BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NGUỒN LỰC CON NGƯỜI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
GVHD: Ths.Nguyễn Thị Hằng
Mã lớp học phần: 241LLCT130105 SVTH: Nhóm 5
Trang 3
Ths.Nguyễn Thị Hằng
LỜI CẢM ƠN
Trang 4Lời đầu tiên, chúng em xin phép được gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Hằng –giáo viên bộ môn Triết học Mác - Lênin Trong suốt quá trình học tập, cô đã luôn giảngdạy nhiệt tình, giúp chúng em tiếp xúc được với một môn học rất mới mẻ, để từ đó chúng
em tiếp thu được kiến thức bổ ích, hỗ trợ cho sau này
Tiếp theo, chúng em xin cảm ơn gia đình và bạn bè, những người luôn tạo điều kiệntốt nhất cho chúng em làm bài tiểu luận này Mọi người luôn đóng góp, đưa ra những ýkiến chân thành nhất giúp chúng em hoàn thiện hơn từng ngày
Có lẽ, kiến thức là vô hạn mà sự tiếp thu kiến thức của con người luôn tồn tại nhữnggiới hạn nhất định Do đó, trong quá trình làm bài tiểu luận này, chúng em sẽ mắc phảinhững sai sót Mong mọi đóng góp ý kiến để bài tiểu luận của nhóm em được hoàn thiện.Chúng em xin chân thành cảm ơn !
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1
Trang 51 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 1
3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: 2
4 Kết cấu bài tiểu luận 2
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CON NGƯỜI.3 1.1 Triết học Mác - Lênin với bản chất con người 3
1.1.1 Quan niệm về con người 3
1.1.2 Các phương diện tiếp cận nguồn gốc và bản chất con người 4
1.2 Ý nghĩa phương pháp luận 6
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG CÔNG NGHIỆP 7
2.1 Vai trò của nguồn lực con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa 7
2.1.1 Một số khái niệm 7
2.1.2 Vai trò của nguồn lực con người trong công cuộc đổi mới đất nước 8
2.2 Nguồn lực con người ở việt Nam hiện nay 9
2.2.1 Ưu điểm của nguồn lực con người ở Việt Nam 9
2.2.1.1 Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, tăng trưởng nhanh 10
2.2.1.2 Chất lượng lao động ngày càng được cải thiện 10
2.2.1.3 Phẩm chất con người lao động Việt Nam 11
2.2.2 Hạn chế của nguồn lực con người Việt Nam 12
2.2.2.1 Cơ cấu nguồn nhân lực còn bất hợp lý 12
2.2.2.2 Nguồn nhân lực hạn chế về chất lượng 13
2.2.2.3 Tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng 14
2.2.3 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế nguồn nhân lực 15
2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 16
2.3.1 Đối với nhà nước 16
2.3.2 Đối với các cơ sở giáo dục đào tạo nguồn nhân lực 17
2.3.3 Đối với đơn vị sử dụng lao động 18
KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Từ ngàn năm lịch sử triết học cổ đại đến hiện đại, khi triết học Mác-Lênin ra đời đãlàm sáng tỏ những nội dung liên quan đến con người Triết học khẳng định rằng conngười là nhân tố, có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng đối với thế giới, và trong thực tạithì con người là một lực lượng to lớn chủ đạo, là yếu tố quyết định trong nền sản xuất xãhội Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước tiến lên công nghiệp hóa hiện đại hóađất nước thì con người quyết định đến sự thành công hay thất bại của cả một đất nước.Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định chủ nghĩa Mác-Lênin
là nền tảng tư tưởng của Đảng, Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động Đảng ta đã thấm nhuầnsâu sắc tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin về con người, đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới đấtnước với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng xã hội thì con người và nguồn nhânlực được coi là yếu tố tiên quyết, quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vữngcủa nền kinh tế nước ta Trong Nghị quyết Đại Hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII củaĐảng đã khẳng định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của conngười Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đạihóa”1 Thật như vậy, xây dựng và phát huy nhân tố con người là nhiệm vụ của sự nghiệpđổi mới, cũng là phương thức hướng con người đến sự tự do, thể hiện vaỉ trò chủ thể sángtạo lịch sử của mình Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liềnvới phát triển kinh tế tri thức nhằm “đi tắt, đón đầu”, chúng ta nhất thiết phải coi conngười là nhân tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước con người luôn giữ vai tròchủ chốt, là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả của quátrình phát triển nền kinh tế Việt Nam Đảng ta đã khẳng định tư tưởng vĩ đại của chủ tịch
Hồ Chí Minh cùng với tư tưởng Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng, dẫn dắt cho những hoạtđộng của Đảng ta Thấm nhuần được tư tưởng đó, ta có thể khẳng định con người vừa là
1 Đảng cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng nguồn lực đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa
xã hội Nhà xuất bản chính trị quốc gia 1997, trang 21
Trang 7mục tiêu vừa động lực cho việc phát triển kinh tế xã hội Đặc biệt trong giai đoạn hiệnnay đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, mỗi conngười có thể được xem như là một nhân tố, một chủ thể sáng tạo ra các giá trị, bao gồm
cả giá trị tinh thần và vật chất cho bản thân và xã hội Nhiệm vụ của chúng ta là đưa conngười đạt đến những giá trị cần thiết, phù hợp cho việc phát triển kinh tế đất nước Nhận
thấy được vấn đề thực tiễn đó, nhóm em quyết định chọn đề tài: “ Quan điểm của triết học Mác-Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta hiện nay” để viết bài tiểu luận.
3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở vận dụng khoa học và sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin về con người vàvấn đề xây dựng nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu sự công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước ở Việt Nam hiện nay Đề tài được nghiên cứu dựa trên các cơ sở lý luận như:Quan điểm của Triết học Mác - Lênin về con người; xây dựng nguồn lực con người vàthực tiễn tại Việt Nam hiện nay Thông qua các phương pháp nghiên cứu như: phân tích– tổng hợp, lịch sử - lôgic, so sánh, khảo sát, điều tra thực tiễn, làm thống kê và phân tích
số liệu Nhằm hướng tới mục tiêu tìm hiểu sâu sắc về bản chất xã hội của con người, mụctiêu phát triển con người theo quan điểm Mác – Lênin Bên cạnh đó phân tích yêu cầu vềnguồn lực con người và thực trạng xây dựng nguồn lực con người trong thời buổi côngnghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam để có thể đưa ra các đánh giá về những yêu cầu cụthể về số lượng, chất lượng, cơ cấu của nguồn nhân lực; những thành tựu, hạn chế vànguyên nhân của những hạn chế trong công tác xây dựng nguồn lực con người trong thờibuổi hiện nay Và sau đó đề xuất ra các giải pháp dựa trên cơ sở phân tích thực tiễn, đềxuất những giải pháp cụ thể về chính sách, cơ chế, và các biện pháp để nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực
4 Kết cấu bài tiểu luận
Bài tiểu luận có 2 phần chính :
- Chương 1 : Quan điểm của Triết học Mác – Lênin về con người
- Chương 2: Vai trò của nguồn lực con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ởViệt Nam hiện nay
Trang 8CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ CON NGƯỜI 1.1 Triết học Mác - Lênin với bản chất con người
1.1.1 Quan niệm về con người
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã phát triển một quan niệm về con người và chỉ ra rằngcon người không phải là một thực thể trừu tượng mà là một thực thể hiện thực, cụ thể,xem con người là thực thể sinh học xã hội, là chủ thể và cũng là sản phẩm của lịch sử Vàcũng chỉ ra bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội Quan niệm duyvật biện chứng nhấn mạnh vai trò của lao động sản xuất, các hoạt động thực tiễn kháctrong việc định hình bản chất con người
Con người là thực thể của sinh học – xã hội, có thể hiểu con người là sinh vật có
trình đồ phát triển cao nhất của giới tự nhiên và lịch sử xã hội Con người là chủ thể củalịch sử, sáng tạo nên các thành tựu văn minh và văn hóa Về mặt sinh học, con người làcũng là một sản phẩm của tự nhiên, cũng chịu ảnh hưởng của các quy luật sinh học như
di truyền, tiến hóa,… Nhưng con người có cấu tạo sinh học đặc biệt hơn các sinh vậtkhác là có bộ não cao cấp, có thể phân tích, điều khiển hành động theo suy nghĩ và có các
cơ quan hỗ trợ khả năng lao động, giao tiếp Về mặt xã hội, con người cũng là một thựcthể xã hội, con người biết tư duy và hành động dựa trên các mối quan hệ xã hội Các Mác
đã nói rằng: “Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà thoát khỏi trạng tháithuần túy là loài vật” 2
Bên cạnh đó, quan niệm chủ nghĩa Mác – Lênin về con người đặc biệt nhấn mạnhvai trò của lao động sản xuất Lao động sản xuất là yếu tố cần thiết để con người tạo ra,duy trì và phát triển xã hội Trong quá trình lao động, con người luôn sáng tạo, phát triểncông cụ, văn hóa, xã hội để có thể đáp ứng được nhu cầu của mình Trong hoạt động laođộng sản xuất sẽ sản sinh ra hàng loạt các quan hệ xã hội khác Con người giao tiếp, traođổi làm việc với nhau để có thể liên kết, tạo ra sản phẩm, đạt được nhu cầu, mục đích đểphục vụ cho con người, cho xã hội Đó là điểm khác nhau của con người với con vật, convật chỉ hoạt động cho nhu cầu của nó và các bản năng sinh học Con người giao tiếp xãhội, lao động cùng nhau dần sinh ra các mối quan hệ: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với
xã hội và quan hệ với bản thân
2 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, t 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr 673.
Trang 9Một điểm quan trọng trong quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người làvai trò chủ thể của con người trong lịch sử Con người là sản phẩm của lịch sử (tự nhiên
và xã hội) nhưng cũng là chủ thể của lịch sử bởi lịch sử không phải là chủ thể của mộthoạt động siêu nhiên nào mà lịch sử là kết quả của các hoạt động của con người tạo nên.Như trong xã hội cũ, các bất công, áp bức, bóc lột xảy ra thường xuyên thì nảy sinh ra ýthức cách mạng của con người, quyết tâm làm thay đổi xã hội, xây dựng lên xã hội mớiphù hợp với con người hơn, một xã hội công bằng và văn minh Điều đó tạo nên lịch sửcủa con người và xã hội
Qua đó ta thấy quan niệm về con người nêu lên quan hệ giữa cá nhân và xã hội Cá
nhân và xã hội không tách rời nhau, xã hội bắt nguồn từ nhiều cá nhân khác nhau hợpthành, mỗi cá nhân là một cá thể sống bên trong xã hội, cá nhân không thể tách biết với
xã hội Cá nhân là đại biểu cho một xã hội, một thời kỳ lịch sử cụ thể, xây dựng nên đặctrưng của xã hội, phát triển xã hội qua từng giai đoạn
1.1.2 Các phương diện tiếp cận nguồn gốc và bản chất con người.
Triết học luôn nghiên cứu về mọi thứ xung quanh con người và con người, có thểhiểu con người là đối tượng trung tâm của triết học Và việc nghiên cứu về nguồn gốc vàbản chất của con người là một điều quan trọng để ta có thể giải thích, làm rõ vai trò củacon người ở trong tự nhiên và xã hội Quan niệm về con người là một vấn đề lớn và sẽkhông dừng lại ở những khái niệm lý thuyết đơn giản mà còn được tiếp cận bằng nhiềuphương diện khác nhau qua từng giai đoạn xã hội và các thời kì lịch sử
Về tiếp cận nguồn gốc của con người được các nhà triết học, khoa học, tôn giáo lýgiải theo nhiều chiều hướng Nổi bật nhất là hai phương diện:
- Quan điểm duy tâm và tôn giáo: cho rằng con người được tạo ra bởi các lực lượngsiêu nhiên mà thường được gọi là “Đấng sáng tạo tối cao”, “Thượng Đế”, “Chùa Trời”,
… tùy thuộc vào từng niềm tin, tôn giáo khác nhau mà con người được tạo ra từ các nănglực siêu nhiên nào đó Các quan niệm này cho rằng con người sinh ra là có lí do để thựchiện một sứ mệnh nào đó của các đấng tối cao, nghe lời và tuân theo nguyên tắc của cácđấng tối cao Linh hồn của mỗi thân thể là thiêng liêng, bất tử, không bao giờ mất đi, cơthể có thể chết nhưng linh hồn con người luôn tồn tại và sống mãi, có thể chuyển kiếpsống Quan điểm này được lý giải dựa trên các câu chuyện truyền thuyết, những hiệntượng siêu nhiên chưa lí giải được
Trang 10- Quan điểm duy vật: Theo triết học duy vật biện chứng, nguồn gốc con người đượcxác định dựa trên tiến trình phát triển của tự nhiên Các nghiên cứu khoa học đã khámphá và đưa ra các bằng chứng cụ thể cho thuyết con người là động vật tiến hóa từ một loạiđộng vật bậc cao từ thời xa xưa Cụ thể là qua quá trình tiến hóa sinh học, từ loài vượn cổtiến hóa, phát triển thành con người với cơ thể hoàn hảo và trí tuệ, sáng tạo dần tạo nênlịch sử, thế giới con người Quá trình chuyển hóa từ động vật sang con người được xácđịnh bằng các yếu tố chính là: lao động, ngôn ngữ, quan hệ xã hội Cách đây 3,0 đến 1,5triệu năm, khi vượn người biết chế tạo công cụ được gọi là con người Nguồn gốc conngười được xác định từ các yếu tố đó bởi lao động là yếu tố thể hiện rõ sự phát triển trí tuệ
và thể chất của con người Ngôn ngữ là yếu tố cần để có thể kết nối các thể lại với nhau,truyền đạt ý nghĩ, giao tiếp với nhau để có thể truyền đạt kinh nghiệm, là yếu tố quantrọng trong việc tổ chức, xây dựng nên xã hội Và các quan hệ xã hội là tất yếu Conngười cần có sự tương tác trong cộng đồng để hỗ trợ, hợp tác tạo ra các sản phẩm nhu cầusống để tồn tại và phát triển Quan hệ xã hội là nền tảng để con người tạo ra xã hội, cácyếu tố vật chất và tinh thần
Về tiếp cận bản chất của con người, bản chất của con người không chỉ là các vấn đề
ở các phương diện sinh học mà còn được nhiều nhà triết học diễn giải, đưa ra các quanđiểm khác nhau về phương diện triết học:
- Bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội, quan hệ xã hội có nhiềuloại: quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật chất, quan hệ tinh thần, quan hệ trựctiếp, gián tiếp,… và các mối quan hệ được hình thành qua các lĩnh vực khác nhau như:kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục,… Tất cả các quan hệ đó đều góp phần hình thành lênbản chất của con người, đóng vai trò quan trọng trong việc định hình nhân cách, tưtưởng, ý thức, cách nhìn nhận về cuộc sống của mỗi con người Khi các quan hệ xã hộithay đổi thì con người cũng thay đổi theo để phù hợp với môi trường sống, có thể tiếp tụctồn tại và phát triển trong môi trường với các quan hệ xã hội mới thay đổi Con ngườithường bộc lộ bản chất khác nhau trong từng mối quan hệ xã hội khác nhau Phải trongtừng mối quan hệ xác định cụ thể, rõ ràng thì con người mới có thể bộc lộ bản chất thậtcủa mình Và bản chất của con người sẽ luôn phát triển qua từng mối quan hệ xã hội đó
- Qua vai trò thực tiễn: trong các hình thức như: lao động sản xuất, hoạt động chínhtrị - xã hội,… Thông qua các hoạt động thực tiễn đó, con người suy nghĩ, vận động để
Trang 11sáng tạo, tác động vào tự nhiên để biến đổi nó thành các tài nguyên có thể phục vụ đờisống Thực tiễn không chỉ nói về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên mà còn nói vềmối quan hệ giữa con người với con người dần dần hình thành nên bản chất con người,xuất hiện bản chất riêng của mỗi cá nhân Tất cả các hoạt động thực tiễn như lao động sảnxuất, giao tiếp xã hội,… đều là cơ sở để hình thành nên bản chất con người Thực tiễnchính là động lực để thúc đẩy sự phát triển của con người Thực tiễn luôn đưa ra các yêucầu, vấn đề mới cần con người giải quyết và sau đó con người phải đưa ra cách giải quyếtvấn đề từ đó giúp con người nhận thức được vai trò, vị trí của mình trong xã hội, tạo thêmđộng lực để thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho xã hội.
1.2 Ý nghĩa phương pháp luận
Quan niệm của chủ nghĩa Mác – LêNin về con người không chỉ có ý nghĩa trên mặt
lý thuyết mà còn là phương thức để áp dụng cho thực tiễn, chỉ đường cho cuộc sống củacon người Giúp con người giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, xâydựng xã hội công bằng,… Giúp con người nhận thức được sự kết hợp giữa cá nhân và xãhội, đặt hai thứ ngang bằng nhau để có thể nâng cao cuộc sống và phát triển hơn nữa Xâydựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là điều kiện cần để có thể phát huy tối đatiềm năng của mỗi con người
Việc nghiên cứu các phương diện tiếp cận nguồn gốc và bản chất con người giúp tahiểu rõ thêm về quan niệm con người, đưa ra các định hướng cho các hành động thựctiễn Bởi trong thực tiễn, lao động sản xuất và sáng tạo chính là yếu tố tiên quyết để quyếtđịnh sự phát triển toàn diện của con người Từ đó lý giải các quy luật phát triển xã hội và
đề xuất, đưa ra các biện pháp tối ưu để cải thiện đời sống, vật chất của con người, nângcao xã hội
Qua việc nghiên cứu về bản chất con người, có thể giúp ta hiểu sâu sắc hơn về quátrình hình thành nên bản chất một con người Qua đó có thể đề ra các định hướng giáodục và phát triển con người Vì môi trường sống và cách giáo dục sẽ hình thành nên nhâncách và giá trị đạo đức của con người Vậy nên ta có thể can thiệp ở mức độ nhất định vàoviệc định hình nên bản chất của người để giúp con người hoàn thiện về cả thể chất lẫntinh thần Điều này thể hiện vai trò của cộng đồng, xã hội đối với sự phát triển của cánhân là vô cùng lớn
Trang 12CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG CÔNG
NGHIỆP 2.1 Vai trò của nguồn lực con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.1.1 Một số khái niệm
- Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là tổng hòa thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng laođộng xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao độngsáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất vàtinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước
- Công nghiệp hóa
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản và toàn diện hầu hết các hoạt độngsản xuất từ việc sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biếnsức lao động phổ thông dựa trên sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí Ngoài ra,công nghiệp hóa còn được hiểu là quá trình nâng cao tỷ trọng về lao động, về giá trị giatăng, về năng suất lao động, của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của mộtvùng kinh tế hay một nền kinh tế
Có thể nói quá trình công nghiệp hóa là quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội ở mộtcộng đồng người từ nền kinh tế với mức độ tập trung tư bản nhỏ bé (xã hội tiền côngnghiệp) sang nền kinh tế công nghiệp Công nghiệp hóa là một phần của quá trình hiệnđại hóa Sự chuyển biến kinh tế - xã hội này đi đôi với tiến bộ công nghệ, đặc biệt là sựphát triển của sản xuất năng lượng và luyện kim quy mô lớn Công nghiệp hóa còn gắnliền với thay đổi các hình thái triết học hoặc sự thay đổi thái độ trong nhận thức tự nhiên
Ví dụ: Sự ra đời và phát triển của các khu công nghiệp như KCN Bình Dương,KCN Biên Hòa, với các nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng, điện tử, và dệt may Điều nàygiúp chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang làm việc trong các nhà máy
- Hiện đại hóa
Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và côngnghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xãhội
Ví dụ: Xây dựng hệ thống đường cao tốc hiện đại (như cao tốc Bắc - Nam), sử dụngcông nghệ thu phí tự động không dừng, giúp giảm ùn tắc và tăng hiệu quả di chuyển
Trang 13- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công nghiệp hóa và hiện đại hóa là hai quá trình phát triển không thể tách rời, đặcbiệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam Để rút ngắn khoảng cách với cácnền kinh tế tiên tiến, việc thực hiện công nghiệp hóa cần gắn liền với hiện đại hóa, đồngthời phát triển các ngành mũi nhọn dựa trên tiến bộ khoa học - công nghệ toàn cầu.Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủcông là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện
và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoahọc – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao
2.1.2 Vai trò của nguồn lực con người trong công cuộc đổi mới đất nước
Trong bối cảnh hiện đại, khi nền kinh tế tri thức ngày càng chiếm ưu thế và xuhướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế tiếp tục phát triển, vai trò quan trọng của nguồn lựccon người ngày càng được khẳng định Theo các lý thuyết tăng trưởng kinh tế mới, để đạtđược sự phát triển nhanh chóng và bền vững, một quốc gia cần tập trung vào ba yếu tốcốt lõi: ứng dụng các công nghệ tiên tiến, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại và nâng caochất lượng nguồn nhân lực Trong số đó, con người – đặc biệt là đội ngũ nhân lực chấtlượng cao – chính là động lực hàng đầu thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế lâu dài
Thứ nhất, , nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực chính quyết định quá trình
tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Nguồn nhân lực, nguồn lao động là nhân tốquyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác Giữa nguồn lựccon người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ… cómối quan hệ nhân quả với nhau, nhưng trong đó nguồn nhân lực được xem là năng lựcnội sinh chi phối quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia So với các nguồnlực khác, nguồn nhân lực với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ
nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lựckhác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kếthợp với nguồn nhân lực một cách có hiệu quả Vì vậy, con người với tư cách là nguồnnhân lực, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm củanội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội