1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa động cơ zy – ve trên xe mazda 2

96 8 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa động cơ ZY – VE trên xe Mazda 2
Tác giả Hồ Gia Cường
Người hướng dẫn ThS. Trần Minh Phúc
Trường học Trường Đại học Giao Thông Vận Tải Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kĩ Thuật Cơ Khí
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 2,13 MB

Nội dung

Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.

Trang 1

VIỆN CƠ KHÍ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA

ĐỘNG CƠ ZY – VE TRÊN XE MAZDA 2

Ngành: KĨ THUẬT CƠ KHÍ

Chuyên ngành: CƠ KHÍ Ô TÔ

Giảng viên hướng dẫn : ThS Trần Minh Phúc

Sinh viên thực hiện : Hồ Gia Cường

TP HỒ CHÍ MINH, năm 2023

Trang 2

i

Trang 3

ii

Trang 4

iii

Trang 5

Chúng em xin bày tỏ sự biết ơn quý báu đến thầy hướng dẫn ThS Trần Minh Phúc đã quan tâm và trực tiếp hướng dẫn tận tình để luận văn của chúng em được hoàn

thành một cách xuất sắc nhất

Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, Phòng đào tạo, Ban lãnh đạo Viện cơ khí và bộ môn chuyên ngành đã tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn của mình

Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ trong suốt thời gian em thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2023

Sinh viên thực hiện

(Kí và ghi rõ họ, tên)

Hồ Gia Cường

Trang 6

v

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trong những năm gần đây với sự phát triển của thế giới và đất nước, các ngành công nghiệp ngày càng phát triển, ngành công nghiệp ô tô trên thế giới ngày càng trưởng thành và phát triển vượt bậc thì vấn đề nghiên cứu và học tập về các ngành động lực học nói chung cũng như ô tô nói riêng trở nên cần thiết Luận văn tập trung vào vấn đề tìm

hiểu Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa động cơ ZY – VE trên xe Mazda 2 Bố cục luận

văn gồm chương, như sau:

Chương 1: Giới thiệu chung

Chương 2: Tổng quan về động cơ ZY-VE trên xe Mazda 2

Chương 3: Kiểm tra chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa động cơ

Kết luận và định hướng phát triển đề tài

Trang 7

vi

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG 1

1.1 Giới thiệu về dòng xe Mazda 2 1

1.1.1 Lịch sử hình thành của Marda 2 1

1.1.2 Lý do chọn động cơ ZY-VE làm đề tài nghiên cứu 4

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ ZY- VE TRÊN XE MAZDA 2 5 2.1 Giới thiệu động cơ ZY-VE 1.5 lít được sử dụng trên Mazda 2 5

2.2 Thông số cơ bản của động cơ ZY-VE 6

2.3 Kết cấu động cơ ZY-VE 7

2.3.1 Kết cấu thân máy 7

2.3.2 Kết cấu nắp máy 9

2.3.3 Các-te dầu 10

2.3.4 Gioăng làm kín 11

2.3.5 Cơ cấu piston - trục khuỷu – thanh truyền – bánh đà 11

2.3.6 Hệ thống phân phối khí 17

2.3.7 Hệ thống bôi trơn động cơ 20

2.3.8 Hệ thống làm mát động cơ 23

2.3.9 Tổng quan sơ đồ hệ thống điều khiển động cơ 29

2.3.10 Hệ thống nạp 29

2.3.11 Hệ thống nhiên liệu 34

2.3.12 Hệ thống đánh lửa 37

2.4 Nguyên lý hoạt động của động cơ ZY-VE trên xe Mazda 2 40

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ 41

3.1 Quy trình kiểm tra chẩn đoán động cơ 41

3.1.1 Các trường hợp hư hỏng của động cơ 41

Trang 8

vii

3.1.2 Kiểm tra chẩn đoán hư hỏng của động cơ 44

3.2 Kiểm tra chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa một số hư hỏng thường gặp 51

3.2.1 Động cơ không nổ máy được 54

3.2.2 Động cơ làm việc không ổn định ở số vòng quay thấp 54

3.2.3 Động cơ không phát hết công suất 55

3.2.4 Động cơ bị quá nhiệt 55

3.2.5 Động cơ bị rung giật có tiếng gõ 56

3.3 Bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết và cụm chi tiết của các hệ thống trong động cơ 57

3.3.1 Các phương pháp kiểm tra thông số kỹ thuật của các chi tiết trong động cơ 57

3.3.2 Bảo dưỡng sửa chữa máy phát điện 58

3.3.2 Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống khởi động 59

3.3.3 Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống làm mát 60

3.3.4 Bảo dưỡng sữa chữa hệ thống bôi trơn 63

3.3.5 Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống nhiên liệu 64

3.3.6 Bảo dưỡng sửa chữa thân máy 67

3.3.7 Bảo dưỡng sửa chữa nắp máy 68

3.3.8 Bảo dưỡng sửa chữa cơ cấu phân phối khí 70

3.3.9 Bảo dưỡng sửa chữa cụm piston – trục khuỷu – thanh truyền 73

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 9

Vật liệu có khả năng hấp thụ và giải phóng nhiệt

Engine Coolant Temperature

Cảm biến nhiệt

độ nước làm mát

Pressure SafetyValve

Van an toàn

Oil-flow Control Valve

Van điều khiển đường dầu

CrankshaftPosition Sensor

Cảm biến trục khuỷu

Positive Crankcase Ventilation

Van thông khí cacte

Cảm biến áp suất đường ống nạp

9 MAFS/IAT

Mass Air Flow Sensor/Intake Air Temperature

Cảm biến lưu lượng khí nạp/ Cảm biến nhiệt

độ khí nạp

Powertrain Control Module

Hộp điều khiển động cơ

11 ECU Electronic Control Unit Hộp điều khiển

Van tuần hoàn khí xả

13 TPS Throttle Position

Sensor

Cảm biến vị trí bướm ga

Trang 10

ix

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1- 1: Mazda 2 phiên bản nâng cấp thế hệ thứ 3 1

Hình 1- 2: Mazda 2 phiên bản facelift ở Việt Nam 2

Hình 1- 3: Mazda 2S được Vina Mazda lắp ráp tại Việt Nam 3

Hình 1- 4: Động cơ ZY-VE I4 1.5L 5

Hình 2- 1: Vị trí bố trí động cơ ZY-VE trên xe Mazda 2 7

Hình 2- 2: Thân máy động cơ 8

Hình 2- 3: Cơ cấu nắp máy khi lắp lên thân máy 10

Hình 2- 4: Các te dầu động cơ ZY-VE 10

Hình 2- 5: Gioăng nắp đậy nắp máy 11

Hình 2- 6: : Cơ cấu piston - trục khuỷu - thanh truyền – bánh đà 11

Hình 2- 7: : Cơ cấu piston 12

Hình 2- 8: Cơ cấu xéc măng lắp trên piston 12

Hình 2- 9: Cơ cấu chốt piston 13

Hình 2- 10: Cơ cấu thanh truyền 14

Hình 2- 12: Cấu tạo trục khuỷu 15

Hình 2- 11: Cơ cấu trục khuỷu 15

Hình 2- 13: Cấu tạo bánh đà 16

Hình 2- 14: Cơ cấu phân phối khí 17

Hình 2- 15: Cấu tạo cơ cấu phân phối khí lắp trên nắp máy 18

Hình 2- 16: : Hoạt động của cơ cấu phân phối khí 18

Hình 2- 17: Cơ cấu xuppap 19

Hình 2- 18: Cơ cấu hoạt động của lò xo xuppap 20

Hình 2- 19: Sơ đồ cấu tạo của hệ thống bôi trơn 20

Hình 2- 20: Sơ đồ hoạt động của hệ thống bôi trơn 21

Trang 11

x

Hình 2- 21: Cơ cấu bơm dầu 22

Hình 2- 22: Công tắc áp suất dầu 22

Hình 2- 23: Mạch đèn cảnh báo áp suất dầu 23

Hình 2- 24: Sơ đồ chi tiết hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức 23

Hình 2- 25: Cơ cấu làm việc của hệ thống làm mát khi nhiệt độ động cơ thấp 24

Hình 2- 26: Vị trí lắp đặt bơm nước 25

Hình 2- 27: : Vị trí đặt van hằng nhiệt 25

Hình 2- 28: : Cấu tạo của van hằng nhiệt 26

Hình 2- 29: Cấu tạo quạt làm mát 27

Hình 2- 30: Cấu tạo két nước 28

Hình 2- 31: Sơ đồ vị trí các cảm biến trên động cơ 29

Hình 2- 32: Bố trí hệ thống nạp trên động cơ ZY-VE 29

Hình 2- 33: Sơ đồ cấu tạo-nguyên lí hoạt động hệ thống thay đổi chiều dài hiệu dụng của đường ống nạp 30

Hình 2- 34: Sơ đồ cấu tạo-nguyên lí hoạt động của hệ thống thay đổi chiều dài hiệu dụng đường ống nạp 31

Hình 2- 35: Sơ đồ khối hệ thống điều khiển lốc xoáy khí nạp 31

Hình 2- 36: Cấu tạo hệ thống điều khiển xoáy lốc khí nạp trên động cơ ZY-VE 32

Hình 2- 37: Cấu điều khiển bướm ga điện tử 33

Hình 2- 38: Cơ cấu bướm ga điện tử trên động cơ ZY-VE Mazda2 33

Hình 2- 39: Cơ cấu hệ thống nhiên liệu 34

Hình 2- 40: Cơ cấu thùng chứa nhiên liệu 34

Hình 2- 41: Sơ đồ khối cấu tạo của hệ thống cung cấp nhiên liệu trên động cơ ZY-VE 35

Hình 2- 42: Cấu tạo kim phun 36

Trang 12

xi

Hình 2- 43: Kim phun của Mazda 2 36

Hình 2- 44: Cấu tạo cụm bơm nhiên liệu 37

Hình 2- 45: Cơ cấu bố trí hệ thống đánh lửa 38

Hình 2- 46: Cuộn Bô-bin 38

Hình 2- 47: Cấu tạo cuộn bô bin 39

Hình 2- 48: Cấu tạo bugi 39

Hình 3- 1: Những vùng xuất hiện tiếng ồn động cơ 45

Hình 3- 2: Kiểm tra điện trở cổ góp ( thông mạch) 58

Hình 3- 3: Kiểm tra roto ( không thông mạch) 58

Hình 3- 4: Kiểm tra cuộc stato (thông mạch) 59

Hình 3- 5: Kiểm tra cuộn satato (không thông mạch) 59

Hình 3- 6: Kiểm tra điện áp ở chân 30 của máy khởi động 60

Hình 3- 7: Kiểm tra điện áp ở chân 50 của máy khởi động 60

Hình 3- 8: Dùng bơm kiểm tra độ kín của hệ thống làm mát 61

Hình 3- 9: Kiểm tra tình trạng làm việc của van hằng nhiệt 63

Hình 3- 10: Kiểm tra khe hở giữa các bánh răng của bơm nhớt 64

Hình 3- 11: Bộ dập tắt dao động 65

Hình 3- 12: Kiểm tra áp suất nhiên liệu 66

Hình 3- 13: Kiểm tra bề mặt thân máy 67

Hình 3- 14: Kiểm tra tình trạng xy lanh 68

Hình 3- 15: Kiểm tra bề mặt nắp máy 69

Hình 3- 16: Kiểm tra vết nứt của nắp máy 69

Hình 3- 17: Kiểm tra chiều dài bu lông 70

Hình 3- 18: Đo kiểm trục cam 70

Hình 3- 19: Dùng thước panme đo kiểm vấu cam 71

Trang 13

xii

Hình 3- 20: Cấu tạo xuppap 71

Hình 3- 21: Đo kiểm đuôi xuppap 72

Hình 3- 22: Cơ cấu dẫn động hệ thống phân phối khí 72

Hình 3- 23: Kiểm tra đường kính piston 73

Hình 3- 24: Kiểm tra đường kính piston 73

Hình 3- 25: Kiểm tra khe hở xéc măng 74

Hình 3- 26: Kiểm tra khe hở miệng xéc măng 74

Hình 3- 27: Kiểm tra đường kính trục piston 75

Hình 3- 28: Kiểm tra khe hở dọc trục khuỷu 75

Hình 3- 29: Kiểm tra độ cong của trục khuỷu 76

Hình 3- 30: Kiểm tra cổ trục chính và chốt khuỷu 76

Hình 3- 31: Kiểm tra đường kính bu lông 77

Hình 3- 32: Đặt cọng nhựa vào cổ trục khuỷu 77

Hình 3- 33: Thứ tự siết các bu lông 78

Hình 3- 34: Kiểm tra khe hở dọc thanh truyền 78

Hình 3- 35: Kiểm tra độ cong của thanh truyền 79

Trang 14

xiii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1- 1:Thông số cơ bản động cơ ZY-VE 1.5L 6

Bảng 2 - 1: Nguyên lí điều khiển hoạt động của quạt làm mát 27

Bảng 3- 1: Một số hư hỏng thường gặp và cách khắc phục 51

Bảng 3- 2: Thông số tiêu chuẩn nắp máy 69

Bảng 3- 3: Tiêu chuẩn bulong 70

Trang 15

Các phiên bản của Mazda 2 được sản xuất ra thị trường bao gồm hai phiên bản sedan và hatchback Mẫu xe được thiết kế để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng ở nhiều độ tuổi và nhu cầu sử dụng khác nhau

Mazda 2 được đánh giá là mẫu xe nhỏ gọn dễ lái phụ hợp di chuyển trong phố và với mức tiêu hao nhiên liệu thấp được xem là một điểm cộng cho dòng xe này

Hình 1- 1: Mazda 2 phiên bản nâng cấp thế hệ thứ 3

Trang 16

Trang 2

1.1.2 Mazda 2 tại Việt Nam

Ở Việt Nam, Mazda 2 với dáng hatchback được lắp ráp trong nước bởi Vin Mazda

kể từ tháng 10 năm 2011 Đây được xem là một trong những bước tiến mới trong nền công nghiệp ô tô ở Việt Nam Tuy nhiên đến năm 2015 việc lắp ráp trong nước dừng lại thay vào đó là nhập nguyên chiếc từ Thái Lan

Đến tháng 7 năm 2015 Mazda 2 phiên bản nâng cấp được THACO Trường Hải nhập khẩu hoàn toàn từ Thái Lan Xe gồm 2 phiên bản hatchback và sedan với thiết kế năng động trẻ trung hơn tiếp cận với giới trẻ ở Việt Nam

Tháng 3 năm 2020, Mazda Việt Nam cho ra mắt bản facelift của Mazda 2 với nhiều thay đổi đáng kể về kiểu dáng thiết kế và các trang bị tiện nghi trên xe

Ở khả năng vận hành, hai dòng sedan và hatchback Mazda 2 tại Việt Nam đều sử dụng loại động cơ zy-ve 1.5 lít giúp xe vận hành mạnh mẽ và giảm mức tiêu hao nhiên liệu

Mazda 2 cho ra mắt 3 phiên bản: 1.5 AT, 1.5 AT Deluxe và 1.5 AT Luxury Mazda 2 phiên bản nâng cấp có kích thước tổng thể lần lượt là:

4.340mm x 1.695mm x 1.470mm cùng chiều dài cơ sở 2.570mm

Chiếc xe có bán kính vòng quay nhỏ hơn so với các dòng xe khác ở cùng phân khúc khi đạt 4.7m, giúp cho xe xoay sở linh hoạt trong các con đường trật hẹp phù hợp với điều kiện địa hình đô thị ở Việt Nam

So với những công nghệ mà Mazda 2 được trang bị với giá thành hiện tại thì khá hợp lí và đáng để cho người tiêu dùng ở Việt Nam sở hữu nó Cùng với thiết kế trẻ trung, năng động giúp Mazda 2 dễ dàng lọt vào mắt xanh của người tiêu dùng và phù hợp với nhu cầu đi lại gia đình ở Việt Nam

Hình 1- 2: Mazda 2 phiên bản facelift ở Việt Nam

Trang 17

Trang 3

Mazda 2S 2012 được Vina Mazda lắp ráp tại Việt Nam, là phiên bản hatchback với kiểu thiết kế Zoom Zoom mang phong cách thời trang và linh hoạt khi di chuyển trong phố

Phiên bản này là bản nâng cấp ấn tượng đánh dấu bước đầu quay lại thị trường Việt Nam của hãng Mazda Mazda 2S bản nâng cấp mới nhất được lắp rắp tại Việt Nam trang bị động cơ zy-ve 1.5L 4 xy-lanh cho công suất 103 mã lực và mô-men xoắn cực đại 135Nm

Mazda 2S là mẫu xe đầu tiên của Mazda được lắp ráp trong nước và được phân phối bởi VinaMazda Là một trong những dòng xe thành công nhất của Mazda trên thế giới vài năm trở đây, Mazda 2S gây được sự chú ý nhờ thiết kế nhỏ gọn, cảm giác lái thú vị và khả năng tiết kiệm nhiên liệu mang lại sự tiện lợi cho người sử dụng

Với khả năng dễ xoay trở trên những con đường nội thành đông đúc và cảm giác lái nhẹ nhàng Hướng tới đối tượng khách hàng phụ nữ và những người trẻ đam mê cảm giác lái tại các thành phố, Mazda 2S dòng xe thương hiệu Nhật Bản là một sự lựa chọn không thể bỏ qua so với các đối thủ khác trong cùng phân khúc

Hình 1- 3: Mazda 2S được Vina Mazda lắp ráp tại Việt Nam

Trang 18

Trang 4

1.1.2 Lý do chọn động cơ ZY-VE làm đề tài nghiên cứu

Động cơ ZY-VE được sử dụng trên dòng xe Mazda 2, Mazda 3 từ năm 2002 đến năm 2015, là một trong những dòng xe đang được sử dụng ở Việt Nam Hơn nữa, Mazda

2 còn có khoảng thời gian lắp ráp tại Chu Lai(Việt Nam)

Động cơ được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến như hệ thống phun xăng điện tử,

hệ thống điều phối van S-VT Đặc biệt trên động cơ Mazda 2 còn được trang bị hệ thống điều khiển chiều dài đường ống nạp

Ngoài ra động cơ này còn được thiết kế để tối ưu hóa hiệu suất nhiên liệu và độ bền, việc bảo dưỡng và sửa chữa đúng cách sẽ giúp kéo dài tuổi thọ động cơ, tăng hiệu suất nhiên liệu và tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa

Với những công nghệ tiên tiến và thú vị của động cơ ZY-VE sẽ là đề tài đáng để nghiên cứu, học tập

Trang 19

Trang 5

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ ZY- VE TRÊN XE

MAZDA 2

2.1 Giới thiệu động cơ ZY-VE 1.5 lít được sử dụng trên Mazda 2

Động cơ zy-ve I4 1.5l được sản xuất từ năm 2002 đến 2015 được sử dụng trên các dòng xe Mazda 2/Demio(nội địa Nhật), Mazda 3, Axela

Động cơ zy-ve I4 1.5 lít, với công suất 102 mã lực ở vòng tua 6.000 vòng/phút và mô-men xoắn đạt 140Nm tại 4.000 vòng/phút Là một trong những động cơ được lắp trên chiếc Mazda 2 từ năm 2002 đến 2015

Động cơ được trang bị cho dòng xe Mazda 2 lắp ráp tại thị trường Việt Nam đến hết năm 2015 thì hãng Mazda chuyển sang sử dụng động cơ mới được gọi với cái tên là động cơ Skyactiv

Động cơ này còn được đặc biệt trang bị hệ thống thay đổi chiều dài đường ống nạp phù hợp với từng dãy tốc độ của động cơ giúp động cơ hoạt động với công suất tối ưu nhất

Động cơ sử dụng hệ thống phung xăng điện tử EFI phun xăng trên đường ống nạp,

hệ thống điều phối van liên tục S-VT Sử dụng hệ thống đánh lửa trực tiếp mỗi bobin cho mỗi bugi

Hình 1- 4: Động cơ ZY-VE I4 1.5L

Trang 20

Trang 6

2.2 Thông số cơ bản của động cơ ZY-VE

Bảng 1- 1:Thông số cơ bản động cơ ZY-VE 1.5L

Hệ thống nhiên liệu Phun xăng điện tử EFI

Mô-men xoắn cực đại (Nm/rpm) 137/4000

Công suất cực đại (kW/rpm) 76/6000

Trang 21

Trang 7

2.3 Kết cấu động cơ ZY-VE

Động cơ ZY-VE được bố trí phía trước xe, cụm động cơ và hệ thống truyền lực dẫn động tại cầu trước

2.3.1 Kết cấu thân máy

Thân máy bộ phận chính là nơi lắp đặt toàn bộ các cơ cấu và hệ thống của động

cơ Thân máy có kết cấu khá phức tạp và được gia công bằng hợp kim nhôm bên trong

có các lỗ xy lanh (lỗ lắp ống lót xy lanh), các đường nước làm mát, đường dẫn dầu bôi trơn và bên ngoài là các vị trí lắp đặt bộ phận khác

Ống lót xy lanh được làm bằng gang đúc mỏng, được gia công với độ chính xác cao và không lắp chặt

Chức năng: Thân máy là bộ phận chính của động cơ, là bộ phận hợp với nắp máy

và piston tạo thành buồng đốt, giá đỡ để bắt các chi tiết, bộ phận của động cơ Là bộ phận chịu lực của động cơ Bố trí tương quan các bộ phận, chi tiết của động cơ: trục khuỷu, trục cam, xy lanh…Đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các hệ thống làm mát động cơ, hệ thống bôi trơn động cơ

Hình 2- 1: Vị trí bố trí động cơ ZY-VE trên xe Mazda 2

Trang 22

Trang 8

Hình 2-3: Thân máy dưới động cơ

Hình 2- 2: Thân máy động cơ

Trang 23

Trang 9

2.3.2 Kết cấu nắp máy

Nắp máy được lắp trên thân máy, là phần chịu áp lực và nhiệt độ trong suốt thời gian vận hành của động cơ Là nơi lắp đặt cơ cấu phấn phối khí, cơ cấu phun xăng đánh lửa: xuppap, trục cam ,bugi, bôbin,…

Nắp máy lắp trên thân máy kết hợp với piston tạo thành không gian buồng đốt có dạng góc vát hình côn giúp tăng tốc độ lan truyền màn lửa trong buồng đốt và hạn chế tạo tiếng gõ động cơ

2.3.2.1 Cấu tạo

Đối với động cơ chữ I nắp máy được đúc liền khối

Hình 2-4: Cơ cấu nắp máy của động cơ

Nắp máy có cấu tạo tương đối phức tạp vì chứa nhiều đường ống dẫn dầu bôi trơn, dẫn nước làm mát, dẫn hơi và là nơi chứa nhiều bộ phận quan trọng của động cơ

Bề mặt của nắp máy được gia công nhẵn với độ chính xác cao, độ kín của buồng đốt cũng phụ thuộc vào độ nhẵn của bề mặt nắp máy Vì vậy, bề mặt của nắp máy phải tuyệt đối thẳng và nhẵn không bị cong vênh

Khi lắp đặt giữa nắp máy và thân máy có gioăng làm kín và được lắp chặt với nhau bằng các bulong và budong cấy vào thân máy

Các bulong và budong khi siết và dùng đúng lực chính xác để tạo độ kín giữa bề mặt của nắp máy và thân máy

Trang 24

Hình 2- 3: Cơ cấu nắp máy khi lắp lên thân máy

Hình 2- 4: Các te dầu động cơ ZY-VE

Trang 25

Trang 11

2.3.4 Gioăng làm kín

Gioăng nắp đậy nắp máy được chế tạo liền khối bằng cao su tổng hợp chịu nhiệt

độ cao

Do điều kiện làm việc tiếp xúc với nhiệt độ cao nên gioăng nắp máy được chế gồm

1 lớp thép mỏng đặt ở giữa hai bề mặt của tấm thép được phủ một lớp cacbon và một lớp bột chì để ngăn cản gioăng dính với bề mặt nắp máy và thân máy

2.3.5 Cơ cấu piston - trục khuỷu – thanh truyền – bánh đà

1 – Piston; 2 – Chốt piston; 3 – Thanh truyền; 4 – Trục khuỷu; 5 – Bánh đà

Cơ cấu gồm piston, chốt piston, các xéc măng, thanh truyền, trục khuỷu và bánh

đà Toàn bộ cơ cấu này có nhiệm vụ nhận nguồn năng lượng từ khí cháy trong buồng đốt và chuyển hóa thành cơ năng giúp quay trục khuỷu

Hình 2- 5: Gioăng nắp đậy nắp máy

Hình 2- 6: : Cơ cấu piston - trục khuỷu - thanh

truyền – bánh đà

Trang 26

Piston được làm bằng hợp kim nhôm mang tính chịu nhiệt độ cao Trên đỉnh piston được đúc lõm để tránh va chạm với xuppap, giúp tăng thể tích buồng đốt và tăng khả năng hòa trộn hỗn hợp nhiên liệu và không khí,…

b Xéc – măng

Hình 2- 7: : Cơ cấu piston

Hình 2- 8: Cơ cấu xéc măng lắp trên piston

Trang 27

Trang 13

Xéc măng là chi tiết được gắn trên đầu piston được làm bằng gang có độ đàn hồi cao, có dạng hình tròn không khép kín, đoạn hở được gọi là miệng xéc măng Nhiệm vụ của xéc măng là làm kín buồng đốt và truyền nhiệt ra thân máy

Xéc măng có 2 loại xec măng dầu và xéc măng khí

Xéc măng khí có chức năng làm kín buồng đốt ngăn không cho khí cháy không lọt xuống các- te và truyền tải nhiệt từ thân piston ra thành xy lanh

Xéc măng dầu có chức năng ngăn không cho dầu bôi trơn lên buồng đốt trong quá trình bôi trơn cưỡng bức

Khi lắp miệng của các xéc măng phải được lắp không trùng nhau và lệch nhau 120

độ Việc lắp xéc măng nên được tiến hành bằng dụng cụ chuyên dụng để tránh việc gãy xéc măng hoặc dãn xéc măng trong quá trình lắp

Hình 2- 9: Cơ cấu chốt piston

Chốt piston là chi tiết phải làm việc trong điều kiện chịu tải trọng cơ học, tải trọng nhiệt và tải trọng va đập cao

Chốt piston có bề mặt được gia công nhẵn bóng, khi lắp chốt piston với thanh truyền chốt piston được giữ chặt nhờ vào rãnh chốt gài của piston

Trang 28

Dầu bôi trơn từ cổ trục chính đi qua đường ống dẫn trong trục khuỷu đến bôi trơn cho đầu to thanh truyền, sau đó đi qua hai mép đâu to để bôi trơn xy lanh và piston dưới tác dụng của lực li tâm

Bên cạnh của thanh truyền có bố trí lỗ dầu dùng để làm mát đỉnh piston khi lỗ dầu trên chốt khuỷu trùng với lỗ dầu trên đầu to thanh truyền

Đầu to thanh tuyền được lăp với chốt khuỷu bằng 2 bulong, giữa chốt khuỷu và đầu to thanh truyền có bạc lót

Hình 2- 10: Cơ cấu thanh truyền

Trang 29

Hình 2- 12: Cơ cấu trục khuỷu

Hình 2- 11: Cấu tạo trục khuỷu

Trang 30

Cổ khuỷu được lắp vào ổ trục chính của thân máy, giữa ổ trục chính của thân máy

và cổ khuỷu có các bạc lót Và giữa chốt khuỷu và thanh truyền cũng có bạc lót Các bạc lót này được chia thành hai nửa Các bạc lót này có chức năng giảm mài mòn các chi tiết ma sát

Đầu trục khuỷu được lắp bánh răng và xích cam để dẫn động trục cam nạp và cam

xả, phía ngoài lắp buli bánh đai dẫn động bơm nước, máy nén, máy bơm trợ lực

Đuôi trục khuỷu là mặt bích để lắp bánh đà truyền lực cho ly hợp ra trục sơ cấp của hộp số

2.3.5.4 Bánh đà

Bánh đà được bố trí ở đuôi trục khuỷu

Bánh đà là chi tiết khá quan trọng trong động cơ:

Bánh đà dùng để ổn định số vòng quay của trục khuỷu ở tốc độ thấp, ngoài ra bánh

đà còn giúp khởi động động cơ và truyền công suất ra hệ thống truyền lực

Mâm ép của ly hợp sẽ ép chặt vào bánh đà truyền công suất từ động cơ đến hộp số

và ra hệ thống truyền lực đến bánh xe làm xe chuyển động

Vòng răng ngoài của bánh đà sẽ ăn khớp với bánh răng của máy khởi động giúp khởi động động cơ

Hình 2- 13: Cấu tạo bánh đà

Trang 31

Trang 17

2.3.6 Hệ thống phân phối khí

Hệ thống phân phối khí của động cơ ZY-VE trên Mazda 2 với trục cam kép (DOHC) và sử dụng hệ thống điều khiển phân phối khí thông minh VVT giúp cho động

cơ hoạt động đạt công suất tối ưu nhất, tiết kiệm nhiên liệu hơn

Hệ thống phân phối khi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong động cơ nó có chức năng điều khiển quá trình hoạt động trong buồng đốt, thực hiện việc đóng mở các cửa nạp cửa xả với mục đích nạp đầy hỗn hợp hòa khí và thải sạch khí cháy trong buồng đốt

Trang 32

Trang 18

2.3.6.1 Trục cam

Với cơ cấu phân phối khí này trục cam nạp và cam xả được lắp trên nắp máy, một trục cam điều khiển các xuppap nạp một trục cam điều khiển xuppap xả Hệ thống phân phối khí hoạt dộng nhờ vào trục khuỷu dẫn động trục cam thông qua xích cam

Trang 33

Cấu tạo xuppap gồm 3 phần:

Đầu xuppap có dạng hình nón cụt, bề mặt có chức năng làm kín buồng đốt

Thân xuppap chuyển động trong ống kiềm

Đuôi xuppap nhận lực tác động từ gối cam, ngoài ra đuôi xuppap còn giữ lò xo xuppap

2.3.6.3 Lò xo xuppap

Lò xo xuppap giúp cho xuppap chuyển động theo đúng quy luật khi động cơ hoạt động Tức là khi vào thời điểm nạp hoặc xả gối cam tác dụng lực lên đầu xuppap đẩy xuppap đi xuống làm hở buồng đốt giúp hòa khi đi vào hoăc khí thải đi ra Lò xo có nhiệm vụ hồi vị xuppap giúp đóng kín buồng đốt sau khi kết thúc quá trình nạp của xuppap nạp hoăc xả của xuppap thải,

Hình 2- 17: Cơ cấu xuppap

Trang 34

Trang 20

Móng hãm đặt ở đế trên lòng vào rãnh đuôi xuppap giúp giữ lực nén ban đầu của

lò xo

2.3.7 Hệ thống bôi trơn động cơ

Hệ thống bôi trơn có vai trò quan trọng trong động cơ trong suốt quá trình hoạt động, hệ thống cung cấp dầu đến những vị trí chuyển động có ma sát nhầm làm mát, bôi trơn, làm sạch kéo dài tuổi thọ động cơ

2.3.7.1 Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của hệ thống phối trơn

Hình 2- 18: Cơ cấu hoạt động của lò xo xuppap

Hình 2- 19: Sơ đồ cấu tạo của hệ thống bôi trơn

Trang 35

Trang 21

Hệ thống bôi trơn trên động cơ ZY-VE 1.5l trên Mazda 2 là hệ thống bôi trơn tuần hoàn cưỡng bức Dầu từ các- te sẽ được bơm nhờ vào dẫn động của trục khuỷu thông qua dây đai để đưa đến từng vị trí cần bôi trơn trong động cơ

Nguyên lí hoạt động:

Dầu bôi trơn được chứa trong các te được bơm dầu hút lên qua lưới lọc thô đi vào bầu lọc tinh Trên bơm có van an toàn (4) có nhiệm vụ khi áp suất quá mức cho phép van sẽ mở cho dầu hồi về các te mà không đi tiếp

Sau khi đi đến lọc tinh dầu đi tiếp đến két làm mát lên đường dầu chính, dầu từ đường dầu chính sẽ chia đến đường dầu nhỏ bôi trơn cho trục khuỷu, piston, trục cam,… Sau đó dầu sẽ rớt xuống các te theo đường dầu hồi Van an toàn (6) có chức năng đảm bảo an toàn cho hệ thống Nếu áp suất dầu ở két làm mát quá giới hạn(2,5kg/cm3) van sẽ mở để cho dầu đi qua đến đường dầu chính mà không cần phải đi qua két nước

Hình 2- 20: Sơ đồ hoạt động của hệ thống bôi trơn

Trang 36

Trang 22

2.3.7.2 Bơm dầu

Bơm dầu hút dầu từ cacte, sau đó cung cấp đến các chi tiết chuyển động có ma sát của động cơ với một áp suất nhất định

Bơm dầu được dẫn động từ trục khuỷu động cơ Đối với động cơ ZY-VE bơm dầu

sử dụng kiểu rotor ăn khớp trong, khi rotor chủ động quay kéo rotor bị động quay theo

Vì trục rotor chủ động được thiết kế lệch tâm so với trục rotor bị động nên giữa chúng

sẽ có một khoảng không gian và khoảng không gian này sẽ thay đổi khi bơm hoạt động Dầu được hút vào bơm lúc thể tích hai rotor tăng lên và sẽ được đưa ra ngoài lúc thể tích giữa hai rotor giảm

2.3.7.3 Công tắc áp suất dầu

Khi áp suất dầu trong động cơ thấp [19,6 ± 4,9 kPa (0,2 ± 0.05 kG/cm2) hoặc thấp hơn]: Khi động cơ ngừng hoạt động hoặc khi áp suất thấp hơn mức quy định, tiếp điểm bên trong công tắc dầu sẽ đóng lại và đèn cảnh báo trên taplo sẽ sáng lên

Hình 2- 21: Cơ cấu bơm dầu

Hình 2- 22: Công tắc áp suất dầu

Trang 37

Trang 23

Khi áp suất dầu cao [19,6 ± 4,9 kPa (0,2 ± 0.05 kG/cm2) hoặc cao hơn]: Khi động

cơ hoạt động và áp suất dầu trong động cơ vượt qua mức xác định, dầu sẽ tác động lên

màng bên trong công tắc làm cho công tắt ngắt ra và đèn cảnh báo dầu tắt

2.3.8 Hệ thống làm mát động cơ

2.3.8.1 Chức năng hệ thống làm mát

Hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức được sử dụng trên động cơ ZY-VE, với

việc sử dụng dung dịch nước làm mát là chất giải nhiệt cho động cơ và sử dụng quạt

điện hút không khí từ môi trường giải nhiệt cho két nước

Trong quá trình động cơ làm việc, đồng nghĩa với việc đốt cháy liên tục nhiên liệu

trong buồng đốt để biến nhiệt năng thành cơ năng Nhiệt độ khí cháy có thể lên đến

2500oC, trong toàn bộ nhiệt lượng đó chỉ có 25% thành công có ích, khoảng 45% bị tổn

thất trong không khí hoặc ma sát và 30% còn lại truyền cho các chi tiết của động cơ

Để tránh sự bó kẹt các chi tiết của động cơ thì cần truyền lượng nhiệt ra ngoài môi

trường để tránh việc quá nhiệt của các chi tiết Vì vậy hệ thống làm mát được thiết kế

để làm nguội các chi tiết của động cơ ngăn tình trạng quá nhiệt dẫn đến hư hỏng các tiết

Hình 2- 23: Mạch đèn cảnh báo áp suất dầu

Hình 2- 24: Sơ đồ chi tiết hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức

Trang 38

Khi động cơ hoạt động, nếu nhiệt độ động cơ thấp van hằng nhiệt sẽ đóng Nước làm mát sẽ tuần hoàn bên trong động cơ và két sưởi

Khi nhiệt độ động cơ cao, van hằng nhiệt sẽ mở và nước làm mát từ động cơ đi qua két nước, lượng nhiệt từ chất lỏng sẽ truyền qua ống tảng nhiệt truyền ra không khí Dưới két nước có đường dẫn đến bơm nước, nước làm mát sẽ được bơm đi vào áo nước

và tuần hoàn qua két nước Sau khoảng thời gian khi nhiệt độ đã giảm xuống van hằng nhiệt sẽ đóng lại Lúc này nước làm mát sẽ tiếp tục tuần hoàn trong thân máy để đảm bảo nhiệt độ cho động cơ hoạt động tối ưu nhất

Hình 2- 25: Cơ cấu làm việc của hệ thống làm mát khi nhiệt độ động cơ thấp

Trang 39

Trang 25

2.3.8.2 Bơm nước

Động cơ ZY-VE trên Mazda 2 sử dụng bơm li tâm dẫn động bởi trục khuỷu thông qua dây đai Nước làm mát được cung cấp đến cửa vào của bơm, khi quay dưới tác dụng của lực li tâm nước sẽ văng ra mép ngoài của các cánh gạt và được đẩy vào thân máy

2.3.8.3 Van hằng nhiệt

Hiệu suất làm việc cao nhất của động cơ khi nhiệt độ chất làm mát từ 85 – 95oC Khi khởi động ở nhiệt độ thấp, nhiệt độ nước làm mát phải được gia tăng nhanh để đảm bảo hiệu suất làm việc của động cơ

Vì vậy, van hằng nhiệt thiết kế để giữ cho nhiệt độ động cơ luôn ổn định, van hoạt đông một cách tự động theo nhiệt độ nước làm mát Van được bố trí giữa két nước và động cơ

Khi nhiệt độ nước làm mát thấp van hằng nhiệt sẽ đóng để nước làm mát tuần hoàn trong động cơ mà không đi ra két nước Khi nhiệt độ nước làm mát cao van sẽ mở để nước đi ra két nước

Van hằng nhiệt được mở bởi một chất sáp 2 (Wax) rất nhạy cảm với nhiệt độ được

bố trí bên trong một xy lanh Khi động cơ lạnh, chất sáp này có dạng rắn và lò xo làm cho van đóng lại Khi nhiệt độ nước làm mát gia tăng, chất sáp này sẽ chảy ra dạng lỏng

Hình 2- 26: Vị trí lắp đặt bơm nước

Hình 2- 27: : Vị trí đặt van hằng nhiệt

Trang 40

cơ làm việc, áp lực của bơm nước đẩy van trở về vị trí đóng

2.3.8.4 Quạt làm mát

Động cơ ZY-VE trên Mazda 2 sử dụng quạt làm mát làm quay bằng động cơ điện

và được điều khiển bằng relay Quạt có công dụng hút lượng không khí từ ngoài đi qua két nước để thu nhiệt từ nước làm mát và tuyền ra môi trường

Quạt làm có vai trò quan trọng trong hệ thống làm mát, nếu thiếu đi quạt làm mát thì két nước sẽ giảm hiệu quả tảng nhiệt vô cùng lớn dẫn đến tình trạng quá nhiệt ảnh hưởng vô cùng lớn đến hoạt động của động cơ Rất nhiều trường hợp quạt làm mát không hoạt động dẫn đến động cơ quá nhiệt và bị bó máy

Hình 2- 28: : Cấu tạo của van hằng nhiệt

Ngày đăng: 05/03/2024, 14:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN