1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình bảo dưỡng sửa chữa xe kia morning

89 53 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Trình Bảo Dưỡng Sửa Chữa Xe Kia Morning
Tác giả Hứa Gia Vinh
Người hướng dẫn TS. Trần Văn Trung
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Cơ khí
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 2,76 MB

Nội dung

Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.

Trang 1

VIỆN CƠ KHÍ



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA

XE KIA MORNING

Ngành: Cơ khí

Chuyên ngành: Cơ khí ô tô

Giảng viên hướng dẫn : TS Trần Văn Trung

Sinh viên thực hiện : Hứa Gia Vinh

MSSV: 1851080070 Lớp: CO18A

TP Hồ Chí Minh, 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH

VIỆN CƠ KHÍ



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA

XE KIA MORNING

Ngành: Cơ khí

Chuyên ngành: Cơ khí ô tô

Giảng viên hướng dẫn : TS Trần Văn Trung

Sinh viên thực hiện : Hứa Gia Vinh

MSSV: 1851080070 Lớp: CO18A

TP Hồ Chí Minh, 2023

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Sau khoảng thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ ô tô Hoàng Phát và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, nay em đã hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Quy trình bảo dưỡng sửa chữa xe Kia Morning” Để bài luận văn được hoàn thành một cách chỉnh chu nhất đó không chỉ qua sự nỗ lực của bản thân em mà còn nhờ

sự nhiệt tình giúp đỡ của các quý thầy cô và bạn bè đã truyền đạt cho em những kiến thức và đưa ra những lời góp ý vô cùng quý báu trong suốt thời gian em học tập Nay cho phép em gừi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc tới tập thể các cán bộ, giảng viên chuyên ngành Bộ môn Cơ khí ô tô Viện Cơ khí của trường Đại học Giao Thông Vận Tải Tp.Hồ Chí Minh

Và đặc biệt là TS.Trần Văn Trung đã sắp xếp thời gian và có những buổi họp nhóm để hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm cũng như cách trình bày cho tụi em trong suốt khóa luận cuối cấp này

Em xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023

Sinh viên

Trang 4

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trong đề tài này em nghiên cứu về “Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa xe Kia Morning”, một dòng xe đô thị được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam với thế mạnh vượt trội là sự tiện dụng với kích thước nhỏ gọn, khả năng cơ động cao, tiêu tốn ít nhiện liệu và giảm tối đa phát thải gây ô nhiễm môi trường Ngoài vấn đề nghiên cứu chung về bảo dưỡng, sửa chữa toàn

và động cơ, trong đề tài này em đi sâu vào nghiên cứu cơ cấu phấn phối khí, một trong những

cơ cấu quan trọng, góp phần quyết định đến hiệu suất làm việc của động cơ và sự phát thải của xe ảnh hưởng đến môi trường

Nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương I Cơ sở lý luận của đề tài

Chương II Quy trình tháo lắp cơ cấu phân phối khí xe Kia Morning SI 2016

Chương III Quy trình bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ô tô

Chương IV Xây dựng quy trình kiểm tra, sửa chữa và khắc phục hư hỏng cơ cấu

phân phối khí xe Kia Morning SI 2016

Trang 5

MỤC LỤCCHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI _ 1

1.1 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 1.1.1 Mục tiêu nghiên cứu 1 1.1.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1 1.1.3 Phương pháp nghiên cứu _ 1 1.2 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 1 1.3 TỔNG QUAN VỀ XE KIA MORNING SI 2016 _ 1 1.3.1 Giới thiệu về xe Kia Morning _ 2 1.3.2 Thông số kỹ thuật 3 1.3.3 Đánh giá _ 3 1.4 TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ 6 1.4.1 Công dụng, yêu cầu, phân loại 6 1.4.2 So sánh ưu, nhược điểm của xupap đặt và xupap treo _ 10 1.5 CẤU TẠO CỦA CÁC BỘ PHẬN CHỦ YẾU 10 1.5.1 Trục cam 10 1.5.2 Dẫn động trục cam 11 1.5.3 Xupap 12 1.5.4 Các chi tiết khác 14 1.6 BỐ TRÍ XUPAP VÀ DẪN ĐỘNG CỦA CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ 15 1.6.1 Số xupap 15 1.6.2 Bố trí xupap 15 1.6.3 Dẫn động xupap và trục cam _ 15

CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH THÁO LẮP CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ XE KIA

MORING SI 2016 19

2.1 QUY TRÌNH THÁO LẮP CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ 19 2.1.1 Quy trình tháo cơ cấu phân phối khí _ 19 2.1.2 Các bước lắp lại _ 22 2.1.3 Yêu cầu _ 23

CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ 24

Trang 6

3.1 KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ TÍNH CHẤT CỦA VIỆC BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT, SỬA CHỮA Ô

TÔ 24 3.2 NỘI DUNG VÀ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT VÀ SỬA CHỮA

Ô TÔ 24 3.2.1 Đối tượng áp dụng _ 24 3.2.2 Những chú ý khi thực hiện quy trình bảo dưỡng, sửa chữa ô tô _ 24 3.2.3 Quy định chung về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa ô tô 25 3.2.4 Phân cấp bảo dưỡng _ 25 3.2.5 Bảo dưỡng hàng ngày 26 3.2.6 Bảo dưỡng định kỳ 26 3.2.7 Nội dung sửa chữa ô tô. _ 32 3.2.8 Phân loại sửa chữa 33 3.3 QUY ĐỊNH VỀ BẢO DƯỠNG Ô TÔ TRONG THỜI KỲ CHẠY RÀ 35 3.3.1 Trước khi chạy rà _ 35 3.3.2 Chạy rà _ 35 3.3.3 Kết thúc chạy rà _ 35 3.4 NỘI DUNG, QUY ĐỊNH SỬA CHỮA LỚN TỔNG THÀNH Ô TÔ _ 35 3.4.1 Động cơ _ 36 3.4.2 Hộp số 36 3.4.3 Trục chuyển động _ 36 3.4.4 Cầu chủ động _ 37 3.4.5 Trục trước và hệ thống lái _ 37 3.4.6 Hệ thống phanh _ 37 3.4.7 Hệ thống điện 37 3.4.8 Hệ thống treo _ 38 3.4.9 Buồng lái 38 3.4.10 Khung ô tô _ 38 3.4.11 Sơn _ 38

CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA, SỬA CHỮA VÀ KHẮC PHỤC

HƯ HỎNG CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ XE KIA MORNING SI 2016 39

4.1 CÁC HƯ HỎNG CỦA CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ _ 39

Trang 7

4.2 QUY TRÌNH KIỂM TRA, KHẮC PHỤC HƯ HỎNG CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ _ 40 4.2.1 Xupap 40 4.2.2 Ổ đặt _ 49 4.2.3 Ống dẫn hướng _ 52 4.2.4 Lò xo xupap 54 4.2.5 Con đội _ 58 4.2.6 Móng hãm và đĩa chặn lò xo _ 60 4.2.7 Trục cam và bạc lót 61 4.2.8 Bộ truyền động đai xích 67 4.2.9 Đặt cam và điều chỉnh khe hở nhiệt _ 68 4.2.10 Kiểm nghiệm các thông số sửa chữa _ 74 4.2.11 Thông số kiểm tra điều chỉnh 75 4.2.12 Mô men xiết quy định 77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78

1 KẾT LUẬN _ 78

2 KIẾN NGHỊ _ 78

Trang 8

DANH SÁCH HÌNH VẼ

HÌNH 1.1 KIA MORNING SI 2016 _ 2 HÌNH 1.2 KÍNH CHIẾU HẬU TÍCH HỢP ĐÈN LED 4 HÌNH 1.3 TAY NẮM CỬA MẠ CROM _ 4 HÌNH 1.4 VÔ LĂNG 2 CHẤU _ 5 HÌNH 1.5 CỤM BA ĐỒNG HỒ _ 5 HÌNH 1.6 HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA, ÂM THANH _ 5 HÌNH 1.7 CỤM CẦN SỐ MẠ CROM _ 5 HÌNH 1.8 TOÀN BỘ HỆ THỐNG ĐỘNG CƠ XE _ 6 HÌNH 1.9 CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ DÙNG XUPAP TREO LẮP TRÊN NẮP MÁY _ 7 HÌNH 1.10 CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ DÙNG XUPAP TREO LẮP TRÊN THÂN MÁY _ 8 HÌNH 1.11 HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KHÍ DÙNG XUPAP ĐẶT _ 9 HÌNH 1.12 CẤU TẠO TRỤC CAM _ 11 HÌNH 1.13 CÁC PHƯƠNG PHÁP DẪN ĐỘNG TRỤC CAM 12 HÌNH 1.14 CẤU TẠO XUPAP 13 HÌNH 1.15 XUPAP VÀ LÒ XO TRÊN CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ 14 HÌNH 1.16 TRUYỀN ĐỘNG BÁNH RĂNG _ 16 HÌNH 1.17 DẪN ĐỘNG BẰNG DÂY ĐAI 17 HÌNH 1.18 TRUYỀN ĐỘNG XÍCH _ 18 HÌNH 4.1 LÀM SẠCH XUPAP VÀ KIỂM TRA XUPAP BẰNG CÁC DỤNG CỤ ĐO 41 HÌNH 4.2 CÁC KẾT QUẢ KHÁC NHAU SAU KHI KIỂM TRA 42 HÌNH 4.3 KIỂM TRA BẰNG DẦU HỎA _ 42 HÌNH 4.4 PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA BẰNG KHÍ NÉN 43 HÌNH 4.5 PANME 43 HÌNH 4.6 ĐỒNG HỒ SO 43 HÌNH 4.7 CHO LÒ XO VÀO Ổ ĐẶT XUPAP CẦN RÀ 44 HÌNH 4.8 BÔI DẦU VÀ BỘT RÀ LÊN XUPAP CẦN RÀ 44 HÌNH 4.9 GIA CÔNG XUPAP TRÊN MÁY RÀ _ 45 HÌNH 4.10 BÔI THÊM BỘT RA NẾU CẦN THIẾT KHI RÀ 45 HÌNH 4.11 QUAN SÁT VÀ KIỂM TRA LẠI BỀ MẶT ĐẦU XUPAP _ 46 HÌNH 4.12 PHƯƠNG PHÁP RÀ XUPAP BẰNG TAY 46

Trang 9

HÌNH 4.13 MÁY MÀI ĐUÔI XUPAP _ 47 HÌNH 4.14 KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA Ổ ĐẶT BẰNG MÁY CHUYÊN DỤNG _ 49 HÌNH 4.15 MÁY DOA Ổ ĐẶT 50 HÌNH 4.16 GÓC DOA Ổ ĐẶT 51 HÌNH 4.17 KIỂM TRA ỐNG DẪN HƯỚNG BẰNG DỤNG CỤ ĐO LỖ NHỎ _ 52 HÌNH 4.18 KIỂM TRA SỬA CHỮA VÀ ÉP ỐNG DẪN HƯỚNG _ 53 HÌNH 4.19 KIỂM TRA LÒ XO BẰNG DỤNG CỤ CHUYÊN DÙNG _ 55 HÌNH 4.20 KIỂM TRA CHIỀU DÀI TỰ DO BẰNG THƯỚC CẶP 56 HÌNH 4.21 KIỂM TRA ĐỘ THẲNG ĐỨNG LÒ XO BẰNG THƯỚC VUÔNG GÓC _ 57 HÌNH 4.22 KIỂM TRA ĐỘ CÔN CỦA CON ĐỘI 59 HÌNH 4.23 KIỂM TRA ĐỘ Ô VAN CỦA CON ĐỘI 59 HÌNH 4.24 KIỂM TRA ĐỘ MÒN CỦA CAM 63 HÌNH 4.25 KIỂM TRA ĐỘ CONG TRỤC CAM 63 HÌNH 4.26 KIỂM TRA ĐỘ RƠ DỌC TRỤC CỦA TRỤC CAM 64 HÌNH 4.27 LẮP BẠC VÀO Ổ ĐỠ 66 HÌNH 4.28 ĐẶT CAM TRÊN NẮP MÁY _ 69 HÌNH 4.29 ĐẶT CAM TRONG THÂN ĐỘNG CƠ _ 70 HÌNH 4.30 ĐIỀU CHỈNH CAM TRÊN NẮP MÁY _ 71 HÌNH 4.31 DÙNG DỤNG CỤ SST A NÉN CON ĐỘI 72 HÌNH 4.32 LẤY VÒNG ĐỆM RA 72 HÌNH 4.33 ĐO CHIỀU DÀY CỦA ĐĨA ĐỆM 73 HÌNH 4.34 ĐIỀU CHỈNH KHE HỞ NHIỆT THÔNG QUA VÍT CÔN _ 74

Trang 10

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

BẢNG 1.1 THÔNG SỐ KỸ THUẬT 3 BẢNG 1.2 ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA XUPAP ĐẶT VÀ XUPAP TREO _ 10 BẢNG 2.1 QUY TRÌNH THÁO CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ _ 19 BẢNG 3.1 CHU KỲ BẢO DƯỠNG Ô TÔ ĐỊNH KỲ 31 BẢNG 3.2 CÁC CHI TIẾT TỔNG THÀNH SỬA CHỮA _ 32 BẢNG 3.3 DANH MỤC CÁC CHI TIẾT TỔNG THÀNH SỬA CHỮA 34 BẢNG 4.1 MỘT SỐ HƯ HỎNG CHÍNH CỦA CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ _ 39 BẢNG 4.2 CÁC DẠNG HƯ HỎNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA XUPAP 40 BẢNG 4.3 CÁC DẠNG HƯ HỎNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA Ổ ĐẶT 49 BẢNG 4.4 CÁC DẠNG HƯ HỎNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA LÒ XO XUPAP _ 54 BẢNG 4.5 CÁC DẠNG HƯ HỎNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA CON ĐỘI _ 58 BẢNG 4.6 CÁC DẠNG HƯ HỎNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA MÓNG HÃM VÀ ĐĨA CHẶN

LÒ XO _ 60 BẢNG 4.7 CÁC DẠNG HƯ HỎNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA TRỤC CAM VÀ BẠC LÓT _ 61 BẢNG 4.8 CÁC THÔNG SỐ SỬA CHỮA _ 67 BẢNG 4.9 CÁC HƯ HỎNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ BỘ TRUYỀN ĐỘNG ĐAI XÍCH 67 BẢNG 4.10 THÔNG SỐ KIỂM TRA ĐIỀU CHỈNH CÁC CHI TIẾT _ 75 BẢNG 4.11 THÔNG SỐ MÔ MEN XIẾT THEO QUY ĐỊNH 77

Trang 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu

1.1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Chỉ ra các hư hỏng thường gặp, lập quy trình và đưa ra phương án kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa ô tô Kia Morning

1.1.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Tập chung chủ yếu vào hệ thống phân phối khí xe Kia Morning và quy trình kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa thiết yếu hiện nay

1.1.3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích và chọn lọc quy trình hợp lý

Phương pháp kế thừa và thu thập tài liệu: Dựa trên những tư liệu sẵn có để xây dựng và phát triển

- Phương pháp khảo sát thực tế: Xem xét và kiểm nghiệm quy trình được xây dựng theo tình hình thực tế

1.2 Ý nghĩa đề tài

Đề tài giúp sinh viên củng cố và tổng hợp kiến thức sau quá trình học tập tại trường Đồng thời nâng cao hơn về kỹ năng chuyên môn để ứng dụng trực tiếp khi đi làm tại cái xưởng ô tô

1.3 Tổng quan về xe Kia Morning SI 2016

Trang 12

1.3.1 Giới thiệu về xe Kia Morning

Hình 1.1 Kia Morning SI 2016

Kia Morning (còn được gọi là Kia Picato ở một số thị trường khác nhau) là dòng xe đô thị của Kia, nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai Hàn Quốc (sau Hyundai, trực thuộc Tập đoàn Hyundai) Thế hệ đầu tiên của mẫu xe này được ra mắt tại Frankfurt Motor Show năm 2003

và dựa trên thiết kế của dòng xe Hyundai Getz

Cuối năm 2007, phiên bản Châu Âu được nâng cấp nhẹ, thay đổi thiết kế đèn trước sau, cản trước và lưới tản nhiệt Đồng thời, hệ thống lái trợ lực được chuyển sang sử dụng trợ lực điện thay vì trợ lực thủy lực như trước Năm 2010 nổi bật với lưới tản nhiệt kiểu mũi hổ mới Thế hệ thứ hai của mẫu xe này ra mắt tại Geneva Motor Show 2011, cả về chiều dài cơ

sở và chiều dài xe đều hơn thế hệ đầu tiên

Kia Morning có sẵn trên toàn cầu (ngoại trừ Bắc Mỹ, Venezuela, Trung Quốc và Singapore) dưới dạng hatchback 5 cửa, trong khi thị trường châu Âu có thêm biến thể 3 cửa độc quyền Phiên bản 3 cửa có cùng chiều dài với phiên bản 5 cửa nhưng có cửa và cửa sổ mới, cản trước khác biệt và lưới tản nhiệt trước có viền bạc hoặc đỏ

KIA Morning thế hệ thứ ba đã chính thức ra mắt thế giới tại Triển lãm ô tô Geneva 2017

và hiện đã có mặt tại Châu Âu Đối với thị trường Malaysia, thế hệ thứ ba được ra mắt vào tháng 1 năm 2018 và vào tháng 1 năm 2019, biến thể GT-Line được ra mắt với thêm phanh khẩn cấp và một số tính năng khác

Trang 13

Trọng lượng Không tải 940 kg

Dung tích thùng nhiên liệu 35 L

Mô men xoắn cực đại 120Nm / 4000rpm

Trang 14

1.3.3.2 Đánh giá ngoại thất

Không có nhiều điểm sáng trong thiết kế thân xe Bên dưới hai cửa có rãnh hơi lõm quét ngang Tay nắm cửa mạ crom sáng bóng giúp xe càng thêm lịch lãm Morning Si 2016 không thua kém những “người anh em” đắt tiền khác ở chỗ gương chiếu hậu cũng tích hợp dải LED báo rẽ Ngoài ra, đèn pha của cả dòng xe được ốp nhựa đen giúp tổng thể xe thể thao hơn

Hình 1.2 Kính chiếu hậu tích hợp đèn Led Hình 1.3 Tay nắm cửa mạ crom

Trang 15

Cabin trông khá sáng sủa với toàn bộ cụm cần số và viền điều khiển điều hòa, âm thanh đều được bọc kim loại mạ crom

1.3.3.5 Đánh giá trang bị an toàn

Được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS và phân phối lực phanh điện tử EBD,… Khiến người lái tự tin hơn khi điều khiển xe trên đường trơn trượt hay leo dốc.

1.3.3.6 Đánh giá động cơ

Xe được trang bị hộp số tự động 4 cấp và động cơ Kappa 1.25 lít 4 xi lanh, giúp tăng

mô men xoắn cực đại 120 Nm tại vòng tua 4.000 vòng/phút công suất cực đại vòng tua 6.000 vòng/phút với 86 mã lực

Hình 1.4 Vô lăng 2 chấu Hình 1.5 Cụm ba đồng hồ

Hình 1.6 Hệ thống điều hòa, âm thanh Hình 1.7 Cụm cần số mạ crom

Trang 16

1.3.3.7 Tiêu chí 7: Đánh giá mức tiêu hao nhiên liệu

Theo đánh giá về hiệu suất, Kia Morning SI 2016 có mức tiêu hao nhiên liệu khoảng 8,7

lít/100 km khi di chuyển trong nội thành, hơn 6 lít/100 km khi di chuyển trên đường cao tốc

và khi chạy kết hợp thì tiêu hao khoảng 7,5 lít/100 km

1.4 Tổng quan về cơ cấu phân phối khí

1.4.1 Công dụng, yêu cầu, phân loại

1.4.1.1 Công dụng

Hệ thống phân phối khí đảm nhiệm chức năng nạp đầy hỗn hợp hòa khí (xăng + không khí) hay không khí sạch vào xilanh trong kỳ nạp, tiếp đó tiến hành thải sạch khí cháy ra khỏi xilanh trong kỳ xả

1.4.1.2 Yêu cầu

Đóng mở xupap đúng pha và đúng thời gian quy định

Độ mở đủ lớn để dòng khí lưu thông, ít trở lực

Đảm bảo nạp đầy thải sạch

Đóng xupap phải kín để áp suất nén không bị cháy do lọt khí

Làm việc tin cậy, tuổi thọ, độ tin cậy cao

Giá thành hợp lý, thuận tiện bảo dưỡng sửa chữa

Hình 1.8 Toàn bộ hệ thống động cơ xe

Trang 17

1.4.1.3 Phân loại

Có nhiều loại cơ cấu phân phối khí khác nhau tùy theo cách bố trí của nhà sản xuất: Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo và dùng xupap đặt

a Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo

Loại 1: Cơ cấu phân phối khí trục cam được lắp trên nắp máy

đó lò xo (3) bị nén lại Nếu bề mặt làm việc của cam (6) tác không tác động vào con đội (5)

Hình 1.9 Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo lắp trên nắp máy

Trang 18

thì xupap (1) sẽ chuyển động đi lên nhờ lực đẩy lò xo (3) và đóng kín không cho thông giữa bên trong xilanh với bên ngoài cửa nạp hoặc cửa xả

Loại 2: Cơ cấu phân phối khí trục cam được lắp trên thân máy

Hình 1.10 Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo lắp trên thân máy

Trang 19

xupap hút) ở bên trong xilanh với cửa xả (tại xupap xả) Khi không được vấu cam tác động (11) lên con đội nữa, lò xo (2) sẽ dãn ra và làm cho xupap (5) đóng lại, quá trình thải hoặc quá trình hút của động cơ kết thúc Cứu tương tự nhu vậy quá trình này sẽ diễn ra xuyên suốt khi động cơ làm việc

b Cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt

Hình 1.11 Hệ thống phân phối khí dùng xupap đặt

1 Xupap 6 Đai ốc điều chỉnh

2 Ống dẫn hướng 7 Con đội

4 Đĩa lò xo 9 Bánh răng trục cam

5 Bulong điều chỉnh 10 Bánh răng trục cơ

* Nguyên lý làm việc:

Thông qua dây dẫn động từ bánh răng trục khuỷu (10) khi động cơ làm việc khiến trục cam (8) quay, từ đó vấu cam sẽ tác động lên con đội (7) làm cho con đội di chuyển đi lên tác động trực tiếp vào đuôi xupap (1) ,lúc này xupap sẽ chuyển động đi lên và làm lò xo (3) bị nén lại, khi xupap chuyển động đi lên cửa nạp sẽ được mở thông với bên trong xilanh ( tại xupap hút) ở bên trong xilanh với cửa xả ( tại xupap xả) , khi không có tác động của vấu cam

Trang 20

(8) vào con đội nữa, lò xo (3) lúc này sẽ dãn ra và làm cho xupap đóng lại và kết thúc quá trình hút hoặc quá trình thải của động cơ

1.4.2 So sánh ưu, nhược điểm của xupap đặt và xupap treo

Bảng 1.2 Ưu, nhược điểm của xupap đặt và xupap treo

- Kích thước động cơ không quá lớn

vì toàn bộ cơ cấu phân phối khí

nằm ở thân máy

- Lực quán tính cơ cấu nhỏ do chi

tiết của cơ cấu ít

- Con đội và bề mặt cam ít bị ăn

mòn

- Buồng cháy gọn vì xupap được bố trí trong

xilanh dưới dạng treo

- Tỉ số nén tăng đồng thời giảm kích nổ ở

động cơ xăng

- Dòng lưu động ít tổn thất, đảm bảo xả sạch

nạp đầy cho động cơ

- Sử dụng phổ biến cho cả động cơ diesel và

- Nhiều chi tiết hơn cơ cấu dùng xupap đặt vì

thế chiều cao động cơ tăng,

- Các chi tiết tác dụng lên con đội và bề mặt

cam có lực quán tính lớn hơn

- Nắp máy động cơ thiết kế phức tạp khó gia công

1.5 Cấu tạo của các bộ phận chủ yếu

1.5.1 Trục cam

Làm bằng thép, bao gồm vấu cam và các cổ trục Số lượng cam đúng bằng số lượng xupap và chúng được sắp xếp để đảm bảo thứ tự nổ của các xi lanh động cơ Để đảm bảo độ

Trang 21

cứng vững của trục số lượng cổ trục phải được tính toán thiết kế theo số lượng xi lanh và cách

bố trí xi lanh

Biên dạng cam quyết định thời điểm đóng mở xupap nên phải tính toán để đảm bảo thời điểm đóng mở xupap của động cơ đúng như thiết kế, đồng thời chiều cao của đỉnh cam quyết định độ mở của xupap

Hiện nay loại cam được sử dụng phổ biến nhất là loại cam có dạng đối xứng, đảm bảo cho việc đóng mở xupap được trơn tru, dứt khoát Các cam thường được chế tạo liền trục Bề mặt của cam phải được xử lý gia công kỹ lưỡng: cacbon hóa, thấm nitơ và đánh bóng để giảm

sự mài mòn khi hoạt động Cổ trục cam là nơi lắp các gối đỡ trục, thường là các ổ trượt

Hình 1.12 Cấu tạo trục cam

1 Cổ trục cam; 2 Vấu cam; 3 Bánh răng trục cam

1.5.2 Dẫn động trục cam

Động cơ đốt trong hiện nay có 3 cách truyền trục cam phổ biến là truyền bánh răng, truyền dây đai hoặc truyền xích Phụ thuộc vào vị trí đặt trục cam, loại động cơ và phương pháp truyền thống của nhà sản xuất để lựa chọn phương pháp truyền động Ví dụ, động cơ diesel với công suất cao thường sử dụng bộ truyền động bằng bánh răng với trục cam bên dưới (bên trong thân máy) Còn các động cơ nhỏ lắp trên ô tô du lịch thường được dẫn động bằng xích hoặc đai răng

Các bánh răng trên trục cam được truyền động bởi bánh răng chủ động được lắp ở đầu

Trang 22

trục khuỷu của động cơ Đối với động cơ 4 kỳ tỷ số truyền của các cặp bánh răng này là 2 và

1 đối với động cơ 2 kỳ Ở một số trường hợp, các bánh răng dẫn động bơm nhiên liệu, bơm dầu bôi trơn và bộ chia điện cũng ăn khớp với các bánh răng cam để tạo thành một cụm, đặt

ở phía đầu động cơ

Để đảm bảo độ ổn định và giảm tiếng ồn trong quá trình hoạt động, bánh răng truyền trục cam thường sử dụng bánh răng nghiêng Khi lắp đặt các bánh răng này, hãy chú ý định

vị chính xác theo các dấu có sẵn trên bánh răng

Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản, bền bỉ, tuổi thọ cao nhưng có nhược điểm là gây ồn ào Hiện nay, truyền động trục cam bánh răng chủ yếu được sử dụng ở các động cơ lớn Đối với các động cơ ô tô con, nhà sản xuất thay thế bằng truyền động đai và xích

Hình 1.13 Các phương pháp dẫn động trục cam

1.5.3 Xupap

Cấu tạo gồm 2 phần: đầu và thân Đầu xupap có dạng đĩa và bề mặt kín được vát cạnh hình côn ( nghiêng 45°) Đế xupap nằm trên nắp và có độ vát tương tự Phần đế có thể được gia công trực tiếp trên nắp máy (nếu nắp máy đúc bằng gang) hoặc có thể chế tạo thành một

bộ phận rời và ép vào nắp máy Đế và các mặt tỳ xupap phải được mài kỹ trước khi lắp đặt

để đảm bảo độ kín, thân van di chuyển trong ống dẫn thường được chế tạo riêng rồi ép vào nắp máy

Trang 23

Hình 1.14 Cấu tạo xupap

Nhiệm vụ xupap: vừa dẫn hướng vừa làm kín Do đó thân xupap trượt trong ống phải được gia công chính xác và có độ bóng cao Đuôi xupap thường là nơi bố trí các chi tiết phanh Cấu tạo của khóa hãm rất đa dạng, nhưng phổ biến nhất là loại khóa hãm hai nửa: mặt ngoài hình côn, mặt trong hình trụ, rãnh tiện ở đuôi xupap có gờ Khóa này chặn tấm đỡ phía trên của lò xo, thông qua nó, lực đẩy của lò xo được truyền đến thân xupap để đảm bảo rằng đế xupap luôn được ép chặt Khi động cơ hoạt động, các xupap xả tiếp xúc với nhiệt độ rất cao

do các khí cháy đi qua chúng trong kỳ xả Do đó, xupap xả thường được làm bằng thép hợp kim chịu nhiệt và xupap nạp được làm bằng thép mạ crôm Đôi khi đầu và thân van được sản xuất riêng biệt từ các vật liệu khác nhau và được hàn lại với nhau Thân xupap và đầu xupap rỗng và chứa đầy muối nóng chảy hoặc natri kim loại (khoảng 97° C) Ở nhiệt độ cao, các chất này sẽ nóng chảy, tăng khả năng điều chỉnh nhiệt độ của toàn bộ thân xupap, giảm nhiệt

độ ở vùng nhiệt độ cao

Để đảm bảo xupap luôn đóng kín, lò xo xupap có nhiệm vụ đảm nhiệm việc ép chặt mặt

tỳ của xupap lên đế của nó Để xác định đúng vị trí xupap trên đế của nó, người ta sử dụng 2

Trang 24

lò xo lồng vào nhau và có hướng xoắn ngược nhau

Hình 1.15 Xupap và lò xo trên cơ cấu phân phối khí

Đòn mở có dạng đòn với 2 nửa đòn có độ dài không bằng nhau quay quanh một trục Được chế tạo bởi công nghệ dập và làm bằng thép, thông qua các bạc bằng đồng chúng được lắp lên trục của giàn xupap Đầu dài của đòn mở có mặt cầu để tỳ lên đuôi của xupap

Các động cơ có trục cam đặt ở trên nắp máy thì cơ cấu phối khí không có đũa đẩy, các cam sẽ tác động trực tiếp lên các xupáp hoặc thông qua các đòn mở đặc biệt

Ở các động cơ ô tô du lịch người ta thường sử dụng con đội thuỷ lực để đảm bảo cho đầu dài đòn mở luôn tỳ sát vào đuổi của, nhờ vậy trong quá trình làm việc ta không cần điều chỉnh xupap Ngoài ra con đội thuỷ lực giúp cho cơ cấu làm việc trơn tru và đỡ ồn hơn

Trang 25

1.6 Bố trí xupap và dẫn động của cơ cấu phân phối khí

1.6.1 Số xupap

Đa số mỗi xi lanh có 1 xupap nạp và 1 xupap thải Để ưu tiên nạp đầy cho động cơ chiều dài đường kính luôn bé hơn chiều dài đường kính xupap nạp

Để tiết kiệm nhiên liệu, nhất là đối với động cơ mà xylanh có đường kính lớn, số xupap

có thể bằng 3 (2 nạp, 1 thải) hoặc 4 (2 nạp và 2 thải) Hầu hết các động cơ đều được thiết kế với 4 xupap Nhằm tăng tiết diện cho dòng khí lưu động thông qua, đồng thời tạo ra được chuyển động xoáy do đóng mở các xupap cùng tên trong xylanh lệch nhau để hoàn thiện quá trình cháy và hình thành khí hỗn hợp, nâng cao tính năng làm việc của động cơ Vài động cơ dùng 5 (hoặc nhiều hơn) xupap cho 1 xylanh, trong đó 3 xupap nạp và 2 xupap thải

1.6.2 Bố trí xupap

- Để tận dụng hết lượng nhiệt của khí thải sấy nóng khí nạp mới và tăng cường quá trình

bay hơi và hòa trộn nhiên liệu với không khí trên đường nạp đối với động cơ xăng, các xupap thải và nạp xen được sắp xếp ở vị trí xen kẽ nhau nên các đường thải và nạp nằm cùng một phía động cơ

Ở một số trường hợp, đường nạp thải được lắp đặt về hai phía của động cơ để giảm thiểu ảnh hưởng lượng nhiệt tăng lên của khí nạp Giải pháp này được áp dụng đa số động cơ xăng

và một số động cơ diesel có lắp đặt đường khí nạp thải

Khác với cách bố trí thông thường thay vì bố trí song song với đường tâm xylanh nhưng

để buồng cháy gọn hơn xupap sẽ được bố trí nghiêng đi

1.6.3 Dẫn động xupap và trục cam

1.6.3.1 Dẫn động xupap

Xupap được dẫn động gián tiếp thông qua các chi tiết trung gian như đũa đẩy, con đội,

cò mổ, đòn gánh Và để giảm bớt các chi tiết dẫn động trung gian, các nhà sản xuất đã dùng đòn bẩy để khuyếch đại hành trình xupap hoặc trực tiếp từ cam để dẫn động xupap Tuy nhiên phải giải quyết vấn đề dẫn động trục cam với khoảng cách xa

1.6.3.2 Dẫn động trục cam

Bao gồm các phương pháp: truyền động bằng đai, xích và bánh răng

a

Trang 26

* Truyền động bằng bánh răng:

Phương pháp truyền động này được dùng đa số ở các động cơ trục cam đặt ở thân máy, khoảng cách giữa các trục không lớn Có hai kiểu dẫn động bằng bánh răng:

Hình 1.16 Truyền động bánh răng

1 Bánh răng trục cam 7 Xupap

2 Dấu đặt trục cam 8 Đũa đẩy

3 Bánh răng trục khuỷu 9 Con đội

Trang 27

* Truyền động bằng đai:

Dùng cho các động cơ có khoảng cách giữa các trục lớn, trục cam được lắp ở nắp máy Truyền động êm, ít gây tiếng ồn, trơn tru

Giá thành rẻ, dễ chế tạo nhưng phải thay dây đai dẫn động định kỳ

Hình 1.17 Dẫn động bằng dây đai

1 Bánh đai trục cam 5 Đai dẫn động

4 Bánh đai trục khuỷu 8 Puly trung gian

Trang 28

* Truyền động xích:

Phương phắp này trục cam có thể đặt ở thân máy hoặc nắp máy

Áp dụng trên các động cơ có khoảng cách giữa hai trục khá lớn

Gây ra tiếng ồn, phải bôi trơn và chăm sóc thường xuyên cho xích và bánh xích

Hình 1.18 Truyền động xích

2 Bộ căng xích 8 Xupap nạp

3 Thanh chống trượt 9 Xupap xả

4 Thanh bảo vệ 10 Bánh xích cam

5 Trục cam xả 11 Dấu đặt cam

6 Trục cam nạp 12 Bánh xích trục khuỷu

Trang 29

CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH THÁO LẮP CƠ CẤU PHÂN PHỐI

KHÍ XE KIA MORING SI 2016

2.1 Quy trình tháo lắp cơ cấu phân phối khí

2.1.1 Quy trình tháo cơ cấu phân phối khí

Bảng 2.1 Quy trình tháo cơ cấu phân phối khí STT Nguyên công Dụng cụ Hình vẽ minh họa Ghi chú

đến 23

- Dụng cụ chuyên

nghiệp vam -

- Phải chuẩn

bị đầy đủ dụng cụ

- Tháo bộ chia điện

- Tháo thanh giằng

cụm hút

- Clê10.14.16,

tuốc nơ vít

- Khẩu, tay vặn và tuýp

10 14.16…

- Tháo chụp nắp máy bugi hay vòi

phun

- Nên để riêng lên giá để thuận tiện cho việc lắp

ráp

- Xả hết nước

làm mát ra

Trang 30

- Tháo bơm xăng

- Tháo cửa nước

3

- Tháo dây đai, bánh

răng đai ra khỏi

trục cam

- Tháo bu lông giữ

bánh răng đai khỏi

- Tháo bộ căng đai

(tháo chốt tăng đai)

- Tháo bánh răng đai

và dây đai ra khỏi

trục cam

- Dùng tay vặn, tuýp

khẩu 21

- Clê choòng 14,16

- Trước khi tháo phải đánh dấu trên dây đai

và bánh răng

đai

- Tháo lắp và đặt gọn gàng các chi tiết lên giá

chuyên dùng

- Lưu ý:

không xếp chồng lên nhau

khẩu 14,16

- Clê choòng 14,16

- Các chi tiết sau khi tháo phải để riêng

để tránh

nhầm lẫn

- Tránh làm rách hoặc trầy xước các đệm lót

Trang 31

- Sau khi nhấc trục cam ra phải để gọn gang để tránh trầy

xước

- Vặn ốc phải theo đúng trình tự hình

17, tuốc nơ

vít

- Clêchoòng 14,16, 17

- Không làm trầy xước, rách đệm

nắp

- Đặt nắp máy nhẹ nhàng tránh trầy xước

Trang 32

(vam)

- Tuốc nơ vít

- Các chi tiết sau khi tháo

ra cần được

để riêng không để lẫn

với nhau

- Đánh dấu từng cặp

Để gọn gang tránh làm trầy xước các bề mặt các chi tiết làm việc như con đội, thân xupáp, cam, ống dẫn hướng,…

Lấy dầu và xăng vệ sinh sạch sẽ các chi tiết vừa được tháo

2.1.2 Các bước lắp lại

Làm sạch tất cả các chi tiết bề mặt, bôi trơn lớp dầu máy Trước khi lắp nhớ lưu ý trục cam phải có khe hở theo hướng nhất định Lắp đồng thời trục cam và bánh răng phân khối lên thân xi lanh Lắp theo các dấu ký hiệu đã được đánh dấu từ trước

Tránh lò xo bắn vào người khi lắp xupap, các chi tiết của xupap phải nằm theo bộ để khi lắp không lắp sai Người ta đã dùng lò xo bước xoắn khác nhau để tránh xảy ra hiện tượng cộng hưởng của lò xo xupap khi làm việc và khi máy chạy với tốc độ cao vẫn có thể làm việc trên toàn bộ chiều dài của nó, chú ý lắp đầu lò xo có bước xoắn ngắn hơn vào phía tán xupap Các bước lắp ngược lại các bước tháo

Trang 33

2.1.3 Yêu cầu

Lắp đúng dấu con đội, cụm xupap, cò mổ và đồng bộ

Sửa chữa xong phải xem xét kiểm tra cơ cấu phải hoạt động trơn tru nhẹ nhàng thì mới cho khởi động động cơ Động cơ khi hoạt động hết công suất không có tiếng ồn từ cơ cấu phân phối khí

Trang 34

CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT VÀ SỬA

CHỮA Ô TÔ 3.1 Khái niệm, mục đích và tính chất của việc bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa ô tô

Khái niệm

- Là những hoạt động kiểm tra, đưa ra những biện pháp kỹ thuật nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của xe trong quá trình sử dụng

- Là những hoạt động kiểm tra, đưa ra những biện pháp kỹ thuật nhằm khôi phục lại khả năng làm việc của các cụm chi tiết tổng thành

Mục đích

- Nhằm duy trì hiệu suất làm việc của động cơ, phát hiện những hư hỏng tiềm năng của xe để tiến hành việc sửa chữa kịp thời

- Khôi phục lại công suất, khả năng làm việc của các chi tiết, động cơ ô tô

Tính chất

- Nhằm ngăn ngừa các lỗi và hư hỏng

có thể xảy ra trong quá trình sử dụng

- Thực hiện dựa trên kết quả sau việc quy trình kiểm tra bảo dưỡng hoặc theo số km xe chạy

do nhà nước ban hành

3.2 Nội dung và quy định chung về quy trình bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ô tô

3.2.1 Đối tượng áp dụng

Các loại xe đô thị, ô tô con, ô tô khách

3.2.2 Những chú ý khi thực hiện quy trình bảo dưỡng, sửa chữa ô tô

1 Hiểu rõ công việc đang làm và tiến hành một cách chính xác Nếu có vướng mắc cần tham khảo, hỏi ý kiến của các chuyên gia

2 Phủ sườn, ghế và sàn xe trước khi tiến hành việc bảo dưỡng để không làm bẩn

và xước xe của khách

3 Kéo phanh tay khi tiến hành công việc hoặc dùng tấn chặn phía dưới bánh xe

Trang 35

4 Khi sử dụng kích luôn luôn gắn giá đỡ:

+ Nâng hạ xe cẩn thận và chính xác

+ Kích dưới dầm ngang hay cầu xe, chú ý đĩa kích cần được đặt ở trọng tâm của chi tiết được kích, cân chỉnh tránh để đĩa kích bị lệch

+ Điều chỉnh độ cao giá đỡ thân xe phù hợp

+ Các kiểu xe khác nhau có vị trí nâng xe khác nhau

5 Khi sử dụng cầu nâng thì phải chú ý:

+ Trọng tâm xe phải nằm trong diện tích tấm đỡ cầu nâng

+ Nâng hạ cầu nâng phải quan sát người cũng như vật cản xung quanh, trên dưới cầu

6 Đóng mở cửa xe phải chú ý, tránh gây va đập trầy xước xe

7 Ưu tiên sử dụng dụng cụ chuyên dùng để đảm bảo an toàn và tăng độ hiệu quả làm việc

8 Tùy theo vị trí trên động cơ xe, ta dùng các loại dầu nhớt cho phù hợp

9 Khi thực hiện việc bảo dưỡng kiểm tra liên quan đến hệ thống điện, ta phải tháo dây âm ra khỏi ắc quy và nhớ ghi lại nội dung bộ nhớ trước khi ngắt

10 Đặt lại nội dung ban đầu của bộ nhớ trước khi tháo dây ắc quy ra

3.2.3 Quy định chung về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa ô tô

Kiểm tra trạng thái kỹ thuật của ô tô để đề ra giải pháp phù hợp trước khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa

Khi đến chu kỳ bảo dưỡng quy định, ta phải chấp hành tiến hành công tác bảo dưỡng Căn cứ theo từng loại ô tô khác nhau ta tiến hành quy trình bảo dưỡng, sửa chữa theo quy định

3.2.4 Phân cấp bảo dưỡng

Dựa trên chu kỳ bảo dưỡng và nội dung công việc Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô được chia làm hai cấp:

+ Bảo dưỡng hàng ngày (BDHN)

Trang 36

3.2.5 Bảo dưỡng hàng ngày

Bảo dưỡng hàng ngày là công tác bảo dưỡng do người lái, công nhân trạm bảo dưỡng chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra trong quá trình vận hành cũng như trước hoặc sau khi sử dụng xe

3.2.5.1 Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật ô tô hàng ngày.(BDHN)

* Kiểm tra, chẩn đoán:

1 Kiểm tra, chẩn đoán ô tô được thực hiện ở trạng thái tĩnh hoặc trạng thái động Tuy thuộc vào hệ thống chi tiết cần kiểm tra

2 Quan sát và kiểm tra toàn bộ các chi tiết, hệ thống bên ngoài cũng như trong xe

3 Kiểm tra hệ thống điện: các đồng hồ trong buồng lái, đèn tín hiệu, ắc quy, đèn pha, cốt, đèn phanh, còi, gạt nước, cơ cấu rửa kính, quạt gió,…

4 Kiểm tra hệ thống lái: hành trình tự do của vành tay lái, bộ trợ lực tay lái,…

5 Kiểm tra hệ thống phanh: độ kín của tổng phanh, hành trình tự do bàn đạp phanh, hiệu lực của hệ thống phanh, các đường dẫn dầu, hơi phanh,

6 Kiểm tra sự làm việc ổn định của động cơ: hệ thống cung cấp nhiên liệu, làm mát, truyền lực chính, cơ cấu nâng hạ, bôi trơn,…

* Bôi trơn, làm sạch:

1 Kiểm tra độ thiết hụt của dầu bôi trơn động cơ, hộp tay lái, truyền lực chính

2 Kiểm tra dung dịch ắc quy, nước làm mát

3 Kiểm tra thùng chứa nhiên liệu, bình chứa khí nén, bầu lọc nhiên liệu và dầu

4 Kiểm tra mức dầu trong bơm cao áp, bộ điều tốc đối với động cơ Diesel

5 Làm sạch toàn bộ xe, cả bên trong lẫn bên ngoài

3.2.6 Bảo dưỡng định kỳ

Bảo dưỡng định kỳ là việc bảo dưỡng xe theo một chu kỳ nhất định (được quy định bằng

thực hiện và kiểm tra

3.2.6.1 Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật ô tô định kỳ (BDĐK)

* Công tác tiếp nhận ô tô vào chạm bảo dưỡng:

Trang 37

1 Rửa và làm sạch ô tô

2 Quá trình kiểm tra, chẩn đoán được thực hiện như BDHN đã nếu trên

* Kiểm tra điều chỉnh các cụm chi tiết tổng thành, hệ thống trên ô tô bao:

1 Động cơ, , hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống phối khí, hệ thống bôi trơn,

hệ thống làm mát

2 Chẩn đoán, kiểm tra trạng thái kỹ thuật của động cơ và các hệ thống

3 Tháo và kiểm tra rửa sạch bầu lọc dầu ly tâm Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn, thay dầu bôi trơn cho máy nén khí động cơ theo chu kỳ, bơm mỡ vào ổ bi của bơm nước

4 Kiểm tra, súc rửa thùng chứa nhiên liệu Rửa sạch bầu lọc thô, thay lõi lọc tinh

5 Kiểm tra, xiết chặt các bulông, bơm hơi, gudông nắp máy, chân máy, ống hút, ống xả, vỏ ly hợp và các mối ghép khác

6 Tháo, kiểm tra và rửa bầu lọc không khí của máy nén khí và bộ trợ lực chân không Kiểm tra hệ thống thông gió cacte

7 Thay dầu bôi trơn bộ điều tốc và cụm bơm cao áp đối với động cơ Diesel

8 Vệ sinh làm sạch quạt gió, cánh tản nhiệt, bề mặt két nước và động cơ, xúc rửa két nước, vỏ ly hợp, hộp số

9 Kiểm tra tình trạng của hệ thống làm mát, van bằng nhiệt, cửa chắn song két nước, sự rò rỉ của két nước, tấm chắn quạt gió két nước làm mát, các đầu nối trong hệ thống,

10 Kiểm tra khe hở nhiệt xupap Điều chỉnh độ căng dây đai dẫn động quạt gió, bơm hơi, bơm nước

11 Kiểm tra độ rơ bạc lót thanh truyền, puli dẫn động, trục khuỷu, trục bơm nước,

12 Kiểm tra áp suất xi lanh động cơ Kiểm tra độ kín khít của nhóm pittông và xi lanh, xupap ( nếu cần )

13 Kiểm tra hệ thống cung cấp nhiên liệu, thùng chứa nhiên liệu, đường ống dẫn Xiết chặt các đầu nối, giá đỡ

14 Kiểm tra tình trạng hoạt động, sự rò rỉ của các cơ cấu điều khiển hệ thống cung cấp nhiên liệu

Trang 38

* Đối với động cơ xăng:

1 Kiểm tra và vệ sinh bộ chế hoà khí, bơm xăng,

2 Điều chỉnh chế độ chạy không tải của động cơ

3 Kiểm tra trang thái làm việc của toàn hệ thống

* Đối với động cơ Diesel:

1 Kiểm tra, xiết chặt giá đỡ bơm cao áp và bàn đạp ga, các đường ống cấp dẫn nhiên liệu,vòi phun, bầu lọc nhiên liệu

2 Kiểm tra vòi phun, bơm cao áp Hiệu chỉnh bằng thiết bị chuyên dụng

3 Kiểm tra và hiệu chỉnh cơ cấu điều khiển thanh răng bơm cao áp, bộ điều tốc

4 Hiệu chỉnh tốc độ chạy không tải của động cơ, cho động cơ hoạt động và kiểm tra lượng khí thải cho phép, tránh gây ô nhiêm môi trường

4 Kiểm tra, điểu chỉnh và làm sạch khe hở má vít

5 Kiểm tra, điều chỉnh và làm sạch điện cực

6 Kiểm tra, điều chỉnh độ căng dây đai dẫn động máy phát, sự làm việc của rơ le

7 Kiểm tra, điều chỉnh hộp cầu chì, toàn bộ các đèn led, đèn pha

8 Kiểm tra, điều chỉnh còi, bắt chặt giá đỡ còi

9 Kiểm tra các công tắc, đầu tiếp xúc của toàn bộ hệ thống

* Ly hợp hộp số, trục các đăng:

1 Kiểm tra, điều chỉnh lò xo hồi vị và hành trình tự do của bàn đạp, bàn đạp ly

Trang 39

hợp

2 Kiểm tra hệ thống truyền động ly hợp, xiết chặt giá đỡ bàn đạp ly hợp, các khớp nối, cơ cấu dẫn động

3 Kiểm tra độ mòn của ly hợp Thay mới nếu độ mòn cao

4 Kiểm tra, điều chỉnh tổng thể Xiết chặt bulông và làm sạch nắp hộp số, ly hợp hộp số, trục các đăng

5 Kiểm tra độ rơ ổ bi các đăng,ổ trục then hoa và ổ bi trung gian

6 Vòng chắn dầu, mỡ phải đảm bảo kín khít

7 Kiểm tra độ thiếu hụt dầu trong hộp số, cơ cấu dẫn động ly hợp

* Cầu chủ động, truyền lực chính

1 Kiểm tra độ rơ và điều chỉnh lại của truyền lực chính

2 Cần đảm bảo độ kín khít của các bề mặt lắp ghép Xiết chặt các bulông bắt giữ

3 Kiểm tra và bổ sung lượng dầu ở vỏ cầu chủ động

* Cầu trước và hệ thống lái

1 Kiểm tra độ mòn các lốp, độ chụm của các bánh xe dẫn hướng Đảo vị lốp theo quy định

2 Kiểm tra và điều chỉnh dầm trục trước hoặc các trục của bánh trước

3 Kiểm tra độ rơ của vòng bi moay ơ, thay mỡ

4 Kiểm tra và điều chỉnh chốt cầu, chốt chuyển hướng theo tiêu chuẩn

5 Kiểm tra trạng thái của thanh xoắn, lò xo và các ụ cao su đỡ, giá treo đối với ô

Trang 40

1 Kiểm tra áp suất khí nén và trạng thái làm việc của máy nén khí, van tiết lưu, van an toàn, độ căng của dây đai máy nén khí

2 Kiểm tra, bổ sung dầu phanh

3 Kiểm tra, xiết chặt để đảm bảo độ kín các đầu nối của đường ống dẫn hơi, dầu

4 Kiểm tra trạng thái làm việc của hệ thống phanh dầu có trợ lực bằng chân không hoặc khí nén

5 Kiểm tra, điều chỉnh và xiết chặt đai giữ bình khí nén, bàn đạp và giá đỡ bơm phanh

6 Kiểm tra và điều chỉnh tang trống, guốc và má phanh, đĩa phanh, giá đỡ bầu phanh, chốt quả đào, lò xo hồi vị, mâm phanh, ổ tựa mâm phanh

7 Kiểm tra độ kín khít xy lanh phanh chính và mức dầu của bầu phanh trong hệ thống phanh hơi

8 Kiểm tra và điều chỉnh khe hở giữa tang trống, hành trình tự do của bàn đạp phanh, đĩa phanh và má phanh

9 Kiểm tra và điều chỉnh phanh tay, các giá đỡ

10 Kiểm tra hiệu quả làm việc của toàn bộ hệ thống phanh

* Hệ thống chuyển động, hệ thống treo và khung xe:

1 Kiểm tra, điểu chỉnh độ lệch khung xe, bu lông tâm nhíp, bu lông hãm chốt nhíp , chắn bùn, đuôi mõ nhíp, ổ đỡ chốt nhíp ở khung, quang nhíp, quai nhíp theo tiêu chuẩn

2 Kiểm tra tác dụng giảm sóc của lò xo và ụ đỡ cao su, thay mới nếu cần Xiết chặt bu lông giữ giảm sóc

Ngày đăng: 04/03/2024, 22:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w