1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khai thác hệ thống điều khiển của hệ thống điều hòa không khí hiện đại trên ô tô thiết kế mô hình hệ thống điều khòa không khí ô tô

93 15 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khai Thác Hệ Thống Điều Khiển Của Hệ Thống Điều Hòa Không Khí Hiện Đại Trên Ô Tô. Thiết Kế Mô Hình Hệ Thống Điều Khòa Không Khí Ô Tô
Tác giả Lê Ngô Hậu
Người hướng dẫn ThS. Thái Văn Nông
Trường học Đại Học Giao Thông Vận Tải TP. HCM
Chuyên ngành Kỹ Thuật Ô Tô
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 7,58 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ (0)
    • 1.1. Chức năng (9)
    • 1.2. Phân loại (10)
    • 1.3. Lý thuy ế t v ề điề u hòa không khí (12)
    • 1.4. Đơn vị đo nhiệt lượng, môi chất lạnh và dầu bôi trơn máy nén (13)
  • CHƯƠNG 2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ CỦA CÁC CỤM CHI TIẾT TRONG (16)
    • 2.1. Cấu tạo chung của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô (16)
    • 2.2. Máy nén khí (18)
    • 2.3. Bộ ly hợp điện từ (23)
    • 2.4. Thiết bị ngưng tụ(Giàn nóng) (25)
    • 2.5. Van ti ết lưu (26)
    • 2.6. Thiết bị bay hơi (giàn lạnh) (28)
    • 2.7. Bình lọc và hút ẩm (31)
    • 2.8. Kính xem gas (sight glass) (31)
    • 2.9. Công tắc áp suất (32)
    • 2.10. Thiết bị đường ống (34)
    • 2.11. Thi ế t b ị b ả o v ệ máy nén (35)
    • 2.12. Thiết bị dùng trong chế độ chạy không tải của động cơ (37)
    • 2.13. Một số thiết bị hỗ trợ khi bảo dưỡng sửa chữa (37)
    • 3.1. Sơ lược về hệ thống điều khòa không khí xe camry toyota camry 2002 (39)
    • 3.2. Các hư hỏng trên hệ thống điều hòa không khí (42)
    • 3.3. C ảnh báo an toàn lao độ ng (43)
    • 3.4. Kiểm tra và chuẩn đoán hệ thống điện điều hòa không khí (44)
    • 3.5. Kiểm tra bên trong hệ thống lạnh (50)
    • 3.6. Cách tháo r ờ i các b ộ ph ậ n trên h ệ th ống điề u hòa không khí (56)
    • 3.7. Bộ dàn lạnh (59)
    • 3.8. Máy nén (67)
    • 3.9. Dàn nóng (70)
    • 3.10. Cách thay thế và nạp ga hệ thống lạnh (71)
    • 3.11. Sơ đồ m ạch điệ n h ệ th ống điề u hòa không khí trên xe toyota camry (74)
    • 3.12. Vận hành hệ thống (78)
    • 3.13. Phân tích sơ đồ mạch điện hệ thống điều hòa (79)
  • CHƯƠNG 4. Ứ NG D Ụ NG NGHIÊN C Ứ U H Ệ TH ỐNG ĐIỀ U HÒA KHÔNG KHÍ VÀO MÔ HÌNH (86)
    • 4.1. Các cụm chi tiết (86)
    • 4.2. Về mặt lý thuyết (92)
    • 4.3. Về mặt thực hành (92)
    • 4.4. Ki ế n ngh ị (92)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (93)

Nội dung

Trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ngành công nghiệp ô tô của nước ta đang phát triển mạnh mẽ. Trong những năm gần đây nhu cấu sử dụng ô tô không ngừng tăng lên. Việc trang bị hệ thống điều hòa không khí trên ô tô là rất quan trọng, nhờ vậy tính tiện nghi của ô tô ngày càng nâng cao , giúp con người cảm thấy thoải mái khi trên ô tô . Nhận thức được tính cấp thiết đó nên em quyết định chọn đề tài nguyên cứu đó là “Khai thác hệ thống điều khiển của hệ thống điều hòa không khí hiện đại trên ô tô. Thiết kế mô hình hệ thống điều hòa không khí ô tô”. Đề tài của em gồm 4 phần:

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

Chức năng

Hình 1.1 Nguyên lý hoạt động của bộsưởi ấm

Người ta sẽ dùng một két sưởi ấm như một bộ trao đổi nhiệt để làm nóng không khí Két sưởi lấy nhiệt độ của nước làm mát của động cơ và dùng nhiệt độnày để làm nóng không khí bên trong nhờ một quạt thổi vào xe

Hình 1.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát

Giàn lạnh là một bộ trao đổi nhiệt để làm mát không khí trong xe Khi bật công tắc A/C, máy nén bắt đầu làm việc đẩy môi chất lạnh tới giàn lạnh Giàn lạnh được làm lạnh nhờ môi chất lạnh và sau đó nó làm mát không khí được thổi vào trong xe từ quạt gió

Lượng hơi nước trong không khí sẽ tăng lên khi nhiệt độ không khí cao lên và giảm xuống khi nhiệt độ không khí giảm xuống Khi không khí qua giàn lạnh, không khí được làm mát, ngưng tụ thành hơi nước và bám vào các cánh tản nhiệt của giàn lạnh và thoát ra ngoài nhờ một ống thoát nước trên xe Vì vậy độ ẩm trong xe sẽ được giảm xuống

Ngoài ba chức năng kể trên hệ thống điều hòa không khí còn có chức năng điều khiển thông gió trong xe Việc lấy không khí bên ngoài đưa vào bên trong xe nhờ chênh áp được tạo ra do chuyển động của ô tô được gọi là sự thông gió tự nhiên Trong các hệ thống thông gió cưỡng bức, người ta sử dụng quạt điện hút không khí bên ngoài đưa vào bên trong xe.

Phân loại

Hệ thống điều hòa không khí được phân loại thành 2 loại chính đó là theo vị trí lắp đặt và theo phương thức điều khiển

1.2.1.Phân loại theo vị trí lắp đặt a.Kiểu phía trước

Giàn lạnh của kiểu phía trước được gắn phía sau bảng đồng hồ và được kết nối với giàn sưởi Quạt giàn lạnh được dẫn động bằng mô tơ điện b.Kiểu kép

Kiểu kép là sự kết hợp giữa kiểu phía trước với giàn lạnh phía sau được đặt phía trong khoang hành lý Cách đặt này cho phép không khí thổi ra từ phía trước hoặc sau Kiểu kép cho hiệu suất lạnh cao hơn

Hình 1.4 Kiểu kép c.Kiểu kép treo trần

Kiểu này được sử dụng phổ biến ởxe khách Phía trước bên trong xe được bố trí dàn lạnh phía trước kết hợp với giàn lạnh treo trần ở phía sau

Hình 1.5 Kiểu kép treo trần

1.2.2.Phân loại theo phương pháp điều khiển a.Kiểu bằng tay

Kiểu này cho phép điều khiển nhiệt độ bằng tay và các công tắc nhiệt độđầu ra bằng cần gạt Ngoài ra còn có cần gạt hoặc công tắc điều khiển tốc độ quạt dàn lạnh, điều khiển lưu lượng gió và hướng gió

Hình 1.6 Kiểu bằng tay b.Kiểu tựđộng

Hình 1.7 Kiểu tựđộng Điều hòa tựđộng cho phép điều chỉnh nhiệt độ ta mong muốn bằng cách điều khiển nhiệt độ không khí ra, tốc độ động cơ quạt một cách tự động dựa trên nhiệt độ bên trong, bên ngoài xe, và bức xạ mặt trời thông qua các cảm biến liên quan đến điều hòa và báo về hộp điều khiển.

Lý thuy ế t v ề điề u hòa không khí

Quy trình làm lạnh được mô tả như là một quá trình tách nhiệt độ ra khỏi vật thể Đâycũng là mục đích chính của hệ thống làm lạnh và điều hòa không khí Hệ thống điều hòa không khí hoạt động dựa trên nguyên lý cơ bản dưới đây:

+ Đòng nhiệt luôn truyền từ nơi nóng sang dến nơi lạnh

+ Khi bị nén chất khí sẽ làm tăng nhiệt độ

+ Sự giãn nở thể tích của chất khí sẽ luôn phân bốnăng lượng nhiệt sinh ra một vùng rộng lớn và nhiệt độ của chất khí sẽ bị giảm xuống

+ Để làm lạnh bất cứ một vật nào thì ta phải lấy nhiệt ra khỏi vật đó

+ Một số lượng nhiệt lớn được hấp thụ khi chất lỏng thay đổi trạng thái biến thành hơi

Tất cả các hệ thống điều hòa không khí ô đều được thiết kế dựa trên cơ sở lý thuyết cơ bản của ba đặc tính căn bản là: Dòng nhiệt, sự hấp thụ, áp suất và điểm sôi

- Dòng nhiệt: Nhiệt truyền từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp Sự chênh lệch nhiệt độ càng lớn thì dòng nhiệt truyền đi càng mạnh Sự truyền nhiệt có thể được truyền bằng cách: Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ hay kết hợp giữa ba cách trên

- Sự hấp thụ nhiệt: Vật chất có thể tồn tại ở một trong ba trạng thái đó là: Thể lỏng, thể rắn, thể khí Muốn thay đổi trạng thái của vật thể, chúng ta cần truyền cho nó một lượng nhiệt lượng nhất định

- Áp suất và điểm sôi: Áp suất giữ vai trò rất quan trọng trong hệ thống điều hòa không khí Khi áp suất thay đổi thì điểm sôi của vật chất này cũng thay đổi Áp suất càng lớn điểm sôi càng cao nghĩa là nhiệt độ lúc chất lỏng sôi sẽ cao hơn so với mức bình thường Ngược lại nếu áp suất tác động giảm lên một vật chất thì điểm sôi của nó sẽ bị giảm xuống Đối với điểm ngưng tụ của hơi nước, áp suất cũng có tác dụng như vậy Trong hệ thống điều hòa không khí và hệ thống điện lạnh ô tô đã áp dụng hiện tượng này của áp suất đối với sự bốc hơi cũng như sựngưng tụ của một số loại chất lỏng đặc biệt tham gia vào quá trình sinh hàn và điều hòa của hệ thống.

Đơn vị đo nhiệt lượng, môi chất lạnh và dầu bôi trơn máy nén

1.4.1 Đơn vị đo nhiệt lượng Để đo nhiệt lượng truyền từ vật này sang vật kia người ta dùng đơn vị là BTU Năng suất của một hệ thống điều hòa ô tô được định rõ bằng BTU/giờ, khoảng 12000 đến 24000 BTU/giờ.(1BTU= 0,252 cal= 252 kcal), (1 kcal = 4,187 kJ)

Môi chất lạnh còn gọi là ga lạnh trong hệ thống điều hòa không khí phải đạt được những yêu cầu dưới đây:

+ Môi chất lạnh phải có điểm sôi thấp dưới 0 0 C để có thể bốc hơi và hấp thụ nhiệt tại những nơi nhiệt độ thấp

+ Phải có tính chất tương đối trơ, và có khả năng hòa trộn được với dầu bôi trơn để tạo thành một hóa chất bền vững, không ăn mòn kim loại hoặc các vật liệu trong hệ thống

+ Chất làm lạnh phải là chất không gây độc, không cháy nổ, không sinh ra các phản ứng phá hủy môi trường khi nó xả ra ngoài khí quyển

1.4.3.Phân loại và kí hiệu môi chất lạnh

- Các freon: Là các cacbonhydro no hoặc chưa no mà các nguyên tử hydro sẽ được thay thế một phần hoặc toàn bộ bằng nguyên tử clo, flo hoặc brom

+ R (refrigerant): Chất làm lạnh, môi chất lạnh

+ Các đồng phân có thêm chữ a, b để phân biệt Ví dụ như R-134a

+ Các olefin có số 1 đứng trước 3 chữ số Ví dụ như C3F6 kí hiệu là R1216 + Các hợp chất có cấu trúc mạch vòng thêm chữ C.Ví dụ như C4H8 là RC138

- Các chất vô cơđược kí hiệu là R7M, trong đó với M là phân tửlượng làm tròn của chất đó.Ví dụ NH3 sẽ kí hiệu là R717

Môi chất lạnh R -12 có công thức hóa học là CCl2F2 (CFC) Nó là chất khí không màu, nặng hơn không khí bốn lần ở 30 0 C, có mùi thơm rất nhẹ,điểm sôi là-29,80C, áp suất của nó trong bộ bốc hơi là 30 PSI và trong bộ ngưng tụ là 150 -300 PSI, và có nhiệt lượng ẩn cần để bốc hơi là 70 BTU trên 1 Pound

R-12 rất dễ hòa tan trong dầu khoáng chất, và không tham gia phản ứng hóa học với các bộ phận trong hệ thống Có khả năng lưu thông xuyên suốt hệ thống ống dẫn nhưng không bị làm giảm hiệu suất Tuy nhiên R-12 lại có đặc tính phản ứng hóa học làm phá hủy tầng ôzôn và gây ra hiệu ứng nhà kính,

Môi chất lạnh R134a có công thức hóa học là CF3-CH2F (HFC) Do trong thành phần hợp chất này không có chứa nguyên tốclo nên đây chính là lý do mà ngành công nghiệp ô tô chuyển từ việc sử dụng môi chất lạnh R-12 sang R134a

Hệ thống điều hòa không khí ô tô dùng môi chất lạnh R 134a được thiết kế với áp suất bơm cao hơn, đồng thời phải tăng lượng lớn không khí giải nhiệt thổi xuyên qua giàn nóng (bộ ngưng tụ) R134a còn có nhược điểm nữa đó là nó không kết hợp được với các dầu khoáng dùng để bôi trơn hệ thống

1.4.4.Dầu bôi trơn máy nén

+ Tùy theo quy định của nhà chế tạomà ở mỗi hệ thống sẽ cung cấp 1lượng dầu khác nhau và lượng dầu bôi trơn sẽ vào khoảng 150-200 ml Được nạp vào máy nén nhằm đảm bảo các chức năng sau đây : Bôi trơn các chi tiết của máy nén tránh mòn và két cứng , một phần dầu sẽ hòa trộn với môi chất lạnh và lưu thông toàn hệ thống , giúp van tiết lưu hoạt động chính xác hơn, bôi trơn cổ trục của máy nén

+ Dầu bôi trơn máy nén phải tinh khiết Khi bị lẫn tạp chất nó có màu nâu đen

Vì vậy nếu nhìn thấy dầu bôi trơn trong hệ thống điện điều hòa đổi sang màu nâu đen, thì dầu đã bị nhiễm bẩn Cần xả sạch và thay dầu mới theo đúng chủng loại và đúng dung tích mà nhà sản xuất quy định.

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ CỦA CÁC CỤM CHI TIẾT TRONG

Cấu tạo chung của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

Thiết bị lạnh ô tô bao gồm các bộ phận và thiết bị nhằm thực hiện một chu trình lấy nhiệt từ môi trường cần làm lạnh và nhả nhiệt ra môi trường bên ngoài

Thiết bị lạnh ô tô bao gồm các bộ phận chính đó là : Máy nén, giàn nóng, giàn lạnh, bình lọc và tách ẩm, van tiết lưu, và một số thiết bị khác nhằm đảm bảo cho hệ thống điều hòa hoạt động một cách hiệu quả nhất

Hình 2.1 Sơ đồ cấu tạo hệ thống điện lạnh ô tô

A Máy nén (bốc lạnh D Van tiết lưu I Bộ tiêu âm

E Van xả phía cao áp) 1 Sự nén

F Van giãn nở 2 Sựngưng tụ

G Bộ bốc hơi (Giàn 3 Sự giãn nở

C Bình lọc/hút ẩm H Van xả phía thấp áp 4 Sự bốc hơi

2.1.2.Nguyên lý hoạt động chung của hệ thống điện lạnh ô tô

Hệ thống điện lạnh ô tô hoạt động theo các bước cơ bản sau đây

Hoạt động của hệ thống điều hòa không khia được tiến hành theo các bước dưới Đây

• Môi chất lạnh thểhơi sẽđược hút từ dàn lạnh và được máy nén (A)bơm đi dưới áp suất cao và nhiệt độ cao đến dàn nóng (B)

• Tại giàn nóng (B) nhiệt độ và áp suất của môi chất lạnh rất cao, quạt gió giải nhiệt giàn nóng, môi chất lạnh thể hơi sẽđược giải nhiệtvà giảm áp nên được ngưng tụ thành thể lỏng dưới dạng áp suất cao, nhiệt độ thấp

• Môi chất lạnh thể lỏng tiếp tục lưu thông qua bình lọc/hút ẩm (C), tại đây môi chất lạnh tiếp tục được làm tinh khiết bằng cách hút hết hơi ẩm và lọc tạp chất

• Van tiết lưu (F) điều tiết lưu lượng của môi chất lạnh thể lỏng để phun vào giàn lạnh (G) Do được giảm áp nên môi chất lạnh thể lỏng sôi, bốc hơi biến thành thểhơi bên trong dàn lạnh

• Trong quá trình bốc hơi, môi chất lạnh hấp thu nhiệt trong cabin của ôtô và làm cho dàn lạnh trở nên lạnh Quạt giàn lạnh thổi không khí xuyên qua giàn lạnh đưa không khí mát vào cabin ôtô

• Sau đó môi chất lạnh ở thể hơi, áp suất thấp sẽ được hút trở về máy nén và bắt đầu một chu trình mới

Hình 2.2 Đường đi của môi chất lạnh

Van tiết lưu Dàn lạnh

Máy nén khí

Hình 2.3 Kết cấu máy nén

Máy nén hút dòng môi chất ở thể khí có nhiệt độ thấp và áp suất thấp Sau đó dòng khí này sẽ được nén, chuyển sang thể khí có nhiệt độ cao, áp suất cao và được đẩy tới giàn nóng Máy nén là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống điều hòa, công suất, chất lượng, tuổi thọ và độ tin cậy của toàn hệ thống chủ đều do máy nén quyết định là chủ yếu Tỉ số nén khi máy nén làm việc vào khoảng 5÷8,1 Tỉ số này còn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường xung quanh và loại môi chất lạnh sử dụng

2.2.2.Máy nén piston kiểu đĩa nghiêng a.Cấu tạo

Hình 2.4 Kết cấu của loại máy nén kiểu đĩa nghiêng

1 Trục máy nén 8 Phốt trục bơm 14 Nửa xilanh trước

2 Đĩa cam 9 Bộ li hợp từ 15 Nửa xilanh sau

3 Piston 10 Bạc đạn puly 16 Caste dầu

4,5 Bi trượt và đế 11 Puly 17 Ống hút dầu

6 Van hút lưỡi gà 12 Cuộn dây bộ ly hợp 18 Đầu sau

7 Đĩa van xảtrước 13 Đầu trước 19 Bơm bánh răng

Loại máy nén piston kiểu cam nghiêng là loại máy nén khí được trang bị 10 piston được bố trí ởhai đầu máy nén (5 ở phía trước và 5 ở phía sau), có 5 piston tác động ở hai chiều được dẫn động nhờ một trục có tấm cam nghiêng( đĩa lắc) khi trục xoay sẽ tạo ra lực đẩy piston b.Nguyên lý hoạt động

Hình 2.5 Nguyên lý hoạt động của loại máy nén piston kiểu đĩa nghiêng

❖ Hoạt động được chia thành hai chu trình

+ Hành trình hút: Khi piston chuyển động về phía bên trái áp suất buồng bên phải giảm xuống van hút phía bên phải mở ra cho môi chất làm lạnh vào máy nén và van xả bên phải của piston đang đóng do phải chịu lực nén của khí áp suất cao bên dàn nóng nên được đóng kín Van hút bên phải mở ra cho tới khi hết hành trình hút của piston thì được đóng lại, kết thúc quá trình nạp

+ Hành trình xả: khi piston chuyển động về phía bên phải thì tạo hành trình hút phía bên trái, đồng thời cũng thực hiện hành trình xả ápchay bơm của máy nén Lúc này đầu piston phía bên phải sẽ nén môi chất lạnh vừa nạp vào lên áp suất cao đến lúc thắng lực của áp suất dàn nóng tác động vào lưỡi xả làm van xả mở ra, môi chất lạnh áp suất cao, nhiệt độ cao được đẩy qua dàn nóng Ngay lúc piston duy chuyển qua bên phải thì buồng phía bên trái thực hiện chu trình hút ở phía trên Còn buồng phía bên phải kết thúc chu trình xả và bắt đầu chu trình hút mới

2.2.3.Máy nén piston loại đĩa nghiêng có thể thay đổi thể tích a.Cấu tạo

Hình 2.6 Cấu tạo của máy nén piston dao động có thể tích biến đổi l Cam nghiêng 3 Van xả và nạp 5 Van điều khiển chính

2 Piston 4 Van điều khiển phụ 6 Đĩa cam dẫn động

Máy nén này có nguyên lý hoạt động giống với loại máy nén piston kiểu cam nghiêng Tuy nhiên có vài điểm khác là piston chỉ làm việc một phía và có một xecmăng, piston được nối vào đĩa lắc bằng các tay quay Gồm có 6 piston, cùng đặt trên mâm dao động, mỗi piston cách nhau một góc 60 0 b.Nguyên lý hoạt động

Máy nén có thể tích làm việc biến đổi là do hành trình của piston thay đổi dựa vào góc nghiêng (so với trục) của mâm dao động, thay đổi góc nghiêng tùy theo lượng môi chất lạnh cần thiết cung cấp cho hệ thống Góc nghiêng của mâm dao động càng lớn thì hành trình của piston sẽdài hơn, môi chất lạnh được bơm nhiều hơn Khi góc nghiêng càng nhỏ, hành trình của piston sẽ càng ngắn, môi chất lạnh sẽ được bơm ít hơn Điều này cho phép máy nén có thể chạy liên tục nhưng chỉ bơm đủ lượng môi chất lạnh cần thiết

Góc nghiêng của mâm dao động được điều khiển bởi một van điều khiển Hộp xếp bi sẽ giãn ra hoặc co lại tùy theo áp lực đưa vào tăng hay giảm, sẽ làm chuyển dịch viên bi trong van điều khiển đểđóng mở van, từđó điều khiển được áp lực trong vỏ máy nén Sự khác nhau giữa áp lực mặt dưới và áp lực vỏ máy nén sẽ xác định vị trí của mâm dao động Góc nghiêng của mâm dao động sẽ lớn nhất sự làm mát đạt tối đa khi 2 phần của áp lực bằng nhau

Hình 2.7 Nguyên lý hoạt động

1 Đĩa cam dẫn động 4 Van hút 7 Van điều khiển chính

2 Cam nghiêng 5 Van điều khiển phụ 8 Lò xo phía sau

3 piston 6 Van xả 9 Bi dẫn

2.2.4.Máy nén quay loại cánh gạt a.Cấu tạo

Hình 2.8 Cấu tạo loại máy nén cánh quạt quay

1 Phốt trục 4 Vỏbơm phía sau 7 Bánh răng phía trước

2 Trục phía sau 5 Cánh gạt 8 Bạc đạn

3 Bạn đạn 6 Vỏbơm phía sau

Cấu tạo gồm 1 roto với 4 cánh gạt đặt lồng vào roto và vỏ bơm được thiết kế với vật liệu tinh chế Khi chụp bơm và các cánh gạt quay, vách vỏ bơm và các cánh gạt sẽ hình thành những buồng bơm, các buồng này có thể thay đổi thể tích rộng ra hay co thắt lại khi trục bơm quay nở rộng thể tích ra để hút môi chất lạnh ở phía có áp suất, nhiệt độ thấp vào buồng bơm và co thể tích lại để ép chất làm lạnh đi đến phía có áp suất, nhiệt độ cao Lỗ van xả áp về dàn nóng của bơm bố trí tại một điểm trên vỏ bơm mà ở đó hơi môi chất lạnh được nén đến áp suất cao nhất b.Nguyên lý hoạt động

Hình 2.9 Nguyên lý hoạt động của máy nén cánh gạt

+ Hành trình hút: khi trọc quay nhờ lực li tâm mà các cánh bơn sẽ được văng ra, 2 cánh van (a), (b) và phía trong vỏ máy nén sẽ tạo ra một buồng bơm Chuyển động này sẽ tạo lực hút hút môi chất lạnh vào, quá trình này kết thúc khi cánh van (b) quay qua khỏi lỗ nạp

+ Hành trình nén: Sau khi hoàn thành quá trình hút cánh bơm sẽ tiếp tục quay làm cho thể tích trong buồng sẽ giảm xuống , làm cho áp suất môi chất lạnh tăng lên + Hành trình xả: Khi cánh van (a) quay đến van xả do môi chất lạnh đang ở áp suất cao nên sẽđủ lực đểđẩy môi chất lạnh đến dàn nóng kết thúc quá trình xả

Bộ ly hợp điện từ

Bộ ly hợp này được xem như một phần của puly máy nén Ly hợp sẽ ăn khớp hay không ăn khớp để điều khiển trục máy nén quay khi cần thiết, phần buly sẽ quay trơn liên tục bởi dây đai được dẫn động từđộng cơ

Ly hợp điện từ làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, có hai loại ly hợp đó là: loại cực từ tĩnh (cực từ được lắp cố định trên thân của máy nén) và loại cực từ quay (các cực từ được được lắp trên buly và cùng quay với buly, việc cấp điện thông qua các chổi than đặt trên thân máy nén)

Hình 2.10 Cấu tạo ly hợp điện từ

1 Cuộn dây nam châm điện

4 Trục máy nén 7 Khe hở khi bộ ly hợp cắt khớp

2 Đĩa bịđộng 5 Vòng bi kép

3 Buly máy nén 6 Phớt kín trục 8 Nắp chắn bụi

2.3.2.Nguyên lý hoạt động của ly hợp

Hình 2.11 Nguyên lý hoạt động ly hợp điện từ

Khi công tắc A/C được bật lên, dòng điện chạy qua cuộn dây nam châm điện của bộ ly hợp, lực từ của nam châm điện hít đĩa bị động dính cứng vào mặt ngoài của buly đang quay Đĩa bịđộng liên kết với trục máy nén nên lúc này cả puly lẫn trục máy nén được ly hợp nối cứng thành một khối và cùng quay với nhau

Lúc ta ngắt dòng điện, lực hút từ trường mất, một lò xo phẳng sẽ đẩy đĩa bị động tách rời mặt ngoài buly; lúc này buly máy nén quay trơn trênvòng bi, nhưng trục máy nén sẽ đứng yên

Loại khớp nối kiểu cực từ tĩnh, nên trong quá trình hoạt động, cuộn dây nam châm điện không quay, lực hút từtrường của nó được truyền dẫn xuyên qua buly đến đĩa bị động Đĩa bị động và mayor của nó liên kết vào đầu trục máy nén nhờ chốt clavet, đồng thời có thểtrượt dọc trên trục đểđảm bảo khoảng cách của ly hợp là 0,56- 1,47mm

Với loại ly hợp có cực từ tĩnh, hiệu suất ly và hợp cao; ít bị mài mòn nên đỡ công kiểm tra, bảo trì thường xuyên Nên loại này được sử dụng rộng rãi hơn so với loại ly hợp từ có cực từ di động, vì phải thường xuyên kiểm tra sự tiếp xúc giữa chổi than với roto của ly hợp

Tùy theo cách thiết kế, bộ ly hợp từtrường thường được điều khiển cắt nối nhờ bộ cảm biến nhiệt độ dàn lạnh, bộ cảm biến nhiệt này hoạt động dựa theo áp suất hay nhiệt độ trong hệ thống điều hòa không khí.

Thiết bị ngưng tụ(Giàn nóng)

Giàn nóng của hệ thống điều hòa không khí ôtô có nhiệm vụ trao đổi nhiệt để biến môi chất lạnh ở thể hơi có áp suất và nhiệt độ cao sau quá trình nén thành trạng thái lỏng có áp suất cao, nhiệt độ thấp

Hình 2.13 Cấu tạo giàn nóng

+ Lá tản nhiệt: Lá tản nhiệt được chế tạo bởi các lá nhôm mỏng và được xếp song song với nhau Cách thiết kế này sẽ tạo được diện tích lớn nhất để tỏa nhiệt một cách tốt nhất

+ Ống xoắn chữ U: Ống xoắn chữ U chủ yếu dùng để truyền môi chất và tỏa nhiệt ra các lá nhôm Vật liệu thường dùng là ống nhôm

+ Cửa vào: môi chất lạnh có áp suất, nhiệt độ cao từ máy nén dẩy vào

+ Cửa ra: môi chất lạnh đã được ngưng tụđi đến van tiết lưu vào dàn lạnh

Khi môi chất lạnh ở thể khí có áp suất và nhiệt độ cao đi vào dàn giàn nóng đi qua các ống xoắn chữ U) thì một lượng lớn nhiệt sẽđược các lá tỏa nhiệt hấp thụ lại Nhờ quạt giải nhiệt giàn nóng sẽ đẩy lượng nhiệt này ra ngoài môi trường; lúc này môi chất lạnh sẽ ngưng tụ lại dưới dạng thể lỏng Môi chất lạnh ở dang thể lỏng có áp suất cao và nhiệt độ thấp này tiếp tục chảy đến bộ bốc hơi (giàn lạnh)

Nếu sự trao đổi nhiệt ở giàn nóng nếu xảy ra không tốt thì áp suất trong hệ thống sẽ cao làm cho môt chất lạnh ngưng tụ không hoàn toàn Đồng thời môi chất lạnh sẽ không được ngưng tụ hoàn toàn, thể tích của môi chất lạnh sẽ lớn không đi qua hết được van tiết lưu để vào giàn lạnh Điều này sẽ làm giảm đáng kể công suất của hệ thống

Van ti ết lưu

Môi chất lạnh ở thể lỏng áp suất cao, sau khi ra khỏi bình lọc hút ẩm và theo ống dẫn môi chất đến van tiết lưu tại đây môi chất lạnh được phun dưới dạng sương có nhiệt độ thấp, áp suất thấp nạp vào giàn lạnh

Van tiết lưu là một loại van biến đổi, nó có thể thay đổi độ mở của van để đáp ứng được với các chếđộ tải trọng làm lạnh của giàn lạnh Thiết bị giãn nởđược điều khiển bằng áp suất và nhiệt độ của dàn lạnh, van này sẽ mở nhiều để lưu thông nhiều môi chất lạnh hơn Hoặc sẽ mở ít để giảm lưu lượng môi chất lạnh khi ô tô cần lạnh thấp Trên ô tô, van tiết lưu được lắp đặt tại ống vào của giàn lạnh, sau giàn nóng

2.5.1.Cấu tạo van tiết lưu điều khiển bằng áp suất a.Van tiết lưu loại đơn

Hình 2.14 Cấu tạo van dãn nở loại đơn

1 Lò xo 4 Màng và buồng tác động 7 Bộ cảm biến

2 Van 5 Cần tác động 8 Ống mao dẫn

3 Ống cân bằng 6 Đường dung dịch đi vào 9 Đường dung dịch ra

Lưu lượng môi chất lạnh đi qua van tiết lưuđược xác định bằng sự chuyển động dọc của kim van Hoạt động của van giãn nở được điều khiển bằng sự chênh lệch giữa áp suất hơi Pf (áp suất phía trong bầu cảm biến nhiệt độ) với tổng áp suất Ps (áp lực của lò xo đóng van) và Pe (áp suất của hơi môi chất lạnh nạp vào giàn lạnh)

Chế độ ngừng hoạt động, khi áp suất mặt dưới màng cân bằng lớn hơn áp suất mặt trên màng nên van đóng lại Khi hệ thống hoạt động, tùy theo sự chênh lệch giữa các áp suất mà điều khiển van và nhiệt độ của môi chất lạnh ở các bộ phận trong hệ thống mà van tiết lưu sẽ cho lưu lượng môi chất lạnh phun nhiều hay ít vào giàn lạnh để phù hợp với các chế độ tải lạnh trên ôtô

2.5.2.Van tiết lưu loại khối

Hình 2.16 Van tiết lưu khối

Khi nhiệt độ của hơi môi chất lạnh tại đầu ra của bộ bốc hơi tăng lên, thì áp suất hơi môi chất lạnh nén trong khoang chứa thổi phồng màng cân bằng và đẩy van về phía bên trái, để mở lớn vòi phun hơn nữa, làm cho môi chất lạnh được phun vào bộ bốc hơi nhiều hơn.

Thiết bị bay hơi (giàn lạnh)

Hình 2.18 Các bộ phận trong thiết bịbay hơi

1 Vỏ giàn lạnh 2 Lõi giàn lạnh 3 Cánh quạt giàn lạnh

4 Motor quạt 5 Nắp chắn bụi và làm kín giàn lạnh

Giàn lạnh có nhiệm vụ trao đổi nhiệt trong đó môi chất lạnh ở thể lỏng hấp thụ nhiệt độ từ môi trường cần làm mát.sôi và hóa thành thể hơi

Hình 2.19 Quá trình trao đổi nhiệt ở dàn lạnh

* Quá trình trao đổi nhiệt giàn lạnh

Trong giàn lạnh xảy ra sự chuyển pha từ thể lỏng sang thể hơi Nhiệt lấy đi từ môi trường chính là nhiệt môi chất lạnh hóa hơi Trong quá trình bốc hơi môi chất lạnh sinh hàn, lượng nhiệt này tỏa ra các lá nhôn Không khí được thổi qua nhờ quạt giàn lạnh, vì không khí môi trường có nhiệt độ cao hơn nên khi qua giàn lạnh lượng nhiệt này sẽ được dàn lạnh hấp thụ nên không khí được làm mát

Ngoài tác dụng làm mát dàn lạnh còn có nhiệm vụ hút ẩm Vì trong không khí có hơi ẩm nên khi không khí đi qua dàn lạnh, không khí bị làm lạnh và ngưng tụdưới dạng thể lỏng , lượng nước này sẽđược đẩy ra ngoài nhờống thoát nước dưới sàn xe

* Quá trình môi chất duy chuyển trong dàn bốc hơi

Môi chất lạnh ở thể lỏng qua van tiết lưu đi vào dàn lạnh vì áp suất giảm đột ngột nên nhiệt độ sôi của môi chất lạnh giảm xuống Luồng không khí đi qua dàn lạnh do quạt thổi sẽ mang một lượng nhiệt rất lớn Môi chất lạnh sẽ hấp thụ lương nhiệt này đểđạt đến điểm sôi và bốc hơi Nên lượng nhiệt mà dàn lạnh lấy đi là rất lớn

Hình 2.20 Quá trình làm việc trong thiết bị bốc hơi

Bình lọc và hút ẩm

Hình 2.21 Cấu tạo của bình lọc hút ẩm

2.7.2.Chức năng và nguyên lý hoạt động

Bình lọc và hút ẩm môi chất lạnh là một bình kim loại bên trong có lưới lọc và túi đựng chất khử ẩm (desiccant) Chất khử ẩm là vật liệu có đặc tính hút chất ẩm lẫn trong môi chất lạnh Trên một số bình sấy lọc còn được trang bị thêm van an toàn, van này sẽ bị hở mạch khi áp suất cao trong hệ thống quá thấp hoặc quá cao.

Kính xem gas (sight glass)

Hình 2.22 Cấu tạo bên ngoài kính xem gas

Cấu tạo của kính xem gas bao gồm phần thân hình trụ tròn, phía trên có lắp 1 kính tròn có khả năng chịu áp lực tốt và trong suốt để quan sát lỏng Kính được áp chặt lên phía trên nhờ 1 lò xo đặt bên trong

Kính xem gas nhằm để biết khối lượng chất ga trong hệ thống Khi hệ thống đủ gas thì mắt sẽ trong suốt còn nếu hệ thống thiếu ga thì sẽ suất hiện bọt khí Khi mắt kính thấy có gợn dầu thì hệ thống đang thiếu gas trầm trọng

Kính xem gas còn báo hiệu tình trạng của môi chất lạnh bằng màu sắc Màu xanh: Khô; Màu vàng: Có lọt ẩm cần thận trọng; Màu nâu: Lọt ẩm nhiều, cần xử lý Để tiện so sánh, trên vòng tròn chu vi của mắt kính người ta có an sẵn các màu đặc trưng để có thể kiểm tra và so sánh Ngoài ra khi trong lỏng có lẫn các tạp chất cũng có thể nhận biết qua mắt kính.

Công tắc áp suất

2.9.1.Công tắc áp suất kép

Hình 2.23 Cấu tạo công tắc áp suất kép và vịtrí đặt công tắc áp suất

1 Áp suất 3 Chân ra đầu ghim 5 Lò xo

2 Màng ngăn 4 Điểm tiếp xúc

Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô luôn làm việc với vận tốc động cơ thay đổi liên tục Nên nhiệt độ và áp suất trong hệ thống sẽ không ổn định nên cần có một thiết bị bảo vệ để tránh hệ thống quá tải làm giảm tuổi thọ hoặc hư hỏng cho hệ thống Công tắc áp suất kép hay còn được gọi là dù áp suất , được đặt giữa bình lọc khô với van tiết lưu Công tắc này rất nhạy cảm với áp suất và hệ thống lạnh luôn hoạt động với vận tốc không ổn định dẫn đến áp suất luôn không hoạt định nên khi áp suất lên quá cao thì công tắc này sẽ ngắt ly hợp từ để tránh quá áp gây hư hỏng hệ thống,ngược lại nếu áp suất quá thấp so với mức quy định thì công tắc này cũng ngắt để tránh việc máy nén hoạt động trong điều kiện không được bôi trơn gây hư hỏng máy nén

* Công tắc ngắt mạch khi áp suất tăng cao

Khi áp suất cao bất thường, thông thường khoảng 32 kg/cm2 (3.14 Mpa), thì công tắc sẽ chuyển sang vị trí OFF, ngắt điện bộ ly hợp từ làm cho máy nén ngưng hoạt động để bảo vệ hệ thống

* Công tắc ngắt mạch khi giảm áp:

Trong quá trình làm việc do một nguyên nhân gì đó làm cho môi chất lạnh trong hệ thống bị thiếu hụt làm cho áp suất giảm xuống dưới 2.0 kg/cm2 (0.20 MPa), thì công tắc sẽ chuyển sang vị trí OFF Bộ ly hợp từ bị ngắt điện và máy nén cũng ngưng hoạt động

2.9.2.Công tắc áp suất trung bình điều khiển quạt giàn nóng

Công tắc này nằm ở phin lọc khô hoặc từ phin lọc đến van tiết lưu Công tắc này cũng có thể tích hợp chung với công tắc áp suất Khi hệ thống đạt đến áp suất nhất định thì công tắc này sẽở vịtrí ON điều khiển quạt dàn nóng chạy tốc độcao để giải nhiệt cho hệ thống nhằm giảm nhanh áp suất trong hệ thống Thường áp suất đạt 15.5 kg/cm2(1.55 MPa), công tắc áp suất trung bình sẽ mở để động cơ quạt dàn nóng chạy ở công suất tối đa, ngược lại khi áp suất hạ thấp xuống dưới 12.5 kg/cm2 thì công tắc đóng lại quạt dàn nóng sẽ chạy ở công suất thấp

Hình 2.24 Công tắc áp suất trung bình

1 Áp suất 3 Chân ra đầu ghim 5 Lò xo

2 Màng ngăn 4 Điểm tiếp xúc

2.9.3.Công tắc áp suất ba cấp

Công tắc áp suất ba cấp là hết hợp giữa công tắc áp suất kép và công tắc trung bình

Hoạt động của công tắc này về cơ bản cũng giống như hoạt động của của 2 loại công tắc ở trên Vì sự tích hợp này nên công tắc này được tin dùng trong hệ thống điều hòa không khí trên ô tô hiện nay

Hình 2.25 Cấu tạo công tắc áp suất 3 cấp

Thiết bị đường ống

Hình 2.26 Các loại ống mềm thường dùng Ống dẫn chất lạnh phải mềm để dễ dàng liên kết các thiết bị trong hệ thống với nhau Nên các ống này thường chế tạo bằng cao su và có thêm một hoặc hai lớp chống thấm bên trong và gia cố thêm một lớp nilông bên ngoài để tạo ra màng chắn chống rò rỉ Đường ống dẫn đặt tên theo công việc của chúng hoặc theo trạng thái của môi chất lạnh chứa bên trong Đường ống từ máy nén hút môi chất lạnh ở áp suất thấp của dàn lạnh Đường ống hút thường có đường kính bên trong (ID) là 1/2 inch hoặc 5/8 inch (12,7mm đến 15,9) Đường ống môi chất lạnh ở thể lỏng là nhỏ nhất, thông thường đường kính trong (ID) của nó là 5/16 inch (7,9mm) Đường kính ống từ máy nén qua dàn nóng (ID) là 13/32 inch hoặc 1/2 inch (10,3mm hoặc 12,7mm).

Thi ế t b ị b ả o v ệ máy nén

Trên hệ thống điều hòa không khí hiện đại sẽ được trang bị nhiều phương tiện bảo vệ cho hệ thống

2.11.1 Công tắc nhiệt độ môi trường

Công tắc này sẽ cảm ứng nhiệt độ của không khí bên ngoài đi vào hệ thống

Công tắc này sẽ ngắt bộ ly hợp đểcho động cơ không cần dẫn động khi không cần thiết Thường nhiệt độ bên ngoài 4÷5 0 C công tắc này sẽ ngắt vì công tắc nhận biết được môi trường bên ngoài đang rất lạnh nên sự làm lạnh là không cần thiết

Với những hệ thống điện lạnh được điều chỉnh theo cách kiểm soát áp suất giàn lạnh, công tắc nhiệt độ môi trường được lắp đặt trong cổ nạp Trên một vài loại ô tô, công tắc nhiệt độmôi trường được bố trí gần két nước làm mát

2.11.2 Van một chiều a.Công dụng và vị trí lắp đặt

Van một chiều đặt sau máy nén và trước dàn nóng Nhiệm vụ của nó là máy nén đẩy môi chất lạnh qua dàn nóng thì môi chất lạnh sẽ không quay ngược lại máy nén được sẽ giảm áp lực tác động lên máy nén tăng tuổi thọ cho máy nén Và khi hệ thống ngừng hoạt động môi chất lạnh ở thể lỏng có thể quay về máy nén nên van một chiều sẽ ngăn chặn điều này Tránh tác động của áp lực cao thường xuyên lên Clapae của máy nén b.Kết cấu của van một chiều

Van một chiều có cấu tạo gồm một van một lò xo khi lắp van nhìn vào thấy được mặt van thì mặt van sẽ hướng về phía máy nén, còn hướng kia sẽ nằm ở dàn nóng

Hình 2.27 Kết cấu của van một chiều

2.11.3 Van xả áp suất cao

Khi áp suất dàn nóng quá cao thì van này sẽ được mở ra nhằm giảm áp cho hệ thống Khi áp suất thấp hơn lực lò xo thì lò xo sẽ ép màn ngăn làm cho môi chất không quay về Khi áp suất tăng đến mức thắng được lực lò xo thì mà van sẽ mở ra, môi chất lạnh sẽ được hồi lại đường hút giảm áp cho máy nén

Hình 2.28 Van xả áp suất cao và cách bố trí trên máy nén

Khi nhiệt độ phòng thì môi chất trong relay sẽ phồng lên làm cho tiếp điểm được nối khi đó li hợp từ sẽđóng Khi dàn lạnh hoạt động nhiệt độ dàn lạnh giảm xuống làm cho đầu cảm ứng nhiệt giảm môi chất bị lạnh nên co lạnh làm hở mạch li hợp từ được ngắt Ta cũng có thể điều chỉnh mức nhiệt độ mà relay ngắt bằng núm điều chỉnh để điều chỉnh nhiệt độ theo ý muốn

Hình 2.29 Cấu tạo rơle nhiệt

Thiết bị dùng trong chế độ chạy không tải của động cơ

Khi bật lạnh, tín hiệu A/C từ bộ khuếch đại A/C gửi tín hiệu đến ECU động cơ,

ECU điều chỉnh tăng tốc độ không tải bằng cách điều khiển lượng không khí đi tắt qua cánh bướm ga hoặc điều khiển van cầm chừng ISCV

Hình 2.30 Sơ đồ bù ga

Một số thiết bị hỗ trợ khi bảo dưỡng sửa chữa

Máy nén này có nhiệm vụ nén một lượng khí nhất định vào hệ thống điều hòa để thử xì trên hệ thống Cũng như hút hết không khí trong hệ thống điều hoà

Hình 2.31 Máy nén khí galê

Hình 2.32 Đồng hồ sạc gas điều hòa

CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE

Sơ lược về hệ thống điều khòa không khí xe camry toyota camry 2002

3.1.1.Bố trí hệ thống diều hòa không khí của toyota camry 2002

Hình 3.1 Bố trí hệ thống điều hòa không khí

1 Công tắc áp suất 10 Motor bước điều khiển hòa trộn không khí

3 Bảng điều khiển A/C 12 Dàn sưởi

4 Cảm biến ánh sáng mặt trời 13 Motor bước điều khiển gió ra

5 ECM 14 Cảm biến nhiệt độ dàn lạnh

6 Cảm biến nhiệt độ trong xe 15 Van tiết lưu

7 Lọc gió lạnh 16 Motor bước điều khiển gió vào

8 Motor quạt lồng sóc 17.Cảm biến nhiệt độmôt trường

9 Điều khiển quạt lồng sóc 18 Dàn nóng

3.1.2.Một số thông số cơ bảng trong hệ thống điều hòa không khí

Bảng 3.1 Thông số trong hệ thống điều hòa ô tô

1 Lực căng dây curoa Curoa mới(63-87kg)

2 Dung tích dầu hệ thống điều hòa 4,1-4,6 oz ( 124-136ml)

3 Dung tích môi chất lạnh(134a) 17.6 – 21,1 oz( 0,56 – 0,624lít)

4 Áp suất vận hành của hệ thống Áp cao 199-228 psi (14-16 kg/m 2 ) Áp thấp 21-36 psi (1,5-2,5 kg/m 2 )

1 Cần sử dụng thước đo lực để canh lực dây curoa

2 Cho curoa vận hành trong 5 phút sau khi đã lắp curoa

3 Sử dụng nhớt ND_OIL 8 hoặc tương tự

4 Khi kiểm tra cần các điều kiện sau: nhiệt độmôi trường 30-35 0 C, bật công tắc lấy gió trong, động cơ ở vòng tua 1500RPM, công tắc quạt ở tốc độ cao và nhiệt độ điều khiển ở vị trí COOL hoặc MAX COOL a.Vị trí chếđộ và hoạt động của bộđiều tiết không khí

Hình 3.2 Bộđiều tiết không khí

Bảng 3.2 Vận hành điều tiết không khí Điều khiển điều tiết

Vị trí diều khiển Vị trí điều tiết

Bộ điều khiển hòa trộn không khí

MAX COLD - MAX HOT TEMP SETTING

C ~ D ~ E Thay đổi tỷ lệ hỗn hợp của không khí ngoài và trong xe điều chỉnh nhiệt

{18°C (65°F) - 32°C (85°F)} độ liên tục từ HOT đến COLD

Chếđộ điều khiển không khí

Sưởi ấm xung quanh và dưới chân

FOOT H, K, L, O, P Không khí lạnh được thổi qua hai bên và một ít ở giữa

BI-LEVEL I, J, M, N, P Không khí thổi vào chân và mặt FACE I, J, M, N, R Không khí thổi vào trung tâm người lái và người xung quanh

3.1.3.Không khí ra và lưu lượng không khí

Chế độ không khí ra

Giữa Bên Sau Chân Sưởi

Có 2 loại bảng điều khiển điều hòa không khí được sử dụng; loại nút nhấn đối với điều hòa không khí loại điều khiển tự động và loại công tắc xoay cho điều hòa không khí loại điều khiển bằng tay

Hình 3.4 Hai loại bảng điều khiển

Các hư hỏng trên hệ thống điều hòa không khí

STT Triệu chứng Khu vực nghi ngờ

1 Toàn bộ chức năng AC không hoạt động 1 Cầu chì 50A

2 Điều khiển lưu lượng không khí dàn lạnh: quạt lồng sóc không hoạt động

3 Bộ điều khiển điều hòa

3 Điều khiển lưu lượng không khí dàn lạnh: quạt lồng sóc không điều khiển

3 Bộ điều khiển điều hòa

4 Điều khiển lưu lượng không khí dàn lạnh: lượng không khí ra không đủ

5 Kiểm soát nhiệt độ: Không có khí mát thoát ra

1 Khối lượng môi chất lạnh

3 Áp suất môi chất lạnh

5 Công tắc áp suất số 1

6 Bộ motor bước điều tiết hỗn hợp không khí

8 Bộ điều khiển điều hòa

6 Kiểm soát nhiệt độ: Không có khí ấm thoát ra 1 Khối lượng nước làm mát động cơ

2 Bộ motor bước điều tiết hỗn hợp không khí

3 Các cảm biến của điều hòa

4 Bộ điều khiển điều hòa

7 Kiểm soát nhiệt độ: Không khí đầu ra ấm hơn hoặc mát hơn so với thiết lập

1 Bộ motor bước điều tiết hỗn hợp không khí

2 Bộ công tắc điều hòa

8 Kiểm soát nhiệt độ: Không kiểm soát nhiệt độ 1 Bộ motor bước điều tiết hỗn hợp không khí

2 Bộ điều khiển điều hòa

9 Không có điều khiển cửa gió

1 Motor bước điều khiển van điều tiết không khí 2 Bộ công tắc điều hòa

10 Không động cơ chạy không tải khi A / C bật 1 Máy nén

2 Bộ điều khiển điều hòa

11 Độsáng không thay đổi khi bật công tắc điều chỉnh âm lượng hoặc điều khiển ánh sáng

1 Hệ thống đèn chiếu sáng

Bảng 3 1 Chẩn đoán hư hỏng

C ảnh báo an toàn lao độ ng

1 Không làm việc trong môi trường không gian kín hoặc gần lửa

2 Luôn sử dụng kính bảo vệ mắt

3 Cẩn thận không để môi chất chất lạnh bắn vào mắt hoặc da

Nếu môi chất lạnh dính vào mắt hoặc da

+ Rửa vùng bị dính bằng nước mát + Không dụi mắt

+ Thoa dầu khoáng sạch da + Đến bệnh viện

4 Để bình ga tránh nhiệt độ cao

5 Không xả bình môi chất lạnh và tránh làm rơi

6 Không vận hành máy nén trong điều kiện thiếu môi chất lạnh

7 Không mở van áp cao khi máy nén hoạt động

8 Không nạp dư môi chất lạnh

Kiểm tra và chuẩn đoán hệ thống điện điều hòa không khí

3.4.1.Kiểm tra công tắc áp suất số 1 a Kiểm tra điều khiển ly hợp từ

(1) Đặt trên đồng hồ đo

(2) Kết nối dây dẫn dương (+) từ ohm kế đến đầu 4 và dây dẫn âm (-) với đầu 1

(3) Kiểm tra tính liên tục giữa các đầu nối khi áp suất chất làm lạnh thay đổi, như thể hiện trong hình minh họa

Nếu hoạt động không như quy định, hãy thay thế công tắc áp suất b Điều khiển quạt làm mát

Kiểm tra hoạt động của công tắc áp suất

(1) Kết nối dây dẫn dương (+) từ ohm kế đến đầu 2 và dây âm (-) với đầu 3

(2) Kiểm tra tính liên tục giữa các đầu nối khi áp suất chất làm lạnh thay đổi, như thể hiện trong hình minh họa

Nếu hoạt động không như quy định, hãy thay thế công tắc áp suất

3.4.2.Kiểm tra bộ điều khiển điều hòa a Ngắt kết nối đầu nối khỏi bộ điều khiển và kiểm tra đầu nối ở phía dây, như thể hiện trong bảng dưới

Kí hiệu Điều kiện Điều kiện đặc biệt

Nếu mạch như chỉ định, hãy thử thay thế bộ điều hoặc hãy kiểm tra các mạch điện được kết nối với các bộ phận khác b Kết nối đầu nối với bộ điều khiển điều hòa và kiểm tra mặt dây từ mặt sau, như thể hiện trong bảng bên dưới

Kí hiệu Điều kiện Điều kiện đặc biệt

Công tắc : OFF →LO 0 →dưới 1.0V

Chìa khóa:ON Công tắc:OFF →M1 0 →dưới 1.0V M2 ⇔ E1

Chìa khóa:ON Công tắc:OFF →M2

Chìa khóa:ON Công tắc:OFF →HI 0 →dưới 1.0V REC ⇔ GND

Chìa khóa:ON Công tắc lấy gió:FRESH→

Chìa khóa:ON Công tắc lấy gió: RECIR→ FRESH

Chìa khóa:ON Dưới 1V→trên 4V

MAX.HOT→ MAX.COLD A/C ⇔ GND

Chìa khóa:ON Công tắc:ON(Lo,M1, M2,HI)

Chìa khóa:ON Công tắc:ON(Lo,M1, M2,HI)

Chìa khóa:ON Công tắc:ON(Lo,M1, M2,HI)

Chỉnh nhiệt độ: MAX.HOT→ MAX.COLD

Chìa khóa:ON Chỉnh nhiệt độ:

Chìa khóa:ON Chọn: Except FACE→FACE Dưới 1V→0V DEF ⇔ GND

Chìa khóa:ON Chọn: Except DEF → DEF Dưới 1V→0V F/D ⇔ GND

Chìa khóa:ON Chọn: Except FOOT → FOOT

Chìa khóa:ON Chọn: Except B/L → B/L Dưới 1V→0V 3.4.3.Kiểm tra ECM

Kí hiệu Điều kiện Điều kiện đặc biệt

Khởi động động cơ Áp suất môi chất lạnh: Thông thường

0 → Dưới 1,0 V psi) hoặc hơn 1,34 Mpa (32 kgf⋅cm22, 2.455 psi)

Công tắc: ON Công tắc A / C: OFF → ON 0 → Dưới 1,0 V THR ⇔ E2

Ly hợp từ: OFF → ON 0 → Dưới 1.0 V

Ly hợp từ: OFF → ON Tạo xung E2 ⇔ mass

Khởi động động cơ Áp suất môi chất lạnh: Thông thường

→ Dưới 0,19 Mpa (2,0 kgf⋅cm2, 28 psi) hoặc hơn 1,34 Mpa (32 kgf⋅cm22, 2.455 psi)

Nếu mạch như chỉ định, hãy thử thay thế bộ điều hoặc hãy kiểm tra các mạch điện được kết nối với các bộ phận khác

3.4.4.Kiểm tra ly hợp điện từ của máy nén

Hình 3.5 Chân giắc ly hợp máy nén

(a) Kết nối cực dương (+) từắc qui với đầu 3 và cực âm (-) dẫn đến mass

(b) Kiểm tra xem ly hợp từđã được cấp điện chưa. Nếu hoạt động không như quy định, hãy thay thế ly hợp điện từ

(c) Đo điện trở giữa các đầu 2 và 4 Điện trở tiêu chuẩn: 165 - 205 Ω ở 20 oC (68 oF)

Nếu điện trởkhông như quy định, hãy thay thế máy nén

3.4.5.Kiểm tra relay ly hợp điện từ

Hình 3.6 Relay li hợp điện từ

Tình trạng Kết nối đồng hồ do Điều kiện Thông mạch 1 - 2 Thông mạch

Nối B + đầu 1 và mass đầu 2 3-5 Thông mạch 3.4.6.Kiểm tra bộ motor bước hòa trộn không khí

Kiểm tra hoạt động của motor bước

(1) Kết nối dây dương (+) từ ắc qui với đầu

4 và dây âm (-) với đầu 5, sau đó kiểm tra để chắc chắn rằng cánh tay quay về phía

"LẠNH" một cách trơn tru

(2) Kết nối dây dương (+) từ ắc qui đến đầu

5 và dây âm (-) với đầu 4, sau đó kiểm tra đểđảm bảo rằng cánh tay quay về phía

"HOT" một cách trơn tru

Nếu hoạt động không như quy định, hãy thay thế động cơ servo trộn không khí

(b) Kiểm tra điện trở của cảm biến vị trí Đo điện trở giữa các đầu dây ở motor bước phân bổ từng vị trí như thể hiện trong biểu đồ

Kết nối đồng hồ đo Điều kiện Điều kiện đặt biệt

1 - 3 Cánh tay vị trí COLD

Nếu điện trởkhông được chỉđịnh, hãy thay thế động cơ servo

3.4.7 Động cơ motor bước điều chỉnh chế độ hướng quạt

• a) Kiểm tra hoạt động của motor bước

(b) Kết nối dương (+) ắc quy với dây 7 và dây âm (-) với đầu 8

(c) Kết nối dây âm (-) ắc qui với mỗi đầu giắc, như bảng dưới và kiểm tra xem trục quay ở mỗi vị trí, như trong hình minh họa

Kết nối chân giắc Vị trí

Nếu hoạt động không như được chỉ định, hãy thay thếmotor bước

3.4.8 Motor bước điều khiển chế độ tuần hoàn không khí a) Kiểm tra hoạt động của motor bước

(1) Kết nối dây dương (+) ắc qui với chân

5 và dây âm (-) với chân 1, sau đó kiểm tra để đảm bảo rằng cánh tay quay về phía

"REC" một cách trơn tru

(2) Kết nối dây dương (+) ắc qui đến chân

5 và dây âm (-) với chân 2, sau đó kiểm tra để đảm bảo rằng cánh tay quay về phía

"FRS" một cách trơn tru

Nếu các hoạt động không như được chỉ định, hãy thay thế motor bước

3.4.9.Cảm biến nhiệt độ số 1

Kiểm tra diện trở giữa cực 1 và 2 của cảm biến theo từng dải nhiệt độ như thể hiện ở biểu đồdưới

Hình 3.7 Biểu đồđiện trởthay đổi theo nhiệt độ của cảm biến nhiệt độ

(a) Kết nối dây dương (+) ắc qui với chân

2 và cực âm (-) với chân 1, sau đó kiểm tra xem động cơ hoạt động trơn tru hay không Nếu hoạt động không như quy định, hãy thay thế động cơ quạt dàn lạnh

3.4.11 Bộ relay điều khiển quạt dàn lạnh

Hình 3.8 Relay quạt dàn lạnh Điều kiện Vị trí kiểm tra Điều kiện đặc biệt

Cấp dương và âm vào 2 chân 1 và 2

Kiểm tra bên trong hệ thống lạnh

3.5.1.Kiểm tra lưu lượng môi chất lạnh

(a) Quan sát kính nhìn trên ống dẫn chất lỏng lạnh hơn A.

• Động cơ chạy ở tốc độ 1.500 rpm

• Công tắc điều khiển tốc độ quạt gió ở "HI"

• Điều khiển nhiệt độ ở ”MAX COOL"

• Mở hoàn toàn các cánh cửa

Số Triệu chứng Lượng chất lạnh Sửa chữa

1 Bong bóng Không đủ 1) Kiểm tra rò rỉ môi chất lạnh và khắc phục

(2) Thêm môi chất lạnh cho đến khi bong bóng biến mất

2 Không có bong bóng Không có, không đủ hoặc quá nhiều

3 Không có sự chênh lệch nhiệt độ giữa đầu vào và đầu ra của máy nén

Không có hoặc gần như không có

(1) Kiểm tra rò rỉ khí và sửa chữa

(2) Thêm chất làm lạnh cho đến khi bong bóng biến mất

4 Chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa đầu vào và đầu ra của máy nén

Quá nhiều Tham khảo 5 và 6

5 Ngay sau khi bật máy lạnh lập tức tắt Quá nhiều 1) Xả chất làm lạnh

(2) Loại bỏ không khí và cung cấp môi chất lạnh vừa đủ

6 Ngay sau khi tắt điều hòa không khí, chất làm lạnh sủi bọt và sau đó trở nên rõ ràng

Chính xác Bong bóng trong kính nhìn có nhiệt độ cao hơn bình thường có thể được coi là bình thường nếu làm mát đủ

3.5.2.Kiểm tra áp suất hệ thống lạnh bằng đồng hồ đo áp suất Điều kiện thử nghiệm:

• Nhiệt độởđầu vào không khí với bộ công tắc ở RECIRC là 30 - 35 ° C (86 - 95 ° F)

• Động cơ chạy ở tốc độ 1.500 vòng / phút

• Công tắc điều khiển tốc độ quạt gió ở vị trí "HI"

• Nút xoay điều khiển nhiệt độ ở vị trí "COOL"

3.5.3.Hệ thống lạnh hoạt động bình thường Đọc đồng hồ đo:

Hình 3.9 Đồng hồở vị trí tiêu chuẩn

3.5.4 Hơi ẩm có trong hệ thống lạnh

• Áp thấp 21-36 psi (1,5-2,5 kg/m2) Lúc sau

• Áp thấp gần 0 psi (0 kg/m2)

• Tình trạng: Lúc đầu mát rồi lúc sau không mát

Triệu chứng Nguyên nhân Chuẩn đoán Biện pháp khắc phục

Trong quá trình hoạt động dàn lạnh có lúc hoạt động bình thường có lúc trở thành chân không

Do van tiết lưu bị đóng băng tạm thời, khi môi chất lạnh không đi qua được van nóng lên và tan ra thì van lại hoạt động bình thường Độẩm trong hệ thống lạnh bị đóng băng tại lỗ van tiết lưu và chặn sự lưu thông của chất làm lạnh

(2) Loại bỏ độ ẩm trong hệ thống bằng cách hút chân không

(3) Cung cấp môi chất lạnh mới

Tình trạng: Hệ thống làm mát không hoạt động hiệu quả Áp suất đo được:

Triệu chứng Nguyên nhân Chuẩn đoán Biện pháp khắc phục

- Áp suất thấp ở cả hai phía áp suất thấp và cao

- Bong bóng gas thấy liên tục

- Hiệu suất làm mát không đủ

Rò rỉ gas trong hệ thống lạnh

- Không đủ môi chất lạnh

- Rò rỉ môi chất lạnh

(1) Kiểm tra rò rỉ và sửa chữa

(2) Cung cấp lượng môi chất lạnh thích hợp

(3) Nếu giá trị áp suất được chỉ định gần bằng

0 khi được kết nối với đồng hồ đo, hãy tạo chân không sau khi kiểm tra và sửa chữa vị trí bị rò rỉ

3.5.6.Môi chất lạnh không lưu thông

Tình trạng: Hệ thống làm mát không hoạt động (Đôi khi nó hoạt động) Áp suất đo được:

Triệu chứng Nguyên nhân Chuẩn đoán Biện pháp khắc phục

Chân không ở áp suất thấp và áp suất thấp ởđường áp suất cao

Có đóng tuyết tại dàn nóng và van tiết lưu

Rò môi chất lạnh van tiết lưu

Môi chất lạnh không lưu thông

(1) Kiểm tra van tiết lưu

(2) Làm sạch bụi bẩn trong van tiết lưu

(5) Đối với rò rỉ khí từ van tiết lưu, thay thế van tiết lưu 3.5.7.Môi chất lạnh lưu thông kém

Tình trạng: Hệ thống làm mát không hoạt động hiệu quả Áp suất đo được:

Triệu chứng Nguyên nhân Chuẩn đoán Biện pháp khắc phục

- Áp suất thấp ở cả hai phía áp suất thấp và cao

Dàn nóng bị nghẽn Hư dàn nóng Thay thế bình dàn nóng

3.5.8.Môi chất lạnh quá nhiều hoặc dàn nóng giải nhiệt không đủ

Tình trạng: Hệ thống làm mát hoạt động không hiệu quả Áp suất đo được:

Chuẩn đoán Biện pháp khắc phục Áp cao ở cả hai phía

Khôg có bọt khí ngay cả khi vòng tua máy ở thấp

Không thể giải nhiệt kịp do sử dụng quá nhiều môi chất lạnh

Làm mát dàn lạnh không đủ

Quá nhiều môi chất lạnh trong chu trình

→ quá nhiều chất làm lạnh được cung cấp

Làm mát dàn ngưng không đủ → cánh tản nhiệt bịdơ ở quạt làm mát

(2) Kiểm tra quạt làm mát với hoạt động của động cơ quạt làm mát

(3) Nếu (1) và (2) ở trạng thái bình thường, hãy kiểm tra lượng môi chất lạnh và cung cấp lượng môi chất lạnh thích hợp 3.5.9.Không khí hiện tại trong hệ thống lạnh

Tình trạng: Không đủ lạnh Áp suất đo được:

Triệu chứng Nguyên nhân Chuẩn đoán Biện pháp khắc phục Áp suất cao cả hai phía Đóng tuyết ở đường ống áp thấp

Van tiết lưu hư Quá nhiều môi chất lạnh ởống áp suất thấp Độ hở van tiết lưu quá lớn Kiểm tra van tiết lưu

Tình trạng: Môi chất lạnh không lưu thông Áp suất đo được:

Chuẩn đoán Biện pháp khắc phục Áp suất quá cao ở áp suất thấp Áp suất quá thấp so với áp suất cao

Rò rỉ bên trong máy nén

Hư máy nén Thay thế hoặc sửa chữa máy nén.

Cách tháo r ờ i các b ộ ph ậ n trên h ệ th ống điề u hòa không khí

Tháo bulong chân (C)trên máy máy phát điện Tháo con tán hãm bulong tăng đưa trên máy phát điện

Nới bu long tăng đưa Lấy dây curoa ra

III Điều chỉnh curoa Điều chỉnh độcăng dây curoa bằng cách nới ra hoặc siết vào bulong B như trên hình

Curoa mới(63-87kg) Curoa cũ (30-50kg)

Kiểm tra răng của dây đai đã ăn khớp với buli chưa

3.6.2.Bộ điều khiển A/C a Cách tháo

B 1: Tháo rời bộ điều khiển A/C ta khỏi taplô

Dùng tua vít nạy các vị trí chỉ định bên hình rồi lấy bộ điều khiển ra Sau đó rút giắc kết nối ra

B 2: Tháo rời bộ khung phía trước ra khỏi bộ điều khiển

Tháo 4 con vít và 5 khớp nối như hình bên

Tháo giắc kết nối và lấy nó ra

B 3: Tháo màn hình điều khiển A/C

B 4: Tháo bảng mạch điều hòa

Bộ dàn lạnh

3.7.1.Bố trí bộ dàn lạnh

Hình 3.11 Bố trí dàn lạnh

1 Ống không khí ra 4 Giắc cắm 7 Bộ quạt dàn lạnh

2 Bộ quạt dàn lạnh 5 Lọc gió lạnh 8,10 Giắc cắm

3 Motor bước điều chỉnh lấy gió 6 Điện trở quạt 9 Bộđiều chỉnh quạt dàn lạnh với điều hòa tự động

3.7.2.Cách lấy bộ dàn lạnh ra khỏi taplô

Hình 3.12 Vị trí bộ dàn lạnh trên taplô

3.7.3.Cách lấy dàn lạnh lạnh ra khỏi bộ dàn lạnh

Hình 3.13 Cách mở dàn lạnh và dàn sưởi ra khỏi bộ dàn lạnh

3.7.4.Tháo lắp bộ dàn lạnh

B1: Xả hết môi chất lạnh ra khỏi dàn lạnh

Tháo móng kẹp đường ống như hướng dẫn hình bên

Tháo ống dẫn gas Đậy kín dây ra để tránh bụi bẩn và chất ẩm B3: Tháo ống nước dàn sưởi

Sử dụng kiềm kẹp phe để mở ống nước dàn lạnh

B5: Tháo ống dẫn khí điều hòa

B6: Tháo bộ điều khiển phanh tay

B8: Tháo một số bộ phận trên taplô

Tháo 2 con bulông và lấy ra

Tháo con tán và bulông

Tháo ống dẫn khí ra phía sau

B9: Tháo giá đỡ vô lăng

Tháo hộp cầu chì dưới vô lăng

Tháo 2 kẹp Tháo 3 con bulông và lấy trụ lái ra

B11: Tháo bộ quạt lồng sóc dàn lạnh

Tháo giắc kết nối Tháo bulông và giá đỡ quạt

Tháo 2 vít, 2 con tán và bộ quạt

B12: Tháo trên bộ dàn sưởi

Tháo motor bước chế độ điều tiết

Tháo bộmotor bước chếđộ điều tiết hòa trộn gió

Tháo bộống điều hòa Tháo bộ bảo vệ Dùng lục giác 4 mở 2 con bulông Tháo sin ra khỏi ống

Tháo cảm biến nhiệt độ

Tháo dàn lạnh ra khỏi bộ dàn lạnh

Làm trình tự ngược lại

Máy nén

Hình 3.14 Cấu tạo máy nén

1 Cụm máy nén 3 Bộ li hợp 6 Chắn bụi

2 Kẹp dây điện 4,5 Vòng khoe

3.8.2.Tháo máy nén ra khỏi ô tô

B1: Xả ga lạnh ra khỏi hệ thống

Tháo bulông và lấy máy nén ra ngoài

3.8.3.Tháo và kiểm tra ly hợp từ máy nén

Tháo giá đỡ dây điện

Kẹp máy nén lên e tô Tháo bulông, khung sắt li hợp từ và chắn bụi li hợp từ

Sử dụng kiềm phe để lấy phe cài bạc đạn và lấy roto li hợp từ( kết nối với trục quay máy nén)

Dùng kiềm mởphe để lấy lấy phe sau đó lấy bộ ly hợp từ ra

B2: Kiểm tra li hợp từ Đặt đồng hồ so vào giữa ly hợp từ (b) Nối dây dương của ắc quy với chân 3 của đầu nối ly hợp từ và dây âm vào mass Bật và tắt ly hợp từ và đo khe hở

Khoảng cách khe hở tiêu chuẩn: 0,35 - 0,60 mm (0,014 - 0,024 in.)

Nếu giá trị đo được nằm ngoài phạm vi tiêu chuẩn, thay li hợp từ 3.8.4.Kiểm tra dầu máy nén

Khi thay mới máy nén và ly hợp từ, cần cung cấp dầu vào đầu hút máy nén trước khi lắp đặt.(Dung tích dầu bên trong máy nén và ly hợp từ mới: 120 + 15 cc (4.1 +0.51 fl.oz.)

• Khi kiểm tra mức dầu máy nén, hãy tuân thủcác lưu ý khi tháo / lắp bộ làm mát

• Do dầu máy nén khí vẫn còn trong đường ống của xe, nên tránh thêm quá nhiều dầu gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống điều hòa không khí

• Nếu lượng dầu còn lại trong máy nén và ly hợp từ đã loại bỏ có thể tích quá nhỏ, hãy kiểm tra xem có rò rỉ dầu không

• Đảm bảo sử dụng ND – OIL8 cho dầu máy nén khí.

Dàn nóng

Vi trí và các tháo dàn nóng

Hình 3.15 Vị trí dàn nóng

Cách thay thế và nạp ga hệ thống lạnh

− Xả ga ra khỏi hệ thống

− Vận hành máy nén ở tốc độ khoảng 1000 RPM với thời gian từ 5 đến 6 phút

− Thu hồi ga của hệ thống bằng cách dùng máy thu hồi ga

− Thực hiện hút chân không bằng bơm chân không

− Nạp ga R134a Lượng ga: 700 ± 30 g ( 24.7 oz ± 1.1 oz)

− Lắp bộđồng hồđo vào hệ thống

− Lắp ống giữa của bộđồng hồvào bơm hút chân không.

− Cho bơm hút chân không chạy, và sau đó mở cả hai van tay

− Sau khoảng 5 phút thì kim bên đồng hồ áp thấp chỉ nhỏhơn 20 inHg

(500mmHg, 33 kpa) và kim đồng hồ bên cao chỉ dưới mức không Nếu kim bên cao không chỉ dưới không thì hệ thống bị nghẹt Xác định vị trí nghẹt và xử lý

− Sau khi hệ thống hạ xuống đến điểm chân không thấp nhất, đóng van bên cao và tắt bơm chân không Ghi nhận sốchân không trên đồng hồ thấp áp

− Trong 5 phút hoặc lâu hơn mà kim không giảm xuống thì hệ thống không có rò rỉ Nếu kim đồng hồ giảm xuống thì tìm kiếm vị trí xì và khắc phục

− Sau khi đồng hồ áp thấp chỉ xấp xỉ 28-29 inHg (710-740 mmHg, 94 kpa) thì tiếp tục hút chân không khoảng 15 phút nữa

− Đóng cả hai van tay và ngừng bơm, tháo ống nối vào bơm ra

− Bây giờ hệ thống sẵn sàng nạp môi chất mới

3.10.4 Gắn van đồng hồđo vào bình ga lạnh và xảgió đường ống

− Trước khi lắp bộ van nạp vào bình chứa môi chất lạnh, xoay van theo

− chiều kim đồng hồ đến khi van đóng lại hoàn toàn

− Lắp ống giữa (ống vàng) của bộ đồng hồ đo vào van, 2 van tay phải được

− Xoay van tay theo ngược chiều kim đồng hồđể khóa kín van tay

− Mở2 van tay theo ngược chiều kim đồng hồđể ga lạnh đi vào ống và tiến hành xả gió

− Nới lỏng đai ốc nối ống giữa của bộ đồng hồ đo đến khi nghe tiếng gió xì

− Cho không khí thoát ra ngoài một vài giây và sau đó siết chặt đai ốc lại

Sau khi đã hút chân không cho hệ thống xong, kiểm tra xem hệ thống có rò rỉ không

− Lắp vòi van môi chất lạnh đã trình bày ở phần trên

− Mở van bên áp suất cao để nạp hơi môi chất lạnh vào hệ thống

− Khi đồng hồ bên áp thấp chỉ 1kg/cm2 (14 psi) đóng van bên áp cao

− Dùng bộ dò môi chất lạnh rò rỉ, để kiểm tra rò rỉ, hoặc bộ kiểm tra rò rỉ bằng điện để kiểm tra rò rỉ cho hệ thống

− Nếu phát hiện rò rỉ, sửa chữa từng phần hoặc nối lại

− Sau khi kiểm tra và sửa chữa hệ thống, tiến hành các bước sau:

• Khóa van bằng tay theo ngược chiều kim đồng hồ

• Tháo ống giữa ra khỏi van

− Rút chân không hệ thống ra ít nhất 15 phút

3.10.6 Nạp môi chất lạnh cho hệ thống:

Môi chất lạnh được nạp vào hệ thống thông qua đường áp thấp, ở trạng thái hơi (vapor state) Khi bình chứa môi chất đặt thẳng đứng, môi chất lạnh sẽ được nạp vào hệ thống ở thể hơi

B1: Thực hiện chuẩn bị nạp ga

B2: Lắp ráp van lấy môi chất lạnh vào miệng bình chứa môi chất

B3: Xả gió trong ống nối

B4: Kiểm tra để biết hệ thống có bị nghẹt không

B5: Ngâm bình chứa môi chất trong một chậu nước nóng (tối đa 400C) Làm như thế nhằm mục đích cho áp suất của hơi môi chất lạnh trong bình chứa cao hơn áp suất trong hệ thống

B6: Mở van đồng hồ phía áp suất thấp cho phép môi chất lạnh nạp vào hệ thống

B7: Sau khi áp suất của đồng hồ áp thấp hạ xuống dưới 2,8kg/cm2 ta lật ngược bình chứa môi chất lạnh nhằm nạp nhanh môi chất vào hệ thống

B8: Khóa kín van đồng hồ áp thấp

B9: Tách van lấy môi chất lạnh ra khỏi ống nối giữa

B10:Trắc nghiệm để kiểm tra nạp môi chất hoàn tất

3.10.7 Xả ga mà không thu hồi

Lắp bộđồng hồđo vào hệ thống lạnh

B1: Đặt đầu cuối của ống giữa bộ đồng hồ đo lên trên một khăn hay một giẻ lau sạch

B2: Mở nhẹvan đồng hồ cao áp cho ga lạnh thoát ra theo ống giữa của bộđồng hồ đo

B3: Quan sát kỹ khăn lau xem dầu bôi trơn có thoát ra theo không Nếu có hãy đóng bớt van

B4: Sau khi đồng hồ cao áp chỉ áp suất dưới 3,5 kg/cm2 (50 psi), hãy mở từ từ van bên thấp áp

B5: Khi áp suất trong hệ thống lạnh đã hạ xuống, hãy tuần tự mở cả hai van của cả hai đồng hồ cho đến lúc số đọc là số không

B6: Bây giờ hệ thống lạnh đã được xả sạch ga, có thể tháo rời các bộ phận để kiểm tra sửa chữa

B7: Đóng kín các van đồng hồ sau khi ga lạnh đã xả ra hết

B8: Đậy kín các lỗtrên máy nén để không cho chất dơ chui vào.

3.10.8 Xả ga ra khỏi hệ thống

B3: Vận hành máy nén ở tốc độ khoảng 1000 rpm với thời gian từ 5 đến 6 phút B4: Tắt động cơ

B5: Thu hồi ga của hệ thống từ bên cao và bên thấp bằng cách dùng máy thu hồi ga

Sơ đồ m ạch điệ n h ệ th ống điề u hòa không khí trên xe toyota camry

Vận hành hệ thống

3.12.1 Hoạt động của motor lồng sóc

Khi tốc độ quạt gió được đặt ở một mức nhất định bằng cách sử dụng SW điều khiển quạt gió, cụm điều khiển A / C sẽ gửi tín hiệu đến điều khiển quạt gió để điều khiển tốc độđộng cơ quạt gió

Khi bật SW tựđộng, cụm điều khiển A / C sẽ gửi tín hiệu từ các cảm biến khác nhau và SW nhiệt độ đến bộ điều khiển quạt gió để tự động điều khiển tốc độ động cơ quạt gió

3.12.2 Điều khiển động cơ motor bước điều khiển khí vào

Khi SW chọn FRESH / RECIRC được đặt thành RECIRC, động cơ trong motor bước điều khiển đầu vào không khí bắt đầu quay để di chuyển van điều tiết về phía RECIRC Vì vị trí van điều tiết được phát hiện bởi TERMINAL TPI của cụm điều khiển A/C, động cơ được quay liên tục cho đến khi van điều tiết đến vị trí dừng Động cơ motor bước bắt đầu quay để di chuyển van điều tiết về phía FRESH.Vì vị trí van điều tiết được phát hiện bởi TPI TERMINAL của cụm điều khiển A/C, động cơ được quay liên tục cho đến khi van điều tiết đến vị trí dừng

3.12.3 Điều khiển chếđộ thông gió điều khiển động cơ motor bước

Khi SW chọn chế độ được đẩy, ECU trong cụm điều khiển A/C sẽ kích hoạt động cơ servo điều khiển chế độ thông gió Điều này làm cho mô tơ servo quay đến vị trí (FACE, BI – LEVEL, FOOT, FOOT / DEF, DEF) được chọn bằng cách sử dụng chế độ chọn SW và di chuyển tấm van điều tiết

3.12.4 Kiểm soát hỗn hợp khí điều khiển động cơ motor bước

Khi nhấn công tắc điều khiển nhiệt độ, ECU trong cụm điều khiển A/C sẽ gửi tín hiệu đến động cơ motor bước điều khiển hỗn hợp không khí Tín hiệu này làm động cơ đạt đến nhiệt độ được thiết lập bởi bộ công tắc điều khiển nhiệt độ và di chuyển tấm van điều tiết

3.12.5 Hoạt động điều hòa không khí

Cụm điều khiển A/C nhận các tín hiệu khác nhau, I.E., RPM của động cơ từ mô- đun điều khiển động cơ, tín hiệu nhiệt độ không khí bên ngoài từ nhiệt độ môi trường /C cảm biến, nhiệt độ nước làm mát từ mô-đun điều khiển động cơ và tín hiệu khóa từ máy nén A / C, v.v

Nếu cụm điều khiển A / C phát hiện các tình trạng sau, nó sẽ dừng điều hòa không khí:

• Không khí đầu ra của thiết bị bay hơi quá thấp

• Có sự khác biệt rõ rệt giữa tốc độ máy nén và tốc độ động cơ

• Áp suất môi chất lạnh cao bất thường hoặc thấp bất thường

• Tốc độ động cơ quá thấp

• Xảy ra hiện tượng tăng tốc nhanh

Công tắc áp suất Chân 1–4: Ngắt mạch với áp suất chất làm lạnh nhỏhơn khoảng 216 kpa (2,2 kgf / cm2, 31 psi) hoặc lớn hơn 3138 kpa (32 kgf / cm2, 455 psi)

B – mass Luôn luôn gần bằng 12V

IG – mass Gần bằng 12V với ở công tắc IG vị trí ON hoặc ST

AIF – mass Gần bằng 12V với công tắc FRESH ở vị trí ON

AIR – mass Gần bằng 12V với công tắc RECIRC ở vị trí ON

GND – mass Luôn luôn thông mạch

Phân tích sơ đồ mạch điện hệ thống điều hòa

Sơ đồ cấp điện cho các cầu chì

Hình 3.21 Sơ đồ cấp điện cho cầu chì

Vị trí của cầu chì và relay trên ô tô

3.13.2 Hoạt động của mạch điện điều hòa không khí a.Sự hoạt động của ly hợp từ

Hình 3.25 Sơ đồ hoạt động đóng ly hợp từ máy nén

Màu đỏ Dòng điện đi xuống ly hợp từ Màu xám Dòng điện từ ECM ra mass Màu xanh Dòng điện đi đến hộp ECM Cách chữđược khoanh Các chân đưa tín hiệu

Khi công tắc A/C bật ON thì hộp điều khiển A/C sẽ đưa tín hiệu đến hộp điều khiển động cơ (ECM) qua chân(A/CI) rằng công tắc A/C đã được bật Lúc này hộp

ECM sẽ hiểu và cho chân mở ly hợp từ (ACMG) thông với chân ( PRE) nối mass Ly hợp từ sẽ được đóng b.Hoạt động của quạt dàn lạnh

Hình 3.26 Sự hoạt động của quạt dàn lạnh Đường màu xanh lá Khi chưa bật tốc độ quạt Đường màu cam Khibật tốc độ quạt

Khi bật công tắc A/C và chưa chỉnh tốc độ quạt thì bộđiều khiển A/C sẽ cho chân HR cấp mass lúc này relay sẽ duy chuyển từ chân 4 sang chân 5 Nguồn sẽ được qua quạt và qua bộ điều khiển quạt dàn lạnh về mass Quạt quay ở tốc độ thấp Khi điều chỉnh tốc độ quạt thì bộđiều khiển A/C sẽ ngắt mass chân HR lúc mày relay rẽ chuyển từ chân 5 về chân 4 Và hộp sẽ điều khiển bộ điều khiển tốc độ quạt dàn lạnh qua chân BLW Lúc này bộ điều khiển quạt dàn lạnh sẽ hiểu và cấp dương cho quạt qua chân VM Quạt quay nhanh hay chậm tùy thuộc vào tốc độmà ta điều chỉnh trên bộ điều khiển A/C c.Hoạt động quạt dàn nóng

Hình 3.27 mạch điện quạt dàn nóng

Khi bật công tắc A/C thì bộ điều khiển A/C sẽ đưa thông tin về hộp ECM làm cho chân ACMG được nối mass Rơle quạt số 3 đóng, quạt quay tốc độ thấp

Khi công tắc áp suất bật, hoặc công tắc nhiệt độ nước bật Thì rơle quạt số 1 sẽ đóng và rơle quạt số 2 chuyển từ chân 4 sang 5 Quạt sẽ quay với tốc độ cao.

Ứ NG D Ụ NG NGHIÊN C Ứ U H Ệ TH ỐNG ĐIỀ U HÒA KHÔNG KHÍ VÀO MÔ HÌNH

Các cụm chi tiết

9 Bộ biến áp( Thay thế cho máy phát điện và ắc qui)

Bộ dàn lạnh bâo gồm

Sử dụng van tiết lưu loại đơn

Công tắc điều khiển quạt

Cánh điều chỉnh hướng gió

4.1.1.Quá trình thực hiện mô hình

Lắp ráp các chi tiết lên khung

Sạc ga cho hệ thống

Hình 28 Hút chân không Hình 29 Loại ga Hình 30 Nạp ga

Sơ đồ mạch điện cho hệ thống

Hình4 1 Sơ đồ mạch điện trên mô hình

1 Relay nhiệt độ 4 Motor quạt dàn lạnh 7 Motor quạt dàn nóng

2 Đèn báo bật công tắc A/C 5 Bộđiện trở quạt 8 Bộđiều khiển quạt

3 Công tắc áp suất 6 Li hợp từ A Bộ dàn lạnh

Sau thời gian thực hiện đồ án, với sự trợ giúp nhiệt tình từ thầy Thái Văn Nông đã giúp em hoàn thành đồ án một cách tốt đẹp Em xin được tổng kết lại những kết quả đã đạt được như sau:

Về mặt lý thuyết

Em đã nắm bắt được các vận hành và các điều khiển của hệ thống điều hòa không khí.

Về mặt thực hành

Em đã thực hiện được đầy đủ các nội dung Bao gồm như sau:

Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lí hoạt động của các cụm chi tiết trên ô tô Đồng hời ứng dụng vào mô hình thực tế giúp em hiểu chuyên sâu hơn về các lắp đặt, kiểm tra và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

Ngoài những công việc đã thực hiện được, em nhận thấy mình vẫn còn nhiều sự hạn chế của đồán Tuy đã tìm hiểu rất nhiều rất nhiều kiến thức, song với phần lí thuyết là nguyên cứu hệ thống trên xe thực tế, do chưa được tiếp xúc nhiều nên vẫn sẽ có nhiều thiếu sót trong quá trình thực hiện.

Ki ế n ngh ị

Là một sinh viên sắp tốt nghiệp, việc thực hiện luận văn đã giúp ích cho em rất nhiều Thông qua đó, em đã học được tính tự học, tự tìm kiếm được các tài liệu cần thiết, ngoài ra còn có được những kinh nghiệm quý báu, những cái nhìn tổng quát hơn về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô Việc ứng dụng những kiến thức này sẽ giúp ích em trong con đường làm việc trong tương lai Hơn nữa, nó cần được quan tâm hơn nữa vì điều hòa không khí là một sự thiết yếu trên ô tô hiện nay.

Ngày đăng: 06/02/2024, 21:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w