Chương 2CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ Sở Lý Luận 2.1.1 Khái Niệm Về Nghèo Đói Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vục Châu Á
Trang 1LE THI VAN ANH
LUAN VAN CU NHAN NGÀNH KINH TẾ NONG LAM
Thành Phố Hồ Chí Minh
Trang 2Hội đồng chấm thi luận văn tốt nghiệp dai học bậc cử nhân, Khoa Kinh tế Trường
Đại học Néng Lâm TP.Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “PHAN TÍCH HOAT DONG CHƯƠNG TRÌNH XÓA DOI GIAM NGHEO - VIỆC LAM TREN DIA
BAN QUAN BÌNH THANH, TP HO CHÍ MINH GIAI DOAN 1992-2003”, tác
giả: Lê Thị Vân Anh, sinh viên lớp Kinh Tế 26, Khoa Kinh Tế đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày tháng năm 2004 tại hội đồng chấm thi tốt
nghiệp Khoa Kinh tế Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn
LÊ QUANG THONG
Ký tên ngày 2> tháng .năm 2004
Chủ tịch hội đồng chấm thi Thư ký hội đồng chấm thi
Ký tên ngày “Ấtháng.ế năm 2004 Ký tên ngày LÍ tháng É.năm 2004
Trang 3— — T.—— ————————_ ` ` aaada an ee a
LỜI CẢM TẠ
Thành kính ghi ơn cha, mẹ đã có công sinh thành và tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho con có được ngày hôm nay
Thành kính cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Dai Hoc Nông Lâm cùng toàn thể quý thầy cô Khoa
Kinh Tế đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập Đặc biệt cảm
ơn sâu sắc TS Lê Quang Thông là người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Các cô, chú Phòng Văn Hóa-Xã Hội, Phòng Thống Kê, Phòng Kinh Tế và
các cán bộ chuyên trách xóa đói giảm nghèo đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập
tại địa phương.
Đồng cảm ơn các hộ nghèo đã cung cấp cho tôi những thông tin quí báu Và
những người bạn đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện
Trang 4TP.HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
UBND Quận Bình Thạnh Độc Lập — Tự Do - Hạnh Phúc
-==—= oÔ0o -
-000 -Ban XDGN - VL Binh Thanh, ngay 74 thang.Q5 nam 2004
GIAY XAC NHAN
Kính gởi: Khoa Kinh Tế Trường Dai Học Nông Lam Tp.Hổ Chí Minh.
Được sự giới thiệu của Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm, sinh
viên Lê Thị Vân Anh đã tiến hành thực tập tại UBND Quận Bình Thạnh,
Tp.Hồ Chí Minh
Trong thời gian thực tập đi viên Vân Anh đã chịu khó học hỏi, có sự đầu tư nghiêm túc trong việc phỏng vấn và thu thập số liệu từ những hộ nghèo,
đông thời cũng chấp hành tốt những nguyên tắc, qui định của địa phương.
Nay kính chuyển đến Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh tiếp tục giúp đỡ sinh viên Vân Anh hoàn thành tốt luận văn tốt
Trang 5XĐGN-VL##—-NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Đề tài: "Phân tích hoạt động chương trình xoá đói giảm nghèo — việc làm trên địa bàn
quận Binh Thạnh, Tp Hồ Chí Minh, giai đoạn 1992-2003"
Sinh viên : Lê Thị Vân Anh, khoa Kính tế, ngành Kinh tế Nông Lâm,
niên khoá 2000- 2004
Về nội dung
Tác giả đã chọn chủ để nghiên cứu có tính thực tế cao Kết quả nghiên cứu có giá trị
tham khảo tốt cho chương trình xoá đói giảm nghèo thành thị Bằng nguồn số liệu phong
phú và phương pháp thực hiện nghiên cứu khoa học, tác giả đã phân tích xác đáng thực trạng thay đối và nguyên nhân ảnh hưởng điều kiện sinh kế của hộ nghèo 6 vùng thành thị Luận văn đã trình bày những thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương, là kết quả của việc thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo trong 10 năm qua Ngoài ra,
nghiên cứu cũng đưa ra được những bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện chương
trình xoá đói giảm nghèo
Trang 6eee eee eee eee eee eee eee ee ee er eter eee ÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔÔ'ÔÖÔÔÔÖÔÖÔ`Ö ey
¬ — -
- rere rer rere rrr rere ees
eee errr rr re eee ree ere ee sy
¬ ¬
¬ ÔÔÔÖÔÖÔÖÖ.ÔÔÖÔÔÔÔÔÔÒÐ
Trang 7PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH
XÓA DOI GIẢM NGHÈO - VIỆC LAM TREN DIA BAN
QUAN BÌNH THẠNH, TP HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN 1992 - 2003
THE ANALYSE OF PROGRAM ELIMINATION HUNGER
AND REDUCING POVERTY - WORK AT BINH THANH
DISTRICT, HO CHI MINH CITY PHASE OF 1992 - 2003
ABSTRACT
Mục tiêu nghiên cứu của dé tài nhằm phân tích kết quả thực hiện chương
trình XĐGN ở quận Bình Thạnh giai đoạn 1992-2003, để thấy được thực trạng và những nguyên nhân nghèo đói tại địa phương Qua đó, nghiên cứu dé xuất các giải pháp góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho hộ nghèo trên địa bàn Quận.
Bằng phương pháp diéu tra chọn mẫu, để tài tiến hành điều tra 60 hộ nghèo
và kết hợp với số liệu thứ cấp trong 11 năm qua của ban chỉ đạo XDGN quận Bình
Thạnh, thông qua việc xử lý số liệu bằng phương pháp phân tích thống kê, so sánh
bằng số tuyệt đối, tương đối Để từ đó để xuất mô hình, đưa ra kết luận và kiến
nghị cho chương trình hoàn thiện hơn trong giai đoạn sau
Trang 8——> _————————— —_- ~= x_— = — —— —
MỤC LUC
Trang
Danh mục các chữ viết tẮt «sen thHHnH0120 11411.200.101 n3 xiii
Danh muc bang HIỂU ccxaveicesZesnavexeanviweeaennonnneannneon ennnadsiinen canal Aaa SAARI SERN XV Danh mục các hình mm xviii Danh mục phụ " =5 ~ xix
Chương 1: ĐẶT VẤN DE
1.1 Lý do chọn để tai cssossssovsesossoresesssveneseansenssunevenssenenvoonenneenssenenaneceernsnndspanenters 1 1.2 Mục đích nghiên CỨU °-+Ă<<S+sns nen 0 3 1.3 Phạm vi nghiên CỨU -« + kh tình 0111111181011 T0 4
1.3.1 Phạm vi không gian - Ăn HH 011 1 01101 06 111011118 4
1.3.2 Phạm Vi thoi B14H : .<:s -z1166588116131628611840164 s5 4
° 1.4 Cấu trúc luận VĂNscosesseasnesaesnasisesdeesairsrrrssesisarrsnsisnasAESEAES4E95804558 808 4
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ð.1 Cứ sở lỶ Leb sucsasnnenaiinasdkiaansannseonnnssndnneressssssleoerrrssessesesltenagkinklSABBE.58SS1088 6
5 1,1 Khái niềm về ASHES đói - «ceda g4 2326438403)489309/0L5809153.3010080809 6
2.1.2 Thước đo mite nghỀO ‹‹-xccseccssscgn ri n0 41141818542 1 kx-9001012sA1.0nnA.A504e5e 7 2.1.3 Xác định xã, phường nghèO «+55 sen tt dt 9 2.1.4 Đặc điểm của hộ nghèo thành thị ccssssssesessivseoreecesssoressseenrerescosssvevens 10
2.1.5 Nguyên nhân nghèo đồi sành ee0111100 tr 12
2.1.5.1 Nguyên nhân tổng QuÁC, sao tac s00 g1030181686118007084460010010016100:0 12 5.1.3.2 Nguyễn nhân cụ thE coeeeseninennnnieereeiisossisninnrnsssvEegllErrEbSEES584E 12
Trang 92.1.6 Tiêu chí xác định nghèo đói của TP.HCM sec <seeeeeee 13 2.1.6.1 Về tiêu thức mức thu nhẬp -cs:ssx15x06226 101622 1222.Ÿ- sen 14
2.1.6.2 Khả năng tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ xã hội 15cha ngudi nghéo.
2.1.6.3 Xác định hồ nghềo AGL ceccscccceeceseoceeseveneconesonsceecesernncesniesasntescnusenses 16
2.1.6.4 Xóa hộ đói, chống tái đói, giảm nghèo và vượt chuẩn nghèo 16
theo cách tính của thành phố.
2.2 Phương pháp nghiên cứu và một số chỉ tiêu đánh giá -. -: 17
3.2.1 Một.số chỉ tiểu đánh 214 a sirrcccvantentcivenpesteses ernest iecierseerersedeverreeeve 17 2.2.2 Phương pháp nghiên cỨU - - 5+5 1 niên 19
Chương 3: TỔNG QUAN
3.1 Điều kiện tự nhiên của quận Bình Thanh - -:-sccc«ssseseeeeetrsrersrrrre 20 3,1,1 Vị (Hí địa ÏÝ kss6s 684114064 064486888681561535.gKIGNGIKREYKENSISLS3M480112101304408-104 20 3.1.2 Điêu kiện khí hậu — thối HIẾP cs ccscescasssssssssnvenevenseroeracaennanesnarsnsnerversseearacbens 21
3,123 Tình rùnh: HE LHÌ, uc ecsscecccenocisodidiidLidhibiisisioiaddidiidnggii4ax8000005x8w8088000v601A0188010 21
5.5 Đo điểm “tính: tế 3ã HỘI saeasaoainaeinndstoigiioiiinioskG00010N008010ả0801610018080pPenesnll 24
349 Xiểu Hỗ Hỗ HỘ LuaagỹaŸỹnagỳỹiaaaanngttirrsingtonolrlotiliSonfl40S6000083080100008940)1104889/0400/10E8 265.3 Cơ sỡ bạ tổng của quấn Bình Thanh, e. .e ncrecneorononneurseonsansnnanannernnrnctsion 29
Trang 10Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Tổng quan về chương trình XDGN của quận Bình Thạnh -‹ 32 4.1.1 Sự ra đời của chương trình -« <-<sseiernseeiririirrreiirrrrreeter 32
4.1.2 Mục tiêu hoạt động của chương trình - ssceeeeeeresserrrrrrrrrreer 32 4.1.2.1 Mục tiêu Chung - -«-s- «kg ngữ nen nh n4 HH 0444084080916 3ã
4.2.2.2 Quan lý hộ nghèo và theo đõi báo cáo biến động của hộ nghèo 40
49.3 Tĩnh hình nguồn vốn của chương tOHÏs.ecexseeesasdeinseddnouflindniresdbid 41 4.2.4 Thực trạng nghèo đói của các hộ trong quận Binh Thanh từ 1992-2003 43
4.3 Tình hình chung của những hộ nghèo điều tra - -°c<<eesxeesrke 48
AST Mhẩn Khẩu 'và Ìab Ce sa ssasndaesoadtiitiiititiG0A003/080180000408101 09100013530 M061nma6 48 4.3.2 Tình bình thu HHẬP wcsccsecceserecesresecesreseesrssresvnseccnnranannenisiannaaranveautenveasoanaicnstel 49 4.3.5 'Tih Hình sĩ đựng đất H easasasaraesaosanrtiobtiig10800010609000088818016091000086 49
4.3.4 Điều kiện sinh hoạt của những hộ nghèo sec 50
4.3.5 Mục đích sử dụng vốn KDGN của các NG wccccsscsscssoncnensannerensscorannsvancszncectas 51 4.4 Thu nhập từ các ngành của hộ nghèo con re 52 AAA 'Thu nhấp fũ HỒng TẾ seasessaeeskidieavkesbsiriaesseeresooouooliisaSfNTME11G60018XA/0004880p18 52 4.4.2 Thu nhập từ chăn nuGi sssssevessssrsssesstssssseseescentaresnesessssesevesentassersesees 55 ä,4,3Tổng thu nhấp WY các nguÏỖ e«eeeeesiiineasaeiirdssiin ae 57
Trang 114.4.4 Chi tiêu bình quân của các hộ nghèo «sen 58
i 4.5 Nguyên nhân của sự đói nghèo va thoát nghéo «0 cscssseceeeeeeneneeeseenteesanees 59
45.1 Nguyên nhân của sự đói NENCO ¡.coeeaseidiiinooniaHiil20064111402681 n8 59
' 4.5.2 Nguyên nhân của sự thoát nghèO - che seeererrire 61
4.5.3 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác XDGN của Quận 62
453.1 Thuận [Gtieneunea ere eee cerry oA et eo eS 62
AS 3 DKS KH HH uccaike ah Aceseninmsessmsssaui)SbXEEH01188818VE0G8042838938%8818 644.5.4 Mô hình tín dụng phục vụ người nghèo của Quận - 6543:8 Thi EhihinmiDn vấu NGHĨ cnc 68
4.6 Kết quã Thực hiện chương tỉnh ADGN saaeseiaeaniianoasaaraeiitiaseoosiesngoiee 704.6.1 Nhận xét đánh giá CHUNG: ccceserasseciserssessenetesseseecsmasenesnt SEEISã0 EakXa31838605EE 70
4.62: Ret quả hoạt động của chương teh 16.0 sccaccssssssrsminvonssanimavneonnnsenasis 73
: 4.6.2.1 Về xóa đói gidm nghèo và việc lầm ce+cccvzverrrrrree T5 + 4,692 Ging the chăm lo: WE giÃ0 iesasssasaaseadkannanedessoa4l38118600 0000000 76
4.6.2.3 Công tác chăm lo sức khỏe cho dân nghèo -. <ceie- 14.6.2.4 Các yếu tố tác động đến công tác KDGN tại Quận 78
4.6.3 Tình hình vay vốn của hộ dân qua các năm của chương trình XĐGN 804.7 Một số giải pháp góp phần tăng thu nhập cho hộ nghèo a 82
#4-7-L Giải phap 12 chăn muỗi DO Sith SÊTH:saseasieeainieedanseosBBLE8S 304510 640606 82
3.1.2 GIẢI nhấn 5: nrưÄi KẾ nasusadazeeaedbsentipdsrossioagiiasferetelrrainsurrtotosSG4880/80330/6010289 83
4.7.3 Giải pháp 3: Dự án thu hút lao động (may giỏ kết cườm) 85
4.74 GIẢI phấnp4(kDar 06 gin CONS nasensaoadieiidiaidliibdAgtiiStosgix0t/eggHg0nngdingizd 854.8 Đánh giá các giải pháp góp phần tăng thu nhập cho hộ nghèo 86
° 4.8.1 Giải pháp chấn nuôi bồ SiN SAD sss cssrestccesstsasensseovnccuuaisedeavsesnesiacceiieanens 86
Trang 124.8.2 Giải pháp nuôi C4 ecccssecooorsernccererscsssscosestsrerersenseneneassanenatesansnensanaeseesseien 87
4.8.3 Giải pháp làm gid kết cườm :-©2v++++vcrvrrrttrEkkersrrrtikrrerrrriee 87
4.8.4 Giải pháp may hang gia CÔng cong nke 88
4.9 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chương trình XDGN 7 ere 88
trén dia ban Quan.
Chương 5: KẾT LUẬN VA KIẾN NGHỊ
Sl RKếL THẾ TĨ canxi DLEEEDHRHREGETIGGCIHDEGGUANHNBARSEGXISGLEESHOEENAS4A03ã9gptertinairesaeezvedd 90
Trang 13: Xóa đói giảm nghèo — việc làm.
: Xóa đói giảm nghèo
: Lao động — Thương binh xã hội
: Doanh nghiệp tư nhân.
Sản xuất công ghiệp — Tiểu thủ công nghiệp.
: Tiểu thủ công nghiệp
: Quốc gia hỗ trợ việc làm
Trang 15DANH MỤC BANG BIỂU
Chuẩn mực nghèo đói của cả nưỚc - 5-5 ++v+erererterrrtrrrrrrrrrree 8 Chuẩn mực nghêo đổi cân thành DUG sesecssseonnssdindideiidssiaeiisasindsssienntex 14
Cơ cấu đất đai của Bình Thanh - «55-252 3x #seekerserrrrererrree 22
Tình bình sử dụng đất nồng nghiỆPp -ssesskecskklAE1636150E15100300818 23Diện tích, năng suất và sản lượng cây lúa qua hai năm 2001-2002 24
So sánh giá trị đạt được của khu vực sản xuất ngoài quốc doanh 25
Tình hình thu chi ngân sách của Quận -« ¿+ +22 tre, 26
Tình hình dân cư tại hai phường 12 và 21 của quận Bình Thạnh 2]
Tinh Hình lao động của Quận cocozziteisrdiiioiigsssxogoaraiatãA883g1an8f14850ns227
Bảng 10: Lao động và việc làm phần theo nganh -cssscsssesnecerssevescssenecascreareceeerents 28
Bảng 11: Tình hình biến động hộ — nhân khẩu hoạt động trong nông nghiệp 29
Bảng 12: Chỉ tiêu hoạt động của chương trình XDGN năm 2003 - 33
Bảng 13: Các hoạt động XĐGN tại Quận -Ă Ăn HH tre 36
Bang 14: Co cấu thân mf Ban chỉ đạo XOỂN sásaaeiieseseiooadingidiBaaS0233820214308260036 37
Bảng 15: Tình hình biến động nguồn vốn của chương trình qua các năm 41
Bảng 16: Cơ cấu nguồn vốn của chương trình XĐGN—VL -. -< 5s 5s<scx+e 42Bang 17: Chuẩn mực hộ đói nghèo ở TP.HCM giai đoạn 1992-1998, - 43
Bảng 18: Biến thiên số hộ nghèo tham gia chương trình XDGN 1992-2003 44
Bang 19: Thống kê hộ nghèo từ tháng 1 đến tháng 11/2003 s-c+- 45Bảng 20: Thống kê số hộ tham gia chương trình XDGN của các phường 46
Bảng 21: Cơ cấu số hộ tham gia chương trình của các phường ở quận Bình Thạnh 47
Trang 16Bảng 22:
Bảng 23:
Bảng 24:
Bảng 25:
Bảng 26:
Bảng 27:
Bảng 28:
Bảng 29:
Bảng 30:
Bảng 31:
Bảng 32:
Bảng 33:
Bảng 34:
Bảng 35:
Bảng 36:
Bảng 37:
Bảng 38:
Bảng 39:
Bảng 40:
Bảng 41:
Bảng 42:
Bảng 43:
Bảng 44:
Bảng 45:
a 2C GÀ /Gu0,- se cpAảdinngmJe=dinumn-sESEE——-——- na rate oss ee er = ~~—
Mức thu nhập của các hộ nghèo + eehhrierrrirrierrirrrr 49
Diện tích đất sản xuất nông nghiỆp -c-.ecceceesrsesieneieeee 50 Phương tiện sinh hoạt của hộ nghèo -ccseeieeerrrrrrrrrrirrrire 51 Mục đích sử dung vốn XDGN -S Sinh 161ls5e 52
Kết quả, hiệu quả sản xuất lúa/1ha vụ hè thu - - 53
Kết quả, hiệu quả sản xuất lúa/1ha vụ mùa - -eeeeeerrrrerrree 54 Tổng thu nhập từ trồng lúa của hộ nghÉo cceoeesiiandniaeiiiieiee 54 Số lượng gia súc các loại của hộ điều trã ác iesiniiiiieeikeerreee 56 Reet quả võ hiệu guả t chân piiổi BÉD, esionandiiididasssazssesleb2808 56 Tình hình hoạt động tạo thu nhập của các hỘ - -c<seeeersrre a7 Tổng thu nhập từ các nguồn của hộ nghBO s.ssssssscecssessessseneessseneessees 57 Mức chỉ tiêu bình quân hộ/năm - - 5-5-5 S2 58 So sánh các mô hình tính dụng trên địa bàn Quận -< << 67 Nguồn vốn, tổng quỹ, dư nợ, tổn và nợ quá hạn . - 68
Cơ cấu nguồn vốn, tổng quỹ, dư nợ, tổn và nợ quá hạn . 69
Những hạn chế của chương trình XĐGN ở địa phương - 71
Kết quả hoạt động chương trình XDGN giai đoạn 1992-2003 74
Kết quả hoạt động chương trình XDGN năm 2003 - 76
Kết quả vận động chăm lo giáo duc trong 11 năm qua -. - 7T Biến động số hộ vay, số tiền vay và lượt vay qua các năm 80
CHÍ phí chăn nuối bồ SEG SÂN uneayaaeseesnnsoionaidskdkitititisskssasrtopssssssasazs E44 82 Kết quả và hiệu quả từ chăn nuôi bò sinh sắn -. -c+ ~-+ 83
CHÍ pHi HUÔI 64 cuc, 01 d0 8g á01 8180155 206501555:1508346458151548 E400 meee 84 Kết guã và hiện qua TẾ Nuôi Ch eee 84
Trang 17Bảng 46: Kết quả, hiệu quả từ may gid kết cườm cseeseieiieieiereee
Bảng 47: Kết quả của dự ánHH1 8n H1 ERECT 8909000909600 5KP°X.hhAĐ09996094496 0008099900906
Trang 18DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Sơ dé 1: Các hoạt động của chương trình KDGN — VL, - ccs«escseeeeeersree 35
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức ban chỉ đạo XĐGN ở Quận Bình Thạnh - 39
Sơ 46 3: Nguyên nhân và hậu quả của nghèo đói - -c essiiieee 61
Hình 1: Nguồn vốn của chương trình XĐGN - ca ccreteiererrrrrrrrrrrirrrree 42 Hình 2: Tổng hộ nghèo, hộ đang vay và lƯỢI VAY c.osniedrieoiiiieiadeases 81
Trang 19DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phân loại hộ giau nghèo
Phụ lục 2: Phân hạng các tổ chức hỗ trợ người nghèo của Quận Bình Thạnh
Phiếu điều tra
Trang 20Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý Do Chọn Đề Tài
Theo đánh giá của UNDP, trước đổi mới kinh tế (năm 1986) trên 70% dân
số Việt Nam ở vào tình trạng nghèo đói Nhiều nhà phân tích đã chỉ ra rằng,
nguyên nhân của tình trạng đói nghèo ở Việt Nam là do sự hạn chế trong việc tạo ra cơ hội việc làm và tăng thu nhập mà những biểu hiện trực tiếp của nó là
nên kinh tế lạc hậu, thừa lao động-thiếu việc làm, năng suất thấp Môi truờng kinh doanh không có động lực thúc đẩy tính tích cực của người lao động, các
quan hệ thị trường không được thừa nhận chính thức khiến cho khu vực kinh tế tư nhân kém phát triển Cùng với sự yếu kém về trình độ khoa học công nghệ, tiém
lực tài chính, kỹ thuật càng làm tăng mức độ rủi ro và tính bấp bênh trong cuộc sống đối với người dân Việt Nam Thực tế cho thấy nhiều người thường xuyên
phải trở lại cảnh nghèo khổ chỉ bởi một biến cố rủi ro bất thường xảy đến với họ.
Và sự kéo dài tình trạng nghèo đói này đã trở thành một nguyên nhân trực tiếp
làm gia tăng những khó khăn kinh tế-xã hội trong thập niên 1980 mà đỉnh cao là cuộc khủng hoảng thời kỳ 1986-1988 ở Việt Nam Nhưng cũng chính mức độ gay
gắt ấy của đói nghèo đã khiến cho việc thoát khỏi nó trở thành mục tiêu cao cả
trong nỗ lực phát triển của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh so sánh với sự phát triển của khu vực và thế giới.
Việc nâng cao mức sống cho tất cả người đân được coi là khía cạnh then chốt trong phát triển con người Điều này đã được chính phủ Việt Nam ý thức sâu
Trang 21sắc va do đó, trong nhiễu năm qua bằng nhiều biện pháp đã không ngừng thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm đẩy lùi tận gốc cái nghèo.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số dân đông nhất nước, cũng là nơi khởi
xướng và tổ chức thành công chương trình XĐGN Năm 1995 thành phố đã cơ
bản hoàn thành mục tiêu xóa hộ đói; năm 2001, có hơn 10 nghìn hộ xóa được nghèo, hàng trăm hộ làm ăn khá giả và năm 2002 có thêm 20 nghìn hộ xóa được
nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3% trên tổng số hộ dân toàn thành phố Nếu _ như cách đây 11 năm, số hộ nghèo trên địa bàn thành phố chiếm hơn 20% trên tổng số hộ dân và tỷ lệ hộ giàu và nghèo nhất chênh lệch nhau gấp 10 lần thì
đến nay (2003) số hộ nghèo còn chưa đến 0,15%, hệ số chênh lệch cũng được kéo giảm 50% Tính ra, đã có 115.000 hộ thoát nghèo, bình quân mỗi năm giảm hơn 10.000 hộ nghèo (Ban chỉ đạo XĐGN-VL của thành phố) Cùng với đó, việc
tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục của người nghèo đã được cải thiện khiến họ
cảm thấy tự chủ hơn trong cuộc sống.
Mặc dù tỷ lệ người nghèo thấp hơn nhiều so với nông thôn, nhưng tình
trạng nghèo khổ ở đô thị thường là trầm trọng hơn và đôi lúc còn khắc nghiệt hơn
là ở khu vực nông thôn Họ không có những điều kiện mà người sống ở nông thôn có được như chỗ ở Người nghèo ở thành thị phải sống lang thang trên đường
phố Vấn để lương thực thực phẩm hàng ngày đôi lúc cũng rất cùng cực khó khăn cho dân nghèo thành thị, họ không thể mò cua bắt ốc để sống qua ngày.
Bình Thạnh trước đây là một quận ven đô, có mật độ dân số cao và có một
tỷ trọng khá lớn là lao động nghèo Từ năm 1990, cùng với thành phố Hồ Chí
Minh quận Bình Thạnh bắt đầu giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường,
Quận được quy hoạch với tốc độ đô thị hóa nhanh Nhưng từ đó, một bộ phận người nghèo, hộ nghèo ngày càng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống do sự
phân hoá nhanh chóng giữa các tầng lớp dân cư cùng với nhiều tệ nạn xã hội
Trang 22——_——_—— ——_—_—— — _Ƒ_——_DEEmA-SEm = - oS
phát sinh Day là những bức xúc va quan tâm của chính quyển địa phương Mặc
dù những năm gần đây, cơ sở hạ tầng trên địa bàn Quận được quan tâm đầu tư
phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông được mở rộng tạo điều kiện cho kinh
tế địa phương phát triển đa dạng Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận dân
nghèo phải chạy ăn từng bữa, cái nghèo vẫn deo bám họ từng ngày.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyển nhân dân quận Bình Thạnh đã gặt hái được nhiễu kết quả đáng kể như giảm tỉ lệ nghèo đói từ 18,64% năm
1995 còn 4,5% năm 2002 và hoàn thành mục tiêu năm 2003 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn đưới 1% Bên cạnh đó, Quận cũng gặp phải những vấn dé của một đô thị đang được hoàn chỉnh dẫn khi thực hiện công tác XĐGN như: quỹ XĐGN còn
tổn cao do giải ngân chưa hết, nợ quá hạn thu hồi còn chậm, một bộ phận trong chương trình chưa có ý thức tự phấn đấu vượt nghèo mà còn ý tưởng trông chờ, Ỷ
lại, chưa tự nguyện- tự giác ra khỏi chương trình khi cuộc sống ổn định va cả
vấn dé tái nghèo của các hộ vừa vượt nghèo theo chuẩn cũ (thu nhập bình quân
dưới 3 triệu đồng một người/năm) khả năng tái nghèo là rất cao theo tiêu chí mới (thu nhập bình quân dưới 6 triệu đồng một người/năm) của thành phố Chính vì
những lý do trên dé tài “Phân tích hoạt động chương trình XDGN-VL trên địa
bàn quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh giai đoạn 1992-2003“ được nghiên
cứu để tìm hướng giải quyết cho chương trình ngày một hoàn thiện hơn.
1.2 Mục Đích Của Đề Tài Nghiên Cứu
Phân tích thực trạng và nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
Phân tích kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo-việc làm từ
1992-2003 ở quận Bình Thạnh
Trang 23Để xuất hướng giải quyết vấn dé nghèo ở thành thị nói chung và quận
Bình Thạnh nói riêng.
1.3 Phạm Vi Nghiên Cứu
1.3.1 Phạm Vi Không Gian
Để tài nghiên cứu trong phạm vi quận Binh Thạnh, đối tượng là các hộ
nghèo trong chương trình XDGN-VL của Quận
1.3.2 Pham Vi Thời Gian
Nghiên cứu va phân tích kết qua thực hiện chương trình XDGN-VL trong thời gian 11 năm từ năm 1992 đến 2003, hoàn thành giai đoạn | của chương trình XDGN thành phố.
1.4 Cấu Trúc Luận Văn
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1: Đặt Vấn Đề
Nêu những lý do thực hiện dé tài, mục đích và phạm vi nghiên cứu dé tài.
Chương 2: Cơ Sở Lý Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu
Trong chương này trình bày một số khái niệm và các chuẩn mực để thực
hiện nghiên cứu và một số chỉ tiêu đánh giá cùng với những phương pháp nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài.
Trang 24Chương này trình bày những kết quá đạt được trong quá trình nghiên cứu
và đề ra những hướng giải quyết trong quá trình thực hiện chương trình gặp phải,
cho chương trình được hoàn thiện hơn
Chương 5: Kết Luận Và Kiến Nghị
Tóm lược lại những kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho phần kiến nghị.
Trang 25Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ Sở Lý Luận
2.1.1 Khái Niệm Về Nghèo Đói
Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói
nghèo khu vục Châu Á-Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tháng 9/1993 tại
Băng Cốc, Thái Lan đưa ra: “Nghéo là tình trạng một bộ phận dân cư không
được hưởng và thỏa mãn những nhu cau cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương” Điểm mấu chốt trong định nghĩa này là sự thỏa mãn nhu cầu cơ ban của con người Tuy nhiên, tiêu chuẩn định tính và thước do định lượng về nhu cầu cơ ban là những điều để ngỏ vì chúng tuỳ thuộc điều kiện
cụ thể của từng địa phương Định nghĩa này cũng là nói đến khái niệm nghèo tuyệt đối, đó là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn nhu
cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống.
Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương đang xét.
Điểm khác biệt so với nhiều nước là bên cạnh khái niệm nghèo, chúng ta
còn sử dụng khái niệm đói để phân biệt mức độ rất nghèo của một bộ phận dân
cư, Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu
và thu nhập không đủ bảo dim nhu cau về vật chất để duy trì cuộc sống Đó là
những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn một số tháng, phải vay nợ và thiếu kha năng
chi trả
Trang 26Tuy thuộc vào khả năng đẩm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm để duy
trì cuộc sống trong năm mà người ta còn phân loại hộ đói thành hộ thiếu đói hoặc
hộ đói gay gắt
Ngoài khái niệm nghèo và đói nói trên dùng cho cấp hộ gia đình hay cá
nhân, chúng ta còn sử dụng khái niệm “vùng nghèo” trong lĩnh vực quản lý nhà nước Vùng nghèo là nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn nhiều và mức sống dân cưthấp hơn nhiều so với mức sống chung của cả nước xét trong cùng một thời điểm
2.1.2 Thước Do Mức Nghèo
Chuẩn mực nghèo là chỉ tiêu quan trọng nhất khi đánh giá mức nghèo.Như đã nói, chuẩn mực nghèo được sử dụng trong việc hoạch định chính sách
XDGN của các cơ quan chính phủ hiện nay là thu nhập tính trên đầu người Chỉ
tiêu này thuận lợi trong việc điểu tra và đánh giá bởi vì nó có đơn vị đo lường
thống nhất là bằng tiền Các hộ gia đình có thể có nghề nghiệp, nguồn thu nhập
hết sức khác nhau về dạng sản phẩm, song thu nhập sau khi tính toán bằng tiền
hay bằng hiện vật quy đổi (như số lượng kg gạo chẳng hạn) có thể so sánh với
nhau.
Về mặt lý thuyết, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách cũng nêu
ra các chỉ tiêu phụ để đánh giá tình trạng nghèo, như đinh duGng bữa ăn, chất
lượng nhà ở, số lượng quần áo mặc và các điều kiện học tập, chữa bệnh, đi lại
Trong các cuộc điều tra về mức sống dân cư, những chỉ tiêu này đã được thu
thập, song không được sử dụng để đánh giá mức nghèo Lý do được đưa ra là cácchỉ tiêu trên và cơ cấu chỉ tiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố mang tính chất vùng,
dân tộc, giới tính,v.v như sở thích phong tục tập quán, điều kiện khí hậu
Trang 27Chuẩn mực nghèo cũng đã được các cơ quan khác nhau trong chính phủ và
các nhà nghiên cứu tính toán một cách khác nhau, tuy sự chênh lệch không lớn
lắm :
* Chuẩn mực nghèo do Bộ LD-TBXH để ra năm 1993, lấy mức thu nhậpbình quân đầu người một tháng quy ra gạo với các mức độ nghèo, đói và đói gaygắt: nghèo tuyệt đối-15kg gạo, đói-12kg gạo và đói gay gắt kinh nién-8kg gạo
Đến năm 1996, tiêu chuẩn đó được thay đổi để áp dụng trong việc xây dựng
chương trình XĐGN:
Nghèo lương thực thực phẩm: nông thôn miễn núi, hải đảo = dưới 15kg
nông thôn đồng bằng, trung du = dưới 20kg
thành thi=duéi25kg _
Đói lương thực thực phẩm: cả nước dưới 13 kg
Với chuẩn nghèo này, năm 1996 cả nước ta có 2,85 triệu hộ nghèo, chiếm
tỷ lệ 19,23% tổng hộ dân.
Theo quyết định số 1143/2000 của Bộ trưởng LĐ-TBXH về điều chỉnh
chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001-2005 của nước ta, bắt dau có hiệu lực từ 1/2/2001, cụ thể như sau:
Bảng 1: Chuẩn Mực Nghèo Đói Của Cả Nước
DVT: đồng Chuẩn hộ nghèo
Khu vực Mức thu nhập Mức thu nhập
bình quân ngườ/năm bình quan người/tháng Thành thị 1.800.000 150.000Nông thôn đồng bằng 1.200.000 100.000 Nông thôn miễn núi, hải đảo - 960.000 80.000
Nguồn tin: Bộ Lao động thương binh xã hội
* Tổng cục thống kê đưa ra chuẩn mực nghèo về lương thực, thực phẩm là2.100 calo/ngườingày tương đương với mức thu nhập 70.000 déng/thang ở thành
Trang 28thị và 50.000 déng/thang ở nông thôn (giá 1993) được tính ra chuẩn mực nghèo
nói chung.
% Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra chuẩn hộ nghèo ở các nước đang pháttriển (Đông Á, Trung Đông và Bắc Phi) về mặt thu nhập là dưới 370USD/người/năm (tương đương khoáng 5,2 triệu déng/1 người/năm ở nước ta vào
năm 1995) Theo thống kê của Bộ LD-TBXH năm 1998 nước ta có khoảng 2,38triệu hộ nghèo đói, chiếm 15,7% trong tổng số 12,5 triệu hộ cả nước Trong số đó
có 300 nghìn hộ đói với 1,5 triệu dân Đến năm 2000 con số này chỉ còn chiếm
11%
2.1.3 Xác Định Xã-Phường Nghèo
Xã-phường nghèo có đặc trưng sau:
Tỷ lệ hộ XĐGN nghèo chiếm trên 20% số hộ dân
Xã-phường thiếu những CSHT như sau:
Điện sinh hoạt: có tỷ lệ hộ chưa có điện thắp sáng từ 6% trở lên
Cầu-đường: chưa có đường cấp phối rộng trên 4m dẫn đến trung tâm
xã-phường; còn cầu khỉ lién ấp hoặc liên tổ nhân dân
Trường học: thiếu trường, phòng học, có tỷ lệ dan mù chữ trên 5% và tỷ lệ
thất học trên 15% so với số người trong độ tuổi phải đi học (trên 6 tuổi)
Trạm y tế: chưa có hoặc thiếu trang thiết bị, y bác sĩ, vệ sinh môi trường
có trên 30% số hộ dân không sử dụng nhà vệ sinh tự hoại
Nước sinh hoạt: còn trên 30% hộ dân sử dụng nước đổi hay nước tự nhiên
Chợ: chưa có hoặc có nhưng không đáp ứng yêu cầu
Tỷ lệ lao động chưa có việc làm trên 20% so với lao động trong độ tuổicủa xã-phường
Trang 292.1.4 Đặc Điểm Của Hộ Nghéo Thanh Thi
"Các định nghĩa về nghèo đói dựa trên mức thu nhập không phan ánh được những loại hình của su ban cùng là yếu tố của nghèo đói ở nông thôn và thành thị,
dẫn đến kết quả là các quốc gia và các tổ chức da phương đánh giá không đúng mức số lượng người sống trong nghèo đói và điều kiện sống của họ" (David
Satterthwaite tháng 9/2001).
Những thước do truyền thống dé đánh giá nghèo đói dựa trên việc liệu cá
nhân hay hộ gia đình có di lương thực hoặc có kiếm đủ thu nhập để mua lương thực hay không Tuy nhiên, những thước đo này, may mắn lắm, cũng chỉ giúp chúng ta hiểu một phần nào đó về nghèo đói, và kết quả là các chương trình
giảm nghèo không tập trung và không hiệu quả Những thước đo này không để
cập đến các khía cạnh của sự ban cùng, bao gồm thiếu tài sản, quyền lợi, diéu
kiện tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu về y tế và học vấn, thiếu tiếng nói về
chính trị và thiếu sự bảo vệ về pháp lý.
Hầu hết số liệu của chình phủ về nghèo đói ở thành thị đều dựa trên các
tiêu chuẩn nghèo đói mà đưa ra con số thấp hơn nhiễu so với chi phí sống ở thành phố Ngân hàng thế giới đã không đánh giá đúng về mức độ nghèo đói ở thành
thị bởi vì ở nhiễu thành phố, 1 đôla cho một người trong một ngày trong đó chưa
tính đến chỉ phí cho các nhu câu thiết yếu phi lương thực Chỉ phí cho các nhu cầu
thiết yếu phi lương thực thường khá cao ở các thành phố lớn như:
Chi phí cho giao thông công cộng.
Chi phí cho giáo dục Thậm chí ở các trường miễn học phi, thì các chi phí
liên quan cho déng phục, sách vở, đi lại và lệ phí thi cử cũng đắt đỏ đối với những gia đình nghèo muốn gửi con cái đến trường.
Trang 30Chi phi cho nha ctfa Nhiéu gia dinh thué nha 6 thanh phố phải dành hơn 1/3 thu nhập để trả tiền thuê nhà Các hộ thuê nhà hay định cư bất hợp pháp có
thể phải trả giá cao khi sử dụng nước sạch và các dịch vụ khác.
Chi phí cho nước sạch, vệ sinh và thu lượm rác Tiền nước thường chiếm từ
10 tới 20% thu nhập của gia đình Hàng chục triệu người dân thành thị không có
nhà vệ sinh trong nhà, phải trả tiền khi sử dụng nhà vệ sinh hay đơn giản là tận dụng các khoảng đất ngoài trời hoặc túi nhựa.
Chi phí cho chăm sóc sức khỏe và thuốc men, đặc biệt ở những nơi không
được tiếp cận với nhà cung cấp cộng déng hay với các tổ chức phi chính phủ và
khi sử dụng các dịch vụ tư nhân thì phải trả tiền Nhiều hộ có thu nhập thấp cũng
dành một khoản đáng kể để phòng bệnh.
Chi phí cho chăm sóc tré em, khi mọi người lớn trong gia đình tham gia
vào các hoạt động tạo ra thu nhập
Các khoắn trả cho tổ chức tại địa phương, hối lộ cảnh sát, tiền phạt khi bị
bắt vì bán dao bất hợp pháp, va các chi phí khác.
Thêm vào đó, vô số các luật, điều luật, qui định về sử dụng đất đai, về kinh
doanh, nhà cửa, và sản phẩm thường khiến phần lớn cách thức mà người nghèo
thành thị dùng để tìm kiếm và xây dựng nhà ở hay kiếm sống trổ thành bất hợp pháp Một số bộ luật có thể buộc tội những cách thức duy nhất mà một nửa dân
số thành phố dùng để kiếm sống hay tìm nhà ở.
Trong khi nguyên nhân nghèo đói của một hộ gia đình ở nông thôn là do
điện tích đất ít 6i và sản lượng mùa màng thấp kém thì không giống một hộ gia đình ở thành thị sống trong địa bàn gồm toàn những căn nhà tổi tàn mà những
người chịu trách nhiệm nuôi sống gia đình lại mất việc do khủng hoảng kinh tế
hoặc ốm yếu hay bị giảm thu nhập thực tế Trong khi hầu hết các hộ nghèo đói ở
nông thôn không thể tiếp cận được với các dịch vụ y tế, trường học và tín dụng là
Trang 31đo họ ở quá xa cơ sở cung cấp dịch vụ thì đối với phần lớn các gia đình nghèo
thành thị, lý do lại là không có khả năng tiếp cận với các dich vụ ở gần nơi họ ở.
2.1.5 Nguyên Nhân Nghèo Đói
2.1.5.1 Nguyên Nhân Tổng Quát
Nguyên nhân gây nên tình trạng nghèo có thể là:
Sự cách biệt cả về địa lý, xã hội và tri thức
Tính rủi ro quá cao do mất mùa, bệnh tật, v.v.
Thiếu các nguồn lực sản xuất thích hợp do thiếu lao động, đất đai hay vốn
Thiếu kha năng duy trì cuộc sống một cách bén vững do môi trường bị tàn
1 Thiếu vốn sản xuất ảnh hưởng tới 70-90% số hộ ở nông thôn
2 Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn :50-60% số hộ
3 Đông con, ít lao động: 50-60% số hộ
4 Rủi ro, ốm đau: 10-15% số hộ
5 Thiếu lao động: 5-6% số hộ
6 Mắc tệ nạn xã hội: 2-3% số hộ
Cuộc điều tra của Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp Thực Phẩm năm
1993 về tình hình của các hộ nghèo của cả nước đưa ra 9 nguyên nhân đói nghèonhư sau:
1 Đông con, thiếu lao động: 43,5%
Trang 322 Ruộng đất quá ít: 61%
3 Thiếu vốn sản xuất: 91,5%
4 Gặp tai nạn, rủi ro: 18,5%
5 Không có kinh nghiệm làm ăn: 45,5%
6 Chi tiêu không có kế hoạch: 27,5%
7 Mắc bệnh hiểm nghèo, ốm đau: 45,5%
8 Không có nghề nghiệp ổn định: 61,5%
9, Các nguyên nhân khác: 15,5%
Thực tế hộ nghèo thường không phải chỉ do một nguyên nhân Những yếu
tố gây nghèo vừa như là nguyên nhân vừa là hệ quả lẫn nhau
Mặc dù thời gian diéu tra của Bộ LDTB-XH (năm 1997) và Bộ Nông
Nghiệp-Công Nghiệp Thực Phẩm (năm 1993) là khác nhau, nhưng có một số
nguyên nhân chính mặc dù qua nhiều năm nhưng vẫn dẫn đến tình trạng nghèo
của các hộ là thiếu vốn, không nghề nghiệp ổn định, thiếu kinh nghiệm làm ăn
và kiến thức làm ăn cùng với gia đình đông con, mắc căn bệnh hiểm nghèo cũng
góp phần cho các hộ nghèo khó thoát nghèo
2.1.6 Tiêu Chí Xác Định Nghèo Đói Của Thành Phố Hồ Chí Minh
Thành phố xây dựng chuẩn nghèo dựa trên 2 tiêu thức : về mức thu nhậpbình quân đầu người dân và khả năng tiếp cận, hưởng thụ các dịch vụ xã hội
2.1.6.1 Về Tiêu Thức Mức Thu Nhập
Căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế và mức sống trung bình của người
dân được chấp nhận trong từng thời điểm để tính chuẩn nghèo (thông thường đó
là người có mức thu nhập dưới 1/3 mức thu nhập trung bình của xã hội), cụ thểnhư sau:
Trang 33Khi bắt đầu thực hiện chương trình XDGN đến nay, thành phố đã có 5 lần
điều chỉnh thay đổi chuẩn nghèo:
s* Vào đầu tháng 2/1992, chương trình XĐGN mới triển khai làm thí điểm ở
các huyện ngoại thành va các phường có nông nghiệp của 4 quận gồm quận 8,Bình Thạnh, Gò Vấp và Tân Bình, đã xác định ngay diện hộ nghèo đói là những
hộ thiếu đói (thường bị đứt bữa nhiều tháng) Số hộ này có mức thu nhập bìnhquân đầu người dưới 500.000 đổng/năm (40.000 déng/théng, tương đương 13 kg gạo).
* Vào tháng 10/1992, chương trình được sơ kết và mở rộng ra toàn thànhphố, chuẩn nghèo được điểu chỉnh và có phân loại riêng ra chuẩn nghèo ở cáchuyện nông thôn ngoại thành và ở các quận nội thành do điều kiện và mức sống
ở hai khu vực này có chênh lệch nhau, cụ thể là mức thu nhập bình quân hàng
năm của hộ nghèo đói ở ngoại thành là 700.000 đồng/người và ở nội thành là 1
triệu đồng/người Đến 1995, tiếp tục diéu chỉnh là 1 triệu đồng/người ở ngoại
thành và 1,5 triệu đồng/người 6 nội thành Năm 1996 là 2 triệu đông/người và 2,5
Khu vực Mức thu nhập Mức thu nhập
bình quân ngườ/năm bình quân ngườitháng
1 Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, 3.000.000 250.000
Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò
Vấp và quận Tân Bình
2 Quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, 2.500.000 200.000 huyện Bình Chánh, Hóc Môn,
Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ
Trang 34Nguồn tin: Ban chỉ đạo XĐGN-VL thành phố Hồ Chí Minh Như vậy, chuẩn nghèo theo cách tính của thành phố gần gấp đôi chuẩn mực nghèo đói của cả nước quy định nhưng vẫn còn thấp nhiều so với chuẩn
nghèo của WB để ra ở khu vực Đông Nam Á Chuẩn nghèo của thành phố có
tính giới hạn đến năm 2000, điều này có nghĩa là khi tính toán chuẩn nghèo có căn cứ vào điều kiện và mức sống của dân cư thành phố đến năm 2000, đồng
thời tính đến khả năng nguồn lực của thành phố có thể huy động, vận động được
để trợ giúp chăm lo cho số hộ nghèo đói trong chuẩn này Và đến năm 2004
thành phố chúng ta sẽ nâng mức chuẩn hộ nghèo lên tiếp cận với chuẩn nghèo
của khu vực: bình quân thu nhập đầu người dưới 6 triệu đồng/năm.
2.1.6.2 Về Tiêu Thức Khả Năng Tiếp Cận Và Hưởng Thụ Các Dịch Vụ Xã
Hội Của Người Nghèo
Người nghèo đói không chỉ thiếu thốn về cái ăn, mà còn nghèo đói về các mặt thiết yếu khác của cuộc sống hằng ngày, bao gồm nhà ở, việc làm, học
hành, chữa bệnh, môi trường sinh sống và hưởng thụ văn hoá Do vậy, khi điều
tra xác định hộ nghèo đói thì cùng lúc phải vừa tính chuẩn hộ nghèo, vừa phải
xem xét hoàn cảnh, diéu kiện sinh sống của hộ theo tiêu thức nay.
Theo số liệu điều tra của ban chỉ đạo XĐGN thành phố (năm 2000), các
hộ nghèo trên địa bàn thành phố có đặc điểm như sau:
Do thu nhập thấp, các hộ nghèo đói phải dành 70-80% thu nhập chi cho ăn
uống và 3,5-4% chi cho học hành và chữa bệnh Có
34% số người có việc làm ổn định.
36% số người việc làm bấp bênh, tạm thời.
14% số người chưa có việc làm.
60% những người trụ cột gia đình học vấn chỉ đến cấp 1.
Trang 3515% số trẻ con từ 7-14 tuối chưa đến trường hoặc đã phải nghỉ hoc, trong
đó có 1 số trẻ em phải vào đời để phụ giúp gia đình hay tự kiếm sống
5% các hộ nghèo đói đều có người bệnh tật mãn tính, khuyết tật, tâm thần
50% số người nghèo bị bệnh không có tiền chữa trị bệnh
60% số hộ không đủ điện thắp sáng sinh hoạt
23% phải đi đổi nước máy và hơn 18% dùng nước giếng.
Trong nội thành, hộ nghèo thường sống trong những căn nhà ổ chuột, chật
hẹp, xập xệ, vây quanh bởi môi trường ô nhiễm nặng nề, diện tích bình quân nhà
ở 26m “hộ (Ban chỉ đạo XĐGN-VL thành phố).
2.1.6.3 Xác Dinh Hộ Nghèo Đói: là đối tượng của chương trình XĐGN TPHCM
Thành phố đã xác định hộ XDGN là những hộ nhân dân có hộ khẩu
thường trú tại phường-xã (đến năm 1999, được mở rộng thêm số hộ tạm trú diệnKT2), có chuẩn mực nghèo theo cách tính của thành phố ở trên đồng thời là hộkhông có hay thiếu khả năng tiếp cận, hưởng thụ các dịch vụ xã hội
2.1.6.4 Xóa Hộ Đói, Chống Tái Đói, Giảm Nghèo Và Vượt Chuẩn NghèoTheo Cách Tính Của Thành Phố
Xóa hộ đói: là hộ cơ bản giải quyết được cái ăn hàng ngày, không để bị
đứt bữa, hạn chế dẫn việc vay nợ cộng đồng (vay nóng, vay đứng lãi suất cao)
xóa hộ đói là không còn hộ XĐGN có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 1
triệu đồng/ năm ở tại địa phương
Chống tái đói: khi hộ đã vượt đói, phải tiếp tục thực hiện các biện pháp
chống tái đói để hộ có thể từng bước giảm nghèo Từng phường- xã tập trung giảiquyết không còn hộ XĐGN có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 1,5 triệu
đồng/ năm ở nội thành và 1,2 triệu đồng/năm ở ngoại thành.
Trang 36Hộ giảm nghèo: tiếp tục lo cái ăn, giải quyết việc làm thường xuyên vàtừng bước đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của cuộc sống gia đình.
Hộ vượt chuẩn nghèo theo cách tính của thành phố: giải quyết được việclàm ổn định, có tích lũy, có mức thu nhập bình quân đầu người/năm vượt quachuẩn giới hạn nghèo của thành phố qui định (trên 3 triệu đồng/năm ở nội thành
và trên 2,5 triệu đổng/người/năm ở ngoại thành)
2.2 Phương Pháp Nghiên Cứu Và Một Số Chỉ Tiêu Đánh Giá
2.2.1 Một Số Chỉ Tiêu Đánh Giá
Để giúp cho việc đánh giá hoạt động của chương trình XĐGN của quậnBình Thạnh từ năm 1992-2003 chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu đánh giá sau:
1 Thu nhập của hộ trong năm
TN của hộ dân = TN từ NN + TN phi NN
TN bình quân đầu người/năm của hộ = TN của hộ trong một năm/tổng sốnhân khẩu của hộ
Cách tính: chỉ tiêu thu nhập của hộ dân là tổng của các nguồn thu.của từng
người trong cùng một hộ, từ tổng các nguồn thu đó chia cho tổng số người trong
hộ ta thu được thu nhập bình quân của hộ, từ đó cho ta biết bao nhiêu hộ vượt
trên ngưỡng nghèo đói và bao nhiêu hộ dưới ngưỡng nghèo đói
Thu nhập của hộ được tính theo công thức sau:
TN = DT - (CFVC + CF lao động thuê)
=LN + công lao động nhà ;
Ý nghĩa: Nếu thu nhập của hộ nghèo cao tức tận dụng được hết thời gian
nông nhàn của lao động nhà.
2 Lợi nhuận TAG BAI H0” NỆNP LÀM'IBiIEP9
——— 0 Ầ SE -L)2065<206 ee eT
Trang 37LN = TN - công lao động nhà
Ý nghĩa: lợi nhuận trong sản xuất là phần thu được sau khi trừ hết chỉ phí
sản xuất Trong đó là chi phí lao động gia đình cũng được coi là 1 loại chi phí
3 Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất LN = LN/CFSX
Ý nghĩa: là chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận thu được với chỉ phí đầu tư cho
sản xuất Nó phan ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra để đầu tư thì sé thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận cho người sản xuất Lợi nhuận là chỉ tiêu rất quan trong
trong sản xuất, là thước đo khoảng chênh lệch giữa doanh thu và tổng chỉ phí đầu
tư Nếu tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả thu được từ đầu tư càng lớn
4, Tỷ suất thu nhập
Tỷ suất TN = TN/tổng chi phí
Ý nghĩa: Tỷ suất thu nhập là chỉ tiêu so sánh giữa thu nhập từ công lao
động nhà bỏ ra với tổng chi phí đầu tư vào quá trình sản xuất Tỷ suất này có ý
nghĩa cứ một đồng chi phí bỏ ra đầu tư vào sản xuất thi sẽ thu được bao nhiêu
đồng giá trị thu nhập Thu nhập là khoản lợi nhuận cộng với công lao động nhà
Thu nhập càng cao thể hiện việc sử dụng công lao động càng nhiều và ngược lại
(phụ thuộc vào lợi nhuận).
5 % hộ nghèo, hộ thoát nghèo, tái nghèo và % có việc làm
Tổng hộ nghèo Tổng số hộ dân
Trang 38Số lao động có việc làmTổng số người trong độ tuổi lao động
% Có việc làm = 100
2.2.2 Phương Pháp Nghiên Cứu
Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu: bằng phương pháp quan sát,phỏng vấn trực tiếp và tiến hành điều tra ngẫu nhiên 60 hộ nghèo trong chương
trình tại 5 phường có tỷ lệ hộ nghèo trong chương trình cao nhất quận là phường y3; 11; 13; 28:
Phương pháp phân tích so sánh.
Phương pháp phân tích thống kê tống hợp số liệu thứ cấp tại Quận trong
quá trình thực hiện.
Trang 39Chương 3
TỔNG QUAN
3.1 Điều Kiện Tự Nhiên Của Quận Bình Thạnh
3.1.1 Vị Trí Địa Lý
Bình Thạnh là một quận nằm về phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh, ở
vị trí cửa ngõ thành phố, là vùng đất có một vị trí chiến lược quan trọng; là một
trong những quận nội thành lớn nhất tính theo diện tích và dân số
Phía Đông Bắc giáp với quận 2 và quận Thủ Đức; ở phía Nam, quận Bình
Thạnh va quận 1 cách nhau bởi con rạch Thị Nghè; về phía Tây-Tây Bắc giáp
với quận Gò Vấp va Phú Nhuận Quận Bình Thanh có sông Sài Gdn bao quanh
mạn Đông Bắc Cùng với sông Sài Gòn các kính rạch: Thị Nghè, Câu Bông, Văn
Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ Tắc đã tạo thành một hệ thống đường thuỷ đáp
ứng lưu thông cho xuéng, ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực trên khắp dia bàn Bình
Thạnh, thông thương với các địa phương khác.
Bình Thạnh được chia làm 20 phường trong đó có 2 phường bán ngoại
thành Trong số các phường thì có 6 phường được xếp hạng nghèo Khu vực dịch
vụ chủ yếu là buôn bán nhỏ, dịch vụ du lịch, may mặc, chế biến và sản xuất đồ
gỗ gia dụng, chế biến thực phẩm, sửa chữa, xây dựng Tuy nhiên, phần lớn các
cơ sở sản xuất ở đây đều nhỏ, Binh Thạnh chỉ có 1 số cơ sở sản xuất lớn có sử
dụng nhiều lao động, là nơi người địa phương có thể có việc làm ổn định và cũng
là đơn vị đóng góp chính vào nguồn thu của địa phương
Trên địa bàn quận có 2 bệnh viện, 1 bến xe khách liên tỉnh, 1 cảng sông
lớn, 1 chợ chính, 6 chợ nhỏ và 1 công viên rất rộng Tuy nhiên, Bình Thạnh cũng
Trang 40còn có nhiều khó khăn vé co sở ha tang, nhiéu con đường đã bị xuống cấp
nghiêm trọng do không có kinh phí duy tu bảo dưỡng Một số nơi vẫn chưa lắp
đặt đường dây điện, chất lượng nước giếng ở đây hầu như chưa được kiểm tra,
thêm vào đó Quận cũng có chung vấn để giống như các nơi khác trong TP đó là
hệ thống thoát nước không đảm bảo gây lụt lội thường xuyên
3.1.2 Điều Kiện Khí Hậu - Thời Tiết
Nền nhiệt độ ở Quận khá cao, trung bình hang năm từ 27 — 28°C và tháng
4, 5 lên đến 37C
Số giờ nắng trung bình trong năm dao động từ 2.066 — 2.155 giờ, khá ổnđịnh giữa các năm, nhưng các tháng trong năm thì có sự chênh lệch cao.
Lượng mưa giữa các năm là không ổn định, có năm lên đến 2.729 mm
(năm 2000) nhưng lượng mưa trung bình giữa các năm là khoảng 1.637 mm vàbắt đầu mưa nhiễu từ tháng 5 trở đi.
Độ ẩm tương đối trung bình là khoảng 77%, khá thấp
Vì sông Sài Gòn gần như bao quanh mạn Đông Bắc của Quận nên mực
nước sông cũng ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống người dân Mực nước sông Sài
Gòn thấp nhất là —1,7 m và cao nhất là 1,3 m
3.1.3 Tình Hình Đất Đai
Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng cơ sở kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng Hiện tại quận Bình
Thạnh có 2.076 ha đất tự nhiên, cơ cấu được trình bày trong bảng 3