Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.
Trang 1VIỆN CƠ KHÍ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA VÀ
XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỘNG CƠ
KUBOTA D600
Ngành: KĨ THUẬT CƠ KHÍ
Chuyên ngành: CƠ KHÍ Ô TÔ
Giảng viên hướng dẫn : Lê Trí Hiếu
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Huỳnh
MSSV: 1851080243 Lớp: CO18D
TP HỒ CHÍ MINH, 2023
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn Viện Cơ Khí, trường đại học Giao Thông Vận Tải TP Hồ Chính Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp này
Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Lê Trí Hiếu đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo chúng em trong quá trình thực hiện luận văn
Chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Viện Cơ Khí đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý báu trong những năm vừa qua
Chúng em xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ và ủng hộ của các anh chị bạn bè trong quá trình thực hiện khóa đề tài Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót
Chúng em rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý và tận tình chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn
Xin Chân Thành Cảm ơn !
TP Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 2 năm 2023
Sinh viên thực hiện
(Kí và ghi rõ họ, tên)
Nguyễn Huỳnh
Trang 3GIỚI THIỆU VÀ TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tính cấp thiết của đề tài: Trong những năm gần đây với sự phát triển của thế giới
và đất nước, các ngành công nghiệp ngày càng phát triển, ngành công nghiệp ô tô trên thế giới ngày càng trưởng thành và phát triển vượt bậc thì vấn đề nghiên cứu và học tập
về các ngành động lực học nói chung cũng như ô tô nói riêng trở nên cần thiết
Từ những năm 1885 khi chiếc ô tô đầu tiên do kỹ sư Carl Benz chế tạo (bằng sáng chế năm 1886) đến nay thì ngành công nghiệp ô tô vẫn là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của những nước phát triển như: Đức, Anh, Mỹ, và các nước Châu Á
- Thái Bình Dương trong đó Việt Nam
Ngành công nghiệp ô tô đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của kinh tế và xã hội như: du lịch, thương mại, an ninh quốc phòng và giao thông vận tải
Từ những chiếc ô tô đầu tiên có hiệu suất thấp thì đến này ngành công nghiệp ô tô đã cho ra đời những chiếc ô tô có công suất lớn và độ tin cậy cao Hiện nay, những tiến bộ
về kỹ thuật, công nghệ vật liệu, điều khiển tự động đã được áp dụng nhanh chóng vào ngành công nghệ chế tạo ô tô để làm tăng khả năng vận hành và độ tin cậy, an toàn cho người lái và hành khách Bên cạnh việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất ô tô thì việc hợp tác với các tập đoàn nước ngoài cũng đang được đẩy mạnh Nền kinh tế nước ta đang trong đà phát triển Hiện nay, những tập đoàn lớn trong ngành sản xuất ô tô của thế giới đã hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong sản xuất và lắp ráp ô tô như: Ford Hải Dương, Mercedes - Benz, Thaco Trường Hải, VinFast
Để ngành ô tô Việt Nam phát triển và đột phá hơn nữa thì phải cần có những nguồn nhân lực kỹ sư, công nhân lành nghề, sáng tạo nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm
Để ô tô vận hành được thì động cơ góp một phần quan trọng trong đó Trong quá trình sử dụng lâu dài thì không thể tránh được những hao mòn vật lý, ăn mòn hóa học
và ảnh hưởng bởi các điều kiện làm việc khác nhau dẫn tới hư hỏng động cơ
Do đó việc nghiên cứu đề tài: “Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa động cơ Kubota D600 Ứng dụng sửa chữa động cơ D600 của Kubota” là việc làm cần thiết giúp sinh viên tìm hiểu, nắm bắt, ứng dụng vào công việc kiểm tra và sửa chữa động cơ sau khi ra trường trở nên nhanh chóng và chính xác
Trang 4Mục đích và phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu về quy trình bảo dưỡng và sửa chữa
động cơ Kubota D600 Từ đó, qua phân tích và đúc kết kinh nghiệm ứng dụng vào sửa chữa mô hình động cơ D600 của Kubota
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu về động cơ Kubota D600,
nghiên cứu quy trình bảo dưỡng và sửa chữa Từ đó, đưa ra hư hỏng giả định và phương pháp sửa chữa cụ thể cho hư hỏng đó và áp dụng thực tế vào mô hình sửa chữa
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Đề tài quy trình bảo duõng và sửa chữa
động cơ Kubota D600 Ứng dụng sửa chữa động cơ D600 của Kubota là cơ sở, tiền đề
để sinh viên tìm hiểu, nắm bắt và ứng dụng vào công việc kiểm tra sửa chữa động cơ sau khi ra trường Giúp việc kiểm tra chuẩn đoán chính xác, rút ngắn thời gian và mang lại lợi ích về kinh tế
Kết cấu luận văn gồm 6 chương với các nội dung chính sau:
Chương 1: Giới thiệu về động cơ kubota D600
Chương 2: Vai trò của bảo dưỡng động cơ, nội dung bảo dưỡng động cơ định kì, bảo dưỡng không thường xuyên
Chương 3: Kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng động cơ
Chương 4: Quy trình tháo lắp động cơ
Chương 5: Quá trình thực hiện mô hình
Chương 6: Kết luận
Trang 5Mục Lục
Chương 1: Tổng quan 1
1.1 Giới thiệu chung về động cơ diesel kubota D600 1
1.2 Cấu tạo của động cơ 2
1.2.1 Thân động cơ 2
1.2.2 Các tê nhớt 3
1.2.3 Đầu quy lát 4
1.2.4 Nắp đậy bánh răng dẫn động 5
1.2.5 Trục khuỷu 6
1.2.6 Trục khuỷu, piston, thanh truyền 7
1.2.7 Trục cam và bánh răng trung gian 9
1.2.8 Trục cam bơm dầu cao áp 10
1.2.9 Bơm dầu cao áp 11
1.2.10 Đường ống nhiên liệu cao áp và kim phun 12
1.2.11 Bơm dầu và lọc dầu 13
1.2.12 Hệ thống làm mát động cơ 14
1.2.13 Xupap và cò mổ 16
1.2.14 Hệ thống nạp 17
1.2.15 Hệ thống xả 18
1.2.16 Máy phát điện và bộ khởi động 19
Chương 2: Bảo dưỡng 20
2.1 Vai trò của việc bảo dưỡng động cơ 20
2.2 Nội dung bảo dưỡng động cơ định kỳ 20
2.2.1 Kiểm tra bảo dưỡng hằng ngày 20
2.2.2 Kiểm tra bảo dưỡng động cơ định kỳ 21
2.3 Bảo dưỡng không thường xuyên 21
Trang 62.3.1 Động cơ không khởi động được (Bộ khởi động hoạt động bình thường)
21
2.3.2 Động cơ không khởi động được (Bộ khởi động bị hư hỏng) 22
2.3.3 Động cơ nổ không đều 22
2.3.4 Khí thải động cơ ra khói màu trắng và xanh lam 22
2.3.5 Khí thải động cơ ra khói màu đen hoặc xám đậm 23
2.3.6 Công suất đầu ra yếu 23
2.3.7 Lượng nhớt bôi trơn bị hao hụt quá nhiều 23
2.3.8 Nhiên liệu trộn lẫn với dầu bôi trơn 24
2.3.9 Nước lẫn vào dầu bôi trơn 24
2.3.10 Áp suất nhớt bôi trơn yếu 24
2.3.11 Áp suất nhớt bôi trơn cao 24
2.3.12 Động cơ bị quá nhiệt 24
Chương 3: Kiểm tra và sửa chữa 25
3.1 Cơ sở lý thuyết 25
3.2 Các phương pháp xác định tình trạng hư hỏng của các chi tiết động cơ 28
3.3 Một số phương pháp sử chữa hư hỏng các chi tiết động cơ 29
3.3.1 Phục hồi các chi tiết bằng phương pháp nguội 29
3.3.2 Phục hồi các chi tiết bằng phương pháp cơ khí 29
3.4 Kiểm tra và sửa chữa hư hỏng động cơ 31
3.4.1 Cơ sở lý thuyết 31
3.4.2 Kiểm tra, sửa chữa nắp máy 32
3.4.3 Kiểm tra, sửa chữa cò mổ và trục cò mổ 34
3.4.4 Sửa chữa, thay thế trục cam 35
3.4.5 Kiểm tra, sửa chữa xylanh 37
3.4.6 Kiểm tra, sửa chữa trục khuỷu 37
Trang 73.4.7 Kiểm tra và sửa chữa piston và thanh truyền 40
3.4.8 Kiểm tra, sửa chữa hệ thông bôi trơn 43
3.4.9 Kiểm tra, sửa chữa hệ thống nhiên liệu 44
Chương 4: Quy trình tháo lắp động cơ 46
4.1 Quy trình tháo động cơ 46
4.2 Quy trình lắp gáp động cơ 52
Chương 5: Quá trình thực hiện mô hình 58
5.1 Giới thiệu mô hình 58
5.2 Mục đích và ý nghĩa mô hình 58
5.3 Thi công sửa chữa bảo dưỡng mô hình động cơ 58
5.3.1 Tình trạng hư hỏng ban đầu của động cơ 58
5.3.2 Phục hồi các chi tiết của động cơ 63
5.3.3 Tiến hành cho nổ động cơ 65
Chương 6: Kết luận 66
Trang 8Chương 1: Tổng quan
1.1 Giới thiệu chung về động cơ diesel kubota D600
Được sáng lập vào năm 1890 bởi ông Gonshiro Kubota, tập đoàn Kubota hiện đang
có trụ sở chính tại Thành phố Osaka, Nhật Bản
Kể từ khi thành lập, Kubota không ngừng cống hiến để đa dạng các sản phẩm nhằm đóng góp cho cuộc sống người dân cũng như cộng đồng thế giới như: hệ thống cấp nước hiện đại; máy móc cũng như nông cụ giúp tăng năng suất nông nghiệp, tiết kiệm nhân công; và cơ sở vật chất nhằm cải thiện sự hài hòa giữa con người và môi trường
Nhận thức được tầm quan trọng của: lương thực, nước và môi trường đối với cuộc sống con người, Kubota nỗ lực mang đến các sản phẩm, công nghệ và dịch vụ cao cấp, giúp ổn định sản xuất lương thực, phục hồi nguồn nước vì một cuộc sống tiện nghi của loài người
Giờ đây, trong thế kỷ 21, chúng tôi không ngừng mở rộng kinh doanh trên toàn cầu với nguyên tắc tập đoàn: "Đóng góp vào sự phát triển xã hội và bảo vệ môi trường toàn cầu thông qua các sản phẩm, công nghệ và dịch vụ vì một cuộc sống tiện nghi và
là nền tảng phát triển của xã hội" bằng cách đưa ra các giải pháp cho các vấn đề liên quan đến "Lương Thực", "Nước", và "Môi Trường"
Động cơ kubota D600 có 3 xy lanh thẳng hàng, hút khí tự nhiên, phun nhiên liệu gián tiếp, động cơ 4 kỳ Sử đụng 1 trục cam điều chỉnh ti đẩy đẩy con đội tác dụng lên
cò mổ để hoạt động Thứ tự công tác động cơ 1-2-3
Hình 1.1 Động cơ kubota D600
Trang 9hồ (Nhìn từ bánh đà) Đường kính xilanh 64 mm Nhiên liệu Diesel
Trang 10Bảng 1.2 Các chi tiết của thân động cơ
Ký hiệu Chi tiết Ký hiệu Chi tiết
Bảng 1.3 Các chi tiết của các tê nhớt
Ký hiệu Chi tiết Ký hiệu Chi tiết
Trang 111.2.3 Đầu quy lát
Đầu quy lát có nhiệm vụ làm giá đỡ để gắn các bộ phận như cơ cấu phân phối khí, kim phun nhiên liệu, trục cam, ống dẫn hướng xupap, đế xupap, cơ cấu cổ hút và cổ xả Ngoài ra, trong thân của nắp xi lanh còn có nhiều lỗ hoặc vị trí đặt để lắp các bộ phận như kim phun, vòi phun, ống dẫn phun nhiên liệu, ngăn chứa dung dịch làm mát, khoang dẫn nhiên liệu và dầu bôi trơn Nắp máy thường được làm bằng gang hoặc hợp kim nhôm, giống như thân máy và cácte
Hình 1.4 Đầu quy lát
Bảng 1.4 Các chi tiết của đầu quy lát
Ký hiệu Chi tiết Ký hiệu Chi tiết
040 Đồng tiền nước 090 Bu lông ốc đầu quy lát
Trang 121.2.4 Nắp đậy bánh răng dẫn động
Hình 1.5 Nắp đậy bánh răng dẫn động
Bảng 1.5 Các chi tiết nắp đậy bánh răng dẫn động
Ký hiệu Chi tiết Ký hiệu Chi tiết
010 Nắp đậy bánh răng dẫn động 120 Bu lông
090 Rong nắp dậy bánh răng dẫn
động
Trang 131.2.5 Trục khuỷu
Trục khuỷu là một phần của động cơ dùng để biến đổi chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay Nó nhận lực từ piston để tạo ra mô men quay sinh công đưa ra bộ phận công tác và nhận năng lượng từ bánh đà truyền lại cho piston để thực hiện các quá trình sinh công Trong quá trình làm việc, trục khuỷu chịu tác dụng của lực khí thể, lực quán tính và lực quán tính ly tâm
Để đảm bảo có độ cứng, bền bỉ và chịu được mài mòn lớn, trục thường được chế tạo bằng hợp kim crom, niken và thép Ngoài ra ở các động cơ tốc độ thấp như động cơ tàu thủy và động cơ tĩnh tại thì trục thường được làm bằng carbon như C35, C40, C454 Hoặc còn được chế tạo bằng gang graphit cầu
Hình 1.6 Ổ đỡ chính trục khuỷu
Trang 14Bảng 1.6 Các chi tiết của trục khuỷu
Ký hiệu Chi tiết Ký hiệu Chi tiết
1.2.6 Trục khuỷu, piston, thanh truyền
Piston: Có cấu tạo tương đương một loại máy nén khí hoặc xi lanh hơi nằm bên trong động cơ xe Nhiệm vụ của piston là phối hợp cùng xi lanh và nắp máy là tạo thành buồng đốt, nhận lực sinh ra từ khí cháy để truyền lực cho trục khuỷu Trục khuỷu sinh công để thực hiện các quá trình nạp, nén, cháy, dãn nở và thải khí
Bộ phận Piston có hình dạng bao gồm đỉnh, đầu và thân liền cùng một khối:
Đỉnh piston: Nhiệm vụ chính là nhận áp suất khí đốt nên có tính chịu nhiệt cao Hiện có 3 dạng chính là đỉnh lõm, đỉnh bằng và đỉnh lồi
Đầu piston: Bao gồm các rãnh lắp xéc măng khí và xéc măng dầu Đồng thời, ở đáy rãnh xéc măng có các lỗ nhỏ sâu vào bên trong Chúng đóng vai trò cấp thoát dầu cho động cơ
Thân piston: Được nối liền với thanh truyền để tạo lực quay trục khuỷu Chúng có nhiệm vụ là điều hướng chuyển động trong xi lanh
Thanh truyền: Đóng vai trò dẫn truyền lực từ piston qua trục khuỷu
Bộ phận thanh truyền có cấu tạo gồm 3 phần:
Phần đầu nhỏ: Chính là khối trụ tròn để lắp với piston qua một thanh chốt Có một lớp bạc mỏng được phủ tại vị trí tiếp xúc giữa 2 bộ phận piston và thanh truyền nhằm hạn chế tối đa sự ma sát, từ đó giúp nâng cao tuổi thọ của 2 bộ phận
Phần đầu to: Vị trí nằm ở đối diện đầu nhỏ Đây là bộ phận nối liền trục khuỷu thanh truyền Chúng được chế tạo với độ chính xác cao nhằm đảm bảo quá trình
Trang 15hoạt động giữa các bu lông không bị lỏng cũng như đảm bảo động cơ hoạt động trơn tru nhất
Phần thân thanh truyền có nhiệm vụ gắn kết đầu to và đầu nhỏ của thanh truyền với nhau tạo nên một khối đồng bộ
1.7 Trục khuỷu, piston, thanh truyền
Bảng 1.7 Các chi tiết của piston và thanh truyền
Ký hiệu Chi tiết Ký hiệu Chi tiết
020 Bạc xéc măng piston 130 Chốt bánh răng trục khuỷu
060 Bạc đầu nhỏ thanh truyền 170 Bạc canh trên
070 Bu lông thanh truyền 180 Bạc canh dưới
080 Bạc đầu to thanh truyền 190 Bạc đạn đầu trục khuỷu
110 Bạc đạn đuôi trục khuỷu 220 Bu lông
Trang 161.2.7 Trục cam và bánh răng trung gian
Trục cam có tác dụng đẩy ti đội cần đẩy tác dụng lên cò mổ Trục cam thường được làm bằng gang trắng hoặc thép thôi thanh
Hình 1.8 Trục cam và bánh răng trung gian
Trang 17Bảng 1.8 Các chi tiết của trục cam và bánh răng trung gian
Ký hiệu Chi tiết Ký hiệu Chi tiết
030 Cụm chi tiết trục cam 110 Bạc đạn
060 Bánh răng trục cam 140 Trục bánh răng trung gian
070 070 Chốt bánh răng trục cam 150 Bu lông bánh răng trung gian
080 080 Miếng chặn trục cam
1.2.8 Trục cam bơm dầu cao áp
Trục cam bơm dầu cao áp có tác dụng đẩy con đội của bơm cao áp lên để nén dầu
và tác dụng lên cần lẫy của bơm dầu để bơm dầu lên bơm cao áp
Hình 1.9 Trục cam bơm dầu cao áp
Bảng 1.9 Các chiết tiết của trục cam bơm dầu cao áp
Ký hiệu Chi tiết Ký hiệu Chi tiết
010 Cụm trục cam bơm dầu cao áp 100 Bi
Trang 181.2.9 Bơm dầu cao áp
Là chi tiết quan trọng nhất của động cơ diesel Được cấu tạo từ các chi tiết nhỏ phức tạp Bơm dầu cao áp có tác dụng tạo ra nhiên liệu với áp suất rất cao cung cấp cho các kim phun để phun vào xylanh
Hình 1.10 Bơm dầu cao áp
Bảng 1.10 Các chi tiết của bơm dầu cao áp
Ký hiệu Chi tiết Ký hiệu Chi tiết
030 Van mở cao áp 180 Vòng chặn lò xo dưới
Trang 191.2.10 Đường ống nhiên liệu cao áp và kim phun
Kim phun có chức năng phun nhiên liệu đã được nén với áp suất cao ở bơm cao
áp vào xylanh dưới dạng tơi sương nhờ tác dụng của dầu cao áp đẩy mặt côn của ti đẩy lên
Hình 1.11 Đường ống cao áp và kim phun
Bảng 1.11 Các chi tiết của đường ống cao áp
Ký hiệu Chi tiết Ký hiệu Chi tiết
020 Lắp gáp đường dầu hồi 100 Ống cao áp 3
Trang 20Hình 1.12 Cấu tạo kim phun
Bảng 1.12 Các chi tiết của kim phun
Ký hiệu Chi tiết Ký hiệu Chi tiết
050 Vòng điều chỉnh
1.2.11 Bơm dầu và lọc dầu
Bơm dầu dùng để bơm nhiên liệu từ thùng dầu lên bơm cao áp
Lọc dầu dùng để lọc cặn bả,nước và không khí ra khỏi nhiên liệu
Hình 1.13 Lọc dầu
Trang 21Bảng 1.14 Các chi tiết của lọc dầu
Ký hiệu Chi tiết Ký hiệu Chi tiết
Hình 1.15 Bơm nước
Trang 22Bảng 1.15 Các chi tiết của bơm nước
Ký hiệu Chi tiết Ký hiệu Chi tiết
Trang 23Hình 1.18 Cánh quạt làm mát
1.2.13 Xupap và cò mổ
Hình 1.19 Xupap và cò mổ
Trang 24Bảng 1.16 Các chi tiết của xupap và cò mổ
Ký hiệu Chi tiết Ký hiệu Chi tiết
Trang 251.2.15 Hệ thống xả
Hình 1.22 Ống xả
Hình 1.23 Ống giảm thanh
Trang 261.2.16 Máy phát điện và bộ khởi động
Máy phát điện động cơ nhận truyền động từ trục khuỷu thông qua dây đai Tạo ra dòng điện 1 chiều sau đó thông qua bộ sạc cung cáp điện cho bộ khởi động và sạc bình
Trang 27Chương 2: Bảo dưỡng
2.1 Vai trò của việc bảo dưỡng động cơ
Đầu tiên, trong quá trình sử dụng vận hành động cơ phải thực hiện đúng lịch trình bảo dưỡng động của mình theo hướng dẫn Một số bộ phận của động cơ bị mòn một cách tự nhiên trong quá trình sử dụng
Nếu không được kiểm tra, thay thế và bảo dưỡng định kỳ, các tính năng hoạt động
sẽ giảm đi, dẫn đến hư hỏng nặng, thậm chí gây mất an toàn trong quá trình sử dụng Mục đích của bảo dưỡng định kỳ là kiểm tra, sửa chữa và thay thế theo một lịch trình nhất định để đảm bảo hoạt động tốt nhất cho tất cả các bộ phận trên động cơ Bảo dưỡng định kỳ giúp động cơ tránh khỏi hư hỏng nặng, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm tiêu hao nhiên liệu và đảm bảo tính an toàn cho động cơ
Ngoài ra, bảo dưỡng định kỳ còn giúp động cơ vận hành đúng theo các quy định
về an toàn và môi trường Bên cạnh đó thường xuyên vệ sinh lọc gió để động cơ không
bị nóng khi vận hành, ngoài ra cũng phải lưu ý thay nhớt liên tục tùy theo thời gian sử dụng, thay nhớt phải đi kèm với lọc nhớt để loại bỏ những vết cặn, ảnh hưởng đến chất lượng chạy động cơ
Trước khi vận hành, sử dụng xe động cơ, người dùng cần kiểm tra lượng nhớt và tình trạng nhớt trong máy, nước trong két,… nhằm đem lại sự an toàn cho người sử dụng
2.2 Nội dung bảo dưỡng động cơ định kỳ
2.2.1 Kiểm tra bảo dưỡng hằng ngày
Kiểm tra rò rỉ dầu
Kiểm tra rò rỉ nhớt động cơ
Kiểm tra rò rỉ nước làm mát
Kiểm tra bu lông với đai ốc có bị lỏng ra hay không
Kiểm tra lượng nhớt và nước làm mát trong động cơ
Kiểm tra tiếng ồn hoặc rung động bất thường bên trong động cơ
Trang 282.2.2 Kiểm tra bảo dưỡng động cơ định kỳ
Thay nhớt động cơ: 75 giờ một lần
Bảo dưỡng bộ lọc khí: 100 giờ một lần
Làm sạch bộ lọc nhiên liệu: 100 giờ một lần
Kiểm tra ắc quy: 100 giờ một lần
Kiểm tra độ căng dây đai: 100 giờ một lần
Thay bộ lọc nhớt động cơ: 150 giờ một lần
Thay bộ lọc không khí: 200 giờ một lần
Làm sạch két nước làm mát: 200 giờ một lần
Kiểm tra và điều chỉnh khe hở van xupap: 300 giờ một lần
Thay bộ lọc nhiên liệu: 500 giờ một lần
Thay nước làm mát động cơ: 1000 giờ một lần
2.3 Bảo dưỡng không thường xuyên
2.3.1 Động cơ không khởi động được (Bộ khởi động hoạt động bình thường)
Các nguyên nhân khi động cơ không khởi động được khi bộ khởi động vẫn hoạt động bình thường được nêu trong bảng 2.1
Bảng 2.1 Nguyên nhân và khắc phục khi động cơ không khởi động được
STT Nguyên nhân Khắc phục
2 Không khí trong hệ thống nhiên
liệu
Xả gió ở bơm cao áp
3 Nước trong hệ thống nhiên liệu Xả nhiên liệu ở bộ lọc hoặc thay
thế hệ thống nhiên liệu
4 Đường ống nhiên liệu bị tắc Làm sạch
5 Bộ lọc nhiên liệu bị tắc Làm sạch hoặc thay thế
6 Áp suất nhớt hoặc dầu động cơ quá
cao ở nhiệt độ thấp
Sử dụng nhiên liệu và dầu động
cơ theo quy định
7 Nhiên liệu có trị số cetane thấp Sử dụng nhiên liêu theo quy định
8 Rò rỉ nhiên liệu do lỏng đai ốc giữ
ống phun
Siết chặt đai ốc
9 Thời điểm phun không chính xác Cân chỉnh lại bơm cao áp
12 Bơm cao áp bị trục trặc Sửa chửa hoặc thay thế
13 Bơm nhiên liệu bị trục trặc Sửa chửa hoặc thay thế
14 Trục khuỷu, trục cam, pít-tông, lót
xi-lanh hoặc ổ trục bị kẹt
Sửa chửa hoặc thay thế
Trang 2915 Rò rỉ nén từ xi lanh Thay thế rong quy lát, giá đỡ kim
phun, siết bu lông nắp quy lát theo quy định, kiểm tra kim xông
16 Căn chỉnh chân van không đúng
cách, lò xo van bị hỏng, van bị kẹt
Sửa chữa hoặc thay thế
17 Thời gian van không đúng cách Canh lại dấu bánh răng
18 Bạc xéc măng và bạc lót bị mòn Thay thế
2.3.2 Động cơ không khởi động được (Bộ khởi động bị hư hỏng)
Các nguyên nhân khi động cơ không khởi động được do bộ khởi động bị hư hỏng được nêu trong bảng 2.2
Bảng 2.2 Nguyên nhân và khắc phục khi động cơ không khởi động được
STT Nguyên nhân Khắc phục
quy
2 Bộ khởi động bị trục trặc Sửa chữa hoặc thay thế
3 Công tắc khởi động bị trục trặc Sửa chữa hoặc thay thế
2.3.3 Động cơ nổ không đều
Các nguyên nhân khiên cho động cơ nổ không đều được nêu trong bảng 2.3 Bảng 2.3 Nguyên nhân và khắc phục khi động cơ nổ không đều
STT Nguyên nhân Khắc phục
1 Bộ lọc nhiên liệu bị tắc hoặc bẩn Làm sạch hoặc thay thế
2 Bộ lọc không khí bị tắc Làm sạch hoặc thay thế
3 Rò rỉ nhiên liệu do đai ốc giữ kim phun bị lỏng Siết chặt đai ốc
5 Bơm cao áp bị trục trặc Sửa chữa hoặc thay thế
6 Áp suất kim phun không chính xác Điều chỉnh
7 Kim phun bị kẹt hoặc bị lệch Sửa chữa hoặc thay thế
2.3.4 Khí thải động cơ ra khói màu trắng và xanh lam
Các nguyên nhân khi nhìn thầy ở đường xả của động cơ có khói thải màu trắng hoặc xanh lam được nêu trong bảng 2.4
Bảng 2.4 Nguyên nhân và khắc phục khi quan sát thấy khí thải động cơ màu trắng hoặc xanh lam
STT Nguyên nhân Khắc phục
2 Bạc xéc măng và bạc lót bị mòn hoặc kẹt Sửa chữa hoặc thay thế
Trang 303 Thời điểm phun nhiên liệu không chính xác Điều chỉnh
2.3.5 Khí thải động cơ ra khói màu đen hoặc xám đậm
Các nguyên nhân khi nhìn thầy ở đường xả của động cơ có khói thải màu đen hoặc xám đậm được nêu trong bảng 2.5
Bảng 2.5 Nguyên nhân và khắc phục khi quan sát thấy khí thải động cơ màu đen hoặc xám đậm
STT Nguyên nhân Khắc phục
2 Sử dụng nhiên liệu kém Sử dụng nhiên liệu đúng
quy định
3 Bộ lọc nhiên liệu bị tắc Làm sạch hoặc thay thế
2.3.6 Công suất đầu ra yếu
Các nguyên nhân khiến cho công suất đầu ra của động cơ bị yếu đi được nêu trong bảng 2.6
Bảng 2.6 Nguyên nhân và khắc phục khi công suất đầu ra động cơ bị yếu
STT Nguyên nhân Khắc phục
1 Thời điểm phun không chính xác Điều chỉnh
3 Các bộ phận chuyển động của động cơ bị
rung lắc
Sửa chữa hoặc thay thế
4 Phun nhiên liệu không đều Sửa chữa hoặc thay thế bơm cao
áp
5 Hư kim phun Sửa chữa hoặc thay thế kim phun
6 Tỷ số nén không đủ Thay thế rong quy lát, siết lại bu
lông đầu xylanh, kim xông, giá đỡ
kim phun
2.3.7 Lượng nhớt bôi trơn bị hao hụt quá nhiều
Các nguyên nhân khiến cho lượng nhớt bôi trơn của động cơ bị hao hụt quá nhiều
đi được nêu trong bảng 2.7
Bảng 2.7 Nguyên nhân và khắc phục khi lượng nước bôi trơn bị hao hụt quá nhiều
STT Nguyên nhân Khắc phục
1 Khe hở xéc măng hướng về cùng 1 hướng Thay đổi hướng khe hở
2 Xéc măng nhớt bị mòn hoặc kẹt Thay thế
5 Bạc đạn và bạc lót trục khuỷu bị mòn Thay thế
Trang 312.3.8 Nhiên liệu trộn lẫn với dầu bôi trơn
Nguyên nhân khiến cho nhiên liệu trộn vào dầu bôi trơn được nêu tỏng bảng 2.8 Bảng 2.8 Nguyên nhân và khắc phục khi nhiên liệu trộn lẫn với dầu bôi trơn
STT Nguyên nhân Khắc phục
1 Piston của bơm cao áp bị mòn Thay piston và cân lại bơm cao áp
2.3.9 Nước lẫn vào dầu bôi trơn
Các nguyên nhân khiến cho nước bị lẫn vào dầu bôi trơn được nêu trong bảng 2.9 Bảng 2.9 Nguyên nhân và khắc phục khi nước lẫn vào dầu bôi trơn
STT Nguyên nhân Khắc phục
2.3.10 Áp suất nhớt bôi trơn yếu
Các nguyên nhân làm cho áp suất nhớt bôi trơn động cơ bị yếu được nêu trong bản 2.10
Bảng 2.10 Nguyên nhân và khắc phục khi áp suất nhớt bôi trơn yếu
STT Nguyên nhân Khắc phục
1 Nhớt bôi trơn không đủ Bổ sung thêm nhớt
5 Lò xo van xả bị yếu hoặc gãy Thay thế
6 Khe hở nhớt bạc lót trục khuỷu quá lớn Thay thế
7 Khe hở nhớt bạc lót thanh truyền quá lớn Thay thế
8 Khe hở nhớt bạc lót cò mổ quá lớn Thay thế
10 Sử dụng nhớt không đúng quy định Đổi sang loại nhớt đúng quy định
2.3.11 Áp suất nhớt bôi trơn cao
Các nguyên nhân khiến cho áp suất nhớt bôi trơn quá cao được nêu trong bảng 2.11
Bảng 2.11 Nguyên nhân và khắc phục khi áp suất nhớt bôi trơn cao
STT Nguyên nhân Khắc phục
1 Sử dụng nhớt không đúng quy định Sử dụng nhớt đúng quy định
2.3.12 Động cơ bị quá nhiệt
Các nguyên nhân khiến nhiệt độ động cơ quá cao được nêu trong bảng 2.12
Trang 32Bảng 2.12 Nguyên nhân và khắc phục khi động cơ bị quá nhiệt
STT Nguyên nhân Khắc phục
1 Nhớt bôi trơn không đủ Bổ sung thêm nhớt
2 Dây đai quạt hoặc máy phát điện bị đứt hoặc
căng không đúng cách
Thay thế hoặc điều chỉnh
3 Nước làm mát không đủ Bổ sung thêm nước làm mát
4 Lưới tản nhiệt và cánh tản nhiệt bị bám bụi Làm sạch
5 Bên trong két nước làm mát bị ăn mòn Làm sạch hoặc thay thế
6 Đường nước làm mát bị ăn mòn Làm sạch hoặc thay thế
14 Thời điểm phun nhiên liệu không chính xác Điều chỉnh
15 Sử dụng nhiên liệu không phù hợp Sử dụng nhiên liệu đúng quy
Nhóm 1: Các hư hỏng vì hao mòn
Nhóm 2: Các hư hỏng vì tác động cơ giới
Nhóm 3: Các hư hỏng do tác dụng hóa nhiệt
Nhóm 1: Các hư hỏng vì hao mòn
Dù trải qua quá trình hoạt dộng đúng với hướng dẫn và bảo dưỡng định kỳ thì việc các chi tiết ma sát hao mòn vẫn xảy ra trong quá trình sử dụng Hao mòn có thể được phân loại thành 2 nhóm là hao mòn bình thường và hao mòn không bình thường
Với hao mòn bình thường là hao mòn dần đi của các chi tiết mà ta đã được xác định trước
Với hao mòn không bình thường là những loại hao mòn như xước, xây xát,… thường xảy ra vì không dùng đúng với kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa, bôi trơn không được đảm bảo hoặc ảnh hưởng vị nhiệt độ hoạt động
Trang 33Nhóm 2: Các hư hỏng vì tác động cơ giới
Trong quá trình hoạt động thì các chi tiết chịu tải trọng thay đổi về trị số và hướng
ở những vị trí tập trung ứng suất sẽ xuất hiện những vết nứt nhỏ, từ đó trở nên lớn hơn
và thành những vết nứt lớn và dẫn tới phá hủy chi tiết Các tác động cơ giới thường gặp
có biểu hiện là nứt, vỡ, thủng, cong, xoắn Các hiện tượng chi tiết bị phá hủy được goi
là phá hủy do mỏi của chi tiết, chi tiết bị phá hủy do mỏi là trục khuỷu, thanh truyền, các bánh răng, lò xo, ổ lăn,… Các chi tiết khi làm việc ở tải trong lơn hơn tải trọng tính toán sẽ gây xuất hiện ứng suất dư làm chi tiết bị cong, thủng, xoắn, tróc,… Các loại hu hỏng cũng có thể xảy ra vì không tuân thủ quy trình sửa chữa lắp ráp do biến dạng và ứng suất trong quá trình làm việc
Độ mỏi của kim loại là quá trình phá hủy kim loại dần dần và lâu dài trong điều kiện có ứng suất thay đổi theo chu kỳ Sự phá hủy kim loại do tải trọng đổi hướng xảy
ra ở những tải trọng có trị số giới hạn bền và cả ở những tải trong có trị số nhỏ hơn giới hạn chảy Đặc điểm cấu trục tính thể của kim loại có liên quan tới sự xuất hiện của các vết nứt mỏi Kim loại đa tinh thể được cấu tạo bởi các tinh thể có hướng khác nhau vì điều kiện kết tinh và điều kiện gia công được phân cách bởi đường biên, lỗ nhỏ và tạp chất/
Mối liên hệ giữa các nguyên tử của mạng tinh thể bị phá hoại theo các mặt phẳng cắt hoặc theo các mặt phẳng trượt khi bị biến dạng dẻo Ở những chu trình đầu tiền của ứng suất thay đổi, kết quả bị biến dạng dẻo là gia cường mặt phẳng trượt trong các phần
tử khác nhau và làm cho kim loại được bền hóa Khi chu trình ứng suất thay đổi tăng lên thì quá trình biến dạng dẻo của các phần tử có thể mất đi, mức độ biến dạng của mạng tinh thể có thể làm xuất hiện những vùn ở đó liên kết nguyên tử bị phá hủy và liên kết mới không xuất hiện Độ kín mịn của kim loại bị phá hủy và bắt đầu xuất hiện vết nứt tế vi Các vết nứt tế vi tăng lên và liên kết và tạo thành vết nứt chung Sự hình thành các vết nứt mỏi trong phần lớn trường hợp xảy ra theo hướng của ứng suất pháp tuyến lớn nhất Tải trọng chu kỳ và tải trong tĩnh về bản chất và nguyên tắc về cơ cấu biến dạng dẻo và phá hủy kim loại gần như không khác nhau
Ở tại trọng chu kỳ thì biến dạng dẻo tập trung ở những phần tử gây ra cắt thay đổi
về hướng và tải trọng tĩnh có biến dạng dẻo tác dụng vè mọt hướng và lan truyền đều
Trang 34lên các tinh thể Độ bền ở tải trọng tải tĩnh sẽ phụ thuộc vào sức chống phá huỷ, tính cho tất cả các phần tử kim loại còn ở tải trọng chu kỳ thì phụ thuộc vào phần tử yếu hơn Quá trình mỏi của kim loại được chia ra làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Xuất hiện các vết nứt tế vi mỏi đầu tiên
Giải đoạn 2: Phát triến các vết nứt tế vi mỏi
Giải đoạn 3: Phá hủy chi tiết do mỏi
Sự hình thành các vết nứt mỏi được thấy ở bề mặt kim loại nơi có ứng suất lớn và cũng có thể xuất hiện bên trong Vết nứt lan truyền trong những mặt cắt theo những phần tử tương đối yếu có cấu trúc vật lý không đồng nhất nên phá huỷ do mỏi mang đặc tính cục bộ Vết nứt mỏi hình thành trên bề mặt chi tiết do ứng suất uốn và xoắn có chu
kỳ gây nên và kéo nén theo chu kỳ vì lớp bề mặt chi tiết chịu ứng suất chu kỳ kém hơn Khi lớp bề mặt chi tiết được bền hoá bằng phương pháp gia công đặc biệt thì vùng vết nứt mỏi thường xuất hiện dưới lớp bền hoá Vết nứt xuất hiện ở những chi tiết phục hồi bằng phủ đắp kim loại xảy ra trên bề mặt do tập trung ứng suất do mòn hoặc do phương pháp chuẩn bị bề mặt không kỹ lưỡng và bề mặt của lớp kim loại có đặc tính không đồng nhất về cấu trúc của chúng
Nguyên nhân làm giảm độ bề mỏi của các chi tiết phục hồi gồm:
Trạng thái bề mặt chi tiết: độ mỏi kim loại giảm xuống khi trạng thái bề mặt thay đổi là vì lúc đó lớp bề mặt đã có vết xước, vế nứt tế vi hoặc bị xây xát
Phủ đắp kim loại hoặc lắp thêm chi tiết phụ: trong quá trình phủ đắp gây ra hoặc
do đặc tính không đồng nhất về cấu trúc và ứng suất dư bên trong
Gia công cơ cho các chi tiết phục hồi: vì lượng dư gia công, trị số và sự đồng đều của nó trong quá trình gia công cơ cho các chi tiết phục hồi Cắt gọt làm kim loại phủ đắp có chứa oxi và các tạp chất bị gián đoạn làm cho bề mặt bị rạch, lõm sâu, mài không hết từ đó mà độ bền mỏi giảm
Nhóm 3: Các dạng hư hỏng do tác động hóa nhiệt
Tác dụng hoá nhiệt gây hư hỏng biểu hiện ở việc chi tiết cong vênh, ăn mòn, già hoá lớp cách điện, cháy,…
Khi lượng nhiệt sinh ra ở các chi tiết bị ma sát ở tốc độ trượt lớn và tải trọng đơn
vị cao sẽ tác dụng làm xuất hiện hiện tượng mòn do nhiệt Bề mặt làm việc của chi tiết
Trang 35sản sinh ra một lượng nhiệt khá lớn không kịp tán sâu vào kim loại, các lớp bề mặt chi tiết bị đốt nóng tới các nhiệt độ rất cao Tuỳ thuộc vào vật liệu và chế độ gia công nhiệt luyện của chi tiết, nhiệt độ cao sinh ra ma sát có thể dẫn đến sự gia công nhiệt có đặc thù riêng của các lớp bề mặt chi tiết kèm theo các hiện tượng như kết tinh lại, ram, tôi, tối thứ cấp và nóng chảy bề mặt vì thế cấu trúc lớp bề mặc chi tiết bị thay đổi và độ bền của kim loại giảm nhanh chóng Nhiệt độ cao của lớp bề mặt làm chúng mềm ra, dính tiếp xúc, bị dập và các thể tích nhỏ của các bề mặt tiếp xúc của chi tiết bị phá huỷ Mòn hiệt xuất hiện ở các cam của trục phân phối khí, các con đội xu páp, bề mặt làm việc của xylanh, cổ trục khuỷu, bánh răng và các chi tiết khác Còn hư hỏng do tác động hoá nhiệt xuất hiện ở các chi tiết như cổ trục khuỷu, thành xylanh, chốt piston, cam của trục phối khí, con đội, xupáp,… Ngoài sự mài mòn hư trên các chi tiết này còn bị tác dụng bởi ăn mòn của chết khi và chịu ảnh hưởng tác động hoá học vì nước làm mát, dầu bôi trơn
Do nhiệt độ quá cao làm chi tiết bị cong, bênh, xuất hiện các vết rỗ
Hao mòn là việc không thể tránh khỏi của chi tiết động cơ khi làm việc và chính việc hao mòn làm giảm thời gian sử dụng động cơ Phần lớn chi tiết đều hư hỏng do quá trình mài mòn tự nhiên của chúng Hư hỏng có tính chất đột xuất thường xảy ra ít hơn với nguyên nhân do việc không tuân thủ các quy trình làm việc và bảo dưỡng Để có thể ngăn ngừa những hư hỏng đột xuất ta thiêt lập hệ thống bảo dưỡng sửa chữa động cơ theo kế hoạch đã định trước
3.2 Các phương pháp xác định tình trạng hư hỏng của các chi tiết động cơ
Xác định tình trạng hư hỏng của chi tiét động cơ được tíến hành bằng các phương pháp kiểm tra sau khi các chi tiết được tháo rời và tẩy rửa sạch cặn bẩn bám trên nó Phương pháp kiểm tra xác định hư hỏng các chi tiết gồm:
Kiểm tra lượng mài mòn chi tiết bằng dụng cụ đo như thước cặp, panme, đồng hồ so,… Kiểm tra sự biến dạng của chi tiết nhờ vào việc đo độ độ song song, độ vuông góc, độ đồng tâm và độ không bằng phẳng của mặt phẳng trên chi tiết
Kiểm tra hư hỏng bằng thiết bị, dụng cụ đo dò phát hiện nứt, thủng, rỗ ngầm
Kiểm tra các đặc tính cơ bản của chi tiết là độ đàn hồi lò xo, độ sai lệch về khối
lượng, độ biến dạng cam, độ mất cân bằng tĩnh,…
Trang 363.3 Một số phương pháp sử chữa hư hỏng các chi tiết động cơ
3.3.1 Phục hồi các chi tiết bằng phương pháp nguội
*Phương pháp doa:
Phương pháp được sử dụng để gia công lần cuối cho các lỗ của các ổ trượt không tháo rời được sau khi ép chúng vào thân máy hoặc để khác phục độ oval của các lỗ của một số chi tiết bị mòn bằng dao khoét Khi doa từ hai lỗ trở lên cùng một lúc phải dùng các mũi dao có thể điều chỉnh được, các mũi dao có phần dẫn hướng lắp ở trục dap hoặc lắp trên vành điều chỉnh gắn với trục dao để đạt được độ đồng tâm Phương pháp chỉ được sử dụng ở những trường hợp khi các ổ trượt đã lắp vào thân máy và việc gia công các lỗ của chúng trên máy gặp khó khăn
*Phương pháp dũa:
Phương pháp này dùng dũa dùng khắc phục độ oval không lớn hoặc vết xước, vết dập hoặc vết nứt nhỏ ở các trục
3.3.2 Phục hồi các chi tiết bằng phương pháp cơ khí
*Phương pháp lắp thêm chi tiết phụ:
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để phục hồi chi tiết theo kích thước sửa chữa và phục hồi kích thước danh nghĩa Phương pháp này còn có thể phục hồi các mặt làm việc của chi tiết phẳng bằng cách sử dụng các tấm kích thước khác nhau lắp lên chi tiết đó
Trang 37Chọn vật liệu làm chi tiết phụ phải dựa vào vật liệu của chi tiết cần phục hồi Bề mặt làm việc của chi tiết phục cần thoả mãn yêu cầu về độ cứng như bề mặt làm việc của chi tiết được phục hồi
Phương pháp lắp ghép chi tiết phụ thường là lắp ghép có độ dôi Một số trường hợp nếu dùng lắp trung gian thì hàn chấm ở một vài điểm hoặc hàn theo toàn bộ chu vi hoặc dùng bulong vít kẹp chặt
Phục hồi chi tiết chính như xylanh, cácte, thân các loại bớm bằng phương pháp lắp chi tiết phụ có thể đặt chất lượng cao khi đảm bảo yêu cầu về công nghệ và vật liệu của chi tiết phù hợp Độ dôi thực tế luôn nhỏ hơn độ dôi quy chuẩn, bề mặt tiếp xúc trực thế của các chi tiết lắp ghép thì nhỏ hơn bề mặt hình học do trên bề mặt chi tiết sau khi gia công cơ khí để lại các vết lõm, nhấp nhô
*Phương pháp kích thước sửa chữa:
Phương pháp nhằm phục hồi hình dạng hình học đúng và độ bóng bề mặt chi tiết
mà không cần đảm bảo kích thước ban đầu Vì gia công cơ khí, lớp bề mặt bị mòn của chi tiết được phá bỏ và chi tiết có kích thước mới lớn hoặc nhỏ hơn kích thước danh nghĩa Khi kích thước danh nghĩa bị thay đổi vì vật khi lắp ráp phải dùng những chi tiết phụ tùng có khích thước sửa chữa tương ứng đã được chế tạo sẵn hoặc phải phục hồi chi tiết lắp ghép sao cho có kích thước tương ứng với chi tiết cơ bản
Sửa chữa dùng hai loại kích thước sửa chửa quy chuẩn và kích thước sửa chữa tự
do Kích thước sửa chữa quy chuẩn sử dụng rộng rãi đối với các chi tiết như piston, xéc măng, chốt piston, con đội, bạc lót
Ưu điểm phương pháp phục hồi theo kích thước sửa chữa quy chuẩn so với kích thước sửa chữa tự do là phương pháp cho phép chế toạ sẵn các chi tiết và tiến hành sửa chữa bằng phương pháp lắp dẫn giảm thời gian sửa chữa đáng kể
*Phương pháp gia công áp lực:
Lợi dụng tính chất dẻo của kim loại ta phục hồi chi tiết bằng gia công áp lực Dưới tác dụng của tải trọng ở điều kiện nhất định nhờ tính dẻo của kim loại sẽ nhận được biến dạng dẻo mà không bị phá huỷ
Gia công áp lực tiến hành ở nhiệt độ thấp hơn quá trình kết lại và gây ra biến cứng cho chi tiết được gọi là gia công nguội Gia công áp lực tiến hành ở nhiệt độ lớn hơn