt khí Không đủ ga
Kiểm tra trạng thái xì ga và sửa chữa nếu thấy cần thiết
Bổ sung ga điều hòa đến khi bọt khí biến mất
2 Không nhìn thấy bóng khí
Hết, không đủ hoặc quá nhiều Dùng đồng hồ đo áp suất
Không thấy sự chênh lệch nhiệt độ giữa đầu ra và đầu vào của máy nén
Hết ga hoặc gần hết
Kiểm tra xì ga ga bằng máy phát hiện xì và sửa chữa nếu cần thiết
Hút chân không và bổ sung ga điều hòa cho đến khi bọt khí biến mất
Sự chênh lệch nhiệt độ nhiều giữa đầu vào và đầu ra của máy nén
Lượng ga đủ hoặc quá nhiều Dùng đồng hồ đo áp suất
Ga trở nên trong ngay sau khi công tắc điều hoà ở vị trí OFF,
Quá nhiều Xả ra và nạp lại ga điều hoà
Xả khí và cấp đủ lượng ga sạch
Ga sẽ tạo bọt và sau đó trở nên trong ngay sau khi tắt điều hoà OFF, Đủ - b Kiểm tra rò rỉ tại các ống nối
Nếu vệt dầu xuất hiện tại khớp nối ống thì lãnh chất có thể bị xì Hãy làm sạch vết dầu và tiến hành kiểm tra rò rỉ
Hình 3.10 Phương pháp kiểm tra rò rỉ tại các ống nối
3.3.3 Kiểm tra bằng đồng hồ đo áp suất Đồng hồ đo áp suất dùng để kiểm tra áp suất trong hệ thống lạnh khi hút chân không hay nạp gas Khi ta vặn van LO và HI trên phía trước của đồng hồ sẽ mở và đóng van áp suất thấp và áp suất cao Khi hệ thống điều hòa gặp các vấn đề hư hỏng thì bộ đồng hồ đo áp suất là một thiết bị hiệu quả để kiểm tra và khắc phục các hỏng hóc gặp phải Cấu tạo của đồng hồ đo áp suất như hình vẽ bên dưới:
Hình 3.11 Đồng hồ đo áp suất dùng để kiểm tra hệ thống lạnh
➢ Hệ thống làm việc bình thường:
Hình 3.12 Hệ thống làm việc bình thường
Phía áp suất thấp: 0,15 tới 0,25 Mpa Phía áp suất cao: 1,6 tới 1,8 MPa
➢ Hệ thống làm việc trong tình trạng thiếu môi chất:
Trên hình minh họa ta thấy khi hệ thống điều hòa hoạt động trong trạng thái thiếu môi chất thì giá trị áp suất hiển thị trên đồng hồ ở cả hai vùng áp cao và áp thấp đều nhỏ hơn giá trị tiêu chuẩn
Hình 3.13 Hệ thống làm việc trong tình trạng thiếu môi chất
+ Áp suất thấp ở cả hai vùng áp cao và áp thấp
+ Bọt có thể thấy ở mắt ga
+ Độ lạnh yếu so với bình thường
+ Kiểm tra rò rỉ và sửa chữa
+ Nạp thêm môi chất lạnh
➢ Hiện tượng thừa môi chất hay giải nhiệt giàn nóng kém:
Hình 3.14 Hiện tượng thừa ga hay giải nhiệt giàn nóng không tốt
+ Áp suất cao ở cả vùng áp cao và áp thấp
+ Không có bọt ở mắt ga mặc dù động cơ ở tốc độ thấp (thừa môi chất)
Nguyên nhân: Thừa môi chất,
+ Giải nhiệt giàn nóng kém
Biện pháp khắc phục: Căn chỉnh lại đúng lượng môi chất và cần vệ sinh giàn nóng
➢ Nếu có hơi ẩm trong hệ thống
Hình 3.15 Có hơi ẩm trong hệ thống
+ Hệ thống hoạt động bình thường sau khi bật nhưng sau một thời gian làm việc, phía thấp áp giảm dần tới áp suất chân không Tại điểm này, tính năng làm lạnh giảm Nguyên nhân:
+ Thay bình chứa (lọc ga)
+ Hút chân không triệt để trước khi nạp ga
➢ Nếu máy nén bị yếu:
Hình 3.16 Máy nén bị yếu
Khi máy nén bị yếu, nén không hiệu quả nên giá trị áp suất trên đồng hồ ở phía áp thấp cao hơn giá trị tiêu chuẩn và ở phía áp cao thì thấp hơn giá trị tiêu chuẩn
+ Áp suất phía áp thấp cao, phía cao áp thấp
+ Khi tắt điều hòa, ngay tức thì phần áp suất cao và áp suất thấp bằng nhau + Khi máy nén làm việc thân máy nén không nóng Không đủ lạnh
Nguyên nhân: Máy nén bị hư
Biện pháp khắc phục: Kiểm tra và sửa chữa máy nén
➢ Tắc nghẽn trong hệ thống:
Hình 3.17 Tắc nghẽn trong hệ thống
+ Khi hệ thống hoàn toàn tắc nghẽn, giá trị áp suất tại phần áp thấp giảm xuống giá trị chân không ngay tức thì (không thể làm lạnh được)
+ Khi bị tắc nghẽn, giá trị tại phần áp thấp giảm dần dần xuống giá trị chân không Nguyên nhân:
+ Bụi bẩn bám hoặc đóng băng thành khối tại lổ van tiết lưu, van EPR và các lỗ làm chặn dòng môi chất
+ Rò rỉ ga trong đầu cảm ứng nhiệt
+ Làm rõ nguyên nhân gây tắc, thay thế chi tiết bị kẹt Hút triệt để chân không hệ thống điều hòa
➢ Khí lọt vào hệ thống
Hình 3.18 Khí lọt vào hệ thống
+ Giá trị áp suất đều cao ở cả hai vùng áp cao và áp thấp
+ Chức năng làm lạnh bị giảm tương đương với việc tăng áp bên áp thấp
Nguyên nhân: Khí xâm nhập vào hệ thống
+ Hút chân không triệt để
➢ Van tiết lưu mở quá lớn:
Hình 3.19 Van tiết lưu mở quá lớn
+ Áp suất ở phần áp thấp tăng và chức năng làm lạnh giảm (áp suất ở phần cao áp gần như không thay đổi)
+ Tuyết bám trên ống áp suất thấp
Nguyên nhân: Hư van tiết lưu
Biện pháp khắc phục: Kiểm tra và sửa chữa thay thế cảm biến nhiệt.
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ
Mục đích và yêu cầu của việc thiết kế mô hình
4.1.1 Mục đích của việc thiết kế mô hình
Việc thiết kế mô hình sẽ giúp ích rất nhiều cho việc chế tạo, lắp ráp các linh kiện dễ dàng hơn:
- Giúp chúng ta có thể tìm hiểu thực tế về hệ thống điều hòa trước khi ra làm thực tế
- Giúp cho việc thực hiện một số bài thực hành trên hệ thống điều hòa không khí trang bị trên ô tô một cách dễ dàng
- Giúp thực hiện các phương pháp chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa các cơ cấu trên hệ thống điều hòa không khí ô tô
- Tiến hành thực hiện một số thực nghiệm trên mô hình, từ đó giúp sinh viên có những nhận xét, đánh giá và giải thích giúp củng cố các kiến thức lý thuyết cơ bản
- Mô hình chi tiết về hệ thống điều hòa kết hợp với tài liệu giảng dạy chuyên môn là tài liệu có ích cho sinh viên trong quá trình học tập
4.1.2 Yêu cầu của việc thiết kế mô hình
- Mô hình phải đúng với đề tài đăng ký
- Mô hình phải có kết cấu chắc chắn, làm việc ổn định
- Mô hình phải có các công tắc điều chỉnh hoạt động ở các chế độ khác nhau giúp cho việc nghiên cứu, học tập sinh động và dễ hiểu hơn
- Mô hình được thiết kế phải mang tính khoa học, sáng tạo và thẩm mỹ phù hợp với mục đích nghiên cứu và học tập.
Lựa chọn phương án thiết kế, phần mềm thiết kế
4.2.1.1 Phương án 1: Các thiết bị bố trí phía dưới, bảng điều khiển nằm đứng phía trên
Cách bố trí này thuận tiện cho việc quan sát mô hình hoạt động cũng như việc tìm hiểu về nguyên lý hoạt động, nguyên lý làm lạnh, bảo dưỡng sửa chữa khắc phục sự cố, đồng thời có thể xác định được áp suất của đầu đẩy và đầu hút Môtơ được thiết kế đặt phía dưới tránh được rung động gây hỏng, ảnh hưởng tới độ bền của các bộ phận và các chi tiết của hệ thống
Hình 4.1 Thiết kế mô hình theo phương án 1
Môtơ được thiết kế đặt phía dưới tránh được rung động gây hỏng, ảnh hưởng tới độ bền của các bộ phận và các chi tiết của hệ thống
Tuy nhiên, kết cấu này khó bố trí truyền động giữa máy nén và môtơ dẫn động Với cách bố trí này là khoảng cách các chi tiết và máy nén là xa nên tốn kém chi phí đường dây thấp và cao áp, đồng thời lượng ga và dầu nạp vào cũng lớn hơn
4.2.1.2 Phương án 2: Các thiết bị bố trí phía dưới, bảng điều khiển nằm nghiêng phía trên
Môtơ và máy nén được thiết kế đặt phía dưới tránh được rung động gây hỏng, ảnh hưởng tới độ bền của các bộ phận và các chi tiết của hệ thống và giúp dễ dàng di chuyển mô hình
Hình 4.2 Thiết kế mô hình theo phương án 2
Cách bố trí này dễ dàng cho việc quan sát các chi tiết và nguyên lý hoạt động do có khoảng trống lớn giữa các chi tiết, giúp cho việc sửa chữa một cách dễ dàng và dễ lắp đặt bộ đồng hồ đo áp suất Khoảng cách các chi tiết và máy nén là gần nên đỡ tốn kém chi phí đường dây thấp và cao áp, đồng thời lượng ga và dầu nạp vào cũng ít hơn
4.2.1.3 Phương án thiết kế lựa chọn
Kết cấu mô hình dạng hình hộp chữ nhật chia làm ba phần:
- Phần mặt trên mô hình thiết kế bảng điều khiển
- Phía giữa mô hình lắp giàn lạnh
- Phía dưới lắp môtơ dẫn động máy nén và giàn nóng được lắp đặt phía mặt bên
Cách bố trí này phải vừa tiện cho việc quan sát các bộ phận của hệ thống và quan sát bảng điều khiển Khoảng cách các chi tiết và máy nén là gần
Kết luận: Sau khi đưa ra hai phương án và phân tích ưu nhược điểm của chúng
Ta thấy Phương án 2 phù hợp nhất Nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích, dễ vận chuyển, thuận tiện cho việc bố trí và quan sát mô hình
4.2.2.1 Phần mềm thiết kế cơ khí
Về cơ khí sử dụng phần mềm Catia V5 để vẽ mô phỏng 3D mô hình dựa trên các thông số tính toán từ trước
Hình 4.3 Giao diện phần mềm Catia V5
Về cơ khí sử dụng phần mềm Catia V5 để vẽ mô phỏng 3D mô hình dựa trên các thông số tính toán từ trước
- Phù hợp với thiết kế 3D các chi tiết một cách hoàn hảo
- Có đầy đủ các tính năng dùng trong kỹ thuật, thiết kế, gia công, kim loại tấm, thiết kế mặt, thiết kế cao cấp, modul hàn, phân tích mô phỏng,
- Cung cấp các công cụ mô phỏng giúp hoàn thiện bản vẽ thiết kế chất lượng cao
- Thiết kế các dạng lắp ghép, cụm lắp ghép giúp tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh
- Có thể tạo bản vẽ 2D cho mô hình, tiện cho việc quan sát thiết kế
- Giao diện trực quan, dễ dàng làm quen với người mới
- Phần mềm phải trả phí, khó phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên
4.2.2.2 Phần mềm thiết kế hệ thống điện
Về mạch điện sử dụng phần mềm AutoCad để vẽ 2D sơ đồ mạch điện của hệ thống
Hình 4.4 Giao diện phần mềm Auto Cad
- Có thể dùng tài khoản email của sinh viên để tải về
- Không yêu cầu cấu hình máy tính quá cao
- Giao diện phần mềm đơn giản, dễ dàng thao tác các lệnh vẽ
- Các lệnh vẽ phù hợp với việc thiết kế sơ đồ mạch điện và vẽ các hình chiếu của bản vẽ cơ khí
- Xuất bản vẽ 2D một cách dễ dàng và nhanh chóng
- Định dạng các tệp có thể nhập hoặc xuất bị hạn chế
- Không tự động thống kê các thành phần trong bản vẽ.
Thiết kế chế tạo mô hình
4.3.1 Tính toán, thiết kế mô hình cơ khí
Kích thước của khung chứa các thiết bị:
- Chiều cao: 145 cm (cả bảng tên mô hình 45 cm)
4.3.1.1 Xây dựng bản vẽ mô hình 3D
Dựa vào các nghiên cứu, quan sát và vẽ demo bằng tay trên giấy
- Xây dựng hình ảnh 3D và xuất các mặt 2D của mô hình hệ thống điều hòa không khí
- Ban đầu tạo khung xương mô hình bằng lệnh Line trong môi trường Generative Shape Design Sau đó vào môi trường Structure Design và sử dụng lệnh Shape để vẽ các thanh sắt hộp và sắt chữ V cho khung mô hình
Hình 4.5 Thiết kế khung mô hình trên Catia V5
- Dùng các lệnh trên ta có một mô hình 3D trong Catia V5 giống như mô hình thực tế bên ngoài với các thông số kích thước đã tính từ trước
- Dùng các lệnh tạo khối trong môi trường Part Design để vẽ các chi tiết và bộ phận của mô hình
- Sau đó vào môi trường Assembly Design để lắp ráp các bộ phận lại tạo thành một mô hình hoàn chỉnh
Hình 4.6 Mô hình nhìn từ phía trước
- Đối với bảng điện điều khiển hệ thống, vào môi trường Part Design và sử dụng các lệnh như Pad, Pocket… để tạo khối, mô phỏng các linh kiện điện trên bảng điện điều khiển
Hình 4.7 Bảng điện điều khiển hệ thống nhìn từ trên xuống
Hình 4.8 Hình ảnh mô phỏng mô hình sau khi hoàn thành
4.3.1.2 Xây dựng bản vẽ mô hình 2D bằng phần mềm Auto Cad
Bản vẽ mô hình 2D với 3 hình chiếu giúp dễ hình dung và tính toán các vị trí của các bộ phận với nhau
Hình 4.9 Hình chiếu đứng của mô hình
Hình chiếu đứng của mô hình bằng cách nhìn trực diện cho thấy cách bố trí động cơ, máy nén, lọc ga và các ống dẫn ga của hệ thống
Hình 4.10 Hình chiếu bằng của mô hình
Hình chiếu bằng của mô hình với góc nhìn từ trên xuống đáy cho thấy các kích thước và khoảng cách của động cơ và máy nén so với khung mô hình
Hình 4.11 Hình chiếu cạnh của mô hình
Hình chiếu cạnh của mô hình với góc nhìn từ bên trái qua bản cho thấy cách bố trí và kích thước của giàn nóng và quạt giàn nóng
4.3.2 Thiết kế sơ đồ mạch điện điều khiển mô hình
Mạch điện của mô hình sử dụng theo nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống điều hòa không khí thực tế trên ô tô
Do sử dụng các thiết bị điện thay thế nên sơ đồ mạch điện thể hiện các chân linh kiện của chúng được kết nối với nhau
Hình 4.12 Sơ đồ mạch điện tổng quan của hệ thống
Do mô hình sử dụng các linh kiện trên ô tô nên dùng bộ nguồn tổ ong chuyển đổi điện xoay chiều 220V thành điện một chiều 12V để phù hợp với các linh kiện trong hệ thống
Khi động cơ điện (môtơ) hoạt động, bật bộ điều tốc quạt gió giàn lạnh ở chế độ bất kì, bật công tắc A/C, cuộn dây rơle điều hòa được nối mass làm đóng tiếp điểm cấp điện đến ly hợp từ máy nén và quạt tản nhiệt giàn nóng Khi đó hệ thống điều hòa bắt đầu làm việc Nếu như một trong các thiết bị không hoạt động như quạt giàn lạnh, công tắc A/C hoặc môtơ điện thì máy nén sẽ không hoạt động
Khi mở công tắc nguồn (CB) thì có thể bật quạt gió giàn lạnh mà không cần bật công tắc A/C để làm lạnh như trên ô tô thực tế.
Thi công sản phẩm và chạy thử nghiệm mô hình
4.4.1.1 Chuẩn bị vật tư trang thiết bị
Từ nội dung đã tính toán và thiết kế, để thi công mô hình một cách thuận lợi, cần phải lên danh sách chuẩn bị các trang thiết bị, dụng cụ cần dùng đến
Bảng 4.1 Các dụng cụ và thiết bị cần thiết cần chuẩn bị
STT TÊN LINH KIỆN ĐƠN VỊ
5 Sắt V3, hộp, dẹt, V lỗ Mét 12 + 1.4 + 1.1+ 3
6 Sơn màu xanh, màu bạc Hộp 1 + 1
12 Bu lông và đai ốc 13 Cái 8
17 Kìm tuốt dây điện Cái 1
18 Kéo cắt giấy, dao Cái 1
21 Bộ điều tốc quạt Cái 1
22 Bộ điều khiển nhiệt độ W3230 Cái 1
29 Giàn lạnh 405 12V, tích hợp quạt lồng sóc, van tiết lưu Cái 1
30 Bộ nguồn tổ ong AC-DC 12V Cái 1
31 Đèn báo pha màu đỏ và xanh 220V và
32 Tua vít, mỏ lết, dây curoa, … nhiều đồ cần thiết khác a Máy nén
Sử dụng máy nén SE508 bản 12V 2A, có 5 Piston, 130 cm 3 , 1.5 HP, tốc độ tối đa
6000 - 7000 vòng/phút Hãng: Sanden, môi chất: R134a
Hình 4.13 Máy nén Sanden 508 b Môtơ điện
Ta có: Máy nén P = 1.5 HP = 1491.2 W Tốc độ tối đa khoảng 6000 - 7000 vòng/phút Cho nên chọn động cơ điện 1 pha 2HP/1.5 KW, thay thế động cơ ô tô giúp hệ thống điều hòa hoạt động nhờ liên kết với dây curoa bằng đầu puly động cơ
Hình 4.14 Môtơ điện 220V – 2HP c Bộ nguồn tổ ong
Chức năng chuyển điện áp 110/220VAC thành 12VDC Sử dụng để lắp đặt các thiết cần sử dụng nguồn điện một chiều 12V thay thế cho ắc quy trên ô tô
Hình 4.15 Nguồn tổ ong 12V d Bộ điều khiển A/C
Bộ điều khiển A/C gồm đầy đủ các công tắc và nút bấm giúp điều khiển được các chế độ khi sử dụng hệ thống Do mô hình còn đơn giản nên chỉ cần sử dụng công tắc điều khiển quạt gió và công tắc A/C
Hình 4.16 Bộ công tắc điều khiển A/C e Bộ điều khiển nhiệt độ
Dùng để điều khiển nhiệt độ tại cửa gió của giàn lạnh bằng cách cảm nhận nhiệt độ qua một đầu dò được gắn ở cửa gió Khi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ đã cài đặt thì bộ điều khiển thực hiện việc ngắt dòng đến ly hợp từ máy nén giúp cho nhiệt độ luôn duy trì ổn định tại cửa gió của giàn lạnh
Nhiệt độ được điều chỉnh tùy theo nhu cầu của người sử dụng Ngoài ra, bộ điều khiển nhiệt độ còn có thể điều khiển được thời gian sử dụng hệ thống
Hình 4.17 Bộ điều khiển nhiệt độ W3230
4.4.1.2 Lắp ráp, xây dựng mô hình
Tiến hành lắp ráp, xây dựng mô hình điều hòa không khí trên ô tô sau khi đầy đủ các thiết bị dụng cụ a Phần cơ khí
Từ nội dung đã được tính toán, thiết kế mô hình, ta tiến hành thi công mô hình
Bước 1: Đo sắt bằng thước dây theo số đo trong bản vẽ Tiến hành cắt Sau khi cắt xong ta tiến hành hàn các thanh sắt lại với nhau bằng máy hàn Dùng thước ke vuông để căn các góc cho đều
Hình 4.18 Hàn khung mô hình
Bước 2: Dựng khung mô hình và tiến hành lắp ráp các thiết bị có trong hệ thống lên khung Lắp đặt giàn lạnh (van tiết lưu, quạt lồng sóc) phía trên mô hình để không khí thổi ra phía trước Lắp đặt giàn nóng và quạt giàn nóng ở cạnh bên của khung bằng vít sắt và bulông đai ốc
Hình 4.19 Lắp các thiết bị lên khung mô hình
Bước 3: Lắp các thiết bị còn lại vào hệ thống như dây curoa, ống dẫn ga, lọc ga Đối với lọc ga cần phải lắp đúng chiều IN và OUT
Hình 4.20 Lắp dây curoa, lọc ga và ống dẫn ga
Bước 4: Lắp bảng điều khiển và bảng tên vào trên mô hình Sơn khung mô hình và hoàn thiện
Hình 4.21 Mô hình sau khi hoàn thiện b Phần mạch điện
Các thiết bị điều khiển A/C, bộ điều khiển nhiệt độ đều là các thiết bị dễ tìm mua tại các cửa hàng điện và phụ tùng ô tô Sau khi tính toán, thiết kế mạch điện, tiến hành thực hiện gia công mạch điện và tiến hành thi công
Thực hiện khoan lỗ, lắp đặt các linh kiện theo vị trí đã thiết kế
Hình 4.22 Bố trí linh kiện mạch điện trên mô hình
Sử dụng băng keo đen để bọc lại các mối nối dây điện nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và giúp tăng tính thẩm mĩ
Hình 4.23 Bố trí mạch điện mô hình mặt phía dưới
4.4.2.1 Hút chân không, nạp ga
- Môi chất lạnh sử dụng cho hệ thống là R134a
- Sử dụng dầu máy nén ND_OIL 8 của Denso
- Sử dụng máy hút chân không a Hút chân không
Hình 4.24 Hút chân không hệ thống
Gắn đồng hồ máy hút chân không vào hệ thống, sau đó tiến hành như sau:
- Xả hết môi chất trong hệ thống
- Mở hết các van cao áp, thấp áp
- Tiến hành hút chân không
- Hút chân không tầm 20 phút cho đến khi áp suất đạt từ 30 inHg đến dưới không là được Tuy nhiên áp suất đạt chuẩn cần phải hút thêm 5 phút, sau đó khóa van đồng hồ trước rồi mới dừng máy nén
- Sau đó nạp khoảng 15 ml nhớt lạnh vào để bôi trơn máy nén b Nạp ga
Hình 4.25 Quy trình nạp ga hệ thống
Các bước tiến hành như sau:
- Kiểm tra sơ bộ các vị trí nối ống, nếu lỏng thì siết lại
- Khóa các van áp cao và áp thấp, dừng máy hút chân không sau đó tháo máy hút chân không, tiếp theo gắn ống đồng hồ vào ngã nạp và với bình ga như hình
- Đẩy khí đường ống (tháo lỏng ống dây ở phía đồng hồ, mở nhẹ ga đẩy khí rồi sau đó siết chặt lại)
Thử kín: Mở van thấp áp trên đồng hồ nạp, nạp một lượng khoảng 200 g, sau đó khóa lại và thử kín, thời gian là 10 phút nếu áp không tuột là tốt (lưu ý: Khi nạp không úp ngược bình ga)
Nạp ga: Sau khi thử kín thì tiến hành nạp ga tiếp tục đến khi đủ (máy nén ký hiệu 10PA15 nạp 870 + 50 g) Thường thì áp suất đạt 2 kgf/cm 2 cho động cơ quay 1300-1500 vòng/phút Để quạt chạy ở vận tốc cao nhất áp suất như sau:
- Áp suất cao khoảng 14-17 kgf/cm 2 (199-242 Psi)
- Nhận biết: Kim hiển thị đến 250 trên đồng hồ áp cao là được
- Áp suất thấp khoảng 1.3 – 2.5 kgf/cm 2 (18-36 Psi)
- Nhận biết: Kim hiển thị đến 25-30 trên đồng hồ áp cao là được
- Quan sát mắt ga: Tiêu chuẩn cho máy hoạt ở tốc độ 1500 vòng/phút, áp suất cao
17 kgf/cm 2 Nhiệt độ khoảng 35°C quan sát và đánh giá theo dấu hiệu
4.4.2.2 Chạy thử nghiệm mô hình
Hình 4.26 Chạy thử nghiệm mô hình
Sau khi nạp ga cho mô hình, tiến hành cấp nguồn và chạy thử
- Kiểm tra mạch điện có hoạt động ổn định không
- Kiểm tra các công tắc, núm điều khiển
- Kiểm tra hoạt động của bộ điều chỉnh nhiệt độ điều khiển ly hợp từ
- Kiểm tra hoạt động của quạt giàn nóng, quạt giàn lạnh, môtơ, máy nén
- Kiểm tra đèn báo có hoạt động không
Sau khi kiểm tra hoạt động của các thiết bị, tiến hành tinh chỉnh những sai sót Chạy lại nhiều lần để xác định hệ thống đã chạy ổn định.
Kết luận và đánh giá
Sau quá trình thực hiện và thi công mô hình, mô hình hệ thống điều hoà không khí trên ô tô đã hoàn thành và chạy thử thành công:
- Bộ điều chỉnh nhiệt độ hoạt động ổn định và bình thường đúng như nhiệt độ đã cài đặt là 24°C, ngắt ly hợp từ khi nhiệt độ dưới 24°C và đóng ly hợp từ khi nhiệt độ từ 26°C (do cài đặt độ trễ nhiệt độ là 2°C)
- Bộ điều tốc quạt gió hoạt động ổn định ở các mức tốc độ khác nhau
- Khung cơ khí của mô hình đủ cứng cáp và ổn định khi môtơ, máy nén và giàn lạnh hoạt động Không bị tình trạng rung động và có tiếng kêu quá lớn
- Các hệ thống như quạt của giàn nóng, máy nén, môtơ, ly hợp từ máy nén, … hoạt động ổn định, không bị lỗi trong quá trình hoạt động
- Có thể điều chỉnh nhiệt độ và thời gian ngắt hệ thống điều hoà theo nhu cầu của người sử dụng
- Có thể sử dụng bộ điều chỉnh nhiệt độ để lắp đặt trên các xe sử dụng hệ thống điều hòa điều khiển bằng tay (điều hòa cơ) Giá cả để thực hiện lắp đặt trên xe thực tế vừa phải, có thể lắp đặt trên các loại xe khác nhau
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sau một thời gian nghiên cứu tài liệu, tìm tòi, học hỏi và nỗ lực thực hiện đề tài, đặc biệt được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy ThS Cao Đào Nam cùng các thầy, cô trong trường nói chung và Viện cơ khí nói riêng, đến nay em đã hoàn thành đề tài được giao Điều hòa không khí là một trong những hệ thống quan trọng và không thể thiếu trên ô tô ngày nay, cùng với sự phát triển của kỹ thuật điều hòa không khí nói chung nên hệ thống điều hòa không khí trên ô tô cũng ngày càng được hoàn thiện Sau thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em thấy mình đã có sự hiểu biết nhiều hơn, sâu sắc hơn về chuyên ngành cơ khí ô tô
Về cơ bản đồ án đã thể hiện khá đầy đủ về cấu tạo và nguyên lý hoạt động, các hư hỏng thường gặp, cách kiểm tra bảo dưỡng, … của hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô Toyota Vios 2010 Tuy nhiên do thời gian còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót
Nếu điều kiện cho phép em xin bổ sung thêm những ý kiến giúp cho đồ án được hoàn thiện hơn:
- Bổ sung về kỹ thuật sửa chữa hệ thống điều hòa không khí
- Bổ sung về các bài tập tháo lắp và kiểm tra
- Đặt ra những trường hợp hư hỏng giả định và áp dụng lên mô hình
- Hoàn thiện thêm các thiết bị đo
Tuy hệ thống điều hòa không khí trên ô tô đã trở thành một trong những hệ thống không thể thiếu trên ô tô ngày nay, nhưng các kiến thức về hệ thống điều hòa không khí chưa được đưa vào chương trình giảng dạy chuyên sâu Từ thực tế đó, bộ môn nên trang bị thêm những thiết bị, mô hình phục vụ thực hành về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô và đưa nội dung này vào giảng dạy
Nhà trường và Viện chuyên môn cần có mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị sửa chữa, các công ty ô tô để tăng cường khả năng thực tế cho sinh viên, tăng cường các khóa học chuyên đề chuyên sâu để sinh viên có điều kiện nâng cao kiến thức và tay nghề để sau này sinh viên ra trường có chuyên môn cao
Những ý kiến trên chỉ mang tính chủ quan nên còn thiếu sót và chưa hoàn thiện Vì vậy, em kính mong các quý thầy cô hướng dẫn và phản biện xem xét đóng góp ý kiến đồng thời chỉ ra những thiếu sót cũng như khiếm khuyết của luận văn để em có thể kịp thời nhận ra và chuẩn bị tốt cho công việc sau này
Em xin chân thành cảm ơn!