Trong quá trình cải cách nền kinh tế, đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng về phát triển nông nghiệp nông thôn đã khơi dậy nguồn động lực to lớn của nhân dân đã đưa đến những thành tựu qu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NÔNG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
KHOA KINH TE
Í ĐẠI HỌC NONG LAM TP HOM
THU VIỆN |
PHAN TÍCH HOAT ĐỘNG TÍN DUNG TẠI NHNo & PTNT
CHI NHÁNH LIÊN XÃ AN MỸ HUYỆN TUY AN
TỈNH PHÚ YÊN
LUẬN VĂN CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIEN NONG THÔN VÀ KHUYEN NÔNG
GIÁO VIÊN HƯỚNG DAN SINH VIÊN THỰC HIỆN
MAI HOÀNG GIANG TÊN: PHAN LÊ MINH TUẦN
KHOA: 2002 - 2006
Thành phố Hồ Chí MinhTháng 07/2006
Trang 2MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING NONG LAM UNIVERSITY — HO CHI MINH CITY
FACULTY OF ECONOMICS
ANALYSE CREDIT ACTIVITIESAT AGRICULTURALAND RURAL DEVELOPMENT BANK — AN MY
UNITED COMMUNE BRANCH - TUY AN DISTRICT —
PHU YEN PROVINCE
GRADUATIONAL THESIS
DEPARTMENT: RURAL DEVELOPMENT AND EXTENSIVE
GUIDE TEACHER STUDENT
MAI HOANG GIANG NAME: PHAN LE MINH TUAN
COURSE: 2002 — 2006
Ho Chi Minh City 07/2006
Trang 3Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh TẾ, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Phân tích hoạt
động tin dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh liên xã An Mỹ huyện Tuy An tỉnhPhú Yên”, do Phan Lê Minh Tuần, sinh viên khóa 28, ngành Phát Triển Nông
Thôn và Khuyến Nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
MAI HOÀNG GIANG
Người hướng dẫn
Ngày tháng năm 2006
Chi tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm 2006 Ngày tháng nam 2006
Trang 4LỜI CÁM TẠ
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cha mẹ, người
thân, người đã sinh ra, nuôi đưỡng tạo điều kiên cho tôi có được ngày hôm nay.Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng quý thầy, cô trường Đại Học Nông
Lâm TP.HCM nói chung, khoa Kinh Tế nói riêng đã tận tình truyền đạt kiến thức
trong suốt quá trình học tập
Xin chân thành cám ơn thầy Mai Hoàng Giang, giảng viên khoa Kinh Tếtrường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, đã nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt thời
gian làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ công nhânviên NHNo & PTNT chỉ nhánh liên xã An Mỹ huyện Tuy An tỉnh Phú Yên, các
chú phòng thống kê huyện, cùng một số bà con trên địa bàn huyện đã tạo điều
kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cám ơn các bạn cùng lớp đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Sinh viênPhan Lê Minh Tuấn
Trang 5NỘI DUNG TÓM TẮT
PHAN LÊ MINH TUẦN, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh Tháng 6 năm 2006 Phân tích hoạt đông tín dụng tại NHNo &PTNT chỉ nhánh liên xã An Mỹ huyện Tuy An tỉnh Phú Yên
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá được kết quả - hiệu quả hoạt
động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh liên xã An Mỹ huyện Tuy An từ
đó thấy được những mặt thuận lợi và khó khăn của ngân hàng trong 2 năm qua và
đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hoạt động tín đụng tại ngân hàng trong thờigian sắp tới
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, tôi sử dụng phương pháp thu thập số
liệu từ các nguồn thông tin có liên quan đến hoạt động tín dụng của NHNo &
PTNT chỉ nhánh liên xã An Mỹ huyện Tuy An, đồng thời điều tra phỏng vấn một
số hộ nông dân từ đó tổng hợp tính toán phân tích và so sánh
Trong 2 năm qua hoạt động kinh doanh tại ngân hàng đạt hiệu quả cao
góp phần ổn định thu nhập và nâng cao đời sống của người dân, góp phần vào sự
phát triển kinh tế huyện nhà
Trang 6PHAN LE MINH TUAN, Faculty of Economics, Nong Lam University
-Ho Chi Minh City june-2006 Analyse credit activities at agricultural and rural development bank — An My united commune branch - Tuy An district — Phu Yen province.
The thesis is studied in order to valuate effects of business activities at
Agricultural and Rural Development Bank (ARDB)- An My United Commune
Branch Since then, it is easy to see advantages and disadvantages of the bank during two last years and give out some suggestion so as to improve credit activities at the bank in coming time.
To implement the research purpose, I used the method of collecting
figures from many sourses of information concerning business activities of ARDB — An My United Commune Branch, Tuy An District Besides, I
interviewed some farm households Since then, I collected calculated, analysed and compared the primary data and the secondary data.
During two last years, business activities of the bank gained high effects.
It played a role in stabilising the income and increasing the living standard of household, especially played a common part in the development of the district.
Trang 7MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt ixDanh muc cac bang biéu %
Danh mục các hình xu
Danh mục phụ lục XIHCHƯƠNG 1 ĐẶT VAN DE
1.1 Sự cần thiết của dé tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi và thời gian nghiên cứu 21.4 Cấu trúc của luận văn 3CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Tuy An 16
3.2.1 Tình hình kinh tế năm 2004 18
vi
Trang 83.3.6 Khó khăn
CHƯƠNG 4 KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết qua hoạt động của NHNo & PTNT
chi nhánh liên xã An Mỹ
4.1.1 Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho
vay của ngân hàng qua 2 năm
4.2 Phân tích tình hình huy động vốn4.2.1 Nguồn vốn huy động từ dân cư4.2.2 Nguồn vốn huy động phân theo thời gian
4.3 Phân tích hoạt động cho vay của NHNo & PTNT chi nhánh An Mỹ
4.3.1 Phan tích đoanh số cho vay theo ngành kinh tế
4.3.2 Phân tích doanh số cho vay theo kỳ hạn
4.4 Phân tích tình hình thu nợ năm 2004 — 2005
4.4.1 Doanh số thu nợ theo ngành sản xuất
“ 4.4.2 Doanh số thu nợ theo thời han
4.5 Phân tích tình hình dư nợ của ngân hàng năm 2004-2005
4.5.1 Dư nợ tín dụng phân theo thành phần kinh tế
4.5.2 Dư nợ tín dụng phân theo thời hạn
4.5.3 Dư nợ tín dụng phân theo ngành kinh tế
4.6 Phân tích tình hình nợ quá hạn NHNo & PINT chi nhánh An Mỹ
29
Sl 33 34
35
36
36
38 38 39 40 40 40 42 42
43
Trang 94.6.1 Nợ quá hạn phân theo thời gian năm 2004-2005 43
4.6.2 Nợ quá hạn phân theo thời hạn cho vay 45
4.6.3 Nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế 45 4.7 Tình hình cho vay vốn thông qua tổ vay vốn trong 2 năm qua 464.8 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tin
dụng của ngân hàng 2 năm qua 48
4.9 Phân tích tinh hình vay vốn san xuất của
nông hộ thông qua điều tra 50
4.9.1 Đặc điểm chung của hộ điều tra 51
4.9.2 Tình hình sử dụng vốn vay của hộ sản xuất 55 4.10 Những nguyên nhân gây ảnh hưởng chất lượng tín dụng 58
4.10.1 Về phía ngân hàng 584.10.2 Về phía nông hộ 59
4.11 Những giải pháp dé ra cho NHNo & PTNT
chi nhánh An Mỹ 59
4.11.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động tín dụng 594.11.2 Một số biện pháp thu và xử lý nợ quá hạn 62
CHƯƠNG 5 KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ
5.1 Kếtluận 645.2 Kiến nghị 65
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Vili
Trang 10DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoáCông nghiệp - tiểu thủ công nghiệpDoanh số thu nợ
Doanh số cho vay
Dư nợ hữu hiệu Đơn vị tính
Điều tra-tính toán tông hợp
Thương mại - dịch vụ
Tính toán tổng hợpTiểu thủ công nghiệp — Thương mại dịch vụTổng dư nợ
Trang 11DANH MỤC CÁC BANG
Bảng 1 Giá Trị Sản Xuất của Huyện Năm 2005
Bảng 2 Tình Hình Trồng Trọt của Huyện Năm 2004 — 2005
Bảng 3 Tình Hình Đánh Bắt Nuôi Trồng Thủy Sản
Bảng 4 Tình Hình Sử Dụng Đất Đai của Huyện Tuy An Năm 2005
Bang 5 Nguồn Vốn Hoạt Động của Ngân Hang Năm 2004 — 2005
Bang 10 Cơ Cầu Nguồn Vốn Huy Động theo Tính Chat
Bang 11 Cơ Cấu Nguồn Vốn Huy Động Phân theo Thời Gian
Bảng 12 Cơ Cấu Doanh Số Cho Vay theo Ngành Kinh Tế
Bảng 13 Cơ Cấu Doanh Số Cho Vay theo Kỳ Hạn năm 2004-2005
Bảng 14 Cơ Cấu Doanh Số Thu Nợ theo Ngành Sản Xuất
Bảng 15 Cơ Cấu Doanh Số Thu Nợ theo Thời Hạn
Bảng 16 Cơ Cấu Tín Dụng theo Thành Phần Kinh Tế
Bang 17 Cơ Cấu Dư Nợ Phân theo Ky Hạn Năm 2004-2005
Bảng 18 Cơ Cấu Dư No Tin Dụng Phân theo Ngành Kinh Tế
Bảng 19 Cơ Cấu Nợ Quá Hạn Phân theo Thời Gian
Bảng 20 Cơ Cấu Nợ Quá Hạn theo Thời Hạn Cho Vay
Bang 21 Cơ Cấu Nợ Quá Hạn theo Ngành Kinh Tế
Bảng 22 Tình Hình Cho Vay Vốn thông qua Tổ Vay Vốn
Bảng 23 Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Về Hiệu Quả Hoạt Động của Ngân Hàng
Bảng 24 Trình Độ Học Vấn của Các Chủ Hộ Điều Tra
Trang
18 19
41
42 44 45 45 47 48
51
Trang 12Bảng 25 Hiểu Biết Về Hoạt Động Tín Dụng của Nhóm Hộ Điều Tra
Bảng 26 Đánh Giá của Nhóm Hộ Điều Tra Về Phong Cách Giao Dịch
của Cán Bộ Tín Dụng Ngân Hàng
Bang 27 Nhu Cầu Vay Vốn của Nhóm Hộ Điều Tra
-Bảng 28 Nguyên Nhân Một Số Hộ Không Vay Vốn để Sản Xuất
Bảng 29 Các Nguồn Vốn Vay của Nhóm Hộ Điều Tra
Bang 30 Mục Dich Sử Dụng Vốn Vay của Nhóm Hộ Điều Tra
Bang 31 Nhu Cầu Vay Vốn và Khả Năng Đáp Ứng Vốn của Ngân Hang
Bảng 32 Kết Quả - Hiệu Quá Sản Xuất Lúa Trên 1 Ha Lúa Vụ Đông Xuân
của Nhóm Hộ Điều Tra
Bảng 33 Kết Quả - Hiệu Quả Chăn Nuôi Bò của Nhóm Hộ Điều Tra
Bang 34 Kết Quả - Hiệu Quả Nuôi Tôm Trên 1 Ha Vụ Vừa Qua của
Nhóm Hộ Điều Tra
xi
31
h2 33 53 54 55 55
56
57
58
Trang 13DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1 Biểu Đồ Cơ Cấu Ngành Sản Xuất
Hình 2 Biểu Đồ Nguồn Vốn Hoạt Động Ngân Hàng Qua 2 Năm
Hình 3 Biểu Đồ Thu Chi Qua 2 Năm
Hình 4 Biểu Đồ Thể Hiện Các Loại Tiền Gửi
Hình 5 Biéu Đồ Thể Hiện Dư Nợ
Hình 6 Biểu Đồ So Sánh Dư Nợ Hữu Hiệu và Không Hữu Hiệu
Sơ đồ 1 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Của NHNo & PTNT Chi Nhánh
An Mỹ Huyện Tuy An
xii
18 25 Khi 36 42 50
26
Trang 14DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Bảng câu hỏi điều tra nông hộ sản xuất nông nghiệp ở huyện Tuy An
xiii
Trang 15CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐÈ
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Quá trình đổi mới và phát triển KT-XH ở nước ta trong những nam qua đã
đạt được những thành tựu khả quan, đưa nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng
triền miên, tạo tiền đề chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đây một bước HDH đất nước Quá trình đó chúng ta có nhiều lợi thế nhưng gặp không ít khó
CNH-khăn thử thách đòi hỏi phải cách giải quyết, xử lý phù hợp với thực tiễn sinh
động, không chỉ thời gian trước mắt mà còn phải chuẩn bị kế tiếp sau này để hòa
nhập với các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
Ở nước ta kinh tế nông nghiệp và nông thôn giữ vai trò quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế Hoạt động của khu vực kinh tế nông thôn nói chung
và kinh tế nông nghiệp nói riêng có tác động lớn đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân Vì thế Dang và nhà nước ta luôn khẳng định tầm qua trọng của vấn đề nông
dân, nông nghiệp và nông thôn Trong quá trình cải cách nền kinh tế, đường lối
đổi mới đúng đắn của Đảng về phát triển nông nghiệp nông thôn đã khơi dậy
nguồn động lực to lớn của nhân dân đã đưa đến những thành tựu quan trọng, sản
xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn điện với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế
nông thôn bước đầu chuyển dịch theo hướng tang ty trong của công nghiệp và
dich vụ, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng nhanh, cơ sở hạ tầng nhất
là hệ thống thủy lợi được tăng cường Đời sống của đại bộ phận nông dân đã
được cải thiện, nhiều nhân tố trong nông nghiệp và xây đựng nông thôn mới xuất
hiện, những thành tựu góp phân rất quan trọng vào sự én định va phát triển
KT-XH đất nước, đồng thời tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng của nông nghiệp và
nông thôn nước ta.
Để phát triển kinh tế mạnh hơn nữa, kinh tế hộ tự chủ cần có những chính sách kinh tế mới Trong đó chính sách vốn đầu tư là một nhân tố quan trọng Đặc
biệt vai trò tín đụng ngân hàng đối với hộ sản xuất sẽ tạo động lực phát triển
Trang 16mạnh mẽ hơn nữa kinh tế hộ sản xuất hàng hóa Làm giàu, khơi dậy nội lực của
từng hộ và cộng đồng dân cư nông thôn đầu tư vào sản xuất để tăng tốc độ tăng
trưởng kinh tế.
Ở huyện Tuy An tỉnh Phú Yên, hộ sản xuất hàng hóa còn mang tính tự
phát, thiếu quy hoạch, thiếu sự hướng dẫn cần thiết của cơ quan chức năng, thiếu
sự phân công chuyên môn hóa sản xuất giữa các hộ trờng vùng.
Vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho vay đã góp phần đưa kinh tế nông
nghiệp phát triển tương đối toàn diện, cơ cấu có sự chuyển dịch từng bước hình
thành nền sản xuất hàng hóa, thâm canh, đa canh, tạo ra những vùng chuyên canh
cây công nghiệp và mở rộng nuôi trồng thủy sản Vốn tín dụng ngân hàng đã tác
động tích cực đến kinh tế hộ gia đình phát triển theo hướng đa canh, khai thác tốt
hơn các tiềm năng sản xuất.
Cũng chính ly do trên và được sự chấp nhận của khoa Kinh Tế, cùng với
sự đồng ý của Giám đốc NHNo & PTNT huyện Tuy An tỉnh Phú Yên, tôi đã tiến
hành thực hiện đề tài : “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo &
PTNT CHI NHÁNH LIÊN XÃ AN MỸ HUYỆN TUY AN TINH PHU YEN”.
Do trình độ và khả năng còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những sai sót nhất định Kính mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn
đọc để bài viết được hoàn thiện hơn.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Dựa vào các số liệu thu thập được tại ngân hàng và qua thực tế điều tra,
tôi tiễn hành phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với hộ nông đân sản
xuất nông nghiệp cụ thể là tìm hiểu về tình hình huy động vốn, cung ứng vốn của
ngân hàng đối với hộ sản xuất như thế nào, tình hình sử dụng vốn vay ra sao Từ
đó phân tích doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, thông qua đó phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng, nêu lên những mặt làm được và chưa được,
đưa ra những biện pháp cải thiện trong thời gian sắp tới và cũng qua đó đánh giá
tác động của hoạt động tin dụng đối với sản xuất nông nghiệp, nhằm đưa ra một
số biện pháp dé gia tăng chất lượng tín dụng.
1.3 Phạm vi và thời gian nghiên cứu
Trang 17Do thời gian và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên đề tài chỉ tập
trung nghiên cứu hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại địa bàn
huyện Tuy An tỉnh Phú Yên.
Tìm hiểu một số biện pháp nhằm gia tăng chất lượng tín dụng tại NHNo &
PTNT huyện Tuy An.
Thời gian từ ngày 15/3/2006 — 30/5/2006.
1.4 Cấu trúc của luận văn
Chương 1 : ĐẶT VAN DE
Chương này trình bày lý do chọn đề tài, sự cần thiết của đề tài, mục đích
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu
Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương nảy trình bày một số khái niệm liên quan đến bài viết, một số chỉ
tiêu sử dụng và những phương pháp nghiên cứu đề tài.
Chương 3 : TONG QUAN
Giới thiệu tổng quát về địa bàn huyện Tuy An, giới thiệu sơ nét về NHNo.
& PTNT chi nhánh liên xã An Mỹ huyện Tuy An
Chương 4 : KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương này trình bày các kết quả đã nghiên cứu Những nhận định chung
về tình hình tín dụng của huyện, cũng như hoạt động cho vay, thu nợ, du no, ng
quá han của ngân hang
Chương 5 : KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ
Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở chương 4 mà rút ra một số kết luận,
đồng thời nêu lên một số biện pháp để xem xét áp dụng và giải quyết
Trang 18ae ane — outs <5 eee ==— EE A
CHUONG 2
CO SO LY LUAN VA PHUONG PHAP LUAN
2.1 CO SO LY LUAN
2.1.1 Tin dung
Khái niêm tín dụng Tin dung là mối quan hệ giữa hai chủ thế là người đi
vay và người cho vay Người cho vay chuyển giao tiền tệ hoặc tài sản cho người
đi vay sử dụng trong thời gian nhất định Người đi vay có nghĩa vụ phải hoàn trả
cả vốn gốc và lãi vay cho người di vay (Phần lãi vay đấy được gọi là lợi tức tíndụng).
Chức năng của tin dung
- Phân phối lại tài sản đưới bình thức vốn tiền tệ
Theo chức năng này, vốn của người tạm thời chưa dùng đến chuyển cho người tạm thời cần sử dụng vốn đó Việc luân chuyển vốn tiền tệ này xuất phát từ lợi ích của 2 bên, được thực hiện một cách tự nguyện, tự giác Xuất phát từ chức năng của tài chính về phân phối của cải bằng tiền, chức năng bảo đảm vốn và
thúc đây vận động liên tục tiền vốn.
Các tổ chức, cá nhân có vốn tạm thời chưa dùng đến, không muốn vốn đó
nằm im, không sinh lời đã nhượng cho các tổ chức, cá nhân khác thiếu vốn cần
sử dụng, tạo ra hiệu quả kinh tế - xã hội Ngân hàng đã sử đụng chức năng này
của tín dụng để thu hút vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế Các tổ chức, cá nhân thừa
và thiếu vốn được thực hiện thông qua tin dụng, vừa khắc phục được tình trạng
thừa thiếu vốn, phát huy hiệu quả sử dụng vốn Chức năng phân phối tín dụng
được thực hiện thông qua hai con đường:
Phân phối trực tiếp chuyển từ người cho vay sang người vay không qua
trung gian.
Phân phối gián tiếp là sự phân phối qua người trung gian môi giới, tức là
qua trung gian tài chính (ngân hàng) |
- Chức năng tao von tiên tệ của tin dụng
Trang 19Theo chức năng này những số vốn nhàn rỗi được huy động từ trong các tổ chức và nhân dan thành vốn lớn của các tổ chức tin dụng, tạo ra vốn rồi từ đó cung ứng tín dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, lưu thông, địch vụ và các tổ chức tín dụng Phát huy chức năng này thúc đấy hình thành thị trường vốn ngắn
hạn, trung hạn, đài hạn ngày càng sôi động và mở rộng.
- Chức năng kiểm tra của tín dụng
Vốn tiền tệ cho vay không làm thay đổi quyền sỡ hữu của người có vốn
cho vay Người cho vay vốn luôn luôn tính tới sự bảo tồn vốn gốc, mà còn phải
có lời, tức là phát triển được số vốn đã có, chống lại mọi sự rủi ro, mat vốn.
Chức năng kiểm tra của tín dụng trước khi quan hệ tín dụng phát sinh
trong quá trình sử dụng vốn tín dụng và đến khi quan hệ tín dụng kết thúc Người
sở hữu vốn tín dụng đòi hỏi người sử dụng vốn phải chứng mỉnh vốn tín đụng sử dụng có hiệu quả, có vật chất bảo đảm cùng với sự tín nhiệm Sự kiểm tra tín
dụng đúng mục đích được cung ứng theo kế hoạch sử đụng thì phát huy hiệu quả, ngăn ngừa rủi ro, có tài sản thế chấp để bảo đảm vốn dư.
Vai trò của tin dung
- Tín dụng ngân hàng là công cụ thúc day kinh tế phát triển với tốc
độ nhanh
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh để duy trì liên tục đòi hỏi vốn của
các xí nghiệp phải đồng thời tồn tại cá 3 giai đoạn: dự trữ, sản xuất, lưu thông.
Nếu hiện tượng thừa, thiếu vốn xảy ra liên tục tại các xí nghiệp, khi đó tín dụnggóp phần điều tiết các nguồn vốn tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn Trong điều kiện đất nước ta hiện nay, cơ cấu kinh tếcòn nhiều mặt mat cân đối, vi vậy thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng mà sửdụng nguồn tài nguyên như lao động, nguyên liệu có hiệu quả góp phần thúc
đầy tăng trưởng kinh tế đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội.
- Tin dụng góp phan én định tiền tệ và giá cá
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, tin dung còn được xem là một trong
những biện pháp hữu hiệu làm giảm lạm phát Với chức năng tập trung và phân
phối lại vốn tiền tệ, tín dụng đã trực tiếp làm giảm khối lượng tiền mặt lưu thông
Trang 20trong nền kinh tế, đặc biệt là những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, làm giảm
áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phần 6n định tiền tệ Mặt khác tín dụng còn tạo
điều kiện mở rộng công tác thanh toán không dùng tiền mặt, đây cũng là một trong những nhân tố tích cực nhằm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông giúp nhà nước dễ dàng hơn trong quản lý và lưu thông tiền tệ, thực thi được các
chính sách tiền tệ linh hoạt trong từng thời kì khác nhau dé góp phần 6n định tiền
tệ và giá cả trong nước.
- Tín dụng ngân hàng gop phần ổn định đời sống, tạo công ăn việclam, 6n định trật tự xã hội
Nền kinh tế phát triển trong một môi trường én định về tiền tệ là điều kiện nâng cao đời sống của các thành viên trong xã hội từ đó rút ngắn chênh lệch
giữa các giai cấp, góp phần thay đổi cấu trúc xã hội, mặt khác tín dụng không chỉ
đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp mà còn phục vụ cho các tang lớp dân cư trong xã hội Tín dụng sẵn sàng cung cấp những nhu cầu vay vốn hợp lý của các
cá nhân như: phát triển kinh tế gia đình, mua sắm, xây dựng Tất cả những việc làm này không nằm ngoài mục đích từng bước cải thiện đời sống của nông dân,
tạo công ăn việc làm qua đó góp phan ôn định xã hội.
- Tín dụng là công cụ để nhà nước điều tiết thông qua chính sách tiền
tệ của ngân hàng trung ương.
Một trong những kênh chủ lực cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế được thực
hiện thông qua hoạt động tín dụng
Chính sách tín dụng của nhà nước cho phép hệ thống ngân hàng mở rộng
hay thắt chặt tín dụng để đạt một tốc độ phát triển kinh tế như ý muốn.
Các hình thức tín dung
Các nhà kinh tế thường dựa vào các tiêu thức sau đây để phân loại:
- Thời hạn tin dung
Tín dụng ngắn hạn Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và thường được sử dụng để bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanh nghiệp
và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
Trang 21Tín dụng dài hạn
Tín dụng dài hạn là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm Tín dụng đài hạn
được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản như xây dựng các công trình
thuộc cơ sở hạ tầng (đường sá, bến cảng, sân bay, v.v )
Tín dụng trung hạn
Tín dụng trung hạn là loại tín dụng ở giữa hai kì hạn trên, loại tín dụngnày được cung cấp dé mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở
rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hối vốn nhanh
Tín dụng trung hạn và đài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định vàmột phần vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất
- Đối tượng tín dụng
Tín dụng vốn lưu động
Là loại tín dụng được cấp phát để hình thành vốn lưu động cia các té chứckinh tế, như cho vay để dự trữ hàng hoá đối với: các xí nghiệp thương nghiệp chovay để mua phân bón, giống, thuốc trừ sâu, đối với hộ sản xuất nông nghiệp Tín
dụng vốn lưu động thường được sử dụng dé cho vay bù đắp mức vén lưu động
thiếu hụt tạm thời Loại tín dụng này thường được chia làm các loại tín dụng sau:cho vay dự trữ hàng hóa, cho vay chỉ phí sản xuất và cho vay để thanh toán các
khoản nợ dưới hình thức chiết khẩu thương phiếu
Tín dụng vốn cố định
Tín dụng vốn cố định là loại tín dụng được cấp phát để hình thành tàichính có định Loại tin dụng này thường được đầu tư để mua sắm tài sản cỗ định,cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công
trình mới, thời hạn cho vay đối với loại tín dụng này là trung hạn và dài hạn
- Mục đích sử dụng vốn
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng được chia ra hai loại:
Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá
Tin dụng sản xuất là loại tín dụng cho các nhà doanh nghiệp và các chủthể để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hoá
Trang 22Tín dụng tiêu dùng
Tín dụng tiêu đùng là hình thức cấp tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng như để mua sắm nhà cửa, xe cộ, các hàng hóa khác phục vụ cho
nhu cầu bình thường hàng ngày
- Phương thức cho vay
Khi cho khách hàng vay thì giữa khách hàng và ngân hàng đã thoả thuận kì bạn, số kì trả nợ được ghi trong hợp đồng tín dụng Trong đó:
Cho vay ngắn han
Đối với vay ngắn hạn khách hàng phải trả lãi từng tháng và chỉ có một kì, tới cuối kì trả vốn gốc lẫn lãi tháng cuối.
Cho vay trung hạn
Đối với trung hạn thường thì trả nợ chia ra làm nhiều kì và hàng tháng phải trả lãi Đến mỗi kì thì khách hàng phải trả một phần và lãi như đã thỏa thuận
trong hợp đồng Khoảng cách của mỗi kì là 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, l8 tháng tuỳ theo số vốn khách hàng vay, thông thường loại vay này là doanh
nghiệp và trang trại.
2.1.2 Tín dụng hộ nông dân
Khái niệm về hô nông dân và tin dung hô nông dân
Hộ nông dân là một tế bào kinh tế xã hội, là hình thức tổ chức kinh tế xã
hội của nông nghiệp nông thôn, người chủ nông hộ vừa quản lý điều hành sản xuất vừa trực tiếp lãnh đạo Do vậy, mọi người trong nông hộ đều gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất, mỗi nông hộ tự quy định mục tiêu và quá
trình sản xuất kinh tế, trực tiếp quan hệ với thị trường, tự hạch toán lời lỗ.
Tín dụng hộ nông dân là loại hình tín dụng mà các tổ chức tin dụng cung
cấp vốn cho những hộ nông dân để hoạt động sản xuất, kinh doanh theo đúng
mục đích đã ký, hoàn trả cá gốc và lãi vay cho tô chức tín dụng khi đến hạn.
Đặc điểm
Đặc điểm của kinh tế hộ phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, khí hậu
mang tính thời vụ cao, luân chyén vốn chậm, đối tượng sản xuất là cây và con,
giá cả không ổn định.
Trang 23Đặc điểm của tín dụng đối với kinh tế hộ: đa dạng, phân tán, quy mô tín
dụng nhỏ, việc thu hồi vốn phụ thuộc nhiều vào chu kỳ sản xuất, thời vụ mùa
màng.
Vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho hộ nông dân phát triển cây, con tập trung vào sản xuất lúa, hoa màu, cây công nghiệp, chăn nuôi là chủ yếu Do vậy, rủi ro tín dụng của kinh tế hộ cũng khá đa dang.
Chính vì vậy dé đầu tư tín dụng hộ sản xuất, ngân hàng phải xem xét giải
quyết ở nhiều góc độ một cách hiệu quả và đa dạng |
2.1.3 Rủi ro tin dung
Khái niêm Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện biến cố không bình thường trong quan hệ tín dụng từ đó làm tác động xấu đến kết quá hoạt động của ngân
hàng và có thể làm ngân hàng đi đến phá sản.
Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan:
Do các biến động của thiên nhiên lũ lụt, hạn hắn, địch bệnh
Biến động của thị trường: giá cả
Người đi vay bị bệnh tật, 6m dau
Nguyên nhân chủ quan:
Đối với ngân hàng:
Cho vay tập trung quá lớn vào một lĩnh vực nào do.
Thiếu am hiểu về thị trường, thiếu thông tin, phân tích thông tín chưa đúng, đầu tư sai mục đích, sai đối tượng.
Đối với khách hàng:
Người vay vốn thiếu năng lực pháp lý.
Vốn vay được sử dụng sai mục đích
Ty trọng vốn tự có trong phương án sản xuất thấp.
Sản xuất kinh doanh không hiệu quả
Chủ doanh nghiệp, người điều hành thiếu năng lực, uy tín, kinh doanh trái
pháp luật, tham ô, lừa đảo
2.1.4 Các nghiệp vụ chú yếu của ngân hàng
Trang 24Ngân hang được xem là một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực kinh
doanh tiền tệ với chức năng là hoạt động tín dụng, thực hiện nghiệp vụ của ngân
hàng Cho nên ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay Từ đó mà nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng là huy động vốn và cung ứng vốn (hoạt động
cho vay).
Huy đông vốn
- Tiền gửi thanh toán: tiền gửi này chủ yếu từ các tổ chức kinh tế và một
số ít khách hàng là cá nhân, nhằm phục vụ thanh toán Đối với loại tiền gửi này
khách hàng có thể rút ra hoặc chuyển đi bất cứ nơi nào theo cầu của chủ tài
khoản.
- Tiền gửi không kì hạn: Loại tiền gửi này không có thời hạn đáo hạn
chủ yếu huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đồng thời ngân hàng cũng
có thể sử dụng chúng để cho vay hưởng lãi suất chênh lệch.
- Tiền gửi có kì hạn: Loại tiền gửi này khách hàng chỉ được rút ra khi đến hạn, tuy nhiên nếu khách hàng muốn rút trước thời hạn thì ngân hàng cũng cho khách hàng rút và hưởng lãi suất không kì hạn Ngân hàng chủ động đùng
nguồn vốn này dé cho vay căn cứ vào thời gian đáo hạn của khoán tiền.
Cung ứng vốn
Hoạt động cho vay: Đây là hoạt động sử dụng vốn chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất trong tông số hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng Đề đảm bảo các nghiệp
vụ cho vay các ngân hàng phải tôn trọng các nguyên tắc tránh rủi ro, không đồn
vốn cho một số ít khách hàng và áp dụng quy tắc an toàn vốn.
2.1.5 Nội dung cơ bắn của cho vay sản xuất nông nghiệp
Nguyên tác cho vay
Khách hàng vay vốn của NHNo Việt Nam phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín đụng.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng
tín dụng
Điều kiên vay vốn
- Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Việt Nam
10
Trang 25NHNG noi cho vay xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ
các điều kiện sau:
1 Có năng lực pháp luật đân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dan sự theo quy định của pháp luật.
Pháp nhân: Được công nhận là pháp nhân theo điều 94 và điều 96 Bộ
Luật dân sự và các quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc: phải có giấy ủy
quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp quản lý
Doanh nghiệp tư nhân
Chủ doanh nghiệp tư nhân phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và hoạt
động theo luật doanh nghiệp.
Hệ gia đình, cá nhân
Cư trú (thường trú, tạm trú) tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố
(trực thuộc tinh) nơi chi nhánh NHNo cho vay đóng trụ sở Trường hợp ngườivay ngoài địa bàn nói trên giao cho Giám Đốc sở giao dịch, chỉ nhánh cấp 1
quyết định Nếu người vay ở địa bàn liền kể ( thôn, làng, bản ) ngoài tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương, khi cho vay Giám Đốc NHNo nơi cho vay phải thôngbáo cho Giám Đốc NHNo nơi người vay cư trú biết
Đại diện cho hộ gia đình dé giao dịch với NHNo là chủ hộ hoặc người đại
điện của hộ: chủ hộ hoặc người đại diện phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và
nang lực hành vi dân sự.
Tổ hợp tác
Hoạt động theo điều 120 bộ luật dân sự
Đại diện của tổ hợp tác phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lựchành vi dan sự.
Công ty hợp danh: Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có
năng lực hành vi đân sự và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
2 Mục dich sử dung vốn vay hợp pháp
3 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.
11
Trang 26Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dich
vụ, đời sống Mức vốn tự có thực hiện theo điều 12 quy định này
Kinh doanh có hiệu quả, có lãi: trường hợp lỗ phải có phương án khả thi
khắc phục lỗ, đám bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
Đối với khách hàng vay vốn nhu cầu đời sống, phải có nguồn thu ổn định
dé trả nợ ngân hàng
Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng ở NHNo Việt Nam
4 Co dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dich vụ khả thi và cóhiệu quả, hoặc có dy án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi
5 Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ,
NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNo Việt Nam.
- Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài
Khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực
pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước màpháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nướcngoài đó được bộ luật dân sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,
các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế
mà Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định
Thể loại cho vay
NHNo nơi cho vay xem xét quyết định cho khách hang vay theo các thé
loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh
doanh dich vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển:
- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng
- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 thángđến 60 tháng
- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời han cho vay từ trên 60 tháng
trở lên |
Thời han cho vay
NHNo noi cho vay và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ
vào:
12
Trang 27Chu kì sản xuất, kinh doanh
Thời hạn thu hồi vốn của dy án đầu tư
Khả năng trả nợ của khách hàngNguồn vốn cho vay của NHNo Việt Nam
Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không
quá thời hạn hoạt động theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động còn
lại tại Việt Nam, đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không được vượt
quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam
Lãi suất cho vay
Mức lãi suất cho vay do NHNo noi cho vay và khách hàng thỏa thuận phủ
hợp với quy định của Tổng Giám Đốc NHNo Việt Nam
Mức lãi suất áp dụng với khoản nợ gốc quá hạn giao cho Giám Đốc sở
giao dịch, chỉ nhánh cấp 1 ấn định nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay
áp dụng trong thời hạn cho vay đã được kí kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín đụng, theo quy định của NHNN Việt Nam và hướng dẫn của Tổng Giám Đốc
NHNo Việt Nam.
Những nhu cầu vốn không được cho vay
- NHNo Việt Nam không cho vay những nhu cầu vốn sau đây:
Dé mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật
cắm mua bán, chuyển nhượng, chuyền đổi.
Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật
Để đáp ứng các nhu câu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.
- Việc đảo nợ thực hiện theo quy định của NHNN Việt Nam và hướng dẫn
của NHNo Việt Nam.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu, thông tin cơ bản qua các bản báo cáo tổng kết hoạt động
kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh liên xã An Mỹ huyện Tuy An tỉnh PhúYên.
13
Trang 28Thu thập những thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế
xã hội của các báng báo cáo thống kê của phòng thống kê UBND huyện Tuy An.
Điều tra phân tầng ngẫu nhiên 60 hộ nông dân sản xuất trên địa bàn huyện
để thu thập thông tin nhằm tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình
vay vốn cũng như nhu cầu, mục đích sử dụng vốn vay và khả năng đáp ứng củangân hàng.
Để nhận biết được sự biến động về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và
hiệu quả hoat động kinh doanh của ngân hàng Tôi sit dụng các phương pháp so
sánh chênh lệch qua 2 năm 2004, 2005 và so sánh, phân tích trong tổng thé.
2.3 Một số khái niệm và chỉ tiêu đánh giá
tốt cho hạot động của ngân hàng
Tỷ số tổng dư nợ / Tổng nguồn vốn huy đông
Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động Nó
giúp cho chúng ta biết được kha năng cho vay của ngân hang so với nguồn vốn
huy động.
Dư nơ hữu hiệu
Là khoản tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay chưa đến hạn trả nợ nhưng được ngân hàng đánh giá là có khả năng hoàn trả khi đến hạn.
Tỷ số nợ quá hạn / Tổng dư ng
Chỉ tiêu này nói lên mức độ rủi ro tín dụng (hay chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng), tỷ lệ nợ quá hạn chiếm càng lớn trong tông du nợ nói lên hoạt động của ngân hàng càng rủi ro, ảnh hưởng mạnh đến doanh thu và kéo theo
hàng loạt vấn đề khác vi vay chỉ tiêu này càng thấp càng tốt.
14
Trang 29Doanh số thu nơ / Doanh số cho vay
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, nó phản ánh
khả năng thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng trong một
thời kỳ nhất định
Tỷ lê nợ quá han
Nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chỉ tiêu này càng
thấp càng tốt, ngược lại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu.
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá han = x 100%
Dư nợ hữu hiệu
15
Trang 30Phía Bắc giáp huyện Sông Cầu.
Phía Nam giáp thành phố Tuy Hòa
Phía Tây - Bắc giáp huyện Đồng Xuân
Phía Tây - Nam giáp huyện Sơn Hòa
Phía Đông giáp biển Đông
Huyện Tuy An đo nằm phía Đông dãy Trường Sơn nên địa hình phức tạp,
có nhánh tách ra chạy theo hướng Đông sát biển, tạo thành những đèo tương đối
cao và hiểm trở như: đèo Quán Cau, đèo Tam Giang và đèo Thị, đồng thời chiacắt Tuy An thành những đồng bằng nhỏ hẹp Điểm cao nhất là núi Hòn Chướng,
núi Ông La có độ cao 500m Địa hình Tuy An chỉa thành 2 khu vực:
Ving núi: bao gồm các xã: An Thọ, An Linh, An Xuân, vùng núi non
trùng điệp, song không cao lắm,có địa hình phức tạp, độ cao chênh lệch nhiều.
Vùng đông băng ven biên: là vùng của các xã thị trân còn lại, có xu
hướng nghiêng từ Tây sang Đông Ở đây có những cánh đồng chuyên canh lúa
16
Trang 31tập trung ở các xã như: An Thạch, An Ninh Tây, An Ninh Đông, An Mỹ, An Cư,
An Dân và có thé mạnh phát triển hải sản, nuôi trồng thủy sản như các xã An
Ninh Tây, An Ninh Đông, An Hiệp, An Hòa, An Hải, An Chan, An Cư.
Thổ nhưỡng Tuy An rất đa dạng, với nguồn khoáng sản đồi đào, trữ lượng lớn như đá granit màu, Diatomite, Bauxit, Pluoxit, nước khoáng than bùn, vàng
sa khoáng.
3.1.4 Về khí hậu
Huyện nằm trong vùng khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa Trong
năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
Mùa mưa: từ tháng 9 đến tháng 12, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc Vũ lượng trung bình trên 290 mm/thang Tháng 9,10,11 mưa nhiều nhất,
chiếm 66% vũ lượng cả năm và cũng là những tháng có bão lụt
Mùa khô: từ tháng 1 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng của gió Tây và Tây
Nam Vũ lượng trung bình trên 57 mm/thang, tháng 6 được coi là tháng khô nhất
trong năm Tháng 7,8 có gió Lào nên nóng.
Vũ lượng trung bình hàng năm khoảng khoảng 1.790 mm, năm cao nhất
2.497 mm, năm thấp nhất 1.286 mm, tổng số ngày mưa trung bình năm là 130
ngày; độ Âm trung bình 81%, độ Âm thấp nhất 72% Số giờ nắng trung bình một
ngày là 6 — 8 giờ.
3.1.5 Về thủy văn
Mật độ sông suối ở Tuy An khá dày nhưng sông suối lớn không nhiều, lớn
nhất là sông Kỳ Lộ (về Tuy An gọi là sông Cái ), bắt nguồn từ dãy núi Kboong cao 1209 m ở Đông nam tỉnh Gia Lai và Tây nam tỉnh Bình Định Sông chính đài 102 km, chiều dài chảy qua huyện Tuy An là 20 km Huyện có 2 công
Kông-trình hồ chứa nước đáng lưu ý là hồ chứa nước Phú Xuân dung tích 11,2 triệu mì,
hồ chứa nước Đồng Tròn dung tích 19,55 triệu mỶ đã gop phần điều tiết chống
hạn hàng năm cho các xã phía bắc.
Í BẠI HỌC NÔNG LAM TP HCM THU VEEN |
T7
Trang 323.2 Tình hình kinh tế xã hội năm 20053.2.1 Tình hình kinh tế năm 2005+ Bảng 1 Giá Trị Sản Xuất của Huyện Năm 2005
- Ngành kinh tế dinate Co cau (%)
(Trả)
Trông trọt 138.162 39,24 Chan nuôi 74.010 21,02 Thủy sản 132.622 37,67 TM-DV 7.297 2,07
Tông 352.091 100,00
Nguồn tin: Phòng thông kê UBND huyện + TTTH
Nhìn vào số liệu của UBND huyện Tuy An ta thấy ngành trồng trot chiếm
tỷ trọng cao nhất, 39,24% trong tổng giá trị sản xuất Kế đến là ngành thủy sản chiếm 37,67%, chăn nuôi cũng chiếm tỷ trọng khá cao 21,02%, và cuối cùng là
TM — DV chiếm 2,07% trong tổng giá trị sản xuất năm 2005 Để nhìn rõ hơn cơ cấu của từng ngành ta nhìn vào biểu đồ sau
Hình 1 Biểu Đồ Cơ Cấu Ngành Sản Xuat
Về sản xuât nông nghiệp và nuôi trong thủy sản
Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện đạt mức tăng trưởng khá cao
Cơ cấu cây trồng được được chuyển đối và bố trí một cách hợp lí theo hướng
phát triển và có hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện đất đai của huyện Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến các chương trình khuyến nông các biện pháp
18
Trang 33khoa học kĩ thuật được nông dân áp dụng rộng rãi Về thủy lợi, từng bước được
củng cố và phát huy hiệu quả, kết hợp với chính sách về nguồn vốn được tăng
cường và cải thiện góp phần đưa năng suất và sản lượng cây trồng tăng cao, nhất
là các cây trồng chiến lược và chủ yếu của huyện Tuy nhiên do ảnh hưởng diễnbiến that thường của thời tiết và giá cả nông sản bap bênh, bà con nông dan có xu
hướng giảm diện tích gieo trồng dé đầu tư cho ngành thủy sản.
Bảng 2 Tình Hình Trồng Trọt cửa Huyện Năm 2004 — 2005
Chênh lệch Chí tiêu Năm 2004 — Năm 2005 `
+A Ty lệ (%)
Lúa 7.954 6.757 -1.197 -15,05
Ngô 744 726 -18 -2,42 Mia 2.535 2.493 -42 -1,66
Bông vải 320 198 -122 3813
Nguôn tin: Phòng thống kê UBND huyện + TTTH
Nhìn vào bảng 2 ta thấy tình hình trồng trọt được thé hiện như sau:
Diện tích trồng lúa năm 2005 giảm so với năm 2004 là 15,05%, diện tích
ngô cũng giảm và chiếm tỷ lệ 2,42%, mía giảm 1,66%, bông vải giảm 38,13%
Về chăn nuôi: đàn gia súc, gia cầm phát triển én định, huyện đã triển khaitốt công tác tiêm phòng định kỳ hàng năm, tỷ lệ qua 2 đợt tiêm phòng đạt 50%đối với đàn trâu bò và 46% đối với đàn heo, trong năm không có dịch lớn xảy ra
Tỷ lệ giá trị sản lượng chăn nuôi chiếm 34,88% trong tổng giá trị sản lượng nông
nghiệp Trong những năm gan đây, việc chăn nuôi mang tính san xuất hàng hóa
theo nhu cầu thị trường, bò chuyển từ chăn nuôi dé cay kéo sang hướng thịt hóa,
sữa hóa và con giếng có hiệu quả kinh tế cao, bò lai hiện chiếm tỷ lệ cao 38,4%trong tổng đàn bò
19
Trang 34Nguồn tin: Phòng thông kê UBND huyện + TTTH
Nghề thủy sản đang được bà con chú trọng phát triển do đem lại lợi nhuận
cao Năm 2005 do gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi, kết hợp với dịch bệnh
đã làm mat trắng 113 ha diện tích nuôi tôm, đưa san lượng nuôi trồng thủy sản
giảm 46,12% so với năm 2004 Mặt khác, nghề khai thác và đánh bắt xa bờ đã
đem lại hiệu quả đáng kể, do bà con đã chuyển sang đánh bắt xa bờ, năm 2005
sản lượng tăng thêm 300 tấn so với năm 2004 Bên cạnh đó chính quyền địa
phương cần kết hợp bảo vệ và khai thác hợp lí để đảm bảo có thé khai thác bền
vững.
20
Trang 35Về sử dung đất
Bang 4: Tình Hình Sử Dụng Dat Dai của Huyện Tuy An Năm 2005
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu(%)
Tổng diện tích 43.544 100,00
I Dat nông nghiệp 19.435 44,63
1 Dat trồng cây hàng năm 16.773 38,52
3 Đất trồng cây lâu năm 1.480 3,40
4 Diện tích đất nuôi trồng hải sản 479 1,10
II Dat lâm nghiệp 5.442 12,50
Nguôn tin: Phòng thông kê UBND huyện + TTTH
Qua bảng trên ta thấy: Diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 44,63% trong tổng diện tích cho thấy nông nghiệp luôn chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của huyện Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 12,05% trong tổng
diện tích và giảm so với năm 2004 do nạn phá rừng vẫn còn khá phức tạp Diện
tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ khá cao 35,64%, đây là tiềm năng to lớn để
huyện có thể khai thác và sử dụng một cách hợp li
Về công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp
Thông qua chủ trương đổi mới và chính sách khuyến khích đầu tư của
Đảng và Nhà nước, lĩnh vực sản xuất CN — TTCN và hoạt động kinh doanh TM
— DV phát triển khá mạnh, hàng hóa da dạng, phong phú, đáp ứng kịp thời nhucầu và thị hiếu của người tiêu đùng
Giá trị sản xuất CN — TTCN hàng năm đều tăng lên rõ rệt, năm 2004 giá
trị đạt 145,827 tỷ đồng, năm 2005 tăng lên 156,75 tỷ đồng Những sản phẩm chủ
yếu là nước mắm, cá sấy khô, sản phẩm mây, tre lá, chiếu cói Nhiều doanhnghiệp đã mở rộng chi nhánh, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, đáp
21
Trang 36+
Hơn = ONT SN RT ATS < ST SE = wae ee
- ng kip thời cho san xuất và đời sống nhân dan (xà gỗ, tôn lạnh, tôn kém ),đồng thời giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động chưa có việc làm
Về thông tin liên lạc
Mạng lưới thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt, phục vụ tốt công tác lãnh
đạo cũng như nhu cầu của cán bộ, nhân dân Hiện nay, 17/17 xã, thị trấn đều có điểm bưu điện văn hóa xã và liên lạc bằng điện thoại, tổng số thuê bao điện thoại
cố định trên địa bàn huyện là 4.045 máy, mật độ 3,13 máy/100 dân
Những mặt còn hạn chế trong lĩnh vực kinh tế
Về sản xuất: chưa đa dang hóa các đối tượng nuôi trồng thủy sản, chưa có
những biện pháp hữu hiệu để phòng, trị bệnh tôm; hiệu quả của mô hình xây
dựng cánh đồng cho thu nhập 30 — 50 triệu đồng/ha/năm chưa nhiều, chưa nhân
rộng điển hình Việc chuyển địch cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa mang tính bền
vững.
Thu ngân sách trên địa bàn huyện có nhiều cố gắng nhưng không đạt kế
hoạch, hồ sơ thủ tục đấu giá đất để đầu tư vốn xây dựng cơ sở hạ tầng làm chưa
kịp thời.
Về xây dựng cơ bản: tiến độ triển khai thực hiện một số công trình còn chậm, một số chủ dự án chưa làm tốt trình tự thủ tục đầu tư, phụ thuộc vào việc
đấu giá đất, ảnh hưởng đến công tác hỗ trợ, đền bù, giải phóng mặt bằng, phần
huy động vốn của dân thực hiện chưa tốt.
3.2.2 Tình hình xã hội năm 2005
Văn hóa — thông tin
Cơ sở vật chất và các mô hình hoạt động trên lĩnh vực này từng bước
được củng cố, tăng cường và hình thành tốt hơn, góp phần đưa hiệu quả hoạt động văn hóa — xã hội chuyển bién vươn lên, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ
chính trị của địa phương và các nhu cầu hưởng thụ của người dân Tập trung công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước
và Đại hội Đảng các cấp Hoạt động thư viện, bảo tàng thường xuyên mở cửa phục vụ tốt độc giả và khách tham quan, đồng thời duy trì mô hình đưa sách báo
22
Trang 37về các điểm bưu điện văn hóa xã, từng bước đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin,
tham khảo cho bạn đọc.
Hoạt động thể đục thể thao ngày càng phát triển tốt, số người tham gia
luyện tập thể đục thể thao nhiều hơn trước, nhất là bộ môn bóng đá, bóng
chuyền
Giáo dục đào tao
Hệ thống giáo dục - đào tạo trên địa bàn huyện được xây dựng khá hoàn
chỉnh, hợp lí, hệ thống trường học được bố trí phù hợp cho việc của con em
nhân dân, trong đó có một số trường trọng điểm đã được trang bị các thiệt bị vi tính nghe nhìn tao điều kiện nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh Huyện
đã tu sửa và xây đựng mới trường học, đưa vào sử dụng 129 phòng học (trong
đó có 12 phòng xóa ca ba) và trang bị ban ghế cho học sinh, giáo viên, bảng
chống lóa với tổng kinh phí là 8,64 tỷ đồng.
Công tác phổ cập tiểu học chống mù chữ và phổ cập tiểu học đúng độ
tuổi vẫn tiếp tục giữ vững ở 17 xã, thị trấn Đến nay có 3 trường tiểu học đạt
chuẩn quốc gia giai đoạn 1 Công tác phố cập giáo dục trung học cơ sở đã thực
hiện 16/17 xã, thị tran Đội ngũ giáo viên thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng
để chuẩn hóa, từng bước thu hẹp khoảng cách về chất lượng giữa vùng thị trần
và vùng nông thôn sâu Đây là nỗ lực rất lớn của huyện nhằm nâng cao tri thức
cho người dân, góp phần dưa huyện ngày càng phát triển.
Nhìn chung chất lượng giáo dục trong những năm qua đã được nâng lên,
tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp và học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, cao
đẳng hàng năm đều tăng
Ytế
Theo thông tin từ Trung tâm y tế huyện Tuy An, trong năm qua công tac
chăm sóc sức khỏe cho nhân dan được chú trọng hơn (tiêm chúng định kỳ cho
2.316 trẻ em, tiêm phòng uốn ván cho 2.474 phụ nữ có thai) Công tác quản lý,
kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được tiếp tục duy trì thường
xuyên và thực hiện tốt, đã tiến hành kiểm tra 185 cơ sở sản xuất, buôn bán, kinh đoanh thực phẩm Do tích cực chủ động làm tốt công tác tuyên truyền phòng
23
Trang 38chống dịch và vệ sinh môi trường nên thời gian qua trên địa bàn huyện không
xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm Tổ chức khám và chữa bệnh cho người dân
hưởng ứng “ngày vì người nghèo”, Hội Đông Y đã khám và châm cứu miễn phí
cho hàng trăm lượt người
Công tác dan số gia đình và trẻ em được phổ biến, triển khai tuyên truyền
sâu rộng trong nhân dân, đạt hiểu quả cao, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn ở mức
11,56%, giảm 1,02% so với cùng kì Duy trì sinh hoạt câu lạc bộ gia đình phát
triển bền vững, xây dưng quy mô gia đình ít con, khỏe mạnh, no ấm, bình đẳng,
tiến bộ và hạnh phúc
3.3 Giới thiệu khái quát về chỉ nhánh ngân hàng liên xã Án Mỹ - huyện
Tuy An
3.3.1 Lịch sử hình thành của chỉ nhánh ngân hàng
Trụ sở chỉ nhánh Ngân hàng liên xã An Mỹ được xây đựng ở trung tâm
xã An Mỹ, trên trục Quốc lộ 1A cách trung tâm huyện 15 km về phía Bắc và
cách thành phố Tuy Hòa 12 km về phía Nam.
Tiền thân của chi nhánh Ngân hàng liên xã An Mỹ là một phòng giao
dich thuộc NHNo & PTNT huyện Tuy An - tỉnh Phú Yên, phụ tác công tác cho vay và huy động vốn các xã cánh Nam huyện Tuy An gồm 6 xã: An Hiệp, An
-Mỹ, An Hòa, An Chấn, An Thọ, An Phú Qua một thời gian đài hoạt động, đến
năm 1996 phòng giao dịch xã An Mỹ được chuyển thành chỉ nhánh Ngân hàng
liên xã An Mỹ trực thuộc chỉ nhánh NHNo & PTNT huyện Tuy An theo quyết
định số 76/NHNo PY — QD ngày 19/7/1996 của Giám đốc NHNo tinh Phú Yên.
3.3.2 Nguồn vốn hoạt động của chỉ nhánh qua 2 năm
Nguồn vốn hoạt động qua hai nam chủ yếu dựa vào tổng nguồn vốn huy
động tại địa phương và nguồn vốn sử dụng ngân hàng cấp trên
24
Trang 39Bảng 5: Nguồn Vốn Hoạt Động của Ngân Hang Năm 2004 — 2005
Chênh lệch Năm 2004 Nam 2005
: Chỉ tiêu Tỷ lệ
P (Trả) (Trở)
+A (%)Tông nguôn vốn huy động 55.460 63.890 8.430 15,20Nguồn vốn điều hòa 45.625 48.560 2.935 6,43Nguồn vốn dia phương 9.835 15.330 5.495 55,87
Nguôn tin: Phòng ké toán-ngân quỹ + TTTH
Nhìn vào số liệu ở bảng trên ta thấy đến hết ngày 31/12/2005 thì vốn hoạt
động của ngân hàng đạt 63,890 tỷ đồng tăng 8 tỷ 430 triệu đồng so với năm 2004
Với tỷ lệ tăng 15,2% Trong đó nguồn vốn điều hòa của cấp trên là 48.560 triệuđồng tăng so với năm 2004 là 2.935 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 6,43% Trong đónguồn vốn huy động tại địa phương còn khá thấp, năm 2005 huy động được: 15.330 triệu đồng, có tăng hơn 5.495 so với năm 2004 nhưng so với tổng nguồn
vốn huy đồng thì đây là con số khá khiêm tốn Với phương châm “đi vay để chovay”, ngân hàng không ngừng nâng cao nguồn vốn hoạt động của mình để mở
rộng quy mô kinh đoanh, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn để sản xuất nông
nghiệp, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn hoạt động.
Hình 2: Biểu Đồ Nguồn Vốn Hoạt Động Ngân Hàng Qua 2 Năm
Tỷ đồng
66 64 62
60 [ Nguồn vốn
58 huy động
%6 54 52
Trang 40phương còn thấp do địa bàn hoạt động của Ngân hàng còn hẹp nên chưa phát huy được hiệu quả Tuy nguồn vốn mỗi năm một tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ
nhu cầu vay vốn của nông dân.
3.3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy
Sơ đồ 1 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Của NHNo & PTNT Chi Nhánh An MỹHuyện Tuy An
GIÁM ĐÓC
PHÓ GIÁM ĐÓC
¬ TO KE TOAN-NGAN
TO TIN DUNG Quy
Nhiệm vụ của các phòng ban
Ban giám đốc: (2 nhân viên) gồm có một giám đốc và một phó giám đốc
có chức năng trực tiếp điều hành toàn bộ ngân hàng, tiếp nhận các chỉ thị, nghị
quyết của cấp trên và phổ biến cho các phòng ban, nhân viên trong ngân hàng,kiêm nhiệm luôn công tác tín dụng.
Phòng tín dụng: (5 nhân viên) tiếp xúc trực tiếp đối với đối tượng vay vốn
có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thâm định hd sơ vay vốn, xét duyệt cho vay,
thực hiện các nhiệm vụ tín dụng, tổng hợp phân tích dữ liệu đối với hộ vay, đôn
đốc việc trả lãi định kỳ và thu lãi
Phòng kế toán - ngân quỹ: (3 nhân viên) thu thập, xử lý, tông hợp, cung cấp và lưu giữ thông tin, lưu giữ hồ sơ, tài liệu kế toán, hàng quý, hàng năm làm
nhiệm vụ quyết toán tài chính, hạch toán nhiệm vụ thanh toán theo quy định của
nhà nước Xem xét lại hồ sơ vay vốn trước khi giải ngân cho vay, có thiếu sót thì phải đưa lại phòng tín dụng bổ sung Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy chế thu phát, vận chuyền tiền.
26