1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng mazda cx 5 tại các đại lý ủy nhiệm của mazda

87 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tạo điều kiện cho em được làm việc và học tập trong môi trường chuyên nghiệp, kỷ luật tốt và tác phong làm việc nghiêm chỉnh. Và em cũng xin chân thành cảm ơn tập thể các anh chị trong công ty nói chung và thầy nói riêng đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để em có thể hoàn thành tốt Luận Văn Tốt Nghiệp.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HỒ CHÍ MINH VIỆN CƠ KHÍ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

QUY TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG MAZDA CX-5 TẠI CÁC ĐẠI LÝ ỦY NHIỆM

CỦA MAZDA

Chuyên ngành : CƠ KHÍ Ô TÔ

Giảng viên hướng dẫn: ThS Cao Đào Nam Sinh viên thực hiện : Nguyễn Như Đức MSSV: 1851080014 : Lớp: CO18A

TP Hồ Chí Minh, 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Thành công của chúng ta thường phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ và giúp đỡ từ người khác, bất kể đó là hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp, ít hay nhiều Kể từ khi em bắt đầu học tại trường Đại học Giao Thông Vận Tải Thành phố Hồ Chí Minh, em đã được nhận được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình từ các giảng viên, gia đình và bạn bè Nhờ vào sự giúp đỡ của họ, đặc biệt là các giảng viên tại Viện Cơ khí, em đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về các ngành kỹ thuật, đặc biệt là ngành kỹ thuật ô tô

Những kiến thức quý báu này đã góp phần quan trọng vào thành công của em trong việc thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp Hơn nữa, em tin tưởng rằng những kiến thức này sẽ tiếp tục hỗ trợ và mang lại giá trị cho em trong công việc sau khi ra trường

Em muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quý thầy cô trong viện cơ khí, những người đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để chúng em thực hiện đề tài này Nhờ có sự hướng dẫn và giúp đỡ của quý thầy cô, em đã hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp

Trong số đó, em muốn đặc biệt cảm ơn thầy Cao Đào Nam vì tận tình chỉ bảo và theo sát em trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp Nếu không có sự hướng dẫn và dạy bảo của thầy, em không thể hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này

Em cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đến Kia - Mazda Thảo Điền - Công Ty TNHH Ô Tô Vĩnh Cửu và đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty đã tạo điều kiện cho em thực tập trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, kỷ luật tốt và tác phong công việc nghiêm chỉnh

Tuy nhiên, khi bước vào thực tế và tìm hiểu về lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, em nhận thấy rằng kiến thức của mình còn nhiều hạn chế và bỡ ngỡ Vì vậy, em mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ quý thầy cô để em có thể hoàn thiện kiến thức của mình trong lĩnh vực này

Tp Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 3 năm 2023 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Như Đức

Trang 3

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Ngày này hầu hết các loại xe ô tô được trang bị những công nghệ rất hiện đại và tân tiến, đòi hỏi trình độ của các kỹ sư phải nâng cao không ngừng, tiếp thu nhiều thành quả của tiến bộ khoa học, hơn nữa việc bảo dưỡng sửa chữa phải vừa làm sao đảm bảo tính kinh tế cho khách hàng, vừa phải đảm bảo đáp ứng đúng mong muốn, nhu cầu của khách hàng Luận văn này tập trung xây dựng quy trình công nghệ bảo dưỡng, chu kỳ bảo dưỡng xe Mazda CX5 nhằm giúp sinh viên có kinh nghiệm và đi sâu vào các công việc thực tế khi bảo dưỡng sửa chữa xe ô tô Bố cục luận văn bao gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Tìm hiểu tổng quan về ô tô và quy trình bảo dưỡng ô tô Giới thiệu về xe Mazda CX-5, đồng thời chỉ ra nhiệm vụ, các yêu cầu của chu kỳ bảo dưỡng Tìm hiểu quy trình công nghệ bảo dưỡng tại hãng Mazda Đi sâu vào quá trình tổ chức bảo dưỡng ô tô tại hãng như vai trò của các vị trí trong công ty, thời gian bảo dưỡng thực tế và các thiết bị cần thiết khi bảo dưỡng Ngoài ra còn chỉ ra được các công việc cần làm trong các cấp bảo dưỡng nhất định

Chương 2: Quy trình kiểm tra kỹ thuật xe mới trước khi giao xe cho khách hàng Chương này chủ yếu giới thiệu về quy trình kiểm tra trước khi giao xe ( PDS – Pre Delivery Service ) Tìm hiểu về các công việc thực tế khi PDS xe Mazda CX-5

Chương 3: Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng cấp lớn xe Mazda CX-5 Lập quy trình kiểm tra bảo dưỡng thực tế tại hãng Mazda Nghiên cứu, đi sâu vào các công việc thực tế khi bảo dưỡng cấp lớn xe Mazda CX-5 Tìm hiểu các hư hỏng, nguyên nhân các hư hỏng của các bộ phận trên xe Từ đó đưa ra hướng giải quyết phù hợp Ngoài ra trình bày một số công việc sửa chữa phổ biến tại hãng

Trang 4

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Ô TÔ - QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG Ô TÔ 1

1.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1

1.2 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BẢO DƯỠNG Ô TÔ 2

1.2.1 Mục đích của bảo dưỡng ô tô 2

1.2.2 Yêu cầu khi bảo dưỡng ô tô 3

1.3 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG Ô TÔ 3

1.4 TỔ CHỨC BẢO DƯỠNG Ô TÔ 6

1.4.1 Chu kỳ bảo dưỡng ô tô 6

1.4.2 Các cấp bảo dưỡng 7

1.4.3 Nhân công phục vụ bảo dưỡng 8

1.4.4 Tiến độ bảo dưỡng 9

2.2.5 Kiểm tra bình ắc-quy 19

2.2.6 Kiểm tra khoang động cơ 20

2.2.7 Vào cầu xe, xiết lực, nâng cầu lên để kiểm tra gầm 20

2.2.8 Xuống cầu giao xe cho khách hàng 20

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG CẤP LỚN XE MAZDA CX-5 21

3.1 THAO TÁC TRƯỚC KHI THỰC HIỆN KIỂM TRA 21

3.2 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH BẢO DƯỠNG 22

3.2.1 Kiểm tra tổng quát bên trong và bên ngoài xe 22

3.2.2 Kiểm tra khoang động cơ 29

Trang 5

3.2.3 Kiểm tra gầm xe 30

3.2.4 Lốp xe 50

3.2.5 Bảo dưỡng phanh 54

3.2.6 Châm nhớt máy, nhớt hộp số, nước làm mát 59

3.2.14 Vệ sinh kim phun 67

3.2.15 Vệ sinh dàn lạnh bằng phương pháp nội soi 68

3.2.16 Hút bụi 69

3.2.17 Thay lọc gió điều hòa 70

3.2.18 Siết lực bánh xe 71

3.2.19 Kiểm tra lại sau khi bảo dưỡng và sửa chữa 72

3.3 MỘT SỐ CÔNG VIỆC SỬA CHỮA 72

3.3.1 Thay phớt đuôi máy 72

3.3.2 Quy trình vệ sinh, kiểm tra hệ thống lạnh 73

Trang 6

MỤC LỤC HÌNH VẼ

Hình 1 1 Xe Mazda CX-5 1

Hình 1 2 Quy trình bảo dưỡng ô tô 3

Hình 1 3 Ngăn kéo chìa khóa 9

Hình 1 4 Khẩu cho bugi 10

Trang 7

Hình 3 27 Bơm chân không 38

Hình 3 28 Cấu trúc hệ thống treo trước Mazda CX-5 39

Hình 3 29 Cấu trúc hệ thống treo sau Mazda CX-5 39

Hình 3 30 Phuộc nhún trước Mazda CX-5 40

Hình 3 31 Phuộc nhún sau 40

Trang 8

Hình 3 32 Phuộc nhún chảy dầu 40

Hình 3 42 Kiểm tra rotuyn cân bằng 47

Hình 3 43 Cao su chụp bụi rotuyn 48

Hình 3 52 Các trường hợp bị hư hỏng của lốp 52

Hình 3 53 Kiểm tra áp suất lốp 53

Hình 3 54 Cảm biến áp suất lốp 54

Hình 3 55 Bắn bánh xe 55

Hình 3 56 Tháo má phanh 55

Hình 3 57 Vệ sinh má phanh 56

Trang 9

Hình 3 58 Vệ sinh đĩa phanh 57

Hình 3 59 Lắp má phanh 57

Hình 3 60 Mòn và hư hỏng của đĩa phanh 58

Hình 3 61 Chụp bụi piston phanh 59

Hình 3 74 Tháo cầu chì bơm nhiên liệu 67

Hình 3 75 Vệ sinh kim phun 67

Hình 3 76 Vệ sinh dàn lạnh 68

Hình 3 77 Hút bụi 69

Hình 3 78 Tháo lọc gió điều hoà 70

Hình 3 79 Xịt hơi lọc gió điều hoà 71

Hình 3 80 Vị trí gắn lọc gió điều hoà 71

Hình 3 81 Cờ lê lực dùng để xiết bu lông 72

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Thông số Mazda CX-5 1

Bảng 1.2 Quy trình bảo dưỡng theo km 6

Bảng 1.3 Nhân công phục vụ bảo dưỡng 8

Bảng 1.4 Định mức thời gian bảo dưỡng Mazda CX-5 (phút) 9

Trang 11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Ô TÔ - QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG Ô TÔ

1.1 Đối tượng nghiên cứu

Hình 1 1 Xe Mazda CX-5

Mazda CX-5 là một dòng xe thuộc phân khúc bình dân cỡ trung của hãng Mazda Mazda CX-5 luôn nằm trong top các mẫu xe bán chạy nhất trong nhiều năm qua Bởi nó mang lại cho khách hàng những ưu điểm vượt trội so với các dòng xe khác Với khả năng vận hành xuất sắc, thiết kế lịch sự, nội thất sang trọng đầy đủ tiện nghi cùng hệ thống an toàn hiện đại Mazda CX-5 đã chinh phục được đội ngũ khách đông đảo và cả những khách hàng khó tính nhất

Mazda CX-5 được trang bị nhiều công nghệ hiện đại Mẫu xe này liên tục đạt mức điểm tuyệt đối 5 sao từ những tổ chức đánh giá an toàn uy tín như IIHS hay NCAP châu Âu Đây là dòng xe phù hợp với nhiều nhóm khách hàng khác nhau Từ các cá nhân cho đến các gia đình nhỏ, thậm chí cả nhóm khách hàng nam hoặc nữ Mazda CX-5 cũng đúng nghĩa một mẫu xe đa dụng khi có thể đáp ứng được nhiều mục đích sử dụng xe khác nhau, từ di chuyển trong đô thị đến những chuyến du lịch, công tác xa nhờ thiết kế gầm cao linh hoạt

Bảng 1.1 Thông số Mazda CX-5

Bán kính quay vòng tối thiểu 5.46

Trang 12

Khối lượng toàn tải 2000

Dung tích thùng nhiên liệu 56 Động cơ – hộp số

Khung gầm

Hệ thống treo sau Liên kết đa điểm / Multi-link Hệ thống phanh trước Đĩa thông gió / Ventilated disc

Hệ thống trợ lực lái Tay lái trợ lực điện / Electric Power-Assisted Steering

1.2 Khái niệm chung về bảo dưỡng ô tô

Bảo dưỡng ô tô là quá trình thực hiện một loạt các công việc nhằm duy trì tính năng của các bộ phận trên ô tô Thường xuyên bảo dưỡng là bắt buộc đối với các loại xe sau một thời gian sử dụng hoặc khi đã đi được một quãng đường nhất định

Các hoạt động và biện pháp kỹ thuật trong quá trình bảo dưỡng giúp giảm cường độ hao mòn của các chi tiết máy và phòng ngừa các hỏng hóc (như bôi trơn, điều chỉnh, siết chặt, lau chùi ) Bên cạnh đó, việc kiểm tra, xem xét tác động các cơ cấu và chi tiết máy giúp phát hiện sớm các hỏng hóc và duy trì trạng thái kỹ thuật tốt của xe trong quá trình sử dụng Tất cả những hoạt động này được gọi là bảo dưỡng kỹ thuật ô tô

1.2.1 Mục đích của bảo dưỡng ô tô

Xe ô tô được tạo thành từ một số lượng lớn các chi tiết, chúng có thể bị mòn, yếu hoặc bị ăn mòn khi sử dụng trong một khoảng thời gian dài Những chi tiết này có thể giảm tính năng, do đó cần được bảo dưỡng, điều chỉnh hoặc thay thế để duy trì tính năng của chúng Việc kiểm tra, phát hiện những hư hỏng đột xuất và ngăn ngừa chúng giúp đảm bảo hoạt động bình thường cho cụm máy móc

Khi được bảo dưỡng định kỳ, xe ô tô có thể duy trì được trạng thái đáp ứng với các tiêu chuẩn của pháp luật

Trang 13

 Kéo dài tuổi thọ của xe

 Khách hàng có thể tiết kiệm và lái xe an toàn

 Đảm bảo giao xe đúng hạn trong thời gian quy định  Khuyến khích khách hàng bảo dưỡng xe định kỳ

 Cho khách hàng thấy tầm quan trọng của bảo dưỡng xe định kỳ 1.2.2 Yêu cầu khi bảo dưỡng ô tô

 Tư duy khoa học, logic về kỹ thuật

 Khả năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm tốt  Tuân thủ quy định về an toàn

 Thận trọng trong mỗi chi tiết nhỏ

 Sử dụng thành thạo các dụng cụ kỹ thuật dùng trong sửa chữa máy móc, thiết bị 1.3 Quy trình công nghệ bảo dưỡng ô tô

Hình 1 2 Quy trình bảo dưỡng ô tô

Bước 1: Tiếp nhận khách hàng

Khách hàng chạy xe vào khu vực bàn tiếp nhận xe dịch vụ Nhân viên bàn tiếp nhận có nhiệm vụ chào hỏi và khai thác thông tin về nhu cầu dịch vụ của khách hàng Đối với khách hàng đã hẹn lịch trước thì do cố vấn dịch vụ khai thác Các dịch vụ phổ biến trong hãng là bảo hiểm, bảo dưỡng, đồng sơn

Trang 14

Sau khi đã khai thác xong thì điền đầy đủ thông tin của khách hàng, số điện thoại, biển số xe, số km xe chạy, mức xăng hoàn tất giấy tiếp nhận xe Ghi lại những yêu cầu nhỏ của khách hàng yêu cầu để báo với cố vấn dịch vụ

Bước 2: Kiểm tra, nhận định tình trạng xe dựa trên yêu cầu của khách hàng

Cố vấn dịch vụ lên xe kiểm tra tình trạng của xe, đưa ra các nhận định các hư hỏng của xe dựa trên yêu cầu của khách hàng Cần phải trùm áo ghế, tấm che sàn xe trước khi lên xe kiểm tra Cố vấn dịch vụ phải giải thích mọi thắc mắc cho khách hàng

Bước 3: Tư vấn dịch vụ, báo giá

Sau khi kiểm tra tình trạng của xe, cố vấn dịch vụ mời khách hàng vào phòng dịch vụ Cố vấn báo giá cho khách hàng dựa theo nhu cầu của khách hàng Cố Vấn Dịch Vụ có vai trò trực tiếp tư vấn, giải thích cho khách hàng về nguyên nhân hư hỏng, đưa ra biện pháp khắc phục, dự trù kinh phí và thời gian sửa chữa cần thiết cho khách hàng Bước 4: Phân bổ công việc, lệnh sửa chữa

Cố vấn dịch vụ đưa tờ lệnh sửa chữa đã hoàn thành theo nhu cầu của khách hàng xuống cho tổ trưởng Khách hàng có quyền theo dõi và kỹ thuật viên phải giải thích mọi thắc mắc cho khách hàng

Bước 5: Thực hiện dịch vụ

Tổ trưởng giao việc từng xe cho các kỹ thuật viên dựa trên chuyên môn của từng kỹ thuật viên

Dịch vụ bảo dưỡng xe thì sẽ có 2 kỹ thuật viên làm 1 xe theo thời gian quy định của công ty Tổ trưởng và quản đốc phải kiểm tra tiến độ sửa chữa để kịp giao xe cho khách hàng

Bước 6: Kiểm tra chất lượng dịch vụ

Kỹ thuật viên phải kiểm tra kĩ lưỡng sau khi đã bảo dưỡng xong Vệ sinh sạch sẽ các hệ thống bảo dưỡng

Kỹ thuật viên ký tên vào tờ lệnh sửa chữa Kỹ thuật viên xin chữ ký của tổ trưởng, nếu thấy công việc bảo dưỡng hoàn thành tốt thì tổ trưởng ký tên vào lệnh sửa chữa Còn thấy việc bảo dưỡng chưa tốt thì đề nghị kỹ thuật viên kiểm tra lại ngay

Kỹ thuật viên chạy xe qua khu vực vệ sinh xe

Trang 15

Bước 7: Vệ sinh

Kỹ thuật viên rửa xe, lau chùi khô xe và hút bụi bên trong xe cho khách hàng Khi hoàn tất việc vệ sinh, kỹ thuật viên sẽ chuyển xe đến khu vực giao xe và trao lệnh sửa chữa cùng chìa khóa xe cho cố vấn dịch vụ, sau đó báo cáo về việc đã hoàn tất công việc

Bước 8: Kiểm tra trước khi giao xe

Trước khi giao xe cho khách hàng, Cố Vấn Dịch Vụ phải tiến hành kiểm tra xe để đảm bảo rằng việc sửa chữa và bảo dưỡng đã thực hiện đúng theo báo giá và các tính năng, tình trạng nội, ngoại thất của xe khách hàng hoàn toàn bình thường như khi khách hàng bàn giao xe

Cố vấn dịch vụ gọi điện cho khách hàng tới nhận xe Lắng nghe các phản hồi của khách hàng Nếu khách hàng cảm thấy chưa hài lòng thì báo cho tổ trưởng thực hiện lại dịch vụ bảo dưỡng

Bước 9: Thanh toán

Kế toán thu tiền dựa trên lệnh sửa chữa Bước 10: Giao xe

Cố vấn dịch vụ giao xe cho khách hàng Cố vấn giải thích các công việc đã làm và tư vấn cho khách các biện pháp sử dụng xe

Cố vấn yêu cầu khách xem lại các vật dụng trong xe như giấy tờ xe, tiền bạc, đồ dùng cá nhân

Bước 11: Tìm hiểu thông tin sau dịch vụ

Cố vấn dịch vụ xin ý kiến của khách hàng để hoàn thiện dịch vụ của công ty Nếu khách hàng có phàn nàn thì phải đưa ra biện pháp giải quyết cho khách hàng Cố vấn lưu lại thông tin hồ sơ cho khách hàng

Bước 12: Hậu mãi

Để đảm bảo chất lượng dịch vụ, nhân viên kinh doanh có trách nhiệm liên hệ với khách hàng và kiểm tra thông tin về mức độ hài lòng với dịch vụ trong vòng 7 ngày sau khi giao xe Nhân viên phải chăm sóc khách hàng bằng cách nhắc nhở khách hàng đến việc bảo dưỡng xe định kỳ trong chu kỳ 3 tháng và 6 tháng

Trang 16

1.4 Tổ chức bảo dưỡng ô tô 1.4.1 Chu kỳ bảo dưỡng ô tô

Bảng 1.2 Quy trình bảo dưỡng theo km

 Bổ sung nước làm mát, nước rửa kính, dầu phanh  Siết gầm, kiểm tra gầm

 Kiểm tra bổ sung nước làm mát, nước rửa kính, dầu phanh  Bảo dưỡng phanh 4 bánh xe

 Kiểm tra gầm

20.000 km  Thay nhớt, lọc nhớt động cơ

 Thay lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa

 Kiểm tra bổ sung nước làm mát, nước rửa kính, dầu phanh  Bảo dưỡng phanh 4 bánh xe

 Kiểm tra gầm

40.000 km  Thay nhớt, lọc nhớt động cơ và thay lọc nhiên liệu  Thay lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa

 Thay bugi, dầu phanh, dầu hộp số

 Thay nước làm mát,bổ sung nước rửa kính  Thay dây curoa

Trang 17

 Bảo dưỡng phanh 4 bánh xe, thay má phanh khi mòn  Vệ sinh kim phun, họng ga, hệ thống nạp, vệ sinh dàn lạnh  Đảo lốp xe, cân chỉnh độ chụm, cân bằng động bánh xe  Kiểm tra ga điều hòa, bổ sung ga lạnh nếu thiếu

 Kiểm tra gầm 1.4.2 Các cấp bảo dưỡng

- Bảo dưỡng 1.000 km: Từ 1000 km đầu tiên xe mới chạy  Thay nhớt động cơ

 Bổ sung nước làm mát, nước rửa kính, dầu phanh  Siết lực bánh xe, siết gầm

 Kiểm tra khung gầm

- Cấp nhỏ: Từ 5.000 km đầu tiên, sau mỗi 10.000 km hoặc sau 6 tháng kể từ lần bảo dưỡng trước Thời gian làm khoảng 30 phút

 Thay thế: nhớt động cơ, tháo và vệ sinh lọc gió  Bổ sung nước rửa kính, nước làm mát, dầu phanh  Siết lực bánh xe

 Kiểm tra gầm

- Cấp trung bình: Từ 10.000 km đầu tiên, sau mỗi 20.000 km hoặc sau 12 tháng kể từ lần bảo dưỡng trước Thời gian từ 1 đến 2h đồng hồ

 Thay thế: nhớt động cơ và lọc nhớt

 Bổ sung nước rửa kính, nước làm mát, dầu phanh  Tháo và vệ sinh lọc gió

 Bảo dưỡng phanh  Kiểm tra gầm

- Cấp trung bình lớn: Từ 20.000km đầu tiên, sau mỗi 40.000km hoặc sau 24 tháng kể từ lần bảo dưỡng trước Thời gian làm khoảng 1,5 đến 3h đồng hồ

 Thay thế: nhớt động cơ và lọc nhớt

 Bổ sung nước rửa kính, nước làm mát, dầu phanh  Thay thế lọc gió

Trang 18

 Bảo dưỡng phanh  Kiểm tra gầm

- Cấp lớn: Từ 40.000km đầu tiên; sau mỗi 40.000km hoặc sau 24 tháng kể từ lần bảo dưỡng trước Thời gian làm khoảng từ 2 đến 4h đồng hồ

 Thay thế: nhớt động cơ, lọc nhớt, nước làm mát, lọc gió, dầu phanh, nhớt hộp số, dây curoa, lọc nhiên liệu

 Vệ sinh dàn lạnh, kim phun, hệ thống nạp  Kiểm tra bugi

 Bảo dưỡng phanh  Kiểm tra gầm

Tùy theo yêu cầu của khách hàng dù đi số km khá cao nhưng chỉ muốn bảo dưỡng cấp nhỏ thì đó là do yêu cầu khách hàng Tiêu chuẩn chỉ đưa ra do nhà máy nhưng vẫn phải phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng

1.4.3 Nhân công phục vụ bảo dưỡng

Bảng 1.3 Nhân công phục vụ bảo dưỡng

+ Am hiểu các công việc dịch vụ

+ Kiểm tra đúng chất lượng công việc dịch vụ

+ Xử lý các yêu cầu dịch vụ một cách hiệu quả + Sắp xếp các khu vực làm việc trong xưởng hợp lý + Theo dõi khách hàng, dự báo các xu hướng duy trì + Mở rộng khả năng dịch vụ của xưởng

+ Tạo điều kiện tốt cho việc bán linh kiện, phụ tùng và xe mới

Trang 19

Quản đốc

+ Đốc thúc kiểm tra tiến độ làm việc + Kiểm tra nội dung công việc dịch vụ + Phân công công việc cho kỹ thuật viên + Lên kế hoạch báo cáo doanh thu theo tháng

Kỹ thuật viên

Trực tiếp bảo dưỡng sửa chữa xe theo phân công của tổ trưởng Hoàn thành công việc theo các quy tắc an toàn kỹ thuật

1.4.4 Tiến độ bảo dưỡng

Bảng 1.4 Định mức thời gian bảo dưỡng Mazda CX5 (phút)

Cấp bảo dưỡng 1 kỹ thuật viên thực hiện 2 kỹ thuật viên thực hiện

Mỗi hãng xe hay garage đều phải trang bị những dụng cụ chuyên dụng để bảo dưỡng và sữa chữa Chẳng hạn như: vít, bake, súng hơi, lục giác, bộ tuýp, kềm, cần siết lực, đồng hồ đo điện,…

Hình 1 3 Ngăn kéo chìa khóa

Trang 20

Hình 1 4 Khẩu cho bugi

Ngăn tủ đầu bao gồm các dụng vụ: vít bake, vít dẹt, súng gió, kéo, máy đo nguồn

Hình 1 5 Vít bake, vít dẹt, kéo

Bộ bông lồi, bộ lục giác, bộ tuýp ¼, cần tự động

Hình 1 6 Bộ tuýp, cần tự động

Trang 21

Súng hơi, búa, cần siết lực, đầu nối, tuýp dài

Hình 1 7 Búa, tuýp dài

1.4.5.2 Cầu nâng

Cầu nâng là một thiết bị quan trọng và không thể thiếu trong xưởng Cầu nâng nâng xe lên khỏi mặt đất và tiến hành thay nhớt, cũng như kiểm tra về động cơ mọi thứ phía dưới một cách dễ dàng với cầu nâng Dù là quan trọng nhưng cầu nâng cũng là một thiết bị rất nguy hiểm vì nếu vận hành sai quy trình sẽ không chỉ dẫn đến thiệt hại về xe của khách hàng mà còn ảnh hưởng tới những người đang đứng dưới cầu xe Vậy nên an toàn với cầu nâng là điều đầu tiên mọi người phải tuân thủ trước khi sửa chữa, bảo dưỡng xe

Hình 1 8 Cầu nâng 2 trụ

Trang 22

Quy trình thực hiện:

 Bước 1: Đưa xe vào cầu nâng Di chuyển các chân trụ vào vị trí lằn ngang của gầm xe, thêm miếng cao su với những xe có đệm chân

 Bước 2: Nâng xe lên với độ cao phù hợp và khóa cầu nâng Lưu ý khi sử dụng cầu nâng

 Sử dụng đúng trọng tải thiết kế

 Đảm bảo khi nâng hạ xe không có người xung quanh vị trí nâng hạ  Phải lock cầu nâng khi đã đưa xe lên cao

1.4.5.3 Xe bảo dưỡng nhanh

Được sử dụng để chứa các dụng cụ bảo dưỡng như: mỏ lết, tuýp mở bulong/ đai ốc, súng hơi…Xe còn được dùng để bê bánh xe khi ta tháo và lắp bánh xe

Hình 1 9 Xe bảo dưỡng nhanh

1.4.5.4 Chân đế cố định xe

Hình 1 10 Chân đế cố định xe

Trang 23

Chân cố định xe giúp chúng ta cố định chịu lực tải trọng của xe khi thay phuộc nhún, cao su giảm chấn

1.4.5.5 Con đội cá sấu

Kích thủy lực cá sấu hay con đội cá sấu dùng để di chuyển xe hoặc nâng xe trong những trường hợp đặc biệt

Hình 1 11 Con đội cá xấu

1.4.4.6 Máy ra vào lốp xe

Máy ra vào lốp xe dùng để tháo lốp thay mâm xe hoặc cần thay cảm biến áp suất lốp Sản phẩm này đang thay thế dần các hoạt động sửa chữa lốp thủ công, giúp cho thời gian ra vào lốp nhanh hơn, thích ứng dần với công nghệ hiện đại trong nước và quốc tế

Hình 1 12 Máy ra vào lốp

Trang 24

1.4.4.7 Máy cân mâm bấm chì bánh xe

Hình 1 13 Máy cân mâm bấm chì

Máy cân mâm bấm chì hay còn gọi là máy cân bằng động bánh xe là thiết bị giúp bổ sung trọng lượng trên mâm xe để phân bổ khối lượng đều trong vòng quay Đây là những miếng chì có khối lượng từ 5 – 20 gram với nhiều kích thước khác nhau được sử dụng với mục đích chính là cân bằng và giữ ổn định mâm xe khi vận hành

1.4.4.8 Máy vớt đĩa

Hình 1 14 Máy vớt đĩa bánh xe

Trong quá trình sử dụng , vì phải đạp thắng thường xuyên gây nên tác động lên đĩa phanh,bố phanh mòn không đều cộng với tác động từ môi trường bên ngoài, gây cong vênh đĩa thắng, làm mặt má phanh bị gồ ghề, độ dày không đều nhau vì vậy vớt đĩa bánh xe giúp chúng ta vẫn đảm bảo an toàn mà lại giảm được chi phí thay đĩa phanh

Trang 25

Thông thường ta vớt đĩa khi thay bố phanh Việc này giúp cho bề mặt tiếp xúc giữa bố phanh và đĩa phanh đều nhau hơn

1.4.4.9 Máy sạc ga

Máy sạc ga tự động có nhiều chức năng như : nạp và hút môi chất làm lạnh vào hệ thống lạnh, kiểm tra rò rỉ trong hệ thống lạnh cũng như chức năng tự động thực hiện các tiến trình

Hình 1 15 Máy sạc ga tự động

1.4.4.10 Máy ép thủy lực

Hình 1 16 Máy ép thủy lực

Trang 26

Máy ép thủy lực ô tô là một thiết bị rất quan trọng trong các xưởng, sử dụng xi lanh thủy lực để tạo ra lực ép để chuyển đổi các thanh kim loại nặng thành các hình dạng tùy ý Với sức mạnh của nó, máy ép thủy lực có thể ép các khối kim loại có kích thước và trọng lượng lớn mà các thiết bị khác không thể làm được Các loại máy thủy lực hiện đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp và ứng dụng trong thực tế đời sống sản xuất như máy ép bùn, máy ép sắt vụn, máy ép giấy vụn, máy ép rác thải loại

Sử dụng các loại máy thủy lực giúp công việc trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn, tăng độ chính xác và an toàn so với các phương pháp thủ công Ngoài ra, việc sử dụng máy ép thủy lực còn giúp nâng cao năng suất và hiệu quả trong công việc, đồng thời giảm thiểu chi phí sản xuất Chính vì vậy, máy ép thủy lực đang trở thành trợ thủ đắc lực cho nhiều ngành công nghiệp

Trang 27

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH KIỂM TRA KỸ THUẬT XE MỚI TRƯỚC KHI GIAO CHO KHÁCH HÀNG

Kiểm tra trước khi giao xe ( PDS – Pre Delivery Service ) là bước kiểm tra cuối cùng được thực hiện bởi các đại lý trên xe trước khi giao xe cho khách hàng Mục đích của bước này là đảm bảo chắc chắn xe ở luôn ở trong tình trạng trạng tốt nhất khi giao cho khách hàng Người mua có thể sử dụng liền sau khi nhận xe

- Đèn trước gồm cản trước, xi nhan, cos, pha - Đèn sau gồm đèn thắng, đèn cản, xi nhan, đèn lùi - Tiếp theo, kiểm tra hệ thống nâng hạ kính của từng ghế - Kiểm tra hệ thống gạt nước

- Kiểm tra dây an toàn

- Sự nâng, hạ và trượt của các ghế - Hệ thống máy lạnh

- Sau đó, tiến hành kiểm tra hệ thống giải trí trên xe như Radio và đầu CD

- Kiểm tra bề mặt sơn, các loại dầu và chất lỏng, giắc nối cảm biến trên động cơ - Kiểm tra hệ thống chống trộm của xe

- Kiểm tra và bổ sung nước làm mát, nước rửa kính - Thăm lại nhớt động cơ

- Kiểm tra hệ thống gầm xe, các bu lông, ốc và rò rỉ dầu - Kê cầu và nâng xe lên cao để kiểm tra gầm

- Dùng tuýp 14,17,19,21 để kiểm tra gầm - Kiểm tra bulong dưới gầm có bị lỏng không

Trang 28

- Quan sát các vị trí dễ chảy dầu như phuộc nhún, hộp số - Gầm phải mới, không được xước

- Kiểm tra áp suất lốp của 4 bánh và bánh phụ Nếu chưa đạt áp suất tiêu chuẩn thì cần bơm thêm, dư quá nhiều thì xả ra

- Sau khi đã hoàn thành các bước trên, xe mới có thể được giao cho khách hàng 2.2 Công việc cụ thể

2.2.1 Nhận tờ lệnh PDS giao xe

Trên tờ lệnh có các thông tin như: chủ xe, biển số, loại xe,… kỹ thuật viên sẽ kiểm tra và điền một số thông tin của xe như: thông số lốp, mã bình,…vào mặt sau của xe

Hình 2 1 Lệnh PDS giao xe

2.2.2 Kiểm tra đèn xe

Một kỹ thuật viên sẽ ngồi bên trong xe và bắt đầu bật đèn xe Một kỹ thuật viên khác sẽ đứng phía trước và kiểm tra đèn phía trước: pha, cos, đèn xi-nhan trái phải, đèn cản trước Sau đó kiểm tra các đèn phía sau xe: đèn phanh, đèn lùi, đèn xi-nhan, đèn cản sau

2.2.3 Kiểm tra lớp vỏ xe và nội thất bên trong

Kỹ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra lớp vỏ xe có bị dơ, trầy xước hay dập

Sau đó tiền hành kiểm tra nội thất bên trong có bẩn không, kiểm tra đèn bên trong xe, kiểm tra sự nâng hạ của kính xe, kiểm tra cần gạt nước ở trước và sau, kiểm tra dây an toàn, kiểm tra sự nâng hạ và trượt của ghế, kiểm tra radio, kiểm tra loa xe, kiểm tra hệ thống lạnh bên trong xe

Trang 29

2.2.4 Cân hơi bánh xe

Hình 2 2 Cân hơi bánh xe

Sử dụng dụng cụ cân hơi để tiến hành cân hơi bánh xe Đầu tiên ta bật “On” lên, tiếp theo cắm một đầu của dụng cụ vào ống hơi, đầu còn lại cắm vào van xe Bóp mạnh cần phía sau là bơm đến khi trị số hiển thị trên màn hình là 2.40 thì dừng đối với xe 4 chỗ (2.50 đối với xe 7 chỗ) Trường hợp ta bơm thừa hơi thì bóp nhẹ cần để xả hơi 2.2.5 Kiểm tra bình ắc-quy

Hình 2 3 Kiểm tra bình ắc quy

Mở nắp capo xe Ta kẹp đúng hai cực của máy test vào hai cực của bình ắc-quy màn hình máy sẽ sáng lên Ta chọn vào test CCA (Cold Cranking Amps-dòng khởi động nguội), đối với dòng xe Mazda thì trị số CCA thường là 550A Màn hình máy sẽ hiển thị ra thông số của bình như trên hình, dòng đầu tiên ta thấy “GOOD” nghĩa là bình còn mới Tại đây, giá trị CCA được hiểu là số liệu thể hiện cường độ dòng điện mà một ắc-quy có thể cung cấp trong 30 giây ở nhiệt độ 0 độ F (-17,7 độ C) cho đến khi điện áp giảm xuống mức không thể sử dụng được nữa Ví dụ, một ắc-quy 12 volt có giá trị CCA

Trang 30

là 600 có nghĩa là nó có thể cung cấp dòng điện 600 ampe trong vòng 30 giây ở nhiệt độ -17,7 độ C trước khi điện áp giảm xuống dưới 7,2 volt

2.2.6 Kiểm tra khoang động cơ

Sau khi mở nắp capo xe ta tiến hành kiểm tra: nhớt máy, nhớt hộp số, nước làm mát, nước rửa kính, dầu hộp số,… nếu chưa đủ thì phải châm thêm Ngoài ra ta còn phải kiểm tra các đường ống nước, đường ống lạnh, nắp đậy giàn cò xem có rò rỉ không Trường hợp bị rò rỉ sẽ thấy những biểu hiện như là ống bị ướt và có vết nước còn đọng trên ống Kiểm tra các đường dây điện có vuột hay đứt gãy không

2.2.7 Vào cầu xe, xiết lực, nâng cầu lên để kiểm tra gầm

Hình 2 4 Vào cầu xe

 Vào cầu xe đúng vị trí, dùng cần xiết lực + tuýp 21 để xiết lực bánh xe

 Lên cầu cao và tiến hành kiểm gầm xe: kiểm tra nắp cacte dưới, nắp dựng, dây curoa, các đường ống, két nước làm mát,…

 Xoay bánh xe kiểm tra có bị đảo hay không, nếu lúc cân hơi thấy có bánh xe nào áp suất < 2.00 kPa thì kiểm tra xem có cán đinh hay không

 Dùng cần xiết lực + tuýp 17, 19, 24 để siết gầm xe 2.2.8 Xuống cầu giao xe cho khách hàng

Trang 31

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG CẤP LỚN XE MAZDA CX-5

3.1 Thao tác trước khi thực hiện kiểm tra

Trước khi kiểm tra, hãy đặt thảm sàn xe, các tấm che vào trong xe để tránh làm bẩn xe của khách hàng trong quá trình kiểm tra Kỹ thuật viên muốn lên xe phải bắt buộc

 Mở nắp capô (bằng cách kéo cần nhả nắp capô) Phía trước xe:

 Mở nắp capô  Đặt tấm phủ sườn  Đặt tấm phủ đầu xe

 Đặt các khối chèn bánh xe

Trang 32

Hình 3 2 Đặt thảm trải sàn

Khoang động cơ:

Hình 3 3 Đặt tấm che vè khoang động cơ

3.2 Các bước tiến hành bảo dưỡng

3.2.1 Kiểm tra tổng quát bên trong và bên ngoài xe 3.2.1.1 Kiểm tra hệ thống đèn trên xe

Kiểm tra các hệ thống đèn của khách trước khi vào cầu: đèn pha, cos, đèn mi, xi nhan trái, phải, đèn càng, cần gạt mưa trước, cần gạt mưa sau, đèn phanh, đèn lùi, đèn

Trang 33

biển số, đèn xi nhan sau trái, phải

Hình 3 4 Kiểm tra đèn xe

3.2.1.2 Gạt nước và phun nước rửa kính

Hình 3 5 Kiểm tra gạt mưa

Tiến hành kiểm tra gạt mưa bằng việc khởi động động cơ và bật chế độ phun nước Kiểm tra áp suất nước phun ra Kiểm tra chức năng gạt nước kết hợp với phun nước có hoạt động cùng lúc hay không

Hoạt động

Trang 34

 Khởi động động cơ

 Thực hiện kiểm tra áp suất của bộ phun nước rửa kính

 Điều chỉnh vùng phun nước gạt mưa nằm giữa vùng gạt cho phép Sau khoảng 30000 km nên thay lưỡi gạt mưa

3.2.1.3 Còi

Hình 3 6 Còi

Còi ô tô là một bộ phận giúp người lái truyền tín hiệu đến các xe xung quanh Bấm kiểm tra còi dọc theo chu vi vô lăng Kiểm tra xem âm lượng và âm sắc có đều không Nếu còi phát ra nhỏ hoặc ngắt quãng thì cần sửa chữa kịp thời

3.2.1.4 Kiểm tra phanh tay

Hình 3 7 Phanh tay

Trang 35

Phanh tay điện tử là loại phanh tay điều khiển tự động thông minh, được trang bị trên các dòng xe hiện đại Phanh tay điện tử giúp cho lái xe đảm bảo an toàn khi quên kéo phanh tay Kí hiệu của phanh tay điện tử là chữ P

Kiểm tra hoạt động của phanh tay điện tử Đạp phanh chân và nhấn nút để kiểm tra phanh tay điện tử được nhả hay không (Unlock) Ngoài ra cần kiểm tra độ bó cứng phanh khi kéo phanh tay Xoay bánh để kiểm tra độ bó cứng phanh

3.2.1.5 Vô lăng

Hình 3 8 Nội thất bên trong xe

Cầm vô lăng bằng cả 2 tay Cầm vô lăng rồi lắc vô lăng sang 4 hướng và cảm nhận xem có bị rơ hay lỏng Trường hợp vô lăng bị rơ tức là độ rơ vành tay lái lớn hơn mức bình thường, gây độ trễ lớn khi đánh lái

Độ rơ của vô lăng thể hiện độ rơ của hệ thống lái Trong trường hợp vô lăng có tiếng kêu thì vấn đề nằm ở trợ lực lái điện Nếu có bất cứ hư hỏng nào thì kiểm tra các chi tiết:

 Vòng bi trục lái bị mòn

 Chi tiết lắp trên vô lăng bị lỏng  Các chi tiết lắp trên trục lái bị lỏng  Khớp trục lái rơ quá nhiều

 Bánh răng hệ thống lái rơ quá nhiều  Độ rơ đầu rotuyn

Bổ sung mỡ bôi trơn tại các khớp lái và chỉnh bạc lái phù hợp

Trang 36

3.2.1.6 Hệ thống điều hòa

Để kiểm tra hệ thống điều hòa có hoạt động bình thường hay không, ta sử dụng đồng hồ đo áp suất Giá trị khi hệ thống hoạt động bình thường sẽ hiển thị trên đồng hồ đo

Hình 3 9 Nút chỉnh hệ thống điều hòa

Việc đọc thông số áp suất trên máy đo áp bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và độ ẩm Áp suất vào một ngày nóng sẽ cao hơn so với ngày lạnh Cần kiểm tra thông số kỹ thuật của nhà sản xuất cho áp suất bình thường tại nhiệt độ khác nhau

Kiểm tra lọc gió cabin

 Kiểm tra không có hư hỏng, quá bẩn hay mùi hôi trên lọc gió cabin  Nếu có lỗi, thay lọc gió cabin

Ghi chú

 Lọc gió cabin nên thay mỗi năm một lần hoặc mỗi 20000 km  Không được rửa bằng nước hoặc khí nén để dùng lại

3.2.1.7 Dây đai an toàn

Dây an toàn luôn được sử dụng để đảm bảo an toàn khi tài xế và hành khách di chuyển trên xe ô tô Luôn giữ cho dây sạch sẽ và đảm bảo độ chắc chắn cho dây đai an toàn

3.2.1.8 Nắp bình xăng

Kiểm tra nắp bình xăng:

Trang 37

Kiểm tra xem nắp khi xoay có kẹt hay không Gioăng nắp cọ bị rách hay không Kiểm tra rò rỉ ở nắp

Cần kiểm tra xem nắp bình xăng đã được đặt chính xác và khít chưa Ta có thể thực hiện bằng cách xoay nắp bình xăng để kiểm tra xem nó có được bắt chính xác hay không Nếu nắp bình được đặt đúng, nó sẽ phát ra tiếng kêu "cách" và quay tự do

Hình 3 10 Nắp bình xăng

3.2.1.9 Gương chiếu hậu

Gương chiếu hậu trên ô tô gồm 3 gương: 1 gương trung tâm bên trong xe và 2 gương hông bên phải và bên trái Gương chiếu hậu giúp tài xế hạn chế được được điểm mù phía sau và 2 bên xe, giúp cho tài xế có tầm nhìn tốt khi lái xe

Sau một thời gian sử dụng, gương chiếu hậu cũng sẽ bị sai lệch góc Người kỹ thuật viên sẽ kiểm tra và điều chỉnh gương chiếu hậu sao cho có tầm quan sát tốt nhất 3.2.1.10 Công tắc nâng hạ kính

Giới thiệu:

Trong xe, có một công tắc có tên là "Auto" được dùng để điều khiển kính của tài xế Bên cạnh đó, còn có ba công tắc khác để tài xế điều khiển việc nâng hạ kính chính và một công tắc nữa để hành khách điều khiển việc nâng hạ kính phụ Nếu muốn chặn không cho các công tắc nâng hạ kính phụ hoạt động, có thể sử dụng công tắc "LOCK" Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra xem hệ thống nâng hạ kính có hoạt động bình thường hay không

Trang 38

Hình 3 11 Kiểm tra mô tơ nâng hạ kính

Các sự cố thường gặp của hệ thống nâng hạ kính bao gồm: mô tơ bị hỏng, không có âm thanh hay chuyển động khi bấm nút để điều khiển kính lên xuống, kính bị kẹt trong quá trình lên xuống

3.2.1.11 Kiểm tra đóng mở cốp xe, cửa xe

Kiểm tra cốp điện của xe bằng cách thử xem cốp xe có tiếng kêu bất thường gì khi lên xuống không Trong quá trình bấm lên xuống tuyệt đối không cản trở khi cốp xe chuyển động Để ý tất cả vật cản xung quanh cốp điện, ví dụ như người, độ cao trần xưởng xe

Hình 3 12 Đóng mở cốp xe

Trang 39

3.2.2 Kiểm tra khoang động cơ

Hình 3 13 Khoang động cơ

Trước khi kiểm tra thì cần vệ sinh khoang động cơ Sử dụng súng gió kết hợp giẻ lau vệ sinh sạch sẽ khoang động cơ

Kiểm tra các chi tiết ở khoang động cơ :

 Kiểm tra vách dựng động cơ, các ron quy lát, ron dàn cò  Kiểm tra các hư hỏng bất thường trong khoang động cơ

Sau khi kiểm tra xong khoang động cơ ta mở nắp nhớt động cơ, nắp bình nước làm mát Tháo lọc gió động cơ để vệ sinh Kiểm tra dưới sàn đỗ xe có dấu hiệu của sự rò rỉ nhớt hay bất kì chất lỏng nào hay không

Trang 40

Kiểm tra ắc quy bằng máy đo

Hình 3 14 Kiểm tra ắc quy

Tình trạng ắc quy được hiện trên máy đo Nếu máy hiện lên dòng GOOD thì ắc quy còn tốt Còn máy không hiện dòng GOOD thì cần thay thế ắc quy Lưu ý nên để sau khi nguội máy mới kiểm tra bình ắc quy

Để kiểm tra các điện cực ắc quy, cần kiểm tra xem chúng có dấu hiệu bám bẩn và hao mòn hay không, vì điều này có thể làm giảm khả năng tiếp xúc của điện cực Nếu phát hiện dấu hiệu này, cần tháo rời các dây nối và vệ sinh điện cực, sau đó lắp lại vị trí ban đầu Nếu điện cực bị mòn quá nặng, cần sửa chữa hoặc thay thế

3.2.3 Kiểm tra gầm xe

Kê cầu, bấm cầu lên cao và tiến hành bảo dưỡng

Hình 3 15 Kê cầu

3.2.3.1 Thay nhớt

Các phụ tùng trong động cơ xe để hoạt động bền bỉ thì cần nhớt động cơ để bôi trơn Tuy nhiên sau 1 thời gian hoạt động, nhớt ô tô hoạt động nhiều sẽ bị nhiễm bẩn và

Ngày đăng: 13/04/2024, 10:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w