Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.
Trang 1VIỆN CƠ KHÍ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO VÀ LẮP RÁP Ô TÔ KHÁCH 47 CHỖ HYUNDAI NOBLE
Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thành Sa Sinh viên thực hiện : Võ Minh Tiến
Trang 2Trang i
LỜI CẢM ƠN
Em rất vui vì sau hành trình dài hơn 4 năm, cuối cùng cũng đã gần đến đích, đây
là hành trình cuối cùng khi ngồi ghế nhà trường nên em vô cùng trân trọng từng khoảnh
khắc này Nhưng hành trình đó sẽ không đi đến đâu nếu em chỉ đi một mình mà không
có sự đồng hành của thầy cô, bạn bè và cả công ty đã hỗ trợ em thực tập gần 4 tháng
Lời đầu tiên, em xin cảm ơn chân thành đến toàn thể giảng viên trong trường Đại
học Giao Thông Vận Tải Thành phố Hồ Chí Minh và các giảng viên trong Viện Cơ
Khí, các Thầy đã tận tình hướng dẫn, dạy dỗ và trang bị cho chúng em những kiến thức
bổ ích trong những năm học vừa qua để có nền tảng vững chắc làm cơ sở hoàn thành
khóa luận cuối khóa này
Ngoài ra, em gửi lời cảm ơn chân thành đến công ty cổ phần Cơ khí – Xây dựng
giao thông (Tracomeco) đã tạo điều kiện để em trải nghiệm công việc thực tế, mặc dù
đó là những trải nghiệm ban đầu nhưng cũng mang đến cho em rất nhiều điều bổ ích và
em cảm thấy cần phải cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa để có thể nắm bắt các cơ hội
trong tương lai
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy TS Nguyễn Thành Sa là giảng
viên hướng dẫn của nhóm em Thầy đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để
em hoàn thành được bài luận văn tốt nghiệp lần này
Sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã động viên, cổ
vũ và đóng góp ý kiến trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Giao
Thông Vận Tải TP.HCM cũng như là quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này của
em
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023
Ký tên
Võ Minh Tiến
Trang 3Trang ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, người Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục quan tâm đặc biệt đến thị trường xe hơi trong nước, điều này được thể hiện qua các con số thống kê tăng trưởng hàng năm Có thể nói thị trường ô tô vào thời điểm hiện nay đang phát triển mạnh mẽ, các liên doanh sản xuất lắp ráp ô tô ở Việt Nam đã bắt đầu sinh lãi và đang có kế hoạch phát triển, mở rộng nhiều nhà máy sản xuất của mình, nhiều tư nhân đã nhảy vào thị trường ô tô và kết quả thu được rất khả quan Những thương hiệu đã có nhà máy lắp ráp và sản xuất tại Việt Nam là Vinfast, Thaco, Hyundai, Toyota, Honda,… Luận văn này tập trung về lập quy trình công nghệ chế tạo và quy trình lắp ráp ô tô khách 47 chỗ, dòng xe Hyundai tại công ty cổ phần Cơ khí – Xây dựng giao thông (Tracomeco) Bố cục luận văn gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan Trình bày về tình hình lắp ráp ô tô tại Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay Giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần Cơ khí – Xây dựng giao thông TRACOMECO bao gồm quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức công ty, các cơ sở hạ tầng
và trang thiết bị máy móc,… Giới thiệu mặt bằng nhà xưởng lắp ráp
Chương 2: Cơ sở để thiết lập QTCN chế tạo và lắp ráp ô tô khách 47 chỗ HYUNDAI NOBLE Giới thiệu xe khách 47 chỗ HYUNDAI NOBLE: các thông số kỹ
thuật của xe; các chi tiết nhập khẩu; các cụm tổng thành, chi tiết được sản xuất tại các nhà máy trong nước
Chương 3: Thiết lập QTCN chế tạo và lắp ráp ô tô khách 47 chỗ HYUNDAI NOBLE Quy trình lắp ráp gồm các công đoạn chính sau: gia công khung xương các
mảng và tổ hợp khung vỏ; sơn, phun cách nhiệt; lắp cụm tổng thành; lắp ráp cụm hệ thống lên xe; lắp ráp nội, ngoại thất; hoàn thiện
Chương 4: Quy trình kiểm tra chất lượng xe xuất xưởng Kiểm tra tổng thể: số
khung, động cơ Kiểm tra gầm xe: các hệ thống phanh, ly hợp, các-đăng, cầu xe,… Kiểm tra buồng lái và khoang hành khách: bảng điều khiển taplo, ghế hành khách, giá treo hành lý, cửa lên xuống,… Kiểm tra trên các thiết bị thử: độ trượt ngang, lực phanh, sai
số đồng hồ, cường độ ánh sáng, khí thải Cuối cùng là kiểm tra chạy trên đường thử: chạy thử trên các loại đường, thử độ kín nước
Trang 4Trang iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT LUẬN VĂN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ix
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1
1.1 Tổng quan về tình hình lắp ráp ô tô ở Việt Nam 1
1.2 Giới thiệu về công ty cổ phần Cơ khí – Xây dựng giao thông TRACOMECO 6
1.2.1 Quá trình hình thành 6
1.2.2 Cơ cấu tổ chức 7
1.2.3 Cơ sở hạ tầng 8
1.2.4 Thiết bị máy móc 10
1.3 Giới thiệu sơ đồ mặt bằng xưởng lắp ráp 13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ ĐỂ THIẾT LẬP QTCN CHẾ TẠO VÀ LẮP RÁP Ô TÔ KHÁCH 47 CHỖ HYUNDAI NOBLE 14
2.1 Giới thiệu xe khách 47 chỗ HYUNDAI NOBLE 14
2.1.1 Thông số xe khách 47 chỗ HYUNDAI NOBLE 14
2.1.2 Các cụm tổng thành, chi tiết nhập khẩu 22
2.1.3 Các cụm tổng thành, chi tiết sản xuất trong nước 22
2.2 Phương pháp hàn MIG và chế độ hàn 24
2.3 Sơ đồ khối dây chuyền lắp ráp ô tô khách 26
CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP QTCN CHẾ TẠO VÀ LẮP RÁP Ô TÔ KHÁCH 47 CHỖ HYUNDAI NOBLE 27
3.1 Quy trình công nghệ gia công khung mảng 27
Trang 5Trang iv
3.1.1 Chế tạo khung xương mảng trái 27
3.1.2 Chế tạo khung xương mảng phải 28
3.1.3 Chế tạo khung xương mảng sàn 29
3.1.4 Chế tạo khung xương mảng nóc 30
3.1.5 Chế tạo khung xương mảng đầu và mảng đuôi 32
3.2 Tổ hợp khung vỏ 33
3.2.1 Hàn liên kết các khung xương 33
3.2.2 Bọc vỏ khung xương 34
3.3 Quy trình công nghệ sơn và phun cách nhiệt 35
3.4 Lắp ráp các cụm tổng thành 38
3.4.1 Lắp cụm động cơ và hộp số 38
3.4.2 Lắp cụm hệ thống cầu sau 39
3.4.3 Lắp cụm hệ thống cầu trước 39
3.4.4 Lắp lốp vào mâm xe, cân bằng lốp 40
3.5 Lắp ráp cụm hệ thống lên xe 40
3.5.1 Lắp ráp động cơ 40
3.5.2 Lắp ráp hệ thống lấy gió 41
3.5.3 Lắp ráp hệ thống xả khí thải 41
3.5.4 Lắp ráp hệ thống làm mát 41
3.5.5 Lắp ráp cụm cầu sau 42
3.5.6 Lắp ráp cụm cầu trước 43
3.5.7 Lắp ráp hệ thống lái 45
3.5.8 Lắp hệ thống nhiên liệu 45
3.5.9 Lắp ráp hệ thống khí nén 46
3.5.10 Lắp ráp hệ thống phanh khí nén 46
Trang 6Trang v
3.5.11 Lắp ráp hệ thống điều khiển 46
3.5.12 Lắp ráp hệ thống điện chassi, ắcquy và hộp công tắc điều khiển động cơ 47 3.5.13 Lắp ráp bánh xe vào cầu và lốp dự phòng 47
3.5.14 Lắp còi xe vào khung chassi 47
3.5.15 Căn chỉnh và kiểm tra lại các hệ thống 47
3.5.16 Bơm mỡ vào các vị trí theo qui định 48
3.6 Quy trình lắp ráp nội, ngoại thất 48
3.6.1 Làm sàn 48
3.6.2 Lắp hệ thống dây điện trần xe 48
3.6.3 Lắp hệ thống điện taplo và ốp vô lăng 49
3.6.4 Lắp cửa khách lên xuống 49
3.6.5 Lắp kính 49
3.6.6 Lắp hệ thống điều hòa 50
3.6.7 Lắp ráp ngoại thất 50
3.6.8 Lắp ráp nội thất 53
3.7 Hoàn thiện 57
3.7.1 Đóng số khung 57
3.7.2 Sửa chữa lỗi nội thất 58
3.7.3 Sửa lỗi sơn 59
3.7.4 Căn chỉnh động cơ và các hệ thống khác 59
3.7.5 Bảo quản trong kho thành phẩm 59
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XE XUẤT XƯỞNG 60
4.1 Kiểm tra tổng thể 60
4.1.1 Kiểm tra số khung, số động cơ 60
4.1.2 Kiểm tra khung, thân vỏ, nóc 60
Trang 7Trang vi
4.1.3 Động cơ và các bộ phận liên quan 61
4.2 Kiểm tra gầm xe 62
4.2.1 Hệ thống phanh 62
4.2.2 Ly hợp 63
4.2.3 Trục các-đăng 63
4.2.4 Cầu xe 63
4.2.5 Hệ thống ống xả, bầu giảm âm 64
4.2.6 Dây điện và các đường ống dẫn 64
4.3 Kiểm tra buồng lái và khoang hành khách 64
4.3.1 Kính chắn gió 65
4.3.2 Gương chiếu hậu 65
4.3.3 Gạt nước 66
4.3.4 Ghế lái 66
4.3.5 Bảng điều khiển taplo 66
4.3.6 Giá hành lý 66
4.3.7 Cửa lên xuống 67
4.3.8 Ghế hành khách 67
4.4 Kiểm tra trên thiết bị 67
4.4.1 Độ trượt ngang bánh xe dẫn hướng 67
4.4.2 Lực phanh chính 68
4.4.3 Sai số đồng hồ thiết bị 68
4.4.4 Cường độ ánh sáng đèn 68
4.4.5 Khí thải 69
4.4.6 Âm lượng còi 69
4.5 Kiểm tra chạy trên đường thử 69
Trang 8Trang vii
4.5.1 Chạy thử trên đường 69
4.5.2 Thử kín nước 70
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 9Trang viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thông số về kích thước 15
Bảng 2.2 Thông số về khối lượng 16
Bảng 2.3 Thông số về tính năng chuyển động 17
Bảng 2.4 Thông số về động cơ D6CK38 18
Bảng 2.5 Thông số lốp ô tô 19
Bảng 2.6 Thông số hộp số M12S5-R 19
Bảng 2.7 Hệ thống treo trước/sau 20
Bảng 2.8 Hệ thống phanh 21
Bảng 2.9 Các cụm chi tiết tổng thành nhập khẩu 22
Bảng 4.1 Qui cách đóng số khung 60
Bảng 4.2 Qui cách đóng số động cơ 60
Trang 10Trang ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Tỷ lệ các doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ngành ô tô 1
Hình 1.2 Tỷ lệ nội địa hoá trung bình ngành ô tô 1
Hình 1.3 Lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tiếp tục tăng mạnh tháng đầu năm 2022 2
Hình 1.4 Các hình thức lắp ráp ở Việt Nam 2
Hình 1.5 Doanh số xe con nhập khẩu ở Việt Nam I-2022 3
Hình 1.6 Dòng xe Hyundai Universe Luxury 2010 nhập từ Hàn Quốc 3
Hình 1.7 Dây chuyền lắp ráp CKD xe hyundai tại Ninh Bình, Việt Nam 4
Hình 1.8 Dây chuyền lắp ráp ô tô khách tại nhà máy Tracomeco 5
Hình 1.9 Công ty cổ phần Cơ khí – Xây dựng giao thông Tracomeco 6
Hình 1.10 Lễ ký kết hợp tác toàn diện giữa Tracomeco – Dcar 7
Hình 1.11 Cơ cấu tổ chức trong công ty Tracomeco 8
Hình 1.12 Nhà xưởng lắp ráp ô tô 9
Hình 1.13 Nhà kho chứa linh kiện ô tô 9
Hình 1.14 Bãi chứa xe thành phẩm 10
Hình 1.15 Máy chấn tôn thuỷ lực 10
Hình 1.16 Máy cắt CNC 11
Hình 1.17 Máy uốn ống CNC 11
Hình 1.18 Đồ gá lắp ráp 12
Hình 1.19 Hệ thống cầu trục 12
Hình 1.20 Trạm kiểm tra chất lượng xe xuất xưởng (Test line) 13
Hình 1.21 Sơ đồ mặt bằng nhà xưởng lắp ráp ô tô Tracomeco 13
Hình 2.1 Xe khách 47 chỗ Hyundai Noble 14
Hình 2.2 Tổng thể ô tô khách 47 chỗ Hyundai Noble 14
Hình 2.3 Sơ đồ toạ độ trọng tâm hành khách 15
Hình 2.4 Sơ đồ toạ độ trọng tâm hàng hoá 16
Hình 2.5 Đồ thị nhân tố động lực học và đồ thị thời gian tăng tốc của xe 17
Hình 2.6 Động cơ D6CK 18
Hình 2.7 Lốp xe MICHELIN 19
Hình 2.8 Hệ thống treo trước và sau 20
Hình 2.9 Sơ đồ hệ thống phanh 20
Trang 11Trang x
Hình 2.10 Hệ thống lái trục vít – ecu bi 21
Hình 2.11 Kính chắn gió (kính an toàn 2 lớp) 23
Hình 2.12 Hệ thống ghế hành khách 23
Hình 2.13 Ván lót sàn (ván ép) 24
Hình 2.14 Nguyên lý của máy hàn MIG 24
Hình 2.15 Robot hàn tự động trong gia công cơ khí chế tạo ô tô 25
Hình 2.16 Sơ đồ khối dây chuyền lắp ráp ô tô khách 26
Hình 3.1 Tổng thể khung xương ô tô khách 47 chỗ Hyundai Noble 27
Hình 3.2 Mảng khung xương thành trái 28
Hình 3.3 Mảng khung xương thành phải 28
Hình 3.4 Khung xương mảng sàn 29
Hình 3.5 Khung xương mảng nóc 30
Hình 3.6 Gá hàn khung xương mảng nóc trên đồ gá 31
Hình 3.7 Khung xương mảng đầu 32
Hình 3.8 Khung xương mảng đuôi 32
Hình 3.9 Hàn liên kết các khung xương 33
Hình 3.10 Sơn chống gỉ các điểm hàn 34
Hình 3.11 Bọc vỏ khung xương mảng nóc 34
Hình 3.12 Phòng chà mastic 35
Hình 3.13 Phòng sơn 36
Hình 3.14 Hệ thống buồng sơn sấy 37
Hình 3.15 Lắp bộ li hợp vào động cơ 38
Hình 3.16 Lắp hộp số vào động cơ 38
Hình 3.17 Lắp cụm hệ thống cầu sau 39
Hình 3.18 Lắp cụm hệ thống cầu trước 40
Hình 3.19 Lắp lốp vào mâm xe bằng máy 40
Hình 3.20 Lắp ráp cụm động cơ lên xe 42
Hình 3.21 Liên kết cụm cầu sau với khung xe 43
Hình 3.22 Liên kết cụm cầu trước với khung xe 44
Hình 3.23 Hệ thống nhiên liệu 45
Hình 3.24 Lắp ráp hệ thống điều khiển 47
Hình 3.25 Lót thảm sàn 48
Trang 12Trang xi
Hình 3.26 Lắp hệ thống điện taplo và ốp vô lăng 49
Hình 3.27 Lắp kính 50
Hình 3.28 Lắp gương chiếu hậu 51
Hình 3.29 Lắp kính chắn gió, gạt mưa 51
Hình 3.30 Lắp hệ thống cửa hầm hàng 52
Hình 3.31 Lắp hệ thống đèn ngoài xe 52
Hình 3.32 Ốp mảng đuôi 53
Hình 3.33 Lắp nắp động cơ - hộp số 53
Hình 3.34 Lắp ốp cột, lắp ray 54
Hình 3.35 Lắp giá hành lý và đèn trần 54
Hình 3.36 Lắp ghế lái và ghế phụ 55
Hình 3.37 Lắp tủ lạnh 55
Hình 3.38 Cố định ghế hành khách trên ray 56
Hình 3.39 Lắp ghế hành khách 56
Hình 3.40 Lắp tấm chắn ghế lái 57
Hình 3.41 Vị trí đóng số khung 57
Hình 3.42 Vị trí đóng số động cơ 58
Hình 3.43 Kiểm tra hệ thống đèn khoang hành khách 58
Hình 3.44 Đánh bóng 59
Hình 4.1 Kiểm tra hình dáng chung 61
Hình 4.2 Kiểm tra động cơ và các bộ phận liên quan 62
Hình 4.3 Kiểm tra gầm xe 63
Hình 4.4 Kiểm tra hệ thống điện 64
Hình 4.5 Kiểm tra gương chiếu hậu 65
Hình 4.6 Kiểm tra giá đỡ hành lý 66
Hình 4.7 Kiểm tra ghế hành khách 67
Hình 4.8 Thiết bị kiểm tra trượt ngang và phanh 68
Hình 4.9 Máy đo cường độ ánh sáng đèn 69
Hình 4.10 Chạy thử trên đường gồ ghề 70
Trang 13CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về tình hình lắp ráp ô tô ở Việt Nam
Cho đến hiện nay, Việt Nam đang có khoảng hơn 350 doanh nghiệp sản xuất liên quan tới ngành ô tô và đạt công suất lắp ráp vào khoảng 680.000 xe/năm Trong đó, gồm có: 40 doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân
xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện và phụ tùng ô tô… sản lượng sản xuất đạt 70% đối với nhu cầu xe dưới 9 chỗ
Hình 1.1 Tỷ lệ các doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ngành ô tô
Cùng với số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ vẫn không ngừng tăng lên Thì sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đã góp phần nâng cao sự tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô ngày càng phát triển mạnh mẽ
Hình 1.2 Tỷ lệ nội địa hoá trung bình ngành ô tô
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn như là tỷ lệ nội địa hóa bình quân đến nay chỉ mới dao động từ 7% đến 10%, trong khi đó Thaco đạt 15 – 18%, những con số này cho thấy là vẫn còn thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực Việc lĩnh vực
Trang 14công nghiệp hỗ trợ ô tô còn chậm phát triển là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến ngành sản xuất và lắp ráp trong nước chịu nhiều thiệt thòi.
Mặc dù đã trải qua nhiều khó khăn do dịch Covid-19 gây ra nhưng cơ bản thị trường ô tô Việt Nam đã vực dậy được, gặt hái những kết quả khả quan trong năm 2021
và đầu năm 2022 Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 01/2022, tổng lượng
ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước đạt 38.300 chiếc, tăng lên 7,9% so với tháng 12 năm
2021, xe nội tăng sức cạnh tranh đáng kể so với xe nhập khẩu
Hình 1.3 Lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tiếp tục tăng mạnh tháng đầu năm 2022
Tiêu thụ ô tô tại Việt Nam đột ngột tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2022
do nhiều chính sách kích cầu như giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp trong nước sẽ kéo dài đến hết tháng 05 năm 2022 Là tín hiệu tích cực cho thị trường ô tô trong nước, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ sắp tới, khi cả nước đang an toàn thích ứng với dịch Covid-19 và dần trở lại trạng thái bình thường
Hình 1.4 Các hình thức lắp ráp ở Việt Nam
Các hình thức lắp ráp
Phương pháp lắp ráp CBU
Phương pháp lắp ráp SKD
Phương pháp lắp ráp CKDPhương pháp
lắp ráp IKD
Trang 15Tình hình lắp ráp xe ở Việt Nam vẫn đang tồn tại khá nhiều dạng Tuỳ theo mức
độ phức tạp và chuyên môn hoá mà ngành công nghiệp chế tạo và lắp ráp xe ở Việt Nam tồn tại các hình thức lắp ráp như sau:
a) Phương pháp lắp ráp dạng CBU (Complete Body Unit)
Xe được nhập khẩu về Việt Nam dưới dạng nguyên chiếc, các cụm chi tiết, khung gầm, thùng vỏ, cabin,… đã được sản xuất, lắp ráp hoàn chỉnh ở nước ngoài, liên kết chắc chắn và sơn hoàn thiện Mức độ phức tạp là bằng không
Hình 1.5 Doanh số xe con nhập khẩu ở Việt Nam I-2022
Ưu điểm của phương pháp này là các dòng xe được sản xuất trên dây chuyền hiện đại và điều kiện nhân công đạt chất lượng tiêu chuẩn nước ngoài (đạt chất lượng cao)
Hình 1.6 Dòng xe Hyundai Universe Luxury 2010 nhập từ Hàn Quốc
37313 23240
7252 6998 6099 5488 0
11651 7797 2285 1974 2400 1015 54
0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 TOYOTA
Trang 16Nhưng giá thành mua xe rất cao do chịu thuế nhập khẩu nguyên chiếc và quan trọng hơn là có một số tính năng, chất liệu của linh kiện chưa phù hợp với thị trường, điều kiện địa hình thời tiết của Việt Nam
Xét về lợi ích, chính phủ khuyến khích ngành công nghiệp xe lắp ráp trong nước nên đánh thuế cao xe nhập khẩu Vì thực tế phương pháp CBU không tạo ra nhiều lợi ích cho quốc gia cũng như không tạo được cơ hội việc làm cho công nhân trong nước,
và khả năng nâng cao tay nghề
b) Phương pháp lắp ráp dạng SKD (Semi Knocked Down)
Phương pháp này lắp ráp từ các chi tiết là các cụm bán tổng thành được nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài Tại nơi lắp ráp, chi tiết sẽ được tiến hành lắp thành từng cụm tổng thành và cuối cùng hoàn chỉnh thành sản phẩm Một vài chi tiết phụ tùng trong quá trình lắp ráp sẽ do một số doanh nghiệp trong nước sản xuất Phương pháp này có độ phức tạp cao hơn phương pháp lắp ráp dạng CBU
Xe loại này có ưu điểm là giá thành rẻ, lượng xe ra đều và thay đổi, cải tiến liên tục Nhưng lắp ráp SKD dễ ảnh hưởng tới độ liền mạch của các chi tiết nếu không thực hiện đúng quy trình và đảm bảo chất lượng linh kiện sản xuất
c) Phương pháp lắp ráp dạng CKD (Completely Knocked Down)
Hình 1.7 Dây chuyền lắp ráp CKD xe hyundai tại Ninh Bình, Việt Nam
Phương pháp này có các cụm chi tiết được nhập về với mức độ tháo rời cao hơn ở phương pháp dạng SKD và chưa được sơn hoàn chỉnh Vì vậy, bắt buộc các xí nghiệp
Trang 17lắp ráp phải trang bị thêm các hệ thống dây chuyền hàn và sơn phù hợp Phương pháp này cũng được chia làm hai loại CKD1 và CKD2 với độ khó tăng dần và đòi hỏi phải trang bị nhiều công nghệ kỹ thuật hơn
Ở dạng CKD1, các chi tiết được cung cấp ở dạng cụm tháo rời và không cần phải lắp ráp thêm trước khi lắp hoàn chỉnh, thùng xe cũng đã qua sơn lót Còn ở dạng CKD2, các chi tiết sẽ được tiếp tục tháo nhỏ cho nên cần phải lắp ráp thêm trước khi lắp ráp hoàn chỉnh, còn đối với thùng xe thì ở dạng rời chưa hàn và chưa qua sơn lót Phương pháp lắp ráp dạng CKD2 có mức độ rời rạc cao hơn CKD1 do đó đòi hỏi việc trang bị công nghệ lắp ráp và sơn cũng phải hiện đại hơn
Hình 1.8 Dây chuyền lắp ráp ô tô khách tại nhà máy Tracomeco
Trong khi đó, xe CKD lắp ráp trong nước sẽ khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ, làm tăng tỷ lệ nội địa hóa, cộng thêm các cơ hội kinh doanh và việc làm được
mở ra… nên phát triển xe CKD đặc biệt được chính phủ khuyến khích
Hẳn là có sự khác biệt về thông số kỹ thuật giữa hai loại xe CKD và CBU, chẳng hạn như vật liệu sử dụng, tay nghề công nhân, công nghệ hoàn thiện, tiêu chuẩn áp dụng… nhưng thường là rất nhỏ Tuy nhiên, một phần nhỏ người mua xe sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn gấp 2, gấp 3 lần giá trị gốc để mua một chiếc xe CBU vì tin rằng có
sự khác biệt rõ rệt về chất lượng so với loại CKD
d) Phương pháp lắp ráp dạng IKD (Incompletety Knocked Down)
Ở phương pháp này, lắp ráp sản phẩm từ các chi tiết rời được nhập từ nước ngoài
Trang 18Một tỷ lệ đáng kể các chi tiết trong sản phẩm sẽ được nền sản xuất trong nước cung cấp Phương pháp này là bước chuẩn bị quan trọng cho việc lắp ráp sản phẩm từ 100% chi tiết được sản xuất trong nước với bản quyền về kỹ thuât được chuyển giao từ hãng sản xuất gốc
1.2 Giới thiệu về công ty cổ phần Cơ khí – Xây dựng giao thông TRACOMECO
1.2.1 Quá trình hình thành
Tiền thân của Công ty là Hãng thầu RMK do Mỹ thành lập từ năm 1962, là một
cơ sở đại tu xe máy thi công công trình và sản xuất kết cấu thép lớn nhất khu vực Đông
Nam Á lúc bấy giờ
Sau năm 1975, đứng trước nhu cầu cấp bách về xây dựng và phát triển ngành cơ khí, cơ sở quyết định thành lập Nhà máy Cơ khí Công trình với chức năng mới là sửa chữa và lắp ráp xe máy công trình, ô tô các loại, đặc biệt nổi bật là phát triển sang ngành tàu thủy…
Đến năm 1996, Công ty Cơ khí Giao thông 2 được thành lập lại thành công ty có Hội đồng quản trị Tháng 9/2003 Công ty tiến hành cổ phần hoá thành lập Công ty cổ phần Cơ khí – Xây dựng giao thông (Tracomeco)
Hình 1 9 Công ty cổ phần Cơ khí – Xây dựng giao thông Tracomeco
Địa chỉ hiện tại: 429/4 Song hành Xa lộ Hà Nội - Khu phố 7 - Phường Trường Thọ
- Thành phố Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam
Tên người đại diện: Đào Việt Phương giữ chức vụ tổng giám đốc công ty
Trang 19Trải qua một chặng đường trên 20 năm phát triển, đến nay, Tracomeco đã để lại dấu ấn trên thị trường và trở thành một trong những đơn vị sản xuất ô tô khách hàng đầu tại VN Với thế và lực sẵn có, công ty đã có quyết định mang tính đột phá mới là hợp tác với Hãng ô tô DCar nhằm tạo ra những dòng xe cao cấp, tiện nghi nhất trong tương lai và quyết tâm cống hiến để “Thay đổi thị trường vận chuyển hành khách VN” Nổi bật nhất hiện nay là các dòng xe: Khách sạn di động và Cung điện di động,… mang lại cảm giác mới mẻ, sang trọng
Hình 1.10 Lễ ký kết hợp tác toàn diện giữa Tracomeco - DCar
❖ Phòng kế hoạch - đầu tư:
- Có chức năng: tham mưu về tình hình sản xuất kinh doanh, kế hoạch cung ứng vật tư và đầu tư dự án cho Tổng giám đốc
Trang 20- Thực hiện: kế hoạch sản xuất, đầu tư và tổng hợp sản xuất trong kinh doanh
❖ Phòng quản lý kỹ thuật sản xuất:
- Chức năng: nắm vững công tác kỹ thuật, công nghệ, tiến độ sản xuất
- Thực hiện quản lý trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ, nghiệm thu sản phẩm
Trang 21Hình 1.12 Nhà xưởng lắp ráp ô tô
Nhà kho bao gồm 6 cụm kho độc lập với diện tích hơn 8.000m², có thể chứa các loại hàng hoá từ hàng bao đến các loại hàng bách hóa Trang bị đầy đủ hệ thống thông gió để tránh làm hư hỏng hàng hóa Khu vực kho bãi ICD chiếm trên 2 ha
Hình 1.13 Nhà kho chứa linh kiện ô tô
Ngoài ra còn có các kho nhỏ với các diện tích 840 m²/kho
Bãi chứa hàng hiện nay có diện tích chứa container rỗng của đơn vị là 58.000 m² dùng để tích trữ hàng hóa
Trong dự án xây nâng cấp và mở rộng bến sà lan, Tracomeco đã mở rộng diện tích bến bãi lên tới 12.000m²
Trang 22Nhà máy còn được bố trí cho các công trình như: Văn phòng BGĐ, các dây chuyền sản xuất khác, nhà nghỉ cho công nhân, bãi chứa hàng linh kiện và bến bãi, nhà xe công nhân, căn tin
Hình 1.14 Bãi chứa xe thành phẩm
1.2.4 Thiết bị máy móc
Máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất ô tô: máy uốn ống CNC; máy xả, cắt tole
tự động; máy chấn tole thủy lực; bộ đồ gá tổ hợp khung xương; Hệ thống sơn sấy; Hệ thống khí nén trung tâm; Hệ thống xe chuyển ngang;…
Hình 1.15 Máy chấn tôn thuỷ lực
Máy chấn tôn chủ yếu được sử dụng trong việc xử lí các tấm sắt thép với kích thước lớn Máy sử dụng bơm điện thủy lực mạnh mẽ để tạo góc 90 độ các tấm kim loại sắt, thép, inox
Ứng dụng của máy chấn tôn thủy lực trong ngành ô tô: chế tạo các chi tiết của khung xe, khung cửa, khoang hành lý, nắp động cơ,…
Trang 23Hình 1.16 Máy cắt CNC
Ứng dụng của gia công cắt CNC trong ngành chế tạo ô tô: cắt các tấm thép lớn với
độ chính xác cao, cắt túi khí xe ô tô, các bộ phận hình học phức tạp như ăng-ten hoặc cần gạt trái phải, và các bộ phận xung quanh ô tô…
Hình 1.17 Máy uốn ống CNC
Từ thép cuộn cán, thép không gỉ, nhôm và các thành phần thép cacbon khác qua gia công bằng máy uốn ống sẽ cho ra các chi tiết là một số bộ phận của vỏ hộp số, bộ phận ghế ngồi, bộ phận phanh, vỏ bình ắc quy và nhiều bộ phận khác được sử dụng để chế tạo động cơ ô tô
Nhiều loại máy công cụ gia công cơ khác
Máy hàn các loại: tự động, bán tự động dưới khí bảo vệ, dây chuyền hàn CO2, hàn điểm và hệ thống xử lý làm sạch bề mặt kim loại
Đồ gá lắp ráp là một loại trang bị công nghệ được sử dụng trong quá trình lắp ráp
Trang 24nhằm đảm bảo chất lượng mối ghép và nâng cao năng suất lắp ráp Nó giúp định vị chính xác và giữ chặt chi tiết trong quá trình lắp ráp
Hình 1.19 Hệ thống cầu trục
Trạm kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất xưởng: tích hợp dây chuyền kiểm tra hiện đại với lắp đặt đầy đủ các trang thiết bị kiểm tra chất lượng xe cơ giới của Nhật Bản, Hàn Quốc, Ý,… với độ chính xác cao Trạm kiểm tra chất lượng xe xuất xưởng của nhà máy Tracomeco được thiết kế theo tiêu chuẩn của Cục Đăng Kiểm Việt Nam và được
Trang 25cấp giấy chứng nhận chất lượng số: 008/VAQ04-01/01, ngày 17/9/2004
Hình 1.20 Trạm kiểm tra chất lượng xe xuất xưởng (Test line)
1.3 Giới thiệu sơ đồ mặt bằng xưởng lắp ráp
Dựa vào cơ sở hạ tầng của nhà máy ta chọn hình thức lắp ráp CKD là phù hợp nhất Các chi tiết khung xương và vỏ xe hoàn toàn có thể được chế tạo trong điều kiện hiện nay của nước ta (cả về công nghệ và trình độ tay nghề của công nhân)
Hình 1.21 Sơ đồ mặt bằng nhà xưởng lắp ráp ô tô Tracomeco
Trang 26CHƯƠNG 2: CƠ SỞ ĐỂ THIẾT LẬP QTCN CHẾ TẠO VÀ LẮP RÁP Ô TÔ
KHÁCH 47 CHỖ HYUNDAI NOBLE
2.1 Giới thiệu xe khách 47 chỗ HYUNDAI NOBLE
Nguồn gốc, xuất xứ: Linh kiện nhập khẩu, lắp ráp tại nhà máy Tracomeco - TP
Hồ Chí Minh Được lắp ráp bằng thép định hình chuyên dùng trong sản xuất ô tô theo tiêu chuẩn quốc tế, được nhập khẩu từ Hàn Quốc có giấy nhận xuất xứ CO, CQ và áp dụng công nghệ sơn mạ tĩnh điện
Trang 27b) Thông số về khối lượng
Thành phần khối lượng và phân bố khối lượng của hành khách lên trục trước được trình bày như hình sau:
Hình 2.3 Sơ đồ toạ độ trọng tâm hành khách
Thành phần khối lượng và phân bố khối lượng của hàng hoá lên trục trước được trình bày như hình sau:
Trang 28Hình 2.4 Sơ đồ toạ độ trọng tâm hàng hoá
Thông qua thiết kế và tính toán ta có được bảng thông số về khối lượng như phía dưới thoả mãn các yêu cầu về phân bố trọng lượng lên từng cầu
Bảng 2.2 Thông số về khối lượng
HYUNDAI NOBLE
4 Khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất
c) Thông số chuyển động
Trong động cơ ô tô, mômen xoắn là yếu tố đặc trưng cho sức mạnh của xe thể hiện
Trang 29khả năng leo dốc, khả năng kéo hoặc chở vật nặng Dưới đây là một vài thông số thể hiện khả năng chuyển động của xe
Hình 2.5 Đồ thị nhân tố động lực học và đồ thị thời gian tăng tốc của xe
Dựa vào đồ thị nhân tố động lực học, ta có thể xác định được vận tốc lớn nhất của
ô tô và khả năng vượt dốc lớn nhất mà ô tô có thể vượt Đồ thị thời gian và quãng đường tăng tốc cho biết gia tốc của xe khi chuyển động ở các chế độ tải trọng khác nhau
Bảng 2.3 Thông số về tính năng chuyển động
6 Quãng đường phanh của xe ở tốc độ
d) Thông số về động cơ
Ô tô khách 47 chỗ Hyundai Noble sử dụng động cơ nhập khẩu Hàn Quốc D6CK38
Trang 30là loại động cơ Diesel có kim phun nhiên liệu điện tử được điều khiển trực tiếp bởi hộp điều khiển trung tâm ECU Dựa vào những tín hiệu phản hồi từ các cảm biến hiện đại
mà động cơ luôn luôn được điều khiển chính xác tại mọi thời điểm, hoạt động ổn định
và giảm mức tiêu hao nhiên liệu
Hình 2.6 Động cơ D6CK
Động cơ cho công suất, mômen xoắn lớn và quá trình hoạt động êm dịu tiết kiệm nhiên liệu Sử dụng hệ thống lưu hồi khí xả đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn khí xả từ EURO IV trở lên, thân thiện với môi trường, lại tiết kiệm chi phí khi không dùng dung dịch Urea
Trang 31295/80 R22.5 295/80 R22.5 295/80 R22.5
Trang 32g) Hệ thống treo
Hình 2.8 Hệ thống treo trước và sau
Hệ thống treo trước sử dụng 2 bầu hơi kết hợp với thanh cân bằng và ống giảm chấn thủy lực Hệ thống treo sau lại dùng tới 4 bầu hơi kết hợp với ống giảm chấn thủy lực giúp cho xe vận hành êm ái và ổn định trên các cung đường khác nhau
Bảng 2.7 Hệ thống treo trước/sau
TT THÔNG SỐ Đơn vị Ô tô khách 47 chỗ HYUNDAI NOBLE
thuỷ lực, thanh cân bằng
thuỷ lực, thanh cân bằng h) Hệ thống phanh
Hình 2.9 Sơ đồ hệ thống phanh
Trang 33Trang bị hệ thống phanh kiểu tang trống, dẫn động bằng khí nén 2 dòng và bộ chống hãm cứng bánh xe (ABS)
Bảng 2.8 Hệ thống phanh
TT THÔNG SỐ Đơn vị Ô tô khách 47 chỗ HYUNDAI NOBLE
Trang bị hệ thống lái trục vít – ecu bi, trợ lực thuỷ lực giúp điều khiển nhẹ nhàng
và an toàn Có khả năng tự quay về chuyển động thẳng khi ô tô quay vòng
j) Một số hệ thống khác
Trục các đăng: sử dụng loại 1 trục không đồng tốc, ký hiệu MA, đường kính ngoài 124mm, chiều dài 510 mm
Trang 34Hệ thống điện: sử dụng ắc quy 2x12V–200Ah; Máy phát: 24V–180A; Động cơ khởi động: 24V–6,0 kW
Hệ thống điều hòa nhiệt độ: Nhãn hiệu DOOWON đạt công suất lạnh 28000 Kcal/h
2.1.2 Các cụm tổng thành, chi tiết nhập khẩu
Bảng 2.9 Các cụm chi tiết tổng thành nhập khẩu
TT Cụm chi tiết tổng thành Hãng sản xuất Nước sản xuất
5 Hệ thống đèn trong khoang hành
2.1.3 Các cụm tổng thành, chi tiết sản xuất trong nước
Khung xương các mảng: vật liệu CT3 hoặc vật liệu tương đương Hãng sản xuất công ty CP Cơ khí-Xây dựng giao thông
Vỏ xe: vật liệu CT3 hoặc vật liệu tương đương Hãng sản xuất công ty CP Cơ Xây dựng giao thông
khí-Kính chắn gió (kính an toàn 2 lớp): vật liệu CT3 hoặc vật liệu tương đương Hãng sản xuất Hàn quốc, Trung quốc hoặc các đơn vị sản xuất khác ở trong nước
Trang 36Hình 2.14 Nguyên lý của máy hàn MIG
Nguyên lý cơ bản của hàn MIG là dùng dây hàn nóng chảy làm điện cực chính để tạo ra hồ quang (hiện tượng phóng điện) giữa dây hàn và vật hàn Nhiệt được tạo ra từ
hồ quang này làm nóng cháy dây hàn và vật hàn khiến chúng đông đặc kết tinh lại tạo thành mối hàn Trong suốt quá trình hàn, dây hàn được cấp tự động vào vật hàn với một tốc độ không đổi, do đó phương pháp hàn MIG này còn được nhiều người gọi là hàn hồ quang bán tự động Khí bảo vệ cũng được cung cấp từ bình chứa để bao bọc lấy mối hàn không cho tiếp xúc với không khí trong quá trình hàn nhằm mục đích tránh hiện tượng oxi hóa và nitơ hóa
Trang 37Đặc điểm hàn MIG:
• Sử dụng rất ít năng lượng trong quá trình hàn, chính vì vậy chúng không tác động nhiều nên mức độ biến dạng nhiệt rất ít và cháy thủng thấp, cho phép hàn các tấm thép mỏng
• Hầu hết các dòng kim loại đều có thể thực hiện mối hàn
• Nhiệt độ của kim loại nóng chảy thấp và dòng chảy kim loại được giới hạn
ở mức tối thiểu, cho phép hàn ở mọi vị trí
• Có thể hoàn thiện các đoạn hàn dài mà không bị ngắt quảng, tạo ra một lượng xỉ hàn tối thiểu, không cần phải làm sạch
• Không thích hợp trong điều kiện gió do có khí bảo vệ, phù hợp dùng trong các xưởng, nhà máy chế tạo cơ khí
• Ngoài ra, máy hàn MIG còn có khả năng tự động hóa có thể sử dụng trong hàn lắp robot, các thiết bị hàn tự động
Hình 2.15 Robot hàn tự động trong gia công cơ khí chế tạo ô tô
Môi trường khí bảo vệ, tùy theo vật liệu hàn mà thợ hàn lựa chọn, sử dụng khí bảo
vệ hàn phù hợp và có thể chia thành ba loại sau:
• Khí hoạt tính (CO2): dùng để hàn thép cacbon trung bình.Với ưu điểm mối hàn ổn định, tốc độ hàn cao và độ ngấu sâu → Hàn hồ quang CO2
• Khí trơ (Ar, He, Ar + CO2): khí Ar dùng trong các vật liệu kim loại màu hoặc thép trắng, khí He dùng cho vật liệu Al, Mg, Cu,… → Hàn MIG
• Khí trộn (Ar, Ar + CO2, Ar + O2 + CO2): là sự kết hợp của các loại khí bảo
vệ, tạo mối hàn đẹp với vật liệu thép cacbon thấp → Hàn MAG
Trang 382.3 Sơ đồ khối dây chuyền lắp ráp ô tô khách
Hình 2.16 Sơ đồ khối dây chuyền lắp ráp ô tô khách
Dây chuyền lắp ráp khung vỏ được gia công tại xưởng body line bao gồm các công đoạn: chế tạo khung xương các mảng trái, phải, sàn, nóc, đầu, đuôi; tổ hợp các khung xương; bọc vỏ
Dây chuyền sơn thực hiện tại xưởng sơn
Dây chuyền lắp ráp chassi được thực hiện chung với xưởng nội - ngoại thất: lắp ráp các cụm tổng thành; ráp các cụm hệ thống lên chassi
Dây chuyền lắp ráp nội ngoại thất: làm sàn, lắp hệ thống dây điện trần xe, dây diện taplo, lắp cửa, lắp kính, lắp hệ thống điều hòa, lắp ráp ngoại thất, lắp ráp nội thất Dây chuyền lắp ráp hoàn chỉnh (hoàn thiện): kiểm tra động cơ, sửa chữa lại các lỗi nội thất và đem bảo quản trong kho thành phẩm
Dây chuyền kiểm tra chất lượng xe xuất xưởng được kiểm tra tại xưởng test line: kiểm tra tổng thể, kiểm tra gầm xe, buồng lái và khoang hành khách, kiểm tra trên các thiết bị, kiểm tra trên đường thử
Trang 39CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP QTCN CHẾ TẠO VÀ LẮP RÁP Ô TÔ KHÁCH 47
CHỖ HYUNDAI NOBLE
3.1 Quy trình công nghệ gia công khung mảng
Kết cấu khung xương ô tô khách 47 chỗ Hyundai Noble:
Hình 3.1 Tổng thể khung xương ô tô khách 47 chỗ Hyundai Noble
1 Khung xương mảng đầu; 2 Khung xương mảng thành trái; 3 Khung xương mảng thành phải; 4 Khung xương mảng nóc; 5 Khung xương mảng sàn; 6 Khung xương mảng đuôi
3.1.1 Chế tạo khung xương mảng trái
Bước 1: Dùng máy cắt tole, cắt các chi tiết theo thiết kế
▪ Thanh số 1: số lượng 10 thanh, kích thước []40x70x3
▪ Thanh số 2: số lượng 11 thanh, kích thước []40x60x2,5
▪ Thanh số 3: số lượng 14 thanh, kích thước []40x40x2,5
▪ Thanh số 4: số lượng 04 thanh, kích thước []13x26x1,2
▪ Vật liệu: SS500 (hoặc tương đương)
Trang 40Hình 3.2 Mảng khung xương thành trái
Bước 2: Gá hàn khung xương mảng hông trái trên đồ gá gia công hàn
▪ Kẹp xương đứng cột kính mảng trái lên đồ gá
▪ Kẹp xương ngang mảng trái lên đồ gá
▪ Kẹp xương xéo lên đồ gá
▪ Dùng máy hàn CO2, hàn liên kết các thanh xương đứng, ngang, xéo của mảng trái
▪ Làm sạch các mối hàn
Bước 3: Dùng cần trục chuyển mảng hông trái sang vị trí chờ
3.1.2 Chế tạo khung xương mảng phải
Hình 3.3 Mảng khung xương thành phải
Bước 1: Dùng máy cắt tole, cắt các chi tiết theo thiết kế
▪ Thanh số 1: số lượng 10 thanh, kích thước []40x70x3