1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình công nghệ lắp ráp xe kia sorento tại nhà máy thaco kia (chu lai)

81 15 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Trình Công Nghệ Lắp Ráp Xe Kia Sorento Tại Nhà Máy Thaco Kia (Chulai)
Tác giả Bùi Duy Nam
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thành Sa
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Tp.Hcm
Chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 5,71 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THACO (5)
    • 1.1. Giới thiệu (6)
      • 1.1.1. Về Thaco (6)
      • 1.1.2. Văn hóa THACO (7)
    • 1.2. Lĩnh vực hoạt động (9)
      • 1.2.1. THACO AUTO (9)
      • 1.2.2. THAGRICO (lĩnh vực Nông nghiệp) (12)
      • 1.2.3. THILOGI (lĩnh vực LOGISTICS) (13)
      • 1.2.4. THADICO (Lĩnh vực đầu tư – xây dựng) (16)
      • 1.2.5. THISO (Lĩnh vực thương mại – dịch vụ) (18)
      • 1.2.6. THACO INDUSTRIES (Lĩnh vực cơ khí & công nghiệp hỗ trợ) (20)
    • 1.3. Giới thiệu nhà máy Thaco Kia (22)
      • 1.3.1. Dây chuyền hàn (23)
      • 1.3.2. Dây chuyền sơn (23)
      • 1.3.3. Dây chuyền lắp ráp (24)
      • 1.3.4. Dây chuyền kiểm định (24)
  • CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP RÁP XE KIA SORENTO TẠI NHÀ MÁY THACO KIA (5)
    • 2.1. Giới thiệu xe Kia Sorento (26)
      • 2.1.1. Tổng quan (26)
      • 2.1.2. Ngoại thất (27)
      • 2.1.3. Nội thất (29)
      • 2.1.4. Động cơ và hộp số (31)
      • 2.1.5. Trang bị an toàn (32)
    • 2.2. Quy trình lắp ráp xe Kia Sorento tại nhà máy Thaco Kia (32)
      • 2.2.1. Lưu đồ quy trình công nghệ lắp ráp xe Kia Sorento (32)
      • 2.2.2. Bố trí nhân sự, nguyên liệu vật tư quy trình lắp ráp xe Kia Sorento (34)
        • 2.2.2.1. Chuyền TRIM (34)
        • 2.2.2.2. Chuyền CHASSIS (35)
        • 2.2.2.3. Chuyền FINAL (36)
        • 2.2.2.4. Chuyền Sub động cơ (37)
        • 2.2.2.5. Chuyền Sub cửa (38)
  • CHƯƠNG 3: CHI TIẾT QUY TRÌNH LẮP RÁP SUB ĐỘNG CƠ XE KIA (5)
    • 3.1. Sub động cơ Kia Sorento (40)
    • 3.2. Sub cầu sau Kia Sorento (57)
    • 3.3. Sub cầu trước Kia Sorento (72)
  • KẾT LUẬN (39)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (81)

Nội dung

Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THACO

Giới thiệu

Công ty cổ phần tập đoàn Trường Hải tiền thân là Công ty CP Ô tô Trường Hải (THACO) được thành lập vào ngày 29/04/1997, tại Đồng Nai Người sáng lập là ông Trần Bá Dương, hiện là chủ tịch hội đồng quản trị

Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, từ một công ty chuyên nhập khẩu xe cũ, cung cấp vật tư phụ tùng sửa chữa ô tô, THACO đã phát triển vượt bậc, đưa doanh nghiệp trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành gồm: 2 Tập đoàn là THACO AUTO (Ô tô), THAGRICO (Nông Lâm nghiệp) và 4 Tổng công ty là THACO Industries (Cơ khí và Công nghiệp hỗ trợ), THADICO (Đầu tư xây dựng), THILOGI (Logistics) và THISO (Thương mại dịch vụ), trong đó các ngành bổ trợ cho nhau và có tính tích hợp cao

Hình 1.1: Khu công nghiệp Thaco (Chulai) từ trên cao

Trở thành Tập đoàn công nghiệp đa ngành hàng đầu khu vực ASEAN, phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập khu vực và Thế giới

Mang lại giá trị cho khách hàng, xã hội và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước

THACO là Tập đoàn công nghiệp đa ngành bao gồm: Ô tô, Nông nghiệp, Cơ khí & Công nghiệp hỗ trợ, Logistics, Đầu tư - Xây dựng và Thương mại - Dịch vụ có tính bổ trợ và tích hợp cao theo xu thế hội nhập Quốc tế và số hóa

Cấu trúc THACO bao gồm: 2 Tập đoàn thành viên là THACO AUTO - điều hành toàn bộ mảng sản xuất, kinh doanh ô tô của THACO; THAGRICO - điều hành mảng Nông nghiệp và 4 Tổng công ty là THACO Industries - phụ trách lĩnh vực Cơ khí & Công nghiệp hỗ trợ; THADICO - phụ trách lĩnh vực Đầu tư xây dựng; THILOGI - phụ trách lĩnh vực Giao nhận vận chuyển (Logictics); THISO

- phụ trách lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ

Với mục tiêu trở thành Tập đoàn công nghiệp đa ngành, mang lại giá trị cho khách hàng, xã hội và có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, THACO không ngừng đầu tư phát triển sức mạnh nội lực, đổi mới tư duy và hành động, nâng chất, nâng tầm của đội ngũ nhân sự Để làm được những điều này, một trong những yếu tố quan trọng để điều hành, quản trị công ty phải kể đến chính là văn hóa THACO

Luôn quan niệm CBNV là nguồn lực quan trọng tạo nên sự thành công và phát triển bền vững, văn hóa THACO hướng đến việc xây dựng một đội ngũ nhân sự có ý chí mạnh mẽ; thái độ làm việc tích cực; tính sáng tạo cao và ý thức trau dồi năng lực chuyên môn trong môi trường kỷ luật, đóng góp vào sự phát triển của công ty, qua đó trở thành người hữu ích của xã hội, đất nước

Với những đặc thù của lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đòi hỏi chất lượng và tầm nhìn về sự phát triển bền vững, THACO lấy kỷ luật làm nền tảng, định hướng để xây dựng văn hóa Theo đó, công ty đề cao và tập trung nâng cao ý thức kỷ luật, hành động kỷ luật, con người kỷ luật trong đội ngũ nhân sự THACO Để phát triển nguồn nhân lực, nâng cao ý thức tác phong công nghiệp, THACO đề ra các chuẩn mực ứng xử thể hiện đặc trưng văn hóa là: Tôn trọng - Trung thực - Trách nhiệm - Tận Tâm - Thân thiện

Việc định hướng các ứng xử tại THACO theo tính kỷ luật được hướng dẫn cụ thể bằng các tiêu chuẩn của nguyên tắc 8T: Tận tâm – Trung thực - Trí tuệ -

Tự tin – Tôn trọng – Trung tín – Tận tình – Thuận tiện 8 yếu tố này liên kết, lồng ghép vào nhau linh hoạt trong mỗi ứng xử và mọi hoạt động của THACO, con người THACO

Bên cạnh tính kỷ luật, văn hóa THACO còn đề cao tính nhân văn “đóng góp, cống hiến cho xã hội” thông qua sản phẩm và dịch vụ, luôn thể hiện “trách nhiệm với xã hội” Trong những năm qua, “Tiêu chí 8 chữ T” đóng vai trò cốt lõi trong văn hóa THACO mà mỗi CBNV hướng đến, góp phần tạo nên hình ảnh thương hiệu của THACO, tiêu biểu cho nền công nghiệp của đất nước Đồng thời, công ty tạo môi trường làm việc đặc thù và ưu việt để nhân sự phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu hội nhập, đóng góp vào quá trình phát triển

Trang 4 kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia Văn hóa THACO thể hiện tính đại diện của một doanh nghiệp không chỉ ở sản phẩm hay thương hiệu, mà còn thể hiện ở mỗi nhân sự thông qua cách ứng xử của mình trong công việc và đời sống hàng ngày, với phương châm “mỗi nhân sự là một đại sứ thương hiệu”.

Lĩnh vực hoạt động

Hình 1.2: Nhà máy Thaco Kia

THACO AUTO là ngành nghề chính yếu và chủ lực của THACO trong suốt hơn hai thập kỷ phát triển Sau tái cấu trúc vào năm 2021, THACO AUTO hoạt động theo mô hình tập đoàn (Sub-Holding) phụ trách lĩnh vực nhập khẩu, sản xuất lắp ráp, phân phối, bán lẻ và dịch vụ sửa chữa ô tô, xe máy Mô hình kinh doanh được thiết lập theo chuỗi giá trị từ Sản xuất (tại Chu Lai) đến Kinh doanh (Phân phối và Bán lẻ) bao gồm các chủng loại xe từ xe du lịch đến xe bus, xe tải, xe chuyên dụng thuộc thương hiệu ô tô quốc tế (KIA, Mazda, Peugeot, BMW; Foton, Mitsubishi Fuso), thương hiệu THACO (Thaco Bus) và hệ thống bán lẻ ô tô hơn

383 showroom/ xưởng dịch vụ ủy quyền chính hãng, các thương hiệu trải dài trên khắp cả nước

Tập Đoàn Sản Xuất – Kinh Doanh Ô Tô, Phát Triển Bền Vững, Hội Nhập Khu Vực Và Thế Giới

Mang lại giá trị cho khách hàng thông qua sản phẩm và dịch vụ với tinh thần tận tâm phục vụ

THACO AUTO là tập đoàn hàng đầu về lĩnh vực sản xuất lắp ráp ô tô, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu Tổ hợp Sản xuất lắp ráp Ô tô được đặt tại KCN THACO CHU LAI, bao gồm 7 nhà máy được chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp… với hệ thống máy móc tự động, ứng dụng số hóa trong quản trị sản xuất

Trung tâm R&D được đầu tư các phần mềm thiết kế hiện đại để nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm như bộ phần mềm thiết kế tổng thể Catia V6, phần mềm mô phỏng khí động học HyperWorks, phần mềm Teamcenter…; đồng thời đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị tiên tiến như máy Scan 3D, thiết bị đo độ rung, độ ồn, cầu nâng cân bằng (Nhà máy Bus THACO); máy đo gia tốc phanh, camera hồng ngoại…

 Sản xuất lắp ráp Được đầu tư nâng cấu và xây dựng mới theo hướng tự động hóa và ứng dụng số hóa trong quản trị để sản xuất hàng loạt theo yêu cầu riêng biệt của khách hàng

Tổ hợp sản xuất Lắp ráp Ô tô gồm: nhà máy THACO KIA, nhà máy THACO MAZDA, nhà máy LUXURY CAR, nhà máy xe Du lịch chuyên dụng cao cấp, nhà máy sản xuất xe Mô tô, nhà máy THACO BUS, nhà máy THACO TẢI

Hiện nay, THACO AUTO đang thực hiện chiến lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu với các thương hiệu ô tô quốc tế sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu ô tô, linh kiện phụ tùng sang các nước ASEAN và thế giới trong giai đoạn khó khăn

Trang 6 do dịch bệnh, THACO AUTO đã tích cực tìm các giải pháp tháo gỡ để đẩy mạng xuất khẩu

Kinh doanh ô tô & xe máy của THACO AUTO bao gồm hoạt động phân phối đa dạng các chủng loại xe từ xe du lịch đến xe bus, xe tải, xe chuyên dụng thuộc thương hiệu ô tô quốc tế (KIA, Mazda, Peugeot, BMW; Foton, Mitsubishi Fuso), thương hiệu THACO (Thaco Bus) và hệ thống bán lẻ ô tô hơn 400 showroom/ xưởng dịch vụ ủy quyền chính hãng, các thương hiệu trải dài trên khắp tỉnh/thành Việt Nam từ Bắc đến Nam

THACO hiện đang sản xuất, phân phối và sở hữu hệ thống bán lẻ ô tô du lịch với các thương hiệu: KIA (Hàn Quốc), Mazda (Nhật Bản), Peugeot (Pháp), BMW (Đức) và MINI (Anh)

THACO AUTO đang phân phối các mẫu mô tô của BMW Motorrad (Đức) và xe máy Peugeot Django (Pháp) với đa dạng màu sắc và phiên bản khác nhau

THACO AUTO hiện đang sản xuất, lắp ráp và phân phối các thương hiệu xe tải, đầy đủ phân khúc từ tải nhẹ đến tải nặng: Mitsubishi Fuso, Foton, Kia Frontier, Thaco Tower, Forland

THACO AUTO hiện đang sản xuất, lắp ráp và phân phối các thương hiệu xe bus: Thaco Bus, Iveco Daily, Mitsubishi Fuso đa dạng phân khúc, thiết kế tiện nghi, hài hòa, bắt kịp xu hướng

Các sản phẩm xe chuyên dụng do THACO AUTO sản xuất lắp ráp và phân phối đa dạng về chủng loại và công năng, mang lại hiệu quả kinh tế cao Các dòng xe chuyên dụng như: xe phục vụ y tế, xe bán hàng lưu động, xe cánh dơi, xe động

Trang 7 lạnh, xe chở kính, xe chở ép rác, xe kéo chở xe, xe chở máy chuyên dùng, xe tải cẩu

Cung cấp đa dạng các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa, bảo hành, chăm sóc xe nâng cao và sử dụng phụ tùng chính hãng với chi phí hợp lý, luôn minh bạch tại tất cả các trung tâm dịch vụ

Hệ thống bán lẻ ô tô trải dài từ Bắc đến Nam với hơn 383 showroom được đầu tư đạt chuẩn các thương hiệu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm luôn mạng đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng khi sử dụng và trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của THACO AUTO

1.2.2 THAGRICO (lĩnh vực Nông nghiệp)

Năm 2017, THACO bắt đầu nghiên cứu, phát triển lĩnh vực nông nghiệp với các dự án đầu tư vào ngành lúa, gạo và hợp tác sản xuất máy móc thiết bị cơ giới nông nghiệp Năm 2018, thông qua hợp tác chiến lược với HAGL về đầu tư sản xuất nông nghiệp và thông qua việc thành lập tập đoàn THAGRICO nhằm thực hiện chiến lược đầu tư phát triển nông – lâm nghiệp với các lĩnh vực hoạt động: trồng trọt, chăn nuôi và kinh doanh vật tư nông nghiệp

THAGRICO kế thừa nền tảng quản trị công nghiệp, mô hình sản xuất kinh doanh được tích hợp, hỗ trợ mạnh mẽ từ các Tổng công ty thành viên cũng như tiềm lực mạnh mẽ từ THACO Đến nay, THAGRICO đã sở hữu hơn 48,000ha đất tại Việt Nam, Campuchia, đồng thời, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất trên diện tích hơn 36,000ha của công ty HAGL Agrico [HNG] tại Lào và Campuchia

Tập đoàn nông nghiệp hàng đầu ASEAN vào năm 2025

Nâng tầm nông nghiệp Việt Nam

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP RÁP XE KIA SORENTO TẠI NHÀ MÁY THACO KIA

Giới thiệu xe Kia Sorento

Kia Sorento 2022 có 7 phiên bản với các thông số cơ bản như sau:

Kiểu động cơ Công suất(HP)/vòng tua(vòng/phút)

Mô men xoắn(Nm)/vòng tua(vòng/phút)

Kiểu động cơ Công suất(HP)/vòng tua(vòng/phút)

Mô men xoắn(Nm)/vòng tua(vòng/phút)

Hình 2.2: Tổng quan Kia Sorento

Kia Sorento phiên bản mới sở hữu kích thước tổng thể dài, rộng, cao lần lượt là 4.810 mm, 1.900 mm và 1.700 mm; chiều dài cơ sở của xe ở mức 2.815 mm; khoảng sáng gầm của Sorento là 176 mm

 Khung gầm, hệ thống treo

Kia Sorento sử dụng hệ thống treo trước kiểu Macpherson và treo sau kiểu Liên kết đa điểm Với hệ thống treo này, chiếc xe có thể tự tin di chuyển trên các cung đường khó, đường gập ghềnh, đường đất… mà không gặp quá nhiều trở ngại

Hệ thống phanh cả trước và sau của xe đều sử dụng phanh đĩa Đây cũng là hệ thống phanh phổ biến ở các dòng xe hạng D

Hình 2.3: Hệ thống khung gầm Kia Sorento

Hệ thống khung gầm thế hệ mới được tinh chỉnh thiết kế giúp giảm trọng lượng xe, đồng thời khung xe được gia cố nhằm tối ưu hóa tỷ lệ hấp thụ năng lượng và đảm bảo sự vững chắc trong khoang hành khách

Phần đầu xe sở hữu mặt ca-lăng hình “mũi hổ” rất truyền thống trên các dòng xe của KIA Bên trong mặt ca-lăng là sự kết hợp của các nan nhỏ cùng họa tiết nổi khối 3D hình mắt cáo Cụm đèn pha Projector được nối liền với mặt ca-lăng trông rất khỏe khoắn Phía trên mặt ca-lăng và phía dưới cụm đèn pha có thêm những dải viền mạ crom vô cùng tinh tế và đẹp mắt

Phía dưới có thêm một cụm lưới tản nhiệt có cả đèn sương mù LED 2 tầng ở bên trong Phần cản trước được mạ bạc kết hợp với các đường nét, khối gồ vô cùng nam tính đem lại một vẻ ngoài mạnh mẽ, khỏe khoắn nhưng không kém phần trẻ trung

 Đuôi xe Đuôi xe được thiết kế khá ấn tượng với cụm đèn hậu vuông vức theo chiều dọc Cản sau mạ bạc và được thiết kế rất thể thao, trẻ trung Ống xả được giấu kỹ ở bên dưới Phần cốp có tính năng mở điện tự động khi người lái cầm chìa khóa đứng ở sau xe

Bên trên có ăng-ten kiểu vây cá đi cùng với cánh lướt gió cỡ lớn kèm đèn phanh trên cao và cần gạt mưa kính sau

Gương chiếu hậu được sơn màu cùng thân xe với đầy đủ tính năng gập điện, chỉnh điện, tích hợp đèn báo rẽ, tự động chống chói và có thêm camera trong bộ camera 360 Tay nắm cửa cũng 2 màu và được làm để có thể mở cửa bằng nút bấm

Phần cửa kính có phần viền mạ crom sáng bóng sang trọng Phần thân sở hữu những đường nổi khối mạnh mẽ và có cả một nẹp nhôm ở phía dưới

Mâm xe được thiết kế 5 chấu sơn 2 màu trông rất nổi bật Kia Sorento mới có 2 kích cỡ mâm, phiên bản Deluxe và Luxury sẽ dùng mâm 18 inch cùng lốp 235/60R18; trong khi đó phiên bản Premium và Signature sẻ dùng mâm 19 inch cùng lốp 235/60R19

Khoang lái của Sorento đem lại cảm giác ngập tràn công nghệ mà lại vô cùng sang trọng, đẹp đẽ Rất nhiều đường nét mạ crom sáng bóng ở khu vực cần số, cửa gió điều hòa, đường viền ở táp-lô, thậm chí ngay cả trên vô lăng

Vô lăng xe 3 chấu bọc da toàn bộ với đầy đủ hệ thống nút bấm điều chỉnh menu, âm lượng, đàm thoại rảnh tay, ga tự động (cruise control), cảnh báo chệch làn đường, lẫy chuyển số trên vô lăng… Bảng đồng hồ ở phiên bản Deluxe và Luxury sẽ là dạng 2 đồng hồ Analog kết hợp với màn hình LCD 4.2 inch ở giữa Còn ở bản Premium và Signature thì sẽ bảng đồng hồ là một màn hình lớn hiển thị đa thông tin kích thước 12.5 inch Chính giữa Táp-lô là màn hình cảm ứng có kích thước lớn lên tới 10,25 inch với đầy đủ tính năng kết nối Apple CarPlay, Android Auto, Bluetooth… Ngay phía dưới là cụm điều chỉnh hệ thống điều hòa trên xe bằng nút cảm ứng rất hiện đại

Hình 2.5: Nội thất trong Kia Sorento Ở phần cần số sẽ có một sự khác biệt lớn trên các phiên bản của Kia Sorento Ở phiên bản Premium và Signature, sẽ thay cần số bằng núm xoay chuyển số, có hệ thống nút hỗ trợ phanh tay điện tử và auto hold Còn các phiên bản còn lại vẫn sẽ sử dụng cần số bình thường, phanh tay sẽ được đặt ở phía chân bên trái của người lái Khu vực cần số sẽ có thêm núm điều chỉnh chế độ lái, khay để cốc, để điện thoại, cổng sạc USB, cổng sạc 12v…

Kia Sorento được trang bị ghế bọc da cùng với đó là ghế lái có tính năng chỉnh điện Tuy nhiên tính năng nhớ vị trí và sưởi/làm mát ghế lái sẽ chỉ có ở 2 phiên bản Signature

Với chiều dài cơ sở ở mức 2.815 mm, Sorento đem đến không gian rộng rãi cho cả 3 hàng ghế Hàng ghế thứ 2 có thể điều chỉnh trượt lên xuống để chia sẻ không gian cho hàng ghế cuối Bên cạnh đó, hành khách chỉ cần sử dụng 1 nút duy nhất để di chuyển hàng ghế giữa và đi vào hàng ghế thứ ba

Khoang để đồ của xe không quá ấn tượng khi chỉ rộng gần 40 cm Tuy nhiên, Sorento phiên bản 2021 lại có thể gập phẳng 2 hàng ghế sau trong trường hợp cần không gian chứa đồ lớn Do đó, bạn sẽ thoải mái mang thêm nhiều hành trang ở các chuyến du lịch dài ngày

 Chi tiết nội thất khác

CHI TIẾT QUY TRÌNH LẮP RÁP SUB ĐỘNG CƠ XE KIA

Sub động cơ Kia Sorento

 Công đoạn: Đặt động cơ lên bàn gá động cơ

Hình 3.1: Đặt động cơ Kia Sorento lên bàn gá

Quy trình: Móc động cơ vào hanger, di chuyển động cơ vào bàn gá, đặt động cơ vào đúng vị trí định sẵn trên bàn gá, tháo móc ra khỏi động cơ, khóa vị trí của bàn gá

 Công đoạn: Đặt hộp số lên bàn gá hộp số

Hình 3.2: Đặt hộp số Kia Sorento lên bàn gá

Quy trình: Móc hộp số vào hanger, di chuyển hộp số vào bàn gá, đặt hộp số vào đúng vị trí định sẵn trên bàn gá, tháo móc ra khỏi hộp số, khóa vị trí của bàn gá

 Công đoạn: Bôi mỡ trên trục trục vào (hộp số tự động)

Hình 3.3: Trục vào hộp số

Quy trình: Lấy bàn chải, bôi mỡ lên khu vực áp dụng

Lưu ý: Bôi mỡ trên bề mặt thân của hộp số đặt vào mặt cuối của then trục hộp số (10mm) trước khi lắp ráp hộp số

 Công đoạn: Lấy pát giữ biến mô hộp số

Hình 3.4: Hộp số Kia Sorento

Quy trình: Lấy cần siết lực (14mm), tháo pát giữ

 Công đoạn: Lắp nối hộp số vào động cơ

Hình 3.5: Động cơ và hộp số Kia Sorento

Quy trình: Lấy động cơ, lấy hộp số, đặt nối hộp số vào động cơ

 Công đoạn: Lắp nối động cơ với hộp số (phía dưới) siết chặt

Hình 3.6: Siết ốc phía dưới động cơ và hộp số

Quy trình: Lấy cần siết góc (14mm), siết chặt, lấy cần lực (14mm) kiểm tra lực siết, làm dấu bulong

Lưu ý: Lực siết từ 4,3 ~4,9 kgfm Hướng đặt bulong từ động cơ  hộp số

 Công đoạn: Lắp nối động cơ với hộp số (phía trên) siết chặt

Hình 3.7: Siết ốc phía trên động cơ và hộp số

Quy trình: Lấy cần siết góc (14mm), siết chặt bulong, lấy cần lực (14mm) kiểm tra lực siết, làm dấu bulong

Lưu ý: Lực siết từ 4,3~5,5 kgfm Hướng đặt bulong từ hộp số  động cơ

 Công đoạn: Lắp nối động cơ với hộp số (bên phải) siết chặt hình 3.8: Siết ốc bên phảu động cơ và hộp số

Quy trình: Lấy cần siết góc (14mm), siết chặt bulong, lấy cần lực (14mm) kiểm tra lực siết, làm dấu bulong

Lưu ý: Lực siết từ 4,3~5,5 kgfm Hướng đặt bulong từ động cơ  hộp số

 Công đoạn: Lắp nối động cơ với hộp số (bên trái) siết chặt

Hình 3.9: Siết ốc bên trái động cơ và hộp số

Quy trình: Lấy cần siết góc (14mm), siết chặt bulong, lấy cần lực (14mm) kiểm tra lực siết, làm dấu bulong

Lưu ý: Lực siết từ 4,3~5,5 kgfm Hướng đặt bulong từ động cơ  hộp số

 Công đoạn: Siết bộ biến mô hộp số tự động và động cơ

Hình 3.10: Phía dưới động cơ

Quy trình: Kiểm tra thông số, lấy cần lực (17mm), siết tạm

Lưu ý: Siết chặt bulong sau khi siết tạm bằng tay Dầu bôi trơn được bôi vào ren bulong trước khi siết chặt

 Công đoạn: Kiểm tra lực siết lắp biến mô vào động cơ

Hình 3.11: Phía dưới động cơ

Quy trình: Lấy cần lực (17mm) kiểm tra lực siết, lấy bút làm dấu bulong Lưu ý: Lực siết từ 4,6~5,3 kgfm

 Công đoạn: Kết nối dây điện bình điện vào máy khởi động

Quy trình: Kiểm tra thông số, lấy súng điện, xác định vị trí sau đó gá ốc Lưu ý: Kiểm tra đúng dây điện trước khi lắp ráp, lực siết từ 1~1,2 kgfm

 Công đoạn: Lắp máy khởi động siết lực bulong

Quy trình: Lấy cần lực, siết lực, lấy bút làm dấu bulong

Lưu ý: Lực siết từ 5~6,5 kgfm

 Quy trình: Siết dây bình điện vào cọc dương máy phát

Hình 3.14: Vị trí siết dây bình điện vào máy phát

Quy trình: Kiểm tra thông số, định vị vị trí, gá ốc, sử dụng súng điện ,kiểm tra lực siết bằng cần siết, dùng bút đánh dấu

Lưu ý: Lực siết từ 1~1.2 kgfm Gắn nắp chụp chắc chắn sau khi siết ốc

 Công đoạn: Gắn dây bình điện vào pát động cơ

Hình 3.15: Vị trí gắn dây điện vào pát

Lưu ý: Gắn kẹp và giắc cắm chắc chắn đến khi nghe thấy tiếng click Dây không được xoắn và va chạm với các bộ phận chuyển động

 Công đoạn: Gắn dây điện bình điện vào hộp số tự động

Hình 3.16: Vị trí gắn dây bình điện

Quy trình: Định vị vị trí, lấy súng điện, siết lại bằng cần lực, lấy bút làm dấu Lưu ý: Lực siết từ 0,8~1,2 kgfm Dây không được xoắn và va chạm với các bộ phận chuyển động

 Công đoạn: Lắp pát dây điện vào phía trước hộp số tự động

Hình 3.17: Vị trí gắn pát dây điện vào hộp số

Quy trình: Lấy súng điện, chuẩn bị vật tư, xác định vị trí, siết chặt

Lưu ý: Lực siết từ 0,8~1,2 kgfm Định vị pát đúng vị trí

 Công đoạn: Gắn dây bình điện vào hộp số

Hình 3.18: Vị trí gắn dây bình điện

Quy trình: Xác định vị trí , gắn dây điện

Lưu ý: Kết nối dây điện đến khi nghe tiếng click

 Công đoạn: Sắp xếp dây điện bình điện

Hình 3.19: Vị trí sắp xếp dây điện

Quy trình: Sắp xếp gọn gàng dây điện bình điện

Lưu ý: Thực hiện công việc này trước khi chuyển đến lắp cụm cầu trước, để bảo vệ dây điện trong quá trình lắp đặt

 Công đoạn: Lắp ống nước làm nóng vào hộp số tự động

Hình 3.20: Vị trí lắp ống nước vào hộp số

Quy trình: Kiểm tra thông số, Lấy súng điện, Lấy vật tư, Xác định vị trí, siết chặt, Dùng cần lực kiểm tra lại lực siết, Dùng bút làm dấu bu long

Lưu ý: Lực siết từ 0,9~1,4 kgfm

 Công đoạn: Lắp bộ tăng nhiệt dầu bôi trơn hộp số tự động

Hình 3.21: Bộ tăng nhiệt và hộp số

Quy trình: Kiểm tra thông số, lấy súng điện, lấy vật tư, xác định vị trí, siết chặt, Dùng cần lực kiểm tra lại lực siết, dùng bút làm dấu bulong

Lưu ý: Lực siết từ 0,8~1,2 kgfm

 Công đoạn: Kết nối ống dầu hộp số tự động

Hình 3.22:Vị trí kết nối ống dầu vào hộp số

Lưu ý: Sắp xếp dấu của ống trùng nhau

 Công đoạn: Gắn và sắp xếp dây điện điều khiển phía trên động cơ

Hình 3.23: Vị trí gắn giắc điện trên động cơ

Lưu ý: Gắn và kết nối chắc chắn và nghe được tiếng ‘click’ Không để các giắc điện bị xoắn và đứt

 Công đoạn: Gắn và sắp xếp dây điện phía dưới động cơ

Hình 3.24: Vị trí gắn giắc điện phía dưới động cơ

Lưu ý: Gắn và kết nối chắc chắn và nghe được tiếng ‘click’ Không để các giắc điện bị xoắn và đứt

 Công đoạn: Gắn và sắp xếp dây điện trên hộp số

Hình 3.25: Vị trí gắn giắc vào hộp số

Lưu ý: Gắn và kết nối chắc chắn và nghe được tiếng ‘click’ Không để các giắc điện bị xoắn và đứt

 Công đoạn: Lắp ráp máy nén vào động cơ

Quy trình: Kiểm tra thông số, xác định vị trí, sử dụng cần siết lực, kiểm tra lực siết, làm dấu bulong

Lưu ý: Lực siết từ 2,04~3,36 kgfm Thứ tự siết 12, 34

 Công đoạn: Kết nối dây điện bình điện với máy nén

Hình 3.27: Vị trí gắn dây điện vào máy nén

Lưu ý: Kết nối cho đến khi nghe thấy tiếng click

 Công đoạn: Lắp ống xả vào máy nén

Quy trình: Lấy súng điện, xác định vị trí, siết lực, lấy bút làm dấu bulong Lưu ý: Lực siết từ 0,8~1,2 kgfm Gỡ bỏ nắp bảo vệ trước khi lắp ráp Kiểm tra trạng thái của vòng chữ O trên ống hút và ống môi chất trước khi lắp ráp

 Công đoạn: Lắp giá đỡ bạc lót

Hình 3.29: Giá đỡ bạc lót

Quy trình: Kiểm tra thông số, lấy vật tư, cần lực (14mm) siết chặt, kiểm tra lực siết, lấy bút làm dấu bulong

Lưu ý: Lực siết từ 5~7 kgfm

 Công đoạn: Lắp pát hộp số vào hộp số

Quy trình: Kiểm tra thông số, lấy cần siết lực, siết lực, lấy bút làm dấu bulong

Lưu ý: Lực siết từ 6~8 kgfm

 Công đoạn: Lắp ống chân không vào động cơ

Hình 3.31: Vị trí lắp ống chân không

Quy trình: Kiểm tra thông số, chuẩn bị bàn chải quét dung môi, gài ông chân không, lấy súng điện siết chặt

Lưu ý: Kết nối ống chắc chắn Hướng của kẹt hướng lên trên

 Công đoạn: Sắp xếp dây điện phía trên động cơ

Hình 3.32: Dây điện phía trên động cơ

Lưu ý: Gắn kẹp và giắc cắm chắc chắn đến khi nghe thấy tiếng click Dây không được xoắn và va chạm với các bộ phận chuyển động

 Công đoạn: Lắp ráp bơm dầu bôi trơn

Quy trình: Kiểm tra thông số, lấy cần lực siết lực, kiểm tra lực siết, lấy bút làm dấu

Lưu ý: Lực siết từ 1,7~2,6 kgfm

 Công đoạn: Lắp ráp dây đai động cơ

Quy trình: Kiểm tra vật tư, lấy vật tư, gắn đai vào buly theo đúng sơ đồ, lấy cờ lê (17mm) gắn vào bulong căng đai tự động, xoay ngược kim đồng hồ, khi dây đai vào hết lấy cờ lê ra

Lưu ý: Thứ tự lắp dây đai từ “a” đến “f”

Sub cầu sau Kia Sorento

 Công đoạn: Đặt dầm cầu sau vào bàn gá cầu sau

Quy trình: Kiểm tra thông tin, móc cầu sau vào hanger, di chuyển lại bàn gá Lưu ý: Kiểm tra dầm cầu sau chắc chắn trên bàn gá

 Công đoạn: Lắp ốp phanh vào mayo – trái

Hình 3.36: Ốp phanh và mayo trái

Quy trình: Kiểm tra vật tư, xác định vị trí, dùng cần lực siết lực, kiểm tra lực siết, dùng bút làm dấu bulong

Lưu ý: Lực siết từ 8~10 kgfm

 Công đoạn: Kết nối dây cáp ABS với trục bánh xe sau – trái

Hình 3.37: Vị trí lắp dây ABS

Quy trình: Lấy cảm biến, kết nối cảm biến

Lưu ý: Kết nối cho đến khi nghe tiếng click

 Công đoạn: Đặt dây cáp ABS vào càng chữ A sau - trái

Hình 3.38: Vị trí lắp dây ABS vào càng A

Quy trình: Kiểm tra thông số, lấy dây cáp, lắp dây ABS vào

Lưu ý: Phải kiểm tra thông số của cảm biến ABS trước khi lắp ráp

 Công đoạn: Lắp thanh chữ A vào trục cầu sau – trái

Hình 3.39: Vị trí lắp bulong càng A vào trục cầu sau

Quy trình: Kiểm tra thông số, lấy vật tư, cần lực (14mm) siết lực, kiểm tra lực siết, dùng bút làm dấu bulong

Lưu ý: Không để xoắn dây điện Lực siết từ 4,5~5,5 kgfm

 Công đoạn: Lắp thanh cân bằng sau vào trục cầu sau - trái

Hình 3.40: Vị trí lắp bulong thanh cân bằng vào trục cầu sau

Quy trình: Kiểm tra thông số, lấy vật tư, Cần lực (14mm) siết lực, kiểm tra lực siết, lấy chót chẻ, kìm bấm gắn vào thanh cân bằng, dùng bút làm dấu

Lưu ý: Làm dấu sau khi siết chặt bởi sự kiểm tra của QC Sau khi siết chặt đai ốc, đặt chót chẻ và bẻ cong nó

 Công đoạn: Lắp ốp phanh vào mayo – phải

Hình 3.41: Ốp phanh và mayo

Quy trình: Kiểm tra vật tư, xác định vị trí, dùng cần lực siết lực, kiểm tra lực siết, dùng bút làm dấu bulong

Lưu ý: Lực siết từ 8~10 kgfm

 Công đoạn: Kết nối dây cáp ABS với trục bánh xe sau – phải

Hình 3.42: Vị trí lắp dây ABS

Quy trình: Lấy cảm biến, kết nối cảm biến

Lưu ý: Kết nối cho đến khi nghe tiếng click

 Công đoạn: Đặt dây cáp ABS vào càng chữ A sau – phải

Hình 3.43: Vị trí lắp dây ABS vào càng A

Quy trình: Kiểm tra thông số, lấy dây cáp, lắp dây ABS vào

Lưu ý: Phải kiểm tra thông số của cảm biến ABS trước khi lắp ráp

 Công đoạn: Lắp thanh chữ A vào trục cầu sau – phải

Hình 3.44: Vị trí lắp bulong càng A vào trục cầu sau

Quy trình: Kiểm tra thông số, lấy vật tư, cần lực (14mm) siết lực, kiểm tra lực siết, dùng bút làm dấu bulong

Lưu ý: Không để xoắn dây điện Lực siết từ 4,5~5,5 kgfm

 Công đoạn: Lắp thanh cân bằng sau vào trục cầu sau – phải

Hình 3.45: Vị trí lắp bulong thanh cân bằng vào trục cầu sau

Quy trình: Kiểm tra thông số, lấy vật tư, Cần lực (14mm) siết lực, kiểm tra lực siết, lấy chót chẻ, kìm bấm gắn vào thanh cân bằng, dùng bút làm dấu

Lưu ý: Làm dấu sau khi siết chặt bởi sự kiểm tra của QC Sau khi siết chặt đai ốc, đặt chót chẻ và bẻ cong nó

 Công đoạn: Gắn tấm đệm lò xo trên - trái

Hình 3.46: Tấm đệm trên và lò xo giảm chấn

Quy trình: Lấy vòng đệm, đặt vào

Lưu ý: Không được có khe hẻ giữa vòng đệm và lò xo

 Công đoạn: Gắn tấm đệm lò xo trên – phải

Hình 3.47: Tấm đệm trên và lò xo giảm chấn

Quy trình: Lấy vòng đệm, đặt vào

Lưu ý: Không được có khe hẻ giữa vòng đệm và lò xo

 Công đoạn: Lắp thanh giằng sau vào dầm cầu sau

Hình 3.48: Vị trí lắp bulong thanh giằng sau vào dầm cầu sau

Quy trình: Lấy cần lực, siết chắt bulong, kiểm tra lực siết, lấy bút làm dấu Lưu ý: Lực siết từ 4,5~5,5 kgfm

 Công đoạn: Lắp thanh nối sau

Hình 3.49: Vị trí gắn bulong lắp thanh nối

Quy trình: Lấy cần lực (21mm) và cờ lê (22mm), siết chặt, kiểm tra lực siết, dùng bút làm dấu bulong

Lưu ý: Hướng bulong từ sau  trước Không bỏ sót linh kiện

 Công đoạn: Lắp trục sau vào dầm cầu sau

Hình 3.50: Vị trí gắn bulong trục sau vào dầm cầu sau

Quy trình: Lấy cần lực (19mm), cờ lê (19mm) siết chặt, kiểm tra lực siết, lấy bút làm dấu bulong

Lưu ý: Lực siết từ 14~16 kgfm

 Công đoạn: Bố trí, gài dây cáp thằng tay vào càng chữ A

Hình 3.51: Vị trí dây cáp thắng tay

Quy trình: Lấy dây cáp, bố trí dây cáp

Lưu ý: Không được để xoắn dây cáp thắng tay

 Công đoạn: Kết nối dây cáp thắng tay với cơ cấu phanh tay

Hình 3.52: Vị trí gắn dây cáp thắng tay vào phanh

Quy trình: Kiểm tra thông số, lấy dây cáp, gắn vào, lấy bút làm dấu

Lưu ý: Kiểm tra thông số của dây cáp trước khi gắn vào

 Công đoạn: Lắp dây cáp thắng tay vào càng chữ A

Hình 3.53: Vị trí bulong gắn dây cáp thắng tay

Quy trình: Lấy súng điện, lấy đai ốc, siết chặt

Lưu ý: Lực siết từ 0,7~1,1 kgfm

 Công đoạn: Lắp đĩa phanh sau vào mayo bánh xe

Quy trình: Kiểm tra thông số, lấy vật tư, đặt đĩa phanh sau vào đúng vị trí, dùng cần lực siết lực, kiểm tra lực siết, dùng bút đánh dấu bulong

Lưu ý: Lực siết đảm bảo từ 0,5~0,6 kgfm Độ lệch tâm nhỏ hơn 0,05mm Khe hở giữa nắp che bụi và đĩa phanh nhỏ nhất 4mm

 Công đoạn: Lắp đĩa phanh sau vào trục bánh xe sau

Hình 3.55: Vị trí gắn bulong đĩa phanh vào trục bánh xe

Quy trình: Kiểm tra thông số, lấy cần lực (14mm) siết chặt bulong, kiểm tra lực siết, dùng bút làm dấu bulong

Lưu ý: Lực siết từ 5~6 kgfm

 Công đoạn: Lắp ống dầu phanh sau vào đĩa phanh sau

Hình 3.56: Ống dẫn dầu và phanh sau

Quy trình: Lấy bulong, vòng đệm, dùng cần lực (12mm) siết lực, kiểm tra lực siết, dùng bút làm dấu bulong

Lưu ý: Không được làm đứt dây điện Lực siết 2,5~3,5 kgfm

 Công đoạn: Siết chặt cảm biến vào càng chữ A

Hình 3.57: Vị trí gắn bulong vào càng A

Quy trình: Kiểm tra thông số, lấy vật tư, đặt cảm biến vào đúng vị trí, dùng súng điện và cờ lê (10mm) siết chặt, dùng bút làm dấu bulong

Lưu ý: Sau khi siết chặt, làm dấu để không bị sót bulong Lực siết từ 0,4~0,6 kgfm

 Công đoạn: Lắp thanh chữ A sau vào dầm cầu sau

Hình 3.58: Vị trí bulong gắn thanh chữ A vào dầm cầu sau

Quy trình: Kiểm tra thông số, lấy vật tư, dùng cần lực (19mm) siết chặt bulong, kiểm tra lực siết, dùng bút làm dấu bulong

 Công đoạn: Lắp thanh nối sau vào trục sau

Hình 3.59: Vị trí thanh nối sau

Quy trình: Kiểm tra thông số, lấy vật tư, dùng cần lực, cờ lê (19mm) siết chặt bulong, kiểm tra lực siết, dùng bút làm dấu bulong

Lưu ý: Lực siết từ 14~16 kgfm

 Công đoạn: Lắp thanh gia cố vào dầm cầu sau

Hình 3.60: Vị trí thanh gia cố và bulong

Quy trình: Lấy cần lực (21mm) và cờ lê (22mm), xác định vị trí lắp, siết chặt bulong

Lưu ý: Hướng bulong từ Sau  Trước (xe 1 cầu), Trước  Sau (xe 2 cầu) Không được bỏ xót các công đoạn lắp ráp

 Công đoạn: Lắp thanh cân bằng vào thanh giằng

Hình 3.61: Vị trí bulong lắp thanh cân bằng vào thanh giằng

Quy trình: Lấy cần lực và cờ lê (17mm), xác định vị trí, siết chặt thanh cân bằng, kiểm tra lực siết, dùng bút làm dấu bulong

Lưu ý: Lực siết từ 10~12 kgfm Trong khi siết ốc không được làm hỏng chụp bụi

 Công đoạn: Lắp phuộc sau vào trục cầu sau

Hình 3.62: Phuộc sau và vị trí bulong

Quy trình: Lấy đồ gá định vị hệ thống treo, cần lực (19mm) siết chặt

Lưu ý: Lực siết từ 14~16 kgfm

 Công đoạn: Lắp su đệm lò xo giảm chấn vào tay đòn

Hình 3.63: Su đệm giảm chấn

Quy trình: Kiểm tra thông số, xác định vị trí, gắn su đệm vào đúng vị trí Lưu ý: Không được có khoảng cách giữa tấm su đệm và cánh tay đòn

 Công đoạn: Lắp lò xo giảm chấn vào tay đòn

Hình 3.64: Giảm chấn cầu sau

Quy trình: Kiểm tra thông số lò xo, đặt lò xo vào su đệm

Lưu ý: Xác định chắc chắn vị trí như trên tấm đệm giảm chấn

Ngày đăng: 05/03/2024, 14:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w