1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí xe toyota thiết kế mô hình hệ thống điều hòa không khí ô tô

97 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Điều Hòa Không Khí Xe Toyota. Thiết Kế Mô Hình Hệ Thống Điều Hòa Không Khí Ô Tô
Tác giả Bùi Xuân Chơn
Người hướng dẫn Th.S Dương Minh Thái
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Kỹ Thuật Cơ Khí
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 6,09 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN Ô TÔ (13)
    • 1.1 Chức năng của hệ thống điều hòa không khí (13)
    • 1.2 Phân loại hệ thống điều hòa không khí (13)
      • 1.2.1 Phân loại theo vị trí lắp đặt (13)
      • 1.2.2 Phân loại theo chức năng (15)
      • 1.2.3 Phân loại theo phương pháp điều khiển (16)
  • CHƯƠNG II. HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS 2015 (18)
    • 2.1 Giới thiệu chung về thệ thống điều hòa trên xe Toyata VIOS 2015 (18)
      • 2.1.1 Giới thiệu về xe Toyota VIOS 2015 (18)
      • 2.1.2 Hệ thống điều hòa trên xe Toyota VIOS 2015 (19)
    • 2.2 Nguyên lý hoạt động chung của hệ thống điều hòa (22)
    • 2.3 Cấu tạo các chi tiết chính trong hệ thống điều hòa (24)
      • 2.3.1 Máy nén (24)
      • 2.3.2 Giàn nóng (giàn ngưng tụ) (26)
      • 2.3.3 Bình lọc hút ẩm (29)
      • 2.3.4 Van van tiết lưu (30)
      • 2.3.5 Giàn lạnh (31)
      • 2.3.6 Bộ làm sạch không khí (32)
      • 2.3.7 Két sưởi (33)
      • 2.3.8 Các phần phụ khác trong hệ thống điểu hòa ô tô (33)
    • 2.4 Hệ thống điều khiển hệ thống điều hòa (36)
      • 2.4.1 Bộ điều khiển nhiệt độ (36)
      • 2.4.2 Điều khiển nhiệt độ bằng cánh trộn khí (38)
      • 2.4.3 Bộ điều khiển tốc độ quạt (39)
      • 2.4.4 Bộ điều khiển tốc độ không tải (bù ga) (41)
      • 2.4.5 Bộ điều khiển chống đóng băng giàn lạnh (43)
      • 2.4.6 Bộ điều khiển đóng ngắt máy nén (45)
      • 2.4.7 Điều chỉnh tốc độ quạt (50)
  • CHƯƠNG III. KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS (52)
    • 3.1 Bảo dưỡng hệ thống điều hòa (52)
      • 3.1.1 Bảo dưỡng thường xuyên (52)
      • 3.1.2 Bảo dưỡng hệ thống điều hòa theo định kỳ của hãng Toyota (53)
      • 3.1.3 Bảo dưỡng các chi tiết chính trong hệ thống điều hòa (57)
    • 3.2 Phương pháp chuẩn đoán tình trạng của hệ thống điều hòa trên ô tô (64)
    • 3.3 Quy trình tháo lắp hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Vios (65)
      • 3.3.1 Quy trình tháo (65)
      • 3.3.2 Quy trình lắp (74)
    • 3.4 Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục (74)
      • 3.4.1 Kiểm tra sửa chửa máy nén (74)
      • 3.4.2 Kiểm tra áp suất trong hệ thống điện lạnh (75)
      • 3.4.3 Sự khác biệt áp suất ở hai phía và quy trình xử lý (79)
      • 3.4.4 Các sự cố hư hỏng thường gặp trên hệ thống điều hòa ô tô (84)
  • CHƯƠNG IV. THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN Ô TÔ (86)
    • 4.1 Mục đích và yêu cầu của mô hình (86)
      • 4.1.1 Mục đích của mô hình (86)
      • 4.1.2 Yêu cầu của mô hình (86)
    • 4.2 Các bố trí mô hình hệ thống điều hòa trên ô tô (87)
      • 4.2.1 Phương pháp bố trí trên ô tô hiện nay (87)
      • 4.2.2 Phương pháp bố trí thực tế trên mô hình (87)
      • 4.2.3 Sơ đồ mạch điện của mô hình điều hòa không khí trên ô tô (88)
    • 4.3 Khai thác, thực hành thực tế trên mô hình hệ thống điều hòa (89)
      • 4.3.1 Các dụng cụ và thiết bị cần thiết (89)
      • 4.3.2 Quy trình nạp ga điều hoà (90)
      • 4.3.3 Quy trình xả gas điều hòa (94)
  • KẾT LUẬN (96)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (97)

Nội dung

Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.

KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN Ô TÔ

Chức năng của hệ thống điều hòa không khí

Điều hòa không khí là một trong những hệ thống cơ bản không thể thiếu trên xe ô tô hiện nay Hệ thống này điều khiển nhiệt độ trong xe và tuần hoàn không khí giúp cho người ngồi trên xe cảm thấy dễ chịu, bên cạnh đó nó còn giúp khử độ ẩm và lọc sạch không khí Ngày nay, điều hòa không khí trên xe được điều khiển một cách tự động thông qua các cảm biến và các ECU điều khiển Điều hoà không khí trên ô tô còn có các chế độ sưởi kính, tránh hiện tượng băng động làm mờ kính gây cảng trở tầm nhìn của tài xế

Hệ thống điều hòa không khí sử dụng két nước như một két sưởi để sưởi ấm trong xe Két sưởi lấy nước làm mát của động cơ và dùng nhiệt này để làm nóng không khí xung quanh két và tùy vào chế độ hoạt động mà lượng không khí nóng này được thổi xào xe Ngay sau khi động cơ khởi động két sưởi không làm việc, do đó nhiệt độ của két sưởi ban đầu thấp cho đến khi nước làm mát nóng lên Để làm mát không khí trong xe cần phải thống qua hệ thống điện lạnh ô tô, hệ thống này làm việc theo một chu trình khép kín.

Phân loại hệ thống điều hòa không khí

Hệ thống điều hòa không khí được phân loại theo vị trí lắp đặt, theo chức năng sử dụng và theo phương thức điều khiển

1.2.1 Phân loại theo vị trí lắp đặt

1.2.1.1 Lắp trên bản táp lô

Với kiểu này, điều hoà không khí thường được gắn trên bảng táp lô Không khí lạnh từ cụm điều hoà được thổi trực tiếp thẳng đến phía trước người lái cảm giác mát hơn, các cửa gió ra được lắp trên táp lô có thể được điều chỉnh bởi bản thân rài xế nên ngay có thể cảm nhận thấy hiệu quả làm lạnh ngay lập tức

Hình 1.1 Thổi từ táp lô

Hình 1.2 Thổi từ khoang hành lý

Loại này điều hoà không khí được đặt ở cốp sau xe Cửa gió ra vào của khí lạnh được đặt ở lưng ghế sau Do cụm điều hoà gắn ở cốp sau có khoảng không gian tương đối lớn nên điều hoà kiểu này thường có công suất lớn

Có hai cách lắp điều hoà kiểu kép:

+ Điều hòa được lắp cả ở trên tap lô và phía sau khoang hành lý (hình trên) + Giàn lạnh đặt trên trần xe thường được lắp trên các xe có kích thước lớn (hình dưới)

Hình 1.3 Lắp đặt kiểu kép Đối với kiểu lắp đặt như hình ở trên thì sự phân bổ nhiệt trong xe rất tốt, nhiệt độ được làm lạnh nhanh và tạo cảm giác dễ chịu cho người sử dụng Dựa vào từng loại xe mà ta có thể chọn được kiểu lắp đặt sao cho phù hợp

1.2.2 Phân loại theo chức năng

Tùy theo từng môi trường tự nhiên và quốc gia sử dụng mà các tính năng và chức năng của hệ thống điều hòa cũng khác nhau.Ta có thể chia ra 2 loại tính năng như sau

Loại này chỉ có một chức năng riêng biệt đó là sưởi ấm hoặc làm lạnh Nên bên trong nó chỉ gắn với hệ hống sưởi hoặc hệ thống làm lạnh

1.2.2.2 Theo tất cả các mùa

Loại này ta có thể điều chỉnh nhiệt độ tùy theo nhu cầu của người sử dụng, vừa có thể sưởi kính để không ảnh hưởng tầm nhìn, vừa làm khô không khí ẩm và có thể làm lạnh trong xe

Hình 1.4 Bố trí hệ thống điều hoà cho một mùa

1 Nạp khí sạch, 2 Nạp khí tuần hoàn,

3 Quạt, 4 Cửa ra thông gió, 5 Cửa ra sấy kính,

A Van nạp khí, B Van điều khiển luồng khí ra, E Giàn lạnh, H Giàn sưởi

Hình 1.5 Bố trí hệ thống điều hoà cho tất cả các mùa

1 Cửa vào khí trong lành, 2 Cửa vào khí tuần hoàn, 3 Quạt, 4 Cửa ra sàn xe,

5 Cửa ra thông gió, 6 Cửa ra sấy kính, A Van khí nạp, B Van điều khiển nhiệt độ,

C Van điều khiển luồng khí ra, E Giàn lạnh, H Giàn sưởi

Loại điều khiển cho tất cả các mùa này cho phép hệ thống điều hoà đảm bảo được không khí có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, đây cũng là một ưu điểm chính của nó

1.2.3 Phân loại theo phương pháp điều khiển

Hệ thống điều hòa trên xe ô tô với sự kết hợp giữa két sưởi và hệ thống làm lạnh, nó có thể hoạt động thông qua việc điều chỉnh bằng tay từ người vận hành hoặc có thể điều khiển một cách tự động ở các dòng xe cao cấp hơn,

1.2.3.1 Kiểu điều khiển bằng tay

Kiểu này cho phép ta điều khiển nhiệt độ và lượng gió thổi ra thông qua các núm vặn điều khiển hoạt các nút bấm cố định Ngoài ra ta còn có thể điều chỉnh gần gạt cửa gió để điều chỉnh hướng gió cũng như các nút bấm hướng gió cố định cho người sử dụng

Hình 1.6 Bảng điều khiển hệ thống điều hòa trên taplo

Cửa điều chỉnh hỗn hợp nhiệt độ này thường được dùng bằng dây cáp cơ để kéo Hiện nay với những dòng xe hiện đại, nó còn dùng motor điện nhỏ để điều chỉnh Khi núm điều chỉnh này ở chế độ lạnh nhất, toàn bộ lượng không khí sẽ đi thẳng từ giàn lạnh đến hành khách chứ không thông qua két sưởi

Khi núm điều chỉnh ở chế độ nóng nhất, toàn bộ không khí sẽ đi qua két sưởi, hơi nóng sẽ được đưa tới hành khách

Khi núm điều chỉnh ở một chế độ giữa nóng và lạnh, dòng không khí nóng và lạnh sẽ trộn lẫn với nhau, từ đó cho phép hành khách có thể điều chỉnh nhiệt độ theo mong muốn

1.2.3.2 Kiểu điều khiển tự động

Nhằm để thuận thiện cho người sử dụng, các nhà thiết kế đã loại bỏ những thao tác không cất thiết để người lái và hành khách thưởng thức chuyến đi tốt hơn, chính vì vậy mà các hệ thống tự động được ra đời, trong đó có hệ thống điều hòa tự động trên ô tô

Hình 1.7 Sơ đồ điều khiển hệ thống điều hòa không khí tự động 1.Các cảm biến, 2.Điều khiển chế độ khí thổi, 3 Giàn sưởi ấm,

4&7.Điều khiển nhiệt độ, 5.Điều khiển khí vào, 6.Điều khiển tốc độ quạt,

8 Điều khiển máy nén, 9 Máy nén

Nhờ các cảm biến, nó cảm nhận nhiệt độ ngoài trời và bên trong xe từ đó nó các thể điều chỉnh nhiệt độ và tốc độ quạt làm sao cho duy trì đúng với nhiệt độ mà tài xế đã cài đặt trước đó giúp nhiệt độ trong xe được duy trì ổn định

HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS 2015

Giới thiệu chung về thệ thống điều hòa trên xe Toyata VIOS 2015

2.1.1 Giới thiệu về xe Toyota VIOS 2015

Hình 2.1 Hình ảnh tổng thể xe Toyota VIOS 2015

Toyota Vios xuất hiện tại Nhật Bản từ năm 1966 và đến thời điểm hiện tại đã trải qua 11 thế hệ, có mặt trên 16 quốc gia trong đó có Việt Nam Tại Việt Nam, Toyota Vios đã quá quen thuộc với người tiêu dùng, xe ra mắt lần đầu tiên vào tháng 8 năm

2003, đến nay Vios chiếm tới gần một nửa thị phần trong phân khúc xe sedan hạng B tại Việt Nam Sự thành công của Toyota Vios đến từ khả năng vận hành ổn định, bền bỉ theo thời gian, thiết kế tròn đầy hợp mắt người tiêu dùng Toyota Vios 1.5G đời 2015 đánh dấu sự bắt đầu chuyển mình thay đổi của mẫu xe Vios Thiết kế xe trở nên năng động và hiện đại hơn so với những đời Vios đời trước, phần capo cũng được thay đổi khác đi, mắt đèn nổi lên Nhờ kiểu dáng thiết kế bắt mắt hơn nên Toyota Vios G 2015 rất được ưa chuộng

Bảng 2.1 Thông số kỹ thuật của xe Toyota VIOS G 2015

2.1.2 Hệ thống điều hòa trên xe Toyota VIOS 2015

2.1.2.1 Sơ đồ hệ thống và vị trí lắp đặt trên xe

Hệ thống điều hòa trên xa Toyota Vios là một hệ thống là việc kép kín

Hình 2.2 Bố trí hệ thống điều hòa trên xe vios

Van nước được dùng để điều khiển lượng nước làm mát động cơ đến két sưởi, van này được đặt trong đường nước của nước làm mát động cơ Thông qua chỉnh núm điều khiển nhiệt độ mà van này sẽ mở ra và đóng lại

Hình 2.3 Các bộ phận của hệ thống sưởi

Két sưởi nhận được lượng nhiệt từ nước làm mát động cơ (80 0 C) và tỏa lượng nhiệt này ra ngoài không khí xung quanh két thông qua các cánh tảng nhiệt Két sưởi gồm có các đường ống, cánh tản nhiệt và vỏ Việc chế tạo các đường ống dẹp sẽ làm lượng nhiệt được tỏa ra ngoài nhiều hơn, giúp cải thiện được việc dẫn nhiệt và truyền nhiệt

Nguyên lý hoạt động chung của hệ thống điều hòa

Hệ thống làm lạnh trên ô tô các thiết bị hoạt động trong một chu trình khép kín, thổi hơi lạnh vào ô tô và đẩy hơi nóng ra ngoài môi trường Thiết bị lạnh ô tô bao gồm các bộ phận: Máy nén, giàn nóng, bình lọc hút ẩm, van tiết lưu, giàn lạnh, và một số thiết bị khác nhằm đảm bảo cho hệ thống hoạt động có hiệu quả và ổn định nhất

Hình 2.6 Sơ đồ cấu tạo hệ thống điện lạnh trên xe vios

Hệ thống làm lạnh hoạt động qua 4 vị trí cơ bản:

+ Gas lạnh được truyền đến giàn nóng thông qua lực đẩy từ máy nén, ở giai đoạn này gas lạnh ở thể hơi với áp suất cao và nhiệt độ cao

+ Sau khi quạt giàn nóng thổi qua, gas lạnh ở thể hơi được làm mát và ngưng tụ thành thể lỏng dưới áp suất cao nhiệt độ thấp

Bảng 2.2 Trạng thái gas lạnh trước và sau khi qua giàn nóng

Nhiệt độ Áp suất Trạng thái

Trước khi qua giàn nóng Xấp xỉ 80 0 C Xấp xỉ 1.7 MPa Hơi

Sau khi qua giàn nóng Xấp xỉ 60 0 C Xấp xỉ 1.7 MPa Lỏng

+ Sau khi qua giàn nóng, gas lạnh tiếp tục lưu thông đến bình lọc hút ẩm Gas lạnh lúc này thể lỏng, nó được tinh khiết hơn nhờ được lọc hết các tạp chất và hơi ẩm + Van tiết lưu làm giảm áp suất của môi chất lạnh nhờ việc điều chỉnh lưu lượng gas lạnh đi qua Do giảm áp nên gas lạnh sau khi đi qua van tiết lưu từ thể lỏng biến thành thể hơi trong giàn lạnh

Bảng 2.3 Trạng thái gas lạnh trước và sau van tiết lưu

Nhiệt độ Áp suất Trạng thái

Trước khi qua van tiết lưu Xấp xỉ 60 0 C Xấp xỉ 1.7MPa Lỏng

Sau khi qua van tiết lưu Xấp xỉ 0 0 C Xấp xỉ 0.2 Mpa Hơi sương

+ Trong quá trình bốc hơi, gas lạnh có nhiệt độ thấp từ 0 đến 1 0 C làm nhiệt độ bên trong xe mát hơn

Không khí lấy từ bên ngoài hoặc trong xe được quạt thổi vào đi qua giàn lạnh Tại đây, không khí bị giảm nhiệt độ nhanh chóng do các cảnh tảng nhiệt của giàn lạnh tỏa hơi lạnh ra không khí, hơi ẩm xung quanh cũng nghưng tự thành nước và chảy ra ngoài Trước khi qua giàn lạnh, gas lạnh có nhiệt độ và ấp suất thấp nhưng ở dạng hơi sương, sau khi qua giàn lạnh thì gas lạnh sẽ chuyển hoàn toàn thành hơi

Bảng 2.4 Trạng thái gas lạnh trước và sau khi qua giàn lạnh

Nhiệt độ Áp suất Trạng thái

Trước khi qua giàn lạnh Xấp xỉ 0 0 C Xấp xỉ 0.2 Mpa Hơi sương Sau khi qua giàn lạnh 3 0 C đến 4 0 C Xấp xỉ 0.2 Mpa Hơi

Sau khi qua giàn lạnh thì gas lạnh được hút về máy nén, do quá trình nén mà áp suất của gas lạnh tăng cao đồng thời nhiệt độ cũng tăng theo và đẩy gas lạnh đi đến giàn nóng thoe một chu trình khép kín

Bảng 2.5 Trạng thái gas lạnh sau khi qua máy nén

Nhiệt độ Áp suất Trạng thái

Trước khi qua máy nén 3 0 C đến 4 0 C Xấp xỉ 0.2 Mpa Hơi

Sau khi qua máy nén Xấp xỉ 80 0 C Xấp xỉ 1.7 MPa Hơi

Cấu tạo các chi tiết chính trong hệ thống điều hòa

Dòng gas lạnh với nhiệt độ thấp và áp suất thấp sau khi đi qua giàn lạnh sẽ được đưa đến máy nén Ở đây, gas lạnh được nén thành áp suất cao và nhiệt độ cao trước khi được đưa đến giàn nóng Trong hệ thống điều hòa, máy nén có vài trò rất quan trọng, từ công suất, chất lượng đến tuổi thọ của hệ thống đều chủ yếu do máy nén quyết định Máy nén làm việc với tỉ số nén khoảng 5÷8,1 và tỉ số này thường phụ thuộc vào chất lượng của gas lạnh và nhiệt độ của môi trường xung quanh

Trong hệ thống làm lạnh ô tô có rất nhiều loại máy nén, mỗi loại có những đặc điểu cấu tạo và nguyên lý làm việc khác nhau, các cửa hút và đẩy cũng khác nhau Nhưng chúng đều có chung một chức năng đó là nhận dòng gas lạnh với nhiệt độ thấp áp suất thấp từ giàn lạnh và nén chúng thành nhiệt độ cao vào áp suất cao trước khi đưa dòng gas lạnh này đến giàn nóng

Trước đây, trên các ô tô đa số dùng máy nén loại một trục khuỷu và hai piston chuyển động tịnh tiến trong xi lanh, loại này áp lức nén không cao Hiện nay có hai loại máy nén đang được sử dụng rộng rãi đó là máy nén kiểu cánh trượt và loại sử dụng piston dọc trục

Hình 2.7 Các loại máy nén trong hệ thống điều hòa

2.3.1.3 Máy nén trên xe VIOS – Máy nén kiểu cam nghiêng a Vị trí lắp đặt

Máy nén được lắp ở đầu máy, nằm bên hông của động cơ Nhờ đai dẫn động từ động cơ sang trục ly hợp từ của máy nén Tốc độ quay của máy nén thường lớn hơn tốc độ quay của động cơ

Các cặp piston được đặt trong đĩa chéo cách nhau một khoảng 72 0 Cđối với máy nén 10 xilanh và 120 0 C đối với loại máy nén 6 xilanh Khi piston ở phía dưới đang hành trình hút thì piston ở trên đang hành trình nén

1 Đĩa nghiêng, 2 Lò xo, 3 Piston ,

4 Van điều khiển, 5 Ly hợp,

Hình 2.8 Cấu tạo máy nén c Nguyên lý hoạt động của máy nén:

Nguyên lý hoạt động của nó đưa chia làm hai hành trình :

- Hành trình hút: Khi piston chuyển động tịnh tiến về phía bên phải nhờ vào đĩa cam xoay, tạo nên sự chênh lệch áp phía trong ở piston Lúc này ở bên trái piston áp suất thấp nên van hút mở ra cho hơi môi chất lạnh có áp suất và nhiệt độ thấp từ giàn lạnh vào trong máy nén Bên cạnh đó ở phía bên phải piston đang có áp suất cao nên van xả phía bên phải đang chịu lực nén nên mở ra đẩy nôi chất đến giàn nóng

Hình 2.9 Hành trình hút của máy nén

- Hành trình xả: Khi piston chuyển dịch tịnh tiến về phía bên trái thì ngược lại, phía bên phải piston đang là hình trình hút và phía bên trái piston đang là hình trình

Trang 14 xả Đầu của piston phía bên trái sẽ nén khối hơi gas lạnh đã được nạp vào từ giàn lạnh, đến khi đủ lực thắng được lực tì của van xả thì van sẽ mở ra và hơi môi chất lạnh có áp suất cao, nhiệt độ cao được đẩy đến giàn nóng Lúc này van hút phía bên trái lúc này được đóng kín bởi áp lực nén của máy nén Và cứ thế lập đi lập lại hành trình mới

Hình 2.10 Hành trình xả của máy nén

- Công tắc áp suất kép

Công tắc áp suất được lắp giữa bình lọc hút ẩm và van giãn nở, có một số loại lắp trực tiếp trên bình lọc, nó phát hiện áp suất phía cao áp của mạch làm lạnh khi áp suất quá cao hoặc quá thấp để ngắt điện ly hợp từ, ngắt máy nén để tránh các hư hỏng có thể xảy ra đối với các chi tiết hệ thống làm lạnh

2.3.2 Giàn nóng (giàn ngưng tụ)

2.3.2.1 Chức năng của giàn nóng

Giàn nóng làm gas lạnh ở thể hơi có nhiệt độ cao và áp suất cao từ máy nén ngưng tụ thành thể lỏng trước khi đi đến bình lọc hút ẩm, chính vì vậy nó có tên khác la fgianf ngưng tụ

Giàn ngưng tụ này được cấu tạo từ một ống kim loại dài được uống cong hình chữ

U đan xen với các cánh tảng nhiệt

Các cánh này được bố trí xung quanh ống, cách bố trí này giúp nhiệt tỏa ra môi trường nhiều hơn Ở trên các xe có hệ thống điều hòa công suất lớn có thể có hai giàn nóng mắc nối tiếp nhau

Hình 2.11 Cấu tạo của giàn ngưng tụ (giàn nóng)

1 Giàn nóng, 2 Cửa vào, 3 Khí nóng, 4 Đầu từ máy nén đến,

5 Cửa ra, 6 Môi chất giàn nóng ra, 7 Không khí lạnh, 8 Quạt giàn nóng,

9 Ống dẫn chữ U, 10 Cánh tản nhiệt

Thông thường giàn nóng này được lắp ở phía trước đầu ô tô, trước két nước Vị trí lắp đặt này giúp cho giàn nóng nhận được tối đa lượng không khí đi qua giúp giải nhiệt cho giàn nóng được tối ưu hơn

Trong quá trình hoạt động, giàn giàn nóng nhận được hơi gas lạnh dưới áp suất và nhiệt độ rất cao do máy nén bơm vào Gas lạnh nóng ở thể hơi đi vào giàn nóng qua ống nạp bố trí phía trên giàn nóng, dòng hơi này tiếp tục lưu thông trong ống dẫn đi dần xuống phía dưới, nhiệt của khí gas truyền qua các cánh tản nhiệt và được luồng gió mát thổi qua Quá trình trao đổi này làm toả một lượng nhiệt rất lớn vào trong không khí Dưới áp suất bơm của máy nén, gas lạnh thể lỏng áp suất cao này chảy thoát ra từ lỗ thoát bên dưới giàn ngưng tụ, theo ống dẫn đến bầu lọc hút ẩm Giàn nóng chỉ được làm mát ở mức trung bình nên hai phần ba phía trên giàn ngưng tụ vẫn còn gas nóng dạng hơi, một phần ba phía dưới chứa gas lạnh thể lỏng, nhiệt độ nóng vừa vì đã được ngưng tụ

Hình 2.12 Các trạng thái của gas lạnh trong giàn nóng

Với hệ thống điều hòa có giàn nóng tích hợp hay còn gọi giàn nóng kép, hơi lỏng được lọc và hút ẩm trong bộ chia hơi-lỏng nên không cần tới phin lọc Gas tiếp tục được làm mát để chuyển hoàn toàn dạng hơi sang dạng khí để quá trình làm mát được tốt hơn

Hình 2.13 Chu trình làm mát cho giàn nóng

Bộ phân chia hơi-lỏng bao gồm một phin lọc và chất hút ẩm để giữ hơi nước và cặn bẩn của môi chất

Hình 2.14 Cấu tạo của bộ chia hơi - lỏng

Bình lọc hút ẩm này có thể coi như một bính chứa, nó chứa gas lạnh ở giàn nóng chuyển tới và cung cấp cho giàn lạnh Trong phin lọc này có các chất hút ẩm và lưới lọc dùng để lọc các tạp chất và hơi ấm trong suốt quá trình làm lạnh Nếu hơi ẩm tốn tại trong hệ thống suốt quá trình làm việc thì các chi tiết bên trong hệ thống sẽ bị ăn mòn và làm kẹt van tiết lưu dẫn đến đóng băng

Hệ thống điều khiển hệ thống điều hòa

2.4.1 Bộ điều khiển nhiệt độ

2.4.1.1 Kiểu điện trở, nhiệt điện trở

Trong hệ thống điều hòa cụm sưởi và làm lạnh hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau Thermistor thực ra là một nhiệt điện trở, điện trở sẽ tăng khi nhiệt độ giảm, và ngược lại Nhiệt điện trở thường được đặt ở phía sau giàn lạnh để cảm nhận nhiệt độ của gió sau khi đi qua giàn lạnh

Ngoài ra loại này còn sử dụng một biến trở để điều chỉnh nhiệt độ tăng giản trong xe, biến trở này được gắn ở bản taplo Tín hiệu điều khiển nhiệt độ được lấy từ cầu phân áp gồm giá trị điện trở của biến trở và giá trị nhiệt điện trở

Hình 2.29 Kiểu nhiệt điện trở

Khi ta điều chỉnh nhiệt độ trong xe giảm xuống, lúc này sẽ có sự chênh điện áp giữa biến trở và nhiệt điện trở (giảm điện áp rơi trên mạnh) đã cảm ứng nhiệt độ của bộ khuếch đại Mạch khuếch đại sẽ điều khiển làm cho transistor nối đóng làm mạnh kín

Trang 25 Điều này cho phép rơ le ly hợp từ đóng mạch và máy nén hoạt động, bắt đầu quá trình làm lạnh

Hình 2.30 Kiểu nhiệt điện trở (khi nhiệt độ cao)

Khi ta tăng nhiệt độ bên trong xe, sự chênh lệnh điện áp giữa biến trở và nhiệt điện trở làm tăng điện áp rơi trên mạch cảm ứng nhiệt độ trong bộ khuếch Mạch khuếch đại ngẳ max làm cho transistor đóng lại Rơ le của ly hợp từ không hút được tiếp điểm làm hở mạch, và máy nén không hoạt động, ngừng quá trình làm lạnh, nhiệt độ sẽ từ từ tăng lên

Hình 2.31 Kiểu nhiệt điện trở (khi nhiệt độ thấp)

Thermostat bao gồm một đầu cảm ứng nhiệt, màng và công tắc từ Đầu cảm biến nhiệt được đặt ở giàn lạnh, trong đầu cảm biến có chứa đầy môi chất Khi nhiệt độ ở giàn lạnh thấp sẽ làm cho áp suất trong bầu cảm ứng giảm Công tắc được ngắt nhờ màng bị dịch xuống dưới kéo theo tiếp điểm làm mạnh hở Điều này làm cho ly hợp từ bị ngắt và ngược lại, từ đó ta điều chỉnh được nhiệt độ ra

Hình 2.32 Loại thermostat (nhiệt độ giàn lạnh thấp)

Hình 2.33 Loại thermostat (nhiệt độ giàn lạnh cao)

2.4.2 Điều khiển nhiệt độ bằng cánh trộn khí

Hệ thống điều hoà không khí trong ô tô gồm có két sưởi và giàn lạnh để có thể điều chỉnh nhiệt độ trong xe, thông qua việc điều chỉnh vị trí cánh hoà trộn không khí cũng như van nước, ta có thể chỉnh được nhiệt độ mong muốn Để điều khiển nhiệt độ trong xe lạnh nhất, hệ thống sẽ đóng van nước và cánh trộn đi qua két sưởi Nhờ đó mà luồng không khí từ giàn lạnh đi thẳng ra cửa gió vào xe

Hình 2.34 Điều khiển nhiệt độ ra thấp

Trang 27 Để thay đổi nhiệt độ trong xe ở mức trung bình tùy thích, hệ thống sẽ mở van nước vào két sưởi và thay đổi độ mở của cánh trộn khí tùy theo nhiệt độ mong muốn của người vận hành Khi đó, một phần không khí đi vào sau khi qua giàn lạnh sẽ được dẫn qua lõi sưởi để hòa trộn không khí tạo ra nhiệt độ thích hợp

Hình 2.35 Điều khiển nhiệt độ ra trung bình

Khi ta cần sưởi kính hoặc sưởi ấm trong xe, nhiệt độ trong xe được chỉnh cao nhất Lúc này van nước luôn mở và cảnh trộn sẽ cho toàn bộ gió đi qua két sưởi, làm nhiệt độ trong xe tăng lên nhanh

Hình 2.36 Điều khiển nhiệt độ ra cao

2.4.3 Bộ điều khiển tốc độ quạt

Lượng gió thổi ra được điều chỉnh bởi sự thay đổi tốc độ quay của mô tơ quạt ở giàn lạnh Tốc độ quay của mô tơ quạt phụ thuộc vào điện áp giữa hai đầu mô tơ, nhờ vào việc bắt nối tiếp các điện trở vào các chế độ hoạt động của công tắc quạt

Hình 2.37 Bộ điều chỉnh tốc độ quạt gió

Khi ta chỉnh công tắc quạt ở vị trí ở vị trí Low, dòng điện chạy qua cuộn dây của rơ le sưởi và làm cho rơ le này ở vị trí hoạt động Điện áp qua tiếp điểm của rơ le sưởi của bộ sưởi ấm và đi về mass nối mạch kín

Hình 2.38 Bộ điều chỉnh tốc độ quạt gió (ở vị trí Low)

Khi bật công tắc ở vị trí Me, rơ le sưởi ở hút tiếp điểm đóng lại giống như khi ta cài đặt ở chế độ Low, cùng với việc motor được nối mass thông qua công tắc Me được bật tạo thành mạch kín và motor hoạt động

So với chế độ Low (đi qua hai điện trở), hiệu diện thế giữa hai đầu động cơ quạt lớn hơn Điều này cho phép động cơ làm việc ở chế độ trung bình

Hình 2.39 Bộ điều chỉnh tốc độ quạt gió (ở vị trí Medium)

Khi công tắc quạt ở vị trí High thì dòng điện sẽ đi qua motor và qua tiếp điểm Hi đi thẳng vể mass không thông qua điện trở nào nên tốc độ của motor được tối đa nên lượng gió đi ra sẽ được nhiều nhất

Hình 2.40 Bộ điều chỉnh tốc độ quạt gió (ở vị trí High)

2.4.4 Bộ điều khiển tốc độ không tải (bù ga)

Khi máy nén được bật lúc động cơ hoạt động không tải hay chạy ở công suất của động cơ nhỏ sẽ làm cho động cơ bị quá tải, điều này có thể gây chết máy hoặc động cơ quá nóng Chính vì thế mà khi máy điều hòa hoạt động lúc xe dừng, tốc độ động cơ phải được tăng lên một cách tự động, gọi là điều khiển tốc độ bù ga không tải

Khi không bật công tắc A/C tốc độ không tải từ 650-750 rpm

Khi bật công tắc A/C tốc độ không tải tăng lên 750-850 rpm

Khi ECU điều khiển động cơ nhận được tín hiệu công tắc A/C ON từ bộ điều khiển A/C, nó sẽ điều khiển mở van điều chỉnh tốc độ không tải Lúc này, cả lượng không khí và nhiên liệu đều tăng lên, giúp tăng tốc độ động cơ tới nhiệt độ thích hợp

Hiện này có hai kiểu bù ga kiểu điện: Kiểu cho không khí đi tắt và kiểu dùng van điều chỉnh không tải ISCV

Hình 2.41 Bộ điều khiển bù ga không tải (kiểu điện)

Loại này thường được dùng trên động cơ điesel loại không có hộp điều khiển điện từ và động cơ xăng đời cũ sử dụng chế hòa khí

Hình 2.42 Bộ điều khiển bù ga không tải (kiểu cơ khi chưa có điện)

KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS

Bảo dưỡng hệ thống điều hòa

- Kiểm tra sơ bộ: Quan sát kiểm tra hệ thống điện, các đầu nối, đường ống

+ Kiểm tra các đường ống dẫn môi chất lạnh không được mòn khuyết, cong gãy Nếu phát hiện vết dầu vấy bẩn trên các bộ phận hệ thống lạnh, trên đường ống dẫn môi chất lạnh chứng tỏ có tình trạng xì thoát ga môi chất lạnh Vì khi môi chất lạnh xì ra thường kéo theo dầu bôi trơn

Hình 3.1 Khi xe bị rò gas lâu ngày sẽ chuyển sang màu xanh

+ Mặt ngoài giàn nóng phải sạch sẽ đảm bảo thông gió tốt và được lắp ráp đúng vị trí, không áp sát vào két nước động cơ

+ Phốt của trục máy nén phải kín Nếu bị hở sẽ nhận thấy dầu quanh trục máy nén, trên mặt buli và mâm bị động bộ ly hợp điện từ máy nén

Hình 3.2 Dầu bám trên puli máy nén

- Kiểm tra cửa sổ kính:

Hình 3.3 Các tính trạng của gas lạnh khi đi qua cửa sổ kính

Khi ta quan sát qua cửa sổ kính trong lúc động cơ đang vận hành sẽ thấy dòng môi chất sảy ra các tình trạng bên dưới:

+ Nếu thấy vết xước dọc dầu nhờn chạy trong ống, chứng tỏ hệ thống trang trong tình trạng trống không

+ Nếu có bong bóng hay sủi bọt qua cửa sổ chứng tỏ thiếu gas lạnh

+ Nếu thấy dòng chảy của môi chất lạnh trong suốt có lẫn ít bọt chứng tỏ hệ thống làm lạnh đủ gas lạnh

+ Nếu thấy mây mờ chứng tỏ bình lọc (bình hút ẩm) không ổn, có hơi ẩm trong hệ thống

3.1.2 Bảo dưỡng hệ thống điều hòa theo định kỳ của hãng Toyota

3.1.2.1 Bảo dưỡng cho cấp 5.000km (cấp nhỏ)

* Cần thực hiện mỗi khi xe chạy được 5.000km, 15.000km, 25.000km, 35.000km, 45.000km

+ Vệ sinh lọc gió điều hòa

+ Kiểm tra hoạt động của quạt gió, các cửa gió điều hòa

+ Kiểm tra các chế độ hoạt động của điều hòa

3.1.2.2 Bảo dưỡng cho cấp 10.000km (cấp trung bình)

* Cần thực hiện mỗi khi xe chạy được 10.000km, 30.000km, 50.000km, 70.000km, 90.000km

+ Vệ sinh lọc gió điều hòa

+ Kiểm tra hoạt động của quạt gió, các cửa gió điều hòa

+ Kiểm tra các chế độ hoạt động của điều hòa

3.1.2.3 Bảo dưỡng cho cấp 20.000km (cấp trung bình lớn)

* Cần thực hiện mỗi khi xe chạy được 20.000km, 60.000km, 100.000km, 140.000km, 180.000km

+ Vệ sinh lọc gió điều hòa

+ Kiểm tra hoạt động của quạt gió, các cửa gió điều hòa

+ Kiểm tra các chế độ hoạt động của điều hòa

3.1.2.4 Bảo dưỡng cho cấp 40.000km (cấp lớn)

* Cần thực hiện mỗi khi xe chạy được 40.000km, 80.000km, 120.000km, 160.000km, 200.000km

+ Vệ sinh lọc gió điều hòa

+ Kiểm tra hoạt động của quạt gió, các cửa gió điều hòa

+ Kiểm tra các chế độ hoạt động của điều hòa

3.1.2.5 Các bước thực hiện chi tiết

- Vệ sinh lọc gió điều hòa

Bước 1: Mở hộc để đồ phía bên ghế phụ, nhấn vào lẫy ở hai bên rồi từ từ nhấc hộc để đồ ra ngoài Lúc này sẽ thấy được nắp hộp lọc gió điều hoà nằm bên trong

Hình 3.4 Sau khi tháo hộc để đồ bên phải

Bước 2: Nhấn vào lẫy phía bên trái hoặc bên phải nắp hộp lọc gió để mở nắp hộp

Lưu ý một số xe không mở nắp theo phương thẳng mà đẩy sang trái Mở nắp ra là có thể lấy lọc gió ra ngoài

Hình 3.5 Mở nắp hộp để lấy lọc

Bước 3: Dùng máy xịt, máy hút bụi hoặc máy sấy tóc để thổi bong các lớp bụi bẩn bám trên mặt lọc gió

Hình 3.6 Vệ sinh lọc gió điều hòa

Bước 4: Lưu ý tránh lắp lọc gió điều hoà ô tô mới ngược chiều Trên lọc gió điều hoà thường có mặt in chữ kèm mũi tên, đặt đúng theo chiều mũi tên này Sau đó lắp lại hộc để đồ như vị trí cũ

Hình 3.7 Lắp lại lọc gió

- Kiểu tra hoạt động của quạt gió, các cửa gió

Ta vặn núm điều khiển mở quạt giàn lạnh lên, nếu hoạt động bình thường và gió ra tăng dần theo từng chế độ thì hoạt động tốt Ngược lại, nếu có tiếng ồn hay không quay thì ta mở ra kiểm tra và sửa chửa Kéo các cần gạt cửa gió xem có bị cứng, rít hay không

Hình 3.8 Điều chỉnh tốc độ quạt

- Kiểm tra các chế độ hoạt động của điều hòa

Ta chỉnh lần lượt từng chế độ Low, Me, Hi, sưởi, kèm theo điều chỉnh volum nhiệt độ xem hoạt động của nó thế nào, hơi mát tỏa ra có đủ điều kiện không

Hình 3.9 Kiểm tra điều chỉnh nhiệt độ xe

Kiểm tra các vị trí, các hướng gió thổi ra có mát không

Hình 3.10 Kiểm tra các vị trí gió thổi ra

3.1.3 Bảo dưỡng các chi tiết chính trong hệ thống điều hòa

3.1.3.1 Bảo dưỡng máy nén Để hệ thống điều hoà không khí hoạt động được tốt, bền, hiệu suất làm việc tốt nhất thì việc bảo dưỡng máy nén thường xuyên là rất quan trọng Vì vậy cứ sau 6.000 giờ làm việc thì phải đại tu máy một lần

- Khi máy nén không dùng để lâu ngày, trước khi chạy lại phải tiến hành kiểm tra: + Kiểm tra độ kín và tình trạng của các van xả, van hút máy nén

Hình 3.11 Van xả và van hút lần lượt từ trái qua phải

+ Kiểm tra bên trong máy nén, tình trạng dầu, các chi tiết máy có bị hoen rỉ, lau chùi các chi tiết Mỗi lần đại tu cần phải lau chùi và thay dầu mỡ các chi tiết

- Kiểm tra dầu bên trong qua cửa quan sát dầu Nếu thấy bột màu vàng, cặn bẩn thì phải kiểm tra, có thể do các chi tiết bị mài nòn

Hình 3.12 Cặn bẩn được thấy thông qua mắt gas

- Kiểm tra dự phòng: Cứ sau 50000km phải mở và kiểm tra các chi tiết quan trọng của máy như: xilanh, piston, đệm kín, vòng chặn v.v

Hình 3.13 Tháo máy nén kiểm tra chi tiết bên trong

- Tiến hành cân chỉnh và căng lại dây đai dẫn động máy nén khi thấy lỏng

Hình 3.14 Xe Vios sử dụng tăng đai tự động

3.1.3.2 Bảo dưỡng giàn nóng điều hòa

Tình trạng làm việc của giàn nóng ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc của hệ thống, độ an toàn, độ bền của các thiết bị

Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ bao gồm các công việc chính sau đây:

+ Xả dầu tích tụ bên trong hệ thống

+ Bảo dưỡng cân chỉnh quạt tảng nhiệt

Hình 3.15 Kiểm tra quạt tảng nhiệt giàn nóng

+ Sửa chữa thay thế thiết bị điện, các thiết bị an toàn và điều khiển liên quan

+ Vệ sinh giàn nóng: Tẩy rửa các chi tiết bụi bẩn bám ngoài giàn nóng làm giảm hiệu suất của tảng nhiệt làm nóng Trường hợp nếu có lọc thì tháo ra kiểm tra, nếu bẩn thì thay mới

Hình 3.16 Vệ sinh lưới tản nhiệt giàn nóng

Hình 3.17 Thay lọc mới của giàn nóng

3.1.3.3 Bảo dưỡng giàn lạnh điều hòa

* Xả băng giàn lạnh : Khi băng bám trên giàn lạnh nhiều sẽ làm dòng không khí đi qua giàn bị tắc, giảm lưu lượng gió, khi băng bám nhiều có thể làm kẹt các cánh quạt, mô tơ quạt không thể quay làm cháy mô tơ Vì vậy phải thường xuyên xả băng giàn lạnh Theo dõi dòng điện quạt giàn lạnh có thể biết chừng nào xả băng là hợp lý nhất Thông thường sau 30000km hoặc sau 1 năm sử dụng ta cần vệ sinh giàn lạnh để quá trình làm mát được hiệu quả hơn

Vệ sinh giàn lạnh điều hòa bằng phương pháp nội soi:

+ Chúng ta dùng thiết bị nội soi giàn lạnh để vệ sinh

Hình 3.18 Thiết bị nội soi vệ sinh giàn lạnh

+ Đầu tiên ta tháo phần để đồ phía bên phải phía dưới taplo như cách ta vệ sinh lọc tiến hành tháo lọc và quạt ra ngoài để vệ sinh Ta dùng đầu nội xoi đưa vào giàn

Trang 49 lạnh thông qua cửa gió nơi để quạt tiếp theo ta gắn màng hình vào thân máy và giữ nút nguồn 3 giây để bật chế độ đèn soi và gắn van hơi áp suất vào dưới máy

Hình 3.19 Hình ảnh giàn lạnh thông qua camera nội soi

+ Đổ 100ml dung dịch vệ sinh (chai số 1) vào bình phun và phun ngâm trên bề mặt giàn lạnh để cho giàn rã chất bẩn, quá trình nhũ hóa và khử nhiễm này mất khoảng từ 5 đến 7 phút, công đoạn này thực hiện 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 phút Thường thì xung quanh 4 góc dàn lạnh sẽ là nơi bẩn nhất

Hình 3.20 Dung dịch vệ sinh giàn lạnh

+ Sau khi ngâm, ta dung nước sạch đổ vào lọ và xịt đều vào dàn lạnh cho sạch chất bẩn

Phương pháp chuẩn đoán tình trạng của hệ thống điều hòa trên ô tô

SƠ ĐỒ CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG

Bảng 3.1 Sơ đồ chuẩn đoán hư hỏng hệ thống điều hòa ô tô

Kiểm tra các cửa chuyển hướng và trộn lẫn không khí

Quan sát tình hình môi chất qua cửa sổ kính Đo nhiệt độ không khí thổi ra

Kiểm tra công tắc ổn nhiệt

Kiểm tra bộ ly hợp điện từ của máy nén

Kiểm tra công tắc ổn nhiệt

Kiểm tra áp suất trong hệ thống lạnh với bộ đồng hồ đo áp suất

Kiểm tra ống dẫn hơi lạnh có bị xì, hở không?

Kiểm tra hoạt động của máy nén

Căng thêm đúng mức hoặc thay mới dây curoa

Kiểm tra xem giàn lạnh có bị đóng băng kín khít không?

Kiểm tra độ căng dây curoa của máy nén

XẤU Đóng mạch “ON” các công tắc máy, công tắc máy lạnh và công tắc quạt gió Đặt núm chỉnh ở vị trí lạnh tối đa Xem gió có thổi ra thế nào?

Xem quạt gió hoạt động bình thường không?

Kiểm tra, sửa chữa quạt

Quy trình tháo lắp hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Vios

3.3.1.1 Quy trình tháo máy nén

Bảng 3.2 Quy trình tháo máy nén

STT Nội dung các bước cần thực hiện Hình ảnh minh họa

1 Xả gas điều hòa ra khỏi hệ thống a Khởi động động cơ b Công tắc A/C ON c Bật công tắc quạt ON d Vận hành máy nén với tốc độ động cơ xấp xỉ 1,000 vòng/phút trong 5 hoặc 6 phút để tuần hoàn ga điều hoà và thu hồi dầu máy nén từ các bộ phận vào máy nén điều hoà e Tắt động cơ f Tháo các nắp ra khỏi van sửa chữa trên đường ống dẫn ga điều hoà g Nối bộ thu hồi ga điều hoà h Thu hồi ga từ hệ thống điều hoà bằng cách dùng máy thu hồi ga

2 Tháo tấm chắn phía dưới động cơ bên phải

3 Tháo đai chữ v cho quạt và máy phát a Nới lỏng các bu lông A và B b Làm dây đai V cho quạt và máy phát chùng xuống và tháo đai V

4 Ngắt ống dẫn ga vào của bộ làm mát no.1 a Tháo bu lông và ngắt ống hút b Tháo gioăng chữ O ra khỏi ống hút

Che kín các khoảng hở cho các chi tiết vừa tháo ra bằng băng dính để ngăn không cho hơi nước và vật lạ lọt vào

5 Ngắt ống xả ga điều hoà no 1 a Tháo bu lông và ngắt ống xả b Tháo gioăng chữ O ra khỏi ống nạp

Che kín các khoảng hở cho các chi tiết vừa tháo ra bằng băng dính để ngăn không cho hơi nước và vật lạ lọt vào

6 Tháo cụm máy nén điều hoà a Ngắt giắc nối và tháo kẹp b Tháo 4 bu lông và máy nén

3.3.1.2 Quy trình tháo moto quạt gió

Bảng 3.3 Quy trình tháo moto quạt

STT Nội dung các bước cần thực hiện Hình ảnh minh họa

1 Tháo nắp che phía dưới táp lô bên phải

Nhả khớp 3 vấu và 2 dẫn hướng, rồi tháo tấm ốp phía trên bảng táp lô

2 Tháo mô tơ quạt gió a Tháo giắc nối và kẹp b Tháo 3 vít và môtơ quạt

3.3.1.3 Quy trình tháo giàn nóng

Bảng 3.4 Quy trình tháo giàn nóng

STT Nội dung các bước cần thực hiện Hình ảnh minh họa

1 Xả gas điều hòa ra khỏi hệ thống

2 Tháo nắp ba đờ xốc trước a Dán băng dính bảo vệ như trên hình vẽ a Tháo 7 vít và 3 bu lông b Tháo 2 vòng đệm vít c Tháo 6 kẹp d Nhả khớp 6 vấu và tháo nắp ba đờ xốc trước e Ngắt 2 giắc nối (w/ đèn sương mù)

Trang 57 f Tháo 2 kẹp và vòng đệm vít

3 Tháo nắp che bộ làm mát no.1 a Tháo 2 kẹp và nắp bộ làm mát số 1

4 Tháo cụm khoá nắp capô a Tách cáp điều khiển khoá nắp capô ra khỏi kẹp b Tháo 2 bu lông và cụm khoá nắp capô

5 Tháo thanh đỡ phía trên két nước a Tách giắc nối cụm còi b Tháo 4 bulông và tháo thanh đỡ phía trên két nước

6 Ngắt ống xả ga điều hoà no 1 a Tháo bu lông và ngắt ống xả ga ra khỏi cụm giàn nóng điều hoà b Tháo gioăng chữ O ra khỏi ống nạp

Che kín các khoảng hở cho các chi tiết vừa tháo ra bằng băng dính để ngăn không cho hơi nước và vật lạ lọt vào

7 Tháo ống gas lỏng a a Tháo bu lông và ngắt ống dẫn ga lỏng ra khỏi giàn nóng điều hoà b Tháo gioăng chữ O ra khỏi ống ga lỏng

Che kín các khoảng hở cho các chi tiết vừa tháo ra bằng băng dính để ngăn không cho hơi nước và vật lạ lọt vào

8 Tháo giàn nóng a Nhả khớp 2 vấu hãm để tháo giàn nóng ra khỏi xe

Không được làm hỏng giàn nóng hoặc két nước khi tháo giàn nóng

3.3.1.4 Quy trình tháo dàn lạnh

Bảng 3.5 Quy trình tháo giàn lạnh

STT Nội dung các bước cần thực hiện Hình ảnh minh họa

1 Xả gas điều hòa ra khỏi hệ thống

2 Tháo cáp điều khiển của bộ sấy kính a Dùng một tô vít được bọc băng dính ở đầu, nhả khớp vấu ra và tháo cáp điều khiển cánh hướng gió làm tan sương

3 Tháo cáp điều khiển cánh dẫn khí vào a Dùng một tô vít được bọc băng dính ở đầu, nhả khớp vấu ra và tháo cáp điều khiển cánh trộn khí

4 Tháo ống dẫn khí số 1 a Nhả khớp 3 vấu và tháo ống dẫn khí

5 Tháo ống dẫn khí số 2

Trang 60 a Nhả khớp 3 vấu và tháo ống dẫn khí

6 Ngắt ống xả của bộ làm mát a Ngắt ống xả bộ làm mát

7 Tháo cụm két sưởi a Nhả khớp 3 vấu và tháo kẹp b Tháo bộ két nước bộ sưởi ấm ra khỏi hộp phía trên bộ sưởi ấm

8 Tháo van giãn nở (van tiết lưu)

Trang 61 a Dùng chìa vặn lục giác 4 mm, tháo 2 bu lông đầu lục giác và tháo van giãn nở bộ sưởi ấm b Tháo 2 gioăng chữ O ra khỏi giàn lạnh điều hoà

9 Tháo giàn lạnh a Nhả khớp kẹp giắc nhiệt điện trở điều hoà b Tháo 3 vít c Nhả khớp 4 vấu và tháo đế phía dưới bộ sưởi ấm d Tháo giàn lạnh điều hoà không khí

Sau khi tháo các chi tiết trong hệ thống ra: sửa chữa, thay thế, vệ sinh xạch sẽ các chi tiết trong hệ thống sau đó thực hiện quy trình lắp ngược lại các bước của quy trình tháo

Chú ý: Các vị trí lắp các đường ống phải có gioăng, long đen đồng hoặc nhôm làm kín Sau khi lắp xong thì tiến hành hút chân không và nạp lại gas và kiểu tra các đầu nối có bị xì hay không

Khi tháo lắp giàn nóng và giàn lạnh tránh chạp lên phần lá nhôm tảng nhiệt sẽ làm bị cong vênh gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của toàn hệ thống.

Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục

3.4.1 Kiểm tra sửa chửa máy nén

3.4.1.1 Dầu bôi trơn máy nén

Dầu máy nén thường dùng là loại ND-OIL8

Khi thay máy nén mới, đầu tiên ta xả gas điều hòa ra khỏi hệ thống Sau đó xả lượng dầu trong máy nén mới hết ra cốc rồi so lại cho bằng với lượng dầu máy nén ở máy cũ

Do là trong các máy nén mới thường sẽ có đủ dầu của hệ thống làm lạnh Vì vậy ta phải xả ra để áp suất ổn định, và hơi lạnh được tối đa

Hình 3.26 Mực chênh lệch lượng dầu giữa máy nén mới và cũ

Khi ta tháo máy nén và sửa chữa, ta cũng làm như trên nhưng canh lượng dầu trong máy nén lúc tháo ra và lúc lắp vào phải bằng nhau

Trang 63 Đa số lượng dầu trong máy nén khoảng 80ml

3.4.1.2 Kiểm tra sửa chữa máy nén khí - Bộ ly hợp từ:

Quan sát tình trạng bị rò rỉ mỡ bôi trơn của các vòng bi Xem kỹ lưỡng mặt ma sát của đĩa bị động bộ ly hợp từ có bị bám dầu nhờn không Phải sửa chữa hoặc thay mới nếu cần

- Kiểm tra vòng bi pu ly máy nén bằng cách:

+ Công tắc A/C off, lắng nghe tiếng khua bất thường Nếu có tiếng kêu phải tháo ra kiểm tra và thay mới vòng bi của puly máy nén

- Kiểm tra bộ ly hợp từ như sau:

+ Tháo giắc nối dây điện bộ ly hợp từ

+ Đấu cọc âm và dương của ắc quy vào các đầu dây bộ ly hợp từ, kiểm tra xem lực từ mạnh không Nếu lực từ quá yếu, không thể kéo nổi máy nén thì phải thay mới bộ ly hợp

- Kiểm tra khe hở giữa các mặt ma sát của mâm bị động và pu ly Khe hở quy định là 0,50 ÷ 0,15 mm

Hình 3.27 Kiểm tra khe hở khớp ly hợp puly máy nén

3.4.2 Kiểm tra áp suất trong hệ thống điện lạnh

Ta có thể kiểm tra hệ thống điện lạnh ô tô bằng cách sử dụng bộ đồng hồ đo áp suất phía áp suất cao và phía áp suất thấp

Các bước tiến hành đo kiểm tra áp suất hệ thống điện lạnh ô tô:

1 Khóa kín hai van đồng hồ phía áp suất cao và phía áp suất thấp Lắp bộ áp kế vào hệ thống theo đúng kỹ thuật, đúng vị trí, xả sạch gió trong các ống nối của bộ đồng hồ

2 Cho hệ thống vận hành

3 Đặt núm chỉnh nhiệt độ ở vị trí lạnh tối đa “Max Cold”

4 Công tắc quạt gió đặt ở vị trí vận tốc cao nhất

5 Đọc và ghi nhận số đo của hai áp kế

- Nếu hệ thống làm việc bình thường

Phía áp suất thấp 0,15 tới 0,25 MPa Phía áp suất cao 1,6 tới 1,8 MPa

Hình 3.28 Hệ thống làm việc bình thường

- Nếu hệ thống làm việc trong tình trạng thiếu môi chất Áp suất ở cả hai vùng áp suất cao và áp suất thấp đều nhỏ hơn bình thường

+ Áp suất thấp ở cả hai vùng áp suất cao và áp suất thấp

+ Bọt có thể thấy ở mắt ga

+ Độ lạnh yếu so với bình thường

+ Kiểm tra rò rỉ và sửa chữa

+ Nạp thêm môi chất lạnh

Hình 3.29 Hệ thống làm việc (thiếu môi chất)

- Hiện tượng thừa ga hay giải nhiệt giàn nóng không tốt Áp suất ở hai vùng cao áp và thấp áp đều cao hơn giá trị bình thường

+ Áp suất cao ở cả vùng áp cao và áp thấp + Không có bọt ở mắt ga (thừa môi chất) + Độ lạnh yếu

+ Thừa môi chất, giải nhiệt giàn nóng kém

+ Điều chỉnh đúng lượng môi chất và vệ sinh giàn nóng

Hình 3.30 Hệ thống làm việc (thừa ga hay giải nhiệt kém)

- Có hơi ẩm trong hệ thống lạnh

+ Hệ thống điều hòa hoạt động bình thường sau khi bật: sau một thời gian, phía áp thấp giảm tới áp suất chân không Tại điểm này, tính năng làm lạnh giảm

+ Thay bình chứa (lọc ga)

+ Hút chân không triệt để trước khi nạp ga

Hình 3.31 Hệ thống làm việc(có hơi ẩm trong hệ thống lạnh)

- Nếu máy nén bị yếu

Khi máy nén yếu, áp suất ở phía áp suất cao thấp hơn giá trị bình thường và ở phía suất thấp thì cao hơn giá trị bình thường

+ Áp suất phía áp thấp cao, phía áp cao thấp

+ Khi tắt máy điều hòa, ngay lập tức áp suất ở phần áp suất cao và áp suất thấp bằng nhau

+ Thân máy nén không nóng khi làm việc

+ Kiểm tra và sửa chữa máy nén

Hình 3.32 Hệ thống làm việc (máy nén bị yếu)

- Tắc nghẽn trong hệ thống điện lạnh

+ Khi tắc nghẽn, áp suất bên áp thấp giảm xuống giá trị chân không ngay lập tức

+ Bẩn hoặc ẩm đóng băng thành khối tại van tiết lưu, van EPR và các lỗ làm ngăn dòng môi chất

+ Rò rỉ ga trong đầu cảm ứng nhiệt

+ Làm rõ nguyên nhân gây tắc, thay thế chi tiết bị kẹt Hút triệt để chân không hệ thống điện lạnh

Hình 3.33 Hệ thống làm việc (tắc nghẽn trong hệ thống)

- Khí lọt trong hệ thống điện lạnh

+ Giá trị áp suất ở cả hai vùng áp suất cao và áp suất thấp đều cao

+ Tính năng làm lạnh giảm tương ứng với việc tăng áp suất bên thấp áp

+ Nếu lượng môi chất đủ, sự sủi bọt tại mắt ga giống như lúc hoạt động bình thường

+ Khí xâm nhập vào hệ thống

+ Hút chân không triệt để

Hình 3.34 Hệ thống làm việc (khí lọt vào hệ thống)

- Van tiết lưu mở quá lớn

+ Áp suất phần áp suất thấp tăng và tính năng làm lạnh giảm (áp suất ở phần cao áp hầu như không đổi)

+ Bám tuyết trên đường ống áp suất thấp

Nguyên nhân: + Hư van tiết lưu

+ Kiểm tra và sửa chữa đầu cảm biến nhiệt

Hình 3.35 Hệ thống làm việc (van tiết lưu mở quá sớm)

3.4.3 Sự khác biệt áp suất ở hai phía và quy trình xử lý

3.4.3.1 Áp suất cả hai phía bình thường

Cửa sổ kính cho thấy dòng gas lạnh có một ít nước bọt, gió thổi ra lạnh ít, không đúng yêu cầu Kiểm tra bằng cách ngắt nối liên tục công tắc ổn nhiệt Nếu kim đồng hồ phía thấp áp không dao động chứng tỏ trong hệ thống điện lạnh có lẫn ít không khí và chất ẩm Cần kiểm tra sửa chữa như sau :

1 Tiến hành kiểm tra tình trạng xì ga

2 Xả hết môi chất lạnh trong hệ thống

3 Khắc phục sửa chữa vị trí xì ga

4 Trong tình huống này bình lọc hút ẩm môi chất lạnh đầy chất ẩm ướt Bắt buộc phải thay mới bình lọc hút ẩm

5 Rút chân không hệ thống trong thời gian tối thiểu 30 phút

6 Nạp đầy đủ lại môi chất lạnh mới

7 Sau khi nạp lại đầy đủ môi chất lạnh, cho hệ thống vận hành để kiểm tra lại

3.4.3.2 Áp suất của cả hai phía bình thường

Có ít bọt trong dòng môi chất, gió thổi ra âm ấm vào lúc trời nóng, nguyên do còn tồn tại quá nhiều chất ẩm ướt trong hệ thống lạnh Cần phải :

1 Xả hết môi chất lạnh

2 Thay mới bình lọc hút ẩm

4 Nạp ga trở lại đúng số lượng quy định

5 Vận hành hệ thống lạnh và kiểm tra

3.4.3.3 Áp suất cả hai phía bình thường

Máy nén hoạt động lúc ngừng, lúc bơm theo chu kỳ xảy ra nhanh quá, phía áp suất thấp đồng hồ chỉ áp suất không đạt Nguyên nhân của các triệu chứng này là công tắc ổn nhiệt bị hang Xử lý như sau:

1 Tắt máy, ngắt “off” hệ thống điện lạnh A/C

2 Thay mới công tắc ổn nhiệt

3 Vận hành hệ thống lạnh, kiểm tra lại

3.4.3.4 Áp suất của cả hai phía đều thấp

Gió thổi ra lạnh ít, một vài bọt bong bóng xuất hiện trong dòng môi chất chảy qua kính cửa sổ kính Nguyên nhân là hệ thống điện lạnh bị thiếu môi chất lạnh Tiến hành xử lý như sau :

1 Kiểm tra tình trạng xì hở làm thất thoát ga môi chất

2 Xả hết ga môi chất lạnh

3 Khắc phục chỗ bị xì hở

4 Kiểm tra mức dầu nhờn trong máy nén bằng cách tháo hết đầu nhờn trong máy nén vào trong một cốc đo So sánh với lượng dầu quy định cho loại máy nén đó, cho thêm vào nếu thiếu

6 Nạp ga R-12 trở lại đúng lượng quy định

7 Vận hành hệ thống lạnh và kiểm tra

3.4.3.5 Cả hai phía áp suất đều thấp

Gió thổi ra nóng, cửa kính quan sát cho thấy trong suốt Do thiếu nhiều môi chất lạnh trong hệ thống, có khả năng hệ thống bị xì ga trầm trọng Khắc phục như sau:

1 Kiểm tra tìm kiếm chỗ hở

2 Kiểm tra cẩn thận tình trạng xì ga tại máy nén, nhất là cổ trục máy nén

3 Xả hết môi chất lạnh

4 Kiểm tra lượng dầu bôi trơn trong máy

5 Thay đổi bầu lọc, hút chân không thật kỹ

6 Nạp đủ môi chất lạnh trở lại

7 Vận hành hệ thống lạnh và kiểm tra

3.4.3.6 Áp suất cả hai phía đều thấp

Bầu cảm biến nhiệt hoạt động không đúng Xử lý như sau:

2 Tháo tắt van giãn nở ra khỏi hệ thống

3 Thay mới van giãn nở

6 Cho hệ thống vận hành và kiểm tra lại

3.4.3.7 Áp suất cả hai phía đều thấp

Không khí thổi ra có một chút lạnh, sờ ống dẫn bên phía cao áp cảm thấy lạnh, đồng thời quanh ống dẫn bên phía cao áp đổ mồ hôi và động sương Triệu chứng này chứng tỏ đường ống bên phía cao áp bị tắc Xử lý như sau:

2 Thay mới bình lọc, hút ẩm, các ống dẫn môi chất cũng như thay mới các chi tiết bị tắc nghẽn

5 Chạy thử và kiểm tra

3.4.3.8 Phía thấp áp có áp suất cao, bên phía cao áp có áp suất lại thấp

Trong lúc vận hành có tiêng khua trong máy nén Chứng tỏ máy nén bị hỏng bên trong Cách chữa như sau:

1 Tháo gỡ máy nén ra khỏi xe

2 Tháo nắp đầu máy nén để quan sát bên trong Kiểm tra mức dầu bôi trơn máy nén

3 Thay mới bình lọc hút ẩm Sửa chữa hay thay mới máy nén Rút chân không, nạp ga môi chấp lạnh

4 Vận hành hệ thống điện để kiểm tra

3.4.3.9 Áp suất của cả hai phía đều cao

Gió thổi ra nóng, thấy đầy bọt qua cửa kính (mắt ga) quan sát, sờ cảm thấy ống dẫn bên phía cao áp rất nóng Nguyên do là có trở ngại kỹ thuật tại giàn nóng Cụ thể như bị quá tải, giải nhiệt kém Phải kiểm tra như sau:

1 Xem dây curoa máy quạt giả nhiệt dàn nóng bị chùng, đứt

2 Kiểm tra bên ngoài dàn nóng có bị bám bụi bẩn làm nghẽn gió giải nhiệt lưu thông

3 Xem giàn nóng có được lắp đặt đủ xa đối với két nước làm mát động cơ không

4 Kiểm tra lượng môi chất lạnh có bị nạp quá nhiều không

5 Vận hành và kiểm tra hệ thống điện lạnh

3.4.3.10 Áp suất cả hai phía đều cao

THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN Ô TÔ

Mục đích và yêu cầu của mô hình

Thực hiện thiết lập một mô hình hệ thống điều hòa không khí, có giá trị sử dụng cao, đạt chỉ tiêu nhất định đã đề ra

4.1.1 Mục đích của mô hình

- Phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu hệ thống điều hòa trên ô tô + Quan sát cấu tạo và và hiểu được nguyên lý hoạt động của hệ thống, thực hiện một số bài tập thực hành trên hệ thống điều hòa không khí trên ô tô dạng mô hình như: + Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của hệ thống

+ Thực hành các bài tập tại mô hình trên xưởng

+ Thực hiện các phương pháp chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa các cơ cấu trên hệ thống điều hòa không khí ô tô, giúp người học rèn luyện các kỹ năng và thao tác thực hành

+ Có thể tiến hành thực hiện một số thực nghiệm trên mô hình, từ đó có những nhận xét, đánh giá và giải thích giúp củng cố các kiến thức lý thuyết cơ bản

- Với sự kết hợp giữa mô hình và tài liệu giảng dạy về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô để các bạn sinh viên có thể hứng hú hơn và tiếp thu dễ hơn

4.1.2 Yêu cầu của mô hình

- Mô hình phải hoạt động hiệu quả như một hệ thống điều hòa trên xe, làm việc có tính ổn định cao

- Dễ dàng thực hiện, giúp cho việc nghiên cứu, học tập sinh động và dễ hiểu hơn

- Mô hình phải có tính cơ động, độ cứng vững và đảm bảo an toàn cho người vận hành

- Mô hình phải mang tính khoa học, sáng tạo và thẩm mĩ cao phù hợp với mục đích nghiên cứu và học tập

Các bố trí mô hình hệ thống điều hòa trên ô tô

4.2.1 Phương pháp bố trí trên ô tô hiện nay Ở Việt Nam nghành công nghiệp ô tô đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, do nhu cầu của xã hội nên việc học tập và nghiên cứu của sinh viên phải gắn liền với thực tế Việc lựa chọn và thiết kế mô hình nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên ngành cơ khí ô tô đòi hỏi phải sát với thực tiễn, chính vì vậy mà chúng em đưa ra phương án thiết kế mô hình sát với thức tế nhất được giới thiệu bên dưới hình 4.1

Hình 4.1 Hệ thống điều hòa trên ô tô

1 Ống hút về, 2 Ống bơm đi, 3 Máy nén, 4 Bộ ly hợp từ, 5 Giàn nóng (bộ ngưng tụ),

6 Ống dẫn môi chất, 7 Van giãn nở, 8 Phin lọc hút ẩm, 9 Giàn lạnh (bộ bốc hơi)

4.2.2 Phương pháp bố trí thực tế trên mô hình

Sau khoảng thời gian tính toán chúng em đã thiết kế mô hình hệ thống điều hòa ô tô tối ưu, giống với thực tế, cảm nhận rõ được hoạt động từ hệ thống và phù hợp với các điều kiện thực tập ở xưởng Dưới đây là mô hình chúng em đã hoàn thành

Máy phát được đặt bên trái động cơ (motor) để tiện cho việc đi dây của hệ thống

Vì để tối ưu nhất cảm nhận được hơi lạnh từ hệ thống, tụi em cho hướng gió từ dàn nóng đi về phía trước và hơi lạnh từ giạn lạnh thổi về phía sau Đường đi của môi chất từ máy nén đến giàn nóng đến lọc hút ẩm đến van tiết lưu đến giàn lạnh và quay trở về máy nén tạo thành một vòng tròn khép kín

Hình 4.2 Góc chiếu bên phải Hình 4.3 Góc chiếu bên trái

Hình 4.4 Góc chiếu phía trước Hình 4.5 Góc chiếu phía sau

4.2.3 Sơ đồ mạch điện của mô hình điều hòa không khí trên ô tô

Sơ đồ mạch điện của hệ thống gồm:

+ 1 máy biến áp chuyển điện AC 220V thành điện DC 15V

+ 2 role điều khiển, ly hợp từ, 2 cầu chì 15A đảm bảo an toàn cho mạch điện + 1 công tắc quạt giàn lạnh với 4 chế độ OFF, LOW, ME1, ME2

+ 1 công tắc áp suất kép, 1 relay nhiệt độ, 1 motor giàn nóng và 1 motor giàn lạnh

Hình 4.6 Sơ đồ mạch điện mô hình hệ thống điều hòa không khí

1 Relay nhiệt độ, 2 Đèn báo bất công tắc A/C, 3 Công tắc áp suất,

4 Motor quạt giàn lạnh, 5 Bộ điện trở quạt, 6 Ly hợp từ, 7 Motor quạt giàn nóng,

8 Bộ điều khiển quạt, A Bộ giàn lạnh.

Khai thác, thực hành thực tế trên mô hình hệ thống điều hòa

4.3.1 Các dụng cụ và thiết bị cần thiết

Máy hút chân không này gồm 2 buồn to và nhỏ được hoạt động thông qua bơm Buồng nhỏ sẽ là buồn hút vào và Buồng lớn sẽ là đường thổi ra

Hình 4.7 Máy nén và hút chân không

Gas điều hòa mà hệ thống đang dùng là loại R134A đến từ Ấn Độ có ưu điểm không màu, không gây độc, chống cháy và thân thiện với môi trường

4.3.1.3 Bộ đồng hồ đo áp suất hệ thống điều hòa

Bộ đồng hồ nạp gas điều hòa có cấu tạo gồm một bên áp suất cao màu đỏ được nối đến đầu ra của máy nén và một bên áp suất thấp màu xanh được nối đến đầu vào của máy nén Và có một đường ống màu vàng ở giữa để nối đến bình gas hoặc máy hút chân không, ở trên đầu có nột van để xả gió Loại này có mắt gas ở giữa để tiện quan sát lượng gas trong hệ thống

Hình 4.9 Bộ đồ hồ đo áp suất

4.3.2 Quy trình nạp ga điều hoà

Trước khi thực hiện quá trình nạp ga cần phải thực hiện công việc kiểm tra rò khí và hút chân không trong đường ống

Trước tiên ta dùng máy nén để đẩy một lượng không khí vào hệ thống làm lạnh, sau đó khóa chặt van bên đồng hồ phía thấp áp

Hình 4.10 Quá trình nén không khí vào hệ thống

Tiếp theo chúng ta để ý đồng hồ áp suất, nếu thấy áp suất giảm thì hệ thống đã bị rò khí Ta có thể dùng sà phòng thoa lên những nơi mà nghi ngờ chưa kín, nếu nó sủi bọt lên thì tại nơi đó đang bị hở

4.3.2.2 Quá trình hút chân không hệ thống điện lạnh trên mô hình

Sau mỗi lần xả ga để tiến hành sửa chữa, thay mới bộ phận của hệ thống điện lạnh, trước khi nạp gas lạnh mới vào hệ thống ta phải tiến hành rút hết chân không trong hệ thống Việc này nhằm mục đích hút sạch không khí và chất ẩm ra khỏi hệ thống trước khi nạp gas trở lại

Quá trình này sẽ làm cho áp suất trong hệ thống giảm xuống thấp, nhờ vậy điểm sôi của chất ẩm nếu còn sót lại trong hệ thống cũng hạ thấp, chất ẩm sôi và bốc hơi tức thì và sau đó được hút sạch ra khỏi hệ thống lạnh Thời gian cho một lần hút chân không thường khoảng 25 đến 30 phút

Hình 4.11 Hút chân không trên mô hình hệ thống điều hòa

Thao tác việc hút chân không như sau:

+ Sau khi đã xả sạch môi chất lạnh trong hệ thống, ta khoá kín hai van đồng hồ thấp áp và cao áp trên bộ đồng hồ gắn trên mô hình

+ Tiếp đến ta ráp nối ống giữa ống màu vàng của bộ đồng hồ vào cửa hút của bơm chân không

+ Khởi động bơm hút chân không

+ Mở van đồng hồ phía áp suất thấp, quan sát kim chỉ Kim phải chỉ trong vùng chân không ở phía dưới số 0

+ Sau khi tiến hành hút chân không được 10 phút, kim của đồng hồ phía áp suất thấp và phía cao áp phải chỉ dưới mức 0

+ Nếu kim của đồng hồ phía cao áp không ở mức dưới số không chứng tỏ hệ thống bị tắc nghẽn

+ Nếu phát hiện hệ thống bị tắc nghẽn, phải tháo tách bơm hút chân không tìm kiếm, sửa chữa chỗ tắc nghẽn, sau đó tiếp tục hút chân không

+ Trong trường hợp kim của đồng hồ thấp áp vẫn chỉ ở mức trên 0 chứ không nằm trong vùng chân không dưới 0, chứng tỏ mất chân không, có nghĩa là có chỗ hở trong

Trang 81 hệ thống, cần phải tiến hành xử lý chỗ hở như mục trên Sau khi khắc phục xong vị trí xì hở, lại phải xả hết môi chất lạnh và tiến hành hút chân không trở lại

+ Sau đó ta tiếp tục hút chân không trong vòng 15 đến 20 phút nữa

+ Bây giờ khoá kín cả hai van đồng hồ thấp áp và cao áp trước khi tắt máy hút chân không

4.3.2.3 Quy trình nạp môi chất vào hệ thống điện lạnh trên mô hình

Thông thường, trong khoang động cơ cũng như trong cẩm nang sửa chữa của chủng loại động cơ đó có ghi rõ loại môi chất lạnh và lượng môi chất cần nạp vào

* Nạp môi chất lạnh vào hệ thống trong lúc máy nén đang bơm

Phương pháp nạp này thường dùng để nạp bổ sung có nghĩa là nạp thêm môi chất lạnh cho một ôtô bị thiếu môi chất lạnh do hao hụt lâu ngày Nó cũng được áp dụng để nạp môi chất cho một hệ thống trống rỗng sau khi đã rút chân không Để tiến hành nạp môi chất vào một hệ thống điên lạnh ôtô vừa hoàn tất công việc rút chân không, ta tuần tự thao tác như sau :

1 Hệ thống điện lạnh ôtô vừa được rút chân không xong như đã mô tả ở trên Bộ áp kế vẫn còn gắn trên hệ thống với hai van khoá kín

2 Lắp ráp ống nối giữa màu vàng vào bình chứa môi chất lạnh

Hình 4.12 Nạp gas lạnh khi máy nén hoạt động

3 Thao tác như sau để xả sạch không khí trong ống nối màu vàng: a Mở van bình chứa môi chất sẽ thấy ống màu vàng căng lên vì áp suất của gas môi chất b Nới lỏng rắc co ống màu vàng tại bộ áp kế trong vài giây đồng hồ cho ga môi chất lạnh loại bỏ hết không khí ra ngoài c Sau khi xả hết không khí trong ống vàng, siết kín racco này lại

4 Khởi động động cơ, cho nổ máy trên mức ga lăngti

5 Hé mở từ từ van phía thấp áp cho hơi môi chất lạnh tự nạp vào hệ thống đang ở trạng thái chân không

6 Sau khi áp kế chỉ áp suất đã tăng lên được khoảng 2kg/cm 2 , ta mở công tắc lạnh A/C, đặt núm chỉnh ở mức lạnh tối đa và vận tốc quạt thổi gió tối đa, máy nén sẽ tiếp tục hút hơi môi chất lạnh vào hệ thống

7 Khi đã nạp đủ lượng môi chất cần thiết, khoá kín van phía thấp áp

8 Khoá van bình chứa môi chất, tháo tách ống màu vàng ra khỏi bình môi chất

9 Tiến hành kiểm tra xem việc nạp ga đã hoàn chỉnh chưa

* Các biện pháp bảo đảm nạp đủ lượng ga cần thiết

Nhằm đảm bảo đảm đã nạp đủ lượng môi chất lạnh cần thiết vào hệ thống điện lạnh ô tô, tuỳ theo phương pháp nạp, ta áp dụng một trong các biện pháp sau đây: Cân đo: Áp dụng phương pháp này mỗi khi chúng ta biết được lượng môi chất lạnh cần nạp nhờ sách chỉ dẫn sửa chữa Trước khi tiến hành nạp môi chất, ta đặt bình chứa môi chất lên một chiếc cân Hiệu số trọng lượng của bình chứa ga trước và sau khi nạp cho biết chính xác trọng lượng ga đã nạp vào trong hệ thống

Ngày đăng: 04/03/2024, 22:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN