1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hành quản trị vận tải phân tích và so sánh quy trình giao nhận hàng hóa tại công ty tnhh nhdsbằng Đường biển

66 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Và So Sánh Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Tại Công Ty TNHH NHDSBằng Đường Biển
Người hướng dẫn Thầy - Giảng Viên Bộ Môn Thực Hành Quản Trị Vận Tải
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Logistics & Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 737,6 KB

Nội dung

Một trong nhữngyếu tố giúp cho quá trình đó diễn ra một cách thuận lợi, nhanh chóng đó là việc áp dụng,cải tiến, nâng cao chất lượng của các phương thức giao nhận vận tải, đặc biệt là ph

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN HỌC TH.QUẢN TRỊ VẬN TẢI

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ

(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)

TT Tiêu chí đánh giá Điểm tối

đa

Điểm đánh giá Cán bộ

chấm 1

Cán bộ chấm 2

Điểm thống nhất

1 A Phần mở đầu 1.0

2 B Phần nội dung

Chương 1: Cơ sở lý thuyết/ Nêu vấn đề

Chương 2: Phân tích và so sánh các tiêu

chí đánh giá 3 NCC từ đó lựa chọn nhà

NCC tốt nhất, xây dựng quy trình vận tải

hàng hóa cụ thể cho doanh nghiệp, phân

1.53.5

Trang 3

tích mô hình SWOT cho doanh nghiệp

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn đến thầy - giảng viên bộ mônthực hành Quản trị vận tải Nhờ những kiến thức, kĩ năng trong quá trình giảng dạy vàtruyền đạt mà nhóm chúng em đã có được những kiến thức vô cùng quý giá trong quátrình học tập và hoàn thành bài tiểu luận này

Trong quá trình thực hiện báo cáo, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do còn thiếunhiều kinh nghiệm nên không tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được sự góp ý vàchỉ bảo thêm của thầy để nhóm có thể xây dựng bài tiểu luận ngày càng hoàn thiện hơn

cả về nội dung lẫn hình thức

Em xin chân thành cám ơn!

Trang 5

LỜ I CAM ĐOAN

Trang 6

Chúng em xin cam đoan bài tiểu luận này là do bản thân thực hiện cùng sự hỗ trợ,tham khảo tài liệu từ các tư liệu, giáo trình liên quan đến đề tài nghiên cứu và không có

sự sao chép y nguyên các tài liệu đó

Trang 7

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 8

1 Lý do chọn đề tài 8

2 Mục tiêu của đề tài 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

4 Phương pháp nghiên cứu 10

5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 10

6 Kết cấu đề tài 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 11

1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng 11

1.2 Khái niệm về vận tải, vai trò và tầm quan trọng của vận tải 12

1.2.1 Khái niệm 12

1.2.2 Vai trò và tầm quan trọng của vận tải 12

1.3 Khái niệm và vai trò của hoạt động giao nhận bằng đường hàng không 13

1.3.1 Khái niệm hoạt động giao nhận 13

Trang 8

1.3.2 Vai trò 14

1.3.3 Khái niệm giao nhận bằng đường biển 15

1.3.4 Đặc điểm giao nhận bằng đường hàng không 16

1.3.5 Cơ sở vật chất 17

1.4 Phạm vi của dịch vụ giao nhận bằng đường hàng không 19

1.4.1 Đại diện cho người xuất khẩu 19

1.4.2 Đại diện cho người nhập khẩu 20

1.4.3 Các dịch vụ khác 21

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu 21

1.5.1 Nhân tố khách hàng 21

1.5.2 Các nhân tố nội tại doanh nghiệp 22

1.5.3 Các nhân tố về điều kiện hạ tầng dịch vụ 23

1.6 Chứng từ hàng hóa trong xuất khẩu 23

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP 26

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp 26

Trang 9

2.2 Tầm nhìn và sứ mệnh, giá trị cốt lõi 27

2.3 Nhiệm vụ và chức năng của doanh nghiệp 28

2.4 Hệ thống tổ chức của doanh nghiệp 28

2.5 So sánh nhà cung cấp 31

2.6 Xây dựng quy trình vận tải thanh long cụ thể cho công ty TNHH Thanh Long Hoàng Hậu 37

2.7 Phân tích mô hình Swot của công ty TNHH Thanh Long Hoàng Hậu: 39

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 42

3.1 Giải pháp 42

3.2 Kết luận 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập nền kinh tế thế giới thì mối quan hệgiữa các quốc gia về phương diện kinh tế ngày càng trở nên gắn bó mật thiết hơn, đặcbiệt trong đó ngoại thương là một hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng

Trang 11

Cùng sự gia tăng thương mại một cách nhanh chóng giữa các quốc gia, châu lục đãkéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các phương thức vận tải hàng hóa, trong đó cóphương thức giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không Đối với Việt Nam, chúng taphải chuẩn bị thật tốt các nghiệp vụ ngoại thương, nền tảng cho sự hội nhập, buôn bánquốc tế để có thể bắt kịp xu thế thế giới Đồng thời tạo điều kiện nâng cao giá trị hànghóa, thúc đẩy sản xuất trong nước, đem lại nhiều ngoại tệ cho quốc gia Một trong nhữngyếu tố giúp cho quá trình đó diễn ra một cách thuận lợi, nhanh chóng đó là việc áp dụng,cải tiến, nâng cao chất lượng của các phương thức giao nhận vận tải, đặc biệt là phươngthức giao nhận hàng hóa bằng đường biển

Thanh long là một loại trái cây nhiệt đới được trồng phổ biến ở Việt Nam, trong đó tỉnh Bình Thuận là vùng trồng thanh long lớn nhất cả nước Công ty TNHH NHDSlà một trong những doanh nghiệp xuất khẩu thanh long hàng đầu của tỉnh Bình Thuận

Quy trình giao nhận hàng hóa là một khâu quan trọng trong hoạt động xuất khẩu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng và chi phí vận chuyển Việc phân tích và so sánh quy trình giao nhận hàng hóa tại công ty TNHH NHDSbằng đường biển sẽ giúp đánh giá được thực trạng hoạt động của quy trình này, từ đó đề xuất

Trang 12

các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình, đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường xuất khẩu.Nhận thức được tầm quan trọng cũng như những kiến thức được tích lũy trong quá trình

học tập, chúng em quyết định chọn đề tài : “ Phân tích và so sánh quy trình giao nhận hàng hóa tại công ty tnhh NHDSbằng đường biển

2 Mục tiêu của đề tài

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giao nhận hàng hóa bằng đường biển

- Phân tích, đánh giá ưu/nhược điểm của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quy trình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu : quy trình hoạt động xuất khẩu hàng hóa bằng đường biểntại Công ty TNHH NHDS

 Phạm vi nghiên cứu :

- Về nội dung : nghiên cứu về thực trạng quy trình hoạt động xuất khẩu hàng hóabằng đường biển tại Công ty TNHH NHDS

Trang 13

- Về không gian: tại Công ty TNHH NHDS(Về thời gian : từ ngày 25/09/2023 đếnngày 20/11/2023

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập dữ liệu: Những thông tin và số liệu được sử dụng trong bàiđược thu thập tại văn phòng Công ty TNHH Thanh Long Hoàng Hậu, các thông tin trênmạng internet, sách báo và những tài liệu đã được học

- Phương pháp tiếp cận thực tiễn: Tiếp cận trực tiếp việc làm quy trình hoạt động tạiCông ty để có cái nhìn thực tiễn và tổng quan

- Phương pháp phân tích: Phân tích thực trạng hoạt động làm việc tại phòng chứng

từ của công ty thông qua những thông tin và số liệu thu thập được

- Phương pháp tổng hợp: nhằm tổng hơp lại những phân tích để đưa ra nhận xét vàđánh giá về thực trạng quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không tại công ty

5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Việc nghiên cứu đề tài góp phần cũng cố kiến thức và nâng cao kiến thức của bản thân trong công việc

- Kết quả nghiên cứu góp phần giúp công ty đưa ra các biện phát tốt và phù hợp hơnnhằm nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng biển

Trang 14

6 Kết cấu đề tài

- Chương 1 : Cơ sở lý thuyết

- Chương 2: Giới thiệu về doanh nghiệp

- Chương 3: Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động quy trình giao nhận hànghóa bằng đường biển tại công ty TNHH NHDS

Trang 15

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là một thuật ngữ kinh tế mô tả đơn giản sự liên kết của nhiều doanhnghiệp để cung ứng hàng hóa và dịch vụ đáp ứng cho loại nhu cầu nào đó của khách hàngtrên thị trường

Từ góc độ học thuật, khái niệm khá phổ biến của Christopher (1992) cho rằng:

“Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các tổ chức có mối quan hệ với nhau thông qua cácliên kết xuôi và ngược, bao gồm các quá trình và hoạt động khác nhau để tạo nên giá trịcho sản phẩm hoặc dịch vụ và được đưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng” [1]

Học giả Lambert và các cộng sự (1998) thì định nghĩa: “Chuỗi cung ứng không chỉ

là một chuỗi của các doanh nghiệp với nhau, mà còn là mối quan hệ thương mại giữadoanh nghiệp với doanh nghiệp và với thị trường” [2]

Theo Chopra Sunil và Pter Meindl (2001), “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi côngđoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗicung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho,người bán lẻ và bản thân khách hàng.” [3]

Trang 16

Tuy nhiên ở góc độ tiếp cận từ doanh nghiệp có vai trò là công ty trung tâm thì kháiniệm chuỗi cung ứng được hiểu như sau: Chuỗi cung ứng là tập hợp các doanh nghiệphoặc tổ chức tham gia trực tiếp và gián tiếp vào các quá trình tạo ra, duy trì và phân phốimột loại sản phẩm nào đó cho thị trường.

Theo khái niệm này, chuỗi cung ứng bao gồm nhiều thành viên, trong đó có cácthành viên cơ bản như nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, họ sở hữu

và tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển đổi, phân phối dòng vật chất từ các nguyênliệu thô ban đầu thành thành phẩm và đưa tới thị trường Các quá trình này tập trung chủyếu vào các hoạt động biến đổi (tạo ra) các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, bán thànhphẩm thành sản phẩm/dịch vụ hoàn chỉnh và đưa tới (duy trì và phân phối) người tiêudùng cuối cùng

Mỗi chuỗi cung ứng gắn liền với một loại sản phẩm và một thị trường mục tiêu cụthể, đồng thời vận hành như một thực thể độc lập để đáp ứng nhu cầu thị trường và manglại lợi ích tổng thể cho mọi thành viên trong chuỗi Có 3 dòng chảy chính là dòng vậtchất, dòng tài chính và dòng thông tin

Trang 17

1.2 Khái niệm về vận tải, vai trò và tầm quan trọng của vận tải

1.2.1 Khái niệm

Theo Phạm Thị Nga (2016), Vận tải là sự dịch chuyển hàng hóa, con người, thôngtín Như vậy, tất cả những thay đối vị trí của sự vật, hiện tượng đều được gọi là vậnchuyển tải, không phân biệt đối tượng chuyển dịch, mục đích, kỹ thuật dùng để vậnchuyển tải [4]

Theo chủ nghĩa Mác – Lênin: trong kinh tế, vận tải là quá trình sản xuất đặc biệt,không tác động đến đối tượng lao động mà chỉ tác động về mặt không gian lên đối tượngchuyên chở Khi quá trình vận tải kết thúc thì sản phẩm vận tải cũng được tiêu thụ ngay.Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 42/2020/NĐ-CP, vận tải là quá trìnhtác động lực vào các vật thể để dịch chuyển vật thể nào đó từ vị trí này đến vị trí khác.Vận tải gắn liền với nhu cầu sinh hoạt, sản xuất hàng ngày của con người

1.2.2 Vai trò và tầm quan trọng của vận tải

1.2.2.1.Vai trò của vận tải đối với nền kinh tế hiện nay

Hoạt động vận chuyển lưu thông gắn liền và là vai trò tất yếu đối với cuộc sốngcủa con người nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa hoặc đáp ứng việc chuyển chở Đối

Trang 18

với con người thường sẽ di chuyển bằng hình thức đường bộ hoặc đường hàng không.Còn các loại hàng hóa tiêu dùng, sản xuất, máy móc… sẽ được vận chuyển bằng đườngbiển và đường bộ…

Tất cả các hoạt động kể trên đều gắn liền tới vận tải Chính vì vậy, vận tải đóng vaitrò thiết yếu của quá trình lưu thông và phân phối Nếu so sánh nền kinh tế giống với cơthể sống của mỗi con người thì hệ thống giao thông chính là các huyết mạch, hàng hóachính là chất dinh dưỡng, còn vận tải (vận chuyển) chính là các quá trình đưa các chấtdinh dưỡng này tới nuôi dưỡng cơ thể sống

1.2.2.2.Vai trò của vận tải đối với logistics hiện nay

Hiện nay, vai trò của vận tải đối với logistics ngày một cao và chiểm tỉ trọng lớntrong quá trình vận hành bởi vì:

- Chi phí vận chuyển sẽ phải chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố phụ thuộc vào nhà cungcấp, địa điểm kho hàng, địa điểm bán lẻ, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải…

- Tốc độ vận chuyển cao hơn (đồng nghĩa với chi phí cao) sẽ giúp cho lượng hàngtồn kho ít hơn

- Vận chuyển tốc độ châm (đồng nghĩa với chi phí rẻ hơn) sẽ làm số lượng hàng tồnkho lớn hơn

Trang 19

- Lịch trình giao hàng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc lựa chọn tốc độ của cácphương thức vận chuyển

1.3 Khái niệm và vai trò của hoạt động giao nhận bằng đường hàng không 1.3.1 Khái niệm hoạt động giao nhận

Dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụgiao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhậntheo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải, hoặc của người làm dịch vụ giao nhậnkhác (gọi chung là khách hàng)

Người làm dịch vụ giao nhận khi nhận việc vận chuyển hàng hoá thì phải tuântheo quy định của pháp luật chuyên ngành về vận tải

Theo Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận “dịch vụ giao nhận vận tải hànghóa xuất nhập khẩu là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho,xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa, các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan đếncác dịch vụ kể trên nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan hay tài chính khaibáo hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm hàng hóa và thu tiền haynhững chứng từ liên quan đến hàng hóa.[6]

Trang 20

Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận: “Dịch vụ giao nhận được địnhnghĩa như là bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốcxếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn có liên quan đến cácdịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu nhậpchứng từ liên quan đến hàng hóa”

Theo Luật Thương mại Việt nam, Điều 163: “Giao nhận hàng hoá là hành vithương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổchức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liênquan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặccủa người giao nhận khác” [7]

Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liênquan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng(người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) Người giao nhận có thể làm cácdịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác

Trong xu thế thương mại toàn cầu hoá cùng với sự phát triển nhiều hình thức vậntải mới trong những thập niên qua Ngày nay, người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá giữvai trò quan trọng trong vận tải và buôn bán quốc tế Những dịch vụ người giao nhận

Trang 21

thực hiện không chỉ dừng lại ở các công việc cơ bản truyền thống như đặt chỗ đóng hàng,nơi dùng để kiểm tra hàng hoá, giao nhận hàng hoá mà còn thực hiện những dịch vụchuyên nghiệp hơn như tư vấn chọn tuyến đường vận chuyển, chọn hãng máy bay vậnchuyển, đóng gói bao bì hàng hoá…

1.3.2 Vai trò

Công tác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong những khâu rất cần thiếttrong việc thực hiện hợp đồng mua bán giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, bởi vìnhững người giao nhận luôn có sự am hiểu và nắm vững các nghiệp vụ xuất nhập khẩuhàng hóa Vì vậy, họ sẽ giúp cho hai bên có thể thực hiện đúng thời gian giao hàng theođúng quy định của hợp đồng, đồng thời cũng giúp cho việc thông quan hàng hóa diễn ranhanh chóng hơn

Hiện nay, sự trao đổi giao thương giữa các nước ngày càng phát triển và Việt Namcũng đang từng bước hội nhập với nền kinh tế Thế Giới, do đó lượng hàng xuất nhậpkhẩu cũng ngày càng tăng và chủng loại càng phong phú hơn Cùng với sự phát triển vềkinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, công tác giao nhận xuất nhập khẩu ngày càng trởnên quan trọng và số lượng nhân viên trong công tác giao nhận ngày một tăng giúp cho

sự lưu thông hàng hóa trong và ngoài nước trở nên dễ dàng hơn

Trang 22

Tuy nhiên, giao nhận là một việc làm tương đối phức tạp, đòi hỏi người làm giaonhận phải có kiến thức chuyên môn và sự năng động nhanh nhẹn, nếu một nhân viên giaonhận yếu về nghiệp vụ thì có thể lô hàng bị chậm trễ và dẫn đến nhiều khó khăn Vì vậy,

để hoạt động giao nhận phát huy hết được vai trò của nó thì nhất thiết phải quan tâm đếnviệc đào tạo những người thực hiện hoạt động giao nhận xuất nhập khẩu hàng

1.3.3 Khái niệm giao nhận bằng đường biển

Theo Phạm Kim Anh (2016 Giao nhận hàng hóa bằng đường biển là hoạt độngcủa các doanh nghiệp giao nhận, đại lý giao nhận hoặc người vận tải thực hiện các dịch

vụ nhằm thực hiện việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ nơi gửi hàng đến nơinhận hàng theo yêu cầu của khách hàng [4]

Vận chuyển hàng không được định nghĩa Vận tải hàng hóa bằng đường biển: Đây

là hoạt động chính của giao nhận hàng hóa bằng đường biển, bao gồm việc thu xếp tàu,xếp dỡ hàng hóa lên tàu, vận chuyển hàng hóa trên biển và dỡ hàng hóa xuống tàu tạicảng đích

Theo Nguyễn Hải Quang và cộng sự (2012) “Vận tải đường biển là một trong cácphương thức vận tải trong nền kinh tế quốc dân, góp phần thỏa mãn nhu cầu đi lại củacon người và thực hiện chức năng phân phối các nguồn lực, sản phẩm như hệ tuần hoàn

Trang 23

trong nền kinh tế quốc dân Vận tải đường biển còn là cầu mối quan trọng trong quá trìnhhội nhập kinh tế thế giới.” [5]

1.3.4 Đặc điểm giao nhận bằng đường hàng không

1.3.4.1 Ưu điểm

Khả năng vận chuyển khối lượng lớn: Vận tải đường biển có khả năng vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn nhất trong các loại hình vận tải Điều này giúp giảm thiểu chi phí vậnchuyển cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Chi phí vận chuyển thấp: Chi phí vận chuyển bằng đường biển thường thấp hơn so với các loại hình vận tải khác như vận tải hàng không, vận tải đường sắt Điều này là do chi phí nhiên liệu, nhân công, của vận tải đường biển thấp hơn so với các loại hình vận tải khác

Khả năng thích ứng với các loại hàng hóa: Vận tải đường biển có khả năng thích ứng với nhiều loại hàng hóa khác nhau, kể cả các loại hàng hóa có kích thước lớn, khối lượng lớn hoặc hàng hóa dễ hư hỏng Điều này giúp đáp ứng nhu cầu vận chuyển đa dạng của các doanh nghiệp

Trang 24

Thích hợp cho các tuyến vận chuyển đường dài: Vận tải đường biển có khả năng vận chuyển hàng hóa trên những tuyến đường dài, xuyên lục địa Điều này giúp tiết kiệm thờigian và chi phí vận chuyển cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, giao nhận hàng hóa bằng đường biển còn có những ưu điểm khác như:

An toàn: Vận tải đường biển được đánh giá là loại hình vận tải an toàn nhất hiện nay Điều này là do các tàu biển được thiết kế và trang bị các thiết bị an toàn hiện đại

Tính ổn định: Vận tải đường biển có tính ổn định cao, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, khí hậu

1.3.4.2.Nhược điểm

Thời gian vận chuyển dài: Thời gian vận chuyển bằng đường biển thường dài hơn

so với các loại hình vận tải khác Điều này là do các tàu biển phải di chuyển trên quãng đường dài, qua nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ

Cần có các cơ sở hạ tầng cảng biển, kho bãi, phương tiện vận tải, đáp ứng yêu cầu: Giao nhận hàng hóa bằng đường biển cần có sự phối hợp giữa các bên liên quan, bao

gồm các cảng biển, kho bãi, nhà vận tải, Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt thủ tục, giấy tờ,

Trang 25

Rủi ro cao: Giao nhận hàng hóa bằng đường biển có thể gặp phải các rủi ro như:

mất mát, hư hỏng hàng hóa, chậm trễ, Do đó, các doanh nghiệp cần có biện pháp phòngngừa và xử lý rủi ro kịp thời

Theo kích thước: tàu cỡ lớn, tàu cỡ trung bình, tàu cỡ nhỏ,

Cảng biển: Cảng biển là nơi tàu biển cập bến để bốc xếp hàng hóa Cảng biển có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm:

Theo chức năng: cảng tổng hợp, cảng chuyên dụng, cảng cửa khẩu,

Theo vị trí: cảng biển quốc tế, cảng biển nội địa,

Theo quy mô: cảng biển lớn, cảng biển vừa, cảng biển nhỏ,

Trang 26

Kho bãi: Kho bãi là nơi lưu trữ hàng hóa trước khi bốc lên tàu hoặc sau khi dỡ xuống tàu Kho bãi có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm:

Theo chức năng: kho chứa hàng tạm, kho chứa hàng lâu dài, kho lạnh,

Theo vị trí: kho nội địa, kho ngoại quan,

Theo quy mô: kho lớn, kho vừa, kho nhỏ,

Phương tiện vận tải nội địa: Phương tiện vận tải nội địa được sử dụng để vận chuyển hàng hóa từ kho của người gửi hàng đến cảng biển hoặc từ cảng biển đến kho củangười nhận hàng Phương tiện vận tải nội địa có thể là xe tải, xe container, tàu hỏa,

Các công cụ, dụng cụ khác: Các công cụ, dụng cụ khác được sử dụng trong giao nhận hàng hóa bằng đường biển bao gồm:

Pallet

Contơ

Máy nâng, máy cẩu

Dây chằng, dây buộc

Bao bì, thùng carton,

Trang 27

Vai trò của cơ sở vật chất trong giao nhận hàng hóa bằng đường biển

Cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng trong giao nhận hàng hóa bằng đường biển,góp phần đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả của hoạt động giao nhận Cụ thể, cơ sởvật chất có vai trò như sau:

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa: Tàu biển, cảng biển, kho bãi, phương tiện vận tải nội địa, là những yếu tố cần thiết để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, giúp giảm thiểu thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả vận chuyển

Bảo đảm an toàn cho hàng hóa: Cơ sở vật chất chất lượng cao sẽ giúp bảo đảm an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển, tránh thất thoát, hư hỏng

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp khác, giúp thu hút khách hàng và mở rộng thị trường

Trang 28

1.4 Phạm vi của dịch vụ giao nhận bằng đường hàng không

1.4.1 Đại diện cho người xuất khẩu

Cụ thể, các công việc mà doanh nghiệp giao nhận sẽ thực hiện khi đại diện cho người xuất khẩu trong giao nhận hàng hóa bằng đường biển bao gồm:

Tiếp nhận đơn hàng từ người xuất khẩu: Doanh nghiệp giao nhận sẽ tiếp nhận đơn hàng từ người xuất khẩu, bao gồm các thông tin về hàng hóa, phương thức vận chuyển, địa điểm giao hàng,

Kiểm tra hàng hóa: Doanh nghiệp giao nhận sẽ kiểm tra hàng hóa trước khi vận chuyển, bao gồm:

Kiểm tra số lượng, chủng loại, chất lượng hàng hóa

Kiểm tra đóng gói hàng hóa

Kiểm tra giấy tờ liên quan đến hàng hóa

Lập hợp đồng vận tải: Doanh nghiệp giao nhận sẽ lập hợp đồng vận tải với người vận tải, bao gồm các điều khoản về phương thức vận chuyển, cước phí vận chuyển, trách nhiệm của các bên,

Trang 29

Làm thủ tục hải quan: Doanh nghiệp giao nhận sẽ thực hiện các thủ tục hải quan cần thiết cho việc xuất khẩu hàng hóa, bao gồm:

Khai báo hải quan

Xin giấy phép xuất khẩu

Nộp thuế xuất khẩu

Thu xếp vận tải hàng hóa: Doanh nghiệp giao nhận sẽ thu xếp việc vận tải hàng hóa bằng đường biển, bao gồm:

Thu xếp tàu biển

Thu xếp xếp dỡ hàng hóa lên tàu biển

Thu xếp dỡ hàng hóa xuống tàu biển

Bảo hiểm hàng hóa: Doanh nghiệp giao nhận sẽ thực hiện việc mua bảo hiểm hànghóa cho người xuất khẩu, giúp bảo vệ quyền lợi của người xuất khẩu trong trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển

Giao hàng cho người nhận: Doanh nghiệp giao nhận sẽ thực hiện việc giao hàng cho người nhận theo yêu cầu của người xuất khẩu

Trang 30

Việc đại diện cho người xuất khẩu trong giao nhận hàng hóa bằng đường biển mang lại nhiều lợi ích cho người xuất khẩu, bao gồm:

Tiết kiệm thời gian và chi phí: Doanh nghiệp giao nhận sẽ thay mặt người xuất khẩu thựchiện các công việc liên quan đến vận chuyển hàng hóa, giúp người xuất khẩu tiết kiệm thời gian và chi phí

Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu: Doanh nghiệp giao nhận có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa, sẽ giúp người xuất khẩu nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu

Giảm thiểu rủi ro: Doanh nghiệp giao nhận sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa, giúp người xuất khẩu bảo vệ quyền lợi của mình

1.4.2 Đại diện cho người nhập khẩu

Tuỳ theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ cácnghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:

- Giao hàng không đúng chỉ dẫn

- Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có

Trang 31

- Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng

- Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây ra

- Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý đến người giao nhận không chịu trách nhiệm

về hành vi do lỗi của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác…nếu anh ta chứng minh được là đã có trách nhiệm, mẫn cán trong việc giao nhận hànghóa

- Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá trong trường hợp người nhập khẩu chịutrách nhiệm về chi phí vận chuyển

- Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hoá

- Nhận hàng từ người vận tải

- Chuẩn bị các chứng từ và nộp các lệ phí giám sát hải quan, cũng như các lệ phíkhác liên quan

- Chuẩn bị kho hàng chuyển tải (nếu cần thiết)

- Giao hàng hoá cho người nhập khẩu

- Giúp người nhập khẩu trong việc khiếu nại đối với những tổn thất, mất mát củahàng hoá

Trang 32

1.4.3 Các dịch vụ khác

Ngoài các dịch vụ kể trên, người làm dịch vụ giao nhận còn cung cấp các dịch vụkhác theo yêu cầu của khách hàng như dịch vụ gom hàng, môi giới hải quan, tư vấn chokhách hàng về thị trường mới, tình huống cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, các điều kiệngiao hàng phù hợp…

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu 1.5.1 Nhân tố khách hàng

Việc khách hàng vận chuyển mặt hàng nào, khối lượng bao nhiêu, địa điểm ở đâu,thời hạn giao nhận hàng trong hợp đồng… tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp tới quy trìnhgiao nhận của doanh nghiệp Đối với dịch vụ giao nhận thì khi thương mại quốc tế ngàycàng phát triển khách hàng nhận thấy vai trò đại lý môi giới của người giao nhận trở nênhạn chế rất nhiều, đặc biệt là việc các đại lý giao nhận không chịu trách nhiệm về hànghoá trong quá trình chuyên chở Khách hàng mong muốn có người thu xếp toàn bộ quátrình chuyên chở cũng như dịch vụ khác có liên quan như gom hàng và mua bảo hiểm,thuê phương tiện vận tải…hoàn toàn chịu trách nhiệm trong quá trình chuyên chở đó đểkhách hàng tránh phải khiếu nại khi có tổn thất xảy ra Do vậy mà người giao nhận phải

Trang 33

cung cấp các dịch vụ liên quan theo yêu cầu của khách hàng, phải phát triển dịch vụ giaonhận theo nhiều mặt, nhiều hướng.

1.5.2 Các nhân tố nội tại doanh nghiệp

- Trình độ đội ngũ nhân viên

Trình độ đội ngũ công nhân viên tác động rất lớn đến kinh doanh dịch vụ giaonhận kho vận Đó là vì hoạt động kinh doanh này đòi hỏi các cán bộ phải có trình độ cao

về nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, am hiểu luật pháp, có kiến thức sâu rộng và có sự nhạy béntrong công việc Khách hàng chỉ uỷ thác giao nhận toàn quyền cho công ty khi họ thấy sựtin tưởng vào hoạt động của công ty

- Cơ chế quản lí

Với cơ chế quản lý cồng kềnh như hiện nay gây rất nhiều khó khăn cho hoạt độnggiao nhận Thời gian kể từ khi trình lên cấp trên chờ phê duyệt hoặc từ cấp trên gửixuống khá dài do phải thông qua nhiều tầng nấc… Chính vì vậy đã không ít lần bỏ lỡ cơhội kinh doanh; thông tin liên lạc thì thiếu độ chính xác, làm sai lệch hướng nhận địnhdẫn tới việc giải quyết sai

- Nguồn vốn

Ngày đăng: 24/12/2024, 15:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w