1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình hàn bấm xe mazda tại nhà máy thaco mazda (chu lai)

86 18 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Trình Hàn Bấm Xe Mazda Tại Nhà Máy Thaco Mazda (Chu Lai)
Tác giả Võ Văn Danh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thành Sa
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kĩ Thuật Cơ Khí
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 5,95 MB

Nội dung

Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: CƠ KHÍ Ô TÔ

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thành Sa

Sinh viên thực hiện: Võ Văn Danh

MSSV: 18H1080069 Lớp: CO18CLCB

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022

Trang 2

Trang i

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Thành Sa người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực tập và nghiên cứu khóa luận Và cũng là người đưa ra những ý tưởng, kiểm tra sự phù hợp của luận văn

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các anh chị trong xưởng hàn công ty Thaco Mazda đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu Những kiến thức mà chúng em nhận được sẽ là hành trang giúp chúng em vững bước trong tương lai

Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã luôn ở bên để động viên

và là nguồn cổ vũ lớn lao, là động lực giúp em hoàn thành luận văn này

Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng có thể Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự cảm thông và tận tình chỉ bảo của quý thầy cô và toàn thể các bạn

Trang 3

Trang ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Khi thực tập tại xưởng hàn nhà máy Thaco Mazda em đã được tham gia vào quá trình tìm hiểu về trang thiết bị, máy móc và đặc biệt là quy trình hàn bấm thân xe do các anh công nhân và robot thực hiện Vì vậy em đã đủ kiến thức cho mình để chọn một đề tài thích hợp cho bài luận văn tốt nghiệp này là “ Quy trình hàn bấm xe Mazda” CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THACO VÀ XƯỞNG HÀN NHÀ MÁY THACO MAZDA

Nhà máy Thaco Mazda là một trong sáu nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô chủ lực của THACO tại KCN THACO Chu Lai, được định vị là nhà máy sản xuất xe du lịch Mazda hiện đại nhất khu vực ASEAN Nhà máy được chuyển giao công nghệ hoàn toàn mới từ Mazda Nhật Bản, trong đó xưởng hàn được ứng dụng rất nhiều trang thiết bị, máy móc hiện đại đặc biệt là robot vào công cuộc sản xuất

CHƯƠNG 2: VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ Ở XƯỞNG HÀN THACO MAZDA

Tìm hiểu trang thiết bị, máy móc ở xưởng hàn, các vật tư dùng trong quy trình hàn CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH HÀN BẤM XE MAZDA

Đây là nội dung chính của bài luận văn tốt nghiệp Chương 3 đề cập đến quy trình hàn bấm thân xe, các vật tư, thiết bị hàn, robot sử dụng trong quá trình hàn Kiểm tra, đánh giá chất lượng hàn trước khi chuyển qua quy trình khác

Trang 4

Trang iii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN………ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP……….….iii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THACO VÀ XƯỞNG HÀN NHÀ MÁY THACO MAZDA……… 1

1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần Thaco Trường Hải….……… 1

1.2 Sơ đồ công nghệ nhà máy Mazda……….…5

1.3 Sơ đồ cấu trúc xưởng hàn nhà máy Mazda……….…13

1.4 Sơ đồ công nghệ phân xưởng hàn Mazda……… 15

CHƯƠNG 2: VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ Ở XƯỞNG HÀN THACO MAZDA………21

2.1 Chi tiết chính cần ở mỗi khâu….………21

2.2 Chi tiết phụ cần ở mỗi khâu………25

2.3 Thiết bị dụng cụ sử dụng tại chuyền……… …26

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH HÀN BẤM XE MAZDA……… 31

3.1 Cơ sở lý thuyết hàn……….31

3.2 Quy trình công nghệ hàn ở sàn A……… …………34

3.3 Quy trình công nghệ hàn ở sàn B.……… ……….44

3.4 Quy trình công nghệ hàn ở hông A và hông B.……… …………52

3.5 Quy trình công nghệ hàn ROBOT MAINLINE……….61

3.6 Quy trình công nghệ hàn ở MENTAL FINISH LINE………72

KẾT LUẬN……….81

TÀI LIỆU THAM KHẢO……….82

Trang 5

Trang 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tìm hiểu về công ty cổ phần Thaco Trường Hải

1.1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần Thaco Trường Hải

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRƯỜNG HẢI (TRUONG HAI GROUP) tiền thân là Công ty CP Ô tô Trường Hải (THACO) được thành lập vào ngày 29/04/1997, tại Đồng Nai Người sáng lập là ông Trần Bá Dương, hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị

Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, từ một công ty chuyên nhập khẩu xe cũ, cung cấp vật tư phụ tùng sửa chữa ô tô, THACO đã phát triển vượt bậc, đưa doanh nghiệp trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành gồm: 2 Tập đoàn là THACO AUTO (Ô tô), THAGRICO (Nông Lâm nghiệp) và 4 Tổng công ty là THACO Industries (Cơ khí và Công nghiệp hỗ trợ), THADICO (Đầu tư xây dựng), THILOGI (Logistics) và THISO (Thương mại dịch vụ), trong đó các ngành bổ trợ cho nhau và có tính tích hợp cao

THACO AUTO là ngành nghề chính yếu và chủ lực của THACO trong suốt hơn hai thập kỷ phát triển Sau tái cấu trúc vào năm 2021, THACO AUTO hoạt động theo

mô hình tập đoàn (Sub-Holding) phụ trách lĩnh vực nhập khẩu, sản xuất lắp ráp, phân phối, bán lẻ và dịch vụ sửa chữa ô tô, xe máy

Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn công nghiệp đa ngành hàng đầu khu vực ASEAN, phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập khu vực và Thế giới

Sứ mệnh: Mang lại giá trị cho khách hàng, xã hội và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước

Chiến lược: THACO là Tập đoàn công nghiệp đa ngành bao gồm: Ô tô, Nông nghiệp, Cơ khí & Công nghiệp hỗ trợ, Logistics, Đầu tư - Xây dựng và Thương mại - Dịch vụ có tính bổ trợ và tích hợp cao theo xu thế hội nhập Quốc tế và số hóa

Trang 6

Trang 2

Hình 1.1 Công ty cổ phần Thaco Trường Hải

1.1.2 Một số lĩnh vực của Thaco

• Cơ khí, ô tô Trường Hải

Trường Hải hiện là doanh nghiệp lớn nhất cả nước trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp

ô tô, xuyên suốt từ nghiên cứu phát triển sản phẩm, sản xuất linh kiện phụ tùng, lắp ráp

ô tô, đến giao nhận vận chuyển và phân phối, bán lẻ nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu với đầy đủ các chủng loại

Hiện tại Trường Hải sản xuất, phân phối và sở hữu hệ thống bán lẻ cho thị trường các dòng xe:

Ô tô du lịch với các thương hiệu: Kia (Hàn Quốc), Mazda (Nhật Bản), Peugeot (Pháp), BMW (Đức) và MINI (Anh quốc)

Ô tô Tải, xe buýt với các thương hiệu Thaco Bus, Mitsubishi Fuso (Nhật Bản), Kia Frontier (Hàn Quốc), Foton - Forland (Trung Quốc)

Năm 2016, Trường Hải đứng đầu thị trường Việt Nam với tổng số xe bán ra lên đến trên 110 nghìn chiếc giúp công ty lọt vào Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam trong danh sách VNR500

Trang 7

Trang 3

Hình 1.2 Một số dòng xe của Thaco Trường Hải

• Về lĩnh vực nông nghiệp của Trường Hải

Trường Hải đã đầu tư 35% cổ phần vào Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) và thành lập công ty THADI chuyên sản xuất, chế biến, kinh doanh cây ăn trái, ngũ cốc, chăn nuôi, lâm nghiệp và vật tư nông nghiệp xuyên suốt từ khâu nghiên cứu thực nghiệm đến sản xuất trồng trọt (kết hợp chăn nuôi), sản xuất chế biến, phân phối; với hai khối chính là khối Sản xuất và khối Kinh doanh

Hình 1.3 Khu công nghiệp Thái Bình

• Đầu tư xây dựng của Trường Hải

Trường Hải đầu tư xây dựng công trình giao thông theo hình thức PPP (PPP là hình thức đầu tư theo hình thức đối tác công tư là hình thức đầu tư được thực hiện trên

cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự

Trang 8

Trang 4

án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công ) và xã hội hóa, đầu tư xây dựng KCN, đầu tư phát triển đô thị mới và các dự án phức hợp

• Kinh doanh giao nhận vận chuyển - Logistics của Trường Hải

Nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp tại Khu KTM Chu Lai và Khu vực Miền Trung – Tây Nguyên Trường Hải đã đầu tư mở rộng bến cảng nước sâu có khả năng tiếp nhận tàu đến 50.000 tấn với chiều dài bến cảng mở rộng là 790m

Tập trung khai thác các tuyến hàng hải quốc tế từ Hàn Quốc/ Nhật Bản/ Trung Quốc

về cảng Chu Lai và các tuyến nội địa Hải Phòng - Chu Lai - HCM; mở rộng dịch vụ logistics cho nông - lâm nghiệp, dịch vụ vận chuyển vận chuyển hàng lạnh, đông lạnh thông qua việc đầu tư xe lạnh chuyên dụng, kho lạnh, bãi container lạnh,… Hiện nay, Chu Lai Logistics là một trong những trung tâm giao nhận - vận chuyển lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Hình 1.4 Cảng biển Chu Lai

• Thương mại - Dịch vụ của Trường Hải

Trường Hải phát triển các loại hình kinh doanh như thông qua hình thức quản lý vận hành và kinh doanh mô hình phức hợp gồm Trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, văn phòng, khách sạn và liên doanh - liên kết với các đối tác có kinh nghiệm và năng lực để phát triển các ngành kinh doanh: Siêu thị, Food Court, Trung tâm hội nghị, Trung tâm vui chơi giải trí và Cinema

Trang 9

Trang 5

1.1.3 Một số nội dung về văn hoá công ty

Với mục tiêu trở thành Tập đoàn công nghiệp đa ngành, mang lại giá trị cho khách hàng, xã hội và có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, THACO không ngừng đầu tư phát triển sức mạnh nội lực, đổi mới tư duy và hành động, nâng chất, nâng tầm của đội ngũ nhân sự Để làm được những điều này, một trong những yếu tố quan trọng để điều hành, quản trị công ty phải kể đến chính là văn hóa THACO Việc định hướng các ứng xử tại THACO theo tính kỷ luật được hướng dẫn cụ thể bằng các tiêu chuẩn của nguyên tắc 8T: Tận tâm – Trung thực - Trí tuệ - Tự tin – Tôn trọng – Trung tín – Tận tình – Thuận tiện 8 yếu tố này liên kết, lồng ghép vào nhau linh hoạt trong mỗi ứng xử và mọi hoạt động của THACO, con người THACO

Đồng thời, công ty tạo môi trường làm việc đặc thù và ưu việt để nhân sự phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu hội nhập, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế, văn hóa,

xã hội của quốc gia Văn hóa THACO thể hiện tính đại diện của một doanh nghiệp không chỉ ở sản phẩm hay thương hiệu, mà còn thể hiện ở mỗi nhân sự thông qua cách ứng xử của mình trong công việc và đời sống hàng ngày, với phương châm “mỗi nhân

sự là một đại sứ thương hiệu”

1.2 Sơ đồ công nghệ nhà máy Mazda

1.2.1 Mô tả quy trình sản suất

Quy trình sản xuất ô tô con bao gồm 3 dây chuyền chính: dây truyền hàn, dây truyền sơn, dây chuyền lắp ráp và kiểm định

Hình 1.5 Sơ đồ quy trình sản xuất

Trang 10

Trang 6

1.2.2 Dây chuyền hàn

Dây chuyền hàn gồm 87 robot thế hệ mới nhất của Kawasaki (Nhật Bản), vận hành hoàn toàn tự động, sử dụng công nghệ hàn cùng với hệ thống định vị hiện đại nhất trong công nghiệp ô tô hiện nay, đảm bảo tính ổn định và độ cứng vững của thân xe

Hình 1.6 Quy trình hàn mảng sàn

Robot hàn do Kawasaki sản xuất, tên mã Series B Đây là thế hệ robot mới nhất

trên thế giới, quay được tất cả các góc, đáp ứng yêu cầu công nghệ của từng vị trí điểm hàn

Hình 1.7 Robot hàn Kawasaki

Trang 11

Trang 7

• SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN HÀN

Quy trình hàn thời gian ước tính khoảng 2 tiếng cho một body thân xe Sơ đồ dây chuyền hàn gồm nhiều công đoạn khác nhau gồm hàn mảng sàn và mảng hông cho công nhân thực hiện, chuyền hàn chính là chuyền hàn robot Sau khi các mảng sàn và mảng hông được bấm xong, các robot AVG sẽ vận chuyển các vật tư này tới chuyền hàn robot

để tiến hành bấm thành body hoàn thiện Sau khi hoàn thiện body sẽ chuyển tới chuyền MENTAL FINISH để lắp thêm cửa, cốp,… Sau khi hoàn thiện sẽ chuyển đến xưởng sơn để tiếp tục quy trình sản xuất

1.2.3 Dây chuyền sơn

• Dây chuyền sơn tĩnh điện ED

Dây chuyền sơn tĩnh điện ED với công nghệ nhúng liên tục (body khi di chuyển ngập lặn trong bể) đảm bảo được thời gian tiếp xúc giữa hóa chất và bề mặt body tốt hơn, làm cho chất lượng bề mặt mặt ED cao Cùng với đó, công nghệ phốt phát và định hình bề mặt trước khi nhúng ED là công nghệ thế hệ mới nhất trên thế giới hiện nay, đảm bảo lượng muối (cặn) phát sinh rất ít, đáp ứng yêu cầu bề mặt không bụi sau khi nhúng ED

Trang 12

Trang 8

Việc sơn tĩnh điện được thực hiện trong bể ED và có thời gian sơn tới 4 phút, cao hơn so với công nghệ hiện nay (từ 3,3 đến 3,5 phút), giúp đảm bảo bám dính đồng đều trên toàn bộ bề mặt body và chiều dày của lớp sơn ED cao hơn so với công nghệ hiện nay là 3 lần (12 đến 15 micromet)

Hình 1.8 Quy trình sơn tĩnh điện

• Dây chuyền sơn màu

Dây chuyền sơn màu sử dụng công nghệ “Wet on Wet” (Sơn ướt 2 lớp), đảm bảo yêu cầu khắt khe của thế hệ sơn mới của Mazda và các dòng xe sử dụng tại thị trường châu Âu Trong các phòng sơn màu lắp đặt các robot sơn Tốc độ của robot và lưu lượng phun sơn được kiểm soát bằng hệ thống điều khiển thông minh, đảm bảo độ che phủ bề mặt tại mọi vị trí đều như nhau cũng như độ đồng màu Bên cạnh đó, công nghệ này cũng cho phép thời gian thay màu sơn nhanh chóng (45 giây) giúp đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng

Sau khi sơn màu, body đã phủ sơn được đưa đến phòng sấy có thiết kế đặc biệt riêng cho thế hệ sơn mới, được chia làm 3 vùng nhiệt độ và điều khiển thông qua hệ thống kiểm soát thông minh, đảm bảo độ cứng bề mặt lớp sơn mà không làm thay đổi màu sắc

Trang 13

Trang 9

Hình 1.9 Sơn màu thực hiện bằng robot

• SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN SƠN

Dây chuyền sơn tĩnh điện và sơn màu thời gian ước tính khoảng 2 tiếng. Trước khi sơn tĩnh điện ED, thân xe sẽ lần lượt được chuyển qua các bể chứa hóa chất để tẩy dầu mỡ, gỉ sét Sau đó tiếp tục qua bể chứa phốt phát nhằm xử lý bề mặt và tăng độ bám của màng sơn sau này

Các robot tự động sẽ lần lượt nhúng ngập hoàn toàn thân xe trong các bể chứa hóa chất, phốt phát Thân xe sau khi trải qua công đoạn sơn nhúng tĩnh điện sẽ được chuyển

Trang 14

để láp ráp các chi tiết vào xe

1.2.4 Dây chuyền láp ráp

Quá trình vận chuyển body giữa các xưởng được vận chuyển bằng hệ thống nâng

hạ tự động hoàn toàn, đảm bảo không biến dạng body so với vận chuyển bằng cầu trục Dây chuyền lắp ráp được tự động hóa đến 80%

Toàn bộ cụm chi tiết lớn được hỗ trợ bởi các tay máy robot (hệ thống cấp lốp, ghế được cấp tự động đến dây chuyền, vv…), đặc biệt tổng thành cụm (động cơ, hộp số, cầu trước, cầu sau…) được lắp ráp và kiểm tra đồng bộ trước khi kết nối vào body đảm bảo yêu cầu khắt khe trong quá trình lắp ráp hệ thống truyền động của xe

Dây chuyền cũng bao gồm các Robot bắn keo dán kính đảm bảo được yêu cầu về biên dạng của đường keo, đáp ứng yêu cầu khí động học gây tiếng ồn (nếu kính bị xô lệch) và đảm bảo 100% không vào nước Các chi tiết lắp ráp chính xác đảm bảo yêu cầu

về khe hở, độ phẳng, hạn chế tiếng ồn do khí động học khi xe di chuyển gây ra

Hình 1.10 Dây chuyền láp ráp nội thất

Trang 15

Trang 11

• SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN LÁP RÁP

Thời gian ước tính của quá trình láp ráp khoảng 3 tiếng bao gồm các quy trình như láp ráp nội thất, láp ráp khung gầm, các linh kiện điện tử trên xe,… Quy trình láp ráp tại Thaco Mazda chủ yếu do con người thực hiện

1.2.5 Dây chuyền kiểm định

Dây chuyền kiểm định gồm đầy đủ các thiết bị chỉnh góc lái, chỉnh đèn, thử phanh,

hệ thống kiểm tra chức năng, tốc độ, độ trượt ngang,… theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Cục Đăng kiểm Việt Nam và Mazda toàn cầu, được kết nối trực tiếp với hệ thống kiểm soát chất lượng (End Of Line) của Mazda Nhật Bản để đảm bảo mỗi chiếc xe Mazda trước khi đến tay khách hàng đều trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt

Quan trọng nhất, toàn bộ xe xuất xưởng phải được kích hoạt và kiểm soát bằng hệ thống EOL Đây là hệ thống kết nối trực tiếp với Mazda Nhật Bản nhằm xác nhận tình trạng chất lượng của mỗi mẫu Mazda ở Việt Nam phải giống với xe sản xuất tại nhà máy ở Nhật Bản

Trang 16

Trang 12

Hình 1.11 Kiểm tra góc đặt bánh xe

• SƠ ĐỒ QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH

Mỗi chiếc Mazda CX-5 sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh sẽ trải qua dây chuyền kiểm định trước khi xuất xưởng Tại đây, hệ thống máy móc tự động sẽ kiểm tra góc đặt bánh

xe, đèn chiếu sang, tốc độ quay, phanh xe…Trong đó, mỗi bánh xe được kiểm tra bằng công nghệ 3D laser với 36 camera để đảm bảo các thông số kỹ thuật chính xác trong quá trình lắp ráp

Sau khi đã vượt qua tất cả các bài thử nghiệm bên trong nhà máy, mỗi chiếc Mazda lăn bánh ra khỏi dây chuyền sản xuất sẽ được thử nghiệm trên đường thử có chiều dài

Trang 17

Trang 13

2,4 Km mô phỏng đầy đủ các địa hình thực tế, đạt đủ các yêu cầu ở công đoạn này thì những chiếc Mazda mới đủ tiêu chuẩn để đưa tới tay khách hàng

1.3 Tìm hiểu sơ đồ tổ chức nhân sự phân xưởng hàn nhà máy Mazda

• SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÂN SỰ XƯỞNG HÀN MAZDA

• Công việc chính từng tổ

+ TT Tổ vận hành bảo dưỡng: Bảo dưỡng và sửa chữa các dây chuyền robot, các thiết bị hàn; phân tích đánh giá các các hư hỏng và đưa ra giải pháp bảo trì; quản lí kho vật tư bảo trì; hỗ trợ phát triển và liên tục cải tiến các thiết bị

Hình 1.12 Bảo dưỡng robot

Trang 18

Trang 14

+ Bộ phận kế hoạch sản xuất:Chịu trách nhiệm lập kế hoạch và theo dõi quá trình sản xuất nhằm đảm bảo tính chính xác và kịp thời của quy trình sản xuất theo đúng kế hoạch

+ Tổ hàn mảng sàn trước : hàn các vật tư lại để được mảng sàn trước

+ Tổ hàn mảng sàn sau: hàn các vật tư lại để được mảng sàn sau

Hình 1.13 Hàn mảng sàn

+ Tổ hàn mảng hông trái : hàn thêm vật tư còn thiếu vào mảng hông

+ Tổ hàn mảng hông phải: hàn thêm vật tư còn thiếu vào mảng hông

+ Tổ hàn thân xe: Hàn mảng sàn với mảng hông, mảng mui

Hình 1.14 Robot hàn mảng sàn vào mảng hông và mảng mui

Trang 19

Trang 15

+ Tổ hoàn thiện:Từ dây chuyền hàn chính, thân xe sẽ được hệ thống máy móc tự động di chuyển sang “trạm hoàn thiện body” Tại đây, các chi tiết như nắp capo, cửa xe, cửa khoang hành lý… sẽ được lắp ráp tạo hình hài cho xe trước khi được kiểm tra và chuyển sang dây chuyền sơn nhúng tĩnh điện (ED) để tiến hành công đoạn 2

Hình 1.15 Chuyền hoàn thiện, lắp capo, vệ sinh body

1.4 Tìm hiểu sơ đồ công nghệ phân xưởng hàn Mazda

• SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ PHÂN XƯỞNG HÀN

Sơ đồ công nghệ phân xưởng hàn gồm 2 chuyền chính: MANUAL SUBLINE và ROBOT MAINLINE

Trang 20

Trang 16

Vật tư từ kho cấp lên sàn B Sau đó hàn vật tư lại thành các mảng sàn rồi đưa ra sàn A, hàn bấm liên kết các mảng sàn nhỏ lại với nhau thành một mảng sàn Sau đó robot AVG vận chuyển từ sàn A qua dây chuyền ROBOT MAINLINE Ở chuyền ROBOT hàn bấm và lắp thêm mui hông từ tổ hông A và hông B rồi chuyển sang chuyền hoàn thiện METAL FINISH để lắp thêm cửa, cốp để thành body hoàn thiện

Hình 1.16 Chuyền hàn Manual subline

Chuyền hàn phụ hay còn gọi là chuyền Manual subline do công nhân thực hiện Tại chuyền hàn này công nhân sẽ hàn bấm các bulong, đai ốc trên những điểm có sẵn trên vật tư để hoàn thiện một vật tư hoàn chỉnh

Hình 1.17 Chuyền ROBOT MAINLINE

Trang 21

Trang 17

Chuyền hàn ROBOT là chuyền hàn chính của nhà máy Tại đây các mảng hông và

mảng sàn được hàn lại với nhau để thành một body hoàn chỉnh

• MANUALSBULINE: Chuyền hàn phụ, gồm:

• Sàn A: AFL,AFR bấm sàn trước, lồng vè trước trái / phải

+ FB1, FB2 hàn các vật tư thành thân xe trước

+ FB3 hàn liên kết sàn trước và sàn giữa FF

+ EMS chuyển từ trạm FB3-> UB1

+ Trạm UB1 Hàn ráp mảng thân xe trước và mảng sàn sau

+ Trạm UB2 Hàn hoàn thiện mảng sàn

+Trạm SRF1-SRF2 trạm hàn xương hông

Hình 1.18 Robot AGV chuyển vật tư sang chuyền robot mainline

Robot AVG là loại robot tự động có chức năng chuyển khung body vào chuyền hàn chính để robot tiến hành bấm thêm các chi tiết

Trang 22

Trang 18

Hình 1.19 Hàn mảng sàn giữa

Công nhân tiến hành hàn bấm các chi tiết như bulong, đai ốc hoặc hàn vào các

điểm còn thiếu trên mảng sàn giữa để được mảng sàn giữa hoàn thiện

Hình 1.20 Hàn bấm mảng sàn trước, giữa với sau

Các mảng sàn trước và sau sau khi được bấm hoàn thiện được công nhân hàn liên kết lại với nhau để thành một mảng sàn xe hoàn thiện

+ Hông A: Bấm liên kết mảng hông và ¼ lồng vè sau (Dòng xe Mazda6)

Hàn bấm mảng mui được ráp tại trạm BS02

Khung xương giữa, khung xương ngoài

+ Hông B: hàn bấm ¼ lồng vè sau

Trang 23

Trang 19

• ROBOT MAINLINE: (Chuyền hàn chính) Chuyền bấm hoàn toàn bằng robot Chuyền này có nhiệm vụ hàn thêm các điểm hàn để được mảng hàn hoàn chỉnh, bắn keo mảng hông, lắp thêm mảng hông và mảng mui để hoàn thiện body hoàn chỉnh Cuối chuyền hàn chính, các kĩ sư sẽ đánh giá chất lượng hàn thông qua máy móc và các thông

số tiêu chuẩn

Hình 1.21 Chuyền bấm hoàn thiện bằng robot

Bấm hoàn thiện body, xe đưa qua trạm kiểm tra đục mối hàn sau đó chuyển qua chuyền metal finish Chuyền ROBOT MAINLINE chia làm 3 chuyền chính:

- Chuyền Robot UR: Mảng sàn được robot AGV chuyển từ trạm UB2 -> đầu chuyền

UR, Chuyền UR có nhiệm vụ hàn bấm các điểm hàn còn lại để được 1 mảng sàn hoàn chỉnh

- Chuyền Robot BS: BS02 : Lắp thêm mảng hông phải, mảng hông trái, mảng sàn hoàn thiện, xương mặt đầu, bắn keo mảng hông

- Chuyền Robot BR:

+ BR02-BR06: Hàn hoàn thiện body

+ BR08: Lắp các chi tiết vào Jig: Xương ốp gò má RH; Xương ốp gò má LH; Hàn bấm các chi tiết vào body

+ BR9 – BR11: Hàn bấm hoàn thiện body

+ BR12: Khắc số VIN

Trang 24

Trang 20

• METAL FINISH LINE: Quy trình công nghệ Mental Finishline bắt đầu hoạt động sau khi kết thúc quy trình Robot mainline Quy trình này có nhiệm vụ kiểm tra, ráp các chi tiết còn thiếu như cửa, cốp, siết bulong, đai ốc,…Sau khi kết thúc quy trình này, các body hoàn chỉnh được chuyển qua dây chuyền sơn để tiếp tục quy trình sản

xuất

Hình 1.22 Công kiểm tra, rà soát body thân xe tại trạm hoàn thiện

• Quy trình Mental finishline gồm:

+ MF02: Kiểm soát mí lam cốp R.end; Lau hoá chất; Chà xỉ hàn bám trên bề mặt + MF03: Ráp vật tư; Siết đai ốc; Siết bulong gia cố

+ MF04: Hàn CO2 36 điểm; Hàn bulong cấy

+ MF06-MF08: Lắp các chi tiết vào body (cửa sau phải, cửa sau trái); Siết lực bulong cửa sau

+ MF09: Lắp các chi tiết vào body (Cốp sau); Siết lực bulong cốp

+ MF11: Ráp ca bô vào body; Ráp bản lề ca bô; Ráp gò má vào body

+ MF12: Kiểm tra body hoàn thiện

+ MF14: Sửa chữa lại

+ MF17: Vệ sinh; Gắn nắp nhiên liệu

Trang 25

Trang 21

CHƯƠNG 2: VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ Ở XƯỞNG HÀN THACO MAZDA

2.1 Chi tiết chính cần ở mỗi khâu

• MANUAL SUBLINE

Chuyền hàn phụ do công nhân thực hiện bấm các điểm hàn có sẵn trên vật tư Các khâu do công nhân hàn bấm gồm có:

+ Mảng sàn A: Lồng vè trước trái/ phải

+ Mảng sàn B: Mảng sàn giữa, mảng sàn sau, mảng thân xe trước, xương hông

+ Hông A: ¼ lồng vè sau trái/phải

+ Hông B: Mảng hông, lồng vè sau

Trang 26

Hình 2.3 Xương hông xe Mazda

Xương hông nằm dọc theo chassis của xe, nó kết nối các mảng hông lại với nhau Xương hông được thiết kế vững chắc nhằm chịu các va đạp từ bên hông

Trang 27

Trang 23

• ROBOT MAINLINE

Chuyền hàn chính robot có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng của body thân xe Trong toàn bộ các công đoạn sản xuất, lắp ráp của nhà máy, có gần 80 robot tự động được sử dụng để bảo đảm sự chính xác cao nhất

Hình 2.4 Chuyền Robot mainline

Ngoài việc hàn bấm các điểm hàn trên thân xe, robot còn dùng để láp ráp các mảng mui, mảng hông lại với nhau để hoàn chỉnh một body Các chi tiết chính gồm có: + Mảng hông trái/phải

Hình 2.5 Mảng hông xe Mazda

Mảng hông được công nhân hàn bấm và bắn keo hoàn thiện trước khi được láp ráp vào body thân xe Phần mảng hông sau khi được lắp trên body chỉnh, công nhân sẽ lắp cửa vào phần mảng hông ở trạm hoàn thiện

Trang 28

• MENTAL FINISH LINE

Trạm cuối cùng trong quy trình hàn tại xưởng hàn Thaco Mazda Trạm hoàn thiện láp ráp nắp ca bô, cốp và kiểm tra các lỗi tại điểm hàn Các chi tiết chính cần cho cho trạm hoàn thiện bao gồm:

+ Cửa

Hình 2.7 Cửa

Cửa xe sẽ được lắp tại trạm hoàn thiện sau khi công nhân thực hiện siết đai ốc, siết bulong gia cố, xử lí xót bavia,…Cửa xe sẽ được lắp tại trạm MF04 của trạm hoàn thiện

Trang 29

Hình 2.9 Cửa

Ráp nắp ca bô vào body sẽ là bước cuối cùng tại trạm hoàn thiện trước khi chuyển đến quy trình sữa chữa lại Tại trạm MF11, công nhân sẽ ráp bản lề và ca bô vào body

2.2 Tìm hiểu chi tiết phụ cần ở mỗi khâu

Bu lông được sử dụng để lắp ráp, liên kết các chi tiết đơn lẻ để tạo thành một chi tiết lớn Bulong trên vật tư có độ bền và có tiêu chuẩn cao, Để bảo vệ bề mặt của chi tiết bulong, đai ốc thường phủ lên bề mặt chúng một lớp kẽm nhằm hạn chế sự oxi hóa, kéo dài tuổi thọ của chi tiết

Trang 30

Trang 26

Hình 2.10 Bulong được cấy trên vật tư

Bulong sẽ được cấy sẵn trên vật tư hoặc công nhân sẽ bấm các bulong này vào vật

tư Bulong thường được cấy sẵn tại mảng sàn hoặc được công nhân thực hiện cấy tại các trạm tại quy trình hàn bấm hông B

Hình 2.11 Các chi tiết phụ cấy trên vật tư

2.3 Thiết bị dụng cụ sử dụng tại chuyền

• Welding gun (Súng hàn)

- Dùng để hàn kết nối các vật tư lại với nhau hoặc bấm các chi tiết như bulong vào vật tư

- Máy hàn bấm mang lại rất nhiều tiện ích Phải kế đến đó là:

+ Khả năng cho ra những mối hàn chất lượng, chắc chắn và bền bỉ theo thời gian + Cho năng suất cao, công suất làm việc lớn

Trang 31

Trang 27

+ Thao tác sử dụng đơn giản, dễ dàng

+ Thiết kế chắc chắn, không lo bị xây xước khi vận chuyển đến nơi khác làm việc

+ Vùng hàn được làm nguội nhanh chóng nhờ phương pháp truyền nhiệt nhanh

+ Độ dẫn điện cao, đảm bảo việc tản nhiệt nhanh ở các mối hàn, mang đến sự chắc chắn cho sản phẩm hàn

Hình 2.13 Súng hàn (Welding gun)

• Những bộ phận chính ở súng hàn

+ Biến thế tạo dòng cho súng

+ Ống dẫn nước làm mát vào : màu xanh

+ Ống dẫn nước làm mát ra : màu đỏ

+ Ống hơi : ống màu đen

+ Súng hàn được sử dụng để hàn bấm các vật tư tạo để tạo thành một body

Trang 33

Trang 29

• Tigon trợ lực

Pa lăng cân bằng Tigon được ứng dụng trong việc treo các thiết bị trong nhà xưởng như các dụng cụ tháo lắp dùng điện, dùng khí nén hay nhiều thiết bị khác Trong xưởng hàn Thao Mazda, nó được treo phía trên giá dùng để trợ lực cho súng giảm sức lao động cho công nhân

+ Tigon có kích thước nhỏ gọn, đơn giản về mặt kết cấu, trọng lượng nhẹ

+ Dây cáp bằng thép không gỉ

+ Hệ thống treo an toàn phụ trợ Thiết bị an toàn chống lại tải trọng giảm do lò xo

vỡ, thiết bị an toàn ly tâm

+ Với tải trọng nâng đến 40-50kg giúp treo móc tốt các dụng cụ trong nhà xưởng, nhà máy và công trường

+ Không gây ô nhiễm môi trường, sử dụng dễ dàng

+ Có thiết bị khoá để ngăn chặn việc tải ở bất kỳ độ cao

Trang 34

Trang 30

• Robot welding kawasaki

Robot hàn Kawasaki sử dụng công nghệ hiện đại để phù hợp với chất lượng của một thợ hàn lành nghề Các tính năng như cơ sở dữ liệu điều kiện hàn, sửa đổi đường dẫn thời gian thực và trình tự khởi động tiêu chuẩn cũng giúp giảm thời gian lập trình

để có trải nghiệm thân thiện với người dùng

Hình 2.17 Robot welding gun

+ Robot hàn ở chuyền mainline (chuyền hàn robot)

+ Robot được cấu tạo từ 6 trục

+ Được lập trình sẳn hàn bấm những điểm trên body

+ Robot hoạt động khi được cấp nước

Hình 2.18 Cấu tạo chung của Robot

Trang 35

Trang 31

• Một số thiết bị tại trạm hoàn thiện

Máy doa Die grinder Doa lỗ

Máy mài bánh mài Disk grinder/ angle

grinder

Mài bavia, xĩ hàn trên body

Máy mài dây đai (

máy mài góc) Belt grinder

Mài các vị trí có góc nhỏ, hẹp

Máy mài đĩa dính

giấy nhám Obital stander

Sửa móp trên body, mài láng bề mặt panel

Lục giác L-wrench/ allen

wrench

Dùng mở hoặc siết

bu lông lục giác trong

Đầu siết ốc Socket

Dùng để siết bulong, đai ốc trên body

Súng điện siết ốc batt' wrench/

Electric wrench

Dùng để siết bulong, đai ốc trên body có lực siết nhỏ hơn 15Nm

Súng hơi siết ốc Impact wrench

Dùng để siết bulong, đai ốc trên body có lực siết lớn hơn 15Nm

Giũa flat file Mài đầu tip, sửa

móp trên body

Trang 36

Trang 32

Sửa móp trên body, mài láng bề mặt panel

Thước kẹp Vernier Caliper Đo kích thước

Đồng hồ lo xo Step Gauge (Dial

Gauge Type)

Đo mặt phẳng giữa

2 chi tiết kề bên trên body

Thước lá 150mm Scale (150mm) Đo kích thước

Thước nhọn Taper Gauge (Gap

Measuring Tool)

Đo khe hở giữa 2 chi tiết kề bên trên body

Báy Spatula/ Bachi

Dùng điều chỉnh mặt phẳng giữa 2 chi tiết gần nhau trên body

Xe nâng Fork lifter

Malech Adjustable wrench

Cà lê thường Combination

Wrench

Cà lê thường Offset Wrench

Trang 37

Trang 33

Máy cắt đĩa lớn High speed cut

Cờ lê hồi Gear wrench

Búa và đục Hammer & chisel

Thang gấp đoạn Ladder

Cầu trục điện Electric hoist

Cầu trục hơi Air hoist

Kèm tân Vice pliers

Máy khoan hơi Air hand drill

Dụng cụ kiểm tra

bu lông cấy

Ancillaries for Tucker Stud Welding Equipment (stud check tool)

Trang 38

❖ Đặc điểm

Công nghệ hàn phát triển nhanh và được ứng dụng rộng rãi là nhờ các đặc điểm sau: + Tiết kiệm vật liệu

+ Hàn có thể chế tạo được các liên kết từ vật liệu có tính chất khác nhau

+ Tạo được các chi tiết, các kết cấu phức tạp mà các phương pháp công nghệ khác khó thực hiện hoặc không thực hiện được

+ Tạo được các liên kết có độ bền và độ khít cao

+ Năng suất của quá trình hàn cao, dễ cơ khí hoá và tự động hoá

+ Thiết bị hàn tương đối đơn giản, giảm được tiếng ồn khi sản xuất

Tuy nhiên, hàn có nhược điểm:

+ Do nung nóng cục bộ vật hàn nên dễ tạo áp suất dư lớn

+ Dễ gây biến dạng liên kết hàn và trong mối hàn có thể có khuyết tật như rổ, nứt,…

❖ Công dụng

+ Áp dụng chế tạo các kết cấu: các thiết bị, nồi hơi, thùng chứa,…

+ Phục hồi các chi tiết bị mài mòn trong quá trình làm việc; sửa chữa các khuyết tật của vật đúc: hàn vá các chỗ khuyết, rỗ khí, lõm co,…

Trang 39

Hình 3.1 Sơ đồ phương pháp hàn MIG

❖ Phương pháp hàn TIG

Trong các phương pháp hàn kim loại thì Hàn TIG là phương pháp sử dụng điện cực không nóng chảy, trong môi trường khí trơ nhằm hạn chế tác hại của O2, N2 trong không khí.Các loại khí bảo vệ: Argon, Heli, Argon+Heli, Argon +Hidro hoặc Argon+oxy

Hình 3.2 Sơ đồ phương pháp hàn TIG

Ngày đăng: 05/03/2024, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w