1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình bảo dưỡng sửa chữa động cơ v6 xe suzuki xl7

84 19 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 4,45 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XE SUZUKI XL7 (13)
    • 1.1. Giới thiệu về xe Suzuki XL7 (13)
      • 1.1.1. Lịch sử (13)
      • 1.1.2. Thông số kỹ thuật xe XL7 (13)
    • 1.2. Tổng quan động cơ V6 (14)
      • 1.2.1. Piston, trục khuỷu. thanh truyền (15)
      • 1.2.2. Trục cam (15)
      • 1.2.3. Hệ thống bôi trơn (18)
      • 1.2.4. Hệ thống làm mát (18)
      • 1.2.5. Hệ thống nhiên liệu (19)
      • 1.2.6. Hệ thống đánh lửa (21)
  • CHƯƠNG 2: KIỂM TRA CHUẨN ĐOÁN VÀ BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ (22)
    • 2.1. Quy trình kiểm tra, bảo dƣỡng các chi tiết động cơ (22)
      • 2.1.1. Kiểm tra, bảo dƣỡng trục khuỷu (22)
      • 2.1.2. Kiểm tra, bảo dƣỡng pu-ly trục khuỷu (22)
      • 2.1.3. Kiểm tra bảo dƣỡng bánh đà động cơ (23)
      • 2.1.4. Kiểm tra, bảo dƣỡng piston (24)
      • 2.1.5. Kiểm tra, bảo dƣỡng thanh truyền (28)
      • 2.1.6. Kiểm tra, bảo dƣỡng nắp máy (nắp quy lát) (30)
      • 2.1.7. Kiểm tra, bảo dƣỡng trục cam (31)
      • 2.1.8. Kiểm tra bảo dƣỡng bộ phận dẫn động vị trí trục cam (33)
      • 2.1.9. Kiểm tra, bảo dưỡng nắp trước động cơ (35)
      • 2.1.10. Kiểm tra, bảo dƣỡng nắp trục cam (36)
      • 2.1.11. Kiểm tra, bảo dƣỡng cụm cổ góp nạp (38)
    • 2.2. Kiểm tra chuẩn đoán các hư hỏng thường gặp ở động cơ và phương pháp khắc phục (39)
      • 2.2.1. Động cơ không nổ mà không có tiếng ồn bên trong động cơ (39)
      • 2.2.2. Động cơ không nổ với tiếng ồn nhỏ bất thường trong động cơ (41)
      • 2.2.3 Động cơ không nổ với tiếng ồn bất thường của cơ cấu điều khiển đóng mở xupap (41)
      • 2.2.4. Động cơ không nổ với sự hao hụt nước làm mát (42)
      • 2.2.5. Động cơ không nổ với lƣợng tiêu thụ nhớt quá mức (42)
      • 2.2.7. Tiếng ồn động cơ lớn bất kể tốc độ động cơ (43)
      • 2.2.8. Tiếng ồn động cơ nhỏ bất kể tốc độ động cơ (44)
      • 2.2.9. Động cơ ồn khi chịu tải (44)
      • 2.2.10. Nước làm mát trong buồng đốt (45)
      • 2.2.11. Nước làm mát trong dầu động cơ (46)
      • 2.2.12. Thử nghiệm nén động cơ (46)
  • CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH THÁO LẮP CÁC CHI TIẾT ĐỘNG CƠ (48)
    • 3.1. Tháo lắp bộ phận lọc gió động cơ (48)
      • 3.1.1. Tháo lắp lọc gió động cơ (48)
      • 3.1.2. Tháo lắp bộ lọc gió động cơ (49)
    • 3.2. Tháo lắp dây đai truyền dộng (50)
    • 3.3. Tháo lắp bộ căng đai (51)
    • 3.4. Tháo lắp pu-ly tăng đai tự động (52)
    • 3.5. Tháo lắp ống thông hơi các-te (53)
      • 3.5.1. Tháo lắp ống thông hơi các-te mặt trước (53)
      • 3.5.2. Tháo lắp ống thông hơi các-te mặt sau (53)
    • 3.6. Tháo lắp ống dẫn khí nạp (cổ góp hút) (54)
      • 3.6.1. Tháo lắp ông dẫn khí nạp trên (54)
      • 3.6.2. Tháo lắp ống dẫn khí nạp dưới (56)
    • 3.7. Tháo lắp phớt dầu trục khuỷu (56)
    • 3.8. Tháo lắp nắp trục cam (57)
      • 3.8.1. Tháo lắp nắp trục cam dãy xi lanh bên trái (57)
      • 3.8.2. Tháo lắp nắp trục cam bên phải (58)
    • 3.9. Tháo lắp nắp trước động cơ (60)
    • 3.10. Tháo lắp xích truyền động trục cam (63)
      • 3.10.1. Tháo lắp xích truyền động trục cam khối xi lanh trái (63)
      • 3.10.2. Tháo lắp xích dẫn động khối xi lanh phải (64)
    • 3.11. Tháo lắp bộ căng xích truyền động trục cam (65)
    • 3.12. Tháo lắp xích sơ cấp truyền động trục cam (66)
    • 3.13. Tháo lắp trục cam (67)
    • 3.14. Tháo lắp cò mổ (69)
    • 3.15. Tháo lắp con đội xu-páp (70)
      • 3.16.1. Tháo lắp nắp quy lát khối xi lanh bên trái (71)
      • 3.16.2. Tháo lắp nắp quy lát khối xi lanh bên phải (72)
    • 3.17: Tháo lắp bánh đà (72)
    • 3.18. Tháo lắp phốt dầu đuôi trục khuỷu (73)
    • 3.19. Tháo lắp piston và thanh truyền (74)
    • 3.20. Tháo lắp trục khuỷu (76)
    • 3.21. Tháo lắp động cơ khỏi khoang động cơ (78)
  • KẾT LUẬN (5)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (84)

Nội dung

Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.

TỔNG QUAN VỀ XE SUZUKI XL7

Giới thiệu về xe Suzuki XL7

Suzuki XL7 là dòng xe SUV thuộc hãng Suzuki, được ra mắt trên thị trường thế giới từ năm 2003 Cho đến nay, dòng xe XL7 này đã trải qua 3 lần cải biến để phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường, và đã được trang bị 2 loại động cơ là động cơ diesel V6 và động cơ xăng K15B Nhƣng nhìn chung vẫn giữ nguyên kiểu dáng và một số đặc thù riêng của thế hệ đầu tiên

1.1.2 Thông số kỹ thuật xe XL7:

Bảng 1.1 Bảng thông số kỹ thuật xe XL7

Chiều dài tổng thể 4450 mm

Chiều rộng tổng thể 1775 mm

Chiều cao tổng thể 1710 mm

Chiều dài cơ sở 2740 mm

Bán kính vòng quay tối thiểu 5200 mm

Khoảng sáng gầm xe 200 mm

Dung tích bình xăng 45 lít

Trọng lƣợng không tải 1175 kg

Tổng quan động cơ V6

Bảng 1.2 Bảng thông số động cơ V6

Dung tích 3,6 lít Đường kính xi lanh 94 mm

Thứ tự nổ của động cơ 1-2-3-4-5-6

Góc V của đầu xi lanh của 2 dãy 60 o

Số lƣợng xu páp 4/xi lanh

Dung tích các-te 6 lít

Thời điểm van nạp mở 14 trước điểm chết trên Thời điểm van nạp đóng 9 sau điểm chết trên Thời điểm van xả mở -229 trước điểm chết trên Thời điểm van xả đóng 132 sau điểm chết trên

1.2.1 Piston, trục khuỷu thanh truyền:

- Trục khuỷu đƣợc làm từ thép rèn với bốn cổ trục chính, lực đẩy của trục khuỷu đƣợc điều khiển bởi ổ trục chính số ba Bánh răng dịch chuyển vị trí trục khuỷu đƣợc ép vào phía sau trục khuỷu và trước ngõng trục chính phía sau Trục khuỷu được cân bằng bên trong với một bộ truyền động bơm dầu được gia công vào trước ngõng trục chính phía trước

Hình 1.3 Cụm piston – trục khuỷu - thanh tuyền

- Các thanh truyền đƣợc làm từ thép rèn và các chốt piston là một khớp trƣợt trong thanh truyền có ống lót bằng đồng Vòng giữ dây trong đƣợc sử dụng làm chốt hãm chốt piston vào piston Các piston đƣợc chế tạo bằng nhôm đúc kết hợp với việc bọc một lớp vật liệu polyme bên ngoài piston để giảm ma sát Piston sử dụng hai vòng xéc-măng khí có áp lực thấp và một vòng xéc-măng dầu Vòng xéc-măng khí trên cùng đƣợc phun một lớp plasma, vòng xéc măng khí thứ hai là gang, và vòng xéc- măng dầu kết hợp với bộ giãn nỡ bằng thép và hai rãnh xéc măng bằng thép mạ crom

- Hệ thống dẫn động trục cam gồm một xích sơ cấp dẫn động trục cam dẫn động bởi đĩa xích trục cam Xích sơ cấp dẫn động trục cam dẫn động hai đĩa xích trung gian, mỗi đĩa xích trung gian dẫn động một xích dẫn động trục cam thứ cấp riêng biệt Mỗi chuỗi xích dẫn động trục cam thứ cấp dẫn động điều khiển vị trí trục cam nạp và xả của các đầu xi lanh tương ứng

- Xích sơ cấp truyền động trục cam sử dụng hai ray trƣợt cố định và một bộ căng xích dẫn động bằng áp suất dầu thủy lực có guốc tích hợp Bộ căng xích giảm thiểu tiếng ồn của xích truyền động và giữ cho trục cam hoạt động chính xác bằng việc đảm bảo xích truyền dộng không bị chùng và liên tục điều chỉnh độ mòn của xích Xích dẫn động trục cam thứ cấp sử dụng ray trƣợt cố định và guốc xích di động, guốc xích

Trang 4 chịu lực căng từ bộ căng xích áp suất dầu thủy lực Tất cả các bộ căng xích đƣợc bịt kín bằng miếng đệm thép bọc cao su Vòng đệm giữ một lƣợng dầu dự trữ đủ để đảm bảo sự êm dịu khi khởi động

- Động cơ kết hợp một bộ truyền động vị trí trục cam cho mỗi trục cam nạp và xả Pha trục cam thay đổi thời điểm nạp và xả trong phạm vi 25 độ Pha trục cam kép cho phép tối ưu hóa hiệu suất , tiết kiệm nhiên liệu và khí thải mà không ảnh hưởng đến khả năng truyền động tổng thể của động cơ Thời gian van biến thiên cũng góp phần giảm lƣợng khí thải, tối ƣu hóa sự chòng chéo của van xả và van nạp Bộ truyền động vị trí trục cam là một bộ truyền động kiểu cánh gạt thủy lực, thay đổi thời điểm vấu cam của trục cam tương ứng với đĩa xích dẫn động trục cam Dầu động cơ được van điều khiển dầu của bộ truyền động vị trí trục cam dẫn đến các đường dẫn thích hợp Trong điều kiện vận hành của động cơ, bộ truyền động vị trí trục cam đƣợc điều khiển bởi mô-đun điều khiển động cơ (ECM) để đảm bảo chính xác thời điểm van nạp và van xả nhằm tối ƣu hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu

Hình 1.4 Bộ truyền động vị trí trục cam

1 Vị trí đánh dấu để cân cam trên cụm bánh răng trục cam nạp bên trái

2 Vị trí đánh dấu để cân cam trên xích cam thứ cấp với cum bánh răng trục cam nạp bên trái

3 Vị trí đánh dấu để cân cam trên xích cam thứ cấp với cụm bánh răng trục cam xả bên trái

4 Vị trí đánh dấu để cân cam trên cụm bánh răng trục cam xả bên trái

5 Xích thứ cấp dẫn động trục cam bên trái

6 Vị trí đánh dấu để cân cam trên xích cam sơ cấp cho bánh răng trung gian bên trái

7 Vị trí đánh dấu để cân cam trên bánh răng trung gian bên trái

8 Bánh răng trung gian dẫn động xích cam sơ cấp bên trái

9 Vị trí đánh dấu để cân cam trên bánh răng trung gian dẫn động xích cam thứ cấp bên trái

10 Vị trí đánh dấu để cân cam trên xích cam thứ cấp với bánh răng trung gian bên trái

11 Xích sơ cấp dẫn động trục cam

12 Vị trí đánh dấu để cân cam trên xích sơ cấp với bánh răng trục khuỷu

13 Vị trí đánh dấu để cân cam trên bánh răng trục khuỷu với xích sơ cấp

14 Bánh răng truyền động trục khuỷu

15 Bánh răng trung gian bên phải

16 Vị trí đánh dấu để cân cam trên xích sơ cấp với bánh răng trung gian bên phải

17 Vị trí đánh dấu để cân cam trên bánh răng trung trang bên phải với xích cam sơ cấp

18 Vị trí đánh dấu để cân cam trên xích cam thứ cấp với bánh răng trung gian bên phải

19 Vị trí đánh dấu để cân cam trên bánh răng trung gian bên phải với xích cam thứ cấp bên phải

20 Xích cam thứ cấp dẫn động trục cam bên phải

21 Vị trí đánh dấu để cân cam trên cụm bánh răng trục cam xả với xích cam thứ cấp bên phải

22 Vị trí đánh dấu để cân cam trên xích cam thứ cấp với cụm bánh răng trục cam xả bên phải

23 Vị trí đánh dấu để cân cam trên xích cam thứ cấp với cụm bánh răng trục cam nạp bên phải

24 Vị trí đánh dấu để cân cam trên cụm bánh răng trục cam nạp với xích cam thứ cấp bên phải

- Các-te động cơ đƣợc chế tạo từ nhôm đúc có cấu trúc kết hợp với ống hút dầu, van điều tiết, cảm biến mức dầu và một tấm có khe hở lọt dầu Ống hút dầu đƣợc bắt vít vào các-te và bịt kín vào đáy bằng miếng đệm vòng chữ O Van điều tiết đƣợc gắn vào phần dưới của các-te dung tích 6 lít và đảm bảo cung cấp dầu cho bộ phận hút dầu Tấm khe hở lọt dầu đƣợc bắt vít bào phần trên của các-te và giảm tổn thất ma sát ở tốc độ cao Cảm biến mức dầu đƣợc gắn qua đáy các-te

- Động cơ sử dụng một bơm dầu dẫn động bằng trục khuỷu, có van giảm áp suất bên trong và được gắn trước động cơ và hút dầu từ ống hút dầu qua đường dẫn phía dưới trong khối động cơ Sau đó bơm dầu sẽ điều hướng dòng dầu có ấp suất đến phía bên trái của khối động cơ, nơi lắp bộ lọc dầu

- Dầu bôi trơn sau khi qua bộ lọc dầu xử lý sẽ đƣợc dẫn đi khắp động cơ để bôi trơn cho tất cả các chi tiết cần thiết Và trở lại các-te thông qua khu vực xích dẫn động trục cam hoặc các đường dẫn ngược lại đúc trên thành ngoài của nắp máy và khối động cơ

- Hệ thống làm mát có chức năng duy trì nhiệt độ hoạt động hiệu quả của động cơ trong mọi tốc độ và điều kiện vận hành của động cơ Hệ thống làm mát đƣợc thiết kế để loại bỏ khoảng một phần ba nhiệt lƣợng sinh ra trong quá trình đốt cháy hỗn hợp không khí – nhiên liệu Khi động cơ nguội, chất làm mát không chảy vào bộ tản nhiệt cho đến khi bộ điều chỉnh mở, điều này cho phép động cơ nóng lên nhanh chống

- Động cơ sử dụng hệ thống quạt làm mát động cơ gồm 2 quạt làm mát và 3 rơ- le Rơ-le được cấp nguồn bởi mạch điện áp dương của ắc-quy và được điều khiển bởi mô-đun điều khiển hệ thống truyền động (PCM) Hệ thống quạt làm mát có 2 chế độ quạt làm mát ở tốc độ quạt thấp và cao

Hình 1.5 Hệ thống làm mát động cơ

- PCM ra lệnh bật quạt trong các điều kiện sau:

+ Nhiệt độ nước làm mát động cơ vượt quá 98 0 C, quạt sẽ chạy ở tốc độ thấp

+ Nhiệt độ nước làm mát động cơ vượt quá 102 0 C, quạt sẽ chạy ở tốc độ cao

+ Áp suất môi chất lạnh hệ thống điều hòa vƣợt quá 361 kPa, quạt sẽ chạy ở tốc độ thấp

+ Áp suất môi chất lạnh hệ thống điều hòa vƣợt quá 2100 kPa, quạt sẽ chạy ở tốc độ cao

- Động cơ còn được trang bị bộ sưởi nước làm mát, hoạt động bằng nguồn điện ngoài xoay chiều 110 V Đƣợc thiết kế để làm ấm chất làm mát trong khối động cơ, nhằm cải thiện khả năng khởi động trong thời thiết rất lạnh -29 0 C Bộ sưởi nước làm mát giúp giảm mức tiêu thụ nhiên liệu khi động cơ đang nóng lên Bộ sưởi được trang bị một dây nguồn có thể tháo rời, và bộ phận nhiệt ở đầu dây sẽ không cho phép dòng điện chạy qua thiết bị sưởi cho đến khi nhiệt độ môi trường đạt -18 0 C

- Động cơ đƣợc cung cấp nhiên liệu bởi 6 kim phun riêng biệt, 1 kim phun cho mỗi xi lanh và đƣợc điều kiển bởi mô-đun điều khiển động cơ (ECM) ECM cung cấp năng lƣợng cho cuộn dây kim phun để điều khiển việc phun nhiên liệu ECM tính toán thời gian để cung cấp lƣợng nhiên liệu chính xác và đúng lúc, đảm bảo hoạt động của động cơ luôn ở hiệu suất tốt và kiểm soát phù hợp khí thải

- Xe được thiết kế với hệ thống nhiên liệu không hồi lưu, điều này ngăn cho nhiên liệu nóng từ động cơ quay trở lại bình nhiên liệu, giúp giảm nhiệt độ bên trong bình nhiên liệu, dẫn đến lƣợng khí bay hơi thấp hơn

KIỂM TRA CHUẨN ĐOÁN VÀ BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ

Quy trình kiểm tra, bảo dƣỡng các chi tiết động cơ

2.1.1 Kiểm tra, bảo dƣỡng trục khuỷu:

- Rửa các chi tiết của trục khuỷu: cổ trục chính, chốt khuỷu, lỗ dầu, ổ đỡ trục khuỷu qua dung môi tẩy rửa

- Làm khô các bộ phận bằng súng hơi khí nén

- Kiểm tra trực quan các bộ phận của trục khuỷu xem có hao mòn hƣ hỏng gì không

Hình 2.1 Trục khuỷu động cơ

1 Lỗ bu-lông pu-ly trục khuỷu

2 Khu vực lắp ráp pu-ly trục khuỷu

3 Lỗ bu-lông bánh răng trục khuỷu

6 Cổ trục đầu thanh truyền

8 Bề mặt lót trục máy

10 Vành răng bánh răng trục khuỷu

11 Phớt dầu chính phía sau trục khuỷu

12 Bề mặt lắp bánh đà

13 Lỗ dẫn hướng trục khuỷu

14 Lỗ bu-lông bánh đà trục khuỷu

2.1.2 Kiểm tra, bảo dƣỡng pu-ly trục khuỷu:

- Rửa pu-ly trục khuỷu với dung môi tẩy rửa tương thích

- Làm khô trục khuỷu bằng súng hơi khí nén

- Kiểm tra bề mặt tiếp xúc giữa lỗ pu-ly và trục khuỷu xem có hao mòn hay hƣ hỏng

- Kiểm tra bề mặt ngoài không tiếp xúc với trục khuỷu của pu-ly (2)

- Kiểm tra cao su (3) có bị mòn hay hƣ hỏng

- Kiểm tra độ mòn gân đai dẫn động (4)

- Kiểm tra hƣ hỏng má pu-ly (5)

- Sửa chữa, thay thế bộ phận hƣ hỏng nếu cần

Hình 2.2 Pu-ly trục khuỷu

2.1.3 Kiểm tra bảo dƣỡng bánh đà động cơ

- Làm sạch bánh đà động cơ bằng dung môi tẩy rửa

- Dùng súng hơi khí nén làm khô bánh đà

- Kiểm tra bánh đà động cơ có mắc phải các tình trạng sau:

+ Xuất hiên các vết nứt do ứng suất xung quanh các vị trí lỗ bu-lông lắp bộ biến mô

(1) và bánh đà động cơ (2,4)

+ Vết nứt tại khu vực hàn giữ vòng răng bánh đà và bánh đà động cơ (3)

+ Răng của vòng răng bánh đà bị mất hoặc nứt, mòn

Hình2.3 Bánh đà động cơ

- Nếu xuất hiện các tình trạng trên cần thay mới bánh đà

2.1.4 Kiểm tra, bảo dƣỡng piston:

- Rửa thân và chốt piston, các rãnh piston và các vòng xéc măng bằng dung môi tẩy rửa Và đảm bảo các lỗ và vòng xéc-măng đều sạch

- Làm khô piston bằng súng hơi khí nén

- Kiểm tra các piston có xuất hiện các tình trạng sau:

+ Các vết nứt ở gờ rãnh xéc-măng, thân và chốt piston

+ Rãnh vòng xéc măng (5) bị nứt xuất hiện các gờ gây kẹt vòng xéc-măng

+ Rãnh giữ chốt piston (2) xuất hiện gờ, không còn phẳng

+ Khu vực đỉnh piston bị mài mòn (1)

+ Thân piston (4) bị trầy xước hoặc mài mòn

+ Lỗ chốt piston hoặc chốt piston bị mòn (3)

- Thay thế các piston có dấu hiệu hƣ hỏng hoặc mòn quá mức

+ Sử dụng thước panme đo bên ngoài, đo chiều rộng piston ở vị trí dưới đỉnh piston

(1) 30 mm, tại bề mặt thân piston vuông góc với đường tâm chốt piston

+ Lấy thông số đường kính xi lanh trừ đi chiều rộng piston đo được để tìm ra sự chênh lệch so với thông số ban đầu

+ Sử dụng kết quả chênh lệch đo đƣợc để so sánh với thông số kỹ thuật của động cơ

+ Nếu độ hở đo đƣợc qua phép đó lớn hơn khoảng thông số kỹ thuật cho phép hãy thay piston

Hình 2.5 Đo chiều rộng piston

- Đo khoảng cách giữa chốt piston đến khe hở chốt piston:

+ Lỗ chốt piston và chốt piston phải không bị mòn hoặc bám các vết nhớt cháy

+ Sử dụng thước panme để đo chốt piston ở những vùng tiếp xúc với piston

+ Sử dụng thước panme để đo trong, đo lỗ chốt piston

Hình 2.7 Đo lỗ chốt piston

+ So sánh kết quả đo đƣợc với thông số kỹ thuật cơ khí động cơ Nếu khoảng hở quá lớn hãy xác định thông số kỹ thuật nào không phù hợp và thay thế nếu cần

+ Phải thay mới piston nếu có kích thước nào của nó không phù hợp với thông số kỹ thuật

Bảng 2.1 Thông số kỹ thuật piston

Các chi tiết piston Thông số kỹ thuật Đường kính piston 93,956 – 93,974 mm Đường kính lỗ chốt piston 24,004 – 24,005 mm

Chiều rộng rãnh xéc-măng với xéc-măng khí đầu tiên 1,220 – 1,240 mm Chiều rộng rãnh xéc-măng với xéc-măng khí thứ 2 1,510 – 1,530 mm Chiều rộng rãnh xéc-măng với xéc-măng dầu 2,510 – 2,530 mm

Khoảng hở giữa piston và thành xi lanh 0,026 – 0,052 mm

Khoảng hở giữa chốt piston và lỗ thanh truyền 0,007 – 0,024 mm Khoảng hở giữa chốt piston và lỗ chốt piston 0,004 – 0,012 mm Đường kính chốt piston 23,997 – 24,000 mm

Chiều dài chốt piston 60,600 – 61,100 mm

 Quy trình đo vòng xéc-măng:

- Đo khe hở vòng xéc măng:

Hình 2.8 Đo khe hở vòng xéc-măng

+ Đặt vòng xéc-măng vào lỗ xi lanh cách bề mặt quy lát khoảng 25 mm Sử dụng công cụ định vị đảm bảo rằng vòng xéc-măng vuông góc với lỗ xi lanh

+ Sử dụng bộ căng lá đo khe hở cuối vòng xéc-măng

+ So sánh kết quả đo đƣợc với thông số kỹ thuật cơ khí động cơ

+ Nếu kết quả chênh lệch quá mức cho phép, hãy thay mới vong xéc-măng

+ Lặp lại quy trình với tất cả các vòng xéc-măng

- Đo khe hở cạnh xéc-măng:

Hình 2.9 Đo khe hở cạnh xéc-măng

+ Lăn vòng xéc-măng hoàn toàn quanh rãnh xéc-măng nếu có sự ràng buộc, cản trở nào là do rãnh vòng, hãy giũa rãnh bằng giũa mịn Sau khi giũa vẫn còn ràng buộc, cản trở thì là do vòng xéc-măng bị biến dạng, hãy thay mới vòng xéc-măng

+ Với vòng xéc-măng nằm trên piston, sử dụng bộ căng lá đo khe hở tại nhiều vị trí

+ So sánh các kết quả đo đƣợc với thông số kỹ thuật cơ khí động cơ

+ Nếu kết quả vƣợt mức cho phép hãy thay mới vòng xéc măng

- Có một vết lõm (1) gần cuối trên các vòng xéc-măng, khi lắp hãy đảm bảo mặt có vết lõm này hướng lên trên

Hình 2.10 Vết lõm định vị lắp xéc-măng

- Nếu thay các vòng xéc-măng mới không giảm đƣợc khe hở hãy thay piston mới

Bảng 2.2 Thông số kỹ thuật xéc-măng

Các khoảng cách của xéc-măng Thông số kỹ thuật

Khoảng hở cuối vòng xéc-măng khí đầu tiên 0,150 – 0,300 mm

Khoảng hở cuối vòng xéc-măng khí thứ 2 0,280 – 0,480 mm

Khoảng hở cuối vòng xéc-măng dầu 0,150 – 0,600 mm

Khoảng hở giữa rãnh và vòng xéc-măng khí đầu tiên khi lắp 0,030 – 0,065 mm Khoảng hở giữa rãnh và vòng xéc-măng khí thứ 2 khi lắp 0,015 – 0,600 mm Khoảng hở giữa rảnh và vòng xéc-măng dầu khi lắp 0,030 – 0,170 mm Độ dày vòng xéc-măng khí đầu tiên 1,175 – 1,190 mm Độ dày vòng xéc-măng khí thứ 2 1,470 – 1,495 mm Độ dày vòng xéc-măng dầu 2,360 -2,480 mm

2.1.5 Kiểm tra, bảo dƣỡng thanh truyền:

- Làm sạch thanh truyền bằng dung môi tẩy rửa

- Sử dụng súng hơi khí nén làm khô thanh truyền

- Tháo nắp thanh truyền và bạc lót đầu to để vệ sinh

- Kiểm tra vết xước hoặc hư hỏng ở bạc lót chốt piston (4)

- Kiểm tra giá thanh truyền (1) có bị xoắn hoặc uốn cong không

- Kiểm tra vết nứt ở nắp thanh truyền (2)

- Kiểm tra các vết trầy xước hoặc mài mòn ở bạc lót thanh truyền

- Nếu các lỗ của thanh truyền xuất hiện các vết trấy xước nhẹ, sử dụng giấy nhám nhẹ và xử lý các vết này theo hướng vòng tròn

 Quy trình đo thanh truyền:

+ Sử dụng thước panme đo bên ngoài, đo chốt piston ở vị trí tiếp xúc với thanh truyền

+ Sử dụng thước panme đo bên trong, đo lỗ chốt piston thanh truyền

Hình 2.12 Đo lỗ chốt piston thanh truyền

+ Lấy kích thước lỗ chốt piston trừ với đường kính chốt piston

+ So sánh kết quả với thông số kỹ thuật cơ khí động cơ

+ Nếu khe hở quá lớn , hãy thay chốt piston Khi thay chốt vẫn chƣa giải quyết đƣợc vấn đề, hãy thử thay thế thanh truyền

- Đo đầu to thanh truyền, đường kính tiếp xúc với trục khuỷu:

+ Sử dụng thước panme đo bên trong, đo lỗ ổ trục đầu to thanh truyền

+ So sánh kết quả đo đƣợc với thông số kỹ thuật cơ khí động cơ

+ Thay mới thanh truyền nếu thông số đo đƣợc chênh lệch quá mức so với thông số kỹ thuật

Hình 2.13 Lỗ ổ trục đầu to thanh truyền

Bảng 2.3 Thông số kỹ thuật thanh truyền

Các khoảng cách của thanh truyền Thông số kỹ thuật

Khoảng hở bạc lót đầu to thanh truyền 0,001 – 0,070 mm Đường kính đầu to thanh truyền 59,620 – 59, 636 mm Đường kính đầu nhỏ thanh truyền 24,007 – 24,021 mm

Chiều dài thanh truyền từ tâm đầu to đến tâm đầu nhỏ thanh truyền

2.1.6 Kiểm tra, bảo dƣỡng nắp máy (nắp quy lát):

- Loại bỏ các chất làm kín, vòng đệm làm kín trên nắp máy

- Sử dụng dung môi tẩy rửa làm sạch các bề mặt nắp máy

- Sử dụng súng hơi khí nén thổi sạch tất cả các mạch dầu trên nắp máy

- Loại bỏ tất cả các muội than bám ở buồng đốt

- Làm sạch các chất tích tụ ở các rãnh cần đẩy

- Kiểm tra trực quan bằng mắt bề mặt lắp ổ trục cam có các tình trạng sau:

+ Xuất hiện nhiều điểm rỗ

+ Phai màu do quá nhiệt

+ Biến dạng do mài mòn quá mức

+ Ổ cổ trục cam có các vết xước

- Nếu bề mặt ổ trục cam xảy ra bất kỳ tình trạng nào nêu trên, hãy thay mới nắp máy

- Kiểm tra nắp máy có các tình trạng sau:

+ Các vết nứt, hƣ hỏng hoặc rỗ khí trong buồng đốt

+ Có các cặn, mảnh vụn trong mạch dầu

+ Rò rỉ chất làm mát hoặc hƣ hỏng bề mặt mặt phẳng làm kín

+ Các bề mặt mặt phẳng làm kín bị hƣ hỏng

+ Các biến dạng, mài mòn ở các lỗ ren bu-lông

+ Thu hẹp hay tắc nghẽn đường cấp thoát khí

+ Thu hẹp hay tắc nghẽn đường đi của chất làm mát

- Nếu nắp máy xảy ra tình trạng bị nứt hƣ hỏng thì phải thay mới Không nên hàn vá nắp máy

 Quy trình đo nắp máy:

- Lắp nắp ổ trục cam vào đầu xi lanh không có trục cam

- Lắp bu-lông nắp trục cam

- Đặt thước panme vào bên trong để đo ổ trục cam

- Trừ đường kính cổ trục cam khỏi đường kính ổ trục cam sẽ thu được một khoảng hở Nếu khoảng hở này vƣợt quá thông số kỹ thuật và các cổ trục cam nằm trong khoảng thông số kỹ thuật, thì hãy thay mới nắp máy

2.1.7 Kiểm tra, bảo dƣỡng trục cam:

- Làm sạch trục cam bằng dung môi tẩy rửa

- Sử dụng súng hơi khí nén làm khô trục cam

- Kiểm tra lỗ nạp dầu trục cam (1) vào bộ truyền động trục cam có bị đóng bẩn, tắc nghẽn không

- Kiểm tra lỗ ren (2) có bị mài mòn, hƣ hủng không

- Kiểm tra hao mòn, hƣ hỏng ở rãnh định tuyến trên bộ dẫn động trục cam (3)

- Kiểm tra hao mòn, hƣ hỏng ở rãnh bít kín trục cam (4)

- Kiểm tra hƣ hỏng ở mặt chặn trục cam (5)

- Kiểm tra các tình trạng sau ở các vấu cam (6) và cổ trục cam (7):

+ Xuất hiện nhiều điểm rỗ

+ Phai màu do quá nhiệt

+ Biến dạng do mài mòn quá mức, đặt biệt là ở vấu cam

- Nếu trục cam có các tình trạng trên, thì hãy thay mới trục cam

 Quy trình đo trục cam:

- Trước khi đo độ mòn của trục cam, cần 1 thiết bị cố định trục cam

Hình 2.16 Cố định trục cam

- Sử dụng thước panme để đo đường kính cổ trục cam và độ không tròn của nó Nếu thông số đo đƣợc nhỏ hơn hoặc lệch quá thông số kỹ thuật cho phép, thì hãy thay mới trục cam

- Đo độ đảo của trục cam

- Đo độ mòn của các vấu cam

Hình 2.17 Đo độ mòn của vấu cam

- Nếu trục cam bị mài mòn hoặc biến dạng quá thông số kỹ thuật cho phép, thì cần thay mới trục cam

2.1.8 Kiểm tra bảo dƣỡng bộ phận dẫn động vị trí trục cam:

- Sử dung dung môi tẩy rửa làm sạch các bộ phận dẫn động vị trí trục cam: bánh răng trục khuỷu, đệm xích, ray trƣợt, bộ căng xích, dây xích

- Làm khô các bộ phận bằng súng hơi khí nén

- Kiểm tra mặt trước cụm bánh răng dẫn động trục cam:

Hình 2.18 Mặt trước cụm bánh răng trục cam

+ Bánh răng (1) mòn hoặc mất răng

+ Các hao mòn mặt phẳng lỗ lắp trục cam với cụm bánh răng (3)

- Kiểm tra mặt sau cụm bánh răng dẫn động trục cam:

Hình 2.19 Mặt sau cụm bánh răng trục cam

+ Bánh răng (1) bị mòn, hƣ hỏng

+ Hƣ hỏng chốt điịnh vị trục cam (2)

+ Mặt bích ổ trục lắp kín với trục cam (3) bị hỏng

+ Các bu-lông cố định cụm bánh răng (5) bị hỏng

- Kiểm tra các van điều khiển dầu của bộ dẫn động vị trí trục cam

Hình 2.20 Van điều khiển dầu trục cam

+ Vòng kẹp chắn dầu (2) bị thiếu hoặc hỏng

+ Lưới lọc dầu (3) bị tắc nghẽn hoặc hư hỏng

+ Hƣ hỏng bề mặt làm kín dầu giữa van điện từ và bộ phận dẫn động trục cam (4) + Hƣ hỏng giá đỡ (5)

+ Hƣ hỏng lỗ giắc cấm cảm biến áp suất dầu (6)

- Kiểm tra dây xích dẫn động trục cam

Hình 2.21 Dây xích dẫn động trục cam

+ Trục lăn (1) bị mòn, hƣ hỏng

+ Các mắt xích (2) liên kết lỏng lẻo

- Nếu các bộ phận bộ dẫn động vị trí trục cam xảy mắc phải các tình trạng trên cần sửa chữa hoặc thay mới theo yêu cầu

2.1.9 Kiểm tra, bảo dưỡng nắp trước động cơ

- Tháo các roong làm kín ra khỏi nắp trước động cơ

- Vệ sinh, làm sạch các mảnh vụn chất làm kín ở các lỗ bu-lông

- Sử dụng dung môi tẩy rửa làm sạch nắp trước động cơ

- Làm khô nắp trước bằng súng hơi khí nén

- Kiểm tra trực quan bề mặt bên ngoài nắp trước ở các vị trí sau:

Hình 2.22 Bề mặt ngoài nắp trước động cơ

+ Hỏng lỗ phớt dầu của van dẫn động trục cam (1)

+ Hỏng lỗ bu-lông nắp trước động cơ (2)

+ Đường dẫn chất làm mát động cơ bị ăn mòn, hư hỏng

+ Vết lõm hoặc hƣ hỏng bên ngoài (4)

+ Hỏng lỗ phớt dầu đầu trục khuỷu (5)

+ Bề mặt làm kín máy bơm (6) xuất hiện các lỗ thủng, hƣ hỏng

+ Lỗ ren máy bơm nước (7) bị hỏng

- Kiểm tra trực quan bề mặt bên trong nắp trước ở các vị trí sau:

Hình 2.23 Bề mặt bên trong nắp trước động cơ

+ Hỏng lỗ bu-lông nắp trước động cơ

+ Các vết nứt hoặc hư hỏng ở bề mặt làm kín của nắp trước động cơ với khối động cơ (7), các-te (5), hoặc nắp trục cam (2)

+ Phốt máy bơm nước xuất hiện lỗ thủng, hư hỏng

+ Miếng giảm chấn (3) bị hƣ hỏng

+ Đường dẫn chất làm mát động cơ (6) bị ăn mòn, hư hỏng

+ Lỗ phớt dầu đầu trục khuỷu bị hỏng

+ Khu vực làm kín vòng chữ O bị hƣ hỏng

- Với tất cả các tình trạng nêu trên, sửa chữa, thay mới nắp trước nếu cần

2.1.10 Kiểm tra, bảo dƣỡng nắp trục cam:

- Sử dụng dung môi tẩy rửa làm sạch nắp trục cam

- Làm khô nắp trục cam bằng súng hơi khí nén

- Kiểm tra nắp trục cam có xuất hiện các vết lõm, móp hƣ hỏng nào không Nếu nắp trục cam bị móp, hư hỏng có thể gây ảnh hưởng đến việc: rò rỉ dầu động cơ, thông hơi các-te, để hơi nước ngưng tụ vào động cơ

- Kiểm tra mặt ngoài nắp trục cam có xảy ra các tình trạng sau ở các vị trí:

Hình 2.24 Mặt ngoài nắp trục cam

+ Hỏng các lỗ bu-lông (1) nắp trục cam

+ Lỗ châm dầu động cơ (2) bị biến dạng, hƣ hỏng

+ Ổ lắp ghép của cụm bôbin đánh lửa và kim phun (3) bị hỏng

+ Đầu nối ống thông hơi các-te (4) bị hỏng

- Kiểm tra mặt trong nắp trục cam có xảy ra tình trạng sau ở các vị trí:

Hình 2.25 Mặt trong nắp trục cam

+ Hƣ hỏng bề mặt rãnh làm kín nắp trục cam (1):

+ Bu-lông tấm chắn (2) lỏng lẻo, mất hoặc hƣ hỏng

+ Vòng đệm làm kín lỗ bugi (4) bị hƣ hỏng

+ Lỗ thông gió (5) bị thu hẹp, hạn chế

- Sửa chữa, thay mới nắp trục cam nếu cần, khi mắc phải các tình trạng trên

2.1.11 Kiểm tra, bảo dƣỡng cụm cổ góp nạp:

 Đối với phần cổ góp nạp phía trên:

- Loại bỏ các miếng đệm làm kín trên thân bướm ga và đường ống nạp

- Sử dụng dung môi tẩy rửa làm sạch các khu vực sau của cổ góp nạp: khu vực làm kín gioăng đường ống nạp, đường ống nạp, ống thông hơi các-te

- Làm khô cụm cổ góp nạp phía trên bằng súng hơi khí nén

- Kiểm tra cổ góp nạp phía trên để biết các tình trạng sau:

Hình 2.26 Phần trên cổ góp nạp

+ Hư hỏng, hay có các mảnh vụn làm hạn chế lưu lượng của các ống mềm thông khí các-te (1)

+ Hƣ hỏng, hạn chế đối với van điện từ lọc hơi nhiên liệu ô nhiễm (2)

+ Các bu-lông cố định cổ góp nạp (3) bị hƣ hỏng

+ Gờ gắn van điện từ lọc hơi nhiên liệu ô nhiễm (4) bị hƣ hỏng

+ Hƣ hỏng, tắc nghẽn đối với cổng ống trợ lực chân không (5)

+ Đầu ống giản nở (6) bị ăn mòn, hƣ hỏng

+ Hư hỏng các bu-lông trên thân bướm ga

+ Các bề mặt gioăng làm kín bị mài mòn, hƣ hỏng

+ Kiểm tra bề mặt lắp ghép của đường ống nạp có công vênh không

- Sửa chữa, thay mới các bộ phận hƣ hỏng nếu cần

 Đối với phần cổ góp nạp phía dưới:

- Loại bỏ miếng đệm làm kín giữa hai phần lắp ghép cổ góp nạp trên và dưới

- Làm sạch các khu vực ống nạp bằng dung môi tẩy rửa: gioăng đường ống nạp và đường ống nạp

- Làm khô các đường ống nạp bằng súng hơi khí nén

- Kiểm tra tình trạng phần cổ góp nạp phía dưới:

Hình 2.27 Phần cổ góp nạp phía dưới

+ Các mảnh vụn làm hạn chế lưu lượng, hư hỏng đối với đường ống nạp

+ Hư hỏng các lỗ bu-lông đường dẫn nhiên liệu

+ Hư hỏng đường dẫn nhiên liệu

+ Bề mặt làm kín đường ống nạp bị ăn mòn, hư hỏng

+ Hư hỏng bu-lông cố định đường ống nạp

+ Hƣ hỏng các cổng kim phun nhiên liệu

- Kiểm tra bề mặt lắp ghép của ống nạp có bị công vênh không

- Sửa chữa hoặc thay mới phần cổ góp nạp phía dưới nếu cần.

Kiểm tra chuẩn đoán các hư hỏng thường gặp ở động cơ và phương pháp khắc phục

2.2.1 Động cơ không nổ mà không có tiếng ồn bên trong động cơ:

Bảng 2.4 Chuẩn đoán động cơ không nổ mà có tiếng ồn bên trong động cơ

Nguyên nhân hư hỏng có thể Phương pháp khắc phục

Dây cu-roa dẫn động xuất hiện các vết rạng nứt, do hao mòn theo thời gian và các bất thường trong hệ thống dẫn động các thiết bị phụ tải dẫn đến có thể gây ra sự thay đổi tốc độ động cơ dẫn đến đánh lửa sai  động cơ không nổ

Thay dây cu-roa dẫn động

Các bộ phận truyền động phụ tải bị mòn, hƣ hỏng hoặc căn chỉnh sai

Kiểm tra các thành phần bộ phận truyền động, thay mới nếu cần

Pu-ly trục khuỷu động cơ hoặc bánh đà bị lỏng hoặc lắp không đúng

Sửa chữa hoặc thay mới theo yêu cầu

Hệ thống xả bị đóng bẩn, thu hẹp, các đường ống bị móp hoặc bộ giảm âm, bộ chuyển đổi xúc tác bị tắc  làm cho dòng khí thải thải ra hạn chế  giảm hiệu suất động cơ

Sửa chữa hoặc thay mới theo yêu cầu Ống chân không bị hƣ hỏng hoặc lắp sai Sửa chữa hoặc thay mới theo yêu cầu Các bề mặt tiếp xúc giữa ống nạp và nắp quy lát, ống nạp và ống gió vào, van giảm áp và ống nạp

Kiểm tra và thay mới ống nạp, vòng đệm làm kín, nắp quy lát, thân bướm ga hoặc van giảm áp theo yêu cầu

Cảm biến áp suất tuyệt đối tại cổ góp hút

(MAP) đƣợc lắp sai hoặc hƣ hỏng, hoặc vòng đệm làm kín của cảm biến bị rách, hƣ hỏng

Sửa chữa, thay mới vòng đệm và cảm biến theo yêu cầu

Muội than tích tụ trên các thân van  van đóng không đúng cách hoặc bị kẹt

Sửa chữa hoặc thay mới theo yêu cầu Áp suất dầu quá mức  dẫn đến con đội xu-páp bơm lên quá mức và mất nén

Thực hiện kiểm tra áp suất dầu, sửa chữa hoặc thay mới bơm dầu theo yêu cầu Các vòng xéc măng bị mòn Kiểm tra tình trạng mất nén của xi lanh và thử nghiệm rò rỉ để xác định nguyên

Trang 30 nhân Sửa chữa thay mới nếu cần

Gioăng nắp quy lát bị nứt, hƣ hỏng hoặc các đường dẫn của hệ thống làm mát bị rò rỉ, hƣ hỏng

Kiểm tra gioăng nắp máy, lốc máy và các miếng đệm làm kín Sửa chữa, thay mới theo yêu cầu

Bánh đà trục khuỷu bị hỏng dẫn đến mất vị trí trục khuỷu  dẫn đến đánh lửa sai

2.2.2 Động cơ không nổ với tiếng ồn nhỏ bất thường trong động cơ:

Bảng 2.5 Chuẩn đoán động cơ không nổ với tiếng ồn nhỏ bất thường bên trong động cơ Nguyên nhân hư hỏng có thể Phương pháp khắc phục

Dây cu-roa dẫn động xuất hiện các vết rạng nứt, do hao mòn theo thời gian và các bất thường trong hệ thống dẫn động các thiết bị phụ tải dẫn đến có thể gây ra sự thay đổi tốc độ động cơ dẫn đến đánh lửa sai  động cơ không nổ

Thay dây cu-roa dẫn động

Các bộ phận truyền động phụ tải bị mòn, hƣ hỏng hoặc căn chỉnh sai

Kiểm tra các thành phần bộ phận truyền động, thay mới nếu cần

Pu-ly trục khuỷu động cơ hoặc bánh đà bị lỏng hoặc lắp không đúng

Sửa chữa hoặc thay mới theo yêu cầu

Các vòng xéc măng bị mòn Kiểm tra tình trạng mất nén của xi lanh và thử nghiệm rò rỉ để xác định nguyên nhân Sửa chữa thay mới nếu cần

Vòng bi trục khuỷu bị mòn Thay mới trục khuỷu và vòng bi theo yêu cầu

2.2.3 Động cơ không nổ với tiếng ồn bất thường của cơ cấu điều khiển đóng mở xupap:

Bảng 2.6 Chuẩn đoán động cơ không nổ với tiếng ồn bất thường của cơ cấu điều khiển đóng mở xupap

Nguyên nhân hư hỏng có thể Phương pháp khắc phục

Muội than tích tụ trên các thân van  van đóng không đúng cách hoặc bị kẹt

Sửa chữa hoặc thay mới theo yêu cầu

Sên cam mòn hoặc căn chỉnh sai Sửa chữa hoặc thay mới theo yêu cầu Các gối cam bị mòn Thay mới trục cam hoặc con đội xu-páp Con đội hoặc bộ điều chỉnh đòn bẩy thủy lực bị kẹt

Sửa chữa hoặc thay mới theo yêu cầu

2.2.4 Động cơ không nổ với sự hao hụt nước làm mát:

Bảng 2.7 Chuẩn đoán động cơ không nổ với sự hao hụt nước làm mát

Nguyên nhân hư hỏng có thể Phương pháp khắc phục

Gioăng nắp quy lát bị nứt, hƣ hỏng hoặc các đường dẫn của hệ thống làm mát bị rò rỉ, hư hỏng  làm cho mức nước làm mát bị hao hụt làm cho động cơ quá nóng

Thực hiện kiểm tra rò rỉ xi lanh và các đường dẫn chất làm mát, các vòng đệm làm kín có hƣ hỏng không Sửa chữa, thay mới theo yêu cầu

2.2.5 Động cơ không nổ với lƣợng tiêu thụ nhớt quá mức:

Bảng 2.8 Chuẩn đoàn động cơ không nổ với lƣợng tiêu thụ nhớt quá mức

Nguyên nhân hư hỏng có thể Phương pháp khắc phục Ống kềm xu-páp, phốt xu-páp bị mòn Kiểm tra bugi có cặn dầu nhớt không Sửa chữa thay mới theo yêu cầu

Vòng xéc măng bị mòn Kiểm tra bugi, rò rỉ và nén của xi lanh

Sửa chữa thay mới theo yêu cầu

2.2.6 Động cơ có tiềng ôn khi khởi động nhƣng chỉ kéo dài vài giây:

Bảng 2.9 Chuẩn đoán động cơ có tiếng ồn khi khởi động nhƣng chỉ kéo dài vài giây

Nguyên nhân hư hỏng có thể Phương pháp khắc phục Độ nhớt của dầu động cơ không phù hợp Xả dầu động cơ và thay mới bằng loại

Trang 32 dầu có độ nhớt phù hợp

Bộ lọc dầu không thể lọc do lắp không chính xác

Lắp đúng lại bộ lọc

Con đội hoặc bộ điều chỉnh đòn bẩy thủy lực cố định rò rỉ dầu với tỉ lệ cao

Thay mới con đội, bộ điều chỉnh đòn bẩy thủy lực cố định

Vòng bi trục khuỷu bị mòn Thay mới trục khuỷu và vòng bi theo yêu cầu

Van xả bộ lọc dầu bị hỏng Kiểm tra hoạt động của van Sửa chữa thay mới theo yêu cầu

2.2.7 Tiếng ồn động cơ lớn bất kể tốc độ động cơ:

Bảng 2.10 Chuẩn đoán tiếng ồn động cơ lớn bất kể tốc độ động cơ

Nguyên nhân hư hỏng có thể Phương pháp khắc phục Áp suất dầu thấp Kiểm tra áp suất dầu Sửa chữa thay mới theo yêu cầu

Cò mổ hoặc các thanh nối bị mòn, lỏng Kiểm tra và thay mới theo yêu cầu

Bôi trơn không đúng cách cho cồ mổ và các thanh nối

Kiểm tra và thay mới theo yêu cầu các bộ phận: cò mổ, thanh nối, con đội, bộ điều chỉnh thủy lực cố định, van xả lọc dầu, bơm dầu, mạch dầu trên nắp quy lát và khối động cơ

Lò xo xu-páp bị hỏng Thay mới lò xo

Bộ điều chỉnh thủy lực cố định, cò mổ bị mòn, bẩn

Thay mới theo yêu cầu

Sên cam hoặc răng đĩa xích bị mòn, hỏng Thay sên cam hoặc đĩa xích

Bộ căng xích bị mòn Thay mới bộ căng xích

Muội than tích tụ trên các thân van  van đóng bị kẹt khiến van luôn mở

Kiểm tra các van, van dẫn hướng và sửa chữa theo yêu cầu

Các gối cam bị mòn Kiểm tra và thay mới theo yêu cầu

2.2.8 Tiếng ồn động cơ nhỏ bất kể tốc độ động cơ:

Bảng 2.11 Chuẩn đoán tiếng ồn động cơ nhỏ bất kể tốc độ động cơ

Nguyên nhân hư hỏng có thể Phương pháp khắc phục Áp suất dầu thấp Kiểm tra áp suất dầu Sửa chữa thay mới theo yêu cầu

Bộ phận dẫn động các thiết bị phụ tải bị mòn, xuất hiện các vết nứt

Kiểm tra và thay mới theo yêu cầu

Pu-ly trục khuỷu bị lỏng hoặc hƣ hỏng Kiểm tra và thay mới theo yêu cầu Động cơ xảy ra hiện tƣợng kính nổ Kiểm tra hoạt động của hệ thống điều khiển đánh lửa

Bu-lông bộ biến mô bị lỏng Kiểm tra, sửa chữa thay mới theo yêu cầu Bánh đà động cơ bị lỏng hoặc hƣ hỏng Sửa chữa thay mới theo yêu cầu

Các-te bị hỏng làm lưới lọc bơm dầu đặt không đúng vị trí, cản trở dòng dầu đến bơm

Kiểm tra, sữa chữa thay mới theo yêu cầu

Lưới lọc bơm dầu bị lỏng hoặc tắc Thay mới lưới lọc

Khe hở giữa vách xi lanh và piston quá lớn

Kiểm tra và sửa chữa theo yêu cầu

Khe hở chốt piston quá lớn Kiểm tra, sửa chữa thay mới theo yêu cầu

Khe hở bạc lót đầu to thanh truyền quá lớn

Kiểm tra và sửa chữa theo yêu cầu các bộ phận: bạc lót đầu to thanh truyền, thanh truyền, trục khuỷu, cổ trục chính trục khuỷu

Khe hở ổ đỡ trục khuỷu quá lớn Kiểm tra và sữa chữa theo yêu cầu: ổ đỡ trục khuỷu, cổ trục chính trục khuỷu

Piston, chốt piston, thanh truyền đƣợc lắp không chính xác

Kiểm tra và sửa chữa theo yêu cầu

2.2.9 Động cơ ồn khi chịu tải:

Bảng 2.12 Chuẩn đoán động cơ ồn khi chịu tải

Nguyên nhân hư hỏng có thể Phương pháp khắc phục Áp suất dầu thấp Kiểm tra áp suất dầu Sửa chữa thay mới theo yêu cầu Động cơ xảy ra hiện tƣợng kính nổ Kiểm tra hoạt động của hệ thống điều khiển đánh lửa

Bu-lông bộ biến mô bị lỏng Kiểm tra, sửa chữa thay mới theo yêu cầu Bánh đà động cơ bị nứt Kiểm tra và sửa chữa theo yêu cầu

Khe hở bạc lót đầu to thanh truyền quá lớn

Kiểm tra và sửa chữa theo yêu cầu các bộ phận: bạc lót đầu to thanh truyền, thanh truyền, trục khuỷu

QUY TRÌNH THÁO LẮP CÁC CHI TIẾT ĐỘNG CƠ

Tháo lắp bộ phận lọc gió động cơ

3.1.1 Tháo lắp lọc gió động cơ:

- Bước 1: Tháo ống dẫn khí của bộ lọc khí ra

- Bước 2: Ngắt kết nối của bộ dây dẫn động cơ khỏi cảm biến lưu lượng khí nạp và cảm biến nhiệt độ khí nạp

- Bước 3: Tháo các kẹp ở phần nữa dưới của hộp chứa lọc gió

- Bước 4: Mở hộp chứa và tháo lõi lọc gió

Hình 3.1 Bộ phận lọc gió động cơ

- Bước 1: Lắp lõi lọc gió

- Bước 2: Đóng hộp chứa lõi lọc lại và cài lại các kẹp ở phần nữa dưới của hộp chứa

- Bước 3: Cắm kết nối lại các cảm biến

- Bước 4: Lắp lại ống dẫn khí của bộ lọc

Hình 3.2 Vị trí kẹp gài hộp chứa lọc gió động cơ

3.1.2 Tháo lắp bộ lọc gió động cơ:

- Bước 1: Tháo ống dẫn khí của bộ lọc ra

- Bước 2: Ngắt kết nối của bộ dây dẫn động cơ khỏi cảm biến lưu lượng khí nạp và cảm biến nhiệt độ khí nạp

- Bước 3: Tháo các bu-lông cố định bộ lọc

- Bước 4: Tháo các chốt của bộ lọc ra khỏi tấm khung xe phía trước và tháo cụm bộ lọc khí

- Bước 5: Tháo cảm biến lưu lượng khí nạp và cảm biến nhiệt dộ khí nạp khi thay cụm lọc gió

Hình 3.3 Kết nối điện dây dẫn động cơ với các cảm biến

- Bước 1: Sau khi thay cụm bộ lọc gió, lắp lại các cảm biến với bộ lọc

- Bước 2: Cắm 2 chốt cụm lọc gió vào tấm khung xe phía trước

- Bước 3: Vặn lại các bu-lông cố định bộ lọc

- Bước 4: Kết nối dây dẫn động cơ với các cảm biến

- Bước 5: Lắp lại ống dẫn khí của bộ lọc

Hình 3.4 Vị trí bộ lọc gió trên xe.

Tháo lắp dây đai truyền dộng

- Bước 1: Tháo cụm lọc gió động cơ

- Bước 2: Lắp giá cố định đỡ động cơ

- Bước 3: Tháo các chân máy cố định động cơ

- Bước 5:Tháo tấm chắn nước động cơ

- Bước 6: Tháo giá đỡ gắn động cơ bên phải

- Bước 8: Xoay bộ căng đai truyền động theo chiều kim đồng hồ để nới lỏng

- Bước 9: Trượt dây đai truyền động ra khỏi pu-ly dẫn động (1)

- Bước 10: Từ từ nhả bộ căng đai truyền động

- Bước 11: Tháo dây đai truyền động ra khỏi các pu-ly

Hình 3.5 Vị trí pu-ly dẫn động (1)

- Bước 1: Lắp dây đai truyền động cào các pu-ly trục khuỷu, bộ căng đai và máy phát

- Bước 2: Xoay bộ căng đai truyền động theo chiều kim đồng hồ

- Bước 3: Lắp dây đai truyền động vào pu-ly dẫn động (1)

- Bước 4: Từ từ nhả bộ căng đai truyền động

- Bước 6: Lắp giá đỡ gắn động cơ bên phải

- Bước 7: Lắp tấm chắn nước động cơ

- Bước 9: Lắp các chân máy cố định đọng cơ

- Bước 10: Tháo giá đỡ cố định động cơ

- Bước 11: Lắp cụm lọc gió.

Tháo lắp bộ căng đai

- Bước 1: Tháo dây đai truyền động

- Bước 2: Nới lỏng pu-ly dẫn hướng

- Bước 3: Tháo các bu-lông cố định bộ căng đai

- Bước 4: Tháo bộ căng đai

Hình 3.6 Vị trí các pu-ly

- Bước 1: Xác định vị trí và lắp các bu-lông cố định bộ căng đai

- Bước 2: Siết chặt pu-ly dẫn hướng

- Bước 3: Lắp dây đai dẫn động.

Tháo lắp pu-ly tăng đai tự động

- Bước 1: Tháo dây đai dẫn động

- Bước 2: Nới lỏng hoàn toàn bu-lông pu-ly tăng đai tự động

- Bước 3: Tháo cột âm khỏi bình ắc-quy

- Bước 4: Ngắt đầu nối điện máy phát điện (1)

Hình 3.7 Vị trí đầu nối điện máy phát (1)

- Bước 5: Xác định vị trí và ngắt kết nối cáp ắc-quy với máy phát

- Bước 6: Tháo các bu-lông cố định máy phát điện và đặt máy phát sang một bên

- Bước 7: Tháo pu-ly tăng đai tự động

- Bước 1: Lắp pu-ly tăng đai tự động

- Bước 2: Đặt máy phát điện vào đúng vị trí và lắp các bu-lông cố định lại

- Bước 3: Siết chặt các bu-lông cố định máy phát theo thứ tự như hình

Hình 3.8 Thứ tự siết các bu-lông

- Bước 4: Lắp các dây cáp ắc-quy và vỏ chụp

- Bước 5: Cắm lại đầu nối điện máy phát điện (1)

- Bước 6: Lắp dây đai truyền động

- Bước 7: Gắn lại cáp cột âm bình ắc-quy.

Tháo lắp ống thông hơi các-te

3.5.1 Tháo lắp ống thông hơi các-te mặt trước:

- Bước 1: Tháo nắp chụp động cơ

- Bước 2: Rút ống dẫn khí sạch thông hơi các-te khỏi ống lọc không khí

- Bước 3: Rút ống dẫn khí sạch ra khỏi giá đỡ xu-páp

- Bước 1: Lắp ống dẫn khí kết nối với giá đỡ xu-páp

- Bước 2: Nối ống cấp khí sạch thông hơi các-te với ống lọc không khí

- Bước 3: Lắp nắp chụp động cơ

Hình 3.9 Ống thông hơi các-te mặt trước

3.5.2 Tháo lắp ống thông hơi các-te mặt sau:

- Bước 1: Tháo nắp chụp động cơ

- Bước 2: Rút ống cấp khí sạch thông hơi các-te khỏi ống góp nạp phía trên

- Bước 3: Ngắt ống dẫn khí bẩn ra khỏi van ống thông hơi các-te

- Bước 1:Lắp ống dẫn khí bẩn kết nối với can ống thông hơi các-te

- Bước 2: Nối ống cấp khí sạch thông hơi các-te với ống góp nạp phía trên

- Bước 3: Lắp nắp chụp động cơ

Hình 3.10 Ống thông hơi các-te mặt sau.

Tháo lắp ống dẫn khí nạp (cổ góp hút)

3.6.1 Tháo lắp ông dẫn khí nạp trên:

- Bước 1: Tháo nắp chụp động cơ

- Bước 2: Tháo ống dẫn khí ra của bộ lọc khí

- Bước 3: Định vị lại ống cấp khí sạch thông hơi các-te từ ống nạp của bộ lọc khí

- Bước 4: Ngắt kết nối đầu nối điện điều khiển bướm ga điện tử

- Bước 5: Rút ống thông hơi các-te từ phía trên của ống dẫn khí nạp

- Bước 6: Ngắt kết nối ống thoát bầu than chứa hơi nhiên liệu

- Bước 7: Tháo các bu-lông ống xả

- Bước 8: Tháo các kẹp cố định ống xả

- Bước 9: Định vị lại đường ống xả

- Bước 10: Tháo ống chân không trợ lực phanh ra khỏi ống nạp

- Bước 11: Tháo các kẹp giữ bó dây động cơ

- Bước 12: Tháo các bu-lông giữ của nạp phía trên

- Bước 13: Tháo cổ hút khí nạp và loại bỏ miếng đệm (roong) làm kín

- Bước 14: Nếu thay ống dẫn khí nạp trên thì cần tháo van điện từ thoát bầu than chứa hơi nhiên liệu và thân bướm ga

- Bước 1: Lắp các miếng đệm (roong) làm kín vào bề mặt lắp ghép của cổ hút khí

- Bước 2: Lắp cổ hút khí vào vị trí lắp

- Bước 3: Vặn ốc, siết các bu-lông

- Bước 4: Lắp thân bướm ga và van điện từ thoát bầu than chứa hơi nhiên liệu

- Bước 5: Lắp các kẹp giữ bó dây động cơ

- Bước 6: Lắp ống chân không trợ lực phanh vào ống nạp

- Bước 7: Định vị lại đường ống xả

- Bước 8: Lắp các kẹp cố định ống xả

- Bước 9: Lắp các bu-lông cố định ống xả (lực siết đến momen 10 N.m)

- Bước 10: Kết nối ống xả của ống làm mát

- Bước 11: Kết nối lại ống thoát bầu than chứa hơi nhiên liệu

- Bước 12: Kết nối lại ống thông hơi các-te từ phía trên của ống dẫn khí nạp

- Bước 13: Kết nối lại đầu nối điện điều khiển bướm ga điện tử

- Bước 14: Lắp lại ống thoát khí của bộ lọc khí

- Bước 15: Lắp lại ống cấp khí sạch thông hơi các-te từ ống nạp của bộ lọc khí

- Bước 16: Lắp nắp chụp động cơ

3.6.2 Tháo lắp ống dẫn khí nạp dưới:

- Bước 1: Tháo kim phun nhiên liệu và đường dẫn nhiên liệu

- Bước 2: Tháo các bu-lông ống nạp phía dưới

- Bước 3: Tháo ống nạp dưới và roong làm kín ra khỏi động cơ

- Bước 4: Làm sạch các bề mặt roong làm kín và kiểm tra ống nạp

Hình 3.12 Các bu-lông ống nạp dưới (1)

- Bước 1: Lắp các roong làm kín bề mặt

- Bước 2: Lắp các bu-lông ống nạp phía dưới (lực siết mô-men đến 23 N.m)

- Bước 3: Lắp kim phun nhiên liệu và đường dẫn nhiên liệu.

Tháo lắp phớt dầu trục khuỷu

- Bước 1: Tháo booh cân bằng trục khuỷu

- Bước 2: Sử dụng dụng cụ có lưỡi phẳng để tháo phớt dầu trục khuỷu

Hình 3.13 Tháo phớt dầu trục khuỷu

- Bước 1: Lắp phớt dầu trục khuỷu

- Bước 2: Lắp pu-ly trục khuỷu

Hình 3.14 Lắp phớt dầu trục khuỷu.

Tháo lắp nắp trục cam

3.8.1 Tháo lắp nắp trục cam dãy xi lanh bên trái:

- Bước 1: Tháo các bugi dãy xi lanh bên trái

- Bước 2: Tháo các bu-lông nắp trục cam dãy xi lanh

- Bước 3: Tháo nắp trục cam ra khỏi đầu xi lanh

- Bước 4: Làm sạch bề mặt tiếp xúc giữa đầu xi lanh và nắp trục cam

- Bước 5: Sử dụng nút để làm kín ống bugi

Hình 3.15 Nút làm kín ống bugi

- Bước 1: Lắp mới các roong bu-lông nắp trục cam

Hình 3.16 Roong bu-lông nắp trục cam

- Bước 2: Đặt 1 lớp keo làm roong lỏng đông lại trên mép vành đường phân chia nắp trước động cơ (vị trí 1)

Hình 3.17 Vị trí bôi keo

- Bước 3: Đặt nắp trục cam vào vị trí đầu xi lanh

- Bước 4: Lắp lỏng các bu-lông nắp trục cam

- Bước 5: Siết chặt các bu-lông theo trình tự đánh số (moomen siết đến 10 N.m)

Hình 3.18 Thứ tự siết bu-lông nắp trục cam

- Bước 6: Tháo nút làm kín bugi

3.8.2 Tháo lắp nắp trục cam bên phải:

Hình 3.19 Nắp trục cam bên phải

- Bước 1: Tháo bugi dãy xi lanh bên phải

- Bước 2: Tháo bu-lông bình chứa dầu trợ lực lái

- Bước 3: Tháo các bu-lông nắp trục cam

- Bước 4: Tháo nắp trục cam khỏi đầu xi lanh

- Bước 5: Làm sạch bề mặt tiếp xúc giữa đầu xi-lanh và nắp trục cam

- Bước 6: Lắp nút làm kín vào các ống bugi

- Bước 1: Lắp mới các bu-lông nắp trục cam

- Bước 2: Đặt 1 lớp keo làm roong lỏng đông lại trên mép vành đường phân chia nắp trước động cơ

- Bước 3: Đặt nắp trục cam vào vị trí đầu xi lanh

- Bước 4: Lắp lỏng các bu-lông nắp trục cam

- Bước 5: Siết chặt các bu-lông nắp trục cam theo thứ tự f(moomen siết đến 10 N.m)

Hình 3.20 Thứ trụ siết bu-lông nắp trục cam bên phải

- Bước 6: Lắp Bình chứa dầu trợ lực lái

- Bước 7: Tháo các nút làm kín bugi

Tháo lắp nắp trước động cơ

- Bước 1: Tháo ống dẫn khí nạp dưới

- Bước 2: Tháo các nắp trục cam

- Bước 3: Xả nước làm mát động cơ

- Bước 4: Tháo cụm van thoát nước

- Bước 5: Tháo bộ căng đai truyền động

- Bước 6: Tháo máy bơm nước

- Bước 7: Tháo bơm trợ lực lái

- Bước 8: Tháo pu-ly trục khuỷu

- Bước 9: Tháo các van điều khiển vị trí trục cam ra khỏi nắp trước

- Bước 10: Tháo các van điện từ của bộ truyền động vị trí trục cam ra khỏi nắp trước

- Bước 11: Tháo các-te động cơ

- Bước 12: Tháo các bu-lông nắp trước động cơ

- Bước 13: Sử dụng một bu-lông có kích thước 10x1.5 mm lắp lỏng vào lỗ vít kích (đánh dấu 1 trên hình)

Hình 3.21 Điểm vít kích và điểm đòn bẫy

- Bước 14: Sử dụng các điểm (được đánh dấu 2 trên hình) nằm ở mép của nắp trước để làm đòn bẫy tách phần keo giữa nắp trước và khối động cơ

- Bước 15: Tháo nắp trước động cơ

Hình 3.22 Nắp trước động cơ

- Bước 16: Sử dụng đầu tuýp xoay trục khuỷu cho đến khi trục cam thẳng hàng, khớp với công cụ khóa trục cam

Hình 3.23 Đầu tuýp xoay trục khuỷu

- Bước 17: Lắp công cụ khóa trục cam vào trục cam 2 dãy xi lanh

Hình 3.24 Công cụ khóa trục cam

- Bước 1: Lắp chốt dẫn hướng vào vị trí khối xi lanh như hình

Hình 3.25 Vị trí lắp chốt dẫn hướng

- Bước 2: Lắp vòng đệm làm kín khối xi lanh vào nắp trước động cơ

Hình 3.26 Lắp vòng đệm làm kín khối xi lanh

- Bước 3: Bôi keo làm kín vào các điểm (1) như hình

Hình 3.27 Vị trí bôi keo (1)

- Bước 4: Đặt nắp trước động cơ lên chốt đãn hướng và trượt vào vị trí

- Bước 5: Tháo chốt dẫn hướng khỏi khối xi lanh

- Bước 6: Lắp lỏng các bu-lông nắp trước bằng tay

- Bước 7: Siết chặt các bu-lông nắp trước theo thứ tự như hình (moomen siết đến

Hình 3.28 Thứ tự siết bu-lông nắp trước

- Bước 8: Lắp các-te động cơ

- Bước 9: Lắp các van điện từ của bộ truyền động vị trí trục cam vào nắp trước

- Bước 10: Lắp các van điều khiển vị trí trục cam vào nắp trước

- Bước 11: Lắp pu-ly trục khuỷu

- Bước 12: Lắp bơm trợ lực lái

- Bước 14: Lắp cụm van thoát nước

- Bước 15: Lắp bộ căng đai truyền động

- Bước 16: Lắp các nắp trục cam

- Bước 17: Lắp ống dẫn khí nạp dưới

- Bước 18: Đổ đầy nước làm mát động cơ.

Tháo lắp xích truyền động trục cam

3.10.1 Tháo lắp xích truyền động trục cam khối xi lanh trái:

- Bước 2: Tháo nắp trước động cơ

- Bước 3: Tháo xích dẫn động trục cam thứ cấp bên phải

- Bước 4: Tháo xích sơ cấp dẫn động trục cam

- Bước 5:Tháo bộ căng xích dẫn động trục cam thứ cấp bên trái

- Bước 6: Tháo đệm xích dẫn động trục cam

- Bước 7: Tháo ray trượt xích dẫn động trục cam

- Bước 8: Tháo bánh răng trung gian dẫn động trục cam khối xi lanh trái

- Bước 9: Tháo xích dẫn động trục cam thứ cấp bên trái

- Bước 10: Vệ sinh và kiểm tra các bộ phận của bộ truyền động xích

Hình 3.29 Xích dẫn động khối xi lanh trái

- Bước 1: Lắp xích dẫn động trục cam thứ cấp bên trái

- Bước 2: Lắp bánh răng trung gian dẫn động khối xi lanh trái

- Bước 3: Lắp ray trượt xích dẫn động trục cam

- Bước 4: Lắp đệm xích dẫn động trục cam

- Bước 5: Lắp bộ căng xích đãn động trục cam bên trái

- Bước 6: Lắp xích sơ cấp dẫn động trục cam

- Bước 7: Lắp xích dẫn động trục cam thứ cấp bên phải

- Bước 8: Lắp nắp trước động cơ

3.10.2 Tháo lắp xích dẫn động khối xi lanh phải:

- Bước 2: Tháo nắp trước động cơ

- Bước 3: Tháo bộ căng xích dẫn động trục cam bên phải

- Bước 4: Tháo đệm xích dẫn động trục cam

- Bước 5: Tháo ray trượt xích dẫn động trục cam

- Bước 6: Tháo xích dẫn động trục cam thứ cấp bên phải

Hình 3.30 Xích dẫn động khối xi lanh phải

- Bước 1: Cân cam đúng vị trí

- Bước 2: Lắp xích dẫn động trục cam thứ cấp bên phải

- Bước 3: Lắp ray trượt xích dẫn động trục cam

- Bước 4: Lắp đệm xích dẫn động trục cam

- Bước 5: Lắp bộ căng xích dẫn động trục cap thứ cấp bên phải

- Bước 6: Lắp nắp trước động cơ

Tháo lắp bộ căng xích truyền động trục cam

- Bước 2: Tháo nắp trước động cơ

- Bước 3: Tháo bộ căng xích dẫn động trục cam

Hình 3.31 Bộ căng xích dẫn động trục cam

- Bước 1: Lắp bộ căng xích dẫn động trục cam,

- Bước 3: Lắp nắp trước động cơ.

Tháo lắp xích sơ cấp truyền động trục cam

- Bước 2: Tháo nắp trước động cơ

- Bước 3: Tháo bộ căng xích dẫn động trục cam thứ cấp bên phải

- Bước 4: Tháo đệm xích dẫn động trục cam thứ cấp bên phải

- Bước 5: Tháo ray trượt xích dẫn động trục cam thứ cấp bên phải

- Bước 6: Tháo xích dẫn động trục cam thứ cấp bên phải

- Bước 7: Tháo bộ căng xích sơ cấp dẫn động trục cam

- Bước 8: Tháo ray trượt xích sơ cấp dẫn động trục cam

- Bước 9: Tháo xích sơ cấp dẫn động trục cam

- Bước 10: Tháo đĩa xích trục khuỷu ra khỏi trục khuỷu

Hình 3.32 Xích sơ cấp dẫn động trục cam

- Bước 1: Lắp đĩa xích vào trục khuỷu và cho mặt có đánh dấu hướng về phía người lắp

- Bước 2: Căn chỉnh các rãnh trên đĩa xích khớp với trục khuỷu

- Bước 3: Trượt đĩa xích trục khuỷu trên trục khuỷu cho đến khi tiếp xúc với gối trong trục khuỷu

Hình 3.33 Đĩa xích trục khuỷu

- Bước 4: Căn chỉnh đĩa xích trục khuỷu sao cho điểm đánh dấu trên đĩa (1) thẳng hàng với điểm đánh dấu trên nắp bơm dầu (2)

- Bước 5: Lắp xích sơ cấp dẫn động trục cam

- Bước 6: Lắp ray trượt xích sơ cấp dẫn động trục cam

- Bước 7: Lắp bộ căng xích sơ cấp dẫn động trục cam

- Bước 8: Lắp xích dẫn động trục cam thứ cấp bên phải

- Bước 9: Lắp ray trượt xích dẫn động trục cam thứ cấp bên phải

- Bước 10: Lắp đệm xích dẫn động trục cam thứ cấp bên phải

- Bước 11: Lắp bộ căng xích sơ cấp dẫn động trục cam bên phải

- Bước 13: Lắp nắp trước động cơ.

Tháo lắp trục cam

- Bước 1: Tháo ống dẫn khí nạp dưới

- Bước 2: Tháo nắp trục cam

- Bước 3: Tháo các cảm biến trục cam

- Bước 4: Tháo cuộn dây điện từ điều khiển vị trí trục cam nạp

- Bước 5:Tháo pu-ly trục khuỷu

- Bước 6: Sử dụng đầu tuýp xoay trục khuỷu cho đến khi trục cam ở vị trí trung tính Các đường tâm của vấu cam sẽ song song với mặt phẳng nắp trục cam (đường thẳng 1)

Hình 3.35 Trục cam ở vị trí trung tính

- Bước 7: Sử dụng miệng cờ lê để giữ tránh trục cam quay và nới lỏng bu-lông bộ dẫn động vị trí trục cam

- Bước 8: Sử dụng dụng cụ giữ hãm xích cam

- Bước 9: Đánh dấu các vị trí sử dụng để cân cam trên xích cam Các điểm cân cam tương ứng trên hình đối với xích cam thứ cấp bên trái là (1-2-3-4), bên phải là (15-16-17-18)

Hình 3.37 Các điểm đánh dấu để cân cam

- Bước 10: Tháo bu-lông bộ dẫn động vị trí trục cam

- Bước 1: Xác định chiều lắp các bộ phận dẫn động trục cam, và trục cam

- Bước 2: Lắp trục cam và ổ trục cam

- Bước 3: Tháo dụng cụ giữ hãm xích cam

- Bước 4: Sử dụng miệng cờ lê để giữ tránh trục cam quay và lắp siết các bu-lông các bộ phận dẫn động vị trí trục cam

- Bước 5: Lắp cuộn dây điện từ điều khiển vị trí trục cam nạp

- Bước 6: Lắp các cảm biến trục cam

- Bước 7: Lắp pu-ly trục khuỷu

- Bước 8: Lắp nắp trục cam

- Bước 9: Lắp ống dẫn khí nạp dưới.

Tháo lắp cò mổ

- Bước 1: Tháo các trục cam

- Bước 2: Tháo các cò mổ

- Bước 3: Kiểm tra, vệ sinh các trục cam, cò mổ

- Bước 2: Lắp các trục cam.

Tháo lắp con đội xu-páp

- Bước 3: Tháo con đội xu-páp

- Bước 4: Kiểm tra, vệ sinh

Hình 3.39 Con đội xu-páp

- Bước 1: Lắp con đội xu-páp

3.16 Tháo lắp nắp quy lát:

3.16.1 Tháo lắp nắp quy lát khối xi lanh bên trái:

- Bước 1: Tháo dây xích dẫn động trục cam thứ cấp

- Bước 2: Tháo đồng hồ báo áp suất dầu

- Bước 3: Ngắt kết nối điện của cảm biến nhiệt độ nước làm mát

- Bước 4: Tháo bó dây điện âm khỏi nắp quy lát

- Bước 5: Tháo bộ chuyển đổi xúc tác

- Bước 6: Tháo nắp quy lát và ống góp thải

- Bước 7: Tháo roong nắp quy lát

- Bước 8: Kiểm tra và vệ sinh chất làm kín trên bề mặt khối xi lanh

Hình 3.40 Roong nắp quy lát

- Bước 1: Lắp roong nắp quy lát

- Bước 2: Lắp nắp quy lát và ống góp thải

- Bước 3: Lắp bộ chuyển đổi xúc tác vào ống góp thải

- Bước 4: Kết nối điện lại cho bó dây điện ở nắp quy lát

- Bước 5: Lắp dây điện âm ở nắp quy lát

- Bước 6: Lắp đầu nối điện cho cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Hình 3.41 Bu-lông chốt dây điện âm ở nắp quy lát

- Bước 7: Lắp đồng hồ báo áp suất dầu

- Bước 8: Lắp xích dẫn động trục cam thứ cấp

3.16.2 Tháo lắp nắp quy lát khối xi lanh bên phải:

- Bước 2: Tháo xích dẫn động trục cam thứ cấp khối xi lanh bên phải

- Bước 3: Tháo nắp quy lát và ống góp xả

- Bước 4: Tháo roong nắp quy lát

- Bước 5: Kiểm tra và vệ sinh chất làm kín trên bề mặt khối xi lanh

- Bước 1: Lắp roong nắp quy lát

- Bước 2: Lắp nắp quy lát và ống góp xả

- Bước 3: Lắp xích dẫn động trục cam thứ cấp khôi xi lanh bên phải

Tháo lắp bánh đà

- Bước 2: Tháo các bu-lông và bánh đà động cơ

- Bước 3: Kiểm tra, vệ sinh bánh đà động cơ

Hình 3.42 Bánh đà động cơ

- Bước 1: Lắp bánh đà động cơ và lắp bu-lông

Tháo lắp phốt dầu đuôi trục khuỷu

- Bước 1: Tháo bánh đà động cơ

- Bước 3: Tháo phốt dầu đuôi trục khuỷu

Hình 3.43 Phốt dầu đuôi trục khuỷu

- Bước 1: Lắp phốt dầu đuôi trục khuỷu

- Bước 3: Lắp bánh đà động cơ

Tháo lắp piston và thanh truyền

- Bước 1: Kiểm tra khe hở của thanh truyền

- Bước 2: Dùng bút đánh số thứ tự trên mặt piston và vẽ một mũi tên dọc theo đường tâm piston hướng về phía trước động cơ

- Bước 3: Dùng bút đánh số thự tự trên thanh truyền và nắp thanh truyền

- Bước 4: Tháo các bu-lông thanh truyền

- Bước 5: Tháo nắp thanh truyền

- Bước 6: Lắp các chốt dẫn hướng vào các lỗ bu-lông thanh truyền

- Bước 7: Sử dụng chốt dẫn hướng đẩy thanh truyền và piston ra khỏi xi lanh

- Bước 8: Tháo chốt dẫn hướng khỏi lỗ bu-lông thanh truyền

- Bước 9: Tháo bạc lót đầu to thanh truyền khỏi thanh truyền

- Bước 10: Tháo bạc lót đầu to thanh truyền khỏi nắp thanh truyền

Hình 3.45 Bạc lót nắp thanh truyền

- Bước 11: Lắp lại nắp thanh truyền vào lại thanh truyền để tránh trầy xướt bề mặt tiếp xúc giữa chúng

- Bước 1: Bôi trơn các lỗ chốt pitston, piston và thanh truyền

- Bước 2: Lắp piston và chốt piston vào thanh truyền Lưu ý: lắp lại đúng thứ tự đã đƣợc đánh dấu

- Bước 3: Căn chỉnh chốt piston và chốt thanh truyền

- Bước 4: Trượt chốt piston vào piston và thanh truyền

- Bước 5: Sử dụng kẹp giữ lắp chốt piston

- Bước 6: Kiểm tra đảm bảo các chốt piston được lắp hoàn toàn vào rãnh

- Bước 7: Sử dụng kiềm lắp các vòng xéc-măng

Hình 3.47 Các vòng xéc-măng

- Bước 8: Lắp vòng xéc-măng ép (3)

- Bước 9: Lắp vòng té dầu bôi trơn (4)

- Bước 10: Lắp 2 vòng xéc-măng (1) và (2)

- Bước 11: Lắp bạc lót đầu to thanh truyền

- Bước 12: Bôi trơn thành xi-lanh, xéc-măng, và thân piston bằng dầu động cơ

- Bước 13: Chọn cụm piston và thanh truyền thích hợp đã được đánh dấu cho các xi lanh

- Bước 14: Lắp các chốt dẫn hướng vào các lỗ bu-lông thanh truyền

- Bước 15: Sử dụng dụng cụ ép xéc-măng

Hình 3.48 Dụng cụ ép xéc-măng piston

- Bước 16: Dùng 2 tay, cho cụm piston và thanh truyền vào trong xi lanh theo hướng từ trên xuống và tránh để thanh truyền tiếp xúc với thành xi lanh

Hình 3.49 Lắp piston vào xi lanh

- Bước 17: Khi dụng cụ ép xéc măng tiếp xúc với bề mặt khối xi lanh, sử dụng cán búa gỗ gõ nhẹ piston vào xi lanh

- Bước 18: Tháo chốt dẫn hướng khỏi các lỗ bu-lông thanh truyền

- Bước 19: Lắp nắp thanh truyền

- Bước 20: Siết các bu-lông thanh truyền.

Tháo lắp trục khuỷu

- Bước 1: Tháo các bu-lông trên nắp trục khuỷu

- Bước 2: Tháo các nắp trục khuỷu

- Bước 3: Dùng 2 tay nhấc trục khuỷu lên khỏi khối động cơ

- Bước 4: Tháo các bạc lót của trục khuỷu ra khỏi khối xi lanh Lưu ý vị trí thứ tự của các vòng bi

- Bước 5: Tháo các bạc lót của nắp trục khuỷu Lưu ý vị trí thứ tự của các vòng bi

Hình 3.52 Bạc lót nắp trục khuỷu

- Bước 1: Làm sạch bạc lót và các bề mặt lắp ghép trục khuỷu

- Bước 2: Bôi trơn bạc lót và các bề mặt lắp ghép trục khuỷu

- Bước 3; Lắp các bạc lót của trục khuỷu theo đúng thứ tự vị trí

- Bước 4: Lắp các bạc lót của nắp trục khuỷu theo đúng thứ tự vị trí

- Bước 5: Đặt trục khuỷu vào khối xi lanh

- Bước 6; Lắp các nắp trục khuỷu

- Bước 7: Lắp lỏng các bu-lông nắp trục khuỷu

- Bước 8: Siết chặt bu-lông nắp trục khuỷu

Hình 3.53 Thứ tự siết bu-lông nắp trục khuỷu từ 1 đến 8.

Ngày đăng: 04/03/2024, 21:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN