Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng kia sedona tại các đại lý ủy nhiệm của kia

79 0 0
Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng kia sedona tại các đại lý ủy nhiệm của kia

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tạo điều kiện cho em được làm việc và học tập trong môi trường chuyên nghiệp, kỷ luật tốt và tác phong làm việc nghiêm chỉnh. Và em cũng xin chân thành cảm ơn tập thể các anh chị trong công ty nói chung và thầy nói riêng đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để em có thể hoàn thành tốt Luận Văn Tốt Nghiệp.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HỒ CHÍ MINH

VIỆN CƠ KHÍ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Ngành: KỸ THUẬT CƠ KHÍ Chuyên ngành: CƠ KHÍ Ô TÔ

Giảng viên hướng dẫn : TS LÊ TRÍ HIẾU Sinh viên thực hiện : LÊ HOÀNG KHẢI MSSV: 1851080094 Lớp: CO18A

TP Hồ Chí Minh, 2023

QUY TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG KIA SEDONA TẠI CÁC ĐẠI LÝ ỦY NHIỆM CỦA KIA

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học và tìm hiểu về ô tô tại trường, em được nhà trường bố trí đi thực tập bên ngoài Đây là thời gian để em tiếp xúc với thực tiễn, trau dồi những kiến thức đã học và chuẩn bị những kỹ năng cần thiết trước khi ra trường So với quá trình học tập, thực tế bên ngoài khác rất nhiều, trong khi thực tập có nhiều điều chưa được làm tốt nhưng cũng đã học được những kinh nghiệm quý báu

Những kiến thức thu nhận được trong quá trình thực tập sẽ giúp em bổ sung rất nhiều kiến thức mà em còn thiếu Đó là các quy trình nhận xe, bảo dưỡng, sửa chữa, giao xe cho khách hàng và các quy trình giám định ô tô khác của hãng

Nhân cơ hội này em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Viện Cơ khí trường Đại học Giao thông Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện học tập cho em và tiếp xúc thực tế với thế giới bên ngoài Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Cơ khí ô tô và các anh ở đơn vị thực tập đã nhiệt tình giúp đỡ hướng dẫn em ở phân xưởng trong thời gian thực tập tại công ty, để em hoàn thành tốt thực tập tại Công ty TNHH ô tô Vĩnh Cửu.

Tp Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 10 năm 2022

Sinh viên thực hiện

Lê Hoàng Khải

Trang 3

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Hiện nay nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu đi lại vận chuyển hàng hóa của con người ngày càng tăng Trong đó vận chuyển bằng ôtô và xe máy là phương tiện vận chuyển chủ yếu trong giao thông đường bộ Cùng với các chính sách của nhà nước về mặt hàng ôtô đã kích thích việc mua ôtô nhằm phục vụ cho nhu cầu đi lại của cá nhân ngày càng nhiều

Đi cùng với sự phát triển về số lượng, mẫu mã kiểu dáng ô tô thì tình trạng tai nạn giao thông do phương tiện này gây ra cũng tăng lên Khi xảy ra tai nạn sẽ gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản Nguyên nhân là do sự chủ quan, ý thức của con người, điều kiện thời tiết, đường sá và các lỗi kỹ thuật, hư hỏng bất ngờ của phương tiện khi đang lưu thông trên đường

Việc bảo dưỡng ô tô định kỳ luôn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao tuổi thọ cũng như khả năng hoạt động của chiếc xe Việc làm này sẽ giúp người lái sớm phát hiện ra những hư hỏng của chiếc xe để có thể có biện pháp sửa chữa, khắc phục kịp thời, tránh cho chiếc xe bị hỏng nặng hơn nữa Điều này còn giúp ích cho chủ xe rất nhiều trong việc tiết kiệm được chi phí sửa chữa và thay thế phụ tùng sau này

Luận văn này tập trung về kiểm tra, bảo dưỡng các cấp của xe KIA SEDONA Bố cục của bài luận văn gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài luận văn

Chương 2: Tổ chức kiểm tra và bảo dưỡng xe KIA SEDONA Chương 3: Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng xe KIA SEDONA

Trang 4

Chương 1 Giới thiệu chung về đề tài luận văn 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

1.6 Kết cấu luận văn tốt nghiệp 2

Chương 2: Tổ chức kiểm tra và bảo dưỡng xe KIA SEDONA 3

2.1 Giới thiệu về xe KIA SEDONA 3

2.1.1 Giới thiệu chung 3

2.1.2 Ngoại thất 4

2.1.3 Nội thất 6

2.1.4 Động cơ và vận hành 7

2.1.5 Thông số kỹ thuật 8

2.2 Khái niệm bảo dưỡng định kỳ các cấp xe KIA SEDONA 9

2.2.1 Khái niệm về bảo dưỡng, sửa chữa 9

2.2.2 Nội dung của một chế độ bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ô tô 9

2.2.3 Những công việc chính của bảo dưỡng kỹ thuật 10

2.2.4 Định mức thời gian thực hiện bảo dưỡng định 10

3.1.3 Quy trình bảo dưỡng 15

3.2 Bảo dưỡng cấp trung bình 39

3.2.1 Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật 39

3.2.2 Các hạng mục bảo dưỡng 40

Trang 5

3.3 Bảo dưỡng cấp trung bình lớn 46

3.3.1 Chu kỳ bảo dưỡng 46

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Chương 1 Giới thiệu chung về đề tài luận văn

Chương 2 Tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa xe KIA SEDONA

Hình 2.1 Xe KIA SEDONA 2019 4

Hình 2.2 Ngoại thất đầu xe KIA SEDONA 5

Hình 2.3 Ngoại thất đuôi xe KIA SEDONA 6

Hình 2.4 Nội thất bên trong xe KIA SEDONA 6

Hình 2.5 Trang bị bên trong xe KIA SEDONA 7

Hình 2.6 Khoan động cơ xe KIA SEDONA 7

Hình 2.7 Kiểm tra, bảo dưỡng xe 10

Hình 2.8 Tủ dụng cụ 12

Chương 3 Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa xe KIA SEDONA Hình 3.1 Lệnh sửa chữa bảo dưỡng cấp nhỏ xe KIA SEDONA 14

Hình 3.2 Chuẩn bị vật tư, phụ tùng 15

Hình 3.3 Đặt đệm tay nâng vào đúng vị trí 15

Hình 3.4 Kiểm tra hệ thống đèn xe KIA SEDONA 16

Hình 3.5 Tháo lọc gió điều hòa xe KIA SEDONA 16

Hình 3.6 Tấm che vè xe 17

Hình 3.7 Khoang động cơ xe KIA SEDONA 17

Hình 3.8 Kiểm tra tình trạng ắc quy bằng máy đo 18

Hình 3.9 Tháo và vệ sinh lọc gió động cơ 19

Hình 3.10 Nước làm mát pha sẵn LLC nhãn KIA 20

Hình 3.11 Châm nước làm mát động cơ vào bình nước phụ 20

Hình 3.12 Châm nước rửa kính 21

Hình 3.13 Siết ốc bánh xe theo hình ngôi sao hoặc đường chéo 21

Hình 3.14 Siết ốc bánh xe KIA SEDONA 22

Hình 3.15 Ảnh hưởng của áp suất lên lốp xe ô tô 23

Hình 3.16 Cân hơi bánh xe KIA SEDONA theo khuyến nghị của nhà sản xuất 23

Hình 3.17 Tháo ốc nhớt, xả nhớt và thay lông đền mới 24

Hình 3.18 Khung gầm xe KIA SEDONA 25

Hình 3.19 KTV kiểm tra khung gầm xe KIA SEDONA 25

Hình 3.29 Tháo đường ống dầu phanh 31

Hình 3.30 Tháo rotuyn cân bằng 32

Hình 3.31 Tháo ngỗng trục ra khỏi phuộc 32

Hình 3.32 Tháo ốc cố định phuộc 33

Hình 3.33 Sử dụng cảo để tháo phuộc cũ ra khỏi lò xo 33

Trang 7

Hình 3.35 Lốp bị lão hóa, có NSX tuần 49 năm 2016 34

Hình 3.36 Nguyên tắc đảo lốp xe 35

Hình 3.37 Hộp dầu phanh 36

Hình 3.38 Siết ốc gầm xe KIA SEDONA 36

Hình 3.39 Rò rỉ dầu qua gioăng cácte động cơ, hộp số 37

Hình 3.40 Châm nhớt động cơ xe KIA SEDONA và que thăm nhớt động cơ 37

Hình 3.41 Cài đặt lại ngày bảo dưỡng kế tiếp 38

Hình 3.42 Rửa và lau xe 38

Hình 3.43 Lệnh sửa chữa bảo dưỡng cấp trung bình xe KIA SEDONA 39

Hình 3.44 Lọc nhớt xe KIA SEDONA máy xăng và máy dầu 40

Hình 3.45 Tháo lọc nhớt xe KIA SEDONA 41

Hình 3.46 Lắp ruột lọc nhớt và gioăng cao su mới 42

Hình 3.47 Tháo ốc bánh xe 42

Hình 3.48 Mở cùm phanh và lấy má phanh 43

Hình 3.49 Vệ sinh má phanh 43

Hình 3.50 Má phanh trước và sau khi vệ sinh 44

Hình 3.51 Kiểm tra ắc phanh 44

Hình 3.52 Vệ sinh đĩa phanh 44

Hình 3.53 Lệnh sửa chữa bảo dưỡng cấp trung bình lớn xe KIA SEDONA 46

Hình 3.54 Lọc gió điều hòa dơ, bụi bẩn nhiều 47

Hình 3.55 Lệnh sửa chữa bảo dưỡng cấp lớn xe KIA SEDONA 48

Hình 3.56 Tháo ống hút gió ngoài 50

Hình 3.57 Mở que thăm nhớt 50

Hình 3.58 Xả nhớt hộp số 51

Hình 3.59 Châm nhớt hộp số KIA SEDONA 52

Hình 3.60 Đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát 52

Hình 3.61 Xả nước làm mát 53

Hình 3.62 Châm nước làm mát cho két nước và bình nước phụ 54

Hình 3.63 Thay dây cua roa tổng mới cho xe KIA SEDONA 55

Hình 3.64 Hút dầu phanh cũ 56

Hình 3.65 Châm dầu phanh mới 56

Hình 3.66 Bình dầu trợ lực lái 58

Hình 3.67 Vệ sinh bướm ga 58

Hình 3.68 Súc rửa kim phun 60

Hình 3.69 Lọc nhiên liệu xe KIA SEDONA (lọc xăng – lọc dầu) 61

Hình 3.70 Sử dụng máy chuyên dụng nội soi dàn lạnh 63

Hình 3.71 Vệ sinh nội soi dàn lạnh sau xe KIA SEDONA 64

Hình 3.72 Bộ dung dịch vệ sinh dàn lạnh chuyên dụng 64

Trang 8

Chương 1 Giới thiệu chung về đề tài luận văn 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ những năm 1885 khi chiếc ô tô đầu tiên do kỹ sư Carl Benz chế tạo (bằng sáng chế năm 1886) đến nay thì ngành công nghiệp ô tô vẫn là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của những nước phát triển như: Đức, Anh, Mỹ, và các nước Châu Á - Thái Bình Dương trong đó Việt Nam

Ngành công nghiệp ô tô đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của kinh tế và xã hội như: du lịch, thương mại, an ninh quốc phòng và giao thông vận tải Từ những chiếc ô tô đầu tiên có hiệu suất thấp thì đến nay ngành công nghiệp ô tô đã cho ra đời những chiếc ô tô có công suất lớn và độ tin cậy cao Hiện nay, những tiến bộ về kỹ thuật, công nghệ vật liệu, điều khiển tự động đã được áp dụng nhanh chóng vào ngành công nghệ chế tạo ô tô để làm tăng khả năng vận hành và độ tin cậy, an toàn cho người lái và hành khách Bên cạnh việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất ô tô thì việc hợp tác với các tập đoàn nước ngoài cũng đang được đẩy mạnh

Nền kinh tế nước ta đang trong đà phát triển Hiện nay, những tập đoàn lớn trong ngành sản xuất ô tô của thế giới đã hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong sản xuất và lắp ráp ô tô như: Ford Hải Dương, Mercedes - Benz, Thaco Trường Hải, VinFast Để ngành ô tô Việt Nam phát triển và đột phá hơn nữa thì phải cần có những nguồn nhân lực kỹ sư, công nhân lành nghề, sáng tạo nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm

Để ô tô vận hành được thì động cơ góp một phần quan trọng trong đó Trong quá trình sử dụng lâu dài thì không thể tránh được những hao mòn vật lý, ăn mòn hóa học và ảnh hưởng bởi các điều kiện làm việc khác nhau dẫn tới hư hỏng động cơ

Do đó việc nghiên cứu đề tài: “quy trình kiểm tra, bảo dưỡng xe KIA SEDONA” là việc làm cần thiết giúp sinh viên tìm hiểu, nắm bắt, ứng dụng vào công việc kiểm tra, bảo dưỡng xe ô tô sau khi ra trường trở nên nhanh chóng và chính xác

1.2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu

Tìm hiểu về quy trình kiểm tra và bảo dưỡng xe KIA SEDONA Tổng hợp lại những nội dung công việc cần thiết để bảo dưỡng định kỳ xe ô tô du lịch Đồng thời chỉ ra các hư hỏng phổ biến và cách khắc phục, thay thế phụ tùng trên xe ô tô du lịch

Trang 9

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các vấn đề liên quan đến xe KIA SEDONA Qua đó, để làm rõ thêm vấn đề thì đề tài sẽ đi sâu vào nghiên cứu, phân tích quy trình kiểm tra và sửa chữa động cơ

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu về xe KIA SEDONA thông qua quá trình thực tập, nghiên cứu quy trình kiểm tra và bảo dưỡng Từ đó, nắm được quy trình kiểm tra và bảo dưỡng xe

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài quy trình kiểm tra và bảo dưỡng xe KIA SEDONA là tiền đề để sinh viên tìm hiểu, nắm bắt và ứng dụng vào công việc kiểm tra, bảo dưỡng xe ô tô sau khi ra trường Giúp việc kiểm tra chuẩn đoán chính xác, rút ngắn thời gian và mang lại lợi ích về kinh tế

1.6 Kết cấu luận văn tốt nghiệp

Kết cấu luận văn bao gồm 6 chương với các nội dung chính sau:

Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài luận văn

Chương 2: Tổ chức kiểm tra và bảo dưỡng xe KIA SEDONA Chương 3: Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng xe KIA SEDONA

Trang 10

Chương 2 Tổ chức kiểm tra và bảo dưỡng xe KIA SEDONA 2.1 Giới thiệu về xe KIA SEDONA

2.1.1 Giới thiệu chung

KIA (KIA Group) là thương hiệu lớn thứ hai tại Hàn Quốc Tập đoàn KIA có trụ sở chính tại Seoul Từ năm 2013, KIA thuộc sở hữu của Tập đoàn Hyundai, nhà sản xuất ô tô lớn nhất Hàn Quốc hiện nay

Ngày nay, KIA vẫn là một trong những nhà sản xuất ô tô lớn hàng đầu thế giới, doanh số tăng trưởng hàng năm với tốc độ đáng ngưỡng mộ Tại thị trường Việt Nam, các mẫu xe KIA do Trường Hải Group độc quyền phân phối, nhập khẩu về lắp ráp trong nước

Tại thị trường Việt Nam, KIA là thương hiệu ô tô nổi tiếng Sản phẩm của KIA được thiết kế phù hợp với con người và đường sá Việt Nam Đối với một đất nước đang trên đà phát triển như Việt Nam, thương hiệu xe hơi Hàn Quốc đã đủ thông minh để đánh vào tâm lý người dân khi cho ra đời những mẫu xe vừa túi tiền, đúng chất lượng như KIA Sedona (Carnival), Moring, Cerato, Rondo, Sorento…

KIA Sedona là mẫu xe MPV được THACO Trường Hải sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam KIA Sedona được định vị ở phân khúc MPV cao cấp, xe cạnh tranh cùng hai đối thủ khác là xe Toyota Sienna và xe Honda Odyssey Sau 2 năm ra mắt, đến nay, KIA Sedona ngày càng khẳng định được vị thế của mình khi giá bán thấp hơn từ 3 – 4 lần so với đối thủ trực tiếp là Toyota Alphard có giá 4 tỷ đồng nhưng các tính năng và trang bị lại không hề thua kém

Trang 11

Hình 2.1 Xe KIA SEDONA 2019 2.1.2 Ngoại thất

KIA Sedona 2019 sở hữu dáng vẻ bề thế, có kích thước tổng thể của xe (Dài x Rộng x Cao) lần lượt 5.115 x 1.985 x 1.755 mm, trục cơ sở 3.060 mm và khoảng sáng gầm xe 163 mm

KIA Sedona sở hữu những đường nét trẻ trung, mới lạ Trong đó, điểm nhấn trung tâm chính là lưới tản nhiệt hình mũi hổ viền chrome ở phía trước xe Đây cũng là dấu ấn của hãng KIA sau khi nhà thiết kế Peter Schreyer rời hãng Audi về đầu quân cho hãng xe Hàn

KIA Sedona mang hình ảnh đại diện cho một chiếc xe hơi hạng sang với những đường nét tinh tế cùng những công nghệ nổi bật Giữ vững tinh thần cốt lõi ấy, diện mạo của KIA Sedona mới được trau chuốt khi được trang bị hệ thống đèn pha công nghệ LED được cải tiến, hiện đại hơn đèn HID hiện nay, mang đến hiệu quả chiếu sáng vượt trội hỗ trợ tầm nhìn cho người lái xe Cản phía trước được hạ thấp, hốc gió được mở rộng sang hai bên ôm trọn lấy đèn sương mù LED với thiết kế 4 bóng đẹp mắt hơn thay cho dạng tròn như phiên bản trước Hai đường viền chrome sắc cạnh cùng tấm ốp nhựa cứng làm nhấn thêm vẻ mạnh mẽ cho phần đầu của xe

Trang 12

Hình 2.2 Ngoại thất đầu xe KIA SEDONA

Bên cạnh đó, phần đuôi xe của KIA Sedona 2019 được thiết kế tinh tế với phần kính đen vuốt từ cửa hông tới kính cốp sau tạo cảm giác hài hòa và sang trọng KIA Sedona lăn bánh trên bộ lazang (mâm bánh xe) bằng hợp kim nhôm 18-inch, lốp 235/60 Gương chiếu hậu gập/chỉnh bằng điện tích hợp đèn LED báo rẽ Nhìn từ bên hông, đường viền chân kính mạ chrome vuốt dài từ trụ A tới trụ D giúp xe thêm phần đẹp, sang trọng

Phía sau, KIA Sedona thể hiện dáng vấp bề thế với những góc bo lớn và đầy đặn Cụm đèn hậu với các dải đèn LED đặc trưng, đuôi lướt gió tích hợp đèn phanh trên cao, đèn phản quang được bố trí tại cản gầm sau xe Camera lùi được bố trí ở ngay dưới logo.

Một điểm mới của KIA Sedona 2019 là được trang bị thêm nút bấm đóng/mở cửa điện, thay vì ta phải nắm và kéo tay nắm cửa thì nay chỉ cần ấn nút nhẹ nhàng trên tay nắm là cửa xe sẽ tự động trượt xuống

Trang 13

Hình 2.3 Ngoại thất đuôi xe KIA SEDONA 2.1.3 Nội thất

Bên trong xe mang đến một không gian tiện nghi, thoải mái và cực kì rộng rãi cho người ngồi Ghế ngồi thênh thang, hai cửa sổ trời lớn cùng nhiều trang bị tiện nghi

Hình 2.4 Nội thất bên trong xe KIA SEDONA

Vô lăng ba chấu được bọc da cao cấp, ở phiên bản mới còn được ốp gỗ sang trọng và trang bị các nút bấm điều khiển âm thanh, điện thoại rảnh tay hỗ trợ đắc lực cho tài xế khi lái xe Đặc biệt còn có thêm tính năng sưởi – là tính năng khá “xa xỉ” với các mẫu xe MPV trên thị trường Ở vị trí ghế lái, tài xế sẽ dễ dàng điều khiển được khoang xe với các nút mở/đóng cửa bên hông, cử sổ trời, khóa cửa, hạ gương ở bệ tỳ tay trái…

Trang 14

Hình 2.5 Trang bị bên trong xe KIA SEDONA 2.1.4 Động cơ và vận hành

KIA Sedona 2019 được bán ra thị trường với ba phiên bản cùng hai tuỳ chọn động

cơ:

− Máy dầu 2.2L CRDi, 16 van DOHC cho công suất cực đại 197 HP (tăng 7 HP) tại 3.800 vòng/phút Mômen xoắn cực đại 440 Nm trong khoảng 1.750 đến 2.750 vòng/phút Hộp số tự động 8 cấp

− Máy xăng 3.3L MPI, 24 van DOHC cho công suất cực đại 266 HP tại 6.400 vòng/phút Mômen xoắn cực đại 318 Nm tại 5.200 vòng/phút Hộp số tự động 6 cấp

Phiên bản máy dầu đều sử dụng hộp số tự động 8 cấp (đời trước chỉ có 6 cấp) và sử dụng hệ dẫn động cầu trước

Trang 15

Công suất cực đại (Ps) 197 266 Mômen xoắn cực đại (Nm) 440 318 Hệ thống dẫn động Cầu trước

Hệ thống treo trước/sau Macpherson/Đa liên kết Phanh trước/sau Đĩa thông gió/ Đĩa đặc

Trang 16

2.2 Khái niệm bảo dưỡng định kỳ các cấp xe KIA SEDONA

2.2.1 Khái niệm về bảo dưỡng, sửa chữa

Là việc tiến hành kịp thời và có hiệu quả công tác bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa phòng ngừa định kỳ theo kế hoạch Là một trong những điều kiện cơ bản để ô tô hoạt động tốt, tăng thời hạn sử dụng và bảo đảm độ tin cậy của xe trong quá trình vận hành chính Việc này tập hợp các biện pháp về tổ chức và kỹ thuật thuộc các lĩnh vực kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa

Căn cứ vào tính chất, nhiệm vụ và các hoạt động kỹ thuật được thực hiện để duy trì và khôi phục khả năng hoạt động của ô tô người ta chia làm 2 loại:

+ Các hoạt động, biện pháp kỹ thuật nhằm làm giảm hao mòn chi tiết máy, ngăn ngừa hư hỏng ( như bôi trơn, điều chỉnh, siết chặt, vệ sinh…) và phát hiện kịp thời các hỏng hóc ( như kiểm tra, xem xét tình trạng các cơ cấu, các chi tiết máy…) nhằm giúp cho xe duy trì tình trạng kỹ thuật tốt trong quá trình vận hành được gọi là bảo dưỡng kỹ thuật ô tô

+ Các hoạt động, biện pháp kỹ thuật nhằm khắc phục các hư hỏng (thay thế cụm máy hoặc các chi tiết máy, sửa chữa phục hồi các chi tiết máy bị hỏng…) giúp khôi phục khả năng làm việc của các chi tiết, tổng thành của ô tô được gọi là sửa chữa Những hoạt động và biện pháp kỹ thuật nêu trên được thực hiện một cách hợp lý trong cùng một hệ thống gọi là hệ thống bảo dưỡng và sửa chữa ô tô

2.2.2 Nội dung của một chế độ bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ô tô

Một quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hoàn chỉnh phải bao gồm 5 nội dung sau: − Các hình thức bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa

− Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật và định ngạch sửa chữa lớn

− Nội dung công việc của một cấp bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ô tô − Định mức được thời gian xe nằm tại xưởng để bảo dưỡng và sữa chữa

− Định mức được số lượng lao động cho mỗi lần vào cấp bảo dưỡng hoặc sửa chữa

ô tô

Trang 17

Hình 2.7 Kiểm tra, bảo dưỡng xe2.2.3 Những công việc chính của bảo dưỡng kỹ thuật

Ở các cấp bảo dưỡng khác nhau có những nội dung công việc khác nhau song chúng đều phải thực hiện những công việc sau:

− Bảo dưỡng mặt ngoài của xe: bao gồm lau dọn, rửa xe, đánh bóng vỏ xe… − Kiểm tra và chẩn đoán kỹ thuật: bao gồm kiểm hình thức bên ngoài, kiểm tra

các mối ghép, kiểm tra nước làm mát, dầu bôi trơn… và chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của các bộ phận và toàn bộ ô tô

− Thực hiện điều chỉnh, siết chặt: căn cứ kết quả của kiểm tra và chẩn đoán kỹ

thuật sẽ tiến hành điều chỉnh sự làm việc của các chi tiết máy và hệ thống theo tiêu chuẩn cho phép, tiến hành siết chặt các mối ghép ren

− Công việc bôi trơn: kiểm tra và bổ sung dầu mỡ theo đúng tiêu chuẩn quy định

(dầu máy, hộp số, dầu tay lái, dầu cầu, bơm mỡ vào truyền động các đăng…) Nếu kiểm tra thấy chất lượng dầu mỡ kém tiêu chuẩn cho phép ta phải thay dầu, mỡ mới Khi đến chu kỳ thay dầu mỡ ta phải tiến hành thay theo đúng quy định

− Công việc về lốp xe: kiểm tra độ hao mòn, hư hỏng lốp, kiểm tra áp suất trong lốp

xe, bơm hơi cho lốp và đảo vị trí của lốp nếu cần

− Công việc về nhiên liệu và nước làm mát: kiểm tra và bơm thêm nhiên liệu phù hợp với từng loại động cơ, châm thêm nước làm mát cho đúng mức quy định 2.2.4 Định mức thời gian thực hiện bảo dưỡng định

Trang 18

Bảng 2.2 Định mức thời gian thực hiện bảo dưỡng định kỳ xe KIA ở hãng

1 KTV THỰC HIỆN – ĐỊNH MỨC THỜI GIAN THỰC HIỆN (phút)

Cấp bảo dưỡng Moring Picanto CeratoK3 Optima K5 Carens Rondo Sorento Carnival

1 KTV THỰC HIỆN – ĐỊNH MỨC THỜI GIAN THỰC HIỆN (phút) Cấp bảo dưỡng Moring Picanto

Trang 19

2.3 Cơ sở vật chất và thiết bị

Đại lý KIA - Mazda Thảo Điền là showroom đạt chuẩn 3S, thuộc chuỗi hệ thống phân

phối xe Mazda tại Việt Nam Showroom vừa trưng bày xe mới, cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và có nguồn cung phụ tùng chính hãng

Showroom có xưởng dịch vụ – sửa chữa có quy mô rộng lớn Khu vực này được trang bị nhiều máy móc, thiết bị hiện đại được vận hành theo quy trình chuẩn hóa toàn cầu, với đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo qua các lớp học, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, thay thế… của Quý khách hàng

Tủ dụng cụ để bảo dưỡng, sửa chữa ô tô: súng hơi, tua vít, cờ lê, tuýp, cần lực…Chi tiết những dụng cụ xem ở phụ lục B

Hình 2.8 Tủ dụng cụ

Trang 20

Dùng để kiểm tra tình trạng, tuổi thọ, thông số của bình ắc quy…

Đồng hồ bơm và đo áp suất bánh xe

Dùng để đo áp suất của lốp, từ đó căn chỉnh cho phù hợp thông số của xe

Bình hút dầu phanh

Dùng để hút dầu phanh khi muốn thay dầu phanh hoặc hút các chất lỏng khác

Cầu nâng 2 trụ

Dùng để nâng xe lên cao khi muốn kiểm tra, sửa chữa phần gầm xe

Súng hơi Sử dụng khí nén để tháo hoặc siết ốc, có thể gắn với tuýp với nhiều kích cỡ khác nhau để mở nhiều kích cỡ ốc

Súng thổi gió Sử dụng khí nén để thổi bay bụi bẫn nhanh chóng

Trang 21

Chương 3 Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng xe KIA SEDONA 3.1 Bảo dưỡng cấp nhỏ

3.1.1 Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật

− Từ khi bắt đầu mua xe mới cho đến khi xe chạy được 1.000km đầu tiên (chạy

− Kiểm tra hệ thống đèn, âm thanh, điều hòa… − Kiểm tra khoang động cơ

− Tháo và vệ sinh lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa − Kiểm tra hệ thống khung gầm

− Kiểm tra lốp − Thay nhớt động cơ

− Kiểm tra và bổ sung nước làm mát, nước rửa kính, dầu phanh…

Trang 22

3.1.3 Quy trình bảo dưỡng

Bước 1: Đưa xe vào cầu nâng ô tô

− Đọc lệnh sửa chữa, chuẩn bị vật tư phụ tùng, tiến hành sửa chữa bảo dưỡng theo yều cầu

Hình 3.2 Chuẩn bị vật tư, phụ tùng

− Kỹ thuật viên (KTV) thứ 1 chạy xe vào cầu nâng ô tô, KTV thứ 2 đưa tay cầu vào vị trí nâng phù hợp

− Nâng tay cầu lên độ cao đủ chạm vào xe, kiểm tra lại vị trí cầu

Lưu ý: Cần kiểm tra kỹ càng, đảm bảo tay cầu nâng đúng vị trí chịu lực của xe nhằm tránh hiện xe lật, đổ gây thiệt hại tài sản và tính mạng

Hình 3.3 Đặt đệm tay nâng vào đúng vị trí

Trang 23

Bước 2: Kiểm tra hệ thống đèn, âm thanh, điều hòa, gạt mưa, hệ thống điều hòa… − KTV 1 tiến hành mở tất cả các đèn để KTV 2 kiểm tra

− KTV 1 tiếp tục bật các hệ thống còi, gạt mưa, điều hòa, nâng hạ cửa… để kiểm tra

Nếu đèn nào không sáng hoặc hệ thống nào hỏng thì ghi vào lệnh sửa chữa để báo khách hàng và sẽ được sửa chữa nếu nhận được lệnh sửa chữa mới

Hình 3.4 Kiểm tra hệ thống đèn xe KIA SEDONA

− KTV 1 ngồi trong xe tiến hành tháo lọc gió điều hòa để vệ sinh

Lưu ý: Ở bảo dưỡng cấp 1000km, xe chạy roda nên không cần vệ sinh lọc gió điều hòa, lọc gió động cơ

Hình 3.5 Tháo lọc gió điều hòa xe KIA SEDONA

Trang 24

Bước 3: Mở nắp capo xe ra, tiến hành kiểm tra khoang động cơ

❖ Đầu tiên, sử dụng tấm che vè để tránh dụng cụ va chạm, dầu nhớt văng vào xe

Hình 3.6 Tấm che vè xe

❖ Kiểm tra tổng quát khoan động cơ: các giắc điện, các đường ống dẫn, dây cua roa động cơ

Sử dụng đèn pin để kiểm tra các giắc điện có bị đứt hay không, các đường ống dẫn có bị rò rỉ hay không, tình trạng dây cua roa có còn tốt không Nếu có tiến hành điều chỉnh, sửa chữa nếu cần thiết

Hình 3.7 Khoang động cơ xe KIA SEDONA

Trang 25

❖ Kiểm tra bình ắc quy: mức dung dịch, tình trạng điện cực, tình trạng ắc quy (sử dụng máy chuyên dụng để kiểm tra)

− Kiểm tra các đầu điện cực có bị rơ lỏng hay không, nếu có thì siết chặt lại − Sử dụng máy để đo tình trạng của ắc quy, dựa theo chỉ số CCA ( Cold

Cranking Amps – dòng khởi động lạnh, đơn vị đó Ampe) Kết quả đo ra GOOD thì bình còn tốt; ra RELACE thì bình yếu, cần tiến hành thay bình mới để tránh không khởi động được động cơ)

Chú thích: CCA là thông số acquy thể hiện cường độ dòng điện mà ắc quy cung cấp trong vòng 30 giây ở 0 độ F (-17,7 độ C), trong khi điện áp vẫn trên 7,2 volt Chỉ số CCA được xem là thông số đại diện cho tuổi thọ của ắc quy, xem ắc quy có đang trong trạng thái hết hạn sử dụng hay không

Hình 3.8 Kiểm tra tình trạng ắc quy bằng máy đo

❖ Vệ sinh lọc gió động cơ

Lọc gió động cơ ô tô có tác dụng lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi không khí được đưa vào buồng đốt Do đó sau một thời gian dài làm việc, lọc gió thường bị bám rất nhiều bụi bẩn làm tắc nghẹt lọc, điều này sẽ gây cản trở không khí đi vào buồng đốt của động cơ, khiến tỉ lệ hoà khí bị sai lệch so với tiêu chuẩn

Đây là một trong các nguyên nhân khiến xe bị nóng máy, hao xăng, xe tăng tốc

yếu…

Trang 26

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, nên vệ sinh lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa sau mỗi 5000km

Các bước vệ sinh lọc gió:

− Mở nắp hộp lọc gió và đưa lọc gió ra ngoài

− Dùng súng hơi để vệ sinh lọc gió và vệ sinh hộp đựng lọc gió − Lắp lại lọc gió vào hộp và lắp lại nắp hộp

Lưu ý: Ở bảo dưỡng cấp nhỏ, trung bình chỉ cần vệ sinh lọc gió nhưng nếu phát hiện bộ lọc bị rách, ẩm… nên thay thế bằng lọc gió mới

Hình 3.9 Tháo và vệ sinh lọc gió động cơ

❖ Kiểm tra mực nước làm mát, nước rửa kính

− Nước làm mát xe ô tô có khả năng điều hòa và làm mát động cơ xe ô tô Thiếu hụt nước làm mát sẽ làm cho động cơ nóng quá mức khiến máy bị bó… Nước làm mát cạn có thể cháy cả bộ phận bơm nước

Vì thế cần đảm bảo duy trì nước làm mát ở mức cho phép

− Hiện nay có nhiều loại nước làm mát, có thể phân loại chúng theo công nghệ chế tạo hoặc theo tỷ lệ thành phần có trong nước làm mát

Theo công nghệ chế tạo:

+ Công nghệ axit vô cơ (IAT – Inorganic Additive Technology): Loại chất làm mát này thường chứa Silicat, chất ức chế ăn mòn Photphat… + Công nghệ axit hữu cơ (OAT – Organic Acid Technology): Loại chất

làm mát này không chứa Silicat hay Photphat nhưng vẫn có chất ức chế ăn mòn tuy nhiên là chất hữu cơ

Trang 27

+ Công nghệ axit hữu cơ lai (HOAT – Hybrid Organic Acid Technology): là loại nước làm mát pha trộn giữa IAT và OAT, nó có chứa các chất Silicat bổ sung làm tăng khả năng bảo vệ và chống ăn mòn

Theo tỷ lệ thành phần có trong nước làm mát

+ Long Life Coller (LLC): tỷ lệ thành phần Ethylene Glycol và có thêm Diethylene Glycol

+ Super Long Life Coller (SLLC): tỷ lệ thành phần Ethylene Glycol và không có Diethylene Glycol

Ngoài ra, có thể phân loại nước làm mát theo màu sắc, nước làm mát pha sẵn hay chưa pha sẵn

Xe KIA Sedona sử dụng loại nước làm mát pha sẵn LLC nhãn KIA do Thaco sản xuất

Hình 3.10 Nước làm mát pha sẵn LLC nhãn KIA

Hình 3.11 Châm nước làm mát động cơ vào bình nước phụ

Trang 28

− Nước rửa kính ô tô giúp làm sạch bề mặt kính, hạn chế bám nước cho kính, giảm ma sát giữa cần gạt và mặt kính giúp bảo vệ kính…

Hình 3.12 Châm nước rửa kính

Bước 4: Kiểm tra hệ thống khung gầm ❖ Siết chặt lại các ốc bánh xe

Sau khi xe chạy 1 thời gian các ốc bánh xe có thể bị rơ lỏng hoặc sau khi siết ốc bánh xe bằng súng Việc siết chặt lại bằng cần lực nhằm đảm bảo an toàn khi vận hành

Hình 3.13 Siết ốc bánh xe theo hình ngôi sao hoặc đường chéo

Trang 29

Hình 3.14 Siết ốc bánh xe KIA SEDONA

❖ Cân hơi lốp xe

Là 1 trong những việc cần thiết và luôn được thực hiện khi bảo dưỡng xe Lốp quá non hoặc quá căng đều gây ra mòn và nhanh hư:

− Lốp quá non (áp suất quá thấp):

+ Phần ở giữa lốp sẽ ít tiếp xúc với mặt đường dễ gây mòn và rạn nứt 2 bên thành lốp nhiều hơn

+ Dễ bị cán đinh khi chạy trên đường

+ Độ ma sát giữa lốp với mặt đường tăng, động cơ làm việc nhiều hơn gây tiêu hao nhiên liệu

+ Bề mặt tiếp xúc giữa lốp với đường ít hơn khiến cho quãng đường phanh dài hơn, gây nguy hiểm trong những trường hợp phanh gấp

+ Khó kiểm soát khi vào khúc cua

+ Gây tình trạng bị đảo, bị chòng chành gây khó chịu − Lốp quá căng (áp suất quá lớn):

+ Lốp tiếp xúc với mặt đường không đều, chủ yếu phần ở giữa lốp gây mòn không đều

Trang 30

+ Làm giảm sự ma sát giữa lốp xe và mặt đường, làm quãng đường phanh dài hơn, mất độ ổn định khi vào cua…Đặc biệt khi phanh gấp sẽ dễ bị trượt ngang

+ Áp suất quá lớn khi di chuyển trong những ngày nắng nóng có thể làm áp suất trong lốp tăng thêm gây nổ lốp xe

Hình 3.15 Ảnh hưởng của áp suất lên lốp xe ô tô

Như vậy, để lốp xe hoạt động êm ái, đảm bảo an toàn cũng như tuổi thọ thì chúng ta nên duy trì áp suất đúng khuyến nghị của nhà sản xuất

Hình 3.16 Cân hơi bánh xe KIA SEDONA theo khuyến nghị của nhà sản xuất

Sau khi thực hiện xong cân hơi, tiến hành mở nắp châm nhớt động cơ để xả nhớt nhanh hơn, nâng cầu xe lên để xả nhớt động cơ và kiểm tra hệ thống khung gầm

Trang 31

❖ Xả nhớt động cơ

Trong quá trình hoạt động, nhớt động cơ sẽ xuất hiện cặn bẩn và các mạt sắt do quá trình vận hành ma sát của động cơ, lâu ngày nếu không thay nhớt sẽ đóng cặn lại gây hư động cơ Đồng thời, nhớt lâu ngày sẽ bị mất độ bôi trơn gây nóng máy, hao xăng, thậm chí dẫn đến hư hỏng nặng

Xe KIA SEDONA sử dụng ốc nhớt 17 (Đa số xe du lịch đều sử dụng ốc nhớt 17), ta sử dụng cờ lê 17 mở ngược chiều kim đồng hồ để tháo ốc nhớt

Sau đó tháo lông đền cũ ra, vệ sinh lại ốc nhớt và lắp lông đền mới vào Vặn ốc bằng tay hết hành trình, sử dụng cờ lê siết với lực vừa phải, không nên siết quá mạnh có thể gây hư ren ốc, lồng đền ốc nhớt

Lưu ý: Lông đền giúp làm kín ốc nhớt, tránh bị xì nhớt nên phải nhớ bỏ lông đền mới vào ốc nhớt tránh những hư hỏng không đáng có

Hình 3.17 Tháo ốc nhớt, xả nhớt và thay lông đền mới

Trang 32

❖ Kiểm tra khung gầm

Hình 3.18 Khung gầm xe KIA SEDONA

Hình 3.19 KTV kiểm tra khung gầm xe KIA SEDONA

− Kiểm tra khớp cầu và các cao su che bụi

Rotuyn ô tô hay khớp cầu là bộ phận dùng để kết nối trực tiếp với hệ thống truyền động, hệ thống treo và gầm xe ô tô Có thể xem rằng, rotuyn là bộ phận tác động gián tiếp vào khả năng điều hướng của xe

Nó có cấu tạo là các ổ trục hình cầu nối các tay điều khiển với các khớp đánh lái Cấu tạo bao gồm một viên bi và các trục khớp được bao bọc bởi một lớp vỏ Tất cả các bộ phận cấu tạo đều được làm từ thép chịu lực cường độ cao

Trang 33

Có 3 loại rotuyn ô tô trên một chiếc xe: rotuyn lái, rotuyn trụ đứng và rotuyn cân bằng Mỗi loại rotuyn được lắp đặt ở từng vị trí khác nhau, và chúng là bộ phận quan trọng, không thể thiếu của mỗi chiếc xe

Hệ thống rotuyn ô tô phải làm việc tối đa khi xe chuyển động nên rất nhanh mòn và dễ hư hỏng Theo thời gian cộng với sử dụng xe cường độ cao, chúng sẽ không thể tránh khỏi những hư hỏng và hai đầu ổ cao su bị lão hóa

Để kiểm tra, chúng ta quan sát xem các đệm cao su bị mòn, nứt hoặc vỡ hay không; dùng tay lắc trực tiếp rotuyn xem có bị rơ hay không Nếu có cần phải thay thế ngay

Hình 3.20 Chụp bụi rotuyn trụ đứng bị rách

Hình 3.21 Kiểm tra rotuyn cân bằng

Trang 34

Hình 3.22 Rotuyn lái

− Kiểm tra trục láp và cao su che bụi bán trục

Trục láp ô tô là một thiết bị hình trụ được dùng trong hệ thống truyền động của xe ô tô Có tác dụng truyền cơ khí điện và mômen xoắn, truyền động từ bộ vi sai hoặc hộp số đến các trục bánh xe, giúp xe di chuyển

Trang 35

− Kiểm tra hệ thống treo trước và sau

Xe KIA SEDONA sử dụng hệ thống treo trước kiểu MacPherson và hệ thống treo sau đa liên kết giúp xe vận hành tương đối êm ái

Hệ thống treo MacPherson bao gồm 3 bộ phận cơ bản là: giảm chấn thủy lực, lò

xo và cánh tay điều hướng Nếu hệ thống treo cũ gắn vào khung xe tại 4 điểm thì hệ thống MacPherson chỉ dùng 2 điểm, bộ phận ống nhún chỉ còn là một thanh đòn ngang (càng A) được gắn vào ngay phía dưới trục bánh xe Thiết kế đơn giản này giúp việc lắp ráp, sản xuất hàng loạt dễ dàng hơn

Ưu điểm:

+ Có cấu tạo đơn giản nên dễ bảo dưỡng sửa chữa

+ Có trọng lượng nhẹ, giảm trọng lượng xe, tiết kiệm không gian khoang lái Nhược điểm

+ Bánh xe dễ bị lắc ngang do bộ nhún hoạt động thẳng đứng khiến đầu tay đòn di chuyển theo hình vòng cung

+ Do hệ thống treo MacPherson ở một vị trí cố định với bánh xe và thân xe nên khi ôm cua, xe nghiêng thì lốp xe cũng bị nghiêng theo, giảm độ bám

+ Do thiết kế không mấy tối ưu cho việc vận hành này nên lốp xe bị mòn không đều Vì thế, xe cần phải thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng, cân chỉnh lại bánh xe định kỳ khi chạy khoảng 20.000 km

Hình 3.24 Hệ thống treo MacPherson

Trang 36

Hệ thống treo đa liên kết: Được cải tiến từ hệ thống treo tay đòn kép (2

càng A), treo đa liên kết sử dụng ít nhất 3 cần bên và 1 cần dọc Những cần này không nhất thiết phải dài bằng nhau và có thể xoay theo các hướng khác nhau so với ban đầu Mỗi cần đều có 1 khớp nối cầu hoặc ống lót cao su ở cuối giúp giảm ma sát, nhờ đó chúng luôn ở trạng thái căng, nén và không bị bẻ cong

Hình 3.25 Hệ thống treo đa liên kết

Các lỗi hay gặp phải ở hệ thống treo:

Bảng 2.4 Các lỗi hệ thống treo phổ biến

Các hư hỏng phổ biến Bộ phận giảm chấn

(giảm chấn thủy lực)

• Làm việc trong điều kiện liên tục nên xilanh, piston dễ bị mòn làm hở khoang dầu gây chảy dầu

• Phớt bao kín bị hở gây chảy dầu Bộ phận đàn hồi (lò

xo)

• Độ cứng giảm: làm chiều cao thân xe giảm, làm giảm khả năng chịu tải…

• Các ụ đỡ rơ lỏng, cao su tăm bông bị bể: gây xô lệch cầu xe, gây tiếng ồn lớn

Trang 37

Hình 3.26 Cao su càng A bị nứt

Hình 3.27 Cao su tăm bông phuộc sau bị bể Hình 3.28 Phuộc bi rò rỉ dầu

Giảm xóc ô tô (phuộc) là một trong những bộ phận quan trọng, giúp chiếc xe di chuyển êm ái hơn qua những đoạn đường xấu, ổ gà hay gờ giảm tốc, mang lại sự êm ái, thoải mái cho những người ngồi trong xe Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng không thể tránh khỏi những hư hỏng và dấu hiệu nhận biết dễ nhất là phuộc có hiện tượng xì dầu

Tuy nhiên, không phải cứ phuộc xì dầu là bị hỏng, cần phải thay thế Nếu chủ xe đã thay phuộc từ lâu, đi kèm hiện tượng xóc hơn so với khi mới thay thì hiện tượng chảy

Trang 38

dầu cho thấy phuộc cần phải thay thế Nhưng nếu dầu chỉ bám một lượng nhỏ thì chưa chắc phuộc hỏng Bởi khi hoạt động, phuộc sẽ tạo ra một lớp màng dầu bám trên trục pít-tông Màng dầu này sẽ làm bôi trơn cho phuộc và được gạt bởi phớt cao su Trong quá trình di chuyển trên đường, pít-tông trượt lên xuống nhiều lần cùng với việc lực nén thay đổi liên tục bên trong sẽ đẩy một lượng dầu nhỏ ra ngoài và có thể quan sát được vết dầu trên vỏ phuộc Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, đúng với thiết kế, cách vận hành của phuộc và hoàn toàn đảm bảo an toàn cũng như chất lượng của xe

Tuy nhiên, nếu vết dầu này có chiều dài lớn hơn 1/3 chiều dài vỏ phuộc thì sẽ là hiện tượng bất thường, báo hiệu phuộc đã bị rò rỉ dầu và cần phải thay thế

Các bước thay phuộc nhún trước KIA SEDONA:

B1: Xác định vị trí phuộc bị xì dầu (trước hay sau, trái hay phải), chuẩn bị loại

phuộc đúng loại đúng mã với phuộc cũ

B2: Sử dụng cầu nâng để nâng xe lên, tháo bánh xe ở vị trí phuộc bị xì dầu

B3: Tháo các chi tiết lắp trên phuộc nhún: các đường ống dầu phanh, rotuyn cân

bằng

Hình 3.29 Tháo đường ống dầu phanh

Trang 39

Hình 3.30 Tháo rotuyn cân bằng

B4: Tháo ngỗng trục trục ra khỏi phuộc nhúng: dùng súng bắn ốc để tháo các

bulông

Hình 3.31 Tháo ngỗng trục ra khỏi phuộc

B5: Tháo các đai ốc cố định phuộc

Mở nắp capô xe, dùng cờ lê 14 hoặc cần tuýp 14 để mở 3 đai ốc trên đầu của phuộc nhún Ngay sau khi tháo 3 đai ốc này thì phuộc sẽ lỏng ra

Ngày đăng: 13/04/2024, 10:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan