Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.
TỔNG QUAN
Giới thiệu về động cơ
Chú ý: Động cơ 2.2L Duratorq-TDCi là thành viên của nhóm động cơ “Global
Puma” Động cơ Duratorq-TDCi 2.2L là động cơ diesel có trang bị bộ tăng áp dẫn động bằng khí xả với giàn phun nhiên liệu trực tiếp 4 xy lanh, công suất 118 kW Động cơ có thân máy được làm từ gang với khung hình thang để tăng độ cứng và giảm độ rung
Bộ tăng áp dẫn động bằng khí xả của động cơ có kiểu cánh dẫn hướng biến đổi Các cánh dẫn hướng này được điều chỉnh bằng điện.
Các đặc trưng của động cơ
- Động cơ thẳng hàng diesel có trang bị bộ tăng áp dẫn động bằng khí xả gồm 4 xi lanh có hai trục cam trên nắp máy và công nghệ 16 xu páp
- Thân máy là dạng thép đúc với các lòng xy lanh cũng là dạng đúc
- Bộ khung là dạng thang giúp mở rộng không gian cho thân máy
- Hai phần của nắp máy được làm bằng hợp kim nhôm
- Các trục cam nạp, cam xả và bơm nhiên liệu cao áp được dẫn động bằng xích cam Bơm dầu cũng được dẫn động bằng xích
- Cảm biến mức dầu và nhiệt độ dầu
- Bơm chân không được dẫn động bằng trục cam
- Các xu pap được dẫn động bằng trục cam thông qua các cò mổ
Hệ thống ống cao áp Continental 1800 Bar
Vòi phun nhiên liêu với công nghệ Piezo
1.2.3 Hệ thống điều khiển động cơ
Hệ thống EEC giúp kiểm soát tối ưu động cơ thông qua khả năng nâng cao của bộ điều khiển (PCM) Hệ thống EEC cũng có hệ thống theo dõi chẩn đoán bằng màn hình (OBD) với các tính năng và chức năng để đáp ứng các quy định về khí thải của chính phủ
Hệ thống EEC có 2 phần chính: phần cứng và phần mềm Phần cứng gồm có PCM, cảm biến, công tắc, bộ dẫn động, van điện từ và đầu nối liên mạng Phần mềm trong PCM giúp thực hiện việc điều khiển theo chiến lược đối với các bộ phận đầu ra (phần cứng của động cơ) dựa trên các giá trị đầu vào của PCM
PCM nhận thông tin từ nhiều cảm biến và công tắc đầu vào Dựa trên chiến lược và cân chỉnh được lưu trong PCM, PCM tạo ra giá trị đầu ra thích hợp Hệ thống được thiết kế để giảm thiểu mức khí thải và tối ưu hóa mức tiết kiệm nhiên liệu, cũng như khả năng lái Chiến lược phần mềm kiểm soát hoạt động cơ bản của động cơ, cung cấp chiến lược OBD, kiểm soát đèn cảnh báo hệ thống điều khiển động cơ có lỗi (MIL), giao tiếp với công cụ quét qua cổng kết nối máy chẩn đoán (DLC), cho phép nhớ nhanh xóa và lập trình được (Chíp nhớ EEPROM), cung cấp khí ở chế độ không tải và hỗn hợp nhiên liệu và kiểm soát hệ thống quản lý hậu quả lỗi (FMEM)
1.2.4 Điều khiển khí thải từ động cơ
Tùy thuộc vào khu vực, Đáp ứng tiêu chuẩn EURO 2,4 hoặc 5 Mô tơ vận hành van tuần hoàn khí thải EGR được làm mát bằng nước Thân bướm ga điện tử tích hợp cảm biến vị trí
Dữ kiện từ cảm biến oxy Lamda giúp hiệu chỉnh lượng phun nhiên liệu nhằm tối ưu hóa lượng tuần hoàn khí thải EGR
DPF (Bộ lọc khí xả của động cơ diesel) được mạ để giảm thiểu phát thải các hạt (tùy theo khu vực)
Bố trí động cơ
1.3.1.Các bộ phận động cơ
Hình 1.1: Các bộ phận động cơ
1 Nắp quy lát - 2 Thân cò mổ - 3 Nắp máy – 4 Khối xylanh và khung hình thang –
Nắp máy bao gồm hai bộ phận và được làm từ nhôm Hai phần này được lắp với nhau bằng bu lông
Phần bên dưới bao gồm 4 xu páp cho mỗi buồng đốt và hai trục cam
Phần bên trên chứa giàn cò có các có mổ kiểu quay Việc điều chỉnh khe hở xu páp bằng thủy lực được tích hợp trong các cò mổ kiểu quay
Trục cam và bơm phun nhiên liệu được dẫn động bằng trục khuỷu thông qua xích cam
Bơm dầu nằm bên trong máng dầu và được dẫn động bằng trục khuỷu thông qua xích
Chú ý: Xy lanh số 1 nằm ở đầu có xích dẫn động trục cam
1.3.2 Vị trí các chi tiết
Hình 1.3: Vị trí các chi tiết trên động cơ
1 Bộ làm mát dầu – 2 Lọc dầu – 3 Bơm cao áp – 4 Bơm nước – 5 Cổ hút – 6 Ống phân phối nhiên liệu
Hình 1.4: Vị trí các chi tiết trên động cơ
1 Nắp quy lát – 2 Bơm chân không – 3 Cổ ống xả - 4 Bộ tăng nạp – 5 Các te dầu
Hình 1.5: Vị trí các cảm biến điều khiển động cơ
1: Cảm biến nhiệt độ khí nạp (IAT) – 2: Cảm biến trục cam (CMP) – 3: Cảm biến vị trí trục khuỷu (CKP) – 4: Cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ (ECT) – 5: Công tắc áp suất dầu động cơ – 6: Cảm biến áp suất tuyệt đối cổ hút (MAP)
Hình 1.6: Hệ thống dận động phụ trợ
1: Đai dẫn động phụ - 2: Puly quay trơn dây đai động cơ – 3: Puly bơm nước làm mát 4: Máy nén điều hòa – 5: Puly trục khuỷu – 6: Puly quay trơn dây đai động cơ 7: Puly quạt làm mát – 8: Puly căng đai dây đai động cơ – 9: Máy phát điện
Thông số kỹ thuật động cơ
Bảng 1.1: Thông số động cơ
Hành trình pít tông 94,6 mm Đường kính xi lanh 86 mm
Dung tích xi lanh 2198 cc
Công suất ra ở 3200 vòng/phút 118kW (160PS)
Mô men giữa 1600 đến 2500 vòng/phút 385 Nm
Tốc độ không tải 800 vòng/phút
Bảng 1.2: Dung tích dầu động cơ
Mô tả lít Điền đầy có lọc dầu 8,9 l Điền các làn sau có thay lọc dầu 7,7 l Điền các lần sau không thay lọc đầu 7,4 l
Bảng 1.3: Các kích thước về pít tông
Mô tả mm Đường kính pít tông 85,950 – 85,934
Khe hở pít tông xy lanh
0,05 – 0,086 Các khe hở miệng pít tông
Xéc măng khí trên 0,25 – 0,035 Xéc măng khí dưới 0,85 – 1,1
Bảng 1.4: Các kích thước của thân máy
Mô tả mm Độ vênh tối đa — được đo theo chiều dọc và theo đường chéo trên 25 mm, trên 150 mm, khoảng cách vượt quá 150mm 0,025.0,050.0,10 Đường kính nòng xi lanh 86,000 – 86,020
Khe hở hướng tâm của các bạc lót cổ trục chính 0,028 – 0,072 Đường kính ngoài các bạc lót cổ trục chính 1 đến 4 — đo chiều dọc 69,504-64,520 Đường kính ngoài bạc lót cổ trục chính 5 — đo chiều dọc 74,504-74,520 Đường kính ngoài các bạc lót cổ trục chính 1 đến 4 — đo chiều ngang 69,502-69,525 Đường kính ngoài bạc lót cổ trục chính 5 — đo chiều ngang 74,502-74,525
Bảng 1.5: Các kích thước trục khuỷu
Mô tả mm Độ rơ dọc trục ngõng trục chính 0,090-0,305 Đường kính các bạc lót cổ trục chính 1 đến 4 64,950-64,970 Đường kính bạc lót cổ trục chính 5 69,950-69,970 Đường kính bạc lót thanh truyền 52,980-53,000
Bảng 1.6: Các kích thước tay biên
Khe hở bạc lót 0,04 – 0,09 Đường kính lỗ đầu to tay biên 55,996 – 56,016 Đường kính đầu nhỏ thanh truyền 30,010-30,018 Đường kính trong lỗ lớn tay biên — bạc lót đã được lắp 53,017-53,043
Khe hở hướng kính bạc lót tay biên 0,034-0,100
Khe hở dọc trục bạc lót tay biên 0,100-0,320
Bảng 1.7: Các kích thước chốt pít tông
Chiều dài pít tông 66,85 – 66,87 Đường kính chốt pít tông 29,995 – 29,999 Khe hở chốt pít tông 0,013 – 0,022
Bảng 1.8: Các kích thước của xup páp
Khe hở thân và ống dẫn hướng xu páp nạp 0,045 Khe hở thân và ống dẫn hướng xu páp xả 0,055
Chiều rộng của đế xu páp 26
Bảng 1.9: Các kích thước của nắp máy
Mô tả mm Độ vênh tối đa — được đo theo chiều dọc và theo đường chéo trên 25 mm, trên 150 mm, khoảng cách vượt quá 150mm 0,025.0,050.0,10 Kích thước từ chỗ lồi nhất đến chỗ lõm nhất của bề mặt ghép 0,02 Độ dày của phớt nắp máy với pít tông nhô lên từ 0,430 - 0,520 mm
0,01 Độ dày của phớt nắp máy với pít tông nhô lên từ 0,521 - 0,570 mm
1,15(2 lỗ/răng) Độ dày của phớt nắp máy với pít tông nhô lên từ 0,571 - 0,620 mm
Bảng 1.10: Các kích thước trục cam
Khe hở bạc lót trục cam 0,014-0,20 Đường kính ngõng ổ đỡ trục cam 26,450
Khe hở nghỗng trục cam – đo phương hướng kính 0,065
Bảng 1.11: Áp suất dầu tiêu chuẩn
Mô tả bar Áp suất dầu nhỏ nhất ở tốc độ không tải 1,25 Áp suất dầu nhỏ nhất ỏ 2000 vòng/phút 2,0
CHUẨN ĐOÁN VÀ KIỂM TRA ĐỘNG CƠ
Kiểm tra động cơ
Bảng 2.1: Dụng cụ chuyên dùng kiểm tra động cơ Đầu nối, kiểm tra áp suất nén 303-1305 Đồng hồ đo áp suất, hệ thống làm mát 303-396(24-001A)
Thiết bị chẩn đoán chuyên dụng hãng Ford
Máy bơm khí nén bằng tay với bộ tiếp hợp 310-110A
Bảng 2.2: Thiết bị chuyên dùng kiểm tra động cơ
Thiết bị chẩn đoán của ford Máy kiểm tra áp suất nén Đồng hồ đo áp suất dầu Đèn phát hiện rò rỉ UV
2.1.2 Kiểm tra và xác minh hư hỏng a) Kiểm tra bằng mắt
Bảng 2.3: Kiểm tra hư hỏng bằng mắt
Phần cơ khí Phần điện
- Rò rỉ nước làm mát
- Rò rỉ hệ thống nhiên liệu
- Phụ tùng bị ăn mòn hoặc hư hại rõ ràng
- Lỏng hoặc mất đai ốc hoặc bu lông
- Các thiết bị kết nối bị lỏng hoặc bị ăn mòn
- Các công tắc bị ăn mòn hoặc hư hại b) Xác minh triệu chứng hư hỏng
Bảng 2.4: Bảng triệu chứng hư hỏng
Các nguồn góc có thể Giải pháp
- Rò rỉ dầu từ động cơ và các bộ phận phụ
- Bộ làm mát dầu bị rò bên trong hoặc bên ngoài
- Rò rỉ ở phớt dầu trước hoặc sau của trục khuỷu
- Tìm kiếm dấu hiệu rò rỉ dầu trên các bộ phận Sử dụng dụng cụ kiểm tra rò rỉ UV nếu rò rỉ dầu không rõ ràng Lắp mới vòng đệm hoặc bộ phận nếu cần
- Kiểm tra bình nước làm mát xem có màng dầu trên bề mặt nước làm mát không Lắp mới bộ làm mát dầu hoặc vòng đệm bộ làm mát dầu
- Sử dụng sai loại dầu động cơ
- Hệ thống thông hơi buồng trục khuỷu bị lỗi
+ Ống hoặc van thông hơi bị tắc Điều này sẽ làm tăng áp suất trong các te và làm dầu máy đi vào trong buồng đốt nhiều hơn
- Xác định loại dầu động cơ sau cùng được sử dụng (tham khảo hóa đơn hoặc biên lai nhận dầu mới nhất) và so sánh với thông số kỹ thuật Thay dầu động cơ
- Kiểm tra hệ thống thông hơi buồng trục khuỷu hoạt động chính xác và sửa chữa nếu cần
+ Bộ phận tách dầu hệ thống thông hơi buồng trục khủy bị lỗi và dầu động cơ có thể vào trong buồng đốt qua đường ống nạp
- Vòng đệm bị hỏng hoặc bề mặt liên kết
+ Vòng đệm nắp máy bị hỏng hoặc bề mặt liên kết bị biến dạng
+ Phớt dầu thân xu páp bị mòn khiến dầu máy đi vào buồng đốt từ giữa cần xu páp và dẫn hướng xupáp
- Xéc măng hoặc xy lanh bị mòn
- Kiểm tra các vòng đệm và bề mặt liên kết xem có bị hỏng
+ Tháo mặt máy Kiểm tra các bề mặt lắp ráp, vòng đệm nắp máy và độ phẳng của bề mặt lắp ráp giữa nắp máy và thân máy
+ Lắp mới các phớt dầu thân xu páp
- Lắp các bộ phận mới nếu cần
Tiêu hao nước làm mát
- Các bộ phận hệ thống làm mát
- Vòng đệm bị hỏng hoặc bề mặt liên kết bị biến dạng
- Thay thế các bộ phận mới nếu cần
- Lắp mới bộ làm mát EGR
- Lắp mới bộ làm mát dầu
- Kiểm tra vòng đệm nắp máy có bị hỏng không Kiểm tra nắp máy và thân máy có bị biến dạng không
- Nứt hoặc gãy các bộ phận được bao quanh bởi nước làm mát, như lót xi lanh và buồng đốt mặt máy
- Xác định bộ phận của động cơ bị hỏng và lắp mới bộ phận Động cơ không khởi động được
- Ắc quy hoặc các dây cáp
- Mô tơ đề hoặc các dây cáp nối
- Kiểm tra ắc quy hoặc dây cáp
- Kiểm tra hợi thống khởi động Động cơ quay nhưng không nổ máy
- Lẫn nước trong nhiên liệu
- Lọc nhiên liệu bị tắc
- Không khí trong đường nhiên liệu
- Hệ thống nạp khí động cơ
- Bơm phun nhiên liệu bị lỗi hoặc định thời không chính xác
- Định thời xu páp không chính xác
- Xả nước từ hệ thống nhiên liệu
- Thay lọc nhiên liệu mới
- Xả khí hệ thống nhiên liệu Kiểm tra rò rỉ hệ thống nhiên liệu Kiểm tra hệ thống nạp khí
- Kiểm tra hệ thống nạp khí
- Kiểm tra bugi sấy Thay mới bugi sấy nếu cần
- Kiểm tra bơm phun nhiên liệu xem có định thời chính xác và hoạt động bình thường không
- Kiểm tra và điều chỉnh định thời xu páp
- Xích cam hoặc đĩa xích cam bị vỡ hay mòn
- Kiểm tra xích cam và đĩa xích cam Lắp các bộ phận mới nếu cần Động cơ yếu/lượng tiêu thụ nhiên liệu lớn/động cơ chạy không đều
- Hệ thống nạp khí động cơ
- Hệ thống xả bị tắc
- Hệ thống điều khiển động cơ
- Bộ tăng áp dẫn động bằng khí xả
- Bơm phun nhiên liệu bị lỗi hoặc định thời không chính xác
- Định thời xu páp không chính xác, xích cam hoặc đĩa xích cam bị hỏng
- Kiểm tra các bộ phận của hệ thống nhiên liệu
- Kiểm tra hệ thống nạp khí
- Kiểm tra hệ thống xả
- Kiểm tra hệ thống quản lý động cơ
- Kiểm tra bộ tăng áp dẫn động bằng khí xả
- Kiểm tra và điều chỉnh định thời bơm phun nhiên liệu
- Kiểm tra và điều chỉnh định thời xu páp Lắp các bộ phận mới nếu cần Động cơ ồn, bỏ máy/nổ sớm
- Nhiên liệu không đúng chủng loại
- Có nước trong nhiên liệu hoặc nhiên liệu bị nhiễm bẩn
- Bơm phun nhiên liệu bị lỗi hoặc định
- Xác định loại nhiên liệu lần cuối đổ vào bình nhiên liệu (chú ý tiêu chuẩn nhiên liệu)
- Kiểm tra hệ thống nhiên liệu xem có nước hay bị bẩn hay không
- Kiểm tra và điều chỉnh định thời bơm phun nhiên liệu
Trang 21 thời không chính xác
- Định thời xu páp không chính xác, xích cam hoặc đĩa xích cam bị hỏng
- Kiểm tra và điều chỉnh định thời xu páp Lắp các bộ phận mới nếu cần Ồn khi chạy/ồn bộ truyền động xu páp
- Khe hở điều chỉnh xu páp vượt quá do con đội xu páp thủy lực bị lỗi
- Xích cam được căng không chính xác
- Dẫn hướng xích cam bị mòn hay hỏng
- Lắp mới con đội xu páp thủy lực
- Kiểm tra độ căng của xích cam Lắp mới bộ căng nếu cần
- Kiểm tra các dẫn hướng xích cam Lắp mới dẫn hướng nếu cần Động cơ ồn/thân máy
- - Các bộ phận động cơ + Pít tông + Xéc măng + Đầu lớn thanh truyền, cổ trục phía trục khủy hoặc phía pít tông
+ Thanh truyền cong hoặc bị hỏng
- Kiểm tra ăn mòn và hư hỏng của các bộ phận động cơ Đảm bảo tất cả các bộ phận đúng tiêu chuẩn kỹ thuật Lắp các bộ phận mới nếu cần
Kiểm tra chi tiết
2.2.1 Kiểm tra rò rỉ dầu động cơ
Chú ý: Trước khi lắp mới vòng đệm hoặc phớt dầu, đảm bảo rằng lỗi là được xác định chính xác
Nếu rò rỉ dầu không được xác định chính xác bằng mắt, thực hiện kiểm tra UV a) Kiểm tra UV
Bước 1: Làm sạch động cơ và hộp số bằng chất lỏng làm sạch phù hợp như dung dịch vệ sinh phanh
Bước 2: Đổ chất lỏng kiểm tra GV-2911-3090A phù hợp với lượng được quy định bởi nhà sản xuất thông qua đường nạp dầu bên trong động cơ và lắp nắp cổ nạp dầu lại Bước 3: Nổ máy và để động cơ chạy khoảng 5 phút
Chú ý: Nếu không phát hiện chảy dầu, chạy thử xe ở nhiều chế độ tải khác nhau và kiểm tra tình trạng rò rỉ của động cơ
Bước 5: Kiểm tra động cơ xem có rò rỉ không bằng cách xử dụng đèn phát hiện rò rỉ UV GV-2929 hoặc đèn phát hiện rò rỉ UV GV-2911 B11 Khu vực màu cam hoặc vàng sáng sẽ chỉ báo rõ ràng rò rỉ Đối với rò rỉ cực kỳ nhỏ, phải mất vài giờ rò rỉ mới xuất hiện
Bước 6: Khắc phục bất kỳ rò rỉ nào tìm thấy và kiểm tra lại rò rỉ dầu động cơ Bước 7: Lúc kết thúc kiểm tra, phải đảm bảo mức rầu nằm trong khoảng dấu chỉ báo dầu phía trên và phía dưới Tháo bớt dầu khi cần nếu dầu vượt lên trên vạch đầy b) Kiểm tra các điểm rò rỉ dưới capô
Kiểm tra các rò rỉ dầu các khu vực sau:
- Bộ làm mát dầu, nếu được trang bị
- Đầu nối bộ lọc dầu
- Nắp đậy phía trước động cơ
- Đầu nối bộ lọc dầu và thân bộ lọc dầu
- Nối ống chỉ báo mức dầu
- Công tắc áp suất dầu
Trang 23 c) Các điểm rò rỉ phía dưới động cơ
Kiểm tra các rò rỉ dầu các khu vực sau:
- Phớt nắp đậy phía trước động cơ
- Phớt dầu đuôi trục khuỷu
- Đầu nối bộ lọc dầu và thân bộ lọc dầu
- Bộ làm mát dầu, nếu được trang bị
- Công tắc áp suất dầu d) Các điểm rò rỉ với hộp số và bánh đà
Kiểm tra các rò rỉ dầu các khu vực sau:
- Phớt dầu đuôi trục khuỷu
- Đường phân chia nắp ổ trục chính phía sau
- Các lỗ bu lông gắn bánh đà số tự động (với bánh đà số tự động đã được lắp)
- Ống cắm vào cuối đường dẫn dầu
2.2.2 Kiểm tra áp suất nén a) Do áp suất nén xy lanh
Chú ý: PCM nhận thông báo lỗi khi rơle bơm nhiên liệu bị tháo hoặc các thiết bị điện bị ngắt kết nối Thông báo lỗi phải được xóa từ bộ nhớ ghi lỗi bằng cách kết nối thiết bị chẩn đoán của Ford sau khi hoành thành phép đo
Chú ý: Khe hở xu páp phải được thiết lập chính xác trước khi tiến hành kiểm tra áp suất nén động cơ Chắc chắn động cơ đang ở nhiệt độ làm việc bình thường
Chú ý: Thiết kế khác nhau của các thiết bị kiểm tra áp suất nén và tốc độ thông thường của mô tơ khởi động dao động chỉ cho phép kiểm tra xem áp suất nén có đồng đều trong tất cả các xi lanh
Bước 1: Đảm bảo dầu trong cacte có độ nhớt chính xác và ở mức chính xác Bước 2: Phải để nạp ắc quy kết nối trong quá trình kiểm tra áp suất nén và ngắt kết nối khi kiểm tra hoàn tất
Chú ý: Việc không tháo tất cả các bugi sấy có thể dẫn đến kết quả kiểm tra không nhất quán
Bước 3: Kết nối nạp ắc quy với ắc quy
Bước 4: Lắp cây nối kiểm tra áp suất nén (303-1305) và đồng hồ đo áp suất diesel có bán trên thị trường
Chú ý: Ghi chú số kỳ nén thích hợp cần thiết để đạt được chỉ số cao nhất
Bước 5: Thực hiện đo trên tất cả xi lanh theo hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị đo và so sánh chỉ số áp suất nén của mỗi xi lanh
Bước 6: Lắp công tắc mô tơ đề phụ ở mạch khởi động Với công tắc khóa điện ở vị trí OFF (Tắt) và sử dụng công tắc mô tơ đề phụ, đề động cơ trong tối thiểu 5 kỳ nén và ghi lại chỉ số cao nhất
Bước 7: Lặp lại kiểm tra trên từng xy lanh, đề động cơ với số kỳ nén như trên Chú ý: Không được để chênh lệch hơn 20% so với mức trung bình trên bất kỳ xy lanh nhất định nào
Bước 8: Điều tra và sửa chữa bất kỳ xy lanh nào ngoài phạm vi 20%
Bước 9: Tháo Cây nối kiểm tra áp suất nén (303-1305) và đồng hồ đo áp suất diesel có bán trên thị trường
Bước 10: Ngắt kết nối nạp ắc quy khỏi ắc quy
Bước 11: Tháo đồng hồ đo và giắc bắt
Bước 12: Lắp các bugi sấy lại b) Kiểm tra áp suất nén và giải thích các chỉ số áp suất nén
Bước 1: Nếu áp suất nén được cải thiện đáng kể, xéc măng bị mòn hoặc hỏng Bước 2: Nếu áp suất nén không cải thiện, các xu páp đang bị kẹt hoặc không ở đúng vị trí
Bước 3: Nếu 2 xy lanh liền kề nhau có áp suất nén thấp và xịt dầu lên mỗi pít tông không làm tăng áp suất nén, phớt nắp giữa hai xy lanh có thể đang bị rò rỉ Dầu động cơ hoặc nước làm mát trong xy lanh có thể dẫn đến tình trạng này c) Phát hiện rò rỉ xy lanh
Khi xy lanh có chỉ số thấp, sử dụng máy kiểm tra rò rỉ xy lanh sẽ giúp ích trong việc khoanh vùng nguyên nhân chính xác
Máy kiểm tra rò rỉ được cắm vào trong lỗ bugi sấy, pit tông được đẩy đến TDC trong kỳ nén và khí nén được nạp
Sau khi buồng đốt có áp suất, đồng hồ của máy kiểm tra rò rỉ sẽ đọc phần trăm rò rỉ Rò rỉ trên 20% là quá cao
Khi áp suất không khí được duy trì trong xy lanh, nghe tiếng xì của khí thoát ra Nghe thấy được rò rỉ xu páp nạp ở Thân bướm ga (TB) Có thể nghe thấy rò rỉ ở xu páp xả tại ống bô Có thể nghe thấy được rò rỉ ở xéc măng tại đầu nối bộ tách dầu ống thông hơi hộp trục khuỷu Nếu không khí đi qua phớt nắp bị hở đến xy lanh kế bên, tiếng ồn sẽ nghe thấy rõ ràng ở lỗ bugi sấy của xy lanh nơi mà không khí bị rò rỉ Nứt thân máy hoặc rò rỉ ở phớt vào hệ thống làm mát có thể được phát hiện bằng luồng bong bóng trong két nước làm mát
2.2.3 Tiêu thụ dầu động cơ quá mức
Gần như tất cả các động cơ đều tiêu thụ dầu, đây là nhiên liệu giúp bôi trơn bình thường trong các rãnh và pít tông và thành nòng xy lanh Xác định mức tiêu thụ dầu có thể phải cần đến kiểm tra bằng cách ghi lại bao nhiêu dầu đang được tiếp vào trong một số dặm nhất định
Thói quen lái xe của khách hàng ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ dầu Quãng đường đi tổng cộng trong quá trình kéo hoặc tải nặng sinh ra nhiệt quá cao Những chuyến đi ngắn thường xuyên, giao thông kiểu dừng lại và đi hoặc chạy không tải quá mức sẽ khiến động cơ không đạt được nhiệt độ vận hành bình thường Điều này sẽ ngăn chặn các khe hở bộ phận đạt được khoảng hoạt động nhất định
QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ
Bảo dưỡng động cơ định kỳ
- Bảo dưỡng 5.000 km đầu tiên: theo nhiều chuyên gia, chủ xe nên tiến hành thay dầu máy ôtô sau 5.000 km đầu và sau mỗi 10.000 km tiếp theo để loại bỏ mọi tạp chất kim loại lẫn trong dầu có nguy cơ làm hư hỏng hệ thống động cơ
- Thay dầu động cơ khi xe đã đi được 7.000 – 10.000 km hoặc 6 tháng tùy vào loại nhớt nhà sản xuất khuyến nghị
- Thay lọc dầu mới khi xe đã đi được 7.000 – 10.000 km hoặc 6 tháng cùng lúc với thay dầu động cơ
- Lọc gió động cơ nên được thay sau mỗi 20,000 - 30,000km hoặc ngắn hơn nếu thường xuyên chạy xe qua khu vực ô nhiễm nhiều bụi bặm Tùy vào điều kiện nào đến trước, nhà sản xuất cũng khuyến nghị không nên dùng tấm lọc quá 1 năm
- Nước làm mát động cơ thay mới khi xe đi được 40.000 km hoặc 2 năm sử dụng
- Lọc nhiên liệu thay thế khi xe đi được 40.000 km hoặc 2 năm sử dụng
- Dây curoa cam đóng vai trò rất quan trọng trong động cơ nên được kiểm tra thường xuyên vì tính an toàn của động cơ Theo nhà sản xuất tuổi thọ tối đa của dây curoa cam từ 100.000 – 150.000 km
Bảo dưỡng lớn động cơ
- Động cơ diesel quá trình đốt sẽ sinh ra nhiều muội than Thế nên kiểm tra vệ sinh hệ thống EGR và cụm cổ hút sau mỗi 40.000km để giúp cho xe của bạn có thể hoạt động được một cách hiệu quả nhất
Hình 3.1 :Trước và sau khi vệ sinh van EGR và cụm cổ hút
- Với môi trường vận hành xe ở một đất nước có khí hậu khắc nghiệt như Việt Nam, cộng với chất lượng nhiên liệu dầu chưa được tốt lắm thì việc không xúc rửa hệ thống này sẽ khiến khối động cơ của chiếc xe gặp nhiều vấn đề Nên xúc rửa hệ thống kim phun mỗi 40.000 km
Hình 3.2: Vệ sinh kim phun tuần hoàn không tháo kim
QUY TRÌNH SỬA CHỮA LỚN ĐỘNG CƠ
Tháo rời động cơ
4.1.1 Tháo hệ thống nhiên liệu
Bước 1: Tháo đường ống hồi nhiên liệu
Bước 2: Tháo giắc điện điều khiển kim phun và đường ống rail
Bước 4: Tháo đường ống dẫn nhiên liệu từ đường ống rail đến kim phun
Bước 5: Tháo kim phun nhiên liệu bằng cách tháo kẹp giữ kim phun bằng 2 bu lông
Bước 6: Tháo đường ống dẫn nhiên liệu từ bơm cao áp đến đường ống rail
Bước 7: Tháo ống phân phối nhiên liệu (ống rail)
Bước 8: Tháo giắc điều khiển bơm nhiên liệu
Bước 9: Tháo bơm nhiên liệu bằng 3 bu lông
Bảng 4.1: Dụng cụ chuyên dùng tháo xích cam
100-010 Dụng cụ tháo, gioăng chữ O
303-1317 Dụng cụ khóa, bánh xích bơm phun nhiên liệu
303-428 Dụng cụ tách, các te dầu
303-679A Dụng cụ tháo/lắp, đĩa kiểm tra nắp trước động cơ
303-1587 Dụng cụ định thời, trục khuỷu
Bước 1: Tháo dây đai dẫn động phụ trợ
- Quay tăng đai động cơ theo chiều kim đồng hồ và dây đai động cơ
Thiết Bị Chung: Thanh nối đầu vuông 1/2 inch
Thiết Bị Chung: Chốt có đường kính 6 mm
Bước 2: Tháo cổ ống làm mát thông với động cơ và các buly căng đai
Bước 3: Tháo mặt che xích cam
Bước 4: Sử dụng công cụ đặc biệt, thiết lập vị trí trục khuỷu và trục cam
Ghi chú: Khi công cụ được lắp đặt đúng cách, chân định vị sẽ ở vị trí khoảng 10 giờ
Bước 5: Kiểm tra định thời van bằng cách lắp đầu của 2 mũi khoan qua các lỗ dẫn hướng vào các lỗ chân định thời trong nắp xy lanh
- Thiết Bị Chung: Chốt giữ 6 mm
Bước 6: Tháo dụng cụ chuyên dụng (SST): 303-1587 Dụng cụ định thời, trục khuỷu
1 Sử dụng công cụ đặc biệt, nhả và giữ cơ cấu bánh cóc
Sử dụng Công cụ Bảo dưỡng Đặc biệt: 100-010 Dụng cụ tháo, gioăng chữ O
2 Nén bộ căng dây bằng cách đẩy cần bộ căng dây xích định thời về phía bộ căng dây
3 Lắp dùi vào lỗ để giữ bộ căng dây Thiết Bị Chung: Đột 2 mm
Bước 8: Tháo bu lông và bộ căng dây xích định thời Loại bỏ bộ căng dây xích định thời
Bước 9: Tháo bu lông, cần bộ căng dây xích định thời và bộ phận dẫn hướng dây xích định thời
Bước 10: Tháo bu lông, bánh răng trục cam và dây xích định thời
Bước 1: Tháo nắp che trục cam
Bước 2: Tháo các bù lông trên khối đỡ trục cam theo thứ tự trong hình
Bước 3: Tháo rời các bù lông giữ nắp máy và thân máy theo đúng thứ tự trong hình
4.1.4 Tháo lò xo xu páp và phớt thân xu páp
Bảng 4.2: Dụng cụ tháo lò xo và thân xu páp
Bước 1: Đặt nắp máy lên đồ gá chuyên dụng
303-060 Dụng cụ nén lò xo xupap
303-362 Dụng cụ lắp mống ngựa thân xupap 303-508
Kiềm, phớt thân xu páp
Bước 2: Sử dụng dụng cụ chuyên dùng để tháo các móng xu páp
Sử dụng dụng cụ: 303-060 dụng cụ nén lò xo van , 303-060-05 đầu nối cho 303-
060, 303-060-07 đầu nối cho 303-060, 303-362 dụng cụ lắp, ống xẻ kẹp thân xu páp
Bước 3: Sử dụng công cụ bảo dưởng đặc biệt (303-508 Kiềm) để tháo phớt xu páp
Bước 1: Xả hết dầu từ các te và tháo các bù lông giữ các te như trên hình
Bước 2: Tháo bộ tăng đưa xích truyền động bớm dầu
Bước 3: Tháo các bù long cố định bộ bơm dầu như trên hình
4.1.6 Tháo trục khuỷu và pít tông ra khỏi thân máy
Bước 1: Tháo các bù long giữ tấm che thanh truyền như trên hình
Bước 2: Tháo các bù lông giữ thanh truyền với trục khuỷu như trên hình
Lưu ý: Đánh dấu vị trí của từng bộ phận trước khi tháo
Bước 3: Tháo các bù lông giữ trục khuỷu với thân máy như trên hình
Lưu ý: Đánh dấu vị trí của từng bộ phận trước khi tháo
Bước 4: Tháo 4 vòi phun dầu bôi trơn xy lanh
Bước 2: Tháo vòng giữ chốt pít tông và tháo chốt pít tông
Bước 3: Tháo pít tông ra khỏi thanh truyền Làm sạch và kiểm tra pít tông.
Kiểm tra các chi tiết động cơ
4.2.1 Kiểm tra thân máy a) Kiểm tra biến dạng thân máy
Sử dụng thước thẳng và căn lá, đo sự biến dạng của thân máy/nắp máy
- Đo sự biến dạng bề mặt lắp ghép
- Nếu kết quả đo nằm ngoài tiêu chuẩn (tra bảng 1.4), cần xử lý bề mặt lắp ghép (nếu điều kiện cho phép)
Trang 64 b) Kiểm tra độ côn nòng xy lanh Đo đường kính lòng xi lanh bằng pan me đo trong
- Thực hiện đo theo các hướng khác nhau và các độ cao khác nhau để xác định độ méo và độ côn
- Nếu kết quả đo nằm ngoài tiêu chuẩn (tra bảng 1.4), thay thế thân máy mới hoặc doa lại xi lanh (nếu được)
Lưu ý: Các nắp ổ trục hoặc đáy các te phải ở đúng vị trí và được xiết với mô men dúng, tuy nhiên không nên lắp bạc lót ổ trục
4.2.2 Kiểm tra nắp máy b) Kiểm tra biến dạng nắp máy
Sử dụng thước thẳng và căn lá, đo sự biến dạng của mặt máy
- Đo sự biến dạng bề mặt lắp ghép
- Tham khảo phần thông số kỹ thuật trong phần động cơ (tra bảng 1.9) b) Kiểm tra đế xu páp Đo chiều rộng của đế xu páp
- Đo chiều rộng đế xu páp sử dụng thước đo đế xu páp
- Nếu giá trị đo nằm ngoài tiêu chuẩn cần gia công đế xu páp (tra bảng 1.8)
4.2.3 Kiểm tra trục khuỷu a) Kiểm tra độ rơ trục khuỷu
Xác định khe hở dọc bạc lót
- Đặt lên giá và đồng hồ so
- Xác định khe hở dọc bạc lót bằng cách nâng trục khuỷu bằng tua vít
- Nếu giá trị đo nằm ngoài tiêu chuẩn (tra bảng 1.4), điều chỉnh khe hở dọc bạc lót bằng các nửa vòng đệm chặn b) Kiểm tra đường kính ngõng trục chính của trục khuỷu Đo đường kính các cổ trục chính và các cổ trục hai dầu bằng thước pan me
- Thực hiện tiếp phép đo sau khi quay 90° để xác định độ lệch tâm
- Thực hiện đo cổ trục ở hai điểm để xác định độ côn
- Nếu giá trị đo nằm ngoài giá trị tiêu chuẩn (tra bảng 1.5), thì thay thế trục khuỷu mới
4.2.4 Kiểm tra trục cam a) Kiểm tra độ nâng của vấu trục cam
Xác định độ cao nâng cam
- Sử dụng pan me để đo biên dạng cam theo cả hai phương
- Độ sai lệch giữa hai kết quả đo chính là độ câo nâng cam b) Kiểm tra độ rơ trục cam
Sử dụng đồng hồ so để đo độ đảo mặt đầu
- Quay trục cam theo cả hai chiều Đọc và ghi lại số đo lớn nhấn và nhỏ nhất trên đồng hồ so
- Độ đảo mặt đầu = số đo lớn nhất - số đo nhỏ nhất
- Nếu số đo này nằm ngoài tiêu chuẩn (tra bảng 1.10), cần thay mới trục cam c) Kiểm tra đường kính ngõng trục cam
Xác định đường kính các ngỗng trục cam
- Sử dụng pan me đo đường kính ở mỗi góc quay 90 độ và xác định độ không tròn của các ngỗng trục
- Đo tại hai điểm khác nhau trên ngỗng trục để xác định độ côn
- Nếu các số đo nằm ngoài tiêu chuẩn cho phép (tra bảng 1.10) , thay mới trục cam d) Kiểm tra khe hở ngõng trục cam
Bước 1: Đặt thước nhựa mềm đo chiều rộng lên nắp ngỗng trục
- Đưa trục cam (không có dầu bôi trơn) vào trong nắp máy
- Đặt thước nhựa mềm có chiều rộng bằng chiều rộng nắp ngỗng trục lên ngỗng trục
Chú ý: Đảm bảo các giai đoạn sau được thực hiện chính xác Các con đội xu páp và cần đẩy cam phải được tháo ra trước khi thực hiện đo
Chú ý: Đảm bảo các kích thước trục cam nằm trong tiêu chuẩn
Chú ý: Các nắp ngỗng trục và ngỗng trục phải không có dầu máy và bụi bẩn
Bước 2: Lắp các nắp ngỗng trục theo tiêu chuẩn xiết chặt
Chú ý: Không gõ lên các nắp ngõng trục
Bước 3: Sử dụng thước nhựa mềm , đọc kết quả đo
- So sánh chiều rộng của thước nhựa mềm thông qua thang đo trên đó
- Giá trị đọc được chính là khe hở ổ trục Đảm bảo giá trị đo được nằm trong khoản tiêu chuẩn ( Tra bảng 1.10) e) Kiểm tra bề mặt trục cam
- Kiểm tra biên dạng cam xem có bị hư hỏng hoặc rỗ khu vực làm việc hay không Việc bị rỗ nhỏ ở ngoài khu vực làm việc là có thể chấp nhận được
4.2.5 Kiểm tra pít tông a) Kiểm tra biến dạng pít tông
- Vệ sinh thân pít tông, lỗ chốt, các rãnh xéc măng, đỉnh pít tông và kiểm tra tình trạng mòn hoặc có vết nứt
- Nếu có dầu hiện mòn thân pít tông, kiểm tra xem thanh truyền có bị xoắn hay uốn cong hay không b) Kiểm tra đường kính pít tông
- Sử dụng Pan me để đo đường kính pít tông, kích thước phải đảm bảo tiêu chuẩn (tra bảng 1.3)
Lưu ý: Đánh dấu lên pít tông để đảm bảo lắp đúng c) Kiểm tra đường kính chốt pít tông đến lỗ Đo đường kính lỗ chốt pít tông
- Đo đường kính theo hai phương khác nhau
- Nếu các giá trị đo nằm ngoài tiêu chuẩn (tra bảng 1.7), thay mới pít tông và chốt pít tông
Chú ý: Pít tông và chốt pít tông là các chi tiết theo cặp Không lắp lẫn pít tông và chốt pít tông d) Kiểm tra khe đầu xéc măng pít tông
Bước 1: Lấy xéc mằng và sử dụng pít tông không có xéc măng để đẩy xéc măng vào trong xi lanh khoảng 30 mm
Bước 2: Sử dụng căn lá, để đo khe hở xéc măng, nếu giá trị đo nằm ngoài tiêu chuẩn thay mới xéc măng (tra bảng 1.3)
Trang 72 e) Kiểm tra khe hở xéc măng pít tông đến rãnh
- Sử dụng thước lá ,đo khe hở xéc măng, nếu giá trị đo được nằm ngoài thì thay xéc măng mới (tra bảng 1.3)
Chú ý: Xéc măng phải nhô ra khỏi rãnh xéc măng Để xác định khe hở xéc măng, đưa căn lá vào lưng của rãnh xéc măng phía sau viền mòn xi lanh
4.2.6 Kiểm tra thanh truyền và chốt pít tông a) Kiểm tra đường kính chốt pít tông Đo đường kính chốt pít tông
- Đo đường kính theo hai phương khác nhau
- Nếu các giá trị đo không nằm trong tiêu chuẩn (tra bảng 1.7), thay mới pít tông và chốt pít tông
Trang 73 b) Kiểm tra nòng đầu lớn của thanh truyền
- Đo đường kính trong lỗ ổ trục theo hai phương khác nhau Sai lệch chính là độ méo của lỗ thanh truyền Xác định độ méo và các kích thước lỗ ổ trục nằm trong tiêu chuẩn Nếu đo được giá trị nằm ngoài tiêu chuẩn thay mới thanh tuyền (tra bảng 1.6)
Sử dụng pan me đo đường kính thân xu páp
- Nếu kết quả đo nằm ngoài tiêu chuẩn (tra bảng 1.8), thay mới xu páp
Kiểm tra các ổ trục về các hư hỏng sau
1 Bị rỗ - hư hỏng do mỏi
2 Đánh bóng các vết - vị trí không đúng
3 Dầu động cơ bị dính bẩn
4 Bị cào xước - dầu động cơ bị dính bẩn
5 Đế bị hở - bôi trơn kém
6 Cả hai cạnh bị mòn - cổ trụ bị hư hỏng
7 Một cạnh bị mòn - cổ trục bị côn hoặc ổ trục không nằm đúng vị trí
Lắp lại động cơ
Bảng 4.3: Dụng cụ dùng để lắp ráp động cơ
Bộ gá giữ có đồng hồ đo
Bộ gá giữ, đồng hồ đo
205-069 Đồng hồ đo (hệ mét)
303-1587 Dụng cụ định thời, trục khuỷu
303-254 Dụng cụ khóa, bánh đà
303-428 Dụng cụ tách, các te dầu
Bộ gá giữ, đồng hồ đo (đầu nhô ra của ống lót xy lanh) 303-682
Bộ cân chỉnh, nắp trước động cơ
303-698 Dụng cụ định thời, trục khuỷu
Dụng cụ ép xéc măng
303-037 Dụng cụ lắp, phớt xu páp
Bảng 4.4: Các vật liệu lắp động cơ
Tên Thông số kỹ thuật
Dầu động cơ - SAE 5W-30 WSS-M2C913-D
Bước 1: Lắp bộ lọc dầu thân máy
Chú ý: Phải lắp bộ lọc dầu thân máy hoàn toàn phẳng đến độ lõm là 0,04 inch (1 mm)
Bước 2: Lắp mới vòi phun dầu làm mát pít tông và các bu lông
Lực siết bu lông: 10 Nm
Chú ý: Vòi phun dầu làm mát pít tông phải được đưa vào hết cỡ trước khi lắp bu lông
Lắp bạc trên của trục khuỷu Bôi trơn bằng dầu động cơ sạch
Vật liệu: Dầu động cơ - SAE 5W-30 (WSS-M2C913-D)
Chú ý: Nếu sử dụng lại các vòng bi chính của trục khuỷu, hãy lắp đặt chúng theo vị trí ban đầu cùng với hướng như đã ghi lại trong quá trình tháo ra
Chú ý: Xác minh rằng lỗ trên ổ bi thẳng hàng với lỗ tra dầu trên thân máy
Bước 3: Bôi trơn bằng dầu động cơ sạch và lắp trục khuỷu
Vật liệu: Dầu động cơ - SAE 5W-30 (WSS-M2C913-D)
Bước 4: Thoa dầu lên các bạc lót nắp cố định trục khuỷu
Vật liệu: Dầu động cơ - SAE 5W-30 (WSS-M2C913-D)
Chú ý: Đảm bảo tất cả các bộ phận phải được lắp vào vị trí đã đánh dấu trong lúc tháo
Bước 5: Lắp các bu lông vào như trong hình đúng lực và theo thứ tự
Chú ý: Đảm bảo tất cả các bộ phận phải được lắp vào vị trí đã đánh dấu trong lúc tháo
Chú ý: Lắp các bu lông bằng tay trước khi siết chặt lại lần cuối
Bước 6: Sử dụng dụng cụ chuyên dùng, kiểm tra khe hở dọc trục khuỷu đảm bảo giá trị đo được nằm trong tiêu chuẩn nhà sản xuất (tra bảng 1.4)
- Sử dụng công cụ bảo dưỡng đặc biệt: 100-002 (TOOL-4201-C) Bộ gá giữ có đồng hồ đo
Bước 7: Nếu cần, định vị vòng đệm đĩa xích trục khuỷu
Bước 8: Nếu cần, lắp đĩa xích trục khuỷu và bu lông
Lực siết bu lông: 36 Nm
Bước 9: Định vị ngõng trục khuỷu thanh truyền ở vị trí TDC cho xy lanh đang được đo Sử dụng Thước đo chiều sâu có bán trên thị trường, đo ngõng trục khuỷu thanh truyền đến bàn thân máy trên tất cả nòng xy lanh
Chú ý: Phải cẩn thận không làm hỏng vòi phun làm mát pít tông trong khi đo Chú ý: Việc ngõng trục khuỷu thanh truyền không ở vị trí TDC (điểm chết trên) có thể dẫn đến chọn sai thanh truyền
Bước 10: Lắp pít tông vào thanh truyền
Chú ý: Chỉnh thẳng dấu pít tông đến thanh truyền như trong hình
Bước 11: Bôi trơn bằng dầu động cơ sạch và lắp chốt pít tông
Bước 12: Lắp vòng giữ chốt pít tông
Bước 13: Bôi trơn bằng dầu động cơ sạch và lắp xéc măng
Bước 14: Lắp xéc măng vào pít-tông và sau đó lắp vào trong xy lanh
Chú ý: Lắp các rảnh xéc măng xen kẻ nhau một góc 120 0 như trên hình
Thiết Bị Chung: Dụng cụ ép vòng găng pít-tông
Chú ý: Thoa dầu trước khi lắp vào ( Dầu động cơ – SAE 5W-30)
Bước 15: Lắp vòng bạc thanh truyền Bôi trơn bằng dầu động cơ sạch Vật liệu: Dầu động cơ - SAE 5W-30
Chú ý: Nếu sử dụng lại các vòng bi thanh truyền, hãy lắp đặt chúng theo vị trí ban đầu cùng với hướng như đã ghi lại trong quá trình tháo ra
Bước 16: Thao dầu vào bạc lót nắp thanh truyền
Chú ý: Đảm bảo tất cả các bộ phận phải được lắp vào vị trí đã đánh dấu trong lúc tháo
Vật liệu: Dầu động cơ - SAE 5W-30 (WSS-M2C913-D)
Bước 17: Lắp các bu lông nắp thanh truyền vào như trên hình
Chú ý: Đảm bảo tất cả các bộ phận phải được lắp vào vị trí đã đánh dấu trong lúc tháo
Chú ý: Lắp các bu lông bằng tay trước khi siết chặt lại lần cuối
Bước 18: Sử dụng dụng cụ chuyên dùng, kiểm tra phần lồi ra của pít tông Nếu không nằm trong phạm vi thông số kỹ thuật, tính toán lại chiều dài thanh truyền Lắp dụng cụ chuyên dùng (SST): 100-002 (TOOL-4201-C) Bộ gá giữ có đồng hồ đo
Lắp gioăng khối cạc te
Bước 19: Lắp khối thân các te
Chú ý: Chỉ siết bu lông bằng tay ở quá trình này
Bước 20: Sử dụng một cạnh thẳng, căn chỉnh bề mặt sau của khung xe hình thang ngang bằng với bề mặt sau của khối động cơ Khe hở sau không được vượt quá 0,05 mm
Sử dụng công cụ: 303-432 Bộ gá giữ, đồng hồ đo (đầu nhô ra của ống lót xy lanh)
Bước 21: Sử dụng một cạnh thẳng, căn chỉnh bề mặt bên của khung xe hình thang ngang bằng với bề mặt bên của khối động cơ Khe hở bên không được gối lên nhau quá 0,01 mm
Sử dụng công cụ bảo dưỡng đặc biệt: 303-432 Bộ gá giữ, đồng hồ đo (đầu nhô ra của ống lót xy lanh)
Bước 22: Siết chặt các bu lông khối thân các te
Bước 23: Lắp bớm dầu bằng các bu lông như trên hình
Chú ý: Chỉ siết bu lông bằng tay ở quá trình này
Bước 24: Lấy số đo tham chiếu từ mặt trước của đĩa xích trục khuỷu
Sử dụng công cụ bảo dưỡng đặc biệt: 205-044 Bộ gá giữ, đồng hồ đo, 205 - 069 Đồng hồ đo (hệ mét)
Bước 25: Lấy số đo tại hai điểm khác nhau trên đĩa xích bơm dầu và gióng thẳng với đĩa xích bơm dầu
Sử dụng công cụ bảo dưỡng đặc biệt: 205-044 Bộ gá giữ, đồng hồ đo, 205-069 Đồng hồ đo (hệ mét)
Bước 26: Siết chặt các bù lông bộ bơm dầu các te
Bước 27: Lắp tăng xích bơm nhớt
Bước 28: Đảm bảo rằng bề mặt lắp ráp sạch sẽ và không có vật liệu khác Bôi một lớp keo silicon dày 3 mm (0,12 inch) vào các vị trí được minh họa Vật liệu: Keo trám silicon (WSE-M4G323-A4)
Bước 29: Lắp phớt sau trục khuỷu bằng các bu lông Siết chặt theo trình tự thể hiện trong 3 giai đoạn
Chú ý: Lắp mới phớt đuôi trục khuỷu trong vòng 5 phút sau khi bôi keo
Chú ý: Phớt đuôi trục khuỷu mới được cung cấp cùng với ống định vị, ống này phải được tháo ra sau khi lắp xong
Chú ý: Không tháo ống định vị khỏi gioăng đuôi trục khuỷu trước khi lắp vào trục khuỷu
Chú ý: Đảm bảo bánh đà tiếp xúc hoàn toàn với mặt bích bánh đà trước khi lắp các bu lông bánh đà
Chú ý: Chỉ siết bu lông bằng tay ở quá trình này
Bước 31: Đảm bảo bánh đà tiếp xúc hoàn toàn với mặt bích trục khuỷu trước khi lắp các bu lông bánh đà
Sử dụng công cụ bảo dưỡng đặc biệt: 303-254 Dụng cụ khóa, bánh đà
Bước 32: Sử dụng công cụ bảo dưỡng đặc biệt: 303-1587 Dụng cụ định thời để cố định trục khuỷu
Bước 33: Lắp bas cảm biến cốt máy
Bước 34: Chú ý: Đảm bảo các dụng cụ đặc biệt là được đặt trong rãnh căn chỉnh của bánh đà
- Sử dụng công cụ bảo dưỡng đặc biệt: 303-698 Dụng cụ định thời, trục khuỷu
Bước 35: Siết chặt các bu lông trước khi tháo dụng cụ
- Tháo dụng cụ chuyên dùng (SST): 303-698 Dụng cụ định thời, trục khuỷu Lực siết: 20 Nm
Bước 36: Lắp cảm biến cốt máy
Bước 37: Chú ý: Không sử dụng dao nạo bằng kim loại, bàn chải sợi thép, đĩa mài điện hoặc thiết bị mài mòn để làm sạch bề mặt làm kín Những dụng cụ này gây ra các vết trầy xước và vết lõm tạo ra các đường rò rỉ Sử dụng dao nạo bằng nhựa để loại bỏ các vệt của phớt mặt máy
Bước 38: Chú ý: Đo phần lồi ra của pít tông của mỗi xy lanh ở điểm chết trên (TDC)
- Đo khoảng cách giữa mặt đầu pít tông và thân máy tại những điểm đã được chỉ định
Bước 39: Chú ý: Thông số đo lớn nhất sẽ quyết định việc chọn phớt mặt máy
- Sử dụng dụng cụ đặc biệt, đo đạc phần lồi ra của pít tông
- Sử dụng công cụ bảo dưỡng đặc biệt: 100-002 (TOOL-4201-C), Bộ gá giữ có đồng hồ đo
Bước 40: Xác định phớt mặt máy
Chú ý: Đảm bảo lắp chi tiết mới
Bước 41: Chú ý vị trí các chốt định vị trước khi gá nắp máy lên
Bước 42: Lắp nắp máy lên thân máy bằng các bù lông và siết theo đúng thứ tự
Chú ý: Lắp các bu lông bằng tay trước khi siết chặt lại lần cuối
Bước 43: Bắng keo làm kín gioăng nắp máy
Vật liệu: Keo trám silicon (WSE-M4G323-A4)
Bước 44: Gá thân cò mổ lên nắp máy bằng các bù lông
Bước 46: Lắp bơm cao áp bằng 3 bù lông như trên hình
Bước 47: Lắp bas bơm cao áp
Bước 48: Lắp đĩa xích bớm cao áp
Bước 49: Lắp dụng cụ chuyên dùng (SST): 303-1587 Dụng cụ định thời để cố định trục khuỷu
Bước 50: Lắp đĩa xích cam và xích vào như trên hình
Chú ý: Lắp xích cam đảm bảo các dấu lắp ráp phải thẳng hàng
Thiết bị: Chốt cố định 6 mm
Bước 51: Tháo chốt cố định và lắp bộ đở xích cam bằng các bu lông với các lực siết khác nhau
Bước 52: Lắp xylanh tăng cam bằng 2 bu lông
Bước 53: Tháo dung cụ chuyên dụng (SST): 303-1587 Dụng cụ định thời, trục khuỷu
Bước 54: Quay động cơ hai vòng
Bước 55: Lắp dụng cụ chuyên dùng (SST): 303-1587 Dụng cụ định thời, trục khuỷu
Bước 56: Kiểm tra vị trí dấu đặt lửa và chỉnh lại nếu cần thiết
Bước 57: Tháo hai chốt cố định
Bước 58: Tháo dụng cụ chuyên dụng (SST): 303-1587 Dụng cụ định thời, trục khuỷu
Bước 59: Lắp gioăng caosu nắp quy lát vào đúng vị trí
Bước 60: Lắp nắp quy lát vào bằng các bu lông
Bước 61: Chú ý: Đảm bảo lắp chi tiết mới
Bước 62: Bắn keo mặt cam theo đúng vị trí như trên hình
Chú ý: Bộ phận phải được lắp trong vòng 5 phút sau khi điền keo làm kín
- Vật liệu: Keo trám silicon (WSE-M4G323-A4)
Bước 63: Lắp mặt cam vào bằng các bu lông như trên hình
- Sử dụng công cụ đặc biệt: 303-682 Bộ cân chỉnh, nắp trước động cơ
Bước 64: Cạo keo gioăng làm kín các te cũ
- Chú ý: Không làm hư hỏng các mặt lắp ghép
- Sử dụng công cụ: 303-428 Dụng cụ tách, các te dầu
Bước 65: Bắn keo làm kín các te theo đúng vị trí như trên hình
- Chú ý: Lắp các te dầu trong vòng năm phút sau khi bắn keo làm kín
- Vật liệu: Keo trám silicon (WSE-M4G323-A4)
Bước 66: Lắp các te vào với các bu lông như trên hình
Bước 67: Lắp ốc nhớt vào
Bước 68: Lắp ống phân phối nhiên liệu bằng 2 bù lông
Lực siết bù lông: Giai đoạn 1: 6N
Bước 69: Lắp kim phun vào theo đúng thứ tự ban đầu và lắp 2 bas giữ để cố định kim phun bằng 2 bù lông
Trang 105 Chú ý: Khi lắp kim phun cần kiểm tra thay mới gioăng làm kín đầu kim phun lắp đúng vị trí
Bước 70: Lắp đường ống dẫn nhiên liệu từ đường ống phân phối đến kim phun
Lực siết: Giai đoạn 1: 15 Nm
Bước 71: Lắp đường ống dẫn nhiên liệu từ bơm cao áp đến đường ống phân phối
- Các đầu nối ống cấp nhiên liệu áp suất cao cho ống phân phối nhiên liệu.: Giai đoạn 1: 15 Nm
- Bu lông lắp ống cấp cao áp của ống phân phối nhiên liệu: 10 Nm
Bước 72: Lắp đường ống hồi nhiên liệu
Chú ý: Gioăng làm kín không bị rách hoặt có vấn đề cần thay mới
Bước 73: Lắp giắc điện điều khiển kim phun và đường ống rail
Bước 74: Lắp giắc điều khiển bơm nhiên liệu
Lực siết bu lông: 13 Nm