Đối tượng nghiên cứu là những hộ làm nông nghiệp, trong đó tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh, các mô hình sản xuất đặc trưng của những hộ có tham gia vay vốn tại ngân hàng, kết q
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO
TINH BAC LIEU
DOAN THUY HANH
LUAN VAN CU NHAN NGANH PHAT TRIEN NONG THON VA KHUYEN NONG
Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2006
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Phân tích hoạt động
cho vay phát triển nông nghiệp và các giải pháp nâng cao hiệu quả kính tế cho nông
hộ tại huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu” do Đoàn Thúy Hạnh, sinh viên khóa 2002 —
2006, ngành Phát Triển Nông Thôn và Khuyến Nông , đã bảo vệ thành công trước
hội đông vào ngày .-. - =>
Ngày tháng năm 2006 Ngày tháng năm 2006
Trang 3—.- - Tones a ee 119% =e
LỜI CÁM TẠ
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, lời đầu tiên con xin chân thành khắc
ghi công ơn cha mẹ, người đã sinh thành đưỡng dục con nên người
Tiếp theo tôi xin chân thành cảm ơn:
Thầy TS Trần Đắc Dân đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi để hoàn tất luận
văn này
Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế, quý thây cô đã trực tiếp
truyền đạt cho tôi những kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý báu trong quá
trình học
Ban Giám Đốc cùng toàn thể các cô chú, anh chị đang công tác tại
NHNo&PTNT huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ, chỉ
bảo tôi trong suốt thời gian thực tập tại ngân hàng
Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, UBND xã Châu Thới và
Hưng Hội huyện Vĩnh Lợi đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thu thập
số liệu
Bạn bè đã ủng hệ động viên tôi trong suốt thời gian học tập tại trường cho tới
khi hoàn tât luận văn
Sinh viên
Đoàn Thúy Hạnh
Trang 4<= Sa eee - srr
NOI DUNG TOM TAT
ĐOÀN THÚY HẠNH, khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh Tháng 07 năm 2006 Phân tích hoạt đông cho vay phát triển nông nghiệp và
các øiải pháp nâng cao hiệu quả kinh tê cho nông hộ tại huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc
Liêu
Đề tài tìm hiểu về hoạt động vay vốn của nông hộ phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp trên cơ sở phân tích số liệu điều tra từ 90 hộ làm nông nghiệp có vay vốn từ
NHNo&PTNT trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi, tập trung ở 2 xã Hưng Hội và Châu
Thới với 3 mô hình sản xuất đặc trưng và phô biến
Nội dung được thực hiện trong luận văn gồm 2 phân:
- Phần 1: Khái quát về tình hình hoạt động cho vay của ngân hàng vả tình
hình sản xuất nông nghiệp của huyện Vĩnh Lợi qua 3 năm bằng những số liệu thứ
cấp thu thập được
- Phần 2: Tìm hiểu hoạt động sản xuất của nông hộ qua 3 mô hình sản xuất tại
địa phương: 1 vụ lúa + 2 vụ dưa; 2 vụ lúa + 1 vụ màu (rau màu thực phẩm) và thuần
lúa 3 vụ thông qua mâu điều tra tại 2 xã Hưng Hội và Châu Thới Đồng thời thông
qua kết quả sản xuất đó đánh giá hiệu quả kinh tÊ mang lại từ 3 mô hình Từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm giúp nông hộ sản xuất ngày càng hiệu quả hơn dé gia
tăng thu nhập, cải thiện đời sống, thoát nghèo
Trang 5ABSTRACT
DOAN THUY HANH, Faculty of Economics, Nong Lam University — Ho
Chi Minh City July 2006 Analysis of lending activities for developing agriculture
and some solutions to improve economic efficiency for households at Vinh Loi
district, Bac Lieu province
Thesis studies about loan capital activities of households served for
agricultural production basing on analysing investigated figures from 90 samples
Selected samples are famers who have loaned with interest from Bank of
Agriculture and Rural development in the area of Vĩnh Loi district, focusing on 2
communes Hung Hoi and Chau Thoi with 3 typical and popular models
Contents of thesis includes 2 parts:
- Part 1: Generalizing lending activities and agricultural production situation
of Vinh Loi district in the past 3 years by collected secondary figures
- Part 2: Learning about production activities of households through 3
production models at local: 1 rice + 2 watermelon crops; 2 rice + 1 vegetable crops
and 3 rice crops with investigatived samples at 2 communes Hung Hoi and Chau
Thoi Simultaneously, evaluating economic efficiency of 3 models Then suggesting
some solutions to help households producing more efficiently to improve income,
living condition and get rid of poverty
Trang 6CHUONG 1 DAT VAN DE
1.1 Sự cần thiết của đề tài
1.2 Phạm vi nghiên cứu
1.2.1 Địa bàn nghiên cửu
1.2.2 Nội dung nghiên cứu
1.3 Thời gian nghiên cứu
1.4 Mục tiêu nghiên cứu
1.5 Cau tnic của luận văn
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng
2.1.2 Những vấn đề cơ bản về kinh tế hộ (hộ nông dân) 2.1.3 Cơ sở lý luận về mô hình
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.3 Phương pháp phân tích 2.3 Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế được sử dụng trong phân tích
2.3.1 Các chỉ tiêu xác định kết quả
2.3.2 Các chỉ tiêu xác định hiệu quả
CHUONG 3 TONG QUAN VE DIA BAN NGHIEN CUU
Trang 73.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Vi tri dia ly 3.1.2 Địa hình,
3.1.3 Khí hậu - Thời tiết
3.1.4 Thủy lợi
3.1.5 Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.2 Đặc điểm tình hình sản xuất nông nghiệp huyện
3.2.1 Ngành trồng trọt
3.2.2 Ngành chăn nuôi
3.2.3 Tín dụng — Ngân hàng
3.2.4 Nhận xét chung
3.3 Tìm hiểu nguồn cung ứng vốn cho nông hộ
3.3.1 Giới thiệu khái quát
3.3.2 Phạm vi hoạt động
3.3.3 Khách hàng
3.3.4 Những mặt được và hạn chế đối với hoạt động cho vay của ngân hàng
3.4 Nhu câu vốn của nông hộ
CHƯƠNG 4 KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc trưng của mẫu nghiên cứu
4.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Vĩnh Lợi trong 3 năm
4.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Vĩnh Lợi
4.3.1 Thành phần cung ứng vốn tín dụng thuộc khu vực
chính thức
4.3.2 Tình hình cung ứng vốn tại NHNo&PTNT
4.3.3 Thực trạng vay vốn của nông dân 4.3.4 Tình hình vay vốn của nông dân xã Châu Thới
4.3.5 Tình hình vay vốn của nông dân xã Hưng Hội
Trang 84.4 Đánh giá kết quả cho vay của ngân hàng
4.4.1 Tỷ lệ nợ quá hạn qua điều tra
4.4.2 Thực trạng về việc cho vay của ngân hàng qua điều tra
4.5 Tình hình sử dụng vốn của nông hộ
4.5.1 Cơ cấu vay vốn của nhóm hộ điều tra
4.5.2 Phân tổ mức vốn vay của nông hộ
4.5.3 Mức độ đầu tư vốn trong các mô hình sản xuất
4.5.4 Mục đích sử dụng vốn vay của nông hộ
4.5.5 Tình hình chi tiêu của nông hộ
4.5.6 Nhu cầu vay vốn của nông hộ
4.5.7 Hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ 4.5.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử đụng vốn
4.6 Tình hình thực hiện kinh doanh của nông hộ
4.6.1 Trình độ học vân của chủ hộ 4.6.2 Tình hình sử dụng lao động trong nông nghiệp 4.6.3 Quy mô sản xuất và quyền sở hữu đất của mẫu điểu tra 4.6.4 Hiệu quả kinh doanh trong từng mô hình sản xuất
4.7 Ảnh hưởng của tín dụng đối với thu nhập từ sản xuất nông nghiệp
của nông hộ
4.7.1 Tình hình thu nhập trong năm qua của nhóm hộ điều tra
4.7.2 Cơ câu tổng thu nhập của các hộ điều tra từ 3 năm trước
Trang 94.10 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua san xuat
Trang 10DANH MUC CAC CHU VIET TAT
Công Nghiệp Hóa — Hién Dai Hoa
Đồng Bằng sông Cửu Long
Đô Thị Hóa
Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (Gross Domestic Product)
Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Niên Giám Thống Kê
Nuôi Trồng Thủy Sản
Trình Độ Văn Hóa Triệu Đồng
Việt Nam Đồng
Ủy Ban
Ủy Ban Nhân Dân
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 Số Hộ Điều Tra ở Các Xã
Bảng 2 Diện Tích - Sản Lượng và Năng Suất Lúa ở Các Năm
Bảng 3 Thực Trạng Phát Triển Ngành Chăn Nuôi Huyện Vĩnh Lợi
Trang
L5
22
23
Báng 4 Cơ Cấu Giá Trị Sản Lượng của Các Ngành Trong Tổng Giá Trị Sản
Lượng Nông Nghiệp Huyện Vĩnh Lợi
Bảng 5 Các Nguồn Cung Cấp Tín Dụng cho Nông Hộ
Bảng 6 Tình Hình Cung Ứng Vốn tại NHNÑo&PTNT
Bảng 7 Mức Tăng Trưởng Vay Vốn Sản Xuất Nông Nghiệp Qua 3 Năm
Bảng 8 Tình Hình Vay Vốn của Nông Dân Xã Châu Thới Qua Các Năm
Bảng 9 Phương Thức Thu Hồi Nợ của Ngân Hàng
Bang 10 Cơ Cầu Nguồn Vốn Vay của Nhóm Hộ Điều Tra
Bảng 11 Phân Tổ Mức Vốn Vay của Nông Hộ
Bảng 12 Mức Vốn Vay Bình Quân/Hộ và Tỷ Lệ Sử Dụng Vôn Vay Trong
Các Mô Hình Sản Xuất của Nhóm Hộ Điều Tra
Bảng 13 Mục Đích Sử Dụng Vốn Vay của Nông Hộ
Bảng 14 Tình Hình Chi Tiêu của Nông Hộ
Bang 15 Nhu Cầu Vay Vến của Nông Hộ Trong Từng Mô Hình Sản Xuất
Bảng 20 Quy Mô Canh Tác
Bảng 21 Chi Phí, Hiệu Quả Sản Xuất Trung Bình Trên Iha Lúa/Hộ/Năm
Bảng 22 So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Mô Hình 3 và Mô Hình 1
Bảng 23 So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Giữa Mô Hình 3 và Mô Hình 2
XI
46
48
49 50
Trang 12Bảng 24 So Sánh Thu Nhập Bình Quân/Năm Từ Sản Xuất Nông Nghiệp
Giữa các Nhóm Hộ Sản Xuất Mô Hình 1;2;3 Trong Năm Qua 52
Bảng 26 Tình Hình Đời Sống của Nông Hộ So Với 3 Năm Trước 56
Xil
Trang 13DANH MUC CAC HINH
Hình 1 Biểu DS Tỷ Lệ Các Thành Phần Dân Tộc
Hình 2 Sự Thay Đổi Diện Tích Màu Qua Các Năm
Hình 3 Tình Hình Vay Vốn của Nông Dân Xã Hưng Hội Qua Các Năm
Hình 4 Biểu Đề Mục Dich Sử Dụng Vốn Vay của Nông Hộ
Hình 5 Nhu Cầu Vay Vốn của Nông Hộ Trong Từng Mô Hình Sản Xuất
Hình 6 Cơ Cấu Nguồn Gốc Đất của Từng Nhóm Hộ
Hình 7 Tỷ Suất Lợi Nhuận và Thu Nhập của Nông Hộ Qua 3 Mô Hình
Sản Xuất
Hình 8 So Sánh Thu Nhập Bình Quân Từ Sản Xuất Nông Nghiệp Giữa các
Nhóm Hộ Trong 3 Mô Hình Sản Xuất
Hình 9 Biểu Đồ So Sánh Thu Nhập của Nông Hộ Từ 3 Năm Trước So Với
Năm Vừa Qua
Trang 14DANH MUC PHU LUC
Phụ lục 1 Danh sách các hộ điều tra
Phụ lục 2 Bảng câu hỏi điều tra nông hộ
XIV
Trang 15CHUONG I DAT VAN DE
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã đạt được những bước tăng
trưởng vượt bậc Nước ta đang dần chuyển mình và bước vào thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa Tốc độ phát triển kinh tế không ngừng gia tăng ở tất cả các lĩnh
vực, ngành nghề trong đó phải kế đến sự vượt trội của ngành nông nghiệp
Từ một nước có nên nông nghiệp lạc hậu, thiến đói triền miên, đến nay nước
ta về cơ bản đã giải quyết được vấn đề lương thực, sản lượng ngày một tăng nhanh
Kim ngạch xuất khâu lúa gạo, nông sản của Việt Nam không ngừng tăng qua từng
năm Hiện nay, Việt Nam đã trở thành một trong ba quốc gia xuất khẩu lúa gạo cao
nhất thế giới, các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam dần chiếm được vị thế trên
thị trường quốc tế
Tuy nhiên, những thành tựu trên chỉ là bề nồi trong nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam Việt Nam là một quốc gia CÓ truyền thống trồng lúa nước, hơn 70% dân
số làm nông nghiệp và hơn 90% diện tích đất tự nhiên có thể sử dụng cho nông
nghiệp, ưu thế này đã góp phần đáng kể vào công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước Tuy vậy, nhìn chung nền nông nghiệp nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, các
nguồn tài nguyên tự nhiên ở nhiều vùng vẫn chưa được khai thác và sử dụng có hiệu
quả Các cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vẫn cón nhiều yêu kém,
sản phẩm nông nghiệp làm ra với chat lượng kém, chủ yếu tự cung, tự cấp trong gia
đình Thu nhập của người dân còn thấp, đời sông còn khó khăn Đa phần người nông
dân là thiếu vốn hoặc không có vốn để sản xuất kinh doanh Với thực trạng trên,
thực hiện theo quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30-3-1999 của Thủ tướng chính
phủ, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hộ nông dân đã được hô trợ, đâu
Trang 16tư vốn phát triển sản xuất thông qua bệ thỗng NHNo&PTNT rộng khắp trong cả
nước NHNo&PTNT tổn tại và phát triển góp phân xây dựng và phát triển kinh tế cả
nước nói chung và nên sản xuất nông nghiệp nông thôn nói riêng
Trong đó phải kể đến Vĩnh Lợi, là huyện đặc thù sản xuất nông nghiệp Da
phần người dân là làm nông, cây trông chính là lúa Trước đây, chỉ trồng 1 vụ lúa
nhờ vào nước trời, từ khi được hưởng lợi từ công trình thủy lợi Quản Lộ - Phụng
Hiệp, ngọt hóa bán đảo Cà Mau, có vùng đã có thể sản xuất lúa 2 — 3 vụ/năm Cụ thể
là tại xã Châu Thới, có nơi đã sản xuất lúa 3 vụ cho năng suất cao Tùy thuộc vào
đặc trưng về đất của từng vùng mà có nơi chỉ thuần lúa, có nơi kết hợp trồng lúa và
mau, như tại xã Hưng Hội, người dân trồng lúa 2 vụ kết hợp 1 vụ màu (hẹ bồng, rau
muống, cần nước ) hoặc l vụ lúa kết hợp 2 vụ dưa hấu Mô hình sản xuất như vậy
hầu như là phổ biến tại địa phương này
Từ những thuận lợi về sản xuất như vậy, bên cạnh đó họ cũng gặp không ít
khó khăn về các vấn đề như:
- Nhu cầu về vốn của nông hộ thì đa dạng mà nguồn cung ứng vốn thì có hạn
Do đó việc cung ứng vốn đến nông hộ cũng là van đề cần phải được quan tâm
- Cách sử dụng vốn của nông hộ trong đầu tư sản xuất còn nhiều bất cập,
chính những điều này đã làm hạn chế khả năng phát triển sản xuất tại đây
Từ những nhận định đó NHNo&PTNT huyện Vĩnh Lợi đã không ngừng
vươn lên, tự hoàn thiện, cô găng đáp ứng nhu cầu về vốn cho phát triển nông nghiệp
nông thôn tại huyện nhà, giúp đỡ và hỗ trợ vốn cho nông dân sản xuất Số hộ được
vay vốn và khá lên, làm giàu từ nông nghiệp ngày càng tăng Đời sống người dân đã
cải thiện hơn Tuy nhiên cũng còn nhiều hộ nông dân vay vốn từ Ngân hàng đã sử
dụng đồng vốn không hiệu quả, mat khả năng chi tra trong ngắn hạn buộc ngân hàng
phải hé tro bang cách gia hạn nợ, điều chỉnh lại cơ cầu kỳ hạn nợ
Từ những lý do trên, bằng những kiến thức đã học được tại nhà trường trong
thời gian qua cùng với sự giúp đỡ của NHNo&PTNT huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu
và sự hướng dẫn nhiệt tâm của thầy TS Trần Đắc Dân, tôi tiến hành thực hiện đề
Trang 17tai: “PHAN TICH HOAT DONG CHO VAY PHAT TRIEN NONG NGHIEP VA
CAC GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA KINH TE CHO NONG HO TAI
HUYEN VINH LOI TINH BAC LIEU” nhim 1am ré hon nhimg van dé nêu trên
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do nhận thức về lý luận và thời gian tiếp xúc thực
tién con han hep, vi vay đề tài không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất
định
1.2 Phạm vỉ nghiên cứu
1.2.1 Địa bàn nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu trong phạm vi huyện Vĩnh Lợi, số mẫu điều tra là 90
(chỉ nghiên cứu đối tượng có tham gia vay vốn tại NHNo&PTNT), tập trung vào 3
mô hình sản xuất chính tại 2 xã Châu Thới và Hưng Hội
1.2.2 Nội dung nghiên cứu
Về phía ngân hàng, chỉ đừng lại nghiên cứu về các hoạt động cho vay, thu hồi
nợ Đối tượng nghiên cứu là những hộ làm nông nghiệp, trong đó tìm hiểu về hoạt
động sản xuất kinh doanh, các mô hình sản xuất đặc trưng của những hộ có tham gia
vay vốn tại ngân hàng, kết quả, hiệu quá sản xuất từ các mô hình Từ đó tìm hiểu về
nhu cầu vốn của nông hộ trong từng mô hình Đưa ra một vài giải pháp thiết thực để
nâng cao hiệu quả kinh tế của nông hộ và hoạt động cho vay của ngân hàng
1.3 Thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình sản xuất của địa phương trong vòng 3 năm từ 2003 —
2005
- Thời gian khảo sát thực tế từ 20/3/06 đến 20/5/06
1.4 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 18CS MN al eee +
+ Tìm hiểu mô hình sản xuất cụ thê tại địa phương
+ Xác định nhu cầu vốn của nông hộ trong từng mô hình
+ So sánh hiệu quả kinh tế giữa các mô hình sản xuất với nhau
+ Đánh giá khả năng phát triển các mô hình sản xuất
+ Tìm hiểu về tình hình cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng
+ Xác định thời điểm nông hộ cần vốn nhất cho đầu tư sản xuất nhằm đáp
ứng kịp thời và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
+ Đề xuất một số ý kiến cải thiện hoạt động cho vay của Ngân hàng và đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông hộ
1.5 Cầu trúc của luận văn
Đề tài bao gồm 5 chương, trong đó:
Chương 1: là phần giới thiệu về đề tài
Chương 2: là phần cơ sở lý luận, trong chương trình bày các khái niệm, các
chỉ tiêu được sử dụng nghiên cứu và hệ thống các phương pháp nghiên cứu liên
quan đến đề tài
Chương 3: là chương tổng quan, giới thiệu bức tranh tổng quát về van dé va
địa bàn nghiên cứu
Chương 4: là nội dung nghiên cứu, tìm hiểu các hoạt động cho vay, thu hồi
nợ của ngân hàng, tìm hiểu phương thức sản xuất kinh doanh hiệu quả sản xuất
mang lại trong từng mô hình; nhu cầu vốn của nông hộ và khả năng cung ứng vốn
của ngân hàng Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và kiện toàn
bộ máy hoạt động tại ngân hàng
Chương 5: là chương kết luận, từ những vấn đề nghiên cứu ở trên, đề xuất
phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh tại ngân hàng
cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vôn của nông hộ
Trang 19Khái niêm về tín dung
Khi đề cập tới khái niệm tín dụng các nhà nghiên cứu cho răng, tín đựng (Credit) xuất phát từ chữ La-tinh là Credo (chỉ sự tín nhiệm): là một quan hệ vay
mượn tài sản (tiền tệ hay hàng hóa) giữa các thành viên trong xã hội với nhau được
dựa trên nguyên tắc hoàn trả vốn lẫn lời sau một thời gian nhất định
e Khai niệm tín dụng trên có 3 mặt cơ bản:
Có sự chuyên giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang nguol khac
Sự chuyển giao này mang tinh chất tạm thời
Khi hoàn trả lại lượng chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo lượng giá
trị đôi thêm gọi là lợi tức
Ban chat tin dung
Bản chất của tín dụng được thể hiện qua các đặc trưng chủ yếu sau:
Giao địch trong quan hệ tín dụng chỉ chuyển quyền sử dụng tài sản chứ không mắt quyền sở hữu về tài sản đó
Tài sản giao địch có thể là tiền, là hàng hóa
Dựa trên nguyên tắc hoàn trả vô điều kiện
Trả vốn kèm theo lợi nhuận vay vốn
Chức năng của tin dung
e Chức năng phân phối lại tài nguyên
Trang 20ee ee ee eee BNNNAE~^^”S>=@—EE— ` ita
Phân phối lại tài nguyên tín dụng là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này
sang chủ thể khác Thông qua sự chuyên nhượng, tín dụng đã góp phần phân phối
lại tài nguyên thể hiện ở chỗ: người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa sử
dụng đến, thông qua tín dụng số tài nguyên đó phân phối lại cho người đi vay
Ngược lại, người đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận lại phân tài nguyên
được phân phối
e_ Chức năng thúc đấy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất
Tín dụng góp phần làm cho quá trình chu chuyển tuân hoàn vốn trong từng
đơn vị nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung được thực hiện một cách
bình thường và liên tục Do đó tín dụng góp phần thúc đây sự phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa Điều này thê hiện ở chỗ:
Tín dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ quá trình sản xuất được thực hiện bình
thường và liên tục phát triển
Tín dụng tạo ra nguồn vốn đầu tư, mở rộng phạm vi và quy mô sản xuất
Tín dụng tạo điều kiện thúc đây nhanh tốc độ thanh toán, vòng quay vốn,
đồng thời thúc đây lưu thông hàng hóa tao ra tin tệ và bút tệ
Vai trò của tín dụng trong sản xuất nông nghiệp và phat triển nông thôn Sản xuất nông nghiệp là ngành duy nhất tạo ra lương thực, thực phẩm cho con người, người †a có thể chưa có hay thiêu những thứ khác nhưng không thể thiếu lương thực, thực phẩm dù chỉ một ngày
Đặc điểm chú yếu của sản xuất nông nghiệp:
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp bao gồm nhiều lọai cây trồng và vật nuôi
có yêu cầu khác nhau về điều kiện ngoại cảnh để sinh ra và lớn lên
Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, là môi trường sống
không thể thiếu của cây trồng và vật nuôi Nó vừa là tư liệu lao động vừa là đối
tượng lao động, chất lượng đất đai là yếu tô chính quyết định năng suất cây trồng và
năng suất lao động trong nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ
Trang 21Sản xuất nông nghiệp được phân bỗ trên không gian rộng lớn và có tỉnh khu
vực Vì đất đai là tư liệu sản xuất chủ yêu nên sản xuất nông nghiệp được phân bố
rộng khắp gần như trên toàn bộ lãnh thô của đất nước Mặt khác do điều kiện tự nhiên không đồng đều giữa các vùng nên sản xuất còn mang tính khu vực
Sản xuất nông nghiệp của nước ta trong những nắm gần đây đã phát triển trong điều kiện khó khăn do thiên tai và do những yếu kém của nền kinh tế chưa khắc phục được, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4,9% hàng năm
e Tin dụng giữ vai trò cầu nói huy động và sử dụng vốn
Trong lĩnh vực nông nghiệp khi người nông dân tiêu thụ sản phẩm, họ sẽ có
một khoản tiền tạm thời chưa dùng đến, tín dụng sẽ có vai trò huy động các nguồn
vốn đó dưới nhiều hình thức, góp phần làm tăng nguồn nội lực sẵn có trong dân, trong sản xuất công nghiệp hóa nông nghiệp và hiện đại hóa nông thôn Khi đến thời
vụ người nông dân cần vốn dưới hình thức tín dụng để chuẩn bị sản xuất thì sẽ được ngân hàng cung cấp vốn, tránh được tình hình cho vay nặng lãi và đồng thời người nông dân cũng có điều kiện hơn trong việc mở rộng quy mô sản xuất Trong việc tạo
ra khả năng tín dụng, ngân hàng đã và đang thực hiện chức năng xã hội của mình là
làm tăng sản phẩm xã hội, vốn đầu tư được mở rộng và từ đó thu nhập của người
dân được tăng lên, cải thiện và nâng cao được mức sống người dân nông thôn
e Tin dụng giữ vai trò cầu nối giữa sản xuất nông nghiệp và các ngành
khác
Mỗi sản phẩm xã hội đều được sản xuất theo một chu kì cụ thể Trong chu kì
đó nhu cầu vốn lúc tăng, lúc giảm đòi hỏi phải có sự điều tiết vôn kịp thời Chính
điều này đã nối kết sản xuất nông nghiệp với các ngành khác một cách chặc chế hơn
và chính ngân hàng đã giữ vai trò trung gian đưa hàng hóa sản xuất từ lĩnh vực nông
nghiệp vào lĩnh vực công nghiệp
se _ Tín dụng tạo điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa ở nông thôn
Sản xuất hàng hóa vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện của tín dụng Nhờ sản xuất
hàng hóa mà tín dụng được thu hồi nhanh chóng và chức năng thu hôi tín dụng
Trang 22thường lệ thuộc vào khả năng tiều thụ hàng hóa
Ngoài ra tín đụng còn có vai trò rât quan trọng trong việc chuyển đồi cơ cấu
cây trồng, tăng quy mô sản xuất và giữ lại lực lượng lao động trong nông nghiệp tránh hiện tượng đi dân từ nông thôn ra thành thị, giảm áp lực dan s6 cho các khu đô
thị
se Vai trò của tín dụng trong phát triển nông thôn
+ Khái niệm phát triển nông thôn
Là một tiến trình con người gia tăng hiệu quả sản xuất để có nhiều sản phẩm
và dịch vụ mong muôn, từ đó gia tăng mức sống cá nhân và phúc lợi công đồng
+ Vai trò của tín dụng trong phát triển nông thôn
Thúc đây quá trình huy động vốn trong nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu vốn
nhằm phát triển và mở rộng sản xuất hàng hóa;
Đây nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn trong nông nghiệp và nông thôn; Góp phần chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng tính hàng hóa của sản
phẩm nông nghiệp trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta
Phát huy tối đa nội lực của hộ sản xuất, khai thác hết các tiềm năng về lao động và đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả nhất
Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân, tạo điều kiện nâng cao dân trí, hình thành những thói quen tốt trong hoạt động kinh té
cho phù hợp với yêu cầu CNH, HĐH đất nước;
Đẩy lùi tệ nạn cho vay nặng lãi tại nông thôn
Trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn thì tín dụng đóng vai trò quan
trọng Thu nhập của người dân ở vùng nông thôn vẫn còn ở mức thấp Điều này khiến các hộ nông dân thiếu vốn để cải thiện điều kiện đất đai và mua sắm vật tư
phục vụ sản xuất Do đó có một nhận định mang tính phố biến là tín dụng có thể tạo điều kiện cho nông dân gia tăng được hiệu quả sản xuất Ở nước ta việc thiếu vốn
đầu tư thường được coi là một trong những khó khăn chính trong quá trình phát triển
Trang 23nông thôn nói chung và các hộ tiểu nông nói riêng Nhiều đự án tín dụng được cung
cấp tài chính từ nguồn đa phương (như dự án tải chính nông thôn của WB, dự án tài
chính nông thôn của ADB) đã xác định sự thiếu hụt về tín dụng trong nông thôn
2.1.2 Những vấn đề cơ bản về kinh tế hộ (hộ nông dân)
Khái niệm kinh tế hô
- Hộ: Là nhóm người cùng huyết tộc sống chung hay không, sống với những
người khác huyết tộc trong cùng một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân
quỹ
- Nông hộ: Là hộ sống ở nông thôn, được kế là một đơn vi về mặt chính
quyền
_ Kinh tế hộ: Là đơn vị kinh tế tự chủ, có nghĩa là mỗi hộ nông dân tự quyết
định mục tiêu và quá trình sản xuất kinh doanh, trực tiếp quan hệ thị trường nếu có
sản phẩm hàng hóa, tự hạch toán, lời ăn lỗ chịu
Nội dung tự chú kinh tế bao gồm:
Một là, làm chủ quá trình sản xuất và tái sản xuất trong nông nghiệp
Hai là, sắp xếp điều hành phân công lao động, kỷ thuật trong quá trình sản
xuất
Ba là, quyết định phân phối sản phẩm làm ra sau khi đóng thuế cho nhà nước,
được chọn quyền sử dụng phần còn lại Nếu có sản phẩm dư thừa, hộ nông dân có
thể đưa ra thị trường tiêu thụ
Đặc trưng của kinh tế hô
Các thành viên trong nông hộ làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích
kinh tế của bản thân và gia đình
Mặt khác, nhìn chung kinh tế hộ là nền sản xuất nhỏ, mang tính tự cấp, tự túc
hoặc có sản xuất hàng hóa với năng suất lao động thấp, nhưng lại có vai trò quan
trọng trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển nói
chung và ở nước ta nói riêng
Về kinh tế, các thành viên trong nông hộ găn với nhau trong quan hâ sở hữu
Trang 24— me ee ~-m=———— —-—:-~=—>=
về tư liệu sản xuất, quan hệ quản lý và phân phối sản phẩm
Các thành viên trong nông hộ có chung mục tiêu và lợi ích là thoát khỏi đói
nghèo, phát triển kinh tế gia đình dé ngày càng giàu có
Chính sách cho vay hô nông dân
Để hỗ trợ cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn Nhà nước đã có
những chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện, thời hạn vay Riêng đối với cho
vay hộ nông dân Nhà nước đã có các chính sách ưu đãi như sau:
e© Lãi suất cho vay
Đối với các hộ ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc và các hộ nghèo được Nhà nước hỗ trợ để ngân hàng cho vay với lãi suất thấp
e Van dé vé bao đảm tiền vay
Cũng như các loại khách hàng khác, cho vay hộ nông dân cũng bao gồm cho
vay có bảo đảm và không bảo đảm Tuy nhiên riêng đối với lãnh vực nông nghiệp
và nông thôn, nhà nước có các chính sách về bảo đảm riêng, bao gồm:
+ Đối với các món vay nhỏ ngân hàng và các tô chức tín dụng được phép cho
vay không bảo đảm Tuy nhiên để làm căn cứ trong việc xét duyệt cho vay hộ nông
dân phải xuất trình cho ngân hàng các giây tờ có liên quan đến việc giao quyền sử dụng đất, mặt khác các ngân hàng được phép giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất khi cấp tín dụng
+ Các hộ nghèo được áp dụng hình thức cho vay bảo dam bang tin chấp, dưới
sự bảo lãnh của các tổ chức, đoàn thể như: Hội nông dân, hội Liên Hiệp Phụ Nữ ,
và áp dụng đối với các khoản vay nhỏ theo quy định của ngân hàng Nhà Nước trong
từng thời kỳ
« Xử lý các khoản nợ có vấn đề khi gặp thiên tai
Sản xuất nông nghiệp có nhiều rủi ro môi trường do đó người nông dân
thường gặp khó khăn trong trả nợ khi bị thiên tai hay dịch bệnh Trong những
trường hợp đó ngân hàng cho phép:
10
Trang 25sear ee - —Tẫằ== =
— sa ia
Giãn nợ hoặc gia hạn nợ trong trường hợp mat mua, that thu do những
nguyên nhân bắt khả kháng Thời hạn gia hạn tôi đa bằng một chu kì sản xuất kinh
đoanh và không quá Ì năm
Khuyến khích các khách hàng trả nợ gốc trước và trả lãi sau Khách hàng tích
cực trả nợ gốc sẽ được miễn giảm một phần lãi
Chính phủ chuyển vốn cho vay khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh
như chương trình khắc phục hậu quả cơn bảo số 5 (1997), vụ mía (1999 — 2000)
Mối quan hệ giữa kinh tế hô và sản xuất nông nghiệp
Kinh tế hộ nông dân trong thời kì đổi mới không chỉ dừng lại ở kinh tế tiêu
nông tự cấp, tự túc mà đang tự thân vận động theo quy luật phát triển kinh tế khách
quan phục vụ CNH đất nước Các hộ nông dân kinh tế yếu kém từ chỗ sản xuất tự
túc thiếu ăn, vươn lên mức đủ ăn, từ sản xuất tự túc đủ ăn, vươn lên sản xuất thừa
ăn, tạo ra nông sản hàng hóa với mức từ ít đến nhiều và tiến đến sản xuất nông sản
hàng hóa là chủ yếu Như vậy, kinh tế hộ nông dân tất yếu sẽ phát triển theo quy luật
từ sản xuất tiểu nông tự cấp, tự túc tiến lên sản xuất hàng hóa theo mô hình trang trại
gia đình và phát triển kinh tế hộ là tiền đề, là cơ sở cho phát triển sản xuất nông
nghiệp
2.1.3 Cơ sở lý luận về mô hình
Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao 2 - 3 vu/năm
Đây là mô hình sản xuất tương đối ôn định Trong những năm gần đây mô
hình này khá phổ biến, đễ thực hiện vì được người dân tích lũy kinh nghiệm qua
nhiều thế hệ, phù hợp với đa số trình độ của người dân Mô hình canh tác này von
đầu tư bỏ ra tương đối lớn, sản phẩm làm ra giá cả chưa ôn định, lợi nhuận thu về
không cao Do tính cần thiết của sản phẩm, tính phù hợp của người dân, đễ làm, rủi
ro ít nên mô hình này vẫn được ba con nông dân chấp nhận, duy trì trong thời gian
tới
Điều kiện để phát triển mô hình
Quan tâm đên khâu tiêu thụ cũng như các điều kiện đầu vào cho san xuat tu
I1
Trang 26đó tăng lợi nhuận cho người sản xuất
Đưa năng suất bình quân của cả vùng lên bằng cách cải tiến giống lúa, thu
hẹp dân diện tích lúa cho năng suất thấp
Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa dé đủ sức cạnh tranh trên thị trường
Áp dụng đông bộ các tiến bộ khoa học kỷ thuật trong sản xuất để hạ giá thành
sản xuất đến mức tối đa
Mô hình sản xuất lúa - màu
Là mô hình được nhiều bà con nông dân áp dụng, sản xuất vừa đạt hiệu quả, vừa hạn chế sự thoái hóa của đất thông qua việc luân canh lúa màu, trình độ nông
dân dễ dàng thực hiện, sản phân làm ra đa dạng, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị
trường, người dân có thể chủ động thay đổi đối tượng canh tác khi nhu cầu thị
trường biến động Tuy nhiện việc phát triển và nhân rộng mô hình sản xuất này lệ
thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trường đầu ra của cây màu và điều kiện canh tác của
từng địa phương
Điền kiện để phát triển mô hình
Chỉ bố trí mô hình trên điện tích đất có địa hình trung bình, thuỷ lợi, thuỷ
nông nội đồng hoàn chỉnh, thuận tiện giao thông
Cơ cấu 1 lúa- 2 màu hiệu quả nhất hiện nay là: dưa hấu, bắp lai, có thể phát
triển cây đậu nành
Cơ cấu 2 lúa - 1 màu là: 2 lúa - 1 dua hấu
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Chọn điểm nghiên cứu
Căn cứ vào cơ sở ký luận như đã nêu trên, tôi chọn 2 xã đại diện làm điểm
nghiên cứu: xã Hưng Hội và Châu Thới
- Xã Hưng Hội: tiếp giáp với thị xã Bạc Liêu có đường Hương Lộ 6 đi qua, là
xã nằm trong chương trình 135 của chính phủ, với số dân là 10.426 người (đến
tháng 6/2004), trong đó dân tộc Khme là 7.173 người chiếm 68,7% trong tông dân
số của toàn xã Do đẩy nhanh quá trình chuyển địch cơ câu kinh tế theo hướng CNH
12
Trang 27- HĐH nông nghiệp nông thôn, trong đó chú trọng vùng nam Hương Lộ 6 và nâng
cao hiệu quả sản xuất vùng ngọt hóa làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế nhằm
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân Hiện tại đời sống người dan
ở mức trung bình khá, thu nhập bình quân đầu người là 7triệungườ/năm
Nông nghiệp là thế mạnh của xã, hiện nay đang áp dụng chuyển dịch cơ cầu
giống vật nuôi, cây trồng, mở rộng thâm canh tăng diện tích gleo trồng lúa lên 4.120
ha, trong đó có 535,60 ha lúa chât lượng cao Diện tích trồng màu dưới ruộng là
88,78 ha (chủ yếu là dưa hấu), điện tích trồng màu trên rẫy là 82,77 ha sử dụng vốn
quay nhiều vòng trong năm, trồng các lọai rau màu thực phâm bình quân mỗi ha lãi
1,5 triệu đồng
Về tình hình vay vốn tín dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp, đây là một
trong những xã có hoạt đông tín dụng sôi nổi và mạnh nhất của huyện và là một
trong những xã được hưởng chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với đồng bào
dân tộc Kh?me (giảm 30% so với lãi suất áp dụng chung) Trong năm 2005 riêng
NHNo&PTNT huyện đã đầu tư cho vay vốn sản xuất đối với 1.995 hộ với số tiền là
10.510.500 ngàn đồng Ngoài ra còn có các tổ chức tín dụng khác như ngân hàng
Công Thương, Ngân hàng Phát Triển Nhà, Quỹ Tín Dụng cùng đầu tư cho sản
xuất tại xã này
Đặc trưng về tình hình sản xuất tại xã: sản xuất lúa hai vụ kết hợp một vụ
màu (rau màu thực phẩm) hoặc một (hai) vụ lúa kết hợp hai (một) vụ màu (dưa hấu),
ngoài ra còn có chăn nuôi nhỏ tại các hộ g1a đình
- Xã Châu Thới: là xã nằm dọc bên bờ kinh Quản Lộ - Phụng Hiệp, có diện
tích tương đối lớn trong huyện với 4.892 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là
3.800 ha Nguồn thu chính của người dân trong xã chủ yếu là từ nông nghiệp Đặc
trưng của xã này là ngành trồng lúa phát triển khá mạnh, đứng vào hàng mạnh nhất
trong huyện với tổng sản lượng lúa bình quân năm 2004 là 33.597 tân Do được
hưởng lợi trực tiếp từ kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp đã có một số nơi trong xã có thể
13
Trang 28oe ee
sản xuất lúa vụ 3 từ nhiều năm nay với năng suất tương đối cao 5,2 tan/ha (NGTK
2004) Đời sống người dân ở mức trung bình khá
Về tình hình vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp, đây là vùng có hoạt
động tín dụng tương đối phát triển Trong năm 2005 đã có 1.380 lượt hộ vay NHNo
chiếm 9,2%, ngoài hình thức tín dụng chính thức, nơi đây còn có tín dụng phi chính
thức và bán chính thức, họat động khá mạnh dưới hình thức hồ trợ vốn xây dựng
cụm công nghiệp tại ấp Xẻo Chích xã Châu Thới
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liêu thứ cấp
Những tài liệu, số liệu này bao gồm các thông tin về sản xuất nông nghiệp,
kinh tế nông nghiệp nông thôn liên quan đến nội dung nghiên cứu, những tải liệu, số
liệu từ các phòng thống kê, phòng nông nghiệp, NHNo&PTNT huyện Vĩnh Lợi,
UBND huyện, UBND xã Hưng Hội và Châu Thới, những tài liệu có liên quan đến
thị trường tín dụng, chính sách nông nghiệp, tình hình cung cấp vốn tín dụng trên
địa bàn huyện
Đồng thời cùng với các kết quả nghiên cứu có liên quan đã được công bố
trước đó cũng được thu thập để đánh giá mức độ, phạm vi các vấn đề đã được giải
quyết và xác định các van đề cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn trong luận van
Ngoài ra, nguồn số liệu thứ cấp còn được thu thập trên các báo, tạp chí ngân hàng,
các báo cáo khoa học đã được công bồ trước
Thu thập số liệu sơ cấp
Để đáp ứng cơ sở lý luận và mục tiêu nghiên cứu của luận văn, tôi tiến hành
xác định số lượng hộ vay vốn ở từng xã theo các chỉ tiêu: dựa vào hình thức sản xuất
và tập trung vào hộ có vay vốn, mâu điều tra đối với từng mô hình sản xuất là 30,
với 3 mô hình sản xuất cụ thé:1 vụ lúa + 2 vụ dưa (mô hình 1); 2 vụ lúa + 1 vụ mảu
(rau màu thực phẩm — mô hình 2); và thuần lúa 3 vụ (mô hình 3), chọn theo phương
pháp chọn mau phan tang
14
Trang 29Dùng phương pháp phân tích mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân
tich ma tran SWOT
Phương pháp mô tả: Qua tìm hiểu thực tế cùng với thông tin tham khảo từ
các cấp lãnh đạo, bằng cách quan sát, phỏng vấn tôi mô tả thực trạng tình hình sản
xuất nông nghiệp, cụ thé là hiệu quả thu đuợc từ những mô hình sản xuất đặc trưng
tại địa bàn nghiên cứu Từ mô tả thực trạng đó, tìm hiểu tình hình đời sống và thu
nhập của nông hộ trong năm qua và 3 nắm trước Nhằm giải quyết những vấn đề cơ
bản là:
Xác định mức đầu tư vốn bình quân trong từng mô hình sản xuất
Mục đích vay vốn của nông hộ
Nhu cầu vay vốn trong từng ngành và hiệu quả sử dụng vốn vay
Phương pháp so sánh:
So sánh tuyệt đối: là việc so sánh chênh lệch chỉ tiêu của kỳ phân tích (hay
nhóm đối tượng này) và chỉ tiêu của kỳ gốc (hay nhóm đối tượng khác) bằng hiệu số
chỉ tiêu của kỳ phân tích (của nhóm đối tượng này) so với chỉ tiêu của kỳ gốc (hay
nhóm đối tượng khác) cho thấy độ lớn của việc tăng trưởng hay giảm thiểu Ví dụ so
sánh sự khác nhau về hiệu quả sản xuất mô hình 1 vụ lúa + 2 vụ dưa, 2vụ lúa + Ì vụ
màu (rau màu thực phẩm) và 3 vụ lúa Kí hiệu là (+A)
So sánh tương đối: là tỷ lệ % của chỉ tiêu chênh lệch của kỳ phân tích với kỳ
gốc so với chỉ tiêu kỳ gốc Ví đụ so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ + |
màu và mô hình lúa 3 vụ ở địa bàn nghiên cứu Kí hiệu là %
IS
Trang 30Phương pháp phân tích ma trân SWOT: đây là ma trận phân tích những
điểm mạnh, điểm yếu của môi trường bên trong cùng với những cơ hội và đe dọa từ
môi trường bên ngoài Quá trình phân tích trên chính là nền tảng để xây dựng các
chiến lược chính góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ, đồng
thời góp phần phát triển đời sống kinh tế, xã hội tại địa phương
2.3 Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế được sử dụng trong phân tích
2.3.1 Các chỉ tiêu xác định kết quả
Kết quả sản xuất là khái niệm dùng để chỉ kết quả thu được sau quá trình sản
xuất, cho ta thay khái quát quá trình chi phi, giá trị sản lượng cũng thấy được lợi
nhuận, thu nhập sau một thời kỳ kinh doanh
Lãi suất
Là giá cả của khoản cho vay được biểCu hiện bằng tỷ lệ % giữa giá trị lãi của
khoản vay và giá trị khoản vay trong một khoảng thời gian nhất định
VD: Ngân hàng công thương Việt Nam áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn
hạn bằng VNĐ là 1,2% tháng; lãi suất cho vay bằng đồng đô la Mỹ là 9,5% năm
Việc định giá các khoản cho vay của ngân hàng thương mại được thông qua
lãi suất Mức lãi suất được áp dụng khác nhau trong từng ngành sản xuất
Vong quay tin dung
Tổng đoanh số thu hôi nợ của kỳ họat động
Trang 31Loi nhuan
Lợi nhuận là phần thặng dư sau khi bù đắp các chí phí bỏ ra
Lợi nhuận = Tổng giá trị sản lượng — Chi phí sản xuất (tính cả lao động nhà
và vật tư có tại nhà)
Thu nhập Thu nhập = Lao động nhà + lợi nhuận
2.3.2 Các chỉ tiêu xác định hiệu quả
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế đặc biệt quan trọng, nó thể hiện kết quả
sản xuất của mỗi đơn vị chỉ phí nguôn sản xuất, lao động vật tư, tiền vốn, về hình
thức hiệu quả kinh tế phải là một đại lượng so sánh giữa kết quả thu được và chỉ phí
bỏ ra
Tý suất lợi nhuận trên chỉ phí (LN/CP)
Tỷ suất lợi nhuận trên chỉ phí chỉ tiêu nay thé hién ctr 1 đồng chi phí bỏ ra thì
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Lợi nhuận
Tổng chỉ phí sản xuất trong năm
Tỷ suất thu nhập trên chỉ phí (TN/CP)
Chỉ tiêu này thể hiện cứ 1 đồng bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập
Trang 32CHUONG 3 TONG QUAN VE DIA BAN NGHIEN CUU
3.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Vị trí địa lý
Vĩnh Lợi là một huyện ở phía Tây Bắc tỉnh Bạc Liêu
Phía Đông giáp Huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng và thị xã Bạc Liêu
Phía Tây giáp huyện Giá Rai và Đông Hải tỉnh Bạc Liêu
Phía Nam giáp biển Đông
Phía Bắc giáp huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu và huyện Thạnh Trị tỉnh Sóc
Trăng
3.1.2 Địa hình
Vĩnh Lợi là huyện cửa ngõ đi vào thị xã Bạc Liêu, có đường quốc lộ 1A chạy
qua dài 29 km Huyện có địa hình bằng phẳng, thấp và bị chia cắt bởi nhiều kênh
rạch, cao độ trung bình từ 0,5m đến 2,5m, thấp dần từ Đông và Đông Bắc về phía
Nam và Tây Nam Theo địa hình này chia thành 3 tiểu vùng nhỏ như sau:
- Khu vực trung huyện: gồm các xã ven biển và giáp thị xã Bạc Liêu, đây là
khu vực đôi cao, hình thành do quá trình bồi tụ trầm tích biển, cao trung bình từ 1m
đến 1,5m
- Khu vực Bắc và Đông Bắc (gồm 4 xã: Châu Hưng, Châu Thới, Hưng
Thành, Hưng Hội), vùng này địa hình tương đối bằng phẳng độ cao trung bình từ
0,6m đến 1,2m thích hợp cho phát triển nông nghiệp
- Khu vực Nam và Tây Nam gồm các xã còn lại có địa hình thấp hơn, độ cao
trung bình khoảng 0,4m đến 0,8m, để ngập úng vào mùa mưa
3.1.3 Khí hậu - Thời tiết
- Khí hậu huyện Vĩnh Lợi mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận
Ï BạI HỌC NÔNG LÂM TP HOM THU VIEN |
Trang 33
xích đạo, nhiệt độ cao quanh nắm, nhiệt độ trung bình năm là 26,5 C
- Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa bắt đầu từ
tháng 5 va kết thúc vào tháng 11; và mùa khô từ tháng l2 đến tháng 4 năm sau
Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1800- 2000 mm Huyện rất ít khi có lụt bão
Đây là những điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển nông nghiệp
3.1.4 Thủy lợi
Với diện tích trải rộng Bắc và Nam quốc lộ 1A ra đến biển, Vĩnh Lợi là một
trong những huyện được hưởng lợi từ hệ thống thủy lợi chung của toàn tỉnh và của
vùng Tính đến tháng 12 năm 2003 toàn huyện đã có 11 xã hoàn thành thủy nông
nội đồng tý lệ từ 50 — 85%
Hệ thống đê bao, cống đập thời vụ cơ bản được thi công đảm bảo đã góp
phân tiêu úng, xổ phèn, ngăn mặn, giữ ngọt tại chỗ để phát triển lúa tăng vụ nhất là
phát triển vụ lúa Đông Xuân
Nhìn chung với những điều kiện tự nhiên như vậy huyện Vĩnh Lợi rât thuận
loi dé phat triển một nền nông nghiệp toàn điện, làm cơ sở cho các ngành công
nghiệp chế biến và xuất khẩu phát triển, qua đó từng bước tạo tích lũy cho nền kinh
tế
3.1.5 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Theo báo cáo tổng hợp của phòng kinh tế huyện Vĩnh Lợi, GDP bình quân
trên người (GDP/người) trên địa bàn huyện năm 2004 đạt 521 USD và năm 2005 đạt
629 USD theo giá so sánh năm 1994, nhịp độ tăng trưởng kinh tế tính theo GDP
tăng bình quân la 11% nam
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 65.575 ha, chiếm 25,8% diện tích tự
nhiên của toàn tỉnh Dân số là 193.984 người với 3 dân tộc chủ yêu là Kinh, Kh?me,
Hoa và một sô các dân tộc khác không đáng kê
19
Trang 34Các thành phần dân tộc tại huyện Vĩnh Lợi chiếm tỷ lệ lân lượt là 88,39%;
11,02%; 0,54% và 0,05% (số liệu tính đến thời điểm 31-12-2004), bằng 24% dân số
của tính trải rộng trên 16 đơn vị hành chính gồm 1 thi tran va 15 xã
Về phân bố dân cư, dân cư phấn bố không đều ở các xã, tập trung chủ yếu ở
các thị tứ, đọc theo 2 bên bờ sông, bờ kênh lớn Mật độ dân số cao nhất là thị trân
Hòa Bình với 660 người/km” và một số xã như Vĩnh Hưng 495 người/km”; Vĩnh Mỹ
B 407 người/km; Châu Hưng 389 người/kmỸ; các xã có dân số thấp nhất là Vĩnh
Hậu 135 người/kmˆ và Vĩnh Thịnh 115 người/km” Trước đây có một số chương
trình về định canh định cư được tiến hành nhưng nhìn chung dân cư của huyện vẫn
phân bố phân tán theo kiểu tiện canh tiện cư, ít quân tụ, đây là một trong những hạn
chế về phát triển cơ sở hạ tầng ở các khu dân cư nhất là nhất là về điện, đường,
trường và các loại dịch vụ công khác
Đa số người dân trong huyện sống bằng nghề nông, một số nuôi trồng thủy
sản và nghề tiểu thủ công nghiệp Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện khá và
tương đối ổn định Trong 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm 2001 -2005 thì tốc độ này
20
Trang 35đạt 17,6% năm, cao hơn mức bình quân chung của toàn tinh Với những điều kiện tự
nhiên của Vĩnh Lợi, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và thủy sản
Theo báo cáo của huyện tính đến tháng 12 -2004, đân số trong độ tuôi lao
động là 119.488 người chiếm 62,2% dân số toàn huyện Trong đó dân sô làm việc
trong lĩnh vực nông nghiệp là 99.534 người chiếm 83,3% và khu vực phi nông
nghiệp chiếm 16,7% Huyện có cơ cầu dân số trẻ, lực lượng lao động có thể lực tốt
nhưng chất lượng còn thấp, phần lớn là lao động giản đơn chưa qua đào tạo Số
người tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp, sơ cấp, trung cấp và đại học chỉ chiếm
1,56% trong lực lượng lao động
Theo số liệu điều tra dân số và mức sống toàn quốc tháng 4 -2003 thì bình
quân mỗi hộ có 3 lao động và thu nhập bình quân đầu người đạt 1,6 triệu/tháng (tính
theo giá hiện hành)
3.2 Đặc điểm tình hình sản xuất nông nghiệp huyện
Trong những năm gần đây huyện có tốc độ ĐTH - CNH tương đối cao, tỷ
trọng trong các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng cao thay thế dần cho ngành nông
nghiệp Thế nhưng tốc độ tăng này chỉ chiếm khoảng 20% giá trị tăng thêm của toàn
nền kinh tế Theo dự báo trong giai đọan từ nay đến năm 2010 tỷ trọng của các
ngành nông — lâm — ngư nghiệp trong huyện vẫn chiếm vị trí hàng đầu Trong đó
ngành trồng trọt (trồng lúa) và chăn nuôi vẫn là ngành sản xuất chủ đạo tại địa
phương và tác động trong nông nghiệp vẫn chiêm một tỷ trọng khá cao 83,3%
Theo báo cáo tổng hợp của huyện và số liệu từ NGTK huyện Vĩnh Lợi 2005
thì giá trị tổng sản lượng nông nghiệp ước tính đạt gần 987.579 triệu đồng, trong đó
trồng trọt chiếm 784.374 triệu đồng và chăn nuôi là 147.022 triệu dong
3.2.1 Ngành trồng trọt
Cây lúa là cây trồng chính, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, chiếm
36,5% diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện Năm 2003, điện tích gieo trồng lúa
đạt 62.380 ha, trong đó vụ Đông Xuân là 4.955 ha, vụ Hè Thu 27.014 ha, lúa lap vu
hai là 27.120 ha, lúa kết hợp trên đất nuôi tôm là 1.734 ha Tổng sản lượng lúa đạt
21
Trang 36262.642 tấn Trong những năm gan đây năng suất lúa có xu hướng tăng bình quân là 2,8 — 2,9% năm so với giai đoạn năm 1999 — 2001
Bảng 2 Diện Tích - Sản Lượng và Năng Suất Lúa ở Các Năm
Sản lượng lúa tấn 275.368,00 257.195,00 262.597,00 -2,30
Nguồn tin: Niên Giám Thông Kê huyện Vĩnh Lợi 2005 Nếu so sánh sản lượng lúa năm 2003 với năm 2001 thì giảm điện tích gieo
trồng và diện tích canh tác lúa đã làm cho sản lượng giảm 12.771 tấn, tuy nhiên với
tỷ lệ giảm về điện tích canh tác là 5.906 ha, thì sản lượng phải giảm tương ứng là
nên sản lượng lúa tăng thêm là 11.031 tấn
23.802 tấn Thế nhưng đo năng suất lúa 2003 tăng so với 2001 và tỷ lệ này là 2,2%
` Diện tích lúa tập trung nhiều nhất ở các xã Châu Hưng, Châu Thới, Vĩnh
Hưng, Vĩnh Hưng A, Châu Hưng A, Vĩnh Bình, Minh Diệu, Vĩnh Mỹ B chiếm trên
75% diện tích gieo trồng của toàn huyện
Ngoài lúa thì màu cũng là cây trồng chủ lực tại một số địa phương ở Vĩnh
Lợi, diện tích màu qua các năm như sau:
Ze,
Trang 37Hinh 2 Su Thay Doi Dién Tich Mau Qua Cac Nam
Neguén tin: Nién giam théng ké huyện Vĩnh Lợi 2005
Năm 2004 diện tích màu của toàn huyện lên đến 6000 ha, trong đó Hưng Hội
chiếm 666 ha và Châu Thới 534 ha
3.2.2 Ngành chăn nuôi
Chăn nuôi phát triển không đều Trừ đàn heo, các loại gia cam như trâu , bò
trong địa bàn huyện liên tục giảm trong 3 năm trở lại đây Kết quả được trình bày
Nguồn tin: Phòng Kinh Tế huyện Vĩnh Lợi
Đa số là các hộ nuôi theo quy mô hộ gia đình, sản lượng nhỏ sử dụng phụ
phẩm từ trồng trọt Năm 2003 ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, số lượng gia cầm
trong toàn huyện giảm đáng kể 186 ngàn con, thay vào đó là số đàn heo tăng lên
3.612 con phục vụ cho nhu cầu phát triển của người dân
3.2.3 Tín đụng — Ngân hàng
Trong năm 2004, tông doanh sô cho vay của huyện đôi với hộ sản xuât ước
Trang 38tính khoảng 191.407 triệu đồng, trong đó vốn vay trung và dài hạn là 35.302 triệu
đồng chiếm 18,4%; vốn vay ngắn hạn số tiền là 156.105 triệu đồng chiếm 81,6%
chủ yếu cho vay trực tiếp, phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, với
tổng số lượt vay là 9.427 lượt Song song với nguồn cung ứng vốn từ
NHNo&PTNT, cón có các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện như NHCSXH, Ngân
hàng Đầu Tư và Phát Triển, Quỹ Tín Dụng cùng tham gia phục vụ vốn cho sản xuất
của nông hộ Theo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước của huyện thì
năm 2005, NHCSXH với tổng số vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn
huyện là 39.193 triệu đồng đứng thứ 3 sau NHNo&PTNT và quỹ tín dụng
Ngành tín đụng ngân hàng tại địa phương hiện nay đang gặp nhiều kbó khăn
Nguồn vốn đầu tư cho hộ nông dân đã hết vì tỷ lệ nợ quá hạn cao, vượt mức cho
phép nên ngân hàng cấp trên không thể bổ sung thêm vốn Tính đến thời điểm
30/6/2005 thì tổng dư nợ là 343.065 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn là 13.487 triệu
đồng chiếm 3,93%, tông dư nợ tăng hơn 1.895 triệu đồng so với đầu năm Nhưng
nhìn chung thì ngành tín dụng ngân hàng tại địa phương đã có nhiều cố gắng trong
việc khai thác nguồn vốn tại chỗ bằng nhiều hình thức và hầu hết các nguồn vốn đó
đã được đầu tư kịp thời và đáp ứng nhu cầu cho người dân, góp phần phát huy hiệu
quá kinh tế trong sản xuất của nông hộ trên địa bàn huyện
3.2.4 Nhận xét chung
Huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu là một huyện có nền kinh tế nông nghiệp,
nông thôn tương đối phát triển, với những điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi
tạo điều kiện cho huyện phát huy thế mạnh về trồng lúa và NTTS Những năm gần
đây được nhà nước đầu tư ngọt hóa, các xã phía Bắc Quốc lộ 1A đã sản xuất ôn định
hai vụ lúa hàng năm, còn các xã phía Nam Quốc lộ 1A cho phép chuyên đổi sang
NTTS, làm tăng nguồn thu nhập cho người dan
Để đạt được mục tiêu trên vấn đề đặt ra hiện nay là phải tối ưu hóa diện tích
trồng trọt và NTTS, đầu tư thực hiện các dự án phân ranh giới ngọt mặn, vùng lúa
tôm rõ ràng, đảm bảo các điêu kiện đê phát triên ôn định và bên vững
24
Trang 393.3 Tim hiéu nguén cung ứng von cho nông hộ
3.3.1 Giới thiệu khái quát
NHNo&PTNT huyện Vĩnh Lợi là chí nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bạc Liêu
Tiền than NHNo&PTNT Vinh Lợi là ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập
vào ngày 01/09/1976
Từ khi ra đời đến nay, Ngân hàng đã nhiều lần đổi tên (thông qua quyết định
của Chính phủ) như Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (1978), Ngân hàng Phát
triền Nông nghiệp Việt Nam (1988) và đến năm 1990 chuyển sang hoạt động kinh
doanh với tên gọi: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam theo quyết định số 400/CP
ngày 01/01/1990 của Thủ tướng Chính phủ
Đến năm 1978 Ngân Hàng Nông nghiệp chuyển trụ sở về thị trấn A, thi tran
Hòa Bình, huyện Vĩnh Lợi
Đến ngày 26/3/1998 Ngân hàng Nông nghiệp đổi tên thành Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Được thành lập trong bối cảnh nước nhà vừa được giải phóng, thống nhất đất
nước Nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn do hậu quả của cuộc chiến
tranh để lại Nhưng với sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, lòng nhiệt tình
trong công tác của cán bộ NHNo&PTNT Vĩnh Lợi, từng bước cũng có và tìm hướng
thích hợp Sau hơn 20 năm hoạt động, NHNo&PTNT Vĩnh Lợi ngày càng khẳng
định vai trò của mình như hiện nay
3.3.2 Phạm vi họat động
NHNo&PTNT Vĩnh Lợi hoạt động trong phạm vi địa giới của huyện Vĩnh
Lợi, tỉnh Bạc Liêu Trong trường hợp hoạt động kinh doanh ngoài địa giới hành
chính phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Tống Giám Đốc NHNo&PTNT
Việt Nam
3.3.3 Khách hàng
NHNo&PTNT huyện Vĩnh Lợi, phục vụ cho khách hàng chủ yếu là hộ nông
dân Tổng số hộ trong toàn huyện là 35.652 hộ Trong đó sản xuất nông — lâm — ngư
2
Trang 40- diêm nghiệp là 27.096 hộ Số hộ có quan hệ tín dụng với ngân hàng là 24.464 hộ,
chiếm 90% so với hộ sản xuất nông — lâm — ngư — diêm nghiệp Toàn huyện có 738
tổ nông dân, trong đó có 690 tổ có quan hệ vay vốn với ngân hàng Có 1.037 trang
trại, trong đó có 415 trang trại sản xuất nông nghiệp, NTTS là 622, s6 trang trại có
quan hệ vay vốn với ngân hàng là 467 Ngoài ra, còn có 13 hợp tác xã có quan hệ
vay vốn với ngân hàng
3.3.4 Những mặt được và hạn chế đối với hoạt động cho vay của ngân hàng
Những mặt được:
+ Về định hướng hoạt động, đã xác định nhất quán địa bàn nông thôn là chủ
yếu, hộ nông dân là khách hàng lâu dài, cho vay phát triên nông nghiệp nông thôn là
nhiệm vụ hàng đầu phải được quan tâm Vì vậy, NHNo&PTNT huyện Vĩnh Lợi đã
xây dựng được để án kinh đoanh và đầu tư cho quá trình sản xuất của huyện, với
những mục tiêu cụ thể và linh hoạt theo chỉ đạo của UB huyện
+ Hàng năm, NHNo&PTNT huyện đã chủ động khảo sát tình hình thực tế tại
từng xã, khu vực làm việc với các cơ quan ban ngành có liên quan để đánh giá kết
quả đầu tư năm trước, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch chuyển đổi sản xuất,
qua đó thống nhất về kế hoạch đầu tư vốn đối với từng đối tượng, ngành nghề và có
biện pháp tô chức, chỉ đạo thực hiện công tác cho vay, thu nợ và huy động vốn của
ngân hàng Với sự chuẩn bị như trên đã tạo tiền đề cho việc chủ động trong đầu tư
theo mục tiêu đã đề ra
+ Mỡ rộng đầu tư sang lĩnh vực phát triển nông thôn: cho vay điện nông thôn,
cải tạo vườn tạp, cho vay xây dựng, sữa chữa, mua mới nhà ở đối với hộ gia đình, cá
nhân và cán bộ công nhân viên
Những hạn chế:
+ Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt nhưng vốn huy động còn
thấp
+ Kết quả thu nợ, thu lãi vốn chỉ định khắc phục hậu quả bão số 5/97 theo
quyết định 985 của chính phủ đạt thấp, không đủ trả lãi ngân hàng cấp trên
26